1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ ngành tâm lý học: Sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em từ 8-12 tuổi

261 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGÔ THỊ HOÀNG GIANG

SỰ HÀI LÒNG VỚI CUỘC SÓNG CỦA TRẺ EM TỪ 8 - 12 TUÔI

LUẬN ÁN TIEN SĨ NGANH TÂM LÝ HỌC

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

TRUONG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HOI VÀ NHÂN VAN

NGÔ THỊ HOÀNG GIANG

SỰ HÀI LÒNG VỚI CUỘC SÓNG CỦA TRẺ EM TỪ 8 - 12 TUÔI

Chuyên ngành: Tâm lý học

Mã số: 62 31 04 01

LUẬN AN TIEN SĨ TÂM LÝ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HỌC: _ 1.PGS.TS Trương Thị Khánh Hà

2 PGS.TS Trịnh Thị Linh

XÁC NHẬN NCS ĐÃ CHỈNH SỬA THEO QUYÉT NGHỊ CUA HỘI DONG ĐÁNH GIÁ LUẬN AN

Chủ tịch hội đồng đánh giá Người hướng dẫn khoa học

Luận án Tiên sĩ

GS.TS Nguyễn Hữu Thụ PGS.TS Trương Thị Khánh Hà

Hà Nội — 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của

PGS.TS Trương Thị Khánh Hà, PGS.TS Trịnh Thị Linh - Trường Đại học Khoa

học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội Một số dữ liệu của luận án được thực hiện một phần trong khuôn khổ đề tài “Cảm nhận hạnh phúc của trẻ em Việt Nam” (Mã số 501.01-2020.300) được tài trợ bởi Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) Các sé liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bat kỳ một công trình nào khác.

Tác giả luận án

Ngô Thị Hoàng Giang

Trang 4

LOI CAM ON

Trong quá trình thực hiện đề tài: "Sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em từ 8 -12 tuổi", tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS.TS Trương Thị Khánh Hà, PGS.TS Trịnh Thị Linh - người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo tôi va là nguồn động lực to lớn giúp tôi có thé hoàn thành luận án này.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tập thể cán bộ, giảng viên của Khoa Tâm lý học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội Đối với tôi, các thầy cô trong Khoa và các thầy cô cộng tác giảng dạy tại Khoa luôn là tắm gương sáng về niềm đam mê khoa học, tận tâm hết lòng vì thế hệ học trò Những lời khuyên và chỉ dẫn của các thầy cô đã giúp đỡ tôi rất nhiều

trong quá trình thực hiện luận án.

p thé lãnh đạo, cán bộ giảng viên

Tôi cũng trân trọng gửi lời cảm ơn tới

Trường Đại học Mở Hà Nội đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi để tôi có thể hoàn

thành luận án.

Do điều kiện thời gian và năng lực của bản thân nên luận án của tôi chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, rat mong nhận được sự nhận xét, góp ý của thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

DANH MỤC CHỮ VIET TAT

1.3 Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng với cuộc sống 1.4 Nghiên cứu xây dựng thang đo đánh giá sự hai lòng với cuộc sóng của trẻ em38 Tiểu kết chương I

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE SỰ HAI LONG VỚI CUỘC SÓNG CUA TRE EM TỪ8 - 12 TUỔI 48

2.1 Các khái niệm cơ bản 82.1.1 Sự hài lòng với cuộc sông

2.1.2 Trẻ em

2.1.3 Sự hài lòng với cuộcng của trẻ em từ 8 - 12 tt

ột số đặc điểm tâm lý của trẻ em từ 8 - 12 tuổi

2.3 Biêu hiện của sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em từ 8 - 12 tuôi

2.4 Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em từ 8 - 12

2.5 Mô hình lý thuyết về sự hài lòng với cuộc sông của trẻ em

Tiểu kết chương 2

Chương 3: TÔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu.

3.1.1 Địa bàn nghiên cứu 3.1.2 Khách thê nghiên cứu3.2 Tô chức nghiên cứu.

3.2.1 Nghiên cứu lý lu:3.2.2 Nghiên cứu thực tiễn

Trang 6

3.3 Các phương pháp nghiên cứu cụ thé 3.3.1 Phương pháp điều tra bằng bảng h 3.3.2 Phương pháp phỏng van sâu

3.3.3 Phương pháp nghiên cứu trường hop3.3.4 Phương pháp phân tích định tính

3.3.5 Phương pháp phân tích thống kê

Tiểu kết chương 3

Chương 4: KET QUA NGHIÊN CỨU THỰC TRANG VE SỰ HAI LONG VOI

CUỘC SONG CUA TRE EM TỪ § - 12 TUOI 4.1 Thực trang sự hai lòng với cuộc sống của trẻ em

4.1.2 Đánh giá của trẻ em ức độ lòng với môi trường và mọi ngườixung quanh

4.1.3 Đánh giá của trẻ em về sự hài lòng với cuộc sông nói chung

4.2 Thực trạng một số yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em

4.2.1 Sự quan tâm, lăng nghe, hỗ trợ của cha mẹ và người thân “ế4.2.2 Sự quan tâm, lắng nghe, tôn trọng của thầy cô và sự giúp đỡ của bạn bè4.2.3 Sự quan tâm, giúp đỡ của mọi người trong khu vực sông

4.2.4 Bị bạn bè bắt nat

Trang 7

DANH MỤC CHU VIET TAT

STT Chữ viết tắt Nội dung viết tắt

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

STT Tên bảng Trang

1 | Bảng 3.1: Đặc điểm mẫu khách thể nghiên cứu 84 2 | Bảng 3.2: Đặc điểm mẫu khách thé nghiên cứu định tinh 100 3 | Bảng 3.3: Khung phân tích kết quả nghiên cứu định tính 101

4 | Bảng 3.4: Độ tin cậy của các thang đo sử dụng trong nghiên cứu 104

5 | Bang 4.1: Đánh giá của trẻ về mức độ hài lòng với cuộc sống cla} 109

bản thân trẻ

6 | Bảng 4.2: Phân bé điểm hài lòng với cuộc sống của bản thân trẻ 113 7 | Bảng 4.3: Đánh giá sự hài lòng với cuộc sống bản thân trẻ theo | 114

giới tính

8 | Bảng 4.4: Đánh giá sự hài lòng với cuộc sống bản thân trẻ theo | 115

khu vực sống.

9 | Bảng 4.5: Đánh giá của trẻ về mức độ hài lòng của trẻ với môi |_ 117

trường và mọi người xung quanh

10 | Bảng 4.6: Phân bố điểm hài lòng với môi trường va mọi người |_ 122

xung quanh

11 | Bảng 4.7: Đánh giá sự hài long với môi trường và mọi người | 123xung quanh trẻ theo giới tính

12 | Bang 4.8: Đánh giá sự hài lòng với môi trường và mọi người | 124

xung quanh trẻ theo khu vực sống.

13 | Bảng 4.9: Phân bố điểm hài lòng với cuộc sống của trẻ em 127 14 | Bảng 4.10: Đánh giá của trẻ em về mức độ hài long với yếu tố sự |_ 130

quan tâm, lắng nghe, hỗ trợ của cha mẹ và người thân

Trang 9

STT Tên bảng Trang

15 | Bảng 4.11: Đánh giá của trẻ em về mức độ hài lòng với yếu tố sw} 134 quan tâm, lắng nghe, tôn trọng của thầy cô và sự giúp đỡ của bạn

16 | Bang 4.12: Đánh giá của trẻ em về mức độ hài lòng với yếu tố sự |_ 137 quan tâm, giúp đỡ của mọi người trong khu vực sống

17 | Bảng 4.13: Đánh giá của trẻ em về nhóm yếu tố bị bạn bè bat nat 140 18 | Bảng 4.14: Đánh giá của trẻ em về mức độ hài lòng với nhóm yếu |_ 142

tố hoạt động vui chơi, giải trí, giúp đỡ gia đình và chơi thể thao 19 | Bảng 4.15: Đánh giá của trẻ em về ảnh hưởng của điều kiện kinh | 145

tế đến sự hài lòng với cuộc sống của trẻ 8 tuổi

20 | Bảng 4.16: Đánh giá của trẻ em về ảnh hưởng của điều kiện kinh | 146 tế đến sự hài lòng với cuộc sống của trẻ 10-12 tuổi

21 | Bảng 4.17: Các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến sự hài long với cuộc | 149

sống của trẻ em

22 | Bang 4.18: Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến với biến phụ|_ 154

thuộc là sự hài lòng với cuộc sông của trẻ em

Trang 10

DANH MỤC CÁC BIÊU

STT Tên biểu đồ Trang 1 | Biểu dé 4.1: Mức độ hài lòng với cuộc sống của bản thân trẻ 112 2_ | Biểu dé 4.2: Mức độ hài lòng với môi trường và mọi người | 117

Trang 11

DANH MỤC CÁC HÌNH

STT Tén hình Trang1 Hình 2.1: Khung nghiên cứu sự hai long với cuộc sông của trẻ 16

2 | Hinh 4.1: Mối tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng với sự hài | 148

lòng với cuộc sông của trẻ em

Trang 12

MỞ ĐẦU 1 Lý đo chọn đề tài

Trẻ em giữ một vị trí vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc Một trong những dau hiệu cho thay một đất nước đạt tiêu chuẩn phát triển chính là việc đảm bảo hạnh phúc cũng như chất lượng cuộc sống cho tắt cả các công dân mà trên hết là trẻ em (James và James, 2012).

Có lẽ vì thế mà từ lâu các nhà nghiên cứu đã đi phân tích sự hài lòng với cuộc sống và ý nghĩa của nó với trẻ em trong độ tuổi đến trường (Gilman và

Huebner, 2000; Ben-Arieh, 2010).

Một số nghiên cứu cho thấy, sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em có vai trò

quan trọng góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của trẻ (Proctor và đồng

nghiệp, 2008) Nhờ có sự hài lòng với cuộc sống giúp cho trẻ chống lại các tác động

căng thăng và sự phát triển các hành vi tiêu cực ở trẻ (Suldo và Huebner, 2004a).

Các nghiên cứu còn chỉ ra rằng, sự hai lòng với cuộc sống của trẻ em thấp sẽ ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của trẻ (Frisch, 1999) như khởi phát trầm cảm trong khoảng thời gian hai đến ba năm sau đó (Lewinsohn, Redner và Seeley, 1991; Proctor và đồng nghiệp, 2008), ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các cá nhân (Furr và Funder, 1998) và tình trạng bỏ học của trẻ (Frisch và đồng nghiệp, 2002) Do đó,

việc nghiên cứu sự hài lòng với cuộc sống, của trẻ và các yếu tố ảnh hưởng có thể hỗ

trợ phát triển các chiến lược nhằm nâng cao sức khỏe tỉnh thần ở trẻ em và xây dựng chiến lược tăng cường sự hài lòng với cuộc sống của trẻ (Proctor và đồng

nghiệp, 2008; Ben-Arieh, 2010).

Hiện nay, có khá nhiều nghiên cứu về sự hài lòng với cuộc ống của trẻ em

như: Nghiên cứu các mặt biểu hiện sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em (Huebner, 1994; Gilman và Huebner, 2000; Bradshaw và đồng nghiệp, 2010; Rees và đồng nghiệp, 2012; Trần Thu Hương và Ngô Thanh Huệ, 2018; Nguyễn Văn Lượt và

đồng nghiệp, 2018); Nghiên cứu về mức độ sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em

(Huebner và Alderman, 1993; Park, 2005; Proctor và đồng nghiệp, 2008; Casas,

Trang 13

2011; Goswami, 2014); Nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em (Suldo và Huebner, 2004; Proctor và đồng nghiệp, 2008; Ngô Thanh Huệ và Lê Thị Mai Liên, 2013; Trương Thị Khánh Hà và đồng nghiệp, 2017; Lê Thị Mai Liên và đồng nghiệp, 2017); Nghiên cứu xây dựng thang đo đánh giá sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em (Huebner và Gilman, 2002; Seligson và đồng nghiệp, 2003; Casas, 2017; Savahl và đồng nghiệp, 2021; Huỳnh Mai Trang và đồng nghiệp, 2022) Tuy nhiên, các nghiên cứu về trẻ em tập trung chủ yếu ở lứa tuổi 6 đến 7 tuổi là giai đoạn trẻ bắt đầu đến trường hay lứa tuổi 12 đến 15 là giai đoạn tuổi dậy thì với nhiều biến đổi về tâm sinh lý Bên cạnh đó, đa phần các nghiên cứu về sự hai lòng với cuộc sống của trẻ em được thực hiện từ góc nhìn của các chuyên gia, cha mẹ hoặc thầy cô mà còn ít nghiên cứu làm rõ đánh giá của trẻ em về sự hài lòng với cuộc sống của chính các em (Ben-Arieh, 2008; Ben-Arieh, 2010) hay nói cách khác ý kiến riêng của trẻ em ít khi được đề cập đến (Camfield và Tafere, 2009; Fattore và đồng nghiệp, 2012) Đây là vấn đề cần quan tâm vì những quan điểm và suy nghĩ của người lớn không phải lúc nào cũng giống như trẻ em (Casas, 2011) Hơn nữa, những thông tin về cuộc sống của trẻ sẽ có giá trị nhất khi đến từ chính trẻ em đó (Casas, 2016b) Do vậy, người lớn nói chung và những nhà hoạch định chính sách nói riêng cần quan tâm đến cảm nhận và tiếng nói của các em (Andresen và đồng nghiệp, 2010) Việc nghiên cứu sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em không chỉ giúp cho cha mẹ, thầy cô hiểu được mong muốn của các em mà còn giúp cho các nhà nghiên cứu, nhà quản lý trong van dé xây dựng chính sách cho trẻ em (Ben-Arieh và đồng nghiệp, 2001) Ở Việt Nam, những dữ liệu khoa học về đời sống tâm lý của trẻ em từ 8 đến 12 tuổi còn thiếu vắng nhiều, đặc biệt là những nghiên cứu liên quan đến đánh giá của trẻ em lứa tuổi này về sự hài lòng với cuộc sống và những yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng với cuộc sống của

Vì vậy, nghiên cứu sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em dưới góc độ Tâm lý học và tìm ra những yếu tô ảnh hưởng đến sự hài lòng với cuộc sống của trẻ, giúp trẻ hài lòng hơn với cuộc sống là một điều vô cùng quan trọng Xuất phát từ những.

Trang 14

lý do trên, tác giả chọn vấn đề: “Sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em từ 8 - 12 tuổi ” làm đề tài nghiên cứu của mình.

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu lý luận và thực trạng sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em, qua đó đưa ra một số kiến nghị với gia đình, nhà trường, xã hội giúp trẻ hài lòng hơn với cuộc sống.

3 Đối tượng nghiên cứu

Sự hài lòng của trẻ em từ 8-12 tuổi về cuộc sống của bản thân trẻ, môi trường, những người xung quanh và các yếu tố ảnh hưởng.

4 Khách thể nghiên cứu

Luận án tiến hành trên 1321 trẻ lứa tuổi từ 8 tuổi đến 12 tuổi đang theo học tại các trường tiéu học, các trường trung học cơ sở và 06 thầy cô đang giảng day tại

các trường này.

5 Gia thuyết nghiên cứu

5.1 Da số trẻ em trong độ tuổi từ 8 đến 12 tuổi hài lòng với cuộc sống ở mức cao 5.2 Sự quan tâm, lắng nghe, hỗ trợ của cha mẹ và người thân, của thầy cô, của moi người trong khu vực sống có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em Trong đó, sự quan tâm, lắng nghe, hỗ trợ của cha mẹ và người thân trong gia đình ảnh hưởng nhiều nhất.

5.3 Bị bạn bè bắt nạt ảnh hưởng tiêu cực đến sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em 5.4 Hoạt động vui chơi, giải trí, giúp đỡ gia đình, chơi thể thao, điều kiện kinh tế có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em.

6 Nhiệm vụ nghiên cứu6.1 Nghiên cứu lý luận

(1) Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em (các kết quả đạt được, các khoảng trống cần nghiên cứu

gợi ý cho nghiên cứu này của tác giả).

(2) Tìm hiểu các phương pháp, công cụ nghiên cứu đề tài |

(3) Xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu sự hải lòng với cuộc sống của trẻ em 6.2 Nghiên cứu thực tiễn

Trang 15

(1) Lam rõ thực trạng sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em cũng như tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em.

(2) Đưa ra một số kiến nghị với gia đình, nhà trường và xã hội nhằm giúp cho trẻ hài lòng hơn với cuộc sống.

7 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu7.1 Phương pháp luận nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu được thực hiện dựa trên quan điểm duy vật biện chứng và một số nguyên tắc như sau:

7.1.1 Nguyên tắc hoạt động

Theo quan điểm của tâm lý học Macxit, tâm ly học chỉ được hình thành, phát triển và biểu hiện trong hoạt động của cá nhân Các đặc điêm tâm lý của cá nhân được phán đoán qua hành vi, việc làm thực tế của cá nhân Điều đó có nghĩa là khi nghiên cứu cần tiến hành trong hoạt động chủ đạo của chủ thé được nghiên cứu.

Sự hài lòng được hình thành, phát triển và biểu hiện thông qua các hoạt động hàng ngày của trẻ (học tập, giao tiếp, vui chơi ) Do vậy, nghiên cứu sự hài lòng của trẻ em phải xuất phát từ hoạt động, thông qua các hoạt động của trẻ 7.1.2 Nguyên tắc tiếp cận hệ thông

Con người là một thực thé xã hội, mọi đặc điểm tâm lý của nhân cách có liên

quan qua lại với nhau tạo thành một hệ thống trọn vẹn, thống nhất, chịu sự tác động

của các yếu tố khách quan và chủ quan Vì thế nghiên cứu sự hài lòng của trẻ phải đặt trong mối quan hệ của nhiều yếu tố như: yếu tố tâm lý cá nhân, tâm lý xã hội,

hoàn cảnh gia đình, trình độ văn hoa

7.1.3 Nguyên tắc phát triển

Thế giới khách quan luôn luôn vận động và biến đổi Tâm lý con người là sự phản ánh hiện thực khách quan nên cũng không thé bat biến Từ đó đòi hỏi việc nghiên cứu các hiện tượng tâm lý phải tuân theo nguyên tắc phát triển Nghiên cứu sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em cũng không nằm ngoài nguyên tắc đó Dựa vào nguyên tắc phát triển dé thay được chiều hướng thay đổi sự hài lòng với cuộc sống của trẻ trong các môi trường khác nhau, qua độ tuổi, giới tính

Trang 16

7.2 Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu điều tra chọn mẫu theo lát cắt ngang được áp dụng để nghiên cứu sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em từ 8 đến 12 tuổi Các phương pháp

được sử dụng trong luận án gồm:

(1) Phương pháp nghiên cứu tài liệu: được sử dụng trong tông quan các nghiên cứu về van đề luận án quan tâm và xây dựng hệ thống cơ sở lý luận của đề

(2) Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Nội dung của bảng hỏi dé cập đến các thông tin liên quan đến van dé nghiên cứu.

(3) Phương pháp phỏng vấn sâu: được thực hiện trên một số giáo viên và học sinh dé thu thập các thông tin có chiều sâu nhằm làm rõ van đề nghiên cứu.

(4) Phương pháp nghiên cứu trường hợp được sử dụng để làm rõ hơn sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em của một số trường hợp cụ thẻ.

(5) Phương pháp phân tích định tính được sử dụng để khai thác thêm thông tin về sự hài lòng với cuộc sống của trẻ, bổ trợ thêm cho phương pháp phân tích

định lượng.

(6) Phương pháp phân tích thống kê được áp dụng đề phân tích định lượng với các phép phân tích thống kê mô tả (tham số thống kê mô tả) và thống kê suy luận (phân tích bảng chéo, phân tích tương quan, phân tích hồi quy) Phần mềm

SPSS 22.0 được sử dụng.8 Pham vi nghiên cứu

8.1 VỀ nội dung

Trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả nghiên cứu sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em từ 8 đến 12 tuổi Bởi lẽ, hiện nay, có nhiều tác giả tập trung nghiên cứu độ tuổi trẻ đến trường từ 6-7 tuổi, độ tuổi trẻ day thi từ 12-15 tuổi mà còn ít nghiên cứu về sự hài lòng với cuộc sống của trẻ 8-12 tuổi Trong khi đây là lứa tuổi có nhiều thay đổi về tâm sinh lý, lứa tuổi giữa và cuối tuổi tiểu học, đầu tuổi đạy thì Giai đoạn trẻ từ 8 đến 12 tuổi còn phải chịu áp lực việc học tập và thi cử nặng hơn lứa tuổi 6-7 tuổi Khối lượng kiến thức nhiều cùng với việc thi chuyền cấp từ trường

Trang 17

tiểu học sang trường THCS và phải thích ứng với môi trường học tập mới này gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý của trẻ em lứa tuổi 8-12 tuổi.

Chính vì vậy, tác giả đã tập trung nghiên cứu sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em từ 8 đến 12 tuổi thông qua: Sự hai long với cuộc sống của bản thân trẻ (vẻ bề ngoài, sức khỏe, sự tự do, sự an toàn, những điều sắp xay ra, cuộc sống nói chung); Sự hài lòng với môi trường và mọi người xung quanh trẻ (Những người sống cùng trẻ, khi trẻ là học sinh, những điều học được ở trường, bạn bè trong lớp, khu vực sống, sự lắng nghe của người lớn).

Do khách thê là trẻ em nên thang đo dành cho trẻ không được quá dài Vì vậy, luận án không nghiên cứu các yếu tố liên quan đến di truyền, khí chất, tính

cách, năng lực của trẻ mà chỉ tập trung nghiên cứu một số yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến sự hài lòng với cuộc sông của trẻ đó là: Sự quan tâm, lắng nghe, hỗ trợ của cha mẹ và người thân; Sự quan tâm, lắng nghe, tôn trọng của thầy cô và sự giúp đỡ của bạn bè; Sự quan tâm, giúp đỡ của mọi người trong khu vực sống; Bi ban bé bat nat; Hoat động vui chơi, giải tri; Giúp đỡ gia đình và choi thể thao; Điều kiện kinh tế.

8.2 Về địa bàn và khách thể Về địa bàn nghiên cứu:

Luận án tiến hành nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội (Trường Tiêu học Khương, Đình, Trường THCS Hoàng Mai, Trường Tiểu học Phú Cường, Trường THCS Phú Cường), Bắc Giang (Trường tiểu học Ngô Sĩ Liên, Trường THCS Ngô Sĩ Liên) và Thái Nguyên (Trường tiểu học Phú Xá, Trường THCS Phú Xá).

Về khách thể nghiên cứu:

Đề tài chỉ nghiên cứu những trẻ đang đi học ở các trường tiểu học, THCS trong độ tuổi 8 đến 12 tuổi và các thầy cô đang giảng day tại các trường này trên địa bàn Hà nội, Bắc Giang và Thái Nguyên Đề tài không nghiên cứu trẻ em trong độ tuổi trên (tại địa bàn nghiên cứu) ngoài nhà trường (bao hồm trẻ bỏ học, không đến trường, khuyết tật không đến trường ).

Trang 18

Do khách thể nghiên cứu là trẻ chưa trưởng thành nên việc lựa chọn mẫu nghiên cứu phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện của trẻ cũng như sự đồng ý của những người quản lý, nuôi dưỡng trẻ như thầy cô giáo và cha mẹ của trẻ.

9 Đóng góp mới của luận án

9.1 Về lý luận

Nghiên cứu sự hai lòng với cuộc sông của trẻ em cung cấp thêm cơ sở khoa học và thực tiễn cho lĩnh vực tâm lý học gia đình, tâm lý học giáo dục, tâm lý học phát triển, tâm lý học tích cực Luận án đã hệ thống các quan điểm lý thuyết trên thé giới về sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em Ở nước ngoài, các nghiên cứu về sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em đã được quan tâm, nghiên cứu đa dạng về góc độ tiếp cận Tuy nhiên, ở Việt Nam vấn đề nghiên cứu này chưa được nhiều học giả

nghiên cứu từ góc độ tâm lý học Vì vậy, luận án đã có những đóng góp mới trong việc xây dựng các khái niệm: Sự hài lòng với cuộc sống, sự hai lòng với cuộc sống

của trẻ em, vận dụng và xây dựng khung lý luận cũng như bước đầu xác định, làm

rõ các mặt biểu hiện của sự hài lòng với cuộc sống trẻ em và những yếu tố ảnh

hưởng đến sự hài lòng với cuộc sông của trẻ trên mẫu học sinh tiểu học và THCS ở

nước ta.

Từ đó, luận án đưa ra những kiến nghị góp phần giúp cho trẻ hài lòng với cuộc sống và đạt được hạnh phúc trong cuộc s

9.2 VỀ phương pháp

Luận án đã tập hợp một số thang đo nước ngoài và kiểm định độ tin cậy của thang đo trên mẫu học sinh tiểu học và THCS ở Việt Nam Đó là thang đo mức độ hài lòng với cuộc sống của học sinh (Seligson và đồng nghiệp, 2003), thang đo chỉ số sức khỏe cá nhân của học sinh (Cummins và Lau, 2005), thang đo mức độ hài lòng với cuộc sống của học sinh (Casas, 2017; Savahl và đồng nghiệp, 2021) Từ đó, luận án đã xây dựng được khung lý thuyết nghiên cứu sự hài lòng với cuộc sống của trẻ thông qua hai chiều cạnh đo lường, đó là hài lòng với cuộc sống của bản

thân trẻ và hài lòng với môi trường và mọi người xung quanh Ngoài ra, tác giả đã

xây dựng được khung lý thuyết các yếu tố có ảnh hưởng đến sự hài lòng với cuộc

Trang 19

sống của trẻ em từ 8 đến 12 tuổi đó là: Sự quan tâm, lắng nghe, hỗ trợ của cha mẹ và người thân; Sự quan tâm, lắng nghe, tôn trọng của thầy cô và sự giúp đỡ của bạn bè; Sự quan tâm, giúp đỡ của mọi người trong khu vực sống; Bị bạn bè bắt nạt; Hoạt động vui chơi, giải trí; Giúp đỡ gia đình và chơi thể thao; Điều kiện kinh tế Các thang đo đều đảm bảo độ tin cậy trong đo lường.

9.3 Về thực tiễn

Luận án làm rõ thực trạng sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em thông qua các mặt biểu hiện cụ thể.

Số liệu của luận án đã chứng minh đa phần trẻ em có mức độ hài lòng cao với cuộc sống của bản thân trẻ, với môi trường và mọi người xung quanh Mức độ hài lòng có xu hướng giảm đi theo lứa tuổi.

Các yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em 8 đến 12 tuổi như: Sự quan tâm, lắng nghe, hỗ trợ của cha mẹ và người thân; Sự quan tâm, lắng nghe, tôn trọng của thầy cô và sự giúp đỡ của bạn bè; Sự quan tâm, giúp đỡ của mọi người trong khu vực sống; Hoạt động vui chơi, giải trí; Giúp đỡ gia đình và chơi thể thao; Điều kinh tế đều tương quan thuận một cách có ý nghĩa với sự hài lòng

với cuộc sống (Yếu tố bị bạn bè bắt nạt tương quan nghịch).

Từ các kết quả nghiên cứu trên, luận án có cơ sở khoa học để đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em.

10 Cấu trúc của luận án

Luận án bao gồm phần mở đầu, bốn chương nội dung chính, kết luận, kiến nghị, danh mục các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến luận án, danh mục tai liệu tham khảo và phụ lục Các chương nội dung chính bao gồm:

Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu về sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em

Chương 2: Cơ sở lý luận về sự hài lòng với cuộc sống, của trẻ em từ § - 12 tuổi

Chương 3: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu thực trạng về sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em từ 8 - 12 tuổi

Trang 20

Chương 1: TONG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VE SỰ HAI LONG VỚI CUỘC SÓNG CỦA TRẺ EM

ng của trẻ

Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến sự hài lòng với cuội

em, tác giả nhận thấy đa số các nghiên cứu được tiễn hành ở nước ngoài và còn rat ít nghiên cứu tiền hành ở Việt Nam Có thé nhóm các nghiên cứu thành các hướng

chính như sau:

1.1 Nghiên cứu về các mặt biểu hiện sự hài lòng với cuộc sống cúa tré em Xác định các biểu hiện của sự hài lòng với cuộc sống trẻ em là một trong những vấn đề được nhiều tác giả quan tâm Có thể kể đến một số quan điểm, nghiên cứu tiêu biểu:

Vấn đề về sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em được giải quyết trong khuôn khổ Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em Trên cơ sở đó, tổ chức Quỹ nhỉ đồng Liên Hợp Quốc đưa ra mục tiêu chung là vì sự sống còn, phát triển, bảo vệ và tham gia của trẻ em trong khuôn khổ công ước quốc tế về Quyên trẻ em Nghiên cứu của tổ chức này tập trung vào các vấn đề như vệ sinh môi trường và chăm sóc sức khỏe cho trẻ em, dinh dưỡng cho trẻ, vấn đề giáo dục và trẻ em tàn tật.

Theo Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em, ngày càng có nhiều nghiên cứu về sự hài lòng với cuộc sống của trẻ - đặc biệt là báo cáo của tổ chức Quy nhi đồng Liên Hợp Quốc năm 2007 Báo cáo đã chỉ ra nhiều khía cạnh quan

trọng giúp cho trẻ hài lòng hơn với cuộc sống, đó là đời sống vật chất, sức khoẻ, sự

an toàn của trẻ, chất lượng giáo dục, chất lượng môi quan hệ gia đình va bạn bè của trẻ (Bradshaw và đồng nghiệp, 2009).

Nghiên cứu của Huebner (1994) đã xác định năm mặt biểu hiện của sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em là: Bạn bè, gia đình, trường học, bản thân và môi trường sống Kết quả nghiên cứu cho thấy, mức độ hài lòng về cuộc sống không liên quan đến lớp/tuôi và giới tính nhưng có liên quan đến sắc tộc, sự khác biệt về giới tính có liên quan đến sự hài lòng về trường học của trẻ em.

Trang 21

Nair và Gaither (1999) chỉ ra rằng tình trạng hôn nhân, sw hỗ trợ xã hội và cơ hội hòa nhập với môi trường sống có liên quan chặt chẽ đến sự hài lòng trong cuộc sống.

Qua tổng quan các nghiên cứu, Gilman và Huebner (2003) thấy rằng, hầu hết các nghiên cứu đều đánh giá về sự hài lòng với cuộc sống tông thé của trẻ em Các nghiên cứu đa chiều này cung cấp cho các nhà nghiên cứu các thông tin cụ thể gop phần đánh giá chính xác cũng như thúc day sự hai lòng với cuộc sống của trẻ em Từ đó, Gilman và Huebner xây dựng được mô hình gồm năm lĩnh vực cụ thể là gia đình, bạn bè, trường học, môi trường sống, ban thân dé đánh giá sự hài lòng với

cuộc sống của trẻ Tác giả đã nhấn mạnh những trải nghiệm ở nhiều lĩnh Vực cuộc

sống của trẻ như gia đình, trường học, nơi sống có liên quan đến sự hài lòng với cuộc sống và sự thích ứng của trẻ với môi trường xung quanh Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, nghiên cứu sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em còn cần phải tập trung vào tất cả các điểm mạnh của trẻ như tình yêu, lòng can đảm, kỹ năng giao tiếp, sự kiên trì, hy vọng, sự tha thứ, tài năng và tư duy tương lai.

Đến năm 2007, đề án tầm nhìn thế giới lần thứ nhất đã nghiên cứu đến sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em ở nước Đức Tác giả cho biết, sự hài lòng với cuộc sống được thé hiện qua các khía cạnh liên quan đến quyền, nhu cầu, sự tự tin, an

toàn vật chất và xã hội và các mối quan hệ của trẻ em, đặc biệt tác giả nhắn mạnh đến vấn đề trẻ được tự do trong mối quan hệ với cha mẹ, bạn bè và trường học (World Vision, 2007).

Nghiên cứu của Brown và Duan (2007) đã đánh giá về sự hài lòng trong cuộc sống thông qua các mặt như nhân khẩu học, đặc điểm tâm lý và sự trải nghiệm

cuộc sống qua khảo sát 648 học giả làm việc tại các trường Đại học của Thổ Nhĩ Kỳ.

Các tác giả Proctor, Linley và Maltby (2008) cũng nghiên cứu về sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em trên cơ sở nghiên cứu thực nghiệm (n = 141) Kết quả cho thay sự hài lòng với cuộc sông của trẻ thé hiện qua các mặt cảm xúc và hành vi Các

Trang 22

đánh giá này là điều kiện xây dựng các chính sách thúc đây sự hài lòng tích cực về cuộc sống của trẻ em.

Nghiên cứu về sự hài lòng với cuộc sống của trẻ, tác giả Nick Axford cũng đưa ra nhiều khía cạnh của sự hài lòng với cuộc sống trẻ em như điều kiện sống và chất lượng cuộc sống của trẻ Tác giả đã chỉ ra rằng các khía cạnh này có liên quan một cách hệ thống với nhau (Axford, 2009).

Nghiên cứu của nhóm tác giả Bradshaw và Richardson (2009) lại đi tìm hiểu

đánh giá của trẻ về tất cả các lĩnh vực cuộc sống các em bao gồm: sức khỏe, mỗi

quan hệ cá nhân, nguồn lực vật chất, giáo dục, hành vi rủi ro, nhà ở và môi trường Kết quả cho thấy mối liên hệ tích cực giữa sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em với việc chỉ tiêu cho các lợi ích, dịch vụ gia đình Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra mối liên hệ tiêu cực với bắt bình ding trong gia đình.

Nhiều tác giả cho rằng sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em có liên quan chặt chẽ đến đời sống vật chất, sự an toàn của bản thân trẻ và sự hòa nhập xã hội Tổ chức xã hội trẻ em và đại học York đã đề xuất ba khía cạnh sự hai lòng với cuộc sống của trẻ, đó là cơ thể của trẻ, các mối quan hệ và môi trường sống của trẻ Những nghiên cứu này đặc biệt nhấn mạnh đến sự tham gia, sự an toàn, sự tự do, sự

chăm sóc và bảo vệ trẻ để mang lại sự hài lòng với cuộc sống cho trẻ em (Rees và

đồng nghiệp, 2010; Rees và đồng nghiệp, 2012; Bradshaw và đồng nghiệp, 2010) Một nghiên cứu của Hiệp hội đa quốc gia về các chỉ số trẻ em (ISCI) vào năm 2014 tại Ba Lan đã đi sâu tìm hiểu về sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em thông qua khảo sát 3157 trường hợp trong đó có 1021 trẻ nhóm 8 tuổi, 1119 trẻ nhóm 10 tuổi và 1017 trẻ nhóm 12 tuổi Trong nghiên cứu này của Strózik (2016), sự hài lòng với cuộc sống của chính bản thân trẻ được đánh giá dựa trên 5 khía cạnh quan trọng là gia đình, trường học, bạn bè, môi trường sống và bản thân trẻ Nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ em độ tuổi nay tỏ ra hai lòng với cuộc sống của chúng, đặc biệt là khía cạnh liên quan đến gia đình (Strózik và đồng nghiệp, 2016).

Theo các tác giả của dự án Thế giới trẻ em (Casas, 2017; Savahl và đồng nghiệp, 2021), sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em tập trung vào hai lĩnh vực cụ

Trang 23

thể Đó là sự hài lòng với cuộc sống của bản thân trẻ (sự hài lòng với cảm nhận về sự an toàn của trẻ; với sự tự do mà trẻ có; với vẻ bề ngoài của trẻ; với những điều có thể xảy ra sắp tới trong cuộc sống của trẻ; với sức khỏe của trẻ; và với cuộc sống nói chung của trẻ); sự hài lòng của trẻ về môi trường và mọi người xung quanh trẻ (sự hài lòng của trẻ với những người mà trẻ sống cùng; với cuộc sống của trẻ với tư cách là một học sinh; về những điều trẻ học được ở trường; về bạn bè trong lớp của trẻ; về khu vực nơi trẻ đang sống; với sự lắng nghe của người lớn đối với trẻ).

Ngoài ra, theo Milovanska-Farrington & Farrington (2021), các lĩnh vực như: sức khỏe, hoạt động giải trí, gia đình, công việc, tình hình tài chính, các mỗi quan

hệ xã hội và giá trị bản thân cũng liên quan đến sự hài lòng trong cuộc sống Na-Nan và Wongwiwatthananukit (2020) đã đưa ra một số lĩnh vực liên quan đến sự hài lòng trong cuộc sống mà còn ít các nha nghiên cứu xem xét tới Theo các tác giả, có ít nhất năm lĩnh vực quan trọng liên quan đến sự hài lòng trong cuộc sống, đó là (1) sự nhiệt tình tham gia các hoạt động và quan tâm đến điều kiện sống của bản thân; (2) quyết tâm và dũng cảm chấp nhận các giá trị cuộc sống; khả năng chịu đựng các vấn dé gặp phải trong cuộc sống và nhận thức các vấn đề như là kinh nghiệm cuộc sống; (3) việc đạt được các mục tiêu để ra được coi như một chỉ số thành công trong cuộc sống; (4) quan niệm về sức khỏe của bản thân và đóng góp có ý nghĩa cho xã hội; (5) điều chỉnh tâm trạng bản thân như một phương tiện để biết cách hạnh phúc, có thái độ tốt và cảm xúc tích cực đối với người khác và môi trường sống và khả năng vượt qua khó khăn Có nhiều lĩnh vực để đánh giá sự hài lòng trong cuộc sóng đã được đưa ra Mặc dù chúng khác nhau trong quan niệm của mỗi học giả, nhưng nhìn chung, hai từ khóa được thống nhất coi là lĩnh vực chính

của sự hài lòng trong cuộc sống, đó là “hạnh phúc” và “cảm nhận hạnh phúc”

(Sholihin và đồng nghiệp, 2022).

Ở Viét Nam, các nghiên cứu về trẻ em chủ yếu được thể hiện trong các báo

cáo điều tra gia đình Việt Nam (2006), báo cáo phân tích tình hình trẻ em tại Việt Nam (MICS, 2010, 2012), báo cáo hoàn thiện hệ thống bảo vệ trẻ em ở Việt Nam (2011) do Cục bảo vệ chăm sóc trẻ em thực hiện, báo cáo điều tra đánh giá các myc

Trang 24

tiêu trẻ em và phụ nữ Việt Nam (MICS, 2011, 2014), báo cáo quốc gia về lao động

trẻ em (2012) do Viện Khoa học Lao động và xã hội thuộc Bộ Lao động Thương

binh Xã hội thực hiện Các báo cáo chủ yếu tìm hiéu việc thực hiện các mục tiêu về trẻ em ở Việt Nam, đánh giá thực trạng hệ thống bảo vệ ở trẻ em, tình trạng trẻ em tham gia các hoạt động kinh tế, lao động trẻ em theo độ tuổi, tình trạng đi học, quy

mô làm việc, điều kiện làm việc của trẻ em khi tham gia lao động, mối quan hệ cha

me và con cái cũng như các quyền của trẻ Các nghiên cứu trên chưa đi tìm hiểu trẻ

có thực sự hai lòng về cuộc sống hay không và sự hài lòng đó thể hiện như thế nao

qua việc trẻ được tự đánh giá về chính cuộc sống của chúng.

Nghiên cứu của Ngô Thanh Huệ và Lê Thị Mai Liên (2013) thực hiện trên

165 trẻ từ 6 đến 11 tuổi và 165 phụ huynh tại Vinh, Nghệ An thông qua bảng hỏi đánh giá chất lượng cuộc sống (AUQUEI và KINDL-R) nhằm thu thập những đánh giá của chính trẻ và của phụ huynh về những cảm nhận về cuộc sống của trẻ Nghiên cứu đã đánh giá sự hài lòng hay không hài lòng về cuộc sống của trẻ em trên tất cả các mặt thé chất, tâm lý, gia đình, xã hội, nhà trường Tác giả đã nhắn

mạnh, sự hài lòng với cuộc sông của trẻ thê trên nhiêu khía cạnh khác nhau của

đời sống bao gồm sự thoải mái về mặt thé chat, xã hội và tâm lý.

Nhóm nghiên cứu Trương Thị Khánh Hà, Nguyễn Văn Lượt và Trần Hà Thu (2017) tiến hành khảo sát trẻ em từ 8 đến 12 tuổi ở Hà Nội và Vinh Phúc về sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến gia đình và trường học Nghiên cứu đã đánh giá sự hài lòng của trẻ em với cuộc sống nói chung, với ngôi nhà của mình và với những người đang sống cùng trẻ Nghiên cứu cũng đi tìm hiểu sự hài lòng của trẻ về khu vực sống, hài lòng với mọi người xung

quanh, sự hài lòng của trẻ với những điều học được ở trường và mối quan hệ với

bạn bè Nghiên cứu của nhóm tác giả có ý nghĩa đối với việc nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình và nhà trường cho trẻ em trong độ tuổi từ 8 đến 12.

Nghiên cứu của nhóm tác giả Lê Thị Mai Liên và đồng nghiệp (2017) tổng hợp kết quả từ hai nghiên cứu sử dụng tiếp cận tâm lý học xuyên văn hóa Nghiên cứu (1) tiến hành trên 165 trẻ Việt, 177 trẻ Pháp từ 6 đến 11 tuổi Nghiên cứu (2)

Trang 25

thực hiện trên 295 học sinh Việt Nam và 1002 học sinh Pháp từ 9 đến 14 tuổi Nhóm tác giả đã nghiên cứu sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em Việt và Pháp trên các khía cạnh như: trường học, đời sống gia đình, các mối quan hệ xung quanh trẻ, các khía cạnh thành tích học tậ au không khí trường học Tat cả những điều đó

đóng vai trò quan trọng mang lại hạnh phúc trong trường học của trẻ em.

Nghiên cứu của tác giả Trần Thu Hương và Ngô Thanh Huệ (2018) sử dụng bộ công cụ cảm nhận hạnh phúc chủ quan (SWB) được xây dựng dựa trên nền tảng thang do BE-scol dành cho 535 học sinh từ 8-18 tudi, gồm 39 câu đánh giá sự hài lòng của học sinh tại nhà trường ở sáu khía cạnh bao gồm: Mối quan hệ với giáo

viên, sự hài lòng với các hoạt động học đường, sự hài lòng với lớp học (học tap), mối quan hệ bạn bè, cảm nhận an toàn và môi trường, đánh giá tổng quát học đường.

Tác giả Nguyễn Văn Lượt và đồng nghiệp (2018) đã tiến hành khảo sát 253 học sinh trung học phổ thông tại Hà Nội và Da Nẵng về cảm nhận hạnh phúc ở

trường học của học sinh Trong nghiên cứu đã xét đên 4 khía cạnh của cảm nhận hạnh phúc thê hiện qua sự hài lòng của trẻ em vê điều kiện trường học, các mối

quan hệ ở trường học, sự tự hoàn thiện bản thân và vấn đề sức khỏe ở trường học Nghiên cứu của tác giả Hồ Văn Dũng (2022) tiến hành khảo sát trên 551 sinh viên của Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế nhằm phân tích thực trạng về mối quan hệ giữa cảm nhận hạnh phúc với sự hài lòng cuộc sống theo kết quả tự đánh

giá của sinh viên Trong nghiên cứu, cảm nhận hạnh phúc được sinh viên tự đánh

giá qua 03 mặt: (1) Về mặt cảm xúc; (2) Về mặt xã hội; (3) Về mặt tâm lý Sự hài lòng cuộc sông được đánh giá ở 02 mặt như sau: (1) Mức độ hai lòng với cuộc sống và các mặt khác nhau; (2) Mức độ hài lòng chung với cuộc sống.

Tổng quan các nghiên cứu khá phong phú về tiép cận cũng như khách thể nghiên cứu Các hướng nghiên cứu tập trung chủ yếu vào sự hài lòng với cuộc sống tong thể của trẻ em, các khía cạnh, các mặt biểu hiện của sự hai lòng với cuộc sống của trẻ như: sự tham gia, sự an toàn, sự tự do, sự chăm sóc và bảo vệ trẻ,

quyên, nhu câu, sự tự tin, sức khỏe, an toàn vật chât và xã hội, các môi quan hệ của

Trang 26

trẻ em trong gia đình, nhà trường, xã hội Ở Việt Nam, các nghiên cứu cũng chỉ ra được nhiều khía cạnh khác nhau của sự hài lòng như: bản thân trẻ, gia đình, nhà trường, xã hội, môi trường sống, bạn bè đồng giới, bạn bè khác giới, thể chất, tình dục, giải trí Tuy nhiên, những dữ liệu khoa học về đời sống tâm lý của trẻ em từ 8 đến 12 tuổi còn thiếu vắng ở Việt Nam, đặc biệt là những nghiên cứu về trải nghiệm chủ quan và đánh giá của trẻ em lứa tuổi này về sự hai lòng với cuộc sống Chính vi vậy, tac giả luận án đi tìm hiệu thực trạng sự hai lòng với cuộc sống của trẻ em thông qua những mặt biểu hiện cụ thể cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng với cuộc sống của trẻ thông qua đánh giá từ chính những trẻ em trong độ tuôi từ 8 đến 12.

1.2 Nghiên cứu về mức độ hài lòng với cuộc sống cia trẻ em

Dưới con mắt của nhà nghiên cứu Ruut Veevhoven (2006), sự hài lòng với cuộc sống được nhìn nhận ở 4 mức độ khác nhau.

Thứ nhất là các trải nghiệm, các cảm giác dễ chịu, thỏa mãn Ở mức độ này phan ánh sự tồn tại cảm giác thỏa mãn nhất thời Đó có thé là những thỏa mãn về

vật chất hoặc sự thỏa mãn về tỉnh thần.

Thứ hai là sự hài lòng với từng lĩnh vực của cuộc sống như: hài lòng về tình

yêu, hài lòng với công việc, hài lòng với hôn nhân

Thứ ba là những trải nghiệm hài lòng ở mức độ cao nhưng diễn ra trong thời gian ngắn Hay nói cách khác sự hài lòng này xuất hiện thoáng qua khi có sự đánh

giá tích cực và ở mức độ cao.

Thứ tư là sự hài lòng với cuộc sống Mức độ này được hiéu là cảm giác thỏa

mãn, hài lòng tồn tại lâu dài, ổn định, bền vững về cuộc sống của một cá nhân Nghiên cứu sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em của tác giả Gilman và Huebner đã cho thấy, hầu hết trẻ em đều đánh giá sự hài lòng với cuộc sống tổng thể của chúng một cách tích cực (Rich Gilman và Scott Huebner, 2003) Kết quả nghiên cứu thực tế trên 3157 trẻ em Ba Lan ở độ tuổi từ 8 đến 12 tuổi cũng chứng tỏ trẻ em hài lòng với cuộc sống (Strózik, 2016).

Trang 27

Kết quả nghiên cứu về sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em của tác giả Huebner (1994) trên mẫu 725 học sinh tiểu học cho thấy trẻ em có mức độ hài long cao với cuộc sống tổng thể Trong một cuộc khảo sát trên 5.544 học sinh Mỹ cho

thấy, 82% trẻ em đánh giá sự hài lòng với cuộc sống trong phạm vi tích cực

(Huebner và đồng nghiệp, 2000a) Một số nghiên cứu về sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em được thực hiện ở các quốc gia khác nhau như: nghiên cứu trên mẫu 1009 học sinh ở Trung Quốc (Leung & Zhang, 2000), nghiên cứu 363 học sinh Bồ Đào Nha (Neto, 1993), nghiên cứu 716 học sinh Hàn Quốc đều cho kết quả trẻ hài lòng với cuộc sống ở mức cao Các tài liệu nghiên cứu của Proctor, Linley và Maltby

(2008) một lần nữa cũng khẳng định rằng trẻ em có mức độ hài lòng cao với cuộc

Trong nghiên cứu của tác giả Nee và đồng nghiệp (2016) trên mẫu 416 học sinh từ 14 đến 17 tuổi tại 12 trường học ở Selangor, Malaysia, kết quả cho thấy, thanh thiếu niên có mức độ hài lòng với cuộc sống khá cao Sự khác biệt về mức độ hài lòng trong cuộc sống theo độ tuổi, giới tính và cấu trúc gia đình được so sánh bằng phân tích t-test Giai đoạn đầu thanh thiếu niên có mức độ hài lòng với cuộc sống cao hơn so với giai đoạn sau của thanh thiếu niên Nam giới có mức độ hài lòng về cuộc sống ở lĩnh vực trường học cao hơn và thấp hơn ở lĩnh vực môi trường sống so với nữ giới Những học sinh đang sống trong gia đình có cấu trúc nguyên vẹn, có đầy đủ cha mẹ, được bao bọc yêu thương có mức độ hài lòng với cuộc sống cao hơn so với những trẻ sống trong gia đình thiếu thốn tình cảm cha mẹ Tóm lại, nhận thức về sự hài lòng trong cuộc sống của thanh thiếu niên khác nhau tùy theo độ tuổi, giới tính và cầu trúc gia đình.

Nghiên cứu của Savahl và đồng nghiệp (2017) cũng cho kết quả về mức độ hài lòng với cuộc sống của trẻ em Trong nghiên cứu, các tác giả đã sử dụng dữ liệu từ đợt khảo sát đầu tiên của Dự án Thế giới trẻ em (Casas và Rees, 2015) Đây là một nghiên cứu liên quốc gia nhằm thu thập dữ liệu thực tế về các yếu tố liên quan đến cảm nhận hạnh phúc, sự hài lòng của trẻ em với các khía cạnh khác nhau trong cuộc sống như điều kiện sống, của cải vật chất, sử dụng thời gian và trải nghiệm

Trang 28

trong cuộc sống hàng ngày Dự án này khảo sát ba nhóm tuôi (8, 10, 12 tuổi) tuy nhiên do hạn chế về nguồn lực, nên Savahl và đồng nghiệp (2017) chỉ tiến hành nghiên cứu 1048 trẻ em 12 tuổi ở 646 trường thuộc tỉnh Western Cape ở Nam Phi Kết quả cho thấy, mặc dù trẻ em ở Nam Phi phải đối mặt với một loạt các điều kiện bất lợi có tác động tiêu cực đến trải nghiệm cuộc sống hàng ngày và cảm nhận hạnh phúc tổng thể của chúng, nhưng kết quả lại phản ánh rằng, nhìn chung trẻ em có cảm nhận hạnh phúc chủ quan và có mức độ hài lòng với cuộc sống cao.

Các kết quả nghiên cứu về sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em còn cho thấy, sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em có xu hướng giảm dan theo độ tuổi (Casas, 2011; Currie và đồng nghiệp, 2012; Goswami, 2014) Theo Holte và đồng nghiệp (2013), trẻ nhỏ có xu hướng lạc quan, vui vẻ và hài lòng hơn với cuộc sống so với người lớn hoặc thanh thiếu niên Một số nghiên cứu tại Mỹ (Suldo và Huebner, 2004b), Israel (Ullman và Tatar, 2001), Hàn Quốc (Park, 2005) và Trung Quốc (Chang, 2003), Ba Lan (Strózik, 2016) cũng cho thấy sự hài lòng với cuộc sống giảm đi khi trẻ lớn lên.

Dự án Thế giới trẻ em với sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu đến từ các

lĩnh vực khác nhau như: khoa học giáo dục (Andresen), công tác xã hội (BenArieh),chính sách xã hội (Bradshaw và Rees) và tâm lý học (Casas) với mục tiêu nghiên

cứu khám phá cuộc sống của trẻ em và sự hài lòng của chúng từ quan điểm lấy trẻ làm trung tâm Trẻ em từ 8 đến 12 tuổi nhìn nhận và đánh giá về điều kiện, hoàn cảnh và môi trường sống của chúng, trong đó bao gồm đánh giá về sự hài lòng với cuộc sống của trẻ Dự án được tiến hành trên toàn thế giới với ít nhất 22 quốc gia ở các châu lục trong khoảng thời gian từ năm 2016 đến năm 2019 Dự án Thé giới trẻ em là một nghiên cứu mới trên thế giới về cuộc sống và sự hài lòng của trẻ giúp cho chúng ta có hiểu biết sâu sắc hơn vẻ thé giới quan qua con mắt trẻ em (Strózik, 2016) Hơn nữa, vấn đề đặc biệt mà Dự án Thế giới trẻ em đề cập đến chính là khoảng trống trong kiến thức của chúng ta về những trải nghiệm chủ quan và những đánh giá về những trải nghiệm đó của trẻ em từ 8 đến 12 tuổi (Ben-Arieh, 2005; Moore và Theokas, 2008) Theo Casas, nhìn chung các nhà nghiên cứu đều thống

Trang 29

nhất rằng: trẻ em là đối tượng cung cấp thông tin chính về cuộc sống của chúng, các yếu tô liên quan và những điều chúng trải qua trong thực tế Trẻ em không chỉ là những người thụ hưởng thụ động mà còn chịu ảnh hưởng trực tiếp từ môi trường của chúng (Casas và đồng nghiệp, 2013).

Ở Việt Nam, một số nghiên cứu cũng đi tìm hiểu về mức độ hài lòng của trẻ em với cuộc sông.

Nghiên cứu của Ngô Thanh Huệ và Lê Thị Mai Liên (2013) đã đưa ra kết quả như sau: 165 trẻ được nghiên cứu hài lòng với cuộc sống của mình Trẻ hài lòng nhất với đời sống gia đình (môi quan hệ với bố, mẹ), tiếp đến là mi quan hệ với bạn bè và về năng lực của trẻ.

Nghiên cứu của nhóm tác giả Trương Thị Khánh Hà, Nguyễn Văn Lượt và Trần Hà Thu (2017) cũng chỉ ra rằng, trẻ em hài lòng với cuộc sống nói chung ở mức độ 7,9/10 điểm thông qua khảo sát trẻ em từ 8 đến 12 tuổi ở Hà Nội và Vĩnh Phúc Cụ thể, nhóm trẻ em sống ở vùng nông thôn hài lòng với những người đang sống cùng mình cao hơn nhóm trẻ em ở thành phó Tuy nhiên nhóm trẻ nông thôn này lại có mức độ hài lòng về ngôi nhà và khu vực đang sống thấp hơn trẻ thành phố Trẻ em gái hài lòng với mọi người xung quanh hơn các trẻ em trai Vé mức độ hài lòng với những điều học được ở trường, trẻ em thành phố có đánh giá cao hơn so với trẻ em nông thôn Nghiên cứu cũng cho thấy mối tương quan thuận giữa đánh giá của trẻ về những người đang sống cùng, ngôi nhà của trẻ, khu vực trẻ dang

sống, mối quan hệ với bạn bè, những điều trẻ học được ở trường với sự hài lòng với cuộc sống nói chung.

Hay nghiên cứu của nhóm tác giả Lê Thị Mai Liên và đồng nghiệp (2017) cho thấy, trẻ em Việt và Pháp đều cảm thấy hài lòng với cuộc sống của mình và có cảm nhận tích cực về trường học Trẻ em Việt có sự thỏa mãn về đời sống gia đình và mối quan hệ cao hơn trẻ em Pháp Các khía cạnh thành tích học tập và bầu không,

khí trường học đóng vai trò quan trọng mang lại hạnh phúc trong trường học của trẻem Việt Nam.

Trang 30

Kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Thu Hương và Ngô Thanh Huệ (2018) cho thấy: mức độ hài lòng của nhóm học sinh trung học tham gia nghiên cứu về trường học của mình là trung bình Học sinh cảm thấy hài lòng nhất về các hoạt

động ngoại khóa và các mối quan hệ bạn bè trong trường học Các chiều kích mà

học sinh cảm thấy ít hài lòng hơn là van đề liên quan đến hoạt động học tập (kiểm soát, kiểm tra, đánh giá) và cảm nhận về sự an toàn trong học đường.

Theo nhóm nghiên cứu Nguyễn Văn Lượt và đồng nghiệp (2018), nhìn chung cảm nhận hạnh phúc ở trường học của nhóm 253 học sinh trung học phổ thông tại Hà Nội và Đà Nẵng ở mức dưới trung bình Trong các khía cạnh về cảm nhận hạnh phúc ở trường học, học sinh hài lòng nhất với các mối quan hệ ở trường học, không cảm thấy hài lòng với các điều kiện học tập ở trường Trong đó, các khía cạnh học sinh ít hài lòng nhất là tiếng ồn, môi trường học tập căng thắng.

Kết quả nghiên cứu của tác giả Hồ Văn Dũng (2022) cho thấy, sinh viên trường Đại học Sư phạm, trường Đại học Huế khá hài lòng với cuộc sống nói chung và các mặt khác nhau của mình Trong đó, sinh viên hài lòng nhất với cảm nhận

minh là một thành viên của cộng đồng; còn cảm giác an toàn, các mối quan hệ cá nhân và các mặt như mức sống, những gì sinh viên đạt được trong cuộc sống có

mức hai lòng thấp Da số sinh viên chưa hai long với những điều mình đã đạt được trong cuộc sống, nếu có cơ hội, các bạn mong muốn được thay đôi một số điều trong quá khứ Mức hài lòng với cuộc sống có mối tương quan thuận với mức cảm nhận hạnh phúc của sinh viên Cụ thể là mức hài lòng cuộc sống cao thì làm tăng

mức cảm nhận hạnh phúc và ngược lại sinh viên có mức cảm nhận hạnh phúc cao

thì cũng làm tăng mức hài lòng cuộc sống hơn.

Đa số các nghiên cứu trên đã cho thấy, mức độ hài lòng cao với cuộc sống

của trẻ em Tuy nhiên các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào mức độ hài lòng với cuộc sống tổng thể, một số nghiên cứu đã đề cập đến mức độ hài lòng với cuộc sống thông qua một số khía cạnh khác nhau Ở Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu đi sâu tìm hiểu mức độ hài lòng với cuộc sống của trẻ em từ 8 đến 12 tuổi trên khía

cạnh bản thân trẻ, môi trường và những người xung quanh dựa trên những đánh giá

Trang 31

của chính trẻ Day là một khoảng trống trong nghiên cứu dé nghiên cứu sinh tiến

hành nghiên cứu “Sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em từ 8-12 tuổi” tại Việt Nam.

Từ việc nghiên cứu thực trạng sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em, tìm hiểu những yếu tô ảnh hưởng đến sự hai lòng với cuộc sống của trẻ, luận án sẽ đưa ra các kiến nghị giúp trẻ em hài lòng hơn với cuộc sống.

1.3 Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng với cuộc sống Qua tổng quan nghiên cứu tài liệu, luận án nhóm các yếu tố ảnh hưởng theo

các hướng sau:

Sự quan tâm, lắng nghe, hỗ trợ của cha mẹ và người thân

Một số nghiên cứu cho thay, những trải nghiệm tích cực trong gia đình tương quan mạnh mẽ với sự hài lòng với cuộc sống tổng thể của trẻ em thậm chí còn mạnh mẽ hơn so với trải nghiệm tích cực về bạn bè (Dew và Huebner, 1994; Huebner,

Mối quan hệ của cha mẹ, không khí đầm ấm, yêu thương trong gia đình là một trong những yếu té ảnh hưởng đến sự hài lòng với cuộc sóng của trẻ em Trong

các nghiên cứu của Greene (2006), Demo và Acock (1996) đều cho thấy, trẻ em

chịu sự ảnh hưởng đáng ké dưới các tác động về mặt tâm lý, cảm xúc và hành vi của

việc ly hôn, sự lạnh nhạt, thờ ơ, cãi vã trong gia đình làm giảm sự hài lòng với cuộc

sống của trẻ em.

Các nghiên cứu đã cho thấy, sự giúp đỡ từ cha mẹ là một yếu tố quan trọng

đối với sức khỏe tỉnh thần của trẻ Trẻ em cảm thấy thoải mái khi được chia sẻ, tâm sự với cha mẹ nhiều van đề liên quan đến việc học tập, bạn bè, những câu chuyện ở

trường học, những suy nghĩ và cảm nhận riêng của trẻ (Burke và Weir, 1978, 1979).Theo các tác giả Dew và Huebner (1994), Gilman và Huebner (1997), Leung và

Zhang (2000), trong giai đoạn phát triển của trẻ em, trẻ vẫn có xu hướng gan gũi với cha mẹ, muốn nhận được sự yêu thương, quan tâm từ cha mẹ mình Có nghiên cứu lại cho rằng, nhu cầu nhận được sự quan tâm và hỗ trợ từ cha mẹ có thể thay đổi trong quá trình phát triển Khi bước vào giai đoạn day thì, sự gần gũi với cha mẹ có

xu hướng giảm đi (Steinberg, 1987).

Trang 32

Các nhà nghiên cứu cũng đi tìm hiểu sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em có

liên quan tới mức độ tham gia vào các hoạt động cùng với con cái của người cha

(Flouri và Buchanan, 2002; Zimmerman, 1995) Wenk (1994) đã chứng minh rằng đối với cả bé gái và bé trai, cảm giác gần gũi với cha của chúng có ảnh hưởng tích

cực đến sự hài lòng với cuộc sống Việc thiêu đi sự tham gia vào các hoạt động

cùng con cái của cha mẹ đã được chứng minh là có tác động tiêu cực lớn đến sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em (Flouri và Buchanan, 2002; Grossman và Rowat,

Một số nghiên cứu nhấn mạnh đến cách nuôi đạy con cái, tình cảm của cha mẹ dành cho con hay những xung đột trong gia đình là những yếu tố ảnh hưởng đến

sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em Ví dụ như trong một loạt các nghiên cứu ở

Trung Quốc đã chứng minh mối tương quan nghịch giữa sự hài lòng với cuộc sống với chỉ số về sự xung đột giữa cha mẹ với con cái Sự gia tăng xung đột giữa trẻ và cha mẹ có liên quan đến các vấn đề về sức khỏe tâm thần, hành vi có vấn đề, kết quả học tập kém, hành vi phạm pháp và lạm dụng chất gây nghiện (Shek, 1997a-c,

2002a, b) Thêm vào đó, Shek (1999a-c, 2002c) cũng cho thấy, khi có sự quan tâm

hỗ trợ từ cha mẹ, khi cha mẹ đóng vai trò vừa là cha mẹ, vừa là bạn bè đối với con cái thì sẽ giúp sự hài lòng với cuộc sống của trẻ trở nên tích cực hơn.

Sự quan tâm, chăm sóc của cha mẹ, sự tôn trọng, lắng nghe của cha mẹ có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em (Ortman, 1988) Tác giả Leung (2004) phát hiện ra rằng sự quan tâm của người mẹ có liên quan tích cực đến năng lực học tập của con cái Ngược lại, những vấn đề tiêu cực trong gia đình như sự thờ ơ của cha mẹ, sự quát mắng, áp đặt lên con cái sẽ làm giảm sự hài lòng

với cuộc sống của trẻ (McFarlane, 1995) Sự xa lánh của cha mẹ có tương quan

nghịch với sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em và sự hài lòng về môi trường sống,

(Nickerson và Nagle, (2004) Những trải nghiệm tích cực trong gia đình (sự yêuthương, quan tâm, giúp đỡ nhau, ngày tháng hạnh phúc vui vẻ bên nhau ) hay

những trải nghiệm tiêu cực, những trải nghiệm bất ngờ hay kéo dài (ví dụ: cái chết của người thân) và cả những trải nghiệm hàng ngày (ví dụ: sự bắt hòa trong gia đình

Trang 33

đang diễn ra) đều ảnh hưởng đến sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em (Gilman và

Huebner, 2003).

Các nhà nghiên cứu Proctor, Linley va Maltby (2008) cũng chứng minh được rằng những gia đình có các mối quan hệ tốt đẹp, các thành viên yêu thương nhau,

thường xuyên trò chuyện vui vẻ, bố mẹ giúp đỡ, hỗ trợ và lắng nghe con cái sẽ làm

tăng sự hài lòng với cuộc sống ở trẻ em Sự quan tâm nhiệt tình của cha mẹ đối với

con cái là yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ nhất giúp trẻ hài lòng hơn với cuộc sống (Peterson và Seligman, 2004b; Park và Peterson, 2006b) Tình cảm ấm áp của cha mẹ liên quan tích cực đến sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em, giúp cho trẻ kiên trì chống lại những trở ngại và thách thức của cuộc sống (Maddux, 2002) Sự hài lòng với cuộc sống chịu sự tác động của sự gắn bó với cha, mẹ và người thân trong gia

đình Khi chúng ta có tình thương với người khác thì bản thân chúng ta sẽ hài long

hơn với cuộc sống của mình (Nguyễn Thị Minh Hằng và đồng nghiệp, 2019) Trong một nghiên cứu về trẻ em Tây Ban Nha, Oliva và Arranz (2005) đã phát hiện ra rằng sự hài lòng với cuộc sống không chỉ bị ảnh hưởng bởi mối quan hệ với cha mẹ mà còn bởi chất lượng của mối quan hệ anh chị em Anh em trong gia

đình giúp đỡ nhau, trò chuyện và vui chơi cùng nhau sẽ giúp tăng sự hài lòng với

cuộc sống của trẻ Đối với những bé gái, mối quan hệ tốt đẹp với anh chị em có tương quan tích cực đến sự hài lòng với cuộc sống của trẻ nhưng ảnh hưởng ít hơn đến sự hài lòng với cuộc sống của các bé trai.

Những nghiên cứu về sự quan tâm, lắng nghe, hỗ trợ của cha mẹ và người thân của các nhà nghiên cứu đã cho thay mức độ ảnh hưởng của yếu tố này đến sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em.

Sự quan tâm, lắng nghe, tôn trọng của thay cô và sự giúp đỡ của bạn bè Bên cạnh những nghiên cứu về sự ảnh hưởng của mối quan hệ cha mẹ, anh chị em trong gia đình đối với sự hài lòng với cuộc sống của trẻ, nhiều nhà nghiên cứu còn đi sâu tìm hiểu mối quan hệ giữa sự hài lòng với cuộc sống với những trải nghiệm ở trường học trong quan hệ với thầy cô và bạn bè.

Trang 34

Nhà tâm lý học Gilman (2003) đã chỉ ra rằng, sự hài lòng với cuộc sống ở

trường học có liên quan tích cực đến việc tham gia các hoạt động ngoại khóa Hoạt động ngoại khóa bao gồm các hoạt động kích thích về thể chất, tỉnh thần, ví dụ như hoạt động bạn bè dạy kèm nhau, tham gia thể thao, hoạt động tình nguyện, trải nghiệm thực tế Trẻ em tham gia vào nhiều hoạt động ngoại khóa sẽ hài lòng với môi trường học đường cao hơn so với trẻ tham gia rất ít hoặc không tham gia hoạt động Ngoài ra, Maton (1990) cũng chỉ ra môi quan hệ tích cực giữa việc tham gia vào hoạt động ngoại khóa và sự hài lòng với cuộc sống tổng thể đối với nhóm trẻ

em có nguy cơ bỏ học.

Trong nghiên cứu của Park (2005) thực hiện trên 716 học sinh Hàn Quốc, tác

giả đã cho thấy sự hài lòng về trường học và bạn bè có ảnh hưởng đến mức độ hài lòng với cuộc sống tổng thé của trẻ em Sự hài lòng về bạn bè không thay đổi theo độ tuổi nhưng mức độ ảnh hưởng của trường học có giảm dan theo độ tuổi của trẻ.

Kết quả một số nghiên cứu cho thấy, sự giúp đỡ của bạn bè là một trong những yếu té tinh thần quan trọng đối với trẻ Trẻ thường thích nói chuyện và chia sẻ với bạn, trẻ cam thấy thoải mái khi được tâm tình cùng với bạn, khi được bạn giúp đỡ và hỗ trợ (Steinberg, 1987; Gilman và Huebner, 1997; Leung và Zhang, 2000) Burke và Weir (1978, 1979) còn phát hiện ra rằng, trẻ thường nói chuyện

nhiều với bạn bè và cảm thấy thoải mái khi chia sẻ với bạn bè hơn là với cha mẹ của

chúng Những trải nghiệm tích cực trong trường học như những điều thú vị học được ở trường, sự quan tâm, giúp đỡ của thầy cô và bạn bè, vui chơi cùng với ban có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em (Huebner và

Gilman, 2003).

Valois cũng chứng minh mối quan hệ tiêu cực giữa sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em và việc trẻ cảm thấy không an toàn khi ở trường, trên đường đi học và đi học về, bị bạn bè bắt nạt (Valois và đồng nghiệp, 2001) Tác giả Nickerson và Nagle (2004) cho biết, sự xa lánh của bạn bè tương quan nghịch với sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em Việc đánh nhau với bạn bè, làm bài kiểm tra kém ảnh hưởng

Trang 35

tiêu cực đến sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em (McCullough, 2000; Ash và

Huebner, 2001).

Một số nghiên cứu đã nhắn mạnh rằng, yếu té trường học có ảnh hưởng đến sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em như: bầu không khí trong trường học, thành

tích học tập đóng vai trò quan trọng trong cảm nhận hạnh phúc ở trường học và sự

hài lòng với cuộc sống của trẻ em (Lê Thị Mai Liên và đồng nghiệp, 2017) Những điều trẻ học được ở trường cũng như mối quan hệ với bạn bè có mối tương quan thuận với sự hài lòng với cuộc sống nói chung của trẻ em (Trương Thị Khánh Hà và đồng nghiệp, 2017) Sự ủng hộ, hỗ trợ của bạn bè và thầy cô, kết quả học tập tốt, được thầy cô yêu và dạy dỗ có tác động tích cực đến cảm nhận hạnh phúc ở trường của học sinh, áp lực học tập có tác động âm tính Trong đó, sự hỗ trợ của bạn bè có khả năng dự báo cao nhất mức độ hạnh phúc trường học (Phan Thị Mai Hương và Nguyễn Thị Thùy Anh, 2017) Nghiên cứu của Trần Thu Hương và Ngô Thanh Huệ (2018) cũng cho thấy, mối quan hệ bạn bè trong trường học và các hoạt động ngoại khóa là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến sự hài lòng của học sinh Một nghiên cứu khác của tác giả Nguyễn Văn Lượt và đồng nghiệp (2018) cũng cho thấy, trẻ em hài lòng nhất với các mối quan hệ trong trường học, các em được giao lưu, chia sẻ với thầy cô, bạn bè, được bạn bè giúp đỡ và nhận được sự lắng nghe từ thầy cô cũng

như các bạn trong lớp.

Trong một nghiên cứu về những trẻ em ở Ba Lan (Strózik, 2016), kết quả lại cho thay, đối với các mối quan hệ tại trường học, các nhóm trẻ (8, 10 và 12 tuổi) đều đánh giá yếu tố cuộc sống tại trường học ở mức thấp nhất Sự hài lòng thấp đối với cuộc sống tại trường học chiếm tỉ lệ khoảng 15% trong nhóm trẻ 8 và 12 tuổi và gần 9% trong nhóm trẻ 10 tuổi Ở mỗi nhóm tuổi, đánh giá của trẻ em trai thấp hơn đánh giá của trẻ em gái, mặc dù sự khác biệt này chỉ xảy ra ở nhóm trẻ lớn nhất (trung bình là 7,83 đối với trẻ em trai so với 8,25 đối với trẻ em gái) Tương tự, sự hài lòng của trẻ với yếu tố bạn bè cũng giảm theo độ tuổi Đối với nhóm 12 tuổi thì cứ 9 trẻ có một trẻ bày tỏ sự không hài lòng với bạn bè của mình

Trang 36

trong khi ở nhóm 10 tuổi con số này chỉ đạt trên 8% va ở nhóm trẻ 8 tuổi thi tỉ lệ chỉ là một (01) trong số 20 trẻ không hài lòng với điều này.

Nghiên cứu của Oyarzún Gómez và đồng nghiệp (2022) với mẫu khách thể bao gồm 1392 trẻ em từ 10 đến 13 tuổi ở Chile tham gia khảo sát theo Dự án Thế giới trẻ em cũng cho thấy, yếu tố trường học ảnh hưởng không đáng kể đến sự hài lòng về cuộc sống của trẻ Kết quả tương tự như nghiên cứu của Casas và đồng nghiệp (2015) với thanh thiếu niên đến từ Romania, Tây Ban Nha, Brazil và Chile Lý giải vấn đề này như sau: Theo Casas & González (2017), trong con mắt của trẻ em luôn định hình hai “thế giới” Thế giới đầu tiên dé cập đến là "sự hài lòng với trường học" liên quan đến trường học, điểm số, sự chung sống và trải nghiệm ở trường học Thế giới thứ hai là “mối quan hệ học đường” được hình thành từ nhận thức của học sinh về môi quan hệ của chúng với giáo viên, lắng nghe và đối xử tốt với người khác, thích đến trường và an toàn trường học.

Như vậy có thể thấy, sự quan tâm, lắng nghe, tôn trọng của thầy cô và sự

giúp đỡ của bạn bè cũng là nhóm yếu tố quan trọng cần được nghiên cứu để nâng cao sự hài lòng với cuộc sống ở trẻ em.

Sự quan tâm, giúp đỡ của mọi người trong khu vực sống

Nhóm nghiên cứu Proctor, Linley và Maltby (2008) đã chứng minh chất lượng môi trường sống tốt (môi trường an toàn, sạch sẽ, có nơi vui chơi, mọi người giúp đỡ nhau, thân thiện với nhau) sẽ giúp thúc day sự hài lòng với cuộc sống ở trẻ em Những trải nghiệm tích cực trong khu vực sống có ảnh hưởng đáng kể đến sự hài lòng với cuộc sống của trẻ (Huebner và Gilman, 2003).

Van đề gia đình chuyển nhà liên tục, không ồn định nơi sinh sống có những ảnh hưởng nhất định đối với sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em Cụ thể là nó liên quan tiêu cực đến số lần chuyền nhà và liên quan tích cực đến thời gian cư trú

(Brown và Orthner, 1990).

Những trẻ em sống cùng gia đình hài lòng với cuộc sóng hơn những trẻ sống trong các khu nội trú Trẻ sống nội trú thường nhìn nhận một cách tiêu cực về cuộc sống và cho rằng mọi thứ trở nên tôi tệ hơn khi trẻ sống trong hoàn cảnh đó Ví dụ,

Trang 37

Sastre và Ferriere (2000) đã xem xét các đánh giá về sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em Pháp sống trong các trung tâm nội trú và thấy rằng chúng có sự hài lòng với cuộc sống thấp hơn so với trẻ sống với gia đình ở nhà riêng Tuy nhiên, nghiên cứu của Gilman và Handwerk (2001) trên những trẻ em Mỹ lại chỉ ra rằng, sau khi đến trung tâm nội trú vài tháng, trẻ đánh giá về sự hài lòng với cuộc sống là tích cực hơn Tương tự, nghiên cứu của Gilman và Barry (2003) cũng cho thấy, sự hài lòng với cuộc sống tổng thé giảm sau tháng đầu tiên đến ở nội trú, nhưng trong hai thang tiếp theo thi lại gia tăng đáng kể Những phát hiện này cho thấy trẻ có thé gặp căng thắng khi lần đầu tiên vào một cơ sở nội trú, nhưng sau đó, sự hải lòng với cuộc sống của chúng tăng lên do hài lòng với điều kiện sống và môi trường sống ở đó (Gilman và Barry, 2003; Schiff và đồng nghiệp, 2006).

Sự quan tâm, giúp đỡ của mọi người trong khu vực sống cũng là một trong những yếu tố cần nghiên cứu dé làm rõ mức độ ảnh hưởng đến sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em.

Bị bạn bè bắt nạt

Những tác động tiêu cực của việc bị bắt nạt đối với sự hài lòng với cuộc sống và sức khỏe tâm thần của trẻ em đã được đưa ra trong các nghiên cứu khác nhau ở nhiều quốc gia như Na Uy, Ireland, Úc, Anh và Canada (Rigby, 2000).

Trong một nghiên cứu thực hiện ở 400 học sinh tiểu học ở Mỹ, kết quả chỉ ra rằng 25,5% trẻ thường xuyên bj ít nhất một trong các hình thức bắt nat 4n như bị nói xấu, bị tung tin đồn; 10,75% trẻ thường xuyên bị ít nhất một hình thức bắt nạt ngoài cơ thé như dam, đá, đánh; 28,75% trẻ thường xuyên bị ít nhất một trong hai hình thức bắt nạt trên Như vậy, cứ khoảng 3 học sinh thì có một em bị ít nhất một hình thức bắt nạt Nghiên cứu cũng chỉ ra học sinh nam bị bắt bạt về mặt cơ thé, bạo lực nhiều hơn học sinh nữ và ít bị bắt nạt hơn về lời nói và quan hệ Những hành vi này gây tồn thương về mặt thé chat là tinh thần cho các em học sinh (Trần Văn Công và đồng nghiệp, 2009).

Tình trạng bắt nạt học đường ở Việt Nam ngày càng gia tăng Tác giả Nguyễn Thị Thanh Mai và đồng nghiệp (2009) đã nghiên cứu trên tổng số 317 học

Trang 38

sinh ở hai trường THCS tại Hà Nội Nghiên cứu cho kết quả tỷ lệ học sinh bị bắt nạt

nhiều gấp 2 lần tỷ lệ học sinh có hành vi bắt nat Hành vi bắt nat gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý, tỉnh thần cũng như thể trạng, kết quả học tập của học sinh, thậm chí cả những hệ lụy nặng né như tự kỷ, tram cam, hoảng loạn, tự tử Nghiên cứu cũng chỉ ra các đặc điểm, biểu hiện của trẻ bắt nạt, trẻ đi bắt nat và hậu qua đẫn đến những hành vi lệch chuẩn.

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Anh và Nguyễn Thị Si (2010) thực hiện trên 161 học sinh từ 3 trường tiểu học và 1 trường THCS của tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hà Nội cho thấy, trong 100 trẻ thì có 38 trẻ thường xuyên hoặc luôn luôn bị ít nhất một hình thức bắt nạt như bêu xấu hoặc bị bạn bè xa lánh, phớt lờ Hệ quả của hành vi này là khiến trẻ luôn lo sợ, không dám đến trường, luôn cảm thấy không an toàn và không hài lòng với cuộc sống.

Đến năm 2016, tác giả Phạm Thị Thu Ba và Trần Thị Quỳnh Anh đã tiến hành nghiên cứu cụ thể hơn về hiện tượng bắt nạt qua mạng dựa trên khảo sát 1609 học sinh thuộc 6 trường tại Hà Nội, Thừa Thiên Huế và Cần Thơ Kết quả như sau: tỷ lệ học sinh bị bat nat qua mạng trong 30 ngày trước thời điểm nghiên cứu là 13,5% Học sinh nam có hành vi bị bắt nạt nhiều hơn học sinh nữ Học sinh thành phố trải nghiệm bị bắt nạt qua mạng nhiều hơn học sinh ở vùng nông thôn Học sinh được bạn bè yêu mến ít bị bắt nạt hơn so với học sinh ít được yêu mến Điều đó khiến cho những học sinh ít bạn bè bị cảm giác cô lập trong lớp học và rơi vào tâm trạng buồn chán, ảnh hưởng đến hứng thú và kết quả học tập của các em.

Trong một nghiên cứu về thực trạng bắt nạt ở học sinh Việt Nam thực hiện trên mẫu 955 học sinh của 7 trường tiểu học và THCS trên địa bàn nội và ngoại

thành Hà Nội, kết quả chỉ ra rằng, 36% học sinh thường xuyên bị bắt nạt bởi ít nhất

một loại hình, 12,8% học sinh bị bắt nạt từ 2 đến 5 hình thức (Trần Văn Công,

Nghiên cứu của Barbara Coloroso (2017) cũng cho thấy, hậu quả nghiêm trọng của vấn nạn bị bắt nat là các vụ xả súng, tự sát, ton thương tâm lý suốt đời, là

Trang 39

sự bất mãn với cuộc sống, không hải lòng với bản thân và cuộc sống nói chung của

học sinh.

Qua nghiên cứu tài liệu, có thể thấy, các nhà nghiên cứu đã đi tìm hiểu về hành vi bắt nạt học đường và những ảnh hưởng của hành vi này đến đời sống tỉnh thần, tâm lý, thê chất của học sinh Tuy nhiên, còn ít nghiên cứu đi sâu tìm hiểu về những ảnh hưởng của yếu tố bị bạn bè bắt nạt đến sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em Đây là lý do dé luận án tiếp tục nghiên cứu về yếu tố này trên khách thé trẻ em Việt Nam từ 8 đến 12 tuổi.

Các yếu tô liên quan đến hoạt động vui chơi, giải trí, chơi thể thao, giúp đỡ.

gia đình

Các nhà nghiên cứu cũng tìm hiểu mối tương quan giữa các hoạt động vui chơi, giải trí, thư giãn, giúp đỡ gia đình với sự hài lòng cuộc sống của trẻ.

Việc trẻ tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động ngoại khóa, vui chơi, giải

trí, thể dục thể thao có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng cuộc sống trẻ em

(Gilman, 2001) Bên cạnh đó, các sự kiện xảy ra hàng ngày như: việc tận hưởng sởthích, vui chơi, giải trí, thư giãn, giúp đỡ người khác, tham gia các công việc gia

đình cũng ảnh hưởng đến sự hài lòng với cuộc sống của trẻ (McCullough, 2000;

Ash và Huebner, 2001).

Những học sinh năng động, nhiệt tình tham gia các hoạt động của trường,

hoạt động thẻ thao, giải trí thường có khả năng tự nhận thức tốt hon, thé lực tốt hơn, mức độ tram cảm thấp hơn và mức độ hài lòng với cuộc sống cao hơn so với các

học sinh kém năng động (Piko và Keresztes, 2006).

Trong nghiên cứu của các tác giả Headey và Wearing (1993) cũng đề cập đến ảnh hưởng của yếu tố giải trí đến sự hài lòng với cuộc sông tổng thé của trẻ em.

Có thể thấy, các hoạt động vui chơi và giải trí là những hoạt động trọng tâm trong cuộc sống hàng ngày của trẻ Thông qua việc tham gia các hoạt động này, trẻ em hình thành tình bạn, phát triển các kỹ năng và có cơ hội tận hưởng cuộc sống (Rosenblum, Sachs và Schreuer, 2010; Solish, Perry, & Minnes, 2010) Trong nhiều nghiên cứu, hoạt động vui chơi, giải trí, thư giãn, choi thé thao được xem là yếu tố

Trang 40

tác động chính mang đến sự hài long với cuộc sông của trẻ (Dazord và đồng nghiệp, 2000; Matza và đồng nghiệp, 2004; Lê Thị Mai Liên và đồng nghiệp, 2017).

Trong các báo cáo báo cáo phân tích tình hình trẻ em tại Việt Nam (MICS,

2010, 2012), báo cáo điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ Việt Nam (MICS, 2011, 2014), báo cáo quốc gia về lao động trẻ em (2012) do Viện Khoa học Lao động và xã hội thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thực hiện đều đi sâu tìm hiểu việc thực hiện các mục tiêu về trẻ em ở Việt Nam, đánh giá thực trạng hệ thống bảo vệ trẻ em, tình trạng trẻ em tham gia các hoạt động kinh tế, lao động trẻ em theo độ tuổi, tình trạng đi học, quy mô làm việc, điều kiện làm việc của trẻ em khi tham gia lao động, môi quan hệ cha mẹ và con cái cũng như các quyền của trẻ.

Trong báo cáo phân tích tình hình trẻ em của Việt Nam (2010) đã đặc biệt

nhấn mạnh đến việc nhiều trẻ em không được đến trường hay không thẻ hoàn thành cấp tiểu học, đơn giản là vì khó khăn kinh tế hoặc các em phải làm việc giúp gia đình Kết quả cho thấy, khi hộ gia đình nông thôn nghèo phải lựa chọn cho con trai hay con gái đi học, nhìn chung con gái sẽ không được đi học mà phải làm việc để giúp đỡ gia đình Chính vì thế việc trẻ em giúp đỡ gia đình những công việc như:

làm việc nhà, chăm sóc các em hoặc các thành viên khác của gia đình, làm việc

cùng gia đình (ví dụ như việc kinh doanh, việc đồng áng của gia đình) cũng là một trong những yếu tố cần nghiên cứu, tìm hiểu.

Điều kiện kinh té

Một trong các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em được các nhà nghiên cứu tập trung tìm hiểu là điều kiện kinh tế.

Nghiên cứu của tác giả Ash và Huebner (2001) đã phát hiện ra rằng, điều kiện kinh tế có tương quan thuận với sự hai lòng với cuộc sống của trẻ em, tức là những học sinh có điều kiện kinh tế thấp sẽ đánh giá sự hài lòng với cuộc sống thấp và ngược lại Những phát hiện này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Neto (1993) khi sử dụng thang đo sự hài lòng với cuộc sống - SWSHL (Diener, 1985) với mẫu ở Bồ Đào Nha và Seligson (2003) khi sử dụng thang do rút gọn đa chiều về mức độ hài lòng với cuộc sống của học sinh - BMSSHLS với mẫu ở Mỹ.

Ngày đăng: 13/04/2024, 15:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w