Đây là một điểm đặc trưng của hợp đồng thương mại so với các loại hợp đồng dân sự. Về chủ thể trong hợp đồng thương mại ở đây gồm thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp
Những vấn đề lý luận về hợp đồng kinh doanh thương mại theo pháp luật Việt Nam
Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng kinh doanh thương mại
1.1.1 Khái niệm hợp đồng kinh doanh thương mại
Hợp đồng kinh doanh thương mại là sự thỏa thuận giữa các chủ thể trong kinh doanh với nhau và với các bên có liên quan đến việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ trong hoạt động thương mại.
1.1.2 Đặc điểm hợp đồng kinh doanh thương mại
Với cách hiểu về hợp đồng thương mại như trên, hợp đồng thương mại mang những đặc điểm đặc thù như sau:
Hợp đồng thương mại được kí kết giữa các bên là thương nhân, hoặc có một bên là thương nhân Đây là một điểm đặc trưng của hợp đồng thương mại so với các loại hợp đồng dân sự.
Về chủ thể trong hợp đồng thương mại ở đây gồm thương nhân (bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh), cá nhân, tổ chức khác có hoạt động liên quan đến thương mại (Điều 2 Luật thương mại 2005)
Thứ nhất, về nội dung của Hợp đồng thương mại
Nội dung của hợp đồng thương mại nói riêng và hợp đồng nói chung là tổng hợp các điều khoản mà các bên tham gia giao kết hợp đồng đã thỏa thuận, các điều khoản này xác định những quyền và nghĩa vụ dân sự cụ thể của các bên giao kết hợp đồng Tuy nhiên, sự khác biệt cơ bản của hợp đồng thương mại là nội dung của hợp đồng thương mại là hoạt động thương mại Mỗi loại hợp đồng có những quy định nhất định về các điều khoản cơ bản.
Thứ hai: Về hình thức thì hợp đồng thương mại
Hình thức hợp đồng thương mại được thiết lập theo cách thức mà hai bên thỏa thuận, có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể của các bên giao kết Trong một số trường hợp nhất định, hợp đồng phải được thiết lập bằng văn bản như hợp đồng đại lý thương mại, hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa, hợp đồng dịch vụ khuyến mại, quảng cáo, hội chợ, triển lãm thương mại…
Thứ ba: Về đối tượng của hợp đồng Đối tượng của hợp đồng thương mại là hàng hóa Theo nghĩa thông thường, hàng hóa được hiểu là những sản phẩm lao động của con người, được tạo ra nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu của con người Dựa vào tính chất pháp lý, hàng hóa được chia thành nhiều loại khác nhau như bất động sản, động sản, tài sản hữu hình, tài sản vô hình, các quyền về tài sản… Theo Khoản 3 Điều 5 Luật thương mại năm 1997, đối tượng được coi là hàng hóa bao gồm: máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng, các động sản khác được lưu thông trên thị trường, nhà ở dùng để kinh doanh dưới hình thức cho thuê, mua, bán.
Thứ tư: mục đích của hợp đồng
Mục đích của hợp đồng thương mại là lợi nhuận Xuất phát từ mục đích của hoạt động thương mại là nhằm sinh lợi nên khi các thương nhân tham gia ký kết một hợp đồng thương mại suy cho cùng cũng đều vì lợi ích lợi nhuận Theo Khoản 3 Điều 1 Luật thương mại năm 2005, đối với những hợp đồng giữa thương nhân với chủ thể không phải là thương nhân và không nhằm mục đích sinh lợi, việc có áp dụng Luật thương mại để điều chỉnh quan hệ hợp đồng này hay không là do bên không có mục đích lợi nhuận quyết định.
Thứ năm : Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng
Hợp đồng thương mại được giao kết phải đảm bảo các nguyên tắc của hợp đồng theo quy định của pháp luật Việc quy định nguyên tắc giao kết hợp đồng nhằm đảm bảo sự thỏa thuận của các bên phù hợp với ý chí thực của họ, hướng đến những lợi ích chính đáng của các bên, đồng thời không xâm hại đến những lợi ích mà pháp luật cần bảo vệ Theo quy định của Bộ luật dân sự việc giao kết hợp đồng phải tuân theo các nguyên tắc: tự do giao kết nhưng không trái pháp luật và đạo đức xã hội, luật thương mại là luật riêng của luật dân sự cho nên cũng phải chịu sự điều chỉnh của những nguyên tắc trên.
1.1.3 Phân loại hợp đồng kinh doanh thương mại
Hợp đồng mua bán hàng hóa: Hợp đồng mua bán hàng hóa không có yếu tố quốc tế; hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu) và hợp đồng mua bán hàng hóa qua
Sở giao dịch hàng hóa (hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn).
Hợp đồng dịch vụ: Hợp đồng cung ứng dịch vụ liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa (hợp đồng trong các hoạt động xúc tiến thương mại, trung gian thương mại, các hoạt động thương mại cụ thể khác); các hợp đồng cung ứng dịch vụ chuyên ngành (hợp đồng dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, đào tạo, du lịch ).
Hợp đồng trong các hoạt động đầu tư thương mại đặc thù khác (hợp đồng giao nhận thầu xây lắp, hợp đồng chuyển nhượng dự án khu đô thị mới, khu nhà ở, dự án hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp ).
Ký kết, nội dung và các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng kinh doanh thương
1.2.1 Ký kết hợp kinh doanh thương mại
Căn cứ quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015 về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự có thể hiểu hợp đồng thương mại được giao kết với những nguyên tắc sau:
Thứ nhất, tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.
Thứ hai, tự nguyện; bình đẳng; thiện chí; hợp tác; trung thực và ngay thẳng.
Luật Thương mại 2005 không qui định về vấn đề này, vì vậy áp dụng theo qui định của Bộ luật Dân sự 2005.Theo qui định của Bộ luật Dân sự 2005, thẩm quyền ký kết trong hợp đồng dân sự là người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền
Người đại diện theo pháp luật là người được chọn đứng đầu tổ chức (tuỳ từng loại tổ chức, người đứng đầu tổ chức là người giữ một chức vụ cụ thể trong tổ chức hoặc người được tổ chức lựa chọn và ghi trong điều lệ của tổ chức) Nguời đại diện theo ủy quyền là người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền bằng văn bản.Việc ủy quyền có thể thực hiện bằng hình thức do các bên thỏa thuận trừ trường hợp pháp luật qui định bằng hình thức văn bản Người được ủy quyền được ủy quyền lại cho người thứ ba nếu được người ủy quyền đồng ý (điều 583) Đối với giao dịch vượt phạm vi ủy quyền, người ủy quyền không chịu trách nhiệm trừ trường hợp người ủy quyền đồng ý hoặc biết mà không phản đối (điều 146 Bộ luật Dân sự).
Theo Điều 403 và 404 Bộ luật Dân sự, thời điểm giao kết hợp đồng dân sự và hiệu lực hợp đồng được xác định như sau:
Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết.
Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản.
Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thảo thuận về nội dung của hợp đồng
Việc thực hiện hợp đồng thương mại phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:
Thứ nhất là thực hiện đùng hợp đồng, có nghĩa là thực hiện đầy đủ đối tượng,chất lượng, số lượng, chủng loại thời hạn, phương thức và các thoả thuận khác.Nguyên tắc này đòi hỏi, mọi cam kết, thoả thuận trong hợp đồng đều được các bên tôn trọng và bảo đảm thực hiện Điều đó cũng có nghĩa là không phải chỉ trong quá trình giao kết mà các bên bình đẳng với nhau cả trong quá trình thực hiện hợp đồng thương mại Nguyên tắc này đặt ra yêu cầu với chính mỗi bên giao kết hợp đồng, họ cần hiểu nrăng, thực hiện hợp đồng là nghĩa vụ của mình.
Thứ hai là thực hiện một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho các bên, bảo đảm tin cậy lẫn nhau Nghĩa là thực hiện hợp đồng trung thực là một bảo đảm để nguyên, tắc thực hiện đúng được thực hiện trên thực tế Bởi nếu một trong số các bên thực hiện hợp đồng không trung thực có thể dẫn đến hiện tượng lừa dối đối với một hoặc các bên còn lại trong hợp đồng thương mại Trong quá trình thực hiện hợp đồng, có thể có nhiều lý do chủ quan, khách quan gây khó khăn cho các bên, các bên cần trung thực và tìm cách cùng tháo gỡ, giải quyết trên tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho tất cả các bên Sự tin cậy lẫn nhau cũng là một yếu tố để các bên có thể trung thực, hợp tác với nhau trong quá trình thực hiện hợp đồng thương mại Nguyên tắc này đặt ra yêu cầu rằng, trong quá trình thực hiện hợp đồng mỗi bên cần quan tâm, tôn trọng quyền lợi của bên kia trong cùng hợp đồng chứ không chỉ biết đến các lợi ích của mình.
Thứ ba là không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác Nếu trong giao kết hợp đồng thương mại các bên phải bảo đảm không trái pháp luật và đạo đức xã hội thì trong quá trình thực hiện hợp đồng thương mại các bên phải bảo đảm không xâm hại đến lợi ích của người thứ ba đó là lợi ích của nhà nước, cộng đồng và các tổ chức, cá nhân khác Trong ứường hợp việc thực hiện hợp đồng thương mại không thuộc phạm vi các hoạt động thương mại bị pháp luật cấm nhưng lại xâm hại đến lợi ích của nhà nước, cộng đồng và các tổ chức, cá nhân khác thì các bên không được thực hiện các hoạt động đó Nguyên tắc này lại đặt ra yêu cầu đối với hại bên rằng, không chỉ biết tới quyền lợi của mình, của bên kia trong hợp đồng mà còn phải quan tâm đến lợi ích của người thứ ba.
Trường hợp hợp đồng được lập thành văn bản, được công chứng, chứng thực,đăng ký hoặc cho phép thì việc sửa đổi hợp đồng cũng phải tuân theo hình thức đó.
Các bên có thể thỏa thuận sửa đổi hợp đồng và giải quyết hậu quả của việc sửa đổi, trừ trường hợp pháp luật có qui định khác.
Vì hợp đồng thương mại được coi là một dạng điển hình của hợp đồng dân sự.
Do đó, chấm dứt hợp đồng thương mại cũng giống như chấm dứt hợp đồng dân sự. Căn cứ vào Điều 422 Bộ luật dân sự năm 2015, các trường hợp mà hợp đồng thương mại bị chấm dứt có thể xảy ra như sau:
Hợp đồng chấm dứt do nghĩa vụ đã được hoàn thành
Hợp đồng chấm dứt theo thỏa thuận của các bên
Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà
Hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện
Hợp đồng chấm dứt do bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện
Hợp đồng không thể thực hiện do đối tượng của hợp đồng không còn;
Hợp đồng chấm dứt khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản;
Trường hợp khác do luật quy định.
1.2.2 Nội dung hợp đồng thương mại
Luật Thương mại 2005 không nêu các nội dung cần có trong hợp đồng (tuỳ thuộc thoả thuận của các bên), Bộ luật Dân sự 2005 (điều 402) gợi ý các nội dung chính gồm:
Đối tượng hợp đồng (tài sản phải giao, công việc phải làm hoặc không được làm).
Giá, phương thức thanh toán.
Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng.
Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng
Quyền và nghĩa vụ các bên.
Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
Phạt vi phạm hợp đồng.
Các văn bản thỏa thuận khác (kèm theo Hợp đồng):
Luật Thương mại 2005 không qui định các văn bản thỏa thuận khác kèm theo hợp đồng nhưng Bộ luật Dân sự2005 (điều 408) có nêu văn bản thỏa thuận kèm hợp đồng.
Nhằm chi tiết một số điều khoản của hợp đồng Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng Nội dung của phụ lục không được trái với nội dung của hợp đồng.
Trường hợp phụ lục có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Nếu các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong Hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi.
Theo điều 423 Bộ luật Dân sự, các bên có thể thỏa thuận sửa đổi hợp đồng và giải quyết hậu quả của việc sửa đổi, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Trong trường hợp hợp đồng được công chứng, chứng thực, đăng ký hoặc cho phép thì việc sửa đổi hợp đồng cũng phải tuân theo hình thức đó Luật Thương mại
2005 không quy định về việc sửa đổi hợp đồng nên áp dụng theo quy định của Bộ luật Dân sự.
Vì hợp đồng thương mại được coi là một dạng điển hình của hợp đồng dân sự.
Do đó, chấm dứt hợp đồng thương mại cũng giống như chấm dứt hợp đồng dân sự. Căn cứ vào Điều 422 Bộ luật dân sự năm 2015, các trường hợp mà hợp đồng thương mại bị chấm dứt có thể xảy ra như sau:
Hợp đồng chấm dứt do nghĩa vụ đã được hoàn thành;
Hợp đồng chấm dứt theo thỏa thuận của các bên;
Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà
Hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;
Hợp đồng chấm dứt do bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;
Hợp đồng không thể thực hiện do đối tượng của hợp đồng không còn;
Hợp đồng chấm dứt khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản;
Trường hợp khác do luật quy định.
1.2.3 Các biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng kinh doanh thương mại
Gồm có 9 biện pháp sau:
Cầm cố tài sản là việc một bên (gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng Việc cầm cố tài sản phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính.
Các biện pháp chế tài và các biện pháp miễn trách nhiệm hợp đồng kinh doanh thương mại
1.3.1 Các biện pháp chế tài khi thực hiện HĐKDTM
Theo Điều 292 Luật Thương mại 2005 thì các biện pháp chế tài trong thương mại bao gồm:
Biện pháp chế tài trong thương mại buộc thực hiện đúng hợp đồng
Biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng được quy định tại Điều 297 Luật
Buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh.
Trường hợp bên vi phạm giao thiếu hàng hoặc cung ứng dịch vụ không đúng hợp đồng thì phải giao đủ hàng hoặc cung ứng dịch vụ theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng
Trường hợp bên vi phạm giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ kém chất lượng thì phải loại trừ khuyết tật của hàng hoá, thiếu sót của dịch vụ hoặc giao hàng khác thay thế, cung ứng dịch vụ theo đúng hợp đồng
Bên vi phạm không được dùng tiền hoặc hàng khác chủng loại, loại dịch vụ khác để thay thế nếu không được sự chấp thuận của bên bị vi phạm.
Trong trường hợp bên vi phạm không thực hiện theo quy định thì bên bị vi phạm có quyền mua hàng, nhận cung ứng dịch vụ của người khác để thay thế theo đúng loại hàng hoá, dịch vụ ghi trong hợp đồng và bên vi phạm phải trả khoản tiền chênh lệch và các chi phí liên quan nếu có; Có quyền tự sửa chữa khuyết tật của hàng hoá, thiếu sót của dịch vụ và bên vi phạm phải trả các chi phí thực tế hợp lý.
Bên bị vi phạm phải nhận hàng, nhận dịch vụ và thanh toán tiền hàng, thù lao dịch vụ, nếu bên vi phạm đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo quy định.
Trường hợp bên vi phạm là bên mua thì bên bán có quyền yêu cầu bên mua trả tiền, nhận hàng hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác của bên mua được quy định trong hợp đồng và trong Luật Thương mại 2005
Biện pháp chế tài trong thương mại phạt vi phạm
Theo Điều 300 Luật Thương mại 2005 thì phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định.
Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm quy định tại Điều 301 Luật Thương mại 2005, trừ trường hợp phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại trong trường hợp kết quả giám định sai.
Biện pháp chế tài trong thương mại buộc bồi thường thiệt hại
Theo Điều 302 và Điều 303 Luật Thương mại 2005 quy định về buộc bồi thường thiệt hại như sau:
Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.
Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
Trừ các trường hợp miễn thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây:
Có hành vi vi phạm hợp đồng
Có thiệt hại thực tế
Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại
Biện pháp chế tài trong thương mại tạm ngừng thực hiện hợp đồng
Biện pháp tạm ngừng thực hiện hợp đồng được quy định tại Điều 308 và Điều
309 Luật Thương mại 2005 như sau:
Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm, tạm ngừng thực hiện hợp đồng là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để tạm ngừng thực hiện hợp đồng;
Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.
Hậu quả pháp lý của việc tạm ngừng thực hiện hợp đồng như sau:
Các biện pháp chế tài trong thương mại khác
Các biện pháp khác do các bên thoả thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế.
Theo Điều 316 Luật Thương mại 2005 quy định về việc một bên không bị mất quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tổn thất do vi phạm hợp đồng của bên kia khi đã áp dụng các chế tài khác.
1.3.2 Các biện pháp miễn trách nhiệm HĐKDTM
Miễn trách nhiệm là việc giải phóng cho bên vi phạm khỏi các trách nhiệm pháp lý mà đáng lẽ họ phải gánh chịu do hành vi vi phạm hợp đồng của mình. Bên vi phạm được miễn trách nhiệm nếu chứng minh được là mình không có lỗi, bằng cách chỉ ra những hoàn cảnh khách quan khiến cho mình không thể thực hiện hợp đồng hoặc không thể thực hiện đúng hợp đồng Những hoàn cảnh như vậy được pháp luật quy định, hoặc do các bên đã thỏa thuận trước với nhau hoặc việc vi phạm hoàn toàn do lỗi của bên bị vi phạm. Điều 294 Luật Thương mại 2005 quy định bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau:
Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thỏa thuận
Các bên có thể thỏa thuận trước trong hợp đồng về các trường hợp về bên vi phạm được miễn trách nhiệm Các trường hợp đó có thể không được pháp luật quy định mà hoàn toàn theo sự thỏa thuận giữa các bên Chính vì thế, yếu tố tự nguyện khi giao kết hợp đồng là rất quan trọng, vì nếu chứng minh được là điều khoản được miễn hợp đồng được giao kết do nhầm lẫn, lừa dối hoặc đe dọa thì điều khoản miễn trách nhiệm sẽ bị vô hiệu.
Xảy ra sự kiện bất khả kháng
Hợp đồng vô hiệu và cách xử lý
Khái niệm: Pháp luật hiện tại chưa có một định nghĩa cụ thể cho thuật ngữ
‘hợp đồng vô hiệu’ Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS 2015) có quy định “Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác” Hợp đồng là một trong những loại giao dịch dân sự bên cạnh các ‘hành vi pháp lý đơn phương’ nên ta có thể áp dụng điều luật này để diễn giải định nghĩa về hợp đồng vô hiệu Theo đó, hợp đồng vô hiệu là hợp đồng không đáp ứng một trong các điều kiện để hợp đồng có hiệu lực được quy định tại BLDS
Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với hợp đồng được xác lập
Chủ thể tham gia hợp đồng hoàn toàn tự nguyện
Mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội
CÁC TRƯỜNG HỢP HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU
Hợp đồng vô hiệu khi vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội
Hợp đồng có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì bị vô hiệu Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.
Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu trong trường hợp này là không bị hạn chế.
Hợp đồng vô hiệu do giả tạo
Giao dịch dân sự giả tạo được hiểu là: Khi các bên xác lập hợp đồng một cách giả tạo nhằm che giấu một hợp đồng khác thì hợp đòng đó là giả tạo và bị tuyên vô hiệu, còn hợp đồng bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp hợp đồng đó cũng bị vô hiệu theo quy định của Bộ luật dân sự hoặc luật khác có liên quan.
Như vậy, có hai trường hợp hợp đồng bị coi là giả tạo khi hợp đồng xác lập nhằm mục địch che giấu một hợp đồng khác hoặc trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba.
Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu trong trường hợp này là không bị hạn chế.
Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện
Trường hợp này hợp đồng vô hiệu do vi phạm về chủ thể tham gia hợp đồng, cụ thể, các chủ thể được liệt kê ở trên không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ phù hợp theo hợp đồng được ký kết.
Khi hợp đồng do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố hợp đồng đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật hợp đồng này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý, trừ trường hợp:
Hợp đồng của người chưa đủ 06 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó;
Hợp đồng chỉ làm phát sịnh quyền hoăc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự với người đã xác lập, thực hiện hợp đồng với họ;
Giao dịch dân sự được người xác lập giao dịch thừa nhận hiệu lực sau khi đã thành niên hoặc sau khi khôi phục năng lực hành vi dân sự.
Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu trong trường hợp này là
02 năm, kể từ ngày người đại diện của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự biết hoặc phải biết người được đại diện tự mình xác lập, thực hiện hợp đồng;
Hợp đồng vô hiệu do bị nhầm lẫn
Hợp đồng bị nhầm lẫn là trường hợp hợp đồng đó được xác lập khi có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên không đạt được mục đích của việc xác lập hợp đồng.
Khi phát hiện hợp đồng bị nhầm lẫn thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng đó vô hiệu trừ trường hợp: Mục đích xác lập hợp đồng của các bên đã đạt được hoặc các bên có thể khắc phục ngay được sự nhầm lẫn làm cho mục đích của việc xác lập hợp đồng vẫn đạt được.
Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu trong trường hợp này là 02 năm, kể từ ngày người bị nhầm lẫn, bị lừa dối biết hoặc phải biết hợp đồng được xác lập do bị nhầm lẫn, do bị lừa dối;
Hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép
Khi một bên tham gia hợp đồng do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên hợp đồng đó là vô hiệu.
Lừa dối trong hợp đồng là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập hợp đồng đó. Đe dọa, cưỡng ép trong hợp đồng là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện hợp đồng nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình
Trường hợp hợp đồng vô hiệu này là vi phạm điều kiện chủ thể tham gia hợp đồng phải hoàn toàn tự nguyện.
Một số hạn chế trong quy định của pháp luật về hợp đồng kinh doanh thương mại và phương hướng hoàn thiện
Một số hạn chế trong quy định của pháp luật về hợp đồng kinh doanh thương mại
2.1 Một số hạn chế trong quy định của pháp luật về hợp đồng kinh doanh thương mại
Quy định của pháp luật về hợp đồng thương mại ở Viê ˆt Nam còn tồn tại mô ˆt số nhược điểm cơ bản sau:
Thứ nhất: Nhiều quy định trùng lặp giữa Luật Thương Mại 2005 và Bộ Luật Dân Sự như quy định về hợp đồng mua bán, hợp đồng dịch vụ, hợp đồng gia công… Riêng quy định về hợp đồng mua bán trong Luật Thương Mại trùng đến 80% quy định về hợp đồng mua bán trong Bộ Luật Dân Sự Điều này tạo ra sự chồng chéo không cần thiết trong hệ thống pháp luật và dường như làm phức tạp hơn vấn đề áp dụng luật cho các quan hệ tư.
Thứ hai: Một số quy định không rõ ràng giữa Luật Thương Mại 2005 và Bộ Luật Dân Sự dẫn đến khó khăn trong thực tiễn áp dụng pháp luâ ˆt.
Quy định khác nhau về chế tài bồi thường thiệt hại giữa Bộ Luật Dân Sự và
Hiện nay Bộ Luật Dân Sự quy định về nguyên tắc bồi thường thiệt hại và các quy định cụ thể về bồi thường thiệt hại khi có hành vi vi phạm nghĩa vụ là cho phép các bên thỏa thuận về mức bồi thường, nếu không có thỏa thuận về mức bồi thường thì thiệt hại được bồi thường là thiệt hại thực tế phát sinh từ hành vi vi phạm Trong khi đó, Luật Thương Mại 2005 quy định thiệt hại được bồi thường là thiệt hại thực tế, trực tiếp phát sinh từ hành vi vi phạm.
Sự không thống nhất giữa hai văn bản luật nêu trên sẽ dẫn đến trường hợp tranh chấp không thể giải quyết được trên thực tiễn
Quy định của Luật TM 2005 về xác định chất lượng của hàng hóa khi các bên không có thỏa thuận trong hợp đồng chưa rõ ràng. Điều 39 Luật Thương Mại 2005 đưa ra những quy định chung chung để xác định chất lượng của hàng hóa tài sản khi các bên không có thỏa thuận trong hợp đồng Với những cụm từ như: mục đích sử dụng thông thường, cách thức thích hợp, cách thức bảo quản thông thường sẽ gây khó khăn trong việc xác định chất lượng của hàng hóa và giải quyết tranh chấp về chất lượng hàng hóa khi các bên không có thỏa thuận trong hợp đồng.
Bộ Luật Dân Sự năm 2015 đã khắc phục những nhược điểm về kỹ thuật lập pháp của Luật Thương Mại 2005 khi quy định về việc xác định chất lượng hàng hóa trong trường hợp các bên không có thỏa thuận trong hợp đồng mua bán tài sản Theo đó, chất lượng của tài sản mua bán được xác định theo tiêu chuẩn về chất lượng của tài sản đã được công bố, quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc theo tiêu chuẩn ngành nghề hoặc được xác định theo tiêu chuẩn thông thường hoặc theo tiêu chuẩn riêng phù hợp với mục đích giao kết hợp đồng và theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Thứ ba: Mô ˆt số quy định của Luật Thương Mại 2005 chưa phù hợp với bản chất của hoạt đô ˆng thương mại
Mô ˆt là: Khái niê ˆm thương nhân tại Điều 6, Điều 7 Luật Thương Mại 2005 chưa hợp lý.
Khái niê ˆm thương nhân được quy định tại Điều 6, Điều 7 Luật Thương Mại
2005 là các tổ chức kinh tế, cá nhân hoạt đô ˆng thương mại mô ˆt cách đô ˆc lâ ˆp, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh Thương nhân có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luâ ˆt Trường hợp chưa đăng ký kinh doanh, thương nhân vẫn phải chịu trách nhiê ˆm về mọi hoạt đô ˆng của mình theo quy định của Luâ ˆt này và quy định khác của pháp luâ ˆt.
Khái niê ˆm thương nhân của Luật Thương Mại 2005 chưa hợp lý vì lý do:
Luật Thương Mại 2005 không bao quát được giao dịch hợp đồng thương mại của các cá tổ chức, cá nhân có hoạt đô ˆng thương mại nhưng không thực hiê ˆn nghĩa vụ đăng ký kinh doanh Quy định của Luật Thương Mại 2005 đã không phản ánh được bản chất của hoạt đô ˆng thương mại là có hoạt đô ˆng sinh lợi thường xuyên Ngoài ra, hai quy định của Luật Thương Mại 2005 có sự mâu thuẫn: Theo Điều 6, môˆt trong những điều kiê ˆn trở thành thương nhân là phải đăng ký kinh doanh Tuy nhiên Điều 7 quy định: Trường hợp chưa đăng ký kinh doanh, thương nhân vẫn phải chịu trách nhiê ˆm về mọi hoạt đô ˆng của mình theo quy định của Luâ ˆt này và quy định khác của pháp luâ ˆt là không có logic. Bởi lẽ, khi chưa đăng ký kinh doanh thì tổ chức, cá nhân thực hiê ˆn hoạt đô ˆng thương mại chưa được coi là thương nhân Phải chăng, quy định tại Điều 7
Luật Thương Mại 2005 hướng sự điều chỉnh tới các “thương nhân” thực tế là những thương nhân có hoạt đô ˆng thương mại đô ˆc lâ ˆp, thường xuyên nhưng chưa thực hiê ˆn nghĩa vụ đăng ký kinh doanh?
Hai là: Tên gọi và nô ˆi hàm khái niê ˆm hợp đồng quyền chọn, hợp đồng kỳ hạn chưa chính xác
Khái niê ˆm hợp đồng kỳ hạn chỉ những hợp đồng mua bán hàng hóa trong tương lai được giao dịch bên ngoài Sở giao dịch; khái niê ˆm hợp đồng tương lai chỉ những hợp đồng mua bán hàng hóa tương lai qua Sở giao dịch hàng hóa.
Do vâ ˆy, Luật Thương Mại 2005 quy định hợp đồng kỳ hạn là môˆt trong hai loại hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa (cùng với hợp đồng quyền chọn) là không thực sự chính xác về tên gọi và có thể gây nhầm lẫn Mă ˆt khác, khái niê ˆm hợp đồng quyền chọn chưa ghi nhâ ˆn hoạt đô ˆng đầu tư tài chính mua đi bán lại các hợp đồng đã được thiết lâ ˆp nhằm mục đích thu lợi nhuâ ˆn hưởng chênh lê ˆch giá hợp đồng được mua đi bán lại.
Ba là: Pháp luâ ˆt trong lĩnh vực thương mại chưa dự liê ˆu đầy đủ quy định để điều chỉnh các giao dịch hợp đồng thương mại:
Pháp luâ ˆt chưa có quy định về bên mua doanh nghiê ˆp trong hợp đồng mua bán doanh nghiê ˆp (đối với các thương vụ mua bán doanh nghiê ˆp không phải là doanh nghiê ˆp 100% vốn nhà nước, không phải là doanh nghiê ˆp trong lĩnh vực đă ˆc thù) Trường hợp mua doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 4 Nghị định 128/2014/NĐ- CP ngày 31/12/2014 về bán, giao và chuyển giao doanh nghiê ˆp 100% vốn nhà nước thì đã quy định về đối tượng có quyền mua doanh nghiệp Với quy định tại Nghị định trên thì đối tượng có quyền mua doanh nghiệp đã được xác định rõ ràng Theo đó, một số đối tượng không có quyền mua doanh nghiệp hoặc chỉ được mua một phần doanh nghiệp theo các cam kết quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh nhằm để đảm bảo sự bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh trên thương trường và phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong từng giai đoạn cụ thể Tuy nhiên, trừ các doanh nghiê ˆp 100% vốn nhà nước, doanh nghiê ˆp kinh doanh trong mô ˆt số lĩnh vực đă ˆc thù (ví dụ như trong lĩnh vực tín dụng), pháp luật chưa có quy định cụ thể về đối tượng nào được quyền mua doanh nghiệp Vì vậy, một câu hỏi được đặt ra là: Những đối tượng không được quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định tại Luâ ˆt Doanh nghiê ˆp có quyền mua doanh nghiệp không? Từ đó dẫn đến các quan điểm khác nhau và có thể dẫn đến rủi ro pháp lý trong hoạt đô ˆng mua bán doanh nghiê ˆp. Pháp luâ ˆt chưa có quy định cụ thể về hình thức của hợp đồng mua bán doanh nghiê ˆp không phải là doanh nghiê ˆp 100% vốn nhà nước, không phải là doanh nghiê ˆp trong lĩnh vực đă ˆc thù là bằng văn bản hay các hình thức pháp lý khác có giá trị tương đương văn bản.
Phương hướng hoàn thiện các quy định của PL về HĐKDTM
Sửa đổi khái niệm về thương nhân theo hướng xác định thương nhân là chủ thể hoạt động thương mại hợp pháp thường xuyên, đô ˆc lâ ˆp nhằm mục đích sinh lời. Giải pháp để hoàn thiê ˆn khái niê ˆm thương nhân và hoàn thiê ˆn Luật Thương
Mại 2005 là sửa lại khái niê ˆm thương nhân là các tổ chức, cá nhân thực hiê ˆn hoạt đô ˆng thương mại đô ˆc lâ ˆp, thường xuyên; thương nhân sẽ bao gồm hai loại thương nhân đăng ký kinh doanh và thương nhân thực tế (không đăng ký kinh doanh nhưng thực hiê ˆn hoạt đô ˆng thương mại đô ˆc lâ ˆp, thường xuyên trên thị trường) Thương gia do đăng ký vào danh bạ thương mại theo Điều 2 và Điều 3 Bô N luâ Nt Thương mại Thương gia theo nhóm này có nghĩa vụ phải đăng ký vào danh bạ thương mại.
Bổ sung quy định của Luật Thương Mại 2005 hướng dẫn cụ thể về cách thức xác định chất lượng hàng hóa khi các bên không có thỏa thuâ ˆn trong hợp đồng mua bán hàng hóa.
Luật Thương Mại 2005 cần được sửa đổi theo hướng quy định cụ thể hơn về cách thức xác định chất lượng hàng hóa trong trường hợp các bên không có thỏa thuâ ˆn về chất lượng hàng hóa trong hợp đồng; hoă ˆc không quy định về cách thức xác định chất lượng hàng hóa trong trường hợp các bên không có thỏa thuâ ˆn trong hợp đồng mà mă ˆc nhiên áp dụng quy định của Bộ Luật Dân
Sửa đổi các quy định về chế tài thương mại Đối với chế tài bồi thường thiệt hại, nên sửa đổi theo hướng cho phép các bên trong hợp đồng được thỏa thuận về số tiền bồi thường thiệt hại Đối với quyền yêu cầu đòi tiền lãi trên số tiền chậm thanh toán sửa đổi theo hướng các bên có quyền thỏa thuận nhưng không vượt quá mức lãi suất được quy định trong Bộ Luật Dân Sự.
Sửa đổi tên gọi và bổ sung nô ˆi hàm khái niê ˆm hợp đồng quyền chọn, hợp đồng kỳ hạn.
Luật Thương Mại 2005 cần sửa theo hướng: Đăˆt lại tên hợp đồng là hợp đồng tương lai; quy định rõ hơn về nô ˆi hàm của các hợp đồng quyền chọn theo đó các bên mua quyền chọn có thể thực hiê ˆn hợp đồng hoă ˆc có quyền kinh doanh hợp đồng (mua bán hợp đồng quyền chọn) đầu cơ về giá hàng hóa nhằm tìm kiếm lợi nhuâ ˆn Như vâ ˆy, sẽ khuyến khích nhiều nhà đầu tư dùng hợp đồng tương lai để tìm kiếm lợi nhuâ ˆn, kể cả nhà đầu tư có hay không có nhu cầu thực về hàng hóa, qua đó mang lại cơ hô ˆi đầu tư cho nhiều chủ thể tiềm năng.
Sửa đổi phù hợp với quy định của Công ước Viên năm 1980 mà Viê ˆt Nam đã tham gia.
Về cơ bản, các quy định của Luật Thương Mại 2005 là tương thích, phù hợp với quy định của Công ước Viên năm 1980 vì trong quá trình xây dựng Luật
Thương Mại 2005, Viê ˆt Nam đã tham khảo quy định của Công ước Viên Đó là mô ˆt xu thế tất yếu khi xây dựng pháp luâ ˆt của quốc gia đă ˆt trong bối cảnh hô ˆi nhâ ˆp kinh tế quốc tế Tuy nhiên, hiê ˆn nay Viê ˆt Nam đã là thành viên của Công ước Viên thì phạm vi tác đô ˆng của Công ước này sẽ ảnh hưởng trực tiếp hơn đến các hoạt đô ˆng mua bán hàng hóa quốc tế mà Viê ˆt Nam tham gia Theo đó, về cơ bản Luật Thương Mại 2005 cần sửa đổi các nôˆi dung sau: Quy định rõ hơn về các tiêu chí nhâ ˆn diê ˆn vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng mua bán hàng hóa; quy định chi tiết hơn về cách tính tiền bồi thường thiê ˆt hại hợp đồng; bổ sung thêm trường hợp miễn trách nhiê ˆm đối với hành vi vi phạm do lỗi của bên thứ ba; bổ sung quy định về nghĩa vụ bảo quản hàng hóa của các bên trong trường hợp có tranh chấp; quy định về thời hạn kiểm tra hàng hóa và thông báo về sự không phù hợp của hàng hóa.
Hoàn thiện quy định của các văn bản pháp luâ ˆt trong lĩnh vực thương mại có liên quan về hợp đồng thương mại.
Bổ sung những quy định cụ thể về giao kết hợp đồng điê ˆn tử: khái niê ˆm đề nghị giao kết hợp đồng điê ˆn tử, về thời hạn hiê ˆu lực của đề nghị giao kết hợp đồng điê ˆn tử, về thời hạn hiê ˆu lực của đề nghị giao kết hợp đồng điê ˆn tử…, bổ sung quy định về chủ thể hợp đồng mua bán doanh nghiê ˆp, hình thức hợp đồng mua bán doanh nghiê ˆp đối với các thương vụ mua bán doanh nghiê ˆp không phải là doanh nghiê ˆp 100% vốn nhà nước, không phải là doanh nghiê ˆp trong lĩnh vực đă ˆc thù.
Cần bổ sung những quy định mới để điều chỉnh quan hệ hợp đồng thương mại,đặc biệt là đối với hợp đồng thương mại có yếu tố nước ngoài.