Sau đó, việc áp dụng lí thuyết để phântích diễn ngôn cụ thể cũng trở thành lựa chọn của nhiều luận văn, luận án như luận ántiến sĩ Một tác phẩm của Nam Cao dưới ánh sáng của diễn ngôn và
Lịch sử vấn đề
Các khuynh hướng nghiên cứu diễn ngôn
2.1.1 Lịch sử thuật ngữ diễn ngôn và Phân tích diễn ngôn
A.McHoul (1994) đã căn cứ vào một tài liệu của Robins 1990, cho biết T.A van Dijk
1985 ghi nhận rằng “khái niệm diễn ngôn trong ngôn ngữ học hiện đại của chúng ta
(hiểu như là ngôn ngữ trong sử dụng) mang nợ nhiều với sự phân biệt từ thời cổ đại giữa ngữ pháp và thuật hùng biện” [DQB]
Về phương diện nghiên cứu, thời ấy, ngữ pháp gần như là một khoa học giản lược, còn nghệ thuật hùng biện được hiểu là nghệ thuật ứng dụng hơn là một môn khoa học. Suốt các thế kỉ 17-20, trong Ngôn ngữ học hiện đại, các kiểu nghiên cứu ngữ pháp đều nhắm vào các thuộc tính hình thức của các hệ thống ngôn ngữ Các nhà ngôn ngữ học thuở ấy chưa quan tâm đến những thứ ý nghĩa khác, những giá trị khác, kèm theo cái biểu thức ngôn từ và hiệu quả của từ ngữ được nói ra, cũng như các tác động của lời nói đến người nhận lời Việc nghiên cứu chỉ tập trung vào việc miêu tả cái biểu thức từ ngữ hiển lộ và giải thích cái ý nghĩa gắn trực tiếp với các từ ngữ đó.
Còn các nhà hùng biện thì “tập trung chú ý vào từng cách sử dụng thực tế của lời nói và lời viết như là những phương tiện thuyết phục về mặt xã hội và chính trị”, cũng tức là dùng ngôn ngữ vào mục tiêu “thu phục lòng người”
Trong tình hình đó, hùng biện bị đẩy xuống vị trí thấp hơn, nhưng McHoul cho rằng dù vậy, diễn ngôn vẫn không bị lãng quên và được quan tâm Vì vậy, khi ngôn ngữ học nhận ra phải lấy diễn ngôn làm đối tượng, tức là đã ý thức được tác động của ngôn ngữ đối với người tiếp nhận, và những tác động này lại “tác động” ngược lại đến cách tổ chức cái diễn ngôn được người nói đưa ra về nhiều phương diện
Thuật ngữ “diễn ngôn” (gắn với thuật ngữ hùng biện) trong thời đại đó vẫn được các trường phái quan tâm mãi cho đến những thập niên đầu thế kỉ 20, như trong việc các nhà hình thức luận Nga vẫn duy trì truyền thống “lựa chọn” - cách gọi khác của hùng biện - trong việc dùng ngôn ngữ (trước đây được dịch sang tiếng Việt là “mĩ từ pháp”,
“tu từ học”, sau nằm trong Phong cách học) Thời đó, người ta quan tâm nhiều hơn đến diễn ngôn viết (văn bản), đặc biệt là các truyện kể dân gian được in lại, hơn là quan tâm đến các phạm trù thuộc âm vị học, hình thái học, cú pháp, ngữ nghĩa
Tên gọi phân tích diễn ngôn xuất hiện khá sớm từ năm 1952, Z.S Harris, nhà nghiên cứu ngữ pháp theo phân bố luận, đã có một bài viết mang tên Discourse (Diễn ngôn), trong Tạp chí Language, số 28, năm 1952 Với tên gọi ấy, đối tượng nghiên cứu là
“các ngôn ngữ bậc dưới” (sublanguages) của tiếng Anh, được hiểu là một phần cụ thể của cái ngôn ngữ chuyên dùng cho môn học nào đó, như “ngôn ngữ của khoa học xã hội”, “ngôn ngữ của khoa học tự nhiên” Mỗi ngành sẽ có hệ thống từ vựng, ngữ pháp đặc thù của nó, và bên dưới các ngành là các chuyên môn bậc thấp hơn và các văn bản thuộc một chuyên môn nào đó đều được viết bằng thứ ngôn ngữ bậc dưới của chuyên môn đó
Song, tên gọi “Phân tích diễn ngôn” “chưa có được nội dung đích thực của nó” (trích
Phân tích diễn ngôn trong ngôn ngữ văn chương, Diệp Quang Ban), và vào năm 1977,
M Coulthard đã đưa ra nhận xét: “Bài báo của Harris, mặc dù có cái nhan đề đầy hứa hẹn “Phân tích diễn ngôn”, thực ra nó làm thất vọng” (Dẫn theo Trúc Thanh - tên hiệu của Diệp Quang Ban, trong “Lời giới thiệu” quyển sách Dẫn nhập phân tích diễn ngôn của David Nunan, dịch sang tiếng Việt 1997, tái bản 1998).
Ba giai đoạn phát triển của Phân tích diễn ngôn
Tên gọi Phân tích diễn ngôn đã xuất hiện và được nghiên cứu từ những năm 50 của thế kỉ XX tuy nhiên để phát triển thành một bộ môn khoa học đích thực trong Ngôn ngữ học thì nó phải trải qua một quá trình hình thành lâu dài và khó khăn Cho đến khi thực sự được nhìn nhận với tư cách là một phân môn khoa học Phân tích diễn ngôn đã trải qua giai đoạn. Ở giai đoạn đầu tiên, phân tích diễn ngôn thường được tiếp cận theo hướng tiếp cận ngôn ngữ hình thức tức là sử dụng các phương pháp cũng như công cụ lí thuyết của nghiên cứu câu vào việc nghiên cứu diễn ngôn Ở giai đoạn tiếp theo, phân tích diễn ngôn được tiếp cận theo hướng tiếp cận xã hội kinh nghiệm tức là diễn ngôn được xét như cuộc thoại Ở giai đoạn thứ ba, phân tích diễn ngôn được tiếp cận từ hướng tiếp cận Phê bình luận: Phân tích diễn ngôn phê bình Phân tích diễn ngôn phê bình lả giai đoạn thịnh hành hiện nay Hướng phân tích này cần thiết và hữu ích cho cả người tạo lập và người tiếp nhận diễn ngôn
Như vậy, trước khi trở thành một phân môn trong ngành khoa học Ngôn ngữ phân tích diễn ngôn đã trải qua một quá trình “gian nan” với các giai đoạn phát triển khác nhau. Mỗi giai đoạn phát triển đều có những ý nghĩa nhất định, góp phần tạo dựng đường hướng, hoàn thiện cho quá trình nghiên cứu phân môn.
2.3 Hướng ứng dụng lí thuyết Phân tích diễn ngôn vào nghiên cứu diễn ngôn cụ thể
Từ các công trình nghiên cứu lí thuyết diễn ngôn trên thế giới và Việt Nam, đã có rất nhiều các bài báo, luận văn, luận án ứng dụng lí thuyết vào nghiên cứu một diễn ngôn cụ thể Năm 2013, tác giả Trần Kim Phượng đã có bài viết vận dụng lí thuyết diễn ngôn vào phân tích một diễn ngôn cụ thể qua bài đăng báo Phân tích diễn ngôn, ứng dụng vào phân tích một truyện cười [TKP] Sau đó, việc áp dụng lí thuyết để phân tích diễn ngôn cụ thể cũng trở thành lựa chọn của nhiều luận văn, luận án như luận án tiến sĩ Một tác phẩm của Nam Cao dưới ánh sáng của diễn ngôn và dụng học vào năm
2014 của tác giả Vũ Văn Lăng, luận văn Thạc sĩ Tiếp cận tác phẩm Lão Hạc của Nam cao từ góc độ phân tích diễn ngôn (2014) của Hà Thị Bích Thùy; Tiếp cận tác phẩm Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu từ góc độ phân tích diễn ngôn (2014) của Nguyễn Vũ Nam Khuê; Ứng dụng phân tích diễn ngôn vào việc nghiên cứu nhân vật Thúc Sinh trong Truyện Kiều của Nguyễn Du (2015) của Lê Thị Thùy Dương; Ứng dụng phân tích diễn ngôn vào việc nghiên cứu nhân vật Tú Bà và Mã Giám Sinh trong Truyện Kiều của Nguyễn Du (2015) của Đỗ Thu Phương; Tác phẩm Người ngựa và ngựa người của Nguyễn Công Hoan từ quan điểm của phân tích diễn ngôn (2016) của
Các công trình nghiên cứu trên đều đưa ra các tiếp cận diễn ngôn từ bộ khung lí thuyết của phân tích diễn ngôn với các khía cạnh về ngữ vực, liên kết, mạch lạc Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu khía cạnh tương tác trong diễn ngôn với các dạng tương tác nội diễn ngôn, tương tác ngoại diễn ngôn Chính bởi vậy đề tài của chúng tôi vừa kế thừa kết quả của các công trình trước triển khai phân tích diễn ngôn trên bộ khung về ngữ vực, liên kết và mạch lạc đồng thời có sự mở rộng, khai thác thêm một góc độ mới về tương tác diễn ngôn
2.4 Lịch sử nghiên cứu về nghệ thuật hát Chèo và vở Chèo Trương Viên
Chèo là loại hình nghệ thuật truyền thống dân tộc của dân tộc, bởi vậy Chèo nhận được sự quan tâm rất lớn trong việc sưu tầm, khảo chú và nghiên cứu Từ trước đến nay đã có nhiều các công trình nghiên cứu Chèo nói chung và vở Chèo Trương
Viên nói riêng Có thể kể tới các luận văn, luận án như Khảo sát chỉnh thể nghệ thuật trào phúng trong Chèo truyền thống (2002) của Đỗ Thị Tám, Nhân vật Chèo truyền thống dưới góc nhìn văn hóa (2006) của Trần Minh Phượng, Khảo sát nhân vật Mụ và Lão trong kịch bản Chèo từ truyền thống đến hiện đại (2015) của Vũ Thị Lệ, Nhận diện một số tính đối thoại của âm nhạc Chèo trong vở diễn Quan âm Thị Kính (2023) của Nguyễn Văn Điệp Đây đều là các công trình nghiên cứu Chèo trên góc độ văn hóa, biểu diễn Bên cạnh đó cũng có các nghiên cứu Chèo trên bình diện ngôn ngữ học như Tục ngữ - Ca dao truyền thống trong kịch bản Chèo hiện đại (2013) của Nguyễn Thị Thu Huyền, Nhân vật trong kịch bản Chèo Kim Nham dưới góc độ dụng học
(2014) của Lê Thị Thanh Vân…
Là một trong bảy vở Chèo cổ, vở Chèo Trương Viên cũng thu hút nhiều sự quan tâm trong công tác nghiên cứu với các công trình nghiên cứu như Giới thiệu vở
Chèo Trương Viên của Vũ Ngọc Phan, Trương Viên của Hà Văn Cầu, Trương Viên Chèo cổ (sưu tuyển - khảo cứu) của Trần Việt Ngữ
Như vậy việc nghiên cứu Chèo nói chung và Chèo Trương Viên nói riêng đã có một lịch sử nghiên cứu sâu rộng tuy nhiên dựa trên cơ sở tổng hợp các công trình nghiên cứu chúng tôi nhận thấy chưa có công trình nào nghiên cứu diễn xướng Chèo dưới lí thuyết của phân tích diễn ngôn Một số các công trình nghiên cứu về Chèo đã phần nào chạm tới các vấn đề trong phân tích diễn ngôn như trường, thức nhưng các tác giả đều không đề cập nó như một đối tượng được soi chiều bởi bộ khung lí thuyết phân tích diễn ngôn Chính bởi vậy chúng tôi đã lựa chọn phân tích diễn xướng Chèo
Trương Viên dưới góc độ phân tích diễn ngôn, vận dụng đầy đủ bộ khung của lí thuyết phân tích diễn ngôn Bên cạnh đó chúng tôi cũng mong muốn mở rộng vấn đề nghiên cứu trên góc độ tương tác diễn ngôn.
Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
Thông qua đề tài nghiên cứu khoa học, chúng tôi hi vọng:
- Gợi mở một cách tiếp cận loại hình nghệ thuật dân gian từ góc nhìn Phân tích diễn ngôn, đặc biệt đặt trong mối quan hệ tương tác giữa các hình thức diễn ngôn của chúng (kịch bản và diễn xướng).
- Chỉ ra thực trạng của diễn xướng dân gian nói chung và diễn xướng Chèo nói riêng, từ đó đề xuất giải pháp để giữ gìn và phát triển nghệ thuật Chèo truyền thống
Với các mục tiêu nghiên cứu trên, nhóm nghiên cứu đã thực hiện các nhiệm vụ:
- Thứ nhất, phân tích và tổng hợp các tài liệu khoa học liên quan đến vấn đề diễn ngôn, phân tích diễn ngôn và tương tác diễn ngôn.
- Thứ hai, khảo sát các nguồn tư liệu về vở Chèo Trương Viên bao gồm kịch bản Chèo Trương Viên trong “Tuyển tập Chèo cổ” (NXB Văn Hóa) do Hà Văn Cầu sưu tầm, chú thích và buổi biểu diễn Chèo Trương Viên (Nhà hát Chèo Hà Nội), do NSND Trần Quốc Chiêm làm đạo diễn để phân tích các phương diện về ngữ vực và mạch lạc của diễn ngôn cũng như sự tương tác diễn ngôn.
- Thứ ba, khảo sát thực trạng tiếp nhận và đề xuất các giải pháp gìn giữ và phát triển nghệ thuật Chèo truyền thống.
Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng một số phương pháp cơ bản sau:
- Phương pháp phân tích diễn ngôn: đây là phương pháp cơ bản được sử dụng xuyên suốt luận văn, nhóm nghiên cứu đã vận dụng công cụ lí thuyết của Phân tích diễn ngôn vào nghiên cứu và nhận định về đặc điểm của diễn ngôn diễn xướng Chèo Trương Viên.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: bên cạnh các công cụ lí thuyết của ngôn ngữ học, nhóm nghiên cứu còn phối hợp vận dụng thao tác nghiên cứu của một số chuyên ngành khác như: văn học dân gian, âm nhạc, nghệ thuật biểu diễn… để góp phần làm sáng rõ nội dung nghiên cứu.
- Phương pháp điền dã: trực tiếp quan sát diễn xướng, phỏng vấn các nghệ nhân biểu diễn Chèo Trương Viên do Nhà hát Chèo Hà Nội tổ chức; quan sát trực tiếp quá trình tập luyện cũng như thu thập thông tin từ các nghệ nhân ở Nhà hátChèo tỉnh Ninh Bình; từ đó, tổng hợp, phân loại, phân tích để đưa ra các kết luận phù hợp về nghệ thuật Chèo.
Cấu trúc đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, chúng tôi triển khai đề tài trong ba chương:
- Chương 1: Cơ sở lí luận
- Chương 2: Diễn ngôn diễn xướng Chèo Trương Viên trên bình diện ngữ vực
- Chương 3: Diễn ngôn diễn xướng Chèo Trương Viên trên bình diện mạch lạc và tương tác diễn ngôn
CƠ SỞ LÍ LUẬN
LÍ THUYẾT PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN
1.1 Khái niệm (diễn ngôn, phân tích diễn ngôn, các bình diện phân tích diễn ngôn)
Trong quá trình tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy rằng thuật ngữ “diễn ngôn” xuất hiện ở nhiều từ điển đến từ các quốc gia khác nhau Trong cuốn sách “Phân tích diễn ngôn với ngôn ngữ văn chương”, tác giả đã hệ thống cho chúng ta cách hiểu về “diễn ngôn” trong từ điển tiếng Pháp, tiếng Anh, cho đến tiếng Việt.
Từ điển tường giải tiếng Pháp Robert 1 (nouvelle édition, 1979) có một số cách giải nghĩa về “diễn ngôn” (discours) – diễn từ (đối với văn bản viết), cuộc diễn thuyết
(khi không trực tiếp dùng văn bản viết) hoặc bài giảng (bài viết về văn chương dùng dạy học bàn về một đề tài hay triển khai theo phương pháp học Tuy nhiên, trong từ điển tiếng Pháp chuyên về ngôn ngữ học Le Language, “diễn ngôn” (discours) xuất phát từ cái thể hợp nhất hoàn chỉnh gồm các thành tố, làm thành một đơn vị hoàn chỉnh được dùng trong một trường hợp cụ thể Tác giả Diệp Quang Ban trong “Phân tích diễn ngôn với ngôn ngữ văn chương” đã dịch phần định nghĩa ấy như sau: “Cái câu mà thường được thừa nhận như là cái đơn vị ngôn ngữ học có tính chất tiêu biểu, trong phần lớn các trường hợp, nó hợp thành, tính từ điểm bắt đầu đến điểm kết thúc, cái đơn vị mà người ta sẽ xác định được các thành tố” Hoặc, discours “xuất phát từ cái đơn vị đó người ta sẽ tạo sinh ra một tập hợp các câu có thể có được của ngôn ngữ đó”.
Từ điển The random house college dictionary revised edition, 1988, đã xác định
“diễn ngôn” (discourse) - sự bàn bạc (danh từ chung, trao đổi ý tưởng, cuộc trò chuyện) hoặc một cuộc thảo luận có tính hình thức về một đề tài thông qua nói miệng hoặc viết (danh từ cụ thể) Đối với Oxford Advanced Learner’s Dictionary, 2010,
“diễn ngôn” (discourse) là một sự trình bày hay thảo luận dài, có tính chất quan trọng về một đề tài nói hay viết, hoặc, là việc sử dụng ngôn ngữ bằng cách nói hay viết nhằm tạo ra ý nghĩa.
Từ điển Longman cũng khu biệt ba nét nghĩa cơ bản của thuật ngữ “diễn ngôn” với đó là “một bài phát biểu hoặc một đoạn viết quan trọng về một vấn đề cụ thể Thứ hai là một cuộc trò chuyện hoặc một cuộc thảo luận quan trọng giữa mọi người Thứ ba là ngôn ngữ được sử dụng trong một kiểu loại đặc biệt của văn nói hoặc văn viết”
Từ điển New Webster’s Dictionary đã đề xuất hai nét nghĩa của “diễn ngôn” rằng đó là sự giao tiếp bằng tiếng nói (trò chuyện, lời nói, bài phát biểu); và sự nghiên cứu tường minh, có hệ thống về một đề tài nào đó (luận án, các sản phẩm của suy luận)
Trong Từ điển Tiếng Việt, 2000 có một số thuật ngữ sau đây cần làm rõ: diễn từ, diễn văn, diễn thuyết, văn bản, khi đặt trong tương quan so sánh với “diễn ngôn”, đặc biệt giữa “văn bản” và “diễn ngôn”
Diễn từ: Lời phát biểu trong dịp long trọng thường là trong buổi lễ mừng, lễ đón tiếp, (ngôn ngữ nói)
Diễn văn: Bài phát biểu tương đối dài đọc trong dịp long trọng, (ngôn ngữ viết). Diễn thuyết: Trình bày miệng một nội dung theo lối “bài bản” (có thể có dàn ý viết sẵn, và thường kèm điệu bộ phụ theo tương ứng với từng đoạn nội dung cụ thể để hấp dẫn người nghe) trước đám đông
Văn bản: Texte (tiếng Pháp), hay text (tiếng Anh), được dùng để chỉ bài viết
Thông qua khảo sát thuật ngữ “diễn ngôn” trong các từ điển, các nghiên cứu trước đó, chúng tôi nhận thấy sự khác biệt nhất định trong các định nghĩa trên “Diễn ngôn” có thể được phân loại theo phạm vi sử dụng (trong sinh hoạt hằng ngày hoặc trong nghiên cứu khoa học), theo tính chất sử dụng (địa phương, trang trọng hoặc dân dã) hoặc theo hình thức tồn tại (nói, viết, hoặc cả nói và viết) Song, nhìn chung, các định nghĩa đều nhấn mạnh “diễn ngôn” là một sản phẩm của giao tiếp, là sự biểu đạt của ngôn ngữ
Quan niệm của chúng tôi về “diễn ngôn” có sự kế thừa của Ngôn ngữ học và
Ngữ pháp chức năng,“diễn ngôn” là đơn vị bậc trên của câu, là đoạn ngôn ngữ và có tính động nên cần xem xét trong cả quá trình của lời nói, cũng như trong các mối quan hệ từ bản thân diễn ngôn, đến người tạo ra và người tiếp nhận diễn ngôn
1.1.1.2 Diễn ngôn và văn bản:
Trong luận án tiến sĩ Tiếp cận “mùa hoa cải bên sông” của Nguyễn Quang
Thiều từ góc độ phân tích diễn ngôn [MHC], tác giả có tổng hợp lại một số nghiên cứu và cho rằng giới nghiên cứu đang xuất hiện ba khuynh hướng về mối quan hệ giữa diễn ngôn và văn bản:
Thứ nhất, diễn ngôn và văn bản có thể thay thế cho nhau và đây là giai đoạn đầu của quá trình Phân tích diễn ngôn Nếu hiểu theo cách này thì cả hai khái niệm diễn ngôn và văn bản đều được dùng để chỉ “sản phẩm ngôn ngữ ở dạng nói và viết có mạch lạc và liên kết. Ở quan niệm thứ hai, nếu diễn ngôn tồn tại ở dạng nói thì văn bản được hiểu như là “sản phẩm ngôn ngữ ở dạng viết”
Thứ ba, theo “Văn bản là sản phẩm của diễn ngôn như một quá trình” của G. Brown và G Yule (1983), khái niệm diễn ngôn bao hàm khái niệm văn bản Đồng dạng với quan niệm đó có D Numan với khẳng định “Văn bản chỉ sự ghi chép hoặc ghi âm một sản phẩm giao tiếp, trong khi đó diễn ngôn chỉ một sản phẩm giao tiếp trong ngữ cảnh” Nhà nghiên cứu Nguyễn Hòa cũng chỉ ra rằng: “Ngoại diên của diễn ngôn rộng hơn so với văn bản, bởi lẽ với tư cách là một quá trình giao tiếp hay sự kiện giao tiếp, nó còn bao hàm cả yếu tố ngoài ngôn ngữ như ngữ cảnh tình huống, yếu tố dụng học và tác động của các chiến lược văn hóa ở người sử dụng” Còn trong bài báo “Phân tích diễn ngôn, ứng dụng vào phân tích một truyện cười”, tác giả Trần Kim Phượng đã phân biệt văn bản và diễn ngôn, dựa trên các tiêu chí về khái niệm, tính chất, lĩnh vực, bộ môn nghiên cứu và đặc trưng Cả diễn ngôn và văn bản đều là
“những đơn vị bậc trên câu”; song, trong khi văn bản quan tâm đến tính chỉnh thể, mang tính tĩnh, là sản phẩm của ngôn ngữ và được nghiên cứu bởi Ngữ pháp văn bản, thì diễn ngôn là khúc đoạn của ngôn ngữ, đơn vị của lời nói, mang tính động, tính quá trình và được nghiên cứu bởi Phân tích diễn ngôn
1.1.2 Khái niệm phân tích diễn ngôn
G Brown và G Yule đặc biệt chú ý đến đối tượng và phạm vi nghiên cứu của
“phân tích diễn ngôn”, và nhận định rằng: “Phân tích diễn ngôn nhất thiết phải phân tích ngôn ngữ đang được sử dụng” [BROWN] Trong công trình nghiên cứu của mình, hai ông đã đưa ra bảy thành tố chính cấu thành nội dung của phân tích diễn ngôn: (1) hình thức và chức năng của ngôn ngữ, (2) vai trò của ngữ cảnh trong giải thuyết diễn ngôn, (3) chủ đề và việc biểu hiện nội dung của diễn ngôn, (4) “phân đoạn” và việc biểu hiện cấu trúc của diễn ngôn, (5) cấu trúc thông tin, (6) bản chất của quy chiếu trong văn bản và diễn ngôn, (7) tính mạch lạc trong việc giải quyết diễn ngôn
KHÁI LUẬN VỀ DIỄN XƯỚNG VÀ CHÈO
2.1 Diễn xướng và các yếu tố trong diễn xướng
(1) Theo quan điểm của Kí hiệu học, diễn xướng được hiểu như một “sự thay đổi từ chỗ mã hoá một thông điệp trong một hệ ký hiệu này (mã) sang hệ ký hiệu khác”, “từ một hành động được trình diễn sang một văn bản được ghi lại, như khi một điệu múa được ghi lại ở dạng ký hiệu Laba (Labanotation) hoặc một truyện kể dân gian diễn xướng bằng lời thì thành dạng viết”.
(2) Theo Thi pháp dân tộc học, những người ở nhà hát quan tâm đến quan hệ giữa
“kịch bản và sự biểu diễn và quá trình đi từ cái thứ nhất đến cái thứ hai”, còn các nhà văn học dân gian “lại đối chiếu cách nhìn chú trọng vào văn bản (vốn tập trung vào các yếu tố văn học dân gian trừu tượng và cắt rời khỏi chỉnh thể (disembodied) với cách nhìn chú trọng vào sự diễn xướng vốn quan tâm đến việc ứng dụng trên thực tế các dạng thức văn học dân gian” Chủ đề của các cuộc tranh luận về những vấn đề này xoay quanh việc bản thảo, bản tổng phổ hay truyền thống văn học dân gian quyết định sự diễn xướng đến mức nào và theo kiểu nào, và còn lại bao nhiêu phần trăm linh hoạt, lựa chọn lối thể hiện và cơ hội sáng tạo cho người diễn xuất Có thể đặt câu hỏi này với trường hợp của Shakespeare, nếu chúng ta không có Macbeth dạng viết trong tay Shakespeare, thì liệu có thể tái tạo lại những gì mà ông dự định không, và nếu có thì liệu sẽ bị ràng buộc ra sao bởi hiểu biết như vậy về sự diễn xướng? Sự diễn xướng
“luôn luôn thể hiện một mặt nào đó nổi trội, bởi vì từ xưa tới nay không có hai lần diễn xướng nào giống hệt nhau” Ngoài ra, còn có quá nhiều những biến thái trong các nghệ thuật trình diễn, trong văn hoá, và trong các thời kỳ lịch sử, từng thời kì lịch sử, để có thể đưa ra lập luận có tính kết luận, do đó, tỉ lệ tương đối và tác động qua lại giữa quyền uy và sự sáng tạo, giữa cái làm sẵn và cái nảy sinh, phải được xác định theo kinh nghiệm, kết hợp với nghiên cứu kỹ bản thân sự diễn xướng.
(3) Nhà xã hội học Canada, Erving Goffman đồng bộ với quan niệm về diễn xướng
“như một cơ cấu đem ra trình diễn những đặc tính thực chất của bản thân hành động thông tin”, tức là quan tâm sự diễn xướng “được khóa (key) như thế nào” Điều này có thể hiểu rằng, “mỗi cộng đồng sẽ sử dụng một tập hợp có cấu trúc các phương tiện thông tin riêng để khóa kết cấu diễn xướng sao cho sự truyền thông tin trong khuôn khổ kết cấu đó sẽ được cộng đồng đó hiểu là sự diễn xướng” Hiểu theo một cách khác, các “khóa” này tương tự như các công thức truyền miệng dân gian “Ngày xửa ngày xưa ” (Once upon a time), những lối cách điệu lời nói hoặc cử động dẫn tới truyền thống như một chuẩn quy chiếu cho trách nhiệm của người diễn xướng (“Người xưa nói rằng ”), lối nói như chối bỏ sự diễn xướng (“Tôi vốn không quen ”) Các công thức truyền miệng này có thể không giống nhau giữa nền văn hoá này và nền văn hoá khác, mặc dù có thể tồn tại những khuôn mẫu về vùng miền và loại hình và những khuynh hướng phổ biến.
(4) Luận án tiến sĩ “Truyện cười ở các làng cười Bắc Bộ: Đặc điểm thi pháp và diễn xướng” của Nguyễn Thị Thùy đã đưa ra một số kết luận về khái niệm “diễn xướng”:
“Diễn xướng là việc truyền miệng tác phẩm văn học dân gian như nói tục ngữ, hát hò dân ca, hát kể sử thi, trình diễn các trò chơi có lời và biểu diễn các tích Chèo, các trò rối nước dân gian có lời Cách dùng từ diễn xướng như vậy gần gũi với cách dùng từ biểu diễn mà Hoàng Tiến Tựu đã sử dụng từ năm 1990 Sự truyền miệng này cần đảm bảo yếu tố đầu tiên là tách văn bản ngôn từ ra khỏi trí nhớ nghệ nhân (và sau này là tách ra khỏi trang sách sưu tầm) Còn có động tác phụ hoạ, trang phục kèm theo, giao lưu với người nghe là những yếu tố mà không phải trường hợp diễn xướng nào cũng có” [NTT]
2.1.2 Các yếu tố trong diễn xướng
Trong công trình nghiên cứu Nghệ thuật ngôn từ truyền miệng như một hình thức diễn xướng, Richard Bauman đã nhấn mạnh: “Về cơ bản, sự diễn xướng với tư cách một phương thức thông tin bằng miệng bao gồm cả giả thiết về trách nhiệm trước thính giả về một sự thể hiện năng lực truyền đạt Năng lực này nằm ở chỗ kiến thức và khả năng nói theo những cách thích hợp về mặt xã hội (…) Như vậy sự diễn xướng thu hút sự chú ý đặc biệt và nhận thức được nâng cao về hành động biểu đạt và cấp phép cho thính giả xem hành động biểu đạt và người thực hiện với một cường độ đặc biệt” Thêm vào đó, ông cũng chỉ ra các yếu tố cấu thành của hình thức diễn xướng: luật lệ, công thức, đặc điểm cận ngôn ngữ đặc biệt, ngôn ngữ bóng bẩy, để từ đó nhấn mạnh “diễn xướng mang tính dân gian như một hiện tượng thông tin, vượt ra cái ứng dụng phổ biến”
2.2.1 Tên gọi, nguồn gốc của Chèo
Có thể thấy rằng, về tên gọi và nguồn gốc của Chèo, từ lâu đã có nhiều cách giải thích
Giáo trình Văn học dân gian do PGS.TS Vũ Anh Tuấn chủ biên [VAT] có viết về hai cách giải thích tiêu biểu cho nguồn gốc tên gọi Chèo Ý kiến thứ nhất cho rằng
“Chèo” là biến âm của “trào” (trào lộng, hài hước), sau gọi chệch sang thành “Chèo”. Ý kiến thứ hai gắn với quan điểm của một số nhà nghiên cứu như Hà Văn Cầu, Phạm Đình Hổ, Vũ Khắc Khoan Trong công trình Quá trình hình thành và phát triển của nghệ thuật Chèo, Hà Văn Cầu cho rằng: “Chèo hình thành trên cơ sở trò nhại và múa hát dân gian Đó là đặc trưng rất cơ bản của Chèo và đồng thời đặc trưng đó rất Việt Nam”[X] Còn nhà nghiên cứu Vũ Khắc Khoan chỉ ra rằng: “Chèo là kết quả của sự phát triển liên tục của nền ca vũ thuần túy dân tộc từ hình thức một nghi lễ cổ sơ vươn tới một hình thức sân khấu biệt lập và đích thực Hình thức nghi lễ cổ sơ được nhắc đến ở trên liên quan đến phong tục và tín ngưỡng lâu đời của người Việt Đó là tục hát đưa linh để tiễn đưa vong hồn người chết về thế giới bên kia”[X] Cách hiểu thứ hai này được cho rằng có cơ sở hơn và được nhiều nhà nghiên cứu đồng thuận, dựa trên các tư liệu thư tịch cổ có liên quan đến vở Chèo đưa linh sưu tầm được ở Phan Thiết Vở Chèo này trình diễn việc đưa linh hồn người chết về cõi âm bằng thuyền và điệu hát Bả Trạo có nghĩa là “cầm Chèo” hoặc “bơi thuyền”.
Có một quan điểm khác của các nhà sử gia phong kiến, rằng: “Hát Chèo từ hát tuồng mà ra, mà hát tuồng thì du nhập từ Trung Quốc vào” Còn cuốn Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ chép: “Nước Nam ta từ thời Lý, có người đạo sĩ nhà Tống bên Trung Quốc qua sang dạt người dân trong nước múa hát làm trò và trò tuồng ở nước ta khởi điểm ra từ đấy”
Song, Nghệ sĩ Ưu tú Chèo Vũ Lâm Bình, nguyên giám đốc nhà hát Chèo tỉnhNinh Bình từng chia sẻ rằng: “Có rất nhiều tranh cãi về xuất xứ của tên gọi Chèo, và cũng nhiều ý kiến cho rằng cái nôi của Chèo cổ là ở Thái Bình vì nơi đây có nhiều làng Chèo cổ, Chèo gốc Tuy nhiên, cũng có câu chuyện rằng: đời vua Đinh, Đinh BộLĩnh xưng Đế sau khi dẹp loạn 12 sứ quân đã ban tước và phong chức cho những người có công của triều đình, trong đó có Phạm Thị Trân Phạm Thị Trân có nhiệm vụ dạy quân sĩ diễn trò và hát múa Có thể từ “Chèo” cũng có ý như “trò” trong trò diễn mà bà dạy cho quân sĩ” Cô Bình, thêm vào đó, nhấn mạnh về tên gọi “Chèo” trong tương quan với “trò”: sân khấu Chèo trước Cách Mạng là sân khấu của người nông dân, đó là nơi để họ diễn tự do và cất lên tiếng nói của mình Ban đầu, Chèo được sinh ra để những người nông dân sau một ngày lao động giải tỏa mệt nhọc, “tự vui tự diễn”. Dần dà, họ thích dùng ý tứ của sân khấu Chèo để đả phá quan lại phong kiến, như một sự phản kháng đối với cảnh bị bóc lột Do vậy, các nhân vật của Chèo dần dần cũng nhằm mục đích đả phá chế độ phong kiến
Quan điểm chúng tôi tương đồng với quan điểm của Nghệ sĩ ưu tú Chèo Vũ Lâm Bình, rằng Chèo là một loại hình diễn xướng dân gian ở nước ta, khác với tuồng của Trung Quốc (sự khác biệt này sẽ được nhóm chúng tôi làm rõ hơn ở phần Phục trang Chèo).
2.2.2 Các yếu tố của một vở Chèo
2.2.2.1 Kịch bản: tính dị bản, lớp trò
Kịch bản Chèo thường được gọi bằng tên dân dã là “tích trò” (có tích mới dịch nên trò) Kịch bản Chèo bao gồm cả hai phương diện tích và trò Tích là các phần cốt truyện, phần nội dung chính của vở Chèo Tích truyện có thể lấy từ các truyện cổ dân gian “Việc sáng tác một vở Chèo thường được tiến hành như sau: Dựa vào một tích nào đó (cổ tích, thần thoại, truyện lịch sử, truyện Nôm), người trưởng trò bàn bạc với các diễn viên để sắp xếp lớp lang của vở diễn, dựng lên cái cốt của vở, lời hát thường là những bài ca dao được bẻ theo các làn điệu Chèo Lời hát của mỗi vai thường là do diễn viên thủ vai đó sáng tác” (Giáo trình văn học dân gian tập 1 Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, tr139) Những vở Chèo có thể dựng tích truyện từ truyện thơ dân gian, từ truyện cổ tích như vở Chèo cổ: Tống Trân - Cúc Hoa, Tấm Cám, Trương Sinh, Lưu Bình - Dương Lễ Cốt truyện trong các vở Chèo truyền thống thường là cốt truyện đơn tuyến, tức là câu chuyện kể được dựng trên một trục là cuộc đời nhân vật chính
Bên cạnh đó cũng có những tích truyện được sáng tạo hoàn toàn mới, những vở Chèo này thường là các vở Chèo hiện đại Tích truyện của các vở Chèo hiện đại đã có sự mở rộng về đề tài, mở rộng về nhân vật Bên cạnh các nhân vật quen thuộc, các nhân vật thuộc về lũy tre xanh như trong Chèo cổ thì các vở Chèo hiện đại đặc biệt là các vở Chèo được viết sau năm 1954 có thêm các hình tượng nhân vật như công nhân,bác sĩ, anh bộ đội - hình tượng con người thời đại mới Đề tài của các vở Chèo hiện đại cũng được lồng ghép thêm các vấn đề nóng hổi của cuộc sống đương thời như các vở Đường về trận địa của Tào Mạt và Hoài Giao, Sợi tơ vàng của Việt Dung, Cô gái sông Lam của Trung Phong,
Do phạm vi và mục đích của đề tài, nhóm nghiên cứu sẽ tập trung làm rõ đặc điểm của Chèo cổ Kịch bản Chèo cổ là sản phẩm của văn học dân gian nên đặc trưng nổi bật của loại kịch bản này là tính dị bản Tính dị bản của văn học dân gian là hệ quả của tính truyền miệng và tính tập thể Một văn bản văn học dân gian không bao giờ tồn tại bằng một văn bản duy nhất tức là bên cạnh những yếu tố bất biến văn bản văn học dân gian còn có những yếu tố khả biến Bởi lẽ văn học dân gian vừa là văn học nhưng đồng thời cũng là văn hóa, các tác phẩm văn học dân gian vận động và phát triển cùng đời sống văn hóa dân tộc, đời sống sinh hoạt thực tiễn Sự vận động không ngừng của môi trường văn hóa, đời sống thực tiễn kéo theo sự thay đổi của các tác phẩm văn học dân gian Các văn bản có thể có các tình tiết khác nhau dù cùng đề tài, chủ đề, cùng một mẫu gốc Tính dị bản của văn học dân gian phản ánh sự vận động của ý thức dân gian, là biểu hiện phong phú nhất của việc kế thừa, đào thải Tính dị bản trong kịch bản Chèo cũng là hệ quả của phương thức truyền miệng, tính tập thể trong sáng tác và biểu diễn đồng thời cũng là sự khác biệt trong việc ghi chép và sưu tầm Tính dị bản của một kịch bản Chèo biểu hiện qua các các bản khảo dị, qua việc sắp đặt các lớp trò, qua lời thoại Có thể nêu ví dụ với chính vở Chèo cổ Trương Viên: có phường Chèo thì lớp thần Hổ được diễn trước lớp Quỷ và ngược lại có nơi diễn lớp Quỷ trước
DIỄN NGÔN DIỄN XƯỚNG CHÈO TRƯƠNG VIÊN TRÊN BÌNH DIỆN NGỮ VỰC
Các lớp trò diễn trong vở Chèo Trương Viên
Khi phân tích diễn ngôn trong diễn xướng Chèo, chúng tôi nhận thấy cần phân tích diễn ngôn đó diễn ra trong cả quá trình diễn xướng, bao gồm kịch bản văn học và phần biểu diễn trong thực tế Nhóm chúng tôi, căn cứ vào kịch bản Chèo Trương Viên, trong
“Tuyển tập Chèo cổ” do Hà Văn Cầu sưu tầm và buổi biểu diễn vở Chèo Trương Viên trên sân khấu nhà hát Chèo Hà Nội (9/12/2023) do NSND Trần Quốc Chiếm làm đạo diễn để làm tư liệu nghiên cứu
Có thể thấy, đây là một tác phẩm có bố cục hoàn chỉnh, thống nhất và chặt chẽ Vở Chèo xoay quanh nhân vật Trương Viên, nhà nghèo, bố mất sớm, nhờ mẹ hỏi cưới Thị Phương, con gái Tể tướng đã hồi hưu Tể tướng thấy chàng học giỏi, bèn đồng ý gả con gái cho và tặng đôi ngọc lưu ly làm của hồi môn Giữa lúc Trương Viên đang dùi mài kinh sử thì nhận được chiếu chỉ đi dẹp giặc, vợ chồng, gia đình bên nhau chưa được bao lâu đã phải tạm chia xa Trong cảnh chạy giặc, Thị Phương đã dắt mẹ chồng lưu lạc suốt mười tám năm, trải qua những thử thách, hé lộ những vẻ đẹp của Thị Phương và tình cảm mẹ chồng - nàng dâu Thử thách cuối cùng hai mẹ con phải trải qua (đỉnh điểm của vở Chèo) đã khiến Thị Phương hiến đôi mắt để cứu mẹ chồng Về phần Trương Viên, sau khi thắng trận trở về, chàng tìm gia đình mà không thấy ai. Thấy Trương Viên buồn rầu vì chưa tìm được gia đình, lính hầu vời hai mẹ con bà hát xẩm ngoài chợ về hát cho thầy mình nghe Nhờ đôi ngọc lưu ly, gia đình được đoàn tụ, đôi mắt của nàng Thị Phương cũng trở lại trong sáng như xưa
Vở Chèo Trương Viên, tương tự với các vở Chèo cổ khác, xưa thường được chia thành các lớp diễn và các hồi Mỗi lớp diễn đều mang tính độc lập tương đối, song diễn tả trọn vẹn ý nghĩa của lớp đó Trong lớp diễn thường có lớp thuận và lớp nghịch - lớp thuận là những lớp tả được nhân vật chính, nhân vật tốt, còn lớp nghĩa là để nói về những nhân vật lệch, hoặc đứng về phía ác Về phần hồi diễn, thông thường một vở Chèo được diễn trong hai hồi, sáu cảnh Theo NSND Trần Quốc Chiêm chia sẻ, người ta thường diễn hết hồi một và dừng lại, đến ngày hôm sau mới diễn tiếp hồi hai; các vở Chèo xưa thường được diễn khoảng ba tiếng đồng hồ, nhưng giờ gói ghém lại khoảng hai tiếng để phù hợp với khán giả hiện đại Các vở Chèo ngày nay, trong đó có vở Chèo Trương Viên không còn được chia theo hồi diễn, song vẫn chia theo lớp diễn hoặc cảnh diễn Đối với sân khấu hộp, kết thúc mỗi cảnh diễn có phần hạ màn và tắt đèn để các nghệ sĩ chuẩn bị cho cảnh diễn tiếp theo
Căn cứ vào những ngữ liệu có được, nhóm chúng tôi chia tương đối vở Chèo Trương Viên thành bốn lớp diễn, từ đó phân tích ngữ vực của diễn ngôn trong lớp diễn được ghi lại trong kịch bản Chèo và lớp diễn diễn xướng tại sân khấu nhà hát Chèo Hà Nội:
- Lớp 1: Lớp diễn đi hỏi vợ và rước vợ của hai mẹ con Trương Viên
- Lớp 2: Lớp diễn chia li của gia đình Trương Viên khi Trương Viên nhận được Thánh chỉ đi đánh giặc cứu nước
- Lớp 3: Lớp diễn mẹ con Thị Phương trải qua các cung bậc thử thách lòng người
- Lớp 4: Lớp diễn Trương Viên trở về sau khi đánh giặc và gia đình đoàn tụ.
Các trường cụ thể trong vở Chèo Trương Viên
Trường diễn ngôn trong vở Chèo Trương Viên là hoàn cảnh xoay quanh diễn ngôn
Trương Viên, lí giải và thúc đẩy sự phát triển của đề tài và được nghiên cứu ở cả trường diễn ngôn trong kịch bản Chèo và trường diễn ngôn diễn xướng Chèo
2.1 Trường diễn ngôn trong kịch bản Chèo
Nho giáo đã được truyền vào từ khi nước ta chịu sự thống trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc, song tiến sâu vào nền thuần phong học thuật nước Việt với mục đích giáo hóa, tải đạo từ thời Lý và cực thịnh ở thời Lê [LCM] Xuất phát từ cùng một gốc văn hóa, các nước đồng giao văn văn hóa Hán trong đó có nước ta đã chuyển hóa nhuần nhuyễn tư tưởng Nho giáo trong lời ăn tiếng nói hằng ngày Đối với những người thuộc tầng lớp quý tộc, trí thức, họ dùng Nho giáo để trị vì, để giáo hóa, để phát triển nền học thuật Còn với những người dân lao động, họ mượn khái niệm Đạo đức Nho giáo để diễn giải theo quan điểm của dân gian, với biểu hiện tiêu biểu là Chèo, đặc biệt trong bối cảnh thế kỉ 18-19, khuynh hướng phản bác Nho giáo phát triển mạnh mẽ Khoảng cuối thời Lê Trung Hưng, khi trung, hiếu, tiết, nghĩa vẫn được đề cao, song xã hội bấy giờ loạn lạc, thay ngôi đổi chủ, đời sống nhân dân lầm than, nhũng loạn, những tư tưởng tốt đẹp trong Chèo ngày thêm được lan tỏa rộng rãi trong quần chúng nhân dân Với đặc trưng tư duy tổng hợp, dân gian mượn Chèo để khuyến khích con người sống hướng thiện, thể hiện ước mơ ở hiền gặp lành, làm thiện gặt phúc Đó cũng là thời kì ra đời của những vở Chèo có tích truyện li tán, chia xa bởi chiến tranh, trong đó có vở Chèo Trương Viên, được coi là một trong bảy vở Chèo cổ kinh điển
Cuộc sống người dân đồng bắc Bắc Bộ được thể hiện rõ nét trong vở Chèo
Trương Viên từ câu chuyện dựng vợ gả chồng, chuyện mẹ chồng - nàng dâu, chuyện li tán - chạy giặc, đến những lời ăn tiếng nói hằng ngày Qua đó, vở Chèo ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người trong hoàn cảnh chiến tranh Song song với bối cảnh thực diễn ra tại một địa điểm cụ thể (mảnh đất Võ Lăng) là bối cảnh của đức tin Bởi lẽ vở Chèo ra đời trong thời kì tam giáo đồng nguyên, thế giới của Quỷ, Thần, Tiên, Phật thay phiên nhau hiện ra phản ánh không gian trong tâm tưởng của những con người thời ấy.
Vở Chèo mở đầu bằng lời xưng vai của các nhân vật, trước hết là nhân vật chính Trương Viên:
“Chính thực tôi tên gọi Trương Viên
Quê vốn ở Võ Lăng, Đông quận
Nhà đơn hàn mẹ con an phận
Thân mồ côi giữ đạo Khổng nho” [TTCC-HVC; 80]
Như một lẽ thường, các nhân vật trong Chèo khi xuất hiện đều phải xưng vai (vị trí) xã hội của mình Trương Viên xin được trình lạy mẹ lấy vợ, con nhà Thừa tướng Thoạt đầu, người mẹ do dự, can ngăn bởi gia cảnh nghèo khó nhưng thương con nên vẫn đành lòng đi hỏi vợ cho con Khi đến nhà Thừa tướng, quan thử thách tài trí Trương Viên thông qua câu đối, mấy câu lục vấn để lường sức học Khi Trương Viên có thể đáp lại cân chỉnh câu đối của mình, Thừa tướng đã công nhận chàng, gả con gái Thị Phương cho và tặng vợ chồng son đôi ngọc lưu ly làm của hồi môn
Có thể thấy rằng, bắt đầu mỗi vở Chèo thường là cảnh dựng vợ gả chồng Điều này có thể thấy không chỉ trong Trương Viên mà còn trong một số tác phẩm khác như Chèo “Quan âm Thị Kính” hay Chèo “Kim Nham” Một phần, các kịch bản Chèo đều lấy cốt truyện từ truyện thơ Nôm, với kết cấu gặp gỡ, đính ước - gia biến - đoàn tụ, cho nên mở đầu vở Chèo Trương Viên là cảnh hứa hôn cũng không phải ngoại lệ Mặt khác, trong tâm thức người Việt, hôn lễ đại diện cho những điều tốt đẹp, là khởi đầu của một gia đình mới, là bước đầu của giáo dục
Như vậy, trường của lớp 1 bao chứa những vấn đề sau:
- Tình huống: Trương Viên xin mẹ sang nhà quan Thừa tướng hỏi vợ
- Sự việc: Quan Thừa tướng thử thách tài sức của Trương Viên, thấy chàng là người có học, có chí bèn gả con gái cho
+ Nhà đơn hàn mẹ con Trương Viên nương tựa nhau mà sống
+ Trương Viên vốn học rộng, hiểu sâu lễ nghĩa, chăm chỉ học hành
+ Vợ mới của Trương Viên: Thị Phương là con nhà quan Thừa Tướng - người vốn trọng chữ nghĩa, người tài
- Không gian: Không gian có sự dịch chuyển từ căn nhà mẹ con Trương Viên đến nhà quan Thừa tướng, và trở lại với căn nhà nơi người mẹ dặn vợ chồng mới cưới.
- Đề tài: Cuộc sống người dân tại mảnh đất Võ Lăng với những nét đẹp văn hóa(hứa hôn, đề cao chữ nghĩa, trọng đạo) Với quan niệm của Nho gia, thử thách trong cưới hỏi bằng việc học là biểu hiện của việc coi trọng giáo dục - trọng thầy, trọng học, trọng đạo, trọng Thánh nhân Bên cạnh đó, nhân dân vẫn khéo léo lý giải câu chuyện theo cách của mình với motif cổ tích trai nghèo hỏi vợ. Thông qua các tình huống thử thách để thể hiện tài trí, tài sức, các nhân vật sẽ được ban thường (với motif này là cưới được vợ) Chính vì lẽ đó mà khi Trương Viên xin mẹ cưới Thị Phương, chàng đã lẩy tích Chử Đồng Tử - Tiên Dung Tương tự, cũng có thể thấy motif này ở một số truyện cổ tích như “Sọ Dừa”, “Cây tre trăm đốt”, Với đề tài về cuộc sống người nông dân, chủ đề của diễn ngôn Trương Viên là quan niệm, ước mơ của dân gian về những điều tốt đẹp ở đời Một phần, lễ giáo phong kiến hà khắc với cuộc sống của họ, song tư tưởng trọng học, trọng tiết hạnh, tình nghĩa thủy chung vẫn được đề cao, là cái đẹp để người ta hướng tới và duy trì trong đời sống thường ngày
Gia đình mới hạnh phúc chưa được bao lâu thì gia biến ập đến, anh xá đến nhà thông báo theo chỉ của vua: Trương Viên đi lính đánh giặc Chàng buộc phải chia xa vợ và mẹ già ở nhà
“[ ] Trời đất hỡi, thấu hay chăng nhẽ
Tôi thương Thị Phương tuổi còn thơ trẻ
Xót mẹ già đầu bạc da mồi
Sự thần hôn tôi biết cậy ai” [TTCC-HVC; 91]
Trước khi Trương Viên đi, Thị Phương đã kịp trao lại cho chàng hòn ngọc lưu ly làm tích:
Nỗi khuê vi thân thiếp đã xong Đường chinh chiến nghĩ thân chàng thiếp ngại
Này ngọc lưu ly thiếp xin trao lại
Thiếp xót mẹ già… thiếp định tỉnh thần hôn
Nhận thấy rằng, nhân dân đã dành trọn vẹn một lớp diễn tuy ngắn nhưng tương đối hoàn chỉnh để nói về cuộc chia li Điều đó có thể lý giải bởi lẽ nước ta là một đất nước của biết bao cuộc chia cắt: không chỉ gia đình Trương Viên phải chia cách trong hoàn cảnh đó, mà cuộc chia li đẫm nước mắt đã diễn ra tại nhiều căn nhà người nông dân vì chiến tranh Như vậy, trường của lớp 2 là khởi đầu cho sự lưu lạc của gia đình
Trương Viên trong vòng mười tám năm, là bước ngoặt để nhân vật bộc bạch tâm trạng và thể hiện phẩm chất của mình trong tình huống thử thách lòng người ở lớp sau
Nhìn chung, trường của lớp 2 nổi bật những vấn đề:
+ Chiến tranh, vua cần người đi lính đánh giặc
+ Trương Viên đang dùi kinh mài sử, tiếp tục học hành nhận được Thánh chỉ đi lính
- Sự việc: Trương Viên gửi chút bạc tiền cho anh xá để được lùi vài ngày tạ từ mẹ già và dặn dò hiền thê
- Không gian: Gia biến ập đến tại nhà, ngay sau cảnh hôn lễ tốt đẹp, mẹ dặn con giữ tiết nghĩa, trọn đạo thủy chung.
Mẹ con Thị Phương yên ổn trong nhà chưa được bao lâu thì giặc kéo đến:
Gió bay nhà bạc, cát lầm cửa thưa
Mẹ già đầu bạc, con thơ má đào.” [TTCC-HVC; 92]
Trong hoàn cảnh ngàn cân treo sợi tóc, Thị Phương đã dẫn mẹ vào rừng chạy giặc. Thử thách đầu tiên mà mẹ con Thị Phương trải qua đó là gặp quỷ ăn thịt người Khi quỷ đòi ăn thịt Thị Phương, quỷ cái thấy vậy bèn can ngăn, thương tình cùng phận đàn bà, trao Thị Phương năm lạng vàng mà nuôi mẹ Tiếp sau thử thách gặp quỷ, mẹ con Thị Phương gặp thần rừng mang hình hài hổ Cảm động trước cảnh mẹ con thay phiên nhau thế mạng, thần rừng tha mạng thả đi:
“ Nhẽ ra thời ăn thịt cả không tha
Thấy mẹ con tiết nghĩa thay là
Tha cho đó an toàn tính mệnh” [TTCC-HVC; 96] Đi được thêm một khoảng, người mẹ ốm nặng không thể đi tiếp, thần linh (sơn thần) xuất hiện bèn cứu giúp với điều kiện người mẹ phải hiến đôi mắt của mình Thị Phương thương xót, xin được hiến mắt thay mẹ, và cũng kể từ đó, mẹ già khỏe lại, dắt Thị Phương tiếp tục con đường chạy giặc Động lòng trước cảnh tình mẹ con Thị Phương, tiên mẫu cử tiên nữ giáng trần dạy Thị Phương đàn hát Thị Phương cùng mẹ ra chợ dùng lối hát xẩm, lấy giọng hát kiếm tiền sống qua ngày.
Tóm lại, trường 3 bao chứa những vấn đề sau:
- Tình huống: Nhân vật dịch chuyển từ thế bình lặng trong nhà, thành thế ngàn cân treo sợi tóc (giặc đến nhà) để rồi đến bước đường cùng, nhân vật phải đến một hoàn cảnh éo le hơn (chạy vào rừng)
- Sự việc: Mẹ con Thị Phương phải trải qua các cung bậc thử thách, từ đó bộc lộ những nét đẹp trong phẩm chất Cung bậc thử thách cao nhất, cũng như đỉnh điểm của lớp diễn này, hoặc của vở Chèo này, là cảnh Thị Phương khoét một phần máu thịt của mình (đôi mắt) để cứu mẹ chồng Sau khi hoàn thiện thử thách cao nhất, nhân vật được “ban thưởng”, các tiên nữ đến giúp dạy nghề (dạy hát), để ra chợ kiếm sống qua ngày Rõ ràng là, một số nhân vật “thử thách” trong hoàn cảnh này đều xuất hiện dưới hệ quy chiếu của Nho giáo: quỷ và thần, song, được diễn giải khéo léo theo quan niệm của dân gian để thể hiện ước mơ người tốt gặp tốt.
- Không gian: Không gian chủ đạo của lớp 3 là không gian rừng, bên cạnh đó, cuối lớp diễn còn có không gian khu chợ:
+ Không gian rừng: Hình tượng rừng khơi dậy ý niệm về “một cái gì đó mênh mông, vô tận, hiểm nguy không cùng nên xu hướng phổ biến nhất là lấy đặc điểm hình dung: kì vĩ, mênh mông, sâu xa, hiểm nguy của rừng để gợi liên tưởng về sự xa cách, về cái lớn lao, là trở ngại khó vượt qua” [ĐHĐL] Chính vì vậy, khu rừng trong Chèo Trương Viên mang đủ các thử thách cho con người, vì nếu con người có sự xao động trong tâm hồn về tính ác, con người sẽ không thể vượt qua được
Thức diễn ngôn trong vở Chèo Trương Viên
“Thức” hay “phương thức diễn ngôn” trong vở Chèo Trương Viên là cách tạo lập ngôn ngữ của nhân vật trong mối tương quan với ngữ cảnh giao tiếp Thông qua thức diễn ngôn trong vở Chèo Trương Viên, có thể thấy được thói quen tạo lập ngôn ngữ của nhân vật và sự ảnh hưởng của thiết chế xã hội đối với thức diễn ngôn Những quy định, thiết chế ấy trong trường diễn ngôn trong kịch bản Chèo và trường diễn ngôn diễn xướng Chèo đã có sự khác biệt lớn
3.1 Phương thức diễn ngôn kịch bản Chèo
3.1.1 Phương thức diễn ngôn của lớp 1
Lớp thứ nhất diễn ra bốn đoạn hội thoại giữa các nhân vật: Trương Viên, mẹ Trương Viên, cha Thị Phương (quan Thừa tướng) và Thị Phương
- Cuộc đối thoại giữa Trương Viên và mẹ
- Cuộc đối thoại giữa mẹ Trương Viên và quan Thừa tướng
- Cuộc đối thoại giữa Trương Viên và quan Thừa tướng
- Cuộc đối thoại giữa Thị Phương và cha (quan Thừa tướng)
Trước hết, cuộc hội thoại giữa Trương Viên và mẹ diễn ra tất cả 6 lượt lời, trong đó có 3 lượt lời của Trương Viên và 3 lượt lời của người mẹ:
“TRƯƠNG VIÊN (ra, vỉa hát cách)
[ ] (xưng danh) Chính thực tôi tên gọi Trương Viên
Quê vốn ở Võ Lăng, Đông quận
Nhà đơn hàn mẹ con an phận
Thân mồ côi giữ đạo Khổng nho
[ ] Trình lạy mẹ có nhà hay vắng
Mời mẹ ra con thưa một đôi lời” [TTCC; 80]
Ngục huyết hồ lòng mẹ cơ cực
Bởi vì màu, ối ối con ơi!
Mẹ thời già tài tận lão lai
Mẹ khuyên con kinh sử dùi mài
Sách có chữ hoàng thiên bất phụ
[ ] Hạt châu sa lã chã hai hàng
Nào có thấy kẻ thương người đoái
Cũng bởi vì mày ới ới con ơi!” [TTCC; 80-81]
Nhà ta nay cửa thưa nhà bạc
Con mảng vui về màn Đổng, gối Ôn
Biết lấy ai định tỉnh thần hôn
Khôn mượn kẻ cù lao phụng dưỡng
[ ] Mẹ thử sang hỏi lấy cho con
Người thương được nhà ta có phúc.” [TTCC; 81-82]
Bò gày chớ trèo tường dốc
Méo miệng đứng ăn xôi vò
Nhà ta nay tiện sĩ, hàn nho
Sao con ước những con cao môn, lệnh tộc? con ơi
[ ] Phận hèn con chớ có chơi trèo
E một mai miệng thế đơm điều
Nữa người biết, trước khốn con sau thời tủi mẹ” [TTCC; 82]
Trình lạy mẹ, lo chi việc ấy
Việc giá thú bất khả luận tài Ông Chử đồng xưa, khó nhất trên đời
Cũng lấy được Tiên dung công chúa Được thời nên, không thời chớ
Việc mẹ sang xin mẹ cứ sang
Duyên Tần Tấn vô nan, vô dị” [TTCC; 82]
“MỤ - Thôi, con đã nói thế thì con cứ về kinh sử học hành
Việc mẹ sang thì hãy sang
Ngài thương được nhà ta có phúc.” [TTCC; 82]
Từ đoạn hội thoại trên, chúng tôi có bảng thống kê như sau:
Lượt lời Trương Viên Mẹ Trương Viên
1 - Thức trần thuật để xưng danh
(giới thiệu tên, quê quán, gia cảnh, trình độ học vấn).
- Thức cầu khiến để xin được thưa chuyện mẹ.
2 - Thức cảm thán để bày tỏ nỗi niềm nuôi con vất vả một mình
- Thức cầu khiến để khuyên con chăm chỉ học hành, văn ôn võ luyện cho thành nhân
3 - Thức trần thuật để trình bày lý do xin mẹ hỏi cưới Thị
- Thức cầu khiến để xin mẹ thử sang nhà Thị Phương hỏi cưới
4 - Thức cảm thán để bày tỏ tình thương Trương Viên và thấu hiểu gia cảnh khốn khó nhường nào, chỉ e nếu Trương Viên có hỏi cưới con gái quan Thừa tướng mà không thành, sẽ dễ vướng lời ra tiếng vào
- Thức nghi vấn để bày tỏ cảm xúc bất ngờ khi thấy con mình nhà kẻ khó mà lại mơ tưởng nhà cao môn lệch tộc
- Thức cầu khiến để khuyên con chớ trèo cao mà hỏi cưới con gái nhà quan
5 - Thức trần thuật để trình bày lí lẽ, lập luận vì sao không quản nhà khó mà hỏi cưới
- Thức cầu khiến để xin mẹ xuôi theo ý mình
6 - Thức cầu khiến để khuyên con tiếp tục dùi kinh mài sử, không nên chểnh mảng học hành, còn mình sẽ thử sang hỏi cưới nhà quan
Kết luận - Thức tiêu biểu:
+ Trương Viên: trần thuật, cầu khiến
+ Mẹ Trương Viên: cảm thán, cầu khiến
+ Cuộc đối thoại giữa Trương Viên và mẹ có thể khái quát thành cuộc đối thoại mang tính thuyết phục.
+ Trước khi thuyết phục đối phương, nhân vật sử dụng thức quen thuộc của mình để bổ trợ cho lời thuyết phục đó (như Trương Viên dùng lí lẽ thông qua thức trần thuật, mẹ Trương Viên dùng lời cảm thán, bộc lộ cảm xúc thông qua thức cảm thán hoặc thức nghi vấn)
Cuộc đối thoại thứ hai giữa mẹ Trương Viên và quan Thừa tướng gồm 9 lượt lời, trong đó 4 lượt lời của mẹ Trương Viên, 5 lượt lời của Thừa tướng:
“THỪA TƯỚNG - Mụ lão đi đâu lại có lễ vật trầu cau làm vậy?” [TTCC; 85]
- LƯỢT LỜI 2: “MỤ (nói sử) Bẩm lạy quan,
Trông ơn lượng cả Đoái đến thân hèn
Tôi hiếm hoi sinh được Trương VIên
[ ] Tôi xin sang sánh với Trương Viên
Nhà khó khăn chẳng có bạc tiền
Người thương được, tôi trông ơn vạn bội.” [TTCC; 85]
- LƯỢT LỜI 3: “THỪA TƯỚNG - Tưởng chuyện chi, ai ngờ chuyện ấy
(nói đếm) Đạo vợ chồng nhân duyên kim cải
Dẫu nên chăng, chẳng phải bạc tiền
Xưa Tôn Các lấy được Bạch Viên
Tiên cũng chẳng so tiền tính bạc
Người hạ giới lấy tiên còn được
Chàng Trương Viên có kém xuân gì
[ ] Cho mụ về đòi Trương Viên trình diện Để ta xem tài sức thế nào.” [TTCC; 85-86]
“THỪA TƯỚNG - Có phải Trương Viên con mụ đó không?” [TTCC; 86]
- LƯỢT LỜI 5: “MỤ - Bẩm quan phải! Con tôi đẻ ra đấy ạ!” [TTCC; 86]
- LƯỢT LỜI 6: “THỪA TƯỚNG - Con mụ học hành có khá không?” [TTCC; 86]
- LƯỢT LỜI 7: “MỤ - Bẩm quan, đường học thế nào thì không biết, nhưng còn
“hành” thì cứ đến ngày tết, hết thì lại gắp ạ.” [TTCC; 86]
- LƯỢT LỜI 8: “THỪA TƯỚNG - Trương Viên con, mẹ con khoe con hay chữ.
Ta ra cho con một câu đối Đối được thì ta gả Thị Phương cho
MỤ - Dạ, bẩm quan, con tôi, tôi nói một, nó đối mười đấy ạ” [X; 86]
“THỪA TƯỚNG - Đối chữ, đối nghĩa cứ đối gì lời ăn tiếng nói.” [TTCC; 86]
Lượt lời Mẹ Trương Viên Quan Thừa tướng
1 - Thức nghi vấn, hỏi mẹ Trương
Viên vì sao lại mang lễ vật trầu cau
2 - Thức trần thuật, trình bày gia cảnh và lý do mang lễ vật trầu cau sang nhà quan
3 - Thức trần thuật, lý giải chuyện mẹ
Trương Viên sang hỏi cưới là chuyện thường tình
- Thức cầu khiến, cho phép mẹTrương Viên về gọi Trương Viên ra trình diện
4 - Thức nghi vấn, hỏi mẹ Trương
Viên đó (Trương Viên) có phải con mụ hay không
5 - Thức trần thuật, khẳng định
Trương Viên đó con mình đẻ ra.
6 - Thức nghi vấn, hỏi mẹ Trương
Viên tình hình học hành của chàng
7 - Thức trần thuật, trình bày về tình hình học hành của Trương
Viên theo lối tếu táo
8 - Thức trần thuật, nói “đỡ” giúp con trai
9 - Thức trần thuật để lý giải cho mẹ
Trương Viên rằng đang thử đối chữ nghĩa con mụ
Kết luận - Thức tiêu biểu:
+ Mẹ Trương Viên: trần thuật
+ Quan Thừa tướng: trần thuật, nghi vấn, cầu khiến
+ Cuộc đối thoại giữa mẹ Trương Viên và quan Thừa tướng được đặt trong môi trường quy phạm, dân trình bày với quan trên, đàng trai hỏi cưới đàng gái
+ Do đó, mẹ Trương Viên không sử dụng thức cảm thán và cầu khiến như khi đang giao tiếp với con trai, mà dùng thức trần thuật để trình bày lý lẽ với thái độ kính cẩn, tôn trọng; song vẫn pha lẫn sự tếu táo của nông dân.
+ Mẹ Trương Viên vi phạm lượt lời trong lượt lời 8: cắt ngang cuộc đối thoại giữa quan Thừa tướng và Trương Viên, để nói đỡ giúp con trai, song lại thể hiện sự không hiểu biết Điều này thể hiện rõ hình ảnh những người mẹ nông dân, không được học hành (học Đạo) nhưng luôn xoắn xuýt, lo lắng cho con cái, gia đình
+ Quan Thừa tướng: vì chưa biết rõ về Trương Viên nên sử dụng chủ yếu thức nghi vấn đặt câu hỏi cho mẹ chàng, song dù là quan trên vẫn sử dụng thức trần thuật để dùng chữ nghĩa mà lý giải quan điểm của mình cho mẹ Trương Viên
Cuộc đối thoại thứ ba giữa Trương Viên và quan Thừa tướng gồm 6 lượt lời, trong đó 2 lượt lời của Trương Viên, 4 lượt lời của Thừa tướng:
“THỪA TƯỚNG - Trương Viên con, mẹ con khoe con hay chữ Ta ra cho con một câu đối Đối được thì ta gả Thị Phương cho.” [TTCC; 86]
“THỪA TƯỚNG - Vậy ta ra cho con một câu đối:
Tể tướng nguyên phi thiên thượng nhi” [TTCC; 86]
“TRƯƠNG VIÊN - Con xin đối rằng:
Trạng nguyên bản thị nhân gian tử” [TTCC; 86]
“THỪA TƯỚNG - Đối con đã làm được rồi, vậy ta lại hỏi mấy câu lục vấn xem sức học thế nào Ta hỏi rằng:
Ai truyền kỳ học?” [TTCC; 86-87]
- LƯỢT LỜI 5: “TRƯƠNG VIÊN - Xin thưa rằng:
Tam hoàng thi kỳ thể
Ngũ đế diệu kỳ dụng
Võ, Thang, Văn, Vũ thành kỳ công Đức Khổng Tử, thầy Mạnh Kha truyền kỳ học.” [TTCC; 87]
- LƯỢT LỜI 6: “THỪA TƯỚNG - Thế mới gọi là: Đông sàng giai tế
Cũng đáng tài thiên thượng lân nhi Đã đành rằng dẹp ý cha già
Song cũng phải ướm lòng con trẻ.” [TTCC; 87]
Lượt lời Trương Viên Quan Thừa tướng
1 - Thức trần thuật, thông báo với
Trương Viên rằng bản thân sẽ chuẩn bị đưa ra thử thách chữ nghĩa cho chàng 2
3 - Thức trần thuật, trả lời câu đối của quan Thừa tướng.
4 - Thức trần thuật, tiếp tục thông báo với Trương Viên rằng bản thân sẽ đưa ra câu đối thứ hai
- Thức nghi vấn, đặt câu hỏi cho
5 - Thức trần thuật, trả lời câu hỏi của quan Thừa tướng.
6 - Thức trần thuật, khen tài năng
Kết luận - Thức tiêu biểu:
+ Trương Viên: thức trần thuật
+ Quan Thừa tướng: thức trần thuật và thức nghi vấn
+ Trương Viên được đặt vào trong tình huống thử thách, để từ đó thể hiện tài sức, tài trí của mình Do vậy, chàng sử dụng thức trần thuật trong cuộc hội thoại này, nhằm trả lời các câu đối, câu đố của cha Thị Phương. + Cha Thị Phương trong trường hợp này là người đưa ra thử thách, song thức chủ yếu mà ông sử dụng vẫn là thức trần thuật, thể hiện sự học của mình và từ đó, đưa thử thách cho Trương Viên
Cuộc đối thoại thứ tư giữa Thị Phương và cha (quan Thừa tướng) gồm 4 lượt lời, trong đó 2 lượt lời của Thị Phương và 2 lượt lời của quan Thừa tướng
Chợt nghe thấy tiếng cha đòi
Gương soi, lược giắt, trâm cài, bước ra
(hát sử) Trông lên thấy đạo cha, đức mẹ
Con xem bằng non Thái thêm xuân
Cha vun trồng, mẹ xây đắp nền nhân
Con cũng được ấm thân vinh hiển.
(nói) - Trình lạy cha, con đã ra hầu.” [TTCC; 87]
“THỪA TƯỚNG - Thị Phương con
Cha xem tuổi con đã cả
Cha muốn con an phận cưỡi rồng
Chàng Trương Viên thực đấng nho phong
Cha cũng rắp định kỳ duyên kim cải
Có nên chăng thời con cứ nói
Kẻo mang điều cha ép gả duyên con.” [TTCC; 87-88]
Hạt đài ngọc, hạt sa xuống giếng
[ ] Con biết đâu thắm đậu, phai chừng
Cha đặt đâu con xin ngồi đấy.” [TTCC; 88]
“THỪA TƯỚNG - Thế mới gọi là:
Nam hôn đa hỉ khánh
Nữ tệ cận thừa long Đẹp duyên con cha cũng mừng lòng
Mừng bốn chữ nghi kỳ gia thất
Con giữ chữ: đoan trang tiết hiếu
[ ] Con đừng thấy cha có mà con cậy
Nhà chồng nghèo mà con khinh
Nữa một mai gia thất bất bình
Cha mang tiếng sinh nhi vô giáo.” [TTCC; 88]
Lượt lời Thị Phương Quan Thừa tướng
1 - Thức trần thuật, trình bày tình cảm biết ơn của mình đối với cha mẹ
2 - Thức trần thuật, nêu lý do muốn gả con cho chàng Trương Viên.
- Thức cầu khiến, mong con chia sẻ suy nghĩ của mình khi cha có ý định gả con cho chàng Trương Viên
3 - Thức trần thuật, trình bày suy nghĩ của bản thân khi hay tin cha đỉnh gả mình cho Trương Viên.
4 - Thức trần thuật, chia sẻ niềm vui, sự an lòng khi con gái được gả cho Trương Viên.
- Thức cầu khiến, dặn con trước khi con đi lấy chồng
Kết luận - Thức tiêu biểu:
+ Quan Thừa tướng: trần thuật, cầu khiến
+ Thị Phương chủ yếu sử dụng thức trần thuật để bày tỏ tình cảm biết ơn đối với đấng sinh thành và suy nghĩ của bản thân khi hay tin được gả cho Trương Viên
+ Quan Thừa tướng (người cha), một mặt chia sẻ với con gái mong muốn và lý do bản thân có ý định gả con cho Trương Viên, mặt khác mong muốn con có thể bày tỏ suy nghĩ của mình và dặn dò con trước khi về nhà chồng Việc sử dụng đan xen thức trần thuật với thức cầu khiến cho thấy ông là người tôn trọng và yêu thương con gái của mình Bên cạnh đó, việc quan Thừa tướng hi vọng con gái sẽ chia sẻ suy nghĩ trước quyết định của cha là một quan niệm cởi mở và tiến bộ so với xã hội bấy giờ (cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy)
3.1.2 Phương thức diễn ngôn của lớp 2:
Lớp thứ hai diễn ra ba đoạn hội thoại giữa các nhân vật: Trương Viên, mẹ Trương Viên, Thị Phương và anh xá Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy có sự trùng lặp về cách tạo lập ngôn ngữ trong đoạn hội thoại giữa Trương Viên và mẹ giữa lớp này với lớp trước, do đó sẽ chỉ phân tích:
- Cuộc đối thoại giữa Trương Viên và anh xá.
- Cuộc đối thoại giữa Trương Viên và vợ (Thị Phương)
Trước hết, cuộc đối thoại giữa Trương Viên và anh xá gồm 9 lượt lời, trong đó có 4 lượt lời của Trương Viên và 5 lượt lời của anh xá
Vua sai về bắt lính Trương Viên
Chú Trương Viên có nhà kíp ra thu mệnh
Nhà vua thấy anh tài năng võ nghệ
Ban cho anh ba vạn binh dòng” [TTCC; 89]
“TRƯƠNG VIÊN - (nói sử) Thương ôi, Đã đành rằng khâm sai chỉ phán
Song tôi còn một chút mẹ già
Xin tiền hành cậu sẽ trẩy ra
Rồi hậu tiến tôi theo cũng tới.” [TTCC; 90]
“XÁ - Thôi thôi, tôi bảo chú đừng có nghĩ
Sổ hiển vinh dẹp giặc, giặc tan
Số chẳng khá, chú học lâu cũng vậy.
[ ] Chú mau theo quân sự cho mau.” [TTCC; 90]
Sự quân vương cậu quyết chẳng tha Để tôi xon về tư tạ mẹ già
Cùng nhắn nhủ hiền thê các việc.” [TTCC; 90]
“XÁ - Anh Trương Viên này… Giời phật thì sao nhỉ?” [TTCC; 90]
“TRƯƠNG VIÊN - Giời phật thì hương hoa.” [TTCC; 90]
“XÁ - Vậy thầy Xá thì sao?” [TTCC; 90]
Nhà đơn hàn chẳng có bạc tiền
Chút lễ mọn đưa chân cậu trẩy
Mời hầu cậu ra chơi phường phố
Cơm nước rồi cậu sẽ vô kinh ” [TTCC; 90]
“XÁ - Thế thì giờ ngọ ngày kia là phải đi nhá!” [TTCC; 90]
Lượt lời Trương Viên Xá
1 - Thức trần thuật, xưng danh và trình bày lý do vì sao vua ra lệnh cho anh bắt Trương Viên đi lính
2 - Thức cảm thán, bộc lộ cảm xúc thương cho phận mình (mẹ già, đang nghiệp học hành), muốn hòa hoãn chuyện đi lính
3 - Thức trần thuật, trình bày lý do
Trương Viên phải đi lính
- Thức cầu khiến, thuyết phục
4 - Thức cầu khiến, xin được về từ tạ mẹ già và nhắn nhủ vợ trước khi đi lính
5 - Thức nghi vấn, ngụ ý hỏi Trương
6 - Thức trần thuật, đáp lại câu hỏi của xá
7 - Thức nghi vấn, ngụ ý hỏi Trương
Viên để được “đút lót”, rồi mới lùi lịch cho Trương Viên ít ngày
8 - Thức trần thuật, đáp lại yêu cầu của anh xá và trình bày gia cảnh, “tấm lòng”
9 - Thức cầu khiến, dặn Trương Viên ngày giờ có mặt đi lính
Kết luận - Thức tiêu biểu:
+ Trương Viên: thức chủ đạo vẫn là thức trần thuật, có thêm thức cầu khiến và cảm thán
+ Anh xá: Thức trần thuật, cầu khiến, nghi vấn đan xen
+ Trương Viên bộc lộ cảm xúc bất ngờ, thương cho phận mình vì đã rơi vào hoàn cảnh phải đi lính
+ Anh xá: đại diện cho triều đình (tay sai/ lính hầu) - linh hoạt, mềm dẻo giữa lệnh triều đình, người dân và quyền lợi của mình
Cuộc đối thoại tiếp theo giữa Trương Viên và vợ (Thị Phương) có 3 lượt lời, gồm: 2 lượt lời của Trương Viên và 1 lượt lời của Thị Phương.
Tôi học trò phải lính nhà vương
Trời đất hỡi, thấu hay chăng nhẽ
[ ] Nào Thị Phương ra cho anh dặn.” [TTCC; 90-91]
“TRƯƠNG VIÊN (với Thị Phương) - Ới em ơi,
(nói sử) Đạo phu thê ân ái,
Nửa thu tròn chăn gối vừa êm
Anh nghe triều đình có lệnh đánh Xiêm
Sổ binh bộ tên anh đứng trước
Việc quân vương, anh chối làm sao được
Em ở nhà nuôi lấy từ than Đừng e lệ phai đào nhạt phấn.” [TTCC; 91]
“THỊ PHƯƠNG - Trăm lạy chàng
Nỗi khuê vi thân thiếp đã xong Đường chinh chiến nghĩ thân chàng thiếp ngại
Này ngọc lưu ly thiếp xin trao lại
Thiếp xót mẹ già… thiếp định tỉnh thần hôn
(hát vãn) Mưa sầu gió thảm từng cơn
Thiếp đành chực phần thờn bơn một bề!” [TTCC; 91-92]
1 - Thức cảm thán, bộc lộ cảm xúc xót thương cho thân phận mình: nho sĩ mà phải đi lính, vừa mới cưới vợ mà đã phải chia xa, mẹ mình tuổi đã già
- Thức cầu khiến, dặn vợ trước khi lên đường
2 - Thức cảm thán, bộc lộ cảm xúc thương vợ
- Thức cầu khiến, dặn vợ
3 - Thức cảm thán, bộc lộ cảm xúc xót xa, thương chồng khi phải đi lính khổ cực, thương mẹ già ở nhà mong con, thương mình phải cam chịu hoàn cảnh, số phận
Kết luận - Thức tiêu biểu:
+ Trương Viên: thức cảm thán, thức cầu khiến
+ Thị Phương: thức cảm thán.
Khí diễn ngôn
Khí diễn ngôn Chèo Trương Viên là bầu khí quyển trong các đoạn hội thoại được tạo ra bởi mối quan hệ giữa các nhân vật Thông qua khí diễn ngôn, có thể thấy được vai giao tiếp của các nhân vật và địa vị xã hội của họ Chúng tôi cho rằng sẽ có 4 kiểu không khí giao tiếp trong Chèo Trương Viên, như không khí giao tiếp giữa các nhân vật không ngang vai, không khí giao tiếp giữa các nhân vật ngang vai Hai kiểu không khí kể trên bao gồm quan hệ giữa các nhân vật là người thân và các nhân vật không là người thân nhưng tương đương về quyền lực giao tiếp Tuy nhiên, trong dung lượng có giới hạn của bài báo cáo, chúng tôi chỉ có thể phân tích một số đoạn hội thoại tiêu biểu, chúng tôi sẽ so sánh sự chuyển biến về vai giao tiếp của các nhân vật từ kịch bản Chèo đến diễn xướng Chèo, từ đó lý giải sự thay đổi của không khí giao tiếp trong diễn ngôn diễn xướng ấy Chúng tôi chọn các đoạn hội thoại sau để phân tích:
- Cuộc đối thoại giữa Trương Viên và mẹ.
- Cuộc đối thoại giữa Quỷ cái và Quỷ đực
- Cuộc đối thoại giữa Trương Viên và lính hầu
- Cuộc đối thoại giữa bà lão và lính hầu
4.1 Không khí trong giao tiếp giữa các nhân vật không ngang vai
4.1.1 Không khí giữa các nhân vật là người thân a Không khí diễn ngôn trong kịch bản Chèo Trương Viên
- Không khí trong cuộc đối thoại giữa Trương Viên và mẹ ở lớp thứ nhất:
- LƯỢT LỜI 1: - LƯỢT LỜI 3: - LƯỢT LỜI 5:
“TRƯƠNG VIÊN (ra, vỉa hát cách)
[ ] (xưng danh) Chính thực tôi tên gọi Trương
Quê vốn ở Võ Lăng, Đông quận
Nhà đơn hàn mẹ con an phận
Thân mồ côi giữ đạo
[ ] Trình lạy mẹ có nhà hay vắng
Mời mẹ ra con thưa một đôi lời” [TTCC;
Ngục huyết hồ lòng mẹ cơ cực
Bởi vì màu, ối ối con ơi!
Mẹ thời già tài tận lão lai
Mẹ khuyên con kinh sử dùi mài
Sách có chữ hoàng thiên bất phụ
[ ] Hạt châu sa lã chã hai hàng
“TRƯƠNG VIÊN (nói sử) Trình lạy mẹ
Nhà ta nay cửa thưa nhà bạc Con mảng vui về màn Đổng, gối Ôn
Biết lấy ai định tỉnh thần hôn Khôn mượn kẻ cù lao phụng dưỡng
[ ] Mẹ thử sang hỏi lấy cho con
Người thương được nhà ta có phúc.” [TTCC; 81-82]
Bò gày chớ trèo tường dốc Méo miệng đứng ăn xôi vò Nhà ta nay tiện sĩ, hàn nho Sao con ước những con cao môn, lệnh tộc? con ơi [ ] Phận hèn con chớ có chơi trèo
E một mai miệng thế đơm điều
Nữa người biết, trước khốn con sau thời tủi mẹ” [TTCC;
“TRƯƠNG VIÊN (nói sử) Trình lạy mẹ, lo chi việc ấy Việc giá thú bất khả luận tài Ông Chử đồng xưa, khó nhất trên đời
Cũng lấy được Tiên dung công chúa Được thời nên, không thời chớ
Việc mẹ sang xin mẹ cứ sang Duyên Tần Tấn vô nan, vô dị” [TTCC; 82]
“MỤ - Thôi, con đã nói thế thì con cứ về kinh sử học hành
Việc mẹ sang thì hãy sang Ngài thương được nhà ta có phúc.” [TTCC; 82]
Nào có thấy kẻ thương người đoái
Cũng bởi vì mày ới ới con ơi!” [TTCC; 80-
Tiêu chí Trương Viên Mẹ Trương Viên
Từ ngữ xưng hô Xưng là “con”, gọi là “mẹ” Xưng là “mẹ” gọi là “mày” hoặc “con”
Từ ngữ/ cụm từ bổ trợ thể hiện vị thế giao tiếp
- Tôn trọng quyết định của con: “Thôi con đã nói thế thì con cứ…”, “Việc mẹ sang thì hãy sang”
Lựa chọn đề tài giao tiếp Chủ động: xin mẹ hỏi vợ, lấy con gái nhà quan Hành động ngôn ngữ trần thuật, cầu khiến cảm thán, cầu khiến
Chiến lược lập luận - Quyền lực mềm: Nêu lên gia cảnh nhà đơn hàn, giữ đạo Khổng nho (học hành nghiêm túc), từ đó bày tỏ mong muốn xin mẹ hỏi vợ
- Quyền lực cứng: lấy dẫn chứng từ Chử Đồng Tử nhà nghèo cưới được Tiên dung, từ đó thuyết phục, động viên mẹ cứ sang hỏi vợ
- Quyền lực mềm: nhận thấy gia cảnh khó, sợ con trèo cao mà mang tiếng
- Quyền lực mềm: đã bị thuyết phục và xuôi theo ý của con
Kết luận - Vai xã hội:
+ Trương Viên: vai dưới, quyền lực yếu, nhưng sử dụng ngôn ngữ để thể quyền lực cứng, thuyết phục mẹ
+ Mẹ Trương Viên: vai trên, quyền lực mạnh, nhưng sử dụng ngôn ngữ để thể hiện quyền lực mềm, thuận theo ý của con
- Mối quan hệ mẹ con:
+ Con: kính trọng mẹ + Mẹ: thương và tôn trọng con
- Không khí trong cuộc đối thoại giữa Quỷ cái và Quỷ đực ở lớp thứ ba:
“QUỶ CÁI - (ra) Chàng ăn thịt gì cho thiếp ăn với!”
“QUỶ - Ta ăn thịt Thị
“QUỶ CÁI (nói lệch) Thiếp xin chàng khoan khoan rẽ rẽ Để thiếp xin dẫn nỗi sự tình Vốn em thiếp cùng một cha sinh
Vì cách trở bắc nam đôi ngải [ ] Chàng ăn thịt, thiếp xin thế mệnh.“ [TTCC; 93-94]
“QUỶ - Tai nghe quá ngán Nghĩ cũng thương tình Chị em bay đã tỏ phân minh Vàng hai lạng cho về nuôi mẹ
Ta nói thôi, ta trở về rừng.” [TTCC; 94]
Tiêu chí Quỷ cái Quỷ
Từ ngữ xưng hô Xưng là “thiếp”, gọi là
“chàng” Xưng là “ta” gọi là “bay”
Từ ngữ/ cụm từ bổ trợ thể hiện vị thế giao tiếp
Kính trọng: “xin” Không sử dụng từ bổ trợ
Lựa chọn đề tài giao tiếp Chủ động: xin không ăn thịt Thị Phương Hành động ngôn ngữ trần thuật, cầu khiến trần thuật, cảm thán
Chiến lược lập luận - Quyền lực mềm: trình bày lý do vì sao không nên ăn thịt Thị Phương (gọi Thị Phương là người một nhà)
- Quyền lực cứng: khẳng định: nếu Quỷ đực muốn ăn thịt Thị Phương thì Quỷ cái sẽ thế mạng cho nàng
- Quyền lực mềm: xuôi theo ý của quỷ cái, ban cho Thị Phương hai lạng vàng nuôi mẹ và trở về rừng
Kết luận - Vai xã hội:
+ Quỷ cái: vai dưới, quyền lực yếu, nhưng sử dụng ngôn ngữ để thể quyền lực cứng, thuyết phục chồng
+ Quỷ đực: vai trên, quyền lực mạnh, nhưng sử dụng ngôn ngữ để thể hiện quyền lực mềm, xuôi theo vợ
- Mối quan hệ vợ - chồng:
+ Vợ: tôn trọng chồng + Chồng: tôn trọng vợ
+ Hòa nhã b Không khí diễn ngôn trong diễn xướng Chèo Trương Viên
- Trong phần diễn xướng Chèo Trương Viên, trong các cuộc giao tiếp trên, chỉ xảy ra cuộc đối thoại giữa Quỷ cái và Quỷ đực ở lớp thứ ba thể hiện quan hệ các nhân vật là người thân như không ngang vai:
QUỶ ĐỰC - Hình như có mùi thịt người, nàng hãy tạm lánh vào trong để ta dễ bề phân xử.
QUỶ CÁI (hít hà) - Ồ ăn thịt người à?
QUỶ ĐỰC - Thịt người đâu đem đến cho ta, ta, ta tha làm sao được!
QUỶ CÁI - Khoan! Khoan, khoan, nhè nhẹ! Nghe thiếp thưa cho cạn tâm tình Thiếp với nàng đây vốn cùng mẹ cha sinh Vì cách trở Bắc Nam đôi ngả [ ] Nay gặp đây duyên sự bởi trời Chàng ăn thịt, thiếp xin thế mạng!
QUỶ ĐỰC - Ta không tin, quỷ và người lại là chị là em Nào, hãy tránh ra để ta vào xé xác!
QUỶ CÁI - Này này, muốn xé xác không? Muốn xé xác không? (giữ tay quỷ đực và quăng quỷ đực xuống đất)
Bớ quỷ đực, ta đã nói mà ngươi chả chịu nghe nhời!
QUỶ CÁI - Hừ, hừ huhu (khóc) con này, mang về mà nuôi lấy, thiếp chả thích thì đèo bòng, thiếp trở về cho có chị có em Thiếp chẳng thiết chi cái thằng quỷ đực!
QUỶ ĐỰC - Thôi, ta nghe quá ngán! Cũng chỉ tại ta vô tình Chị em ngươi đã tỏ rõ phân minh Còn con nàng, nàng tự nuôi lấy Ta tha mạng cho mẹ con bà, ta về nhà đây!
Tiêu chí Quỷ cái Quỷ
Từ ngữ xưng hô - Lúc đầu: Xưng là
- Lúc sau: Xưng là “ta”, gọi là “ngươi”
Xưng là “ta” gọi là
Từ ngữ/ cụm từ bổ trợ thể hiện vị thế giao tiếp - Lúc đầu: Tôn trọng chồng “xin”, “khoan khoan nhè nhẹ”
Lựa chọn đề tài giao tiếp Chủ động: xin không ăn thịt Thị Phương
Hành động ngôn ngữ trần thuật, nghi vấn, cảm thán cầu khiến trần thuật, cảm thán, cầu khiến
Chiến lược lập luận - Quyền lực mềm: trình bày lý do vì sao không nên ăn thịt Thị Phương (gọi Thị Phương là người một nhà)
+ Khẳng định: nếu Quỷ đực muốn ăn thịt Thị Phương thì Quỷ cái sẽ thế mạng cho nàng
+ Khi Quỷ đực không nghe, đã dọa trả con cho Quỷ đực để Quỷ cái về ở với Thị Phương Trong cuộc giao tiếp này, Quỷ cái đã bổ trợ thêm hành động quăng Quỷ đực và ngôn ngữ cơ thể
- Quyền lực cứng: khẳng định rằng mình không tin vì người với quỷ có thể là gia đình
- Quyền lực mềm: xuôi theo ý của quỷ cái, trả lại con cho Quỷ cái nuôi
Kết luận - Vai xã hội:
→ Lúc đầu: vai dưới, quyền lực yếu, nhưng sử dụng ngôn ngữ để thể quyền lực cứng, thuyết phục chồng
→ Lúc sau: Khi chồng vẫn không nghe theo ý của mình, đã sử dụng ngôn ngữ mạnh hơn, khẳng định vị thế (dọa) và ngôn ngữ cơ thể: quăng Quỷ đực, khóc lóc, hờn dỗi… để vươn lên thành vai trên, quyền lực mạnh
→ Lúc đầu: vai trên, quyền lực mạnh, sử dụng quyền lực cứng
→ Lúc sau: vai dưới, sử dụng ngôn ngữ để thể hiện quyền lực mềm, xuôi theo vợ, nịnh vợ
- Mối quan hệ vợ - chồng:
+ Lúc đầu: vợ tôn trọng chồng + Lúc sau: chồng sợ vợ
+ Lúc căng thẳng, khi Quỷ cái đảo ngược tình thế bằng cách khóc lóc, hờn dỗi, Quỷ đực đã xuôi theo vợ, không khí đã hòa nhã hơn
4.1.2 Không khí giữa các nhân vật không thân và không tương đương về quyền lực giao tiếp a Không khí diễn ngôn trong kịch bản Chèo Trương Viên
- Cuộc đối thoại giữa Trương Viên và lính hầu trong lớp thứ tư
Tôi Trương Viên dẹp giặc nước Xiêm
Mười tám năm binh mạnh tướng bền
Nhà vua lại ban cho làm quan thái tể
Nào các cơ, các vệ Đưa ta về bái tổ vinh quy
[ ] Hầu con, cho con về trước thăm nhà, đưa tin cho bà và cô biết.”
“LÍNH HẦU - Vâng, con xin về.
[ ] Dạ thưa thầy con đã về nhà Đứng ở đằng trước
“LÍNH HẦU - Thưa thầy, thầy buồn con xin hát cho thầy nghe.” [TTCC; 101-102]
“TRƯƠNG VIÊN - Mày biết hát à?” [TTCC; 102]
HẦU - Con hát lối nhà trò. Để con xưng danh đã.”
“TRƯƠNG VIÊN - Mày hát tao nghe không được.” [TTCC; 102]
HẦU - Con nghe cũng như kéo rào vào lỗ tai ấy.” [TTCC; 103]
“TRƯƠNG VIÊN - Vậy con đi tìm ca kỹ về hát cho thầy giải buồn.” [TTCC; 103]
Mẹ nuôi con vất vả Đến bây giờ đã được hiển vinh
Chốn quê hương giặc phá tan tành
Nên từ mẫu, hiền thê thất lạc.” [TTCC; 102]
Tiêu chí Trương Viên Lính hầu
Từ ngữ xưng hô Xưng “tao”, gọi “mày”
Xưng “thầy”, gọi “con” Xưng “con”, gọi “thầy”
Từ ngữ/ cụm từ bổ trợ thể hiện vị thế giao tiếp
- Sai khiến: cho con về trước thăm nhà, đi tìm ca kĩ
- Kính trọng: vâng, thưa, bẩm
Lựa chọn đề tài giao tiếp
Chủ động: sai lính về báo tin cho mẹ và vợ rằng bản thân đã thắng trận trở về
Chủ động: bày tỏ mong muốn được giải khuây cho Trương Viên
Hành động ngôn ngữ Trần thuật, cầu khiến, cảm thán
Chiến lược lập luận - Quyền lực mềm: Nêu lên hoàn cảnh éo le của gia đình:
18 năm chinh chiến, giờ về lưu lạc vợ con Bên cạnh đó Trương Viên cũng có những lúc thay đổi xưng hô để kéo gần khoảng cần giao tiếp mỗi khi cần sai việc với bề tôi
- Quyền lực cứng: dùng quyền lực để sai khiến lính hầu về báo tin cho nhà hay tìm ca kĩ cho mình
Kết luận - Vai xã hội:
+ Trương Viên: vai trên, quyền lực mạnh, sử dụng ngôn ngữ thể hiện quyền lực mạnh này để chi phối giao tiếp, sai khiến đối phương
+ Lính hầu: vai dưới, quyền lực yếu, sử dụng ngôn ngữ cung kính, cẩn trọng khi giao tiếp
- Mối quan hệ giữa hai nhân vật + Trương Viên: Bề trên
+ Trang trọng, mực thước b Không khí diễn ngôn diễn xướng Chèo Trương Viên
- Cuộc đối thoại giữa Trương Viên và lính hầu trong lớp thứ tư.
“Dạ bẩm quan, đêm đã tàn, trăng đã xế, con mời quan đi nghỉ ạ”
“Hề đó con, thế nào, có tin gì của bà và cô không con”
“Ôi giời ôi quan ơi, con đi tìm khắp làng trên xóm dưới
Hỏi cô đi cấy chẳng thấy bà đây
Hỏi chú chăn trâu cô đâu chẳng thấy
Vậy mà quan cứ buồn thỉu buồn thiu thế này con xót hết cả ruột gan”
“Con cứ để mặc ta”
“Dạ bẩm quan, mười tám năm trời đằng đẵng, quan lĩnh chức nguyên nhung cầm quân dẹp giặc Ngựa chẳng rời yên, người không cởi giáp
Nay quân giặc đã tan, quan hồi quân thắng trận Ấn từ sắc phong thái tề, quan trở về quê cũ vinh quy, nào ngờ đâu bởi tại loạn li, nên cụ cố và bà con đã tán nơi nào chẳng rõ.
Con nhẩm tính hôm nay đã là một tuần trăng có lẻ, vậy mà quan cứu buồn bực mãi như thế này thì…”
“Con lo cho ta như thế thực là cảm kích nhưng con đâu thấu hiểu được lòng ta’
“Dạ bẩm quan nhưng mà…”
“Thôi ta cho con ra ngoài, có tin gì của bà và cô thì báo lại cho ta”
Tiêu chí Trương Viên Lính hầu
Từ ngữ xưng hô Xưng “ta”, gọi “con” Xưng “con”, gọi “quan”
Từ ngữ/ cụm từ bổ trợ - Nhẹ nhàng: “Hề đó con, thế - Kính trọng, gần gũi: dạ, thể hiện vị thế giao tiếp nào, có tin gì của bà và cô không con”, “Con lo cho ta như thế thực là cảm kích nhưng con đâu thấu hiểu được lòng ta” thưa, bẩm
Lựa chọn đề tài giao tiếp
Chủ động: hỏi lính về tin của mẹ và vợ
Chủ động: bày tỏ mong muốn được giải khuây cho Trương Viên
Hành động ngôn ngữ Trần thuật, cầu khiến, nghi vấn Cầu khiến, trần thuật
Chiến lược lập luận - Quyền lực mềm: sai khiến và cảm tạ lính hầu vì đã lo cho mình
Kết luận - Vai xã hội:
+ Trương Viên: vai trên, quyền lực mạnh, sử dụng ngôn ngữ để thể hiện quyền lực mềm + Lính hầu: vai dưới, quyền lực yếu, sử dụng ngôn ngữ cung kính, thoải mái, gần gũi
- Mối quan hệ giữa hai nhân vật + Trương Viên: Bề trên
+ Gần gũi giữa con và quan
4.2 Không khí trong giao tiếp giữa các nhân vật không thân nhưng tương đương về quyền lực giao tiếp Ở đây, chỉ có diễn ngôn diễn xướng Chèo mới có không khí này và xảy ra trong cuộc đối thoại giữa mẹ Trương Viên và lính hầu nhà quan Thừa tướng
MẸ TRƯƠNG VIÊN: “Có ai ở trong dinh không? Giữ chó cho lão với Úi giời ơi hai chú, hai chú chẳng giữ chó cho lão, làm cho cắn, lão sợ hết cả hồn!”
LÍNH HẦU: “Bà ơi, không
“Giống chó ấy, là nó trung thành với chủ lắm Chỉ có cái giống chó hoang nó mới thế!”
“Thế tôi hỏi chú nhá, vua to hơn quan có đúng không nào?”
MẸ TRƯƠNG VIÊN: phải chó thật đâu mà là giả cho đấy! Giả chó đấy, bà ạ!”
“Ôi sao lại giả chó hả chú?”