Luận án tiến sĩ Quản lý giáo dục: Phát triển đội ngũ thanh tra viên Sở Giáo dục và Đào tạo trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay

225 4 0
Luận án tiến sĩ Quản lý giáo dục: Phát triển đội ngũ thanh tra viên Sở Giáo dục và Đào tạo trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

BO GIAO DUC VA DAO TAO HỌC VIEN QUAN LÝ GIÁO DỤC

VŨ THỊ THỊNH

PHÁT TRIEN DOI NGU

THANH TRA VIEN SO GIAO DUC VA DAO TAO TRONG BOI CANH DOI MOI GIAO DUC HIEN NAY

LUẬN ÁN TIEN SĨ QUAN LY GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2022

Trang 2

BO GIAO DUC VA DAO TAO HỌC VIEN QUAN LÝ GIÁO DỤC

VŨ THỊ THỊNH

PHÁT TRIÊN ĐỘI NGŨ

THANH TRA VIÊN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRONG BOI CANH DOI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 9.14.01.14

LUẬN ÁN TIEN SĨ QUAN LÝ GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học:

1, PGS.TS Nguyễn Thanh Vinh 2 PGS.TS Nguyễn Phúc Châu

HÀ NỘI - 2022

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu và kết quả trong luận án này là trung thực chưa từng được ai công bồ trong bắt

kỳ công trình nào khác.

TÁC GIÁ LUẬN ÁN

Vũ Thị Thịnh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tác giả luận án trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc, Phòng Đào tạo Sau đại học

của Học viện Quản lý giáo dục, các nhà khoa học và các thầy cô giáo đã tận tình quản lý, giảng dạy, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận án; trân trọng cảm ơn lãnh đạo Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo, lãnhđạo các Sở Giáo dục và Đào tạo, Thanh tra Sở Giáo dục và Dao tạo, các thanh tra viên Sở Giáo dục và Dao tao, lãnh đạo Trường Dai học Mở Hà Nội đã tao iều kiện về thời gian và nhiệt tình giúp đỡ tác giả trong quá trình nghiên cứu đề tài luận án Đặc biệt, tác giả xin chân thành cảm ơn sự tận tâm hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Thành Vinh và PGS.TS Nguyễn Phúc Châu trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài luận án.

Tác giả luận án chân thành cảm ơn cơ quan, đồng nghiệp và gia đình đã tạo điều kiện về thời gian, chia sẻ, động viên và khích lệ để hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu của mình.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Va Thị Thịnh

Trang 5

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa Cơ sở vật chất và thiết bị đạy học Thanh tra giáo dụcThanh tra viênThanh tra viên giáo dục

Trung ương

Ủy ban nhân dân

Trang 6

LỜI CAM ĐOAN Chương 1 CƠ SO LY LUẬN VE PHAT TRIEN DOI NGU THANH TRA VIÊN SỞ GIAO DỤC VÀ ĐÀO TAO TRONG BOI CANH DOI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY 10 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 10 1.1.1 Công trình nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực giáo dục và phát triển nguồn nhân lực thanh tra.

1.1.2 Công trình nghiên cứu về thanh tra và ph nhân lực thanh tragiáo dục

1.1.3 Nhận xét chung về tông quan và van dé đặt ra tiệp tục nghiên cứu

1.2 Khái niệm cơ bản của đề tài 1.2.1 Quản lý, quản lý nhà nước về giáo dục

1.2.2 Thanh tra, thanh tra giáo dục 1.2.3 Thanh tra viên Sở Giáo dục và Đào tạo

1.2.4 Phát triển đội ngũ thanh tra viên Sở Giáo dục và Đảo tạo 1.3 Hoạt động thanh tra giáo dục trong Sở Giáo dục và Đào tạo

1.3.1 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan Thanh tra Sở Giáo dục

và Đào tạo =

1.3.2 Mục đích hoạt động thanh tra giáo dục của Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo 30 1.3.3 Nguyên tắc hoạt động thanh tra giáo dục của Thanh tra Sở Giáo dục và Đảo tạo.

1.3.4 Nội dung hoạt động thanh tra giáo dục của Thanh tra Sở Giáo dục và Đảo tạo.1.3.5 Phương pháp và hình thức hoạt động thanh tra giáo dục của Thanh tra Sở Giáodục và Đào tạo

1.4 Bối cảnh đổi mới giáo dục và các vấn đề đặt ra đối với thanh tra giáo dục, phát triển đội ngũ thanh tra viên Sở Giáo dục và đào tạo

1.4.1 Bối cảnh đổi mới giáo dục và các yêu cầu đối với thanh tra giáo dục 1.4.2 Đặc điểm đội ngũ thanh tra viên Sở Giáo dục và Dao tạo 1.4.3 Yêu cầu đối với đội ngũ thanh tra viên Sở Giáo dục và Đào tạo

Trang 7

1.4.4 Yêu cầu phát triển đội ngũ thanh tra viên Sở Giáo dục và Đào tạo trong bối cảnh đổi mới giáo dụ

1.5 Nội dung phát triên đội ngũ thanh tra viên §Giáo dục và Đào tạo trong

bối cảnh đổi mới giáo dục

1.5.1 Lý thuyết phát triển nguồn nhân lực

1.5.2 Vận dụng lý thuyết phát triển nguồn nhân lực vào p! viên Sở Giáo dục và Đào tao

1.5.3 Các nội dung phát triển đội ngũ thanh tra viên Sở Giáo dục và Đào tạo trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay

1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ thanh tra viên Sở Giáo dục và

Dao tạo16.1.

1.6.2 Đường lối lãnh đạo của Đảng, pháp luật và chính sách của Nhà nước về đổi ic trưng bối cảnh phát triển kinh tế ¡ của thời đại.

mới căn bản, toàn diện giáo dục và dao tạo.

1.6.3 Xây dựng được khung năng lực nghê nghiệp của thanh tra viên Sở Giáo dục và

Dao tao

1.6.4 Sự vận động tự than đê phát trién của các thanh tra viên Sở Giáo dục và Dao tao

1.6.5 Mức độ đầu tư tài chính và cơ sở vật chất của các cơ quan quản lý nhà nước về

giáo dục cho phát triển đội ngũ thanh tra viên Sở Giáo dục và Dao tạo

1.6.6 Năng lực quản lý nguồn nhân lực thanh tra giáo dục của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về giáo dục cấp Tỉnh “ Kết luận Chương 1 63 Chương 2 CƠ SỞ THỰC TIEN VE PHAT TRIEN DOI NGŨ THANH TRA VIÊN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRONG BOI CẢNH DOI MỚI GIÁO DỤC 2.1 Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực thanh tra giáo dục của một số quốc gia trên thế giới và bài học cho Việt Nam 65 2.1.1 Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực thanh tra giáo dục của một số quốc gia 65 2.1.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về phát triển đội ngũ thanh tra viên Sở Giáo dục và Đào tạo i

Trang 8

2.3.2 Thực trạng cơ cấu đội ngũ thanh tra viên Sở Giáo dục và Dao tao 2.3.3 Thực trạng phâm chất của thanh tra viên Sở Giáo dục và Đào tạo.

3.4 Thực trạng năng lực nghề nghiệp của đội ngũ thanh tra viên Sở Giáo d

Dao tao

2.4 Thực trạng triển khai các nội dung phát triển đội ngũ thanh tra viên Sở

Giáo dục và Đào tạo 92

2.4.1 Thực trạng tổ chức xây dựng quy hoạch đội ngũ thanh tra viên Sở Giáo dục và thanh tra viên Sở Giáo dục và Đào tạo

2.4.5 Thực trạng tổ chức đánh giá đội ngũ thanh tra viên Sở Giáo dục và Dao tao 2.4.6 Thực trạng tô chức các hoạt động tạo động lực cho đội ngũ thanh tra viên Sở

Giáo dục và Đào tao

2.5 Thực trạng mức độ tác động của các yếu tố có ảnh hướng đến phát triển đội

ngũ thanh tra viên Sở Giáo dục và Đào tạo 106

2.6 Đánh giá chung về thực trạng phát triển đội ngũ thanh tra viên Sở Giáo dục

Chương 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIEN DOI NGŨ THANH TRA VIÊN SỞ GIÁO DUC VÀ ĐÀO TẠO TRONG BOI CẢNH DOI MỚI GIÁO DỤC HIEN NAY 115 3.1 Nguyên tắc đề xuất giải pháp 115 3.1.1 Nguyên tắc đảm bao sự lãnh đạo của Đảng, pháp luật và chính sách của Nhà nước về đổi mới giáo dục và đào tạo

3.1.2 Nguyên tắc toàn diện, đồng 3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tinh khả thi

3.2 Các giải pháp phát triển đội ngũ thanh tra viên Sở Giáo dục và Dao tao

trong bối cảnh đối mới giáo dục hiện nay 117 3.2.1 Chỉ đạo xây dựng và van dụng khung năng lực nghề nghiệp thanh tra viên Sở Giáo dục và Đào tạo phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục tại địa phuong

Trang 9

3.2.2 Chỉ đạo sử dụng thanh tra viên Sở Giáo dục và Đào tạo theo nguyên tắc dựa vào năng lực và có thử thách công việc nhằm tao cơ hội cho ho phát tri

3.2.3 Tổ chức bồi dưỡng năng lực nghề nghỉ cho đội ngũ thanh tra viên Sở Giáo dục

và Đào tạo và năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý nguồn nhân lực của Sở

Giáo dục và Dao tac3.2.4 Tô chức đánh

Đào tạo dé có căn cứ thực tiễn điều chính nội dung phát triển đội ngũ đó.

3.2.5 Chỉ đạo xây dựng, thực hiện các chính sách dai ngộ đặc thù và tạo môi trường,lao động thuận lợi cho đội ngũ thanh tra viên Sở Giáo dục và Đảo tao phát triển 3.3 Mối quan hệ giữa các giải pháp

3.4 Khảo nghiệm mức độ cấp thiết, tính kha thi của các giải pháp 3.4.1 Mục đích, nội dung, công cụ, đối tượng khảo nghiệm 3.4.2 Kết quả khảo nghiệm

3.5 Thử nghiệm giải pháp.3.5.1 Mục đích thử nghiệm 3.5.2 Nội dung thử nghiệm 3.5.3 Giả thuyết thử nghiệm 3.5.4 Địa điểm và thời gian thử ng!

3.5.5 Các chi báo đánh giá kết qua thử nghiệm 3.5.6 Quy trình triển khai thử nghiệm 3.5.7 Kết quả thừ nghiệm Kết luận Chương 3.

KET LUẬN VÀ KHUYEN NGHỊ

CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BÓ CÓ LIÊN QUAN LUẬN ÁN 175 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 176

PHỤ LỤC

Trang 10

Số liệu khảo sát trình độ đào tao của đội ngũ TTV Sở GD&ĐT TT Số liệu khảo sát về cơ cấu chuyên ngành đào tạo của đội ngũ TTV Sở GD&ĐT

Số liệu khảo sát về thực trạng cơ câu ngạch thanh tra viên Tỉ lệ TTV Sở GD&ĐT các ngạch đã đủ thâm niên công tác, nhưng chưa đủ điều kiện khác để bổ nhiệm vào ngạch cao hơn 79 Số liệu đánh giá phẩm chất đội ngũ TTV Sở GD&ĐT của CBQL và TTV thuộc các cơ quan QLNN về giáo dục

Số liệu đánh giá của CBQL và GV thuộc các CSGD phô thông về phẩm chat đội ngũ TTV Sở GD&ĐT

Số liệu đánh giá của Nhóm CBQL và TTV thuộc các cơ quan

Số liệu đánh giá của Nhóm CBQL và TTV thuộc các co quan QLNN về giáo dục đối với năng lực quản lý của đội ngũ TTV Sở GD&ĐT

Số liệu đánh giá của Nhóm CBQL và GV thuộc các CSGD phô thông về năng lực quản lý của đội ngũ TTV Sở GD&ĐT Số liệu đánh giá của Nhóm CBQL và TTV thuộc các cơ quan QLNN về giáo dục đối với năng lực NCKH của đội ngũ TTV Sở GD&DT

Số liệu đánh giá của CBQL và GV thuộc các CSGD phổ thông về năng lực nghiên cứu khoa học của đội ngũ TTV Sở GD&ĐT 88

Trang 11

Số liệu đánh giá của Nhóm CBQL và TTV thuộc các cơ quan QLNN về giáo dục đối với năng lực sư phạm của đội ngũ TTV So GD&ĐT

Số liệu đánh giá của CBQL và GV thuộc các CSGD phô thông về năng lực sư phạm của đội ngũ TTV Sở GD&ĐT.

Số liệu khảo sát thực trạng triển khai nội dung tô chức xây dựng quy hoạch đội ngũ TTV So GD&ĐT

Số liệu khảo sát về thực trạng triển khai nội dung tổ chức tuyển chọn và bồ nhiệm TTV Sở GD&ĐT

Số liệu khảo sát về thực trạng triển khai nội dung tổ chức sử dụng đội ngũ TTV Sở GD&ĐT

Số liệu khảo sát về thực trạng triển khai nội dung tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ TTV Sở

giá đội ngũ TTV Sở GD&ĐÐT.

Số liệu khảo sát về thực trạng nội dung tổ chức các hoạt động tạo động lực cho đội ngũ TTV Sở Giáo dục và Đào tạo.

Số liệu khảo sát về mức độ tác động của các yếu tố có ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ TTV Sở GD&ĐT

Mức độ cấp thiết của các giải pháp phát triển đội ngũ TTV Sở GDK&ĐT

Mức độ tính khả thi của các giải pháp phát triên đội ngũ TTV SoGD&DT Sở GD&ĐT 156Tương quan giữa mức độ cap thiệt với tính kha thi của các giải pháp phát triển đội ngũ TTV Sở GD&ĐT

Đánh giá tính thuyết phục (phù hợp) của Quy trình xây dựng khung năng lực nghề nghiệp TTV Sở GD&ĐT

Đánh giá về ý nghĩa của Khung năng lực nghề nghiệp TTV Sở GD&ĐT đã được các Sở GD&ĐT xây dựng

Trang 12

DANH MỤC SO DO, BIEU DO

Mô hình phát triển nguồn nhân lực theo Leonard Nadler Mô hình phát triển nguồn nhân lực theo lý luận quản lý đội ngũ trong một tổ chức.

Các nội dung phat triên đội ngũ trong một tô chức

So sánh kết quả đánh giá về phẩm chất đội ngũ TTV Sở GD&DT của các nhóm đối tượng khảo sat

So sánh kết quả đánh giá về năng lực nghề nghiệp của độ TTV Sở GD&ĐT của các nhóm là đối tượng khảo sát Kết quả khảo sát thực trạng triển khai các nội dung phát triên đội ngũ TTV Sở GD&ĐT

Mối quan hệ giữa các giải pháp phát triển đội ngũ TTV Sở GD&ĐT

Tương quan giữa mức độ

pháp phát triển đội ngũ TTV Sở GD&ĐÐT.

Trang 13

MỞ ĐÀU 1 Lý do chọn đề tài

Thanh tra là một chức năng thiết yếu của cơ quan quản lý nhà nước, là phương thức bảo đảm pháp chế, tăng cường kỷ luật trong quản lý nhà nước, thực hiện quyền dân chủ xã hội chủ nghĩa; trong đó Thanh tra giáo dục đảm nhận chức năng thanh tra trong phạm vi quản lý nha nước về giáo dục Đội ngũ thanh tra viên của cơ quan Thanh tra Sở Giáo dục va Dao tạo (trong luận án này goi là TT Sở GD&PT) là lực lượng trực tiếp đảm nhận chức năng thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước về giáo dục của các Tinh/thanh phó trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Tỉnh) nhằm bảo đảm việc thi hành pháp luật, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa và xử lý vi phạm, bảo vệ lợi ich của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tô chức, cá

nhân hoạt động trong lĩnh vực giáo dục Chất lượng và hiệu quả hoạt động TTGD

phụ thuộc vào chất lượng đội ngũ TTV các Sở GD&DT Chất lượng đội ngũ TTV Sở GD&ĐT được tích hợp từ các yếu tố: số lượng, cơ cấu, phẩm chất và năng lực của các thành viên trong đội ngũ này Vì vậy, đội ngũ này phải đủ số lượng, đồng bộ cơ cấu, đạt yêu cầu phẩm chất và năng lực nghề nghiệp.

Ngày 21/10/2011, Thanh tra Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch Phát triển nguôn nhân lực ngành Thanh tra với mục tiêu “Xây dung được đội ngũ cán bộ ngành Thanh tra có bản lĩnh chính trị vững vàng; trình độ lý luận, chuyên môn nghiệp vụ cao; có đạo đức nghề nghiệp, phẩm chất và năng lực tốt; có cơ cấu phù hợp với mục tiêu và phương hướng phát triển ngành Thanh tra, đáp ứng yêu câu, nhiệm vụ của thời ki moi” [60] Một trong những nội dung co ban đổi mới căn bản, toàn diện GD&DT trong Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng là “Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý các cấp; bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch"[23] Đề tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý giáo dục các cấp, Bộ GD&DT đã có Chỉ thị số 5972/CT-BGDĐT ngày 20/12/2016 về việc tăng cường công tác TTGD đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD&DT với mục tiêu “Kiện foàn cơ cdu tổ chức, nhân sự làm công tác thanh tra Các Sở GD&PT dam bao số lượng, chất lượng đội ngũ Thanh tra Sở để hoàn thành nhiệm vụ được giao trong đó có Chánh

Trang 14

Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra; cán bộ thanh tra phụ trách lĩnh vực giáo đục mâm non, phố thông; cản bộ thanh tra phụ trách lĩnh vực giáo duc đại học; cán bộ phụ trách tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo và phòng, chống tham những;cán bộ phụ trách theo dõi xử lý sau thanh tra” [6] Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã chỉ rõ: “Đẩy mạnh đổi mới đồng bộ, nâng cao hiệu lực, hiệu qua quan lý nhà nước, quản ly và quản trị nghiệp vụ, chuyên môn trong giáo dục và đào tạo, từng bước thực hiện có hiệu quả cơ chế tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục và đào tạo” [24]; “Cùng với dé cao vị trí, vai trò và trách nhiệm xã hội, can đổi mới mạnh mẽ chính sách đãi ngộ, chăm lo xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo duc là khâu then chót "[24] Chính vi vậy, chăm lo phát triển đội ngũ TTV Sở GD&DT là việc làm cần thiết trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay và cũng là thực hiện khâu then chốt nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục.

Hiện nay “Chat lượng, hiệu quả giáo duc và đào tạo chưa cao”, “Quan lý nhà nước và quản lý - quản trị nhà trường còn nhiều hạn chế"[24] Trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến các hạn chế đó có nguyên nhân: “Đội ngữ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, trên một số mặt vẫn còn bắt cập về chất lượng, số lượng, cơ cấu và chính sách đãi ngộ” [24] và “hoạt động thanh tra, kiếm tra, giám sát chưa được coi trọng đúng mức”[23] Đỗi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT đặt ra các yêu cầu với nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giáo dục, trong đó coi phát triển đội ngũ CBQL giáo dục là then chốt Trong khi đó, đội ngũ TTV của cơ quan Thanh tra Sở GD&ĐT (một đơn vị trong cơ cấu tổ chức của Sở GD&PT, có chức năng giúp Giám đốc Sở GD&ĐT quản lý nhà nước về giáo duc) còn có một số bất cập hoặc hạn chế, nhất là về năng lực nghề nghiệp so với các quy định trong Nghị định số 97/2011/NĐ-CP ngảy 21/10/2011 của Chính phủ “Quy định về thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra ”[10] Sự bat cap va han chế đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục của các Sở GD&DT trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay là hoạt động TTGD.

Đến nay đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về phát triển nguồn nhân

lực giáo dục nói chung, phát triển nguồn nhân lực thanh tra nói riêng; nhưng ở nước

Trang 15

ta chưa có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về phát triển đội ngũ TTV Sở GD&DT Như vậy, cần nghiên cứu về phát triển đội ngũ TTV Sở GD&ĐT trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay dé giúp cho các nhà quản lý thuộc Thanh tra Bộ GD&DT, Thanh tra Tỉnh, Thanh tra Sở GD&DT và các Giám đốc Sở GD&ĐT có một hệ thống cơ sở lý luận, thực tiễn và các giải pháp khả thi về phát triển đội ngũ TTV Sở GD&DT thích ứng với bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.

Từ những lý do trên, với cương vị là một cán bộ làm công tác thanh tra trong ngành GD&DT, tôi chọn van đề “Phát triển đội ngũ thanh tra viên Sở Giáo dục và Đào tạo trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay” làm đề tài nghiên cứu nhằm đáp ứng yêu cầu của hoạt động TTGD trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay 2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ TTV giáo dục, tô chức đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ TTV Sở GD&ĐT; đề xuất được các giải pháp phát triển đội ngũ TTV Sở GD&ĐT nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt động TTGD trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thé nghiên cứu Đội ngũ thanh tra viên Sở GD&ĐT. 3.2 Đối tượng nghiên cứu

Phat triển đội ngũ TTV Sở GD&ĐT trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay 4 Câu hỏi nghiên cứu

4.1 Bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay đòi hỏi đội ngũ TTV Sở GD&DT phải có những năng lực gì để đáp ứng hoạt động của TTGD?

4.2 Phát triển đội ngũ TTV Sở GD&ĐT trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay được dựa trên lý thuyết khoa học nào và phải triển khai những nội dung nào?

4.3 Việc nhận diện điểm mạnh, hạn chế của đội ngũ TTV Sở GD&DT và nội dung phát triển đội ngũ này là cần thiết để có cơ sở đề xuất các giải pháp nao cần phải triển khai dé đội ngũ đó phát triển đáp ứng yêu cầu TTGD trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay?

Trang 16

5 Giá thuyết khoa học

Hiện nay, đội ngũ TTV Sở GD&DT còn có một số bất cập so với yêu cầu TTGD trong bối cảnh đổi mới giáo dục Nếu các Sở GD&ĐT triển khai có hiệu quả một số giải pháp quản lý bằng vận dụng lý thuyết phát triển nguồn nhân lực vào tháo gỡ các khó khăn, khắc phục những bat cập trong triển khai các nội dung quy

hoạch, tuyển chọn và bổ nhiệm, sử dụng, đào tạo và bồi dưỡng, đánh giá và tao

động lực cho đội ngũ TTV Sở GD&ĐT trên cơ sở xây dựng được khung năng lực nghề nghiệp TTV Sở GD&ĐT thích ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; thì đội ngũ đó sẽ phát triển đủ số lượng, đồng bộ cơ cầu, có phẩm chat và năng lực nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu TTGD trong bồi cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.

6 Nhiệm vụ nghiên cứu

6.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ TTV Sở GD&ĐT trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.

6.2 Khảo sát và đánh giá thực trạng đội ngũ TTV Sở GD&DT và thực trangphát triên đội ngũ TTV Sở GD&ĐT hiện nay.

6.3 Đề xuất các giải pháp phat triển đội ngũ TTV Sở GD&ĐT nhằm đáp ứng yêu cầu TTGD trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.

6.4 Tổ chức khảo nghiệm và thử nghiệm để khẳng định mức độ cấp thiết, tính khả thi của các giải pháp phát triển đội ngũ TTV Sở GD&DT đã đề xuất.

7 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

Theo Nghị định số 97/2011/NĐ-CP của Chính phủ ngày 21/10/2011, thanh tra viên có các ngạch: thanh tra viên, thanh tra viên chính và thanh tra viên cao cấp Đề tài luận án này tập trung nhiều hơn vào nghiên cứu phát triển đội ngũ TTV Sở GD&ĐT thuộc ngạch thanh tra viên.

Ngoài mục tiêu phát triển đủ số lượng và hợp lý cơ cấu, đề tài luận án tập trung nhiều hơn vào nghiên cứu phát triển năng lực nghề nghiệp của TTV Sở GD&ĐT.

Các giải pháp quản lý được đề xuất trong luận án này dành cho cán bộ lãnh đạo và cán bộ quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục tại các Tỉnh: Thanh tra Tinh, Thanh tra Sở GD&DT, Sở GD&ĐT và một số Phòng/Ban của Sở

Trang 17

GD&DT; trong đó chánh Thanh tra Sở GD&ĐT và trưởng phòng Tổ chức - Cán bộ của Sở GD&DT có trách nhiệm tham mưu và Giám đốc Sở GD&ĐT có vai trò và trách nhiệm chính.

Đối tượng được chọn để xin ý kiến trong khảo sát thực trạng, vấn đề nghiên

cứu gồm:

+ Nhóm CBQL và TTV thuộc các cơ quan QLNN về giáo duc (như: Thanh tra Bộ GD&DT, Thanh tra Tinh, Thanh tra Sở GD&ĐT).

+ Nhóm CBỌL và giáo viên (GV) các cơ sở giáo dục (CSGD) pho thông (chủ yếu là Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và giáo viên).

Số liệu khảo sát thực trạng đội ngũ TTV Sở GD&DT và thực trang phát triển đội ngũ TTV Sở GD&ĐT được thu thập trong 03 năm học gần đây (từ 2017-2018 đến 2019-2020).

8 Các tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

8.1 Các tiếp cận trong nghiên cứu

8.1.1 Tiếp cận lý thuyết phát triển nguôn nhân lực

Tiếp cận lý thuyết phát triển nguồn nhân lực /à mét tiép cận chủ yếu trong nghiên cứu đề tài luận án Hiện nay, có nhiều lý thuyết gắn với nhiều mô hình khác nhau về phát triển nguồn nhân lực ở các phương diện phát triển nguồn nhân lực trong một hệ thống lớn (một quốc gia, một ngành, ) và ở phương diện phát triển nguồn nhân lực trong một tổ chức cụ thé Chính vì vậy, lựa chọn lý thuyết nao, gắn với mô hình nào hoặc phối hợp các lý thuyết hoặc mô hình với nhau trong nghiên cứu phát triển đội ngũ TTV Sở GD&ĐT là sự cần thiết dé xây dựng được khung lý luận của để tài luận án Tiếp cận lý thuyết phát triển nguồn nhân lực trong nghiên cứu phát triển đội ngũ TTV Sở GD&DT là vận dụng lý thuyết đó dé chỉ ra các hoạt động (nội dung) như xây dựng quy hoạch, tuyển chọn, bổ nhiệm, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá và tạo động lực cho đội ngũ đó phát triển năng lực nghề nghiệp; từ đó có cơ sở khoa học định hướng khảo sat thực trang vấn đề nghiên cứu.

8.1.2 Tiép cận năng lực

Tiếp cận năng lực cững là một tiếp cận chi yếu trong nghiên cứu đề tài luận án TTV Sở GD&DT là các thành viên thuộc lực lượng quản lý nhà nước vé giáo

Trang 18

dục Trong thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình, họ thể hiện rõ vai trò và trách nhiệm của một nhà tuyên truyền và giám sát pháp luật về giáo dục, một nhà quản lý, một nhà nghiên cứu khoa học và một nhà sư phạm Cho nên trong lao độngthường nhật của họ, họ phải hội đủ các nhóm năng lực: /ực thi pháp luật, quan lý, nghiên cứu và ứng dụng khoa học, tổ chức triển khai các hoạt động sư phạm Như vậy, tiếp cận năng lực trong nghiên cứu luận án này là việc dựa trên các yêu cầu đổi mới giáo dục, các đặc điểm vai trò và chức trách của TTV Sở GD&DT mà xác định khung năng lực nghề nghiệp của họ Từ đó coi khung năng lực nghề nghiệp của TTV Sở GD&ĐT là một trong những muc tiéu chi yếu dé phát triển đội ngũ này trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.

8.1.3 Tiếp cận chức năng quản ly

Quản lý được triển khai thông qua các chức năng cơ bản: kế hoạch hóa, tổ chức, chi đạo và kiểm tra Ban chat của việc triển khai các hoạt động phát triển đội ngũ TTV Sở GD&ĐT là triển khai các chức năng cơ bản của quản lý đối với từng hoạt động phát triển đội ngũ đó Vì thé, tiếp cận chức năng trong nghiên cứu đề tài luận án này sẽ vận dụng được các chức năng cơ bản của quản lý (kế hoạch hóa, tô chức, chỉ đạo và kiểm tra) vào xác định các hoạt động và triển khai các giải pháp phát triển đội ngũ TTV Sở GD&DT sẽ dé xuất đối với từng hoạt động đó.

8.1.4 Tiếp cận hệ thông

Tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu đề tài luận án này là xem xét cơ quan Thanh tra Sở GD&DT như một phan tử của hệ thống giáo dục ở cấp Tinh Phan tử này tuy có quy luật vận hành riêng, nhưng có mối quan hệ biện chứng với các phần tử khác trong hệ thống quản lý nhà nước giáo dục các cấp dé tạo thành một chỉnh thể Chính vì vậy, tiếp cận hệ thống sẽ nhận biết được chức năng và nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong hệ thống quản lý nhà nước về giáo dục dé có thể huy động một cách toàn diện và đồng bộ các cơ quan, tổ chức và cá nhân đó vào triển khai các giải pháp quản lý nhằm phát triển đội ngũ TTV Sở GD&DT.

8.1.5 Tiếp cận thực tiễn

Tiếp cận thực tiễn trong nghiên cứu đề tài luận án này là tiếp cận trên các phương diện cơ sở pháp lý về thanh tra giáo dục, thực trạng đội ngũ TTV Sở

Trang 19

GD&ĐT và thực trang phát triển đội ngũ TTV Sở GD@&ĐT Nói cụ thể là xem xét mối quan hệ “cưng - câu” (thực trạng đội ngũ TTV Sở GD&ĐT so với yêu đổi mới TTGD) và thực trạng phát triển đội ngũ TTV Sở GD&ĐT có đạt được mục tiêu phát triển năng lực đội ngũ TTV Sở GD&ĐT hay không Từ đó, tìm hiểu các nguyên

nhân dẫn đến các hạn chế về số lượng, cơ cấu, phẩm chất và năng lực của đội ngũ

TTV Sở GD&ĐT; đồng thời tìm được các nguyên nhân dẫn đến các khó khăn, bat cập của các hoạt động quản lý dé đề xuất các giải pháp quản lý cần thiết nhằm phát triển đội ngũ này.

8.2 Các phương pháp nghiên cứu

8.2.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Nghiên cứu dé tài luận án này có sử dụng các phương pháp phân (ích, tổng hợp, hệ thống hóa dé nhận biết: đường lỗi, chính sách của Dang và Nhà nước về thanh tra nói chung và TTGD nói riêng, các tri thức khoa học có trong các công trình khoa học ở trong và ngoài nước về thanh tra và TTGD, về phát triển nguồn nhân lực nói chung và phát triển đội ngũ TTV Sở GD&ĐT nói riêng nhằm xây dựng được cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ TTV Sở GD&ĐT trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.

8.2.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Trong nghiên cứu dé tài luận án này có sử dụng các phương pháp quan sát, điều tra, xin y kién chuyén gia, phong van, khảo nghiệm và thử nghiệm nhằm nhận biết cơ sở thực tiễn về phát triển đội ngũ TTV Sở GD&ĐT (trong đó có thực trạng đội ngũ TTV Sở GD&ĐT và thực trạng phát triển đội ngũ này); đồng thời nhận biết được các thuận lợi và tốt, các khó khăn và bất cập, các nguyên nhân dẫn đến các khó khăn va bat cập trong thực trạng phát triển đội ngũ TTV Sở GD&DT Từ đó đề ngũ TTV Sở GD&DT nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt xuất một số giải pháp triển

động TTGD trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay; đồng thời minh chứng được mức độ cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đó.

8.2.3 Một só phương pháp khác để bồ trợ

Trong nghiên cứu dé tài luận án này có sử dụng một số phương pháp khác để bổ trợ cho các phương pháp đã chọn ở trên; đó là:

Trang 20

- Thuật toán tính giá trị trung bình trong thống kê toán học để xử lý số liệu trong nghiên cứu thực trang và trong minh chứng mức độ cấp thiết va tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất trong luận án.

- Phương pháp Graph (là phương pháp khoa học sử dụng sơ đồ, biểu đồ dé mô tả trực quan mối quan hệ của các thành tố cấu thành một hoạt động, hoặc dé minh họa một số kết quả nghiên cứu).

9 Những luận điểm bảo vệ

Đội ngũ TTV Sở GD&ĐT là lực lượng trực tiếp đảm nhiệm hoạt động TTGD (một trong các chức năng quản lý nhà nước về giáo dục) Chất lượng của đội ngũ này (thê hiện ở sô lượng, cơ câu, phâm chât và năng lực nghê nghiệp) quyêt định chất lượng TTGD Tuy nhiên, hiện nay đội ngũ TTV Sở GD&ĐT dang có một số hạn chế, trong đó có hạn chế về năng lực nghề nghiệp, cho nên phát triển đội TTV Sở GD&ĐT là vấn đề cần giải quyết nhằm đáp ứng yêu cầu TTGD trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.

Dựa vào lý thuyết phát triển nguồn nhân lực (với các nội dung quy hoạch;

tuyển chon và bổ nhiệm; sử dụng; đào tạo và bồi dưỡng; đánh giá; tạo động lực cho

cho nguồn nhân lực phát triển) nhằm vào mục tiêu chính là phát triển năng lực nghề nghiệp của TTV Sở GD&ĐT Ia Iva chọn phù hợp nhất dé xây dựng cơ sở lý luận và tổ chức khảo sát thực trạng đội ngũ TTV Sở GD&DT, thực trạng phát triển đội ngũ đó trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.

Để đội ngũ TTV Sở GD&ĐT phát triển đáp ứng yêu cầu TTGD trong bồi cảnh đổi mới giáo dục hiện nay cần có các giải pháp quan lý dé tháo gỡ các khó khăn và khắc phục những bat cập có trong thực trạng đội ngũ TTV Sở GD&DT và thực trạng triển khai các nội dung xây dựng quy hoạch; tuyển chọn, bổ nhiệm và sử dụng; đào tạo và bồi dưỡng; đánh giá; và tạo động lực cho đội ngũ đó phát triển trên cơ sở xây dựng được khung năng lực nghề nghiệp của TTV Sở GD&ĐT.

10 Những đóng góp mới của luận án 10.1 Về lý luận

Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung và hoàn thiện thêm cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ TTV Sở GD&ĐT trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện

Trang 21

nay trên cơ sở các tiếp cận chủ yếu trong nghiên cứu là: tiếp cận lý thuyết phát triển nguồn nhân lực và tiếp cận năng lực.

10.2 VỀ thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của luận án chỉ rõ “bức tranh toàn cảnh” về số lượng, cơ cấu, phẩm chất và năng lực nghề nghiệp đội ngũ TTV Sở GD&ĐT theo yêu cầu năng lực nghề nghiệp (được xác định trên cơ sở phối hợp đặc điểm lao động nghề nghiệp, các tiêu chuẩn ngạch TTV với các yêu cầu đổi mới QLNN về giáo dục trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay); đồng thời làm rõ thực trạng các nội dung phát triển đội ngũ TTV Sở GD&ĐT và chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến các khó khăn và bắt cập từ thực trạng đó Đặc biệt, đề xuất được các giải pháp phát triển đội ngũ TTV Sở GD&ĐT có mức độ cấp thiết và tính khả thi cao nhằm đáp ứng yêu cầu TTGD trong bồi cảnh đổi mới giáo dục hiện nay; trong đó có giải pháp tổ chức xây dựng khung năng lực nghề nghiệp của TTV Sở GD&ĐÐT.

Mặt khác, các kết quả nghiên cứu trong luận án là tư liệu có giá trị lý đối với các CBQL trong các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục cấp Tỉnh về các căn cứ khoa học (luận và thực tiễn) dé phát triển đội ngũ TTV Sở GD&ĐT nhằm đáp ứng yêu cầu TTGD trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.

11 Cấu trúc luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, các công trình khoa học của tác giả và phụ lục; luận án này có 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ TTV Sở GD&ĐT trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.

Chương 2 Cơ sở thực tiễn về phát triển đội ngũ TTV Sở GD&ĐT trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.

Chương 3 Giải pháp phát triển đội ngũ TTV Sở GD&ĐT trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.

Trang 22

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VE PHÁT TRIÊN

ĐỘI NGŨ THANH TRA VIÊN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRONG BOI CẢNH DOI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Công trình nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực giáo dục và phát triển nguồn nhân lực thanh tra

Đã có nhiều công trình khoa học của các tác giả „ước ngoài nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực, mà các kết quả nghiên cứu đó được xem là các kiến thức nên tảng để nghiên cứu van dé phát triển nguồn nhân lực giáo dục Cự thé: Trong công trình “Các học thuyết quan I” các tác giả Nguyễn Thi Doan - Đỗ Minh Cương - Phương Kỳ Sơn đã khẳng định một trong những công trình nghiên cứu về quan lý có giá trị khoa học là cuốn sách “The Principles of Scientific Management” của Frederick Winslow Taylor (1856-1915) xuất bản năm 1911[18]; Trong công trình này Frederick Winslow Taylor đã đưa ra định nghĩa quản lý và bốn nguyên tắc quản lý khoa học (xác định phương pháp hoàn thành mỗi loại công việc; tuyển chon và huấn luyện người lao động một cách khoa học; những lý luận trong hợp tác giữa người quản lý với người bị quản lý; bôn phận của người quản lý và người bị quản lý); trong đó để đội ngũ người bị quản lý thực hiện được bổn phận của mình (thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của tô chức) thì yêu cầu phải đủ số lượng, đồng bộ cơ cấu, đạt chuẩn phẩm chất và năng lực hành nghề Các yêu cầu đó cũng chính là

các mục tiêu phát triển nguồn nhân lực trong một tổ chức mà các chủ thể quản lý

một tổ chức phải hướng tới Năm 1980, Hiệp hội Mỹ về đào tạo và phát triển đã xuât bản 02 công trình nghiên cứu của Leonard Nadler (nhà xã hội học người Mỹ)là “Developing Human Resource” [81] va “Corporate Human ResourceDevelopment” [82]; Trong các công trình khoa học nay, Leonard Nadler đã đưa ra những quan điểm và cách thức phát triển nguồn nhân lực; trong đó chỉ ra quản lý nguồn nhân lực nói chung và nói riêng cho một doanh nghiệp gồm có 3 nhiệm vụ

chủ yếu là: phát triển nguôn luc (trong đó có giáo dục, đào tao, bồi dưỡng, phát

Trang 23

triển, nghiên cứu, phục vụ); sử dung nguén nhân lực (trong đó có tuyển dụng, sàng lọc, bố trí, đánh giá, đãi ngộ, kế hoạch hóa sức lao động); tao môi trường thuận lợi cho nguồn nhân lực phát triển (trong đó có mở rộng chủng loại làm việc, mở rộng quy mô làm việc, phát triển tổ chức, tạo môi trường làm việc có hiệu quả, tạo môi trường pháp lý có hiệu lực và tạo động lực cho nguồn nhân lực phát triển) Tiếp đó, Gary Dessler với công trình “Human Resource Management” [TT] đã chỉ ra các hoạt động trong quản lý nguồn nhân lực tương tự như quan điểm của Leonard Nadler nêu trên; nhưng nhắn mạnh: dé phát triển được nguồn nhân lực trong một tổ chức thì phải nâng cao chất lượng quản lý nguồn nhân lực và để nâng cao chất lượng quản lý nguồn nhân lực phải tập trung vào phát triển nguồn nhân lực Tiến sĩ Naga Raju Battu với công trình “Human Resource Management” ấn hành năm 2006 [75] và các tác giả Harold Koontz, Cyril Odonnell, Heinz Weihrich đã chỉ ra trong công trình khoa học “Những vấn dé cốt yếu về quản ly” [31] ly luận chung về quản lý, các vấn đề cơ bản mà mỗi nhà quản lý một tổ chức phải nhận biết để đạt tới mục tiêu hoạt động của tổ chức là vấn đề đội ngũ người lao động và yêu cầu số lượng, cơ cầu, phẩm chất và năng lực nghề nghiệp dé đủ năng lực thực hiện các chức năng và nhiệm vụ mà tổ chức giao cho Công trình nghiên cứu “Les initiatives de gestion dans les universités” của tác giả Bikas C.Sanyal, được UNESCO xuất bản tại Paris năm 1995 [85] là tai liệu ấn hành bằng tiếng Pháp có nhiều nội dung khoa học giá trị dành cho các nhà quản lý giáo dục trên phương diện quản lý nhà nước về giáo dục và quản lý trường đại học; trong đó có quản lý đội ngũ và quản lý tài chính trong các trường đại học Các nội dung khoa học trong công trình này có thé vận dụng vào phát triển nguồn nhân lực giáo dục.

Tại Việt Nam, có một số tư tưởng và nhiều công trình khoa học nghiên cứu về quản lý hoặc phát triển nguôn nhân lực, phát triển nguôn nhân lực giáo dục và phát triển nguồn nhân lực thanh tra giáo dục được đưa ra dưới đây.

Trước hết phải nói đến tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục và về công tác thanh tra được thể hiện ở các lời nói, bài viết có tính chỉ giáo của Người trong huấn luyện cán bộ cách mạng Bằng sự vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác -Lênin và kế thừa những tri thức tinh hoa của nhân loại, cùng với kinh nghiệm thực

Trang 24

tiễn trong suốt cuộc đời lãnh đạo các cuộc cách mạng dân chủ và cách mạng dân tộc của nhân dân Việt Nam; Người đã để lại những tư tưởng có giá trị về giáo dục để vận dụng vào phát triển nguồn nhân lực giáo dục Theo Người, một trong các con đường hình thành phẩm chất và ăng lực của cán bộ cách mạng là huấn huyện (đào tạo) Người đã chỉ giáo, khi huấn luyện, phải xác định đúng và phối hợp tốt các yếu tố: “huấn luyện nhằm đạt được những gì" (mục tiêu đào tạo hoặc bồi dưỡng); “hudn luyện gi” (nội dung và chương trình đào tạo hoặc bồi dưỡng); “ai hudn huyện” (lực lượng người giảng dạy trong đào tạo hoặc bồi dưỡng); “huấn luyện ai” (người được đào tạo hoặc bồi dưỡng); “hudn luyện như thé nào” (phương pháp và hình thức đào tạo hoặc bồi dưỡng); “hudn luyện với và trong điều kiện nào” (phương tiện và điều

kiện đào tạo hoặc bồi dưỡng), kiêm tra và đánh giá kết quả huấn luyện [47; tr 367

-371] Những tư tưởng đó của Người là Kim chỉ Nam cho việc tô chức đào tạo và bồi dưỡng cán bộ cách mạng trước kia, nhưng vẫn có giá trị cao trong phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển KT-XH của nước ta giai đoạn hiện nay Đối với công tác thanh tra, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định vị trí, tằm quan trọng của cán bộ thanh tra: “Thanh tra là một nhiệm vụ vẻ vang và quan trọng; nó theo doi, xem xét việc chấp hành ding đắn đường lối, chính sách, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Chính phủ" [48; tr.35] Do vậy, Người yêu cầu phải tăng cường công tác cán bộ trong thanh tra cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt là chất lượng; trong đó Đảng và Nhà nước phải chú trọng đến công tác xây dựng tổ chức và bố trí cán bộ làm công tác thanh tra, nhằm đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra Người đã chỉ giáo: “Một số ban thanh tra chưa được củng có, cán bộ còn thiếu vì các cấp lãnh đạo địa phương chưa nhận rõ công tác thanh tra là quan trọng, nên chưa chú ¥tăng cường cán bộ đúng mức, chưa giúp đỡ, lãnh đạo nó một cách chặt chế” [70; tr.7] Những tư tưởng và lời dạy quý báu của Người đã trở thành di sản tinh thần thiêng liêng, nền tảng lý luận về công tác thanh tra trong suốt những năm qua cũng như phát triển đội ngũ cán bộ thanh tra trong giai đoạn hiện nay.

Dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các nhà khoa học Việt Nam đã tiếp cận nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực nói chung, nguồn nhân lực giáo dục nói riêng dựa trên nền tảng của lý luận quản lý là

Trang 25

tiếp cận chủ yếu Một số công trình tiêu biểu đã nghiên cứu về các vấn dé trên đã được công bố dưới dạng sách, báo cáo kết quả nghiên cứu dé tài KH&CN, luận án tiến sĩ và bài báo khoa học như:

Các công trình khoa học “Mét số vấn đề vẻ tr tưởng quản ly” của Hồ Văn Vinh được Nxb Chính trị Quốc gia - Hà Nội ấn hành năm 2003 [71]; “Quản lý nguôn nhân lực xã hội” của Học viện Hành chính Quốc gia được Nxb Đại học Quốc gia - Hà Nội ấn hành năm 2003 [33]; “Phát triển nguôn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước” của Nguyễn Thanh được Nxb Chính trị Quốc gia - Hà Nội ấn hành năm 2005 [58]; “Quản lý đội ngữ” của các tác giả Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc được Dự án đào tạo giáo viên Trung học cơ sở - LOAN No 1718 - VIE (SF) - Hà Nội ấn hành năm 2003 [9]; “Đào tao và sử dung nhân lực trong nên kinh tế thị trường ở Việt Nam” của tác giả Phan Văn Kha được Nxb Giáo dục - Hà Nội ấn hành năm 2007 [38]; “Quản trị nguôn nhân lực” của Trần Thị Kim Dung được Nxb Chính trị quốc gia - Hà Nội ấn hành năm 2001 [19]; “Sứ dung hiệu quả nguồn nhân lực Việt Nam” của Nguyễn Hữu Dũng được Nxb Chính trị quốc gia - Hà ấn hành năm 2001 [20]; “Phat triển nguon nhân lực giáo duc đại học Việt Nam” của các tác giả Đỗ Minh Cương và Nguyễn Thi Doan do Nxb Chính trị Quốc gia - Hà Nội ấn hành năm 2001 [16]; “Quản lý giáo duc” của các tác giả Bùi Minh Hiền, Đặng Quốc Bảo và Vũ Ngọc Hải do Nxb Đại học Sư phạm ấn hành năm 2010 [32] là những công trình nghiên cứu có các nội dung bàn luận về các tư tưởng quản lý qua các thời kỳ lịch sử, lý luận chung về quản lý, các hoạt động quản lý nhà nước, các lý thuyết về con người, các luận thuyết về quan trị và quan trị nguồn nhân lực, những vấn đề chủ yếu nhất trong quản lý đào tạo và sử dụng nhân lực, các hoạt

động quản lý đội ngũ trong tổ chức (như kế hoạch hoá, tuyển chọn, sử dụng, đào tạo.

và bồi dưỡng, đánh giá đội ngũ và tạo môi trường dé đội ngũ phát triển), tình trạng đội ngũ nhân lực và thực trạng sử dụng nguồn nhân lực, các yêu cầu mới của thời đại, khái quát thực trạng nguồn nhân lực giáo dục, chính sách, tổ chức bộ máy và con người, phương tiện và điều kiện dé quản lý hệ thống giáo dục và các giải pháp nhằm sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực giáo dục của Việt Nam trong các thập kỷ đầu của Thế kỷ 21.

Trang 26

Một số chương trình và đề tài KH&CN như Chương trình KH&CN cấp nhà nước mã số KX07-14 (1996) “Bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ nhân lực trong điều kiện mới" do tác giả Nguyễn Minh Đường làm chủ nhiệm [27]; đề tài KH&CN trọng điểm cấp Bộ “Những vấn dé lý luận cơ bản về phát triển nguôn nhân lực ở Việt Nam”, Mã số: B2006-37-02TD, do tác giả Nguyễn Lộc làm chủ nhiệm [44] đã xây dựng cơ sở lý luận dựa trên lý thuyết phát triển nguồn nhân lực, phân tích bối cảnh phát triển KT-XH trong đầu Thế kỷ 21 dé chỉ ra yêu cầu số lượng, cơ cấu, phẩm chất và năng lực nghề nghiệp nguồn nhân lực nước nhà trong bối cảnh phát triển KT-XH đầu Thế kỷ 21, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực và đề ra các giải pháp đảo tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực của Việt Nam nói chung và nguồn nhân lực trong một tổ chức nói riêng nhằm đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực trong bối cảnh mới.

Gần đây, có một số luận án tiến sĩ nghiên cứu về quản lý hoặc phát triển nguồn nhân lực giáo dục trong các cơ sở giáo dục đại học phục vụ nhu cầu phát triển KT-XH của các vùng miễn, cụ thể: Luận án tiến sĩ chuyên ngành QLGD với đề tài “Phát triển đội ngũ giảng viên các trường đại học ở vùng đông bằng sông Cửu Long đáp ứng yêu câu đổi mới giáo dục đại học” [25] của tác giả Nguyễn Văn Dé bảo vệ tại Dai học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2010; Luận án tiến sĩ chuyên ngành QLGD với dé tài “Luận cứ khoa học của phát triển đào tạo su phạm nghệ thuật đáp ứng yêu cẩu đổi mới giáo duc ở nước ta” [46] của tác giả Nguyễn Thị Bích Lợi bảo vệ năm 2013 tại Đại học giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội; Luận án tiến sĩ chuyên ngành QLGD với đề tài “Quan lý phát triển đội ngũ giảng viên trường cao dang nghề đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực vùng đông bằng sông Cửu Long” [43] của tác giả Nguyễn Mỹ Loan bảo vệ tại Viện Khoa học giáo dục Việt Nam năm 2014; Luận án tiến sĩ chuyên ngành QLGD với đề tài “Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường trung học phổ thông các Tỉnh Bắc Tây Nguyên trong bối cảnh đổi mới giáo dục” [72] của tác giả Cao Thị Thanh Xuân bảo vệ tại Viện Khoa học giáo dục Việt Nam năm 2015; Luận án tiến sĩ chuyên ngành QLGD với đề tài “Giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên các trường đào tạo, bằi dưỡng cán bộ công chức Bộ Nội vụ đáp ứng yêu câu nhân lực ngành nội vụ ” [73] của tác

Trang 27

giả Vũ Thanh Xuân bảo vệ tại Trường Đại học sư phạm Hà Nội năm 2014; Luận án tiến sĩ chuyên ngành QLGD với đề tài “Phát triển đội ngũ giảng viên Trường Đại học An Giang theo tiếp cận quản lý nhân lực” [62] của tác giả Nguyễn Bách Thắng bảo vệ năm 2015 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; Luận án tiến sĩ chuyên ngành QLGD với đê tài “Phát trién đội ngũ giảng viên các trường đại học sư phạm kỹ thuật theo hướng tiếp cận năng luc” [17] của tác giả Nguyễn Thế Dân bảo vệ năm 2016 tại Viện Khoa học giáo dục Việt Nam; Luận án tiến sĩ chuyên ngành quản lý công vụ với đề tài “Chính sách phát triển đội ngũ giảng viên các trường đại học công lập ở Việt Nam” [42] của tác giả Nguyễn Đức Lễ bảo vệ năm 2017 tại Học viện Hành chính quốc gia; Luận án tiến sĩ chuyên ngành QLGD với đề tài “Phat triển đội ngũ giảng viên sư phạm nghệ thuật tại các trường đại học trong bối cảnh đổi mới giáo dục ” [30] của tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng bảo vệ năm 2020 tại Học viện Quản lý Giáo dục Các luận án đã dẫn ở trên đều xây dựng cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu dựa trên lý thuyết phát triển nguồn nhân lực dé vận dụng phù hợp với từng đối tượng nghiên cứu, chỉ ra các hoạt động trong phát triển đội ngũ, tô chức khảo sát và đánh giá thực trang van đề nghiên cứu dé có cơ sở đề xuất các giải pháp quản lý khả thi nhằm phát triển đội ngũ.

Một số bài báo khoa học có nội dung nghiên cứu về phát triển nguôn nhân lực giáo duc được công bố trên các tạp chí khoa học như: ““Xây dung đội ngũ giảng viên trong trường đại học - Thực trạng và giải pháp” của tác giả Nguyễn Thị Thu Hương đã đăng trên Tạp chí Khoa học Đại học quốc gia Hà Nội năm 2012, Luật học số 28 (2012) [35]; “Giảng viên - chìa khóa” mở cánh cửa chất lượng đào tạo đại học, cao đẳng” của Nguyễn Danh Tuần, đăng trên Tạp chí Kinh tế và dự báo, số tháng 11/2013 [67] Các bài báo khoa học này đã chỉ ra thực trạng đội ngũ giảngviên và thực trạng quản lý đội ngũ giảng viên trong trường đại học hiện nay (trong đó chỉ ra sự thiếu hụt của đội ngũ giảng viên về học vị, năng lực giảng dạy, năng lực nghiên cứu khoa học dẫn đến vấn đề uy tín, chất lượng đào tạo của một số trường đại học); từ đó đề xuất những giải pháp nhằm xây dựng phát triển đội ngũ giảng viên trong trường đại học ở nước ta hiện nay.

Trang 28

Những tri thức trong các công trình khoa học tiêu biểu nêu trên là cơ sở khoa học định hướng cho nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề phát triển và điều hành đội ngũ người lao động trong một tổ chức (hệ thống) nói chung, có thẻ vận dụng các kết quả nghiên cứu vào xây dựng khung lý thuyết và lựa chọn các phương pháp nghiên cứu thực tiễn trong nghiên cứu phát triển đội ngũ TTV Sở GD&DT.

1.12 Công trình nghiên cứu về thanh tra và phát triển nguồn nhân lực thanh tra giáo dục

Ở nước ngoài, có một số công trình khoa học tiêu biểu nghiên cứu về thanh tra và thanh tra giáo dục như: “Thanh tra, kiểm tra công tác trường phổ thông” của G L Ôglôblina (1992) [28] và “Hệ (hồng giáo duc và thanh tra ở Pháp” của Đại sử quán Pháp tại Việt Nam (1999) [3] là các công trình chỉ rõ yêu cầu về phẩm chất và năng lực của đội ngũ thanh tra viên khi làm công tác thanh tra trường học Bài báokhoa học “/nspection reforms: why, how and with what” của tac giả Florentin Blanc thuộc Uỷ ban Châu Âu đăng năm 2012 [76] đã đưa ra sự chọn lọc dé khẳng định một số mô hình ưu về thanh tra, trong đó có cơ cấu tổ chức, cách thức vận hành và các điều kiện cần thiết về phẩm chất và năng lực của đội ngũ TTV Bài báo khoa học “How to be a Good Ombudsman” của tac giả Jaccob Soderman, nguyên công chức thanh tra của Uy ban Châu Au giai đoạn 1995 -2004 [79] đã chỉ ra cách thức tổ chức dé có được một cơ quan thanh tra tốt (về bộ máy, tiêu chuẩn đối với đội ngũ cán bộ và các TTV; phương thức dao tạo, bồi dưỡng đội ngũ TTV và yêu cầu về tự bồi dưỡng của TTV nhằm đáp ứng các chức năng và nhiệm vụ của Cơ quan thanh tra Đặc biệt, ở Cộng hoà liên bang dân chủ Nga tác giả Olga Vasilyeva đã có côngtrình nghiên cứu “P3wiuể KOAMdHÒbI OỐĐA3O6đHGIbHĐIV uncneKmopoe 6 Poccuiicxan /JewoKpamuuecKœi Pedepamuenaa Pecny6nuxa "(Phát triển đội ngũ TTV giáo dục tại Cộng hoà liên bang dân chủ Nga) do Nhà xuất bản Matxcova ấn hành năm 2015 [86] đã giới thiệu cơ cấu tổ chức của mạng lưới TTGD của Cộng hoà liên bang dân chủ Nga, những vấn đề về đội ngũ TTV giáo dục, những giải pháp phát triển đội ngũ TTV giáo dục của quốc gia này.

Ở trong nước, có một số công trình nghiên cứu được công bố dưới dạng tài liệu hoặc sách chuyên khảo như: “Thanh tra giáo dục: Nghiệp vụ thanh tra giáo duc

Trang 29

Việt Nam - Văn bản pháp quy" do Bộ GD&ĐT ấn hành năm 2004 [4]; “Tổng két dự án Đào tạo cắn bộ thanh tra giáo đục Việt Nam” do Bộ GD&ĐT ấn hành năm 2005 [5]; “Thanh tra giáo duc” của các tác giả Lưu Xuân Mới và Từ Đức Văn do Nxb ấn hành năm 2004 [50]; “76 chức và hoạt động thanh tra, Đại học Sư phạm Hà

kiểm tra, giám sát của một số nước trên thé giới” của các tác giả Nguyễn Văn Kim, Vũ Văn Chiến, Phạm Thu Hiền, Văn Tiến Mai do Nxb Chính trị Quốc gia ấn hành năm 2001 [41]; “Nghiệp vu công tác thanh tra” của tác giả Trần Hậu Kiêm chủ biên do Nxb Tài chính, Hà Nội ấn hành năm 2009 [40]; “Những điều cân biết hoạt động thanh tra, kiểm tra giáo duc và đào tạo” của các tác giả Quang Anh, Hà Đăng do Nxb Chính trị Quốc gia ấn hành năm 2003 [1] là các công trình nghiên cứu về khoa học thanh tra; trong đó có những vấn đề cơ bản về lý luận về thanh tra và thanh tra giáo dục, quy chuẩn trong triển khai thanh tra giáo dục, một số kinh nghiệm trong thanh tra giáo dục của Cộng hoà Pháp, tiêu chuẩn và trách nhiệm của TTV giáo dục, đặc biệt là nêu lên một số giải pháp mang tính chiến lược trong phát triển nguồn nhân lực thanh tra giáo dục.

Một trong các công trình khoa học tiêu biểu nghiên cứu về thanh tra là luận án tiến sĩ chuyên ngành Luật học “Hoàn thiện pháp luật thanh tra trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Nguyễn Thương Huyền bảo vệ năm 2009 tại Viện Nhà nước và Pháp luật [36]; luận án này đã hệ thống hoá cơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về lĩnh vực thanh tra, chỉ ra thực trạng những vấn đề pháp luật thanh tra cần hoàn thiện và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực thanh tra; trong đó có giải pháp về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thanh tra.

Cùng với các công trình khoa học nêu trên, có một số dé tai KH&CN như “Cơ sở lý luận về nghiệp vụ thanh tra” do tác giả Nguyễn Duy Cát làm chủ nhiệm, bao vệ năm 1995 [7] đã nêu lên cơ sở lý luận về nghiệp vụ thanh tra, qua đó nêu lên tam quan trọng của việc phát triển đội ngũ TTV trước các yêu cầu mới về nghiệp vụ thanh tra; đề tài KH&CN trọng điểm cấp Bộ “Cơ sở khoa học của việc xây dựng và nội dung chương trình, giáo trình giảng dạy của Trường Cán bộ thanh tra đáp ứng yêu cau đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, thanh tra viên trong thời gian tớ?” do tác

giả Trần Hậu Kiêm làm chủ nhiệm bảo vệ năm 2001 [39] đã nêu rõ cơ sở lý luận,

Trang 30

đánh giá thực trạng nội dung chương trình và giáo trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra và TTV, từ đó một trong các mục tiêu của chương trình đào tạo đội ngũ cán bộ thanh tra và TTV là nâng cao phẩm chất và năng lực nghề nghiệp của đội ngũ đó; đề tài KH&CN cấp Bộ “Đổi mới tổ chức, hoạt động của hệ thông thanh tra giáo duc”, mã số B2001-52-18 do tác giả Lê Quán Tần làm chủ nhiệm, bảo vệ năm 2003 [57] đã tong kết, đánh giá về hệ thống thanh tra giáo dục Việt Nam; trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống TTGD, trong đó có đề cập tới giải pháp về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ TTGD nhằm góp phan nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục; đề tài KH&CN “Nghiên cứa, chỉnh sửa nội dung bôi dưỡng Thanh tra viên phù hợp với tỉnh thần của các văn bản pháp luật mới về thanh tra” do tác giả Dinh Văn Minh làm chủ nhiệm, bảo vệ năm 2006 [49] đã nêu lên thực trạng nội dung bồi dưỡng đội ngũ TTV, đồng thời đưa ra các biện pháp đổi mới nội dung bồi dưỡng nhằm phát triển đội ngũ TTV có đủ năng lực hoàn thành nhiệm vụ mới; đề tài KH&CN cấp Bộ “Đổi mới công tác tổ chức cán bộ của ngành Thanh tra” do tác giả Nguyễn Khắc Hường làm chủ nhiệm, bảo vệ năm 2008 [37] đã nêu lên cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng công tác tô chức cán bộ ngành Thanh tra và đề xuất một trong các nội dung đổi mới công tác tô chức cán bộ ngành Thanh tra là tập trung phát triển đội ngũ TTV; dé tài KH&CN trọng điểm cấp Bộ “Xây dung văn hóa thanh tra và chuẩn mực đạo đức cán bộ

thanh tra” do tác giả Trần Văn Truyền làm chủ nhiệm, bảo vệ năm 2009 tại Viện

Khoa học Thanh tra [66] đã đưa ra các yêu cầu lý luận về văn hoá thanh tra và chuẩn mực đạo đức của cán bộ thanh tra, chỉ ra các giải pháp đào tao, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ thanh tra theo các yêu cầu về văn hoá và chuẩn mực đạo đức của cán bộ thanh tra; đề tài KH&CN “Nghiên cứu đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra đáp ứng yêu câu công tác thanh tra trong điều kiện kinh té thị trường, hội nhập quốc tế và cải cách hành chính” do tác giả Nguyễn Văn Thanh làm chủ nhiệm, bảo vệ năm 2010 [59] đã nêu lên các yêu cầu của công tác thanh tra trong bối cảnh đổi mới đất nước, chỉ ra thực trạng công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ thanh tra; đồng thời dé xuất các giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ thanh tra đáp ứng yêu cầu công tác thanh tra trong điều kiện kinh tế thị trường, hội nhập quốc

Trang 31

tế và cải cách hành chính; đề tài KH&CN cấp Bộ “Đổi mới chương trình đào tao, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra (chương trình Thanh tra viên) của Trường Cán bộ Thanh tra đáp ứng yêu cầu bôi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, thanh tra viên trong thời gian tới” do tác giả Ngô Mạnh Toan làm chủ nhiệm; bảo vệ năm 2010 [63] đã

nêu lên thực trạng chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra tại Trường

Cán bộ thanh tra; từ đó đề xuất đổi mới các chương trình đó theo hướng phát triển năng lực thực hiện của các TTV trong triển khai các hoạt động thanh tra; đề tài KH&CN cấp Bộ: “Nghiên cứu hoàn thiện tổ chức của hệ thông Thanh tra giáo duc, xây dựng cơ chế phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra”, do tác giả Phạm Ngọc Trúc làm chủ nhiệm đề tài, bảo vệ năm 2011[65] đã chỉ ra cơ so nền tảng lý luận về thanh tra nhà nước và thanh tra chuyên ngành; từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống tô chức (trong đó có kiện toàn đội ngũ cán bộ thanh tra), đổi mới nội dung và phương pháp phối hợp trong hoạt động thanh tra nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực của thanh tra giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới quản lý giáo dục, dé xuất cơ chế phối hợp trong việc thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra các đơn vị thuộc Bộ GD&ĐT và giữa các phòng thuộc Thanh tra Bộ GD&DT; để tài KH&CN cấp Bộ “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện nên giáo dục Việt Nam", mã sô B2013-37-28NV do tác giả Nguyễn Huy Bằng làm chủ nhiệm, bảo vệ năm 2015 [2] đã đưa ra cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động thanh tra giáo dục; thực trạng tổ chức và hiệu quả của hoạt động TTGD; các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động TTGD đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục; trong đó có giải pháp về phát triển đội ngũ cán bộ thanh tra.

1.1.3 Nhận xét chung về tổng quan và vẫn đề đặt ra tiếp tục nghiên cứu 1.1.3.1 Những van dé được kế thừa dé nghiên cứu luận án

Nhìn chung, những tri thức khoa học có thé kế thừa dé vận dụng vào nghiên cứu phát triển đội ngũ TTV Sở GD&DT gồm:

Một số hướng tiếp cận trong nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực nói chung; cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ trong một tổ chức, phát triển nguồn nhân lực giáo dục và nguồn nhân lực thanh tra giáo dục nói riêng; từ đó có

Trang 32

thể vận dụng các kết quả nghiên cứu đó để hình thành khung lý luận về phát triển đội ngũ TTV Sở GD&ĐT;

Cơ sở lý luận về thanh tra và hoạt động thanh tra giáo dục;

Một số phương pháp nghiên cứu cơ sở thực tiễn (thực trạng) về phát triển nguồn nhân lực nói chung, phát triển nguồn nhân lực giáo dục, trong đó có phát triên đội ngũ TTV giáo dục;

Một số giải pháp quản lý về xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ, tuyển

chọn, sử dụng, dao tạo và bồi dưỡng, đánh giá và tạo động lực cho đội ngũ trong

một tổ chức phát triển.

1.1.3.2 Những vấn dé cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án

Những vấn đề chủ yếu mang tính nhiệm vụ nghiên cứu mà đề tài luận án này phải làm rõ gồm:

Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ TTV Sở GD&ĐT trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay; trong đó tập trung vào phát triển năng lực nghề nghiệp của đội ngũ đó theo một khung năng lực phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay;

Cơ sở thực tiễn về phát triển đội ngũ TTV Sở GD&ĐT; trong đó có kinh nghiệm quốc tế về phát triển nguồn nhân lực TTGD; thực trạng đội ngũ TTV Sở GD&ĐT so với yêu cầu đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục trong giai đoạn hiện nay; thực trạng các hoạt động quản lý của các chủ thể quản lý nhà nước về giáo dục nhằm phát triển đội ngũ TTV Sở GD&ĐT;

Các giải pháp phát triển đội ngũ TTV Sở GD&ĐT đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

1.2 Khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1 Quản lý, quản lý nhà nước về giáo dục 1.2.1.1 Quản lý

Theo tác giả Nguyễn Minh Đạo “Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý (người quản lý, tổ chức quản lý) lên khách thé quản lý (đối tượng quan lý) về các mặt chính tri, văn hoá, xã hội, kinh tế, bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng”

Trang 33

[22; tr 7]; theo tác gia Nguyễn Ngọc Quang “Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động (nói chung là khách thể quan lý) nhằm thực hiện được những mục tiêu du kiến” [54; tr 24]; theo tác gia Đã Hoàng Toàn “Quản lý là sự tác động có 16 chức, có định hướng của chủ thể lên đối tượng quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiém năng, các cơ hội của hệ thống để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến chuyển của môi trường” [64; tr 43], theo tác giả Nguyễn Thi Mỹ Lộc “Dinh nghĩa kinh điển và đơn giản nhất quan lý là tác động có định hướng, có chủ dich của chủ thé quản lý (người quản lý) đến khách thé quản lý (người bị quản lý) - trong một tổ chức - nhằm làm cho tô chức vận hành và đạt được mục đích của 16 chic’ [45; tr 51]; theo các tác gia Harold Koontz, Cyril Odonnell va Heinz Weihrich “Quản 1ý bao ham việc thiết kế một môi trường mà trong đó con người cùng làm việc với nhau trong các nhóm có thể hoàn thành mục tiêu” hoặc “Quản lý là một hoạt động thiết yếu; nó đảm bảo

phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm” [31; tr 29].

Nhìn nhận nội hàm của khái niệm quản lý ma các nhà khoa học ở trong va ngoài nước đã đưa ra và sử dụng (như đã trình bày ở trên) trong một số công trình khoa học, cho thấy:

+ Quản lý xuất hiện từ sự phân công lao động trong một tổ chức; + Chủ thể quản ly là người đứng đầu tổ chức (hệ thống) có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của các thành viên trong tô chức dé đạt tới mục tiêu; khách thể quản lý là những người bị quản lý trong tổ chức chịu sự tô chức và điều hành của chủ thể quản lý;

+ Mục tiêu quản lý là cái đích mà người quản lý (chủ thể quản lý) phải đưa tổ chức đạt tới;

+ Phương thức, nội dung, quy trình tác động của chủ thê quản lý phải đáp ứng yêu cầu có ý thức, có mục đích, có kế hoạch và có hệ thống;

+ Mọi hoạt động của chủ thể quản lý và khách thể quản lý trong tổ chức đều thực hiện trong môi trường luôn luôn thay đổi.

Như vậy: Quản lý một tổ chức (hệ thống) là sự tác động có ý thức, có chủ dich, có kế hoạch của chủ thé quan lý (người quan lý) đến khách thể quản lý (những

Trang 34

người bị quản lý) nhầm huy động và điều phối mọi nguôn lực để tổ chức vận hành đạt tới mục tiêu đã định trong một môi trường luôn luôn thay đổi.

Quản lý được triển khai thông qua các ebứe năng quản lý cơ bản có mỗi quan

hệ chặt chẽ, tác động và chỉ phối lẫn nhau theo một chu trinh bắt đầu từ chức năng

kế hoạch hoá đến các chức năng tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra; trong đó:

+ “Kế hoạch hoá là xác định mục tiêu, mục đích đối với các thành tựu tương lai của tổ chức và các con đường, biện pháp, cách thức để đạt mục tiêu, mục đích đó”[45; tr 53].

+ “Tổ chức là quá trình hình thành nên cấu trúc các quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phận trong một tổ chức nhằm làm cho họ thực hiện thành công kế hoạch và đạt được mục tiêu của tổ chức”{45; tr 53].

+ “Chỉ đạo bao hàm việc liên kết, liên hệ với người khác và động viên họ hoàn thành những nhiệm vụ nhất định dé đạt mục tiêu của tổ chite”[45; tr 54].

+ “Kiểm tra là việc người quan lý theo dõi, giám sát các thành quả hoạt động và tiến hành các hoạt động sửa chữa, uốn nắn nếu cần thiết'[45; tr 54].

Trong phát triển đội ngũ TTV Sở GD&ĐT, các chủ thé quản lý thuộc các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục phải thực hiện những nội dung phát triển đội ngũ TTV Sở GD&DT và các giải pháp phát trién đội ngũ này; cho nên họ cũng phải triển khai các hoạt động đó theo một chu trình với các chức năng quan lý cơ bản: kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra.

1.2.1.2 Quan lý nhà nước về giáo duc

Thanh tra giáo dục là một trong những nội dung quản lý nhà nước về giáo dục Nghiên cứu phát triển đội ngũ TTV Sở GD&ĐT là nghiên cứu phát triển đội ngũ những người trực tiếp thực hiện một trong những nội dung quản lý nhà nước về giáo dục Vì thế, để nghiên cứu phát triển đội ngũ TTV Sở GD&DT phải cần nhận biết thế nào là quản lý nhà nước về giáo dục.

Nhiều tài liệu khoa học chỉ ra quản lý giáo dục được nhìn nhận ở hai cấp độ: Quản lý giáo dục cấp vĩ mô được hiểu là những tác động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống của các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục đến toàn bộ các phần tử của hệ thống giáo dục nhằm huy động, điều phối, giám sát và điều chỉnh các

Trang 35

nguồn lực để hệ thống giáo dục vận hành đạt tới mục tiêu phát triển giáo dục [§; tr.

19]; Quản lý giáo dục cấp vi mô được hiểu là những tác động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống chủ thể quản lý một cơ sở giáo dục đến đội ngũ giáo viên hoặc giảng viên, nhân viên, người học và các lực lượng tham gia giáo dục khác trong và ngoài CSGD đó, nhằm huy động và điều phối mọi nguồn lực để CSGD vận hành đạt tới mục tiêu giáo dục [8; tr 20] Trong luận án này, quản jý nhà nước về giáo dục được hiểu theo khái niệm quản lý giáo dục ở cấp vĩ mô; nghĩa là:

Quản lý nhà nước về giáo dục là những tác động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch và có hệ thống của các chủ thể cơ quan quan ly nhà nước về giáo dục đến toàn bộ các phân tử trong hệ thống giáo dục nhằm huy động, điều phối mọi nguồn lực để hệ thống giáo dục vận hành đạt được mục tiêu phát triển giáo dục.

1.2.2 Thanh tra, thanh tra giáo dục1.2.2.1 Thanh tra

Theo nghĩa Hán - Việt, “Thanh tra được hiểu là làm cho mọi việc không xấu di, tốt lên và được xử lý công bằng”[15: tr 349, 510 và 744] Từ điển Tiếng Anh “Oxford Advanced Learner’s Dictionary” giải thích “To inspect, inspection, inspection,surveyor: The act or process of inspecting or looking at carefully, a strict or pryingexamination ”[§4] nghĩa là “Thanh tra là hành động xem xét kỹ lưỡng, chặt chế hoặc nhìn nhận chu đáo; một sự kiểm tra tìm tòi rất khắt khe, nghiêm ngặt, ”; hoặc theo Từ điên Pháp luật Anh Việt “Thanh tra là nhìn vào bên trong, chỉ một sự xem

xét từ bên ngoài vào hoạt động của một đối tượng nhất định”[6§].

Theo các Khoản 1, 2 và 3 của Điều 3 của Luật Thanh tra năm 2010, “Thanh tra là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành” [55]; trong đó: “Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thâm quyên đối với cơ quan, tô chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao”[SS]; “Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thâm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong

Trang 36

việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quan lý thuộc ngành, lĩnh vực đó” [5S].

Từ các dẫn chứng trên, cho thấy /bønh tra là hoạt động xem xét, kiểm tra của cơ quan nhà nước cấp trên hoặc theo sự uỷ quyền của cơ quan nhà nước cấp trên đối với cơ quan nhà nước cấp dưới trực thuộc và là một bộ phận của hoạt động hành pháp; hoặc thanh tra là một chức năng thiết yếu của cơ quan quản lý nhà nước, là phương thức bảo đảm pháp chế, tăng cường kỷ luật trong quản lý nhà nước, thực hiện quyền dan chủ xã hội chủ nghĩa; hoặc thanh tra là hoạt động của những chủ thể (tổ chức hoặc cá nhân) từ bên ngoài hệ thống nhìn nhận khách quan bản chất bên trong của sự việc, hiện tượng nào đó của hệ thống ấy để đánh giá và điều chỉnh sự vận động hệ thống đó theo một quy chuẩn đã có Do thanh tra là hoạt động quản lý nhà nước, mang tính quyền lực nhà nước, có tính độc lập tương đối và được quy định bởi pháp luật; cho nên có thể hiểu:

Thanh tra là một chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước, là hoạt động kiểm tra, xem xét việc làm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân; thường được thực hiện bởi một cơ quan chuyên trách theo một trình tự, thủ tục do pháp luật quy định, nhằm kết luận đúng, sai, đánh giá ưu, khuyết điểm, phát huy nhân tô tích cực, phòng ngừa, xử lý các vi phạm, góp phan hoàn thiện cơ chế quản lý, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, các quyền, lợi ích hop pháp của cơ quan, tô chức và cá nhân.

1.2.2.2 Thanh tra giáo duc

Tại Khoản 12, Điều 104, Luật Giáo dục 2019 [56] đã quy định Thanh tra giáo duc là một trong 12 nội dung quản lý nhà nước về giáo dục TTGD thực hiện “Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục; giải quyết khiéu nại, tố cáo, khen thưởng, xử ly vi phạm pháp luật trong giáo đục ”[S6] Như vậy:

Thanh tra giáo dục là hoạt động thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý về lĩnh vực giáo duc.

Theo khái niệm trên, TTGD thực hiện quyền thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước về giáo dục của các chú thé TTGD nhằm bảo đảm việc thi hành pháp luật,

Trang 37

phát huy nhân tổ tích cực, phòng ngừa và xử lý vi phạm, bảo vệ lợi ích của Nhà

nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các đổi tượng TTGD; trong đó:

+ Đối tượng TTGD là các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân hoạt động trong lĩnh vực giáo dục chịu sự thanh tra của các cơ quan TTGD các cấp thuộc các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục.

+ Chi thé TTGD là các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân thuộc cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nhận trách nhiệm thực hiện chức năng TTGD.

Theo quy định tại Nghị định số 42/2013/NĐ-CP, ngày 09/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và hoạt động Thanh tra giáo dục, hoạt động Thanh tra giáo dục được triển khai theo mô hình về cấp độ cơ cấu bộ máy 16 chức như sau:

- Thanh tra Bộ GD&ĐT là cơ quan của Bộ GD&ĐT, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục; tiến hành thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành giáo dục, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật Thanh tra Bộ GD&DT chịu sự chỉ dao, điều hành của Bộ trưởng và chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ Thanh tra Bộ GD&ĐT có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, các TTV và một số công chức khác Nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra Bộ GD&ĐT quy định tại Điều 6 và 7 của Nghị định số 42/2013/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động Thanh tra giáo dục [11].

- Thanh tra Sở GD&ĐT là cơ quan của Sở GD&ĐT, giúp Giám đốc Sở GD&DT tiến hành thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành giáo dục; giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật Thanh tra Sở GD&ĐT chịu sự chỉ đạo, điều hành của Giám đốc Sở GD&ĐT; chịu sự chỉ dao về công tác thanh tra và hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra Tinh, về thanh tra chuyên ngành giáo dục của Thanh tra Bộ GD&DT Thanh tra Sở GD&ĐT có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, các TTV và một số công chức khác Nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra Sở GD&ĐT quy định tại Điều 9 và Điều 10 của Nghị định số 42/2013/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động Thanh tra giáo dục [11].

Trang 38

1.2.3 Thanh tra viên Sở Giáo dục và Đào tạo

Theo Khoản 1, Điều 17 của Nghị định số 42/2013/NĐ-CP, ngày 09/5/2013 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động TTGD, “Thanh tra viên giáo dục là công chức được bồ nhiệm vào ngạch thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra trong lĩnh vực giáo duc tại Thanh tra Bộ GD&DT, Thanh tra Sở GD&ĐT” [11] Theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 của Điều 17 trong Nghị định này:

- Thanh tra viên giáo dục được cấp trang phục, thẻ thanh tra và được hưởng chế độ, chính sách, tiền lương, phụ cấp thâm niên, phụ cấp nghề và chế độ đặc thù khác theo quy định của pháp luật.

- Thanh tra viên giáo dục có nhiệm vu, quyền hạn theo quy định của pháp luật; phải tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra Bộ GD&DT, Chánh Thanh tra Sở GD&ĐT và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao.

- Tiêu chuẩn các ngạch thanh tra viên có: TTV, TTV chính và TTV cao cấp Việc bé nhiệm, miễn nhiệm, điều kiện bảo đảm hoạt động đối với TTV thực hiện theo quy định của pháp luật [11].

Tir các dẫn chứng và phân tích trên, có thé hiểu:

Thanh tra viên Sở GD&ĐT là công chức được bố nhiệm vào ngạch thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra trong lĩnh vực giáo duc tại cơ quan Thanh tra So GD&DPT.

1.2.4 Phát trién

Theo một số nhà khoa học, “Đội ngữ là tập hợp một số đông người cùng chức ội ngũ thanh tra viên Sở Giáo dục và Đào tạo

năng nghề nghiệp thành một lực lượng” [S1; tr.361]; ], hoặc “Đội ngũ là tập hợp một số đông người cùng chức năng, nhiệm vụ hoặc nghề nghiệp, hợp thành một luc lượng hoạt động trong một hệ thống (tổ chức) ” [8; tr.66] Trong thực tiễn, khái niệm đội ngũ thường được sử dụng gắn với những đối tượng cụ thể như đội ngũ CBQL giáo dục, đội ngũ nhà giáo, đội ngũ giảng viên, Trong luận án này, khái niệm đội ngũ được gắn với đối tượng là TTV Sở GD&ĐT; cho nên có thé hiểu:

Trang 39

Đội ngũ TTỰ Sở GD&ĐT là tập hợp những công chức được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra dé thực hiện nhiệm vụ thanh tra trong lĩnh vực giáo duc tại Thanh tra Sở GD&DT.

Trong luận án này, khái niệm “phá triển đội ngũ TTỰ Sở GD&ĐT” được xây dựng trên cơ sở tích hợp và cụ thể hoá nội hàm các khái niệm “nguồn nhân lực ‘phat triển” và “phat triển nguon nhân lực ” vào đôi tượng đội ngũ TTV Sở GD&DT Vi thé dé nhận biết khái niệm “phát triển đội ngũ TTV Sở GD&ĐT”, trước hết phải hiểu rõ các khái niệm “nguôn nhân luc”, “phát triển” và “phát triển nguôn nhân luc” như sau:

- Về khái niệm “nguồn nhân luc”, theo một số nhà khoa học “Whân lực là sức người, vé mặt dùng trong lao động sản xuất" [52; tr 738] Trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn, sức người bao gồm trí lực và thể lực; trong đó, tri lực là sự suy nghĩ, sự hiểu biết, sự tiếp thu kiến thức, tài nang, năng khiếu cũng như quan điểm, lòng tin, nhân cách của từng con người va thé /ựe là sức khoẻ phụ thuộc vào sức

vóc, tình trạng sức khoẻ của từng con người, mức sống, thu nhập, chế độ ăn uống,

chế độ làm việc và nghỉ ngơi, chế độ y tế, tuổi tác, thời gian công tác và giới tính Nhu vậy, “Nhân lực là nguồn lực của mỗi con người mà nguén lực này bao gồm trí lực và thể lực” [26: tr 9] Xem xét trên bình diện một tổ chức, “Bát cứ tổ chức nào cũng được tạo thành bởi các thành viên la con người hay nguôn nhân lực của nó” [26; tr 9], có nghĩa là nguồn nhân lực của một tổ chức gồm tắt cả những người lao động làm việc trong tổ chức đó Xem xét trên bình diện một hệ thống lớn (quốc gia hoặc địa phương), “Nguồn nhân lực là tổng thể các tiềm năng lao động của một

nước hay một địa phương, tức là nguôn lao động được chuẩn bị (ở các mức độ khác

nhau) sẵn sàng tham gia một công việc lao động nào đó, tức là những người lao động có kỹ năng (hay khả năng nói chung) bằng con đường đáp ứng được yêu cau của chuyển đổi cơ cau lao động, chuyển đổi cơ cau kinh tế theo hướng CNH, HDH” [29: tr 269]; hoặc “Nguồn nhân lực số dân và chất lượng con người, bao gom ca thé chất và tinh than, sức khoẻ và trí tuệ, năng lực phẩm chất, thái độ, phong cách làm việc”[27, tr 28] Như vậy, nguồn nhân lực là tổng hợp những trí lực và thể lực của một nhóm người, một tô chức, một địa phương hay một quốc gia thể hiện ở sự tích hợp các yếu tố số lượng, cơ cấu, phẩm chất và năng lực nghề nghiệp Cụ thể:

Trang 40

Nguôn nhân lực của một tổ chức (hoặc hệ thống) là bao gom tất cả những

người làm việc trong tổ chức đó được xem xét bởi các yếu tô số lượng, cơ cấu,

tại, tạo ra sự hoàn thiện của tự nhiên và xã hội Hiểu một cách đơn giản, phát triển là mở rộng ra, làm cho mạnh hơn lên, tốt hơn lên Từ đó, “Phát trién được hiểu là sự thay đồi hay biến đồi tiễn bộ, là một phương thức của vận động, hay là quá trình diễn ra có nguyên nhân, dưới những hình thức khác nhau như tăng trưởng, tiễn hóa, chuyển đổi, mở rong, cuối cùng tạo ra biến đồi về chất" [29; tr 111] Quá trình diễn ra có nguyên nhân trong khái niệm phát triển được hiểu ở hai góc độ: mét là nguyên nhân tự thân vận động của sự vật và hiện tượng để biến đổi; hoặc hai là nguyên nhân từ sự tác động từ bên ngoài vào sự vật và hiện tượng nhằm làm cho sự vật và hiện tượng biến đổi Như vậy, phát triển được hiểu theo hai khía cạnh:

+ Hiểu theo nghĩa một danh từ: phát triển mô tả sự vận động tự thân của sự vật, hiện tượng nhằm tự biến đồi theo chiều hướng đi lên.

+ Hiểu theo nghĩa một động từ: phát triển là sự vận động của sự vật và hiện tượng nhờ vào những tác động bên ngoài (ánh sáng, nhiệt độ, khí hậu, thời tiết, hoặc do tác động có chủ đích của một chủ thê tác động nào đó) nhằm làm cho sự vật và hiện tượng biến đổi theo hướng đi lên.

- Về khái niệm “phát triển nguôn nhân luc”, một trong những điều kiện đạt tới

mục tiêu hoạt động của tô chức là chất lượng nguồn nhân lực của tổ chức đó Như vay, dé nguồn nhân lực trong một tổ chức có chất lượng (đủ số lượng, phù hợp cơ cấu, đạt yêu cầu về phẩm chất và năng lực nghề nghiệp) đáp ứng được nhiệm vụ mà tổ chức giao cho thì ngoài sự tự thân vận động của mỗi thành viên trong t6 chức, cần phải có tác động của người quản lý để nguồn nhân lực phát triển (hiểu phát triển là một động từ) Điều đó có nghĩa là phát triển nguồn nhân lực trong một tổ chức là một hoạt động quản lý của chủ thể quản lý tổ chức đó Chính vì vậy:

Phát triển nguồn nhân lực trong một tổ chức (hệ thong) là hoạt động quản lý

nhằm làm cho nguôn nhân lực của tổ chức biến đổi theo hướng tiễn bộ về số lượng,

Ngày đăng: 14/04/2024, 17:58

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan