1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN giáo dục kinh tế và pháp luật

139 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đa Dạng Các Phương Pháp, Hình Thức Tuyên Truyền Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Phổ Biến Giáo Dục Pháp Luật Ở Trường THPT
Trường học Trường THPT Mỹ Lộc
Chuyên ngành Giáo Dục Kinh Tế Và Pháp Luật
Thể loại Báo Cáo Sáng Kiến
Năm xuất bản 2022 - 2023
Thành phố Nam Định
Định dạng
Số trang 139
Dung lượng 4,76 MB

Nội dung

Trong những năm vừa qua, trường THPT Mỹ Lộc – tỉnh Nam Định đã liên tục đổi mới và đa dạng hóa các phương pháp, hình thức tuyên truyền nhằm phù hợp với tình hình mới đặc biệt là trong th

Trang 1

I ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN

Pháp luật là một trong những công cụ cơ bản, hữu hiệu để Nhà nước quản lý xã hội "Nhà nước quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật" đã được ghi nhận trong Hiến pháp 2013 Nhà nước muốn quản lý xã hội bằng pháp luật, đảm bảo trật tự xã hội và mục đích quản lý trên các lĩnh vực thì đòi hỏi các chủ thể trong các quan hệ pháp luật, các chủ thể là đối tượng điều chỉnh của các quy phạm pháp luật cần phải biết và tự giác thực hiện theo các quy định có liên quan Muốn đạt được mục đích trên thì một trong những giải pháp quan trọng là tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật để các quy phạm pháp luật đến được với các đối tượng có liên quan.

Thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021; Quyết định số 3957/QĐ-BGDĐT ngày 28/9/2017 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành Kế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng công tác PBGDPL trong nhà trường” đến năm 2021; Kế hoạch số 84/KH-UBND ngày 31/8/2017 của UBND tỉnh thực hiện Chương trình PBGDPL trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2017-2021; Thực hiện Kế hoạch số 2073/KH-SGDĐT ngày 15/12/2020 của Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Nam Định về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2021; Kế hoạch số 2081/KH-SGDĐT ngày 15/12/2020 của Sở GDĐT về theo dõi thi hành pháp luật và theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính năm 2021 Trong những năm vừa qua, trường THPT Mỹ Lộc – tỉnh Nam Định đã liên tục đổi mới và đa dạng hóa các phương pháp, hình thức tuyên truyền nhằm phù hợp với tình hình mới (đặc biệt là trong thời kỳ bùng phát dịch bệnh Covid – 19) và các quy định mới để nâng cao hiệu quả việc phổ biến giáo dục pháp luật đến các đối tượng giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường.

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) trong nhà trường phổ thông được xác định là nội dung quan trọng nhằm hình thành cho học sinh ý thức tôn trọng, tuân thủ pháp luật; phát huy vai trò, hiệu lực của pháp luật trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, góp phần giáo dục các em trở thành những người công dân tốt, có ích cho gia đình và xã hội Đặc biệt từ năm học 2022 -2023, bộ môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật trở thành môn học lựa chọn, vì vậy không phải toàn bộ học sinh trong nhà trường đều được trang bị kiến thức cơ bản về pháp luật Bởi vậy việc đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền và phổ biến pháp luật trong nhà trường có vai trò hết sức quan trọng.

Trên cơ sở tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục phổ biến pháp luật thường xuyên của nhà trường mà bản thân nhóm tác giả - những thành viên trong

Trang 2

Ban phổ biến giáo dục pháp luật và các thành viên trong nhóm tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh của nhà trường – trực tiếp thực hiện đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm, mang lại hiệu quả cho việc giáo dục phổ biến pháp luật ở trường THPT nhằm xây dựng môi trường văn hóa giáo dục lành mạnh, an toàn, hạnh phúc Chúng tôi đã mạnh dạn báo cáo sáng kiến “Đa dạng các phương pháp, hình thức tuyên truyền nhằm nâng cao hiệu quả phổ biến giáo dục pháp luật ở trường THPT” với mong muốn được chia sẻ những phương pháp, hình thức và những kinh nghiệm đã được áp dụng trong việc thực hiện tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật tại trường THPT Mỹ Lộc và áp dụng ở một số trường THPT trên địa bàn.

II Mô tả giải pháp của sáng kiến1 Mô tả giải pháp trước sáng kiến

Thực trạng việc giảng dạy bộ môn giáo dục công dân nói chung và việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói riêng thường được coi là khô khan cứng nhắc, “khó, khổ”, nặng về lí thuyết Hầu hết các chủ để của bộ môn mới chỉ dừng lại ở việc lồng ghép các kiến thức có liên quan: giáo dục ý thức đạo đức, giáo dục tư tưởng đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh, giáo dục truyền thống, giáo dục pháp luật, bảo vệ môi trường…Trong khi đó, với quan niệm là môn phụ, không quan trọng nên việc dành thời lượng cho bộ môn và sự quan tâm của học sinh và phụ huynh đối với bộ môn còn rất hạn chế.

Đồng thời, với lượng kiến thức các bộ môn văn hóa cộng với áp lực trong thi cử khiến cho các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại các nhà trường phổ thông chỉ mang tính hình thức, chưa hấp dẫn nên chưa thu hút được đông đảo học sinh và giáo viên quan tâm đến nội dung tuyên truyền phổ biến pháp luật Bởi vậy các hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường phổ thông chưa mang lại hiệu quả cao Nhiều học sinh khi được hỏi

Phần lớn thế hệ trẻ trong nhà trường hiện nay có kiến thức rộng, nhanh nhạy trong nắm bắt thông tin, có sức khỏe tốt, tinh thần cầu thị trong học tập, khả năng ứng dụng những kiến thức trong học tập vào thực tiễn được nâng cao thể hiện nổi bật trong chất lượng, hiệu quả các phong trào tình nguyện và nhất là trong phong trào lập nghiệp hiện nay; thái độ quý trọng thầy cô, đoàn kết giúp đỡ bạn học, sống có kỷ cương, không ngừng phấn đấu vươn lên trong học tập và cuộc sống.

Bên cạnh mặt tích cực nêu trên vẫn còn một bộ phận không nhỏ học sinh, sinh viên lệch chuẩn và lệch chuẩn nghiêm trọng trong cử chỉ, lời nói, hành vi ứng xửtrong các mối quan hệ cơ bản của văn hóa học đường Tình trạng bạo lực học đường, tình trạng mua bán, sử dụng ma túy, thuốc lắc trong lớp trẻ gia tăng cả quy mô và tính chất; văn hóa dạy và học biến dạng, xuống cấp bởi tình trạng “chạy trường”,“chạy điểm”, “chạy bằng tốt nghiệp”, sau tốt nghiệp thì “chạy vào các cơ quan, đơnvị có nhiều bổng lộc” của học sinh, sinh viên và phụ huynh; tình trạng “chạy thành

Trang 3

tích”, “chạy danh hiệu” của các nhà quản lý giáo dục, của giáo viên, giảng viên… Đây thực sự là những “điểm nóng” của ngành giáo dục, gây bức xúc trong dư luận xã hội Thực trạng yếu kém trên đã ảnh hưởng đáng kể đến mục tiêu xây dựng, phát triển văn hóa học đường, mục tiêu xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước và bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong thời kỳ mới.

2 Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến

2.1 Cơ sở lý luận của việc phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật ởtrường THPT

2.1.1 Chủ trương của Đảng, Nhà nước và Ngành Giáo dục trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Trong những năm qua, Bộ GD&ĐT đã phối hợp các bộ, ban ngành, các địa phương tham mưu ban hành và ban hành các văn bản chỉ đạo các nhà trường xây dựng môi trường văn hóa trong trường học Ngày 22/7/2008, Bộ đã ban hành Chị thị số 40/CT-BGDĐT về việc phát động phong trào Xây dựng Trường học thân thiên, học sinh tích cực.

Ngày 05/5/2014, Bộ ban hành Chỉ thị số 1537/CT-BGDĐT về tăng cường và nâng cao hiệu quả một số hoạt động giáo dục cho học sinh, sinh viên Thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2015 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015-2030 và Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011-2020, Bộ tham mưu trình Thủ tướng ban hành Quyết định số 1501/QĐ-TTg ngày 28/8/2015 phê duyệt Đề án “Tăng cường công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng giai đoạn 2015 – 2020”.

Ngày 28/4/2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp với Ban Tuyêngiáo Trung ương và Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị trựctuyến toàn quốc triển khai thực hiện Quyết định số 1895/QĐ-TTg của Thủ tướngChính phủ phê duyệt Chương trình “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạođức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồnggiai đoạn 2021-2030” Theo Quyết định 1895, chương trình xác định 2 mục tiêu lớn Một là, tiếp tục tăng cường, tạo chuyển biến tích cực, toàn diện trong hoạt động giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh, thiếu niên, nhi đồng góp phần xây dựng thế hệ thanh, thiếu niên, nhi đồng có đạo đức trong sáng, lối sống văn hóa,tuân thủ pháp luật, bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định lý tưởng cách mạng; có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội, có kỹ năng sống, kỹ năng nghềnghiệp, tay nghề cao Hai là, khơi dậy trong thanh, thiếu niên, nhi đồng tinh thần thi đua học tập, rèn luyện; ước mơ, hoài bão, ý chí, khát vọng vươn lên lập thân, lập

Trang 4

nghiệp; đóng góp cho sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và hội nhập quốc tế.

Để thực hiện đề án “Tăng cường công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng giai đoạn 2015-2020 và giai đoạn 2021 -2030” một trong các biện pháp hiệu quả là cần phải tăng cường tuyên tuyền, giáo dục phổ biến pháp luật để học sinh hiểu và thực hiện đúng luật Năm 2012, Quốc hội đã ban hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó điều 4 xác định “ huy động các nguồn lực xã hội đóng góp cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật”; điều 3 chỉ rõ “ Giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân được lồng ghép trong các chương trình giáo dục của các cấp học và trình độ đào tạo; là một nội dung trong chương trình giáo dục trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học” Thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021; Quyết định số 3957/QĐ-BGDĐT ngày 28/9/2017 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành Kế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng công tác PBGDPL trong nhà trường” đến năm 2021; Kế hoạch số 84/KH-UBND ngày 31/8/2017 của UBND tỉnh thực hiện Chương trình PBGDPL trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2017-2021; Thực hiện Kế hoạch số 2073/KH-SGDĐT ngày 15/12/2020 của Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Nam Định về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2021; Kế hoạch số 2081/KH-SGDĐT ngày 15/12/2020 của Sở GDĐT về theo dõi thi hành pháp luật và theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính năm 2021.

Như vậy có thể thấy các cấp ủy Đảng, chính quyền đều rất chú trọng hoạt động giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng trong đó có tuyên truyền, giáo dục phổ biến pháp luật cho học sinh Đây là chủ trương thực sự cần thiết trong quá trình giáo dục học sinh đặc biệt trong giai đoạn hội nhập hiện nay

2.1.2 Phổ biến, giáo dục pháp luật và phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường

2.1.2.1 Phổ biến, giáo dục pháp luật

Phổ biến, giáo dục pháp luật có thể hiểu theo hai nghĩa

Theo nghĩa hẹp: Phổ biến, giáo dục pháp luật là giới thiệu tinh thần văn bản

pháp luật cho người có nhu cầu; theo đó phổ biến, giáo dục pháp luật là việc truyền bá pháp luật cho đối tượng nhằm nâng cao tri thức, tình cảm, niềm tin pháp luật cho đối tượng từ đó nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của đối tượng.

Theo nghĩa rộng: Phổ biến, giáo dục pháp luật là một khâu của hoạt động tổ

Trang 5

chức thực hiện pháp luật, là hoạt động định hướng có tổ chức, có chủ định thông qua các hình thức giáo dục, thuyết phục, nêu gương nhằm mục đích hình thành ở đối tượng tri thức pháp lý, tình cảm và hành vi xử sự phù hợp với các đòi hỏi của hệ thống pháp luật hiện hành với các hình thức, phương tiện, phương pháp đặc thù

Phổ biến, giáo dục pháp luật là quá trình hoạt động thường xuyên, liên tục và lâu dài của chủ thể tuyên truyền lên đối tượng, là cầu nối để chuyển tải pháp luật vào cuộc sống Trong công tác quản lý nhà nước, phổ biến, giáo dục pháp luật được hiểu theo nghĩa rộng và được xác định là một công việc trọng tâm và thường xuyên của các cơ quan nhà nước, các cấp, các ngành.

Phổ biến giáo dục pháp luật là cơ sở quy định nội dung, hình thức, phương tiện, phương pháp tuyên truyền giáo dục pháp luật Vì vậy, việc xác định mục đích phổ biến giáo dục pháp luật là đặc biệt quan trọng.

Mục đích nhận thức: hình thành, làm sâu sắc và từng bước mở rộng hệ thống

tri thức pháp luật cho công dân.

Tri thức pháp luật là tiền đề để hình thành nhận thức đúng đắn và khả năng lựa chọn hành vi hợp pháp, tích cực Tri thức pháp luật là cơ sở định hướng lòng tin và tình cảm của công dân vào pháp luật Nhờ có tri thức pháp luật, con người có thể điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với chuẩn mực pháp lý.

Phổ biến, giáo dục pháp luật chính là phương tiện truyền tải những thông tin, những yêu cầu, nội dung và các quy định pháp luật đến với người dân, giúp cho người dân hiểu biết, nắm bắt pháp luật kịp thời mà không mất quá nhiều thời gian, công sức cho việc tự tìm hiểu, tự học tập Đó chính là phương tiện hỗ trợ tích cực để nâng cao hiểu biết pháp luật cho nhân dân.

Mục đích cảm xúc: hình thành lòng tin đối với pháp luật

Con người có tri thức pháp luật nhưng nếu không có lòng tin và tình cảm đúng đắn đối với pháp luật thì hành vi của con người dễ lệch khỏi các chuẩn mực pháp luật Lòng tin, tình cảm đối với pháp luật càng vững chắc thì hành vi càng hợp pháp.

Pháp luật chỉ có thể được mọi người thực hiện nghiêm chỉnh khi họ tin tưởng vào những quy định của pháp luật Pháp luật được xây dựng là để bảo vệ cho quyền và lợi ích hợp pháp của của nhân dân, đảm bảo cho lợi ích chung của cộng đồng, đảm bảo công bằng và dân chủ xã hội Khi nào người dân nhận thức đầy đủ được như vậy thì pháp luật không cần một biện pháp cưỡng chế nào mà mọi người vẫn tự giác thực hiện.

Để có thể tạo lập niềm tin vào pháp luật cho mỗi người cả cộng đồng cần phải kết hợp nhiều yếu tố Một trong các yếu tố đóng vai trò quan trọng là tuyên

Trang 6

truyền phổ biến giáo dục pháp luật để mọi người hiểu biết về pháp luật, hiểu biết về quá trình thực hiện và áp dụng pháp luật, tuyên truyền về những mặt thuận lợi và khó khăn phức tạp của việc thực hiện và áp dụng pháp luật, những mặt ưu điểm và hạn chế của quá trình điều chỉnh pháp luật.

Mục đích ý thức: nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật của đối tượng.

Ý thức tự giác chấp hành pháp luật của nhân dân chỉ có thể được nâng cao khi công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục cho nhân dân được tiến hành thường xuyên, kịp thời và có tính thuyết phục Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật không đơn thuần là tuyên truyền các văn bản pháp luật đang có hiệu lực mà còn lên án các hành vi vi phạm pháp luật, đồng tình ủng hộ các hành vi thực hiện đúng pháp luật hình thành dư luận và tâm lý đồng tình ủng hộ với hành vi hợp pháp

Phổ biến giáo dục pháp luật nhằm hình thành, củng cố tình cảm tốt đẹp của con người với pháp luật Đồng thời ngày càng nâng cao sự hiểu biết của con người đối với các văn bản pháp luật và các hiện tượng pháp luật trong đời sống, từ đó nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật của nhân dân.

Mục đích hành vi: nhằm hình thành động cơ và hành vi tích cực theo pháp luật.

Động cơ và hành vi hợp pháp của con người được hình thành bởi nhiều yếu tố tác động, trong đó phổ biến giáo dục pháp luật là yếu tố có ý nghĩa quan trọng Thông qua phổ biến giáo dục pháp luật, con người có tri thức pháp luật, có lòng tin, tình cảm vào pháp luật, có ý thức pháp luật, từ đó hình thành ở họ thói quen thực hiện hành vi hợp pháp, tự giác, tích cực Khi đó ý thức pháp luật của công dân ngày càng được nâng cao, pháp chế XHCN ngày càng được tăng cường.

Quán triệt, phổ biến nội dung chính sách, quy định mới, nhất là nội dung các Luật được Quốc hội thông qua trong năm; phổ biến, tuyên truyền các lĩnh vực pháp luật liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, khởi nghiệp, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp; lao động, bảo vệ môi trường; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, khiếu nại, tố cáo và các vấn đề khác của xã hội được dư luận quan tâm hoặc cần định hướng dư luận xã hội; phổ biến, thông tin về cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, thực hiện đồng bộ các biện pháp đơn giản hóa điều kiện kinh doanh, cải thiện môi trường đầu tư kinhdoanh; hoàn thiện pháp luật về đầu tư công, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực … Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục ý thức tuân thủ và chấp hành pháp luật; tuyên truyền gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến trong xây dựng, thực hiện và bảo vệ pháp luật; các mô hình hay, cách làm hiệu quả trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; phê phán, đấu tranh với hành vi vi phạm pháp luật hoặc lệch chuẩn xã hội; nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, người

Trang 7

lao động và nhân dân trong chủ động tìm hiểu, học tập pháp luật; tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức, nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

2.1.2.2 Phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường

* Khái niệm:

Phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường là hoạt động có tổ chức, có chủ định của cán bộ, giảng viên, giáo viên giảng dạy, phổ biến PL nhằm truyền đạt các kiến thức pháp lý cho các học sinh, sinh viên, học viên để hình thành ở họ tri thức pháp luật, tình cảm pháp luật và hành vi xử sự phù hợp với pháp luật cũng như biết vận dụng các kiến thức pháp luật vào thực tế cuộc sống

* Vai trò của phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao vai trò của giáo dục trong quá trình hình thành nhân cách con người Theo Bác, nhân cách được hình thành phần lớn thông qua giáo dục (“Hiền dữ đâu phải là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên”) Thấm nhuần tư tưởng của Người, công tác giáo dục pháp luật (GDPL) luôn được xác định là một nội dung quan trọng trong nhà trường phổ thông nhằm hình thành cho học sinh ý thức tôn trọng, tuân thủ pháp luật, phát huy vai trò hiệu lực của pháp luật trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, góp phần xây dựng các em trở thành những người công dân tốt, có ích cho gia đình và xã hội.

Thứ nhất, Giáo dục pháp luật góp phần trang bị tri thức cho học sinh Hệ thống tri thức pháp luật là một trong những tiền đề góp phần hình thành và phát triển nhân cách học sinh ở nhà trường phổ thông Vì vậy, quá trình GDPL phải cung cấp cho học sinh những tri thức toàn diện về hệ thống pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Giáo dục cho học sinh có thái độ đúng đắn; tâm trạng hứng khởi, lạc quan, tin tưởng vào sự công bằng, tính nghiêm minh của pháp luật; thấy rõ sự cần thiết phải chấp hành pháp luật và có thái độ không khoan nhượng với những biểu hiện coi thường pháp luật khi còn ngồi trên ghế nhà trường; tin tưởng vào khả năng chấp hành tự giác, nghiêm minh pháp luật của bản thân và tập thể theo yêu cầu của nhà trường; rèn luyện thói quen chấp hành pháp luật trong cuộc sống hàng ngày của học sinh; quan tâm bồi dưỡng, rèn luyện học sinh ý chí quyết tâm làm chủ bản thân, khắc phục khó khăn, chủ động, sáng tạo vượt qua những cám dỗ, suy nghĩ lệch lạc, chấp hành pháp luật với ý thức tự giác cao Qua đó, góp phần hình thành thái độ, những chuẩn mực văn hóa đạo đức và phẩm chất nhân cách của học sinh trong nhà trường.

Thứ hai, Giáo dục pháp luật cho học sinh trực tiếp củng cố động cơ phấn đấu, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, thực hiện mục tiêu, yêu cầu đào tào của trường phổ thông

GDPL giúp học sinh bước đầu hình thành tính tự nguyện, tự giác, năng lực làmchủ bản thân; coi sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật là sự thôi thúc nội tâm.

Trang 8

Giáo dục nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật giúp học sinh nắm vững và biết xử sự hợp pháp, chủ động phòng ngừa, ngăn chặn các hiện tượng vi phạm pháp luật nói chung và nội quy, quy định của nhà trường nói riêng,…đồng thời giúp học sinh tự ý thức về mình một cách đúng dắn Các em có thể tự kiểm tra, tự nhận thức, xét đoán về những suy nghĩ, hành vi, ứng xử pháp luật của mình đối với tập thể, xã hội…

GDPL trực tiếp góp phần xây dựng cho học sinh động cơ, thái độ đúng đắn “phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học” (1) Nhờ đó, các em hiểu rõ hơn trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong quá trình học tập và rèn luyện Trong quá trình học tập, rèn luyện ở nhà trường, các em có ý thức, thái độ đúng đắn, tích cực và tự giác GDPL là quá trình định hướng cho học sinh những thang giá trị, chuẩn mực người công dân trong tương lai khi các em bước vào cuộc sống thực tiển sau này.

Thứ ba, Giáo dục pháp luật cho học sinh góp phần xây dựng nếp sống văn hóa và xây dựng tập thể học sinh vững mạnh toàn

GDPL cho học sinh trong nhà trường phổ thông là một trong những yếu tố tạo nên sức mạnh trong xây dựng tập thể học sinh có nề nếp, có tình yêu thương, mẫu mực, Giáo dục ý thức pháp luật của học sinh là cơ sở để thực hiện nghiêm pháp luật, kỉ luật, xây dựng khối đoàn kết ở tập thể lớp, thể hiện mối quan hệ, tình cảm gần gũi, gắn bó, thương yêu có nguyên tắc, kỉ cương của học sinh Mọi sự vi phạm nề nếp, pháp luật đều dẫn tới làm giảm uy tín, truyền thống, sức mạnh của tập thể lớp, của nhà trường Do đó, nếu ở tập thể lớp, việc GDPL cho học sinh ít được quan tâm, thực hiện không thường xuyên, đầy đủ, thì chất lượng giáo dục của tập thể thấp, dẫn đến thường xảy ra các vụ việc vi phạm nội quy, nề nếp, tính đoàn kết, gắn bó trong tập thể giảm Thông qua GDPL cho học sinh, sẽ trực tiếp định hướng tư tưởng, hành động cho mỗi cá nhân và tập thể, hình thành lối sống có văn hóa, tôn trọng và thực hiện nghiêm nề nếp, nôi quy của nhà trường nói riêng và tôn trọng kỉ cương phép nước nói chung, đấu tranh phòng ngừa loại bỏ những tiêu cực, lạc hậu, trong tập thể lớp và nhà trường

Thứ tư, Giáo dục pháp luật cho học sinh góp phần năng cao năng lực tổ chức, quản lý, duy trì kỉ luật, thực thi pháp luật của người công dân trong tương lai

Sau này các em ra trường bước vào đời, trong tương lai sẽ có những học sinhtrưởng thành sẽ là những người trực tiếp làm công tác quản lý, chỉ huy ở các ngànhnghề khác nhau ở các đơn vị, cơ quan trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, Chínhcác em là nhân tố có ý nghĩa quyết định đến duy trì kỉ luật, xây dựng đơn vị vữngmạnh toàn diện và tổ chức thực hiện mọi nhiêm vụ mà Đảng và Nhà nước giao cho.Năng lực tổ chức, quản lí, duy trì kỉ luật, thực thi pháp luật của người cán bộ, côngchức phụ thuộc một phần rất quan trọng vào công tác GDPL khi còn ở nhà trường.

Trang 9

Thông qua GDPL giúp cho học sinh hình thành phẩm chất và kỉ năng hành pháp và tư pháp, phương pháp khoa học trong phân tích, xem xét, đánh giá và giải quyết những mâu thuẩn nảy sinh về kỉ luật trong lãnh đạo, quản lý Nhờ được GDPL nên khi ra trường trong các quan hệ giao tiếp, các em luôn giữ được phong thái, tác phong chững chạc; làm việc có nền nếp, kế hoạch, có nguyên tắc, nhưng lại rất linh hoạt, ứng biến trong các hoàn cảnh khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.

Thứ năm, Giáo dục pháp luật trực tiếp ngăn ngừa, khắc phục sự suy thoái tư tưởng, đạo đức, lối sống, chống văn hóa độc hại, vi phạm pháp luật, góp phần hoàn thiện nhân cách cho học sinh

Hiện nay, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đang tiến hành chiến lược “diễn biến hòa bình” bạo loạn lật đổ để chống phá cách mạng nước ta; đồng thời những ảnh hưởng của mặt trái cơ chế thị trường đã tác động rất mạnh mẽ đến giáo dục và đào tạo, đến ý thức chấp hành pháp luật trong học sinh nói riêng và người dân nói chung Vì vậy, GDPL cho học sinh trong các nhà trường phổ thông càng có vai trò quan trọng hơn bao giờ hết Ý thức pháp luật của học sinh được nâng cao sẽ góp phần giúp các em “miễn dịch”, loại trừ, khắc phục những khuyết điểm đã mắc phải, chống lại những tiêu cực của xã hội đang len lõi vào môi trường pháp luật trong các nhà trường Thông qua GDPL, học sinh luôn có kiến thức toàn diện về các lĩnh vực luật pháp, phong tục, tập quán; có phương pháp xem xét, đánh giá, phân biệt đúng đắn các hiện tượng tiêu cực, có thái độ trách nhiệm cùng với tập thể, nhà trường, “Tích cực đấu tranh chống diễn biến hòa bình, các luận điệu phản động, bảo vệ đường lối quan điểm của Đảng, khắc phục mọi biểu hiện giảm sút ý chí chiến đấu, phai nhật lí tưởng, tha hóa về đạo đức, lối sống”

Như vậy, GDPL cho học sinh trong nhà trường phổ thông có vai trò quan trọng đối với việc trang bị tri thức pháp luật, xây dựng động cơ học tập, rèn luyện nếp sống tuân thủ theo pháp luật, nâng cao năng lực tổ chức, quản lý, chỉ huy, khắc phục sự suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường./.

2.1.3 Xây dựng môi trường văn hóa cơ sở và môi trường văn hóa trường học gắn với việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Môi trường văn hóa cơ sở là một tổng thể các giá trị văn hóa, thiết chế và cảnh quan văn hóa, sản phẩm và dịch vụ văn hóa, giúp hình thành nên văn hóa cá nhân, cộng đồng ở cơ sở Vì vậy, môi trường văn hóa được xem như thiên nhiên thứ hai, là vườn ươm tạo nên nhân cách văn hóa của con người từ chính mỗi cộng đồng Xây dựng môi trường văn hóa cơ sở lành mạnh làm nền tảng phát triển văn hóa

Môi trường văn hóa là nơi lưu giữ các giá trị, chuẩn mực để giúp con người tự hoàn thiện bản thân, để phát triển và phát huy những năng lực bẩm sinh hướng tới cái chân, cái thiện, cái mỹ Xây dựng môi trường văn hóa là hình thành những

Trang 10

giá trị, chuẩn mực cụ thể trong từng lĩnh vực cuộc sống mà mỗi con người phải trải qua: đó là gia đình, nhà trường, cụm dân cư, cơ quan, đơn vị công tác Bối cảnh xã hội hiện nay, phát triển đất nước không thể thiếu những con người phát triển toàn diện, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học, giàu tinh thần yêu nước, trong sáng, lối sống trong sạch,… Những con người như thế chỉ có thể hình thành trong môi trường văn hóa lành mạnh Đó chính là lý do tại sao, xây dựng môi trường văn hóa từ cơ sở trở nên vô cùng quan trọng, tạo nền tảng phát triển văn hóa cho đất nước Khi chúng ta có môi trường văn hóa cơ sở lành mạnh, văn hóa sẽ trở thành hệ điều tiết cho sự phát triển chung của xã hội, đạo đức, nhân cách cho mỗi cá nhân Ở đó, môi trường văn hóa lành mạnh sẽ giúp những hành vi đẹp, hành động tốt dễ đơm hoa, kết trái, đồng thời tạo ra sức đề kháng để những hành vi xấu, cái ác bị lên án, không thể tồn tại.

Văn hóa học đường là một phần của văn hóa quốc gia dân tộc Là lĩnh vực đặc biệt quan trọng tạo điều kiện, môi trường để hiện thực hóa “Học để làm người” của giáo dục Với cách tiếp cận văn hóa được trình bày trên, gắn với tính đặc thù của một cơ sở giáo dục, đào tạo, chúng ta nhận thức văn hóa học đường là hệ thống các giá trị chuẩn mực được kiến tạo và không ngừng hoàn thiện qua các quá trình tương tác ứng xử giữa nhà quản lý giáo dục, cán bộ giảng viên, giáo viên, học sinh sinh viên và các cộng đồng với nhau trong hoạt động dạy và học, trong các hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội trong trường học và trong các hoạt động ngoại khóa nhằm giáo dục, bồi dưỡng, xây dựng thế hệ trẻ trong các nhà trường phát triển toàn diện: nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật, tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, lương tâm trách nhiệm của mỗi người với bản thân mình, với gia đình, cộng đồng, xã hội và đất nước.

Thực chất văn hóa học đường là hệ giá trị chuẩn mực văn hóa điều chỉnh nhận thức, thái độ, hành vi, tác phong, cử chỉ lời nói của người quản lý giáo dục, của thầy cô giáo, của học sinh, sinh viên trong giao tiếp với các thành viên trong nhà trường và với xã hội Văn hóa học đường là môi trường văn hóa đặc biệt quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục thế hệ trẻ Việt Nam thành những con người phát triển toàn diện đức-trí-thể-mỹ, có lòng yêu nước, tinh thần tự hào tự tôn dân tộc, có ý thức và trách nhiệm với đất nước, cộng đồng, gia đình và bản thân.

Trường học có tình yêu thương: là nơi mà thày cô, phụ huynh và học sinh đều cảm thấy hạnh phúc Đó là nơi mà các thày cô tìm được niềm đam mê, nhiệt huyết giảng dạy của mình và tích cực đưa ra các phương pháp dạy học chủ động, sáng tạo, luôn hỗ trợ, giúp đỡ học sinh trong quá trình học tập, thiết lập được mối quan hệthân thiết, gắn bó và chia sẻ với học sinh Trường học có tình yêu thương và hạnh phúc là nơi học sinh có hứng thú với những giờ học, hứng thú với thời gian học tập,

Trang 11

sinh học tại trường Không có áp lực, căng thẳng, mệt mỏi, được thỏa sức vui đùa, hòa đồng với bạn bè.

Trường học an toàn: là nơi không có bạo lực học đường, không có những vụ đánh nhau, xô xát, bắt nạt giữa học sinh, không có những tai nạn đáng tiếc xảy ra Ở đó, cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh được đảm bảo sức khỏe thể chất và tâm lý.

Thế hệ trẻ là tương lai của đất nước, rèn luyện, hoàn thiện nhân cách cho thế hệ trẻ là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng Nhà trường là môi trường quan trọng để hình thành, bồi đắp những giá trị, phẩm chất tốt đẹp, là nơi rèn luyện nhân cách và giáo dục thế hệ trẻ trở thành những người sống có hoài bão, khát vọng và lý tưởng tốt đẹp.

Văn hóa học đường là nền tảng để thúc đẩy, nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển nguồn nhân lực, vì sự phát triển văn hóa, con người, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đổi mới và xu thế hội nhập quốc tế Xây dựng văn hóa học đường là một nội dung quan trọng để thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Và có xây dựng được môi trường văn hóa học đường thì mới có thể thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, từ đó làm thay đổi nhận thức hành vi của mỗi cá nhân trong cộng đồng văn hóa học đường Đúng như Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa cũng nhấn mạnh, xây dựng môi trường văn hóa trong trường học đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân cho học sinh, sinh viên Thực hiện kết hợp giáo dục đạo đức và giáo dục pháp luật, xây dựng ý thức, lối sống tuân theo pháp luật và phù hợp đạo đức xã hội.

2.2 Đối tượng cần tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật – học sinh THPT

Học sinh THPT là thuật ngữ để chi nhóm học sinh đầu tuổi thanh niên (Từ 14, 15 tuổi đến 17, 18 tuổi) Đây là thời kỳ quan trọng trong sự phát triển và hình thành nhân cách của học sinh Lứa tuổi này có đặc điểm sau đây

2.2.1 Yếu tố sinh học

Là thời kỳ mà sự phát triển thể chất của con người đnag vào giai đoạn hoàn chỉnh, với sự phát triển về chiều cao, cơ bắp, hệ thần kinh và là thời kỳ trưởng thành về giới tính.

2.2.2 Yếu tố xã hội

Thanh niên chiếm vị trí trung gian giữa trẻ em và người lớn Các em không phải là những trẻ em nữa nhưng cũng chưa phải là người lớn, các em đang trở thành những người lớn Thanh niên mới lớn có hình dáng người lớn, nhưng chưa phải người lớn Thanh niên học sinh còn phụ thuộc vào người lớn, người lớn giữ vai trò quyết định nội dung và xu hướng chính của hoạt động của các em Trong hoạt động,

Trang 12

các vai trò mà các em thực hiện khác về chất so với vai trò của người lớn, Các em vẫn đến trường học tâp dưới sự lãnh đạo của người lớn, vẫn phụ thuộc bố mẹ về vật chất Cả trong và ngoài xã hội, thái độ của người lớn thường thể hiện tính chất hai mặt: một mặt nhắc nhở các em rằng chúng đã lớn, đồi hỏi ở chúng tính độc lập, ý thức trách nhiệm và thái độ hợp lý Măt khác, lại đòi hỏi chúng phải thích ứng, phải nghe lời người lớn.

2.2.3 Đặc điểm về học tập

Trong giai đoạn này, nhà trường có vị trí quan trọng, đây là nơi không chỉ trang bị tri thức mà còn tác động hình thành thế giới quan và nhân sinh quan cho mỗi học sinh Học tập là hoạt động chủ đạo của học sinh THPT, tuy nhiên thái độ đối với việc học tập có sự thay đổi Học sinh bắt đầu đánh giá hoạt động chủ yếu của minh theo quan điểm của tương lai mình, có thái độ lựa chọn đối với từng môn học và đôi khi chỉ chăm chỉ học những môn được coi là quan trọng và có ảnh hưởng trực tiếp tới tương lai.

2.2.4 Đặc điểm về sự phát triển trí tuệ

Lứa tuổi THPT là giai đoạn quan trọng trong việc phát triển trí tuệ Hoạt động tư duy của học sinh THPT phát triển mạnh, ở thời kỳ này học sinh đã có khả năng tư duy lý luận, trừu tượng một cách độc lập và sáng tạo Những năng lực như phân tích so sánh, tổng hợp cũng phát triển Khả năng tư duy và nhận thức cũng sẽ dần được hoàn thiện trong quá trình học tập và rèn luyện của cá nhân

2.2.5 Đặc điểm về sự phát triển tự ý thức

Sự tự ý thức là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân cách của học sinh trung học phổ thông, nó có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển tâm lý của lứa tuổi Sự tự ý thức của học sinh THPT được biểu hiện ở nhu cầu tìm hiểu và tự đánh giá những đặc điểm tâm lý của mình theo các chuẩn mực đạp đức của xã hội, theo quan điểm về mục đích cuộc sống Giai đoạn này học sĩnh xuất hiện khuynh hướng phân tích và tự đánh giá bản thân mình một cách độc lập, có nguyện vọng thể hiện cá tính của mình trước mọi người một cách độc đáo, tìm cách để người khác quan tâm đến mình hoặc làm điều gì đó nổi bật

2.2.6 Sự hình thành thế giới quan

Sự hình thành thế giới quan là nét chủ yếu trong tâm lý thanh niên vì họ đang có nhu cầu khám phá, tìm hiểu thế giới Việc hình thành thế giới quan dựa trên cơ sở những tri thức mà học sinh được học ở trường về, thấy được cái đẹp, cái tốt, xấu, dần dần ý thức quy vào qui vào các hình thức, tiêu chuẩn nguyên tắc hành vi xác định theo một hệ thống hoàn chỉnh.

Học sinh THPT đã có ý thức xây dựng lý tưởng sống cho mình, biết xây dựng hình ảnh con người lý tưởng gần với thực tế sinh hoạt hàng ngày.

Trang 13

2.2.7 Hoạt động giao tiếp

- Giao tiếp với người lớn

Tình bạn là tình cảm quan trọng nhất ở lứa tuổi THPT Ở tuổi này, giao tiếp với người lớn tuổi hoặc nhỏ tuổi chiếm vị trí nhỏ, Điều này là do thanh niên khát kaho có những quan hệ bình đẳng trong cuộc sống Giai đoạn này học đã có nhu cầu sống tự lập: tự lập về hành, tình cảm và đạo đức, giá trị Mối quan hệ với người lớn trong giai đoạn này trở nên phức tạp nhưng cũng dần bình đẳng hơn.

- Giao tiếp trong nhóm bạn

Ở tuổi này, quan hệ với bạn bè được mở rộng và chiếm vị trí quan trọng, Nhu cầu giao tiếp với bạn bè cùng lứa tuổi phát triển mạnh mẽ Tình bạn trong giai đoạn này có ý nghĩa rất quan trọng, học sinh giai đoạn này có khát vọng tự khám phá bản thân nhưng vì chưa có khả năng hiện thực hóa biểu tượng bản thân mình nên thnah niên muốn kiểm tra mình bằng cách so sánh với người khác.

- Giao tiếp với bạn khác giới

Ở tuổi học sinh THPT đã xuất hiện một loại tình cảm đặc biệt – tình yêu nam nữ Đây là trạng thái hoàn toàn mới trong đời sống tình cảm của lứa tuổi này, là vấn đề phức tạp chi phối đời sống tâm lý, tình cảm của học sinh

-Đời sống tình cảm của học sinh THPT

Đời sống tình cảm của lứa tuổi này rất đa dạng phong phú, mang tính sâu sắc Nó gắn liền với thế giới quan, lý tưởng, nghề nghiệp Thời kỳ này, các nhà tâm lý đã phân chia các loại người theo đặc điểm cảm xúc như đa cảm, lạnh lùng, dễ gần được hình thành bởi nhiều yếu tố bản thân và xã hội.

Như vậy học sinh là lứa tuổi mộng mơ, khát khao sáng tạo, thích cái mới lạ, chuộng cái đẹp, hình thức bên ngoài, rất hăng hái nhiệt tình trong công việc, lạc quan yêu đời nhưng cũng rất dễ bi quan chán nản khi gặp thất bại Một số học sinh có thái độ coi thường lao động chân tay, thích cuộc sống xa hoa lãng phí, ăn chơi, đua đòi theo bạn bè, thậm chí vi phạm pháp luật.

Chính vì vậy, người lớn cần thấy nhu cầu và nguyện vọng của các em là chính đáng, cái tôi của các em phải được tôn trọng Việc thực hiện giáo dục học sinh THPT trong đó có giáo dục pháp luật cần phải có sự thay đổi về phương pháp, hình thức cho phù hợp với tình hình mới và phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh Có như vậy thì việc giáo dục toàn diện học sinh trong đó có giáo dục pháp luật mới trở nên thực chất và đạt được hiệu quả cao.

2.3 Đối tượng chủ yếu thực hiện tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật tới học sinh THPT

2.3.1 Giáo viên, nhân viên trong nhà trường

Trang 14

Nhà trường là một thiết chế xã hội chuyên biệt thực hiện chức năng cơ bản là tái sản xuất sức lao động, phát triển nhân cách con người Nhà trường là nhân tố quan trọng giữ vai trò trung tâm trong việc giáo dục pháp luật cho học sinh, phối kết hợp với gia đình và xã hội để tạo nên một môi trường giáo dục thường xuyên liên tục cho các em Nhà trường là cơ quan được nhà nước thành lập để thực hiện công việc đặc trách: thực hiện đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng trong từng giai đoạn phát triển của đất nước, là tổ chức duy nhất, chuyên biệt tổ chức lao động trí tuệ và sáng tạo toàn bộ tri thức, kinh nghiệm lich sử của nhân loại cho thế hệ trẻ, phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi nhằm hình thành và phát triển mô hình nhân cách lý tưởng của xã hội đặt ra về tri thức, đạo đức, sức khỏe, lao động một cách hiệu quả, chât lượng hơn hẳn các thiết chế khác Mục tiêu giáo dục nhà trường được thực hiện bởi đội ngũ các nhà giáo được đào tạo, bồi dưỡng tại các trường sư phạm cho một chương trình, nội dung, phương pháp, cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ và thiết bị hiện đại nhằm phát triển toàn diện nhân cách hướng tới sự thành đạt của công dân tương lại Nhà trường THPT có vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân Đây là bậc đào tạo nên những học sinh có đầy đủ tri thức phổ thông, cơ bản toàn diện phát triển toàn diện, sống có hiểu biết khoa học và làm theo hiến pháp, pháp luật có lòng yêu nước để các em có thể học tiếp bậc cap hơn hoặc bước vào cuộc sống tham gia lao động sản xuất Vì vậy nhà trường là nhân tố quyết điịnh đến chất lượng giáo dục pháp luật cho học sinh.

Bởi vậy, mỗi thầy cô giáo trong nhà trường vừa là đối tượng vừa là chủ thể của quá trình tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường phổ thông.

2.3.2.Gia đình – cha mẹ học sinh

Gia đình là tế bào của xã hội, là môi trường giáo dục đầu tiên của mỗi con người Gia đình là mảnh đất đầu tiên cho nhân cách nảy mầm và phát triển Gia đình là trường học đầu tiên, mà cha mẹ là những người thầy giáo đầu tiên và suốt dời của mỗi người.

Như vậy, gia đình là lực lượng giáo dục không thể thiếu được trong quá trình giáo dục học sinh nói chung, giáo dục pháp luật nói riêng Giáo dục gia đình có vai trò hết sức quan trọng và ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách cúa học sinh, giúp trẻ tiếp thu có hiệu quả sự giáo dục của nhà trường, giáo dục của xã hội trên cơ sở phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội.

Chính bởi vậy, cha mẹ học sinh chính là đối tượng của việc tuyên truyền giáo dục pháp luật đồng thời là chủ thể của việc tuyên truyền giáo dục pháp luật cho học sinh.

2.4 Hệ thống các giải pháp nhằm thực hiện đa dạng các phương pháp,hình thức tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường THPT

Trang 15

2.4.1 Xây dựng cơ chế để thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả ở trường THPT.

2.4.1.1 Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật của nhà trường trong năm học

2.4.1.1.1 Mục đích, yêu cầu của việc xây dựng kế hoạch

Kế hoạch chính là cơ sở pháp lý trong nhà trường để cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, nhà nước, Ngành giáo dục trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật đến các đối tượng giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh

Mỗi kế hoạch thực hiện tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường sẽ xác định các mục đích yêu cầu, hình thức, phương pháp tổ chức cũng như phân công các đối tượng thực hiện để đạt hiệu quả cao.

Kế hoạch cũng chính là căn cứ để đánh giá việc thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, Ngành giáo dục ở cơ sở đồng thời đánh giá thái độ, trách nhiệm của mỗi thành viên trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường phổ thông

2.4.1.1.2 Cách thức tiến hành

-Bước 1: Nghiên cứu công văn chỉ đạo của Đảng, Nhà nước đặc biệt là công

văn, kế hoạch chỉ đạo của cấp trên trực tiếp về yêu cầu nhiệm vụ của công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật nói chung và từng bộ luật, chỉ thỉ, thông tư nói riêng

-Bước 2: Xác định các đối tượng trực tiếp (chủ thể thực hiện giáo dục và đối

tượng được tuyên truyền giáo dục) tham gia trong quá trình thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật gắn với việc phân công nhiệm vụ cho từng đối tượng tham gia

-Bước 3: Xác định thời gian, địa điểm, hình thức, phương pháp tổ chức công

tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật -Bước 4: Hoàn thiện kế hoạch

-Bước 5: Triển khai kế hoạch tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật theo

các kênh sau đây

Thứ nhất, thông qua kế hoạch đến toàn thể hội đồng sư phạm của nhà trườngThứ hai, triển khai kế hoạch đến đối tượng học sinh các lớp trong nhà trường

thông qua đội ngũ giáo viên chủ nhiệm và giáo viên phụ trách hoạt động trải nghiệm, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

Thứ 3, công khai đăng tải các kế hoạch tuyên truyền giáo dục pháp luật lên

cổng thông tin của trường, các trang Zalo, Facebook chính thống của nhà trường để huy động sự hỗ trợ và ủng hộ về mặt chủ trương của nhà trường

Thứ tư, thực hiện kế hoạch trên thực tế

Trang 16

Thứ năm, đánh giá việc thực hiện triển khai kế hoạch 2.4.1.1.3 Đánh giá việc xây dựng kế hoạch

Việc xây dựng kế hoạch chi tiết cụ thể đã giúp các chủ thể thực hiện hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật chủ động về nhiệm vụ được giao, có sự linh hoạt trong chuẩn bị nội dung và hình thức tuyên truyền giáo dục nhằm đạt được mục đích đề ra.

2.4.1.2 Bồi dưỡng nâng cao năng lực pháp luật cho giáo viên, nhân viên trong nhà trường

2.4.1.2.1 Mục đích:

Bồi dưỡng nâng cao năng lực pháp luật cho giáo viên nhân viên trong nhà trường nhằm hai mục đích chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, giáo viên, nhân viên trong nhà trường hiểu đúng luật, kịp thời nắm bắt được các thay đổi của pháp luật để sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật quy định

Thứ hai, đào tạo đội ngũ các nhà “tư vấn luật” “tuyên truyền phổ biến pháp luật” từ chính các thầy cô giáo trong nhà trường để giáo dục học sinh trong các hoạt động học tập văn hóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp và hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp nghề.

2.4.1.2.2 Cách thức thực hiện

-Kiện toàn tổ chức đội ngũ cán bộ, giáo viên làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cùng với đội ngũ tuyên truyền viên trong nhà trường, củng cố, mở rộng lực lượng tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật.

Trong những năm học vừa qua, để thực hiện việc giáo dục pháp luật một cách hiệu quả và có tổ chức, có kế hoạch, nhà trường đã thành lập Ban phổ biến, giáo dục pháp luật Thành viên trong ban này sẽ làm nhiệm vụ xây dựng, triển khai kế hoạch, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật theo quy định -Tăng cường hơn nữa năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật Tổ chức tập huấn kiến thức pháp luật và nghiệp vụ phổ biến pháp luật cho đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường Cung cấp tài liệu về nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho từng nhóm đối tượng thực hiện công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật.

Trong các năm học vừa qua, lãnh đạo nhà trường đã kịp thời tổ chức nhiều hoạtđộng nhằm bồi dưỡng năng lực pháp luật cho giáo viên, trang bị tủ sách pháp luậttại phòng thư viện, kịp thời giới thiệu và công khai các văn bản pháp luật, các chỉthỉ, thông tư của cấp trên ở bảng tin nhà trường, trên nhóm Zalo và trên Website củatrường Nhờ vậy các giáo viên trong nhà trường kịp thời nắm bắt các chủ trương,chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước để bản thân thực hiện đúng và tuyên

Trang 17

truyền tốt các chủ trương, chính sách đó tới cha mẹ học sinh, học sinh và những người xung quanh.

2.4.1.3 Tìm hiểu, học tập, kí các cam kết giữa nhà trường, học sinh và cha mẹ học sinh đầu năm học

2.4.1.3.1.Mục đích:

Tạo nên sự đồng thuận thống nhất giữa nhà trường, học sinh và cha mẹ học sinh trong việc thực hiện các nội quy, quy định trong nhà trường cũng như cam kết thực hiện đúng các yêu cầu của luật pháp: trong việc tham gia giao thông an toàn, thực hiện đúng luật an ninh mạng, luật Giáo dục, nhằm hướng tới một nhà trường học tập trật tự, kỉ cương, an toàn, văn hóa, văn minh đúng pháp luật

Đồng thời ngăn chặn các hành vi lệch chuẩn trong văn hóa ứng xử trong trường học; thực hiện sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật.

2.4.1.3.2 Cách thức thực hiện -Thời gian thực hiện: đầu năm học

-Đối tượng tham gia: Học sinh, cha mẹ học sinh, nhà trường (trực tiếp là đại diện giáo viên chủ nhiệm của các lớp trong trường)

-Học tập, tìm hiểu về các nội quy, quy định của nhà trường

+ Giáo viên chủ nhiệm các lớp tổ chức cho học sinh tìm hiểu, thảo luận và giải đáp thắc mắc về các nội quty, quy định trong nhà trường để học sinh hiểu rõ và thực hiện đúng.

+ Học sinh viết các bản cam kết, gửi về cha mẹ học sinh để cùng thảo luận, góp ý

-Kí cam kết thực hiện giữa nhà trường, học sinh và cha mẹ học sinh

+ Mỗi học sinh, cha mẹ học sinh cùng kí cam kết về thực hiện các nội quy, quy định trong nhà trường

+ Nhà trường tổ chức lễ kí cam kết toàn trường vào buổi sinh hoạt dưới cờ tuần đầu tiên của năm học mới với sự tham dự của tất cả học sinh, cán bộ quản lý, giáo viên nhân viên và đại diện cha mẹ học sinh trong nhà trường

-Công khai hoạt động kí cam kết lên Website chính thức và trang Facebook của nhà trường để lan tỏa hành động và nhắc nhở các đối tượng tham gia thực hiện đún các nội dung đã cam kết

2.4.1.3.3.Đánh giá việc thực hiện

Quá trình tìm hiểu học tập, kí các cam kết thực hiện nội quy, quy định của nhàtrường đã thực sự phát huy quy chế dân chủ trong cơ quan, đồng thời đây là cơ sởđể quản lý nền nếp học sinh một cách hiệu quả, góp phần xây dựng môi trường vănhóa học đường an toàn, lành mạnh, hạnh phúc.

Trang 18

Mỗi học sinh và cha mẹ học sinh sau khi tìm hiểu và kí cam kết sẽ tự giác, tự nguyện thực hiện theo đúng các quy định, đặc biệt đối với học sinh đây là điều kiện để các em tự rèn luyện mình trở thành những công dân tương lai tự chủ, kỷ luật, thực hiện đúng theo các quy định của nhà trường và của pháp luật.

2.4.1.4 Kết hợp giữa nhà trường với cha mẹ học sinh để thực hiện ngăn chặn các hành vi lệch chuẩn, có dấu hiệu vi phạm pháp luật của học sinh

2.4.1.4.1.Mục đích

Thực hiện đúng luật Giáo dục năm 2019 “ Nhà trường có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để tổ chức hoặc tham gia các hoạt động giáo dục theo kế hoạch của nhà trường, đảm bảo an toàn cho người dạy và người học”.

Thực hiện nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường, giúp học sinh hoàn thiện về nhân cách, tri thức để học sinh trở thành các công dân tương lai hữu ích cho đất nước.

2.4.1.4.2.Cách thức thực hiện

-Xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường và cha mẹ học sinh thông qua quy chế phối hợp giữa ban đại diện cha mẹ học sinh và nhà trường Trong đó xác định rõ nhiệm vụ của nhà trường và gia đình trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục toàn diện học sinh

+ Nhà trường thiết lập, duy trì mối liên hệ chặt chẽ, thường xuyên giữa nhà trường thông qua giáo viên chủ nhiệm với cha mẹ học sinh qua gặp gỡ trực tiếp, gọi điện thoại, sổ liên lạc, tổ chức các buổi họp cha mẹ học sinh để thông báo kịp thời cho gia đình về tình hình học tập, rèn luyện liên quan đến học sinh cần sự phối hợp của gia đình

+ Gia đình thường xuyên chủ động nắm bắt tình hình học tập, rèn luyện của con em mình, đồng thời cung cấp thông tin về tình hình học tập ở nhà, diễn biến tâm lý, tình cảm của con em mình cho nhà trường, thông qua giáo viên nhất là giáo viên chủ nhiệm bằng các kênh khác nhau như: các buổi họp cha mẹ học sinh, qua điện thoại, sổ liên lạc, gặp gỡ trực tiếp theo yêu cầu của nhà trường; không khoán trắng việc giáo dục con mình cho nhà trường thì việc hỗ trợ con học tập và rèn luyện của con em mình mới đạt hiệu quả

-Thực hiện việc tuyên truyền về tầm quan trọng của công tác phối hợp giữa cha mẹ học sinh và nhà trường trong giáo dục học sinh

-Thực hiện phối hợp trong giáo dục phẩm chất và năng lực cho học sinhCả nhà trường cà gia đình cần thực hiện nhiệm vụ chức năng giáo dục và làmgương cho học sinh trong ý thức chấp hành các chủ trương, đường lối, chính sáchcủa Đảng, Pháp luật của nhà nước; giáo dục thái độ tích cực tham gia các hoạt độngchính trị, xã hội, giáo dục các chuẩn mục đạo đức trong quan hệ xã hội, biết phê

Trang 19

phán các hành vi không phù hợp với các chuẩn mực đạo đức Phối hợp trong giáo dục hình thành năng lực cho học sinh gồm kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm Kiến thức , kỹ năng tạo tành năng lực cho học sinh là do nhà trường cung cấp là chủ yếu, Tuy nhiên cần có sự phối hợp của gia đình và xã hội thì việc hình thành năng lực, nhất là năng lực thực tiễn cho học sinh mới thuận lợi và hiệu quả

-Thực hiện phối hợp trong giáo dục pháp luật

Phối hợp trong giáo dục pháp luật cho học sinh giúp các em có thái độ và hành động đúng đắn trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân, biết cách phòng chống tội phạm và tránh xa tệ nạn xã hội; nâng cao ý thức chấp hành tốt quy định của pháp luật; hình thành nhân cách, thái độ và hành đông đúng mực, thể hiện trách nhiệm công dân.

-Thực hiện phối hợp trong giáo dục kỹ năng sống

Phối hợp trong giáo dục kỹ năng sống nhằm giúp học sinh có thái độ và hành vi tích cực, biết thích nghi với từng hoàn cảnh cụ thể; có tinh thần tự chủ, có cách suy nghĩ, thái độ và hành vi tích cực, hình thành lối sống lành mạnh, có đạo đức, có văn hóa, giao tiếp hiệu quả với nhiều đối tượng Kỹ năng sống chính là nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh Việc giáo dục kỹ năng sống không chỉ thực hiện trong nhà trường, qua các môn học chính khóa, dù rất quan trọng, mà còn phải được thực hiện kết hợp với nhiều cách khác như: Trong sự kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội; bằng nhiều hoạt động trải nghiệm đa dạng, phong phú như: hoạt động văn hóa, nghệ thuật, hoạt động xã hội, hoạt động ngoại khóa, hoạt động tham quan, dã ngoại; qua các hoạt động đoàn.

- Phối hợp trong xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh

Phối hợp trong quản lý học sinh, tạo điều kiện tốt nhất để các em học tập, rèn luyện; phối hợp trong xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh để học sinh rèn đức, luyện tài, đấu tranh chống lại những cái xấu, cái độc hại xâm nhập từ bên ngoài Gắn xây dựng môi trường văn hóa với các phong trào thi đua “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Gia đình văn hóa”…

Nhà trường đã phối hợp với các tổ chức Đoàn, Đội, ban đại diện cha, mẹ học sinh tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, giao lưu, sinh hoạt tập thể … để học sinh có nhiều điều kiện gặp gỡ vui chơi giải trí cùng nhau sau những giờ học trên lớp, tạo môi trường thân thiện, lành mạnh; chủ động kiến nghịvới chính quyền địa phương trong việc quản lý các hoạt động dịch vụ văn hóa, cáchàng quán chung quanh trường, ngăn chặn văn hóa phẩm độc hại và các tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường, ngăn chặn bạo lực học đường…

Trang 20

Có thể nói việc phối hợp giữa nhà trường và cha mẹ học sinh trong việc giáo dục toàn diện học sinh, xây dựng môi trường văn hóa cơ sở - văn hóa trường học trong đó có thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh được thực hiện thường xuyên liên tục và diễn ra trong suốt các hoạt động giáo dục của nhà trường.

2.4.2 Tuyên tuyền, phổ biến giáo dục pháp luật thông qua bộ môn Giáo dục công dân (chương trình giáo dục 2006) và bộ môn Giáo dục kinh tế và pháp luật (chương trình giáo dục năm 2018)

2.4.2.1 Vai trò của bộ môn Giáo dục công dân – Giáo dục kinh tế và pháp luật (GDKT&PL) đối với việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường THPT

Ở trường Trung học phổ thông, môn Giáo dục công dân (đối với chương trìnhgiáo dục 2006) được dạy ở cả 3 khối lớp (từ lớp 10 đến lớp 12) với thời lượng 35

tiết/khối lớp, với 5 phần: Công dân với việc hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học; Công dân với đạo đức; Công dân với kinh tế; Công dân với các vấn đề chính trị xã hội và Công dân với pháp luật Mỗi mạch nội dung được chia thành từng chủ đề, được sắp xếp theo nguyên tắc phát triển từ thấp đến cao phù hợp với sự phát triển của lứa tuổi về nhận thức cũng như yêu cầu tu dưỡng, rèn luyện của học sinh từng giai đoạn.

Đối với Chương trình GDPT 2018, tên gọi là môn GDKT&PL, nội dung của PL được thể hiện cả 3 khối lớp đây được gọi là giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp: môn Giáo dục kinh tế và pháp luật là môn học được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của HS Nội dung chủ yếu là học vấn phổ thông, cơ bản về kinh tế, pháp luật mang tính ứng dụng, thiết thực đối với đời sống và định hướng nghề nghiệp sau THPT của HS; gắn kết với nội dung giáo dục đạo đức và giá trị sống, kĩ năng sống, giúp các em có nhận thức đúng và thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm công dân trong các quan hệ kinh tế và pháp luật Ngoài ra, trong mỗi năm học, những học sinh có định hướng theo học các ngành nghề Giáo dục chính trị, Giáo dục công dân, Kinh tế, Hành chính và Pháp luật hoặc có sự quan tâm, hứng thú đối với môn học được chọn học một số chuyên đề Các chuyên đề nhằm tăng cường kiến thức về kinh tế, pháp luật và kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đáp ứng sở thích, nhu cầu và định hướng nghề nghiệp của các em.

Ở cấp trung học phổ thông, môn Giáo dục kinh tế và pháp luật giúp học sinh có hiểu biết, tình cảm, niềm tin về những giá trị đạo đức của dân tộc và thời đại, đường lối phát triển đất nước của Đảng, quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân; tích cực, tự giác học tập và tham gia lao động, sản xuất phù hợp với khả năng của bản thân; có trách nhiệm công dân trong thực hiện đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước; tôn trọng quyền, nghĩa vụ của tổ chức và cá nhân theo

Trang 21

quy định của pháp luật; nhận thức, hành động theo lẽ phải và sẵn sàng đấu tranh bảo vệ lẽ phải, chống các hành vi, hiện tượng tiêu cực trong xã hội; phân tích, đánh giá được thái độ, hành vi của bản thân và người khác; tự điều chỉnh và nhắc nhở, giúp đỡ người khác điều chỉnh thái độ, hành vi theo chuẩn mực đạo đức, pháp luật; lập được mục tiêu, kế hoạch hoàn thiện, phát triển bản thân và thực hiện được các công việc học tập, rèn luyện để đạt mục tiêu kế hoạch đã đề ra; có kiến thức phổ thông, cơ bản về kinh tế, pháp luật; vận dụng được các kiến thức đã học để phân tích, đánh giá, xử lí các hiện tượng, vấn đề, tình huống trong thực tiễn cuộc sống; có khả năng tham gia các hoạt động phù hợp với lứa tuổi để thực hiện quyền, nghĩa vụ công dân; có kĩ năng sống, bản lĩnh để tiếp tục học tập, làm việc và thực hiện các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm công dân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.

Giáo dục công dân - môn Giáo dục kinh tế và pháp luật ở trung học phổ thông giữ vai trò chủ đạo trong việc giúp học sinh hình thành, phát triển ý thức và hành vi của người công dân Thông qua các bài học về lối sống, đạo đức, pháp luật, kinh tế, môn Giáo dục công dân bồi dưỡng cho học sinh những phẩm chất chủ yếu và năng lực chung, đặc biệt là tình cảm, niềm tin, nhận thức, cách ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật, có kĩ năng sống và bản lĩnh để học tập, làm việc và sẵn sàng thực hiện trách nhiệm công dân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam và hội nhập quốc tế.

2.4.2.2 Tổ chức thực hiện tuyên truyền và phổ biến giáo dục pháp luật thông qua học tập và nghiên cứu bài học của bộ môn

2.4.2.2.1 Hệ thống các bài học có nội dung tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật của bộ môn GDCD

Chương trình môn Giáo dục công dân chú trọng tích hợp nhiều nội dung giáo dục cơ bản, thiết thực, hiện đại về giá trị sống, kĩ năng sống, đạo đức, pháp luật, kinh tế; tích hợp nhiều chủ đề giáo dục cần thiết như: giáo dục quyền trẻ em, giáo dục môi trường, giáo dục bình đẳng giới, giáo dục sức khoẻ vị thành niên, giáo dục phòng chống ma tuý, phòng tránh HIV/AIDS, và phòng chống tham những Những nội dung này gắn bó chặt chẽ với cuộc sống thực tiễn của học sinh, gắn liền với các sự kiện có tính thời sự trong đời sống đạo đức, pháp luật, kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội của địa phương, đất nước và thế giới.

Trong quá trình xây dựng kế hoạch giáo dục của bộ môn, thực hiện các vănbản chỉ đạo và hướng dẫn giảng dạy bộ môn, bên cạnh chủ đề Công dân với pháp luật ở lớp 12 và các chủ đề tích hợp phòng chống tham nhũng theo quy định, chúng tôi đã lựa chọn những bài có nội dung liên quan đến các văn bản pháp luật để kết hợp việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật thông qua các nội dung đó.

Trang 22

1Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, 2014

Bài 12 Lớp 10: Công dân với tình

yêu, hôn nhân và gia đình

Bài 11 Lớp 11: Chính sách dân số và

giải quyết việc làm

Bài 1 Lớp 12: Pháp luật và đời sốngBài 4 Lớp 12: Quyền bình đẳng của

công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội

2Luật Nghĩa vụ quân sự năm 1981 Bài 14 Lớp 10: Công dân với sự

nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc 3Luật Bảo vệ môi trường năm

2005, 2014

Bài 15 Lớp 10: Công dân với một số

vấn đề cấp thiết của nhân loại

Bài 12 Lớp 11: Chính sách tài

nguyên và bảo vệ môi trường

Bài 9 Lớp 12: Pháp luật với sự phát

triển bền vững của đất nước

4Luật Lao động 2012Bài 11 Lớp 11: Chính sách dân số và

giải quyết việc làm

5Luật giáo dục năm 2005Bài 13 Lớp 11: Chính sách giáo dục

và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa.

Bài 8 Lớp 12: Pháp luật với sựu phát

triển của công dân

7Luật doanh nghiệp 2005Bài 4 Lớp 12: Quyền bình đẳng của

công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội

Bài 9 Lớp 12: Pháp luật với sự phát

triển bền vững của đất nước

8Luật bình đẳng giới 2006Bài 4 Lớp 12: Quyền bình đẳng của

công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội

Trang 23

9Luật an ninh quốc gia 2004Bài 9 Lớp 12: Pháp luật với sự phát

triển bền vững của đất nước

2.4.2.2.2 Triển khai thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua học tập và nghiên cứu một số bài học và chuyên đề của bộ môn GDCD

*Đối với lớp 10, chúng tôi lựa chọn Bài 12 Công dân với tình yêu, hôn nhân

và gia đình (Chương trình giáo dục 2006) Bài này đã được chúng tôi xây dựng thành chủ đề, lựa chọn các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, những nội dung cần tích hợp nhằm tuyên truyền, phổ bến giáo dục pháp luật phù hợp Chủ đề được bốc thăm và tham gia Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh năm học 2017 - 2018 và dưới đây là kế hoạch dạy học chủ đề

-Hiểu được: Thế nào là tình yêu, tình yêu chân chính? Thế nào hôn nhân và giađình? Biết được những điều cần tránh trong tình yêu, có ý thức xây dựng cho mình một tình yêu chân chính để đi đến hôn nhân và hạnh phúc gia đình theo chuẩn mực đạo đức tiến bộ của xã hội.

-Biết được các đặc trưng tốt đẹp, tiến bộ của chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay

-Nêu được các chức năng cơ bản của gia đình

-Hiểu được các mối quan hệ trong gia đình và trách nhiệm của mỗi thành viên

* Các nội dung tích hợp liên môn trong chủ đề:

+ Tích hợp môn ngữ văn: Học sinh sưu tầm được các câu ca dao, tục ngữ, câu thơ nói về tình yêu, hôn nhân và gia đình Nêu được các biểu hiện của tình yêu qua các câu thơ, ca dao, tục ngữ , thấy được vẻ đẹp của tình yêu qua các bài thơ, ca dao, tục ngữ , ủng hộ những mối tình trong sáng, đẹp đẽ được thể hiện qua thơ, ca

+ Tích hợp môn lịch sử: Học sinh liên hệ lịch sử để biết được chế độ hôn nhân hiện nay ở nước ta tiến bộ hơn, tốt đẹp hơn so với thời phong kiến Ủng hộ và làm theo các quan điểm đạo đức mới, tiến bộ của xã hội.

+ Tích hợp môn sinh học và giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên: thông qua -Luật Trẻ em 2016, Luật số 102/2016/QH13; Luật thanh niên về chính sách về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe; Luật Hôn nhân và gia đình năm

Trang 24

2014 Học sinh nhận thức được ở tuổi vị thành niên (từ 15 đến 17 tuổi) cơ quan sinh dục đã phát triển nhưng chưa hoàn thiện, nhận thức được hậu quả của việc có quan hệ tình dục trước hôn nhân; hậu quả của việc có thai ngoài ý muốn và nạo phá thai; biết được các căn bệnh lây nhiễm qua con đường tình dục Đấu tranh với những quan niệm, biểu hiện lệch lạc về tình yêu, hôn nhân và gia đình; ủng hộ những mối tình trong sáng đẹp đẽ; có cách nhìn nhận đúng đắn về tình yêu, hôn nhân và gia đình.

-Yêu quý gia đình.

-Đồng tình, ủng hộ các quan niệm đúng đắn về tình yêu, hôn nhân và gia đình.

-Phê phán những nhận thức và hành vi lệch lạc, sai trái về quan hệ tình yêu, hôn nhân và gia đình trong điều kiện hiện nay.

4 CÁC NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN Ở HỌC SINH

a.Các năng lực chung:

+ Năng lực tự học: Học sinh tự tìm tòi, sưu tầm những câu chuyện, những tình huống trong thực tiễn, chia sẻ với bạn bè để rút kinh nghiệm.

+ Năng lực giải quyết vấn đề: Biết phân tích và giải quyết các tình huống đặt ra trong học tập; vận dụng và xử lí các tình huống thực tiễn.

+ Năng lực sáng tạo: Sáng tác thơ, ca… về tình yêu, hôn nhân và gia đình; xây dựng những tình huống có thể xảy ra và chia sẻ với bạn bè cách giải quyết những tình huống đó.

+ Năng lực tự quản lí: Biết làm chủ cảm xúc của bản thân; biết cách nói không, biết thương lượng và biết ra quyết định.

+ Năng lực giao tiếp: Biết cách ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ với gia đình, bạn bè và trong tình yêu.

+ Năng lực hợp tác: Khi gặp tình huống khó xử có thể chia sẻ với bạn bè để tìm cách giải quyết.

+ Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông: Tìm hiểu qua đài, báo, internet…nâng cao hiểu biết của mình về tình yêu, hôn nhân và gia đình.

+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Biết chọn lọc những ngôn từ chính xác, có ýnghĩa khi trao đổi thông tin với gia đình, bạn bè và người yêu.

Trang 25

+ Năng lực tính toán: Biết xây dựng những bài toán trong cuộc sống về tình yêu, hôn nhân và gia đình để có những lựa chọn cho phù hợp.

b.Các năng lực chuyên biệt:

+ Năng lực tự nhận thức và tự điều chỉnh hành vi: Nhận thức được các hành vi của mình trong các mối quan hệ hàng ngày, để điều chỉnh cho phù hợp với pháp luật và đạo đức.

+ Năng lực tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm đối với tình yêu, hôn nhân và gia đình.

+ Năng lực giải quyết các vấn đề đạo đức, pháp luật, chính trị, xã hội: Tự đánh giá, tự điều chỉnh những hành động chưa hợp lí của bản thân trong quan hệ tình yêu, hôn nhân và gia đình.

III PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG

-Phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại kết hợp với động não, thảo luận lớp, nhóm và nghiên cứu trường hợp điển hình (phương pháp xử lí tình huống).

- Kỹ thuật: Chia nhóm , giao nhiệm vụ, sơ đồ tư duy, xây dựng tình huống và cách đặt câu hỏi, kĩ thuật hợp tác

IV TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

-SGK, SGV, bài tập và tài liệu cần thiết, máy chiếu, giấy A0, bút dạ.

-Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình SGK THPT năm 2006 -Tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn GDCD THPT năm 2009;

-Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học môn GDCD,cấp THPT năm 2011

-Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh năm 2014.

-Một số tranh ảnh liên quan, chuẩn bị câu hỏi, bài tập tình huống; hình ảnh, videoclip về tuyên truyền, giáo dục SKSS vị thành niên.

V TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH

Hoạt động cơ bản của giáo viên và học sinhNội dung bài học1 Hoạt động khởi động

* Mục tiêu :

- Học sinh thấy được sự gắn kết lôgic giữa tình yêu, hôn nhân và gia đình.

Trang 26

-Rèn tư duy độc lập, sáng tạo, khả năng khám phá, năng lực giao tiếp và giải quyết vấn đề.

* Phương thức tổ chức hoạt động :

Phương án 1:

GV cho học sinh nghe và cùng cảm nhận bài hát

“Ba ngọn nến lung linh”

Theo em lời bài hát nói lên điều gì?

Dự kiến học sinh trả lời: Lời bài hát nói về tình cảm gia đình hoặc nói về gia đình hạnh phúc GV: Vậy gia đình được bắt nguồn từ đâu và trên cơ sở nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay Bài 12 Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình.(Tiết 1)

* Kết quả mong đợi từ hoạt động: Học sinh có

cách nhìn khái quát về nội dung của bài học.

- Học sinh đưa ra được quan niệm chung nhất về tình yêu, hiểu được tình yêu chân chính.

-Rèn năng lực tự học, hợp tác, năng lực giao tiếp, nhận xét đánh giá và giải quyết vấn đề.

* Phương thức tổ chức hoạt động:

GV sử dụng phương pháp đàm thoại làm rõ quan niệm về tình yêu.

GV: Tình yêu giữ vị trí đặc biệt, nó không chỉ điều chỉnh hành vi của con người mà còn làm bộc lộ nhiều phẩm chất đạo đức của cá nhân

BÀI 12: CÔNG DÂN VỚI TÌNH YÊU, HÔN NHÂN

VÀ GIA ĐÌNH

1 Tình yêu

a Tình yêu là gì?

Trang 27

Tình yêu có nội dung rất rộng trong phạm vi bài học chỉ đề cập đến tình yêu nam - nữ.

Khi nói đến tình yêu, mỗi người lại có những quan niệm khác nhau, cách nhín nhận khác nhau, đã tốn biết bao giấy mực của các nhà thơ, nhà văn, nhạc sĩ và với mỗi người.

Em hãy kể một số tác phẩm nghệ thuật về thơ, ca, bài hát, câu chuyện hoặc bộ phim nói về tình cảm

GV cho học sinh làm việc cặp đôi làm rõ tình yêu luôn mang tính xã hội GV có thể gợi mở hoặc nhấn mạnh bằng một đoạn của bài hát “Ông bà anh”

Bằng hành động cặp đôi giữa hai bạn cùng bàn hãy chỉ ra đặc tính của tình yêu và cho ví dụ Học sinh trả lời vào phiếu học tập, giáo viên lựa chọn và chiếu kết quả của cặp đôi trả lời tốt nhất họ có nhu cầu gần gũi, gắn bó với nhau, tự nguyện sống vì nhau và sẵn sàng hiến dâng cho nhau cuộc sống của mình - Tình yêu luôn mang tính XH : Bắt nguồn từ quan niệm, kinh nghiệm sống phụ thuộc vào hoàn cảnh đang sống

XH không can thiệp đến tình yêu cá nhân nhưng có tráchnhiệm hướng dẫn mọi người có quan niệm đúng đắn về tình yêu, đặc biệt là ở những người

Trang 28

GV yêu cầu học sinh nhận xét và kết luận : tình yêu mang đặc tính cá nhân và luôn mang tính XH

* Sản phẩm mong đợi: Học sinh nêu được quan

niệm về tình yêu, chỉ ra và lấy được ví dụ về tình yêu mang tính xã hội.

bắt đầu bước sang tuổi thanh niên

*Hoạt động 2: Hoạt động lớp, hoạt động cá nhân tìm hiểu về tình yêu chân chính và những biểu hiện của tình yêu chân chính* Mục tiêu:

- Học sinh nêu được thế nào là tình yêu chân chính và biểu hiện của tình yêu chân chính -Rèn năng lực tự học, năng lực tư duy độc lập, năng lực giao tiếp, giải quyết vấn đề.

* Phương thức tổ chức hoạt động:

GV dẫn dắt kết hợp với đàm thoại giúp học sinh tìm hiểu thế nào là tình yêu chân chính và hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu những biểu hiện của tình

GV: Tình yêu chân chính có những biểu hiện cụ thể như thế nào, phần này được thể hiện rất rõ trong sgk trang 78,79 Yêu cầu các em về nhà tự quyến luyến cuốn hút, sự gắn bó của cả hai người.

- Sự quan tâm sâu sắc đến nhau, không vụ lợi.

Trang 29

* Sản phẩm mong đợi: Học sinh biết được thế

nào là tình yêu chân chính và chỉ ra được các biểu hiện của tình yêu chân chính qua phần tự học.

- Có sự chân thành tin cậy và tôn trọng từ hai phía.

- Học sinh thấy được những điều cần tránh trong tình yêu của thanh niên và vì sao cần phải tránh -Rèn năng lực tự học, năng lực giao tiếp, khả năng nhận xét đánh giá và giải quyết vấn đề.

* Phương thức tổ chức hoạt động:

Phương án 1:

- GV cho học sinh xem một đoạn video với chủ đề “Nên hay không nên tình yêu trong học đường”

Phương án 2:

- GV cho học sinh thảo luận tình huống ở phần Phụ lục 1 với chủ đề “Nên hay không nên tình yêu trong học đường” Sau đó sử dụng phương pháp, kĩ thuật trình bày một phút để làm rõ những điều cần tránh trong tình yêu.

-GV đặt câu hỏi: Qua tình huống, kết hợp với sgk và những hiểu biết của mình, mỗi bạn sẽ ghi nhanh ra giấy nháp 5 điều cần tránh về tình yêu của thanh niên nam, nữ hiện nay và giải thích rõ lí do vì sao cần tránh (Thời gian ghi là 1 phút và

Trang 30

- Không nên yêu sớm vì ở tuổi vị thành niên cơ thể chưa phát triển toàn diện, cơ quan sinh dục đã phát triển nhưng chưa hoàn thiện

- Không nên yêu một lúc nhiều người vì mỗi con người chỉ có một trái tim nếu yêu nhiều người cùng một lúc chúng ta không thể trao trọn tình cảm cho một người được.

- Không nên có quan hệ tình dục trước hôn nhân vì có thể có thai ngoài ý muốn; lây nhiễm các căn bệnh như HIV/AIDS, lậu, giang mai GV: Đưa ra thông tin về tỉ lệ nạo hút thai ở nước ta và một số hình ảnh về các bệnh lây nhiễm qua con đường tình dục.

GV: Làm thế nào để không có thai ngoài ý muốn và không bị lây nhiễm những căn bệnh trên?

HS: Phát biểu ý kiến, đưa ra một số biện pháp tránh thai

GV: Kết luận

* Sản phẩm mong đợi: Học sinh chỉ ra được

trong tình yêu mình cần tránh những gì và vì sao.

8 Xâm hại tình dục trẻ em là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và

1 Tư vấn, hỗ trợ nâng cao sức khỏe cho thanh niên; phòng, chống bạo lực gia đình, bạo lực học đường, xâm hại tình dục; phòng,chốngmatúy, HIV/AIDS; phòng ngừa bệnh lây truyền qua đường tình dục, bệnh xã hội khác và các nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tinh thần của thanh niên.

-Yêu đương quá sớm, nhầm lẫn tình bạn với tình yêu - Yêu một lúc nhiều người hoặc vụ lợi trong tình yêu - Có quan hệ tình dục trước hôn nhân.

*Hoạt động 4 Hoạt động lớp, cá nhân, nhóm.Hoạt động lớp, cá nhân: Tìm hiểu về hôn nhân.

* Mục tiêu:

2 Hôn nhân

a Hôn nhân là gì?

- Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn

Trang 31

- Học sinh thấy được hôn nhân là gì và chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay.

-Rèn năng lực tự học, năng lực giao tiếp, khả năng nhận xét đánh giá và giải quyết vấn đề, hợp tác nhóm.

* Phương thức tổ chức hoạt động:

Dùng phương pháp đàm thoại, động não kết hợp với hoạt động cá nhân tìm hiểu hôn nhân là gì

GV: Yêu cầu học sinh theo dõi sách giáo khoa và trả lời câu hỏi

GV: Hôn nhân là gì ? HS: Trả lời câu hỏi

GV: Nhận xét và kết luận

GV: Em hãy cho biết ở nước ta pháp luật quy định tuổi kết hôn là bao nhiêu?

HS: Trả lời câu hỏi GV: Kết luận

Tuổi kết hôn ở nước ta hiện nay :

Từ ngày 1/1/2015 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 bắt đầu có hiệu lực thi hành quy định về độ tuổi kết hôn như sau: nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên mới được đăng ký kết hôn.

* Sản phẩm mong đợi: Học sinh chỉ ra được thế

nào là khái niệm hôn nhân

Phân biệt hôn nhân và kết hôn

-Hôn nhân được đánh dấu bằng việc kết hôn, hôn nhân thể hiện nghĩa vụ, quyền lợi và quyền hạn giữa vợ và chồng được pháp luật công nhận

Hoạt động nhóm: Tìm hiểu về chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay

* Mục tiêu: - Học sinh thấy được chế độ hôn

nhân ở nước ta hiện nay.

-Rèn năng lực tự học, năng lực giao tiếp, khả năng nhận xét đánh giá và giải quyết vấn đề, hợp

Theo khoản 1 Điều 2 Luật Hôn nhân và gia đình năm2014, những nguyên tắc cơbản của chế độ hôn nhân và gia đình bao gồm: “Hônnhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ, 1 chồng, vợ chồng bình đẳng”

Trang 32

- Gv: Chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm, thời gian làm việc trong 3 phút, sau đó cử đại diện thuyết trình.

NhómNội dung Câu hỏi định hướng tiến bộ là như thế nào? -Thế nào là hôn nhân tự nguyện và hôn nhân tiến bộ? Lấy ví dụ minh

- GV: Theo dõi, hướng dẫn, gợi ý những vấn đề khó giúp học sinh hoàn thiện nhiệm vụ.

Sau thời gian làm việc của các nhóm, giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trả lời và làm rõ nội dung của nhóm mình.

- HS:Đại diện các nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình.

Học sinh nhận xét đánh giá lẫn nhau.

- GV nhận xét chung, kết luận và giao nhiệm cho các nhóm xây dựng tình huống về chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay.

- GV củng cố phần hôn nhân bằng tình huống:

Anh A và chị B tự nguyện kết hôn với nhau Họcó một gia đình hạnh phúc Trong lần đi côngtác gần đây anh A đã ngoại tình với chị C.

Em hãy nhận xét về hành vi của anh A.

- Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ

- Hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng

Trang 33

Học sinh nhận xét.

- GV kết luận và chuyển sang hoạt động củng cố, luyện tập.

* Sản phẩm mong đợi: Kết quả thảo luận nhóm

của học sinh và tình huống mà các nhóm tự xây dựng ở nhà.

3 Hoạt động luyện tập, củng cố

Mục tiêu: HS củng cố được kiến thức trọng tâm bài học Rèn năng lực tự học, năng lực giao tiếp và giải quyết vấn đề Phương thức tổ chức hoạt động: Hoạt động lớp, cá nhân GV cho HS làm một số bài tập trắc nghiệm

Câu 1 Chọn phương án đúng điền vào dấu … Trong câu dưới đây:

“Tình yêu chân chính là tình yêu và……….,………với quan niệm đạo đức của xã hội”.

A chân thành, sâu sắc, thích hợp, hiện đại.

A Nam từ đủ 19 tuổi, nữ từ đủ 17 tuổi B Nam nữ từ đủ 19 tuổi trở lên.

C Nam từ đủ 20 tuổi, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên D Nam từ đủ 22 tuổi, nữ từ đủ 20 tuổi trở lên.

Câu 3.Tình yêu đích thực diễn biến theo 3 giai đoạn nào? A.Tình yêu - hôn nhân -gia đình hạnh phúc.

B Hôn nhân -gia đình hạnh phúc - tình yêu C Hôn nhân - tình yêu -gia đình hạnh phúc D Gia đình - tình yêu - hôn nhân.

Kết quả mong đợi: HS khắc sâu được kiến thức bài học 4 Hoạt động vận dụng

Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức đã học để xây dựng tìnhhuống về chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay theo các nhóm đãgiao ở trên.

Trang 34

-Đối với học sinh khá, giỏi: So sánh được chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay với thời kỳ phong kiến trước kia Rèn năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, làm việc nhóm và giải quyết vấn đề.

Phương thức tổ chức hoạt động:

HS về nhà hoàn thiện tình huống theo nhóm đã giao ở trên

Kết quả mong đợi: HS vận dụng được kiến thức xây dựng các tình huống

5 Hoạt động mở rộng

Mục tiêu: Thông qua việc tổ chức trò chơi cho HS, các em biết liên hệ, tìm tòi tình yêu trong văn học (ca dao, tục ngữ).

-Đối với học sinh khá, giỏi: So sánh được tình yêu, hôn nhân của các thời kỳ qua thơ ca.

Phương thức tổ chức hoạt động

GV cử bạn lớp trưởng hoặc một bạn trong lớp điều hành trò chơi theo thể lệ ở phần phụ lục.

Yêu cầu HS lấy một số câu ca dao, tục ngữ về tình yêu

HS các đội lần lượt trả lời, hết thời gian lớp trưởng nhận xét và trao quà cho đội trả lời được nhiều câu đúng nhất.

Sản phẩm mong đợi: HS sưu tầm được ca dao, tục ngữ về tình yêu

Dặn dò HS: Về nhà các nhóm xây dựng tình huống và đọc trước phần 3 của bài

Đánh giá tiết dạy: Thông qua nội dung bài học và nội dung tích

hợp giáo dục pháp luật trong bài học cùng với việc đổi mới phương pháp đã giúp học sinh tích cực, chủ động tham gia các hoạt động trong giờ học Giúp các em có những nhận thức sâu sắc về đặc điểm tâm lí lứa tuổi, hiểu được vì sao phải thực hiện những điều cần tránh trong tình yêu, những quy định trong hôn nhân và gia đình Giúp giờ học trở nên sôi nổi và hiệu quả, được Ban giám khảo Hội thi đánh giá cao Đây còn là sân chơi bổ ích giúp cho giáo viên có cơ hội giao lưu, học hỏi về đổi mới phương pháp về cách thức tổ chức các hoạt động học cho học sinh Giúp học sinh phát triển các năng lực và phẩm chất đồng thời trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về tình yêu, hôn nhân và gia đình theo đúng quy định của pháp luật.

*Đối với chương trình lớp 11, chúng tôi lựa chọn chuyên đề phòng chống

tham nhũng Chuyên đề đã được chúng tôi thực hiện thông qua việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn và tham gia dự thi Hội thi giáo viên GDCD dạy giỏi về chuyên đềphòng chống tham nhũng theo cấp cụm trường Đây là một nội dung khó, để lựa chọn các phương pháp và cách thức tổ chức cho phù hợp với đối tượng học sinh,

Trang 35

chúng tôi đã thường xuyên trao đổi chuyên môn theo cụm trường của hai huyện Mỹ Lộc và Vụ Bản thông qua hình thức trực tuyến Tại trường tổ chức Hội thi, giáo viên tham gia dự thi chỉ được gặp mặt học sinh lớp mình dạy trước 15 phút Tuy nhiên với việc lựa chọn các phương pháp dạy học tích cực như thảo luận nhóm, kĩ thuật mảnh ghép, tổ chức trò chơi, nộp sản phẩm trên Padlet đã cuốn hút học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo trong các hoạt động nhóm, mạnh dạn khi tham gia thuyết trình Giờ học sôi nổi, sự tương tác giữa trò với trò và giữa thầy với trò diễn ra nhịp A Nội dung chuyên đề:

1 Nội dung 1: Khái niệm tham nhũng và các biểu hiện của hành vi tham nhũng2 Nội dung 2: Nguyên nhân của hành vi tham nhũng

3 Nội dung 3: Tác hại (hậu quả) của tham nhũng;4 Nội dung 4: Các giải pháp phòng ngừa tham nhũng;5 Nội dung 5: Trách nhiệm của công dân (học sinh)

B Xây dựng bảng mô tả và hệ thống câu hỏi, bài tập trắc nghiệm:BẢNG MÔ TẢ CHUẨN ĐẦU RA CỦA BÀI

NỘI DUNGNhận biếtThông hiểuVận dụng

Trang 36

1 Câu hỏi tự luận:

Câu 1: Em hiểu thế nào là tham nhũng? (Đối tượng, hành vi, mục đích)

Câu 2: Em hãy nêu một số biểu hiện của hành vi tham nhũng?

Câu 3: Học sinh nhận diện được biểu hiện của hành vi tham nhũng qua video?

Câu 4: Chỉ ra được nguyên nhân của hành vi tham nhũng trong video?

Câu 5: Nêu tác hại của hành vi tham nhũng qua đoạn video?

Câu 6: Nêu một số giải pháp phòng chống tham nhũng?

Câu 7: Trách nhiệm của công dân (bản thân) trong việc phòng, chống tham nhũng.

2 Câu hỏi trắc nghiệm: Chọn đáp án đúng nhất trong mỗi câu sau

Câu hỏi nhận biết:

Câu 1:Thế nào là tham nhũng?

A) Tham nhũng là hành vi của cán bộ, công chức nhà nước đã lợi dụng chức vụ để gây phiền hà cho dân.

B) Tham nhũng là hành vi lợi dụng chức vụ của cán bộ nhà nước.

Trang 37

C) Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.

D) Tham nhũng là hành vi nhận tiền của người khác.

Đáp án C (Khoản 1 Điều 3 Luật phòng chống tham nhũng năm 2018 )

Câu 2:Thế nào là vụ lợi.

A) Vụ lợi là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó để tham nhũng.

B) Vụ lợi là việc công chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhằm đạt được lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất không chính đáng.

C) Vụ lợi là việc người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhằm đạt được lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất không chính đáng.

D) Vụ lợi là hành vi lợi dụng chức vụ,h quyền hạn đó để tham nhũng Đáp án C (Khoản 7 Điều 3 Luật phòng chống tham nhũng năm 2018)

Câu 3:Công dân có quyền gì trong công tác phòng, chống tham nhũng? A) Công dân chỉ có quyền phát hiện nhà báo tin về hành vi tham nhũng B) Công dân chỉ có quyền giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

C) Công dân chỉ có quyền phát hiện, kiến nghị với cơ quan nhà nước hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng và giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

D) Công dân có quyền phát hiện, phản ánh, tố cáo, tố giác, báo tin về hành vi tham nhũng và được bảo vệ, khen thưởng theo quy định của pháp luật; có quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng và giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

Đáp án D (Khoản 1 Điều 5 Luật phòng chống tham nhũng năm 2018

Câu 4:Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018 quy định việc xử lý tài sản tham nhũng như thế nào?

A) Tài sản tham nhũng phải được thu hồ theo quy định của pháp luật.

B) Tài sản tham nhũng phải được trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp theo quy định của pháp luật.

C) Tài sản tham nhũng phải được tịch thu theo quy định của pháp luật.

D) Tài sản tham nhũng phải được thu hồi, trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc tịch thu theo quy định của pháp luật.

Đáp án D (Khoản 1 Điều 93 Luật phòng chống tham nhũng năm 2018 ).

Câu hỏi thông hiểu:

Trang 38

Câu 1.Hành vi nào sau đây không phải là hành vi tham nhũng? A Tham ô tài sản.

B Nhận hối lộ; đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi.

C Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản D Không thực hiện kịp thời trách nhiệm giải trình Đáp án D, căn cứ Điều 2 Luật PCTN

Câu 2.Mục đích của hành vi tham nhũng A.vì làm giàu cho đất nước.

B vì xây dựng quê hương C vì vụ lợi.

D vì xây dựng bộ máy nhà nước ĐA:C

Câu hỏi vận dụng:

Câu 1: Cựu Bộ trưởng Bộ thông tin- truyền thông- Nguyễn Bắc Sơn nhận quà biếu trị giá 3 triệu USD Hành vi trên thuộc biểu hiện nào?

A.Nhận hối lộ

B.Sử dụng trái phép tài sản công C.Hành vi chiếm đoạt tài sản D.Hành vi sai phạm trong quản lí

ĐA: A

Câu hỏi vận dụng cao: Học sinh nhận diện hành vi tham nhũng qua tình huống

Từ năm 2016 đến tháng 6.2020, lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình, ông Hồ Quang Hóa đã chỉ đạo kế toán để ngoài sổ sách những khoản tiền thuộc ngân sách của UBND xã, cụ thể: Thu tiền các khoản đối ứng trong xây dựng cơ bản như làm đường liên thôn, liên xã; Tạm ứng các khoản thuộc quỹ ngân sách phục vụ việc cá nhân nhưng không hoàn ứng; Tự mình ký các phiếu thu tiền của các đơn vị nộp để chiếm đoạt; Lập những hồ sơ giả trong xây dựng cơ bản để chiếm đoạt tiền do UBND huyện hỗ trợ lụt bão… Tổng số tiền mà Hóa chiếm đoạt gần 1 tỉ đồng

Hành vi của ông Hồ Quang Hóa trong tình huống trên thuộc biểu hiện nào sau đây?

A Hành vi lạm quyền, tham ô tài sản B Hành vi trộm cắp.

C Hành vi cướp giật.

Trang 39

- Hiểu được thế nào là tham nhũng, các biểu hiện của hành vi tham nhũng - Biết và nhận diện được các biều hiện của hành vi tham nhũng

- Chỉ ra được nguyên nhân của tham nhũng

-Đánh giá được hậu quả (tác hại) của tham nhũng -Nêu được các giải pháp phòng ngừa tham nhũng.

-Nêu được trách nhiệm của công dân (bản thân) trong việc phòng chống tham nhũng.

2 Về năng lực:

Năng lực chung: năng lực tự học và tự chủ, năng lực giao tiếp và hợp tác,

năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

Năng lực đặc thù:Thông qua bài học sẽ góp phần hình thành, phát triển cho học

sinh như: năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực phát triển bản thân, năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội.

3 Phẩm chất:

Chăm chỉ: Tích cực học tập, tham gia vào các hoạt động phòng chống tham

Trung thực: Phê phán đấu tranh với những biểu hiện của hành vi tham nhũng.

Trách nhiệm: Có trách nhiệm với bản thân, trách nhiệm với cộng đồng tích cực

tham gia các hoạt động phòng chống tham nhũng; phê phán đấu tranh với những biểu hiện của hành vi tham nhũng.

II PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC -Phương pháp:

+ Phương pháp thuyết trình, đàm thoại; + Phương pháp giải quyết vấn đề;

+ Phương pháp thảo luận nhóm; + Phương pháp sắm vai;

+ Kĩ thuật mảnh ghép.

- Hình thức: làm việc nhóm, hoạt động lớp, cá nhân.

+ Trực tiếp trên lớp

Trang 40

+ Trực tuyến (nếu phải thực hiện cách li do dịch Covid-19)

+ Trực tiếp trên lớp kết hợp với trực tuyến (kết nối cho những học sinh phải thưc hiện cách li)

III TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH

- Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh theo dõi video hình ảnh- Báo cáo và thảo luận: Học sinh trả lời câu hỏi

- Kết luận và nhận định: Hình ảnh trong video đề cập đến vấn đề phòng chống

tham nhũng

2 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới:

Nội dung 1: Khái niệm tham nhũng, biểu hiện của hành vi tham nhũng

a) Mục tiêu: Nêu được khái niệm tham nhũng, chỉ ra được các biểu hiện của

tham nhũng

b) Nội dung: Học sinh tiến hành hoạt động lớp, cá nhân nêu được khái niệm

tham nhũng (đối tượng, hành vi, mục đích) và biểu hiện của hành vi tham nhũng.

c) Sản phẩm: Học sinh ghi được khái niệm tham nhũng, các biểu hiện của

tham nhũng.

Ngày đăng: 13/04/2024, 08:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w