Khái niệm của vi phạm pháp luậtVi phạm pháp luật là hành vi nguy hại cho xã hội, trái pháp luật, có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại hoặc đe dọa xâm hại
Trang 2DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN
HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021-2022
Nhóm: 01 ( Lớp thứ 7 – Tiết 5-6)Tên đề tài: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý
Những vấn đề lý luận và thực tiễn
HOÀN THÀNH1
Trang 3MỤC LỤC
A PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 1
3 Phương pháp nghiên cứu 1
4 Bố cục đề tài 1
B NỘI DUNG 2
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ2 1 Vi phạm pháp luật 2
1.1 Khái niệm của vi phạm pháp luật, các dấu hiệu của vi phạm pháp luật 2
1.1.1 Khái niệm của vi phạm pháp luật 2
1.1.2 Các dấu hiệu của vi phạm pháp luật 2
1.2 Cấu thành vi phạm pháp luật 4
1.2.1 Khái niệm cấu thành vi phạm pháp luật 4
1.2.2 Các yếu tố cấu thành Vi phạm pháp luật 4
2 Trách nhiệm pháp lý 8
2.1 Khái niệm trách nhiệm pháp lý 8
2.2 Các đặc điểm cơ bản của trách nhiệm pháp lý 8
2.3 Các loại trách nhiệm pháp lý 9
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ 11
1 Tình hình vi phạm pháp luật trên địa bàn cả nước 11
2 Một số vụ án trong thời gian gần đây 14
3 Giải pháp phòng chống vi phạm pháp luật 17
C KẾT LUẬN 19
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH 20
PHỤ LỤC 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO 22
Trang 4Do đó nhóm chúng em chọn đề tài: “Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý.Những vấn đề lý luận và thực tiễn” làm tiểu luận kết thúc môn học.
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Hiểu bản chất và các yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật
- Hiểu sự khác biệt giữa lỗi có ý trực tiếp và cô ý gián tiếp
- Nắm được các loại trách nhiệm pháp lý
- Nắm được căn cứ để truy cứu trách nhiệm pháp lý
- Biết cách nâng cao ý thức pháp luật trong vần đề đầu tranh phòng và chống tội phạm
3 Phương pháp nghiên cứu
Tra cứu tài liệu, tổng hợp và phân tích thông tin, nghiên cứu và đưa ra những nhậnxét, đánh giá
Vận dụng quan điểm toàn diện và hệ thống, kết hợp khái quát và mô tả, phân tích vàtổng hợp, các phương pháp liên ngành xã hội và nhân văn
4 Bố cục đề tài
Tiểu luận được trình bày với nội dung gồm 2 chương chính:
Chương 1: LÝ LUẬN VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝChương 2: THỰC TIỄN VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ
Trang 5B NỘI DUNG CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH
NHIỆM PHÁP LÝ
1 Vi phạm pháp luật
1.1 Khái niệm của vi phạm pháp luật, các dấu hiệu của vi phạm pháp luật
1.1.1 Khái niệm của vi phạm pháp luật
Vi phạm pháp luật là hành vi nguy hại cho xã hội, trái pháp luật, có lỗi, do chủthể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến cácquan hệ xã hội được Nhà Nước xác lập và bảo vệ
Hành vi pháp lý của con người chỉ bị coi là vi phạm pháp luật khi nó thỏa mãncác dấu hiệu của vi phạm pháp luật sau đây:
1.1.2 Các dấu hiệu của vi phạm pháp luật
Dấu hiệu thứ nhất: Vi phạm pháp luật trước hết phải là hành vi xác định củachủ thể, mang tính nguy hại cho xã hội, được thể hiện ra thế giới khách quan, biểuhiện dưới dạng hành động và không hành động của con người Hành vi mà chủ thểthực hiện đã gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội đượcNhà Nước xác lập và bảo vệ
Như vậy, những suy nghĩ của con người , có thể tiêu cực, nhưng chưa thể hiện
ra bên ngoài bằng hành vi xác định thì không thể có vi phạm pháp luật bởi vì phápluật được ban hành để điều chỉnh hành vi của các chủ thể mà không điều chỉnh suynghĩ của họ Mác đã từng nói: ngoài hành vi của tôi ra, tôi khòng tồn tại đối với phápluật, không phải là đối tượng của nó Vì vậy, phải căn cứ vào hành vi thực tế của cácchủ thể mới có thể xác định được là họ thực hiện pháp luật hay vi phạm pháp luật.Hành vi xác định này có thể được thực hiện bằng hành động (ví dụ: đi xe máyvượt đèn đỏ khi tham gia giao thông) hoặc bằng không hành động (ví dụ: trốn tránhnghĩa vụ nộp thuế)
Dấu hiệu thứ hai: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật
Tính trái pháp luật của hành vi khách quan mà chủ thể đã thực hiện thể hiện rabên ngoài như, hành vi đó đã gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến các quan hệ
xã hội được Nhà nước xác lập và bảo vệ
Trang 6Hành vi này được thể hiện dưới các hình thức sau:
a Chủ thể thực hiện những hành vi bị pháp luật cấm Ví dụ: đi xe máy vào đườngngược chiều…
b Chủ thể không thực hiện những nghĩa vụ mà pháp luật bắt buộc phải thực hiện Vídụ: trốn tránh nghĩa vụ phụng dưỡng ông bà, cha mẹ…
c Chủ thể sử dụng quyền hạn vượt quá giới hạn cho phép Ví dụ: trưởng thôn bánđất công cho một số cá nhân nhất định…
Hành vi mà chủ thể thực hiện chỉ bị coi là vi phạm pháp luật, khi hành vi đóphải được pháp luật thực định của Nhà nước quy định
Dấu hiệu thứ ba: Vi phạm pháp luật phải chứa đựng lỗi của chủ thể
Hiện nay trong khoa học pháp lý đang tồn tại những quan điểm khác nhau vềkhái niệm Lỗi của chủ thể vi phạm pháp luật
Quan điểm thứ nhất: Lỗi là trạng thái tâm lý phản ánh thái độ tiêu cực của chủthể đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội mà mình đã thực hiện và hậu quả nguy hiểmhoặc nguy cơ gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà mình gây ra, thể hiện dưới haihình thức là cố ý hoặc vô ý
Hai mặt không thể thiếu được tạo thành lỗi của người vi phạm pháp luật đó làhai yếu tố lý trí và ý chí của người vi phạm pháp luật Một người thực hiện hành vi tráipháp luật chỉ bị coi là có lỗi khi họ hoàn toàn tự do về ý chí khi thực hiện hành vi đó,hành vi của họ đã thực hiện do ý chí của họ kiểm soát, do lý trí của người đó điềukhiển Vì vậy, nếu trong trường hợp vi phạm pháp luật mà chủ thể buộc phải lựa chọntrong trường hợp bất khả kháng, do sự kiện bất ngờ,… cũng không thể cấu thành viphạm pháp luật được
Quan điểm thứ hai về lỗi tồn tại trong khoa học pháp lý dân sự
Người theo quan điểm này cho rằng cách xác định và đánh giá về lỗi trong quan
hệ pháp luật dân sự hoàn toàn khác với cách xác định và đánh giá về lỗi để truy cứutrách nhiệm hình sự
Dấu hiệu thứ tư: Vi phạm pháp luật phải là hành vi do người có năng lực tráchnhiệm pháp lý thực hiện
Năng lực trách nhiệm pháp lý là khả năng chủ thể vi phạm pháp luật vào thờiđiểm thực hiện hành vi , họ hoàn toàn nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội
Trang 7và hậu quả của hành vi mình đã thực hiện; khả năng điều khiển hành vi; khả năng tựchịu trách nhiệm pháp lý về hành vi của mình Năng lực trách nhiệm pháp lí của cánhân được Nhà nước căn cứ bao gồm độ tuổi và khả năng lý trí.
Chẳng hạn, theo quy định của pháp luật hình sự hiện nay, độ tuổi phải chịutrách nhiệm hình sự là người từ đủ 14 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự đầy
đủ là người từ đủ 16 tuổi Cụ thể quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổsung năm 2017 Người có năng lực chịu trách nhiệm pháp lý hành chính từ đủ 14 tuổi,
có đầy đủ năng lực trách nhiệm này là người từ đủ 18 tuổi, họ phải chịu mọi tráchnhiệm vi phạm hành chính mà mình đã gây ra
1.2 Cấu thành vi phạm pháp luật
1.2.1 Khái niệm cấu thành vi phạm pháp luật
Cấu thành vi phạm pháp luật là tổng thể các dấu hiệu cơ bản, đặc thù cho mộtloại vi phạm pháp luật cụ thể, được Nhà nước quy định trong các văn bản quy phạmpháp luật, do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành
1.2.2 Các yếu tố cấu thành Vi phạm pháp luật
1.2.2.1 Mặt khách quan của Vi phạm pháp luật
Mặt khách quan của vi phạm pháp luật là những biểu hiện ra bên ngoài thế giớikhách quan của vi phạm pháp luật Nó bao gồm hành vi trái pháp luật, sự thiệt hại cho
xã hội và quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và sự thiệt hại cho xã hội, thờigian, địa điểm, công cụ vi phạm
Mặt khách quan của Vi phạm pháp luật bao gồm:
+ Hành vi trái pháp luật: hay còn gọi là hành vi nguy hiểm cho xã hội là hành vi tráivới các yêu cầu của pháp luật, nó gây ra hoặc đe dọa gây ra những hậu quả nguy hiểmcho xã hội Đây là biểu hiện cơ bản
+ Hậu quả nguy hiểm cho xã hội: Là thiệt hại gây ra cho các quan hệ xã hội đượcNhà nước xác lập và bảo vệ Thiệt hại cho xã hội là những thiệt hại về người và củahoặc những thiệt hại phi vật chất khác do hành vi trái pháp luật gây ra cho xã hội.+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và hậu quả nguy hiểm cho
xã hội (đối với những cấu thành Vi phạm pháp luật bắt buộc phải có hậu quả xảyra): tức là giữa chúng phải có mối quan hệ nội tại và tất yếu với nhau Hành vi đãchứa đựng mầm gây ra hậu quả hoặc là nguyên nhân trực tiếp của hậu quả nên nó phải
Trang 8xảy ra trước hậu quả về mặt thời gian; còn hậu quả phải là kết quả tất yếu của chínhhành vi đó mà không phải là của một nguyên nhân khác.
1.2.2.2 Mặt chủ quan của Vi phạm pháp luật
Mặt chủ quan được hiểu là hoạt động tâm lý bên trong của chủ thể Vi phạmpháp luật Hoạt động tâm lý bên trong của người Vi phạm pháp luật bao gồm: Lỗi,động cơ và mục đích Vi phạm pháp luật
a Lỗi trong mặt chủ quan của Vi phạm pháp luật:
Lỗi không phải là dấu hiệu bắt buộc đối với tất cả các loại trách nhiệm pháp lý.Lỗi là trạng thái tâm lý hay thái độ của chủ thể đối với hành vi của mình và đốivới hậu quả của hành vi đó gây ra cho xã hội được thể hiện dưới hai hình thức: cố ýhoặc vô ý
Quy định trong bộ luật hình sự
– Lỗi cố ý theo quy định tại Điều 10 Bộ luật hình sự 2015
Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:
1 Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội; thấy trướchậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;
2 Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội; thấy trướchậu quả của hành vi đó có thể xảy ra; tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức đểmặc cho hậu quả xảy ra
– Lỗi vô ý theo quy định tại Điều 11 Bộ luật hình sự 2015
Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:
1 Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho
xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được
2 Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hạicho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó
Phân loại lỗi
– Lỗi vô ý: Có 2 dạng lỗi vô ý: Lỗi vô ý vì quá tự tin và Lỗi vô ý vì cẩu thả
+ Vô ý phạm tội vì quá tự tin: là lỗi của người trong trường hợp thấy trước hành vi củamình có thể gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ khôngxảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được; vì vậy đã thực hiện hành vi và gây ra hậu quảnguy hiểm cho xã hội
Trang 9Về lý trí: người phạm tội thấy trước hành vi của mình có thể gây hậu quả nguyhiểm cho xã hội tức là chủ thể nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội từ chínhhành vi mà mình thực hiện.
Về ý chí: người phạm tội không mong muốn hành vi của mình gây ra hậu quảnguy hiểm cho xã hội
+ Vô ý phạm tội vì cẩu thả: là lỗi của 1 người trong trường hợp gây ra hậu quả nguyhiểm cho xã hội vì cẩu thả đã không thấy trước hậu quả đó mặc dù phải thấy trước và
có thể thấy trước được
– Lỗi cố ý: Có 2 dạng lỗi cố ý: Lỗi cố ý trực tiếp và Lỗi cố ý gián tiếp
+ Lỗi cố ý trực tiếp là lỗi của 1 người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội;nhận thức rõ hành vi của mình là có tính nguy hiểm cho xã hội; thấy trước hậu quả củahành vi đó
Về lý trí: đối với lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội nhận thức rõ; đầy đủ tínhnguy hiểm cho xã hội của hành vi cũng như thấy trước hậu quả sẽ xảy ra nếu thực hiệnhành vi đó
Về ý chí: người phạm tội mong muốn hậu quả phát sinh Tức là hậu quả củahành vi phạm tội mà người phạm tội đã thấy trước hoàn toàn phù hợp với mục đích vàphù hợp với dự mong muốn của người đó
+ Lỗi cố ý gián tiếp: là lỗi của 1 người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hộinhận thức rõ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình; thấy trước hậu quả củahành vi đó có thể xảy ra; tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc hậu quảxảy ra
Về lý trí: họ cũng nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi củamình; cũng thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà họ có thể gây ra
Về ý chí; người phạm tội không mong muốn hậu quả đó mà họ có thái độ đểmặc cho nó xảy ra Tuy nhiên, họ mong muốn hành vi nguy hiểm được thực hiện đểđạt được mục đích khác của họ Vì vậy, họ chấp nhận hậu quả xảy ra khi thực hiệnhành vi
b Động cơ và mục đích Vi phạm pháp luật
Động cơ là động lực bên trong thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi vi phạm phápluật
Trang 10Đây không phải là yếu tố bắt buộc phải xác định trong mặt chủ quan của Viphạm pháp luật.
Động cơ của Vi phạm pháp luật có thể được xem là tình tiết tăng nặng hoặcgiảm nhẹ trách nhiệm pháp lý
Mục đích Vi phạm pháp luật là kết quả trong ý thức chủ quan mà chủ thể VPPLđặt ra phải đạt được khi thực hiện Vi phạm pháp luật
Mục đích Vi phạm pháp luật chỉ được thể hiện trong những VPPL mà chủ thểthực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp
1.2.2.3 Chủ thể Vi phạm pháp luật
Chủ thể của vi phạm pháp luật là cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp
lý và đã thực hiện hành vi trái pháp luật, có lỗi tương ứng với mỗi loại Vi phạm phápluật
+ Vi phạm hành chính là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do cá nhân, tổ chức có năng lựcpháp lí thực hiện, xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước mà không bị coi là tội phạm
và theo quy định của pháp luật phải bị xử lí hành chính
Trang 11Có thể nói, vi phạm hành chính là loại vi phạm có tính nguy hiểm cho xã hộithấp hơn tội phạm Điều này về cơ bản có thể được thể hiện trên hai khía cạnh, một là,khách thể của vi phạm hành chính có tầm quan trọng đối với đời sống xã hội thấp hơn
so với khách thể của tội phạm, hai là, tính chất và mức độ thiệt hại cho xã hội do viphạm hành chính gây ra cũng thấp hơn tội phạm
+ Vi phạm pháp luật Dân sự là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do chủ thể có năng lựctrách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm phạm quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân gắn vớitài sản, quan hệ nhân thân phi tài sản Đây là vi phạm pháp luật trong trường hợp chủthể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ của họ trongmột quan hệ pháp luật dân sự cụ thể
+ Vi phạm kỷ luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệmpháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được xác lập trong nội bộ cơ quan, tổchức thuộc phạm vi quản lí nhà nước Những quan hệ xã hội này được pháp luật điềuchỉnh nhằm đảm bảo trật tự trong hoạt động của cơ quan, tổ chức Chủ thể vi phạm kỉluật nhà nước là cá nhân, tổ chức có quan hệ ràng buộc với một cơ quan, tô chức thuộcphạm vi quản lí nhà nước
+ Vi phạm pháp luật công vụ la hành vi nguy hại cho xã hội, trái pháp luật, có lỗi, docán bộ, công chức Nhà nước thi hành công vụ hoặc thực hiện nhiệm vụ trong quá trìnhtiến hành tố tụng gây ra, gây thiệt hại tài sản cho cơ quan, đơn vị mình; hoặc xâm hạiđến quyền tự do, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khác bởi các quyết định ápdụng trái pháp luật
2 Trách nhiệm pháp lý
2.1 Khái niệm trách nhiệm pháp lý
Trách nhiệm pháp lý là hậu quả bất lợi mà chủ thể pháp luật phải gánh chịu dopháp luật quy định vì hành vi vi phạm pháp luật của mình (hoặc của người mà mìnhbảo lãnh hoặc giám hộ) Khác với các loại hình trách nhiệm khác, trách nhiệm pháp líluôn gắn liền với sự cưỡng chế nhà nước, với việc áp dụng chế tài do pháp luật quyđịnh
2.2 Các đặc điểm cơ bản của trách nhiệm pháp lý
Trách nhiệm pháp lý có các đặc điểm sau:
Trang 12– Trách nhiệm pháp lý là loại trách nhiệm do pháp luật quy định, đây là quy định khácbiệt so với các loại trách nhiệm như trách nhiệm tôn giáo, trách nhiệm đạo đức…– Trách nhiệm pháp lý luôn gắn với các biện pháp cưỡng chế của nhà nước
– Chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật phải gánh chịu hậu quả, chịu trách nhiệm pháp
Trách nhiệm pháp lí bao gồm các loại sau:
1 Trách nhiệm hình sự: Loại trách nhiệm nghiêm khắc nhất do toà án áp dụng đối vớingười phạm lội
Trách nhiệm hình sự là một dạng trách nhiệm pháp lí, bao gồm: nghĩa vụ phảichịu sự tác động của hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự, chịu bị kết tội, chịu biệnpháp cưỡng chế của trách nhiệm hình sự (hình phạt, biện pháp tư pháp) và chịu mang
án tích
Trách nhiệm hình sự gồm có: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, tù cóthời hạn, tù chung thân, tử hình Ngoài các hình phạt trên còn có thể áp dụng một hoặcnhiều hình phạt bổ sung như cấm đảm nhiệm những chức vụ, làm những nghề hoặccông việc nhất định; cấm cư trú; quản chế; tước một số quyền công dân, tước danhhiệu quân nhân, tịch thu tài sẵn; phạt tiền khi không áp dụng là hình phạt chính;
2 Trách nhiệm dân sự: loại trách nhiệm pháp lí do toà án áp dụng đối với cá nhân, tổchức có hành vi vi phạm pháp luật dân sự Trách nhiệm dân sự bao gồm buộc xin lỗi,cải chính công khai, buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; buộc bổi thường thiệt hại, phạt viphạm;
3 Trách nhiệm pháp lí hành chính là loại trách nhiệm pháp lí do các cơ quan nhà nước
áp dụng đối với chủ thể vi phạm pháp luật hành chính Trách nhiệm pháp lí hành chínhgồm khiển trách, cảnh cáo, phạt tiền, cách chức, buộc thôi việc ;
4 Trách nhiệm pháp lí kỉ luật là loại trách nhiệm do thủ trưởng cơ quan, tổ chức ápdụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, công nhân của cơ quan, tổ chức mình khi
Trang 13họ vi phạm kỉ luật lao động (Trách nhiệm hình sự, Trách nhiệm dân sự, Trách nhiệmhành chính; Trách nhiệm kỉ luật).