Bài tiểu luận đề tài 8 tìm hiểu về chính sách kiểm soát giá cả của nhà nước

27 0 0
Bài tiểu luận đề tài 8  tìm hiểu về chính sách kiểm soát giá cả của nhà nước

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong một số trường hợp việc định giá đó có thể không phù hợp với điều kiện khách quan và làm giảm tính hiệu quả của thị trường.. Khi Chính phủ áp đặt một mức giá trần ràng buộc trong th

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN

BÀI TIỂU LUẬN

ĐỀ TÀI 8: Tìm hiểu về chính sách kiểm soát giá cả của Nhà nước

Giáo viên hướng dẫn : Bùi Thị Thu Thủy Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thu Trà

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đây là chuyên đề được thực hiện bởi chính cá nhân em dưới sự hướng dẫn của cô : Bùi Thị Thu Thủy và sự học hỏi từ các bạn đồng thời em có tham khảo giáo trình, các trạng mạng Vì trình độ cũng như thời gian có hạn nên chuyên đề có nhiều sai sót, em rất mong được sự giúp đỡ và đóng góp ý kiến của cô và các bạn để chuyên đề được hoàn thiện hơn.

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN I MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của chuyên đề nghiên cứu 1.2 Mục tiêu của chuyên đề nghiên cứu 1.3 Đối tượng nghiên cứu chuyên đề 1.4 Phương pháp nghiên cứu chuyên đề 1.5 Kết cấu của chuyên đề

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU2.1 Khái quát chung về vấn đề nghiên cứu

2.1.1 Kiểm soát giá

2.2.1 Chính phủ quy định giá giữ xe 2.2.2 Chính phủ quy định giá sữa 2.2.3 Chính phủ quy định giá cá tra 2.2.4 Chính phủ quy định giá máy bay 2.2.5 Kiểm soát giá của Nhà nước năm 2019

2.2.6 Một số kiến nghị đối với công tác quản lý, điều hành giá tại Việt Nam

2.3 Đánh giá chung về vấn đề nghiên cứu2.4 Bài học rút ra từ vấn đề nghiên cứuPHẦN III KẾT LUẬN

Trang 4

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của chuyên đề nghiên cứu

Giá cả là một trong những phạm trù khách quan trong nền kinh tế thị trường, là đòn bẩy kinh tế quan trọng, là thông tin tin cậy để định hướng sản xuất, đầu tư, phân bổ nguồn lực xã hội Tuy nhiên, trong trường hợp thị trường cạnh tranh hạn chế; các quy luật giá trị, cung - cầu và cạnh tranh không còn phát huy đầy đủ giá trị thì vai trò điều tiết của Nhà nước bằng những biện pháp phù hợp, trong đó có quản lý giá là yêu cầu khách quan để đảm bảo lợi ích của các bên tham gia thị trường và phúc lợi của toàn xã hội.

1.2 Mục tiêu của chuyên đề nghiên cứu

- Hiểu được chính sách kiểm soát giá của chính phủ - Chính sách kiểm soát giá cả của chính phủ trong thực tế 1.3 Đối tượng nghiên cứu

Chính sách kiểm soát của nhà nước 1.4 Phương pháp nghiên cứu

- Qua sự giảng dạy của giáo viên hướng dẫn - Qua giáo trình.

- Qua các trang thông tin xã hội.

1.5 Kết cấu của chuyên đề

Ngoài phần mục lục, tài liệu tham khảo kết cấu của chuyên đề bao gồm 03 phần chính:

Phần I: Mở đầu

Phần II: Nội dung của chuyên đề Phần III: Kết luận

Trang 5

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.1 Khái quát chung về vấn đề nghiên cứu2.1.1 Kiểm soát giá

Kiểm soát giá trong tiếng Anh gọi là Price controls Kiểm soát giá là việc chính phủ qui định về mức giá tối đa (giá trần) và mức giá tổi thiểu (giá sàn) để đảm bảo lợi ích cho người sản xuất hoặc người tiêu dùng trong nền kinh tế thị trường.

2.1.2 Giá trần

Giá trần là mức giá cao nhất đối với một hàng hóa hoặc dịch vụ và mục tiêu của giá trần là bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng Khi đặt giá trần thông thường mức giá đó thấp hơn mức giá thị trường gây ra hiện tượng thiếu hụt

Ví dụ: Có phương trình đường cung và đường cầu như sau: P = Q – 4ss

P = 10 – Qdd

Trạng thái cân bằng cung cầu tại điểm P = 3 và Q = 7 là Giả sử chính phủ quy định giá trần là P = 2 Khi đó giá cả trên thị trường đồng loạt giảm xuống P = 2 Do giá trần thấp hơn mức giá cân bằng nên lượng cầu về hàng hóa này sẽ tăng lên trong khi lượng cung sẽ giảm xuống gây ra hiện tượng thiếu hụt hàng hóa một lượng là: 8 -6 =2

Trang 6

2.1.3 Giá sàn

Giá sàn là mức giá thấp nhất đối với một hàng hóa hoặc dịch vụ và mục tiêu của giá sàn là để bảo vệ lợi ích cho nhà sản xuất Khi chính phủ đặt giá sàn thường cao hơn giá thị trường sẽ gây ra hiện tượng dư thừa

Ví dụ: Có phương trình đường cung và đường cầu như sau: Ps = Qs – 4

Pd = 10 – Qd

Trạng thái cân bằng cung cầu tại điểm P = 3 và Q = 7 là Giả sử chính phủ quy định giá trần là P = 4 Khi đó giá cả trên thị trường đồng loạt tăng lên P = 4 Do giá sàn cao hơn mức giá cân bằng nên lượng cầu về

Trang 7

hàng hóa này sẽ tăng lên trong khi lượng cung sẽ tăng lên gây ra hiện tượng dư thừa hàng hóa một lượng là: 8 -6 =2

2.1.4 Kết luận

Như vậy việc can thiệp của chính phủ vào thị trường dưới hình thức kiểm soát giá sẽ dẫn đến sự dư thừa hay thiếu hụt, làm thay đổi lợi ích xã hội và gây ra khoản mất không Khi thị trường mất đi trạng thái cân bằng cung cầu, chính phủ thường cố gắng kiểm soát và điều tiết giá thị trường Trong một số trường hợp việc định giá đó có thể không phù hợp với điều kiện khách quan và làm giảm tính hiệu quả của thị trường Tuy nhiên, việc can thiệp vẫn là cần thiết để đạt được mục tiêu nhất định trong mỗi giai đoạn phát triển kinh tế quốc gia.

Trang 8

2.1.5 Liên hệ thực tế

Các biện pháp kiểm soát giá của Chính phủ có thể được ban hành với mục đích tốt, nhưng trong thực tế, chúng có thể không có tác dụng Khi Chính phủ áp đặt một mức giá trần ràng buộc trong thị trường cạnh tranh, tình trạng thiếu hụt hàng hóa sẽ xảy ra và người bán (các doanh nghiệp sản xuất) sẽ phân phối số hàng khan hiếm này cho một lượng lớn người mua

Khi đó thị trường sẽ phát sinh ra một cơ chế để phân phối lượng hàng thiếu hụt

(1) Xếp hàng: những người đến sớm và sẵn sàng chờ đợi sẽ mua được hàng.

(2) Sự phân phối thiên vị: người bán phân phối lượng hàng khan hiếm cho người thân, người quen của họ theo một cách thiên vị nào đó Như vậy khi chính phủ qui định giá trần có thực sự đạt được hiệu quả và công bằng?

Giá trần được đưa ra nhằm giúp đỡ những người mua, nhưng không phải tất cả người tiêu dùng đều được hưởng lợi Một số người được hưởng lợi vì được mua hàng với giá thấp Một số người khác không mua được bất cứ đơn vị hàng hóa nào.

Chúng ta có thể đưa ra lập luận tương tự như khi chính phủ qui định giá sàn.

2.2 Thực trạng vấn đề

2.2.1 Chính phủ quy định giá giữ xe

Ngày 15/12/2017, UBND TP Hà Nội ban hành Quyết định số 44/2017/QĐ-UBND quy định về dịch vụ trông giữ xe đạp, xe máy, xe ô tô trên địa bàn thành phố Hà Nội có hiệu lực thi hành từ 1/1/2018 Ngày 21/9/2018, UBND TP Hồ Chí Minh cũng ban hành Quyết định số 35/2018/QĐ-UBND có hiệu lực từ 1/10/2018 theo hướng ngắn gọn xúc tích hơn.

Văn bản của Hà Nội khá dài dòng chi tiết trong đó có riêng cả phần cho khu dich tích văn hóa trong khi HCM lại tách ra các quận trung tâm (1,3,5) và các quận còn lại.

Trang 9

Bảng giá của Hà Nội cho các địa điểm được đầu tư vốn ngân sách Với các địa điểm ngoài vốn ngân sách thì bảng giá này là bảng giá trần.

Trang 10

Quyết định 35 của HCM áp dụng chỉ cho nguồn vốn ngoài ngân sách Như vậy HN ban hành một văn bản nhưng áp dụng cho cả hai đối tượng; dùng ngân sách nhà nước thì fix cứng còn ngoài ngân sách thì là giá trần Bảng dưới là của xe máy, áp dụng cho các quận không phải trung tâm (1,3,5) của HCM:

Câu hỏi đặt ra, nếu như giá cân bằng trông giữ xe ở hồ hoàn kiếm là 20.000 đ và Hà Nội áp giá trần là 5000đ thì điều gì sẽ xảy ra?

Trang 11

Khi để cung cầu tự quyết ở mức giá 20.000đ; cả bên cung và bên cầu đều có khả năng và đồng ý chi trả Một lượng người sẽ không đồng ý vì họ không có khả năng chi trả hoặc họ thấy rằng 20.000đ là quá vô lý vì vậy tìm phương án khác ví dụ như đi xe bus, grab, đi bộ tới đó hoặc đơn giản là không lên hồ gươm Tại mức giá cân bằng thì tổng số lượt gửi xe là C Lấy C nhân với 20.000 đ ra tổng doanh thu của tất cả bãi gửi xe quanh hồ hoàn kiếm.

Khi chính phủ áp giá trần 5000 đ thì số người có khả năng và sẵn sàng chi trả ở mức này tăng lên tới tận H nhưng một số bãi xe đã không cung nữa ( chuyển sang bán cafe lãi hơn) làm giảm lượng cung xuống Lượng cung di chuyển trên đường cung từ B về F, kết quả là số lượng xe gửi được giảm từ C về G Rất

Trang 12

nhiều người gửi sẵn sàng mức giá 20.000đ đã không thể gửi được xe, họ cảm thấy rất buồn thảm Nhà nước thất thu thuế vì tổng doanh thu gửi xe đã giảm từ hình vuông ABCD về EFGD Những bãi gửi xe không chịu được mức giá 5000đ phải bỏ hoang hoặc chuyển đổi sang hình thức kinh doanh khác Tổng thể là cả xã hội đều thiệt.

2.2.2 Chính phủ quy định giá sữa

Trang 13

Theo Bộ Tài chính, cơ quan quản lý sẽ công bố mức giá tối đa áp dụng trong 12 tháng và yêu cầu các công ty phải công bố, đăng ký giá sữa Ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Tài chính) khẳng định tính khả thi của biện pháp bình ổn giá này còn thể hiện ở tính thời điểm áp dụng Với thực tế giá sữa và quản lý nhà nước về giá sữa, đã đến thời điểm chín muồi cho việc nhà nước áp dụng biện pháp bình ổn giá đối với sản phẩm sữa.

Kết quả thanh tra đối với năm doanh nghiệp vừa qua cho thấy doanh nghiệp còn có nhiều khả năng, dư địa để vừa tiết giảm chi phí, vừa duy trì lợi nhuận hợp lý, để góp phần bình ổn giá sản phẩm này, không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường của doanh nghiệp “Thứ nhất, biện pháp này đã được tính toán, cân nhắc kỹ trên phương diện đã có đầy đủ cơ sở pháp lý Thứ hai, việc bình ổn giá sữa sẽ góp phần mang lại lợi ích cho hơn 10 triệu người tiêu dùng có liên quan đến sản phẩm sữa, vì một thế hệ trẻ em phát triển toàn diện hơn Thứ ba, biện pháp này cũng dung hòa được lợi ích của người tiêu dùng và doanh nghiệp Người tiêu dùng hưởng lợi từ việc bình ổn giá Doanh nghiệp tìm cách tiết giảm chi phí để tăng lợi nhuận, giảm giá bán, mở rộng thị phần, mở rộng đối tượng sử dụng sản phẩm sữa, ông Nghĩa khẳng định.

Trang 14

Về lộ trình thực hiện, Chính phủ thống nhất chủ trương là quản lý giá tối đa trong thời hạn 12 tháng và đăng ký giá trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày công bố quyết định bình ổn giá Theo đó, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mặt hàng sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi có trách nhiệm đảm bảo giá bán không cao hơn mức giá bán tối đa, đối với những sản phẩm đã công bố và thực hiện đăng ký giá theo quy định Dự kiến đối với những sản phẩm còn lại, doanh nghiệp căn cứ tương quan hợp lý về giá bán của sản phẩm này với sản phẩm đã được công bố giá tối đa, để xác định giá bán tối đa, gửi cơ quan có thẩm quyền quản lý giá và làm căn cứ để thực hiện việc đăng ký giá theo quy định.

Trong khi giá sữa đang “loạn cào cào”, chỉ 1 chiều tăng không có giảm, thì việc bình ổn giá là sự mong chờ của cả thị trường Song, với người tiêu dùng, dù cách thức quản lý, bình ổn gì, họ cũng chỉ mong giá sữa sẽ giảm Tuy nhiên, không ít ý kiến tỏ ra lo ngại về việc áp giá trần Ngoài một vài ý kiến băn khoăn về việc có thể sẽ vi phạm Luật canh tranh, thì cũng không ít người nghi ngại về tính khả thi của biện pháp này.

Từ phía Bộ Tài chính, thông tin cho biết ngay sau khi có Nghị quyết của Chính phủ, cơ quan này đã cập nhật thông tin, số liệu mới nhất làm cơ sở để xác định giá bán tối đa Các xác định này được thực hiện đối với một số sản phẩm chuẩn,

Trang 15

từ đó hình thành phương pháp xác định giá tối đa đối với các sản phẩm còn lại, cả giá ở khâu bán buôn lẫn giá ở khâu bán lẻ Tiếp đó, Bộ Tài chính sẽ ban hành quyết định công bố giá bán tối đa và thực hiện việc đăng ký giá đối với sản phẩm Mức giá tối đa giảm bao nhiêu, giảm như thế nào, còn phụ thuộc vào thực tế thị trường, nhưng các mức đưa ra là từ 50-70 nghìn đồng là có cơ sở Việc quản lý sẽ thống nhất, tạo được mặt bằng bình ổn, khắc phục được diễn biến tăng giá bất thường của sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi trong thời gian qua Với cách tính giá tối đa đó, người tiêu dùng có lợi, mà doanh nghiệp thì vẫn bù đắp, tiết kiệm được chi phí, duy trì được lợi nhuận hợp lý, đảm bảo được hoạt động kinh doanh bình thường Tiếp sau đó sẽ có những biện pháp quản lý thích hợp đảm bảo các doanh nghiệp sữa tuân thủ nghiêm quy định về giá tối đa, vừa đảm bảo được chất lượng sản phẩm.

2.2.3 Chính phủ quy định giá cá tra

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, từ 1/1 đến 15/6/2012, giá trị XK cá tra Việt Nam sang Mỹ đạt 162,9 triệu USD, tăng 37% so với cùng kỳ năm ngoái Tỷ trọng XK cá tra vào thị trường này cũng tăng từ 15% trong 6 tháng đầu năm 2011 lên gần 21% trong 6 tháng đầu năm 2012 Dự báo, nếu EU tiếp tục giảm nhập khẩu cá tra trong những tháng tiếp theo thì Mỹ sẽ có cơ hội soán ngôi vị

Trang 16

quán quân của EU để trở thành thị trường nhập khẩu cá tra lớn nhất từ Việt Nam.

Nhiều chuyên gia cho rằng, sở dĩ có hiện tượng cá tra Việt Nam tăng cung sang thị trường Mỹ là do thời gian gần đây có thêm nhiều doanh nghiệp (DN) XK chuyển hướng sang thị trường này bởi sự suy giảm sức mua tại một số thị trường khác Theo một số DN XK cá tra tại khu vực ĐBSCL, việc tăng giảm cung cầu ở thị trường các nước đối với sản phẩm cá tra cũng như nhiều mặt hàng thủy hải sản khác của Việt Nam là bình thường Tuy nhiên, điều đáng nói chính là khi có quá nhiều DN XK đổ dồn vào một thị trường dễ dẫn đến hiện tượng “tranh bán” cũng như tạo áp lực lên giá bán Hơn nữa, trước đây mặt hàng cá tra đã bị vướng vào những vụ kiện bán phá giá tại thị trường Mỹ Nay, lượng cung tăng nên việc giá giảm và nguy cơ bị kiện chống bán phá giá cũng sẽ tăng lên.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tỷ trọng và khối lượng cá tra XK sang Mỹ đều tăng nhưng giá XK sang thị trường này đang giảm rõ rệt Cụ thể, giá cá tra philê đông lạnh của Việt Nam XK sang Mỹ tháng 4/2012 chỉ đạt 3.480 USD/tấn, giảm 4% so với 3.641 USD/tấn của tháng

Trang 17

trước Trong tháng 6 và đầu tháng 7/2012, giá cá tra philê đông lạnh các cỡ vẫn có xu hướng giảm so với hồi đầu năm và cùng kỳ năm 2011 Nhiều DN đang XK vào thị trường Mỹ cho rằng, nếu không sớm có biện pháp can thiệp từ các cơ quan chức năng thì việc giá giảm sâu và nhiều khó khăn ở thị trường XK cá tra truyền thống này là khó tránh khỏi Một DN tại Đồng Tháp bày tỏ lo lắng, hiện giá cá tra nguyên liệu trong nước đang ở mức thấp dưới 20.000 đồng/kg, tuy nhiên mức giá này sẽ được nâng lên; trong khi giá XK sang nhiều thị trường lại có xu hướng giảm Điều này sẽ gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN cũng như ảnh hưởng đến giá trị XK chung của toàn ngành Trước vấn đề này, VASEP đã có cuộc họp bàn với 30 DNXK cá tra hàng đầu (chiếm trên 80% tổng XK cá tra Việt Nam) về vấn đề giá định hướng và bình ổn thị trường XK Theo đó, các DN đã thống nhất đưa ra mức giá XK định hướng tại thị trường Mỹ vào ngày 15 hàng tháng, để đạt mục tiêu nâng mức giá XK lên 2 - 2,2 USD/pao trong những tháng còn lại của năm nay Theo VASEP, nếu không đưa ra giá sàn thì trong tương lai khi hàng trăm DN cùng đổ dồn vào thị trường Mỹ cũng như EU giá XK sẽ bị kéo giảm do hiện tượng “tranh bán” Việc quy định giá sàn nhằm đưa giá cá tra về đúng giá trị thực, đảm bảo DN kinh doanh có lãi, tránh cạnh tranh không lành mạnh làm giảm giá, giảm chất lượng sản phẩm Đồng thời, người nuôi cá tra cũng sẽ được hưởng lợi từ điều này khi giá trị XK được nâng lên Vì vậy, mới đây VASEP đã có công văn gửi Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị giải pháp kiểm soát XK cá tra vào thị trường Mỹ, trong đó đề nghị cho phép áp dụng biện pháp đăng ký hợp đồng trước khi XK của các DN Trong đó, các trường hợp DN đã cam kết đăng ký hợp đồng nhưng không thực hiện, sẽ có quyết định để cơ quan Hải quan yêu cầu DN đăng ký hợp đồng với VASEP khi làm thủ tục mở tờ khai XK Dự kiến, giá sàn sẽ áp dụng trước tiên ở Mỹ vì thị trường này hiện chỉ có gần 20 DN XK nên dễ kiểm soát và quản lý, còn thị trường EU sẽ chỉ dừng ở mức khuyến nghị Nếu được thông qua, biện pháp này sẽ được triển khai thực hiện từ ngày 1/8/2012.

2.2.4 Chính phủ quy định giá máy bay

Một hãng vào sau, khi trên thị trường vốn đã có VietNam Airlines (VNA) cung cấp dịch vụ tương đối tốt cho tầng lớp khách hàng khá cao cấp, Vietjet Air (VJ) đã chọn tầng lớp thấp hơn – những người đi với giá rẻ, không đòi hỏi nhiều về thời gian linh hoạt, dịch vụ trên máy bay Đó là cạnh tranh rất lành mạnh trên thị trường và sẽ còn tiếp tục diễn biến trong tương lai Vậy chúng ta cứ để cho họ tự do, vì VJ hay VNA đều sẽ tìm được thị trường riêng của họ.

Thị trường sẽ không chỉ có các hãng hàng không nội địa, hiện Air Asia đang chuẩn bị liên doanh với Việt Nam và sẽ được bay nội địa Khi có yếu tố nước ngoài, trong một số trường hợp, việc Nhà nước can thiệp vào giá hoặc hoạt động

Ngày đăng: 14/04/2024, 21:29

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan