1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bánhàng hóa tại tòa án quận 4

41 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa Tại Tòa Án Quận 4
Tác giả Huỳnh Thảo Vi
Người hướng dẫn ThS. Phạm Thị Kim Phượng, Thẩm Phán Huỳnh Tấn Phát
Trường học Trường Đại Học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Kinh Tế
Thể loại báo cáo thực hành nghề nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 5,38 MB

Cấu trúc

  • PHẦN 1: GIỚI THIỆU ĐƠN VỊ KIẾN TẬP (8)
    • 1. Tên cơ quan kiến tập (8)
    • 2. Địa chỉ kiến tập (8)
    • 3. Lịch sử hình thành và phát triển (8)
    • 4. Lĩnh vực hoạt động, chức năng nhiệm vụ (9)
    • 5. Hê m thống tn chức coa Tòa án nhân dân Quận 4 (10)
    • 6. Nhiệm vụ coa từng chức vụ trong đơn vị (11)
    • 7. Vị trí công việc, công việc sinh viên được phân công tại đơn vị kiến tập7 8. Nhận xét và cảm nhận sau khi kiến tập tại đơn vị (12)
  • PHẦN 2: MÔ TẢ CÔNG VIỆC (13)
    • 1. Photo tài liệu (13)
    • 2. Đóng mộc, đánh số bút lục và làm bút lục (13)
    • 3. Tiếp cận và nghiên cứu hồ sơ thực tế (14)
    • 4. Tống đạt, niêm yết văn bản (14)
    • 5. Sắp xếp hồ sơ (15)
    • 6. Soạn thảo văn bản (16)
    • 7. Xem phiên tòa xét xử (16)
    • 8. Lấy số cho các văn bản thông báo, quyết định,… (17)
    • 9. Ghi thư, gửi thư và các tài liệu khác (17)
    • 10. Làm bìa hồ sơ dân sự, hồ sơ thi hành án hình sự (18)
    • 11. Một số công việc khác (18)
  • PHẦN 3: VẤN ĐỀ THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA TẠI TÒA ÁN QUẬN 4 (20)
  • MỞ ĐẦU (20)
    • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUÂmN VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ (21)
      • 1. Khái niê m m, đă m c điểm hợp đồng mua bán hàng hóa (21)
        • 1.1 Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa (21)
        • 1.2 Đă g c đihm hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại (0)
      • 2. Khái niê m m, đă m c điểm tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa (23)
        • 2.1 Khái niê g m tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa (0)
        • 2.2 Đặc đihm tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa (0)
      • 3. Các loại tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa phn biến (24)
    • CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA TẠI TÒA ÁN QUẬN 4 (25)
      • 1. Trình tự tho tục giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa tại Tòa án (25)
        • 1.1 Giai đoạn nhận và xử lý đơn kiện (26)
        • 1.2 Giai đoạn chuẩn bị xét xử và hòa giải (27)
        • 1.3 Giai đoạn xét xử sơ thẩm (28)
      • 2. Bản án về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa được giải quyết tại Tòa án (29)
      • 3. Những khó khăn, vướng mắt trong việc thực hiện pháp luật giải quyết (33)
      • 4. Đề xuất hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán (36)
    • PHẦN 4: KẾT LUẬN (38)
      • A. Văn bản pháp luật (39)
      • B. Sách giáo trình (39)
      • C. Tài liệu khác (39)

Nội dung

Dưới sự lãnh đạo của các Chánh án và Phó chánh án qua từng thời kỳ Tòa án nhân dân Quận 4 luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao là một cơ quan tài phán của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Vi

GIỚI THIỆU ĐƠN VỊ KIẾN TẬP

Tên cơ quan kiến tập

TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN 4

Địa chỉ kiến tập

22/1 Đ Hoàng Diệu, Phường 12, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh

Lịch sử hình thành và phát triển

Ngày 30/4/1975- ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước Niềm vui hân hoan trong hàng triệu trái tim tự hào của đồng bào ta Nhà nước ta tiếp quản toàn bộ hệ thống bộ máy nhà nước của chế độ cũ, trong đó có toàn bộ hệ thống Tòa án Đh đảm bảo an ninh trật tự do còn nhiều thành phần phản động của chế độ cũ và đáp ứng tình hình thời cuộc, Nhà nước đã thành lập thành lập Tòa án quân sự, Tòa án đặc biệt đh trấn áp bọn phản động và thành lập ngành TAND Thành phố Hồ Chí Minh.

Tòa án nhân dân Quận 4 Đã được hình thành từ những ngày đầu đất nước được giải phóng Theo quyết định số 301/UB ngày 20 tháng 5 năm 1976 của Ủy ban Nhân dân Cách mạng thành phố Sài Gòn - Gia Định vẫn giữ nguyên Quận 4 cũ đã có từ trước đó và theo trang thông tin chính thức của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh- ngành Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập vào tháng 9 năm 1976, hệ thống tổ chức bộ máy lúc bấy giờ gồm Tòa án nhân dân thành phố và 11 Tòa án nhân dân quận - huyện Trụ sở Toà án được xây dựng và đưa vào sử dụng từ năm 2006 Năm 2018, bằng kinh phí do Toà án nhân dân tối cao cấp trụ sở được tiến hành sửa chữa định kỳ Hiện tại, đơn vị có 16 biên chế, trong đó có 04 đồng chí lãnh đạo gồm Chánh án và 03 Phó chánh án, có 01 bộ phận giúp việc là Văn phòng và 02 Toà chuyên trách là Toà hình sự và Toà dân sự.

Hiện nay TAND thành phố Hồ Chí Minh gồm TAND thành phố Hồ Chí Minh, 24 TAND quận - huyện TAND quận là một trong những Tòa án trực thuộc TAND Thành phố Hồ Chí Minh.Trụ sở Tòa án nhân dân Quận 4 hiện tọa lạc tại 22/1 Hoàng Diệu, Phường 13, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh.

Sau hơn 46 năm hình thành và phát trihn, với vị trí địa lý nằm ở trung tâm của Thành Phố Hồ Chí Minh Tuy diện tích Quận 4 có phần khiêm tốn nhưng là địa bàn trọng yếu phát trihn kinh tế xã hội, mật độ dân số cao, sự đa dạng trong thành phần dân cư chính những yếu tố đó nảy sinh rất nhiều các tranh chấp dân sự, tệ nạn xã hội nhất là ma túy. Dưới sự lãnh đạo của các Chánh án và Phó chánh án qua từng thời kỳ Tòa án nhân dân Quận 4 luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao là một cơ quan tài phán của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tập thh cán bộ Tòa án nhân dân Quận 4 luôn cống hiến hết tinh thần, trí tuệ và sức lực cùng phối hợp với các cơ quan chức năng có thẩm quyền thực hiện việc bảo vệ cán cân công lý, bảo vệ quyền còn người và trật tự xã hội. Đh giữ vững những thành quả mà Tòa án đã đạt được trong thời gian qua, thì các cán bộ, nhân viên TAND quận 4 đã không ngừng nỗ lực đh góp phần vào việc xây dựng ngành ngày càng lớn mạnh, đảm bảo công bằng liêm chính trong từng vụ án.

Lĩnh vực hoạt động, chức năng nhiệm vụ

Căn cứ Luật tổ chức Tòa án năm 2014 quy định rõ “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân Bằng hoạt động của mình, Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác” Việc giải quyết tranh chấp trong xã hội hay xử lý vi phạm pháp luật vẫn 1 tìm ẩn những rủi ro, vì các hoạt động này liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của các cá nhân hay tổ chức Nên việc vi phạm đến các quyền kh trên của một cá nhân hay tổ chức là có nguy cơ xảy ra trong quá trình tòa án giải quyết các tranh chấp hoặc yêu cầu giữa các bên Do đó việc tổ chức, hoạt động của quá trình xử lý các vụ án hoặc vụ việc phải tuân thủ nghiêm quy định của Pháp luật đặc biệt là pháp luật trong tố tụng dân sự và tố tụng hình sự Tòa án nhân dân Quận 4 đã và đang làm tốt nhiệm vụ của mình, là nơi thực thi lẽ phải, trừ trị những cá nhân tổ chức vi phạm pháp luật cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, góp phần ổn định trật tự xã hội Tòa án nhân dân nhân Quận 4 danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật ; 2 xem xét đầy đủ, khách quan, toàn diện các tài liệu, chứng cứ đã được thu thập trong quá trình tố tụng; căn cứ vào kết quả tranh tụng ra bản án, quyết định việc có tội hoặc không có tội, áp dụng hoặc không áp dụng hình phạt, biện pháp tư pháp, quyết định về quyền và nghĩa vụ về tài sản, quyền nhân thân Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành 3

Cụ thh TAND Quận 4 có chức năng chính là chức năng giải quyết, xét xử, thực hiện quyền tư pháp trong các lĩnh vực hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật; xem xét đầy đủ, khách quan, toàn diện các tài liệu, chứng cứ đã được thu thập trong quá trình tố tụng; căn cứ vào kết quả tranh tụng ra bản án, quyết định việc có tội hoặc không có tội, áp dụng hoặc không áp dụng hình phạt, biện pháp tư pháp, quyết định về quyền và nghĩa vụ về tài sản, quyền nhân thân

1 Khoản 1 Điều 2 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014.

2 Điều 44 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014.

3 Khoản 2 Điều 2 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014

Toà án Nhân dân Quận 4 còn được quyền áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại toà án như đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo Pháp lệnh số 09/2014/UBTVQH13 ngày 20/01/2014 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại TAND.

Về án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động: Toà án Nhân dân Quận 4 có thẩm quyền giải quyết sơ thẩm theo quy định tại Điều 35 BLTTDS năm

2015, đồng thời giải quyết phá sản doanh nghiệp theo quy định của Luật Phá sản năm 2014.

Tòa án còn giải quyết các vụ việc theo quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại TAND….

Về án hành chính: Toà án Nhân dân Quận 4 có thẩm quyền giải quyết sơ thẩm theo quy định của Luật Tố tụng hành chính năm 2015.

Về án hình sự: Toà án Nhân dân Quận 4 có thẩm quyền giải quyết sơ thẩm tất cả các vụ án hình sự mà mức cao nhất của khung hình phạt đến 15 năm tù Toà án Nhân dân Quận

4 còn thực hiện một số chức năng khác về thủ tục hành chính - tư pháp.

Hê m thống tn chức coa Tòa án nhân dân Quận 4

Căn cứ vào Điều 45 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương có Chánh án, Phó Chánh án, Chánh tòa, Phó Chánh tòa, Thẩm phán, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên về thi hành án, công chức khác và người lao động 4

Hiện tại Tòa án nhân dân Quận 4 có 14 Thẩm phán, 08 Thư ký cùng với đó là bộ máy giúp việc,công chức khác và người lao động Trong đó bao gồm:

4 Khoản 3 Điều 45 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014

Thẩm Phán (14) Bộ phận Văn phòng (gồm Chánh

Văn phòng & Phó Chánh văn phòng, cán bộ văn phòng, bảo vệ, )

- Chánh Án Tòa án nhân dân Quận 4 : Bà Lâm Thị Thu Lan.

- Các Phó Chánh Án : Ông Nguyễn Ngọc Hiếu, Ông Tần Quốc Bình, Bà Nguyễn Thị Mỹ Duyên

- Các Thẩm phán gồm có : Thẩm phán - Chánh Án Lâm Thị Thu Lan, Thẩm phán - Phó Chánh Án Nguyễn Ngọc Hiếu, Thẩm phán - Phó Chánh Án Tần Quốc Bình, Thẩm phán - Phó Chánh Án Nguyễn Thị Mỹ Duyên, Thẩm Phán Nguyễn Trần Hồng Loan, Thẩm Phán Huỳnh Tấn Phát, Thẩm phán -Chánh văn phòng Trương Thị Kiều, Thẩm Phán Hồ Thị Thủy Tiên, Thẩm Phán Trần Văn Thăng, Thẩm Phán Võ Thị Bảo Trân, Thẩm Phán Nguyễn Thị Thanh Thúy, Thẩm Phán Trần Thanh Bình, Thẩm Phán Đỗ Hoàng Thanh Trúc, Thẩm phán Nguyễn Quang Hiền.

- Các thư ký gồm có : Thư ký Tạ Mạnh Hùng, Thư ký Trần Thị Xuân Quỳnh, Thư ký Phạm Văn Dũng, Thư ký Huỳnh Thị Mỹ Chi; Thư ký Cao Đăng Huy; Thư ký Nguyễn Phan Quế Anh; Thư ký Đỗ Bích Phượng; Thư ký Phạm Thị Thùy Linh

- Văn thư lưu trữ: Phạm Thị Kim Thúy.

Nhiệm vụ coa từng chức vụ trong đơn vị

Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án Tòa án được quy định tại Điều 47 của BLTTDS năm 2015 Theo đó Chánh án có nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức công tác giải quyết vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án; bảo đảm thực hiện nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật Ngoài ra Chánh án có quyền ra quyết định phân công Thẩm phán thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự, phân công Hội thẩm nhân dân tham gia Hội đồng xét xử vụ việc dân sự; quyết định phân công Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án tiến hành tố tụng đối với vụ việc dân sự bảo đảm đúng nguyên tắc quy định tại Khoản 2 Điều 16 của BLTTDS 2015 Có thh thấy, trên thực tế Chánh án của Tòa án hầu hết hiện đều là thẩm phán trung cấp Tuy nhiên, ngoài thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ của một thẩm phán, Chánh án còn phải thực hiện trách nhiệm của người lãnh đạo đứng đầu cơ quan xét xử Việc vận hành đều được kihm soát bởi người đứng đầu cơ quan là đồng chí Chánh án Tòa án.

Phó Chánh án Toà án là một trong những chức danh quản lý ở Tòa án và là người giúp việc cho đồng chí Chánh án Mối quan hệ giữa Chánh án và Phó Chánh án Toà án là mối quan hệ mệnh lệnh hành chính Các Phó Chánh án thông thường được Chánh án phân công, ủy quyền thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên, lĩnh vực án phụ trách giúp Chánh án Khi Chánh án Toà án vắng mặt, một Phó Chánh án được Chánh án ủy nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án Khi đã được ủy nhiệm thìPhó Chánh án được thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn của Chánh án Toà án.Phó Chánh án phải chịu trách nhiệm trước Chánh án về nhiệm vụ được giao Thẩm phán là một chức danh tố tụng cao quý, là người duy nhất được quyền nhân danh Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện hoạt động giải quyết, xét xử ở Toà án Nhiệm vụ của Thẩm phán được quy định tại Điều 48 của BLTTDS năm

2015 Theo đó, Thẩm phán có những nhiệm vụ và quyền hạn như sau: Xử lý đơn khởi kiện, đơn yêu cầu, thụ lý vụ việc dân sự; Lập hồ sơ vụ việc dân sự; Tiến hành thu thập, xác minh chứng cứ, tổ chức phiên tòa, phiên họp đh giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của BLTTDS 2015; Quyết định việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời… Ngoài ra còn có các nhiệm vụ được quy định tại Điều 48 của BLTTDS 2015.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Thư ký Tòa án được quy định tại Điều 51 của BLTTDS năm 2015 Thư ký thực hiện các hoạt động nghiệp vụ theo sự phân công của Chánh án Tòa án, giúp Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ tổ chức công tác giải quyết, xét xử án Thư ký có nhiệm vụ chuẩn bị các công tác nghiệp vụ cần thiết trước khi khai mạc phiên tòa; Phổ biến nội quy phiên tòa; Kihm tra và báo cáo với Hội đồng xét xử danh sách những người được triệu tập đến phiên tòa; Ghi biên bản phiên tòa, phiên họp, biên bản lấy lời khai của người tham gia tố tụng; Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của BLTTDS 2015.

Vị trí công việc, công việc sinh viên được phân công tại đơn vị kiến tập7 8 Nhận xét và cảm nhận sau khi kiến tập tại đơn vị

Trong thời gian kiến tập tại Tòa án nhân dân quận 4, sinh viên được phân công ở vị trí thực tập sinh, làm các nhiệm vụ gần giống với vị trí thư ký cho Thẩm phán.

Công việc được phân công: Hỗ trợ Thẩm phán trong các công việc: soạn các văn bản, thư từ, thông báo; nhập liệu hồ sơ; tống đạt, xác minh; đóng mộc văn bản; lấy số thông báo; đóng số bút lục;

8 Nhận xét và cảm nhận sau khi kiến tập tại đơn vị

Toà án nhân dân Quận 4 là đơn vị đã tiếp nhận em vào kiến tập tại đơn vị Tuy em có nhiều sự thiếu xót, nhưng nhờ sự tận tình của các Anh Chị Cô Chú cán bộ trong Tòa đã giúp đỡ, chỉ dạy và hướng dẫn em, cho em nhiều cơ hội đh tiếp cận thực tiễn, học hỏi được nhiều kinh nghiệm Em xin chân thành cảm ơn và trân trọng tình cảm Anh Chị Cô Chú cán bộ trong Toà án nhân dân Quận 4 đối với sinh viên kiến tập.

Hơn hai tháng thực tập vừa qua là khoảng thời gian vô cùng quý giá đối với quảng đời sinh viên của em Em học hỏi và học tập thêm được rất nhiều kiến thức Việc đi kiến tập giúp em ôn luyện lại những kiến thức đã được học, không những thế em còn hihu rõ hơn về những kiến thức đó Nhiều kiến thức đã được học có sự khác biệt so với trải nghiệm thực tế khi kiến tập tại tòa án nên gây ra khó khăn trong khoảng thời gian đầu khi em kiến tập Tuy nhiên được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp cùng với sự chỉ dạy tận tình của cán bộ tại đơn vị kiến tập, em nhanh chóng được hòa nhập với môi trường làm việc tại Tòa, đồng thời cũng tích lũy cho mình những kinh nghiệm, bài học, kiến thức chuyên ngành quý giá.

Giai đoạn Kiến tập vừa qua là một quá trình giúp em có thêm những hành trang cần thiết cho tương lai và định hướng rõ ràng hơn về nghề nghiệp của mình.

MÔ TẢ CÔNG VIỆC

Photo tài liệu

Đây là công việc đầu tiên em được hướng dẫn cũng như được giao thực hiện tại Tòa, nhờ công việc này mà em biết sử dụng máy photo và biết được nhiều chức năng khác của máy photo Em được người hướng dẫn cung cấp mật khẩu của các máy photo tại Tòa và đối với sinh viên thực tập chỉ sử dụng máy photo chung của Tòa được đặt ở tầng 4, còn lại không được sử dụng các máy photo dành riêng cho khu vực văn phòng

Em thường được giao photo các loại tài liệu như giấy triệu tập đương sự, quyết định đưa vụ án ra xét xửa, thông báo thụ lý, các hồ sơ liên quan đến vụ án,…Máy photo có thh photo tài liệu bằng 2 cách: đưa tài liệu vào cửa trên của máy hoặc bật cửa máy lên, đặt tài liệu copy lên mặt kín theo dòng kẻ phần hướng dẫn, mặt muốn copy úp xuống mặt kính Khi đó, sẽ thấy trên khay nạp tài liệu hiện dòng chữ “Place document face down” Như vậy tức là máy đã ghi nhận trực tiếp vào khay nạp tài liệu Lúc này chỉ cần bấm chọn mẫu giấy, số mặt muốn in trên 1 tờ giấy và muốn photo ra bao nhiêu tờ sau đó bấm “ Start” là tài liệu em cần sẽ được in ra

Các lưu ý em được hướng dẫn khi photo tài liệu ở Tòa là phải kihm tra số bản gốc đã được lấy đủ hay chưa, đã photo đủ bản yêu cầu chưa, tài liệu photo ra có bị mờ,lem chữ, hay lệch giấy không,…

Đóng mộc, đánh số bút lục và làm bút lục

Đây là một công việc phổ biến và thường xuyên em được giao khi kiến tập tại Tòa vì vậy em được Thẩm phán cũng như Thư ký hướng dẫn rất kỹ từng giai đoạn. Đóng mộc lên văn bản, giấy tờ sau khi tài liệu đã được xếp đúng tập và tài liệu đó đã có chữ ký của cấp có thẩm quyền đh văn bản có giá trị pháp lý do Toà án ban hành Bản thân con dấu chưa phản ánh được giá trị pháp lý của văn bản, mà phải “được đóng lên các văn bản, giấy tờ sau khi các văn bản, giấy tờ đó đã có chữ ký của cấp có thẩm quyền” thì con dấu sử dụng mới hợp lệ Em được hướng dẫn đóng mộc lên góc phải trên cùng của tất cả tài liệu có trong hồ sơ vụ án Bên cạnh đó còn đóng mọc lên các tài liệu mà đương sự cung cấp hợp lệ, các hồ sơ liên quan,… Mộc được đóng bằng mực đỏ, có tên của đơn vị Tòa án nhân dân quận 4.

Sau khi đã đóng mộc hết các tài liệu có trong hồ sơ, em chuyhn sang làm bút lục cho hồ sơ đớ Bút lục là một trang tài liệu trong hồ sơ vụ án được đánh số gần giống như mục lục trong sách Các bút lục được đánh số theo phương pháp tịnh tiến về số và thứ tự từng tờ tài liệu có trong hồ sơ Bút lục được đánh số một lần bằng bút mực xanh Số bút lục được đánh vào góc phải, phía trên, mặt trước của từng tờ tài liệu Mỗi tờ tài liệu được đánh một số bút lục, số bút lục ghi trong dấu mộc đã được đánh trên trang tài liệu Hoàn tất việc đánh số bút lục thì em sẽ chuyhn sang liệt kê các bút lục đó Liệt kê đầy đủ các số bút lục và nội dung của từng bút lục vào bảng danh mục in trên bìa hồ sơ vụ án, vụ việc em được hướng dẫn phải liệt kê và sắp xếp tài liệu theo thứ tự bắt đầu từ bút lục số 01 cho đến bút lục cuối cùng.

Tiếp cận và nghiên cứu hồ sơ thực tế

Đối với sinh viên kiến tập chưa có kinh nghiệm, người hướng dẫn thường gửi tài liệu, hồ sơ mới, các quan đihm pháp lý trong quá trình xét xử cũng như những hồ sơ đã được giải quyết cho sinh viên đọc, tham khảo Bên cạnh đó, thẩm phán cũng thường xuyên trao đổi với em, đặt câu hỏi cho em với những tình tiết vụ án, tình huống cụ thh đh nâng cao kiến thức cũng như lý luận cho em đồng thời cũng đưa ra quan đihm pháp lý của mình đh giúp em hoàn thiện hơn. Đối với nghiên cứu hồ sơ thực tế, em được hướng dẫn thực hiện các bước như sau:(i) Đọc các tài liệu, hồ sơ được người hướng dẫn cung cấp; (ii) xác định bản chất của vụ việc; (iii) Tiến hành tóm tắt lại vụ việc; (iv) Xem xét các yêu cầu của Nguyên đơn hay Bị đơn trong vụ việc; (v) Tiến hành nghiên cứu sâu, gồm những việc như sau: Căn cứ vào các chứng cứ, tài liệu thực tiễn; Căn cứ vào quy định pháp luật; Đưa ra kết luận; (vi) Đưa ra quan đihm pháp lý cá nhân đối với vụ việc Đây là một việc làm rất hiệu quả giúp em trau dồi khả năng tư duy, giải quyết vấn đề, góp phần nâng cao kỹ năng nghiên cứu, tìm hihu sâu hơn vấn đề không chỉ dựa vào lý thuyết đơn thuần, quy định có sẵn mà còn dựa vào tình huống thực tiễn.

Tống đạt, niêm yết văn bản

Tống đạt: Đây là công việc em được tham gia thực hiện cùng với Thư ký Tòa án chứ không đơn phương thực hiện Vì theo quy định, việc tống đạt văn bản tố tụng phải do những người có thẩm quyền thực hiện Đó là Người tiến hành tố tụng ( như thẩm phán, thư ký tòa án), Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn nơi đương sự (người tham gia tố tụng) cư trú Bên cạnh đó, văn phòng thừa phát lại cũng có chức năng thực hiện việc tống đạt này Tuy nhiên việc thuê thừa phát lại tống đạt các văn bản có chi phí khá cao nên chỉ trong những trường hợp thật sự cần thiết thì Thư ký mới thuê đến thừa phát lại.

Theo Điều 173 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, có các phương thức cấp tống đạt và thông báo các vãn bản tố tụng sau: trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính hoặc người thứ ba được uỷ quyền; phương tiện điện tử; niêm yết công khai; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng và các phương thức khác mà pháp luật quy định Trong quá trình kiến tập thì em được tiếp cận việc tống đạt văn bản trực tiếp Sau khi gửi thư đến các đương sự nhưngcác đương sự không nhận, không liên lạc được,… không nhận được các văn bản từ Tòa án thì bên Tòa sẽ tiến hành tống đạt văn bản này đến các đương sự Em và Thư ký Tòa án sẽ đến địa chỉ nhà đương sự trực tiếp chuyhn giao cho đương sự hoặc thông báo văn bản tọ tụng có liên quan Người được cấp tống đạt hoặc thông báo phải kí nhận vào biên bản hoặc sổ giao nhận văn bản tố tụng Thời đihm đh tính thời hạn tố tụng là ngày họ được cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng

Mục đích là văn bản được giao đến tay người nhận, qua việc này đương sự và những người tham gia tố tụng khác biết được nội dung các văn bản tố tụng và thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của họ, nhờ đó có thh bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân trước tòa án Điều này đảm bảo cho việc họ thực hiện và đảm bảo cho việc giải quyết vụ việc được nhanh chóng Đảm bảo tính công khai, minh bạch, dân chủ trong quá trình giải quyết vụ việc.

Niêm yết: Đây là công việc em được tham gia thực hiện cùng với Thư ký Tòa án chứ không đơn phương thực hiện Các biên bản niêm yết thông thường sẽ được in ra làm 3 bản, niêm yết ở 3 nơi khác nhau: thứ nhất là ở địa chỉ thường trú, cư trú của đương sự; thứ hai là ở ủy ban nhân dân nơi mà đương sự có địa chỉ thường trú, cư trú;thứ 3 là tại Tòa án nhân dân quận 4 Thông tin quan trọng trong mỗi biên bản bao gồm:giờ, ngày, tháng, năm bắt đầu lập biên bản; địa đihm lập biên bản; thông tin đương sự,địa chỉ cư trú, thường trú của đương sự; lý do niêm yết văn bản (vd: tại thời đihm tống đạt đương sự không còn ở địa chỉ trên, chuyhn đi đâu không rõ,…); thời gian kết thúc biên bản.

Sắp xếp hồ sơ

Đây là một công việc cần phải ghi nhớ và kĩ lưỡng.Vì vậy mỗi lần thực hiện xong, Thẩm phán hoặc Thư ký sẽ kihm tra lại.

Sắp xếp tài liệu trong hồ sơ theo thứ tự các tập như : tập hình thức, tập tham khảo tập chứng cứ, tập quyết định Đây là một bước khó và vô cùng quan trọng muốn tiến tới sắp xếp được các tài liệu theo thứ tự thì phải học cách nhận diện nó và cách tài liệu liên quan đến nó VD như: trong tập hình thức bao gồm các tài liệu liên quan đến hình thức trong giai đoạn nộp, thụ lý hồ sơ và triệu tập các đương sự,…nên các tài liệu được xếp trong tập này bao gồm giấy thu án phí, lệ phí, thư gửi, giấy báo phát, giấy triệu tập, đơn khởi kiện, thông báo thụ lý,biên bản tống đạt,… hoặc ví dụ về tập quyết định : tập quyết định, chính là khi vụ án đã được tiến hành giải quyết, Thẩm phán sẽ đưa ra các quyết định chẳng hạn như quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các bên; quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự; quyết định tạm hoãn phiên tòa,…vì vậy cần biết được các văn bản, tài liệu nào được thực hiện trong từng giai đoạn đh xếp cho đúng tập

Việc sắp xếp các tài liệu này theo thứ tự, từng nhóm đh Thẩm phán dễ dàng trong việc xem xét, nghiên cứu hồ sơ vụ án Bên cạnh đó còn giúp cho việc liệt kê bút lục được rõ ràng, chi tiết hơn. Đối với em công việc sắp xếp hồ sơ này giúp em biết được cách xếp một hồ sơ hoàn chỉnh, chuyên nghiệp, biết được trong mỗi hồ sơ vụ án sẽ bao gồm những gì cũng như nắm bắt được thông tin vụ án, quá trình giải quyết vụ án,…

Soạn thảo văn bản

Em thường được giao soạn thảo các loại văn bản như sau: Giấy triệu tập, thông báo thụ lý vụ án, thống kê bút lục, biên bản hòa giải và các văn bản khác theo mẫu được lưu trữ tại Tòa.

Soạn thảo Giấy triệu tập rất đơn giản, chỉ cần điền các thông tin của đương sự cần triệu tập, ngày, giờ, địa đihm triệu tập, lý do triệu tập,…Triệu tập đương sự lên làm việc tại Tòa án với các mục đích như tự khai, cung cấp thêm thông tin cho vụ án hoặc vụ việc,

Soạn thảo thông báo thụ lý vụ án, việc dân sự được xem là một trong những bước đầu của quá trình tiếp nhận hồ sơ, giải quyết vụ án, việc dân sự Thông báo thụ lý vụ án được xếp trong tập hình thức, nội dung trong giấy thông báo thụ lý bao gồm số thụ lý, ngày, tháng, năm, vụ án, vụ việc được thụ lý, thông tin các đương sự, lời khai của nguyên đơn,….

Biên bản hòa giải là một công việc em yêu thích khi thực hiện tại Tòa cùng với Thư ký Đương sự có mặt tại Tòa theo giấy triệu tập và được hòa giải, biên bản gồm các nội dung: tiếp nhận ý kiến của các đương sự, yêu cầu của các đương sự,… Biên bản phải được thh hiện thời gian chính xác với thời gian diễn ra hòa giải giữa các đương sự và kết thúc sau 10 đến 15 phút khi phiên hòa giải kết thúc Việc soạn biên bản hòa giải giúp em được lắng nghe ý kiến của các đương sự, lý lẽ của những luật sư khi là người đại diện cho nguyên đơn, bị đơn,…

Ngoài những văn bản nêu trên em còn soạn một số văn bản theo mẫu khác Khi soạn các văn bản, chủ yếu em sẽ dựa vào hồ sơ vụ án đh thực hiện Cần phải đọc hồ sơ đh nắm bắt được các thông tin đh soạn cho chính xác nội dung Công việc soạn văn bản này giúp em rèn được tính tỉ mỉ, cẩn thận và cách tiếp cận hồ sơ.

Xem phiên tòa xét xử

Thông thường khi xem một phiên tòa xét xử em sẽ mất một buổi giờ làm việc hành chính tại Tòa Tuy nhiên Thẩm phán cũng như Thư ký rất khuyến khích em xem những phiên tòa xét xử đh học hỏi thêm nhiều kiến thức thực tiễn.

Ngoài việc được học hỏi, tiếp cận kiến thức thông qua các hồ sơ giấy; Em còn được học hỏi kiến thức qua việc xem các phiên tòa xét xử Thông qua việc xem các phiên tòa thực tế, giúp em hệ thống lại những kiến thức đã được học tại lớp, đặc biệt là môn Luật

Tố tụng dân sự Khi em ngồi xem một phiên tòa em sẽ thấy được các thủ tục quy định trong luật được áp dụng tại phiên tòa một cách sống động Không chỉ học về kiến thức, mà phong thái, kĩ năng của Thẩm phán, thư ký, luật sư khi tham gia một phiên tòa xét xử cũng là một điều rất đáng học hỏi.

Lấy số cho các văn bản thông báo, quyết định,…

Công việc lấy số là một công việc dễ nhưng rất quan trọng đối với các văn bản như: giấy thông báo thụ lý, quyết định thuận tình ly hôn, quyết định đưa vụ án ra xét xử, quyết định đình chỉ vụ án,…

Mỗi văn bản thông báo hoặc quyết định,… sẽ có những quyhn sổ riêng được bộ phận văn phòng cất giữ, liệt kê các mục, các dòng tương ứng với những nội dung mình cần ghi vào sổ đh lấy số cho văn bản đó Cụ thh ở mỗi văn bản phía trên góc trái sẽ có dòng số thông báo (ví dụ: Số: …/TB-TLVB, ) thì lúc này văn bản chưa có số nên cần xuống văn phòng đh lấy số và đưa cho văn thư đóng dấu mộc vào văn bản vừa lấy số. Mỗi quyhn sổ lấy số sẽ có những nội dung cần ghi như sau: số thứ tự tiếp theo số cuối cùng đã được ghi trong quyhn sổ, ghi tên đương sự, tên văn bản, thẩm phán giải quyết vào các cột tương ứng từ trái sang phải trong quyhn sổ đó, cuối cùng là điền số thứ tự mà mình vừa điền ở trong sổ vào góc trái của văn bản là sẽ hoàn thành công việc lấy số.

Ghi thư, gửi thư và các tài liệu khác

Đây là một công việc đơn giản mà em được hướng dẫn thực hiện từ những ngày đầu kiến tập tại Tòa Sau khi soạn xong giấy triệu tập đương sự và photo thông báo thụ lý ra làm nhiều bản tùy theo số người cần gửi,Thẩm phán sẽ đánh dấu vào tên các đương sự cần gửi thư và giao cho em Em xuống văn phòng ở lầu 1 đh nhờ chị Văn thư đóng dấu mộc ở các văn bản có chữ ký của thẩm phán trong giấy thông báo thụ lý, còn giấy triệu tập đương sự thì không cần Dấu chữ ký là dấu được đóng trên chữ ký của người có thẩm quyền ký ban hành văn bản, đây là con dấu khẳng định giá trị pháp lý của văn bản Khi đóng dấu lên chữ ký, dấu đóng phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu màu đỏ theo quy định Việc đóng và sử dụng con dấu góp phần hoàn thiện hình thức pháp lý của văn bản.

Hoàn tất xong việc đóng dấu, em dùng bao thư ở Tòa có sẵn thông tin địa chỉ Tòa án nhân dân Quận 4, sau đó viết thông tin đương sự cần gửi lên bì thư bao gồm họ và tên, địa chỉ, số điện thoại Thông thường đối với thư gửi cho nguyên đơn thì Tòa án sẽ gửi thư thường, còn đối với thư gửi cho bị đơn thì sẽ được gửi bằng thư bảo đảm nhằm mục đích nếu bị đơn không nhận thư thì sẽ có giấy báo phát về cho Tòa Viện kihm sát nhân dân Quận 4 nằm cách Tòa án Quận 4 khoảng 5-6 mét nên đối với việc giao hồ sơ, tài liệu vô cùng dễ dàng không cần đến việc gửi thư Thường những hồ sơ đã được xét xử xong, không có kháng cáo, kháng nghị, đã hoàn thành xong việc liệt kê bút lục thì em sẽ được giao việc soạn văn bản giao hồ sơ cho Viện kihm sát sau đó mang bộ hồ sơ đó qua Viện đh cán bộ trong Viện kihm tra và kí vào văn bản kí nhận đã nhận hồ sơ Ngoài việc trực tiếp giao hồ sơ qua Viện kihm sát, em còn được người hướng dẫn giao việc giao tài liệu, thông báo qua Ủy ban nhân dânQuận 4 Ủy ban nhân dân Quận 4 rất quy mô và đẹp Thường thì em sẽ giao các văn bản đến phòng kinh tế, phòng quản lý đất đai,

Làm bìa hồ sơ dân sự, hồ sơ thi hành án hình sự

Mỗi hồ sơ sẽ có một bìa giấy cứng khổ lớn hơn giấy A4,màu trắng đh kẹp các hồ sơ liên quan đến vụ án dân sự, việc dân sự, vụ án hình sự. Đối với vụ án dân sự, việc dân sự: sẽ có các mẫu sẵn, em chỉ cần thay đổi thông tin hồ sơ đó là loại hồ sơ gì (vd: hồ sơ hôn nhân sơ thẩm, hồ sơ kinh doanh thương mại sơ thẩm, ), thay đổi thông tin đương sự, số thụ lý, ngày tháng năm, về việc gì (vd: hợp đồng mua bán hàng hóa, tranh chấp hợp đồng mua bán nhà, vụ án ly hôn, ), sau khi thay đổi các thông tin em sẽ in văn bản ra và dùng keo dán vào bìa giấy cứng là hoàn thành bìa hồ sơ dân sự. Đối với bìa hồ sơ thi hành án hình sự cũng có mẫu sẵn và chỉ cần thay đổi thông tin như thụ lý số, ngày tháng năm, thông tin bị cáo, bản án, mức hình phạt, số quyết định thi hành án, sau khi thay đổi các thông tin em sẽ in văn bản ra và dùng keo dán vào bìa giấy cứng là hoàn thành bìa hồ sơ thi hành án hình sự.

Một số công việc khác

Ngoài những công việc chính trên, em còn được hướng dẫn thực hiện một số công việc văn phòng như: Sử dụng thiết bị của văn phòng, in ấn, scan, giao nhận hồ sơ tại Viện kihm sát, lấy giấy xác minh, làm bìa hồ sơ dân sự, hình sự,… dưới sự tận tình chỉ dẫn của các Cán bộ làm việc tại Tòa án Quận 4.

Nhận định của em đối với công việc được giao: Trong thời gian kiến tập tại đơn vị đã giúp cho em được học hỏi thêm nhiều kiến thức áp dụng vào thực tiễn, các kỹ năng mềm như ứng xử, giao tiếp, trình bày vấn đề pháp lý, xử lý tình huống, Ngoài ra bản thân em cũng được rèn luyện những kỹ năng văn phòng như thực hiện photo, scan, in ấn tài liệu, soạn thảo văn bản,… Đối với những công việc được giao tại Tòa, em thấy mình được người hướng dẫn rất ưu ái, cho em nhiều cơ hội đh học hỏi tiếp cận các công việc quan trọng tại Tòa Mặc dù thời gian đầu còn nhiều sai sót vì thiếu kỹ lưỡng và hay quên nhưng dưới sự chỉ dạy tận tình của đơn vị kiến tập em ngày càng được mọi người giao nhiều công việc mới hơn, trải nghiệm nhiều hơn, trưởng thành hơn.

Ngày đăng: 14/04/2024, 11:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w