1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ kinh tế: Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng ở một số Tỉnh vùng Tây Bắc, Việt Nam

212 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

Trần Thu Phương

QUAN LÝ NHÀ NƯỚC

DOI VỚI PHÁT TRIEN DU LICH CỘNG DONG Ở MOT SO TINH VUNG TÂY BAC, VIỆT NAM

Luận án tiến sĩ kinh tế

Hà Nội, Năm 2022

Trang 2

Trần Thu Phương

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

DOI VỚI PHÁT TRIEN DU LICH CỘNG DONG Ở MOT SO TINH VUNG TÂY BAC, VIỆT NAM

Chuyén nganh: Quan ly kinh té Mã số: 9310110

Luận án tiến sĩ kinh tế Người hướng dẫn khoa học:

1 PGS.TS Bùi Xuân Nhàn

2 PGS.TS Hoàng Văn Thành

Hà Nội, Năm 2022

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu được nêu trong luận án có nguồn gốc rõ ràng và trung thực Những kết luận được rút ra từ luận án là không trùng lặp và chưa được công bó trong bat cứ công trình

khoa học nào khác./.

Hà Nội ngày tháng năm 2022Tac giả luận án

Trần Thu Phương

Trang 4

Trước tiên, nghiên cứu sinh xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu Trường Đại học Thương mại, đến Quý thầy cô Trường Đại học Thương mại đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để nghiên cứu sinh hoàn thành luận án này.

Nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn tập thể giảng viên hướng dẫn khoa học của luận án, PGS.TS Bùi Xuân Nhàn và PGS.TS Hoàng Văn Thành đã rất tận tình, tâm huyết và trách nhiệm, giúp nghiên cứu sinh về phương pháp nghiên cứu, nội dung và kiến thức quý báu dé nghiên cứu sinh hoàn thành luận án.

Nghiên cứu sinh xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch của 4 tỉnh trong vùng Tây Bắc, các cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức liên quan đã nhiệt tình cung cấp các thông tin, tài liệu có liên quan đến đề tài luận án và hỗ trợ

trong việc điều tra xã hội học Cuối cùng, nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn

gia đình, bạn bè, những đông nghiệp, sinh viên đã tận tình hỗ trợ, giúp đỡ nghiên cứu sinh trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.

Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày thang năm 2022Tác giả luận án

Trần Thu Phương

Trang 5

MỤC LỤC Trang PHAN MỞ DAU

1 Tính cấp thiết của dé tài luận án 2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

4 Những đóng góp mới của luận án ® œöœ 0 ——

5 Kết cấu của luận án

CHƯƠNG 1 TONG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIEN QUAN DEN QUAN LÝ NHÀ NƯỚC DOI VỚI PHÁT TRIEN DU LICH CỘNG DONG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 10 1.1 Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng 10 1.1.1 Các công trình nghiên cứu về du lịch cộng đồn, 10 1.1.2 Các công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch

cộng đồng

1.1.3 Khoảng trông nghiên cứu.1.2 Phương pháp nghiên cứu

1.2.1 Phương pháp luận

1.2.2 Các phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận án1.2.3 Phương pháp thu thập dữ liệu

1.2.4 Khung nghiên cứu của luận án 38

CHUONG 2 MOT SO VAN DE LY LUAN VA KINH NGHIEM THUC TIEN VE QUAN LY NHA NUOC DOI VOI PHAT TRIEN DU LICH CONG DONG CUA DIA PHƯƠNG CAP TINH 2.2.1 Khái niệm quản ly nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng 49 2.2.2 Sự cần thiết của quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng

của địa phương cấp tỉnh

2.2.3 Mục tiêu, nội dung và công cụ quản lý nhà nước

lich cộng đồng của địa phương cấp tỉnh -22cccccccczzc2 53

Trang 6

2.2.5 Các yêu tô ảnh hưởng đên quản lý nhà nước đôi với phát triên du lịch

cộng đồng

2.3 Kinh nghiệm quản

một số địa phương cấp tỉnh và bài học kinh nghiệm rút ra cho một số tỉnh vùng Tây Bắc 69 2.3.1 Kinh nghiệm quản lý nhà nước đôi với phat triên du lịch cộng đông của một số địa phương cấp tỉnh 69 2.3.2 Bai học kinh nghiệm rút ra cho một sô tinh vùng Tây Bac 76

CHUONG 3 THỰC TRẠNG QUAN LÝ NHÀ NƯỚC DOI VỚI PHÁT TRIEN DU LICH CONG DONG Ở MỘT SO TINH VUNG TAY BAC, VIỆT NAM 81 3.1 Khái quát chung về đặc điểm kinh tế-xã hội va tình hình phát triển du lịch cộng đồng ở một số tỉnh vùng Tây Bắc, Việt Nam -81

3.1.1 Tổng quan về vùng Tây Bac 8I

3.1.2 Đặc điểm kinh tế-xã hội vùng Tây Ba -„.83 3 Tình hình phát triển du lịch cộng đồng ở một s

3.2 Phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng ở một số tỉnh vùng Tây Bắc, Việt Nam - 94 3.2.1 Tổ chức thực chiến lược/quy hoạch phát triển du lịch của quốc gia; xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch cộng đồng của địa phương

3.2.2 Ban hành theo thâm quyền và tô chức thực hiện các chính s du lịch cộng đồng của địa phương

3.2.3 Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lị Bắc, Việt Nam

nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng 3.3 Đánh giá về quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch số tỉnh vùng Tây Bắc, Việt Nam

3.3.1 Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đôi với phát triên du lịch cộng

đồng ở một số tinh vùng Tây Bắc theo các tiêu chí

Trang 7

CHƯƠNG 4 MỘT SÓ GIẢI PHÁP, KIÊN NGHỊ GÓP PHÀN HOÀN THIỆN QUAN LÝ NHÀ NƯỚC DOI VỚI PHÁT TRIEN DU LICH CONG DONG Ở MOT SO TINH VUNG TAY BAC, VIET NAM 127 4.1 Bối cảnh, quan điểm và định hướng hoàn thiệ

phát triển du lịch cộng đồng ở một số tỉnh vùng Tây Bắc, Việt Nam

quản lý nhà nước

4.1.1 Bối cảnh phát triển

4.1.2 Những định hướng và mục tiêu chính vê phát triên du lịch, du lịch cộng.

đồng ở một số tỉnh vùng Tây Bắc, Việt Nam.

4.1.3 Quan điểm và định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng ở một số tỉnh vùng Tây Bắc, Việt Nam đến năm 2030

phát triển du lịch cộng đồng ở một số tỉnh vùng Tây Bắc, Việt Nam 133

4.2.1 Nhóm giải pháp chung với các tỉnh 4.2.2 Nhóm giải pháp với từng địa phương

4.3 Một số kiến nghị 150

4.3.1, Đối với Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thẻ thao và Du lịch, Bộ Nông nghiệp

và Phát triển Nông thôn, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội 150

4.3.2 Đối với Hiệp hội du lịch Việt Nam 5c55c server 151 KET LUẬN 153 DANH MUC CAC CONG TRINH DA CONG BO KET QUA NGHIEN CUU CUA DE TÀI LUẬN ÁN 156 TÀI LIEU THAM KHAO 157 PHAN PHU LUC 1 Phụ lục 1 Các tinh vùng Tây Bắc, Việt Nam 1 Phy lục 2 Diện tích, dan sé và GRDP bình quân đầu người của các tỉnh Tây Bắc Phy lục 3 Số liệu thống kê về du lịch của các tỉnh vùng Tây Bắc

Phụ lục 5 Các mẫu bảng hỏi điều tra xã hội học Phụ lục 6 Kết quả điều tra xã hội học

Trang 8

DANH MUC CAC CHU VIET TA’

STT | Chir viét tắt | Viết đầy đủ (tiếng Việt | Viết đầy đủ (tiếng Anh)

I1 |BVMT Bao vệ môi trường,

11 | SPDL San pham du lich 12 | TDMNBB Trung du miền núi Bắc Bộ

13 |TNDL Tài nguyên du lịch14 TW Trung ương 15 |UBND Uy ban Nhân dan

16 |UNWTO Tổ chức Du lịch thé giới World Tourism Organization 17 | VHTTDL Văn hoá, Thể thao và Du

18 | XTQB Xúc tiến quảng bá

Trang 9

Trang Bang 1.1 Số lượng chuyên gia tham van ý kiến về các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng của địa phương cấp tỉnh 33

Bang 1.2 Các tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng dong Bảng 1.3 Số lượng chuyên gia mời tham gia khảo sát

Bang 2.1 Các quan điểm khác nhau về các điều kiện cần thiết cơ bản dé phát triển du lịch cộng đồng

Bang 3.1 Tổng số lượt khách và số lượt khách đến các điểm du lịch cộng đồng ở các tỉnh vùng Tây Bắc, giai đoạn 2015 -2019 87 Bang 3.2 Kết quả đánh giá của khách du lịch về một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng ở một số tỉnh vùng Tây Bắc

Bang 3.3 Kết quả khảo sát về xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch liên „09 quan đến phát triển du lịch cộng đồng ở một số tỉnh vùng Tây Bắc

Bảng 3.4 Kết quả khảo sát về xây dựng và ban hành chính sách phát triển du lịch cộng,

nước đối với phát triển du lịch cộng đồng ở một số tỉnh vùng Tây Ba

Bang 3.7 Kết quả khảo sát về công tác đào tạo, bồi dưỡng va phát triển nguồn nhân lực du lịch cộng đồng ở một sé tinh vùng Tây Bắc „114 Bảng 3.8 Kết quả khảo sát hoạt động hợp tác, xúc tiến quảng bá về phát triển du lịch cộng đồng của một số tỉnh vùng Tây Bac l T6 Bảng 3.9 Kết quả đánh giá thực hiện quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng ở một số tỉnh vùng Tây Bắc „117

Trang 10

DANH MUC CAC HiNH

Hình 1.1 Các nội dung quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng Hình 1.2 Phương pháp phân tích IPA

Hình 1.3 Sự phù hợp của các chỉ tiêu đánh giá kết quả quản lý nhà nước đôi với phát

triển du lịch cộng đồng

Hình 1.4 Khung nghiên cứu của luận án

Hình 2.1 Mô hình kết quả trung gian

Hình 3.1 Tỷ lệ số lượt khách du lịch và tông thu từ khách du lịch của các tỉnh vùng 86 Tay Bắc so với toàn quốc, giai đoạn 2015-2019

Hình 3.2 Mức độ hài lòng đối với các chuyến đi du lịch cộng đồng ở một số tỉnh ving Tây Bac 89 Hình 3.3 Biểu đồ phân tích IPA các yếu tố liên quan đến du lịch cộng đồng ở một số tỉnh vùng Tây Bắc 93 Hình 3.4 Kết quả đánh giá quan ly nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng của từng địa phương ở vùng Tây Bắc „118 Hình 3.5 Kết quả tong thé quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng ở một số tỉnh vùng Tây Bắc -.119 Hình 3.6 Kết quả đánh giá quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng chung cho cả 3 địa phương ở vùng Tây Bắc +120

Trang 11

Ngày nay, du lịch đang là ngành được hau hết các quốc gia trên thế giới quan tâm phát triển bởi các lợi ích của du lịch mang lại trong phát triển kinh tế-xã hội của các quốc gia Nhiều quốc gia đã xác định du lịch là một trong những ngành kinh tế quan trọng, đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa của đất nước [55] Theo số liệu của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), năm 2019, trên thế giới có trên 1,4 tỷ người đi du lịch, du lịch đóng góp gần 9 nghìn tỷ USD vào tổng GDP toàn cầu và đóng góp 1/12 toàn bộ lao động của thế giới [154, 155] Có thể nói, du lịch ngày càng phát huy được thế mạnh, đóng góp tích cực vào phát triển KTXH, góp phan bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá của các quốc gia [54, 55].

Tuy nhiên, ngoài những đóng góp to lớn về kinh tế, sự phát triển nhanh chóng của du lịch cũng gây ra các tác động không mong muốn ở nhiều mặt, đặc biệt là môi trường [54] Các tác động này đã dẫn đến những lo ngại ngày càng tăng về việc bảo tồn, giữ gìn tài nguyên dé đảm bảo khả năng khai thác lâu dài Bởi vậy, từ những năm 1970, du lịch cộng đồng (DLCĐ) bắt đầu được giới thiệu như là kết quả của việc tìm kiếm loại hình thay thế cho du lịch đại trà [126], do những tác động trái chiều ngày càng gia tăng của nó và đáp ứng xu hướng mới của khách du lịch muốn trải nghiệm, tìm hiểu các giá trị văn hóa bản địa Từ khi xuất hiện, DLCD đã nhận được sự quan tâm của nhiều quốc gia, do nó không những mang lai cho khách du lịch các trải nghiệm về văn hoá của cộng đồng dân cư (CDDC) mà còn góp phần nâng cao đời sống của CĐDC, bảo vệ môi trường (BVMT) và tài nguyên du lich (TNDL) [131, 139, 144] Do vậy, việc nghiên cứu phat triển DLCD nói chung, quản lý nhà nước (QLNN) đối với phát triển du lịch cộng đồng (PTDLCĐ) nói riêng cả về lý luận và thực tiễn đã và đang được các nhà nghiên cứu, quản lý quan tâm nhiều [61, 93, 97] Có khá nhiều công trình nghiên cứu được công bó đã phân tích làm rõ các khái niệm, đặc điểm, các điều kiện cần thiết

để phát triển đu lịch cộng đồng; vai trò của các bên tham gia phát triển DLCĐ và

nội dung QLNN đối với phát triển DLCD [93, 97, 144] Tuy nhiên, hiện vẫn đang có khá nhiều tranh luận về các điều kiện cần thiết cơ bản, các nội dung

Trang 12

đề này.

Ở Việt Nam, sự phát triển du lịch đã đóng góp ngày càng nhiều vào phát triển KTXH của đất nước Năm 2019, Việt Nam đón hơn 18 triệu lượt khách du lịch quốc tế, hơn 85 triệu lượt khách du lịch nội dia, tổng thu từ du lịch đạt hơn 720.000 tỷ đồng; được đánh giá là một trong mười quốc gia có mức tăng trưởng về du lịch nhanh nhất trên thé giới [54, 55] Theo Báo cáo thường niên Du lịch Việt Nam năm 2019, du lịch đã khẳng định được vị trí quan trong trong phát triển KTXH (tỷ lệ đóng góp vào GDP cả nước đạt 9,2%), góp phần xóa đói, giảm nghèo, bảo tồn, phát huy những giá trị văn hoá; bảo vệ môi trường và an ninh của quốc gia Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, mà thẻ hiện rõ nét nhất ở Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, du lịch nước ta được kỳ vọng sẽ phát triển đột phá trong giai đoạn tới [54, 55].

DLCD cũng đã được phát triển ở Việt Nam cách đây nhiều năm và ngày càng được chú ý [16, 61, 62] Nhiều nội dung về PTDLCĐ đã được luật hóa, là cơ hội cho DLCĐ phát triển, nhất là ở vùng sâu, vùng xa Bên cạnh đó, các chính sách

PTDLCDở nước ta đang được cụ thể hóa, thê hiện trong “Chiến lược phát triển

du lịch Việt Nam đến năm 2030”, đồng thời nhiều chính sách ưu đãi phát triển các

loại hình du lich thân thiện với môi trường như: du lịch xanh, DLCĐ, du lịch có

trách nhiệm đã được ban hành [54] Quy định về phát triển sản phẩm DLCD lần đầu được đưa ra trong Luật Du lịch 2017 (có hiệu lực từ 1/1/2018) [19], đây là điểm mới, giúp các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý có cơ sở pháp lý để thúc day loại hình du lich này phát triển Ngoài ra, các tiêu chuẩn quốc gia liên

quan đến DLCD cũng được ban hành, sửa đổi, làm căn cứ cho hoạt động QLNN

các cấp [4] Rõ ràng, đây là những chính sách rất cụ thể, tích cực và là cơ sở để thúc day DLCD phát triển ở Việt Nam.

Vùng Tây Bắc là một khu vực giàu tiềm năng để phát triển du lịch (PTDL), và đặc biệt là văn hoá của đồng bào dân tộc [23] Dựa trên những TNDL tự nhiên và văn hóa độc đáo, DLCĐ đã sớm hình thành tại vùng Tây Bắc; bản Lác (huyện

Trang 13

rộng ra nhiều địa phương khác trong vùng Sau gần 30 năm hình thành và phát triển, đến nay, nhiều điểm DLCĐ đã được phát triển không chỉ ở vùng Tây Bắc mà còn ở nhiều khu vực khác trên cả nước với khoảng hàng nghìn khách du lịch đến hàng năm [3, 23] Các tỉnh vùng Tây Bắc cũng như nhiều địa phương khác đã có nhiều chương trình khuyến khích PTDLCD, thể hiện ở những Nghị quyết, kế hoạch, chương trình và các dự án cụ thể về PTDL, PTDLCĐ của các tỉnh ở trong khu vực [9, 21, 31, 65].

Với những kết quả đã đạt được, với các lợi thế, tiềm năng vốn có của vùng Tây Bắc, việc phát triển loại hình DLCĐ đã và đang là hướng đi đúng, phù hợp với xu thé chung của PTDL trên thé giới và nhu cầu của khách du lịch muốn tìm hiểu những nét văn hóa dân tộc đặc sắc [61] Có thé thay, việc PTDLCĐ ở vùng Tây Bắc những năm vừa qua đã có rất nhiều tác động tích cực, góp phần xóa đói, giảm nghèo, tạo thêm nguồn sinh kế mới và thu nhập từ phát triển DLCĐ Việc PTDLCD cũng làm nảy sinh và tao ra các ngành nghề mới, làm sống lại các nghề truyền thống, góp phần bảo tồn cảnh quan bản làng và cải thiện cơ sở hạ tang [45, 49, 61].

Bên cạnh những thành công, việc PTDLCD ở vùng Tây Bắc còn bộc lộ một số hạn chế, tiềm ân những rủi ro nhất định, nhiều nội dung phát triển thiếu bền vững và không như kỳ vọng Chất lượng dịch vụ của nhiều điểm DLCĐ chưa cao, không ổn định; sản phẩm trùng lặp, bản sắc văn hóa nhiều nơi bị mai một, môi trường du lịch — bao gồm tự nhiên và văn hóa chưa được bảo vệ tốt, CĐDC chưa tham gia nhiều vào các hoạt động du lịch [16, 23, 49] Ngoài ra, ở một số nơi, DLCD còn phát triển tự phát theo phong trào, chưa có sự giám sát, hướng dẫn day đủ của cơ quan QLNN nguy cơ dẫn đến hoạt động kém hiệu quả và thiếu bền ving [60, 61].

Từ thực tế nêu trên, một vấn đề đặt ra là Nhà nước phải thể hiện vai trò và sử dụng các công cụ quản lý của mình như thé nào dé DLCD ở các tỉnh vùng Tây Bắc có thé phát triển đúng như kỳ vọng, góp phan cải thiện cuộc sống của người dân, đóng văn hóa đặc sắc của các góp tích cực vào việc bảo tồn, phát huy, lan tỏa các giá

Trang 14

ngoài nước nói chung, tại vùng Tây Bắc nói riêng, trong đó, mới chỉ có một số nghiên cứu về vai trò của Nhà nước trong PTDLCĐ, chính sách PTDLCD, một số đề xuất hoặc kiến nghị liên quan đến nội dung QLNN đối với PTDLCD Các công trình nay cũng chưa nghiên cứu day đủ về lý luận của QLNN đối với PTDLCĐ như chưa làm rõ nội hàm của khái niệm QLNN đối với PTDLCD, sự khác biệt của hoạt động QLNN đối với PTDLCD so với QLNN trong các lĩnh vực khác liên quan đến đặc thù của DLCĐ mà trong đó, CĐDC vừa là đối tượng tạo ra và phân phối sản phẩm, vừa là đối tượng trực tiếp quản lý hoạt động kinh doanh DLCĐ Nếu không làm rõ các vấn đề lý luận nêu trên, đặc biệt là làm rõ tính đặc thù của hoạt động quản lý và các đối tượng quản lý, sự định hướng và điều tiết của Nhà nước

vào quá trình PTDLCĐ thông qua các công cụ chính sách, tài chính sẽ khó đạt kết quả mong muốn Bên cạnh đó, nếu không làm rõ được những vấn đề lý luận nêu trên thì cũng không thê luận giải một cách khoa học những thành công, hạn

chế của QLNN đối với PTDLCD cũng như đề xuất các giải pháp hợp lý, có cơ sở khoa học nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN đối với PTDLCĐ nói chung và QLNN đối với PTDLCĐ của một số tỉnh trong vùng Tây Bắc nói

khi việc phát triển loại hình du lịch này đã va đang bộc lộ một sé hạn chế cần được

iéng, trong

tiếp tục nghiên cứu dé có các giải pháp khắc phục phù hợp.

Xuất phát từ những yêu cầu trên, QLNN đối với PTDLCD trong thời gian tới cần phải tiếp tục được hoàn thiện ca về mặt lý luận và thực tế triển khai thực hiện Dé có cơ sở hoàn thiện các nội dung này, hoạt động QLNN đối với PTDLCD cần phải được củng cố về mặt lý luận như: làm rõ khái niệm, mục tiêu, nội dung, tiêu chí đánh giá, các yếu tổ ảnh hưởng cũng như các công cụ mà Nhà nước có thé sử dụng trong quá trình thực hiện chức năng QLNN đối với PTDLCD Ngoài ra, để khắc phục các bắt cập trong hoạt động QLNN đối với PTDLCĐ ở vùng Tây Bắc hiện nay thì hoạt động QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với PTDLCĐ cần phải được phân tích, đánh giá một cách toàn diện, dé tìm ra những hạn chế con tồn tại cũng như nguyên nhân của các hạn chế này.

Trang 15

nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn.

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu- Mục đích nghiên cứu:

Mục đích nghiên cứu của luận án là nhằm hệ thống hóa, xác lập cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng của địa phương cấp tỉnh; luận giải vai trò, nội dung, quan hệ của các chủ thể và cách thức đánh giá kết quả của quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng của địa phương cấp tỉnh; phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng ở một sé tinh vùng Tây Bắc; đề xuất các giải pháp, kiến nghị hoàn thiện quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng một cách bền vững và góp phần vào phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường tại một số tỉnh vùng Tây Bắc, Việt Nam.

- Nhiệm vụ nghiên cứu:

Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận án bao gồm:

Một là, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về DLCĐ, QLNN đối với PTDLCD nói chung và QLNN đối với PTDLCD của địa phương cấp tỉnh nói riêng; những yếu té ảnh hưởng và các tiêu chí đánh giá QLNN đối với PTDLCD của địa phương cấp tỉnh Nghiên cứu kinh nghiệm của một số địa phương trên thế giới và ở Việt Nam về QLNN đối với PTDLCD, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho một số tỉnh vùng Tây Bắc, Việt Nam.

Hai là, phân tích thực trạng PTDLCĐ, QLNN đối với PTDLCĐ của địa phương cấp tỉnh ở một số tỉnh ở vùng Tây Bắc Từ đó, rút ra những thành công, hạn chế và các nguyên nhân của thành công, hạn chế đó trong hoạt động QLNN đối với PTDLCD tại một số tỉnh vùng Tây Bắc, làm cơ sở cho những đề xuất và kiến nghị góp phần hoàn thiện QLNN đối với PTDLCD tại một số tỉnh vùng Tay

Bắc, Việt Nam.

Ba là, đề xuất một số định hướng, giải pháp và kiến nghị góp phần hoàn thiện QLNN đối với PTDLCĐ cho một số tỉnh vùng Tây Bắc, Việt Nam đến năm 2030.

Trang 16

nghiên cứu của luận án gồm:

1 Mục tiêu, nội dung, công cụ QLNN đối với PTDLCĐ của địa phương cấp tỉnh là gì?

2 Thực trang phát triển DLCD và QLNN đối với phát triển DLCD của địa phương cấp tỉnh ở một số tỉnh vùng Tây Bắc, Việt Nam n nay như thế nào?

3 Các tiêu chí nào dùng dé đánh giá và có các yếu tố nào ảnh hưởng đến QLNN đối với PTDLCD của địa phương cấp tỉnh?

4 Những thành công, hạn chế của QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với PTDLCD ở một số tỉnh vùng Tây Bắc là gì và đâu là nguyên nhân của những thành công, hạn chế đó?

5 Dé góp phan hoàn thiện QLNN đối với PTDLCĐ ở một số tinh vùng Tây Bắc cần có những giải pháp, kiến nghị nào?

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn về QLNN đối với PTDLCĐ ở một số tỉnh vùng Tây Bắc, Việt Nam.

- Phạm vi nghiên cứu:Phạm vi nội dung nghiên cứu:

QLNN đối với PTDLCĐ bao gồm QLNNở cấp trung ương đối với phát triển du lịch cộng đồng của quốc gia và QLNN của chính quyền địa phương cấp tỉnh đối với PTDLCĐ của địa phương Quản lý nhà nước cấp trung ương đối với phát triển du lịch nói chung và đối với phát triển DLCĐ nói riêng là lĩnh vực khá rong đã được một số công trình nghiên cứu khác công bó Luận án tập trung nghiên cứu QLNN đối với PTDLCĐ của địa phương cấp tỉnh ở một số tinh vùng Tây Bắc, Việt Nam với 4 nội dung chính: 1) Tổ chức thực hiện chiến lược/quy hoạch phát triển du lịch của quốc gia; xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch cộng đồng của địa phương; 2) Ban hành theo thắm quyền và thực hiện các chính sách, hướng dẫn, quy định về PTDLCP; 3) Tổ chức bộ máy QLNN về du lịch ở địa phương; 4) Thực hiện việc thanh tra, kiểm tra, và

Trang 17

cộng đồng nói riêng, luận án cũng đề cập đến nội dung về xúc tiến, hợp tác và phát triển nguồn nhân lực trong QLNN đối với PTDLCD Đây là cách tiếp cận phé biến trong các nghiên cứu về hoạt động QLNN và QLNN về du lịch nói chung, QLNN đối với PTDLCĐ nói riêng.

Pham vi không gian nghiên cứu:

Cho đến nay, có nhiều quan điểm về không gian địa lý của vùng Tây Bắc, Việt Nam Theo Lê Bá Thảo (1998) trong cuốn sách “Việt Nam — Lãnh thé và các vùng địa lý” thì không gian vùng Tây Bắc gồm các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai và Yên Bái (tỉnh Lai Châu trong tải liệu bao gồm cả phần đất Điện Biên) Một số tài liệu khác, trong đó có Quy hoạch tổng thé phát triển kinh tế-xã hội vùng trung du và miền núi phía Bắc đến năm 2020, được phê duyệt theo quyết định định số 1064/QD-Ttg của Thủ tướng Chính phủ ngày 8/7/2013, sử dụng không gian vùng Tây Bắc gồm 4 tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu [32, 33, 36].

Không gian vùng Tây Bắc trong luận án bao gồm 4 tỉnh Hòa Bình, Sơn La,

Điện Biên, Lai Châu Do DLCD ở Lai Châu còn mới phát trié

qua [3, 23, 60] đồng thời do giới hạn về thời gian và nguồn lực, luận án tập trung nghiên cứu QLNN đối với PTDLCD ở 3 tinh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên Đây cũng là 3 địa phương có nhiều tiềm năng phát triển du lịch và bước đầu đã có những kết quả nhất chưa có nhiều kết

định trong quản lý PTDLCD và được xác định là các địa bàn trọng điểm PTDL của

vùng TDMNBB [35, 49, 50].Pham vi thời gian nghiên cứu:

Các dữ liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2015 đến năm 2019, các dữ liệu sơ cấp được thu thập trong năm 2020 Do tác động của đại dịch Covid-19, các điểm DLCD trong vùng Tây Bắc hầu như không có khách du lịch, vì thế, dé đánh giá thực chất kết quả hoạt động QLNN đối với PTDLCĐ ở một số tỉnh vùng Tây Bắc, việc phân tích chủ yếu thực hiện với các số liệu từ năm 2015 đến năm 2019 Điều tra xã hội học được thực hiện trong năm 2020 nhằm thu thập bổ sung các thong

Trang 18

Các định hướng, giải pháp được đề xuất đến năm 2030.

4 Những đóng góp mới của luận án

vé lý luận

(i) Luan án đã hệ thống hóa và làm rõ được khái niệm, mục tiêu, nội dung, công cụ của QLNN đối với PTDLCĐ cũng như mối quan hệ giữa các chủ thể của QLNN đối với PTDLCD của địa phương cấp tinh theo cách tiếp cận các chức năng QLNN và đặc điểm của DLCĐ.

(ii) Luận án đã nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động, QLNN đổi với PTDLCD của địa phương cấp tinh, bao gồm các tiêu chí: hiệu lực, hiệu quả, phù hợp và bền vững Việc áp dụng bộ tiêu chí sẽ giúp cho việc đo lường các kết quả thực hiện QLNN đối với PTDLCĐ được sát thực, rõ ràng và cụ thể hơn, làm cơ sở cho các đánh giá, kết luận về kết quả hoạt động QLNN đối với

PTDLCD. Về thực tiễn

(i) Luận án đã nghiên cứu và rút ra được một số bài học về QLNN đối với PTDLCD của địa phương cấp tỉnh, có thé vận dụng cho các tinh vùng Tây Bắc trên cơ sở phân tích những kinh nghiệm về QLNN đối với PTDLCD của một số địa phương trong nước và trên thế giới.

(ii) Luận án đã đánh giá và phân tích thực trạng QLNN đối với PTDLCĐ ở số tỉnh vùng Tây Bắc giai đoạn 2015-2019, luận giải những nguyên nhân, các yếu tố dẫn dén thành công và hạn chế của QLNN đối với PTDLCĐ ở một số tinh vùng Tây Bắc.

(ii) Luận án đã đề xuất được hệ thống các giải pháp khá đồng bộ, có tính khả thi và một số kiến nghị dé góp phần hoàn thiện QLNN đối với PTDLCĐ phù hợp với các đặc điểm KTXH va văn hoá của một số tinh vùng Tây Bắc, Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu của luận án cũng góp phần xác lập cơ sở khoa học và là tài liệu tham khảo cho việc hoạch định các chiến lược và chính sách PTDLCĐ trong tổng thé phát triển KTXH chung của các tinh vùng Tây Bắc, Việt Nam.

Trang 19

nghiên cứu của luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án đượctrình bày trong 4 chương:

Chương 1 Tông quan các nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng và phương pháp nghiên cứu của luận án.

Chương 2 M

nước đối với phát triển du lịch cộng đồng của địa phương cấp tỉnh.

SỐ cơ Sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý nhà

Chương 3 Thực trạng quản ly nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng ở một số tỉnh vùng Tây Bắc, Việt Nam.

Chương 4 Một số giải pháp, kiến nghị góp phần hoàn thiện quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng ở một số tỉnh vùng Tây Bắc, Việt Nam.

Trang 20

QUAN LÝ NHÀ NƯỚC DOI VỚI PHÁT TRIEN DU LICH CONG DONG VA PHUONG PHAP NGHIEN CUU CUA LUAN AN

1.1 Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến quan lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng

Trải qua hơn 3 thập ky, lý thuyết về DLCD đã được nghiên cứu và phát triển bởi nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới cũng như Việt Nam Theo thống kê của Giampiccoli & Mtapuri (2015) [95], trong khoảng từ 1982 đến 2015, đã có trên 400 bài nghiên cứu về DLCĐ đã được đăng tải trên 136 tạp chí khác nhau và vẫn tiếp tục tăng về số lượng trong những năm gan đây Các nghiên cứu này tập trung cả về lý luận và thực tiễn về DLCĐ, PTDLCD, vai trò của QLNN đối với PTDLCD ở các khu vực khác nhau trên thé giới [95].

1.1.1 Các công trình nghiên cứu về du lịch cộng đồng

Du lịch nói chung và DLCĐ nói riêng đóng vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng kinh tế, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa DLCD từ lâu đã thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà khoa học trên thế giới DLCĐ bắt đầu được giới thiệu trong những năm 1970 như là kết quả của việc tìm kiếm loại hình du lịch thay thế cho du lịch đại trà do những tác động tiêu cực của nó đến môi trường [131, 139, 144].

Cho đến nay, có nhiều nghiên cứu đã tập trung vào vấn đề này Các nghiên cứu hướng đến các chủ dé rất đa dạng như: nghiên cứu về khái niệm DLCĐ; các

lều kiện PTDLCD; các bên liên quan trong PTDLCD - Về khái niệm du lịch cộng đông:

nguyên tắc,

Vé khái niệm: mặc dù được giới thiệu vào những năm 1970 nhưng khái niệm DLCD chỉ được phổ biến kể từ khi Murphy (1985) trình bày về phương pháp tiếp cận đến CĐDC trong PTDL trong cuốn sách “Du lịch - một cách tiếp cận cộng đồng” và sau đó được nghiên cứu bé sung vào năm 2004 bởi cùng tác giả [131, 132] Sau đó, nhiều tác giả cũng đã đưa ra các khái niệm khác nhau về DLCĐ.

Trang 21

nhiều là của Lukhele (2013) và của Potjana (2003) [128, 140] Nhiều khái niệm khác về DLCĐ, mặc dù không giống nhau trong việc giải thích về DLCĐ nhưng hầu hết đều đồng ý rằng sự tham gia vào CDDC và trao quyền cho CĐDC là điều cốt lõi của DLCĐ Bên cạnh đó, mặc dù DLCD được xem như là một loại hình thay thế cho du lịch đại trà, tuy nhiên, cũng có nghiên cứu lại cho rằng DLCD nên

được coi là một sự bổ sung, không phải là một sự thay thế, và là công cụ giúp giảm

thiểu, hoặc ít nhất là giảm bớt những tác động không mong muốn của sự kém phát triển [66, 126] Vì lý do này, nhiều nghiên cứu đã phân tích việc thực hiện DLCD tại các khu vực nghèo nhất như Kenya [117, 118], Namibia [124, 125, 135], Trung Quốc [136, 158], Malaysia [92, 116], Thái Lan [78, 110, 120, 138, 156, 162], Canada [100, 146] và nhiều khu vực khác [71, 161].

Tại Việt Nam, nhiều tài liệu cho rằng vùng Tây Bắc là nơi đầu tiên có DLCD (cuối những năm 1980), tuy nhiên, những nghiên cứu về DLCĐ chỉ thực sự xuất hiện từ đầu những năm 2000, dưới dạng các cuốn sách, bài báo, công trình khoa học Khái niệm về DLCD cũng đã được đưa ra trong: Số tay đu lịch cộng đồng Việt Nam: Phương pháp tiếp cận dựa vào thị trường của Dự án Chương trình phát triển năng lực Du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội (ESRT), tài liệu Du lịch cộng đồng - Lý thuyết và vận dung của Võ Qué (2006), tài liệu Du lịch cộng đông của Bùi Thị Hải Yến (2012) [9, 21, 31, 65] Tuy nhiên, những khái niệm này hầu như không có sự khác biệt nhiều với các khái niệm đã được các tác giả ở nước ngoài đưa ra Về cơ bản, các tác giả chỉ tổng hợp các khái niệm đã được đưa ra ở nước ngoài và sử dụng một trong số các khái niệm đó trong nghiên cứu cụ thể như: Nghiên cứu các mô hình du lịch cộng đông ở Việt Nam của Bùi Thanh Hương (2007); Tiềm năng phát triển du lịch cộng đông theo hướng bồn vững ở khu vực Tây Bắc: Thực trạng và những giải pháp của Đỗ Thuý Mùi (2016), Nghiên cứu về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa người H Mông thông qua du lịch cộng đông ở bản Sin Chai, huyện Sa Pa, tinh Lào Cai của Đào Ngọc Anh

Trang 22

- Về mô hình phát triển du lịch cộng đồng:

Do các đặc điểm đặc thù của DLCĐ, dé phát triển thành công DLCĐ đòi hỏi có sự kết hợp của nhiều yếu tố [120] Vì thế, đã có nhiều công trình nghiên cứu về các mô hình phát triển DLCD đã có dé đối chiếu với các vấn đề lý luận về DLCD hoặc nghiên cứu đề xuất mô hình phát triển DLCĐ phù hợp với đặc thù từng khu vực, trong đó, mô hình phát triển DLCD được hiéu là cách thức tổ chức các hoạt

động DLCD, bao gồm cách thức quản lý, cơ chế hoạt động, phân chia lợi ích, mối quan hệ giữa các bên tham gia [1, 66, 72, 93].

Tổng hợp các nghiên cứu về khía cạnh này cho thấy có rất nhiều mô hình DLCD khác nhau đã được triển khai trên thế giới như: mô hình chỉ do CDDC quản lý, mô hình do doanh nghiệp quản lý, mô hình do cả CĐDC và doanh nghiệp cùng

quản lý, mô hình từ dưới lên (bottom-up), mô hình từ trên xuống (top-down) [93, 110, 164] Kết quả từ những công trình nghiên cứu này cũng chi ra: việc áp dụng một mô hình cụ thể còn tuỳ thuộc vào đặc điểm KTXH, đặc điểm của CĐDC của khu vực và việc áp dụng mô hình một cách máy móc có thể dẫn tới sự phát triển không mong muốn của DLCĐ Các bên tham gia trong mô hình được xác định thường bao gồm 4 thành phần chính là: Nhà nước, thành phần tư nhân, CĐDC, các tổ chức hỗ trợ (NGO, những cơ sở đảo tạo ) [72, 84, 13§, 159] Những nghiên cứu này còn chỉ ra sự tham gia của các bên liên quan là yếu tố quan trọng trong quá trình PTDLCĐ, nhưng thực tế khó đạt được sự phối hợp và sự tham gia đồng bộ của các bên liên quan, đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát triển [138].

Ở 'Việt Nam, nghiên cứu về các mô hình DLCĐ được thực hiện theo 3 hướng chính Các hướng này bao gồm: (1) Tổng kết các mô hình DLCĐ thành công ở ở Việt

Nam, và (3) Đánh giá các mô hình DLCĐ đang hoạt động và đề xuất các giải pháp trong và ngoài nước, (2) Đề xuất mô hình DLCD tại một khu vực cụ thể

hoàn thiện.

Trang 23

Một số nghiên cứu đã công bó theo hướng thứ nhất gồm Du lich cộng dong - Lý thuyết và vận dung của Võ Qué (2006), Du lịch cộng đông của Bùi Hải Yến (2012), và một số tài liệu liên quan khác đã được xuất bản [31, 40, 65] Bên cạnh việc tong kết các mô hình thành công, các tài liệu này còn đưa ra đánh giá chung về PTDLCĐ và những bài học kinh nghiệm về PTDLCĐ để có thé áp dụng được ở Việt Nam.

Hướng nghiên cứu thứ hai có tương đối ít các nghiên cứu Lý do có thể là việc nghiên cứu đề xuất mô hình DLCD mới hoặc áp dụng mô hình hiện có sao cho phù hợp với đặc điểm của CĐDC, đặc điểm KTXH của mỗi khu vực là việc làm tương đối phức tạp Đại diện cho hướng nghiên cứu này là một số bài báo: M6 hình và giải pháp phát triển du lịch cộng dong ở Cô Tô của Chu Đức Tùng (2016), Đề xuất mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng dong tại các di sản thé giới ở Việt Nam của Chu Thành Huy và Trần Đức Thanh (2013); đề tài Nghiên cứu mô hình du lịch cộng dong ở Sa Pa của Viện Dai học Mở Hà Nội (2006) [18, 59] Từ việc xem xét đặc điểm KTXH và nhiều yếu tố khác của khu vực nghiên cứu, các mô hình DLCĐ đã được đề xuất với nguyên tắc, nội dung, cách thức vận hành cụ thể Tuy nhiên, các mô hình này mới chỉ dừng lại ở xây dựng lý thuyết, chưa có áp dụng thực tế.

Về đề xuất các giải pháp phát triển DLCD, luận án tiền sỹ của Đào Ngọc Anh (2016) nghiên cứu về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa người H’Méng thông

qua DLCD ở bản Sin Chai, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai đã phân tích mô hình DLCD,

đưa ra những nhận định về sự bat cập của mô hình DLCD liên quan đến cách tiếp cận DLCD tir trên xuống trong xây dựng mô hình, thiếu đánh giá về các điều kiện cần cho DLCĐ (ha tang, TNDL ), đặc biệt là vai trò của CĐDC, nên DLCĐ chưa

phát huy được hiệu quả Bên cạnh đó, sự dập khuôn đưa mô hình du lịch từ địa

điểm này sang phát triển tại địa điểm khác, dẫn tới mô hình du lịch ở địa bàn nghiên cứu được thành lập với sản pham nghèo nàn, chưa thực sự hap dẫn, trong khi đó người dân địa phương lại chưa sẵn sàng chủ động tham gia [1] Mặc dù không trực tiếp nghiên cứu mô hình DLCĐ, nhưng nhóm nghiên cứu của Đỗ Thuý Mùi (2016) đã có những nghiên cứu bước đầu về PTDLCĐ ở 4 tỉnh vùng Tây Bắc.

Trang 24

phường Him Lam 2, bản Phiêng Lơi); Lai Châu (Bản Hon, bản Vàng Pheo, Nà Luéng, Gia Khâu 1) Nhóm nghiên cứu cũng đã để xuất định hướng PTDLCĐ và một số giải pháp về phát triển SPDL, XTQB, lao động và quy hoạch PTDL Tuy nhiên, những định hướng nêu trong công trình nghiên cứu là quá rộng, phù hợp với định hướng tổng thé về PTDL của địa bàn nghiên cứu hơn là dành cho DLCĐ Bên cạnh đó, các giải pháp đề xuất còn chung chung và chưa logic với các đánh giá về thực trạng và cả những định hướng đã đề xuất [23].

Bên cạnh các công trình nghiên cứu thuộc hướng thứ ba nêu trên, nhiều hội thảo liên quan đến đánh giá thực trạng PTDLCĐ (bao gồm cả đánh giá các mô hình) và đề xuất các giải pháp PTDLCĐ cũng đã được tô chức gần đây, điển hình là: hội thảo Chính sách phát triển Du lịch cộng đồng và đào tạo nguôn nhân lực phục vụ cho phát triển du lịch cộng dong tại Việt Nam (Viện Nghiên cứu Phat triển Du lịch, 2018), hội thảo Định hướng, giải pháp xây dựng và phát triển bền vững loại hình du lịch cộng đồng khu vực Tây Bắc (Sở VHTTDL Hoà Bình, 2017) Các kết quả nghiên cứu đưa ra trong các hội thảo liên quan đến các nội dung về thực trạng PTDLCĐ ở nhiều vùng trên cả nước, kinh nghiệm điển hình về PTDLCD trong và ngoài nước, gợi ý chính sách và giải pháp dé thé chế hóa chủ trương và pháp luật của Đảng và Nhà nước, dé khai thác hợp lý TNDL, day mạnh

PTDLCD ở Việt Nam [43, 61].

- Vé các yếu 16 ảnh hưởng, các điều kiện phát triển du lịch cộng đồng và phát triển bén vững du lịch cộng đồng

Nghiên cứu dé lý giải sự thành công hay thất bai của DLCĐ cũng là chủ đề của nhiều công trình nghiên cứu Tổng quan các nghiên cứu ở khía cạnh này cho thấy các yếu t6 thành công hay thất bại của DLCĐ có thể khác nhau tùy theo dia điểm thực hiện và đặc điểm của cộng đồng.

Vajirakachorn (2011) trong nghiên cứu của về DLCD của Thái Lan đã xác định 10 tiêu chí quan trọng dé đảm bảo DLCD thành công, bao gồm: sự tham gia của CDDC, việc phân phối lợi ích một cách công bằng, bảo vệ được TNDL, có sự

Trang 25

hỗ trợ từ bên trong và bên ngoài CĐDC, quyền sở hữu của địa phương, có sự phối hợp tốt giữa các bên liên quan, quy mô PTDL và sự hài lòng của khách du lịch [156] Ở Malaysia và Indonesia, các nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của DLCD là: sự tham gia và hỗ trợ tích cực của các thành viên cộng đồng, phân phối công bằng và bình đẳng các lợi ích thu được từ du lịch, quản lý tốt các hoạt động của DLCĐ, đảm bảo sự hợp tác và hỗ trợ giữa các bên liên quan [120] Ở Zambia là: hợp tác giữa các cơ sở du lịch, sự gần gũi với thị trường du lịch, lợi thế cạnh tranh, quản lý tài chính công bằng và minh bạch, sự hài lòng của khách du lịch, chất lượng của SPDL [114] Dựa trên một nghiên cứu rộng hơn, bao gồm một loạt các mô hình DLCĐ ở một số nước, Hatton(1999) đã kết luận rằng: kết quả của việc PTDLCĐ có thé không giống nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tuy nhiên, tất cả các mô hình DLCĐ thành công đều có sự hài hoà về lợi ích kinh tế, trao quyền và việc làm cho CDDC [100].

Lý giải sự thất bại của phát triển DLCĐ ở một số khu vực ở Thái Lan, Phanunat (2015) cho rằng do một số yếu té cơ bản như thiếu hợp tác công tư, thiếu các quy định phù hợp dé thúc day sự tham gia của CDDC [138] Còn theo Dao Ngọc Anh (2016), sự thất bại của DLCD ở

máy móc mô hình phát triển DLCĐ từ địa điểm này sang phát triển tại địa điểm số nơi ở Việt Nam là do áp dụng

khác [1] Nhiều công trình khác cũng chỉ ra các yếu tố liên quan đến việc triển khai không thành công mô hình phát triển DLCD như thiếu các chính sách cụ thé

hỗ trợ phát triển DLCD, năng lực lãnh dao của cộng đồng, mức sống của người

dân, đặc điểm văn hóa cộng đồng [96, 156, 162].

Vé các điều kiện PTDLCD, những nghiên cứu cho thấy: DLCD chỉ nên được bắt đầu khi có đủ các điều kiện cần thiết cơ bản nhất [120, 145] Các điều kiện đó liên quan đến sự hấp dẫn của TNDL, sự tồn tại của thị trường du lịch, CĐDC phải được trao quyền, nhà nước có chính sách phù hợp [80, 113] Các kết quả nghiên cứu cũng nhắn mạnh: để tăng khả năng đảm bao sự thành công của DLCĐ, các điểm DLCD cần có đủ các điều kiện trên.

Ngoài các hướng nghiên cứu nêu trên, những năm gần đây, nhiều công trình cũng bắt đầu nghiên cứu về DLCD bền vững [67, 69, 81, 84, 87, 124] Theo đó,

Trang 26

các chiến lược có lợi cho người nghèo trong một môi trường cộng đồng” [69] Các điều kiện và yếu tố dé đảm bao DLCĐ bên vững cũng như đánh giá các yếu tố này đối với các mô hình đã có được xem xét theo 3 hoặc 4 trụ cột (kinh tế, môi trường, xã hội và quản lý) đã có ở nhiều nghiên cứu có liên quan [71, 103, 110, 130, 159] 1.1.2 Các công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng

- Nghiên cứu về vai trò của Nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng Cho đến nay, có khá nhiều công trình nghiên cứu đã công bố chỉ ra vai trò quan trọng của Nhà nước đối với PTDLCĐ Theo Lukhele (2013), “Nhà „ước đóng vai trò quan trọng trong PTDLCD, giúp đẩy mạnh sự tham gia của cộng đông trong các hoạt động du lịch và tạo ra một môi trường thuận lợi cho du lịch cộng dong phát triển ” [128] Theo Murphy (1983), đối với PTDLCD, vai trò của Nhà nước được thé hiện qua các chính sách, điều phối sự tham gia của các thành phan, nâng cao nhận thức của cộng déng [131] George (2007) nhấn mạnh DLCD không thể thực hiện thành công nếu không có sự tạo điều kiện và phối hợp của các cơ quan nhà nước khác nhau Chỉ Nhà nước mới có thể đảm bảo tốt sự tham gia của các bên liên quan, xây dựng và thực thi các khung pháp lý cho

PTDLCD, áp dụng các công cụ phù hợp và giám sát chat lượng môi trường Chi Nhà nước mới có thé cung cấp cơ sở để hoạch định chiến lược cho PTDLCD, hạ tang cốt lõi, tích hợp thông tin du lịch về các điểm DLCĐ vào mạng thông tin quốc gia, thiết lập các tiêu chuẩn liên quan đến DLCD và đảm bảo rằng chúng được

thực thi [91].

Đóng góp của Adil và các cộng sự (2017) trong nghiên cứu về vai trò của nhà nước đối với PTDLCD là đã chỉ ra được ảnh hưởng của Nhà nước đối với PTDL, PTDLCD tại một khu vực có hoạt động DLCD trên dao Bali bằng sử dụng phương pháp định lượng [67] Kết quả nghiên cứu chỉ ra vai trò quan trọng và có ảnh hưởng tích cực, đáng ké của Nhà nước đến PTLCD va phát triển du lịch bền vững ở khu vực nghiên cứu Nhóm tác giả cũng khuyến nghị Nhà nước thúc day việc bảo tồn TNDL, đồng thời cần hợp tác chặt chẽ với các tổ chức tư nhân trong

Trang 27

bền vững, không thể thiếu được vai trò của Nhà nước, đặc biệt trong kiểm soát các hoạt động có ảnh hưởng đến lợi ích của CDDC [144] Simpson (2008) cũng nhắn mạnh, Nhà nước cần thể hiện vai trò của mình trong việc tích hợp PTDLCĐ vào chính sách ở mọi cấp (địa phương, khu vực và quốc gia); trong việc loại bỏ những [144] Hơn nữa, chính sách và pháp luật cần được phát triển để cho phép người dân địa phương dong rào cản, tạo cơ hội và thúc day PTDLCĐ ở mọi nơi có điều

một vai trò quan trọng trong việc xác định lợi ích của mình từ du lịch [83, 129]. - Về nội dung quản lý và các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với phát triển du lich cộng đồng

Nội dung QLNN về du lịch nói chung và QLNN với du lịch cộng đồng nói riêng đã được khá nhiều nghiên cứu đề cập đến [8, 30, 51, 57, 63] Theo George (2007), có hai chức năng quan trọng của Nhà nước trong quản lý PTDLCD là banhành khung chính sách và luật pháp [91] Các tác giả Karacaoglu (2017) và Kontogeorgopoulos (2014) khi nghiên cứu về các yếu tố quyết định đến sự thành công của DLCD, đã tổng hợp 4 yếu tố chính liên quan đến nội dung quản lý của Nhà nước đối với PTDLCĐ bao gồm [1 14, 120]:

- Cung cấp ngân sách cho PTDL, hỗ trợ tài chính cho CDDC dé tăng cường năng lực và kỹ năng nghề nghiệp của họ.

- Ban hành các quy định bảo vệ TNDL và BVMT, trao quyền cho CDDC sở hữu TNDL.

- Nâng cao nhận thức của CDDC về các tác động hai chiều của du lịch trong khu vực họ sống.

- Hỗ trợ CĐDC phát triển hạ tầng, tiếp thị và quảng bá.

Trong nghiên cứu của Simpson (2008) có đê cập những nội dung mà Nhà

nước có thể thực hiện Những nội dung này là: lập kế hoạch sử dụng đất và quản lý đất đai; ban hành nội quy lao động và môi trường; xây dựng năng lực và đào tạo kỹ năng; cung cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu, dịch vụ xã hội và môi trường; hỗ

Trang 28

Hình 1.1 Các nội dung quản lý nhà nước

đối với phát triển du lịch cộng đồng

Nguôn:[144] Trần Nữ Ngọc Anh (2016) trong bài viết về QLNN đối với DLCĐ, Tạp chí Du lịch số 9/2016, đã nhân mạnh “quản lý đối với loại hình du lịch cộng đồng ở Việt Nam can được quan tâm một cách kịp thời để có thể tạo điều kiện cho hoạt động du lịch cộng đồng đạt hiệu quả hơn nữa trên thực rế° Bài báo cũng nêu 5 nội dung có liên quan đến QLNN, bao gồm: nâng cao nhận thức của CDDC, bảo vệ và khai thác TNDL hợp lý, giải pháp về vốn, cơ chế chính sách, nguồn nhân lực Những cơ chế chính sách cần được cân nhắc đề có thê tăng cường hơn nữa công tác QLNN về DLCĐ như xây dựng một mô hình DLCĐ: “Chính phủ chủ đạo + Cộng đồng là chủ thé + Doanh nghiệp kinh doanh + Các tô chức tư van, hỗ trợ + Quy phạm pháp luật” Đối với nguồn nhân lực, “cần phải có các giải pháp

Trang 29

về công tác quản lý, xây dựng mô hình du lịch cộng đồng hiệu quả ở những địa phương khác trong và ngoài nước” [2] Tuy nhiên, những đề xuất trong bài báo còn chung chung và thiếu các căn cứ đề đưa ra các đề xuất này.

Về QLNN đối với PTDLCĐ ở vùng Tây Bắc, cho đến nay mới chỉ có một số nghiên cứu đưa ra những đề xuất hoặc kiến nghị liên quan đến nội dung QLNN đối với PTDLCD, chưa có nghiên cứu trực tiếp về QLNN đối với PTDLCĐ ở vùng Tây Bắc Đào Ngọc Anh (2016) đã kiến nghị về sự cần thiết liên kết giữa các ngành trong PTDLCD và bảo tồn các giá trị văn hóa của người dan địa phương, kiến nghị có sự đầu tư hợp lý, XTQB và hỗ trợ giải quyết xung đột lợi ích của các

bên ở bản Sin Chai, huyện Sapa, tinh Lào Cai Đây rõ rang là vai trò của QLNN

đối với PTDLCD, tuy nhiên, hỗ trợ các bên như thé nào cũng như các van dé về XTQB, phối hợp các ngành không được tác giả chỉ ra Đỗ Thúy Mùi (2016) trong nghiên cứu của mình đã đề xuất nội dung trách nhiệm QLNN đối với PTDLCD ở vùng Tây Bắc, tuy nhiên những giải pháp này chưa thực sự day đủ đối với QLNN và còn chung chung, khó thực hiện Các đề xuất liên quan đến một hoặc một số chức năng QLNN đối với PTDLCD trong các công trình nghiên cứu khác về DLCĐ ở vùng Tây Bắc và các vùng khác của Việt Nam cũng thường chung chung và chưa đầy đủ.

- Về các chính sách phát triển du lịch cộng đồng

Hầu hết các nghiên cứu hiện có về chính sách liên quan đến PTDLCĐ đều khẳng định chính sách luôn là yếu tố quan trọng nhất dé PTDLCD và các chính sách này cần được tiếp cận một cách tổng thẻ, rõ ràng và phù hợp với đặc điểm của từng địa phương [91, 121, 162] Theo cách tiếp cận tông thẻ, nghiên cứu của Wirudchawong (2012) đã chỉ ra những hạn chế của các chính sách quốc gia hiện có của Thái Lan liên quan đến DLCĐ trên cơ sở phân tích vai trò của từng bộ phận thuộc cơ quan QLNN về du lịch ở Thái Lan trong quá trình xây dựng chính sách, đặc biệt tập trung vào PTDLCĐ Đồng thời, tác giả cũng đề xuất kỳ vọng trong tương lai của chính sách PTDLCĐ ở Thái Lan và khuyến nghị cần có những chính sách rõ ràng và cụ thé hơn của Chính phủ trong PTDLCĐ [162] Corless (1999)

Trang 30

khi nghiên cứu về quy hoạch PTDLCD tại vùng Baffin (Canada) đã chi ra sự không phù hợp của chính sách PTDLCD với đặc thù địa phương và đề xuất điều chỉnh một số chính sách trên cơ sở phân tích các điều kiện KTXH ở khu vực và đánh giá các chính sách hiện có liên quan đến DLCĐ [83] Giampiccoli (2015) khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa những đặc điểm của DLCD và các chính sách PTDLCD ở Jamaica đã chỉ ra những han chế của các chính sách hiện có và những vấn đề mà Nhà nước cần phải điều chỉnh để đem lại thành công cho các dự án PTDLCD [94] Đây cũng là căn cứ dé Bộ Du lịch và Giải trí của Jamaica ban hành mới chính sách và chiến lược quốc gia về DLCD [129].

- Về đánh giá kết quả quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng Nghiên cứu các công trình đã công bố có liên quan đến QLNN về du lịch, QLNN đối với PTDLCD cho thấy kết quả QLNN thường được đánh giá bằng tiếp cận định tính [8, 30, 57] Theo đó, các kết luận về thành công, hạn chế của QLNN được đưa ra sau khi phân tích thực trạng QLNN về du lịch với việc sử dụng các dữ liệu thứ cấp và sơ cấp Tổng quan các các nghiên cứu cũng cho thấy thiếu vắng những nghiên cứu liên quan đến đánh giá định lượng mức độ, kết quả, hiệu quả của QLNN về du lịch, QLNN đối với PTDLCĐ Điều này cũng có thể được lý giải là các nghiên cứu quan tâm nhiều hơn đến phân tích thành công hoặc thất bại của các mô hình thực tế của DLCĐ hơn là hiệu quả, kết quả của các bên tham gia trong mô hình [95, 121].

1.1.3 Khoảng trồng nghiên cứu

Qua tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án có thể rút ra một số kết luận như sau:

- Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã nghiên cứu khá toàn diện về khái niệm, bản chất, đặc điểm, nguyên tắc, mô hình, sự tham gia của các bên

liên quan, các điều kiện cần thiết, vai trò của quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng và những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển DLCĐ; thực trang PTDLCD tại một số khu vực, địa phương Các kết quả nghiên cứu đã công bố cũng cho thấy để PTDLCĐ thành công, không thể áp dụng mô hình, cách thức PTDLCD của khu vực này cho khu vực khác mà cần nghiên cứu cụ thé các điều kiện kinh tế, đặc điểm văn hóa của từng khu vực dé có mô hình, cách thức phát

Trang 31

triển hợp lý Luận án sẽ kế thừa các kết quả nghiên cứu này vào nghiên cứu đề tài quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng của địa phương cấp tỉnh.

- Các nghiên cứu hiện có chủ yếu liên quan đến vai trò của Nhà nước đối với PTDLCD, vai trò của chính sách PTDLCD và một số đề xuất, kiến nghị liên quan đến QLNN về du lịch nói chung, QLNN đối với PTDLCD nói riêng, trong đó còn khá ít các công trình nghiên cứu liên quan đến QLNN của địa phương cấp tỉnh ở một số tỉnh vùng Tây Bắc, Việt Nam Các tỉnh này có các điều kiện phát triển DLCD, song việc phát triển loại hình du lịch nay đã và đang bộc lộ một số hạn chế cần được tiếp tục nghiên cứu để có các giải pháp khắc phục phù hợp, nhất là việc QLNN của địa phương từng tỉnh đối với PTDLCĐ.

~ Một số công trình nghiên cứu về chủ dé khác nhưng có liên quan đến QLNN đối với PTDLCD đã chỉ ra sự cần thiết khách quan phải nâng cao vai trò, hiệu lực của QLNN đối với PTDLCĐ do đã có những biểu hiện bat công bang trong chia sẻ lợi ích và những dấu hiệu chệch hướng trong PTDLCĐ ở khu vực nghiên cứu Nhìn chung, các công trình nghiên cứu này đều khẳng định nếu thiếu vắng sự QLNN, DLCD sẽ không thé hoạt động đúng theo ban chat, nguyên tắc của nó và hiệu quả của PTDLCĐ không như mong đợi Điều nay đặc biệt quan trọng trong bối cảnh ngành Du lịch Việt Nam đang hướng tới sự phát triển bền vững và kỳ vọng góp phan đáng ké vào chuyền đổi cơ cấu kinh tế, giảm nghèo.

~ Một số nội dung có liên quan đến QLNN đổi với PTDLCD đã được nghiên cứu như: hoàn thiện chính sách, quy định về hoạt động của DLCĐ; đào tạo và nâng cao nhận thức về DLCD, XTQB cho DLCD Những nội dung này chủ yếu được đề xuất dựa trên những phân tích về các hạn chế về PTDLCĐ ở một địa điểm cụ thể, chưa có công trình nghiên cứu đề xuất hệ thống các giải pháp chung cho cả vùng và các giải pháp cụ thể cho từng tỉnh thuộc vùng Tây Bắc đẻ hoàn thiện QLNN đối với PTDLCD Bên cạnh đó, các nghiên cứu trên cũng chưa dé cập sâu về khái niệm, mục tiêu, nội dung, phương pháp đánh giá cụ thể các nội dung quản

lý, mối quan hệ giữa các chủ thé, các yếu tố ảnh hưởng cũng như các đặc điểm

riêng biệt khác của QLNN đối với PTDLCD liên quan đến đặc thù của DLCD Nếu không làm rõ được những van đề lý luận nêu trên thì không thé luận giải một cách khoa học những thành công, hạn chế của QLNN đối với PTDLCĐ cũng như

Trang 32

đề xuất các giải pháp hợp lý, có cơ sở khoa học nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN đối với PTDLCD nói chung và QLNN đối với PTDLCD của một số tỉnh trong vùng Tây Bắc nói riêng.

- Ngoài ra, các công trình nghiên cứu ở trong nước về DLCĐ và QLNN đối với PTDLCD nói chung và vùng Tây Bắc nói riêng chủ yếu đã được thực hiện ở thời điểm trước khi Luật Du lịch năm 2017 có hiệu lực (ngày 01/01/2018) Do vậy, các giải pháp QLNN đối với PTDLCD của các nghiên cứu đã công bố trước đó ở các địa phương chưa thé hiện được những quy định mới về phát triển DLCD theo Luật Du lịch năm 2017.

Các "khoảng trồng" trên sẽ là cơ sở để luận án tập trung xác lập cơ sở lý luận về QLNN đối với PTDLCĐ của địa phương cấp tỉnh và vận dụng lý luận nay trong việc phân tích, đánh giá thực trạng QLNN đối với PTDLCĐ của một số tỉnh ving Tây Bắc, từ đó dé xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện QLNN đối với PTDLCĐ phù hợp với đặc điểm chung của cả vùng Tây Bắc và đặc điểm cụ thể của từng tỉnh trong vùng Tây Bắc.

1.2 Phương pháp nghiên cứu1.2.1 Phương pháp luận

Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sửlàm cơ sở lựa chọn các phương pháp nghiên cứu của luận án Phương pháp luận

duy vật biện chứng được sử dụng dé nhìn nhận, phân tích, khám phá bản chất của sự vật, hiện tượng trong quá trình vận động tat yếu của nó Phương pháp luận duy vật lịch sử được sử dụng để nhận diện QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với phát triển DLCĐ trong quá trình phát triển của các tỉnh cùng Tây Bắc, Việt Nam, quá trình thay đổi các hoạt động quản lý, kết quả đạt được của từng giai đoạn và những vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện.

Luận án tiếp cận đối tượng nghiên cứu trên quan điểm hệ thống, quan điểm lịch sử và quan điểm thực tiễn Trên quan điểm hệ thông, luận án sẽ nghiên cứu.

QLNN đối với PTDLCĐ như là một bộ phận của hệ thống QLNN Bên cạnh đó,

án sẽ nghiên cứu nội hàm của QLNN đôi với PTDLCĐ cũng như phân tích các yêu tố (bên trong và bên ngoài) ảnh hưởng đến QLNN đối với PTDLCD luậ

Trang 33

Trên quan điểm lịch sử, kết qua của hoạt động QLNN đối với PTDLCD ở một số tỉnh vùng Tây Bắc được nghiên cứu trong một khoảng thời gian nhất định nhằm xem xét diễn biến và tác động của việc triển khai các chính sách/chiến lược/kế hoạch PTDLCD.

Trên quan điểm thực tiễn, hoạt động QLNN đối với PTDLCD tại một số tỉnh vùng Tây Bắc được xem xét, đánh giá từ thực tế PTDLCĐ Qua nghiên cứu hiện trạng PTDLCĐ ở khu vực nghiên cứu, đề tài luận án sẽ đưa ra những vấn đề còn bat cập, những khó khăn của QLNN đối với PTDLCĐ, tìm ra nguyên nhân dé làm cơ sở dé xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện.

Ngoài ra, vì du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, mang tính liên ngành, liên vùng nên luận án cũng sẽ nghiên cứu QLNN đối với PTDLCD theo quan điểm liên ngành với việc xem xét mối quan hệ giữa PTDLCD với phát triển các ngành,

lĩnh vực khác trong quá trình quản lý.

1.2.2 Các phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận án

Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để thực hiện các nội

dung nghiên cứu Theo đó, luận án sử dụng các dữ liệu thu thập từ nhiều nguồn

khác nhau để mô tả, giải thích, kết luận về QLNN đối với PTDLCĐ của địa phương cấp tỉnh Đây là phương pháp tiếp cận phù hợp dé trả lời các câu hỏi dang “thé nào” của luận án [68, 109, 157] Các phương pháp nghiên cứu cụ thé trong luận án được mô tả dưới đây.

1.2.2.1 Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu

Áp dụng phương pháp này, trong bước đầu tiên thực hiện nghiên cứu, nghiên cứu sinh tiến hành xác định các tài liệu, các công trình nghiên cứu trước đó, các bao cáo thực trang, văn bản pháp luật liên quan đến PTDLCĐ, QLNN đối với PTDLCD, đặc biệt liên quan đến các tinh vùng Tây Bắc Cụ thẻ, nghiên cứu sinh tiến hành thu thập tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau: các công trình nghiên cứu, sách báo, tạp chí, cổng thông tin điện tử của Bộ VHTTDL, Tổng cục Du lịch, UBND, Sở VHTTDL của các tỉnh vùng Tây Bắc, Tổng cục Thống kê Các tài liệu này được kiểm tra dựa theo các tiêu chí về tính chính xác, tính phù hợp và tính cập nhật với chủ đề nghiên cứu Sau đó, nghiên cứu sinh thực hiện đối chiếu, so sánh đê có được sự nhât quán và đảm bảo các tài liệu phản ánh được nội dung

Trang 34

phân tích với độ tin cậy, có nguồn trích dẫn rõ ràng Trên cơ sở các tài liệu đã được phân tích, tong hợp, nghiên cứu sinh tiến hành xây dựng cơ sở lý thuyết, xây dựng các bảng hỏi, phân tích kinh nghiệm QLNN đối với PTDLCĐ và các nội

dung có liên quan khác của luận án.1.2.2.2 Phương pháp nghiên cứu so sánh

Phương pháp nghiên cứu so sánh được sử dụng trong quá trình phân tích các kết quả PTDL, PTDLCĐ và QLNN đối với PTDLCĐ thông qua các số liệu điều tra, các số liệu thống kê; xem xét xu hướng biến động tăng giảm của các kết quả đó so với các mốc Trên cơ sở các dữ liệu thu thập được, nghiên cứu sinh tiến hành phân tích, so sánh kết quả phát triển du lịch, PTDLCĐ và QLNN đối với PTDLCD của các tỉnh vùng Tây Bắc qua các năm trong thời kỳ nghiên cứu cả về số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân.

Nghiên cứu sinh cũng phân tích, so sánh một số kết quả phát triển du lịch, PTDLCD giữa các địa phương vùng Tây Bắc và giữa các địa phương trong ving với chỉ tiêu bình quân của quốc gia, của các địa phương khác ở những giai đoạn phát triển tương đồng Phương pháp so sánh được vận dụng khi nghiên cứu kinh nghiệm của một số địa phương dé rút ra bài học kinh nghiệm trong QLNN đối với PTDLCD cho các địa phương vùng Tây Bắc; so sánh mức độ phát triển du lịch, DLCD và QLNN đối với PTDLCD giữa các địa phương trong vùng Tây Bắc và với các địa phương khác trên toàn quốc.

1.2.2.3 Phương pháp thông kê mô tả

Để nghiên cứu dé tài luận án QLNN đối với PTDLCĐ của các địa phương vùng Tây Bắc, nghiên cứu sinh áp dụng phương pháp nghiên cứu thống kê mô tả để tóm tắt, mô tả các dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra xã hội học Các dữ liệu điều tra thu thập từ các bảng hỏi đối với các đối tượng điều tra (khách du lịch, chuyên gia, CDDC, doanh nghiệp) được mô tả ở dang số như: tỷ lệ phần trăm, trung bình cộng, độ lệch chuẩn Dé thé hiện trực quan hon, ngoài việc được mô tả ở dạng số, các dữ liệu nay còn được mô tả ở dang biểu dd Các số liệu được mô tả là cơ sở đê nghiên cứu sinh phân tích, so sánh, tông hợp và từ đó rút ra những kết luận, đánh giá trong giai đoạn nghiên cứu về QLNN đối với PTDLCĐ của một số tỉnh vùng Tây Bắc.

Trang 35

1.2.2.4 Phương pháp phân tích IPA

IPA (Importance-Performance Analysis) là một phương pháp được phát triển bởi John A.M & John C.J (1977), được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu về quản lý và Marketing [111] Phương pháp này kết hợp các thước đo về mức độ quan trọng của các yếu tố phản ánh chất lượng dịch vụ theo quan điểm của khách hang và mức độ thực hiện trong thực tế của các yếu tố đó thành một biểu dé hai chiều đề tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải thích dữ liệu (hình 1.2).

ỗ PHAN 1 PHAN 2

2 Mức độ quan trọng cao Mức độ quan trọng cao 5 Mức độ thực hiện thập Mức độ thực hiện cao E “Tap trung phát triên” “Tiệp tục duy trì”

s PHAN 3 PHẢN4 š Mức độ quan trọng thấp Mức độ quan trọng thấp Ps Mức độ thực hiện thấp Mức độ thực hiện cao ‘3 “Hạn chê phát triên” “Giảm sự đầu tư”

Thấp Mức độ thực hiện Cao Hình 1.2 Phương pháp phân tích IPA

Nguôn: [111]

Cách thức biểu diễn dữ liệu trên biểu đồ cung cấp cho nhà cung ứng dịch vụ những thông tin bé ích về điểm mạnh, điểm yếu của những dich vụ mà mình cung cấp cho khách hàng Từ đó, nhà cung ứng dịch vụ sẽ có những quyết định chiến lược đúng đắn đề nâng cao chất lượng dịch vụ Kết quả từ sự phân tích mức độ quan trọng và mức độ thực hiện được thể hiện lên sơ đồ IPA với trục tung thể hiện mức độ quan trọng và trục hoành thể hiện mức độ thực hiện, cụ thể [111]:

- Phần tư thứ 1 (Tập trung phát triển): những yếu tố nằm ở phần tư này được xem là rất quan trọng đối với khách hàng, nhưng mức độ thực hiện của nhà cung ứng dịch vụ rất kém Kết quả này giúp cho nhà quản trị dịch vụ cung ứng cần chú ý những yếu tố này, tập trung phát triển mức độ cung ứng dịch vụ nhằm thỏa mãn khách hàng.

Trang 36

- Phan tư thứ 2 (Tiếp tục duy tri): những yếu tố nằm ở phan tư này được xem là rất quan trọng đối với khách hàng và nhà cung ứng dịch vụ cũng đã có mức độ thé hiện rất tốt Nha quản trị cung ứng dịch vụ nên tiếp tục duy trì và phát huy thé

mạnh này.

- Phần tư thứ 3 (Hạn chế phát triển): những yếu tố nằm ở phần tư này được xem là có mức độ thé hiện thấp và không quan trọng đối với khách hàng Nhà quản trị cung ứng dịch vụ nên hạn chế nguồn lực phát triển những yếu tố nay.

- Phan tư thứ 4 (Giảm sự đầu tư): những yếu tố nằm ở phan tư này được xem là không quan trọng đối với khách hàng, nhưng mức độ thé hiện của nhà cung ứng rất tốt Có thé xem sự đầu tư quá mức như hiện tại là không phủ hợp Nhà quản trị cung ứng dịch vụ nên sử dụng nguồn lực này tập trung phát triển những yếu tố khác Luận án sử dụng phương pháp phân tích IPA để xem xét các yếu tố đã phát triển tốt, nên duy trì hay cần tăng cường phát triên tại một số điểm DLCD ở các tỉnh Tây Bắc thông qua đánh giá của khách du lịch Những kết luận rút ra từ việc sử dụng phương pháp này là một trong những cơ sở dé nhận định kết quả của QLNN đối với PTDLCD của địa phương cấp tỉnh và làm cơ sở đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ nói chung và các giải pháp về PTDLCĐ và QLNN đối với PTDLCĐ

nói riêng.

Để sử dụng phương pháp phân tích IPA, luận án đã thiết kế bảng câu hỏi đối với khách du lịch có hai phần trả lời cho cùng một câu hỏi Đó là phần trả lời về mức độ quan trọng (Importance) và phần trả lời về mức độ thực hiện (Performance) đối với 10 yêu tố có ảnh hưởng đến PTDLCDở các tỉnh Tây Bắc (giao thông, cảnh quan, an ninh, an toàn ) [23, 81, 97, 113] Kết quả phân tích theo phương pháp

phân tích IPA được mô tả trong chương 3 của luận án.1.2.2.5 Phương pháp chuyên gia

Phương pháp chuyên gia là phương pháp sử dụng trí tuệ của đội ngũ chuyên

gia để xem xét, nhận định, cho ý kiến về bản chất một sự kiện khoa học hay thực tiễn phức tap, dé tìm ra giải pháp tối ưu cho các sự kiện đó hay đánh giá một sản phẩm, một van đề khoa học [68, 75, 109] Phương pháp này có thé được tiến hành

Trang 37

qua hình thức hội thảo, tranh luận, đánh giá, nghiệm thu công trình khoa học, lấy ý kiến Phương pháp chuyên gia thường được sử dụng ở giai đoạn cuối cùng, hoặc khi phương pháp nghiên cứu khác không cho kết quả Trong quá trình nghiên cứu đề tài luận án, nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp chuyên gia để xin ý kiến về các tiêu chí đánh giá QLNN đói với PTDLCD, đánh giá các kết quả QLNN đối với PTDLCD ở một số địa phương vùng Tây Bắc theo bảng hỏi được chuẩn bị sẵn Các chuyên gia là các nhà quản lý trong lĩnh vực du lịch, DLCĐ ở các cơ

quan QLNN ở trung ương (TW) và địa phương; các nhà nghiên cứu ở các viện nghiên cứu, trường đại học có đào tạo về du lịch Các ý kiến của các chuyên gia được tong hợp, phân tích va sử dụng trong quá trình nghiên cứu của luận án.

1.2.3 Phương pháp thu thập dữ liệu

Dé đánh giá, phân tích kết quả hoạt động của QLNN đối với PTDLCĐ ở một số tỉnh vùng Tây Bắc theo tiếp cận định tính nêu trên, luận án sử dụng 2 nguồn dữ liệu là dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp Dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng điều tra xã hội học qua phương pháp phỏng vấn có cấu trúc Mục đích của điều tra xã hội học là thu thập bổ sung thông tin mà dữ liệu thứ cấp không cung cấp đủ như: ngày lưu trú bình quân, mức độ hài lòng của khách du lịch đến các điểm DLCD; nhìn nhận của CDDC, doanh nghiệp về QLNN đối với PTDLCD Ngoài ra, luận án sử dụng phương pháp quan sát trên thực địa dé thu nhận thông tin cũng như xác minh dữ liệu thu được từ các nguồn khác về PTDLCD, QLNN đối với PTDLCĐ va các nhân tố khác có liên quan đến PTDLCĐ và QLNN đối với PTDLCĐ của địa phương cấp tỉnh.

1.2.3.1 Thu thập dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cap không chỉ cung cấp nguồn thông tin hữu ích dé giải quyết vấn đề cần nghiên cứu mà còn giúp diễn giải vấn đề nghiên cứu một cách thấu đáo và toàn điện [68, 109] Các dữ liệu thứ cấp sử dụng trong luận án bao gồm:

- Các dữ liệu về đặc điểm tự nhiên, văn hoá, tình hình kinh tế xã hội, tình hình PTDL, PTDLCD của các tinh vùng Tây Bắc.

Trang 38

- Các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển KTXH, PTDL, PTDLCD của quốc gia và của các tinh vùng Tây Bắc giai đoạn 2015-2019.

- Các bộ luật, các văn bản quy phạm pháp luật (Nghị định, thông tư ), các

tiêu chuẩn, quy định đang có hiệu lực liên quan đến QLNN đối với PTDLCD - Các kết quả nghiên cứu liên quan đến PTDLCD và QLNN đối với PTDLCĐ.

ở trong nước và ngoài nước.

Các dữ liệu nêu trên được thu thập từ các Sở VHTTDL các tỉnh trong vùng Tây Bắc, Tổng cục Du lịch, Tổng cục Thống kê Các kết quả nghiên cứu liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài luận án được thu thập từ các giáo trình, các sách chuyên khảo, các đề tài nghiên cứu khoa học, bài báo có liên quan ở trong va ngoài nước.

1.2.3.2 Thu thập dữ liệu sơ cấp

Để có thêm thông tin nhằm phân tích và đánh giá thực trạng QLNN đối với

PTDLCD ở 3 tinh vùng Tây Bắc, cùng với dữ liệu thứ cấp, luận án đã thu thập dữ

liệu sơ cấp bằng phương pháp phỏng vấn có cấu trúc, trên cơ sở các bảng hỏi với các câu hỏi được chuẩn bị sẵn.

Đối tượng khảo sát

Có 4 nhóm đối tượng được khảo sát là: (1) Các chuyên gia, các nhà nghiên cứu; (2) Các doanh nghiệp du lịch; (3) Cộng đồng dân cư tại các điểm DLCĐ; (4) Khách du lịch.

- Các chuyên gia, các nhà nghiên cứu: là cán bộ thuộc các cơ quan QLNN về du lịch/chính quyền địa phương; các chuyên gia làm công tác quản lý, nghiên cứu liên quan đến PTDLCD tại Bộ VHTTDL, Hiệp hội du lịch, Câu lạc bộ Du lịch cộng đồng; các nhà nghiên cứu về du lich, DLCD tai các viện nghiên cứu, các trường đại học dao tao về du lịch.

- Cộng đồng dân cư tại các điểm DLCĐ: cộng đồng dân cư sinh sống trên địa bàn 3 tỉnh ở vùng Tây Bắc (Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên), bao gồm các hộ tham gia hoặc không tham gia vào các hoạt động du lịch tại điểm DLCĐ.

Trang 39

- Doanh nghiệp du lịch: các doanh nghiệp lữ hành đưa khách đến các điểm

DLCD ở 3 tinh (Hoà Binh, Sơn La, Điện Biên), và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tại các điểm DLCĐở 3 tỉnh (Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên).

- Khách du lịch: là các khách đã từng đi du lịch đến các điểm DLCD ở ít nhất một trong ba tỉnh vùng Tây Bắc (Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên).

Nguyên tắc và công cụ xây dựng bảng hỏi

Việc khảo sát được thực hiện qua các bảng hỏi (xem phụ lục 5, phần phụ lục) Bảng hỏi được xây dựng dựa trên những nội dung cần nghiên cứu (xác định qua quá trình tổng hợp và phân tích những vấn đề lý luận của đề tài luận án) và qua các công đoạn: thiết kế, tham vấn ý kiến các chuyên gia, khảo sát thử, hoàn thiện bảng hỏi Bảng hỏi được thiết kế sơ bộ, được hoàn thiện sau khi tham vấn ý kiến của các chuyên gia Tùy theo từng chủ đề, các câu hỏi đánh giá chủ yếu được thiết kế theo 5 cấp độ: 1 Rất kém, 2 Kém, 3 Bình thường, 4 Tốt và 5 Rất tốt (hoặc 1 Rất không quan trọng, 2 Không quan trọng, 3 Bình thường, 4 Quan trọng và 5 Rất quan trọng) Đây là thang đánh giá được sử dụng trong nhiều nghiên cứu gần đây trong lĩnh vực du lịch [13, 57].

Do điều kiện dịch bệnh Covid-19 nên việc khảo sát được thực hiện theo hai hình thức: trực tuyến và trực tiếp Bảng hỏi in trên giấy được áp dụng để khảo sát cộng đồng dan cư địa phương, các đối tượng còn lại (khách du lịch, doanh nghiệp, chuyên gia) được khảo sát theo hình thức trực tuyến Bảng hỏi trực tuyến được tạo tại địa chỉ: https://www.kobotoolbox.org/ - đây là công cụ cho phép tạo các bang

hỏi phức tạp mà Google Form không thực hiện được Do điều tra trực tuyến nên bảng hỏi được thiết kế chung để đánh giá, nhận định cho cả 3 địa phương (Hòa Bình, Sơn La và Điện Biên), vì vậy, người trả lời có thể lựa chọn đánh giá cho cả

3 địa phương hoặc chỉ đánh gia I hoặc 2 địa phương. Xác định cỡ mẫu

Viéc lựa chọn cỡ mẫu phụ thuộc vào tính chất, đặc điểm của cuộc điều tra và phụ thuộc các yếu tố như độ tin cậy cần có của dữ liệu, sai số mà nghiên cứu có thể chấp nhận được; các loại phân tích thống kê sẽ thực hiện, kích thước của tổng thẻ

Trang 40

[52, 68] Thông thường có hai loại phân tích thống kê được thực hiện dé phân tích các số liệu điều tra, bao gồm thống kê mô tả (phân tích định tính) dé tóm tắt hoặc mô tả một tập hợp dữ liệu, một mẫu nghiên cứu dưới dang số hay biéu đồ trực quan và thống kê suy luận (phân tích định lượng) để ngoại suy các đặc điểm của mẫu nghiên cứu ra thành các đặc điểm của quan thé nghiên cứu [52, 56].

Cho đến nay, các nghiên cứu, hướng dẫn về xác định cỡ mẫu chủ yếu được thực hiện cho các cuộc điều tra có thực hiện phân tích thống kê suy luận [22, 157] Theo đó, xác định cỡ mẫu là việc tính toán số lượng cá thể được đưa vào mẫu nghiên cứu sao cho có thể ngoại suy từ các đặc điểm của mẫu ra các đặc điểm tương ứng của quan thé [22, 76] Hiện nay, có nhiều cách xác định cỡ mẫu trong phân tích định lượng, phụ thuộc vào đặc điểm, yêu cầu của cuộc điều tra và phương pháp phân tích thống kê suy luận được sử dụng [52, 68, 76, 157] Theo kinh nghiệm của nhiều nhà khoa học, kích thước mẫu tối thiểu trong phân tích định lượng nói chung gấp 5 lần tổng số biến quan sát [52, 56, 76, 77].

Đối với các cuộc điều tra chỉ sử dụng phân tích thống kê mô tả (phân tích định tính), các hướng dẫn về xác định số lượng mẫu cần có dé đạt được các kết quả phân tích tin cậy nhìn chung chưa rõ ràng [102, 157] Phần lớn các nghiên cứu đều cho rằng số lượng mẫu cần có là số mẫu đạt được ở “điểm bão hòa”, có nghĩa là nếu lấy thêm mẫu để phân tích thì kết quả cũng hầu như không thay đổi [68, 98, 157] Theo cách tiếp cận này, số lượng mẫu không được xác định trước mà người nghiên cứu vừa thu thập số liệu vừa phân tích cho đến khi kết quả phân tích nhận được hầu như không thay đổi thì dừng và số lượng mẫu được xác định là số mẫu đã khảo sát đến thời điểm dừng [68, 157] Một số tác giả đã sử dụng cách tiếp cận này, tuy nhiên, dé đơn giản, số lượng mẫu được lấy trước theo cỡ mẫu cho các cuộc điều tra có thực hiện phân tích định lượng, sau đó tiền hành điều tra và phân tích thong kê Nếu kết quả đánh giá nhận được có độ lệch chuẩn thấp (kết quả đánh giá tập trung, không phân tán) thì số lượng mẫu và kết quả là có thé tin cậy được, ngược lại, cần bổ sung mẫu nghiên cứu và tiếp tục phân tích [68, 102].

Điều tra xã hội học được thực hiện trong luận án dé cung cấp bổ sung các dữ liệu mà các dữ liệu thứ cấp không phan ánh hết về PTDLCD, và hoạt động QLNN đối với PTDLCĐ Các phân tích được thực hiện chủ yếu là phân tích thông.

Ngày đăng: 13/04/2024, 15:00

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN