1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Các tổ chức không có tư cách pháp nhân trong quan hệ dân sự

232 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các tổ chức không có tư cách pháp nhân trong quan hệ dân sự
Tác giả Vũ Thị Hồng Yến, Lê Thị Giang, Lê Thị Thúy Nga, Nguyễn Hồng Long, Ngô Thu Trang
Người hướng dẫn PGS. TS. Vũ Thị Hồng Yến
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Dân sự
Thể loại Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở
Năm xuất bản 2019
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 232
Dung lượng 56,07 MB

Nội dung

Khoản 1 Điều 101 Bộ luật dân sựnăm 2015 quy định “Trường hợp hộ gia đình, tô hợp tác, tô chức khác không có tư cách pháp nhán tham gia quan hệ dan sự thì các thành viên của hộ gia đình,

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

KHOA PHÁP LUẬT DÂN SỰ

ĐÈ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÁP CƠ SỞ

CAC TO CHỨC KHONG CO TU CACH PHAP NHAN

TRONG QUAN HE DAN SỰ

Mã số: LH-2018-22/DHL-HN

Chủ nhiệm đề tài : PGS TS Vũ Thị Hồng YếnThư ký đề tài : ThS Nguyễn Hoàng Long

Hà Nội, 2019

Trang 2

DANH SÁCH CÁC CỘNG TÁC VIÊN

STT Ho va tén Don vị (viết tat)

l Vũ Thị Hồng Yên ĐH Luật HN

2 Lê Thị Giang ĐH Luật Hà Nội

3 Lê Thị Thúy Nga Viện NCKHPL — BTP

+ Nguyễn Hoàng Long ĐH Luật HN

5 Ngô Thu Trang Toà án cấp cao

Trang 3

BANG CHU CAI VIET TAT

Trang 4

MỤC LỤC

DANH SÁCH CÁC CỘNG TÁC VIÊN

BANG CHU CAI VIET TAT

CHUONG 1: MOT SO VAN DE LY LUAN VE CAC TO CHUC KHONG

CÓ TƯ CÁCH PHÁP NHÂN TRONG QUAN HE DAN SỰ 1.1 Các quan niệm về chủ thé trong quan hệ dân sự - - s5: 11.2 Cơ sở khoa học cho sự hình thành các tổ chức không có tư cách pháp

nhân trong quan hệ dân sự - - c1 1111113311382 11111 re 6

1.2.1 Chủ thể của IDfiẦ VE tHẤN YE cas ssc alti bis 112405 Stk RAR 4213 RA 61.2.2 Chủ thé của giao dịch AGN Sự: cccĂSSSSSSSSSSSvvvkrrrrrres 81.3 Các loại tổ chức không có tu cách pháp nhân trong quan hệ pháp luật

1.3.1 Nhóm doanh nghiệp tư nhân và tổ chức hành nghề khác được tổ

chức, thành lập theo mô hình doanh nghiệp tự nhÁâH - - 14 1.3.2 Nhóm chỉ nhánh, văn phòng đại điện của pháp nhán 16

1.3.3 Nhóm tổ chức là quỹ dau tư chứng khoán, văn phòng diéu hànhcủa nước ngoài trong hợp dong hợp tác kinh doanh 2-5552 181.3.4 Nhóm tổ chức là hội đồng hương, hội đồng dong ho, cáu lạc bộ

1.4 Căn cứ xác định thành viên của các tổ chức không có tư cách pháp nhân

và xác định thành viên đại diện cho tô chức TAY .à Sài 21CHUONG 2: QUY DINH CUA BO LUAT DAN SU NAM 2015 VE CAC

TÔ CHỨC KHONG CO TƯ CÁCH PHAP NHÂN - 5 55c: 24

2.1 Các tổ chức không có tư cách pháp nhân trong Bộ luật dan sự năm 2015 24

DLL HO gid Gin nắn <- ÝỶÝ£& 24

2.1.2 TO NOD UGC cececcccscecscscssesesvevssessscsvsvssssesesesssesssssesssssvsvsesessecsesvsesesess 292.2 Bat cập của trong các quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 về các tổ

chức không có tư cách pháp nhân 2252 22ccxxeeesssses 34

2.2.1 Quy định của BLDS dân đến cách hiểu không thống nhất về sự tôntại của các chỉ thé không có tư cách pháp nan: -5cccscssa 34

Trang 5

2.2.2 Cịn thiếu những quy định về những tổ chức khơng cĩ tư cách phápnhân khác ngồi hộ gia đình, tổ hợp tác c5 cce+e+xzxsesrereei 392.2.3 Thiếu các quy định nhận diện về chủ thể là hộ gia đình và tổ hợptác — von là những chủ thể được nêu trong Bộ luật dán sự năm 2015 422.3 Bất cập trong các luật chuyên ngành khác về các tổ chức khơng cĩ tư

Cach phap nhan 0 45

2.3.1 Bat cập cua Luật “i8TPERREREEEER 452.3.2 Bắt cập của Luật Doanh nghhiệD +2 5 +E‡E‡E‡E++E+EeEerereei 50

2.3.3 Bất cập của Luật Hơn nhân gia đình - +5 ccscecscsrsrscee 51

2.3.4 Luật chứng KNOAN cc c1 90111111 11v ve rrx 53

CHƯƠNG 3: KIÊN NGHỊ HỒN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CÁC TỎ

CHỨC KHƠNG CO TƯ CÁCH PHÁP NHÂN -: -: 5-55 56

3.1 Kiến nghị về mối quan hệ giữa Bộ luật dân sự năm 2015 với các luậtchuyên ngành khác về các tổ chức khơng cĩ tư cách pháp nhân 563.2 Kiến nghị hồn thiện các quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 về các

tổ chức khơng cĩ tư cách pháp nhân 2-2-2 2+E+E+E+E+E+E2E+E2E2E2xe2 583.3 Kiến nghị hồn thiện các quy định của các luật chuyên ngành về các tổchức khơng cĩ tư cách pháp nhân nhằm thực thi quy định của BLDS năm

"015 -ơ:ơÕA5 ƠƠ ẻầe 65

CÁC CHUYEN DE NGHIÊN CỨU CU THẼ -. -: :-:+-+:+5++2 69CHUYEN DE 1: NHỮNG VAN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHỦ THE CUA QUAN

HE PHÁP LUAT DAN SU VA CHU THE CUA GIAO DỊCH DAN SU 71

1 Hệ thong những quan điểm về chủ thé của quan hệ pháp luật dan sự 71

2 Các loại chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự - - - 78

Trang 6

3 Phân biệt chủ thé của quan hệ pháp luật dân sự với chủ thé của giao dịch

CHUYEN DE 2: QUY ĐỊNH CUA BỘ LUẬT DAN SỰ NĂM 2015 VE

CÁC TO CHỨC KHONG CÓ TƯ CÁCH PHÁP NHÂN 114

1.1 Hộ gia đình là Øì? 111111 111111922 1111111 ngờ 115 1.2 Đại diện của Hộ gia đình trong quan hệ dân sự 118 1.3 Trach nhiệm cua Hộ gia đình trong quan hệ dân sự 120

2.1 TO hợp táC - -c-k s t21231121211121212111 1111111111 1111 011101010101 0111 0 1X6 1222.1.1 Tổ hợp tác là gì? cscsce SE He 1222.1.2 Đại diện của Tổ hop tác trong các quan hệ dan sự' 1242.1.3 Trách nhiệm của Tổ hop tác trong các giao dich dán sự 1262.2 Các tổ chức không có tư các pháp nhân - 2-2 s+s+s+s+s+x£: 1273.1 Nhóm doanh nghiệp tư nhân và tổ chức hành nghé khác được tô chức,

thành lập theo mô hình doanh nghiệp tư nhân ‹ +5 - 129 3.2 Nhóm chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân 132

3.3 Nhóm tô chức là quỹ đầu tư chứng khoán, văn phòng điều hành củanước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh 2-5 +s+s+s+s£: 1354108097000017 ad 138

CHUYEN DE 3: QUY ĐỊNH CUA CÁC LUẬT KHAC VỀ CÁC TÔ CHỨC

KHÔNG CÓ TƯ CÁCH PHÁP NHÂN TRONG MÓI QUAN HỆ VỚI QUYĐỊNH CUA BỘ LUAT DAN SỰ NĂM 20115 -¿ ccccscsxsxcerererred 140

I ĐÁNH GIÁ QUY ĐỊNH CUA LUẬT DAT DAI NĂM 2013 VE HO

GIA DINH SỬ DỤNG ĐẤTT E111 1E11115111515111115111111111 1E txe 140

1.1 Quy định của Luật dat dai năm 2013 về hộ gia đình sử dụng đất 1401.2 Một số vướng mắc bắt cập từ quy định của Luật Đất đai năm 2013

trong moi quan hệ với Bộ luật Dân sự năm 201 Š + 146

1.3 Một số khó khăn, vướng mắc từ thực tiễn thực thi các quy định phápluật hiện hành về hộ gia đình sử dụng đất - 5-5 cs5scs+sscscee 149

IL ĐÁNH GIÁ QUY ĐỊNH CUA LUẬT DOANH NGHIỆP NĂM 2014

VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN, HỘ KINH DOANH CÁ THÊ VÀ VĂNPHONG LUAT SƯ DO MỘT LUẬT SƯ THÀNH LẬP 151

Trang 7

2.1 Quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về Doanh nghiệp tư nhân, hộ

kinh doanh cá thể và văn phòng luật su do một luật su thành lập 151

2.2 Một số vướng mắc bat cập từ quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Luật su trong moi quan hệ voi Bộ luật Dán sự năm 2015 icc 155 2.3 Một số khó khăn, vướng mac từ thực tiễn thực thi các quy định pháp luật hiện hành về doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh ca thể và văn phòng luật su do một luật sự thành lẬP - «c5 55s ++ +2 156 II MỘT SỐ KIÊN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CÁC LUAT KHAC VE CÁC TO CHỨC KHÔNG CÓ TƯ CÁCH PHÁP NHÂN TƯƠNG THICH VỚI QUY ĐỊNH CUA BỘ LUAT DAN SỰ NĂM 2015 158

4108097000157 160

CHUYEN DE 4: THUC TIEN THỰC HIỆN PHÁP LUAT VE NHUNG TÔ CHỨC KHONG CO TU CÁCH PHÁP NHÂN -: 5 : 161

1 Thanh lập va cham dứt các tổ chức không có tư cách pháp nhân 162

1.1 Thành lập các tô chức không có tư cách pháp nhân - 162

1.2 Cham dứt các tổ chức không có tư cách pháp nhan 167

2 Năng lực chủ thé của các tổ chức không có tư cách pháp nhân 170

3 Quyên tài sản của các tô chức không có tư cách pháp nhân 172

4 Quyền tham gia vào các giao dịch dân sự của các tổ chức không có tư WE, PR NE, sex + cre 522m0 nomena secon Ln 000615 1:1 70888.41⁄4.880E%,1 14300800050 seston stot Xí 185 4.1 Quyên mở tài khoản tại Ngân hàng của các tổ chức không có tư cách 7⁄0 8e 187

4.2 Quyên thực hiện giao dich vay von của các tổ chức không có tư cách BE + Lusngges kiEngtdVeT tsuiG0865 6088:3059 caren 98018670 t.i0481004 1.80063668330008 0 Ø2g0016 140018500 tam 19] 4.3 Quyên giao kết hop dong lao động của các tổ chức không có tư cách hấp HÌÊH Gv kkt 192 5 Trách nhiệm pháp lý của các tổ chức không có tư cách pháp nhân trong giao dịch dân SU 2222 00001111111111111111 111111 11k ket 193 CHUYEN DE 5: BAT CAP CUA QUY ĐỊNH BỘ LUAT DAN SỰ NAM 2015 VE CAC TO CHUC KHONG CO TU CACH PHAP NHAN VA GIAI 5718500798050) 197

Trang 8

1 Thực trạng quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 về chủ thé không có tư

1.1 Quy định chưa rõ về tư cách chủ thể của các t6 chức không có tu

URI TH UO, assess vài Bghàh SRR Adah LAER tA 146280132 b&4018834 4 thí hàn š Cả 8XA51 kã 198

1.2 Còn thiếu những quy định về những tổ chức không có tư cách pháp

nhân khác ngoài hộ gia đình, tổ NOP tác ccscccscscsrsrsrereree 203

1.3 Thiếu các quy định nhận diện về chủ thể là hộ gia đình và tổ hợp tác

— vốn là những chủ thể được nêu trong Bộ luật dân sự năm 2015 204

2 Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về chủ thê trong giao dịch dân sự 206

Trang 9

BAO CAO TONG THUAT DE TAI

Trang 10

CHƯƠNG I:

MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE CÁC TO CHỨC KHÔNG CÓ TƯ

CÁCH PHÁP NHÂN TRONG QUAN HỆ DÂN SỰ

1.1 Các quan niệm về chủ thể trong quan hệ dân sự

Bộ luật dân sự thiết lập các nguyên tắc cơ bản chi phối toàn bộ hệ thống

luật tư Các nguyên tắc ấy phải được tôn trọng trong quá trình xây dựng cácluật chuyên ngành, nham bao dam tính thống nhất về quan điểm lập pháp củamột hệ thong luật Điều này được khăng định trong luật của nhiều nước châu

Âu và đang dần được khăng định trong quá trình hoàn thiện pháp luật dân sựViệt Nam Bộ luật dân sự được coi là căn cứ, chỗ dựa cho việc tô chức cuộcsống pháp lý tư nhân trong các lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình, thươngmại, lao động Khi các quan hệ xã hội phát triển và trở nên phức tạp, cácluật chuyên ngành được xây dựng dé đáp ứng nhu cầu điều chỉnh theo chuẩnmực chung đối với các mối quan hệ ấy; từ đó các ngành luật chuyên ngànhnhư thương mại, lao động, sở hữ trí tuệ mới hình thành và phát triển Cácquy phạm của Bộ luật dân sự được xác định là những quy tắc mang tínhnguyên tắc, có tác dụng tạo ra khung ứng xử, khi đi vào các lĩnh vực cụ thể,

những quy phạm này phải được cụ thé hóa”

Cụ thể là, trong mối quan hệ với các luật khác có liên quan, trên cơ sở xác

định rõ phạm vi điều chỉnh và vị trí, vai trò của Bộ luật dân sự, Bộ luật dân sựnăm 2015 quy định theo hướng: (1) Đối với những quan hệ xã hội không thuộcquan hệ tư thì không thuộc phạm vi điều chỉnh của Bộ luật; (2) Đối với cácquan hệ dân sự, Bộ luật quy định các luật khác có liên quan điều chỉnh quan hệdân sự trong các lĩnh vực cụ thé không được trái với các nguyên tắc cơ bản củapháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này; trường hợp luật khác cóliên quan “không quy định hoặc có quy định nhưng vi phạm khoản 2 Điều này

' PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện (2017), Giáo trình Luật dân sự, Nxb Dai học Quốc gia Thành phố Hồ Chí

Minh, tr 24.

Trang 11

thì quy định của Bộ luật này được áp dụng” Cách tiếp cận như vậy đã làm rõ

hơn mỗi quan hệ giữa Bộ luật dân sự với luật khác có liên quan, tạo cơ chế

pháp lý dé các co quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, áp dụng pháp luậtđồng bộ, thống nhất, giúp người dân thuận lợi hơn trong việc áp dụng pháp luật

khi tham gia các quan hệ xã hội có liên quan, tháo gỡ sự lúng túng hoặc tùy

tiện, trong đó có hoạt động xét xử của Tòa án Điều này còn sẽ góp phần khắc

phục và hạn chế tình trạng các luật khác có liên quan (luật chuyên ngành) cónhững biéu hiện “thoát ly” khỏi Bộ luật dân sự

Do đó, khi nghiên cứu quan hệ pháp luật dân sự cần phải nghiên cứu các

quan hệ khác trong từng lĩnh vực cụ thé Qua thực tiễn triển khai thi hành Bộ

luật dân sự, có thê thay một trong các vướng mắc, khó khăn chính là sự chồngchéo và không tương thích, đồng nhất giữa quy định của Bộ luật dân sự vàcác văn bản pháp luật trong từng lĩnh vực cụ thé Đồng thời, vấn đề áp dungpháp luật nào để điều chỉnh, pháp luật nào được ưu tiên áp dụng, cách hiểuthống nhất về quy định cũng là van đề gây tranh cãi không chi trong giớinghiên cứu mà còn trong giới áp dụng pháp luật Trong đó có vấn đề phápluật áp dụng về chủ thể pháp luật được trao đồi, thảo luận thời gian qua

Thứ tư, Bộ luật dân sự Việt Nam xác định chủ thé quan hệ pháp luật dân

sự bao gồm cá nhân và pháp nhân với tính chat là chủ thé thường xuyên, chủyếu, đồng thời xây dựng cơ chế pháp lý xác định tư cách chủ thể khi Nhà

nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trung ương, cơ quan

nhà nước ở địa phương, hộ gia đình, tô hợp tác và tô chức khác không có tưcách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự Khoản 1 Điều 101 Bộ luật dân sựnăm 2015 quy định “Trường hợp hộ gia đình, tô hợp tác, tô chức khác không

có tư cách pháp nhán tham gia quan hệ dan sự thì các thành viên của hộ gia

đình, tổ hop tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân là chủ thé thamgia xác lập, thực hiện giao dịch dan sự hoặc uy quyền cho người đại điệntham gia xác ldap, thực hiện giao dịch dan sự ` Liên quan đến Luật đất đai,

Bộ luật dân sự quy định “việc xác định chu thé cua quan hệ dân sự có sự

Trang 12

tham gia của hộ gia đình sử dụng dat thực hiện theo quy định cua Luật dat

đa?” (khoản 2 Điều 101 Bộ luật dân sự năm 2015) Như vậy, trong trường hợp

hộ gia đình sử dụng đất được Luật đất đai công nhận là chủ thể độc lập thì khi

hộ gia đình tham gia vào quan hệ dân sự liên quan đến quyền sử dụng đất đó

cũng được Bộ luật dân sự công nhận là chủ thê độc lập Bên cạnh đó, các quyđịnh chi tiết của Bộ luật cũng cho thấy định hướng của nhà làm luật trong

việc xây dựng các quy định dé đảm bảo trong các giao dich cần phải xác định

được chủ thể chịu trách nhiệm, nghĩa vụ phát sinh, đó là cá nhân, pháp nhân.7

So sánh đối chiếu với Bộ luật dân sự năm 2005, bên cạnh cá nhân và

pháp nhân, còn có hộ gia đình và tô hợp tác với tư cách làm chủ thể Thời kỳsửa đôi Bộ luật dân sự, dự thảo trình Quốc hội vào năm 2015 dé thông qua đãtheo hướng không coi hộ gia đình và tổ hợp tác với vai trò là chủ thể nhưtrước Sau nhiều lần tranh luận, nội dung này phải xin ý kiến cấp Bộ trưởng,các chuyên gia đã đưa ra nhiều ý kiến ủng hộ theo hướng dự thảo Bên cạnh

đó, Tòa án nhân dân tối cao đã từng có quyết định giám đốc thâm theo hướng

hộ gia đình không là đương sự trong pháp luật tố tụng dân sự (không được coi

là cá nhân hay tổ chức nên không là đương sự) nên không thể khởi kiện cũngkhông thé bị kiện Tuy nhiên van dé này cũng phải dưa ra xin ý kiến đại biểu

Quốc hội, Bộ Chính trị

Báo cáo tại phiên họp sự được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho

ý kiến”, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho biết, nhiều ý kiến

tán thành dự thảo Bộ luật dân sự quy định chủ thể của quan hệ pháp luật dân

sự là cá nhân và pháp nhân Trong đó, hộ gia đình, tô hợp tác, tô chức kháckhông có tư cách pháp nhân không phải là chủ thé của quan hệ dân sự, mà tùy

thuộc vào từng quan hệ dân sự, việc tham gia của các chủ thê này thực hiện

? Bộ Tư pháp (2017), Những điểm mới cơ bản của Bộ luật dân sự năm 2015, Cuốn sách được thực hiện dưới

sự hỗ trợ của Dự án JICA, Nxb Lao động, tr 57.

3 PGS.TS Đỗ Văn Đại (2016), Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ luật dan sự năm 2015, Nxb Hồng

Đức, tr 45.

Anh Phương, “Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự là cá nhân và pháp nhân”, Link truy cập:

http://www.sggp.org.vn/chu-the-cua-quan-he-phap-luat-dan-su-la-ca-nhan-va-phap-nhan-265824.html, truy cập: Thứ Năm, 15/10/2015 16:16

Trang 13

thông qua các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác hoặc thông qua người đại

diện Tại phiên họp, ông Lý cũng giải thích đã là chủ thể của quan hệ pháp

luật dân sự thì phải có đầy đủ quyên, nghĩa vu chủ thé, phải chịu trách nhiệm

về việc tham gia quan hệ dân sự của mình Vì vậy, chỉ có cá nhân và phápnhân là chủ thé của quan hệ pháp luật dân sự Qua tổng kết thi hành Bộ luật

dân sự 2005 cho thấy, sự tham gia của hộ gia đình, tô hợp tác trong quan hệ dân sự thường được thực hiện thông qua các thành viên cụ thé, nhung su tham

gia vào giao dich dân sự của các chủ thé này còn rat nhiều vướng mắc Bên

cạnh đó, Tòa án Nhân dân tối cao cho biết nếu coi hộ gia đình, tô hợp tác làchủ thê của quan hệ pháp luật dân sự thì thực tiễn xét xử rất khó khăn Cáchthức xử lý hợp lý là ủy quyền cho một cá nhân đại diện Các nước cũng chỉquy định 2 chủ thé của pháp luật dân sự là cá nhân và pháp nhân Việc xácđịnh chủ thé của quan hệ dân sự có sự tham gia của hộ gia đình sử dụng đấtđược thực hiện theo quy định của Luật Đất đai

Tuy nhiên, cũng có quan điểm dé nghị tiếp tục quy định hộ gia đình, tổhợp tác là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự Không chỉ có Luật Đất đai,

mà còn nhiều Luật khác như Nhà ở, rồi Luật Hợp tác xã cũng đề cập đếncác chủ thể này

T] năm, so sánh đối chiêu với quan điểm lập pháp được thể hiện trong

Bộ luật dân sự các nước.

(1) Bộ luật dan sự Campuchia công bố ngày 08/12/2007, về phạm vi điềuchỉnh cũng nhắc đến hai chủ thê chủ yếu là cá nhân và pháp nhân Tại Điều 3

Bộ luật quy định “Luật này đưa ra những quy định về quan hệ pháp luật bìnhđăng giữa các cá nhân với nhau bao gồm cả pháp nhân trên cơ sở tôn trọng

những suy nghĩ tự do của cá nhân Pháp nhân công vụ trong quan hệ giao dịch cũng được coi là cá nhân”.

(2) Bộ luật dân sự Nhật Bản sửa đôi gan nhất năm 2006, cũng nêu ra haichủ thê là cá nhân và pháp nhân, đồng thời Bộ luật cũng quy định địa vị pháp

lý rõ ràng cho các chủ thé khác như “1 Không có pháp nhân nào được thành

Trang 14

lập trừ khi nó được thành lập theo các quy định của Bộ luật này hoặc các luật

khác; 2 Pháp nhân hoạt động có tính chất chuyên nghiệp, nghệ thuật, từ

thiện, thờ cúng, tôn giáo hoặc các lợi ích công cộng khác, bất kỳ pháp nhân

nào hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận hoặc các pháp nhân khác được thành lập,

tổ chức, quản lý theo quy định của pháp luật bao gồm cả Bộ luật này.” (Điều33); “Các tô chức có mục tiêu kiếm lợi nhuận được thành lập căn cứ vào các

điều kiện được quy định đối với việc thành lập các công ty thương mại.”

(Điều 35) “Nếu việc góp vốn được thực hiện giữa những người đang sống thìtài sản được chuyên giao theo hành vi góp vốn sẽ trở thành tài sản của pháp

nhân kê từ thời điểm được cấp giấy phép thành lập.” (Điều 42) Bên cạnh đó,

Bộ luật cũng nhắc đến việc tham gia giao dịch của các doanh nghiệp liên kết

“Điều 670 Phương thức điều hành nghiệp vụ kinh doanh: Việc điều hànhnghiệp vụ kinh doanh của doanh nghiệp liên kết sẽ được định đoạt bởi hơnphân nửa số thành viên góp vốn; Nếu có nhiều người được bổ nhiệm dé điềuhành nghiệp vụ kinh doanh như đã nêu ở đoạn trước theo hợp đồng của doanhnghiệp liên kết (sau đây gọi chung là “Thành viên điều hành nghiệp vụ”), thì

sẽ được định đoạt bởi hơn phân nửa số thành viên; Bất kế đã có quy định tạihai khoản trước, việc kinh doanh thông thường của doanh nghiệp liên kết cóthể được thực hiện bởi tư cách cá nhân của mỗi thành viên hoặc thành viênđiều hành nghiệp vụ Tuy nhiên, quy định tại điều này sẽ không được áp dụngnếu các thành viên khác hoặc các thành viên điều hành nghiệp vụ khác phản

đối trước khi hoàn thành việc kinh doanh.”

(3) Bộ luật dan sự Liên Bang Nga, tại Điều 1 quy định “1 Pháp luật dân

sự được dựa trên sự thừa nhận sự bình đăng của những người tham gia các

quan hệ do nó điều chỉnh, sự bất khả xâm phạm của sở hữu, quyền tự do thỏathuận, sự không được phép tùy tiện can thiệp của bất kỳ ai (người nào) vào

các công việc tư, sự cần thiết của việc thực hiện một cách thuận lợi các quyền

dân sự, sự đảm bảo khôi phục lại các quyền dân sự đã bi vi phạm, bảo vệ các

quyền bị xâm phạm đó bằng toà án 2 Các công dân (thé nhân) và pháp nhân

Trang 15

sẽ có được và thực hiện quyền dân sự của ý chí tự do của riêng họ và vì lợiich riêng của họ Họ sẽ được tự do thành lập quyền và nghĩa vụ trên cơ sởthỏa thuận và xác định bất kỳ điều khoản nào của thỏa thuận không mâuthuẫn với pháp luật Các quyền dân sự có thê bị hạn chế trên cơ sở Luật Liênbang và chỉ trong phạm vi, mà nó sẽ cần thiết cho các mục đích bảo vệ nềntảng của hiến pháp hệ thống, đạo đức, sức khỏe, quyền và lợi ích hợp pháp

của người khác, để cung cấp cho quốc phòng và vì an ninh nha nước ”

Chúng tôi cho răng, xu hướng chung của pháp luật dân sự các nước đềuchỉ có ghi nhận cá nhân và pháp nhân là chủ thể của quan hệ dân sự BLDSnăm 2015 cũng đang tiếp cận theo hướng đó Tuy nhiên, pháp luật là công cụ

để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh và định hướng cho các quan hệ đó.Trong bối cảnh thực tiễn của Việt Nam, vẫn còn tôn tại những chủ thê khôngthuộc 2 dạng trên mà vẫn được các văn bản pháp luật khác ghi nhận quyềncủa một chủ thể của quan hệ pháp luật Do vậy, BLDS năm 2015 cần phải cócác giải pháp dé các chủ thé này thực hiện được quyền của minh là tham gia

vào các giao dịch dân sự sao cho an toàn, trách nhiệm pháp lý cũng như tư

cách tố tụng của chủ thê phát sinh từ giao dịch đều có cơ sở để thực hiện Chứkhông vì lẽ chỉ có quy định về chủ thể là cá nhân và pháp nhân mà vô hìnhchung tước bỏ quyền của các chủ thé không có tư cách pháp nhân nay Cũngnhư các chủ thé khác khi xác lập các giao dịch liên quan đến loại chủ thể nàycần lường trước các khó khăn và rủi ro và chính ban thân các t6 chức không

có tư cách pháp nhân này nên hoàn thiện các điều kiện luật định để có thêđược pháp luật công nhận chuyền đôi thành pháp nhân

1.2 Cơ sở khoa học cho sự hình thành các tổ chức không có tư cách pháp

nhân trong quan hệ dân sự

1.2.1 Chủ thể của quan hệ dân sự:

Thư nhất, nghiên cứu về chủ thé quan hệ dân sự trước tiên cần nghiêncứu và tìm hiểu về chủ thé của quan hệ pháp luật nói chung bởi lẽ chủ thé

quan hệ dân sự cũng mang bản chat, đặc điểm của chủ thé của quan hệ pháp

luật bên cạnh các đặc diém đặc thù, riêng rẽ.

Trang 16

Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh trong đócác bên tham gia quan hệ pháp luật có các quyền và nghĩa vụ pháp lý đượcnhà nước bảo đảm thực hiện” Trong đó, chủ thể của quan hệ pháp luật là mộtthành phần của quan hệ pháp luật, bên cạnh yếu tố: nội dung và khách thẻ.Theo đó, chủ thê quan hệ pháp luật là cá nhân, tổ chức đáp ứng được các điềukiện do pháp luật quy định và tham gia vào quan hệ pháp luật”.

Thi hai, pháp luật dân sự là một ngành luật quan trọng trong hệ thốngpháp luật Các quan hệ xã hội được điều chỉnh bởi pháp luật dân sự chính làcác quan hệ dân sự có nội dung bao gồm: địa vị pháp lý, chuân mực pháp lý

về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyên, nghĩa vụ về nhân thân và tài

sản của cá nhân, pháp nhân được hình thành trên cơ sở bình đăng, tự do ý chí,

độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm

Thi ba, theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, quan hệ pháp luật

dân sự có bản chất pháp lý là những quan hệ giữa cá nhân, pháp nhân đượchình thành trên nguyên tắc tự do ý chí, tự nguyện, bình đăng và tự chịu tráchnhiệm Tuy nhiên, Bộ luật dân sự với vai trò là “Hiến pháp của luật tư” khôngđiều chỉnh những van dé cụ thể, mang tính chuyên sâu của các lĩnh vực phátsinh trong đời sống, vì sứ mệnh của Bộ luật chỉ quy định những vẫn đề mangtính cơ bản và nền tảng Quan hệ pháp luật dân sự cũng vậy, trong từng lĩnhvực cụ thé, mặc dù về bản chất van là quan hệ hình thành trên nguyên tắc tự

do ý chí, tự nguyện, bình đăng và tự chịu trách nhiệm pháp luật dân sự nhưngkhi được điều chỉnh bằng các quy phạm pháp luật, phương pháp điều chỉnh

khác, sẽ được cụ thể hóa và trở thành các quan hệ pháp luật trong từng lĩnh

vực cụ thé Ví dụ như quan hệ lao động, quan hệ thương mại, quan hệ hônnhân và gia đình được điều chỉnh bởi Luật thương mại, Luật hôn nhân vàgia đình, Bộ luật lao dong’

5 Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật, Nxb Tư pháp, tr 383.

5 Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật, Nxb Tư pháp, tr 385.

7 Việc phân định quan hệ pháp luật tư và quan hệ pháp luật công không được rạch ròi Có những quan hệ bị điều chỉnh đồng thời cả luật tư và luật công.

Trang 17

1.2.2 Chủ thể của giao dịch dân sự:

Khái niệm giao dịch dân sự được quy định tại Điều 116 BLDS năm 2015:

“Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phátsinh, thay đổi hoặc cham dứt quyên, nghĩa vu dân sự” Như vậy, chủ thê củagiao dịch dân sự là chủ thể của hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương,qua đó làm phát sinh, thay đổi hoặc cham dirt quyền, nghĩa vụ dân sự Điều này

nhằm phân biệt với chủ thể của các quan hệ pháp luật khác mà không phải là

giao dịch dân sự như các quan hệ hình sự, hành chính, hôn nhân

Các tổ chức không có tư cách pháp nhân được quy định trong BLDS năm

2015 như hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân, các tập đoàn Đâychính là các thực thể pháp lý được ghi nhận trong nhiều văn bản pháp luậtkhác nhau, chịu sự điều chỉnh bởi các văn bản luật đó Nếu các chủ thé này đãđược hình thành theo các văn bản pháp luật cụ thể và sau đó tiếp tục trở thànhchủ thé của giao dịch dân sự thì còn phải đáp ứng các điều kiện về năng lựcchủ thể phù hợp với giao dịch đó Năng lực chủ thê của giao dịch dân sự đượcghi nhận trên cơ sở các yếu tô như sau:

Thứ nhất là năng lực pháp luật dân sự: Năng lực pháp luật dân sự của cá

nhân là khả năng của cá nhân có quyền và nghĩa vụ dân sự” Phạm vi quyền

và nghĩa vụ dân sự này được ghi nhận trong các văn bản pháp luật Ví dụ như

hộ gia đình sử dụng đất có những quyền và nghĩa vu theo Luật đất đai, doanhnghiệp có quyên và nghĩa vụ theo Luật doanh nghiệp; văn phòng luật sư cóquyền và nghĩa vụ theo Luật luật sư

Thứ hai là năng lực hành vi dân sự: Năng lực hành vi là khả năng của ca

nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân Sự”

Khả năng của cá nhân được xác định theo các mức tuôi và khả năng nhận

thức và làm chủ hành vi Cá nhân từ tròn 15 tuôi trở lên có tài sản riêng có thê

Š Khoản 1 Điều 16 BLDS năm 2015: “Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự”

? Điều 16 BLDS năm 2015: “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của

mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự”

Trang 18

được tham gia các giao dịch một cách độc lập, trừ những giao dịch liên quan

đến bat động sản hoặc động sản có đăng ký quyền sở hữu Cá nhân từ tròn 18

tuổi trở lên, không bị mất, hạn chế hay không có khó khăn trong nhận thức vàlàm chủ hành vi thì có quyền tham gia mọi giao dịch dân sự, trừ trường hợp

có quy định khác của pháp luật.

Không chỉ có thế, chủ thể của giao dịch dân sự còn phải đáp ứng khảnăng trở thành nguyên đơn hoặc bị đơn trước toà khi có tranh chấp phát sinh

từ giao dịch Theo nguyên lý chung thì chủ thể tham gia tố tụng phải là cánhân trực tiếp tham gia hoặc uỷ quyền cho cá nhân, pháp nhân khác hoặcthông qua cá nhân là người đại diện theo pháp luật Nếu chủ thé là pháp nhânthì pháp nhân sẽ tham gia tố tụng thông qua người đại diện (theo pháp luậthoặc theo uỷ quyền)

Còn đối với các chủ thé khác như các doanh nghiệp, tổ hợp tác, hộ giađình sử dụng đất thì năng lực hành vi được xác định như thế nào? Có thể nóiđiều này hoàn toàn không tìm thấy trong các quy định của pháp luật chuyênngành (luật điều chỉnh cụ thé các chủ thé này) Có nghĩa là chúng ta phải quay

về tìm tư cách chủ thê thông qua quy định của BLDS BLDS năm 2015 chỉ quyđịnh về chủ thê là pháp nhân bên cạnh chủ thê là cá nhân Như vậy, nêu các chủthê khác không phải là cá nhân thì phải đáp ứng được các điều kiện của một

pháp nhân thì qua đó mới xác định được năng lực hành vi của pháp nhân Năng lực hành vi của pháp nhân được xác định thông qua hành vi của cá nhân là

người đại diện cho pháp nhân Đề xác định được người đại diện của pháp nhânthì trước hết phải xác định được cá nhân là người đại diện theo pháp luật củapháp nhân thông qua điều lệ hoạt động của pháp nhân (hoặc thông qua quyếtđịnh thành lập pháp nhân) với nhưng nội dung cụ thé như: cá nhân đó là ai,chức vụ trong pháp nhân là gì, có thẩm quyền đại diện đến đâu Trên cơ sở xácđịnh cá nhân là đại diện theo pháp luật của pháp nhân, có thê xác định tiếp theo

ai là người đại diện theo uy quyền của pháp nhân Về căn cứ thì người đại diện

theo pháp luật phải có quyền uy quyên cho cá nhân khác nhân danh pháp nhân

Trang 19

(chỉ được phép uỷ quyền cho cá nhân, pháp nhân khác nếu trong điều lệ có quyđịnh hoặc nếu điều lệ không quy định thì phải có biên bản họp thống nhất chophép uỷ quyền của hội đồng quản trị hoặc hội đồng cổ đông ); về hình thức:phải có văn bản uỷ quyền của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân cho

người đại điện theo uỷ quyền

Có thé chỉ ra các thực thé pháp lý được các văn bản pháp luật ghi nhậnnhư: Các doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp gồm có: công ty trách nhiệmhữu hạn, công ty cô phan, doanh nghiệp tư nhân, các tập doan; Các công ty

luật, văn phòng luật theo Luật Luật sư; Các văn phòng công chứng, phòng

công chứng theo Luật công chứng; Các hộ kinh doanh cá thể theo LuậtThương Mại; Hộ gia đình sử dụng đất theo Luật đất đai; Tổ hợp tác theo Bộluật dân sự Đây là những chủ thể được tạo ra bởi các quy định của pháp luậtbên cạnh cá nhân là chủ thé tự nhiên của quan hệ pháp luật Vậy những chủthê trên liệu có đáp ứng được các tiêu chí để trở thành chủ thể của giao dịchdân sự nếu không đáp ứng được các điều kiện của một pháp nhân Vậy nhữngchủ thể này có bị tước quyên tham gia vào các giao dịch dân sự và nếu có thì

sẽ tham gia vào các giao dịch dân sự theo cách thức nào?

Trước hết, đối các chủ thể không có tư cách pháp nhân (hộ gia đình,doanh nghiệp tư nhân, tổ hợp tác, tập đoàn ) thì không có căn cứ để xácđịnh người đại diện theo pháp luật như đối với pháp nhân Các chủ thé nàykhi hình thành thi không cần có điều lệ hoạt động nên không có căn cứ dé xác

định người đại diện theo pháp luật cũng như xác định người đại diện theo uỷ

quyền Đề tham gia vào các giao dịch dân sự, cần phải có cá nhân được chủ

thé đó trao quyền nhân danh mình dé xác lập giao dịch, tao lập những quyền

và nghĩa vụ từ giao dịch đó cũng như xác định chủ thể phải chịu trách nhiệm

từ những giao dịch đó Những trách nhiệm này đều là những trách nhiệm vềtài sản nên cũng phải có căn cứ để xác định tài sản thuộc sở hữu của những

chủ thể này Thực tế, những chủ thé không có tư cách pháp nhân này không

có tài sản riêng thuộc sở hữu của mình giỗng như pháp nhân Cụ thể là không

có sự tách bạch giữa tài sản của chủ thé này với tài sản của các thành viên Vi

Trang 20

dụ, khi thành lập doanh nghiệp tư nhân thì cá nhân đứng ra thành lập chỉ kê

khai vốn đầu tư mà không có sự dịch chuyển quyền sở hữu tài sản đó từ cánhân sang doanh nghiệp nên có thể nói đối với doanh nghiệp tư nhân thìkhông có cơ chế đại điện cho doanh nghiệp cũng không có căn cứ dé xác định

tài sản của doanh nghiệp tư nhân Đó là 2 ly do cơ bản để không thé coidoanh nghiệp tư nhân là chủ thể của giao dịch dân sự Tương tự, năng lựchành vi dân sự của hộ gia đình và tổ hợp tác cũng không thé xác định thông

qua cơ chế đại điện theo pháp luật (không có điều lệ khi hình thành) và tài sản

của những chủ thé này không phải là tài sản của riêng chủ thé đó mà thuộc sởhữu chung của tất cả các thành viên

Những chủ thé này được hình thành trong các văn bản pháp luật hiệnhành và có năng lực pháp luật dân sự (được pháp luật ghi nhận những quyền

và nghĩa vụ) nhưng lại không có năng lực hành vi dân sự của chính mình détham gia vào các giao dich dân sự va cũng không có tai sản riêng để chịu các

trách nhiệm phát sinh từ chính những giao dịch đó.

Trên cơ sở đó, có thê kết luận, chủ thê của giao dịch dân sự là những chủthé có năng lực để tạo ra nội dung trong các giao dịch và phải chịu tráchnhiệm phát sinh từ những giao dịch đó Có nghĩa là chủ thể của giao dịch dân

sự phải được xác định cụ thể, có sự độc lập trong giao kết, thực hiện và cham

dứt giao dịch, có tư cách là nguyên đơn và bị đơn trước toà Do đó, có những

chủ thé được các văn bản pháp luật khác ghi nhận như là những thực thé pháp

ly có được những quyên và nghĩa vụ luật định nhưng lại không thé trở thànhchủ thé của các giao dịch dân sự, mà phải thông qua các chủ thé là cá nhân

hay nhóm cá nhân của tổ chức đó Tuy nhiên, tuỳ từng trường hợp đề xác địnhtrách nhiệm cá nhân hay trách nhiệm bằng tài sản của các tô chức đó Đó làcâu chuyện mà nha làm luật cần phải phân biệt sự khác nhau giữa các tổ chứckhông phải là pháp nhân với một nhóm cá nhân đồng sở hữu chung đối với tàisản Bởi nội hàm bên trong các tổ chức không có tư cách pháp nhân là hình

thức sở hữu chung giữa các thành viên của tổ chức đó (giống như một nhóm

cá nhân có đông sở hữu chung đôi với tài sản) nhưng nó còn được thê hiện ra

Trang 21

bên ngoài là một chủ thé độc lập có tên gọi riêng, thậm chí được hình thànhtrên cơ sở đáp ứng được các yêu cau luật định Việc phân tích thực trang chovan dé này sẽ được trình bay ở chương 2 và giải pháp sẽ được đề cập ởchương 3 trong ban báo cáo phúc trình dé tài này.

1.3 Các loại tổ chức không có tư cách pháp nhân trong quan hệ pháp

luật dan sự

Có thé khang định, BLDS năm 2015 cũng như các văn bản quy phạmpháp luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành không có quyphạm định nghĩa pháp nhân mà chỉ quy định về các điều kiện dé một tổ chứcđược pháp luật thừa nhận là pháp nhân Cụ thể, Điều 74 BLDS 2015 quyđịnh, một tô chức được thừa nhận là pháp nhân phải có 4 điều kiện sau:

Thứ nhất, phải được thành lập hợp pháp Pháp nhân ở Việt Nam có théđược thành lập hợp pháp theo 3 con đường: theo quyết định của cơ quan nhànước có thâm quyên; theo trình tự cho phép thành lập hoặc được cơ quan nhànước có thầm quyền công nhận

Thứ hai, pháp nhân phải có cơ quan điều hành Cơ quan điều hành củapháp nhân là một tập thé gom nhiéu người có tru sở làm việc cu thé Tô chức,nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan điều hành được quy định trong điều lệ củapháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân

Thứ ba, có tài sản độc lập với ca nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách

nhiệm bằng tài sản của pháp nhân Tài sản của pháp nhân phải độc lập với tàisản của pháp nhân khác và độc lập với tài sản của thành viên pháp nhân Yếu

tố độc lập ở đây phải hiểu là khi pháp nhân có nghĩa vụ về tài sản thì khôngđược lay tài sản riêng của thành viên pháp nhân ra dé thực hiện nghĩa vụ và

ngược lại, khi thành viên của pháp nhân có nghĩa vụ tai sản với ai đó thì

không được phép kê biên tài sản của pháp nhân để trả nợ Tài sản của pháp

nhân được hình thành từ các nguồn sau: vốn góp của các thành viên; lãi từhoạt động sản xuất, kinh doanh của pháp nhân; tài sản được tặng cho, thừa kế;tài sản của nhà nước được nhà nước giao quyền quản lý, sử dụng (đối với

pháp nhân là các lực lượng vũ trang, doanh nghiệp nhà nước ).

Trang 22

Thứ tư, nhán danh mình tham gia vào các quan hệ một các độc lập Với

tư cách là một chủ thê độc lập, pháp nhân tham gia vào các quan hệ pháp luậtdân sự bình đăng như những chủ thể khác Pháp nhân có khả năng hưởngquyên và gánh chịu những nghĩa vụ dân sự do điều lệ của pháp nhân quy định

phù hợp với quy định pháp luật, cũng như có thé là bị đơn hay nguyên dontrước toà Các pháp nhân thương mại còn có thé bị truy cứu trách nhiệm hình

sự theo các tội danh nhất định

Từ quy định nay, theo phương pháp loại trừ có thé khang định, các tô

chức khác đang tổn tại thực tế trong xã hội không đáp ứng đủ các điều kiện

trên không có tư cách pháp nhân Các thực thể pháp lý này dù không có tưcách pháp nhân nhưng vẫn là loại hình tổ chức độc lập với thành viên hay chủ

sở hữu, và đang tham gia các quan hệ pháp luật như: quan hệ lao động, quan

hệ sản xuất kinh doanh, quan hệ nộp thuế đối với Nhà nước BLDS năm

2015 không hạn chế sự tham gia các quan hệ pháp luật dân sự của các thực

thé pháp lý này'” thậm chí còn ghi nhận và đảm bao cho các thực thé pháp lý

này tham gia các quan hệ pháp luật phù hợp với dia vi pháp ly của chúng Các

tổ chức không có tư cách pháp nhân, về cơ bản có thể phân làm ba nhóm sau:Nhóm một, nhóm doanh nghiệp tư nhân và tô chức hành nghề khác được

tổ chức, thành lập theo mô hình doanh nghiệp tư nhân (các văn phòng luật sư,

văn phòng thừa phát lại; doanh nghiệp quản lý và thanh lý tài sản phá sản) Nhom hai, nhóm chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân.

Nhóm ba, nhóm tô chức khác như Quy dau tư chứng khoán, Văn phòngđiều hành của nhà đầu tư nước tại Việt Nam khi thực hiện hoạt động hợp tác đầuNhóm bốn, nhóm các tô chức khác như hội đồng hương, hội đòng dòng

^ All

họ, câu lạc bộ

© Xem khoản 1 Điều 101 BLDS năm 2015

!! Hiện nay có những câu lạc bộ đáp ứng được các điều kiện dé trở thành pháp nhân, nhưng cũng có những câu lạc bộ được hình thành có thực hiện các hoạt động nhưng lại không có tư cách pháp nhân Phần này bàn

về những câu lạc bộ không có tư cách pháp nhân.

Trang 23

1.3.1 Nhóm doanh nghiệp tw nhân và tổ chức hành nghề khác được tổ

chức, thành lập theo mô hình doanh nghiệp tư nhân

* Doanh nghiệp tư nhân: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 183 Luật

doanh nghiệp năm 2014:

“1 Doanh nghiệp tu nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chu và

tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của

doanh nghiệp ”.

Khác với các loại hình doanh nghiệp như: công ty cô phan, công ty trách

nhiệm hữu hạn hay công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân chỉ có một chủ

sở hữu là cá nhân Chủ doanh nghiệp tư nhân là người quyết định mọi hoạt

động của doanh nghiệp tư nhân Chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách

nhiệm vô hạn đối với các nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp tư nhân Do chủdoanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với những nghĩa vụ

tài sản của doanh nghiệp tư nhân, nên pháp luật quy định chủ doanh nghiệp tư

nhân không thé đồng thời là thành viên công ty hợp danh, chủ hộ kinh doanh

cá thê Bởi vì thành viên công ty hợp danh và chủ hộ kinh doanh cũng đều cótrách nhiệm vô hạn đối với các hoạt động của công ty hợp danh và hộ kinhdoanh cá thể

Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân, trong quá trình hoạt động không có sự tách bạch rõ ràng giữa tài sản của doanh nghiệp với tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân Doanh nghiệp tư nhân chỉ do một người làm

chủ nên cơ cấu tô chức của công ty còn đơn giản, quy mô hoạt động nhỏ Luật

Doanh nghiệp cho phép chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền: trực tiếp hoặcthuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh

* Văn phòng luật sư: Theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Luật luật sưnăm 2006 (sửa đôi, bố sung năm 2012), văn phòng luật sư là một trong cáchình thức t6 chức hành nghề luật su Khoản 1 Điều 33 luật Luật sư năm 2006

(sửa đôi, bổ sung năm 2012) quy định về văn phòng luật sư như sau:

Trang 24

“1 Văn phòng luật sư do một luật sư thành lập được t6 chức và hoạt

động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân.

Luật su thành lap văn phòng luật su là Trưởng văn phòng và phải chịu

trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi nghĩa vụ của văn phòng

Trưởng văn phòng là người đại diện theo pháp luật của văn phòng ”.

* Văn phòng thừa phát lại: Theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều

15 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009 quy định về tổ chức, hoạtđộng của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại TP.Hồ Chí Minh Trưởng văn

phòng phải là Thừa phát lại và cũng chính là người đại diện theo pháp luật

của Văn phòng Thừa phát lại Văn phòng Thừa phát lại có trụ sở, con dấu vàtài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính Cơ cau tổchức, quản lý, điều hành, chế độ tài chính của văn phòng Thừa phát lại thực

hiện theo quy định của Nghị định này, trong trường hợp Nghị định này không quy định thì áp dụng quy định của Luật Doanh nghiệp.

* Doanh nghiệp quản lý và thanh lý tài sản phá sản: Theo quy định tại

khoản 8 Điều 4 Luật phá sản năm 2014:

“Doanh nghiệp quan lý, thanh lý tài sản là doanh nghiệp hành nghềquản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mat khả năng thanhtoán trong quá trình giải quyết phá san”

Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có thể được thành lập dưới haihình thức: công ty hợp danh hoặc doanh nghiệp tư nhân Tổ chức và hoạtđộng của doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản được quy địnhtheo Nghị định 22/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều củaLuật Phá sản về Quản tài viên và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản Trong

trường hợp doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được thành lập dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân thì chủ doanh nghiệp tư nhân phải là Quản tai

viên ”, đồng thời giữ danh giám đốc doanh nghiệp Doanh nghiệp quản ly,

!? Quản tài viên là cá nhân hành nghề quan lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mat khả năng thanh toán trong quá trình giải quyết phá sản

Trang 25

thanh lý tài sản có đủ điều kiện theo quy định của Luật Phá sản sau khi được

cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đăng ký hành nghề quản lý,

thanh lý tài sản phải đăng ký danh sách Quản tài viên trong doanh nghiệp của

mình với Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh

nghiệp có trụ sở.

Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có

nghĩa vụ: quản lý quản tài viên hành nghề trong doanh nghiệp; chịu tráchnhiệm trước pháp luật đối với hoạt động nghề nghiệp do quản tài viên màdoanh nghiệp cử đi thực hiện nghĩa vụ; mua bảo hiểm trách nhiệm nghềnghiệp cho các quan tài viên hành nghé trong doanh nghiệp theo quy định của

pháp luật Ÿ

1.3.2 Nhóm chỉ nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân

* Chi nhánh của pháp nhân: Theo quy định tại Điều 84 BLDS năm 2015,Chi nhánh được hiểu là một đơn vị phụ thuộc của pháp nhân Chi nhánh cónhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân Ngườiđứng đầu chi nhánh thực hiện nhiệm vụ theo uy quyền của pháp nhân trongphạm vi va thời han được uỷ quyền Pháp nhân có quyền, nghĩa vụ dân sự

phát sinh từ giao dịch dân sự do chi nhánh xác lập, thực hiện.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật doanh nghiệp năm 2014, “Chi

nhánh, là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ

hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủyquyên Ngành, nghề kinh doanh của chỉ nhánh phải đúng với ngành, nghề

kinh doanh của doanh nghiệp ”.

Đối với chi nhánh của pháp nhân nước ngoài có trụ sở ở Việt Nam,khoản 7 Điều 3 Luật thương mại năm 2005 quy định: “Chi nhánh của thương

nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, được thành lập và hoạt động thương mại tại Việt Nam theo quy định

!3 Điều 13 Nghị định số 22/2015/CP Quy định chỉ tiết thi hành một số điều của Luật Phá sản về Quan tài viên

và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản

Trang 26

của pháp luật Việt Nam hoặc điễu ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Việt Nam là thành viên `.

Liên quan đến chi nhánh ngân hang nước ngoài tại Việt Nam, chi nhánh

của ngân hàng nước ngoài trên lãnh thô Việt Nam, khoản 9 Điều 4 Luật Các

tổ chức tín dụng năm 2010 quy định:

“Chi nhánh ngân hàng nước ngoài là đơn vị phụ thuộc của ngân hàng nước ngoài, không có tư cách pháp nhân, được ngân hàng nước ngoài bảo

đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vu, cam kết của chỉ nhánh tại Việt Nam”

Các chi nhánh của Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam cũng được thực

hiện phan lớn các hành vi kinh doanh như các tô chức tin dụng khác ở Việt

Nam như: Dịch vụ quản lý tiền mặt, tư van ngân hàng, tài chính; các dịch vụ

quản lý, bảo quản tài sản; Tư van tài chính doanh nghiệp, tư vẫn mua, bán,hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp và tư vấn đầu tư; Mua, bán trái phiếu Chínhphủ, trái phiêu doanh nghiệp; Dịch vụ môi giới tiền tệ; Lưu ky chứng khoản,kinh doanh vàng và các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến hoạt độngngân hàng sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản

Đặc điểm chung của các chi nhánh là một đơn vị phụ thuộc vào phápnhân, tuy được thành lập hợp pháp và có con dấu và tài khoản riêng nhưngchưa độc lập hoàn toàn về tài sản Chi nhánh pháp nhân phải nhân danh pháp

nhân xác lập, thực hiện các giao dịch chứ không nhân danh ban thân chi

nhánh xác lập, thực hiện giao dịch Pháp nhân có quyên và nghĩa vụ phat sinh

từ những giao dich dân sự do chi nhánh xác lập, thực hiện trong phạm vi đại diện của chi nhánh Pháp luật Việt Nam thừa nhận một doanh nghiệp có

quyền mở chi nhánh Việc thành lập chi nhánh pháp nhân đồng nghĩa với việc

mở rộng phạm vi kinh doanh và phát triển thương hiệu của pháp nhân

* Văn phòng đại diện của pháp nhân: Theo quy định tại Điều 84 BLDS

năm 2015, văn phòng đại diện có nhiệm vụ đại diện trong phạm vi do pháp

4 pháp luật Việt Nam vẫn đặt ra một số hạnh chế nhất trong hoạt động đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài, vi du trong việc góp vốn mua cổ phan theo Điều 103 Luật Các tô chức tin dụng năm 2010

Trang 27

nhân giao, bảo vệ lợi ích của pháp nhân Người đứng đầu văn phòng đại diệnđược thực hiện nhiệm vụ theo uỷ quyền của pháp nhân trong phạm vi và thờihạn được uy quyền Pháp nhân có quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao

dịch dân sự do văn phòng đại diện xác lập, thực hiện.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 45 Luật doanh nghiệp năm 2014:

“Van phòng đại diện là don vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vu

đại điện theo uy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp va bảo vệ các lợi ích đó `.Khác với chi nhánh của pháp nhân, nếu như chi nhánh vừa thực hiện

được chức năng kinh doanh vừa thực hiện được chức năng đại diện theo ủy

quyền thì Văn phòng đại diện chỉ thực hiện được chức năng đại diện theo ủyquyền của pháp nhân, nói cách khác văn phòng đại diện chỉ có chức năng

“tiếp thị? cho pháp nhân Mục đích thành lập của văn phòng đại diện là nơi đểquảng bá các sản phẩm của pháp nhân, nơi tiếp xúc với khách hàng, giải đáp,

tư van cho khách hàng về những dich vụ, sản phẩm của pháp nhân Pháp nhânchỉ phải chịu trách nhiệm về những giao dịch do văn phòng đại diện của phápnhân xác lập, thực hiện trong phạm vi pháp nhân uỷ quyền

1.3.3 Nhóm tô chức là quỹ đầu tư chứng khoán, văn phòng điều hành củanước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh

* Quỹ đầu tư chứng khoán: Theo quy định tại khoản 27 Điều 6 LuậtChứng khoán năm 2006 (sửa đổi bổ sung năm 2010):

“Quỹ dau tư chứng khoán là quỹ hình thành từ vốn góp của nhà dau tưvới mục đích kiếm lợi nhuận từ việc đâu tr vào chứng khoản hoặc các dạngtài sản đầu tư khác, kế cả bat động sản, trong đó nhà dau tư không có quyễnkiểm soát hàng ngày doi với việc ra quyết định dau tư của quỹ”

Quỹ đầu tư chứng khoán được quản lý và đầu tư một cách chuyên nghiệpbởi công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Nói một cách khác, các nhà đầu

tư đã uỷ thác cho công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán để quản lý quỹ và

tiến hành hoạt động đầu tư chứng khoán từ số vốn của quỹ Công ty quản lý

quỹ có thé cử ra một cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện việc quản lý quỹ gọi là

Trang 28

nhà quản trị quỹ Dé đảm bảo công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán tiễn

hành hoạt động đúng như mong muốn của các nhà đầu tư, quỹ đầu tư chứng

khoán cần phải được đặt dưới sự giám sát của một ngân hàng Ngân hàng này

sẽ thay mặt các nhà đầu tư để giám sát cũng như giúp đỡ quỹ đầu tư chứngkhoán hoạt động đúng mục tiêu mà các nhà đầu tư đã đề ra, tránh tình trạngcông ty quan lý quỹ tiến hành các hoạt động đi ngược lại lợi ích của nhà đầu tư

Về mặt pháp lý, các quỹ đầu tư chứng khoán có tài sản độc lập với tài

sản của công ty quản lý quỹ và các quỹ khác do công ty này quản lý Đặc

điểm này đảm bảo việc đầu tư của quỹ đầu tư chứng khoán tuân thủ đúng mục

đích đầu tư, không bị chi phối bởi lợi ích khác của công ty quản lý quỹ Sựtach bạch về tai sản giữa công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư chứng khoán dambảo việc công ty quản lý quỹ hoạt động độc lập, vì lợi ích của các nhà đầu tư

vào quỹ chứ không vì mục đích khác

* Văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hoạt động hợp

tác kinh doanh:

Khoản | Điều 49 Luật Dau tư năm 2014 quy định:

“Nhà đấu tư nước ngoài trong hop đông BCC được thành lập văn phòng

điều hành tại Việt Nam để thực hiện hop dong Dia diém van phong diéu hanh

do nhà dau tư nước ngoài trong hop đồng BCC quyết định theo yêu cầu thựchiện hợp đồng ”

Nhà đầu tư nước ngoài được hiểu là các cá nhân có quốc tịch nước ngoàihoặc các tô chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu

tư kinh doanh trên lãnh thé Việt Nam” Khi xác lap, thực hiện các hợp đồng

hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC - Business Cooperation Contract) nhằmhợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm với những nhà

'S Theo Phụ lục 9 Thông tư 212/2012/TT-BTC ngày 05/12/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn thành lập, tô chức và hoạt động công ty quan lý quỹ, quỹ đầu tư chứng khoán gồm: Quy có tư cách pháp nhân (bao gồm công ty đầu tư chứng khoán đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ, công ty đầu tư chứng khoán bất động sản) và Quỹ không có tư cách pháp nhân (bao gồm quỹ đóng, quỹ mở, quỹ đầu tư bất động sản, quỹ

ETF, quỹ thành viên).

' Xem khoản 14 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2014

Trang 29

đầu tư khác, mà không muốn thành lập pháp nhân, pháp luật Việt Nam ghinhận cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được thành lập văn phòng điều

hành tại Việt Nam dé thực hiện hợp đồng Văn phòng điều hành của nhà đầu

tư nước ngoài trong hợp đồng BCC có con dấu riêng: được mở tài khoản,tuyển dụng lao động, ký hợp đồng và tiến hành các hoạt động kinh doanh

trong phạm vi quyền và nghĩa vụ quy định tại hợp đồng BCC và Giấy chứngnhận đăng ký thành lập văn phòng điều hành

Về chủ thé của hợp đồng hợp tác kinh doanh là các nhà đầu tư, gồm nhàdau tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tô chức kinh tế có vốn dau tưnước ngoai Hợp đồng BCC có thé được ký kết giữa các nhà đầu tư trongnước với nhau hoặc giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài Sốlượng chủ thê trong từng hợp đồng BCC không giới hạn, tùy thuộc vào quy

mô dự án và nhu cầu, khả năng mong muốn của các nhà đầu tư Việc khôngtạo ra chủ thể kinh doanh (pháp nhân) trong hợp hợp đồng BCC khiến việchợp tác giữa các bên không chặt chẽ; các bên gặp không ít khó khăn khi triểnkhai hợp đồng, nhất là hợp đồng giữa bên Việt Nam với bên nước ngoài hoặcbên nước ngoài với bên nước ngoài, vì nhiều khi tổ chức nước ngoài không

đủ tư cách pháp lý để thiết lập các giao dich tại trên lãnh thổ Việt Nam

Theo Khoản 3 Điều 28 Luật Đầu tư năm 2014:

“3 Các bên tham gia hợp dong BCC thành lập ban điều phối dé thựchiện hop dong BCC Chức năng, nhiệm vụ, quyên hạn của ban diéu phối do

các bên thỏa thuận ”

Một yếu tô cần thiết giúp cho các bên có thê thực hiện hợp đồng BCC làcác bên tham gia hợp đồng BCC phải thành lập ban điều phối để thực hiện dự

án của hợp đồng Tuy nhiên, điều hạn chế ở đây là ban điều phối không phải

hội đồng quản trị của các bên, không có chức năng đại diện cho các bên trong

các giao dịch dân sự Ban điều phối chỉ có quyền giám sát việc thực hiện các

quyên, nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng mà thôi

Trang 30

Tóm lại, BCC — với vai trò là hợp đồng hợp tác kinh tế được luật Đầu tưnăm 2014 ghi nhận có những ý nghĩa tích cực trong thực tiễn, cụ thé: dé tiếnhành, dự án triển khai nhanh, thời hạn đầu tư không bị kéo dài, nhà đầu tư có

thể sớm thu được lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh do không mất thời gian

thực hiện thủ tục thành lập pháp nhân và đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất mới

1.3.4 Nhóm tô chức là hội đồng hương, hội đồng dòng họ, câu lạc bộ

Thành lập hội đồng hương là nhu cầu của rất nhiều cá nhân trong xã hội,nhưng phan lớn là do tự phát mà không có quy định của pháp luật Mặc dùpháp luật không dự liệu cho sự ra đời của các tô chức này nhưng chúng van

được hình thành và tham gia vào nhiều giao dịch dân sự khác nhau ” Tương

tự như vậy, đối với hội đồng dòng họ và các câu lạc bộ cho những cá nhân có

cùng đam mê, sở thích Việc phân biệt các giao dịch dân sự được xác lập cho

chính cá nhân là thành viên của t6 chức này với các giao dịch được xác lậpcho tô chức cần phải được làm rõ, dé quy két trach nhiém dua trén van dé so

htru tai san.

1.4 Căn cứ xác định thành viên của các tô chức không có tư cách phápnhân và xác định thành viên đại diện cho tổ chức này

Trong số các tổ chức không có tư cách pháp nhân nêu trên thì chỉ códoanh nghiệp tư nhân là có thể xác định dễ dàng thành viên và người đại diện,

đó là cá nhân chủ doanh nghiệp tư nhân Tuy nhiên, nếu cá nhân là chủ doanhnghiệp tư nhân (đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) mà

có quan hệ hôn nhân, thì cần phải xác định tách bạch quan hệ sở hữu tài sản

cua vo chồng: đó là những tài sản nào đưa vào kinh doanh thì cần có văn bản

thoả thuận cụ thê

Đối với các tô chức không có tư cách pháp nhân còn lại, việc xác định

các thành viên lại không dé dàng nhưng là cần thiết vì là một trong các yếu tô

W Bộ Nội vụ khẳng định, Nghị định 45/2010/NĐ-CP không quy định việc thành lập, tô chức, hoạt động của hội đồng hương, ho tộc, dong họ Do đó, việc các Sở Nội vụ không xem xét, tiếp nhận việc đề nghị thành lập hội

đồng hương, hội tộc, dòng họ theo Nghị định 45/2010/NĐ-CP là phù hợp quy định của pháp luật hiện hành.

Trang 31

quyết định đến hiệu lực của các giao dịch mà các chủ thê này tham gia Bởi

về nguyên tắc phải xác định đủ, chính xác các thành viên này, bảo đảm có đủchữ ký của các thành viên trong tô chức đó (ký trực tiếp vào hợp đồng hay kýthông qua uỷ quyền hoặc phải có cơ chế đại diện theo pháp luật cho nhữngchủ thé nhất định) trong giao dịch Mỗi chủ thé không có tư cách pháp nhân

có các cách khác nhau để xác định thành viên nhưng có thê dựa trên 2 tiêu chí

cơ bản sau đây:

Thứ nhất, tiêu chí về nhân thân của các thành viên, được hiểu là các căn

cứ hình thành mối quan hệ giữa các thành viên của tổ chức đó Cơ bản có 2cách dé hình thành như sau: (i) Tôn tại những mối quan hệ thân thích nhưquan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng giữa các thành viên với nhau.Điều này phải có các minh chứng cho các quan hệ như giấy đăng ký kết hôn,giấy khai sinh, đăng ký cha mẹ nuôi, con nuôi ; (ii) Có các quy định về điềukiện kết nạp, gia nhập và cham dứt tư cách thành viên của tổ chức khi thànhlập, như điều kiện về độ tuôi, về năng lực cá nhân

Tuy nhiên một số tổ chức với số lượng thành viên lớn và không 6n địnhthì như Hội đồng hương: Hội đồng dòng họ thì các giao dịch của các chủthê này dựa trên cơ sở thoả thuận chung giữa các thành viên tham gia vào hộiđồng nhưng mục đích của các giao dịch này bị ràng buộc vì lợi ích chung củadòng họ hay hội đồng hương Việc xác định chính xác số lượng các thànhviên của các tổ chức này là không thể vì nó luôn biến động, cũng như cần

phải xác định giao dịch được xác lập do chính thành viên thực hiện là nhân

danh chính cá nhân, vì lợi ích cá nhân hay nhân danh tô chức Căn cứ vào đâu

để xác định tư cách thành viên đại diện của tổ chức này là một vẫn đề không

dễ nếu thiếu quy định của pháp luật Vì cơ chế đại điện theo uy quyền của tat

cả các thành viên cho một người trong số họ là không khả thi do khó khăntrong việc xác định chính xác số lượng các thành viên

Thứ hai, tiêu chí về hình thành quan hệ sở hữu chung giữa các thành viên

trong các tô chức này Đó có thê là những tài sản do các thành viên cùng đóng

Trang 32

góp hay cùng có công sức tạo dựng (phải có các văn bản minh chứng) hoặc do

được tặng cho chung, thừa kế chung: hoặc được nhà nước ra quyết định giao,cho thuê, công nhận đối với đất nông nghiệp có thời điểm thực hiện chính sáchgiao đất theo nhân khâu Do vậy, có những đứa bé sinh ra hoặc con dâu, con rễ

trong gia đình mà cùng chung sống cũng có quyền đối với diện tích đất nhànước giao, công nhận vì đó cũng là một miệng ăn (nhân khẩu)

Như vậy, nếu đáp ứng đủ 2 điều kiện trên thì vào thời điểm xác lập giaodịch cần có đủ chữ ký của họ Nếu có những thành viên không có đủ năng lựcchủ thê như chưa đủ độ tuôi luật định, có khó khăn trong nhận thức và làmchủ hành vi hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì sẽ có người đại diện theo

pháp luật ký thay Tuy nhiên, những giao dịch này phải vì lợi ích của những

những thành viên được đại điện theo pháp luật thi mới hợp pháp Ví dụ: nếuquyền sử dụng đất nông nghiệp được giao cho hộ gia đình, trong đó có nhữngthành viên chưa đủ 18 tuổi khi xác lập giao dịch thế chấp thi chi được thếchấp để bảo đảm cho khoản vay của chính Hộ gia đình, còn để đảm bảo cho

khoản vay của người khác thì các giao dịch này sẽ không có hiệu lực.

Việc xác định chính xác các thành viên của tô chức không có tư cáchpháp nhân là chưa đủ để xác định tư cách tham gia vào giao dịch dân sự của

tổ chức này Theo đó, tất cả các thành viên đều phải trực tiếp tham gia vàogiao dịch hoặc uỷ quyền cho một người trong số ho là đại diện Van đề là tat

cả các thành viên đều tham gia xác lập giao dịch mà liên quan đến hoạt độngcủa tổ chức này có khác gì so với một nhóm cá nhân cùng tham gia giao dịch

mà vì lợi ích của chính họ Cần phải làm rõ tư cách chủ thể của những tô chức

này được xác định thông qua cơ chế đại diện Bởi nếu quy định như Điều 101

BLDS năm 2015 là tất cả các thành viên đều tham gia xác lập giao dịch thì dễnhằm lẫn với việc các thành viên đó tham gia giao dịch nhân danh chính họ

và vì lợi ích của chính họ Do vậy, trong các giao dịch liên quan đến các tổ

chức không có tư cách pháp nhân này bên cạnh việc duy trì tên gọi của chúng

thì vẫn phải xác định rõ mục đích của giao dịch vì lợi ích của tổ chức này nêutất cả các thành viên của t6 chức đều tham gia ký kết hợp đồng

Trang 33

CHƯƠNG 2:

QUY ĐỊNH CUA BỘ LUẬT DAN SỰ NĂM 2015 VE CÁC TO

CHỨC KHÔNG CÓ TƯ CÁCH PHÁP NHÂN

2.1 Các tổ chức không có tư cách pháp nhân trong Bộ luật dân sự năm 2015

2.1.1 Hộ gia đình

Đề được pháp luật công nhận là Hộ gia đình, các thành viên của Hộ giađình phải có một trong ba mối quan hệ: quan hệ hôn nhân, quan hệ nuôi

dưỡng hoặc quan hệ huyết thống đối với nhau Từ đây có thể liệt kê thành

viên gia đình bao gồm: VỢ, chồng: cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng: con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng, con

dâu, con rễ; anh, chi, em cùng cha mẹ, anh, chị, em cùng cha khác mẹ, anh,chị, em cùng mẹ khác cha, anh rễ, em rễ, chị dâu, em dâu của người cùng cha

mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; ông bà nội, ông bà ngoại; cháu nội, chau ngoại; cô, dì, chú, cậu, bác ruột và chau ruột.

Đề trở thành một Hộ gia đình và tham gia vào các quan hệ dân sự, theoquy định của pháp luật hiện hành phải có đủ 2 điều kiện sau:

Thứ nhất, Hộ gia đình phải là một tập hợp của một nhóm người xác định

có quan hệ thân thích với nhau, tối thiểu có từ hai thành viên trở lên và khôngxác định số lượng tối đa

Thứ hai, các thành viên trong Hộ gia đình phải có tài sản chung để cùngnhau hoạt động sản xuất kinh doanh chung Tài sản chung của Hộ gia đình rất

đa dạng, gồm quyền sử dung đất, quyền sử dụng rừng, rừng trồng của Hộ gia

đình Những tài sản này có thể hình thành từ nhiều nguồn khác nhau: từ vốngóp của các thành viên, lãi từ hoạt động sản xuất kinh doanh hợp pháp; từviệc được nhận tặng cho, nhận thừa kế

Trên thực tế, khi tham gia các giao dịch dân sự hoặc giải quyết các tranh

chấp về giao dịch dân sự do Hộ gia đình xác lập, các các nhân, công chứng

viên, Toà án thường dựa vào sô hộ khâu gia đình đê xác định thành viên của

Trang 34

Hộ gia đình dẫn đến nhiều sai sót, ảnh hưởng đến hậu quả pháp lý do Hộ giađình xác lập, thực hiện Bản chất của số hộ khâu không phải là căn cứ pháp lý

để xác định các thành viên của Hộ gia đình cũng như các quyền và nghĩa vụchung của các thành viên, mà dé phục vu cho việc quản lý nhân khẩu thường

trú của cơ quan hành chính Các thành viên đăng ký trong số hộ khẩu thườngxuyên biến động, nguyên nhân dẫn đến tình tạng này do việc tách, nhập hộkhâu, do các sự kiện pháp lý cá nhân chết, ly hôn Cũng theo quy định tại

Điều 19 Luật Cư trú năm 2013 về Điều kiện đăng ký thường trú tại tỉnh:

“Công dân có chỗ ở hợp pháp ở tỉnh nào thì được đăng kỷ thường trủ tạitỉnh đó Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thìphải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ dong ý bằng văn bản ”

Theo quy định này có thé hiểu ai cũng có thé được đăng ký vào số hộkhẩu của gia đình khác, chỉ cần người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhàđồng ý bang văn bản Đối với trường hợp nhập vao số hộ khẩu tại thành phốtrực thuộc trung ương thì đòi hỏi có thêm điều kiện: phải có thời gian tạm trútại thành phố đó từ một năm trở lên, trường hợp đăng ký thường trú vào quậnthuộc thành phố trực thuộc Trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thànhphố đó từ hai năm trở lên Bên cạnh đó, cá nhân không có đăng ký tạm trú ởthành phố trực thuộc trung ương vẫn có thể được nhập vào số hộ khâu của giađình khác nếu được người có số hộ khẩu đồng ý cho nhập vào số hộ khẩu củamình khi thuộc một trong các trường hợp như: Vợ về ở với chồng: chồng về ởvới vợ; con về ở với cha, me; cha, mẹ về ở với con; Người hết tuôi lao động,

nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc về ở với anh, chị, em ruột Š Rõ ràng

với thực trạng thực tế ở Việt Nam thì không thé căn cứ vào s6 hộ khâu dé xácđịnh những ai là đồng chủ sở hữu chung đối với các tài sản của Hộ gia đình.Điều này tiềm ân những rủi ro về pháp lý đối với các chủ thé khác khi tham

gia xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự có đối tượng là tài sản chung của

Hộ gia đình, đặc biệt khi đối tượng của các giao dịch dân sự là bất động sản.

'8 Xem Điều 20 Luật Cư trú năm 2013

Trang 35

* Đại diện của hộ gia đình trong giao dịch dân sự:

Có một sự khác biệt cơ bản giữa BLDS năm 2005 và BLDS năm 2015 trong quy định đại diện của Hộ gia đình khi tham gia vào quan hệ dân sự.

Điều 107 BLDS năm 2005 ghi nhận:

“1 Chủ hộ là đại diện của hộ gia đình trong các giao dịch dân sự vì lợi

ich chung cua hộ Cha, mẹ hoặc một thành viên khác đã thành niên có thể là

chủ hộ.

Chủ hộ có thé uy quyên cho thành viên khác đã thành niên làm đại diện

của hộ trong quan hệ dân sự.

2 Giao dịch dán sự do người đại điện của hộ gia đình xác lap, thực hiện

vì lợi ích chung của hộ làm phát sinh quyên, nghĩa vụ của cả hộ gia đình `

Thông thường trong một gia đình Việt Nam thì người cha hoặc người mẹ

được xác định là chủ hộ Chủ hộ gia đình sẽ có toàn quyền tự mình xác lậpthực hiện những giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của Hộ gia đìnhnhằm mục đích đem lại lợi ích cho Hộ gia đình (trừ những giao dịch dân sựliên quan đến tài sản có giá trị lớn hoặc bất động sản) Bên cạnh đó, để giúp

cho Hộ gia đình chủ động tham gia vào các giao dịch dân sự, BLDS năm

2005 cho phép chủ Hộ có thể uỷ quyền cho thành viên khác là người đã thành

niên làm đại diện của Hộ gia đình trong việc tham gia các quan hệ dân sự.

Giao dịch dân sự do chủ hộ uy quyền cho thành viên của Hộ gia đình xác lập,thực hiện vi lợi ich chung của Hộ gia đình cũng làm phát sinh quyên, nghĩa

vụ của cả Hộ gia đình.

Không giống với BLDS năm 2005, cách tiếp cận của BLDS năm 2015coi Hộ gia đình không phải là một chủ thể của quan hệ dân sự, bộ luật chỉ ghinhận sự tồn tại của Hộ gia đình như một thực thể trong xã hội Khoản 1 ĐiềuĐiều 101 BLDS năm 2015 quy định:

“1 Trường hợp hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cáchpháp nhân tham gia quan hệ dân sự thì các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp

tác, tô chức khác không có tư cách pháp nhân là chủ thể tham gia xác lập,thực hiện giao dich dán sự hoặc uy quyền cho người đại diện tham gia xác

Trang 36

lap, thực hiện giao dich dan sự Việc uy quyên phải được lập thành văn bản,trừ trường hợp có thỏa thuận khác Khi có sự thay doi người đại điện thì phảithông báo cho bên tham gia quan hệ dân sự biết.

Trường hợp thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tô chức khác không

có tu cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự không được các thành viên

khác ủy quyên làm người đại diện thì thành viên do là chủ thé của quan hệ

dan sự do mình xác lập, thực hiện `.

Xuất phát từ việc thừa nhận hình thức sở hữu của Hộ gia đình là hình

thức sở hữu chung (có thê là sở hữu chung theo phần hoặc sở hữu chung hợp

nhất tuỳ từng trường hợp); BLDS năm 2015 ghi nhận mỗi thành viên của Hộ

gia đình đều được coi là đồng chủ sở hữu đối với tài sản chung của Hộ giađình Vì lẽ đó khi xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự liên quan đến tài sảnchung của Hộ gia đình phải có sự đồng ý của tất cả các thành viên này Cácthành viên có thê biểu hiện sự đồng ý của mình băng cách trực tiếp xác nhậnvào giao dịch hoặc thông qua cơ chế uỷ quyền bằng văn bản cho thành viênkhác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự Nếu thành một thành viên của Hộgia đình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự đối với cá nhân, pháp nhân khác

mà không có sự đồng ý của các thành viên còn lại thì chỉ làm phát sinh trách

nhiệm của cá nhân người xác lập giao dịch dân sự BLDS năm 2015 cũng quy

định việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên Hộ

gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận Trường hợp định đoạt

tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ

yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là

người thành niên có năng lực hành vi dân sự day đủ, trừ trường hợp luật có

quy định khác '”

* 1rách nhiệm của hộ gia đình trong quan hệ dân sự

Điều 103 BLDS năm 2015 quy định về trách nhiệm dân sự của thành viên

Hộ gia đình, t6 hợp tác, tô chức khác không có tư cách pháp nhân như sau:

'? Xem khoản 2 Điều 212 BLDS năm 2015

Trang 37

“7, Nghĩa vụ dân sự phát sinh từ việc tham gia quan hệ dan sự cua hộ

gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân được bảo đảmthực hiện bằng tài sản chung của các thành viên

2 Trường hợp các thành viên không có hoặc không đủ tài sản chung để

thực hiện nghĩa vu chung thì người có quyên có thé yêu cẩu các thành viênthực hiện nghĩa vụ theo quy định tại Điều 288 của Bộ luật này

3 Trường hợp các bên không có thỏa thuận, hop đồng hop tác hoặc luật

không có quy định khác thì các thành viên chịu trách nhiệm dân sự quy định

tại khoản 1 và khoản 2 Diéu này theo phần tương ứng với phan đóng góp tai

sản của mình, nếu không xác định được theo phan tương ứng thì xác địnhtheo phan bằng nhau ”

Theo nguyên tắc chung, các thành viên của Hộ gia đình chỉ chịu tráchnhiệm tải sản liên quan đến giao dịch dân sự hợp pháp do người đại diện của

Hộ gia đình xác lập, thực hiện trong phạm vi đại diện Nghĩa vụ tài sản của

Hộ gia đình được bảo đảm băng khối tài sản chung của cả hộ gia đình.Trường hợp tài sản chung của Hộ gia đình không đủ để thực hiện nghĩa vụchung thì các thành viên của Hộ gia đình phải liên đới chịu trách nhiệm đối

với nghĩa vu đó”” Điều này có nghĩa là người có quyền trong giao dich dân

sự xác lập với Hộ gia đình có quyền yêu cầu một trong số những thành viêncủa Hộ gia đình thực hiện toàn bộ nghĩa vụ đối với mình Khi một thành viên

của Hộ gia đình đã thực hiện nghĩa vụ thay cho các thành viên khác, người đó

có quyền yêu cầu các thành viên khác phải thanh toán lại phần nghĩa vụ mình

đã thực hiện thay Phần nghĩa vụ này được xác định tương ứng với phần đónggóp tài sản của các thành viên, nếu không thể xác định được phần đóng gópcủa các thành viên Hộ gia đình thì mỗi thành viên của Hộ gia đình phải chịutrách nhiệm bằng nhau

Trường hợp thành viên không có quyền đại diện đã xác lập, thực hiện

giao dịch dân sự nhân danh Hộ gia đình hoặc người đại diện xác lập, thực

?° Xem Điều 288 BLDS năm 2015

Trang 38

hiện vượt quá phạm vi đại diện thi hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự đó được xác định như sau:

- Thứ nhất, giao dịch dân sự được xác định là vô hiệu một phần khi mộtphần nội dung của giao dịch dân sự do người đại diện xác lập vô hiệu nhưng

không ảnh hưởng đến hiệu lực của phần còn lại của giao dịch”!.

- Thứ hai, trường hợp một thành viên của Hộ gia đình xác lập, thực hiện

giao dịch dân sự nhưng không có thâm quyên đại diện sẽ không làm phát sinhquyên, nghĩa vụ trong giao dịch dân sự đối với các thành viên của Hộ gia

đình, trừ trường hợp các thành viên của Hộ gia đình công nhận giao dịch hoặc

biết mà không phản đối giao dịch trong một thời hạn hơp lý Tuy nhiên, ngườikhông có quyền đại diện vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giaodịch với mình, trừ trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việckhông có quyên đại diện mà van giao dich

- Thư ba, trường hợp một thành viên của Hộ gia đình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự nhưng vượt quá phạm vi đại diện sẽ không làm phat sinh

quyên, nghĩa vụ của Hộ gia đình đối với phần giao dịch được thực hiện vượt

quá phạm vi đại diện, trừ một trong các trường hợp: các thành viên của Hộ

gia đình đồng ý; các thành viên khác của Hộ gia đình biết nhưng không phảnđối trong một thời hạn hợp lý hoặc trong trường hợp các thành viên khác của

Hộ gia đình có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thểbiết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình vượt quá

phạm vi đại diện.

2.1.2 Tổ hợp tác

BLDS năm 2005 có quy định về Tổ hợp tác tại khoản 1 Điều 111, theo đó:

“Tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở hợp dong hợp tác có chứng thựccủa ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn của từ ba cá nhân trở lên, cùng

đóng góp tai sản, công sức dé thực hiện những công việc nhất định, cùng

hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm là chủ thê trong các quan hệ dân sự ”.

?! Xem Điều 130 BLDS năm 2015

Trang 39

Nghị định số 151/2007 ngày 10/10/2007 của Chính phủ quy định về Tổhợp tác và hoạt động của Tổ hợp tác ghi nhận về việc thành lập Tổ hợp tácbao gồm các bước sau:

Thứ nhất, tô hợp tác được thành lập trên cơ sở hợp đồng hợp tác phảiđược chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp cơ sở, nơi cư trú của các thànhviên của Tổ hợp tác Hợp đồng hợp tác phải có nội dung chủ yếu: mục đích,

thời hạn hợp đồng hợp tác; Họ, tên, nơi cư trú, chữ ký của tô trưởng và các tôviên; Tài sản đóng góp; phương thức phân chia hoa lợi, lợi tức giữa các tổ

vIên; Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các tô viên, của tô trưởng, ban điều

hành (nếu có); Điều kiện kết nạp t6 viên mới và tổ viên ra khỏi tổ hợp tac;Điều kiện châm dứt tổ hợp tác

Thứ hai, TÔ hợp tác phải có số lượng thành viên tôi thiểu là 03 thànhviên Những người này đều phải là người đã thành niên và có năng lực hành

vi dân sự đầy đủ Các tổ viên có quyền ngang nhau trong việc tham gia quyếtđịnh các công việc của Tổ hợp tác, không phụ thuộc vào mức độ đóng góp tàisản của mỗi tô viên; được hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ hoạt động của Tổhợp tác theo thoả thuận; thực hiện việc kiểm tra hoạt động của Tổ hợp tác; rakhỏi Tổ hợp tác theo các điều kiện đã thoả thuận Bên cạnh đó các tô viên cóquyền cử t6 trưởng Tổ hợp tác trong hợp đồng hợp tác Pháp luật hiện hànhmới chi đừng lại quy định việc bau, thay đối tổ trưởng phải thông báo vớiUBND cấp xã/phường nơi chứng thực hợp đồng hợp tác Đối với việc kết nạpmới, thay đổi, cham dứt tô viên thì van đề thông báo không đặt ra Điều nàycho thấy sự chưa công khai tư cách thành viên gây khó khăn trong việc xácđịnh một cá nhân có phải là tổ viên của tô hợp tác trên thực tế

Thứ ba, Tô hợp tác phải có tai sản riêng, độc lập va tự chịu trách nhiệmbằng tài sản riêng của mình Tài sản của Tổ hợp tác rất đa dạng, có thể là vật,tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản; có thé là động sản hoặc bat động sản Cáctài sản này được hình thành từ các nguồn khác nhau: từ sự đóng góp của cácthành viên, từ hoạt động sản xuất kinh doanh hợp pháp, từ việc được tặng cho

Trang 40

chung Tài sản của Tổ hợp tác được xác định là tài sản thuộc hình thức sởhữu chung theo phần của các thành viên hợp tác” Các thành viên của Tổ hợptác đều có tư cách chủ sở hữu đối với tỷ lệ phần mình đóng góp vào khối tàisản chung của Tổ hợp tác, về nguyên tac họ được hưởng hoa lợi, lợi tức đốivới khối tài sản chung của Tổ hợp tác tương ứng với tỷ lệ đóng góp vào Tổhợp tác, trừ trường hợp trong hợp đồng hợp tác có thoả thuận khác.

Nghị định 151/2007 cũng quy định về nguồn hình thành tài sản của Tổ hợp

tác, chế độ quản lý, sử dụng tài sản của Tổ hợp tác Tuy nhiên lại bỏ ngỏ khôngquy định về vốn góp cụ thé của Tổ hợp tác mà chỉ là số vốn tự kê khai, thôngbáo trong hợp đồng hợp tác có chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã, phườngnên việc xác định tài sản của Tổ hợp tác có nhiều cách xác định khác nhau Điềunày dẫn đến “việc kê khai” tài sản đóng góp vào Tổ hợp tác chỉ là khai cho có

mà không có tai sản chung đóng góp thực Thực tiễn cho thấy nhiều Tổ hợp tácgần như không có tài sản riêng, tư liệu sản xuất vẫn thuộc sở hữu, quản lý củacác tô viên theo nguyên tắc của ai thì người đó sở hữu quản lý, sử dụng Tai sảncủa Tổ hợp tác rất ít, thường là “quỹ có giá trị nhỏ” dé các Tổ hợp tác sinh hoạthoặc cho viên vay hoặc số vốn là của riêng một tổ viên đưa ra để kinh doanh.Chính nguyên nhân này làm cho Tổ hợp tác gặp khó khăn trong việc xác lập cácgiao dịch dân sự, đặc biệt là tiếp cận việc vay vốn do không có tài sản bảo đảmcho các khoản vay khi nhân danh Tổ hợp tác vay vốn

* Dai diện của tổ hợp tác trong giao dịch dân sự

Cũng như các tiếp cận đối với Hộ gia đình, BLDS năm 2015 không coi

Tổ hop tác là một chủ thé của quan hệ pháp luật dân sự mà chỉ ghi nhận Tổhợp tác là một thực thé tồn tại trong xã hội Khi xác định tư cách chủ thể quan

hệ pháp luật dân sự liên quan đến Tổ hợp tác, cần căn cứ vào Khoản 1 Điều

101 và Điều 508 BLDS năm 2015 để xác định Theo đó, trường hợp các thànhviên Tổ hợp tác có cử người đại diện thì người này là người đại diện cho Tổhợp tác trong xác lập, thực hiện giao dịch dân sự nhân danh Tổ hợp tác

>? khoản 1 Điều 506 BLDS năm 2015

Ngày đăng: 13/04/2024, 00:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w