1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ: Hoàn thiện kiểm soát chi ngân sách nhà nước cấp huyện qua kho bạc nhà nước Hai Bà Trưng

161 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 161
Dung lượng 23,96 MB

Nội dung

Trang 1

AQHL nãId iL NIANON

NYOL IM ‘HNVON NOANHO

££0£ - ION YH

BO GIAO DUC VA DAO TAO TRUONG DAI HOC MO HA NOI

Chuyên ngành: Kế toán

Mã ngành: 8340301

HOÀN THIỆN KIEM SOÁT CHI NSNN CÁP HUYỆN QUA KBNN HAI BÀ TRƯNG

Họ và tên học viên : Nguyễn Thị Diệu Thủy Mã học viên : 20K41010006

Người hướng dẫn : TS NGUYEN THANH TRANG

Hà Nội - 2023

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRUONG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NOI

Chuyên ngành: Kế toán Mã ngành: 8340301

HOÀN THIỆN KIÊM SOÁT CHI NSNN CAP HUYỆN QUA KBNN HAI BÀ TRUNG

Xác nhận của người hướng dẫn khoa học: Học viên:

(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

TS Nguyễn Thanh Trang Nguyễn Thị Diệu Thủy

Hà Nội - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng

tôi Các số liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan Các kết quả này chưa từng được công bố trong bat kỳ nghiên cứu nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Diệu Thúy

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

MUC LUC ii

DANH MUC CAC TU VIET TAT v

DANH MỤC BANG, SƠ DO vi MO DAU 1

CHUONG 1: CO SO LY LUAN VE KIEM SOAT CHI NGAN SACH NHA NƯỚC CAP HUYỆN QUA KHO BAC NHÀ NƯỚC.

1.1 Khái quát về Kiểm soát chi NSNN cấp huyện qua KBNN

1.1.1 Các khái niệm về kiểm soát chỉ NSNN

Đặc điêm và quy trình kiêm soát chi NSNN c:1

1.2 Nội dung và nguyên tắc Kiểm soát chi NSNN

1.2.1 Nội dung Kiểm soát chỉ NSNN cấp huyệt

1.2.2 Nguyên tắc Kiểm soát chỉ NSNN cấp huyện

Vai trò kiểm soát chỉ NSNN cấp huyện

huyện qua KBNN

1.3 Một số tiêu chí về hiệu quả của Kiểm soát chỉ NSNN 1.4 Các yếu tố ảnh hướng tới Kiểm soát chỉ.

1.4.1 Yếu tố chủ quan

1.4.2 Yếu tổ khách quan ee 1.5 Kinh nghiệm Kiểm soát chi NSNN cấp huyện qua một số KBNN khác

và bài học rút ra cho KBNN Hai Bà Trưng.

1.5.1 Kinh nghiệm Kiểm soát chỉ NSNN cấp huyện qua một số KBNN khác 46

1.5.2 Bài học kinh nghiệm rút ra cho KBNN Hai Bà Trưng 49

Kết luận chương 1 50

CHƯƠNG 2: THUC TRẠNG KIEM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CAP HUYỆN QUA KHO BAC NHÀ NƯỚC HAI BÀ TRUNG 51 2.1 Khái quát về KBNN Hai Bà Trưng và chỉ NSNN cấp huyện trên địa bàn

quận Hai Bà Trưng 51

Trang 5

2.1.1 KBNN Hai Bà Trưng

2.1.2 Chi NSNN cấp Huyện trên địa bàn quận Hai Bà Trưng 53

2.2 Thực trạng Kiểm soát chỉ NSNN cấp huyện qua KBNN Hai Bà Trưng 55

2.2.2 Kiểm soát chỉ đầu tư XDCB

2.2.3 Thực trạng các yêu tô tác động tới Kiểm soát chỉ NSNN qua KBNN 63

2.3 Đánh giá thực trạng kiểm soát chỉ NSNN cấp huyện qua KBNN Hai

Bà Trưng 117

2.3.1 Những kết quả đạt được -. -2cc¿c++++ctccCEEEEExvrrerrrrrrrrrrrrkr 117 2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân -:¿22222222222222222222222222222222222222 120 Kết luận chương 2 125 CHUONG 3: MOT SO GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIEM SOÁT CHI NGAN SÁCH NHÀ NƯỚC CÁP HUYỆN QUA KBNN HAI BÀ TRƯNG 26

3.1 Mục tiêu, định hướng của KBNN và mục tiêu, phương hướng trong

Kiểm soát chỉ NSNN 126

3.1.1 Mục tiêu, định hướng của KBNN ccc.ic 126

3.1.2 Mục tiêu, phương hướng trong Kiểm soát chỉ NSNN 129 3.2 Giải pháp hoàn thiện kiểm soát chỉ NSNN cấp huyện qua KBNN Hai

Trang 6

3.3 Kiến nghị với một số cơ quan có thắm quyền

3.3.1 Kiến nghị Bộ Tài chính :::cccsttrrrvvrrtrrerrrrrrrrrrrree 3.3.2 Kiến nghị KBNN

3.3.3 Kiến nghị với các cơ quan các cấp tại địa phương Kết luận chương 3

KET LUẬN

Trang 7

DANH MỤC CÁC TỪ VIET TAT

AP,GL Phân hệ hạch toán chi NSNN, Phân hệ số cái HĐND Hội đồng Nhân dân

KT-XH Kinh tế - Xã hội KTNN Kế toán nhà nước

NSTW Ngân sách trung wongQLDA Quản lý dự án

QP-AN Quốc phòng — an ninh

TABMIS Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc

Trang 8

DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐÒ

Bảng 2.1: Công chức KBNN Hai Bà Trưng thời điểm 31/12/2022 50 Bang 2.2: Don vi giao dich va số tài KNOAM voaeescessecsssssessssssseseessssseesssssseeessssseeees 53 Bảng 2.3: Chi ngân sách cấp huyện trong chi NSNN essssssssssssssssssssssssssssseessesees 54

Bang 2.4: Chi ngan sach huyén theo linh vue chi

Bảng 2.5: Kiểm soát chỉ thường xuyên ngân sách cấp huyện Bảng 2.6: Kiểm soát chỉ thường xuyên theo nhóm chỉ

Bảng 2.7: Từ chối thanh toán các khoản chỉ thường xuyên 60

Bảng 2.8: Kiểm soát chỉ đầu tư XDCB

Bảng 2.9: Từ chối trong Kiểm soát chi đầu tư XDCB -: :c¿ 62

Bảng 2.10: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực KBNN 63

Sơ đồ 2.1: Cơ cầu tô chức bộ máy KBNN Hai Bà Trưng - 52

Trang 9

MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài

Theo Điều 4 Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015

quy định “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chỉ của Nhà nước được

dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước

có thâm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước” Như vậy, nói đến ngân sách nhà nước có nghĩa là đề cập đến hai loại

hình hoạt động cơ bản của nhà nước đó là hoạt động thu nộp và hoạt động chỉ

tiêu ngân sách của bộ máy công quyền, trong đó việc kiểm soát chỉ ngân sách nhà nước được xem là một phần không thể thiếu của hoạt động chỉ ngân sách

nhà nước.

Khái niệm chỉ ngân sách có thể được tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau, nhưng nói chung có thể hiểu rằng, chỉ ngân sách là hoạt động nhằm sử

dụng quỹ ngân sách, là quá trình phân phối nguồn tiền tệ nằm trong quỹ ngân

sách nhà nước để dùng vào mục đích khác nhau của nhà nước do cơ quan có thấm quyền cao nhất quyết định Chi ngân sách nhà nước là “phân phối và sử dụng ngân sách nhà nước theo dự toán ngân sách đã được chủ thé quyền lực quyết định nhằm đuy trì sự hoạt động của bộ máy nhà nước và bảo đảm nhà

nước thực hiện được chức năng cia minh”.

Kiểm soát chỉ NSNN là một khâu nghiệp vụ quan trọng và hết sức cần

thiết của KBNN Do yêu cầu của công cuộc đổi mới: đổi mới về cơ chế quản lý

tài chính nói chung và cơ chế quản lý ngân sách nhà nước nói riêng, đòi hỏi mọi

khoản chi của ngân sách nhà nước phải đảm bảo chi đúng mục dich, tiết kiệm và

hiệu quả; Do hạn chế từ chính bản thân cơ chế quan lý chỉ ngân sách nhà nước:

cơ chế quản lý chỉ ngân sách nhà nước tuy đã thường xuyên được sửa đồi, nâng

cao hiệu quả nhưng vẫn chỉ quy định được những vấn đề chung nhất mang tính

nguyên tắc dẫn tới không thể khái quát hết tất cả các hiện tượng phát sinh trong

Trang 10

quá trình thực hiện quản lý kiểm soát chỉ ngân sách nhà nước; Do ý thức của các

đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước: các đơn vị thụ hưởng ngân sách

nhà nước thường có tư tưởng tìm mọi cách để sử dụng hết số kinh phí đã được cấp, không quan tâm tới việc chấp hành đúng mục đích, đối tượng và dự toán được duyệt; Tuy nhiên, việc dùng các chỉ tiêu định lượng để đánh giá kết quả

công việc trong một số trường hợp sẽ gặp khó khăn Do vậy, cần thiết phải có

một cơ quan nhà nước có chức năng, nhiệm vụ để thực hiện kiểm tra, kiểm soát

các khoản chỉ của NSNN dé đảm bảo cho việc chỉ trả của Nhà nước là phù hợp

với các nhiệm vụ đã giao.

Cùng với hệ thống KBNN trên toàn quốc, KBNN Hai Bà Trưng đã triển

khai thực hiện kiểm soát chỉ NSNN và đạt được nhiều thành tựu đáng kẻ, tuy

nhiên trên cơ sở khảo sát thực tế, thong kê, tong hợp và phân tích, đánh giá thực

trạng kiểm soát chỉ NSNN qua KBNN Hai Bà Trưng, chúng ta thấy rằng ngoài những mặt tích cực đã đạt được vẫn còn tồn tại những hạn chế của kiểm soát chỉ

NSNN qua KBNN Tìm ra nguyên nhân của những tồn tại, từ đó đưa ra các

nhóm giải pháp, đề xuất các kiến nghị hoàn thiện kiểm soát chỉ NSNN qua

KBNN Hai Bà Trưng nói riêng và KBNN nói chung trong thời kỳ tiếp theo, từ

đó làm tốt hơn nữa chức năng, nhiệm vụ của KBNN trong lĩnh vực quản lý quỹ

NSNN, đổi mới công tác quản lý, kiểm soát chỉ qua KBNN trên cơ sở xây dựng

cơ chế, quy trình quản lý, kiểm soát, thanh toán các khoản chỉ NSNN qua KBNN phù hợp với Luật Ngân sách, thông lệ quốc tế và trong vận hành TABMIS là hết sức cần thiết.

Xuất phát từ những nguyên nhân nêu trên, tôi lựa chọn thực hiện

nghiên cứu nhằm “Hoàn thiện Kiểm soát chỉ NSNN cấp Huyện qua KBNN

Hai Bà Trưng” là đề tài cho luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ chuyên ngành Kế

toán của mình.

2 Tên đề tài nghiên cứu

Xuất phát từ những phân tích nêu trên, việc thực hiện nghiên cứu về “Hoàn thiện kiểm soát chỉ NSNN cấp Huyện qua KBNN Hai Bà Trưng” là cần thiết, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả kiểm soát chỉ NSNN qua KBNN Hai Bà

Trang 11

Trưng trong thời gian tới nói riêng cũng như công tác quản lý chỉ NSNN quaKBNN nói chung.

3 Mục tiêu nghiên cứu

3.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát

Mục tiêu chung là việc nghiên cứu đề tài nhằm hoàn thiện Kiểm soát chỉ NSNN cấp Huyện trên địa bàn quận Hai Bà Trưng thông qua việc đề xuất các giải pháp dé hoàn thiện Kiểm soát chỉ.

3.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể

Để thực hiện mục tiêu chung trên cần giải quyết một số mục tiêu cụ thể như: + Hệ thống hóa một số cơ sở lý luận về Kiểm soát chỉ NSNN cấp Huyện

qua KBNN;

+ Phản ánh chính xác thực trạng Kiểm soát chi NSNN trên địa bàn quận

Hai Ba Trưng giai đoạn 2018 - 2022, qua đó tìm ra ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân hạn chế của công tác Kiểm soát chỉ NSNN cấp Huyện qua

KBNN Hai Bà Trưng.

+ Từ hạn chế trong Kiểm soát chỉ, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm

hoàn thiện Kiểm soát chỉ NSNN cấp Huyện qua KBNN Hai Bà Trưng trong thời

gian tới.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là kiểm soát chỉ NSNN cấp Huyện

qua KBNN Hai Bà Trung trong giai đoạn 5 năm từ 2018 - 2022 Từ đó, nêu bật

được những ưu điểm, hạn chế, xác định nguyên nhân của những hạn chế vừa nêu và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện kiểm soát chỉ NSNN cấp Huyện qua

KBNN Hai Bà Trưng.4.2 Pham vi nghiên cứu

Do những hạn chế liên quan đến nguồn lực thực hiện nghiên cứu như con

người, thời gian thực hiện nghiên cứu do vậy, tác giả giới hạn trong phạm vi

cụ thể như sau:

Trang 12

(1) Phạm vi nội dung: Tập trung vào nghiên cứu kiểm soát chỉ đầu tư

XDCB, chỉ thường xuyên NSNN cấp huyện.

(2) Phạm vi không gian: KBNN quận Hai Bà Trưng.

(3) Phạm vi thời gian: Nghiên cứu thực trạng kiểm soát chỉ NSNN cấp

Huyện trong giai đoạn 2018 - 2022.

Tổng quan tài liệu

Vũ Đức Hiệp (2018) - Vụ trưởng Vụ Kiểm soát chỉ KBNN với nghiên cứu

“Tang cường kiểm soát chặt chẽ các khoản chỉ NSNN qua KBNN" đăng trên

Tạp chí tài chính [4]

Quán triệt các Nghị quyết số 01/NQ-CP, Nghị quyết số 70/NQ-CP của

Chính phủ và sự chỉ đạo của BTC, năm 2017 KBNN với chức năng, nhiệm vụ

được giao đã chủ động triển khai trong toàn hệ thống hàng loạt các giải pháp về KSC NSNN qua KBNN, từ đó tạo nên những chuyền biến tích cực trong công tác KSC Tuy nhiên, theo tác giả này trong năm 2017, mặc dù đã đạt nhiều kết quả tích cực nhưng công tác KSC NSNN vẫn còn tổn tại một số khó khăn cần

tháo gỡ liên quan đến chỉ đầu tư (thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn

đầu tư công chưa phù hợp với quy định của Luật Đầu tư công, khó kiểm soát

thanh toán và giải ngân vốn dự án khởi công mới, khó kiểm soát thanh toán vốn

đầu tư trong trường hợp ủy thác quản lý dự án, lúng túng trong KSC, xác nhận và hạch toán ghi thu ghi chi vốn ODA); chỉ thường xuyên (Vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ KSC thường xuyên chủ yếu tập trung vào việc thanh toán mua sắm các trang thiết bị theo Quyết định số 58/2015/QĐ-TTg ngày 17/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về Quy định tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng máy móc, thiết bị của cơ quan nhà nước, tô chức, đơn vị sự nghiệp công lập ) Từ những hạn chế xác định, tác giả đề xuất những giải pháp mà KBNN cũng như KBNN tỉnh, thành phố nhằm triển khai hiệu quả công tác

KSC NSNN niên độ ngân sách 2018.

Trang 13

Trương Thị Bé Hai, Trương Minh Toàn (2019) với nghiên cứu “Hoàn

thiện kiểm soát chỉ NSNN qua KBNN Trà Vinh” Tap chí tài chính ngày

06/10/2019 [3]

Bằng phương pháp nghiên cứu định tính, nghiên cứu này được thực hiện

nhằm phân tích thực trạng, những tồn tại, hạn chế của công tác KSC NSNN trên địa

bàn tỉnh Trà Vinh (KBNN tính và các KBNN cấp huyện), từ đó, đề xuất giải pháp

nâng cao hiệu quả công tác KSC NSNN trên địa ban Trà Vinh trong thời gian tới.Qua nghiên cứu, bên cạnh những thành tựu đạt được trong công tác KSC NSNN,

các tác giả xác định những hạn chế còn mắc phải mà KBNN tại Trà Vinh cần khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả công tác KSC NSSN trên địa bàn tỉnh như: quyền

hạn và trách nhiệm của các cơ quan trong công tác quản lý chỉ chưa được thê hiện rõ; sai sót trong thực hiện nghiệp vụ của cán bộ, công chức; cơ chế cấp phát dự toán chưa hiệu quả công tác lập, phân bỗ, chấp hành dự toán của các đơn vị còn nhiều hạn chế; nội dung kiểm soát các khoản chi còn nhiều bat cập; một số hạn chế trong

ứng dụng công nghệ, tin học, Cuối cùng, tác giả đề xuất các nội dung cần tập trung nhằm nâng cao hiệu quả công tác KSC NSNN tại đơn vị.

Bài viết của PGS.TS Trần Huy Hoàng — ThS Nguyễn Thị Ngọc Ngân “Quan lý rủi ro trong hoạt động kiểm soát chỉ thường xuyên NSNN qua

KBNN Trà Vinh” đăng trên Tạp chí Tài chính kỳ 1, tháng 4/2020, [5]

Nhóm tác giả đã phân tích và đánh giá khá chỉ tiết về việc quản lý rủi ro trong hoạt động kiểm soát chỉ, đã đánh giá và đưa ra được nội dung quản lý rủi

ro, đưa ra 9 yếu tô gây ra rủi ro trong hoạt động kiểm soát chỉ thường xuyên NSNN, đánh giá được kết quả, tồn tại và đưa ra được 04 nhóm giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác quản lý rủi ro trong kiểm soát chỉ thường xuyên NSNN.

Tuy nhiên lội dung bài viết chủ yếu đi sâu vào quản lý rủi ro, mà chưa đề cập đến nội dung kiểm soát chỉ theo hướng kiểm soát rủi ro, cũng như việc tăng

cường phân cấp, hậu kiểm trong kiểm soát chỉ theo hướng kiểm soát rủi ro, do

đó cần tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện.

Trang 14

Đề tài “Tăng cường kiểm soát chỉ NSNN qua KBNN cấp huyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong điều kiện thống nhất dau mối kiểm soát chỉ

NSNN” do KBNN Thái Nguyên là đơn vị chủ trì nghiên cứu (07/2018) [6]

Tuy nhiên, tại đề tài này, nhóm tác giả mới chỉ trình bày kiểm soát chỉ NSNN qua KBNN nói chung, còn thiếu 2 nội dung quan trọng là: “Kiểm soát chỉ

NSNN của KBNN cấp huyện” và “trong điều kiện thống nhất đầu mối kiểm soát chỉ NSNN” Bên cạnh đó, tác giả cần có phân tích “trong điều kiện thống nhất

đầu mối kiểm soát chỉ NSNN” có ảnh hưởng như thé nào đến quá trình kiểm soát chỉ NSNN qua KBNN cấp huyện hoặc so với trước đây, một số nội dung không thuộc đối tượng nghiên cứu của đề tài, chưa làm rõ quy trình kiểm soát chỉ của KBNN huyện và những điểm khác so với KBNN tỉnh trong điều kiện

thống nhất đầu mối kiểm soát chỉ.

Đề tài “Tăng cường công tác kiểm soát chỉ NSNN qua KBNN cấp huyện trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp” do KBNN Đồng Tháp là đơn vị chủ trì

nghiên cứu.(3/2019) [7]

Nhóm tác giả đã đề xuất 5 nhóm giải pháp gồm: Cải thiện chất lượng đội ngũ thực hiện kiểm soát chỉ; Nâng cao hiệu quả quy trình làm việc và Hệ thống hướng dẫn công việc; Cải tiến tổ chức giao dịch; Kiện toàn kiểm soát rủi ro; Ứng dụng công nghệ mới trong quản lý kiểm soát chỉ tại các KBNN cấp

huyện Ngoài ra, nhóm tác giả cũng đưa ra 5 vấn đề kiến nghị với các cơ quan

có thâm quyền như: Cơ chế, chính sách; Xây dựng quy trình; Tổ chức giao dịch; Quản lý khách hàng và một số nội dung khác Trong kiến nghị Tác giả đề nghị sửa đổi Điều 12 Luật NSNN là chưa thực sự thuyết phục; Với Bộ Tài én tại là van đề có tính

chính thì việc phát sinh thêm thủ tục hành chính so vớinhạy cảm hiện nay.

Đề tài “Giải pháp hoàn thiện KSC ngân sách nhà nước cấp huyện trên địa

bàn tỉnh Bình Thuận” do KBNN Bình Thuận làm đơn vị chủ trì nghiên cứu (/2021) {8}

Trang 15

Đề tài được nhóm tác giả nghiên cứu về thực trạng kiểm soát chỉ NSNN cấp Huyện trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, từ đó đưa ra phương hướng, mục tiêu và đề xuất 5 nhòm giải pháp nhằm hoàn thiện KSC ngân sách nhà nước cấp huyện trên địa bàn tỉnh Binh Thuận, bao gồm: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm soát chỉ ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước; Nâng cao chất lượng công chức kiểm soát chỉ ngân sách nhà nước; Sử dụng có hiệu quả hơn nữa nguồn nhân lực trong kiểm soát chỉ ngân sách nhà nước; Chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan trong kiểm soát chỉ ngân sách nhà nước; Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra nghiệp vụ và kiểm tra nội bộ trong từng đơn vị Kho bạc Nhà nước.

Tuy nhiên, nhóm giải pháp thứ 2 “Nâng cao chất lượng công chức kiểm soát

chi ngân sách nhà nước” và nhóm giải pháp thứ 3 “Sử dụng có hiệu qua hơn nữa

nguồn nhân lực trong kiểm soát chỉ ngân sách nhà nước” nên lồng ghép vào thành một nhóm Đồng thời, một số hạn chế đã được khắc phục, cần cập nhật các hạn chế mới phát sinh để đưa ra các giải pháp phù hợp, thiết thực hơn.

Các công trình nghiên cứu trên, xét phạm vi nghiên cứu về không gian, thời gian và nội dung nghiên cứu không trùng lắp với đề tài do tác giả nghiên

cứu Về cơ sở lý luận, tác giả kế thừa một số quan điểm của các công trình này còn về thực trạng của mục tiêu nghiên cứu cụ thể là sự khác biệt lớn.

5 Phương pháp nghiên cứu5.1 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, các phương pháp nghiên cứu được sử

dụng là phương pháp nghiên cứu định tính.

- Tổng hợp và phân tích tài liệu được áp dụng chủ yếu trong việc chọn lọc,

tổng hợp và khái quát lại các vấn đề lý luận chung về kiểm soát chỉ NSNN tại

- Thống kê và so sánh được sử dụng chủ yếu trong chương 2 nhằm đưa ra và so sánh các số liệu liên quan đến thực trạng kiểm soát chỉ NSNN cấp Huyện

tại KBNN Hai Bà Trưng qua các năm 2018 — 2022, đặc biệt là đối với chỉ thường xuyên và chỉ đầu tư NSNN cấp Huyện.

Trang 16

- Phân tích va dự báo: Phân tích những tài liệu thống kê và đưa ra những dự báo trong thời gian tới, và phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong chương 3 của đề tài.

- Quy nạp và diễn giải giúp cho việc tiếp cận lý thuyết và kết quả thu nhập được có tính logic, kết cấu chặt chẽ, được sử dụng trong toàn bộ nghiên cứu.

5.2 Phương pháp xử lí sô liệu

Quy trình nghiên cứu được thực hiện qua các bước nghiên cứu như sau:

- Bước 1: Xác định van dé nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

- Bước 2: Tiến hành hệ thống cơ sở lý luận về Kiểm soát chi NSNN qua KBNN cấp huyện và tìm các tài liệu đã nghiên cứu có liên quan đến dé tài.

- Bước 3: Thu thập dữ liệu nghiên cứu, tập hợp dữ liệu thứ cấp.

- Bước 4: Xử lý đữ liệu Dữ liệu sau khi thu thập sẽ được làm sạch và

nhập liệu vào Excel dé xử lý.

- Bước 5: Phân tích và giải thích kết quả Từ dữ liệu đã thu thập được, tiền hành xử lý dữ liệu, từ đó làm căn cứ để mô tả và phân tích thực trang Kiểm soát chỉ NSNN cấp Huyện qua KBNN Hai Bà Trưng, cũng như xác định những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong công tác này.

- Bước 6: Trình bày kết quả nghiên cứu và dé xuất giải pháp nhằm hoàn

thiện Kiểm soát chỉ NSNN cấp Huyện qua KBNN Hai Bà Trưng.

Trang 17

Quy trình nghiên cứu được thực hiện qua các bước theo sơ đồ 1.

và mục tiêu nghiên cứu.

[ Thu thập dữ liệu nghiên cứu }

Xử lý dữ liệu

Phân tích và giải thích kết quả

Trình bày kết quả nghiên cứu

và dé xuât giải pháp.

Sơ đồ 1: Các bước tiến hành nghiên cứu

Trang 18

6 Đóng góp của luận văn

Nghiên cứu góp phần hệ thống cơ sở lý thuyết liên quan đến kiểm soát chỉ NSNN tại KBNN, đặc biệt là chỉ thường xuyên và chỉ đầu tư; các giải pháp trong kiểm soát chỉ NSNN cấp Huyện tại KBNN Hai Bà Trưng;

Thông qua kết quả nghiên cứu mà đặc biệt là mô tả và phân tích thực

trạng kiểm soát chỉ NSNN cấp Huyện qua KBNN Hai Bà Trưng, nghiên cứu

nêu lên được những tồn tại, bất cập hiện nay và đề xuất một số giải pháp nhằm

hoàn thiện kiểm soát chỉ, đặc biệt là trong khoản chỉ thường xuyên và chỉ đầu

tư trong thời gian tới;

Đề tài nghiên cứu làm phong phú thêm nguồn tài liệu tham khảo trong

lĩnh vực kiểm soát chỉ NSNN qua KBNN nói chung và các giải pháp trong kiểm soát chỉ NSNN cấp Huyện qua KBNN Hai Bà Trưng nói riêng cho những ai có quan tâm đến lĩnh vực này.

7 Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cầu dé tài gồm 3 chương cụ thé như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về Kiểm soát chỉ NSNN cấp Huyện qua KBNN Chương 2: Thực trạng Kiểm soát chỉ NSNN cấp Huyện qua KBNN Hai

Bà Trưng;

Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện kiểm soát chỉ NSNN cấp Huyện

qua KBNN Hai Bà Trưng.

Trang 19

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VE KIEM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CÁP HUYỆN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC

1.1 Khái quát về Kiểm soát chỉ NSNN cấp huyện qua KBNN

1.1.1 Các khái niệm về kiếm soát chỉ NSNN

(1) Ngân sách Nhà nước :

Philip E Taylor (1963) đã định nghĩa rằng “Ngân sách là chương trình

tài chính chính yếu của Chính phủ Tài liệu này tập trung các dự liệu thu và chỉ

trong khoảng thời gian của tài khoá, bao hàm các chương trình hoạt động phải

thực hiện và các phương tiện tài trợ các hoạt động dy” Như vậy, NSNN chính là một kế hoạch tài chính lớn của một quốc gia mà Quốc hội là người quyết

định để cho phép Chính phủ thực hiện trong phạm vi một tài khoá xác định.

Luật NSNN năm 2015 đã định nghĩa: “NSNN là toàn bộ các khoản thu,

chỉ của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất

định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để đảm bảo thực hiện các

chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước” [5,tr2]

Định nghĩa này phản ánh được nội dung cơ bản của ngân sách, quá trình

chấp hành ngân sách, niên độ của ngân sách; đồng thời thể hiện được tính pháp lý của ngân sách, thể hiện quyền chủ sở hữu ngân sách của Nhà nước, thẻ hiện vị

trí, vai trò, chức năng của NSNN.

Trong thực tiễn, khái niệm ngân sách thường dé chỉ tổng số thu và chỉ của

một đơn vị trong thời gian nhất định, một bản tính toán các chỉ phí để thực hiện

một kế hoạch, hoặc một chương trình cho một mục đích nhất định của một chủ

thể nào đó; nếu chủ thé đó là Nhà nước thì ngân sách đó được gọi là NSNN.

Theo tôi, cách tiếp cận khái niệm trong Luật NSNN năm 2015 là phù hợp,

bởi nó không những đúng với niên độ ngân sách theo năm mà đúng với cả cácthời kỳ.

Trang 20

(2) Chi Ngân sách Nhà nước:

Về phương diện quỹ, chỉ NSNN là việc phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm đảm bảo thực hiện chức năng của nhà nước theo những nguyên tắc nhất định Chi NSNN thực hiện quá trình phân phối lại các nguồn tài chính đã được tập trung vào NSNN và đưa chúng đến mục đích sử dụng Do đó, chỉ NSNN là

những việc cụ thể không chỉ dừng lại trên các định hướng mà phải phân bé cho

từng mục tiêu, từng hoạt động và từng công việc thuộc chức năng của nhà nước.

Chỉ NSNN có quy mô lớn và phạm vi rộng, bao trùm hau hết các lĩnh vực

của đời sống xã hội, các cấp, ngành và địa phương trong cả nước và toàn bộ bộ

máy nhà nước.

Từ luận giải như trên có thể hiểu rằng: Chỉ NSNN là quá trình nhà nước

sử dụng các nguồn lực tài chính tập trung vào việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ về kinh tế, chính trị và xã hội của nhà nước cũng như duy trì hoạt động

của bộ máy nhà nước.

Chỉ NSNN bao gồm: Chỉ đầu tư phát triển; chỉ dự trữ quốc gia; chỉ thường xuyên; chỉ trả nợ lãi; chi viện trợ; các khoản chỉ khác Trong đó chi cho đầu tư phát

triển luôn là một khoản mục chỉ quan trọng của Chính phủ Việt Nam trong những

năm qua.

Ngân sách Trung ương, ngân sách mỗi cấp chính quyền địa phương được

phân cấp nhiệm vụ chi cụ thể theo nguyên tắc nhiệm vụ chỉ thuộc ngân sách cấp

nào do ngân sách cấp đó bảo đảm Việc quyết định đầu tư các chương trình, dự án sử dụng vốn ngân sách phải bảo đảm trong phạm vi ngân sách theo phân cấp.

(3) Chi đầu tư XDCB:

Chi đầu tư XDCB là bộ phận cơ bản của chi đầu tư phát triển là loại hình

đầu tư có liên quan đến sự tăng trưởng quy mô vốn của nhà đầu tư và quy mô vốn của toàn xã hội Thông qua đầu tư XDCB, cơ sở vật chất kỹ thuật và năng lực sản xuất phục vụ của nên kinh tế được tăng cường, đổi mới, hoàn thiện, hiện đại hóa; góp phần quan trọng hình thành và điều chỉnh cơ cấu của nền kinh tế,

Trang 21

thực hiện mục tiêu ôn định kinh tế vĩ mô, thúc day tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội.

Chi đầu tư xây dựng cơ bản là quá trình phân phối và sử dụng một phan vốn tiền tệ của nền kinh tế dé đầu tư xây dựng cơ sở hạ tang kinh tế - xã hội, phát triên sản xuất và dự trữ vật tư hàng hóa, nhằm thực hiện mục tiêu ồn định

kinh tế vĩ mô, thúc day tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội.

(4) Chỉ thường xuyên NSNN:

Bao gồm các khoản chi cho các lĩnh vực: Quốc phòng; An ninh và trật tự,

an toàn xã hội; Sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề; Sự nghiệp khoa học và công nghệ; Sự nghiệp y tế, dan số va gia đình; Sự nghiệp văn hóa thông tin; Sự

nghiệp phát thanh, truyền hình, thông tấn; Sự nghiệp thể dục thể thao; Sự nghiệp

bảo vệ môi trường; Các hoạt động kinh tế; Hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam và các tô chức chính trị - xã hội bao gồm: Ủy

ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn lao động Việt Nam, Đoàn thanh niên

cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ

Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam; hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị

xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp theo quy định của pháp luật; Chi bảo đảm xã hội, bao gồm cả chỉ hỗ trợ thực hiện các chính

sách xã hội theo quy định của pháp luật; Các khoản chỉ thường xuyên khác theoquy định của pháp luật.

(5) Kiêm soát chỉ:

Trong quản lý, kiểm soát là chức năng quan trọng của nhà quản lý nhằm thu thập thông tin về các quá trình, hiện tượng đang diễn ra trong một tổ chức Kiểm soát được thể hiện ở cả hai mặt (i) kiểm soát là công cụ quan trọng để nhà

quản lý phát hiện ra những sai sót và có biện pháp điều chỉnh, (ii) thông qua kiểm soát, các hoạt động sẽ được thực hiện tốt hơn và giảm bớt được sai sót có thể nảy sinh Có thể khái quát rằng:

- Kiểm soát là quá trình giám sát, đo lường, đánh giá và điều chỉnh hoạt động nhằm đảm bảo sự thực hiện theo kế hoạch.

Trang 22

- Kiểm soát chỉ NSNN là việc kiểm tra, kiểm soát các khoản chi NSNN diễn ra theo các khâu của quy trình NSNN, từ lập dự toán, chấp hành dự toán được duyệt đến quyết toán NSNN nhằm đảm bảo mỗi khoản chỉ NSNN đều

được dự toán từ trước, được thực hiện đúng theo dự toán được duyệt, đúng theo

định mức, tiêu chuẩn được duyệt và đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội.

(6) Kiểm soát chỉ NSNN:

Theo Vũ Đức Hiệp (2018) Kiểm soát chỉ NSNN được hiểu là việc các cơ

quan có thâm quyền thực hiện thẩm định, kiểm tra, rà soát, xem xét và đánh giá tinh

hợp pháp, hợp lý của các khoản chỉ NSNN do các chủ thể thực hiện, dựa trên sự đối

chiếu với các chính sách, chế độ định mức chỉ tiêu do nhà nước quy định và trên cơ sở những nguyên tắc, hình thức phương pháp quản lí tài chính trong từng giai đoạn Vi vậy, Kiểm soát chỉ NSNN được đặt ra đối với mọi quốc gia, dù đó là quốc gia

phát triển hay đang phát triển [4, tr20]

Tác giả đồng nhất với quan điểm cho rằng, Kiểm soát chỉ NSNN là quá

trình thẩm định và kiểm tra các khoản chỉ NSNN (trước, trong và sau khi thanh toán) theo đúng chế độ chi NSNN và theo dự toán chỉ tiêu đã được co quan nhà nước có thâm quyền thông qua.

Kiêm soát chỉ NSNN được quan niệm như là một chế định pháp luật trong

đó bao gồm tập hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành nhằm điều

chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình kiêm soát việc chỉ tiêu NSNN

ở các cấp các ngành, các đơn vị cơ sở có sử dụng NSNN.

1.1.2 Đặc điển và quy trình kiểm soát chỉ NSNN cấp huyện 1.1.2.1 Ngân sách Nha nước cáp Huyện:

Theo Giáo trình quản lý tài chính công (2005) thì ngân sách cấp huyện là một cấp ngân sách nằm trong hệ thống NSNN, thực hiện vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước trên phạm vi địa bàn huyện Ngân sách cấp huyện bao

gồm toàn bộ các hoạt động thu, chỉ ngân sách gắn với thực hiện chức năng nhiệm vụ của chính quyền huyện.

Trang 23

Ngân sách cấp huyện mang bản chất của NSNN, đó là mối quan hệ giữa ngân sách huyện với các tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện trong quá trình

phân bổ, sử dụng các nguồn lực tài chính của huyện Mối quan hệ đó được điều

chỉnh, điều tiết sao cho phù hợp với bản chất nhà nước XHCN và đạt được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của huyện.

Ngân sách cấp huyện được hiểu là tat cả các khoản thu - chỉ của Nhà nước trên địa bàn quận và có vai trò đặc biệt quan trọng đối với chính quyền địa

phương cấp Huyện trong sự phát triển KT-XH, giữ vững Quốc phòng - An ninh (QP-AN), chăm lo phát triển toàn diện về văn hóa xã hội, đảm bảo an sinh xã hội và bảo vệ môi trường, được thể hiện cụ thể qua các mặt sau:

- Ngân sách huyện là nguồn tài chính quan trọng nhằm duy trì sự hoạt

động của bộ máy chính quyền huyện trong việc thực hiện chức năng và nhiệm vụ

của mình.

- Ngân sách huyện có vai trò quan trọng trong việc kích thích sự tăng

trưởng kinh tế trên địa bàn huyện, đảm bảo sự ồn định phát triển KT-XH trên địa

bàn huyện.

- Ngân sách huyện còn đóng vai trò là cầu nối quan trọng giữa ngân sách

tỉnh và ngân sách xã trong việc tạo dựng kết cấu hạ tầng nông thôn mới, nhất là tiến trình cả nước thực hiện Công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ có tác dụng sâu sắc đến đời sống KT-XH của từng đơn vị phụ thuộc trong huyện.

- Ngân sách cấp huyện có vai trò dam bảo ồn định Quốc phòng - An ninh; thúc day phát triển, ồn định kinh tế; bù đắp những khiếm khuyết thị trường, đảm bảo công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.

Về nội dung, chi NSNN cấp huyện gồm các khoản sau:

(1) Chỉ đầu tư phát triển:

Đầu tư XDCB cho các chương trình, dự án do địa phương quản lý theo

các lĩnh vực

Trang 24

(2) Chi thường xuyên:

Chỉ thường xuyên gồm các khoản như:

- Chi sự nghiệp kinh tế bao gồm: Chi sự nghiệp nông, lâm, thuỷ lợi; chi sự nghiệp giao thông; chỉ sự nghiệp kiến thiết thị chính; chỉ sự nghiệp khác; chỉ

quy hoạch.

- Chi sự nghiệp giáo dục đào tạo, day nghề - Chi sự nghiệp y tế.

- Chi sự nghiệp khoa học công nghệ.- Chi sự nghiệp văn hoá.

- Chỉ sự nghiệp thông tin truyền thông.

- Chi sự nghiệp thé dục thé thao.

- Chi dam bảo xã hội.- Chi sự nghiệp môi trường.- Chi quản lý hành chính.

- Chi an ninh quốc phòng địa phương.

- Chi khác ngân sách.

- Chi từ nguồn thu phạt vi phạm hành chính.

(3) Các khoản chỉ thường xuyên khác:

Các khoản chỉ thường xuyên khác theo quy định của pháp luật.

1.1.2.3 Đặc điểm Kiểm soát chỉ NSNN cấp huyện

(1) Tat cả các khoản chi NSNN phải được kiểm tra, kiểm soát trong qua

trình chi trả, thanh toán, các khoản chi phải có trong dự toán NSNN được giao,

đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thâm quyền quy định, đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách (DVSDNS) hoặc người được ủy quyền quyết

định chỉ.

(2) Căn cứ vào nhu cầu chỉ và theo yêu cầu nhiệm vụ chỉ, thủ trưởng

ĐVSDNS lập và gửi hồ sơ thanh toán theo quy định gửi KBNN noi giao dich dé làm căn cứ kiểm soát, thanh toán KBNN kiểm tra, kiểm soát các hồ sơ của

Trang 25

ĐVSDNS, nếu đủ điều kiện, thì thực hiện chỉ trả trực tiếp cho người thụ hưởng

hoặc chi trả qua DVSDNS Khi thực hiện chi trả theo hình thức rút dự toán,

KBNN thực hiện chi cho DVSDNS đảm bảo các khoản chi đáp ứng các điều

kiện chi NSNN theo quy định và hạch toán theo đúng quy định của mục lụcNSNN hiện hành.

(3) Hoạt động Kiểm soát chỉ NSNN qua KBNN là hoạt động kiểm soát được thực hiện bởi đơn vị KBNN, nơi DVSDNS đăng ký giao dịch, trên hồ sơ

thanh toán do DVSDNS đăng ký giao dịch cung cấp Là hoạt động kiểm soát nên Kiểm soát chỉ NSNN qua KBNN sử dung kỹ năng kiểm soát dé đánh giá việc tuân thủ quy định của hồ sơ thanh toán và thực hiện khoản chỉ (hoặc không) dựa trên kết quả kiểm soát của người có trách nhiệm và phê duyệt bởi

người có thầm quyền.

(4) Hoạt động Kiểm soát chỉ NSNN qua KBNN sử dụng kỹ năng kiểm

soát để kiểm soát hồ sơ thanh toán và về vĩ mô - ở quy mô một cấp ngân sách, là sự nối dài của kiểm soát quản lý hướng tới mục tiêu đúng quy định, đúng mục đích, công khai, minh bạch, tiết kiệm hiệu quả trong chi NSNN, nhưng ở phương diện tổ chức hoạt động KBNN, hoạt động này là các hoạt động tác nghiệp thông thường Mặc dù yêu cầu kiểm soát được quy định tại nhiều tài

liệu viện dẫn trong khi công việc kiểm soát lại thực hiện tập trung tại một đơn vị KBNN, do một cán bộ Kiểm soát chỉ thụ lý, tại một thời điểm giao dịch vì

vậy tiềm ẩn nhiều rủi ro chệch hướng, xung đột lợi ích, bỏ sót yêu cầu, chậm vì vậy trong tổ chức quản lý tại đơn vị KBNN cũng phải kiểm soát các hoạt

động này.

(5) Hoạt động Kiểm soát chỉ NSNN qua KBNN là hoạt động tiếp nói và

thực hiện trên kết quả của hoạt động chuẩn chỉ tại đơn vị sử dụng NSNN trong quá trình chỉ NSNN, chính xác là quá trình xuất quỹ NSNN bởi vì có nhiều

khoản chỉ đã thực hiện xong mới đưa hỗ sơ tới KBNN đề kiểm soát.

(6) Việc Kiểm soát chỉ thường xuyên, chỉ chuyển nguồn, chỉ chuyền giao, chỉ đầu tư XDCB (XDCB) phát sinh ở địa bàn nào do KBNN trên địa bàn đó

Trang 26

kiểm soát ngoại trừ những trường hợp đặc biệt do Giám đốc KBNN quyết định Việc Kiểm soát chi đầu tư thuộc ngân sách cấp trên theo phân công của KBNN

cấp trên.

(7) Hoạt động Kiểm soát chỉ ngân sách qua KBNN thực hiện kiểm soát

trên hồ sơ thanh toán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, KBNN thực hiện kiểm soát và cán bộ Kiểm soát chi của KBNN không được yêu cầu bổ

sung các tài liệu không quy định KBNN cũng không có và không chịu trách

nhiệm kiểm soát các tài liệu ngoài quy định.

(8) Hoạt động Kiểm soát chỉ NSNN qua KBNN là hoạt động mang tính độc lập tương đối Căn cứ kết quả kiểm soát, KBNN thực hiện khoản chỉ và được quyền từ chối thanh toán nếu đơn vị sử dụng NSNN không chấp hành đúng các quy định về chỉ NSNN và Kiểm soát chỉ NSNN qua KBNN Thủ trưởng cơ quan KBNN chịu trách nhiệm về các quyết định thanh toán, chỉ trả hoặc từ chối thanh toán chỉ ngân sách theo quy định Vì vậy hoạt động Kiểm

soát chỉ NSNN qua KBNN cần phải mở hồ sơ theo dõi quá trình kiểm soát và

thực hiện chỉ NSNN.

1.1.2.4 Quy trình kiểm soát chỉ NSNN cấp huyện 1.1.2.4.1 Quy trình kiểm soát chi thường xuyên

+ Đối với trường hợp tiếp nhận hồ sơ trực tiếp tại KBNN

* Bước 1:

Khi đơn vị sử dụng ngân sách đề nghị thanh toán các khoản chỉ thường

xuyên, chỉ sự nghiệp có tính chất thường xuyên, chỉ chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu sử dụng kinh phí sự nghiệp Đơn vị sử dụng ngân sách gửi hồ sơ kiểm soát chỉ theo quy định đến KBNN nơi giao dịch, GDV tiếp nhận hồ sơ, thực hiện kiểm soát tính hợp lệ và đầy đủ của hỗ sơ; thực hiện lập Số theo dõi hồ sơ, nhập hồ sơ trên hệ thống DVC (Chức năng Hồ sơ

giao nộp trực tiếp) dé sinh mã hồ sơ và kiểm tra hồ sơ, chứng từ đảm bảo day đủ số lượng và loại hồ sơ, tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ, sự logic về thời gian

các văn bản, tài liệu.

Trang 27

- Trường hợp hỗ sơ day đủ, hợp lệ: GDV trình Kế toán trưởng.

Đối với hồ sơ quy định có thời gian giải quyết, GDV thực hiện lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả theo mẫu quy định tại Quyết định số 3519/QĐ-KBNN Các hồ sơ giải quyết và trả kết quả được ngay trong ngày, GDV không phải lập Giấy tiếp nhận hỗ sơ và hen trả kết quả (trừ trường hợp don

vị giao dich yêu cầu phải có Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả thì GDV phải thực hiện lập để gửi đơn vị giao dịch) Trường hợp hồ sơ không thuộc lĩnh

vực của KBNN giải quyết, GDV lập Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ theo mẫu quy định tại Quyết định số 3519/QĐ-KBNN.

- Trường hợp hồ sơ chưa đúng, chưa đủ, chưa đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ theo quy định: Lập Phiếu hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ dé hướng dẫn đơn vị sử dụng ngân sách hoàn thiện hồ sơ theo mẫu quy định tại Quyết định số

3519/QD-KBNN.* Bước 2:

Căn cứ hồ sơ của đơn vị tô chức gửi đến, GDV tiếp nhận hồ sơ thực hiện kiểm soát hồ sơ theo quy định tại Nghị định số 11/2020/NĐ-CP ngày 20/01/2020 của Chính phủ quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực kho bạc nhà nước, Thông tư số 62/2020/TT-BTC ngày 22/6/2020 của Bộ Tài chính hướng dẫn kiểm

soát, thanh toán các khoản chỉ thường xuyên từ NSNN qua KBNN và các Thông

tư, văn bản hướng dẫn có liên quan.

* Bước 3:

KẾ toán trưởng kiểm tra hồ sơ theo quy định tại Nghị định số 11/2020/NĐ-CP ngày 20/01/2020 của Chính phủ quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực kho bạc nhà nước, Thông tư số 62/2020/TT-BTC ngày 22/6/2020 của Bộ Tài chính hướng dẫn kiểm soát, thanh toán các khoản chỉ thường xuyên

từ NSNN qua KBNN và các Thông tư, văn bản hướng dẫn có liên quan - Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Kế toán trưởng trình Lãnh KBNN Hai

Bà Trưng ký duyệt.

Trang 28

- Trường hợp hồ sơ chưa day đủ, hợp lệ: Kế toán trưởng ghi rõ lý do và trả lại hồ sơ cho GDV để GDV kiểm tra, xử lý.

* Bước 4:

Lãnh đạo KBNN kiểm tra hồ sơ theo quy định tại Nghị định số 11/2020/NĐ-CP ngày 20/01/2020 của Chính phủ quy định về thủ tục hành

chính thuộc lĩnh vực kho bạc nhà nước, Thông tư số 62/2020/TT-BTC ngày 22/6/2020 của Bộ Tài chính hướng dẫn kiểm soát, thanh toán các khoản chỉ thường xuyên từ NSNN qua KBNN và các Thông tư, văn bản hướng dẫn có

liên quan.

- Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Lãnh đạo KBNN ký duyệt

- Trường hợp hỗ sơ chưa day đủ, hợp lệ: Lãnh đạo KBNN từ chối, chuyển lại hồ sơ cho Kế toán trưởng; Kế toán trưởng kiểm tra và chuyển hồ sơ GDV dé

kiểm tra và xử lý.

* Bước 5:

GDV trả kết quả cho đơn vị giao dịch và thực hiện lưu hồ sơ theo quy định Trường hợp không trả kết quả theo đúng thời hạn quy định, GDV lập Phiếu xin lỗi và hẹn lại ngày trả kết quả gửi đơn vị giao dịch (nếu có).

+ Đối với trường hợp tiếp nhận hồ sơ trên DVCTT thực hiện như sau:

* Bước l:

Khi đơn vị sử dụng ngân sách đề nghị thanh toán các khoản chỉ thường xuyên, chỉ sự nghiệp có tính chất thường xuyên, chỉ chương trình mục tiêu quốc

gia, chương trình mục tiêu sử dụng kinh phí sự nghiệp Đơn vị sử dụng ngân

sách gửi hồ sơ kiểm soát chỉ theo quy định đến KBNN nơi giao dịch - Trường hợp hồ sơ day đủ, hợp lệ: GDV trình Kế toán trưởng.

Đối với hồ sơ quy định có thời gian giải quyết, GDV thực hiện lập Giấy

tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả theo mẫu quy định tại Quyết định số

3519/QĐ-KBNN Các hồ sơ giải quyết và trả kết quả được ngay trong ngày,

GDV không phải lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hen trả kết quả (trừ trường hợp đơn

Trang 29

vi giao dịch yêu cầu phải có Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả thì GDV

phải thực hiện lập để gửi đơn vị giao dịch) Trường hợp hồ sơ không thuộc lĩnh vực của KBNN giải quyết, GDV lập Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ

theo mẫu quy định tại Quyết định số 3519/QĐ-KBNN.

- Trường hợp hồ sơ chưa đúng, chưa đủ, chưa đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ theo quy định: Lập Phiếu hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ dé hướng dẫn đơn vị sử

dụng ngân sách hoàn thiện hồ sơ theo mẫu quy định tại Quyết định số

3519/QD-KBNN.* Bước 2:

Căn cứ hồ sơ của đơn vị tổ chức gửi đến, GDV tiếp nhận hồ sơ thực hiện kiểm soát tính hợp lệ và đầy đủ của hồ sơ theo quy định tại Nghị định số 11/2020/NĐ-CP ngày 20/01/2020 của Chính phủ quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực kho bạc nhà nước, Thông tư số 62/2020/TT-BTC ngày 22/6/2020

của Bộ Tài chính hướng dẫn kiểm soát, thanh toán các khoản chỉ thường xuyên từ NSNN qua KBNN và các Thông tư, văn bản hướng dẫn có liên quan, GDV tiếp nhận hồ sơ, thực hiện kiểm soát tính hợp lệ và đầy đủ của hồ sơ;

* Bước 3:

KẾ toán trưởng kiểm tra hồ sơ theo quy định tại Nghị định số

11/2020/NĐ-CP ngày 20/01/2020 của Chính phủ quy định về thủ tục hành chính

thuộc lĩnh vực kho bạc nhà nước, Thông tư sé 62/2020/TT-BTC ngày 22/6/2020 của Bộ Tài chính hướng dẫn kiểm soát, thanh toán các khoản chỉ thường xuyên từ NSNN qua KBNN và các Thông tư, văn bản hướng dẫn có liên quan.

- Trường hợp hỗ sơ day đủ, hợp lệ: Kế toán trưởng ký só phê duyệt chứng

từ và ký chứng từ in phục hồi Sau đó chuyền lại hồ sơ, chứng từ in phục hồi cho

GDV để trình Lãnh đạo KBNN phê duyệt.

- Trường hợp hồ sơ chưa day đủ, hợp lệ: Kế toán trưởng ghi rõ lý do và trả lại hồ sơ cho GDV để GDV kiểm tra, xử lý.

Trang 30

* Bước 4:

Lãnh đạo KBNN kiểm tra hồ sơ theo quy định tại Nghị định số 11/2020/ND-CP ngày 20/01/2020 của Chính phủ quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực kho bạc nhà nước, Thông tư số 62/2020/TT-BTC ngày 22/6/2020 của Bộ Tài chính

hướng dẫn kiểm soát, thanh toán các khoản chỉ thường xuyên từ NSNN qua KBNN

và các Thông tư, văn bản hướng dẫn có liên quan.

- Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Lãnh đạo KBNN ký số phê duyệt

chứng từ trên hệ thống dịch vụ công của KBNN và ký chứng từ in phục hồi.

- Trường hợp hồ sơ chưa day đủ, hợp lệ: Lãnh đạo KBNN từ chối, chuyển lại hồ sơ cho Kế toán trưởng; Kế toán trưởng kiểm tra và chuyển hồ sơ GDV dé

kiểm tra và xử lý.

* Bước 5:

Sau khi Lãnh đạo KBNN ký số, Kế toán trưởng cập nhật ngày thanh toán và tình trạng thanh toán trên hệ thống DVC và thực hiện ký số phê duyệt báo Nợ

và trả kết quả cho đơn vị giao dịch Đồng thời hệ thống DVC tự động gửi email cho don vị giao dịch GDV lưu chứng từ in phục hồi vào tập chứng từ ngày và

hỗ sơ kiểm soát chi theo quy định.

- Trường hợp không trả kết quả theo đúng thời hạn quy định, GDV lập Phiếu xin lỗi và hẹn lại ngày trả kết quả gửi đơn vị giao dịch.

1.1.2.4.2 Quy trình kiếm soát chỉ dau tư:

+ Đối với hồ sơ tiếp nhận trực tiếp tại KBNN

* Bước |:

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, chứng từ, GDV mở số theo đõi hồ sơ theo mẫu số 01 Quyết định số 3519/QĐ-KBNN ngày 30/6/2020.

* Bước 2:

GDV thực hiện kiểm soát chi theo quy định GDV nhập hồ sơ trên hệ

thống DVC (Chức năng Hồ sơ giao nộp trực tiếp) dé sinh mã hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ chưa đúng, chưa đủ, chưa đảm bảo tính hợp pháp, hợp

lệ theo quy định, GDV nhập thông tin yêu cầu đơn vị giao dịch hòan thiện hồ sơ

Trang 31

trên hệ thống DVC và hướng dẫn đơn vị giao dịch thực hiện đúng quy định GDV in Phiếu hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ (theo mẫu số 02 ban hành kèm theo

Quyết định số 3519/QD-KBNN ngày 30/6/2020 của KBNN) Trường hợp hồ sơ

không thuộc lĩnh vực của KBNN giải quyết, GDV lập Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ theo mẫu số 03 ban hành kèm theo Quyết định số

3519/QD-KBNN ngày 30/6/2020 của 3519/QD-KBNN.

Trường hợp hồ sơ đầy đủ: GDV lập giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết

quả trên hệ thống DVC theo mẫu số 04 ban hành kèm theo Quyết định số

Đồng thời, GDV lập Tờ trình theo quy định tại Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước qua hệ thống KBNN ban hành kèm theo Quyết định số 5657/QD-KBNN ngày 28/12/2016 của Tổng Giám đốc KBNN.

Sau khi kiểm soát hồ SƠ, Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư; chứng từ

chuyển tiền (sau đây viết tắt là chứng từ) và nhập chứng từ trên hệ thống TABMIS, GDV trình toàn bộ hồ sơ, chứng từ giấy, Tờ trình thanh toán vốn đầu

ống TABMIS lên Kế toán trưởng tư, chuyển bút toán trên hệ

- Trường hợp, vì lý do bat khả kháng KBNN không trả kết quả giải quyết hỗ sơ của don vị đúng thời hạn quy định trên Giấy tiếp nhận hồ sơ va trả kết qua,

KBNN lập Phiếu xin lỗi và hẹn lại ngày trả kết quả theo Mẫu số 05 Quyết định

số 3519/QD-KBNN ngày 30/6/2020 của Tổng Giám đốc KBNN.

* Bước 3:

Kế toán trưởng kiểm soát hồ sơ theo quy định

Trường hợp day đủ hồ sơ: Kế toán trưởng ký chứng từ giấy, phê duyệt bút toán/YCTT trên hệ thống TABMIS Sau đó chuyển lại hồ sơ, chứng từ giấy cho GDV để trình Lãnh đạo KBNN phê duyệt.

Trường hợp không đầy đủ hồ sơ: Trường hợp Kế toán trưởng không phê duyệt và ghi rõ lý do, trả lại hồ sơ, chứng từ cho GDV kiểm tra, xử lý Đồng thời

từ chối phê duyệt YCTT trên hệ thống TABMIS.

Trang 32

Trường hợp không trả kết quả theo đúng thời hạn quy định, GDV lập Phiếu xin lỗi và hẹn lại ngày trả kết quả gửi đơn vị giao dịch (nếu có).

* Bước 4:

Lãnh đạo KBNN kiểm soát hồ sơ theo quy định.

Trường hợp đầy đủ hồ sơ: Lãnh đạo KBNN ký duyệt chứng từ giấy.

Trường hợp không day đủ hồ sơ: Lãnh đạo KBNN không phê duyệt, Lãnh đạo KBNN ghi rõ lý do và trả lại hồ sơ, chứng từ cho GDV báo cáo Kế toán

trưởng kiểm tra, xử lý GDV thực hiện hủy YCTT trên hệ thống.

Trường hợp không trả kết quả theo đúng thời hạn quy định, GDV lập Phiếu xin lỗi và hẹn lại ngày trả kết quả gửi đơn vị giao dịch (nếu có).

Sau khi hạch toán chi từ tài khoản của đơn vị giao dịch vào tài khoản

trung gian nộp tài khoản 3391 - Phải trả trung gian về thu NSNN hoặc tài khoản 3399 - Phải trả trung gian khác, tài khoản 3969 - Khấu trừ phải thu, phải trả

khác, bộ phận Kiểm soát đầu tư chỉ lập Bảng kê nộp NSNN (theo mẫu số 07 ban hành kèm Quyết định só 3519/QĐ-KBNN ngày 30/6/2020 của KBNN) với day

đủ các thông tin nộp NSNN được Kế toán trưởng ký để hạch toán thu NSNN trên hệ thống TCS.

Lưu ý:

- Trường hợp khoản thanh toán cho đơn vị thụ hưởng tại KBNN khác,nhập thêm thông tin Liên Kho bạc tại màn hình thông tin thanh toán và thực hiệnquy trình thanh toán như quy định hiện hành.

- Riêng Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư, GDV thực hiện đóng dấu

KBNN Hai Bà Trưng.

Trang 33

+ Đối với hồ sơ tiếp nhận trên Trang thông tin dịch vụ công của Kho

bạc Nhà nước.* Bước |:

GDV truy cập vào hệ thống DVC của KBNN kiểm tra (hồ sơ, chứng từ) đảm bảo day đủ số lượng và loại hồ sơ, tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ, sự logic

về thời gian các hỗ sơ, tài liệu.

* Bước 2:

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, chứng từ, GDV kiểm soát chỉ theo quy định hiện hành - Trường hợp hồ sơ chưa đúng, chưa đủ, chưa đảm bảo tinh hợp pháp, hợp lệ theo quy định, GDV tiếp nhận hồ sơ nhập đầy đủ lý do từ chối đối với từng hồ sơ và ghi đầy đủ yêu cầu các loại tài liệu nội dung cần bổ sung, hoàn chỉnh trên

hệ thống DVC và trả lại hồ sơ cho đơn vị giao dịch Hệ thông DVC cập nhật tình trạng “KBNN từ chối tiếp nhận hồ sơ” và tự động gửi kết quả từ chối tiếp nhận

hỗ sơ và chứng từ thanh toán cho đơn vị giao dich, đồng thời, hệ thống DVC tự động gửi email thông báo từ chối tiếp nhận hồ sơ cho đơn vị giao dịch.

- Trường hợp hỗ sơ đầy đủ theo quy định, trên hệ thống DVC, GDV tiếp nhận hồ sơ, hệ thống DVC cập nhật tình trạng “KBNN đã tiếp nhận hồ sơ” cho đơn vị giao dịch, đồng thời, hệ thống DVC tự động gửi email thông báo đã tiếp

nhận hỗ sơ cho đơn vị giao dịch.

GDV lập Tờ trình theo quy định tại Quyết định sé 5657/QĐ-KBNN ngày 28/12/2016 của Tổng Giám đốc KBNN.

Sau khi kiểm soát chỉ, GDV thực hiện in phục hồi 02 liên chứng từ (đối với chỉ đầu tư) và ký lên các bản in phục hồi, sau đó GDV trình Kế toán trưởng trên DVC; đồng thời GDV chuyển chứng từ in phục hồi và Tờ trình chỉ đầu tư lên Kế toán trưởng.

Lưu ý: Đối với yêu cầu thanh toán có cam kết chỉ đơn vị giao dịch gửi qua

hệ thống dịch vụ công, do không giao diện được vào TABMIS, GDV thực hiện in phục hồi 02 liên chứng từ chỉ đầu tư ký lên các bản in phục hồi và thực hiện

Trang 34

nhập vào hệ thống TABMIS trình Kế toán trưởng phê duyệt như đối với trường hợp đơn vị giao dịch trực tiếp.

* Bước 3:

Trên hệ thống DVC của KBNN, Kế toán trưởng kiểm soát hồ sơ, chứng từ, ký số phê duyệt chứng từ và ký chứng từ in phục hồi Sau đó chuyển lại hồ sơ, chứng từ in phục hồi cho GDV để trình Lãnh đạo KBNN phê duyệt.

Trường hợp Kế toán trưởng không phê duyệt, Kế toán trưởng ghi rõ lý do

và trả lại hồ sơ, chứng từ in phục hồi cho GDV kiểm tra, xử lý.

* Bước 4:

Trên hệ thống DVC của KBNN, Lãnh đạo KBNN kiểm soát hồ sơ, chứng

từ, ký số phê duyệt chứng từ và ký chứng từ in phục hồi.

Truong hợp Lãnh đạo KBNN không phê duyệt, Lãnh đạo KBNN ghi rõ lý

do và chuyền lại hồ sơ, chứng từ in phục hồi cho Kế toán trưởng, GDV kiểm tra,

xử lý.

* Bước 5:

Sau khi Lãnh đạo KBNN ký số trên hệ thống DVC của KBNN, hệ thống DVC giao diện bút toán vào hệ thống TABMIS ở trạng thái:

- Giao diện vào phân hệ số cái (GL): Hệ thông DVC tự động giao diện vào hệ thông TABMIS ở trạng thái “không áp dụng” (không bắt buộc phê duyệt

lại trên hệ thống TABMIS)

- Giao điện vào phân hệ quản lý chi (AP): Hệ thống DVC không thực hiện

giao diện tự động vào hệ thống TABMIS mà GDV phải vào hệ thống TABMIS thực hiện chức năng giao diện, yêu cầu thanh toán vào hệ thống TABMIS ở trạng thái “Đã duyệt” Sau khi giao diện, hệ thống TABMIS sẽ trả lại kết quả cho Hệ thông DVC.

- Trường hợp giao diện vào hệ thống TABMIS thành công, GDV thực hiện áp thanh toán trên hệ thống TABMIS và chạy giao diện sang các chương

trình thanh toán và hoàn thiện các thông tin, chuyền chứng từ in phục hồi cho Kế toán trưởng kiểm tra đối chiếu khi ký chứng từ thanh toán qua hệ thống thanh

Trang 35

toán Các bước tiếp theo thực hiện theo quy trình trên các hệ thống thanh toán

hiện hành.

- Trường hợp chứng từ giao diện vào hệ thống TABMIS không thành công (do tài khoản không đủ số du, sai thông tin do đơn vi giao dịch nhập, ),

chứng từ được trả về GDV đề kiểm tra, xác định nguyên nhân, cụ thể:

+ Trường hợp sau khi giao diện vào hệ thống TABMIS không đủ số dư

hoặc giao diện vào hệ thống TABMIS/giao diện sang các hệ thống thanh toán

phát hiện sai thông tin trên chứng từ do đơn vị giao dịch nhập.

Trên hệ thông TABMIS, GDV thực hiện hủy yêu cầu thanh toán giao diện

với phân hệ AP Đối với phân hệ GL, GDV thực hiện gửi yêu cầu hỗ trợ về KBNN để được cập nhật lại nguồn bút toán, sau đó GDV thực hiện xóa đối với bút toán chưa kết số Thực hiện hủy chứng từ trên hệ thống thanh toán theo quy định hiện hành Trên hệ thống dịch vụ công, GDV lựa chọn tạo Thông báo kết

quả kiểm soát thanh toán (đối với chi đầu tư).

+ Trường hợp giao diện vào hệ thống TABMIS bị báo lỗi do KBNN (lỗi

hoàn thiện sai thông tin ): GDV lựa chọn hoàn thiện chứng từ trình Lãnh đạo

phòng phê duyệt, ký SỐ Chứng từ được cập nhật và giao diện lại vào hệ thống

+ Trường hợp sau khi giao diện vào hệ thống TABMIS không đủ dự toán

đo lỗi kỹ thuật (treo dự chi/treo CKC): sau khi truy vấn trên hệ thống TABMIS

xác định được do lỗi kỹ thuật, GDV gửi lỗi cho đội hỗ trợ theo quy trình quy

định để đội hỗ trợ gỡ treo dự chỉ/gỡ treo cam kết chỉ của YCTT và cập nhật

trạng thái giao điện trên hệ thông DVC vào hệ thống TABMIS ở trạng thái đã

phê duyệt.

Lưu ý: Đối với chỉ đầu tư, trường hợp | giấy đề nghị thanh toán có nhiều

chứng từ thanh toán thì nếu 1 trong các yêu cầu thanh toán/bút toán khi giao diện

vào hệ thống TABMIS không thành công do không đủ dự toán thì GDV lập thông.

báo kết quả kiểm soát thanh toán nêu rõ lý do dé trả lại chứng từ thanh toán va

Trang 36

giấy đề nghị thanh toán cho đơn vị (trả lại cả bộ hồ sơ) dé đơn vị lập lại chứng từ mới và cập nhật giấy đề nghị thanh toán phù hợp với số tiền trên chứng từ mới.

* Bước 6:

Trong quá trình thanh toán, nếu phát hiện sai sót, thực hiện hủy thanh toán

trên chương trình thanh toán, đồng thời hủy áp thanh toán trên hệ thống

TABMIS, hủy YCTT, từ chối báo nợ trên DVC.

- Sau khi thanh toán thành công, Kế toán trưởng cập nhật ngày thanh toán

và tình trạng thanh toán trên hệ thống DVC và thực hiện ký số phê duyệt báo Nợ và trả kết quả cho đơn vị giao dịch Đồng thời hệ thống DVC tự động gửi email cho đơn vị giao dịch GDV lưu chứng từ in phục hồi vào tập chứng từ ngày và hỗ sơ dự án theo quy định.

* Bước 7:

Đối với trường hợp thanh toán khoản nộp thuế VAT 2% cho NSNN, các

khoản nộp NSNN khác:

Sau khi hạch toán chi từ tài khoản của don vị giao dịch vào tài khoản

trung gian nộp tài khoản 3391 - Phải trả trung gian về thu NSNN hoặc tài khoản 3399 - Phải trả trung gian khác, tài khoản 3969 - Khấu trừ phải thu, phải trả

khác, GDV lập Bảng kê nộp NSNN (theo Mẫu số 07 ban hành kèm Quyết định

3519/QĐ-KBNN) với đầy đủ các thông tin nộp NSNN được Kế toán trưởng ký

chuyển sang phòng Kế toán nhà nước để hạch toán thu NSNN trên hệ thống TCS Chỉ tiết phần hạch toán kế toán thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn hướng dẫn thực hiện Chế độ kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN.

Lưu ý:

Hiện nay trên hệ thông DVC chưa thực hiện báo Có cho đơn vị giao dịch,

do đó đối với trường hợp phải thực hiện báo có cho đơn vị giao dịch, GDV in phục hồi thêm một liên chứng từ để gửi đơn vị như phương thức giao dịch trực

tiếp tại KBNN.

Trang 37

- Nếu vi lý do bất khả kháng KBNN không trả kết quả giải quyết hồ sơ của đơn vị đúng thời hạn quy định trên Giấy tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, KBNN lập Phiếu xin lỗi và hen lại ngày trả kết quả theo Mẫu số 05 Quyết định số 3519/QD-KBNN ngày 30/6/2020 của Tổng Giám đốc KBNN.

1.1.3 Vai trò kiểm soát chỉ NSNN cấp huyện

Thứ nhất, Kiểm soát chỉ NSNN là công cụ để thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, tập trung các nguồn lực tài chính cho phát triển kinh tế - xã hội nhằm

góp phần kiềm chế lạm phát để 6n định tiền tệ và lành mạnh hoá nền tài chính

của quốc gia.

Thứ hai, Kiểm soát chỉ NSNN dé phát hiện kịp thời và ngăn ngừa đúng lúc những tiêu cực của các đơn vị sử dụng ngân sách, đồng thời tìm ra những kẻ hở trong quản lý NSNN đề kiến nghị bổ sung, sửa đổi kịp thời làm cho cơ chế quản lý NSNN, Kiểm soát chỉ NSNN càng hoàn thiện và đảm bảo chặt chẽ hơn.

Thứ ba, Kiểm soát chỉ thường xuyên NSNN sẽ ngăn chặn kịp thời các khoản chỉ không đúng chế độ, còn lãng phí và vi phạm chế độ chỉ tiêu, nâng cao ý thức chấp hành ngân sách của các cấp, các ngành và các đơn vi sử dụng ngân sách.

1.2 Nội dung và nguyên tắc Kiểm soát chỉ NSNN cấp huyện qua KBNN 1.2.1 Nội dung Kiểm soát chỉ NSNN cấp huyện

KBNN thực hiện kiểm tra, kiểm soát, đối chiếu đảm bảo các nội dung sau: a) Các khoản chỉ phải có trong dự toán được cấp có thâm quyền giao theo

quy định của Luật NSNN; đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc

người được ủy quyền quyết định chỉ; số dư tài khoản của đơn vị còn đủ đề chỉ b) Tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của các hồ sơ, chứng từ đối với từng khoản chi, đảm bao hỗ sơ đầy đủ theo quy định pháp luật hiện hành và phù hợp giữa Chứng từ kế toán va các hỗ sơ có liên quan.

c) Dấu và chữ ký trên chứng từ khớp đúng với mẫu dấu và mẫu chữ ký

đăng ký giao dịch tại KBNN (mẫu dấu và mẫu chữ ký đăng ký giao dịch tại

KBNN đảm bảo còn hiệu lực); Trường hợp thực hiện qua Trang thông tin dịch

Trang 38

vụ công của KBNN, việc ký số trên các hồ sơ phải đúng chức danh các thành viên theo quyết định của cấp có tham quyên, đã thực hiện đăng ký với KBNN.

d) Nội dung chỉ phải phù hợp với mã nội dung kinh tế theo quy định của Mục lục ngân sách hiện hành (không bao gồm các khoản chỉ từ Tài khoản tiền gửi).

đ) Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức (mức chỉ) do cơ quan nhà nước có thâm quyền quy định Trường hợp các cơ quan, đơn vị đã được cấp có thảm

quyền cho phép thực hiện theo cơ chế tự chủ thì kiểm soát đảm bảo theo đúng quy chế chỉ tiêu nội bộ và phù hợp với Quyết định giao quyền tự chủ của cấp có thâm quyền, chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền

quy định, dự toán được giao tự chủ.

e) Mức tạm ứng đảm bảo theo đúng quy định Nội dung đề nghị thanh toán tạm ứng phải phù hợp với nội dung đã đề nghị tạm ứng.

g) Đối với các khoản chỉ phải gửi Hợp đồng đến KBNN, KBNN căn cứ hồ

sơ đề nghị thanh toán của đơn vị sử dụng ngân sách, các điều khoản thanh toán được quy định trong hợp đồng, văn bản giao việc hoặc hợp đồng giao khoán nội bộ (đối với trường hợp tự thực hiện), số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán, thời điểm thanh toán, điều kiện thanh toán, tạm ứng, tài khoản thanh toán, và giá trị

từng lần thanh toán, để tạm ứng, thanh toán cho đối tượng thụ hưởng.

- Đối với các Hợp đồng có quy định phải bảo lãnh tạm ứng, KBNN kiểm

soát đảm bảo thời gian có hiệu lực của bảo lãnh tạm ứng phải được kéo dài cho

đến khi đơn vị sử dụng ngân sách đã thu hồi hết số tiền tạm ứng.

- Đối với các Hợp đồng có quy định phải thực hiện cam kết chỉ, KBNN kiểm soát theo quy định tại Thông tư số 113/2008/TT-BTC ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và kiểm soát cam kết chỉ NSNN qua KBNN và Thông tư số 40/2016/TT-BTC ngày 01 tháng 3 năm 2016 của Bộ

Tài chính sửa đổi, bổ sung một sé điều của Thông tư số 113/2008/TT-BTC và một số biểu mẫu kèm theo Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10 tháng 01 năm

Trang 39

2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và KBNN (TABMIS).

- Đối với khoản chi mua sắm theo phương thức tập trung:

KBNN kiểm soát đảm bảo: Có trong danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia (do Bộ Tài chính ban hành); danh mục thuốc chữa bệnh tập trung (do

Bộ Y tế ban hành); danh mục mua sắm tập trung cấp Bộ, cơ quan trung ương,

địa phương (do các Bộ, cơ quan trung ương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành), đảm bảo Hợp đồng phù hợp với Thỏa thuận khung (thỏa thuận khung được đơn vị mua sim tập trung đăng tai trên Trang thông tin điện tử về tài sản công hoặc Hệ thống giao dịch điện tử về tài sản công (đối với tất cả các gói thầu

mua sắm tập trung) và Công thông tin điện tử của bộ, cơ quan trung ương và tỉnh (đối với các gói thầu mua sắm tập trung của bộ, cơ quan trung ương và tỉnh).

Trong đó:

+ Đối với tài sản mua sắm theo phương thức tập trung: KBNN kiểm soát Biên bản nghiệm thu, bàn giao, tiếp nhận tài sản theo mẫu số 06/TSC-MSTT kèm theo Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 thang 12 năm 2017 của

Chính phủ quy định chỉ tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tải sản công đảm bảo: Tên tài sản, đơn vị tính, số lượng, giá mua phù hợp với quy định tại Hợp đồng, Thỏa thuận khung (trường hợp áp dụng mua sắm tập trung theo cách

thức ký thỏa thuận khung).

+ Đối với khoản chỉ mua thuốc, dịch truyền, hóa chất sử dụng trong quá trình điều trị khám chữa bệnh theo phương thức tập trung, KBNN kiểm soát tổng

số tiền của các hóa đơn kê khai trên Bảng xác định giá trị khối lượng hoàn thành theo mẫu số 08a ban hành kèm theo phụ lục II Nghị định số 11/2020/NĐ-CP đảm bảo không vượt giá trị hợp đồng và Thỏa thuận khung (Đơn vị sử dụng ngân sách căn cứ Biên bản nghiệm thu dé lập Bảng xác định giá trị khối lượng hoàn thành,

trong đó tại cột nội dung công việc (cột số 2) kê khai số hóa đơn, tại cột thành tiền

(cột số 6) kê khai số tiền tương ứng với giá trị của từng hóa đơn Đơn vị sử dụng ngân sách chịu trách nhiệm về số lượng, chất lượng và đơn giá, chủng loại thuốc

Trang 40

đề nghị thanh toán, đảm bảo phù hợp với quy định tại Hợp đồng và thỏa thuận khung, biên bản nghiệm thu giữa đơn vị sử dụng ngân sách và nhà cung cấp hàng

hóa dịch vụ).

- Đối với các khoản chi không thực hiện mua sắm theo phương thức

tập trung:

+ Đối với khoản chỉ mua sắm hàng hóa, dịch vụ: KBNN kiểm soát Bảng

xác định giá trị khối lượng hoàn thành theo mẫu số 08a ban hành kèm theo phụ

lục II Nghị định số 11/2020/NĐ-CP đảm bảo nội dung công việc, đơn vị tính, số

lượng, đơn giá phù hợp với quy định tại Hợp đồng; riêng đối với khoản chỉ mua thuốc, KBNN kiểm soát tổng số tiền của các hóa đơn kê khai trên Bảng xác định giá trị khối lượng hoàn thành đảm bảo không vượt giá trị hợp đồng (Đơn vị sử dụng ngân sách căn cứ Biên bản nghiệm thu đề lập Bảng xác định giá trị khối lượng hoàn thành, trong đó tại cột nội dung công việc (cột số 2) kê khai số hóa đơn, tại cột thành tiền (cột số 6) kê khai số tiền tương ứng với giá trị của từng

hóa đơn Đơn vị sử dụng ngân sách chịu trách nhiệm về số lượng, chất lượng và đơn giá, chủng loại thuốc dé nghị thanh toán, đảm bao phù hợp với quy định tại

Hợp đồng, biên bản nghiệm thu giữa đơn vị sử dụng ngân sách và nhà cung cấp

hàng hóa dịch vụ).

+ Đối với khoản chỉ còn lại: Đơn vị sử dụng ngân sách căn cứ nội dung Hợp đồng, Biên bản nghiệm thu để lập Bảng xác định giá trị khối lượng hoàn thành theo mẫu số 08aban hành kèm theo phụ lục II Nghị định

số 11/2020/NĐ-CP gửi KBNN cho phù hợp KBNN kiểm soát nội dung công việc và giá trị thanh toán đảm bảo theo đúng quy định của hợp đồng, không vượt giá trị hợp đồng.

2 Ngoài các nội dung kiểm soát nêu trên, tùy vào nội dung chi, KBNN kiểm soát các nội dung cụ thể của các khoản chỉ lương và phụ cấp theo lương;

tiền công lao động thường xuyên theo hợp đồng; tiền thu nhập tăng thêm; tiền thưởng; tiền phụ cấp và trợ cấp khác; tiền khoán, tiền học bồng cho công chức,

viên chức, lao động hợp đồng thuộc đơn vị sử dụng ngân sách; chỉ mua sắm tài

Ngày đăng: 14/04/2024, 18:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w