1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ kinh tế: Kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại Việt Nam

192 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

VIEN HAN LAM KHOA HOC XA HOI VIET NAM HỌC VIEN KHOA HỌC XÃ HỘI

BÙI THANH SƠN

KIEM SOÁT NỘI BO TRONG

CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIEN SĨ KINH TE

HÀ NỘI - 2020

Trang 2

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIEN KHOA HỌC XÃ HỘI

BÙI THANH SƠN

KIEM SOÁT NOI BỘ TRONG

CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Ngành : Quản lý kinh tế Mãsố :934 0410

LUẬN AN TIEN SĨ KINH TE

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Đăng Khâm

HÀ NỘI - 2020

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu trong luận án là trung thực Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bồ trong bắt kỳ công trình nào khác.

Tac giả luận án

Bùi Thanh Sơn

Trang 4

MỞ DAU.

Chương 1: TONG QUAN NGHIÊN CUU LI 1.1 Nghiên cứu nước ngo.

1.1.1 Nghiên cứu vê

1.1.2 Nghiên cứu về hệ thống kiểm soát nội bộ một số lĩnh Vực cụ thể

1.2 Nghiên cứu trong nước

1.2.1 Nghiên cứu về hệ thống kiểm soát nội bộ

1.3 Kết luận về khoảng trống nghiên cứu

Chương 2: NHỮNG VAN DE CƠ BAN VE KIEM SOÁT NỘI BO VÀ HE THONG KIEM SOÁT NOI BO CUA NGÂN HÀNG THUONG MẠI 21 2.1 Kiểm soát nội bộ

2.1.1 Kiểm soát trong quan lý 2.1.2 Kiểm soát nội bộ

2.2 Hệ thống kiểm soát nội bộ trong ngân hàng thương mại

2.2.1 Khái quát về hệ thống kiểm soát nội bộ trong ngân hàng thương mại 32 2.2.2 Các thành phần của hệ thống kiểm soát nội bộ trong ngân hàng thương mại

2.2.3 Hệ thông kiêm soát nội bộ và quản trị rủi ro trong ngân hàng thương mại 2.3 Ảnh hướng của đặc điểm ngân hàng thương mại đối với hệ thống kiểm soát nội bộ

2.3.1 Ngân hàng thương mại và những yêu câu đặt ra đôi với hệ thông kiểm soát nội bộ 57 2.3.2 Nhân tô ảnh hưởng hệ thông kiểm soát nội bộ trong ngân hàngthương mại

2.3.3 Quan lý nhà nước đôi với hệ thông kiêm soát nội bộ trong ngân hangthương mại

Trang 5

2.4 Kinh nghiệm quốc tế về hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ trong ngân hàng thương mại và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Chương 3: THỰC TRẠNG HỆ THONG KIEM SOÁT NỘI BỘ TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM.

3.1 Hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam và những quy định v kiểm soát nội bộ trong ngân hàng thương mại

3.1.1 Khái quát về ngân hàng thương mại Việt Nam.

3.1.2 Những quy định về hệ thống KSNB trong NHTM Việt Nam 3.1.3 Rủi ro trọng yếu trong hoạt động của ngân hàng thương mại 3.2 Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại Việt Nam.

3.2.1 Thực trạng quan lý nhà nước đối với hệ thông kiểm soát nội bộ trong 205các ngân hàng thương mại

3.2.2 Thực trạng các thành phần của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại Việt Nam

3.3 Đánh giá thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại Việt Nam.

3.3.1 Ưu điểm của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại Việt Nam 116 3.3.2 Một số hạn chê của hệ thông kiêm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại Việt Nam

3.3.3 Nguyên nhân của những hạn chê vê hệ thông kiêm soát nội bộ trongcác ngân hàng thương mại Việt Nam ¡i22 Chương 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HE THONG KIEM SOA

BỘ TRONG CÁC NGÂN HÀNG THUONG MẠI VIỆT NAM

4.1 Những cơ hội và thách thức đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế

4.1.1 Những cơ hội4.1.2 Những thách thức

Trang 6

4.2 Định hướng hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các NHTM Việt Nam 129

4.2.1 Quan đi

4.2.2 Nguyên tắc và yêu cầu hoàn thiện hệ thống kiểm so; nội b hoàn thiện hệ thông kiêm soát nội

4.3 Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại Việt Nam

4.3.1 Hoàn thiện môi trường kiểm soát 4.3.2 Hoàn thiện quy trình đánh giá rủi ro 4.3.3 Hoàn thiện các hoạt động, thủ tục kiểm soát 4.3.4 Nâng cao chất lượng hệ thống thông tin và truyền thông 4.3.5 Hoàn thiện hoạt động giám sát

4.3.6 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho hệ thống kiểm soát nội bộ 142 4.4 Kiến nghị thực hiện giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại Việt Nam

4.4.1 Hoàn thiện môi trường quản lý nhà nước về kinh tế

4.4.2 Hoàn thiện quy trình, thủ tục giám sát ngân hàng của ngân hàng nhà nước 1434.4.3 Tạo lập kênh thông tin giữa NHNN hang với các cơ quan có liên quan 147

KẾT LUẬN

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC TÀI LIEU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC CHU VIET TAT Chữ việt tat Việt day đủ

AICPA American Institute of Certified Public Accountants Hiệp hội kế toán công chứng Mỹ

BCTC Báo cáo tài chínhBGĐ Ban giám độcBKS Ban kiêm soátCNTT Công nghệ thông tin

COSO Committee of sponsoring Orgnizations Hiệp hội các tổ chức bao trợ HĐQT Hội đông quản trị

ISACA Information Systems Audit and Control Association Hiệp hội về kiểm soát va kiểm toán hệ thống thông tin KSNB Kiểm soát nội bộ

KTNB Kiêm toán nội bộNHNN Ngân hàng Nhà nướcNHTM Ngân hàng thương mạiTCTD Tô chức tín dụng

VAS Vietnamese Accounting Standards Chuan mực kiểm toán Việt Nam

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Các thành phần của hệ thống kiểm soát nội bộ 38 Bảng 3.1: Số lượng NHTM Việt Nam giai đoạn 2013-2018 79 Bảng 3.2: Một số chỉ tiêu hoạt động của TCTD giai đoạn 2013- 2018.

Bảng 3.3: Kết quả khảo sát môi trường kiểm soát

Bảng 3.4: Kết quả khảo sát quy trình đánh giá rủi ro -.+ 105 Bảng 3.5: Kết quả khảo sát hoạt động kiểm soát

Bảng 3.6: Kết quả khảo sát hệ thống thông tin và trao đổi thông tin 112 Bảng 3.7: Kết quả khảo sát giám sát ccccccvccvccvccvccvccccrrrrrrrrrrrer 115

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: KSNB theo quan điểm của COSO c2ccccccccescvcvcvcvvve 28 Hình 2.2: Qui trình quản trị rủi ro của NHTM e-s-cccccxscererxereeree 54 Hình 2.3 Nhân tô anh hưởng hệ thống KSNB -: ¿-2c2cvcvz 62 Hình 3.1: Tỷ lệ ngân hàng niêm yết đến 12/2018 -iiciirrrrree 79 Hình 3.2: Vốn của TCTD giai đoạn 2013- 2018 -: :-iicciccsrrree 81 Hình 3.3: Tổng tài sản của TCTD giai đoạn 2013- 2018

Hình 3.4: Tông huy động và tổng dư nợ của TCTD giai đoạn 2013- 2018 82 Hìũl4:1:Qúy thinh g1á1/S6E1i8S8H Hane ccsscsigniticii1281612 2.04416438810018 1yxgu 81 146

Trang 9

MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài

Hoạt động kinh doanh ngân hàng là loại hình kinh doanh có rất nhiều rủi TO, dé xảy ra gian lận và sai sót Việc đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại không những được các nhà quản trị ngân hàng quan tâm mà còn là mối quan tâm của các cơ quan quản lý nhà nước và của toàn xã hội Sự phá sản của một ngân hàng có thé gây nên sự đỗ vỡ dây chuyển trong hệ thống tài chính — ngân hàng, ảnh hưởng rat lớn đói với toàn bộ nền kinh tế Thực tế, hoạt động của những ngân hàng thương mại Việt Nam đã và đang tồn tại những vấn dé lớn trong quản trị doanh nghiệp Những tác động tiêu cực tới ngân hàng thương mại và cả nền kinh tế diễn ra trong thời gian gần đây như chiếm đoạt tài sản, làm thoát tài sản của Nhà nước, lấy cắp tài sản, lạm dụng tài sản, câu kết giữa ngân hang với doanh nghiệp, giữa các ngân hàng với nhau đê trục lo

luy tới toàn bộ nền kinh tế Một số vụ việc điền hình như vụ that thoát hơn 9.000 tỷ gây ra những hệ đồng của Ngân hàng Xây dựng; Vụ việc lạm dụng chức quyền, vi phạm pháp luật và làm thất thoát tài sản tại Ngân hàng TMCP Đại dương; Vụ việc lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của Nhà nước với số tiền thất thoát trên 1.100 tỷ đồng tại Ngân hàng

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ; Vụ việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Ngân

hàng TMCP Đông Á, Ngân hàng TMCP Á châu, Ngân hàng TMCP Công thương

Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Việt Nam Những vụ việc trên cho thấy thực

trạng an toàn và quản trị rủi ro hiện nay của hệ thống các ngân hàng thương mại 'Việt Nam trong những năm gần đây đã bộc lộ không ít hạn chế trước những thay đổi từ môi trường kinh doanh và áp lực đổi mới phù hợp với thông lệ quốc tế Một trong các nguyên nhân được chỉ ra, đó là do hoạt động kiểm soát nội bộ hiện nay trong các ngân hàng thương mại chưa đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ trong việc cảnh báo và ngăn ngừa các rủi ro Bởi vậy, trong ngân hàng thương mại Việt Nam cần hoàn thiện theo các chuẩn mực và thông lệ của quốc tế trong quản trị ngân hàng theo định hướng rủi ro và nâng cao chất lượng hiệu lực và hiệu quả hoạt động cũng như khả năng chống đỡ trước những bắt ôn từ nền kinh tế.

Trang 10

Kiểm soát nội bộ là một phương thức hiệu quả của quản lý Kiểm soát nội bộ được thiết kế và vận hành nhằm trợ giúp cho nhà quản lý trong việc ngăn chặn gian lận và sai sót và đạt được các mục tiêu trong quá trình hoạt động của mỗi tổ chức Kiểm soát nội bộ tốt còn trợ giúp cho kiêm toán độc lập có được những bằng chứng tin cậy trong việc đánh giá tính trung thực và hợp lý tình hình tài chính của ngân hàng Những lợi ích của kiểm soát nội bộ mang lại trong quản trị các doanh nghiệp nói chung và trong các ngân hàng thương mại nói riêng

cũng là nguyên nhân thúc day những nghiên cứu thực tiễn về kiểm soát nội bộ Tuy nhiên, thực tế tổ chức và hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng thương mại vẫn còn nhiều bat cập, việc triển khai và vận dụng các quy định pháp lý, quản trị còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay Qua khảo sát của Ủy ban Basel về các thất bại lớn và những vụ sụp đỗ của các ngân hàng trên thé giới đã cho thấy một trong những nguyên nhân chủ yếu là sự thất bại của ban lãnh đạo các ngân hàng trong việc thiết lập và duy trì kiểm soát nội bộ vững mạnh, thường xuyên, hiệu quả Để ngăn ngừa những tốn thất và các rủi ro có thé xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh ngân hàng, ngoài các biện pháp thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước, trước hết bản thân ngân hàng thương mại phải có những biện pháp hữu hiệu, một trong các biện pháp đó là phải thiết lập được hệ thống kiểm soát nội bộ một cách đầy đủ và có hiệu quả.

Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận án.

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

Mục đích nghiên cứu: Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) trong các ngân hàng thương mại (NHTM) ở Việt Nam.

Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Trên cơ sở lý thuyết về KSNB, hệ thống KSNB nói chung và hệ thống KSNB trong các ngân hàng nói riêng, Luận án hệ thống hóa và bổ sung các vấn đề mang tính lý luận cơ bản về hệ thống KSNB trong các NHTM.

Trang 11

- Luận án nghiên cứu, phân tích, tông hợp và đánh giá thực trạng hệ thống KSNB tại các NHTM Việt Nam, chỉ ra những hạn chế của hệ thống KSNB và nguyên nhân của nó.

- Luận án nghiên cứu và đề xuất giải pháp để hoàn thiện hệ thống KSNB trong các NHTM Việt Nam.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là KSNB tại các

NHTM Việt Nam.- Pham vi nghiên cứu

* V nội dung: KSNB được biết đến là một phương thức hiệu quả trong quản lý và hệ thống KSNB là công cụ hữu hiệu để đạt được mục tiêu của quản lý Do vậy, khi nghiên cứu về KSNB, đề tài luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu của luận án là hệ thống KSNB trong các NHTM Việt Nam.

Để đạt được mục đích nghiên cứu, Luận án tập trung giải quyết: (i) Làm rõ chức năng kiểm soát trong quản lý; xác định bản chất, vai trò, mục tiêu, nguyên tắc, thành phần của hệ thống KSNB trong NHTM; đặc thù của ngành ngân hàng và các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống KSNB; mối quan hệ của hệ thống KSNB với quản trị rủi ro trong ngân hàng; những nội dung cơ bản của quản lý nhà nước về hệ thống KSNB trong NHTM và bài học từ kinh nghiệm quốc tế (ii) Phân tích, đánh giá thực trạng quản ly nhà nước đối với hệ thống KSNB và các thành phần của hệ thống KSNB trong các NHTM Việt Nam giai đoạn 2013 — 2018; đánh giá những kết quả, hạn chế và nguyên nhân (iii) Xác định quan điểm, phương hướng, yêu cầu và giải pháp có tính toàn điện, cụ thể để hoàn thiện hệ thống KSNB trong các NHTM Việt Nam.

* Không gian: Tập trung vào hệ thống KSNB của các NHTM Việt Nam * Thời gian: Nghiên cứu thực trạng hệ thống KSNB trong các NHTM giai đoạn 2013 — 2018

4 Phương pháp nghiên cứu của luận án:

- Phương pháp khái quát hoá, tổng hợp và phân tích: Được sử dụng dé khái quát, phân tích và tong hợp về những nguyên lý cơ bản của hệ thống KSNB qua các công trình, tài liệu, công trình một số tác giả gắn với hoạt động của NHTM để

Trang 12

thấy được những nhân tố và đặc thù hoạt động của ngành ngân hàng tới việc thiết

kế và vận hành hệ thong KSNB trong các NHTM Luận án nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về hoạt động của hệ thống KSNB trong các ngân hàng, từ đó rút ra kinh nghiệm có thể áp dụng cho Việt Nam.

- Phương pháp điều tra, quan sát, phỏng van: Tác giả thực hiện thiết kế bảng câu hỏi để điều tra kết hợp với phỏng vấn sâu tại các NHTM Tác giả kết hợp quan sát các hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước, các nghiệp vụ của bộphận KSNB trong các NHTM, mục đích là làm rõ thực trạng quản lý nhà nước về hệ thong KSNB và các thành phần của hệ thống KSNB trong các NHTM Việt Nam Đối tượng trả lời phiếu khảo sát là cán bộ ngân hàng đang làm việc tại các bộ phận phòng ban nghiệp vụ, bộ phận KTNB, BKS của các NHTM Người trả lời phỏng vấn là cán bộ đang tham gia quản lý nhà nước trong ngành ngân hàng; chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng; Ban giám đốc (BGD) tại một số chỉ nhánh ngân hàng, lãnh đạo và nhân viên Ban kiểm soát ( BKS) của một số NHTM.

- Phương pháp xử lý dữ liệu: Từ kết quả điều tra, quan sát và phỏng vấn sâu tác giả đã tổng hợp và sử dụng phần mềm thống kê dé phân tích, đánh giá thực trạng hệ thông KSNB tại các NHTM Việt Nam.

- Nguon dữ

+ Nguồn dữ liệu thứ cấp: để hệ thống hóa được cơ sở lý luận về hệ thống KSNB tại các NHTM Việt Nam, tác giả đã tong hợp nguồn tài liệu và các nghiên cứu đã được thực hiện trong nước và quốc tế Tìm hiểu các báo cáo tổng kết, báo cáo tài chính (BCTC) đã kiểm toán của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2013-2018 từ website của NHNN và của các NHTM, từ đó thống kê, tổng hợp các ý kiến kiểm toán, đọc các báo cáo kiểm toán và BCTC đã kiểm toán so với các qui định hiện hành dé có thông tin về quá trình hoạt động của các NHTM Nghiên cứu các báo cáo tông kết của ngành ngân hàng, các tài liệu của cơ quan Thanh tra, giám sát NHNN dé tong hợp và đối chiếu với các qui định hiện hành tìm ra những bắt cập trong công tác xây dựng văn bản của ngành ngân hàng cũng như những hạn chế trong công tác quản lý nhà nước đối với các NHTM.

ệ thống KSNB tại các

NHTM tác giả đã thực hiện điều tra bằng bảng câu hỏi kết hợp với phỏng vấn + Nguồn tài liệu sơ cấp: Để tìm hiểu sâu hơn về

Trang 13

đối với 17 NHTM Việt Nam đã niêm yết trên sàn chứng khoán tính đến thời điểm 31/12/2018 Bảng hỏi được thiết kế thành 2 phần:

Phan I— Thông tin chung về đối tượng được khảo sát Phan II — Bảng câu hỏi về hệ thông KSNB

* Bảng câu hỏi khảo sát được xây dựng gồm 97 câu hỏi Trong đó: Môi trường kiểm soát (51 câu hỏi); Đánh giá rủi ro (11 câu hỏi); Kiểm soát (§ câu

hoi); Thông tin và truyền thông (19 câu hoi); Giám sát (8 câu hỏi) Tác giả sử dung thang đo từ 1 tới 5, trong đó: (mức 1) với ý nghĩa “Hoàn toàn không hiệu

hững nội dung được hỏi không có bất cứ dấu hiệu nào cho thấy chúng xuất hiện/tồn tại/thực hiện; (mức 2) với ý nghĩa “Không hiệu lực”: yếu tố kiểm soát được hỏi có xuất hiện nhưng không đủ hoặc không liên tục; (mức 3): với ý nghĩa “Có thể có hiệu lực”: những nội dung được hỏi về sự xuất hiện của hoạt động/thủ tục/yếu tố liên quan, có dấu hiệu về việc thực hiện đủ và liên tục nhưng chưa thuyết phục hoặc cần có những xem xét bỗ sung (theo ý kiến người được hoi); (mức 4) với ý nghĩa “Kha hiệu lực”: những nội dung được hỏi xuất hiện, thực hiện đủ, liên tục và đạt kết quả tương đối tốt và 5 với ý nghĩa “Hoàn toàn có hiệu lực”: những hoạt động/chỉ tiêu/nội dung được hỏi phù hợp, thực hiện đủ, liên tục và có bằng chứng rõ ràng về kết quả tốt Việc phản hồi của người được hỏi từ mức 2 tới mức 5 thể hiện yếu tố kiểm soát đó được thực hiện hoặc được áp dụng trong ngân hàng.

* Quy mô mẫu và phương pháp chọn mẫu: Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên được sử dụng dé chọn người trả lời dé thực hiện thu thập số liệu Để tính kích cỡ mẫu, đề tài nghiên cứu đã sử dụng công thức sau: n=Z2p(1-p)e2

Do tính chất p+q =l, vì vay p.q sẽ max khi p=q=l, nên p.q= 0,25 Ta tính cỡ mẫu với độ tin cậy là 95% và sai số cho phép là e= 8% Lúc đó mẫu ta cần

chọn sẽ có kích cỡ mẫu lớn nhất:

n=Z2p(1-p)e2=1,962.0,5(1-0,5)0,082=150Trong đó:

n- cỡ mẫu; Z- giá trị tương ứng của miền thống kê (giá trị ngưỡng của phân phối chuẩn) Với mức ý nghĩa a = 5%, Z= 1,96 ; P= 0,5 là tỉ lệ ở mức tối đa

Trang 14

Vay quy mô mẫu can đạt được là 150 quan sát Theo Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, cỡ mẫu dùng trong phân tích nhân tó tối thiểu phải gấp 4 đến 5 lần số biến quan sát đề kết quả điều tra là có ý nghĩa Tuy nhiên, trong điều giới hạn điều tra cùng một số yếu tố khác nên tác giả tiến hành điều tra 400 mẫu Trong quá trình thực hiện khảo sát, số phiếu thu về là 368 và số phiếu hợp lệ là 354 phiếu, do đó tác giả sử dung dữ liệu từ 354 phiếu khảo sát này dé tiến hành phân tích.

5 Đóng góp mới về khoa học của luận án

Y Luận án phát triển lý luận của KSNB dựa trên Khung COSO cho các NHTM về hệ thống KSNB trong NHTM, nghiên cứu hệ thống KSNB trong NHTM dưới góc độ của quản lý nhà nước và quản trị doanh nghiệpvới những đặc thù của ngành ngân hàng.

Y Luận án phân tích những rủi ro trọng yếu trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, các nhân tố ảnh hưởng tới xây dựng và vận hành hệ thống KSNB, những nội dung cơ bản của quản lý nhà nước về hệ thống KSNB trong các NHTM, từ đó bé sung cơ sở lý luận cho việc hoàn thiện hệ thống KSNB trên cơ sở rủi ro trong các NHTM Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế.

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Y Về mặt lý luận:

+ Luận án khái quát hóa lý luận chung về kiểm soát, KSNB và hệ thống KSNB trong các NHTM Phân tích vai trò, mục tiêu, nguyên tắc và thành phần của hệ thông KSNB trong NHTM.

+ Luận án phân tích những đặc thù hoạt động của ngành ngân hàng, các

nhân tố có ảnh hưởng đến việc thiết kế hệ thống KSNB tại các NHTM có sự quản lý của nhà nước.

+ Luận án nghiên cứu kinh nghiệm về vận dụng hệ thông KSNB của ngân hàng ở một số nước trên thế giới, từ đó rút ra được một sô bài học kinh nghiệm trong việc thiết kế và vận hành hệ thống KSNB của các NHTM tại Việt Nam.

Y Về mặt thực tiễn:

Trang 15

hưởng đến việc thiết kế và vận hành hệ thống KSNB cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống KSNB là cơ sở giúp ban lãnh đạo các NHTM có thẻ điều chỉnh, bé sung các văn bản quản lý nhằm hoàn thiện quản lý hệ thống KSNB.

+ Từ đánh giá thực trạng công tác quản lý của nhà nước đối với hệ thống KSNB trong các NHTM, khảo sát năm thành phần của hệ thống nhằm làm rõ thực trạng hệ thống KSNB tại các NHTM Việt Nam là thông tin tham khảo cho các nhà quản lý vĩ mô đưa ra các chính sách quản lý đối với hoạt động của hệ thống ngân hàng và hoạt động của KSNB trong các NHTM.

+ Các giải pháp được đề xuất nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB tại các NHTM Việt Nam trên cơ sở rủi ro là thông tin tham khảo giúp ban lãnh đạo các NHTM, cơ quan quản lý hoàn thiện công tác quản lý và vận hành hệ thống KSNB nhằm dự báo và kiểm soát các rủi ro trọng yếu ảnh hưởng đến việc đạt được các mục tiêu của các NHTM phù hợp với thông lệ quốc tế.

7 Kết cầu Luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận án có kết cấu gồm 4 chương, cụ thể như sau:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu liên quan đến dé tài

Chương 2: Những vấn đề cơ bản về kiểm soát nội bộ và hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại

Chương 3: Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại Việt Nam

Chương 4: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại Việt Nam

Trang 16

Chương 1

TONG QUAN NGHIÊN CUU LIÊN QUAN DEN DE TÀI 1.1 Nghiên cứu nước ngoài

1.1.1 Nghiên cứu về kiểm soát nội bộ

Kiểm soát nội bộ là một vấn đề luôn thu hút được sự quan tâm chú ý trong cả thực tiễn và lý luận Trong giai đoạn sơ khai, KSNB xuất phát ban đầu từ sự quan tâm của kiểm toán độc lập mà hình thức ban đầu là kiểm soát tiền Đến năm 1905, trong cuốn “Lý thuyết và thực hành kiểm toán” (Auditing — Theory and Practice) [76,tr.83-84] của Robert Montgomery đã bắt đầu xuất hiện thuật ngữ “ Kiểm soát 6” Khi nghiên cứu, tác giả đã đưa ra ý kiến của mình về nội dung của hệ thống kiểm tra n mà sau này đã phát triển lên thành KSNB trong chương V — Nhiệm vụ của Kiêm toán viên Tác giả đưa ra nội dung của kiểm tra nội bộ chủ yếu là kiểm tra về kế toán Khang định hệ thống kiểm tra nội bộ là một hệ thông bao gồm các ghi chép kế toán, phương pháp ghi chép và kiểm tra để nhằm mục đích bảo vệ tài sản như tiền mặt, hàng hóa và đặc biệt là kiểm tra các giao dịch có liên quan tới tiền mặt, hoạt động bán hàng, mua hàng, lập báo cáo và số sách kế toán Quan điểm này đưa ra chủ yếu dé giúp cho kiểm toán viên trong việc nhận diện tác động của KSNB tới công việc của kiểm toán nên còn tương đối đơn giản và mang tinh sơ khai Tác giả Victor Z Brink và Herbert Witt (1982) trong “Kiểm toán nội bộ hiện đại — Đánh giá các hoạt động và hệ thống kiểm soát” [83], đã đưa ra mười nhận định về KSNB được thé hiện trong chương 4 — Nguyên tắc cơ bản của kiểm soát và chương 6 — Phương thức hoạt động của kiểm toán viên nội bộ ; và cho rằng “kiểm soát nội bộ được dùng để mô tả những phương pháp thực hành nội bộ có liên quan đến việc nhằm đạt tốt hơn các mục tiêu của tổ chức thực hiện” Tác giả cũng cho rằng KSNB bao gồm kiểm soát nội bộ tiến hành với cả hoạt động kế toán và các hoạt động khác; nên tập trung vào KSNB về kế toán trong đó tập trung trực tiếp vào việc đảm bảo lập BCTC đáng tin cậy và tuân thủ luật pháp.

Trang 17

Như vậy, trong giai đoạn hình thành, khái niệm KSNB không ngừng được mở rộng ra khỏi những thủ tục bảo vệ tài sản và ghi chép số sách kế toán Trước khi báo cáo COSO(1992) ra đời, KSNB vẫn dừng lại như là một phương tiện phục vụ cho kiểm toán viên trong kiểm toán BCTC Đến năm 1992, các công ty ở Hoa Kỳ phát triển nhanh, kèm theo đó là tình trạng gian lận gia tăng, gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế Trước bối cảnh đó, nhiều ủy ban ra đời nhằm tìm các biện pháp ngăn chặn và khắc phục các gian lận, hỗ trợ phát triển kinh tế trong đó có Ủy ban COSO (Committee of Sponsoring Organizations of the Treadway Commission - Uỷ ban của các tổ chức tài trợ của Ủy ban Treadway), là một tổ chức được thành lập dựa trên sự khởi xướng và tài trợ của năm tổ chức là: Hiệp hội Kế toán viên công chứng Hoa Kỳ (AICPA), Hiệp hội Kiêm toán viên nội bộ (IIA - Institute of Internal Auditors), Hiệp hội Quản trị viên tài chính (FEI — Financial Executives Institude), Hiệp hội Kế toán Hoa kỳ (AAA American Accounting Association), Hiệp hội Kế toán viên quản trị (IMA -Institude of Management Accountants) Báo cáo của COSO bao gồm bốn phần và là tài liệu đầu tiên trên thế giới nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ thông về hệ thống KSNB, làm nền tảng cho hệ thống lý thuyết về KSNB sau này Báo cáo của COSO là khung lý thuyết căn bản đề các nhà nghiên cứu sau này phát triển lý thuyết và hoàn thiện lý thuyết đó trong những môi trường và điều kiện kinh doanh cụ thé Cũng từ đây, khi nghiên cứu về KSNB, các nha quản lý sẽ nhìn nhận một cách cụ thể hơn về vai trò cũng như các bộ phận cấu thành của nó để có thể thiết kế và vận hành được một hệ thống KSNB phát huy được hiệu lực và mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình hoạt động.

Báo cáo COSO đưa ra cách nhìn nhận một cách toàn diện về KSNB trong một tổ chức, một doanh nghiệp dưới những góc độ khác nhau như KSNB theo cách nhìn nhận của quản lý, những bộ phận hợp thành KSNB, báo cáo ra bên ngoài và đánh giá KSNB Báo cáo của COSO 1992 được tiếp tục hoàn thiện và công bố với những thay đổi khác nhau về nội dung, hình thức cũng như xem xét những tác động tới KSNB trong bối cảnh mới vào các năm 2004, 2009, 2013 và

Trang 18

2015 Năm 2004, Báo cáo KSNB thay đổi cách nhìn nhận theo phạm vi rộng hơn cũng như xem xét những tác động tích cực tới KSNB để có thể cải thiện hiệu lực kiểm soát Theo Báo cáo COSO (2004), KSNB cần đặt trong bối cảnh rộng hơn, đó là quản trị rủi ro doanh nghiệp Theo Báo cáo COSO (2013), nội dung của Khung kiểm soát theo COSO có những mở rộng ra ngoài phạm vi phục vụ cho công tác tài chính, nhưng những thành phần của KSNB không thay đổi so với COSO (1992): Môi trường kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Hoạt động kiểm soát, Thông tin và Truyền thông; Giám sát [86] Báo cáo COSO (2013) có sự thay đổi đáng kế nhất là việc hệ thống hóa của 17 nguyên tắc nhằm hỗ trợ năm thành phan Báo cáo về Khung kiểm soát 2015 được COSO công bố [89] cũng cho thấy một số điểm mới trong cách nhìn nhận về KSNB, theo đó, KSNB vẫn được xác lập trên cơ sở những nguyên tắc và thành phần nêu trong Báo cáo COSO 2013 và 1992 nhưng nhân mạnh hơn vào quản trị rủi ro và quản trị công ty trong điều kiện môi trường hoạt động thay đôi.

1.12 Nghiên cứu về hệ thống kiểm soát nội bộ gắn với quan trị rủi ro trong một số lĩnh vực cụ thể

Nghiên cứu của nhóm tác giả Lakis, Vaclovas, Giriunas, Lukas (2012) đã khám phá các khái niệm của hệ thống KSNB, trong đó các giá trị cơ bản cần thiết cho hệ thống KSNB bao gồm tính trung thực, tin tưởng, tôn trọng, cởi mở, ky năng, kinh tế, chủ động Theo nghiên cứu này, một cầu trúc khuôn mẫu cho một hệ thong KSNB có thé được sử dụng trong việc xây dựng hoặc hoàn thiện hay sửa đổi một mô hình cụ thể của một hệ thống KSNB các đơn vị hoạt động khác nhau trong phạm vi một ngành [93] Nghiên cứu của nhiều tác giả cũng đã đề cập đến vấn dé nâng cao KSNB bằng cách đặt nó trong bối cảnh rộng hơn của quan trị rủi ro doanh nghiệp [87] Laura F Spira và Micheal Page (2002) chi raquan hệ chặt chẽ giữa quản trị rủi ro với KSNB [62] Tác giả Lois D Etherington và Irene M Gordon đã đưa ra các nghiên cứu về hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp tại Canada trong cuốn “Internal controls in Canadian corporations” [64] Trong tài liệu này, các tác gia đưa ra nhận định rằng hệ thông KSNB không.

Trang 19

được định nghĩa bởi các nhà quản trị mà thường được định nghĩa trên quan điểm của kiểm toán viên, tuy nhiên hệ thống này chịu ảnh hưởng rất nhiều từ quan điểm và nhận thức của các nhà quản trị cấp cao Các tác giả đã quan tâm việc thé hiện của KSNB trên các khía cạnh kiểm soát quản lý, kiểm soát hoạt động và kiểm soát kế toán cũng như bày tỏ sự quan tâm về mối quan hệ giữa chỉ phí kiểm soát với lợi ích mà kiểm soát mang lại.

Gamage và các cộng sự đã thực hiện nghiên cứu “A proposed reaserch

framework effectiveness of internal control system in state commercial banks in Srilanka” [49] Nhóm tác giả thực hiện việc kiểm tra tính chat và cầu trúc của hệ thống KSNB trong các NHTM Nhà nước; xác định mối quan hệ giữa các thành phần KSNB với hiệu quả của hệ thống KSNB trong NHTM Nhà nước; Điều tra các hành vi gian lận trong các NHTM Nhà nước; Xác định các yếu tố góp phần vào tỷ lệ mắc các hành vi gian lận trong NHTM Nhà nước và xác định các chiến lược có thể thực hiện đề loại bỏ gian lận tại Srilanka Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa đóng góp lớn cho các NHTM trong hoạt động KSNB, quản lý và bảo vệtài sản của mình, phòng ngừa và phát hiện các hành vi gian lận, sai sót trong hoạt động của ngân hàng Nghiên cứu về hệ thông KSNB trong mối quan hệ với quản trị rủi ro cũng các được tác giả Merchant, K.A(1985) và Anthony, R.N andDearden, J Bedford (1989) thực hiện Trong nghiên cứu của mình, các tác giả tiếp cận trên góc độ quản trị doanh nghiệp đã chi ra mối quan hệ chặt chẽ của hệ thống KSNB với quá trình quản trị doanh nghiệp, nó có tác động đến hoạt động phát triển sản phẩm mới của doanh nghiệp và đóng vai trò định hướng thị trường cho sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp Các tác giả đã khai thác khía cạnh kiểm soát trong phạm vi nội bộ gắn với tác động vào hành vi Trên cơ sở đó, cá nhân nhà quản trị sẽ tác động vào hoạt động theo hướng đạt được mục tiêu tốt nhất, ngăn chặn những nguy cơ xấu có thé xảy ra ([66], [34]).

Một số nghiên cứu khác xem xét việc KTNB, đánh giá hệ thống KSNB và tìm cách cải thiện hiệu lực kiểm soát trong quan lý Có thé ké đến như nghiên cứu của Alvin A Arens và James Loebeke về “Kiểm toán - một phương pháp

Trang 20

liên kết”, Robert R Moller về “Kiểm toán nội bộ hiện đại” Kế thừa và phát triển quan điểm của Brink về KTNB và các nội dung của KSNB, các tác giả tập trung đi vào làm rõ mối quan hệ giữa KSNB và KTNB Theo đó, KSNB tác động tới việc tô chức KTNB và ngược lại, mục đích hướng tới của quản lý là cải thiện hiệu quả và hiệu lực các hoạt động trong doanh nghiệp ([77]., [32]) Faudizah, Hasnah và Muhamad chứng minh KSNB có mối quan hệ mang tính tích cực với chiến lược kinh doanh, KSNB có tác động đến việc phát triển sản phẩm mới trong quan hệ với định hướng thị trường của doanh nghiệp [47] Nghiên cứu của các tác giả Robert R Moller về KTNB cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa KTNB và KSNB trong quản trị, đặc biệt là quản trị rủi ro [77] Từ nghiên cứu này cho thấy nhà quản lý sử dụng KSNB như một phương sách quản lý cho quản trị hiệu quả cáchoạt động cùng với những công cụ quản lý khác, đặc biệt là KTNB.

Khi thực hiện khảo sát thực tiễn tại các ngân hàng Iran, nhóm tác giả Salehi, Mahdi; Shiri, Mahmoud Mousavi; Ehsanpour, Fatemeh đã chỉ ra KSNB đóng một vai trò rất quan trọng và mang lại hiệu quả cho tổ chức [78] Qua nghiên cứu về hiệu quả của hệ thống KSNB trong ngành ngân hang của Iran trong năm 201 1, tham chiếu ngân hàng Mellat, kết quả nghiên cứu cho thấy, môi trường kiểm soát, quá trình đánh giá rủi ro và hoạt động kiểm soát kém hiệu quả làm nảy sinh các nhiều hành vi gian lận và sai sót trong hoạt động ngân hàng Do đó, hệ thống KSNB tốt sẽ là công cụ ưu việt trong việc ngăn chặn tỷ lệ gian lận

và sai sót, dam bảo hiệu quả hoạt động của các ngân hàng tại Iran Nhóm tác giả

Srisawangwong, Papapit; Ussahawanitchakit, Phaprukbaramee thực hiện nghiên cứu về mối liên hệ giữa hệ thống KSNB và việc dat được mục tiêu hoạt động ở các doanh nghiệp kinh doanh thức ăn nhanh và thực phâm tiện lợi tại Thái Lan [79]. Kết quả phân tích đã cho thay cơ cấu tô chức phù hợp với quy mô doanh nghiệp và loại hình kinh doanh sẽ làm cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, hệ thống thông tin và truyền thông có hiệu quả cũng làm tăng hiệu quả hoạt động kinh đoanh Đặc biệt, hệ thống KSNB hiệu quả giúp doanh nghiệp sử dụng hiệu quả nguồn lực hiện có, tiết kiệm được chi phí, đạt được mục tiêu đặt ra, đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp Nghiên cứu của nhóm tác giả Qiang Cheng, Beng

Trang 21

Wee Goh, Jae Bum Kim đã kiém tra méi lién hệ giữa KSNB hiệu lực va hiệu quả hoạt động bằng cách sử dụng mẫu lớn của các công ty báo cáo ý kiến của KSNB theo SOX 404 trong giai đoạn 2004-2011[39] Kết quả nghiên cứu cho thấy KSNB hiệu lực sẽ đem lại hiệu quả hoạt động cao hơn thông qua việc làm giảm khả năng chiếm dụng nguồn lực doanh nghiệp và nâng cao chất lượng các báo cáo nội bộ, từ đó sẽ có các quyết định tốt hơn đối với các nhà quản lý Nghiên cứu cũng chứng minh được rằng KSNB trong các doanh nghiệp hiệu quả thì các doanh nghiệp này càng có lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh Đặc biệt, KSNB hiệu quả có quan hệ chặt chẽ với quản trị rủi ro của doanh nghiệp. Cùng quan điểm trên, các nhà nghiên cứu như Tseng, C.Y; Chirwa, E.W; Greenley, O.E and Foxall, G.R cũng chỉ ra rằng hoạt động tài chính của các đơn vị kinh doanh có hệ thống KSNB vững mạnh là tốt hơn so các đơn vị có hệ thống KSNB yếu và khi đó, các doanh nghiệp đó có giá trị thị trường thấp hơn so với các doanh nghiệp khác ([82], [44], [51]) Khi đánh giá về KSNB, IFAC (2012a) khẳng định các tổ chức nếu biết ứng dụng có hiệu quả KSNB thì sẽ thành công, sẽ biết tận dụng các cơ hội và đối phó được với các rủi ro có thể xảy ra [56] Trong công trình của Michael Ramos, ông đã nghiên cứu những đặc tinh của KSNB theo COSO và hướng dé vận dụng trong điều kiện những doanh nghiệp của Mỹ [67] Nghiên cứu này cho thấy KSNB phải được thiết lập hoặc làm tăng hiệu lực hoặc đưa ra một cơ sở để thực hiện trong quan hệ với giới hạn về phạm vi áp dụng nhất định của kiểm soát Những hướng vận dụng này nhằm làm cho KSNB của các doanh nghiệp phù hợp với đạo luật Sabarnes Oxley.Trong đó, KSNB được nghiên cứu, tìm cách đánh giá với giới hạn phạm vi là lậpBCTC.

Tóm lại, hau hết những nghiên cứu trong các lĩnh vực khác nhau nhưng đều tập trung vào xem xét tác động của hệ thống KSNB với quản trị rủi ro, theo đó, hệ thống KSNB với vai trò ngăn chặn gian lận, kiểm soát t6 chức và quản trị công ty, hoặc tác động/quan hệ với KTNB Trong các ngân hàng có quy mô và hình thức sở hữu khác nhau, hệ thống KSNB được vận hành dưới những góc độ khác nhau và gắn với những chủ thé thực hiện khác nhau nhưng có quan hệ rat chặt chẽ với quản trị rủi ro.

Trang 22

1.2 Nghiên cứu trong nước

1.2.1 Nghiên cứu về hệ thống kiểm soát nội bộ

Lý thuyết về KSNB được đề cập trong giáo trình Kiểm toán của các trường đại học như Học viện Tài chính, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh Trong đó trình bày về hệ thống KSNB, các yếu tố cầu thành hệ thống KSNB, những hạn chế tiềm tàng của hệ thông KSNB, trình tự và phương pháp nghiên cứu hệ thống KSNB của kiểm toán viên Một số sách tham khảo như “Kiểm oán” (tác giả Vương Đình Huệ và Doan Xuân Tiên, NXB Tài chính 1996) có đề cập đến hệ thống KSNB ở những khía cạnh như: khái niệm, mục đích của hệ thông KSNB trong quản lý, các yếu tố cầu thành hệ thống KSNB Sách tham khảo “Kiém soái nội bộ” (Trần Thị Giang Tân chủ biên, nhà xuất bản Phương Đông, 2012) có đề cập đến tổng quan hệ thống KSNB, nội dung cơ bản của hệ thông KSNB theo COSO, các loại gian lận và biện pháp phòng ngừa, KSNB một số chu trình nghiệp vụ và tài sản Tuy nhiên, những tài liệu này chỉ cung cấp lý luận chung về hệ thống KSNB chứ không vận dụng vào một tổ chức nảo cụ thể.

Trong lĩnh vực ngân hàng - tài chính, một số nghiên cứu trong nước cũng được thực hiện theo hướng hoàn thiện hệ thống KSNB, theo hướng hiện đại, phù hợp với thông lệ quốc tế Đó là nghiên cứu của tác giả Đào Minh Phúc và Lê Văn Hinh (2012) về “ Hệ thống KSNB gắn với quản lý rủi ro tại các ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” [18] Nhóm tác giả đã phân tích các rủi ro ( rủi ro tai chính, rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường kinh doanh, rủi ro bat thường) với tính chất

mới đối với hoạt động của các ngân hàng Đánh giá thực trạng công tác KSNB tại các NHTM Việt Nam và đưa ra một số gợi ý hoàn thiện công tác KSNB đi đôi với tăng cường quản trị rủi ro trong các NHTM.

Nghiên cứu của tác giả Lê Quốc Nghị (2005) về “ Hoàn thiện hệ thống kiểm soát, kiêm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo hướng hiện đại, phù hợp với các chuân mực và thông lệ quốc tế”[16] Trong nghiên cứu, tác giả tiếp cận nghiên cứu hệ thống KSNB, KTNB của ngân hàng trung ương với vai trò điều tiết vĩ mô, ôn định và tăng trưởng kinh tế Nghiên cứu đã chỉ ra bat cập của hệ thống KSNB, KTNB của NHNN về pháp lý, vai trò, phương pháp, cơ cấu tổ chức, qua đó

Trang 23

dé xuất hoàn thiện hệ thống KSNB, KTNB của NHNN theo hướng phù hợp với thông lệ quốc

Luận án tiến sĩ của tác giả Bùi Thị Minh Hải (2010) về “Hoàn thiện hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp may mặc Việt Nam”[5] Luận án đã khái quát được lý luận chung về hệ thống KSNB và cũng đúc rút được một số kinh nghiệm kinh nghiệm quốc tế về tổ chức và vận hành hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp may mặc cũng như đưa ra được sự cần thiết và các giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp này Tuy nhiên trong phan lý luận, luận án chưa chỉ ra được các điểm khác nhau giữa kiểm soát, KSNB và hệ thông KSNB cũng như chưa nghiên cứu hệ thống KSNB dưới góc độ là một công cụ quản lý dé thực hiện các mục tiêu dé ra của doanh nghiệp, chưa chi ra các rủi ro có thể xảy ra với các doanh nghiệp may mặc và cũng chưa nghiên cứu được hệ thống KSNB dưới góc độ là một công cụ quan trọng dé phòng ngừa các rủi ro có thể xảy ra.

Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thu Hoài (2011) về “Hoàn thiện hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc Tổng Công ty Xi măng Việt Nam”[8] Điểm mới của luận án này là đã đề cập tới hệ thống KSNB trong điều kiện ứng dụng CNTT Luận án cũng chỉ ra được đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc Tổng Công ty xi măng Việt Nam có ảnh hưởng đến việc thiết kế và vận hành hệ thống KSNB, từ đó đánh giá được thực trạng và đưa ra được một số giải pháp có tính khả thi Tuy nhiên luận án cũng mới chỉ nghiên cứu được các vấn để liên quan đến hệ thống KSNB của các doanh nghiệp sản xuất thuộc Tổng Công ty Xi măng Việt Nam chứ chưa khái quát được hướng nghiên cứu trong toàn ngành Luận án cũng chưa chỉ ra được các rủi ro có thể xảy ra với các doanh nghiệp sản xuất xỉ măng và cũng chưa nghiên cứu được hệ thống KSNB dưới góc độ là một công cụ quan trọng để phòng ngừa các rủi ro có thể xảy ra.

Luận án tiến sĩ của tác giá Nguyễn Thị Lan Anh (2013), nghiên cứu về hệ thống KSNB tại Tập đoàn Hóa chất Việt Nam [1] Luận án đã khái quát hóa được hệ thống lý luận về hệ thống KSNB tại tập đoàn kinh tế nói chung cũng như Tập đoàn hóa chất nói riêng Luận án đã chỉ ra được các đặc điểm đặc thù

Trang 24

của tập đoàn kinh tế có ảnh hưởng đến việc thiết kế và vận hành hệ thống KSNB, cũng như đã đưa ra được những điểm khác nhau căn bản giữa hệ thống KSNB của tập đoàn kinh tế so với hệ thông KSNB ở một doanh nghiệp riêng lẻ Tuy nhiên, Luận án mới chỉ nghiên cứu về hệ thông KSNB với ba yếu tố cấu thành là môi trường kiểm soát, hệ thống thông tin và các thủ tục kiểm soát Một trong những chức năng quan trọng nhất của hệ thông KSNB là cảnh báo và ngăn ngừa rủi ro lại chưa được tác giả nhắc đến trong luận án của mình Luận án cũng chưa chỉ ra được các đặc điểm riêng có của Tập đoàn hóa chất có ảnh hưởng đến

việc thiết kế và vận hành hệ thống KSNB, cũng như chưa chỉ ra được các rủi ro

trọng yếu có thể ảnh hưởng đến mục tiêu của hệ thống KSNB tại Tập đoàn hóa chất.

Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thanh Trang (2015) về “ Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp ngành dịch vụ kỹ thuật dầu khí tại Việt Nam ”[25] Luận án khái quát và hệ thống các lý luận về KSNB và hệ thống KSNB, trình bày đặc điểm của hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp dịch vụ kỹ thuật đầu khí, nêu một số bài học kinh nghiệm của các nước và các doanh nghiệp lớn trên thé giới Luận án đề xuất năm nhóm giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB theo các thành phần của hệ thông KSNB Tuy nhiên, các giải pháp hoàn thiện hệ thông KSNB trong các doanh nghiệp kỹ thuật dầu khí chưa dựa trên cơ sở quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống KSNB.

Đề tài khoa học “Đánh giá hệ thông KSNB của ngân hàng thương mại Việt Nam và một số khuyến nghị”[24] do tác giả Phạm Thanh Thủy và các cộng sự thực hiện năm 2016 Đề tài đã trình bày các vấn đề lý luận cơ bản về KSNB, hệ thống KSNB trong các NHTM cũng như đặc điểm của ngành ngân hàng ảnh hưởng tới việc thiết kế và vận hành hệ thông của hệ thống KSNB Đề tài cũng trình bày khái niệm và nội dung đánh giá hệ thống KSNB theo năm thành phần chính theo COSO là : Môi trường kiểm soát; Đánh giá rủi ro; Giám sát; Các hoạt động kiểm soát và Thông tin và truyền thông Đề tài đã tiến hành khảo sát để đánh giá thực trạng hệ thống KSNB trong các NHTM đồng thời cũng trình bày một số sai phạm trong lĩnh vực ngân hàng mà nguyên nhân của nó có liên quan đến hệ thống KSNB, đề xuất các giải pháp đề hoàn thiện hệ thống KSNB trong

Trang 25

các NHTM Tuy nhiên, đề tài chưa nghiên cứu về vai trò của quản lý nhà nước đối với hệ thống KSNB, các giải pháp chưa gắn với quản lý rủi ro một cách rõ nét dù tác giả đã nhận diện các loại rủi ro trong hoạt động của NHTM trong phần cơ sở lý luận.

Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Bích Liên ( 2018) vê “ Hoàn thiện hoạt động kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại Việt Nam” [10] Luận án đã hệ thông hóa lý luận về KSNB, khung KSNB cho các NHTM Trong phần đánh giá thực trạng hoạt động KSNB tại các NHTM,

đánh giá KSNB theo COSO để đánh giá các yếu tố cấu thành của KSNB Luận án cũng dé xuất các giải pháp hoàn thiện KSNB nhằm nâng cao hiệu lực của c giả cũng dựa trên khung

KSNB trong các NHTM Tuy nhiên, luận án chưa có nghiên cứu và những đánh giá KSNB với vai trò của Nhà nước từ góc độ quản lý kinh tế

1.2.2 Nghiên cứu hệ thong kiểm soát nội bộ trong mỗi quan hệ với quản trị rủi ro

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Kim Quốc Trung về mối quan hệ giữa KSNB và rủi ro tín dụng tại các NHTM[26] Bài viết nghiên cứu mối quan hệ giữa KSNB và rủi ro tín dụng tại các NHTM cô phần có vốn nhà nước ở Việt Nam từ 2009-2016, qua đó, trình bày cơ sở lý thuyết về KSNB nhằm làm ndi bật nhu cầu của việc thực hiện KSNB tại ngân hàng Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng (hồi quy tổng hợp, mô hình tác động có định và mô hình tác động ngẫu nhiên) dé xem xét quan hệ giữa KSNB và rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phan Kết quả nghiên cứu cho thấy, yếu tô đánh giá rủi ro và hoạt động kiểm soát có mối quan hệ ngược chiều với rủi ro tín dụng, trong khi yếu tố môi trường kiểm soát và yếu tố thông tin, truyền thông có mối quan hệ cùng chiều với rủi ro tín dụng.

Luận án tiến sĩ của tác giả Trương Nguyễn Tường Vy (2018) nghiên cứu KSNB đối với hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam nhằm hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro theo chuẩn mực quốc tế [27] Trên cơ sở nền tảng tiếp cận báo cáo Basel 1998 cùng với kế thừa những điểm mới được cập nhật về KSNB của báo cáo COSO 2013, tác giả thiết lập KSNB hoạt

Trang 26

động tín dụng qua năm bộ phận cấu thành KSNB hoạt động tín dụng là: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro tín dụng, hoạt động kiểm soát tín dụng, thông tin và truyền thông, hoạt động giám sát tin dụng theo các nguyên tắc thiết lập KSNB được đề nghị bởi báo cáo Basel cùng với kế thừa những điểm mới được cập nhật về KSNB của báo cáo COSO 2013 nhằm cung cấp sự đảm bảo hợp lý hoạt động tín dụng hiệu quả Với mục tiêu nghiên cứu là đánh giá thực trạng KSNB hoạt động tín dụng tại các NHTM cổ phần Việt Nam, từ đó khuyến nghị chính sách hoàn thiện KSNB hoạt động tín dụng nhằm cung cấp sự đảm bảo hợp lý mục tiêu hoạt động tín dụng đạt hiệu quả cao nhất tại NHTM cổ phần Việt Nam Nhà lãnh đạo của các NHTM cổ phần Việt Nam tùy theo ý muốn chủ quan và sự cân nhắc giữa lợi ích, chỉ phí của việc thiết lập KSNB hoạt động tín dụng tại ngân hàng, sẽ linh động vận dụng nhằm hoàn thiện việc thiết lập KSNB hoạt động tín dụng được tối ưu nhất, giúp đảm bảo hợp lý mục tiêu hoạt động tín dụng đạt hiệu quả cao nhất theo chiến lược phát triển của mỗi ngân hàng.

Luận án tiến sĩ của tác giả Đinh Hoài Nam (2016), nghiên cứu về hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp trong Tổng công ty phát triển nhà và đô thị [11] Luận án đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hệ thống KSNB trong doanh nghiệp theo mô hình công ty mẹ - công ty con Tác giả đã nhận diện và phân tích những rủi ro có ảnh hưởng đến mục tiêu của hệ thông KSNB cũng như đã lập bảng câu hỏi và tiến hành khảo sát tại 37 doanh nghiệp là các đơn vị thành viên của Tổng Công ty dé có được thực trạng hệ thống KSNB tại Tổng Công ty phát triển nhà và đô thị dựa trên 3 yếu tố là cầu thành là môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán và thủ tục kiểm soát và đề xuất các giải pháp dé hoàn thiện hệ thống KSNB Điểm mới của luận án này là đã nghiên cứu hệ thống KSNB với chức năng quan trọng nhất là cảnh báo và ngăn ngừa các rủi ro có thể xảy ra đối với doanh nghiệp Tuy nhiên trong phan lý luận của luận án cũng chưa phân biệt

các khái niệm kiểm soát, KSNB, hệ thống KSNB, chưa nghiên cứu và đánh giá

vai trò của nhà nước với chức năng quản lý kinh tế.

Trang 27

Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Thu Hà (2016), nghiên cứu về hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ của Việt Nam [4] Co sở lý luận về hệ thống KSNB mà tác giả nghiên cứu dựa trên khung tích hợp

về kiêm soát nội bộ của COSO - có tính chuân mực, áp dụng trên toàn thê giới

va trong tat cả các lĩnh vực, ngành nghê Luận án làm rõ các hoạt động kinhdoanh bảo hiém bao gôm kinh doanh bảo hiém goc, kinh doanh tái bảo hiém,hoạt động dau tư và đặc điêm của các hoạt động Luận án phân tích sự cân thiệtcũng như vai trò của hệ thông KSNB trong kinh doanh bảo hiém phi nhân thọ,một lĩnh vực kinh doanh đặc thù, tiêm ân nhiêu rủi ro Luận án lựa chọn nghiêncứu hệ thông KSNB trong 15/30 doanh nghiệp bảo hiêm phi nhân thọ Từ nghiêncứu thực tiên hệ thông KSNB các doanh nghiệp bảo hiêm phi nhân thọ, luận ánđưa ra các giải pháp tập trung giải quyết các tôn tại, hạn chê được nhận diệntrong phân thực tiên nhăm hoàn thiện hệ thông KSNB trong doanh nghiệp bảohiêm phi nhân thọ.Tuy nhiên, luận án chưa nghiên cứu vai trò của Nhà nước với chức năng quản lý kinh tế đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ.

Luận án tiễn sĩ của tác giả Nguyễn Thanh Thủy (2017), nghiên cứu về hoàn thiện hệ thống KSNB của Tập đoàn Điện lực Việt Nam [23] Luận án nghiên cứu hệ thống KSNB tại Công ty mẹ Tập đoàn và các công ty thành viên thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam bao gồm 23 công ty con cấp | và công ty liên kết với công ty mẹ Luận án đã khái quát hóa lý luận chung về hệ thống KSNB tại một doanh nghiệp, phân tích các quan điểm khác nhau về hệ thống KSNB, trên cơ sở đó phát triển theo hướng cụ thể hóa lý luận chung về hệ thống KSNB tại các Tập đoàn kinh tế Luận án đã phân tích được các đặc điểm hoạt động của Tập đoàn kinh tế chỉ phối đến việc thiết kế và vận hành hệ thống KSNB tại Tập đoàn nhằm làm rõ hơn việc thiết kế và vận hành hệ thống KSNB theo mô hình tập đoàn tồn tại dưới dang công ty mẹ - công ty con Các giải pháp mà luận án dé xuất dé hoàn thiện hệ thống KSNB tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam với trọng tâm hướng đến kiểm soát các rủi ro trọng yếu ảnh hưởng đến việc đạt được các mục tiêu của Tập đoàn Tuy nhiên, trong nghiên cứu này chưa đề cập đến Nhà nước với vai trò quản lý vĩ mô về kinh tế.

Trang 28

1.3 Kết luận về khoảng trống nghiên cứu

Qua nghiên cứu tông quan của tác giả, đã có nhiều nghiên cứu về hệ thống KSNB trong các ngành, các lĩnh vực, các đơn vị khác nhau nhưng vẫn còn có những khoảng trống dé đề tai tiếp tục nghiên cứu và khai thác, cụ thé:

Về nội dung: Theo nghiên cứu của tác giả, trên góc độ nghiên cứu lý luận thì phần lớn các đề tài tiếp cận hệ thống KSNB dưới góc độ quản trị doanh nghiệp trong phạm vi một Ngành, một Bộ hay Tổng công ty nhưng chưa đề cập đến vai trò của Nhà nước với chức năng quản lý vĩ mô, thực hiện việc quản lý/giám sát hoạt động đối với các doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng Mặt khác, việc xem xét méi quan hệ giữa vận hành hệ thong KSNB với quan trị rủi ro trong doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hoàn thiện hệ thống KSNB trên cơ sở rủi ro Qua nghiên cứu tong quan, nhiều dé tài chưa nêu được các rủi ro trọng yếu có thê xảy ra trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp nói chung

và ngân hàng nói riêng cùng với những đặc thù của ngành; chưa chỉ ra được các

nhân tố ảnh hưởng tới hệ thống KSNB Vì vậy các giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB của các công trình nghiên cứu đi trước chưa hướng đến hoàn thiện theo mục tiêu nhằm cảnh báo và ngăn ngừa các rủi ro trọng yếu của doanh nghiệp nói chung và NHTM nói riêng trong điều kiện có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước.

Về phạm vi nghiên cứu: Theo nghiên cứu của tác giả, có rat ít nghiên cứu ệ thống KSNB của các NHTM Việt Nam p cận hệ thống KSNB với chức năng quan khái quát về lý luận và thực tid

trên phạm vi ngành, đặc biệt là

trọng là cảnh báo và phòng ngừa các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng.

Tir những lý do trên, tác giả cho rằng khoảng trồng dé tác giả nghiên cứu đề tài “Kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại Việt Nam ” là hoàn toàn phù hợp và cần thiết Luận án tập trung vào nghiên cứu những vấn đề cơ bản về hệ thống KSNB trong các NHTM; đánh giá thực trạng về hệ thống KSNB trong các NHTM Viét Nam từ góc độ quản lý nhà nước và các thành phần thuộc hệ thống KSNB; dé xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB trong các NHTM Việt Nam.

Trang 29

Chương 2

NHUNG VAN DE CƠ BAN VE KIÊM SOÁT NỘI BO

VA HE THONG KIEM SOAT NOI BO CUA NGAN HANG THUONG MAI 2.1 Kiểm soát nội bộ

2.1.1 Kiểm soát trong quản lý

2.1.1.1 Khái niệm, vai trò của kiếm soát trong quản lý

Kiểm soát là một chức năng mà nhà quản lý phải thực hiện dù kết quả công việc của các bộ phận đều đạt được theo kế hoạch đã đề ra Đề đảm bảo mọi việc đi đúng hướng, nhà quản lý phải giám sát và đánh giá kết quả công việc Kết quả thực tế phải được so sánh với mục tiêu đã xác lập trước đó để nhà quản lý đưa ra các hoạt động cần thiết đảm bảo tổ chức di đúng quỹ đạo Quá trình giám sát, so sánh và hiệu chỉnh là những nội dung của chức năng kiểm soát Kiểm soát cần thiết trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của con người, trong tổ chức cũng như toàn bộ xã hội và có liên quan mật thiết đến quản lý Nếu không có kiểm soát, nhà quan lý sẽ không có thông tin dé ra các quyết định thích hợp nhằm thích ứng với môi trường và khó có thé đạt được mục tiêu đặt ra.

Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về quản lý đã dẫn đến những quan điểm khác nhau về quản lý Mary Parker Follet đưa ra khái niệm: “Quản lý là nghệ thuật khiến cho công việc được làm bởi người khac”[84] James H.Donnelly và các cộng sự đưa ra khái niệm về quản lý trong đó có nhân mạnh đến khía cạnh về hành vi của quản lý: “Quản lý là một quá trình do một hay nhiều người thực

hiện, nhằm phối hợp các hoạt động của những người khác để đạt được kết quả

mà một người hành động riêng rẽ không thể nào đạt được” [59, tr.52].Quan điểm nhấn mạnh đến các chức năng của quản lý để đạt được các mục tiêu của tổ chức, James Stoner và Stephen Robbins đã cho rằng: “Quản lý là một tiến trình bao gồm việc hoạch định, tô chức, quản trị con người, và kiểm soát các hoạt động trong một đơn vị một cách có hệ thông nhằm hoàn thành mục tiêu của đơn vị đó” [58, tr.45].

Trang 30

Theo Henry Fayol, cha đẻ của lý thuyết quản trị hiện đại thì quản lý là một quá trình bao gồm một tập hợp năm chức năng: Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm soát Ông cũng cho rằng: “Kiểm soát là việc kiểm tra để khẳng định mọi việc có được thực hiện theo đúng kế hoạch hoặc các chỉ dẫn và các nguyên tắc đã được thiết lập hay không, từ đó chỉ ra các yêu kém và sai phạm cần phải điều chỉnh, đồng thời ngăn ngừa chúng không được phép tái diễn” [53, tr.49] Gwick và Urwich nêu lên bảy chức năng của quản lý là: lập kế hoạch, tổ chức, bố trí nhân sự, chỉ huy, phối hợp, kiểm soát, dự toán James Stoner lại chia hoạt động quản lý ra thành bốn chức năng riêng biệt: lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, quản lý.

Nghiên cứu về quản lý, tác giả Nguyễn Quang Quynh cho rằng quản lý là một quá trình định hướng và tổ chức thực hiện các hướng đã định trên cơ sở các nguồn lực nhằm xác định hiệu quả cao nhất Quá trình này bao gồm nhiều giai đoạn, trước tiên là phải dự báo và kiểm tra các thông tin về nguồn lực và mục tiêu cần đạt tới, sau đó xây dựng kế hoạch và chương trình hành động, cuối cùng.

là tổ chức thực hiện các kế hoạch và chương trình đã vạch ra Ông nhấn mạnh:

“Kiểm soát không phải là một pha hay một giai đoạn của quá trình quản lý mà là một chức năng không thẻ tách rời của quản lý Trong suốt quá trình quản lý, kiểm soát luôn luôn tồn tại trước, trong và sau mỗi hoạt động định hướng hoặc tổ chức dé thực hiện hoặc điều chỉnh mỗi hoạt động đó Một cách tổng hợp nhất, kiểm soát được hiểu là tong hợp các phương sách dé năm lấy và điều hành đối tượng hoặc khách thé quản lý”[20] Tác giả Nguyễn Thị Phương Hoa lại cho rằng: “Kiểm soát là quá trình đo lường, đánh giá và tác động lên đối tượng kiểm soát nhằm đảm bảo mục tiêu, kế hoạch của tổ chức được thực hiện một cách có hiệu quả” [7, tr.14] Nhìn chung các quan điểm khác nhau về chức năng của quản lý thông thường tập trung vào vấn dé quản lý con người trong một tô chức Tuy nhiên các quan điểm này đều thống nhất ở chỗ đều cho rằng: đẻ quá trình quản lý đạt hiệu quả không thể thiếu được khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát dé đạt được mục tiêu Trong đó kiểm soát có vai trò đặc biệt quan

Trang 31

trọng, nó có liên quan mật thiết với quản lý, đóng vai trò quan trọng trong việc ra quyết định của nhà quản lý Hoạt động kiểm soát là cơ sở để nhà quản lý có đầy đủ thông tin dé ra quyết định thích hợp nhằm đạt được mục tiêu dé ra của tổ chức Đề đạt được các mục tiêu chung của tổ chức thì phải thực hiện được các chức năng của quản lý Các chức năng của quản lý là những nhiệm vụ lớn nhất, bao trùm lên các hoạt động quản lý.

Từ các quan điểm khác nhau về kiểm soát và nhận diện vai trò của kiểm soát trong quản lý, theo tác giả, có thể hiểu một cách toàn diện về kiểm soát như sau: Kiểm soát là chức năng quan trọng của quản lý, được thực hiện một cách thường xuyên liên tục trong mọi mặt hoạt động và trong mọi cấp độ quản lý trong doanh nghiệp Mục đích cuối cùng của kiểm soát là làm cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu cao nhất đã đề ra với chỉ phí và mức độ rủi ro thấp nhất Tuy nhiên, để hoạt động quan lý được tiến hành một cách có hiệu qua thì việc lựa chọn loại hình kiểm soát phù hợp sao cho có thê phòng ngừa được rủi ro là một van đề quan trong đối với doanh nghiệp.

2.1.1.2 Phân loại kiểm soát

Nhận định về bản chất và vai trò của kiểm soát nêu trên đã cho thấy kiểm soát hiện điện ở mọi hoạt động, lĩnh vực, là đối tượng quan tâm của cả nhà quản trị, người thực hiện công việc trong đơn vị, người sử dụng thông tin Xét trên các khía cạnh khác nhau sẽ tồn tại nhiều loại hình kiểm soát tùy theo lĩnh vực hoạt động, loại hình hoạt động, phân cấp quản lý, cơ chế kinh tế, điều kiện xã hội Hệ thống các quan điểm và lý thuyết về kiểm soát, việc phân chia các loại hình kiểm soát trong doanh nghiệp được thực hiện trên cơ sở các tiêu thức là mức độ ảnh hưởng của chủ thể kiểm soát với các đối tượng kiểm soát, phạm vi, nội dung, đối tượng, mục đích, mối quan hệ giữa chủ thé và khách thé kiểm soát:

() Phân loại theo mối quan hệ của chủ thể kiểm soát với khách thé kiểm soát thì kiểm soát bao gồm kiểm soát từ các chủ thé bên ngoài đơn vị và kiểm soát từ các chủ thé bên trong don vị.

Trang 32

Kiểm soát từ các chủ thể bên ngoài đơn vị (ngoại kiểm): là loại kiểm soát được thực hiện bởi các chủ thể bên ngoài đơn vị như kiểm soát của đơn vị cấp trên, kiểm soát của cơ quan quản lý Nhà nước Kiểm soát nội bộ (kiểm soát từ các chủ thể bên trong đơn vị): là loại kiểm soát được thực hiện bởi các chủ thể bên trong đơn vị, tiến hành kiểm soát lẫn nhau theo nhiều chiều nhằm mục đích quản trị nội bộ.

(ii) Phân loại theo mức độ ảnh hưởng của chủ thé kiểm soát thì kiểm soát bao gồm kiểm soát trực tiếp và kiểm soát gián tiếp Kiểm soát trực tiếp: Kiểm soát trực tiếp bao gồm kiểm soát hoạt động, kiểm soát xử lý, kiểm soát bảo vé tài sản Kiểm soát gián tiếp: là việc kiểm soát tổng thể với nhiều hệ thống, nhiều công việc khác nhau.

(iii) Phân loại theo thời điểm kiểm soát thì kiểm soát bao gồm kiểm soát dự kiến trước, kiểm soát trong quá trình thực hiện (kiểm soát đồng thời), kiểm soát sau quá trình thực hiện (kiểm soát phản hồi), Kiểm soát trước (Kiểm soát dự kiến trước): là quá trình kiểm soát trước khi thực hiện hoạt động nhằm mục tiêu ngăn

ngừa sai phạm có thể xay ra để giúp các kế hoạch có thể đạt được thành công.

Kiểm soát trong quá trình thực hiện (kiểm soát đồng thời): đây là loại kiểm soát gan liền với thực tế thực hiện công việc hiện tại bao gồm các công việc như giám sát, điều chỉnh các hoạt động một các thường xuyên, liên tục để nhằm đảm bảo tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn đã thiết lập Kiểm soát sau quá trình thực hiện (kiểm soát phản hồi): Là việc thu thập và đánh giá thông tin về một hoạt động đã hoàn thành so với mục tiêu đề ra, đồng thời đưa ra biện pháp dé cải thiện hoạt động trong tương lai, giúp tránh lặp lại sai lầm trong quá khứ.

(iv) Phân loại theo nội dung của kiểm soát thì kiểm soát bao gồm kiểm soát tô chức và kiểm soát kế toán Kiểm soát tô chức: là loại kiểm soát được thiết lập nhằm đảm bảo sự tuân thủ của tổ chức đối với các quy định của pháp luật và quy định của đơn vị, hiệu lực, hiệu quả của tổ chức trong quá trình thực hiện hoạt động nhằm đảm bảo hoạt động đúng mục tiêu, sử dụng nguồn lực kinh tế và hiệu quả Kiểm soát kế toán: là loại kiểm soát tập trung vào việc kiểm tra các thông.

Trang 33

tin cung cấp cho việc ra quyết định nhằm đảm bảo tính trung thực, hợp lý của thông tin, bảo vệ tài sản trong đơn vị.

(v) Phân loại theo đối tượng của kiểm soát thì kiểm soát bao gồm kiểm soát đầu ra và kiểm soát hành vi Kiểm soát đầu ra: là loại kiểm soát được áp dụng ở moi cấp độ trong doanh nghiệp thông qua việc nhà quản trị chọn tiêu chuẩn đánh giá đầu ra thích hợp với mục tiêu của từng cấp quản lý và sau đó đo lường kết quả đạt được Kiểm soát hành vi: kiểm soát này được thiết kế để giám sát, hỗ trợ và khích lệ nhân viên trong quá trình thực hiện hoạt động.

(vi) Phân loại theo mục tiêu kiểm soát thì kiểm soát bao gồm kiểm soát ngăn ngừa, kiểm soát phát hiện, kiểm soát sửa chữa và kiểm soát bù trừ.

(vii) Phân loại theo chu kỳ tiến hành kiểm soát thì kiểm soát bao gồm kiểm soát thường xuyên, kiểm soát định kỳ Kiểm soát thường xuyên: là loại kiểm soát được tiến hành thường xuyên, liên tục hàng ngày trong quá trình thực hiện các hoạt động tại đơn vị Kiểm soát định kỳ: là loại kiểm soát được thực hiện định kỳ hoặc khi có tình huống bắt thường tại đơn vị.

(viii) Phân loại theo phạm vi kiểm soát thì kiểm soát bao gồm kiểm soát toàn điện, kiểm soát chọn điềm (điển hình).

2.1.2 Kiểm soát nội bộ

2.1.2.1 Lịch sử phát triển và bản chất của kiểm soát nội bộ

Với các nhà quản lý, kiểm soát là phương thức dé đạt được mục tiêu đã đặt ra KSNB là loại kiểm soát mà nhà quản lý sử dụng để đơn vị tự thực hiện các hoạt động kiểm tra giám sát nhằm mục đích quản trị nội bộ Khái niệm về KSNB đã ra đời từ rất lâu, có rất nhiều tổ chức đưa ra các khái niệm và định nghĩa về KSNB, cụ thể:

Năm 1905, Robert Montgomery đã đưa ra một số nhận định sơ khai liên quan tới một số vấn đề về kiểm soát nội bộ trong quyền “Lý thuyết và thực hành kiểm toán” [76].

Trang 34

Năm 1929, thuật ngữ kiểm soát nội bộ chính thức được đề cập trong Công bố của Cục dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Federal Reserve Bulletin) như sau “kiểm soát nội bộ là một công cụ để bảo vệ tiền va các tài sản khác, đồng thời thúc day nâng cao hiệu quả hoạt động và đây là một cơ sở để phục vụ cho việc lấy mẫu của kiểm toán viên”.

Năm 1936, Hiệp hội Kế toán viên công chứng Hoa Kỳ (AICPA - American Institute of Certified Public Accountants) với tên gọi cũ là Hiệp hội Kế toán Hoa Kỳ (AIA - American Institute of Accountants), cũng đưa ra định nghĩa về KSNB là biện pháp và cách thức được chấp nhận và được thực hiện trong một tổ chức để bảo vệ tiền và các tài sản khác, cũng như kiểm tra sự chính xác trong ghi chép số sách Năm 1948, AICPA đã đưa ra những nghiên cứu ban đầu về KSNB trong báo cáo “Kiểm soát nội bộ, các nhân tô cấu thành và tầm quan trọng đối với việc quản trị doanh nghiệp và đối với kiểm toán viên độc lập”, định nghĩa về KSNB được trình bày là các kế hoạch của tổ chức và các biện pháp, cách thức liên quan được chấp nhận và thực hiện để bảo vệ tài sản, kiểm tra thông tin và tuân thủ , qua đó xác định phạm vi của KSNB tương đối rộng.

Năm 1992, Hiệp hội các tổ chức bảo trợ COSO phát hành Báo cáo 1992, đưa ra định nghĩa đầy đủ về KSNB và đưa ra năm yếu tố của KSNB là môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, các hoạt động kiểm soát, hệ thống thông tin và truyền thông, giám sát [80, tr.72-89] Day là cơ sở cho sự phát triển lý luận về KSNB trong các lĩnh vực quản trị, công nghệ, kiểm toán độc lập, các lĩnh vực cụ thể (ngân hàng, bảo hiểm ) Về phía quản trị, trên cơ sở Báo cáo COSO 1992, năm 2004 có công bố bản nghiên cứu hệ thống quản trị rủi ro doanh nghiệp Về phía lĩnh vực công nghệ thông tin, ISACA - Hiệp hội về Kiểm soát và Kiểm toán hệ thống thông tin có ban hành Bản tiêu chuẩn “Các mục tiêu kiểm soát trong công nghệ thông tin và các lĩnh vực liên quan” (CoBIT) năm 1996, đề cập việc kiểm soát trong môi trường tin học.

Trang 35

Tai Việt Nam, theo Kiểm toán Nhà nước thì KSNB là một chức năng của quản lý, trong phạm vi đơn vị cơ sở, KSNB là việc tự kiểm tra và giám sát mọi hoạt động trong tất cả các khâu của quá trình quản lý nhằm đảm bảo các hoạt động đúng luật pháp và đạt được các kế hoạch, mục tiêu đề ra với hiệu quả kinh tế cao nhất và đảm bảo sự tin cậy của BCTC Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 400 đưa ra khái niệm “Kiểm soát nội bộ là các quy định và các thủ tục kiểm soát do đơn vị được kiểm toán xây dựng và áp dụng nhằm bảo đảm cho đơn vị tuân thủ pháp luật và các quy định, để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện gian lận, sai sót; để lập báo cáo tài chính trung thực và hợp lý; nhằm bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản của đơn vị Hệ thống KSNB bao gồm môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán, và các thủ tục kiểm soát” [2] Ngân hàng Nhà nước Việt Nam định nghĩa “ Kiểm soát nội bộ là việc kiểm tra, giám sát đối với các cá nhân, bộ phận trong việc thực hiện cơ chế, chính sách, quy định nội bộ, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, văn hóa kiểm soát nhằm kiểm soát xung đột lợi ích, kiểm soát rủi ro, đảm bảo hoạt động của ngân hàng thương mại, chỉ nhánh ngân hàng nước ngoài đạt được các mục tiêu đề ra đồng thời tuân thủ quy định của pháp luật”.

Như vậy, quá trình nhận thức và nghiên cứu về KSNB đã dẫn đến sự hình thành các định nghĩa khác nhau từ đơn giản đến phức tạp về vấn đề này Theo tác giả, hiện nay định nghĩa về KSNB của Hiệp hội các tổ chức bảo trợ COSO là được chấp nhận rộng rãi nhất Theo định nghĩa của COSO về KSNB thì: “Kiểm soát nội bộ là một quá trình, chịu ảnh hưởng bởi hội đồng quản trị, người quản lý và các nhân viên của đơn vị, được thiết lập dé cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm đạt được các mục đích về hoạt động, báo cáo tài chính và tuân thủ” [57, tr.196].

Trang 36

Hình 2.1: KSNB theo quan điểm của COSO

Nguôn: Khái quát của tác giả Báo cáo COSO có một tầm nhìn rong va mang tính quản trị, trong đó KSNB không chỉ còn là một van dé liên quan đến BCTC mà được mở rộng ra cho các lĩnh vực hoạt động và tuân thủ Có thể hiểu định nghĩa về KSNB như sau:

Một là, KSNB là một quá trình KSNB bao gồm một chuỗi hoạt động kiểm soát hiện diện ở mọi bộ phận trong đơn vị và được kết hợp với nhau thành một thể thống nhất Quá trình kiểm soát là phương tiện để giúp cho đơn vị đạt được các mục tiêu của mình.

Hai là, KSNB được thiết kế và vận hành bởi con người Do đó, KSNB không chỉ là đơn thuần là những chính sách, thủ tục, biểu mẫu mà chủ yếu do những con người trong tổ chức như HĐQT, BGD và các nhân viên thực thi.

Ba là, KSNB cung cấp một sự đảm bảo hợp lý KSNB cung cấp một sự đảm bảo hợp lý, chứ không phải đảm bảo tuyệt đối các mục tiêu sẽ đạt được Vì khi vận hành hệ thống kiểm soát, những yếu kém có thé xảy ra do các sai lam của con người nên dẫn đến không đạt được các mục tiêu KSNB có thể ngăn

Trang 37

ngừa và phát hiện những sai phạm nhưng không thé đảm bảo là chúng không xảy ra Hơn nữa một nguyên tắc cơ bản trong việc đưa ra quyết định quản lý là chỉ phí cho quá trình kiểm soát không thé vượt quá lợi ích mong đợi từ quá trình kiểm soát đó Do đó, tuy người quản lý có thể nhận thức đầy đủ về các rủi ro, thế nhưng nếu chỉ phi cho quá trình kiểm soát quá cao thì họ vẫn không áp dụng các thủ tục để kiểm soát rủi ro.

Kiểm soát nội bộ là nhiệm vụ thường xuyên của các đơn vị, tổ chức trên cơ sở xác định những rủi ro có thể xảy ra trong từng khâu công việc, dé tìm ra những biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu rủi ro nhằm thực hiện có hiệu quả tất cả các mục tiêu đã đặt ra Mục tiêu của KSNB bao gồm:

Thứ nhất, bảo dam được hiệu quả của mọi hoạt động và phát huy được năng lực, tính chủ động, sáng tạo của các cấp quản lý Tài sản của đơn vị phải được bảo vệ tốt nhất Các tài sản này có thé bị đánh cắp, bị lam dụng vào các mục đích khác nhau, hoặc bị hư hại, ton thất nếu không được bảo vệ bởi hệ thống kiểm soát thích hợp.

Thứ hai, các thông tin, đặc biệt là thông tin kế toán phải đảm bảo độ tin cậy, chính xác, kịp thời, khách quan và phải được lưu giữ, bảo vệ một cách đáng tin cậy Do thông tin là căn cứ dé hình thành các quyết định trong quan lý nên các thông tin này phải đáp ứng được các yêu cầu phục vụ cho các mục đích quản

lý khác nhau, đạt mục tiêu hiệu quả nhất Trong hoạt động kinh doanh cũng như

một số hoạt động khác cần được bảo mật, các thông tin cần phải được lưu giữ, bảo quan theo đúng yêu cầu, dé tránh rò ri cho các đối tượng không cần thiết, tiềm an nguy cơ dẫn đến các rủi ro.

Thứ ba, bảo đảm việc thực hiện các chính sách, chế độ pháp lý một cách tuân thủ, bảo đảm sao cho tất cả các hoạt động của tổ chức, đơn vị đều phải thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành Pháp luật do Nhà nước quy định đều nhằm điều chỉnh hành vi mọi hoạt động của các bộ phận, cá nhân liên quan đến quá trình thực hiện mục tiêu của từng tô chức Để đạt được mục tiêu, người ta có thé bat chấp việc tuân thủ các quy định của pháp luật và từ đó dẫn đến các rủi ro Chính vì vậy hệ thống KSNB phải đưa ra được các chính sách, quy định để ngăn

Trang 38

chặn trước mọi biểu hiện có thể vi phạm pháp luật và bảo đảm các hành động phải được tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

Tóm lại, từ các quan điểm khác nhau về KSNB, theo quan điểm của tác giả thì KSNB là những quy trình, biện pháp, cách thức do ban lãnh đạo và các cá nhân khác trong đơn vị thiết lập dé dé kiểm soát mọi hoạt động diễn ra trong doanh nghiệp cũng như ngăn ngừa và xử lý các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động của đơn vị, nhằm đạt đến mục đích cuối cùng là đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động theo đúng phương hướng, chiến lược kinh doanh đã đề ra và phát triển bền vững, đạt hiệu quả cao nhất với mức độ rủi ro thấp nhất.

Bản chất của KSNB là hoạt động nội bộ độc lập một cách tương đối với hoạt động quản lý của cơ quan, tô chức, đơn vị, là hoạt động bên trong mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị được thực hiện thường xuyên ở tất cả các khâu của quá trình quản lý và là một chức năng của quản lý dé đo lường, xem xét, đánh giá, tư vân, kiến nghị nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý; nhằm mục tiêu thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tô chức, đơn vị tuân thủ chế độ pháp lý, bảo vệ nguồn lực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng, thông tin chính xác, trung thực và kịp thời, tuân thủ cam kết quốc tế.

Kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ đều là một hình thức kiểm soát các hoạt động trong doanh nghiệp KSNB và KTNB bộ đều hướng tới quản trị rủi ro trong doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý sớm tránh những thất thoát đáng tiếc.Tuy nhiên, KSNB là công cụ dé vận hành doanh nghiệp đảm bảo tính hiệu quả, tính tuân thủ pháp lý, việc này do BGD thực hiện Trong khi đó KTNB là công cu để kiểm tra xem doanh nghiệp có thực hiện KSNB như đã đặt ra hay không, việc này do HĐQT hoặc BKS trực thuộc hội đồng quản trị thực hiện KSNB là nói đến cả một hệ thống, trong đó bao gồm cả KTNB Trong nhiều doanh nghiệp hiện nay, vẫn luôn tồn tại hai hình thức KSNB và KTNB Dé đảm bảo tính độc lập, tránh sự chồng chéo trong hoạt động, mỗi doanh nghiệp cần phải quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm của hai loại hình này góp phần hoạt động hiệu quả, 6n định và phát triển bền vững.

Trang 39

2.1.2.2 Hạn ché của kiêm soát nội bộ

Xuất phát từ đặc tính của KSNB là giúp đem lại một sự đảm bảo hợp lý cho việc đạt mục tiêu của doanh nghiệp Cho nên KSNB dù có được thiết kế hoàn hảo đến đâu cũng không thể vượt qua những hạn chế có hữu.

Thứ nhất, KSNB chỉ tính đến các sai phạm dự kiến mà không tính đến các sai phạm đột xuất hay bắt thường Các thủ tục kiểm soát được thiết kế cho các nghiệp vụ thường xuyên hơn là cho các nghiệp vụ không thường xuyên Các thủ tục kiểm soát thường được thiết kế để kiểm soát với cấp dưới hơn là với nhà quản trị cấp cao Thủ tục kiểm soát bị lạc hậu: do thủ tục là có sẵn nên khi có những sự kiện, hoạt động mới nảy sinh hoặc thay đổi cơ chế thì thủ tục kiếm soát không đáp ứng được hoặc bị vi phạm.

Thứ hai, sai phạm do nhân viên trong thiết kế thủ tục kiểm soát và thực hiện nhiệm vụ trong hệ thông KSNB do không hiểu hết hướng dẫn của cấp trên, thiếu thận trọng trong công việc, thiếu tập trung hoặc không hiểu hết yêu cầu của kiểm soát

Thứ ba, các kiểm soát có thể bị vô hiệu hóa nếu do sự thong đồng của các kiểm soát viên hoặc do bị BGD khống chế hoặc do chính người thực hiện kiểm soát lạm dụng quyền trong quá trình làm việc.

Thứ tư, do lỗi tính năng của các phần mềm về khả năng phát hiện và báo cáo về các giao dịch vượt hạn mức tín dụng cho phép có thể bị khống chế thậm chí vô hiệu hóa.

Thứ năm, khi thiết kế và thực hiện các kiểm soát, BGD có thé thực hiện các xét đoán về phạm vi, mức độ các kiểm soát mà BGD lựa chọn thực hiện và về phạm vi, rủi ro mà họ quyết định chấp nhận.

Thứ sáu, do giới hạn vé chi phí Chi phí cho KSNB phải đảm bảo không lớn hơn lợi ích do hệ thống kiểm soát mang lại Hạn chế này tác động tới khả năng đạt mục tiêu của đơn vị.

Trang 40

2.2 Hệ thống kiểm soát nội bộ trong ngân hàng thương mại

2.2.1 Khái quát về hệ thong kiểm soát nội bộ trong ngân hàng thương mại 2.2.1.1 Khái niệm và khung đánh giá hệ thông KSNB trong NHTM Khái niệm hệ thống KSNB được định nghĩa trong rất nhiều các tài liệu khác nhau Tại Mỹ, một trong những khái niệm đầu tiên về hệ thống KSNB được định nghĩa bởi AICPA Trong các Chuẩn mực được hệ thống hóa của AICPA thì hệ thống KSNB được hiểu là: “Hệ thống các kế hoạch tô chức và tất cả các phương pháp phối hợp được thừa nhận dùng trong kinh doanh đẻ bảo vệ tài sản của tổ chức, kiểm tra sự chính xác và độ tin cậy của thông tin kế toán, thúc day hiệu quả hoạt động và khích lệ, bám sát chủ trương quản lý đã đề ra”[84] Theo Chuẩn mực Kiểm toán về Đánh giá rủi ro và Kiểm soát nội bộ (ISA 400) của Liên đoàn Kế toán quốc tế thì: “Hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm toàn bộ các chính sách và thủ tục (các loại hình kiểm soát) được áp dụng bởi nhà quản lý của đơn vị nhằm đảm bảo việc thực hiện các mục tiêu đã định như: thực hiện hoạt động hiệu quả và tuân thủ pháp luật, bám sát chủ trương mà nhà quản lý đã đặt ra; bảo vệ tài sản; ngăn ngừa và phát hiện gian lận và sai sót; đảm bảo sự đầy đủ và chính xác của các thông tin kế toán; lập báo cáo tài chính tin cậy, đúng thời hạn” [92].

Tại Việt Nam, theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 400, hệ thống KSNB được định nghĩa: “Hệ thống KSNB là các quy định và các thủ tục kiểm soát do đơn vị được kiểm toán xây dựng và áp dụng nhằm bảo đảm cho đơn vị tuân thủ pháp luật và các quy định đề kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa và pháp hiện gian lận, sai sót; để lập BCTC trung thực và hợp lý; nhằm bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản của đơn vị” [2] Hệ thống KSNB trong lĩnh vực ngân hàng được định nghĩa như sau: “ Hệ thống kiểm soát nội bộ là tập hợp các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ, cơ cấu tổ chức của ngân hang thương mại, chi nhánh ngân hang nước ngoài được xây dựng phù hợp với quyđịnh tại Luật các TCTD, Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan và được tổ chức thực hiện nhằm kiểm soát, phòng ngừa, phát hiện, xử lý

Ngày đăng: 14/04/2024, 18:01

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w