1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN địa lý THPT

48 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sử Dụng Công Cụ Thinking Tool Để Nâng Cao Năng Lực, Hình Thành Phẩm Chất Cho Học Sinh Trong Học Tập Môn Địa Lý Ở Chương Trình Địa Lý 10, Bộ Sách Kết Nối Tri Thức
Chuyên ngành Địa Lý
Thể loại Báo Cáo Sáng Kiến
Năm xuất bản 2022 – 2023
Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 2,67 MB

Cấu trúc

  • I. ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN (1)
    • 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI (1)
    • 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI (3)
    • 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU (3)
    • 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (3)
    • 5. THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI (3)
    • 6. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI (3)
  • II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN (4)
  • PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG CỤ HỌC TẬP THINKING TOOL (4)
    • 1.1. Biểu đồ mũi tên/ hình hộp/ hình tròn (4)
    • 1.2. Biểu đồ chữ Y,X, W (4)
    • 1.3. Biểu đồ khái niệm (5)
    • 1.4. Biểu đồ hình sứa (6)
    • 1.5. Biểu đồ từng bước (7)
    • 1.6. Biểu đồ Kim tự tháp (8)
    • 1.7. Biểu đồ ma trận (9)
    • 1.8. Biểu đồ xương cá (9)
    • 1.9. Biểu đồ hình Bướm (10)
    • 1.10. Biểu đồ Venn (11)
    • 1.11. Biểu đồ hình ảnh (11)
  • PHẦN 2: SỬ DỤNG CÔNG CỤ HỌC TẬP THINKING TOOL (12)
    • 1. Sử dụng công cụ thinking tool trong dạy và học địa lí 10 – Bộ sách Kết nối tri thức (12)
    • 2. Một số dạng biểu đồ Thinking tool được xây dựng (0)
    • 3. Sản phẩm của học sinh sử dụng công cụ Thinking tool (0)
    • III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI (34)
      • 1. Hiệu quả về kinh tế (34)
      • 2. Hiệu quả xã hội (34)
    • IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (36)
      • 1. Kết luận (36)
      • 2. Kiến nghị (37)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (39)
  • PHỤ LỤC (39)

Nội dung

ĐỀ TÀI: SỬ DỤNG CÔNG CỤ THINKING TOOL ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC, HÌNH THÀNH PHẨM CHẤT CHO HỌC SINH TRONG HỌC TẬP MÔN ĐỊA LÍ Ở CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÍ 10, BỘ SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC.. Ngoài việc đượ

ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN

LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Năm học 2022 – 2023, năm đầu tiên thực hiện chương trình GDPT 2018 đối với lớp 10 Với mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực người học, chương trình mới đòi hỏi người dạy cần đổi mới phương pháp, hình thức dạy học, phù hợp với yêu cầu cần đạt của chương trình và đặc thù tâm lý học sinh lứa tuổi THPT Mục tiêu của môn Địa lí lớp 10 là góp phần hoàn thiện học vấn phổ thông cho HS, đáp ứng mục tiêu giáo dục và phát triển con người Việt Nam trong thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa, hội nhập và phát triển đất nước Ngoài việc được trang bị những kiến thức đại cương về Địa lí thì HS còn được tập trung rèn luyện và phát triển một số năng lực như : năng lực tính toán, năng lực đọc hiểu, năng lực vận dụng khoa học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo… Vì vậy, việc xây dựng và sử dụng các công cụ sơ đồ tư duy để tổ chức quá trình học tập cho HS là một trong những giải pháp đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực, nhất là phát triển năng lực tư duy theo lãnh thổ, năng lực vân dụng khoa học, năng lực sáng tạo cho HS Công cụ tư duy thực sự là công cụ “toàn năng, không những nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập mà còn mang lại rất nhiều niềm hứng thú cho cả giáo viên và học sinh” (Trích lời của Tiến sĩ Phạm Thành Nam)

Hiện nay, chúng ta đang sống trong thế kỉ XXI, và giờ đây trong thế giới phẳng, công việc và nghề nghiệp của thế kỉ XXI đang đòi hỏi những kĩ năng vượt xa so với sách vở trong nhà trường Vậy câu hỏi đặt ra là giáo viên trong thế kỉ XXI cần cung cấp cho học sinh những kĩ năng, năng lực gì để thích ứng với tương lai của các em?

Theo giáo sư Haruô Kurokami-trường đại học Kansai Nhật Bản- thì “Đó là năng lực tư duy, kĩ năng giải quyết vấn đề sáng tạo Để việc học tập có hứng thú hơn khi bạn nhận thấy những kiến thức của mình đang được học được ứng dụng trong đời sống, hoặc là khi bạn đang đọc sách giáo khoa, bạn sẽ thấy: À, hóa ra những kiến thức này mình vẫn gặp hàng ngày, đó là khi bạn đang tư duy”

Tôi đã từng xem chương trình “Học sao cho tốt” trên VTV7, từ tháng 12-

2017, 12 học sinh trên toàn quốc đã tham gia trải nghiệm một phương pháp học tập mới cùng với công cụ tư duy THINKING TOOL của nhóm chuyên gia đến từ trường đại học Kansai-Nhật Bản Quá trình học tập trải nghiệm kéo dài 1 học kì và các em vẫn học trong môi trường truyền thống Phương pháp học tập mới đã làm thay đổi cách học tập của các em, giúp các em tìm lại hứng thú học tập của chính mình Tôi nhận thấy dự án đã hướng dẫn cho các em cách ghi chép bài, cách học bài rất khoa học dựa vào công cụ tư duy THINKING TOOL do giáo sư Haruô Kurokami-trường đại học Kansai Nhật Bản sáng tạo ra Các em học sinh tham gia dự án này đã thay đổi được phương pháp học tập, sử dụng thành thạo công cụ tư duy THINKING TOOL trong quá trình học tập trong 1 học kì và đã đạt được những thành công nhất định Sau khi xem dự án học tập này, tôi luôn trăn trở, và suy nghĩ là mình có thể sử dụng công cụ tư duy THINKING TOOL để hướng dẫn các em học Địa lí như thế nào? Vào những nội dung gì? Thực tế công cụ tư duy THINKING TOOL có thể áp dụng cho tất cả các môn học, cấp học và chúng ta đã áp dụng nó nhiều lần Và đặc biệt, với chương trình giáo dục phổ thông 2018 cùng với sự phát triển và ứng dụng CNTT, chúng ta càng có nhiều điều kiện thực hiện hơn nữa Vì thế, để giúp các em học tập Địa lí thêm hứng thú, thúc đẩy sự tự học của các em, tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình là “Sử dụng công cụ Thinking tool để nâng cao năng lực, hình thành phẩm chất cho học sinh trong học tập môn Địa lí ở chương trình Địa lí 10, bộ sách Kết nối tri thức” Tôi hy vọng nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô để sáng kiến ngày càng hoàn thiện hơn, phát huy hiệu quả cao hơn.

MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

- Đề xuất và tiến hành thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, đáp ứng mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực người học của chương trình GDPT mới

- Tăng cường năng lực tự học, sáng tạo, năng lực làm việc với tài liệu và công cụ học tập Thinking Tool

- Nâng cao năng lực hợp tác, hiệu quả nhóm học tập của học sinh

-Tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của các giải pháp.

ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

*Đối tượng: Học sinh lớp 10A2, 10A4, 10A5, 10A6 trường THPT An Phúc, năm học 2022 - 2023

*Phạm vi: trong đề tài này, tôi chỉ đề xuất phương pháp dạy học bằng cách sử dụng công cụ học tập Thinking Tool, áp dụng trong môn Địa lí 10 – Bộ sách Kết nối tri thức.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Sưu tầm, tổng hợp tài liệu

THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI

Phần nội dung của đề tài gồm

Phần 1: Giới thiệu về công cụ học tập THINKING TOOL

Phần 2: Sử dụng công cụ học tập THINKING TOOL trong dạy học Địa lí lớp 10 –

Bộ sách Kết nối tri thức

Phần 3: Đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi sử dụng công cụ học tập THINKING TOOL trong Địa lí.

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG CỤ HỌC TẬP THINKING TOOL

Biểu đồ mũi tên/ hình hộp/ hình tròn

Đây là phương pháp đầu tiên được nhắc đến trong công cụ tư duy THINKING

TOOL Trong phương pháp này sử dụng các hình học là hình vuông, tròn, tam giác, mũi tên… để thể hiện mối quan hệ, mối liên hệ; lí do, nền tảng, căn cứ; thể hiện quan hệ nguyên nhân, kết quả… Các hình tròn, chữ nhật, hình vuông dùng để ghi thông tin hay nội dung Còn mũi tên có nhiều vai trò khác nhau: mối quan hệ về thời gian, mối quan hệ về trình tự, cách thức thực hiện nhiều công việc, nhiệm vụ; mối quan hệ về thứ tự thực hiện; mối quan hệ về sự liên quan của nhiều sự việc với nhau Hướng mũi tên cũng rất quan trọng, giúp cho người xem nhìn rõ lí do, căn cứ.

Biểu đồ chữ Y,X, W

Biểu đồ chữ Y, X, W dùng để xem xét sự vật hiện tượng theo nhiều góc khác nhau, áp dụng để phát triển ý tưởng theo nhiều hướng khác nhau hoặc tập trung ý tưởng/ suy nghĩ về một sự việc Đối với chữ cái Y, chia bảng thành 3 khoảng không gian tương ứng với 3 điểm nổi bật của một vấn đề nào đó Đối với biểu đồ chữ X là phát triển 4 nội dung của một vấn đề; đối với biểu đồ W là phát triển nội dung của một vấn đề theo 5 hướng

Các bước thực hiện khi sử dụng biểu đồ Y, X, W là:

1 Chúng ta đặt 1 góc nhìn để định hình suy nghĩ dựa trên mục tiêu của công việc

2 Chuẩn bị một tờ giấy khổ to đủ để ta vẽ biểu đồ và viết ra các góc nhìn

3 Quan sát sự vật/ hiện tượng từ mỗi góc nhìn, cảm xúc và các thông tin thu thập được

4 Dựa trên những ý nghĩ đã được viết ra, bạn viết lại thành các bản báo cáo, lời thoại cho bài thuyết trình, các ấn tượng và tương tự.

Biểu đồ khái niệm

Đối với biểu đồ khái niệm, bạn viết ra các ý tưởng và mối quan hệ của các ý tưởng đó, từ đó tạo ra cấu trúc tổng thể Dưới đây là cách sử dụng biểu đồ khái niệm:

1 Nghĩ về chủ đề/sự việc cần tìm hiểu và đưa vào hình tròn trung tâm

2 Lựa chọn các chủ đề/sự việc có mối liên hệ với sự việc đang xem xét viết vào các hình tròn vệ tinh (bạn có thể thêm, bớt trong khi viết)

3 Kết nối quan hệ về sự việc/ chủ đề bằng các đường thẳng

4 Chia sẻ với bạn bè trong nhóm hoặc trong lớp học để lấy thêm ý kiến

5 Nhìn lại tổng thể biểu đồ và đưa ra kết luận cho toàn bộ mối liên hệ của chủ đề /sự việc cần tìm hiểu.

Biểu đồ hình sứa

Đối với biểu đồ hình sứa được đánh giá là biểu đồ hữu hiệu nhất khi thể hiện nguyên nhân của một sự kiện, hiện tượng nào đó

Cách sử dụng biểu đồ:

1.Viết sự kiện/ vấn đề ở phần đầu sứa

2.Viết các nguyên nhân ở phần tua sứa

3.Nhìn lại tổng thể, đưa ra lời giải thích logic về sự kiện/ vấn đề cho thấy rõ lí do và khả năng xảy ra các lí do đó Đối với biểu đồ này ưu điểm là dễ thực hiện và nhận diện nội dung vấn đề nhanh nhất và đơn giản nhất khi thể hiện nguyên nhân của vấn đề Biểu đồ hình sứa được sử dụng trong các môn lịch sử để tìm nguyên nhân thắng lợi, thất bại trong một chiến dịch, một trận đánh, một giai đoạn lịch sử….

Biểu đồ từng bước

Trong biểu đồ từng bước, sử dụng mũi tên và ô hình chữ nhật để thể hiện trình tự phát triển của vấn đề hoặc sắp xếp theo thứ tự các bước/ tiến trình Có thể sử dụng số lượng các hộp chữ nhật và hướng các mũi tên theo như mong muốn Biểu đồ này dùng để tóm tắt lại qui trình từng bước giải một bài toán, một bài vật lí, hóa học, các bước trong bài nghị luận văn học hay các bước vẽ một dạng biểu đồ địa lí Ưu điểm nổi bật của biểu đồ này giúp cho các em học sinh không làm tắt, các bước tuần tự giải quyết vấn đề một cách khoa học Và quan trọng nhất là các em không bị mất điểm trong quá trình làm bài thi.

Biểu đồ Kim tự tháp

Đối với biểu đồ kim tự tháp dùng để biểu diễn các tầng kiến thức, qua đó sẽ hiểu sâu một khái niệm Thông thường phần đỉnh tháp viết kết luận, vấn đề; các tầng tháp thứ

2, 3 viết các nội dung có liên quan Biểu đồ kim tự tháp còn thể hiện được sự phát triển của vấn đề….

Biểu đồ ma trận

Biểu đồ ma trận sử dụng khi muốn phân loại, tổ chức/ sắp xếp, so sánh, xem xét đa chiều một vấn đề Trong biểu đồ ma trận sử dụng bảng với những cột dọc và hàng ngang Việc tăng hay giảm số lượng cột dọc hay hàng ngang phụ thuộc vào nội dung cần thể hiện của vấn đề Đưa các thông tin, sự kiện, trạng thái của sự vật cần thể hiện vào mỗi ô Cuối cùng so sánh các ô, tập trung vào những nội dung giống nhau và khác nhau, từ đó tóm tắt các quan điểm, ý kiến dựa vào các lí do trên.

Biểu đồ xương cá

Đây là biểu đồ dùng để mở rộng, tổng hợp vấn đề ở nhiều phương diện khác nhau

Sự việc được đưa vào phần đầu cá Các yếu tố có liên quan được đưa vào phần xương ở thân cá (xương đường thẳng và xương chấm), viết thêm cả phần phân tích các nguyên nhân vào biểu đồ Biểu đồ giúp bạn nhận ra vấn đề và nguyên nhân, bạn sẽ tìm ra biện pháp ngăn chặn và cải thiện vấn đề Bạn có thể tăng hoặc giảm số lượng xương cá của biểu đồ tùy thuộc vào nội dung bạn muốn thể hiện.

Biểu đồ hình Bướm

Để có cái nhìn đa chiều hơn trong quá trình tiếp thu kiến thức thì biểu đồ hình cánh bướm là phù hợp nhất Phần thân của chú bướm là chủ đề được nói tới Hai cánh bướm thể hiện cho hai mặt của vấn đề Hai mặt này song song tồn tại nhưng đối nghịch nhau Biểu đồ hình cánh bướm giúp bạn nhìn nhận vấn đề từ hai quan điểm trái chiều, bạn sẽ hiểu sâu sắc hơn về sự việc, từ đó các kiến thức sẽ được hệ thống một cách khoa học hơn, dễ hiểu hơn.

Biểu đồ Venn

Biểu đồ Venn dùng để so sánh, phân loại hai đối tượng được thể hiện trong hai hình tròn Mỗi hình tròn tương đương một vấn đề cần so sánh Phần giao nhau giữa hai vòng tròn chính là điểm giống nhau của vấn đề Phần khác nhau của hai vấn đề được viết vào phần còn lại của hai hình tròn.

Biểu đồ hình ảnh

Biểu đồ hình ảnh dùng để chú giải các đại lượng của một biểu thức, công thức, một vấn đề nào đó Trong biểu đồ hình ảnh, sử dụng các hình tròn, hình tròn ở trung tâm thể hiện nội dung chính, các hình tròn xung quanh thể hiện những vấn đề nhỏ của nội dung chính Các hình tròn nối với nhau bằng đoạn thẳng Số lượng các hình tròn có thể thay đổi để phù hợp với nội dung cần đề cập tới Bạn có thể thay hình tròn bằng hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác…

2 Dụng cụ học tập thông minh Để việc ôn tập theo công cụ tư duy THINKING TOOL đạt hiệu quả tốt nhất, tôi hướng dẫn các em mua một số dụng cụ học tập cần dùng tới: sổ tay nhỏ, giấy nhớ, bút nhớ dòng, bút màu, hạn chế dùng bút xóa bởi vì các em sẽ học được từ chính những lỗi sai của mình Ngoài ra các em có thể chuẩn bị thêm giấy khổ A4, A3… Đối với những em có điều kiện ở nhà có máy tính, tôi giới thiệu thêm cho các em cách dùng phần mềm để vẽ mindmap như: PowerPoit, Word; đặc biệt là phần mềm Mindmap TheBrain.

SỬ DỤNG CÔNG CỤ HỌC TẬP THINKING TOOL

Sử dụng công cụ thinking tool trong dạy và học địa lí 10 – Bộ sách Kết nối tri thức

- Tất cả các bài học, nội dung trong chương trình Địa lí 10 đều có thể sử dụng sơ đồ tư duy Có thể để tóm tắt lại nội dung chính hay phát triển nội dung Tuy nhiên, tùy từng nội dung mà chúng ta sử dụng các phương pháp tư duy khác nhau, từ đó, sử dụng các bộ biểu đồ tư duy khác nhau Đôi khi cùng một nội dung nhưng cũng có thể xuất hiện nhiều kiểu tư duy sáng tạo khác nhau mà cho ra các biều đồ tư duy khác nhau

- Dưới đây là một số gợi ý cách sử dụng sơ đồ tư duy mà tôi đã dùng để hướng dẫn HS:

STT Tên bài/ chủ đề Nội dung Kiểu biểu đồ tư duy

1 Bài 1: Môn Địa lí với định hướng nghề nghiệp

1.b Vai trò môn Địa lí

2 Bài 2: Phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

Toàn bài Biểu đồ ma trận

3 Bài 3: Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống, một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống

1 Sử dụng bản đồ trong học tập địa lí và đời sống

Trái Đất, vỏ Trái Đất và vật liệu cấu tạo vỏ

2 Đặc điểm vỏ Trái Đất

Biểu đồ Venn So sánh lớp vỏ lục địa và lớp vỏ đại dương

5 Bài 5: Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục

Toàn bài hoặc từng mục

Biểu đồ chữ X, xương cá hoặc hình ảnh

6 Bài 6: Thạch quyển, 1 Thạch quyển Biểu đồ Venn Phân biệt thuyết kiến tạo mảng Vỏ Trái Đất và thạch quyển

So sánh cách tiếp xúc của các mảng kiến tạo (tách xa nhau và xô vào nhau)

8 Bài 8: Nội lực và ngoại lực

Toàn bài Biểu đồ hình bướm

9 Bài 9: Khí quyển, các yếu tố khí hậu

Y Khí áp và gió Biểu đồ ma trận hoặc hình ảnh Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa

10 Bài 11: Thủy quyển, nước trên lục địa

Nước trên lục địa Biểu đồ hình chữ

Hoặc Biểu đồ dạng hình ảnh, hình sứa…

11 Bài 12: Nước biển và đại dương

Sóng, thủy triều, dòng biển

12 Bài 14: Đất trên Trái Đất

Các nhân tố hình thành đất

13 Bài 15: SInh quyển Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật

Biều đồ hình sứa hoặc biểu đồ hình ảnh

14 Bài 17: Vỏ địa lí, quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí

Phân biệt vỏ địa lí và vỏ Trái Đất

15 Chương 7 (gồm cả 2 bài 17 và 18)

So sánh quy luật Địa đới và quy luật phi địa đới

Biều đồ hình bướm hoặc biểu đồ ma trận

16 Bài 19: Quy mô dân số, gia tăng dân số và cơ cấu dân số thế giới

Gia tăng dân số Biểu đồ hình xương cá

Cơ cấu dân số Biểu đồ hình chữ

17 Bài 20: Phân bố dân cư và đô thị hóa trên thế giới

Các nhân tố tác động đến phân bố dân cư

Biều đồ hình vuông, hình tròn, mũi tên hoặc biểu đồ hình sứa

Các nhân tố tác động đến đô thị hóa

Biều đồ hình ảnh (dạng rễ cây)

18 Bài 21: Các nguồn lực phát triển kinh tế

Toàn bài Biểu đồ hình bướm

19 Bài 22: Cơ cấu kinh tế, tổng sản phẩm trong nước và tổng thu nhập quốc gia

So sánh GDP và GNI

Biều đồ hình Venn hoặc ma trận so sánh

20 Bài 23: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

Toàn bài Biều đồ hình ảnh hoặc biểu đồ chữ

21 Bài 24: Địa lí ngành nông nghiệp

Toàn bài Biểu đồ hình ảnh hoặc biểu đồ hình chữ Y

22 Bài 25: Địa lí ngành lâm nghiệp và thủy sản

Toàn bài Biểu đồ hình ảnh hoặc biểu đồ hình chữ Y

23 Bài 26: Tổ chức lãnh thổ noogn nghiệp, một số vấn đề phát triển nông nghiệp hiện đại trên thế giới và định hướng phát triển nông nghiệp trong tương lai

Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

24 Bài 28: Vai trò, đặc điểm, cơ cấu ngành

Vai trò, đặc điểm và cơ cấu ngành

Y công nghiệp, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp công nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp

25 Bài 29: Địa lí một số ngành công nghiệp

Toàn bài hoặc áp dụng cho từng mục nhỏ

Y hoặc biểu đồ hình ảnh

26 Bài 30: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Biểu đồ khái niệm Lập sơ đồ khái quát về đặc điểm của các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp

27 Bài 31: Tác động của công nghiệp đối với môi trường, phát triển năng lượng tái tạo, định hướng phát triển công nghiệp trong tương lai

Toàn bài Biểu đồ các bước (Bước 1:

Tác động của công nghiệp tới môi trường Bước 2: Phát triển năng lượng tái tạo Bước 3: Định hướng phát triển công nghiệp trong tương lai

28 Bài 33: Cơ cấu, vai trò, các đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố dịch vụ

Toàn bài Biểu đồ chữ X

29 Bài 34: Địa lí ngành giao thông vận tải

Tình hình phát triển và phân bố

Biểu đồ hình ảnh hoặc biểu đồ hình chữ W

30 Bài 35: Địa lí ngành bưu chính viễn thông

Toàn bài Biểu đồ hình chữ

Y hoặc biểu đồ hình ảnh

31 Bài 36: Địa lí ngành du lịch

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành du lịch

32 Bài 37: Địa lí ngành thương mại và ngành tài chính ngân hàng Đặc điểm ngành thương mại

Biểu đồ hình ảnh hoặc Biểu đồ khái niệm

2 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố có thể chuyển thành Biểu đồ hình sứa

33 Chương 13: Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh

Toàn chương (gồm bài 39 và bài 40)

2 Một số dạng sơ đồ, biểu đồ Thinking tool theo bài

Phương pháp biểu hiện Đối tượng biểu hiện Cách thức biểu hiện Khả năng biểu hiện

Các đối tượng phân bố cụ thể theo những điểm cụ thể

Dùng kí hiệu (hình học, chữ, hình tượng) đặt tại vị trí đối tượng với màu sắc, kích thước khác nhau

Chất lượng, số lương, cấu trúc, sự phát triển của đối tượng

PP kí hiệu đường chuyển

Sự di chuyển của đối tượng Dùng mũi tên để biểu hiện thông qua độ dài

Hướng di chuyển, số lượng, chất lượng, động ngắn, dày, mảnh,… tốc độ di chuyển

Sự phân bố của dân cư, các điểm công nghiệp,…

Dùng các điểm chấm để biểu hiện

Số lượng được quy ước bởi giá trị của mỗi chấm

PP bản đồ - biểu đồ

Cấu trúc của các đối tượng

Dùng biểu đồ đặt tại vị trí của đối tượng cần mô tả

Số lượng, chất lượng và giá trị của đối tượng

Các đối tượng có quy mô lớn, phân bố theo vùng nhất định Đường nét liền, đương fnets đứt, kí hiệu chữ, màu sắc,…

Ranh giới, qui mô phân bố của đối tượng

Phong hóa lí học Phong hóa hóa học Phong hóa sinh học

Là sự phá hủy đá và khoáng vật về kích thước

Là quá trình làm biến đổi thành phần tính chất hóa học của đá và khoáng vật

Là sự phá hủy đá và khoáng vật cả về kích thước và thành phần, tính chất hóa học

Sự thay đổi nhiệt độ, đóng băng của nước, kết tinh của muối, ma sát, va đập của gió, sóng, nước chảy , hoạt động sản xuất của con người

Nước và các hợp chất hòa tan trong nước, khí cacbonic, ôxi và axit hữu cơ của sinh vật thông qua các phản ứng hóa học

Tác động của sinh vật

Kết quả Đá bị rạn nứt, vỡ thành những tảng và mảnh vụn

Tạo ra các dạng địa hình đặc biệt như địa hình caxtơ Đá và KV bị phá hủy về mặt cơ giới và hóa học

Biểu đồ Hà Nội (VN) U-pha (LBN) Va-len-ti-a (Ai-len) Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất ( 0 C)

Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất ( 0 C)

8 0 C Biên độ nhiệt độ năm ( 0 C) 12,5 0 C 34 0 C 9,0 0 C

Tổng lượng mưa cả năm

Phân bố mưa Chênh lệch lớn, mưa nhiều vào mùa hạ, ít mưa vào mùa đông

Khá đều trong năm và ở mức thấp, mùa hạ mưa nhiều hơn

Khá đều trong năm và ở mức thấp, mưa nhiều vào thu đông, ít hơn vào mùa hạ

Nhóm đất Thảm thực vật Phạm vi phân bố Nguyên nhân

Băng tuyết phủ quanh năm Hoang mạc cực 2 cực

Băng tuyết phủ quanh năm, môi trường lạnh , khí hậu có nhiệt độ và độ ẩm thấp không thuận lợi cho việc hình thành đất và sinh trưởng TTV Đài nguyên Đài nguyên

Khoảng vĩ tuyến 60° về cực: phía Bắc Châu Mĩ (Canada), Bắc châu Á (Bắc Liên Bang Nga), châu Âu (Bắc Âu) đây là những khu vực ở vĩ độ cao, khí hậu lạnh, lượng mưa 200 -

750 mm/năm Thích hợp cho sự sinh trưởng của các loài rêu, địa y, cỏ và cây bụi ; hình thành đất pôtdôn

Pốt dôn Rừng lá kim Đới ôn hòa: phân bố chủ yếu ở châu Á, châu Âu, châu Mĩ, châu Phi, châu Đại Dương

Có diện tích lục địa rộng lớn và phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau (khí hậu ôn đới lục địa lạnh, khô và hải dương ẩm ướt, cận nhiệt gió mùa ẩm ướt và cận nhiệt lục địa khô hạn )

Nâu, xám rừng lá rộng ôn đới

Rừng lá rộng, hỗn hợp Đất đen thảo nguyên ôn đới Rừng cận nhiệt ẩm Đất đỏ nâu rừng và cây bụi lá cứng

Rừng và cây bụi lá cứng Đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm

Thảo nguyên ôn đới Đất xám hoang mạc và bán hoang mạc

Hoang mạc, bán hoang mạc Đất đỏ, nâu đỏ xa van

Xa van và rừng thưa

Chiếm ưu thế ở châu Phi, châu Mĩ, châu Á; ngoài ra còn có ở châu Đại Dương

Có diện tích rộng lớn nằm trong môi trường đới nóng, nhận được lượng nhiệt lớn quanh năm, độ ẩm và lượng mưa lớn Đất đỏ vàng nhiệt đới

Rừng nhiệt đới Đất phù sa Thực vật núi cao

Hoặc được mở rộng thêm như sau:

3 Sản phẩm của học sinh sử dụng công cụ học tập Thinking tool

- Học sinh sử dụng công cụ Thinking tool để tiếp thu bài mới trên lớp, hình thức hoạt động nhóm, thuyết trình chủ đề và đặc biệt là thường xuyên ghi chép bài theo hình thức sơ đồ tư duy

- Một số học sinh có năng lực sử dụng công nghệ thông tin tốt đã bắt đầu biết đến công cụ vẽ sơ đồ mindmap, các dạng biểu đồ

- Nhiều quyển vở của học sinh đã biết cách khái quát vấn đề, bài học bằng các công cụ Thinking tool

- Bài kiểm tra của học sinh cũng nhiều em biết khai thác công cụ thinking tool để trình bày

- Nếu đầu năm học, tỉ lệ học sinh dám nghĩ, dám vẽ sơ đồ chỉ chiếm 25% thì đến giữa năm học, có 100% các em đều đã tự tin thể hiện một biểu đồ, một sơ đồ tư duy bất kỳ

- Trong tự học và làm bài tập về nhà:

III HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI

1 Hiệu quả về kinh tế

Sáng kiến không trực tiếp tạo ra của cải vật chất, nhưng có ý nghĩa lớn về kinh tế bởi nó góp một phần đào tạo nguồn nhân lực phục vụ lao động sản xuất có tư duy logic, nguồn lao động có chất lượng trong tương lai

Sáng kiến cũng góp một phần là tài liệu bổ ích để đồng nghiệp và các em học sinh tham khảo học tập không chỉ Địa lí mà cả các môn học khác

- Học sinh có niềm đam mê, hứng thú trong học tập, ôn tập Địa lí nói riêng và các môn học khác nói chung

- Tiếp cận và ứng dụng phương pháp học tập giàu tính tư duy, sáng tạo, hạn chế học thuộc, học vẹt

- Giúp khắc sâu kiến thức bài học

- Củng cố và rèn luyện kiến thức và kĩ năng Địa lí

- Phát huy sự nhanh trí, sáng tạo, tính tự lập và kĩ năng tư duy logic, làm việc nhóm

- Nâng cao kết quả học tập bộ môn Địa lí của học sinh

- Nâng cao hiệu quả đào tạo, chất lượng bài ôn tập

- Thiết thực góp phần đổi mới hình thức dạy học, ôn tập, kiểm tra đánh giá chất lượng của học sinh, phát huy năng lực tự học, tự khám phá tri thức cho học sinh

- Củng cố niềm tin, sức mạnh, gắn bó với sự nghiệp trồng người

- Sáng kiến này sẽ là tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh

*Đối với các cơ quan quản lí

- Góp phần nâng cao chất lượng đại trà cho học sinh

- Thúc đẩy đổi mới dạy học, ôn tập, kiểm tra, đánh giá ở các cơ sở giáo dục

- Tạo ra niềm tin đối với xã hội trong sự nghiệp giáo dục

*Kết quả cụ thể về chất lượng của các lớp khi so sánh điểm trung bình môn

HKI và trung bình môn HKII như sau:

Giỏi Khá Trung bình Yếu

HKI HKII HKI HKII HKI HKII HKI HKII

Như vậy học sinh áp dụng phương pháp này có số học sinh khá, giỏi đã dần tăng lên đáng kể (Riêng 2 trường hợp học sinh yếu là do 2 em nhà xa, thường xuyên nghỉ học, có ý định bỏ học và hiện tại có 1 em đã bỏ học, 1 em đã chuyển về trung tâm giáo dục thường xuyên Trực Ninh để được gần nhà) Đặc biệt, quá trình dạy học chúng tôi nhận thấy năng lực, phẩm chất của học sinh có nhiều thay đổi tích cực Từ chỗ các em không thể tự vẽ sơ đồ đơn giản thì nay, các em đã vẽ thuần thục vài dạng sơ đồ, biểu đồ Học sinh yêu thích và tự tin khi tìm hiểu kiến thức, không ngại ghi nhớ, thường xuyên sáng tạo với sơ đồ tư duy Thông qua trình bày vấn đề bằng tư duy, các em đoàn kết, thân thiết với nhau hơn, làm việc nhóm tốt hơn; tính kiên trì, tỉ mỉ, năng động cũng được trui rèn

* Kết quả điều tra trên phiếu đối với học sinh trước và sau khi sử dụng công cụ

Thinking tool qua dự án của môn địa

- Tổng số học sinh được điều tra là 178 em học sinh khối 10 thuộc các lớp 10A2, 10A4, 10A5, 10A6

- Thời điểm điều tra: Lần 1: tháng 9 năm 2022; lần 2: tháng 3 năm 2023

Câu Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Đáp án

HS đã biết vẽ sơ đồ cấu trúc bộ máy lớp

Với ý tưởng như trên, chúng tôi đã thực hiện trong năm học vừa qua Thông qua kết quả đánh giá kết quả học tập của học sinh và quan sát thái độ học tập, chúng tôi khẳng định rằng việc sử dụng công cụ tư duy THINKING TOOL trong giảng dạy và học tập môn địa lí mang lại hiệu quả tích cực

IV KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Việc nâng cao hiệu quả học và ôn tập cho học sinh là mục tiêu của người dạy học nên giáo viên cần sáng tạo trong các phương pháp ôn tập để nội dung ôn tập đỡ nhàm chán, tạo hứng thú cho người học Phương pháp ôn tập Địa lí sử dụng công cụ

THINKING TOOL không phải là phương pháp học tập toàn năng, tuy nhiên tôi hi vọng nó là một nguồn tài liệu tham khảo cho các đồng nghiệp và cho học sinh trải nghiệm cách ôn tập mới và quan trọng hơn là rèn luyện kĩ năng tư duy cho các em học sinh

HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI

1 Hiệu quả về kinh tế

Sáng kiến không trực tiếp tạo ra của cải vật chất, nhưng có ý nghĩa lớn về kinh tế bởi nó góp một phần đào tạo nguồn nhân lực phục vụ lao động sản xuất có tư duy logic, nguồn lao động có chất lượng trong tương lai

Sáng kiến cũng góp một phần là tài liệu bổ ích để đồng nghiệp và các em học sinh tham khảo học tập không chỉ Địa lí mà cả các môn học khác

- Học sinh có niềm đam mê, hứng thú trong học tập, ôn tập Địa lí nói riêng và các môn học khác nói chung

- Tiếp cận và ứng dụng phương pháp học tập giàu tính tư duy, sáng tạo, hạn chế học thuộc, học vẹt

- Giúp khắc sâu kiến thức bài học

- Củng cố và rèn luyện kiến thức và kĩ năng Địa lí

- Phát huy sự nhanh trí, sáng tạo, tính tự lập và kĩ năng tư duy logic, làm việc nhóm

- Nâng cao kết quả học tập bộ môn Địa lí của học sinh

- Nâng cao hiệu quả đào tạo, chất lượng bài ôn tập

- Thiết thực góp phần đổi mới hình thức dạy học, ôn tập, kiểm tra đánh giá chất lượng của học sinh, phát huy năng lực tự học, tự khám phá tri thức cho học sinh

- Củng cố niềm tin, sức mạnh, gắn bó với sự nghiệp trồng người

- Sáng kiến này sẽ là tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh

*Đối với các cơ quan quản lí

- Góp phần nâng cao chất lượng đại trà cho học sinh

- Thúc đẩy đổi mới dạy học, ôn tập, kiểm tra, đánh giá ở các cơ sở giáo dục

- Tạo ra niềm tin đối với xã hội trong sự nghiệp giáo dục

*Kết quả cụ thể về chất lượng của các lớp khi so sánh điểm trung bình môn

HKI và trung bình môn HKII như sau:

Giỏi Khá Trung bình Yếu

HKI HKII HKI HKII HKI HKII HKI HKII

Như vậy học sinh áp dụng phương pháp này có số học sinh khá, giỏi đã dần tăng lên đáng kể (Riêng 2 trường hợp học sinh yếu là do 2 em nhà xa, thường xuyên nghỉ học, có ý định bỏ học và hiện tại có 1 em đã bỏ học, 1 em đã chuyển về trung tâm giáo dục thường xuyên Trực Ninh để được gần nhà) Đặc biệt, quá trình dạy học chúng tôi nhận thấy năng lực, phẩm chất của học sinh có nhiều thay đổi tích cực Từ chỗ các em không thể tự vẽ sơ đồ đơn giản thì nay, các em đã vẽ thuần thục vài dạng sơ đồ, biểu đồ Học sinh yêu thích và tự tin khi tìm hiểu kiến thức, không ngại ghi nhớ, thường xuyên sáng tạo với sơ đồ tư duy Thông qua trình bày vấn đề bằng tư duy, các em đoàn kết, thân thiết với nhau hơn, làm việc nhóm tốt hơn; tính kiên trì, tỉ mỉ, năng động cũng được trui rèn

* Kết quả điều tra trên phiếu đối với học sinh trước và sau khi sử dụng công cụ

Thinking tool qua dự án của môn địa

- Tổng số học sinh được điều tra là 178 em học sinh khối 10 thuộc các lớp 10A2, 10A4, 10A5, 10A6

- Thời điểm điều tra: Lần 1: tháng 9 năm 2022; lần 2: tháng 3 năm 2023

Câu Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Đáp án

HS đã biết vẽ sơ đồ cấu trúc bộ máy lớp

Với ý tưởng như trên, chúng tôi đã thực hiện trong năm học vừa qua Thông qua kết quả đánh giá kết quả học tập của học sinh và quan sát thái độ học tập, chúng tôi khẳng định rằng việc sử dụng công cụ tư duy THINKING TOOL trong giảng dạy và học tập môn địa lí mang lại hiệu quả tích cực.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Việc nâng cao hiệu quả học và ôn tập cho học sinh là mục tiêu của người dạy học nên giáo viên cần sáng tạo trong các phương pháp ôn tập để nội dung ôn tập đỡ nhàm chán, tạo hứng thú cho người học Phương pháp ôn tập Địa lí sử dụng công cụ

THINKING TOOL không phải là phương pháp học tập toàn năng, tuy nhiên tôi hi vọng nó là một nguồn tài liệu tham khảo cho các đồng nghiệp và cho học sinh trải nghiệm cách ôn tập mới và quan trọng hơn là rèn luyện kĩ năng tư duy cho các em học sinh

*Đối với giáo viên: Để tạo hứng thú cho học sinh khi học địa lí, trước hết người giáo viên phải yêu thích công việc giảng dạy ở trường, tâm huyết với nghề, không ngừng trau dồi kiến thức, thảm khảo nhiều nội dung liên quan đến học tập, từ đó hình thành nhiều ý tưởng sáng tạo mới Để thực hiện tốt phương pháp THINKING TOOL trong dạy học Địa lí nói riêng và các môn học khác nói chung, giáo viên cần nắm được phương pháp này gồm những loại biểu đồ tư duy nào, ý nghĩa và cách sử dụng trong từng nội dung cụ thể

Dù đã có sách giáo khoa nhưng mỗi học sinh vẫn cần ghi chép khái quát bài học Việc tự làm dàn bài, tự soạn đề cương theo sơ đồ là cách ngắn gọn, logic và khoa học, hạn chế tư duy học vẹt, học thuộc Để việc học và ôn tập địa lí đạt hiệu quả cao nhất, các em cần chủ động tìm hiều nội dung bài học, chủ động phương pháp học tập, lựa chọn phương pháp học tập phù hợp nhất với điều kiện và khả năng tiếp thu của mình Đồng thời tự mình tìm ra phương pháp học tập tốt nhất cho bản thân, phát huy được thế mạnh của bản thân Tăng cường sử dụng công cụ tư duy THINKING TOOL để nắm bắt vấn đề theo tư duy logic, tăng khả năng ghi nhớ, tổng hợp vấn đề và khả năng sáng tạo

Trên đây là một số kinh nghiệm chúng tôi rút ra qua việc sử dụng công cụ tư duy THINKING TOOL trong dạy học Địa lí 10 – Bộ sách Kết nối tri thức Báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong các cấp lãnh đạo, đồng nghiệp, chia sẻ, đóng góp ý kiến để báo cáo của chúng tôi được hoàn thiện hơn.

Ngày đăng: 13/04/2024, 08:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w