1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Phát triển chương trình tiếng Anh chuyên ngành đáp ứng chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo đại học ngành Du lịch

185 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

BÁO CÁO TỎNG KÉT

ĐÈ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CAP TRUONG

PHAT TRIEN CHUONG TRINH TIENG ANH CHUYEN NGANH DAP UNG CHUAN ĐÁNH GIA CHAT LUQNG CHUONG TRÌNH

DAO TAO DAI HOC NGANH DU LICH Mã số: MHN 2021-03.27

Chủ nhiệm đề tài: Phạm Diệu Ly

Hà Nội, tháng 6/2022

P2 Q2 xà USMY

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỌI —==eel

000 -BAO CAO TONG KET

DE TAI NGHIEN CUU KHOA HQC VA CONG NGHE CAP TRUONG

PHAT TRIEN CHUONG TRINH TIENG ANH CHUYEN NGANH ĐÁP UNG CHUAN ĐÁNH GIÁ CHAT LƯỢNG CHUONG

TRINH DAO TAO DAI HQC NGANH DU LICH Mã số: MHN 2021-03.27

Trưởng Khoa Du lịch Chủ nhiệm đề tài

Hà Nội, tháng 6/2022

Trang 3

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

1.4 Phương pháp nghiên cứu

1.4.1 Phương pháp hồi cứu tả 1.4.2 Phương pháp so sánh, đối chiếu 1.4.3 Phương pháp phân tích và tổng hợp

1.5 Nội dung nghiên cứu1.6 Phạm vi nghiên cứu

1.7 Cấu trúc của đề tài PHAN NỘI DUNG

CHUONG 1

CƠ SỞ LY LUẬN VE CHƯƠNG TRÌNH VA PHÁT TRIEN CHƯƠNG TRÌNH 1.1 Cơ sở lý luận về chương trình

1.1.1 Khái niệm về chương trình

1.1.2 Khái niệm chương trình đào tạo và chương trình dạy học 1.1.3 Vai trò của các "Hành tố trong chương trình

1.2 Cơ sở lý lì

1.2.1 Khái niệm phát triển chương trình

1.2.2 Tầm quan trọng phát triển chương trình 1.2.3 Cách tiếp cận trong việc phát triển chương trình 1.2.4 Chu trình phát triển chương trình

1.2.5 Phân tích các bước trong chu trình phát triên chương trình

1.2.5.1 Phân tích bối cảnh và nhu cầu dao tạo

1.2.5.2 Xác định mục tiêu chung và mục tiêu cụ thị

1.2.5.3 Thiết kế chương trình dạy học

CHƯƠNG 2

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ DAP UNG CHUAN ĐÁNH GIÁ CHAT LƯỢNG CHUONG TRINH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CUA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CUA CHUONG TRÌNH TIENG ANH CHUYEN NGANH DU LICH

2.1 Giới thiệu chương trình tiếng Anh chuyên ngành Du lich

2.2 Mục đích, quy trình tự đánh giá, phương pháp và công cụ đánh gi

Trang 4

2.2.1 Mục đích tự đánh giá2.2.2 Quy trình tự đánh giá 2.2.3 Phương pháp và công cụ tự đánh gi

2.3 Phân tích kết quả tự đánh giá

2.3.1 Mục tiêu và chuân đầu ra của Chương trình

2.3.2 Bản mô tả chương trình đào tạo.

2.3.4 Phương pháp tiếp cận trong dạy và học 2.3.5 Đánh giá kết quả học tậ

2.4 Tổng hợp kết quả đánh giá mức độ đáp ứng

CHƯƠNG 3 61 DE XUAT GIAI PHAP PHAT TRIEN CHUONG TRINH TIENG ANH CHUYEN

NGANH ĐÁP UNG CHUAN ĐÁNH GIA CHAT LUGNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NGÀNH DU LICH

3.1 Nhóm giải pháp I- Chỉnh sửa và bô sung ban mô tả chương trình dao tạo theo

hướng chỉ tiết, đầy đủ hơn 61 3.1.1 Mục tiêu chương trình dao tao cần được xác định rõ ràng hơn đê có thê đo

của sinh vién

lường và đánh giá

3.1.2 Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo cân được điêu chỉnh chi tiệt hơn với ma trận thể hiện các chuẩn đầu ra cụ thể có thể đo lường đánh giá được; chuẩn

đầu ra cho từng học pha cần được bổ l1 cm 3.1.2.1.Chuẩn đầu ra đối với chương trình - eee 3.1.2.2 Chuẩn đầu ra đối với từng học phần cụ t

3.2 Nhóm giải pháp 2 - Ra soát, chỉnh sửa và cập nhật đề cương học phan và dé

2.1 Đối với Bộ GD & DT.

2.2 Đối với Trường Đại học Mở Hà Nội

2.3 Đôi với Khoa Du lịch, Trường Dai học Mở Hà Ni

2.4 Đối với đội ngũ giảng viên 2ó 22 2 22 22v 22 2221 21x xe TÀI LIEU THAM KHAO

PHU LUC

Trang 5

MỤC LỤC SƠ ĐÒ

Sơ đồ 1: Chương trình đào tạo và chương trình dạy học ‹‹-+-+- 9 Sơ đồ 2: Các thành tố của chương THAN dạ) HOC s:acozcnvesicosx6á01402566244500546685 g0 10 Sơ đồ 3: Chu trình phat triển chương trình dạy học - - 5-55: s+-s5s2 17

MỤC LUC BIEU BO

Biểu dé 1: Mức độ hai lòng của sinh viên K26 và K27 về phương pháp giảng dạy và phương pháp kiểm tra đánh giá giai đoạn 2018 — 2021

Biểu đồ 2: Mức độ hài lòng của sinh viên K26 và K27 về nội dung các học phần giai

MỤC LUC BANG BIEU

Bang 1: Bang so sánh chương trình định hướng nội dung và chương trình định hướng

phát triển năng lực

Bảng 2 Mức độ đáp ứng yêu câu theo quy định của Thông tư 04/2016/TT-BGDĐT 26

Bảng 3: Cấu trúc đề cương học phan giai đoạn 2018 — 2021

Bang 4: Bảng đối chiếu CDR của Chương trình và tóm tắt nội dung các học phan theo đề cương năm 2021

Bang 5: Tiến trình đào tạo Chương trình Tiếng Anh chuyên ngành du lịch 39 Bang 6: Bang tóm tắt nội dung các học phan theo đề cương năm 2021 - 45 Bảng 7: Bảng thể hiện mối quan hệ giữa phương pháp kiểm tra đánh giá và mục tiêu của học phần

Bang 8: Bang tổng hợp mức độ đáp ứng các Tiêu chuẩn, Bang 9: Bang tổng hợp kết quả đánh giá Chương trình

Bảng 10: So sánh mục tiêu chung của Chương trình hiện hành và bản đề xuất chỉnh

Sửa

Trang 6

Bảng 12: Đề xuất CĐR của Chương trình

Bang 13: Đề xuất CDR đối với từng học phan cụ thể - : -¿:¿-:c 55:22: s271 Bang 14: Ma trận tương thích giữa CDR học phần với CDR CTĐT 72 Bang 15: Đối chiếu CDR các học phần với Khung NLNN VN 74

Trang 7

DANH MỤC CHỮ VIET TAT

CDR Chuan dau ra

CTDH Chương trình dạy học

CDIO Conceive - Design - Implement — Operate

Hình thành ý tưởng - Thiết kế ý tưởng - Thực hiện - Van

CLO Chuẩn đầu ra học phần

CTĐT Chương trình đào tạoĐH Đại học

HP Học phần

GD&ĐT Giáo dục va dao taoKN Ky nang

KT-DG Kiểm tra, đánh giá

KT&QLCL Khảo thí và quản lý chất lượng KT Kiến thức

LT Lý thuyết

NLNN VN Năng lực ngoại ngữ của Việt NamNLTC Năng lực tự chủ

PET I Học phan Tiếng Anh chuyên ngành du lịch 1 PET2 Học phan Tiếng Anh chuyên ngành du lịch 2 PET3 Học phan Tiếng Anh chuyên ngành du lịch 3 PET4 Học phần Tiếng Anh chuyên ngành du lịch 4

Trang 8

PETS Hoc phan Tiéng Anh chuyén nganh du lich 5 PLO Chuẩn đầu ra chương trình đào tao

QTDVDL &LH Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

QTLH & HDDL Quản trị lữ hành và hướng dẫn du lịch

SETI Học phan Tiếng Anh chuyên ngành hướng dẫn du lich 1 SET 2 Học phần Tiếng Anh chuyên ngành hướng dẫn du lịch 2 SHT Học phần Tiếng Anh chuyên ngành khách sạn

Trang 9

PHAN MO DAU

1.1 Tinh cấp thiết của đề tài

Phát triển chương trình là quá trình liên tục làm hoàn thiện chương trình đào tạo Nó không giống như “xây dựng”, “thiết kế” hay “biên soạn” chương trình vì “phát triển” bao hàm cả sự thay đôi, bô sung liên tục Phát triển là một chu trình mà điểm kết thúc sẽ lại là điểm khởi đầu, kết quả là một chương trình đào tạo mới và ngày càng tốt hơn nữa Các khái niệm khác chỉ có ý nghĩa là một quá trình và kết quả dừng lại khi ta có một chương trình mới Như vậy, việc phát triển chương trình rất có ý nghĩa vì nó thể hiện rõ nhất việc kế thừa các yếu tố cũ và cập nhật các yếu tố mới trong việc cải tiến chương trình, đảm bao cho sự phát triển bền vững của một cơ sở giáo dục đại học.

Phát triển chương trình đáp ứng chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo đại học là cần thiết vì các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng sẽ là kim chỉ nam định hướng cho các bước của chu trình phát triển chương trình Các tiêu chuẩn đánh giá sẽ giúp cung cấp các tiêu chí đánh giá và lượng hóa được các nội dung cần giảng dạy sao cho bám sát được nhu cầu của xã hội Vì vậy, chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo đại học vừa là mục tiêu cũng là động lực để các trường cải tiến hoạt động đào tạo của mình.

Trong những năm gần đây, các trường đại học ở Việt Nam đã và đang chú trọng tới công tác phát triển chương trình đáp ứng chuẩn Mặc dù vậy, chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 201 1-2020 đã chi ra một số tồn tại của lĩnh vực này như: “nội dung chương trình, phương pháp day và học, công tác thi, kiểm tra, đánh giá chậm được đổi mới Nội dung chương trình còn nặng về lý thuyết nhà trường chưa gắn chặt với đời sống kinh tế, xã hội; chưa chuyển mạnh sang đào tao theo nhu câu xã hội; chưa chú trọng giáo dục kỹ năng sống, phát huy tính sáng tạo, năng lực thực hành của học sinh, sinh viên” (Chính phủ, 2011) Nói cách khác, chương trình dao tạo “không theo kip sự phát triển, chưa đáp ứng được yêu câu của xã hội ” hay “chưa đáp ng được chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tao đại hoc.” (Nguyễn Thị Bình, 201 1).

Một trong những nguyên nhân của những tồn tại này là do nhiều trường quan điểm chương trình như một công thức bat biến nên dù yêu cầu xã hội đã thay đổi nhưng chương, trình chưa kịp cập nhật và thay đổi cho phù hợp Ngoài ra, cách tiếp cận theo nội dung và tiếp cận mục tiêu đã thể hiện nhiều nhược điểm, lạc hậu và không còn phù hợp trong tình hình mới hiện nay Vì vậy, mặc dù các tiêu chí đánh giá hat lượng chương trình đào tao

Trang 10

đại học đã được đưa ra từ năm 2016 trong Thông tư số 04/2016/TT-BGDĐT nhằm định hướng các trường trong công tác phát triển chương trình nhưng không phải trường nào cũng kịp thay đổi để đáp ứng các tiêu chí đánh giá này.

Tại khoa Du lịch — Trường Đại học Mở Hà Nội, chương trình tiếng Anh hiện đang áp dụng là chương trình tiếng Anh chuyên ngành Du lịch Đây là chương trình thí điểm từ

năm 2016 và áp dụng chính thức cho sinh viên sinh viên chuyên ngành Quản trị dịch vụdu lịch và lữ hành từ năm 2018 Qua hơn 4 năm áp dụng với sinh viên chuyên ngành Quản

trị dịch vụ du lịch và lữ hành, chương trình đã giúp cung cấp cho sinh viên kiến thức và kỹ năng ngôn ngữ chuyên ngành nhằm xử lý hầu hết các tình huống đặc trưng trong ngành Du lịch, góp phần tạo sự tự tin cho sinh viên khi hòa nhập vảo thị trường Du lịch quốc tế Tuy nhiên, từ khi áp dụng, chương trình chưa được đánh giá tổng thẻ Vì vậy, đã đến lúc cần nhìn lại mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy và học cũng như các phương thức kiểm tra, đánh giá xem có đáp ứng được chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo đại học

hay không.

Tir những khoảng trống còn bỏ ngỏ trong công tác phát triển chương trình của các trường và thực tiễn tình hình phát triển chương trình tiếng Anh của khoa Du lịch đã giúp nhóm nghiên cứu chọn dé tài với chủ đề “PHÁT TRIEN CHƯƠNG TRÌNH TIENG ANH CHUYÊN NGANH ĐÁP UNG CHUAN DANH GIÁ CHAT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NGÀNH DU LỊCH”.

1.2 Tình hình nghiên cứu cúa dé tài

1.2.1 Ngoài nước

Phát triển chương trình là một lĩnh vực có bề dày lịch sử hàng trăm năm, được đầu tư nghiên cứu tỉ mi và là công việc thường xuyên đối với các trường đại học tiên tiền trên thé giới nhằm bắt kịp các xu hướng giáo dục của thời đại.

Đặt nền móng cho cơ sở lý luận về phát triển chương trình phải kể đến công trình của Ralph Tyler (1949) trong cuốn “Quy tắc cơ bản và hướng dẫn phát triển chương trình” đã hướng dẫn trả lời 4 câu hỏi: Mục tiêu dao tạo là gi? Làm thế nao dé giúp các trải nghiệm học tập đạt được mục tiêu? Tổ chức các trải nghiệm học tập như thế nào để hiệu quả? Làm thế nào để đánh giá được các trải nghiệm học tập? Cuốn sách này đã giúp các cơ sở giáo dục bắt đầu tiếp cận với việc phát triển chương trình Những quy tắc cơ bản của Tyler đã được phổ biến trong hơn 30 năm và dù đã có nhiều cách tiếp cận mới hiện nay thì công

Trang 11

trình của Tyler vẫn được ghi nhận là một trong những công trình nghiên cứu đầu tiên về chủ dé này.

Hơn 10 năm sau, Jerome Bruner (1960), một trong những nhà tâm lý học giáo dục nổi tiếng và có ảnh hưởng nhất thế kỷ XX đã cho ra đời cuốn sách “Tiến trình giáo dục” ghi dấu mốc cho sự phát sinh một loạt các chương trình giáo dục và thực nghiệm những năm 1960 Cuốn sách này coi tâm lý là một trong những cơ sở quan trọng khi phát triển chương trình và cho rằng chương trình phải được thiết kế sát với nguyện vọng, đáp ứng được yêu

cầu người học, xã hội và phải thỏa mãn được đối tượng người học Đây là nền móng quan

trọng cho việc xây dựng các chương trình giáo dục hiện đại lấy người học làm trung tâm Sau này các công trình nghiên cứu như: “Chương trình: những van dé lý luận và thực tiễn” của Kelly A.V (1977), “Xây dựng chương trình: Từ lý luận đến thực tiễn” của 3 tác

giả Tanner, Daniel và Laurel (1995) đã nghiên cứu toàn diện lý luận của xây dựng và phát

triển chương trình, từ triết lý, mục đích xây dựng chương trình đến quá trình thiết kế, thực thi, đánh giá chương trình, góp phần vẽ nên bức tranh toàn cảnh cho việc phát triển chương,

Ké từ năm 2004, khi bộ tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng chung AUN-QA (ASEAN Unviersity Network — Quality Assuarance) được ban hành giữa các nước ASEAN nhằm đảm bảo chất lượng của các chương trình đào tạo, việc nghiên cứu về phát triển chương trình từ đó cũng đi kèm với việc phải đáp ứng các tiêu chuẩn và tiêu chí của bộ tiêu chuẩn AUN-QA Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu về phát triển chương trình đáp ứng chuẩn đánh giá nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu về phát triển một chương trình ngoại ngữ chuyên ngành đáp ứng chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo đại học

ngành Du lịch.1.2.2 Trong nước

Tại Việt nam chưa có nhiều cuốn sách viết về phát triển chương trình đào tạo Các nghiên cứu về chương trình chủ yếu được viết dưới đạng tài liệu tập huấn, tài liệu tham khảo và các bài báo chuyên ngành khoa học giáo dục Hai tác giả Lâm Quang Thiệp và Lê Viết Khuyến đã có nhiều bài viết về chương trình đảo tạo, thiết kế, phát triển chương trình dao tạo và đổi mới phương thức quản lý nhà nước về chương trình, nội dung đào tạo đại học.

Giai đoạn những năm 2011-2014 chứng kiến nhiều khởi sắc trong nghiên cứu về phát triển chương trình Tiến sỹ Trần Hữu Hoan (2011) đã tổng hợp cơ sở, cách tiếp cận, nguyên tắc, mô hình phát triển chương trình trong tập bài giảng dành cho học viên khóa

Trang 12

đào tạo chuyên ngành quản lý giáo dục với tiêu đề “Phát triển chương trình giáo dục” Công trình này cung cấp kiến thức cơ sở cho những người mong muốn nghiên cứu sâu chủ đề nay Các tác giả Trần Đức Khánh, Nguyễn Đức Chính, Nguyễn Thanh Son (2014) cũng có nhiều nghiên cứu về cách tiếp cận trong phát triển chương trình.

Tác giả Phạm Thị Huyền (2011) trong bài viết '°Xây dựng chương trình đại học theo định hướng mới nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội” đăng trong Hội thảo toàn quốc Giáo dục học Việt Nam — Hội nhập Quốc tế va tác giả Nguyễn Vũ Bích Hiền (2012) trong bài viết “Các xu hướng phát triển chương trình đảo tạo theo quan điểm lấy người học làm trung tâm” đăng trong Tạp chí Khoa học số 57 đã ủng hộ quan điểm tiếp cận phát triển chương trình dao tạo theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội Quan điểm này ủng hộ cách tiếp cận “dao tạo theo nhu cầu xã hội” tức là lấy người học làm trung tâm tâm và chuân đầu ra là kim chỉ nam cho việc phát triển chương trình.

Năm 2016, khi Bộ giáo dục ban hành thông tư 04/2016/TT-BGDĐT trong đó quy

định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, các chương trình đào tạo cũng phải đáp ứng những yêu cầu của quy định này trong quá trình kiểm định va phát triển Tác giả Phạm Xuân Thanh trong bài “Kiểm định chất lượng giáo dục đại học” đăng trong tạp chí Giáo dục, số I 15, tháng 6/2005 đã chỉ ra tầm rằng việc kiểm định chất lượng giáo dục đại học là một công cụ hữu hiệu của nhiều nước trên thế giới dé duy trì các chuẩn mực chất lượng giáo duc đại học và không ngừng nang cao chất lượng dạy và học Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu và bài viết về phát triển chương trình đáp ứng chuẩn nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu về phát triển một chương trình ngoại ngữ chuyên ngành đáp ứng chuẩn đánh giá chất lượng chương trình dao tạo đại học ngành Du lịch Điều này là cơ sở khoa học để nhóm nghiên cứu đi sâu vào nhánh nghiên cứu này nhằm tìm ra một bộ giải pháp phát triển chương trình tiếng Anh chuyên ngảnh Du lịch đáp ứng chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đại học.

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hóa được các vấn đề lý luận về phát triển chương trình và phát triển chương

- Đánh giá mức độ đáp ứng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo đại học của Bộ giáo dục và đào tạo của chương trình tiếng Anh chuyên ngành Du lịch;

Trang 13

- Đề xuất được các giải pháp phát triển chương trình tiếng Anh đáp ứng chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo đại học ngành Du lịch.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

1.4.1 Phương pháp hôi cứu tài liệu

Tổng quan tài liệu trong và ngoài nước về các nội dung liên quan đến chủ đề nghiên cứu giúp làm rõ những van đề lý luận và thực tiễn về chương trình, phát triển chương trình và tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo đại học, trên cơ sở đó xây dựng bộ giải pháp nhằm phát triển chương trình tiếng Anh chuyên ngành du lịch đáp ứng chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo đại học.

1.4.2 Phương pháp so sánh, đối chiếu

Việc so sánh, đối chiếu chương trình tiếng Anh chuyên ngành du lịch tại khoa Du lịch với các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong chương 2 nhằm đánh giá mức độ đáp ứng chuẩn của chương trình, từ đó tim ra những điểm tổn tai, là cơ sở cho việc đề xuất giải pháp trong chương 3.

1.4.3 Phương pháp phân tích và tổng hợp

Trong toàn bộ quá trình thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu tông hợp tất cả những dữ liệu thu thập, tiền hành phân tích, đánh giá mức độ đáp ứng chuẩn của chương trình, tong hợp các điểm tồn tại và đề xuất giải pháp.

1.5 Nội dung nghiên cứu

~ Phạm vi về đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu một số vấn đề lý luận về chương trình và phát triển chương trình.

~ Phạm vi về thời gian: Đề tài nghiên cứu, đánh giá chương trình tiếng Anh chuyên

ngành du lịch ngành QTDVDL & LH giai đoạn 2018-2021.

- Pham vi về không gian: Dé tài nghiên cứu việc phát triển chương trình Tiếng Anh chuyên ngành du lịch đáp ứng chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo đại học trong bối cảnh khoa Du lịch — Trường Đại học Mở Hà Nội.

1.6 Phạm vi nghiên cứu

- Pham vi về đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu một số van dé lý luận về chương trình và phát triển chương trình.

- Phạm vi về thời gian: Đề tải nghiên cứu, đánh giá chương trình tiếng Anh chuyên

ngành du lịch ngành QTDVDL & LH giai đoạn 2018-2021.

Trang 14

- Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu việc phát triển chương trình Tiếng Anh chuyên ngành du lịch đáp ứng chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo đại học trong bối cảnh khoa Du lịch — Trường Đại học Mở Hà Nội.

1.7 Cau trúc cúa dé tài

Bồ cục của đề tài bao gồm các phần chính như sau:

© Phan mo đầu ® Phan nội dung

- Chương 1: Cơ sở lý luận về chương trình và phát triển chương trình

- Chương 2: Đánh giá mức độ đáp ứng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo đại học của Bộ giáo dục và đảo tạo của chương trình tiếng Anh chuyên ngành

Du lịch.

- Chương 3: Giải pháp phát triển chương trình tiếng anh chuyên ngành đáp ứng chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo đại học ngành Du lịch.

¢ _ Kết luận và khuyến nghị

e Tài liệu tham khảo

e Phụ lục

Trang 15

PHAN NOI DUNG

CHUONG 1

CO SO LY LUAN VE CHUONG TRINH VA PHAT TRIEN CHUONG TRINH

1.1 Cơ sở lý luận về chương trình 1.1.1 Khái niệm về chương trình

Khái niệm chương trình trong tiếng Anh dịch là Curriculum Tuy nhiên, thuật ngữ này được nhiều nhà khoa học giáo dục dịch sang tiếng Việt là chương trình giáo dục,

chương trình đào tạo, chương trình dạy học, chương trình học, chương trình môn học hoặc đôi khi chi dịch là chong trinh Thuật ngữ này trong các nhà trường hay các tài liệu

tiếng Anh cũng được định nghĩa và giải thích theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào sự nhân mạnh ý nghĩa của từ này ở mức độ khác nhau Theo Portelli (1987), đã có hơn 120 định nghĩa về thuật ngữ này đã xuất hiện trong các tài liệu chuyên ngành về giáo dục Vì vậy việc định nghĩa về chương trình không phải là một việc đơn giản.

Có lẽ định nghĩa phô biến nhất cho thuật ngữ này xuất phát từ một từ gốc La tỉnh có nghĩa là “rường dua” (race course) Có thê hiéu, đối với người học thì chương trình học

trong nhà trường là một cuộc đua mà họ phải chạy và vượt qua các môn học như là các vật

can và rào chắn Theo thời gian, ý nghĩa của thuật ngữ chương trình được mở rộng tùy theo quan điểm về cách tiếp cận xây dựng chương trình, quan điểm về phương thức tổ chức triển khai các hoạt động trong chương trình và căn cứ vào nhu cầu thực tế của sự phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn.

Tác gia Hilda Taba (1962) định nghĩa chương trình học /a một ban ké hoạch học tập và 4 thành tố quan trọng của chương trình là: “yên bắ mục đích và mục tiêu cụ thể; lựa chọn và cầu trúc nội dung chương trình; các chiến lược giảng dạy; cách học phù hợp; và hệ thong danh gia két qua hoc taj

Con trong Tir dién gido duc cia Carter V Good (1973) chuong trinh duge miêu tả là “một nhóm có hệ thống và trình tự các môn học can phai co để được tốt nghiệp hoặc được chứng nhận hoàn thành một ngành học, lĩnh vực

Trang 16

học” Như vậy, từ góc độ các nhà nghiên cứu, chương trình được trọng tâm vào các thành

Tiếp cận từ góc độ quản lý, người thiết kế hay thực hiện chương trình, các tác giả lại quan tâm tới mục đích, mục tiêu và phương pháp để đạt mục đích, mục tiêu đó Tác giả 'White (1995) nhận định: “chương trình là một kế hoạch đào tạo phản ánh các mục tiêu giáo dục, đào tạo mà nhà trường theo đuổi Bản kế hoạch đó cho biết nội dung và phương pháp dạy và học cân thiết dé đạt được mục tiêu dé ra.”

Dưới góc độ rộng hơn với sự nhấn mạnh vào phát triển kỹ năng và các giá trị khác mà người học đạt được trong trường, Ronald C Doll (1996) thể hiện quan điểm: “Chương

trình học của nhà trường là nội dung giáo dục và các hoạt động chính thức và không chính

thức; quá trình triển khai nội dung hoạt động, thông qua đó người học thu nhận được kiến thức và sự hiểu biết, phát triển các kỹ năng, thái độ, tình cảm và các giá trị đạo đức dưới sự tổ chức của nhà trường ” Như vậy, việc quan niệm thé nào là chương trình không phải đơn thuần là vấn đề định nghĩa mà còn thé hiện quan điểm của mỗi người về giáo dục.

Có thể thấy, chương trình là một khái niệm động, được phát triển và mở rộng theo.

trình độ phát triển kinh tế - xã hội, của khoa học, kỹ thuật và công nghệ thông tin và chương, trình cần phải được quản lý, phát triển, cập nhật không ngừng đề đáp ứng yêu cầu thị trường lao động ở các giai đoạn phát triển khác nhau của xã hội.

1.1.2 Khálệm chương trình đào tạo và chương trình dạy học

Có lẽ vì tính phức tạp của thuật ngữ curriculum nên trong các tài liệu của Bộ giáo dục cũng,

giải thích rõ khái niệm và nội hàm các khái niệm để tránh sự nhằm lẫn Theo quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình dao tạo các trình độ của giáo dục đại học ban hành kèm theo Thông tư số 04/2016/TT-BGDĐT ngày 14 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng

Bộ Giáo dục và Đảo tạo:

- Chương trình đào tạo của một ngành học (Program) ở một trình độ cụ thể bao gồm: mục tiêu, chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ của người học cần đạt được sau khi tốt nghiệp; nội dung, phương pháp và hoạt động đào tạo; điều kiện cơ sở vật chất - kỹ thuật, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và các hoạt động học thuật của đơn vị được giao nhiệm vụ triển

khai đào tạo ngành học đó.

- Chương trình dạy học (Curriculum) của một chương trình đào tạo ở một trình độ cụ thé bao gồm: muc tiêu chung, mục tiêu cu thé và chuẩn dau ra đổi với ngành học và mỗi học phân; nội dung đào tạo, phương pháp đánh giá và thời lượng đối với ngành học và mỗi

Trang 17

học phan.

Theo các định nghĩa này thì chương trình dao tao của một ngành hoc (Program) bao

gồm tat cả các thành té tạo nên sự thành công của một cơ sở đào tạo, vì vậy thường thuộc sự quản lý cấp của trường, cơ sở đào tạo hay các khoa Còn chương trình dạy học (curriculum), tùy theo cơ cấu tô chức và quy định từng cơ sở đào tạo, có thể do bộ môn

thuộc khoa hoặc khoa thuộc trường quản lý Trong nghiên cứu này, thuật ngữ chương

trình sẽ được hiểu là chương trình day học (curriculum) và phát triển chương trình sẽ được hiểu là phát triển chương trình dạy học (curriculum development) và thuộc sw quản lý cúa bộ môn Điều này cũng phù hợp với sơ đồ của tác giả Trần Hữu Hoan (2011) trong tập bài giảng về phát triển chương trình giáo dục dành cho học viên khóa đào tao

chuyên ngành quản lý giáo dục:

Bộ GD&ĐT quản lý CHƯƠNG TRÌNH KHUNG

Ị Mục || Noiduns | Chương trình day học | Ma trận Ngân hing |}

1 tiêu | | chiết = mụctiu |p| câuhỏivà |!

!— | môn | | môn học cấu trúc tổ chức thi |¡ r' Học liệu Hình thức Phương Hình thức thi, |

quản lý 7 (giáo trình, tổ chức > pháp jt KT-ĐG kết quả ||

Trang 18

ém cân được lam

Theo thông tư số 04/2016/TT-BGDĐT và sơ đồ, một số khái rõ trong chương trình day học, bao gồm:

Muc tiêu chung: mục tiêu chung là yêu cầu trình độ, nhóm ngành, ngành đào tạo cụ thé phải đạt được của người học khi tốt nghiệp (Trần Hữu Hoan, 2011)

Mục tiêu cu thể: mục tiêu cụ thé là những chuẩn kiến thức, kỹ năng mà giảng viên đòi hỏi sinh viên đạt được sau khi học xong mỗi ngành học hay mỗi học phần (Trần Hữu

Hoan, 2011)

Mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể phải được xác định từ đánh giá nhu cầu, lấy ý kiến

các bên liên quan trong và ngoài cơ sở đào tạo và phải bảo đảm tính nhất quán, phản ánh được yếu tố chính kết quả giáo dục đại học phù hợp với mục tiêt chiến lược của cơ sở đào tạo theo trình độ, ngành đào tạo quốc gia và thông lệ quốc tế, phải phù hợp với chuẩn đầu ra và chuẩn chương trình của ngành đào tạo được Nhà nước ban hành.

Chuẩn đâu ra (CPR): có nhiều khái niệm khác nhau về CDR Theo Jenkins và Unwin (2001), CĐR là sự khẳng định của những điều kỳ vọng, mong muốn một người tốt nghiệp có khả năng làm được nhờ kết quả của quá trình đào tạo Còn theo định nghĩa của đại học New South Wales, Australia thì CDR là lời khang định của những điều mà chúng ta muốn sinh viên chúng ta có khả năng làm, biết, hoặc hiểu nhờ hoàn thành một khóa đào tạo Như vậy, CDR có thể được xem như lời cam kết, lời khẳng định của nhà trường đối với xã hội với người sử dụng lao động, với người học về những công việc cụ thê mà sinh viên sẽ làm được; về những kiến thức, kỹ năng, thái độ mà sinh viên sẽ đạt được sau khi được dao tai nhà trường Khi viết CDR cần tuân thủ nguyên tắc SMART, đó là CDR phải cụ thé (Specific), đo lường được (Measurable), có tính khả thi (Achievable), thực tế (Realistic) và có kỳ hạn (Timebound) Dé CDR có thê đo lường được cần tuân theo thang phân loại mới của Bloom với 6 cáp độ nhận thức là / Nhớ — 2 Hiểu — 3 Vận dung, >

4 Phân tích — 5 Đánh giá —> 6 Sáng tạo (Lorin Anderson, 1999).

Nội dung đào tao: nội dung đào tạo cung cấp thông tin tổng quan về ngành học hay học phần để sinh viên nhận diện “bức tranh tổng quát” về môn học, định hướng cho việc học Việc lựa chọn nội dung cho ngành học hay học phần dựa trên các tiêu chí đã xác định

trước phù hợp với mục tiêu ngành học và học phan (Trần Hữu Hoan, 201 1)

Kiểm tra - đánh giá: Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả của công việc, dựa vào phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với mục

Trang 19

tiêu đã đề Ta, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải tạo thực trạng, điều chỉnh nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc (Trần Hữu Hoan, 2011)

1.1.3 Vai trò của các thành tố trong chương trình

Nhu đã thống nhất ở trên, bài nghiên cứu này sẽ giới hạn vào chương trình day học (curriculum) thuộc sự quản lý cấp bộ môn chứ không tập trung vào chương trình đào tạo của một ngành học (program) Vì vậy sẽ bao gồm các thành tố sau: 1)mục tiêu chung; 2) mục tiêu cụ thé và chuẩn dau ra đối với ngành học và mỗi học phan; 3) nội dung đào tạo; 4) phương pháp đánh giá và thời lượng đối với ngành học và mỗi học phan Có thé thấy rõ các thành tố của chương trình trong sơ đồ sau:

Chương trình đạy họcNgành học:

Mục tiêu chung & |> Mục tiêu chung, mục tiêu |> Nộidung |> Phương

Mục tiêu cụ thé cụ thê & Chuan dau ra với đào tạo pháp đánh và chuẩn đầu ra mỗi học phần giá & thời

Theo tác giả Trần Hữu Hoan (2011), mỗi thành tố đều có mối liên hệ với nhau và đều đóng một vai trò nhất định trong chương trình day học Thành tố quan trọng và không thé thiếu đầu tiên là xác định mục tiêu chung của chương trình dạy học Mục tiêu chung của ngành học và của mỗi học phần giống như la bàn định hướng cho mọi hoạt động tiếp theo Sau đó cần chú trọng mục tiêu riêng và chuẩn đầu ra của ngành học và mỗi học phần vì đây là cái mốc mà người học và dạy cần hướng tới, và là cơ sở cho việc kiểm tra, đánh

Trang 20

giá kết quả môn học Khi mục đích giáo dục đã được vẽ ra thì tiếp theo, nội dung giáo dục là một trong những thành tố quan trọng vì nó trả lời cho câu hỏi ta giáo dục cái gì cho người học Giảng viên cần căn cứ vào mục tiêu và chuân đầu ra để chọn lọc xem nội dung gì cần đưa vào chương trình dạy học Khi mục đích và nội dung đã được đề ra một cách

chu đáo thì phương pháp giáo dục chính là con đường, là cách thức mà ta thực hiện những

nội dung đã đề ra theo như mục đích ban đầu Sau khi áp dụng các phương pháp giảng dạy thì việc kiểm tra đánh giá theo lộ trình là việc cần thiết để làm căn cứ cho việc phát triển chương trình ở giai đoạn tiếp theo.

Nhu vậy, các thành tổ trong chương trình day học là các mắt xích liên hoàn bền chat gắn bó với nhau Quá trình giáo dục có diễn ra và đạt kết quả như mục dich dé ra hay không

còn tùy thuộc vào việc ta vận dụng, phối hợp các thành tố đó hiệu quả đến mức nào.

1.2 Cơ sở lý luận về phát triển chương trình 1.2.1 Khái niệm phát triển chương trình

Trong tiếng Anh, phát triển chương trình được dich là “Curriculum development” Cũng như khái niệm chương trình, khái niệm phát triển chương trình cũng có nhiều cách hiểu và chưa có sự thống nhất chung Chính điều này dẫn đến việc có nhiều mô hình khác nhau trong phát triển chương trình Theo tác giả Nguyễn Thanh Sơn (2014), “phát triển

chương trình là quá trình liên tục làm hoàn thiện chương trình ” Tac giả Alvior, Mary G.

(2014) thì cho rằng: “phát triển chương trình là quá trình hệ thống, tiến bộ, có chủ dich và được lên kế hoạch nhằm tạo ra những cải thiện tích cực trong hệ thong giáo duc.” và “mỗi khi có sự thay đổi hay phát triển xảy ra trên thế giới, chương trình giáo dục của trường cũng chịu ảnh hưởng Chương trình can được cập nhật dé đáp ứng nhu cầu xã hội.” Còn theo Wentling (1993), phát triển chương trình là “gud trinh thiết kế chương trình đào tao” Sản phẩm của quá trình này là một bản kế hoạch mô tả chương trình dao tạo với đầy đủ mục tiêu, nội dung, phương pháp, các phương tiện hỗ trợ đào tạo và cách đánh giá kết quả học tập của học viên Wentling cũng giải thích sau khi có chương trình thì cần đưa vào thực thi và đánh giá liên tục trong các giai đoạn của quá trình đào tạo để hoàn thiện chương trình “Đắn khi kết thúc một chu trình đào tạo thì việc đánh giá toàn bộ chương trình cũng sẽ cung cấp thông tin để cải tiến chương trình hoặc xây dựng lại chương trình cho chu kỳ sau cùng với việc phân tích các nhu cầu mới vẻ dao tạo Cứ thé chương

Trang 21

trình đào tạo cũng sẽ được hoàn thiện và không ngừng phát triển cùng với quá trình đào

tạo ”

Mặc dù cách định nghĩa về phát triển chương trình là khác nhau nhưng đều có một điểm chung, đó là, “phát triển chương trình” là sự thay đổi hay bồ sung liên tục Đó không phải là một chu trình mà điểm kết thúc lại là điểm khởi đầu, kết quả là tạo ra một chương trình mới có chất lượng tốt hơn.

1.2.2 Tam quan trọng phát triển chương trình

'Việc phát triển chương trình tại các cơ sở giáo dục là cần thiết và không thé tránh được vì chương trình là sản phẩm của thời đại Khi thời đại thay đổi thì chương trình cần phải thay đôi theo Ngày nay với các thành tựu khoa học, kỹ thuật và nhu cầu ngày càng da dạng cua thị trường lao động thì một chương trình càng không thể được thiết kế một lần và dùng cho mãi mãi được mà phải được rà soát, cập nhật, bổ sung thường xuyên Đặc biệt trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, việc phát triển chương trình theo hướng tiếp cận quốc tế CDIO với yêu cầu tạo ra những chương trình với chuẩn đầu ra chất lượng đáp ứng hiệu quả mọi nhu cầu xã hội thì việc phát triển chương trình ngày càng trở nên quan trong hơn bao giờ hết.

Trong bài viết: “Lợi ích từ việc phát triển chương trình đào tạo” đăng trên trang web của trường đại học Hà Tĩnh (2020), phát triển chương trình có tầm quan trọng lớn với nhà trường, giáo viên và sinh viên Với nhà trường, việc phát triển chương trình giúp đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu cao của xã hội về chất lượng nguồn nhân lực; giúp khẳng định chất lượng và uy tín của Trường; giúp tạo nên sức hút với người học Và khi việc truyền thông các ưu thé của chương trình day học sẽ giúp việc tuyển sinh thuận lợi hơn Đối với giảng viên, “việc phát triển chương trình đào tạo cho phép điều chỉnh, bổ sung, cập nhật các quy định mới, kiến thức mới nhằm làm cho chương trình mang tính tiên tiến, hiện đại; cho phép người dạy được lựa chọn các phương pháp, hình thức tổ chức day học phù hợp với điều kiện thực tế trương trường và bắt kịp xu thé thời dai.” Đối với sinh viên, khi được chuyển đổi từ chương trình đào tạo niên chế sang tín chỉ, người học được chủ động hơn trong việc xây dựng lộ trình và kế hoạch học tập của bản thân, từ đó cũng chủ động trong việc tiếp thu kiến thức và áp dụng vào thực tế dẫn đến thành công hơn trong

công việc.

Trang 22

1.2.3 Cách tiếp cận trong việc phát triển chương trình

Trong thời gian gần đây, van dé phát triển chương trình ở Việt Nam được tiếp cận

dưới ba hình thức:

- Cách tiếp cận phát triển: tiếp nỗi những lý thuyết về phát triển chương trình của

các tác giả nước ngoài như John Dewey, Hilda Taba, Jon Wiles, các tác giả trong nước

như Lê Viết Khuyến, Trần Hữu Hoan, Trần Đức Khánh, Nguyễn Đức Chính ủng hộ cách tiếp cận phát triển vì cách tiếp cận nội dung đã “lac hậu và không còn phù hợp với tình hình mới" (Nguyễn Thanh Sơn, 2014) Trong khi đó cách tiếp cận phát triển gắn với quan niệm “người học là trung tâm” đã chuyền trọng tâm của quá trình dạy học từ người dạy sang người học Các bài giảng theo đó được thiết kế giúp người học lĩnh hội các kinh

nghiệm học tập thông qua giải quyết tình huống, tạo cơ hội cho người học được thử thách

trước những thách thức khác nhau Người dạy phải hướng dẫn người học tìm kiếm và thu thập thông tin, gợi mở giải quyết van dé, tạo cho người học có điều kiện thực hành, tiếp xúc với thực tiễn, học cách phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo Vì vậy vai trò của người thay đã chuyền từ trung tâm sang người hỗ trợ, truyền cảm hứng dé từ đó đạt được mục tiêu của chương trình dạy học Có thể thấy tính ưu việt của cách tiếp cận phát triển so với tiếp cận nội dung theo bảng tổng hợp của tác giả Bạch Thị Hồng Lan

(2021) dưới đây:

Chương trình định hướng nội |Chương trình định hướng phát

dung triển năng lực Kết quả học tập cần đạt được môi lMục tiêu dạy học được mô talta chi tiết và có thể quan sát, đán| Mục tiêu giáo dục không chỉ tiết và không nhất thiếtgiá được; thé hiện được mức độ

phải quan sát, đánh giá được ién bộ của người học một các|

liên tục.

lựa chọn những nội dung nhà

Nội dung giáo dục

Việc lựa chọn nội dung dựa vào|các khóa học chuyên môn, không|

gắn với các tình huống thực tiễn lội dung được quy định chỉ tiết

Trang 23

Giáo viên chủ yếu là người tổ chức, hỗ trợ người học tự lực vài

§ tich cực lĩnh hội tri thức.Giáo viên là người truyên thụ trij R

[Tập trung phát trién khả năng giảithức, là trung tâm của quá trinh} , R Phuong phap day quyết van dé, khả năng giao

dạy học _Ẽ

học lÊp, ;

gười học tiép thu thụ động| h ' „ Chú trọng sử dụng các quan diém,hing tri thức được quy định sẵn

phương pháp và kỹ thuật day hoc)

lọc trai nghiệm sáng tao; đây man

lứng dụng công nghệ thông tin và

truyền thông trong dạy và học.

[Tiêu chí đánh giá dựa vào nang

5 (Tiêu chí đánh giá được xây dựnglực đầu ra, có tính đến sự tién bộ

IĐánh giá kêt quả học

chủ yếu dựa trên sự ghi nhớ và taijtrong quá trình học tập, chú trong]

tập của người học | | anhiện nội dung đã học ha năng vận dụng trong các tình

huống thực tiễn.

Bảng 1 Bảng so sánh chương trình định hướng nội dung

và chương trình định hướng phát triển năng lực (Nguồn: Bạch Thị Hồng Lan, 2021)

- Cách tiếp cận đáp ng yêu câu xã hội: Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang đặt ra yêu cầu với các cơ sở đào tạo trong việc xây dựng “chuẩn đầu ra” cho các chương trình đào tao của mình nhằm dao tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xã hội Day là cách tiếp cận hiện dai vì dao tạo theo nhu cầu người sử dụng lao động và đã được một số nhà nghiên cứu ủng hộ như Phạm Thị Huyền (2011), Nguyễn Vũ Bích Hiền (2012) Khi đó, chuẩn đầu ra sẽ là mục tiêu chính để đào tạo và chương trình dạy học được xây

dựng nhằm thực hiện mục tiêu đó Khung chương trình, nội dung các hoc phan, 16 trinh

đào tạo, các hoạt động bồ sung trong và ngoài nhà trường đều phải hướng tới “chuẩn đầu

Trang 24

ra” này Tuy nhiên, với cách tiếp cận này, nếu không can thận có thể sẽ tao ra các sản phẩm đào tạo đồng nhất ở đầu ra trong khi nguyên liệu đầu vào là những con người lại rất khác nhau về năng lực và hoàn cảnh, nguồn góc, văn hóa, Đồng thời, việc rèn đúc mọi người học theo một khuôn mau nhất định sẽ làm người hoc vẫn ở trạng thái bị động, máy móc, thiếu tính sáng tao Các khả năng tiềm ẩn của mỗi người học không được quan tâm phát

- Cách tiếp cận CDIO: một cách tiếp cận mới được các trường Đại học tại Việt Nam đặc biệt là các trường thành viên của Dai hoc Quốc Gia Hà Nội và Đại học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh áp dụng là CDIO CDIO là viết tắt của cụm từ Convceive-Design-Implement-Operate, nghĩa là: hình thành ý tưởng, thiết kế ý tưởng, thực hiện và vận hành, khởi nguồn từ Viện Công nghệ MIT (Hoa Kỳ) Day là

chương trình đào tạo kỹ sư, nhưng về bản chất là một giải pháp nâng cao chất lượng đào hồng phương pháp phát triển

tạo, đáp ứng yêu cầu xã hội trên cơ sở xác định chuẩn đầu ra, từ đó thiết kế chương trình và kế hoạch đào tạo Theo Võ Văn Thắng (2010) “CDIO có thé áp dụng dé xây dựng quy trình chuẩn cho nhiều lĩnh vực đào tạo khác nhau ngoài ngành đào tạo kỹ sư, bởi lẽ nó dam bảo khung kiến thức và kỹ năng, chang hạn áp dung cho khối ngành kinh tế, quản trị kinh doanh ” Lợi ích chính của cách tiếp cận theo CDIO là gắn kết được cơ sở đào tạo với yêu cầu của người tuyển dụng, từ đó thu hẹp khoảng cách giữa đào tạo của nhà trường và yêu cầu của người sử dụng nhân lực; giúp người học phát triển toàn điện, nhanh chóng

thích ứng với môi trường làm việc luôn thay đôi.

Từ những cách tiếp cận này có thẻ thấy phát triển chương trình ở Việt Nam đang tiệm cận dần với nhu cầu xã hội và quốc tế và điều này sẽ giúp tạo tiền đề cho sự phát triên

mạnh mẽ của giáo dục Việt Nam trong tương lai không xa.

1.2.4 Chu trình phát triển chương trình

Như đã phân tích ở trên, phát triển chương trình là một chu trình không bao giờ kết thúc Việc phát triên chương trình sẽ hiệu quả nếu như được coi là một quá trình toàn diện chứ không phải quá trình từng phan Phát triển chương trình sẽ hiệu quả hơn khi nó tuân

theo một quá trình có hệ thống Nếu xem “Phát triển chương trình giáo dục” là một quá

trình liên tục nó sẽ bao gồm các bước sau: phân tích nhu cầu hoặc bối cảnh, xác định mục tiêu, thiết kế chương trình, thực hiện chương trình, đánh giá chương trình.

Bước 1 Phân tích bối cảnh và nhu cầu đào tao: chương trình day học phải phù hợp với thể chế chính trị, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ, truyền thống

Trang 25

văn hóa, yêu cầu chuyên môn và nhu cầu nhân lực của thị trường lao dong để làm cơ sở thiết kế.

Bước 2 Xác định mục tiêu chung và mục tiêu cụ thé: tức là xác định “cái đích hướng tới” của quá trình giáo dục - đào tạo nhằm hình thành và phát triển nhân cách con người, những đức tính nghề nghiệp.

Bước 3 Thiết kế chương trình day học: Tức là quá trình xây dựng nội dung, kế hoạch đào tạo, các yêu cầu và điều kiện bảo đảm nhằm thực hiện chương trình dạy học.

Bước 4 Thực thi chương trình dạy học: Dua chương trình dạy học vào thử nghiệm vàthực hiện.

Bước 5 Đánh giá chương trình dạy học: Việc đánh giá chương trình cần được thực hiện trên cơ sở kết quả thử nghiệm và lay ý kiên rộng rãi các nha khoa học, chuyên gia giáo dục,

đội ngũ giảng viên, sinh viên hoặc phụ huynh sinh viên và người sử dụng lao động.

Sau mỗi chu trình, qua kết quả đánh giá chương trình sẽ khắc phục những tồn tại của chương trình trước, từ đó chất lượng của chương trình ngày càng được nâng lên Chu trình phát triển chương trình dạy học khép kín được thẻ hiện khá rõ trong sơ đồ sau:

Sơ đồ 3: Chu trình phát triển chương trình dạy học Nguồn: Nguyễn Vñ Bích Hiền (2012)

Trang 26

1.2.5 Phân tích các bước trong chu trình phát triển chương trình

Sau đây là phân tích cụ thé các bước trong chu trình phát triển chương trình gồm: giải thích tên các bước, ý nghĩa các bước, cách triển khai các bước dựa theo tập bài giảng “Phat triển chương trình giáo dục” dành cho học viên khóa đào tạo chuyên ngành quản lý giáo dục, Đại học Quốc Gia Hà Nộ của tác giả Trần Hữu Hoan, (201 1).

1.2.5.1 Phân tích bối cảnh và nhu cầu đào tạo

Bước đầu tiên trong quá trình phát triển chương trình đào tạo là phân bối cảnh và nhu cầu đảo tao Đó là xem xét tat cả các yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc đưa ra quyết định về mục tiêu, cấu trúc nội dung của chương trình Đó còn là xác định và phân tích mọi điều kiện, mọi yếu tố có thể ảnh hưởng đến quá trình đào tạo, qua đó giúp xác định được những cái cần đưa vào chương trình day học Thông thường, trước khi xây dựng chương trình đào tạo cần thu thập thông tin về nhu cầu của các bên liên quan như giáo viên, sinh viên, cựu sinh viên, nhà tuyển dụng để xác định nhu cầu của xã hội Ngoài ra, các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ chương trình đào tạo cũng cần được quan tâm xem xét khi tiến hành xây dựng chương trình đào tạo các cấp Tất cả những thông tin như vậy nếu được tập hợp một cách đầy đủ, được cân nhắc và tính đến khi xây dựng chương trình sẽ góp phan đảm bảo tính hiệu quả và tính khả thi của các công đoạn trong quá trình đào tạo.

1.2.5.2 Xác định mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể

Mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể là các tiêu chí sản phẩm đào tạo phải đạt được Đó là sự diễn đạt cụ thể những cái mà sinh viên có khả năng thực hiện được sau khi hoàn tat một môn học hay khóa học Tùy theo cách tiếp cận mà mục tiêu được chọn cũng khác nhau Trong tiếp cận mục tiêu thì mục tiêu đào tạo được xây dựng theo kiểu mục tiêu hành vi hay mục tiêu đầu ra Trong tiếp cận quá trình thì mục tiêu được coi là nguyên tắc chỉ đạo quá trình đào tạo Người lập chương trình ngay từ đầu đã phải xây dựng được một bộ các nguyên tắc chỉ đạo toàn bộ quá trình đào tạo Dựa trên các nguyên tắc đó lựa chọn nội

dung đào tạo, phương pháp giảng dạy, phương tiện phục vụ đào tạo cũng như cách thức

kiểm tra đánh giá kết quả dạy và học Các nguyên tắc này không chỉ cần thiết cho người

xây dựng chương trình mà cho cả mọi người tham gia vào quá trình đào tạo như ngườiquản lý, giảng viên và cả học viên trong các hoạt động đảo tạo.

Trang 27

1.2.5.3 Thiết kế chương trình dạy học

Chương trình dạy học là một văn bản quan trọng do giảng viên hoặc nhóm giảng

viên biên soạn, được bộ môn, khoa, trường thẩm định, xác nhận làm cơ sở cho hoạt động day-hoc, kiểm tra-đánh giá kết quả học tập Chương trình day học được coi là kim chỉ nam cho hoạt động dạy và học, là công cụ hữu hiệu đối với người quản lý cơ sở đào tạo Nếu không có chương trình dạy học thì cơ sở không thể triển khai các việc tiếp theo trong tổ chức giảng dạy môn học Vậy chương trình dạy học cần được thiết kế với cầu trúc nội dung như thế? Cấu trúc nội dung đó sẽ gồm 8 bước:

- thông tin vé giảng viên môn học: trong dao tao theo học chế tín chỉ, sinh viên được lựa chọn giáo viên để đăng ký môn học cũng như xin tư vấn về môn học, vì vay, giảng viên cần cung cấp day đủ thông tin về bản thân như họ tên, học hàm, học vị, thâm niên công

tác, hướng nghiên cứu, địa chỉ liên hệ.

- thông tin về môn học: sinh viên cần được cung cấp thông tin cơ bản (những điều cần biết) về môn học (loại môn học, vị trí môn học ) dé lựa chọn và chuẩn bị tâm thế.

- mục tiêu môn học: việc trình bày mục tiêu chung và mục tiêu chỉ tiết của môn học giúp người day và học định hướng cho hoạt động day và học Phần mục tiêu chung về kiến thức, kỹ năng, thái độ cần được viết một cách rõ rang, tường minh, dé hiểu Phan mục tiêu chỉ tiết được thiết kế thành 3 bậc ứng với 6 bậc (nhớ, hiểu, áp dung, phân tích, tong hop,

đánh giá) trong thang nhận thức Bloom.

- nội dung môn học: mục này cung cấp thông tin tong quan dé sinh viên có “bức tranh toàn cảnh” về môn học và có định hướng cho việc học Vì vậy, trong chương trình môn học cần trình bày tóm tắt nội dung môn học (khoảng 200 từ) và nội dung chỉ tiết môn

- tổ chức day học môn học: day là mục quan trọng nhất trong hệ thống tín chỉ và cần cung cấp thông tin về lịch trình giảng dạy chung và lịch trình chỉ tiết môn học, chỉ rõ cho người dạy và học hình thức tổ chức đạy học, phương pháp dạy học, hình thức kiểm tra, đánh giá của từng học phần.

- kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn hoc: đây là khâu vô cùng quan trọng và đòi hỏi tính khoa học, nghiêm túc Kiểm tra-đánh giá theo hệ thống tín chỉ nên áp dụng 2 hình thức: kiểm tra-đánh giá thường xuyên và kiểm tra-đánh giá định kỳ.

~ học liệu: cần chỉ rõ tài liệu bắt buộc, tham khảo bắt buộc, tham khảo tùy ý để sinh

viên phát huy tính tự học.

Trang 28

- chính sách môn học: cần chỉ rõ quy định của giảng viên với sinh viên nhằm nâng

cao ý thức, trách nhiệm của sinh viên với việc học tập môn học.1.2.5.4 Thực thi chương trình dạy học

Sau khi chương trình được thiết kế và ban hành là lúc triển khai thực thi chương trình Một chương trình dạy học đù có được thiết kế hoàn hảo nhưng cũng sẽ không mang lại kết quả đào tạo theo ý muốn nếu không chú trọng đến khâu thực thi giảng day trong đó có chú trọng tới điều kiện dạy và học và vai trò của giảng viên Không có gì hoài nghỉ, giảng viên trực tiếp giảng dạy môn học có vai trò quyết định đến sự thành bại của chương, trình học Dé chương trình thực thi có hiệu quả, ngoài việc giảng viên cần phải nghiên cứu kỹ chương trình môn học, chuẩn bị các điều kiện để triển khai chương trình, thống nhất giữa các giảng viên dạy môn học cách thức, phương pháp trién khai chương trình, thì những người quản lý đào tao, quản lý giảng dạy cũng cần phải thường xuyên giám sát theo doi

việc giảng dạy môn học đã bám sát chương trình môn học chưa Cả giảng viên và cán bộ

quản lý cần nhận thức và quán triệt “chương trình là pháp lệnh”, do vậy việc giảng day môn học phải tuân thủ theo nội dung và yêu cầu về kiểm tra-đánh giá môn học, các chính

sách môn học, tránh tình trạng chương trình và giảng dạy là tách biệt nhau.1.2.5.5 Đánh giá chương trình dạy học

Trong các bước của chu trình phát triển chương trình, đánh giá là một bước rất quan trọng vì nó bao gồm các tiêu chí đánh giá giúp xác định mức độ đáp ứng của chương trình với một chuẩn đánh giá nào đó “Đánh giá chương trình giáo dục là một quá trình thu thập các cứ liệu để có thể quyết định, chấp thuận, sửa đổi hay loại bỏ chương trình giáo dục đó” (A.C Orstein, F.D Hunkins 1998) Đánh giá chương trình giáo dục nhằm phát hiện xem chương trình giáo dục được thiết kế, phát triển và thực hiện đó có tạo ra hay có thể tạo ra những sản phẩm mong muốn hay không? Đánh giá giúp xác định điểm mạnh, điểm yếu của chương trình giáo dục trước khi đem ra thực hiện, hoặc để xác định hiệu quả của nó khi đã thực hiện qua một thời gian nhất định.

Tuỳ theo cách tiếp cận trong xây dựng chương trình học như đã trình bày trong 1.2.3, cũng như quan điểm giáo dục mà người ta sẽ quyết định đánh giá cái gì, đánh giá nhự thế nào? Nhưng bắt kể theo quan điểm nào thì đánh giá phải trả lời hai câu hỏi sau đây: 1) Chương trình đào tạo hay chương trình môn học có đem lại kết quả như mong

Trang 29

muốn hay không (có đạt được mục tiêu đã xác định hay không)?; 2) Cần cải tiến chương trình đào tạo hay chương trình môn học theo hướng nao? (Trần Hữu Hoan, 2012)

Đánh giá chương trình ở các thời điểm khác nhau trong quá trình xây dựng và thực

thi chương trình thực thi chương trình thì mục đích đánh giá được đặt ra cũng sẽ khác nhau.

Có bốn loại đánh giá chính: 1) Đánh giá nghiệm thu/thẩm định; 2) Đánh giá quá trình; 3) Đánh giá tổng kết; 4) Đánh giá hiệu quả Đánh giá vào thời điểm chương trình mới hoàn thiện, trước khi đưa vào sử dụng thì là đánh giá với mục đích thâm định để ban hành Đánh

giá trong quá trình sử dụng chương trình là đánh giá quá trình Đánh giá sau khi hoàn thành

chương trình day học gọi là đánh giá tổng kết Đánh giá thực hiện khi chương trình giảng đạy đã được hoàn tất sau một thời gian nhất định đề tìm hiểu, thăm dò xem chương trình có thực sự hữu ích và giúp nhiều trong công việc không thì gọi là đánh giá hiệu quả.

Khi đánh giá chương trình đào tạo thì cần đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá để đảm bảo độ tin cậy và độ giá trị Các tiêu chuẩn và tiêu chí để đánh giá các chương trình đại học tại Việt Nam được quy định trong Tai liệu hướng dẫn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học theo Thông tw số 04/2016/TT-BGDĐT ngày 14/3/2016 của Bộ trưởng Bộ GD&DT (gọi tắt là Thông tư 04) kèm theo Công văn số 1669/0LCL-KĐCLGD ngày 31/12/2019 của Cục Quan lý chất lượng, Bộ GD&DT Thông tư 04 gồm 11 tiêu chuẩn và 50 tiêu chí đánh giá chương trình đào tạo gồm: 1) Mục tiêu và chuẩn dau ra của chương trình đào tạo; 2) Bản mô tả chương trình đào tạo; 3) Cấu trúc và nội dung chương trình dạy học; 4) Phương pháp tiếp cận

trong day và hoc; 5) Đánh giá két qua học tập của người hoc; 6) Đội ngũ giảng viên,

nghiên cứu viên; 7) Đội ngũ nhân viên; 8) Người học và hoạt động hỗ trợ người học; 9) Cơ sở vật chất và trang thiết bi; 10) Nâng cao chất lượng; 11) Kết quả đâu ra Các tiêu chuẩn này được đánh giá theo 7 mức độ từ “hoàn toàn không đáp ứng yêu cầu của tiêu chí, phải có giải pháp khắc phục ngay” tới mức “đáp ứng xuất sắc yêu cầu của tiêu chí.”

Tuy nhiên, đây là các tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá chương trình dao tao (Program)

của một cơ sở giáo dục đại học Bài nghiên cứu này chỉ giới hạn vào chương trình dạy học

(Curriculum) như đã trình bay ở trên, vì vay các tiêu chuẩn phù hợp với chương trình day học là tiêu chuân 1,2,3,4,5 gồm: 1) Mục tiêu và chuẩn dau ra của chương trình đào tạo; 2) Bản mô tả chương trình đào tạo; 3) Cau trúc và nội dung chương trình dạy học; 4) Phương pháp tiếp cận trong dạy và học; 5) Đánh giá kết quả học tập của người học Mục tiêu của chương trình đào tạo cần được xác định rõ ràng, phù hợp với sứ mạng, tầm nhìn của cơ sở

Trang 30

giáo dục Chuẩn đầu ra cần được xác định rõ ràng, bao quát và phản ánh được yêu cầu của các bên liên quan, được định kỳ rà soát, điều chỉnh và được công bố công khai Bản mô tả chương trình đào tạo và đề cương các học phần cần đầy đủ thông tin, cập nhật và cần được công bố công khai Chương trình dạy học được thiết kế dựa trên chuẩn đầu ra, có cấu trúc, trình tự logic; nội dung cập nhật và có tính tích hợp Các phương pháp day học được thiết kế phù hợp để đạt được chuẩn đầu ra Việc đánh giá kết quả học tập của người học được thiết kế phù hợp với mức độ đạt được chuẩn đầu ra Phương pháp đánh giá kết quả học tập

đa dạng, đảm bảo độ giá trị, độ tin cậy và sự công bằng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Như vậy, chương 1 đã nghiên cứu lý thuyết về chương trình và phát triển chương

trình Trong đó làm rõ nội hàm của thuật ngữ chương trình (curriculum) và các bước của

phát triển chương trình Chương này cũng nhân mạnh tầm quan trọng của phát triển chương trình phải đáp ứng chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo đại học Ngoài ra, trong

các bước của chu trình phát triển chương trình, bước đánh giá được đặc biệt chú trọng, để

giúp xác định điêm mạnh, diém yếu của chương trình giáo dục trước khi đem ra thực hiện, hoặc để xác định hiệu quả của nó khi đã thực hiện qua một thời gian nhất định Đây là cơ sở dé chương 2 thực hiện việc đánh mức độ đáp ứng của chương trình tiếng anh chuyên ngành du lịch với các tiêu chuẩn đánh giá của Bộ giáo dục và đào tạo, từ đó làm cơ sở đưa ra các giải pháp phát triển chương trình ở chương 3.

Trang 31

CHƯƠNG 2

ĐÁNH GIÁ MUC ĐỘ DAP UNG TIEU CHUAN ĐÁNH GIA CHAT LUQNG CHUONG TRINH DAO TAO DAI HOC CUA BO GIAO DUC VA DAO TAO CUA CHUONG TRINH TIENG ANH

CHUYEN NGANH DU LICH

2.1 Giới thiệu chương trình tiếng Anh chuyên ngành Du lịch

Năm 2016, Bộ môn tiếng Anh, khoa Du lịch, Đại học Mở Hà Nội đã xây dựng chương trình tiếng Anh chuyên ngành Du lịch theo yêu cầu của khoa và trường giúp đáp ứng yêu cầu đào tạo trong bối cảnh mới Theo đó, sinh viên cần được tiếp cận nhiều hơn các kiến thức chuyên ngành bằng tiếng Anh và có năng lực tiếng Anh tốt hơn đề có thẻ đáp ứng yêu cầu và giúp đạt hiệu quả của các môn học chuyên ngành bằng tiếng Anh Bên cạnh đó, đầu vào của khoa là khối D01 (Toán học — Ngữ văn — Tiếng Anh) trong đó tiếng Anh hệ số 2 nên đa số sinh viên đã đạt trình độ A2, có thể học luôn các khóa học tiếng Anh chuyên ngành du lịch Việc tăng tối đa thời gian đào tạo tiếng Anh chuyên ngành du lịch cũng giúp sinh viên tốt nghiệp có thể đáp ứng tốt các hoạt động nghề nghiệp bằng tiếng Anh Chương trình được đưa vào áp dụng thí điểm cho sinh viên khóa K24 và K25 từ năm học 2016 - 2017 Trước các kết quả tích cực của chương trình thí điểm, năm 2018, sau khi tiến hành một số chỉnh sửa về kết cầu của chương trình với chuyên ngành Quản trị lữ hành và hướng dẫn du lịch (tăng thời gian đào tạo từ 03 tín chỉ tương ứng với học phần STT sang 04 tín chỉ tương ứng với 02 học phần SET 1 và SET 2), chương trình đã được đưa

vào áp dụng chính thức cùng CTĐT ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành với các khóa

K26 và K27 Nghiên cứu này được triển khai với chương trình chính thức được ban hành

ngày 15/7/2018.

Chương trình tiếng Anh chuyên ngành du lịch, ngành QTDVDL&LH, sau đây được gọi tắt là chương trình Đây cũng chính là chương trình dạy học (curiculum) đã được trình

bày trong chương 1 Chương trình hướng tới mục tiêu chung của CTĐT ngành

QTDVDL&LH là đào tạo cử nhân ngành QTDVDL&LH có kiến thức du lịch tốt, có nang lực ngôn ngữ tiếng Anh phù hợp dé hoạt động trong ngành du lich, và có thái độ và phẩm chất đạo đức tốt với chuẩn đầu ra về năng lực ngoại ngữ tương đương bậc 4 trong Khung.

Trang 32

năng lực ngoại ngữ quốc gia của Việt Nam Để đạt được các mục tiêu và chuẩn đầu ra mong muốn, chương trình được thiết kế bao gồm 8 học phan chia làm 2 khối: Khối kiến thức cơ sở ngành và Khối kiến thức ngành và hướng chuyên ngành.

STT Học phần Tín chỉ Khối kiến thức cơ sở ngành

1 Tiéng Anh chuyén nganh du lich 1 3 2 Tiéng Anh chuyén nganh du lich 2 3 3 Tiéng Anh chuyén nganh du lich 3 3 4 Tiéng Anh chuyén nganh du lich 4 3 ° Tiếng Anh chuyên ngành du lịch 5 3

Khối kiến thức ngành và hướng chuyên ngành

Quản trị du lịch, khách sạn

6 Tiếng Anh chuyên ngành khách sạn 3 Quản trị lữ hành và hướng dan du lịch

7 Tiếng Anh chuyên ngành hướng dẫn du lịch 1 2 8 Tiếng Anh chuyên ngành hướng dan du lich 2 2 Trong quá trình triển khai đào tao, Khoa Du lịch đã tiền hành đánh giá quá trình với chương trình vào năm 2019 và 2020 Kết quả của 2 lần đánh giá quá trình đều khẳng định

sự phù hợp của việc áp dụng chương trình vào CTĐT của ngành và hiệu quả của chương,

trình như được nêu chỉ tiết trong Báo cáo tổng kết triển khai thí điểm chương trình tiếng Anh mới tại Khoa Du lịch — Đại học Mở Hà Nội ngày 8/11/2019 và Báo cáo tổng kết về việc triển khai thí điểm thay thế các học phân Tiếng Anh cơ bản để tăng thời lượng học Tiếng Anh chuyên ngành du lịch tai Khoa Du lịch — Trường Đại học Mở Hà Nội ngày 16/9/2020 Các đánh giá quá trình được tiền hành dựa trên phản hồi của sinh viên K24 và K25 về mức độ hài lòng với chương trình cũng như kết quả so sánh đối chiếu phản hồi của các giảng viên tham gia giảng dạy các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh, kết quả học tập

của sinh viên trong môn Thực hành nghiệp vụ khách sạn và Thực hành nghiệp vụ hướng

dẫn, và phản hồi của các đơn vị tiếp nhận sinh viên thực hành, thực tập.

Trang 33

Chương trình chưa từng được đánh giá tông kết, với sự so sánh, đối chiếu với Tai liệu hướng dan đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học theo Thông tư số 04/2016/TT-BGDĐT ngày 14/3/2016 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT (gọi tắt là Thông tr 04) kèm theo Công văn số 1669/QLCL-KĐCLGD ngày 31/12/2019 của Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&DT — điều kiện tiên quyết để đánh giá sự đảm bảo chất

lượng của một CTĐT.

2.2 Mục đích, quy trình tự đánh giá, phương pháp và công cụ đánh giá2.2.1 Mục đích tự đánh giá

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành tự đánh giá mức độ đáp ứng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo của chương trình tiếng

Anh chuyên ngành Du lịch, ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành tại khoa Du lịch,

Trường đại học Mở Hà Nội dựa trên việc xác định mức độ đáp ứng yêu cầu của các tiêu chí cụ thể thuộc các tiêu chuẩn từ 1 đến 5 được nêu trong Tài liệu hướng dẫn đánh giá chat lượng chương trình đào tao các trình độ của giáo dục đại học theo Thông tư số 04/2016/TT-BGDĐT ngày 14/3/2016 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT (gọi tắt là Thông tư 04) kèm theo Céng văn số 1669/OLCL-KDCLGD ngày 31/12/2019 của Cục Quan lý chất lượng, Bộ GD&DT Điều này phù hợp với lý thuyết đã đề cập ở chương 1 đó là sau khi có chương trình thì cần tiến hành đánh giá đẻ tiếp tục phát triển Việc đánh giá này là đánh giá tổng kết.

Mục đích của hoạt động tự đánh giá là nhằm xác định điểm mạnh và điểm tồn tại của chương trình để đề ra kế hoạch phát triển giúp nâng cao chất lượng của chương trình

2.2.2 Quy trình tự đánh giá

Quy trình tự đánh giá được thực hiện gồm các bước chính như sau: Bước 1: Lập kế hoạch tự đánh giá chất lượng

Bước 2: Phân tích tiêu chí, thu thập thông tin và minh chứngBước 3: Xử lý, phân tích các thông tin, minh chứng thu được

Bước 4: Tổng hợp các nội dung tự đánh giá và xác định mức độ đáp ứng của

Chương trình

Trang 34

2.2.3 Phương pháp và công cụ tự đánh giá

Hoạt động tự đánh giá mức độ đáp ứng của chương trình tiếng Anh chuyên ngành

du lịch của ngành QTDVDL&LH tại khoa Du lịch, Trường đại học Mở Hà Nội được thực

hiện theo phương pháp so sánh, đối chiếu Trên cơ sở thu thập và phân tích các thông tin

và minh chứng liên quan, nhóm nghiên cứu phân tích mức độ đáp ứng từng tiêu chí, tiêu

chuẩn của chương trình rồi rút ra kết luận về mức độ đáp ứng của chương trình với tiêu chuan đánh giá chất lượng chương trình dao tạo đại học của Bộ GD&DT Các mức độ đáp

ứng được chuyển đổi tương đương từ mức độ đạt chuẩn theo quy định Cụ thể như sau:

Mức 3 Chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của tiêu chí nhưng chỉ cần có một số cải tiến nhỏ sẽ đáp ứng được yêu cầu

Mức 4 Đáp ứng yêu cầu của tiêu chí Mức 5 Đáp ứng tốt hơn yêu cầu của tiêu chí Mức 6 Đáp ứng rất tốt yêu cầu của tiêu chí Mức 7 Đáp ứng xuất sắc yêu cầu của tiêu chí

Bảng 2: Mức độ đáp ứng yêu cầu theo quy định của Thông tư 04/2016/TT-BGDĐT Các tiêu chí được đánh giá từ mức 1 đến mức 3 là chưa đáp ứng, từ mức 4 đến mức 7 là

đáp ứng.

2.3 Phân tích kết quả tự đánh giá

Các kết quả tự đánh giá được tong hợp dựa trên việc so sánh đối chiếu chương trình với các tiêu chí phù hợp dé đánh giá chương trình dạy học của 05 tiêu chuẩn dau tiên của bộ tiêu chuẩn Kèm theo kết quả tự đánh giá theo tiêu chuẩn, tiêu chí là các kết quả khảo sát sinh viên, cựu sinh viên và nhà tuyển dụng lao động Sau khi phân tích, nhóm nghiên cứu tóm tắt điểm mạnh và điểm tồn tại theo tiêu chi, kết luật về mức độ đáp ứng của chương trình và nêu kế hoạch phát triển.

Trang 35

Nhóm nghiên cứu tiến hành tự đánh giá theo từng tiêu chuẩn với các tiêu chí cụ thé Sau mỗi phần phân tích mức độ đáp ứng từng tiêu chuẩn của tiêu chí, nhóm đưa ra kết luận về mức độ đáp ứng tiêu chuẩn đó; sau đó dựa vào mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn, đưa ra kết luận mức về mức độ đáp ứng tiêu chí Việc tổng hợp các điểm mạnh, điểm tồn tại của nội dung được đánh giá và kế hoạch phát triển được tiến hành sau mỗi tiêu chuẩn.

2.3.1 Mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình

Để đánh giá mức độ đáp ứng 3 tiêu chí của tiêu chuẩn 1 của chương trình, nhóm nghiên cứu đã so sánh, đối chiếu các tài liệu sau:

- Tài liệu hướng dẫn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học theo Thông tr 04 ban hành kèm theo Công văn số 1669/OLCL-KDCLGD ngày 31/12/2019 của Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT

- Bản mô tả chương trình tiếng Anh chuyên ngành Du lịch ngày 15/7/2018 của Khoa Du

lịch, Viện Đại học Mở Hà Nội

- Chuẩn đầu ra trình độ đại học, ngành OTDVDL & LH, kèm theo Quyết định số 473 - Sứ mệnh, tam nhìn, giá trị cốt lồi, niềm tin của Khoa Du lịch ngày 6/1/2017 của Khoa

Du lịch, Viện Đại học Mở Hà Nội

- ĐỀ án đăng ký mở ngành đào tạo QTDVDL & LH ngày 15/1/2018 của Viện Dai học Mở

Hà Nội

- Luật Giáo duc đại học số 08/2012/QH13 ngày 18/6/2012 của Quốc hội nước Cộng hòa

xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Thông tư số 17/2021/TT-BGDĐT ngày 22/6/2021 quy định về chuẩn CTDT; xây dựng, thẩm định va ban hành CTĐT các trình độ của GDĐH của Bộ GD&DT

- Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, kèm theo Thông tư số

01/2014/TT-BGDDT ngày 24/1/2014 của Bộ trưởng Bộ GD&DT

- Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Du lịch giai đoạn 2011 — 2020, kèm theo Quyết định số 3066/QĐ-BVHTTDL ngày 29/9/2011 của Bộ Văn hóa, Thẻ thao và Du lịch - Đề án Te tăng cường công tác đào tạo theo nhu câu xã hội trong lĩnh vực du lịch đến năm 2025 ban hành theo Quyết định số 844/OD-BVHTTDL ngày 11/3/2016 Bộ Văn hóa, Thể

thao và Du lịch

- Trang thông tin điện tử của Khoa Du lịch: http://fot.hou.edu.vn

Trang 36

a/ Phân tích kết qua tự đánh giá

Tiêu chí 1.1.

Muc tiêu của Chương trình đã được xác định, phù hop với sứ mạng và tầm nhìn của

Khoa, phù hợp với mục tiêu của giáo dục đại học quy định tại Luật giáo dục đại học

nhưng chưa được trình bày rõ ràng, chưa nêu cụ thể các yêu câu về kiến thức, kỹ năng và

thái độ.

Như được nêu trong Bản mô ta chương trình Tiếng Anh chuyên ngành du lịch, mục tiêu chung của chương trình là đào tạo cử nhân chuyên ngành QTDVDL&LH có kiến thức du lịch tốt, có năng lực ngôn ngữ Tiếng Anh phù hợp đề hoạt động trong ngành du lịch, và có thái độ va pham chất đạo đức tốt Mục tiêu chung này được phát triển thành ba mục tiêu cụ thể: @) Có kiến thức tổng quan về các lĩnh vực du lịch và kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành khách sạn/hướng dẫn du lịch, (2) Có kiến thức và kỹ năng ngôn ngữ phù hợp để phục vụ trong lĩnh vực du lịch - khách sạn/hướng dẫn du lịch, và (3) Có các kỹ năng mềm cần thiết để phát triển bản thân và học tập suốt đời Thông tư số 17/2021/TT-BGDĐT

hướng dan mục tiêu của CTĐT 'phải nêu rõ kỳ vọng của cơ sở đào tạo về năng lực và triên

vọng nghề nghiệp của người tốt nghiệp CTDT’ Như vậy, chương trình chưa làm rõ các mảng kiến thức du lịch trọng tâm, chưa nêu rõ mức độ của năng lực ngôn ngữ tiếng Anh và các hoạt động cụ thê trong ngành du lịch, cũng như mức độ cần đạt được về thái độ và các kỹ năng mềm trọng tâm.

Các tuyên bố về sứ mạng và tầm nhìn của Khoa đều đề cập tới việc dao tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho ngành du lịch Đề án đăng ký mở ngành đào tạo QTDVDL & LH ngày 15/1/2018 cũng nêu rõ “Khoa du lịch xác định rõ tầm quan trọng của công tác đào tạo nhân lực du lịch, dam bảo cung cấp nguồn nhân lực có kiến thức toàn diện về chuyên ngành, kỹ năng bài bản về nghiệp vụ, thái độ đúng đắn về nghề nghiệp Khoa du lịch được biết đến là một đơn vị đi đâu về việc cung cấp nhân lực, tình nguyện viên đảm bảo chất lượng về ngoại ngữ, chuyên môn, ý thức kỷ luật cho các sự kiện lớn do ngành du lịch tổ chive.’ Trong quá trình xây dựng chương trình, các giảng viên trực thuộc Bộ môn tiếng Anh đã làm việc cùng với Ban lãnh đạo Khoa, tìm hiểu và lồng ghép tinh thần về sứ mạng và tầm nhìn của Khoa vào chương trình, điều này được thể hiện rat rõ trong mục tiêu

của chương trình.

Luật giáo đục đại học quy định mục tiêu chung của đào tạo trình độ đại học là để sinh viên có kiến thức chuyên môn toàn diện, có kỹ năng thực hành cơ bản, và có khả năng giải

Trang 37

quyết những vấn đề thuộc ngành được đảo tạo Điều này hoàn toàn phù hợp với mục tiêu

của chương trình.

Mite độ đáp ứng Tiêu chí 1.1: Chưa đáp ứng (Mức 3/7)Tiêu chí 1.2.

Chuẩn đầu ra của chương trình đã được xác định rõ ràng, bao quát được các yêu câu chuyên biệt mà sinh viên cân đạt được sau khi hoàn thành chương trình nhưng chưa thể hiện các yêu cau chung và chưa có ma trận nên chưa nêu cụ thể được các yêu câu về kiến thức, kỹ năng, mức độ tự chủ và tự chịu trách nhiệm cũng như yêu câu mic độ sinh viên cân đạt được cho mỗi chuẩn.

CĐR của chương trình nêu rõ việc sinh viên hoàn thành chương trình có kiến thức du

lịch vững vàng, có năng lực ngôn ngữ tương đương bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ

của Việt Nam và sử dụng hiệu quả trong giao tiếp, công việc và nghiên cứu tài liệu chuyên môn cũng như có định hướng phục vụ đảm bảo chất lượng và sự hài lòng của khách Theo đó, các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ gắn với ngành được nêu rõ, nhưng các yêu cầu chung chưa được đề cập Ngoài ra, việc thiếu ma trận kỹ năng sẽ khiến việc đo lường, đánh giá CĐR theo các cấp độ tư duy bị hạn chế, ảnh hưởng đến việc thiết kế, thực hiện và cải tiến nội dung và phương pháp giảng dạy, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh

viên (theo Thông tw 17/2021/TT-BGDĐT).

Mite độ đáp ứng Tiêu chi 1.2: Chưa đáp ứng (Mức 3/7)Tiêu chi 1.3

Chuẩn đâu ra của chương trình phản ánh được yêu câu của các bên liên quan, được định kỳ rà soát nhưng chưa được điều chỉnh CDR được công bé cho sinh viên nhưng chưa được công bố công khai trên trang thông tin điện tử của Khoa.

Năm 2016, 03 thành viên của nhóm nghiên cứu đã tham gia vào biên soạn chương

trình Vào thời điểm đó, mặc dù không tiến hành khảo sat lấy ý kiến của các bên liên quan về chương trình tiếng Anh chuyên ngành Du lịch nhưng nhóm biên soạn đã tham khảo và tông hợp ý kiến của các bên liên quan về dao tạo tiếng Anh từ các tai liệu tong hợp về nhu cầu của xã hội của của ngành của Khoa khi tiến hành mở ngành QTDVDL&LH Khoa đã tiến hành khảo sát mẫu 42 cựu sinh viên tốt nghiệp từ năm 2012 đến năm 2017, 21 doanh nghiệp khách sạn và lữ hành cũng như các cơ quan đầu ngành của du lịch Việt Nam như Hiệp hội du lịch Việt Nam, Viện nghiên cứu và phát triển du lịch, hay Vụ khách sạn và Vu lữ hành Kết quả các khảo sát đều thé hiện rõ nhu cầu về nguồn nhân lực du lịch có kiến

Trang 38

thức tốt, có thé giao tiếp trôi chảy, tự nhiên với người bản ngữ đáp ứng yêu cầu của các vị trí công việc khác nhau, có thể nắm bắt được các văn bản phức tạp thuộc các chủ đề khác nhau của ngành, đồng thời có tinh thần, ý thức và thái độ chuẩn mực Các mô tả về năng lực ngôn ngữ mong muốn của xã hội phù hợp với chuẩn đầu ra tương đương bậc 4 Khung năng lực ngoại ngữ quốc gia của Việt Nam Khi đối chiếu vào các văn bản khác của như Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Du lịch giai đoạn 2011 — 2020, kèm theo Quyết định số 3066/OD-BVHTTDL ngày 29/9/2011 hay Dé án Tăng cường công tác đào tạo theo nhu câu xã hội trong lĩnh vực du lịch đến năm 2025 ban hành theo Quyết định số 844/OD-BVHTTDL ngày 11/3/2016 Bộ Văn hóa, Thé thao và Du lịch cũng đều nhắn mạnh các khía cạnh về đào tạo ngoại ngữ nói chung, tiếng Anh nói riêng đã được nêu trong CĐR của

chương trình.

CDR của chương trình được rà soát hàng năm thông qua việc tong hợp các phản hồi của người học trong đánh giá đảm bảo chất lượng được triển khai khi kết thúc mỗi học phan, phản hồi của nhà tuyển dung lao động về năng lực tiếng Anh của sinh viên thực hành,

thực tập tại các đơn vị trong giai đoạn 2018-2021, và kèm theo hoạt động rà soát, chỉnh

sửa đề cương học phan hàng năm Tuy nhiên, Bộ môn chưa tiến hành chỉnh sửa CDR của

chương trình.

Mức độ đáp ứng Tiêu chi 1.3: chưa đáp ứng (Mức 3/7)

Mức độ đáp ứng Tiêu chuẩn 1: chưa đáp ứng (Mức 3/7) b/ Diém mạnh, điểm ton tại và kế hoạch phát trién

Chương trình tiếng Anh chuyên ngành du lịch ngành QTDVDL&LH có mục tiêu phù hợp với sứ mệnh và tầm nhìn của Khoa Du lịch, phù hợp với mục tiêu của giáo dục

đại học quy định tại Luật giáo dục đại học Tuy nhiên, các mục tiêu cần được xác định rõ

ràng hơn để có thé đo lường và đánh giá.

CĐR của chương trình bao quát được các yêu cầu chuyên biệt mà sinh viên cần đạt được sau khi hoàn thành chương trình, phản ánh được yêu cầu của các bên liên quan và được rà soát thường xuyên (hàng năm) Tuy nhiên, các CDR cần được điều chỉnh chỉ tiết hon với ma trận ky năng dé có thé đo lường đánh giá được kiến thức, kỹ năng, cũng như

mức độ tự chủ và tự chịu trách nhiệm của sinh viên khi hoàn thành chương trình CDR

cũng cần chỉ rõ mức độ mong muốn đạt được cho từng chuẩn, được mô tả bằng các động

từ phù hợp (tham khảo thang Bloom, Dave và Krathwohl) Các CDR cần được rà soát va

Trang 39

điều chỉnh (nếu can thiét) ít nhất 2 nam một lần và được công khai trên trang thông tin điện

tử của Khoa.

Khi tiễn hành rà soát, chỉnh sửa mục tiêu va CDR của chương trình, bộ môn cần tham chiếu vào CĐR của ngành QTDVDL&LH tại thời điểm đó và Khung năng lực ngoại ngữ quốc gia của Việt Nam.

2.3.2 Bản mô tả chương trình đào tạo

Để đánh giá mức độ đáp ứng của Chương trình với 3 tiêu chí của Tiêu chuẩn 2,

nhóm nghiên cứu đã so sánh, đôi chiêu các tài liệu sau:

- Tài liệu hướng dẫn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo duc đại học theo Thông tư 04 ban hành kèm theo Công văn số 1669/QLCL-KĐCLGD ngày 31/12/2019 của Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT

~ Ban mô tả Chương trình Tiếng Anh chuyên ngành du lịch ngày 15/7/2018 của

Khoa Du lịch, Viện Đại học Mở Hà Nội

- Đề cương các học phần Tiếng Anh chuyên ngành du lịch giai đoạn 2018 — 2021

~ Trang thông tin điện tử của Khoa Du lịch: http://fot.hou.edu.vn

a/ Kết quả tự đánh giá

Tiêu chí 2.1.

Bản mô tả chương trình tương đối đây đủ thông tin và được cập nhật về phương pháp đánh giá khi có thay đổi về nội dung này trong quy định của nhà trường.

So với các nội dung cần có theo hướng dẫn trong Tai liệu hướng dan của Thông tư 04, Bản mô tả chương trình còn thiếu ma trận kỹ năng thê hiện sự đóng góp của các học phần vào việc đạt chuẩn đầu ra Bên cạnh đó, như đã phân tích trong phần mức độ đáp ứng Tiêu chí 1.1 và Tiêu chi 1.2, mục tiêu va CDR của chương trình đều cần được trình bảy cụ thể hon, trong đó với CDR cần nêu rõ các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, mức độ tự chủ và tự chịu trách nhiệm kèm mức độ sinh viên cần đạt được khi hoàn thành Chương trình.

Như nêu trong phần Mức độ đáp ứng Tiêu chí 2.1, hàng năm Bộ môn đều tiến hành rà soát chương trình, tuy nhiên những thay đổi chỉ được thực hiện với Đề cương học phần, hoặc cập nhật một lần thông tin liên quan đến trọng số của các nội dung đánh giá vào ngày 15/7/2021, chuyền công thức tính điểm học phan từ “Điểm học phan = ĐI x 0,1 + Đ2x

Trang 40

0,2 + Ð3x0,7° sang ‘Diém học phan = ĐI x 0,1 + D2 x 0,3 + Ð3 x 0,6’ chưa thay déi với

các nội dung khác của Ban mô tả.

Mite độ đáp ứng Tiêu chi 2.1: chưa đáp ứng (Mức 3/7)Tiêu chi 2.2

Đề cương các học phan chưa đầy đủ các thông tin nhưng được cập nhật hàng năm

theo quy định của nhà trường.

Trước tháng 7 hàng năm, Bộ môn luôn tiến hành rà soát, cập nhật đề cương các học phan Các thay đổi về nội dung của đề cương học phần được thé hiện rõ qua bảng sau:

Năm 2018 Năm 2019 - Năm 2020 Năm 2021

1 Tên học phần 1 Thông tin chung về học phan | 1 Thông tin chung (Tén 2 Số tín chỉ (Tên học phân, Mã học phân, | học phân, Mã học phân, 3 Trình độ Số tín chỉ, Học phân bắt buộc | Số tín chỉ, điều kiện tiên 4 Phân bó thời gian hay tự chọn, Các hoc phan tiên | quyết)

5 Điều kiện tiên quyết quyết, Các học phan kế tiếp, |2 Mục tiêu của học phần

6 Mục tiêu của học phần Các yêu câu đối với học phân, 3 Tóm tắt nội dung học

7 Nhiệm vụ của sinh viên | Giờ tin chi đối với các hoạt | phần

8 Tài liệu học tập động, Khoa/ Bộ môn phụ trách |4 Nội dung và mục tiêu

9 Nội dung chi tiết học hoc phan) chi tiét

phan 2 Mục tiêu của học phần 5 Tài liệu học tập 10 Kiểm tra, đánh giá 3 Tóm tắt nội dung học phần |6 Phương pháp kiểm tra,

4 Tài liệu học tập đánh giá

5 Nội dung chỉ tiết học phần và phân bồ thời gian

Ngày đăng: 14/04/2024, 18:30

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w