1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) báo cáo thực tập tại côngty dược hậu giang

21 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Định Giá Công Ty
Tác giả Lê Hồ Thảo My, Nguyễn Thị Khánh An, Nguyễn Huỳnh Huy, Phan Thị Lanh, Cao Thị Hồng Linh, Nguyễn Bùi Hoàng Nhi, Lê Nguyễn Tuyết Trinh
Người hướng dẫn Trần Hoàng Trúc Linh
Trường học Trường Đại Học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Phân Tích Và Định Giá Doanh Nghiệp
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 2,13 MB

Nội dung

Các hoạt động chính của công ty bao gồm: Sản xuất thuốc và dược phẩm: Dược Hậu Giang chuyên sản xuất và phân phối các loại thuốc dùng trong điều trị và chăm sóc sức khỏe.. Các cột mốc ph

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

LỚP: CF2002 KHÓA 2023

TIỂU LUẬN NHÓM

MÔN: PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP

Giảng viên: TRẦN HOÀNG TRÚC LINH Sinh viên: Nhóm 1

Tp Hồ Chí Minh – Tháng 7, Năm 2023

Đề bài: Phân tích định giá công ty

Trang 2

6 Nguyễn Bùi Hoàng Nhi 2054032279 Tích cực 7 Lê Nguyễn Tuyết Trinh 2054032482 Tích cực

Trang 3

MỞ ĐẦU

Ngành Dược là một trong những ngành được Chính phủ đặc biệt quan tâm và đã có được sự tăng trưởng mạnh mẽ Dược Hậu Giang là một công ty dược phẩm hàng đầu tại Việt Nam, chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm thuốc và dược phẩm Công ty được thành lập từ năm 1979, có trụ sở chính tại thành phố Cần Thơ và nhà máy sản xuất đặt tại Hậu Giang, tỉnh Hậu Giang, miền Tây Nam Bộ, Việt Nam Các hoạt động chính của công ty bao gồm: Sản xuất thuốc và dược phẩm: Dược Hậu Giang chuyên sản xuất và phân phối các loại thuốc dùng trong điều trị và chăm sóc sức khỏe Các sản phẩm bao gồm thuốc nội, ngoại, dược phẩm, vitamin, thực phẩm chức năng, và các sản phẩm y tế khác Nghiên cứu và phát triển: Công ty đầu tư vào nghiên cứu và phát triển công nghệ sản xuất thuốc hiện đại, tạo ra những sản phẩm chất lượng và đáp ứng nhu cầu của thị trường Chất lượng và an toàn sản phẩm: Dược Hậu Giang cam kết đảm bảo chất lượng và an toàn của các sản phẩm dược phẩm, tuân thủ các quy chuẩn và tiêu chuẩn chất lượng cần thiết Xây dựng thương hiệu và tiếp thị: Công ty tập trung vào việc xây dựng và phát triển thương hiệu, tiếp thị để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách hiệu quả Công ty Dược Hậu Giang đã và đang góp phần đáng kể vào việc cung cấp các sản phẩm dược phẩm chất lượng và hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho người dân trong nước Họ có thị trường phân phối rộng lớn và đang phát triển các mối quan hệ hợp tác trong và ngoài nước.

Trang 4

PHẦN I Thông tin về Dược Hậu Giang 1 Lịch sử hình thành

Tiền thân của DHG là Xí nghiệp quốc doanh Dược phẩm 2/9, thành lập ngày 02/9/1974 tại Kênh 5 Đất sét, Xã Khánh Lâm (nay là Xã Khánh Hòa), Huyện U Minh, Tỉnh Cà Mau.

Sau 30/4/1975: Ban Dân Y Khu Tây Nam Bộ giải thể, giao Xí nghiệp Dược phẩm 2/9 cho Sở Y tế Hậu Giang quản lý.

Năm 1982: Xí nghiệp Liên hợp Dược Hậu Giang được thành lập trên cơ sở hợp nhất 3 đơn vị: Xí nghiệp Quốc doanh Dược phẩm 2/9, Công ty Dược phẩm Cấp 2, Trạm Dược Liệu

Năm 1988: UBND Tỉnh Hậu Giang quyết định sát nhập Công ty Cung ứng vật tư, thiết bị y tế và Xí nghiệp Liên hợp Dược Hậu Giang.

Ngày 02/9/2004: Cổ phần hóa Xí nghiệp Liên hợp Dược Hậu Giang thành Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang.

Ngày 21/12/2006, Công ty cổ phần Dược Hậu Giang bắt đầu niêm yết với mã chứng khoán DHG trên sàn giao dịch chứng khoán Tp Hồ Chí Minh, giá chào sàn là 320.000 đ/cp, tổ chức tư vấn là công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt, kiểm toán độc lập là công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn ( A&C )

2 Các cột mốc phát triển

Năm 2004: Cổ phần hóa, trở thành Công ty cổ phần

Năm 2005: Gia nhập Câu lạc bộ Doanh nghiệp có doanh thu sản xuất trên 500 tỷ đồng

Là doanh nghiệp Dược đầu tiên thử tương đương lâm sàng thuốc bột Haginat và Klamentin.

Xây dựng hiệu quả chính sách thu hút nhân tài, đặc biệt là chính sách “Lương 4D.

Năm 2006: Niêm yết cổ phiếu lần đầu tại SGDCK TP.HCM; Đạt tiêu chuẩn WHO –

Năm 2007: Khẳng định tầm nhìn, Sứ mạng và 7 giá trị cốt lõi.

Thử tương đương sinh học thành công Haginat 250mg và Glumeform 500mg Tăng vốn điều lệ 80 tỷ đồng lên 200 tỷ đồng.

Too long to read onyour phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

Thành lập 02 Công ty con đầu tiên DHG Travel và SH Pharma Chuyển đổi ISO/IEC 17025 từ phiên bản 1999 sang phiên bản 2005.

Năm 2008: Thực hiện các công cụ quản trị hiện đại và hiệu quả: 10.5S, Balance Score

Thành lập 06 Công ty con: CM Pharma, DT Pharma, HT Pharma, ST Pharma, DHG PP, DHG Nature

Năm 2009: Thực hiện thành công chiến lược 20/80: sản phẩm, khách hàng, nhân sự;

Thành lập Công ty con A&G Pharma

Năm 2010: Thực hiện thành công chiến lược “Kiềng 3 chân”: Cổ đông, khách hàng và

người lao động

Thành lập 03 Công ty con: TOT Pharma, TG Pharma và Công ty TNHH MTV Dược phẩm DHG

Năm 2011: Triển khai thành công “Dự án nâng cao hiệu quả hoạt động Công ty Con”;

Thành lập Công ty con Bali Pharma.

Năm 2012: Chủ đề “Giải pháp hôm nay là vấn đề ngay mai” đã mang lại hiệu quả cao

cho Công ty trong công tác kiểm soát chi phí, quản trị rủi ro và chính sách.

Thành lập 05 Công ty con phân phối: VL Pharma, TVP Pharma, B&T Pharma, DHG PP1, DHG Nature 1.

Năm 2013: Hoàn thành dự án nhà máy mới Non Betalactam đạt tiêu chuẩn GMP WHO

tại KCN Tân Phú Thạnh với công suất hơn 04 tỷ đơn vị sản phẩm/năm.

Hoàn thành dự án nhà máy mới IN – Bao bì DHG 1 của DHG PP1 tại KCN Tân Phú Thạnh, DHG PP tại Nguyễn Văn Cừ giải thể theo chủ trương ban đầu.

3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty

Đội ngũ cán bộ, công nhân viên có trình độ, năng lực cao và luôn tâm huyết với công ty Dược Hậu Giang xác định con người là nguồn vốn quí nhất để tạo ra giá trị cho doanh nghiệp và cho xã hội Vì vậy, công ty luôn chú trọng xây dựng chính sách chăm sóc và thu hút lao động; trẻ hóa đội ngũ cán bộ.

Trang 6

4 Vị thế của DHG PHARMA

Kết quả kinh doanh năm 2022 đã giúp Dược Hậu Giang được vinh dự vào “Top 100 doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam 2022” và có vị trí trong Ngành Công nghiệp Dược Việt Nam với doanh thu, lợi nhuận và năng lực sản xuất, các số liệu cụ thể như sau:

+ Doanh thu hàng tự sản xuất: 1.020 tỷ đồng + Lợi nhuận trước thuế: 1.099 tỷ đồng

+ Lợi nhuận sau thuế của cổ đông ty mẹ: 988 tỷ đồng + Tổng sản lượng sản xuất: 5.668 triệu đơn vị sản phẩm + Giá trị sản xuất: 6.405 tỷ đồng

Doanh thu bán hàng của DHG liên tục tăng và luôn dẫn đầu ngành công nghiệpdược Việt Nam

CTCP Dược Hậu Giang vừa công bố BCTC quý I/2023 với doanh thu thuần đạt 1.229 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ, trong đó doanh thu hàng DHG sản xuất tăng 21% so với cùng kỳ, đạt 1.104 tỷ đồng, chiếm 89% doanh thu của DHG Biên lợi nhuận gộp tăng nhẹ từ 47% lên 50%.

Kết quả, lợi nhuận trước thuế và sau thuế của DHG tăng lần lượt 37% và 41% so với cùng kỳ quý I/2022, đạt lần lượt 391 tỷ đồng và 361 tỷ đồng Các khoản chi phí bán

Trang 7

hàng, quản lý doanh nghiệp đạt lần lượt 188 tỷ đồng và 69 tỷ đồng, đều tăng 13% so với cùng kỳ.

Năm 2023, DHG đặt mục tiêu 5.000 tỷ đồng doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế là 1.130 tỷ đồng, lần lượt tăng 7% và 3% so với kết quả năm 2022 Nếu hoàn thành được mục tiêu trên, đây là lần đầu tiên DHG đạt mức lãi nghìn tỷ đồng.

Với doanh thu quý I đạt 1.229 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 391 tỷ đồng, Dược Hậu Giang đã hoàn thành 25% kế hoạch doanh thu và 35% chỉ tiêu lợi nhuận.

Trước đó năm 2022, Công ty ghi nhận doanh thu thuần 4.676 tỷ đồng, tăng 17% so với năm trước Lãi sau thuế đạt 988 tỷ đồng, tăng 27% và cũng là mức lãi cao nhất trong lịch sử hoạt động.

Trang 8

PHẦN II :

I.PHÂN TÍCH SWOT a) Điểm mạnh:

+ Là doanh nghiệp Dược Generic lớn nhất Việt Nam với tiềm năng nguồn lực tài chính chính mạnh, minh bạch, kịp thời, đúng pháp luật giúp kinh doanh hiệu quả tạo nhiều điều kiện thực thi các chiến lược phát triển, tạo được niềm tin cho các đối tác, tạo lợi thế tăng hiệu quả hoạt động, thu hút thêm vốn và tăng thu nhập cho công ty bằng các hoạt động tài chính.

+ Đội ngũ nhân sự giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, tâm huyết với nghề, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế và đặc biệt luôn có tinh thần trách nhiệm xã hội cao.

+ Nền tảng sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng toàn cầu và hệ thống quản trị hiện đại giúp DHG Pharma tiến những bước tiến xa hơn, vươn tầm khu vực và thế giới.

+ Hệ thống phân phối sâu rộng nhất Việt Nam, số lượng khách hàng đông, tạo lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh hàng tự sản xuất và tăng hiệu quả thông so với cả đối thủ trong nước và nước ngoài Quản lý bán hàng, phương pháp bán hàng và hoạt động marketing ngày càng chuyên nghiệp.

+ Tầm nhìn, sứ mạng, các giá trị cốt lõi, chiến lược được định hướng rõ ràng công cụ thực hiện chiến lược hiện đại.

+ Thương hiệu, uy tín của doanh nghiệp được xã hội tin dùng, nhà đầu tư đánh giá cao, khách hàng tín nhiệm.

+ Năng lực sản xuất lớn nhất ngành công nghiệp Dược Việt Nam, đáp ứng chiến lược phát triển dài hạn và có lợi thế quy mô Nhà máy mới đi vào hoạt động dự kiến sẽ mang lại khoản lợi ích lớn từ chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp trong 15 năm.

b) Điểm yếu:

+ Nghiên cứu R&D của DHG Pharma hiện chỉ đang tập trung cho các sản phẩm generic, các sản phẩm hết hạn bảo hộ độc quyền: DHG Pharma chưa dành nhiều ngân sách nghiên cứu cho các sản phẩm mới (nguyên liệu và công thức mới) do ngành công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam còn bị hạn chế.

+ DHG Pharma đã xây dựng các quy định/quy chế/chính sách theo các quy định hiện hành về quản trị công ty và tiệm cận đáp ứng các yêu cầu theo thông lệ quốc tế nhưng vẫn còn nhiều điểm cần phải được hoàn thiện để đạt hiệu quả cao trong điều hành và phù hợp nhu cầu phát triển của công ty.

+ Tiến độ xây dựng nhà máy mới Betalactam bị trễ, ảnh hưởng đến uy tín đội ngũ quản trị công ty và niềm tin của cổ đông, đối tác.

+ Mối quan hệ giữa công ty mẹ, công ty con và nhà máy mới là vấn đề phải mất nhiều thời gian Chi phí để xây dựng cơ chế, quy trình sao cho khai thác tối ưu, hiệu quả, đúng pháp luật là tương đối lớn.

Trang 9

+ Việc ban hành nhiều chính sách mới, thay đổi hệ thống bán hàng trong điều kiện thị trường còn nhiều khó khăn, cạnh tranh khốc liệt và ảnh hưởng của thông tư 01 đến hệ điều trị mặc dù đã đóng góp vào việc tăng sản lượng, xây dựng nền tảng hệ thống bán hàng theo hướng chuyên nghiệp hiệu quả nhưng đã tạo áp lực lớn đến việc hoàn thành chỉ tiêu kinh doanh.

c) Cơ hội:

+ Dân số Việt Nam đông, tăng nhanh Người dân ngày càng quan tâm đến chăm sóc sức khỏe, đặc biệt phân khúc thu nhập từ trung bình trở lên Vì vậy, tiềm năng tăng trưởng của Ngành Dược Việt Nam còn cao.

+ Nhà nước quản lý chặt chẽ, khoa học, chuyên nghiệp hơn tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp có uy tín thương hiệu, sản phẩm chất lượng cao,… phát huy lợi thế Chính sách Nhà nước, luật Dược mới mở ra cho doanh nghiệp nhiều cơ hội tự chủ trong sản xuất kinh doanh.

+ Cơ hội phát triển R&D từ các mối quan hệ hợp tác, liên doanh liên kết, nhận chuyển giao công nghệ, mua các đề tài khoa học, thuê nghiên cứu.

+ Dân số đông với tốc độ già hóa nhanh, môi trường ô nhiễm, tỷ lệ bệnh tật tăng cùng với chi tiêu cho thuốc và thực phẩm chức năng tăng mở ra nhiều cơ hội tăng trưởng cho các doanh nghiệp dược phẩm.

+ DHG có nhiều điểm mạnh tạo lợi thế riêng nên có nhiều cơ hội để thu hút đầu tư liên doanh, liên kết, mua bán sáp nhập, hợp tác sản xuất, chuyển giao công nghệ, phân phối độc quyền, nhập khẩu ủy thác với các tập đoàn dược phẩm lớn trong và ngoài nước; là cơ sở để tăng quy mô, vị thế và thị phần của Công ty nhanh hơn; có điều kiện tiếp cận với trình độ quản lý, kỹ thuật hiện đại.

+ DHG Pharma có quỹ đầu tư phát triển khoa học công nghệ và Nhà nước có nhiều chính sách tạo điều kiện để phát triển sản phẩm, đổi mới trang thiết bị theo định hướng phát triển.

+ Giá trị cổ phiếu cao, các nhà đầu tư tin tưởng, tạo cơ hội thu hút vốn dễ dàng, mang đến thặng dư vốn cổ phần cao thông qua việc phát hành cổ phiếu.

+ Năng lực và sản lượng sản xuất cao, thuận lợi cho DHG Pharma trong việc thương lượng với các nhà cung cấp về giá, hậu mãi, hỗ trợ khoa học kỹ thuật và học hỏi kinh nghiệm.

d) Thách thức:

+ Mặc dù dẫn đầu thị phần nhưng tỷ lệ thị phần chiếm lĩnh thị trường của DHG Pharma còn thấp, ngành Dược Việt Nam phát triển mạnh , không tập trung nên cạnh tranh cao Cạnh tranh càng cao với tâm lý chuộng thuốc ngoại nhập của người tiêu dùng là những

Trang 10

nguyên nhân mà thuốc trong nước chỉ chiếm gần 50% thị phần cả nước Con số này vừa thể hiện cơ hội, tiềm năng nhưng cũng là thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp dược trong nước để phấn đấu đưa giá trị thuốc sản xuất trong nước chiếm 70% thị phần theo chủ trương của Chính Phủ.

+ Nguyên liệu sản xuất thuốc chủ yếu nhập khẩu nên chịu ảnh hưởng các yếu tố đầu vào như: tỷ giá ngoại tệ, biến động giá nguyên liệu, chính sách thuế nhập khẩu, … Công ty chưa thiết lập quy trình quản trị rủi ro cụ thể cho yếu tố này.

+ Chính sách điều hành tỷ giá của nền kinh tế vĩ mô ưu tiên xuất khẩu ảnh hưởng bất lợi đến các doanh nghiệp có tỷ trọng nhập khẩu lớn (về nguyên liệu, thiết bị, công nghệ).

+ Việc duy trì hoạt động liên tục, nhanh chóng phục hồi và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trong trạng thái bình thường mới sẽ là một trong những thách thức cho doanh nghiệp trong nước lẫn nước ngoài.

+ Thuốc là mặt hàng Nhà nước quản lý giá, bên cạnh đó, việc tăng giá thuốc còn chịu ảnh hưởng bởi yếu tố cạnh tranh và các phương tiện báo đài.

+ Thông tư 01 của Bộ Y tế về đấu thầu thuốc trong bệnh viện gây tác động mạnh, làm giảm doanh thu hệ điều trị của DHG Pharma và ảnh hưởng đến hệ thương mại Các quy định mới về cấp xét số đăng ký dược phẩm, thực phẩm chức năng, xét duyệt các công cụ quảng cáo, … ngày càng chặt chẽ, khó khăn, mất nhiều công sức, chi phí, thời gian và ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược phát triển các nhãn hàng, sản phẩm mới và vận hành nhà máy mới của công ty.

+ Áp lực là doanh nghiệp dẫn đầu, kỳ vọng của nhà đầu tư về tăng trưởng, cổ tức… tạo áp lực lớn đối với HĐQT và Ban TGĐ

Trang 11

II ĐỊNH GIÁ THEO CHIẾT KHẤU DÒNG TIỀN TỰ DO ( FCFF ) I Lý thuyết

Khái niệm: dòng tiền tự do của doanh nghiệp (FCFF) là tổng ngân lưu của những người có quyền lợi trong công ty như: cổ đông, trái chủ, cổ đông ưu đãi Có hai công thức xác định dòng tiền tự do này của công ty:

+ FCFF =Dòng tiền tự do của VCSH + chi phí lãi vay (1 – Thuế) + Thanh toán vốn gốc – Phát hành nợ mới + Cổ tức ưu đãi.

+ FCFF = EBIT* (1- thuế) + khấu hao – chi phí vốn – thay đổi vốn

- P0: là giá trị doanh nghiệp

- FCFFt: dòng tiền tự do của doanh nghiệp năm thứ t - WACC: chi phí vốn bình quân trọng số

1 Mô hình FCFF tăng trưởng ổn định

P0 = =

Trong đó:

- P0: là giá trị doanh nghiệp - ECFF1: FCFF kỳ vọng năm tới - g: tỉ lệ tăng trưởng FCFF mãi mãi

Giả định của mô hình: Tỉ lệ tăng trưởng sử dụng trong mô hình này cần phải nhỏ hơn hoặc bằng tỉ lệ tăng trưởng danh nghĩa của nền kinh tế và lớn hơn tỉ lệ tăng trưởng thực của nền kinh tế.

2 Mô hình FCFF tăng trưởng nhiều giai đoạn

Với =

Giả định của mô hình: Mức tăng trưởng cao, không đổi trong giai đoạn đầu và sau đó giảm xuống mức tăng trưởng ổn định.

Trang 12

- Ưu điểm của mô hình:

+ Tiếp cận vấn đề xác định giá trị doanh nghiệp trên góc nhìn của nhà đầu tư đa số.

+ Là phương pháp điển hình được xem xét trong một trạng thái động + Sẽ cho kết quả tốt hơn phương pháp chiết khấu dòng cổ tức trong trường hợp không thể xác định được cổ tức đó như thế nào là hợp lý, cao quá hay thấp quá.

- Nhược điểm của mô hình:

+ Khó khăn khi dự báo các tham số i, n, khấu hao tài sản cố định, thuần, vốn đầu tư, …

+ Đối với doanh nghiệp nhỏ, không có chiến lược kinh doanh hoặc có chiến lược kinh doanh không rõ ràng thì khó áp dụng phương pháp này + Đòi hỏi người đánh giá phải có năng lực chuyên môn trong lĩnh vực thẩm định dự án đầu tư.

+ Đòi hỏi một lượng thông tin lớn đạt được sự tin cậy ở mức độ cần thiết II Định giá DHG bằng phương pháp chiết khấu ngân lưu tự do FCFF.

Giả định công ty cổ phần Dược phẩm Hậu Giang phát triển theo 2 giai đoạn: giai đoạn tăng trưởng nhiều giai đoạn và giai đoạn tăng trưởng ổn định Thực hiện định giá bằng mô hình chiết khấu 2 giai đoạn cho công ty cổ phần dược phẩm Hậu Giang, xét cho 5 năm tiếp theo từ năm 2018 đến năm 2023, lấy năm gốc là năm 2018.

Để thực hiện phương pháp, ta cần xác định các thông số về dòng ngân lưu tự do và chi phí sử dụng vốn trung bình (WACC).

1 Xác định chi phí sử dụng vốn của DHG

Bảng 3.7 – Bảng cân đối kế toán công ty cổ phần dược Hậu Giang năm 2018

( Đơn vị : triệu đồng )

A Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 3.147.636 I Tiền và các khoản tương đương tiền 75.835

II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 1.459.722

2 Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn 0

Ngày đăng: 14/04/2024, 11:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w