Tiểu luận cuối kỳ quá trình chuyển đổi số và ứng dụng hệ thống erp của viettel post và trung nguyên legend

53 2 0
Tiểu luận cuối kỳ quá trình chuyển đổi số và ứng dụng hệ thống erp của viettel post và trung nguyên legend

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHƯƠNG I: Tìm hiểu về các phương pháp triển khai dự án ERP, tái cấu trúc mô hình quản trị doanh nghiệp khi triển khai ERP với quản trị của sự thay đổi OCM...101.Các phương pháp triển kha

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ ỨNG DỤNGHỆ THỐNG ERP CỦA VIETTEL POST VÀ

TRUNG NGUYÊN LEGEND

Trang 2

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

Đề tài:

QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ ỨNG DỤNG HỆTHỐNG ERP CỦA VIETTEL POST VÀ

TRUNG NGUYÊN LEGEND*****************GVHD: TS Trần Kim ToạiHọ tên sinh viên thực hiện đề tài:

3 Lê Thị Xuân Nguyễn 19124150

-4 Cao Yến Như - 19124161

Trang 3

PHIẾU CHẤM ĐIỂM BÁO CÁO PROJECTMÔN HỌC: QUẢN LÝ TỔNG THỂ DOANH NGHIỆP ERP các nội dung theo yêu cầu, phân tích

Trang 4

điểm nổi bật của báo cáo, nêu những gì đã tìm hiểu, học hỏi được trong quá trình làm project và nêu được hướng nghiên cứu tiếp theo.

Tổng điểm:

Ngày tháng năm Giảng viên chấm

Trang 5

DANH SÁCH SINH VIÊN NHÓM 06

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

- Làm nội dung Phần I (1.5 – 1.6) - Làm sườn bài tiểu luận - Làm bìa và chỉnh sửa nội dung.

2 Nguyễn Thu Hiền 19124102 - Làm nội dung Phần Mở đầu và Phần I (1.1 – 1.4) - Làm mục lục chính, bảng và hình.

3 Lê Thị Xuân Nguyễn 19124150 - Làm nội dung phần II- Tổng hợp và chỉnh sửa nội dung

- Làm nội dung phần III - Làm Kết luận - Làm powerpoint

MỤC LỤC

5

Trang 6

CHƯƠNG I: Tìm hiểu về các phương pháp triển khai dự án ERP, tái cấu trúc mô hình quản trị doanh nghiệp khi triển khai ERP với quản trị của sự thay đổi (OCM) 10

1.Các phương pháp triển khai dự án ERP 10

2.Năm tiêu chí để đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp ERP 11

3.Xây dựng lại mô hình quản trị doanh nghiệp khi triển khai các yêu cầu ERP 12

4.Quản trị sự thay đổi khi áp dụng ERP vào doanh nghiệp cần lưu ý những điều cơ bản sau 12

CHƯƠNG II: QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA VIETTEL POST 14

1.Khái quát về Viettel Post 14

2.Quá trình chuyển đổi số của Viettel Post 15

3.Những thuận lợi và khó khăn của công ty thực hiện chuyển đổi số 16

4.Yếu tố đảm bảo erp thành công 17

CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP TRIỂN KHAI ERP 21

1.Phương pháp triển khai ERP SaaS 21

2.Ưu điểm và nhược điểm 21

3.Phương pháp triển khai ERP on Premise 24

4.Chi phí triển khai SAP ERP theo phương pháp ERP SaaS và ERP on Premise cho Viettel Post trong 5 năm (NPV) và sự lựa chọn một trong hai 26 CHƯƠNG IV: THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG MINI-ERP CỦACÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TRUNG NGUYÊN 30

1.Khái quát về công ty cổ phần tập đoàn Trung Nguyên 30

2.Giới thiệu sơ lược về hệ thống SAP ERP công ty Trung Nguyên đang sử dụng 31

3.Những khó khăn mà công ty đang gặp phải 32

4.Xây dựng phần mềm quản trị tổng thể doanh nghiệp và tính năng cơ bản33 5.Mô phỏng một số tính năng cơ bản trên phần mềm Odoo 35

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 7

DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1 Hệ thống SAP ERP 32 Hình 3.2 Các tính năng cơ bản của phần mềm ERP 35

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Chi phí triển khai SAP ERP theo phương pháp ERP on Premise trong khoảng thời gian 5 năm (2022 – 2026) 26 Bảng 2.2 Chi phí triển khai SAP ERP theo phương pháp ERP SaaS trong khoảng thời gian 5 năm (2022 – 2026) 27

7

Trang 8

PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài

Trong thời đại Cách mạng Công nghiệp 4.0, chuyển đổi số từng bước thể hiện tầm quan trọng của việc đóng vai trò nền tảng, động lực trong phát triển doanh nghiệp, tạo ra giá trị cạnh tranh, tối ưu hóa nguồn lực Đối mặt với thời đại mà thách thức và cơ hội cùng tồn tại, các công ty cần có tầm nhìn dài hạn về chuyển đổi kỹ thuật số để thúc đẩy sự phát triển và khai thác tiềm năng vốn có của họ Đại dịch COVID-19 đã tác động tiêu cực đến mọi mặt của đời sống, nhưng ở Việt Nam, nhờ sự quyết tâm của chính quyền và toàn thể người dân, nên dịch bệnh đã được kiểm soát tốt, cũng đã tạo động lực rất lớn cho cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 Chuyển đổi số của Việt Nam Theo thống kê, so với đầu năm 2020, sự quan tâm và tìm hiểu trong lĩnh vực chuyển đổi số đã tăng gấp 10 lần.

Ông Nguyễn Hồng Sơn cho rằng, triển khai phần mềm ERP là một trong những điểm khởi đầu hoàn hảo cho quá trình chuyển đổi số Trên thực tế, nhiều công ty vẫn quản lý tổ chức theo phương thức truyền thống thông qua excel, sổ sách mà chưa ứng dụng công nghệ thông tin vào quy trình quản lý doanh nghiệp Ngay cả những công ty sử dụng phần mềm quản lý kế toán, CRM, logistics… cũng không đạt được hiệu quả như ý, phần mềm chạy đơn lẻ khiến quá trình sử dụng kém hiệu quả, mất nhiều thời gian trao đổi thông tin, thống nhất dữ liệu.

2.Mục tiêu nghiên cứu

- Tìm hiểu các phương pháp triển khai dự án ERP, các bước lựa chọn nhà cung cấp phần mềm ERP, tái cấu trúc mô hình quản trị doanh nghiệp khi triển khai với quản trị của sự thay đổi (OCM)

- Quá trình chuyển đổi số của Viettel Post

- Trình bày các yếu tố đảm bảo thành công khi triển khai dự án ERP với các trích dẫn đầy đủ

Trang 9

- Tìm hiểu, phân tích hệ thống ERP của Tổng công ty công ty cổ phần tập đoàn Trung Nguyên

3 N i dung chínhộ

- Phần mở đầu.

- Chương I: Tìm hiểu về các phương pháp triển khai dự án ERP, tái cấu trúc mô hình quản trị doanh nghiệp khi triển khai ERP với quản trị của sự thay đổi (OCM)

- Chương II: Quá trình chuyển đổi số của Viettel Post - Chương III: Đánh giá và lựa chọn phương pháp triển khai erp

- Chương IV: Thiết kế và xây dựng hệ thống mini-erp của công ty cổ phần tập đoàn TRUNG NGUYÊN

- Kết luận.

9

Trang 10

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I: Tìm hiểu về các phương pháp triển khai dựán ERP, tái cấu trúc mô hình quản trị doanh nghiệp khi

triển khai ERP với quản trị của sự thay đổi (OCM) 1.Các phương pháp triển khai dự án ERP

Bước 1: Điều tra, đánh giá hiện trạng

Những người triển khai ERP cần cung cấp dịch vụ sẽ điều tra: hệ thống cơ sở hạ tầng, hoạt động, tài liệu, biểu mẫu, báo cáo, v.v., để thiết lập các tài liệu đánh giá tình trạng làm cơ sở của quy trình và triển khai chúng sau này Từ những thông tin khảo sát này, nhà cung cấp sẽ hiểu rõ hơn về hoạt động của công ty, và công ty sẽ biết cần phải làm gì để thực hiện giải pháp.

Bước 2: Chuẩn hóa cơ sở hạ tầng

Trước khi bắt đầu triển khai, hai đối tác cần đạt được thỏa thuận về tiêu chuẩn hóa cơ sở hạ tầng, đồng thời đạt được thỏa thuận về một loạt vấn đề như tiêu chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ, hồ sơ, tài liệu Nhà cung cấp có thể đề xuất thay đổi, nâng cấp hoặc tham vấn về các vấn đề liên quan Quy trình kinh doanh.

Bước 3: Lập kế hoạch triển khai dự án ERP

Sau khi chuẩn bị nền tảng theo hai bước, người triển khai ERP và công ty sẽ cùng hoạch định một kế hoạch tổng thể, chẳng hạn như: Lộ trình thời gian làm việc cụ thể, nguồn nhân lực thực hiện dự án…Đây là cơ sở để quá trình thực hiện đạt được các mục tiêu đã đề ra.

Bước 4: Bắt đầu và vận hành dự án triển khai ERP

Bắt đầu và chạy một dự án triển khai ERP là quá trình chính và lâu nhất Trong số đó, nhà cung cấp điều tra, thiết lập và chỉnh sửa hệ thống ERP, đồng thời đào tạo nhân viên trực tiếp tham gia vào hệ thống để sử dụng phần mềm.

Bước 5: Nghiệm thu dự án triển khai ERP

Trang 30

CHƯƠNG IV: THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNGMINI-ERP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN

TRUNG NGUYÊN 1.Khái quát về công ty cổ phần tập đoàn Trung Nguyên

1.1 Sơ lược về công ty

Ra mắt thị trường vào giữa năm 1996 – Trung Nguyên có tên gọi là: Công ty cổ phần tập đoàn Trung Nguyên (Trung Nguyên Legend) là một nhãn hiệu cà phê nhỏ và khá lạ lẫm của Việt Nam Chỉ trong vòng 10 năm, công ty đã nhanh chóng tạo dựng được uy tín nhờ đó trở thành thương hiệu cà phê quen thuộc đối với đa số người tiêu dùng cả trong và ngoài nước Giờ đây, sau một chặng đường dài nỗ lực, từ một hãng cà phê nhỏ nằm giữa Buôn Mê Thuột, Trung Nguyên đã trỗi dậy phát triển thành một tập đoàn hùng mạnh gồm 6 công ty thành viên với các ngành nghề chính bao gồm: sản xuất, chế biến, kinh doanh trà, cà phê; nhượng quyền thương hiệu và phân phối, bán lẻ Dự kiến Trung Nguyên sẽ phát triển hơn với 10 công ty thành viên kinh đoanh đa dạng hóa các dịch vụ trong tương lai.

1.2 Lịch sử hình thành:

Tháng 6/1996: Trung Nguyên được ra mắt ở Buôn Mê Thuột – thủ phủ cà phê Việt Nam

Tháng 8/1998: Trung Nguyên lần đầu tiên ra mắt tại Thành phố Hồ Chí Minh

Năm 2000: đánh dấu sự phát triển bằng sự xuất hiện lần đầu ở Hà Nội,triển khai mô hình nhượng quyền

Năm 2001: nhượng quyền thành công tại Nhật Bản và Singapore, công bố khẩu hiệu “Khơi nguồn sáng tạo”

Năm 2003: sản phẩm cà phê hòa tan G7 lần đầu tiên ra mắt Năm 2013 : kỷ niệm 10 năm ra đời của cà phê G7

Trang 31

Năm 2016: ra mắt không gian Trung Nguyên Legend Café – The Energy Coffee That Changes Life, là chuỗi quán cà phê lớn nhất Đông Nam Á

Năm 2018: khánh thành Bảo tàng Thế Giới Cà Phê tại Buôn Mê Thuột – “Thủ phủ cà phê toàn cầu”.

1.3 Tầm nhìn và sứ mệnh

Tầm nhìn: công ty mong muốn trở thành một tập đoàn thúc đẩy sự trỗi dậy của nền kinh tế Việt Nam, giữ vững sự tự chủ về kinh tế quốc gia và khơi dậy với khẩu hiệu “Tổ chức vĩ đại bằng phụng sự cộng đồng nhân loại”.

Sứ mệnh: xây dựng thương hiệu bằng việc mang lại cho người dùng cà phê nguồn cảm hứng sáng tạo và niềm tự hào mang đậm văn hóa Việt “Xây dựng một cộng đồng nhân loại hợp nhất theo một hệ giá trị của lối sống tỉnh thức đem đến thành công và hạnh phúc thực sự”.

2.Giới thiệu sơ lược về hệ thống SAP ERP công ty Trung Nguyên đang sửdụng

SAP (System Application Programing) là công ty chuyên về phát triển và cung cấp các phần mềm lớn của Đức, giải pháp quản trị cho doanh nghiệp trên nền tảng công nghệ thông tin Các phần mềm, giải pháp này sẽ giúp tự động hóa và liên kết các công việc thủ công, hỗ trợ làm việc sáng tạo, thông minh, giúp cho doanh nghiệp đạt được lợi thế trên thị trường nhờ tốc độ nhanh chóng và khả năng khai thác thông tin SAP có nhiều chi nhánh và văn phòng đại diện trên thế giới; trực thuộc SAP tại khu vực châu Á Thái Bình Dương thì ở Việt Nam, SAP có 2 văn phòng đặt tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh

Tính đến thời điểm hiện tại, SAP đã phát triển để trở thành công ty đứng top đầu về phần mềm ERP với hơn 30.000 công ty, hơn 230.000 khách hàng và phủ sóng trên hơn 180 quốc gia khác nhau trên toàn thế giới SAP giờ đây đã có giá trị và có chỗ đứng để sánh với các ông lớn trong ngành phần mềm như: Oracle, IBM, Microsoft,…

31

Trang 32

Hình 3.1 Hệ thống SAP ERP

Nguồn: Tự tổng hợp

3.Những khó khăn mà công ty đang gặp phải

Bên cạnh những lợi ích mà hệ thống ERP mang lại cho công ty thì vẫn còn các hạn chế và bất tiện, vì vậy cần phải tìm hiểu kỹ về SAP ERP trước khi đưa ra quyết định lựa chọn.

Bởi vì Trung Nguyên có nhiều công ty thành viên và hệ thống SAP ERP là một giải pháp đã cũ, nó có thể quá khó và phức tạp cho công ty để sử dụng và triển khai.

Trung Nguyên không tập trung kinh doanh một mảng cà phê mà còn kinh doanh ở nhiều mảng khác nên quyết định sử dụng ERP không hề đơn giản, phải gặp rất nhiều khó khăn công ty mới chọn được sản phẩm, chi phí và nhà cung cấp phù hợp.

Các nhà phát hành ERP nổi tiếng và thành công trên thế giới đều có giá thành triển khai rất đắt ví dụ như: SAP, Oracle, Info…Ngoài chi phí triển khai, công ty còn phải trả khoản tiền bản quyền cho nhà sản xuất Vì vậy tổng chi phí bỏ ra cho dự án triển khai sản phẩm ERP là rất lớn

Vì SAP ERP tích hợp nhiều chức năng nên thời gian triển khai phần mềm đôi lúc rất tốn thời gian Bên cạnh đó, vì là giải pháp cũ nên không đủ điều kiện đáp ứng được những nhu cầu về kinh doanh online của công ty Trung

Trang 33

Nguyên với giao diện không mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng Điều này gây khó khăn trong việc mở rộng quy mô khách hàng và vận hành mô hình kinh doanh mới.

Để hệ thống vận hành một cách hiệu quả nhất thì yêu cầu đào tạo đối với nhân viên là rất cao Đây cũng là một phần chi phí mà công ty phải bỏ ra

để nâng cao chất lượng sản phẩm

4.Xây dựng phần mềm quản trị tổng thể doanh nghiệp và tính năng cơbản

4.1.Xây dựng phần mềm quản trị tổng thể doanh nghiệp

Phần mềm ERP là một giải pháp mang tới một loạt các thuận lợi nguồn lực doanh nghiệp (ERP) các ứng dụng bao gồm: quản lý quan hệ khách hàng (CRM), quản lý kế toán, quản lý nguồn nhân lực, quản lý sản phẩm, và quản lý chuỗi cung ứng, Bên cạnh đó, hệ thống ERP còn cung cấp các phần mềm tích hợp, tùy thuộc vào các đối tác khách hàng của đơn vị này.

Để có thể giải quyết những khó khăn mà công ty đang gặp phải, công ty Trung Nguyên đã tìm đến phần mềm ERP và triển khai theo 4 module chính: quản lý bán hàng, quản lý mua hàng, quản lý kho vận và quản lý tài chính kế toán Thông qua các việc lựa phần mềm ERP trên nền tảng công nghệ này sẽ giúp công ty ngày càng phát triển trong thời gian dài và tăng lợi nhuận đáng kể.

4.2 Tính năng cơ bản

Quản lý bán hàng

Thông qua hệ thống SAP ERP, quy trình bán hàng của doanh nghiệp sẽ được theo dõi sát sao, nhờ đó doanh nghiệp có thể tiến hành phân tích các khoản chi phí, dự báo lợi nhuận sẽ thu về, tìm ra cơ hội đầy tiềm năng thông qua các chỉ số và báo cáo SAP sẽ giúp doanh nghiệp quản lý quan hệ khách hàng; giúp cho việc bán hàng thành công.

Quản lý mua hàng

33

Trang 34

Các quy trình chính trong hoạt động kinh doanh như mua hàng, bán hàng, sản xuất đều được đưa vào SAP ERP Hệ thống cho phép khai báo các trạng thái của từng phân đoạn trong quy trình và cách xử lý tương ứng với từng trường hợp như thiếu hàng, thiếu nguyên vật liệu, đến nhà cung cấp.

Quản lý kho vận

Hệ thống quản lý được tích hợp trong phần mềm SAP ERP sẽ làm nhiệm vụ quản lý tồn kho, đảm báo các chính sách về giá và xuất – nhập kho hàng Bên cạnh đó còn kết nối với bộ phận mua hàng, bán hàng để giúp hoạt động kinh doanh diễn ra thuận lợi hơn Ngoài ra phần mềm còn có thể tính ra các chỉ số lượng hàng hóa trung bình thông qua các chỉ số dự báo Hệ thống này sẽ giúp doanh nghiệp quản lý hàng tồn kho, chính sách về giá…một cách chỉn chu và hiệu quả.

Quản lý tài chính kế toán

Đây là một việc rất quan trọng của mỗi doanh nghiệp cho dù quy mô có lớn hay nhỏ Doanh nghiệp sẽ sử dụng phần mềm để phân tích chỉ số, cơ cấu tài chính, kế toán tổng hợp, so sánh chỉ số và cơ cấu theo kế hoạch; so sánh được với công ty khác và so sánh theo ngành sản phẩm kinh doanh Tính năng này giúp ích rất nhiều cho việc hệ thống đơn hàng và báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Trang 35

Hình 3.2 Các tính năng cơ bản của phần mềm ERP

Nguồn: Tự tổng hợp

5.Mô phỏng một số tính năng cơ bản trên phần mềm Odoo

Mục tiêu: Công ty hướng đến việc theo dõi và xây dựng quy trình sản xuất

cũng như báo cáo tình hình các chi phí theo kế hoạch gia tăng số lượng đã đưa ra Để có thể đưa ra thị trường đủ số lượng sản phẩm đáp ứng chỉ tiêu, kết hợp giải quyết được tình trạng sản phẩm tồn kho từ các lô sản xuất trước và tránh được trường hợp kho lưu trữ bị quá tải, công ty đưa ra những tình huống cần được giải quyết ưu tiên và những phát sinh có thể xảy ra:

Tình huống 1: Bán hàng có sẵn trong kho

Quy trình bán hàng

(Nguồn: Tự tổng hợp)

35

Trang 36

Quy trình các bước thực hiện như sau: sau khi tiếp nhận đơn hàng thì bộ phận kho sẽ xác nhận trong kho có đủ hàng và bắt đầu xuất kho tạo đơn hàng giao cho khách Sau đó bộ phận kế toán sẽ thanh toán đơn hàng.

Tình huống 2 : mua thêm nguyên liệu sản xuất

Quy trình mua hàng và sản xuất

(Nguồn: Tự tổng hợp)

Quy trình thực hiện như sau: Sau khi bộ phận bán hàng dự báo bán hàng sẽ yêu cầu phòng sản xuất cung cấp thêm sản phẩm nhưng lúc này kho thiếu nguyên liệu Sau đó bộ phận mua hàng sẽ lập đơn mua hàng từ nhà cung cấp nhập về kho để chuyển qua bộ phận sản xuất ra sản phẩm, đồng thời tạo thanh toán cho nhà cung cấp Khi đơn hàng được phê duyệt thì sẽ được vận chuyển đến khách hàng Lúc này kế toán sẽ lập hóa đơn và lập các chứng từ thanh toán cho sản phẩm.

5.1 Kho vận

Tạo sản phẩm nguyên liệu

Ngày đăng: 14/04/2024, 21:29

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan