1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập nhận thức công ty tnhh xuất nhập khẩu nam thái sơn phương bắc

28 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Được thành lập vào tháng 4/ 2004, sau 15 năm hình thành và phát triển đến nay công ty đã và đang minh chứng cho sự phát triển tất yếu, năng lực mạnh mẽ góp phần vào sự phát triển chung c

Trang 1

Giáo viên hướng dẫn: Đào Thị Thanh Sinh viên thực hiện : Trần Thị Thùy Trang

Thời gian thực tập: từ ngày 17 tháng 01 đến ngày 22 tháng 01 năm 2022

Hưng yên, tháng 01 năm 2022

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Ngành kế toán được biết là một ngành nghề được nhiều người quan tâm, là một trong những bộ phận không thể thiếu trong bất cứ doanh nghiệp, công ty, đoàn thể nào Với lý do ngành nghề có thể đáp ứng được nhu cầu lao động thị trường mà em đã đăng kí học ngành này Nhưng đến trường học, được các thầy cô truyền dạy những kiến thức và cả những cảm hứng về nghề này khiến em càng cảm thấy những con số không còn khô khan, nó có những giúp ích rất nhiều trong cuộc sống.

Lời cảm ơn đầu tiên em xin được gửi đến cô Đào Thị Thanh người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em rất tận tình từ khi em bắt đầu lên ý tưởng, cho đến lúc em xây dựng và hoàn thành xong báo cáo thực tập này.

Tiếp theo em xin được gửi lời cảm ơn đến quý Công ty TNHH XUẤT NHẬP KHẨU NAM THÁI SƠN PHƯƠNG BẮC và quý công ty TNHH MANACO đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được tìm hiểu thực tiễn, hiểu rõ ngành kế toán, biết được cách làm như thế nào cho nhanh,chính xác, dễ dàng và thuận tiện nhất.

Trong quá trình thực tập, cũng như là trong quá trình làm bài báo cáo thực tập, khó tránh khỏi sai sót, rất mong cô cũng như công ty bỏ qua Đồng thời do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ cô để em học thêm được nhiều kinh nghiệm và sẽ hoàn thành tốt hơn trong bài báo cáo sắp tới.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 2

A.CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU NAM THÁI SƠN PHƯƠNG BẮC 5

PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP 5

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp 5

1.1.2Quátrìnhhìnhthànhvàpháttriểncủadoanh nghiệp 5

1.1.3Chức năng,nhiệmvụtheogiấyphépkinhdoanh 6

1.2 Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp 7

1.2.1.Sơđồ cơcấutổchức củadoanhnghiệp 7

1.2.2.Chứcnăngnhiệmvụcủa cácbộphận 7

1.3.Đặc điểm tổ chức sản xuất và môi trường sản xuất của doanh nghiệp 9

1.4 Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong những năm gần đây 9

PHẦN 2: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 10

2.1 Giới thiệu về sản phẩm trong quy trình công nghệ 10

2.1.2Doanhsố,doanhthu,chất lượng 13

2.2.Quy trình công nghệ của doanh nghiệp 14

2.2.2.Giải thích và minh họa cácbướccôngnghệ 14

2.3 Các sự cố kỹ thuật thường gặp phải và biện pháp công ty đã khắc phục 17

2.4 Mô hình quản lý chất lượng của doanh nghiệp 18

PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ SAU QUÁ TRÌNH THỰC TẬP VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHO NGÀNH KẾ TOÁN 18

3.1 Đánh giá chung về doanh nghiệp 18

3.2 Một vài nhận định/nhận xét/so sánh/phát biểu cảm tưởng về DN 18

3.3 Định hướng về chuyên ngành kế toán doanh nghiệp qua đợt thực tập 19

B CÔNG TY TNHH MANACO 20

PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP 20

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp 20

Trang 4

1.2.2.Chứcnăngvànhiệmvụ củacácbộphận 22

1.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất và môi trường sản xuất của doanh nghiệp 23

1.4 Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong những năm gần đây 24

PHẦN 2: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 25

2.1 Giới thiệu về sản phẩm trong quy trình công nghệ 25

2.1.2Doanhsố,doanhthu,chất lượng 25

2.2.Quy trình công nghệ của doanh nghiệp 26

2.2.2 Giải thích và minh họa các bước công nghệ 26

2.3 Các sự cố kỹ thuật thường gặp phải và biện pháp công ty đã khắc phục 27

2.4 Mô hình quản lý chất lượng của doanh nghiệp 27

PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ SAU QUÁ TRÌNH THỰC TẬP VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHO NGÀNH KẾ TOÁN 28

3.1 Đánh giá chung về doanh nghiệp 28

3.2 Một vài nhận định/nhận xét/so sánh/phát biểu cảm tưởng về DN 28

3.3 Định hướng về chuyên ngành kế toán doanh nghiệp qua đợt thực tập 28

Trang 5

A.CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU NAM THÁI SƠN PHƯƠNG BẮC

PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp

1.1.1 Tên địa chỉ và quy mô hoạt động của doanh nghiệp

- Tên công ty: CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU NAM THÁI SƠN PHƯƠNG BẮC

- Tên quốc tế: NORTHERN NAM THAI SON IMPEX CO, LTD

- Địa chỉ: Km 34+600, quốc lộ 5, thôn Phương Độ, Xã Vĩnh Hưng, Huyện Bình Giang, Tỉnh Hải Dương, Việt Nam.

- Mã số thuế: 0800289158

- Người đại diện: PHẠM CÔNG BẮC - Điện thoại: 7321994/0320774986 - Gmail:ifno@northernnamthaison.com.vn

- Quy mô hoạt động của doanh nghiệp:

+ Số lượng lao động: trung bình là 150 người bao gồm cả giám đốc, nhân viên văn phòng, công nhân, bảo vệ, tạp vụ.

+ Quy mô sản xuất: nhà máy được xây dựng tại tỉnh Hải Dương, trên khu đất rộng hơn 3000 m 2

1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp

Công ty TNHH XNK Nam Thái Sơn Phương Bắc là thành viên trực thuộc Tổng công ty Nam Thái Sơn Được thành lập vào tháng 4/ 2004, sau 15 năm hình thành và phát triển đến nay công ty đã và đang minh chứng cho sự phát triển tất yếu, năng lực mạnh mẽ góp phần vào sự phát triển chung của toàn tập đoàn.

Công ty TNHH XNK Nam Thái Sơn Phương Bắc chuyên sản xuất, xuất khẩu bao bì thân thiện môi trường, nhà máy được xây dựng tại tỉnh Hải Dương, trên khu đất rộng hơn 3000m2, tại Km 34 + 600, quốc lộ 5, xã Hưng Thịnh, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Hương, là một trong 2 nhà máy sản xuất lớn nhất thuộc tập đoàn Nam Thái Sơn được trang bị máy móc, dây chuyền sản xuất hiện đại, đồng bộ, cùng sự lành nghề của hơn 200 công nhân, mỗi tháng cho năng xuất trên 700 tấn phục vụ 100% cho xuất khẩu.

Điểm lại quá trình 15 năm xây dựng và phát triển của Công ty từ những ngày đầu khó

Trang 6

khăn, gian khổ, triển khai thực hiện dự án xây dựng nhà máy từ một bãi đất hoang, sình lầy và cỏ dại, nhưng với sự nhiệt huyết của một số CBCNV được điều động từ Tổng Công ty Nam Thái Sơn từ thành phố Hồ Chí Minh, quyết tâm thực hiện thành công chủ trương của Ban Lãnh đạo Tổng Công ty về phát triển sản xuất kinh doanh tại thị trường phía Bắc và đẩy mạnh xuất khẩu Chỉ sau 2 năm khởi công xây dựng, các dãy nhà xưởng, nhà kho đã dần dần hình thành, đồng thời máy móc thiết bị cũng được lắp đặt và đưa vào hoạt động, những container hàng đầu tiện đã được xuất khẩu vào cuối năm 2006 Đến nay sau 15 năm hoạt động, sản phẩm bao bì chất lượng cao của công ty đã được xuất khẩu 100% sang các nước Châu Âu và Nhật Bản với sản lượng trên 9.000 tấn/năm.

1.1.3 Chức năng, nhiệm vụ theo giấy phép kinh doanh

- Chứcnăng: sản xuất sản phẩm đăng kí trong ngành nghề kinh doanh: + Sản xuất – kinh doanh - xuất khẩu bao bì nhựa.

+ Xuất khẩu tổng hợp.

+ Kinh doanh nguyên vật liệu cho ngành nhựa + Kinh doanh hóa chất xử lý nước.

- Nhiệmvụ:

+ Về hoạt động sản xuất kinh doanh: tổ chức mở rộng sản xuất; không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh; chú trọng đầu tư công nghệ, kỹ thuật cao để mở rộng quy mô sản xuất Đồng thời luôn nghiên cứu thị trường để đáp ứng kịp thời nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

+ Về mối quan hệ xã hội: mở rộng liên kết với các đơn vị khác, tăng cường hợp tác, góp phần tích cực về việc tổ chức và cải tạo nền sản xuất của xã hội.

+ Về nghĩa vụ đối với nhà nước: Trên cơ sở sản xuất kinh doanh có hiệu quả, Công ty luôn làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước, với địa phương thông qua việc nộp đầy đủ các loại thuế và tuân thủ Luật pháp theo quy định.

+ Về đời sống công nhân viên: tuyển dụng và thuê mướn công nhân lao động theo yêu cầu sản xuất kinh doanh ngày càng mở rộng; tuân thủ nghiêm túc Bộ luật Lao Động, tổ chức tốt đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần của nhân viên Bên cạnh đó, khuyến khích các ý tưởng sáng tạo và phát triển cá nhân, phát huy các mối quan hệ khắn khít giữa các thành viên để giúp đỡ và học hỏi lẫn nhau, phát huy tinh thần hợp tác làm việc nhóm để nâng cao hiệu quả trong sản xuất và tạo môi trường làm việc tốt nhất cho nhân viên.

Trang 7

+ Về bảo vệ môi trường, an ninh trật tự : giữ gìn vệ sinh môi trường và trật tự an toàn chung trong toàn Công ty, nhất là tại các phân xưởng sản xuất, làm tròn nghĩa vụ quốc phòng và tuân thủ pháp luật về an ninh trật tự tại địa phương.

1.2 Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp 1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp

Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp

1.2.2 Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận Chức năng của bộ phận Giám đốc :

+ Đưa ra quyết định về hoạt động kinh doanh của công ty: Đảm nhận vai trò cấp cao trong công ty cổ phần, một trong số những nhiệm vụ quan trọng nhất của Giám đốc chính là xây dựng, tiến hành triển khai, thực thi các chiến lược kinh doanh, nhằm thúc đẩy nhanh chóng quá trình hoạt động và gia tăng lợi nhuận cho công ty Đây có thể là đưa ra quyết định về các phương án đầu tư, các kế hoạch phát triển sản phẩm, xây dựng thương hiệu cho công ty,…

+ Xây dựng, quản lý cơ cấu tổ chức công ty: Không chỉ quản lý, chỉ đạo các hoạt động kinh doanh mà cơ cấu nhân lực của công ty cũng thuộc phạm vi quản lý của Giám đốc Tuy nhiên, họ sẽ không quản lý trực tiếp và nắm rõ được toàn bộ nhân viên từ cấp thấp – cấp cao trong công ty mà chỉ tập trung vào xây dựng đội ngũ lãnh đạo để học chỉ đạo và quản lý đội ngũ nhân viên cấp thấp hơn Giám đốc có thể đưa ra các ý kiến, đề xuất về quản lý nhân sự cho bộ phận liên quan để đảm bảo cho quá trình hoạt động, cơ cấu tổ chức công ty được hiệu quả.

+ Thực hiện nhiệm vụ cố vấn chiến lược cho chủ tịch: Giám đốc là người đứng đầu ban điều hành, do đó họ sẽ là người hiểu rõ nhất các hoạt động của công ty Bởi vậy mà nhiệm vụ của họ sẽ còn là tư vấn, cố vấn các chiến lược hoạt động cho chủ tịch, giúp chủ tịch có thể nhìn nhận chính xác nhất về thị trường hoạt động của lĩnh vực và tương lai của công ty như thế nào Toàn bộ những ý kiến đóng góp này sẽ được đúc rút

Trang 8

ra từ những phân tích báo cáo tài chính hay các dự đoán của Giám đốc về hoạt động của công ty.

- Phó giám đốc sản xuất: là người chuyên phụ trách về sản xuất điều hành, quản lý hoạt động sản xuất trong nhà máy quản lý hệ thống, chất lượng

- Phó giám đốc thường trực: là người thường trực về hành chính, giúp Giám đốc quản lý , điều hành hoạt động của công ty theo phân công của giám đốc, thực hiện nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm trước giám đốc về kết quả hoạt động Thiết lập mục tiêu , chính sách cho việc quản lý các bộ phận.

- Quản đốc xưởng: là người quản lý điều hành hoạt động sản xuất tại xưởng của đơn vị gồm: công nhân,máy móc, môi trường, chất lượng sản phẩm, quản lý- xử lý đơn hàng, giai quyết vấn đề nảy sinh,

- Bộ phận QC:

+ Kiểm soát chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào + Kiểm soát chất lượng sản phẩm xuất đi + Kiểm soát quy trình sản xuất.

+ Giám sát,quản lý,xử lý tình huống sự cố nhanh

- Trưởng phòng công nghệ: là người chịu trách nhiệm giám sát, quản lý dự án, thực hiện và bảo trì các hoạt động kỹ thuật, công nghệ thông tin trong công ty, đảm bảo hiệu quả của tất cả các hệ thống phần mềm và phần cứng máy tính, ứng dụng, Web của công ty.

- Trưởng phòng cơ điện: là người chịu trách nhiệm chính trong việc lắp đặt máy sản xuất, máy phụ trợ, giám sát lắp đặt và nghiệm thu, nghiên cứu tính năng của máy móc đưa ra phương án vận hành , sử dụng hiệu quả nhất.

- Trưởng phòng hành chính: đảm bảo toàn bộ quy trình , thủ tục hành chính; quản lý giám sát công việc của nhân viên trong công ty; tư vấn về pháp lý cho Giám đốc khi cần.

- Trưởng phòng tổng hợp: có chức năng tham mưu và quản lý, tổ chức thực hiện các công tác trong lĩnh vực : hành chính , tổng hơp, thi đua, tổ chức cán bộ, quản trị, thiết bị

- Trưởng ca: là chịu trách nhiệm chính trong các phân xưởng quản lý về năng suất lao động của công nhân, cùng với đó là trách nhiệm đảm bảo chất lượng sản phẩm sản xuất theo tiêu chuẩn.

- Kế toán: là vị trí phụ trách công việc lưu trữ, ghi chép xử lí các thông tin về tài chính Lập báo cáo về tài chính để phục vụ cho các hoạt động trong công ty và bên ngoài: thuế, ngân hàng,

Trang 9

- Kho vận: thực hiện các hoạt động xuất- nhập kho, quản lý số lượng hàng hóa tối thiểu, sắp xếp hàng hóa trong kho, quản lý chất lượng hàng hóa, giao hàng- thu tiền - Tạp vụ-nhà ăn: công tác vệ sinh xung quanh công ty như: các phòng của các bộ phận, nhà ăn, nhà vệ sinh.

- Bộ phận phối trộn: quản lý vận hành công nghệ giai đoạn đầu sản xuất.

- Bảo vệ: chịu trách nhiệm trông coi tài sản của công ty, trông giữ các tài sản của nhân viên, công nhân tại công ty.

1.3.Đặc điểm tổ chức sản xuất và môi trường sản xuất của doanh nghiệp Việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 giúp các sản phẩm bao bì nhựa của công ty Nam Thái Sơn luôn đảm bảo về chất lượng, mẫu mã, đa dạng về màu sắc và chủng loại, đáp ứng nhu cầu của các thương hiệu hàng đầu Việt Nam Bên cạnh đó, với dây chuyền sản xuất đồng bộ, khép kín từ nguyên liệu ban đầu đến thành phẩm cuối cùng, và các loại máy móc hiện đại công nghệ tiên tiến nhập khẩu từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan đã giúp Nam Thái Sơn luôn là một trong những thương hiệu bao bì đáng tin cậy nhất.

+ Máy thổi HD, máy thổi 3 lớp đầu xoay, giàn xoay

+ Máy cắt tốc độ cao Hemingstone, máy cắt nóng, cắt nguội, cắt cuộn + Máy làm túi tự động dành cho màng phức

+ Máy in từ 5 đến 8 màu + Máy ghép đùn, máy ghép khô + Máy chia cuộn

+ Và một số thiết bị kiểm tra chất lượng khác

1.4 Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong những năm gần đây Về sản lượng Nhựa trong 6 năm gần đây(kg): từ năm 2015 đến năm 2021 có dao động đi lên Như tổng sản lượng năm 2015 là 3,981,557; năm 2016 là 4,302,659; năm 2018 là 5,724,61; 2020 là 6,328,536 Thực tế hiện tại công ty đã sản xuất khoảng trên 500 tấn/ tháng.

Trang 10

- Chi tiết sản lượng chủng loại hàng 6 năm gần đây (2015-2020) :

+ Loại túi 2CF: cao nhất vào năm 2018 là 1,070,188 ; sản lượng TB 2015-2019 là 643,611; tỉ lệ tăng giảm 2020 so với 5 năm trước là 15%.

+ Loại túi CFL: cao nhất vào 2020 tổng là 578,755 ; sản lượng TB 2015-2019 là 308,181 + Loại túi SWH: sản lượng loại túi này rất cao trong 6 năm gần đây: 1,130,563( năm 2015); 1,136,688( năm 2017); 1,328,152 (năm 2020; sản lượng TB đạt 1,063,343 (2015-2019).

+ Sản lượng trung bình tháng: 442,315(năm 2015); 527,378(năm 2020) ; sản lượng TB (2015-2019) là 411,940.

+ Sản lượng tổng cả năm: cao nhất vào 2020 là 6,328,536 ; sản lượng TB 4,943,283 ; tăng đến 28% so với các năm trước.

+ Hai năm gần đây 2020-2021: Năm 2020 thì sản lượng tăng khá đều đặn sản lượng bình quân đạt 530 tấn Tuy nhiên bước sang đến năm 2021 thì 6 tháng đầu năm thì sản lượng có hướng đi xuống thì vấn đề này là do ảnh hưởng của đại dịch COVID19 ( bởi do một nhà máy sản xuất nội địa của Tổng công ty tại Tp Hồ Chí Minh phải đóng cửa và do nhà máy ở ngoài Hải Dương bị ảnh hưởng do giảm đơn hàng do vận chuyển Logic không thuận lợi giá cước tăng lên gấp 10 lần các khách hàng ngừng đặt hàng, chờ giá cước tàu giảm); cho đến tháng 7 và tháng 8 thì sản lượng bắt đầu đi lên và cho đến tháng 12 sản lượng đã đi lên con số rất cao là 642,343 kg đây là sản lượng cao nhất mà nhà máy đạt được từ lúc thành lập cho đến nay, đơn hàng đã tăng gấp đôi so với năng lực của nhà máy + Đơn hàng tháng 7/2021 tăng bởi vì do nhu cầu mua sắm các sản phẩm tươi sống, rau củ, quả tích trữ trong thời gian dịch bệnh, rác thải thải ra càng cao thì nhu cầu sử dụng bao bì càng nhiều Tháng 11- tháng 12 đơn hàng tăng dồn rất nhiều lên đến < 1000 tấn.

PHẦN 2: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP

2.1 Giới thiệu về sản phẩm trong quy trình công nghệ 2.1.1 Đặc điểm về sản phẩm, thị trường, khách hàng

- Sản phẩm:

Trang 13

- Khách hàng chính của 4 năm đầu 2015 – 2018, chỉ có 6 khách hàng chính và lệ thuộc vào 2 khách hàng chủ lực là KH.11 và KH.42 tới 82% sản lượng tổng nhà máy.

- Khách hàng chính 3 năm tiếp theo 2019 – 2021 tăng lên 16 khách hàng và giảm sự lệ thuộc vào 2 khách hàng chủ lực từ 82% xuống còn 43% và xuất hiện thêm 10 khách hàng mới (Do sự đổi mới về hình thức quản trị của nhà máy, thu hút được thêm đa dạng các khách hàng).

2.1.2 Doanh số, doanh thu, chất lượng - Doanh thu năm 2021 khoảng 250 tỷ.

Trang 14

- Chất lượng sản phẩm : Từ hiện trạng các yếu tố ảnh hưởng nội bộ trên, cho thấy chất lượng sản phẩm đầu ra của DN là một câu hỏi lớn mà khách hàng trên thị trường quốc tế quan tâm Đây rõ ràng là một hệ quả, làm một điểm yếu lớn khiến DN không thể cạnh tranh và phát triển mạnh suốt quá trình hình thành và phát triển vừa qua 2.2.Quy trình công nghệ của doanh nghiệp

2.2.1.Tóm tắt quy trình công nghệ bằng sơ đồ

Quy trình công nghệ gồm 3 công đoạn chính:

2.2.2.Giải thích và minh họa các bước công nghệ - Công đoạn phối trộn:

+ Nguyên liệu chính là hạt nhựa nguyên sinh được nhập từ các nước Trung Đông ( với lượng tồn kho duy trì khoảng 500-1000 tấn).

+ Phân xưởng gồm có 6 máy phối trộn sản xuất 24/24.Nguyên liệu được trộn theo công thức kỹ thuật công nghệ( phòng kỹ thuật công nghệ đảm trách) theo từng mã hàng theo lệnh sản xuất PO.Nguyên liệu trộn xong được đưa ra phuy đựng, cập nhập nhật ký sản xuất, điền tên phiếu nhận dạng nguyên liệu, cắm vào phuy đậy lắp và kéo ra để theo hàng PO tại bãi tập kết nguyên liệu sau trộn.

Ngày đăng: 14/04/2024, 21:30

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w