Chính sách tài chính cho phát triển sự nghiệp y tế công trong nền kinh tế thị trường ở việt nam

15 0 0
Chính sách tài chính cho phát triển sự nghiệp y tế công trong nền kinh tế thị trường ở việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT * * * * * NGUYỄN NHẬT HẢI CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH CHO PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP Y TẾ CÔNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

* * * * *

NGUYỄN NHẬT HẢI

CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH

CHO PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP Y TẾ CÔNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

TP Hồ Chí Minh, năm 2016

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

* * * * *

NGUYỄN NHẬT HẢI

CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH

CHO PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP Y TẾ CÔNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số chuyên ngành: 62 31 01 02

Phản biện 1: GS.TS Nguyễn Thanh Tuyền Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Văn Luân Phản biện 3: PGS.TS Trần Thị Lan Hương

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

1: PGS.TS NGUYỄN CHÍ HẢI 2: PGS.TS NGUYỄN MINH TUẤN

Phản biện độc lập 1: PGS.TS Trần Thị Lan Hương Phản biện độc lập 2: PGS.TS Hồ Trọng Viện

TP Hồ Chí Minh, năm 2016

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu nêu trong luận án là trung thực

Những kết luận của luận án này chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào

Nghiên cứu sinh

Nguyễn Nhật Hải

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

2 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 4

2.1 Các công trình nghiên cứu ngoài nước 4

2.2 Các công trình nghiên cứu trong nước 7

3 MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 10

4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 11

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12

6 ĐIỂM MỚI VỀ KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN 16

7 BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN 16

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH CHO PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP Y TẾ CÔNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM 18

1.1 TÀI CHÍNH, TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TÀI CHÍNH Y TẾ 18

1.1.1 Tài chính 18

1.1.1.1 Khái niệm tài chính 18

1.1.1.2 Các chức năng của tài chính 19

1.1.1.3 Vai trò của tài chính 21

1.1.1.4 Hệ thống tài chính 23

1.1.2 Tài chính công 24

1.1.2.1 Khái miệm tài chính công 24

1.1.2.2 Chức năng của tài chính công 25

1.1.2.3 Vai trò của tài chính công 26

1.1.2.4 Hệ thống tài chính công 26

1.1.3 Tài chính y tế 28

Trang 5

1.1.3.1 Khái niệm tài chính y tế 28

1.1.3.2 Các chức năng của tài chính y tế 30

1.1.3.3 Vai trò của tài chính y tế 32

1.1.3.4 Hệ thống và cơ chế tài chính y tế 33

1.1.4 Kinh tế thị trường định hướng XHCN 36

1.1.5 Tính công bằng xã hội của tài chính y tế 41

1.2 CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH Y TẾ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM 44

1.2.1 Khái niệm, đặc điểm, mục tiêu của chính sách tài chính y tế 44

1.2.1.1 Khái niệm chính sách tài chính y tế 44

1.2.1.2 Đặc điểm của chính sách tài chính y tế 44

1.2.1.3 Mục tiêu của chính sách tài chính y tế 46

1.2.1.4 Những yếu tố cơ bản của chính sách tài chính y tế 47

1.2.2 Nội dung của những chính sách tài chính y tế 49

1.2.2.1 Nội dung của chính sách huy động các nguồn tài chính y tế 50

1.2.2.2 Nội dung của chính sách phương thức chi trả dịch vụ y tế 52

1.2.2.3 Nội dung của chính sách chi công và chi tư trong tổng chi xã hội cho y tế 55 1.2.2.4 Nội dung của chính sách chi phí và giá thành các dịch vụ y tế 56

1.3 KINH NGHIỆM THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH Y TẾ CỦA CÁC NƯỚC 58

1.3.1 Kinh nghiệm của nhóm các nước có nền kinh tế chuyển đổi 58

1.3.1.1 Kinh nghiệm của Cộng Hòa Estonia 58

1.3.1.2 Kinh nghiệm của Cộng Hòa Czech 60

1.3.2 Kinh nghiệm của nhóm nước phát triển ở Tây Âu 62

1.3.3 Kinh nghiệm của Hàn Quốc 63

1.3.4 Kinh nghiệm của Thái Lan 65

1.3.5 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 67

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 69

Trang 6

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH CHO PHÁT

TRIỂN SỰ NGHIỆP Y TẾ CÔNG Ở VIỆT NAM 70

2.1 HỆ THỐNG TÀI CHÍNH Y TẾ VÀ CÁC CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH Y TẾ70 2.1.1 Hệ thống tài chính y tế ở Việt Nam hiện nay 70

2.1.2 Chính sách tài chính y tế ở Việt Nam hiện nay 71

2.1.2.1 Các chính sách liên quan ngân sách nhà nước cho y tế 71

2.1.2.2 Chính sách bảo hiểm y tế 76

2.1.2.3 Chính sách tài chính từ nước ngoài 81

2.1.2.4 Chính sách chi tiêu trực tiếp từ tiền túi của hộ gia đình cho y tế 82

2.1.2.5 Chính sách huy động nguồn lực tài chính của xã hội cho y tế và cơ chế tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp y tế 86

2.2 NHỮNG KẾT QUẢ CỦA CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH Y TẾ CỦA VIỆT NAM THỜI GIAN QUA 92

2.2.1 Kết quả chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế 92

2.2.1.1 Ngân sách nhà nước cấp cho sự nghiệp y tế có xu hướng tăng 92

2.2.1.2 Nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN chi cho sự nghiệp y tế 96

2.2.2 Về thực hiện chính sách bảo hiểm y tế 99

2.2.2.1 Về diện bao phủ của bảo hiểm y tế 99

2.2.2.2 Về mức phí đóng bảo hiểm y tế 102

2.2.2.3 Về cơ chế chia sẻ rủi ro và cung ứng dịch vụ cho người bệnh tham gia BHYT 103

2.2.2.4 Về phương thức chi trả cho người bệnh tham gia BHYT 104

2.2.3 Thực trạng về viện trợ tài chính quốc tế cho y tế Việt Nam 105

2.2.4 Tình hình chi tiêu y tế từ tiền túi của hộ gia đình 106

2.2.5 Thực trạng huy động nguồn lực tài chính của xã hội cho y tế 108

2.2.5.1 Huy động nguồn lực tài chính ở các cơ sở y tế công lập 108

2.2.5.2 Tình hình phát triển y tế tư nhân 113

2.2.6 Tình hình thực hiện chính sách tự chủ tài chính 114

Trang 7

2.3 NHỮNG TỒN TẠI VÀ KHÓ KHĂN TRONG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÀI

2.3.1 Những vấn đề bất cập trong thực hiện chính sách tài chính y tế từ ngân sách Nhà nước 121 2.3.2 Những vấn đề tồn tại trong chính sách bảo hiểm y tế 124 2.3.3 Những khó khăn, thách thức và nguyên nhân tồn tại trong quản lý, sử dụng

viện trợ nước ngoài cho y tế 124 2.3.4 Những tồn tại và nguyên nhân tồn tại đối với chi phí y tế từ tiền túi của hộ gia đình 126 2.3.5 Khó khăn, thách thức và nguyên nhân tồn tại trong huy động nguồn lực tài

chính của xã hội cho y tế 127 2.3.6 Những tồn tại và nguyên nhân tồn tại trong thực hiện chính sách tự chủ tài

chính y tế 129 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 131

CHƯƠNG 3 QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH CHO PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP Y TẾ CÔNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM 133

3.1 QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG 133 3.1.1 Căn cứ để xác định việc hoàn thiện chính sách tài chính y tế 133 3.1.1.1 Căn cứ vào yêu cầu phát triển của sự nghiệp y tế công trong nền kinh tế thị

trường định hướng XHCN 133 3.1.1.2 Căn cứ vào đánh giá thực trạng các chính sách tài chính cho sự nghiệp phát

triển y tế công 134 3.1.1.3 Căn cứ vào dự báo những thuận lợi và khó khăn trong chính sách tài chính

cho sự nghiệp phát triển y tế công 136 3.1.2 Quan điểm hoàn thiện chính sách tài chính y tế cho sự nghiệp phát triển y tế

công trong thời gian tới 139

Trang 8

3.1.3 Các mục tiêu của sách tài chính cho sự nghiệp phát triển y tế công trong nền

kinh tế thị trường định hướng XHCN 140

3.1.4 Hướng hoàn thiện chính sách tài chính y tế ở Việt Nam trong thời gian tới 142 3.2 CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP Y TẾ CÔNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM 143

3.2.1 Nhóm giải pháp đối với các cơ quan quản lý nhà nước 143

3.2.2 Nhóm giải pháp cho tăng nguồn thu 146

3.2.3 Nhóm giải pháp đổi mới phương thức chi trả 153

3.2.4 Nhóm giải pháp đổi mới cơ chế tài chính 155

3.2.5 Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực 160

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 162

KẾT LUẬN 164 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 9

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BHYT : Bảo hiểm y tế BHXH : Bảo hiểm xã hội CNH : Công nghiệp hóa

GDP : Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Products) HĐH : Hiện đại hóa

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH, SƠ ĐỒ

BẢNG

Bảng 1.1 Các chỉ số tài chính y tế của Cộng Hòa Estonia 59

Bảng 1.2 Các chỉ số tài chính y tế của Cộng Hòa Czech 60

Bảng 1.3 Các chỉ số tài chính y tế của Cộng Hòa Liên Bang Đức 62

Bảng 1.4 Các chỉ số tài chính y tế của Hàn Quốc 63

Bảng 1.5 Các chỉ số tài chính y tế của Thái Lan 65

Bảng 2.1 Bảng tình hình chi NSNN cho y tế giai đoạn 2001- 2014 92

Bảng 2.2 Số liệu NSNN cấp cho một số bệnh viện công giai đoạn 2005-2014 96

Bảng 2.3 Số người tham gia BHYT cả nước, 2008- 2009 100

Bảng 2.4 Số người tham gia BHYT cả nước, 2010- 2013 101

Bảng 2.5 Số thu BHYT giai đoạn 2010-2014 102

Bảng 2.6 Mức đóng BHYT bình quân năm 2013 theo các nhóm đối tượng 103

Bảng 2.7 Tổng kết thu– chi quỹ BHYT giai đoạn 2010 - 2014 105

Bảng 2.8 Mức thu nhập và chi tiêu bình quân đầu người từ năm 2002-2014 107

Bảng 2.9 Mức chi cho y tế từ tiền túi của hộ gia đình trung bình/hộ/tháng (theo giá hiện hành và giá so sánh năm 2014), 2002~2014 107

Bảng 2.10 Thực trạng nghèo hóa do chi phí y tế tại Việt Nam 2002 – 2014 108

Bảng 2.11 Bảng tổng hợp kết quả liên doanh, liên kết năm 2011-2013 111

Bảng 2.12: Nguồn thu hoạt động dịch vụ theo yêu cầu tại một số bệnh viện công giai đoạn 2005 -2014 112

Bảng 2.13 Tổng hợp các nguồn thu viện phí và BHYT của các bệnh viện công trong cả nước giai đoạn 2001-2015 117

Bảng 2.14 Nguồn thu viện phí và viện phí BHYT của một số bệnh viện công lập giai đoạn 2005 – 2014 118

Bảng 2.15 Chi cho con người tại một số bệnh viện công lập giai đoạn 2005-2014 119

Trang 11

Hình 2.3 Tỷ trọng chi thường xuyên cho y tế từ NSNN so với tổng chi thường xuyên NSNN và so với GDP từ năm 2008–2013 95

Hình 2.4 Các mục chi NSNN cho y tế năm 2013 97

Hình 2.5 Chi Ngân sách nhà nước cho y tế bình quân đầu người giữa các vùng kinh tế xã hội năm 2013, Chi NSNN cho y tế bình quân đầu người 98

Hình 2.6 Cơ cấu chi phí y tế giai đoạn 2003 – 2013 99

Hình 2.7 Tỷ lệ người tham gia BHYT theo nhóm đối tượng năm 2013 100

Hình 2.8 Tỷ lệ các nguồn tại chính y tế tại Việt Nam giai đoạn 2002–2013 106

SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 Hệ thống tài chính 23

Sơ đồ 1.2 Hệ thống tài chính công 28

Sơ đồ 1.3 Hệ thống và cơ chế hoạt động của hệ thống tài chính y tế 35

Sơ đồ 1.4 Những yếu tố cơ bản quyết định tới chính sách tài chính y tế 49

Sơ đồ 2.1 Hệ thống tài chính y tế ở Việt Nam 70

Sơ đồ 3.1 Chăm sóc sức khỏe toàn diện 141

Trang 12

1

MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong cuộc sống của con người và xã hội loài người, việc chăm lo cho sức khỏe của cá nhân và cộng đồng xã hội là vấn đề quyết định cho sự tồn vong của con người trước sự tác động của tự nhiên, của dịch bệnh Xã hội loài người càng phát triển, nền sản xuất xã hội càng phát triển, cá nhân và xã hội con người càng quan tâm đến chăm sóc sức khỏe cho mình Người ta ngày càng dành một phần lớn của cải làm ra để chi trả cho việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của mình Vì vậy, Chính phủ các quốc gia trên thế giới đều có chính sách y tế nhằm chăm lo sức khỏe của dân cư sống trên lãnh thổ quốc gia mình Tùy vào từng quốc gia, chính sách y tế cũng có khác nhau, có nước đề ra chính sách y tế dựa trên ngân sách nhà nước, toàn bộ chi phí y tế đều do nhà nước chi trả theo nguyên tắc “chữa bệnh không mất tiền”, có nước thực hiện chính sách y tế kết hợp ngân sách nhà nước chi trả một phần, phần còn lại do cá nhân người bệnh chi trả,…

Trong lịch sử, khi Việt Nam thực hiện chính sách kế hoạch hóa tập trung bao cấp, chính sách y tế của Việt Nam là Nhà nước đảm bảo chi trả toàn bộ chi phí khám chữa bệnh cho người dân Từ khi Việt Nam chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì chính sách y tế của Việt Nam cũng có sự thay đổi Nhà nước không còn bao cấp hoàn toàn trong chi trả cho khám chữa bệnh của người dân mà chuyển sang cơ chế Nhà nước và nhân dân cùng chi trả cho các dịch vụ khám chữa bệnh Dựa trên chính sách y tế mới, chính sách tài chính cho phát triển sự nghiệp y tế ở Việt Nam cũng có sự thay đổi cho phù hợp

Trong thực tế để thiết kế một chính sách tài chính y tế phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vô cùng khó khăn và phức tạp Bởi

vì, xuất hiện hai quan điểm trái chiều: Một là, chúng ta quen với cơ chế bao cấp đã

lâu, khi không còn cơ chế bao cấp triệt để, chúng ta đã không nhanh chóng chuyển đổi tư tưởng và cách suy nghĩ về một cơ chế tài chính y tế thích hợp với cơ chế thị

Trang 13

2

trường định hướng xã hội chủ nghĩa; hai là, tồn tại quan điểm cho rằng sức khỏe

cũng là một loại hàng hóa nên khi chuyển đổi sang cơ chế thị trường thì việc chăm sóc sức khỏe cũng sẽ được điều tiết đơn thuần bởi thị trường như các kiểu hàng hóa khác

Đứng trước những thử thách này, Đảng ta đã luôn luôn chỉ đạo, xác định những quan điểm về chiến lược phát triển ngành y tế phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội Những nghị quyết và chỉ thị của Đảng đã trở thành kim chỉ nam để hướng dẫn việc vận hành ngành y tế nước ta hướng tới mục tiêu công bằng, hiệu quả và phát triển Vì vậy trong những năm qua, y tế Việt Nam đã đạt được những thành quả nhất định trong đảm bảo khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho người dân Mạng lưới y tế, đặc biệt là y tế cơ sở ngày càng được củng cố và phát triển; nhiều dịch bệnh nguy hiểm được khống chế và đẩy lùi; các dịch vụ y tế ngày một đa dạng; nhiều công nghệ mới được nghiên cứu và ứng dụng, nhiều cơ sở khám chữa bệnh, giảng dạy và nghiên cứu của ngành y tế được xây dựng mới, việc cung ứng thuốc và trang thiết bị y tế kỹ thuật cao đã có nhiều tiến bộ vượt bậc Luật Bảo hiểm y tế ra đời và đã phát huy tác dụng tốt, độ bao phủ bảo hiểm y tế đã đạt ngưỡng 70% dân số (theo số liệu của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tính đến tháng 6/2015) Người dân ở hầu hết các vùng, miền đã được chăm sóc sức khỏe tốt hơn, phần lớn các chỉ tiêu tổng quát về sức khỏe của nước ta đều vượt các nước có cùng mức thu nhập bình quân đầu người Trình độ của các các y, bác sĩ ngày một nâng cao Đời sống của viên chức ngành y tế được cải thiện

Mặc dù đạt được nhiều thành tựu, tuy nhiên ngành y tế hiện còn nhiều tồn tại, khó khăn, thách thức như: (i) mô hình bệnh tật thay đổi theo hướng gia tăng nhanh chóng gánh nặng các bệnh không lây nhiễm và tai nạn thương tích, đan xen với bệnh nhiễm trùng; tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, mang tính toàn cầu; vấn đề kiểm soát yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe còn gặp nhiều khó khăn (như dịch bệnh nguy hiểm, ngộ độc thực phẩm, ô nhiễm môi trường, tai nạn, tệ nạn xã hội ), trong khi khả năng đáp ứng về dịch vụ y tế còn hạn chế, đặc biệt là ở y tế cơ sở; (ii) chênh lệch về chỉ số sức khỏe giữa các vùng ngày càng cao; (iii) tình

Trang 14

3

trạng sức khoẻ của nhân dân miền núi, vùng sâu, vùng xa tuy đã có cải thiện, nhưng tiến bộ chậm hơn so với mức chung của cả nước; (iv) hệ thống y tế cơ sở vẫn bộc lộ nhiều điểm bất cập; (v) chất lượng nguồn nhân lực y tế cơ sở ở nhiều nơi chưa đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân, việc thu hút các cán bộ y tế có trình độ chuyên môn giỏi về công tác tại tuyến cơ sở còn gặp khó khăn do chính sách đãi ngộ chưa thỏa đáng; đầu tư cho y tế cơ sở cả về cơ sở hạ tầng và trang thiết bị chưa đáp ứng được yêu cầu,

Bên cạnh đó, những vấn đề do mặt trái của cơ chế thị trường mang lại đã gây một sức ép mới với ngành y tế Trong một thời gian dài chúng ta tập trung thực hiện nhiệm vụ chính là tăng trưởng kinh tế, coi nhẹ công tác phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe người dân Sự phân hóa giàu nghèo trước đây không có, nay đã xuất hiện gây khó khăn trong việc thực hiện công bằng trong chăm sóc sức khỏe Người có tiền do có khả năng chi trả nên yêu cầu chăm sóc sức khỏe ngày một cao hơn, người nghèo không có tiền để chi trả, nhưng họ lại là những đối tượng hay ốm đau nên nhu cầu chăm sóc sức khỏe của họ rất lớn Vì vậy, cần phải có các giải pháp đột phá, khả thi và hiệu quả cho việc xây dựng ngành y tế về các mặt: nhân lực, cơ sở hạ tầng, cơ chế tài chính, chính sách thu hút và đãi ngộ cán bộ nhằm đẩy mạnh việc chăm sóc sức khỏe ban đầu, hướng tới bao phủ bảo hiểm y tế (BHYT) toàn dân, tiến tới xây dựng một nền y tế công bằng, hiệu quả và phát triển

Một thực tế khác là theo tiêu chuẩn quốc tế thì Việt Nam là nước có tỉ lệ chi tiêu y tế hộ gia đình rất cao - chi phí bằng tiền túi cho y tế của phần lớn các hộ gia đình đều vượt quá tỉ lệ hợp lý so với thu nhập của họ Điều này phản ánh hai thực tế: Một mặt, người dân Việt Nam đang cần được chăm sóc y tế; mặt khác, hệ thống bảo hiểm y tế xã hội chưa được bao phủ toàn dân Mục tiêu và cũng là thách thức của Việt Nam là phải thực hiện bảo BHYT toàn dân, cải cách các yếu tố của hệ thống tài chính và cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh để người dân được chăm sóc sức khỏe (CSSK) kịp thời và người cung cấp dịch vụ được khuyến khích điều trị bệnh theo hướng chi phí hợp lý và hiệu quả

Ngày đăng: 14/04/2024, 14:29