Giáo trình Xáy dựng văn bản pháp luật được các tác giả biên soạn đựa trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành, cơsở khoa học, thực tiên về xây dựng văn bản pháp luật, dongthời kế thừa
Trang 1GIÁO TRÌNH
XÂY DỰNG
VĂN BẢN PHÁP LUẬT
Trang 2Giáo trình này đã được Hội đồng nghiệm thu giáo trình Trường Dai học Luật Hà Nội (thành lập theo Quyết định số 1870/QĐ-ĐHLHN
ngày 01 thang 8 nam 2014 của Hiệu trưởng Trường Dai học Luật Hà Nội)
dong ý thông qua ngày 19 tháng 9 năm 2014 và được Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội cho pháp xuất bản theo Quyết định
số 2951/QĐ-ĐHLHN ngày 05 tháng 12 năm 2014
MA SỐ: TPG/K - 18 - 13
3220-2018/CXBIPH/02-228/TP
Trang 3TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Giáo trình XÂY DỰNG
VĂN BẢN PHÁP LUẬT
(Tái bản lan thứ tw)
NHÀ XUẤT BẢN TƯ PHÁP
HÀ NỘI - 2018
Trang 4Chương 2 (Mục 2.2), Chương Š Chương 3, Chương 4
Chương 7 (Mục 7.2)
Trang 5LỜI GIỚI THIỆU
Soạn thảo, ban hành văn bản pháp luật có vị trí quan
trọng, diễn ra thường xuyên trong hoạt động quản lí của các
cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương Trong quátrình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyên hạn của mình, các
chủ thể ban hành văn bản pháp luật nhằm thực hiện hoạt độngquản lí một cách có hiệu quả nhất Văn bản pháp luật là phương
tiện chủ yếu để ghi lại và truyền dat các quyết định quan linên ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động quản lí của
các cơ quan nhà nước Do vậy, ban hành văn bản pháp luật
có chất lượng luôn là mục tiêu hàng dau của các cơ quan ban
hành ra chúng.
Trong chương trình dao tạo cử nhân luật, xây dựng văn
bản pháp luật là môn học bắt buộc nhằm trang bị cho ngườihọc kiến thức về văn bản pháp luật và kĩ năng xây dựng vănbản pháp luật như thẩm quyên ban hành, thủ tục, trình tự banhành; quy tắc sử dụng ngôn ngữ dé soạn thảo văn bản pháp
luật, cách thức soạn thảo hình thức, nội dung văn bản pháp
luật và kiểm tra, rà soát, xử lí văn bản pháp luật Vi thể, việc
biên soạn Giáo trình Xây dựng văn bản pháp luật phù hợp với
yêu cau đào tạo của Nhà trường và nhu cầu của người học là
thực sự cân thiết
Trang 6Giáo trình Xáy dựng văn bản pháp luật được các tác giả biên soạn đựa trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành, cơ
sở khoa học, thực tiên về xây dựng văn bản pháp luật, dongthời kế thừa những nội dung vẫn còn phù hợp của các Giáotrình trước với mong muốn Giáo trình này thực sự hữu ích chomục tiêu nâng cao chất lượng giảng dạy tại Trường Đại học
Luật Hà Nội.
Truong Đại học Luật Hà Nội tran trọng giới thiệu và mong
nhận được ý kiến đóng góp của độc giả để Giáo trình Xây
dựng văn bản pháp luật ngày càng được hoàn thiện.
Hà Nội, tháng 9 năm 2018
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Trang 7Chương 1
KHÁI QUAT VE VĂN BẢN PHÁP LUẬT
1.1 KHÁI NIỆM VĂN BẢN PHÁP LUẬT
1.1.1 Định nghĩa và đặc điểm văn bản pháp luật
Công tác soạn thảo, ban hành và quản lí văn bản nói chung
và văn bản pháp luật nói riêng có vị trí quan trọng, diễn ra
thường xuyên trong hoạt động quản lí của các cơ quan nhà
nước từ trung ương đến địa phương Trong quá trình thực hiệnchức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các chủ thể banhành văn bản pháp luật nhăm thực hiện hoạt động quản lí mộtcách có hiệu quả nhất Bởi văn bản pháp luật là phương tiệnghi lại và truyền đạt các quyết định quản lí hình thành trong
hoạt động quản lí của các cơ quan nhà nước cũng như cá nhân
có thâm quyền Vi thế, văn bản pháp luật luôn thé hiện tínhpháp lí, tính mệnh lệnh, quản lí điều hành, tính thống nhất vềhình thức, nội dung của từng loại và phản ánh kết quả hoạtđộng quản lí trên các lĩnh vực Hiện nay có nhiều quan điểmkhác nhau về văn bản pháp luật
Quan điểm thứ nhất cho răng, văn bản pháp luật là hìnhthức thé hiện ý chí của chủ thé có thẩm quyên, thé hiện dưới
Trang 8dạng ngôn ngữ viết, được ban hành theo hình thức, thủ tục dopháp luật quy định, nhằm đạt được mục tiêu quản lí đã đặt ra.Quan điểm thứ hai khang định văn bản pháp luật là van bảnđược ban hành bởi chủ thể có thâm quyền theo hình thức, thủ
tục do pháp luật quy định, có nội dung là ý chí của Nhà nước,
luôn mang tính bắt buộc và được bảo đảm thực hiện bang suc
mạnh của Nha nước.
Hai quan điểm trên chủ yếu khác nhau về ngôn ngữ thể hiệncòn các dấu hiệu thuộc tính của văn bản pháp luật về cơ bản là
tương tự nhau Tuy nhiên, tác giả cho rằng, quan điểm thứ nhất
coi ngôn ngữ viết là dau hiệu đặc trưng của văn bản pháp luật làchưa thuyết phục bởi lẽ văn bản của các tô chức xã hội như nghị
quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
đều được thé hiện băng ngôn ngữ viết Còn quan điểm thứ haiđịnh nghĩa văn bản pháp luật theo truyền thống lấy khái niệmrộng hơn (văn bản) để nhân mạnh văn bản pháp luật là một loạicủa văn bản nói chung Cách định nghĩa này chưa khẳng định
và gọi tên chính xác bản chất của văn bản pháp luật
Từ hai quan điểm trên, trong Giáo trình này văn bản phápluật được hiểu: Văn bản pháp luật là hình thức thể hiện ý chí
của Nhà nước, được ban hành theo hình thức, thủ tục do pháp
luật quy định, luôn mang tính bắt buộc và được bảo đảm thực
hiện bởi Nhà nước.
(1).Xem: Trường Dai học Luật Hà Nội, Giáo trình Xây dựng văn bản pháp ludt, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2011.
Trang 9Văn bản pháp luật có những đặc điểm sau:
- Thứ nhất, văn bản pháp luật được ban hành bởi chủ thể
có thẩm quyển
Đây là dấu hiệu đầu tiên để phân biệt giữa văn bản phápluật với văn bản do các tổ chức xã hội ban hành như văn bản
của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản
H6 Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam Tuy theo mỗinhóm văn bản pháp luật khác nhau mà pháp luật trao quyềnban hành cho những cơ quan nhà nước và người có thâmquyền khác nhau Đối với văn bản quy phạm pháp luật, chỉnhững chủ thể được quy định tại Điều 4 Luật Ban hành vănbản quy phạm pháp luật năm 2015 mới có thâm quyền banhành Đối với văn bản áp dụng pháp luật, số lượng các chủ thể
có thâm quyền ban hành nhiều hơn văn bản quy phạm pháp
luật nhưng vẫn chịu sự ràng buộc của quy định pháp luật
Trên bình diện chung nhất, văn bản pháp luật được banhành bởi những nhóm chủ thể sau:
+ Cơ quan nhà nước
Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
mà pháp luật quy định, các cơ quan nhà nước thường xuyên
ban hành văn bản pháp luật đề giải quyết những công việc phátsinh như ban hành quy định pháp luật để điều chỉnh quan hệ xã
hội cơ bản; ôn định tô chức bộ máy, tô chức nhân sự trong nội
bộ; giải quyết những công việc về chuyên môn, nghiệp vụ Moi cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương đều là cơquan có thâm quyền ban hành văn bản pháp luật, có thê kế điểnhình như: Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ,
Trang 10Chủ tịch nước, toà án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân, bộ, cơquan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, hội đồng nhân dân,
uy ban nhân dân
Ngoài ra, pháp luật còn quy định một số cơ quan nhà nước
có thâm quyền phối hợp với cơ quan nhà nước khác hoặc vớiĐoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
dé ban hành văn bản pháp luật liên tịch
+ Cá nhân có thầm quyền
Văn bản pháp luật không chỉ do các cơ quan nhà nước mà
còn do những cá nhân được Nhà nước trao quyền ban hành.Nhóm cá nhân có thâm quyền ban hành văn bản pháp luật baogồm một số thủ trưởng cơ quan nhà nước (Thủ tướng Chính
phủ, chủ tịch uỷ ban nhân dân ); công chức khi thi hành công
vụ (nhân viên thuế, nhân viên kiểm lâm, thanh tra viên chuyên
ngành, cảnh sát, bộ đội biên phòng ) và người chỉ huy tàu
bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển rời sân bay, bến cảng.)
- Thứ hai, nội dung của văn bản pháp luật là ý chi của Nhà nước
Ý chí của Nhà nước trong văn bản pháp luật được hiểu là
Nhà nước quyết tâm đạt được mục đích đem lại lợi ích cho
Nhà nước và xã hội Thông thường ý chí của Nhà nước được
biểu hiện thông qua:
+ Những chủ trương, chính sách, biện pháp của Nhà nước mang tính định hướng.
(1).Xem: Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016).
(2).Xem: Luật Xử lí vi phạm hành chính năm 2012.
Trang 11Thông qua những chủ trương, chính sách, biện pháp mang
tính vĩ mô, Nhà nước đã thể hiện được mong muốn của mình
đó là sự phát triển về mọi mặt của đời sống xã hội, là làm cho
dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công băng, văn minh.
Hiện nay, nội dung là chủ trương, chính sách, biện pháp của
Nhà nước được các cơ quan nhà nước thể hiện trong hình thứcvăn bản pháp luật chủ yếu là nghị quyết Ví dụ: Nghị quyết số31/2012/QH13 ngày 08/11/2012 của Quốc hội về Kế hoạchphát triển kinh tế - xã hội năm 2013
+ Những quy tắc xử sự chung điều chỉnh hành vi của cá nhân,
tổ chức trong xã hội theo hướng xác lập, làm thay đổi hoặccham dứt quyền, nghĩa vụ của đối tượng thi hành văn bản đó
Ví dụ: Điều 9 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá năm
2012 quy định: Nghiêm cam người chưa đủ 18 tuổi sử dụng,mua, bán thuốc lá
+ Những mệnh lệnh áp dụng pháp luật mang tính bắt buộcđối với những cá nhân, tô chức cụ thé
Ví dụ: Mệnh lệnh phạt tiền trong quyết định xử phạt viphạm hành chính đối với ông Nguyễn Văn A
- Thứ ba, văn bản pháp luật được ban hành theo thủ tục do pháp luật quy định
Thủ tục ban hành văn bản pháp luật là những cách thức,
trình tự mà các chủ thé có thâm quyền can phải tiến hành khi
ban hành văn bản pháp luật.
Các văn bản pháp luật đều được ban hành theo thủ tục, trình
tự do pháp luật quy định Tuỳ theo mỗi loại văn bản pháp luật
khác nhau mà thủ tục ban hành chúng cũng khác biệt Ví dụ:
Trang 12Khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật, các chủ thé có thắmquyền phải tuân theo trình tự mà Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật năm 2015 quy định từ khâu lập chương trình,
soạn thảo, thâm định, thâm tra, lấy ý kiến đóng góp cho đếnthông qua, kí, công bố ban hành Đối với văn bản áp dụng
pháp luật trong nội bộ, thủ tục ban hành tuân theo quy định của
Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ
về công tác văn thư (được sửa đổi, bố sung năm 2010, 2018)
và các văn bản quy phạm pháp luật khác điều chỉnh theo lĩnh
vực Trải qua quy trình vừa hợp pháp vừa hợp lí này, văn bản
pháp luật được xây dựng, ban hành sẽ đáp ứng yêu cầu về chất
lượng, nâng cao hiệu quả hoạt động quản lí của Nhà nước.
- lu tư, văn bản pháp luật được trình bay theo hình thức
do pháp luật quy định
Hình thức của văn bản pháp luật bao gồm tên loại văn bản
và thê thức, kĩ thuật trình bày
Hệ thống văn bản pháp luật ở nước ta hiện nay bao gồmnhiều loại văn bản Các loại văn bản này không chỉ khác nhau
về tên gọi mà còn về cách thức trình bày Thâm quyền banhành văn bản pháp luật cũng như cách trình bày về hình thứccủa từng loại văn bản đều được Nhà nước quy định cụ thể
trong những văn bản khác nhau như Luật Ban hành văn bản
quy phạm pháp luật năm 2015; Nghị định số 110/2004/NĐ-CP
ngày 08/4/2004 của Chính phủ về công tác văn thư; Nghị
định số 09/2010/NĐ-CP ngày 08/02/2010 của Chính phủ sửa
đổi, bố sung một số điều của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP
Trang 13ngày 08/4/2004 của Chính phủ về công tác văn thu; Thông
tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 của Bộ Nội vụ hướngdẫn thê thức và kĩ thuật trình bày văn bản hành chính
Khi soạn thảo van ban để giải quyết công việc thuộc thẩmquyền, cơ quan nhà nước cần căn cứ vào các quy định củapháp luật và nội dung, tính chất công việc để lựa chọn loại vănbản đúng với thâm quyền của mình và phù hợp với tình huốngthực tế cần giải quyết, đồng thời cần phải trình bày văn bảntheo đúng thể thức mà pháp luật quy định
Pháp luật cũng quy định các văn bản pháp luật cần đượctrình bày theo kết cau chung về hình thức văn bản như vị trí vàcách thức thể hiện một số chi tiết thuộc về mau trình bày vănbản (cỡ chữ, kiểu chữ, dấu gạch chân ) cho mỗi đề mục hìnhthức: quốc hiệu, tên cơ quan ban hành
- Thứ năm, văn bản pháp luật luôn mang tính bắt buộc và
được bảo đảm thực hiện bởi Nhà nước
Vì có nội dung là ý chí của Nhà nước nên văn bản pháp luật
luôn có tính áp đặt, ràng buộc quyên, nghĩa vụ với đối tượng quản
lí Để văn bản được triển khai và thi hành nghiêm chỉnh trênthực tế, Nhà nước sử dụng nhiều biện pháp như phổ biến, tuyêntruyền; biện pháp tổ chức, hành chính; biện pháp cưỡng ch
(1) Theo quy định tại khoản 2 Điều 172 Luật Ban hành văn bản quy phạm
pháp luật năm 2015: “7hông tu liên tịch giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, chỉ thị
của ty ban nhân dân các cấp là văn bản quy phạm pháp luật được ban hành trước ngày Luật này có hiệu lực thì tiếp tục có hiệu lực cho đến khi có văn bản bãi bỏ hoặc bị thay thé bằng văn bản quy phạm pháp luật khác”.
Trang 141.1.2 Phân loại văn bản pháp luật
Có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại văn bản pháp luật
- Tiêu chí chủ thể ban hành: Văn bản pháp luật được chia
thành văn bản pháp luật của cơ quan lập pháp, văn bản pháp luật của cơ quan hành pháp, văn bản pháp luật của cơ quan tư pháp.
- Tiêu chí hiệu lực pháp lí: Văn bản pháp luật được chia thành văn bản luật và văn bản dưới luật.
- Tiêu chí về tính chất pháp lí: Văn bản pháp luật được chia
thành văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật.
Những tiêu chí phân loại này thể hiện sự khác biệt bản chấtnhất của văn bản pháp luật
1.1.2.1 Văn bản quy phạm pháp luật
Điều 2 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm
2015 định nghĩa: “Van bản quy phạm pháp luật là văn bản có
chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo ding thẩmquyên, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này”.Văn bản quy phạm pháp luật có những đặc điểm sau:
- Do những cơ quan nhà nước, người có thẩm quyển banhành và bảo đảm thực hiện bao gồm: Quốc hội, Ủy ban
Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ, Hội đồng Tham phán Toa án nhân dân tối cao,Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sátnhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, bộ trưởng, thủtrưởng cơ quan ngang bộ, hội đồng nhân dân các cấp, uy bannhân dân các cấp Ngoài ra, theo quy định của pháp luật văn
bản quy phạm pháp luật còn được ban hành bởi Đoàn Chủ tịch
Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với
Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc Chính phủ
Trang 15- Nội dung của văn bản quy phạm pháp luật là các quy
phạm pháp luật được áp dụng nhiều lần trong thực tiễn và là
cơ sở dé ban hành các văn bản áp dụng pháp luật và văn ban
hành chính thông dụng.
Ví dụ: Luật Giáo dục đại học năm 2012 được Quốc hội ban
hành là văn bản quy phạm pháp luật Dựa trên những quy định
của Luật này, các cơ sở giáo dục đại học ban hành văn bản áp
dụng pháp luật và văn bản hành chính để thực hiện
Điều 3 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015định nghĩa: “Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có
hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiễu lan
đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc
đơn vị hành chính nhát định, do cơ quan nhà nước, người có
thẩm quyển quy định trong Luật này ban hành và được Nhà
nước bao dam thực hiện `.
Dưới góc độ khoa học, quy phạm pháp luật là quy tắc xử sựchung do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm xác lập,thay đối hoặc chấm dứt quyên, nghĩa vụ của cá nhân, tô chức.Quy phạm là danh từ gốc Hán có nghĩa đen là khuôn thước, tức
là mực thước, khuôn mẫu Như vậy, danh từ quy phạm dùng déchỉ cái khuôn, cái mẫu, cái thước mà người ta nói và làm theo.”Ngoài ra, quy phạm con có nghĩa như quy tắc (phép tac) nhưngvới nghĩa đầy đủ hơn đó là khuôn mẫu, chuẩn mực đã đượchợp pháp hoá để mọi người đối chiếu và lựa chọn cách xử sự
phù hợp Về cơ cấu của quy phạm pháp luật, đa số các luật gia
(1).Xem: Nguyễn Minh Đoan, “Bàn thêm về cơ cấu của quy phạm pháp luật”,
Tạp chí Luật học, sô 3/2000.
Trang 16đều cho rằng quy phạm pháp luật thông thường có ba bộ phận:giả định, quy định, chế tài Bộ phận giả định của quy phạmpháp luật xác định điều kiện, hoàn cảnh có thể xảy ra trongcuộc song ma khi gap điều kiện, hoàn cảnh đó, các chủ thé sẽ
xử sự theo cách thức Nhà nước đặt ra Nó trả lời câu hỏi: Cá
nhân nào? tô chức nào? khi nào? trong điều kiện, hoàn cảnh nào?
Bộ phận quy định của quy phạm pháp luật định hướng
hành vi xử sự của cá nhân, tổ chức theo hướng chỉ rõ những
hành vi được thực hiện, hành vi không được thực hiện và cách
thức thực hiện hành vi đó, trả lời cho câu hỏi: được làm gì?
(quyền), không được làm gì? (hành vi bị cam), phải làm gi?
(nghĩa vụ) và làm như thế nào? (thủ tục, trình tự thực hiện) Đâychính là đặt ra cách xử sự cho chủ thể mà nội dung là xác lập,thay đôi hoặc cham dứt quyên và nghĩa vụ của cá nhân, tô chức
Bộ phận chế tài là bộ phận xác định biện pháp tác động màNhà nước dự kiến áp dụng đối với chủ thể không thực hiệnđúng mệnh lệnh được nêu trong phần quy định của quy phạm
pháp luật (truy cứu trách nhiệm pháp lí).
Trong thực tế, các quy phạm pháp luật có thể được trìnhbày bằng nhiều cách khác nhau mà đôi khi bộ phận nào đó củaquy phạm pháp luật được trình bày ấn, thậm chí không có bộphận chế tài khi xem xét một điều luật cụ thể (Ví dụ: Trongtrường hợp phần quy định chỉ xác định quyền của chủ thé,
hoặc quy phạm quy định về thủ tục pháp li ) Tóm lại, một
quy phạm pháp luật có thể có cả ba bộ phận, nhưng cũng cóthê chỉ gồm hai bộ phận tuỳ theo sự biểu đạt của nó trong cácđiều luật Trên thực tế, có rất nhiều cách để diễn đạt một quyphạm pháp luật nhưng tựu chung lại đều xoay quanh mô hình
Trang 17ngôn ngữ là “nếu thì ”; có nghĩa: Nếu cá nhân, tô chức naorơi vào điều kiện, hoàn cảnh nao thì phải xử sự theo cách thứcsau Có thể nhận diện được đó là quy phạm pháp luật thôngqua một số yêu tố ngôn ngữ điển hình như: không được, cam,nghiêm cấm; có nghĩa vụ, phải, có trách nhiệm, cần, buộc ;
có quyền, được quyền, được, được hưởng
Quy phạm pháp luật được phân thành nhiều loại như quyphạm chung (quy phạm nguyên tắc, quy phạm giải thích, quyphạm tuyên bố), quy phạm riêng (quy phạm cam đoán, quyphạm bắt buộc, quy phạm cho phép, quy phạm trao quyền),
ngoài ra còn có quy phạm thủ tục
Quy phạm pháp luật có dấu hiệu bên ngoài để nhận diện đó
là tính bắt buộc chung (tính không xác định cụ thé của đốitượng thi hành), khả năng áp dụng nhiều lần (lặp đi lặp lại).Tính bắt buộc chung: Vì văn bản quy phạm pháp luật chứa
đựng quy phạm pháp luật nên văn bản quy phạm pháp luật
luôn có tính chất bắt buộc chung, được thực hiện nhiều lầntrong cuộc sống Tính bắt buộc chung của văn bản quy phạmpháp luật được hiểu là bắt buộc đối với mọi chủ thé khi ở vàođiều kiện, hoàn cảnh mà văn bản quy phạm pháp luật quy định.Văn bản quy phạm pháp luật không đặt ra quy định cho đốitượng cụ thể, xác định mà nhằm tới các đối tượng khái quát,trừu tượng (mọi đối tượng hoặc một nhóm đối tượng) như
công dân, tổ chức xã hội, các chủ tịch tỉnh, doanh nghiệp,
người có công với cách mạng Đây là điểm khác biệt so vớivăn bản áp dụng pháp luật, vì đối tượng thi hành của văn bản
này luôn xác định, cụ thể Cần lưu ý rằng, đối tượng thi hành
chung khác với thuộc tính “nhiều đối tượng” Có những văn
Trang 18bản áp dụng cho nhiều đối tượng trong cùng khoảng thời giannhưng nội dung tác động đến từng đối tượng riêng lẻ chỉ mộtlần duy nhất thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật Vídụ: quyết định trợ cấp một lần đối với những cán bộ, côngchức nghỉ việc do sắp xếp lại tổ chức
Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng nhiều lần trênthực tế Dấu hiệu áp dụng nhiều lần được hiểu, quy phạm pháp
luật luôn được các chủ thê áp dụng pháp luật lựa chọn làm cơ
sở pháp lí dé triển khai thực hiện hoặc giải quyết những côngviệc cụ thể xảy ra trên thực tế, nên được áp dụng lặp đi lặp lạinhiều lần Còn văn bản áp dụng pháp luật chỉ được thực hiệnduy nhất một lần Có nghĩa văn bản quy phạm pháp luật có khả
năng tác động trong khoảng thời gian lâu dài.
Tính bắt buộc chung đã ảnh hưởng đến hiệu lực pháp lí
của văn bản quy phạm pháp luật Văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lí trong phạm vi cả nước hoặc từng dia
phương tùy thuộc vào thâm quyên của cơ quan ban hành cũngnhư nội dung của mỗi văn bản quy phạm pháp luật Thông
thường, văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ở
trung ương ban hanh có hiệu lực pháp lí trên phạm vi cả
nước, văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ở địa phương ban hành có hiệu lực pháp lí trên phạm vi địa phương
đó Ngoài ra, có trường hợp văn bản quy phạm pháp luật do
cơ quan nhà nước trung ương ban hành nhưng có hiệu lực
pháp lí trên phạm vi lãnh thổ địa phương xuất phát từ tính đặc
thù của địa phương đã quyết định tới nội dung văn bản quy
phạm pháp luật Dau hiệu này là co sở dé phân biệt với nhữngvăn bản có nội dung đặt ra quy tắc xử sự nội bộ trong cơ quan
Trang 19nhà nước Hiện nay, khá nhiều văn bản như quy chế, điều lệ,quy định, nội quy có nội dung là quy tắc xử sự nội bộ đượcban hành kèm theo hình thức văn bản quyết định, nghị quyết.Những quy tắc xử sự được đặt ra để điều chỉnh hoạt động
trong nội bộ một cơ quan nhà nước không phải là quy phạm
pháp luật vì các quy tắc xử sự đó không có tính bắt buộcchung mà chỉ là văn bản được ban hành dé điều hành quản línội bộ, chúng có tính chất bắt buộc nhưng chỉ đối với các đơn
vị trực thuộc, nhân viên của cơ quan đó.
- Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo hình thức do pháp luật quy định.
Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo hình thức
có nghĩa là đúng tên loại văn bản và đúng thể thức, kĩ thuật
trình bày Theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm
pháp luật năm 2015, những cơ quan nhà nước, cá nhân có thâmquyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật với tên gọi xácđịnh: Quốc hội ban hành Hiến pháp, luật, nghị quyết; Uy banThường vụ Quốc hội ban hành pháp lệnh, nghị quyết, nghịquyết liên tịch với Đoàn Chủ tịch Uỷ ban trung ương Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam; Chủ tịch nước ban hành lệnh, quyết định;Chính phủ ban hành nghị định, nghị quyết liên tịch với ĐoànChủ tịch Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Thủtướng Chính phủ ban hành quyết định; Hội đồng Tham phanToà án nhân dân tối cao ban hành nghị quyết; Chánh án Toà ánnhân dân tối cao ban hành thông tư; Viện trưởng Viện kiểm sátnhân dân tối cao ban hành thông tư; bộ trưởng, thủ trưởng cơquan ngang bộ ban hành thông tư; Tổng Kiểm toán nhà nước
Trang 20ban hành quyết định; hội đồng nhân dân ban hành nghị quyết;
ủy ban nhân dân ban hành quyết định Theo quy định của phápluật,” văn bản quy phạm pháp luật phải có đủ và trình bàyđúng những yếu tố như: quốc hiệu; tiêu ngữ; tên cơ quan banhành; số, kí hiệu văn bản; địa danh, thời gian ban hành; tên vănbản; trích yếu nội dung; chữ ki; nơi nhận
- Trình tự, thu tục ban hành tuân theo quy định cua Luật
Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo trình tự: lập chương trình
xây dựng văn bản; soạn thảo; lay ý kiến đóng góp; thấm định,thâm tra; trình, thông qua, kí chứng thực và ban hành
Trong những dấu hiệu trên, nội dung có chứa đựng quyphạm pháp luật được coi là dấu hiệu đặc trưng quan trọng vàthé hiện bản chất nhất của văn bản quy phạm pháp luật
1.1.2.2 Văn bản áp dụng pháp luật
Văn bản áp dụng pháp luật là văn bản do các chủ thể cóthâm quyền ban hành theo thủ tục và hình thức do pháp luậtquy định, có nội dung là mệnh lệnh cụ thé đối với cá nhân, tôchức xác định, được thực hiện một lần trong thực tiễn
Ví dụ: Quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Ađược ban hành dé bổ nhiệm ông Nguyễn Văn B giữ chức vu
Giám đốc Sở Tư pháp
Ngoài những đặc điểm của văn bản pháp luật nói chung,văn bản áp dụng pháp luật có một số đặc điểm sau:
(1).Luat Ban hành van bản quy phạm pháp luật năm 2015 và Nghị định số
34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một sô điêu
và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Trang 21- Có nội dung là mệnh lệnh áp dụng pháp luật đối với cánhân, tổ chức cụ thể, xác định Trên cơ sở văn bản quy phạmpháp luật, khi có sự kiện thực tế xảy ra, các cơ quan nhà nướchoặc cá nhân có thâm quyền ban hành văn bản áp dụng phápluật dé giải quyết, làm cho các quy phạm pháp luật được thựcthi trên thực tế.
Khác với văn bản quy phạm pháp luật có nội dung là quy
phạm pháp luật, là khuôn mẫu xử sự chung cho mọi cá nhân, tô
chức, là đối tượng điều chỉnh của quy phạm pháp luật, nội
dung của văn bản áp dụng pháp luật luôn là mệnh lệnh cụ thêđối với cá nhân, tô chức xác định Có nghĩa mệnh lệnh áp dụng
pháp luật luôn ra đời trên cơ sở quy phạm pháp luật.
- Văn bản áp dụng pháp luật được thực hiện một lan trongthực tiễn Khác với văn ban quy phạm pháp luật được thựchiện nhiều lần, văn bản áp dụng pháp luật chỉ được thực hiệnmột lần vì mỗi văn bản áp dụng được ban hành thường giảiquyết một công việc, một vụ việc cụ thể
- Văn bản áp dụng pháp luật được ban hành theo hình thức
và thủ tục do pháp luật quy định Hình thức của văn bản áp
dụng pháp luật bao gồm tên loại va thé thức kĩ thuật trình bày
văn bản cũng được pháp luật quy định Tên loại văn bản áp
dụng pháp luật được quy định trong nhiều văn bản quy phạmpháp luật điều chỉnh từng lĩnh vực khác nhau Ví dụ: Trong lĩnh
vực xử lí vi phạm hành chính, tên loại của văn bản áp dụng pháp
luật dé giải quyết công việc này là quyết dinh; trong hoạtđộng xét xử, viện kiểm sát nhân dân truy tố bị can trước toà
(1).Xem: Luật Xử lí vi phạm hành chính năm 2012.
Trang 22án bằng bản cáo trạng,” toà án nhân dân ra phán quyết đối vớingười thực hiện hành vi phạm tội bang bản an”
Thủ tục, trình tự ban hành văn bản áp dụng pháp luật hiện
nay khá đa dạng bởi tính chất phong phú của mỗi công việc ápdụng pháp luật trên thực tế Tuy nhiên, trên bình diện chungnhất, thủ tục ban hành văn bản áp dụng pháp luật được thựchiện theo các bước: xác định thâm quyền giải quyết công việc;lựa chọn quy phạm pháp luật để áp dụng: soạn thảo; kí chứng
thực và ban hành.
1.2 TEU CHÍ ĐÁNH GIA CHAT LƯỢNG VAN BANPHAP LUAT
1.2.1 Tiéu chi vé chinh tri
- Có nội dung phù hop với chủ trương, đường lối, chínhsách của Đảng Trong xã hội có giai cấp, các đảng phái chínhtrị luôn muốn thê hiện và khẳng định vai trò, mở rộng sự ảnhhưởng của mình đối với các giai tầng khác Vì vậy, văn bảnpháp luật luôn mang tính chính trị và phản ánh sâu sắc ý chícủa giai cấp cầm quyền Xem xét chất lượng của văn bản phápluật dựa trên những yêu cầu về nội dung phù hợp với chủtrương, đường lỗi, chính sách của Dang là đòi hỏi mang tínhkhách quan và xuất phát từ mối quan hệ giữa Đảng Cộng sảnViệt Nam va Nhà nước Khoản 1 Điều 4 Hiến pháp năm 2013
quy định: “Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai
(1).Xem: Điều 243 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, có hiệu lực thi hành từ
ngày 01/01/2018.
(2).Xem: Điều 260 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, có hiệu lực thi hành từ
ngày 01/01/2018.
Trang 23cap công nhân, dong thời là đội tiên phong của nhân dân laođộng và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích củagiai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấychủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hỗ Chi Minh làm nên tảng
tu tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” Đảng
lãnh đạo Nhà nước thông qua nhiều hình thức trong đó lãnhđạo Nhà nước bằng chủ trương, đường lối, chính sách được coi
là chủ yếu nhất, trên cơ sở đó Nha nước thé chế hoá thành
những quy định pháp luật Như vậy, pháp luật được coi là
phương tiện hữu hiệu chuyên tải toàn bộ đường lối của Đảng
và đưa đường lối đó vào thực tiễn đời sống Cho nên, khi đánh
giá chất lượng của văn bản pháp luật trước hết phải dựa vàođường lối, chính sách của Đảng làm chuẩn mực chính trị để
xem xét nội dung văn bản.
- Nội dung văn bản pháp luật phù hợp với ý chí, nguyện
vọng và lợi ích chính dang của đối tượng chịu sự tác động trựctiếp của văn bản pháp luật Yêu cầu này đặt ra nhằm bảo đảmtính khả thi của văn bản pháp luật sau khi được ban hành Déđáp ứng được yêu cầu này, ngay trong quá trình ban hành vănbản pháp luật, cơ quan soạn thảo phải tổ chức lây ý kiến đónggóp của các tổ chức xã hội, công dân cho dự thảo văn bản Đây
là thủ tục bắt buộc khi soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật
được quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
năm 2015, đồng thời là hình thức thể hiện tính dân chủ trongquá trình ban hành văn bản pháp luật; thu hút trí tuệ tập thể
đóng góp vào dự thảo văn bản làm cho văn bản sau khi được
ban hành sẽ có nội dung phù hợp với đối tượng thi hành của
chính văn bản đó.
Trang 241.2.2 Tiêu chí về tính hợp hiến, hợp pháp
Văn bản pháp luật được ban hành có chất lượng không chỉđáp ứng tiêu chuẩn về chính trị mà còn bảo đảm cả tính hợphiến và hợp pháp
- Nội dung văn bản pháp luật phù hợp với Hién pháp Tínhhợp hiến đòi hỏi mọi văn bản pháp luật đều phải phù hợp vớiHiến pháp, bảo đảm tính thống nhất theo trật tự thứ bậc, hiệulực pháp lí của văn bản pháp luật, tạo thành hệ thống thốngnhất Khoản 1 Điều 119 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Hiến
pháp là luật cơ bản của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, có hiệu lực pháp li cao nhất Mọi văn bản pháp luậtkhác phải phù hợp với Hién pháp ”
Dé bao đảm nguyên tắc Hiến pháp là luật cơ bản, có tínhpháp lí cao nhất, các chủ thể có thâm quyền ban hành văn bảnpháp luật phải bảo đảm cho văn bản đó phù hợp với Hiến pháp.Tính hợp hiến của văn bản pháp luật được biểu hiện:
Thứ nhất, nội dung văn bản pháp luật phù hợp với các quyđịnh cụ thể của Hiến pháp Để bảo đảm nội dung văn bản phápluật phù hợp với các quy định của Hiến pháp, cơ quan soạnthảo văn bản phải năm rõ và hiểu đúng các quy định cụ thể củaHiến pháp liên quan tới nội dung văn bản pháp luật
Thứ hai, văn bản pháp luật phải phù hợp với nguyên tắc cơbản và tinh thần của Hiến pháp Đây là van đề khó xác định khiban hành văn bản pháp luật Thực tế ban hành văn bản chỉ cầnkhông trái với các quy định của Hiến pháp thì chưa đủ mà phảixác định mục đích và những nguyên tắc cơ bản của văn bản phápluật phù hợp với phần “hồn” hoặc “tinh thần” của Hiến pháp
Trang 25- Văn bản pháp luật phải hợp pháp Tính hợp pháp được
hiểu là đúng với pháp luật, không trái với pháp luật Theonghĩa như vậy, để bảo đảm tính hợp pháp, văn bản pháp luật
được ban hành đúng thầm quyên, đúng trình tự, thủ tục luật
định; có nội dung phù hợp với quy định của Nhà nước; đúng
thé thức và kĩ thuật trình bay văn bản Tính hợp pháp của vănbản pháp luật là một trong những tiêu chuẩn đánh giá chấtlượng văn bản pháp luật được ban hành, quyết định sự tôn tại
và hiệu lực pháp lí của văn bản pháp luật Văn bản pháp luật
hợp pháp khi hội tụ đủ những dau hiệu sau:
Thứ nhất, văn bản pháp luật được ban hành đúng thâm quyềnTham quyền ban hành văn bản pháp luật được hiểu là giớihạn quyên lực do pháp luật quy định cho chủ thé ban hành vanbản pháp luật để giải quyết những vấn đề thuộc chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn Thâm quyền ban hành văn bản pháp luậtbao gồm thâm quyên hình thức và thẩm quyền nội dung
Thâm quyên hình thức được hiểu là các chủ thé ban hành
văn bản pháp luật đúng tên gọi do pháp luật quy định Theo
quy định này, mỗi cá nhân, cơ quan trong thâm quyền củamình chỉ được ban hành một hoặc một số hình thức văn bảnpháp luật do luật quy định Đây chính là quy định nhằm bảodam tính thống nhất của hệ thống văn bản pháp luật, đồng thờibảo đảm duy trì tính hợp pháp của văn bản pháp luật về mặthình thức Thâm quyền về hình thức của các chủ thê trong hoạtđộng ban hành văn bản pháp luật được quy định trong Hiếnpháp năm 2013; các luật tổ chức về bộ máy nhà nước; LuậtBan hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 như: Hiếnpháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của
Trang 26Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; lệnh, quyết định của Chủ tịchnước; nghị định của Chính phủ; quyết định của Thủ tướngChính phủ, Tổng Kiểm toán nhà nước; nghị quyết của hội đồngnhân dân, quyết định của uỷ ban nhân dân Ngoài ra, thâmquyền hình thức của các chủ thể còn được quy định trong cácđạo luật về tô chức bộ máy; các luật, pháp lệnh điều chỉnh từnglĩnh vực chuyên môn Theo các quy định trên, có thê thấy sốlượng chủ thể được pháp luật xác định tên loại văn bản đượcban hành theo thâm quyền là tương đối rộng Điều này có ýnghĩa buộc các chủ thể phải tuân thủ và bảo đảm cho văn bảnban hành được hợp pháp về mặt hình thức Một khi các chủ thể
vi phạm yêu cầu này cũng có nghĩa là văn bản pháp luật ban
hành không hợp pháp về hình thức theo quy định của pháp luật.Tham quyền nội dung là giới hạn quyền lực của các chủ thêtrong quá trình giải quyết công việc do pháp luật quy định Vềthực chất, đó là chủ thé ban hành văn bản pháp luật giải quyếtcông việc phát sinh thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn mà pháp luật quy định Trên thực tế, thâm quyền này đượcquy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật như:Hiến pháp năm 2013, Luật Ban hành văn bản quy phạm phápluật năm 2015, các luật về tô chức (Luật Tổ chức Quốc hội năm2014; Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015; Luật Tổ chức chínhquyền địa phương năm 2015 ) Ngoài ra, thâm quyền của cácchủ thể được quy định trong các văn bản quy định chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lí nhà nước
Thứ hai, văn bản pháp luật được ban hành đúng căn cứ pháp lí
Trong hoạt động ban hành văn bản pháp luật, cơ sở pháp lí
Trang 27là những chuẩn mực pháp luật được quy định trong các văn
bản liên quan, mà theo đó văn bản được ban hành hợp pháp Thông thường, văn bản được lựa chọn là cơ sở pháp lí bảo đảm
tính hợp pháp của văn bản pháp luật là văn bản quy định trực
tiếp về thâm quyền của chủ thể ban hành văn bản, các văn bảnchứa đựng quy định có liên quan trực tiếp đến nội dung văn
bản pháp luật đang soạn thảo Hơn nữa, thông thường văn bản
được xác định là cơ sở pháp lí phải là văn bản đang có hiệu lực
pháp lí tại thời điểm ban hành văn bản
Hiện nay, thâm quyền của các chủ thé trong hoạt động banhành văn bản pháp luật được quy định tại nhiều văn bản khácnhau Muốn xác lập một cách chính xác cơ sở pháp lí của vănbản pháp luật, trước hết cần xác định nội dung công việc đóthuộc phạm vi thâm quyền giải quyết của cơ quan nào Đề làmđược điều này, chủ thé ban hành văn bản phải hiểu được cácquy định của pháp luật hiện hành về thâm quyền của các cơ
quan nhà nước nói chung và của cơ quan ban hành văn bản pháp luật nói riêng.
Thứ ba, văn bản pháp luật có nội dung hợp pháp
Khi xem xét tính hợp pháp về nội dung của văn bản phápluật, bên cạnh việc tôn trọng các quy định của Hiến pháp, các
văn bản pháp luật phải bảo đảm tuân thủ “thứ bậc hiệu lực”
của văn bản trong hệ thống pháp luật Trước hết, nội dung hợppháp thể hiện: Văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà
nước cấp dưới ban hành phải phù hợp với văn bản quy phạmpháp luật do cơ quan nhà nước cấp trên ban hành; văn bản ápdụng pháp luật có nội dung phù hợp với văn bản quy phạm
pháp luật Theo đó, yêu cầu này còn được đặt ra theo nguyên
Trang 28tắc văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lí thấp hơn phải phùhợp với văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lí cao hơn Chănghạn, để đánh giá tính hợp pháp văn bản pháp luật của Chínhphủ cần xem xét và đặt văn bản đó trong mối liên hệ với cácvăn bản pháp luật khác đã ban hành trước đó của Quốc hội, Uỷban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước và một số văn bảnkhác có liên quan Trong trường hợp ngược lại, néu nội dung
văn bản pháp luật ban hành không phù hợp với văn bản có hiệu lực pháp lí cao hơn thì văn bản đó không phát sinh hiệu lực
pháp lí trên thực tế và không hợp pháp
Về phương điện khác, tính hợp pháp của văn bản pháp luậtcòn được đánh giá theo nguyên tắc “văn bản của địa phươngban hành phải phù hợp và thống nhất với văn bản do trungương ban hành” Nguyên tắc này phản ánh sự phân chia quyềnlực trong hệ thống cơ quan nhà nước từ trung ương đến địaphương, đồng thời tạo ra sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống
pháp luật Như vậy, trong công tác ban hành văn bản pháp luật
của chính quyền địa phương một đòi hỏi đặt ra là phải bảo đảm
tính hợp pháp trong sự phù hợp với các văn bản khác do cơ
quan trung ương ban hành Chăng hạn, khi đánh giá nội dunghợp pháp của văn bản pháp luật do uỷ ban nhân dân cấp tỉnhban hành, cần xem xét nội dung văn bản đó trong mối liên hệvới các văn bản đã ban hành của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụQuốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ,
bộ, cơ quan ngang bộ dé bảo đảm sự phù hợp và thống nhất
về các van đề nội dung và hiệu lực pháp lí của văn bản
Một điểm quan trọng nữa dé bảo đảm tính hợp pháp về nội
dung cho văn bản pháp luật, đặc biệt với văn bản quy phạm
Trang 29pháp luật là phải phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam
kí kết hoặc gia nhập Theo đó, các chủ thể khi ban hành văn
bản pháp luật nói chung và văn bản quy phạm pháp luật nói
riêng phải tìm hiểu, nghiên cứu các điều ước quốc tế để chuyển
hoá cho phù hợp.
Thứ tư, văn bản pháp luật phải tuân thủ các quy định của pháp
luật về thủ tục xây dựng, ban hành cũng như quản lí văn bảnVăn bản pháp luật là nhóm văn bản có vai trò quan trọng
trong hoạt động quản lí nhà nước cũng như quản lí xã hội Do
vậy, yêu cầu bảo đảm sự chặt chẽ, thống nhất trong hoạt động
xây dựng và ban hành văn bản pháp luật là rất cần thiết Với
văn bản quy phạm pháp luật, theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 thì quy trình xây dựng,
ban hành văn bản quy phạm pháp luật gồm: lập chương trìnhxây dựng văn bản quy phạm pháp luật; soạn thảo; thẩm định;lấy ý kiến đóng góp; thâm tra; xem xét, thông qua; công bố vănbản quy phạm pháp luật Việc tuân thủ những quy định về trình
tự, thủ tục trong hoạt động xây dựng và ban hành văn bản quy
phạm pháp luật của các chủ thé có thâm quyền theo luật địnhvừa là điều kiện để bảo đảm nguyên tắc pháp chế xã hội chủnghĩa, một nguyên tắc cơ bản trong quá trình xây dựng nhà
nước pháp quyên, vừa góp phân nâng cao chât lượng văn bản quy phạm pháp luật được soạn thảo Còn với văn bản áp dụng pháp luật và văn bản hành chính thủ tục ban hành trải qua những
bước như: xác định van đề giải quyết, lựa chọn thẩm quyền giải
quyết, lựa chọn quy phạm pháp luật để vận dụng, soạn thảo,
trình, thông qua, kí, ban hành.
Trang 30Thứ nam, văn bản pháp luật ban hành tuân thủ đúng những
quy định của pháp luật về thé thức, kĩ thuật trình bày
Trong hoạt động ban hành văn bản pháp luật, những quy
định về thé thức va kĩ thuật trình bày đóng vai trò khá quantrọng Thé thức là tập hợp các thành phan cấu thành thê thức
văn bản như: quốc hiệu; tiêu ngữ; tên cơ quan ban hành văn bản;
số, ki hiệu văn bản; tên loại văn bản; trích yếu nội dung; chữkí; nơi nhận, sao văn bản Hiện nay, thể thức và kĩ thuật trìnhbày văn bản pháp luật được quy định trong Nghị quyết số
351/2017/UBTVQHI4 ngày 14/3/2017 của Uỷ ban Thường vụ
Quốc hội quy định thê thức và kĩ thuật trình bày văn bản quyphạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội,Chủ tịch nước; Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011của Bộ Nội vụ hướng dẫn thê thức và kĩ thuật trình bày văn
bản hành chính
Đề văn bản pháp luật ban hành bảo dam tính hợp pháp, chủthé có thâm quyền khi ban hành văn ban cần chú ý cách thứctrình bày theo quy định của pháp luật Đồng thời, văn bản cònphải được trình bay theo bố cục, kết câu phù hợp với hình thức
và nội dung văn bản cần ban hành
1.2.3 Tiêu chí về tính hợp lí
- Văn bản pháp luật có nội dung phù hợp với thực tiễn
Văn bản pháp luật được ban hành có nội dung phù hợp với
điều kiện kinh tế - xã hội và đem lại hiệu quả tác động là mong
muốn của cơ quan ban hành Nội dung của văn bản pháp luật
phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội sẽ bảo đảm tính khả thi
cho văn bản đó Xem xét tính hợp lí của văn bản pháp luật khi
Trang 31có nội dung phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội luôn cầnthiết trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản pháp luật.Văn bản pháp luật là một bộ phận cau thành của hệ thốngpháp luật, là yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng nên luôn cómỗi quan hệ biện chứng với điều kiện kinh tế - xã hội dang tồn
tại khách quan Nội dung văn bản pháp luật được coi là phù
hợp với điều kiện kinh tế - xã hội khi được xem xét cụ thể ởnhững khía cạnh như phù hợp với kinh tế, văn hoá, đạo đức,phong tục và tập quán tốt đẹp của dân tộc
Trước hết, nội dung văn bản pháp luật phù hợp với điềukiện kinh tế thể hiện mối quan hệ biện chứng giữa pháp luậtvới kinh tế Theo đó, kinh tế giữ vai trò quyết định sự ra đời,tồn tại, phát triển cũng như quyết định về nội dung và hìnhthức của pháp luật Mọi sự thay đổi của nền kinh tế sớm haymuộn đều dẫn đến sự thay đổi tương ứng đối với pháp luật.Ngược lại, pháp luật cũng có tính độc lập tương đối trong mốiquan hệ với kinh tế Pháp luật luôn có ảnh hưởng lớn đến sựphát triển của kinh tế Bằng việc xây dựng, ban hành các vănbản pháp luật dé điều chỉnh mối quan hệ trong lĩnh vực kinh tế,Nhà nước quản lí và tác động làm cho kinh tế vận hành theo
đúng mục đích mà Nhà nước đặt ra Sự ảnh hưởng của pháp
luật đối với kinh tế có thé biểu hiện theo hai xu hướng hoặc làthúc day sự phát triển kinh tế nếu pháp luật phản ánh đúng, đầy
đủ và kịp thời tình hình kinh tế của đất nước hoặc sẽ kìm hãm
sự phát triển của kinh tế nếu pháp luật phản ánh không phù
hợp Do vậy, khi đánh giá tính hợp lí của văn bản pháp luật, cơ
quan ban hành văn bản cần xem xét sự phù hợp của nội dung
văn bản pháp luật đó với các quy luật, yêu cầu phát triển nền
Trang 32kinh tế của đất nước nói chung và nhu cầu điều chỉnh pháp luậtđối với các quan hệ cụ thể trên từng lĩnh vực kinh tế nói riêng.
Ngoài ra, văn bản pháp luật có nội dung phù hợp với các
quy phạm xã hội khác Tính hợp lí của văn bản pháp luật còn
được biểu hiện thông qua mối quan hệ giữa nội dung văn bảnpháp luật với đạo đức, phong tục, tap quan tiến bộ Mặc dùpháp luật là công cụ không thể thiếu dé quản lí xã hội và có vai
trò quan trọng đem lại hiệu quả quản lí cho Nhà nước nhưng
lại không phải là công cụ duy nhất Song song cùng ton tại với
pháp luật, các quy phạm xã hội khác trong đó có đạo đức, phong
tục, tập quán cũng có vai trò điều chỉnh quan hệ xã hội Đạo đức
là hình thái ý thức xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnhhành vi của mình cho phù hợp với chân, thiện, mĩ, để rèn luyện,
tu dưỡng nhân cách Phong tục, tập quán là quy tắc xử sự hìnhthành tự phát từ cộng đồng dân cư, được bảo đảm thực hiệnbăng dư luận xã hội Pháp luật và đạo đức, phong tục, tập quáncũng có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, tác động qua lại với nhau.Pháp luật góp phan giữ gin và phát huy những chuẩn mực dao
đức, phong tục, tập quán tiễn bộ, tốt đẹp của dân tộc Nhiều quy
tắc đạo đức đã được luật hoá dé bảo vệ, giữ gìn truyền thống,
tranh sự xuống cấp về đạo đức Đối với những quan niệm, quy
tắc đạo đức cũ, lạc hậu, những phong tục, tập quán cô hủ, trái
với sự tiễn bộ của xã hội sẽ dần dan bị loại trừ Như vậy, nếupháp luật phù hợp với chuẩn mực đạo đức, phong tục, tập quántiễn bộ thì pháp luật dễ đi vào cuộc song và có tính kha thi, conngược lại pháp luật không phù hop với những giá trị chuan
mực đạo đức thì pháp luật khó được thi hành.
Trang 33- Văn bản pháp luật bảo đảm về kĩ thuật trình bày
Kĩ thuật trình bay được hiểu là những yếu t6 mang tính ki
năng, nghiệp vụ chuyên môn trong quá trình soạn thảo văn
bản, thông thường biéu hiện thông qua hai yếu tổ sau:
+ Sử dụng đúng quy tắc ngôn ngữ (tiếng Việt)
Ngôn ngữ là phương tiện quan trọng giúp chủ thể banhành văn bản truyền tải toàn bộ ý tưởng tạo thành những quyđịnh pháp luật Vì vậy, ngôn ngữ sẽ tham gia vào tất cả cáccông đoạn trong quá trình ban hành văn bản đồng thời là yếu
tố có ảnh hưởng lớn tới chất lượng nội dung của mỗi văn bản
sau khi được ban hành Van bản được coi là có kĩ thuật lập
pháp bảo đảm khi đáp ứng được những yêu cầu về sử dụng
ngôn ngữ như: ngôn ngữ trong văn bản của Nhà nước là ngôn
ngữ viết, là tiếng Việt và được Nhà nước sử dụng Ngôn ngữtrong văn bản của Nhà nước là tiếng Việt nhưng có sự chuẩnmực cao hơn tiếng Việt thông dụng thé hiện thông qua bốnyêu cầu: bảo đảm tính nghiêm túc, chính xác, phổ thông déhiểu và thống nhất
+ Phân chia, sắp xếp nội dung văn bản logic, chặt chẽTính hợp lí của văn bản pháp luật còn được thé hiện thôngqua kĩ thuật phân chia, sắp xếp nội dung văn bản logic, chặt
chẽ với những cách thức sau:
Nội dung khái quát được trình bày trước nội dung cụ thé; nội
dung phổ biến được trình bày trước nội dung ngoại lệ, đặc thù; Nội dung quan trọng được trình bày trước nội dung ít
quan trọng;
Trang 34Quy định về quyền, nghĩa vụ được trình bày trước quyđịnh về trình tự, thủ tục thực hiện;
Thủ tục diễn ra trước được trình bày trước, thủ tục diễn rasau được trình bay sau (theo trình tự diễn biến của van dé)
CÂU HOI HƯỚNG DAN ON TẬP,ĐỊNH HƯỚNG THẢO LUẬN
1 Trình bày định nghĩa và đặc điểm của văn bản pháp luật,
cho ví dụ minh hoạ?
2 Phân tích sự khác nhau giữa văn bản quy phạm pháp luật
và văn bản áp dụng pháp luật?
3 Trình bày tiêu chuẩn đánh giá tính hợp hiến và hợp pháp
của văn bản pháp luật, cho ví dụ minh hoạ?
4 Trình bày tiêu chuẩn đánh giá tính hợp lí của văn bản
pháp luật, cho ví dụ minh hoạ?
Trang 35Chương 2
QUY TRÌNH XÂY DỰNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT
2.1 QUY TRÌNH XÂY DUNG VAN BẢN QUY PHAMPHÁP LUẬT
2.1.1 Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo thủ tục thông thường
2.1.1.1 Lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
Đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được xácđịnh là thủ tục đầu tiên và có ý nghĩa quan trọng trong quy
trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật Đây
là giai đoạn cần có sự nghiên cứu kĩ lưỡng, nhằm xác định nhucầu, tim ra các chính sách, quy định pháp luật phù hợp dé giảiquyết các van đề của xã hội va quản lí nhà nước Vì vậy, dénghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật phải thật chỉ tiết,
cụ thể, rõ ràng với những luận cứ khoa học va thực tế, có tínhthuyết phục cao
Đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật phải đápứng những yêu cầu sau:
- Văn bản đề nghị ban hành phải nhằm đáp ứng yêu cầuquan lí nhà nước, giải quyết các van dé của xã hội và các van
dé đó cần thiết phải điều chỉnh bang văn bản quy phạm pháp luật;
Trang 36- Việc ban hành văn bản nhằm bảo đảm thực hiện cácquyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân;
- Văn bản đề nghị ban hành phải được đánh giá tác động
các chính sách cơ bản và nội dung chính của văn bản;
- Văn bản đề nghị ban hành phải bảo đảm phù hợp vớiđường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước;
- Văn bản đề nghị ban hành phải phù hợp với nội dung camkết trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc
có kế hoạch trở thành thành viên;
- Các điều kiện bảo đảm thi hành văn bản phải được xác
định rõ;
- Việc ban hành van bản phải bao dam tinh kha thi.
a) Các chủ thé có quyên dé nghị xây dựng văn bản quy phạm
pháp luật
Xây dựng pháp luật là hoạt động vừa mang tính chính trị
vừa có tính sáng tao cao, có ý nghĩa quan trong và can có sựtham gia rộng rãi của các co quan nhà nước, các tô chức, cánhân trong xã hội Vì vậy, quyền đưa ra sáng kiến xây dựngvăn bản quy phạm pháp luật được mở rộng tới các cơ quan, tôchức, cá nhân nhằm phát huy trí tuệ của cả xã hội trong việcxây dựng và hoàn thiện hệ thong pháp luật
- Chính phủ, ủy ban nhân dân
Tương tự như các quốc gia khác trên thế giới, ở nước ta,Chính phủ (cụ thể là các bộ, cơ quan ngang bộ), ủy ban nhândân (các sở, phòng, ban) giữ vai trò chính trong việc đưa ra đềnghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật Điều này xuất phát
từ nhiều lí do nhưng hai lí do quan trọng nhất là: 1) Các bộ, cơ
quan ngang bộ, ở địa phương là các sở, phòng, ban có trách
Trang 37nhiệm tô chức thực hiện pháp luật, thực hiện chức năng quản lí
nhà nước về các ngành, lĩnh vực, do đó, hơn ai hết, đây là các
cơ quan nắm rõ những vấn đề bất cập trong xã hội có liên quanđến ngành, lĩnh vực mình phụ trách Vì vậy, những cơ quannày có đủ cơ sở để xác định những quan hệ xã hội nào cầnđược điều chỉnh bằng pháp luật và điều chỉnh như thế nào làphù hợp; 2) Các bộ, cơ quan ngang bộ, sở, phòng, ban có đầy
đủ bộ máy dé thực hiện Theo quy định tại Điều 32 Luật Ban
hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Chính phủ có
trách nhiệm lập đề nghị về chương trình xây dựng luật, pháp
lệnh về những vấn đề thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của mình Đề nghị của Chính phủ về xây dựng luật,
pháp lệnh do Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thực hiện trên cơ sở
đề xuất xây dựng luật, pháp lệnh của các bộ, cơ quan ngang bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ.
Ngoài đề nghị về xây dựng luật, pháp lệnh gửi cơ quan cóthấm quyền tông hợp, lập Chương trình xây dựng luật, pháp lệnhtrình Quốc hội thông qua, Chính phủ cũng lập Chương trình xây
dựng nghị định Chương trình xây dựng nghị định do Văn
phòng Chính phủ phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan cóliên quan dự kiến trên cơ sở đề nghị của các bộ, cơ quan ngang
bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan, tô chức, cá nhân
Thông thường, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ đề xuất xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thuộcphạm vi ngành, lĩnh vực quản lí để điều chỉnh về những vấn đềliên quan đến việc quản lí ngành, lĩnh vực
Tương tự như vậy, ở địa phương ủy ban nhân dân ngoài việc
lập đề nghị xây dựng nghị quyết cho hội đồng nhân dân còn tiến
Trang 38hành lập kế hoạch xây dựng quyết định Kế hoạch xây dựngquyết định do văn phòng ủy ban nhân dân phối hợp với sở tư
pháp, phòng tư pháp và các cơ quan có liên quan thực hiện.
- Các cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội
Theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp
luật năm 2015 và Hiến pháp năm 2013 (Điều 84), các cơ quan,
tổ chức, đại biéu có quyền trình dự án luật; gửi kiến nghị về luật,pháp lệnh đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội Các chủ thể nàybao gồm: Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội
đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân
dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước,
Uy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và co quan trung
ương của tổ chức thành viên của Mặt trận, đại biểu Quốc hội
- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác
Mọi cơ quan, tô chức, cá nhân trong quá trình hoạt độngcủa mình nếu phát hiện những vấn đề chưa phù hợp giữa cácvăn bản quy phạm pháp luật và thực tiễn cuộc sống hoặc phathiện những vấn đề chồng chéo, mâu thuẫn giữa các văn bảnquy phạm pháp luật cần phải có sự sửa đổi, bổ sung, hoặc khinhận thấy trên thực tiễn có những vẫn đề chưa được văn bảnquy phạm pháp luật điều chỉnh thì đều có quyền gửi kiến nghị
về việc sua đôi, bô sung hoặc ban hành văn bản đến các cơ
quan có liên quan.
Cơ quan, tô chức, cá nhân có quyền gửi kiến nghị xây dựngluật, pháp lệnh, nghị định đến bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quanthuộc Chính phủ quản lí hoặc phụ trách ngành, lĩnh vực băngvăn bản hoặc thông qua công thông tin điện tử của các cơ quannày Trong trường hợp không xác định được địa chỉ cụ thê để
Trang 39gửi kiến nghị thì cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi kiến nghị đến
Bộ Tư pháp (đối với đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh); sở tưpháp (đối với nghị quyết của hội đồng nhân dân) hoặc Vănphòng Chính phủ (đối với đề nghị xây dựng nghị định); vănphòng ủy ban nhân dân (nếu là quyết định) Những cơ quannay có trách nhiệm gửi kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhânđến bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, sở,
phòng, ban có liên quan.
b) Cơ sở của dé nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
Đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thườngđược các chủ thể tiến hành dựa trên những cơ sở sau dé chứngminh sự cần thiết ban hành văn bản đó:
- Cơ sở chính tri
Căn cứ vào đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng;chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; quyhoạch tổng thê phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành, lĩnhvực Đây là cơ sở quan trọng định hướng cho công tác dự kiếnxây dựng pháp luật Các cơ quan cần nghiên cứu cụ thể nộidung các văn kiện của Đảng, chiến lược phát triển kinh tế - xãhội, phát triển ngành, lĩnh vực dé xác định những văn bản quyphạm pháp luật cần ban hành hay sửa đồi, bổ sung
Ví dụ: Thuyết minh về sự cần thiết ban hành Luật Thuế thunhập cá nhân (thông qua năm 2007), cơ quan dự kiến xây dựngLuật có nêu: “Nghị quyết Đại hội Dang IX và X đã xác định
“Ap dụng thuế thu nhập cá nhân thong nhất và thuận lợi cho
mọi đổi tượng chịu thuế, bảo đảm cong bang xã hội va tao
động lực phát triển” và “Hoàn thiện hệ thong pháp luật về
thuế theo nguyên tắc công băng, thong nhất và đông bộ Diéu
Trang 40chỉnh chỉnh sách thuế theo hướng giảm và 6n định thuế suất,
mở rộng đối tượng thu, điều tiết hợp lí thu nhập ” Cụ thể hoánghị quyết Đại hội Đảng, Bộ Chính trị đã thông qua Chiếnlược cải cách thuế đến năm 2010, trong đó đặt ra yêu cầu:
“Can sớm xác định các bước di thích hop dé tang tỉ trong cácnguôn thu trong nước cho phù hợp với tiễn trình hội nhập Mởrộng diện thuế trực thu và tăng tỉ lệ thu từ thuế trực thu ”
- Cơ sở thực tiễn
Căn cứ vào thực trạng của quan hệ kinh tế - xã hội để phântích sự cần thiết phải xây dựng văn bản quy phạm pháp luậtmới nhằm điều chỉnh quan hệ xã hội mới phát sinh Dựa trên
cơ sở điều tra, khảo sát thực tiễn, cơ quan đề nghị xây dựng
văn bản phải chứng minh được nhu cầu điều chỉnh bằng phápluật đối với quan hệ xã hội mới xuất hiện Việc dự kiến xâydựng luật phải bám sát nguyên tắc pháp luật phải theo kịp cuộcsông và thúc đây sự phát triển của xã hội
Tuy nhiên, pháp luật không phải là công cụ duy nhất mà chỉ
là một trong số các công cu dé điều chỉnh xã hội Vì vậy, nếu kếtquả phân tích thực trạng quan hệ kinh tế - xã hội cho thấy nhữngbất cập mà thực tiễn đặt ra có thê được xã hội tự điều chỉnh bang
những công cu khác (dao đức, tôn giáo, tap quan ) có hiệu qua
hơn pháp luật, thì không nhất thiết phải sử dụng pháp luật đểcan thiệp vào sự bất cập đó Chỉ khi pháp luật là công cụ điềuchỉnh hữu hiệu, ưu thế hơn các quy phạm xã hội khác thì cơquan, tổ chức mới dé xuất xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
(1).Dẫn theo: Bộ Tư pháp, Dự án Tăng cường tiếp cận công lí và bảo vệ quyền
tại Việt Nam, S6 tay kĩ thuật soạn thảo, thâm định, đánh giá tác động của văn ban quy phạm pháp luật, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2011, tr 32.