1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG KHU VỰC CÔNG đề tài THỰC TRẠNG VÀ KHUYẾN NGHỊ VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO CÔNG CHỨC VIÊN CHỨC TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

18 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

Tp HCM, tháng 10 năm 2023

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐH LAO ĐỘNG – XÃ HỘI (CSII)

1018 Tô ký, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, Tp.HCM

THỰC TRẠNG VÀ KHUYẾN NGHỊ VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO CÔNG CHỨC VIÊN CHỨC TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Trang 2

Tp HCM, tháng 10 năm 2023

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐH LAO ĐỘNG – XÃ HỘI (CSII)

1018 Tô ký, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, Tp.HCM

THỰC TRẠNG VÀ KHUYẾN NGHỊ VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO CÔNG CHỨC VIÊN CHỨC TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Giảng viên hướng dẫn

Th.S Đinh Thị Tâm

Trang 3

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 4

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

PHẦN NỘI DUNG 2

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC KHU VỰC CÔNG 2 1.1 Cơ sở lý luận liên quan đến thực trạng 2

1.1.1 Một số khái niệm 2

1.1.2 Vai trò đào tạo nhân lực khu vực công 2

1.2 Cơ sở lý luận liên quan đến giải pháp 3

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO CÔNG CHỨC, 5

VIÊN CHỨC TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI 5

2.1 Tổng quan về Thành phố Hà Nội 5

2.2 Thực trạng về vấn đề nghiên cứu 6

2.2.1 Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tại Thành phố Hà Nội 6

2.2.2 Về công tác đào tạo cán bộ, công chức, viên chức tại Thành phố Hà Nội 7

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

Có thể nói, nguồn nhân lực là tài sản quý giá và quan trọng nhất của bất cứ một xã hội hay một tổ chức nào Một doanh nghiệp có thể không sở hữu nguồn tài chính dồi dào hay chưa có chỗ đứng trên thị trường nhưng đang có trong tay những đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn, sáng tạo và nhiệt huyết chính là một doanh nghiệp tiềm năng Với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay thì cạnh tranh là động lực phát triển của các thành phần kinh tế Các doanh nghiệp không chỉ chạy đua về sản phẩm, về công nghệ, về tìm kiếm khách hàng mà còn luôn chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự để đáp ứng những chuyển đổi về số, phát triển khoa học công nghệ

Một tổ chức, khu vực muốn tồn tại và phát triển bền vững thì việc đầu tư vào công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực nên được chú trọng để nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường Không chỉ ở trong các tổ chức tư nhân, mà cả trong khu vực công công tác đào tạo cũng được quan tâm hiện nay Việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ở trong khu vực công góp phần đảm bảo chất lượng cho sự phát triển của một quốc gia, cải thiện mối quan hệ các cấp và việc đào tạo cũng thu hút nguồn nhân lực tiềm năng

Nhận biết được tính cấp thiết và quan trọng của công tác đào tạo trong khu vực công, Hà Nội cũng đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ, công chức, viên chức tại địa phương trong những năm gần đây Hà Nội thực hiện các Đề án, Kế hoạch đào tạo, dựa trên các Nghị định, Quyết định được Nhà nước, Chính phủ ban hành Cùng với đó, trong quá trình thực hiện, triển khai nhằm nâng cao chất lượng CBCCVC bên cạnh những kết quả đạt được thì vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong công tác đào tạo

Với mong muốn hiểu sâu hơn về thực trạng công tác đào tạo cán bộ công chức, viên chức tại Thành phố Hà Nội cũng như những mặt đạt và chưa đạt từ đó làm cơ sở đề xuất giải pháp khuyến nghị nhằm khắc phục những hạn chế đó, em xin chọn đề tài:

“Thực trạng và khuyến nghị về công tác đào tạo công chức, viên chức tại Thành phố Hà Nội” làm đề tài tiểu luận kết thúc học phần môn Quản trị nhân lực trong khu

vực công

Trang 6

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC KHU VỰC CÔNG

1.1.1 Một số khái niệm

Theo Vũ Hồng Phong và Nguyễn Thị Hồng (2020) thì nguồn nhân lực trong KVC là những người được được tuyển dụng vào làm việc trong KVC, hoặc được bổ nhiệm vào các ngạch, bậc trong các cơ quan nhà nước

Ở Việt Nam, nguồn nhân lực trong KVC bao gồm:

- Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc KVC được quy định trong Luật cán bộ, công chức 2008, Luật viên chức 2010 và Luật công chức, viên chức sửa đổi năm 2019

- Sỹ quan, hạ sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng trong các đơn vị lực lượng vũ trang (Quân đội nhân dân và Công an nhân dân)

Đào tạo nhân lực là tổng hợp các hoạt động nhằm bổ sung kiến thức, rèn luyện

kỹ năng nhằm nâng cao trình độ, giúp cho người lao động có thể thực hiện có hiệu quả hơn các chức năng, nhiệm vụ của mình Đối tượng đào tạo của nhân lực là kiến thức, kỹ năng và năng lực thực hiện nghiệp vụ của người lao động

Đào tạo nhân lực khu vực công là tổng hợp các hoạt động nhằm cung cấp kiến

thức, rèn luyện kỹ năng và trau dồi phẩm chất cho nhân lực khu vực công có đủ năng lực hoàn thành tốt vị trí công việc hiện tại cũng như sẵn sàng đảm nhiệm các vị trí công việc trong tương lai ở khu vực công.” (Vũ Hồng Phong & Nguyễn Thị Hồng, 2020)

1.1.2 Vai trò đào tạo nhân lực khu vực công

Công tác đào tạo cán bộ công chức, viên chức có vai trò quan trọng trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực công tác, chất lượng và hiệu quả làm việc của đội ngũ cán bộ công chức viên chức từ đó nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước Theo Vũ Hồng Phong & Nguyễn Thị Hồng (2020) đào tạo nhân lực trong khu vực công có vai trò như sau:

*Đối với nhân lực trong khu vực công:

+ Hoạt động đào tạo nhân lực trong khu vực công giúp nhân lực khu vực công thích nghi với yêu cầu công việc

+ Giúp đáp ứng nhu cầu học tập của bản thân nhân lực trong khu vực + Tạo cơ hội thăng tiến trong công việc

Trang 7

+ Có thái độ tích cực, có động lực làm việc *Đối với tổ chức và xã hội:

+ Đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của khu vực công + Đảm bảo chất lượng cho sự phát triển của quốc gia + Cải thiện mối quan hệ các cấp

+ Đào tạo giúp thu hút nguồn nhân lực tiềm năng”

1.2 Cơ sở lý luận liên quan đến giải pháp

- Theo Luật Cán bộ, công chức tại Điều 25 quy định về đào tạo, bồi dưỡng công

chức:

“1 Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải căn cứ vào tiêu chuẩn, chức vụ, chức danh cán bộ, yêu cầu nhiệm vụ và phù hợp với quy hoạch cán bộ

2 Chế độ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ do cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ quy định.”

- Theo Luật Cán bộ, công chức tại Điều 47 quy định về chế độ đào tạo, bồi

dưỡng công chức như sau:

“1 Nội dung, chương trình, hình thức, thời gian đào tạo, bồi dưỡng công chức phải căn cứ tiêu chuẩn chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý, tiêu chuẩn của ngạch công chức và phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ

2 Hình thức đào tạo, bồi dưỡng công chức bao gồm: + Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức

+ Đào tạo, bồi dưỡng theo các chức danh lãnh đạo, quản lý

3.Nội dung, chương trình, thời gian đào tạo, bồi dưỡng công chức do Chính phủ quy định.”

- Theo Luật viên chức 2010 quy định tại Điều 33 về chế độ đào tạo, bồi dưỡng

viên chức như sau:

“1 Việc đào tạo, bồi dưỡng được thực hiện đối với viên chức trước khi bổ nhiệm

chức vụ quản lý, thay đổi chức danh nghề nghiệp hoặc nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng phục vụ hoạt động nghề nghiệp

2 Nội dung, chương trình, hình thức, thời gian đào tạo, bồi dưỡng viên chức phải căn cứ vào tiêu chuẩn chức vụ quản lý, chức danh nghề nghiệp, yêu cầu bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng phục vụ hoạt động nghề nghiệp

Trang 8

3 Hình thức đào tạo bồi dưỡng viên chức bao gồm: - Đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ quản lý - Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp

- Bồi dưỡng nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng hoạt động nghề nghiệp 4 Cán bộ, cơ quan ngang bộ được giao quản lý nhà nước về các lĩnh vực hoạt động của viên chức quy định chi tiết về nội dung, chương trình, hình thức, thời gian đào tạo, bồi dưỡng viên chức làm việc trong ngành, lĩnh vực được giao quản lý.” Theo Kirpatrich, có 4 cấp độ để đánh gái hiệu quả đào tạo:

- Đánh giá phản ứng của người học - Đánh giá kết quả học tập

- Đánh giá những thay đổi trong công việc - Đánh giá tác động, hiệu quả của tổ chức

Trang 9

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1 Tổng quan về Thành phố Hà Nội

Hà Nội là thủ đô, thành phố trực thuộc trung ương và là một trong hai thành phố lớn nhất của Việt Nam Hà Nội nằm về phía Tây Bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, với địa hình bao gồm vùng đồng bằng trung tâm và vùng đồi núi ở phía bắc và phía tây thành phố Hà Nội là thành phố lớn nhất Việt Nam với diện tích 3.359,82 km2, bao gồm 12 quận, 17 huyện và 1 thị xã

Thành phố Hà Nội hiện có hơn 30 đơn vị hành chính cấp huyện, 579 đơn vị hành chính cấp xã; 23 cơ sở và cơ quan tương đương sở; 26 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện

*Sở Nội vụ Hà Nội

Sở Nội vụ thành phố Hà Nội có quá trình phát triển lâu dài, gắn liền với quá trình hình thành, xây dựng và phát triển của Thủ đô Hà Nội Ngành Nội vụ, Sở Nội vụ của thành phố có những đóng góp quan trọng vào quá trình xây dựng và phát triển của bộ máy Nhà nước cách mạng, quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, xây dựng Thủ đô qua các giai đoạn lịch sử

- Cơ cấu tổ chức của Sở Nội Vụ Hà Nội:

Nguồn: Sở Nội Vụ Hà Nội

Trang 10

Qua quá trình hình thành và phát triển gần 60 năm của ngành, Sở Nội vụ thành phố Hà Nội đã đạt được nhiều thành tích, được Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam quyết định tặng Huân chương Lao động Hạng 3 và Huân chương Lao động Hạng 2 Thành tích nêu trên ghi nhận công sức đóng góp của nhiều thế hệ cán bộ công chức đã và đang làm việc tại Sở và ngành Nội vụ thành phố Hà Nội; sự giúp đỡ của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương cho sự trưởng thành của ngành Nội vụ thành phố

Nhiệm vụ của ngành Nội vụ nói chung và Sở Nội vụ Thành phố Hà Nội nói riêng còn nặng nề, khó khăn, nhưng với quyết tâm, tinh thần trách nhiệm và truyền thống tốt đẹp của ngành, dưới sự lãnh đạo của Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố Hà Nội, toàn thể cán bộ, công chức Sở Nội vụ thành phố Hà Nội nỗ lực phấn đấu, quyết tâm vượt khó, đóng góp ngày càng nhiều hơn vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển của Thủ đô Hà Nội

2.2 Thực trạng về vấn đề nghiên cứu

2.2.1 Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tại Thành phố Hà Nội

Những năm gần đây, Hà Nội luôn phấn đấu, tích cực đổi mới trong công tác đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức để đáp ứng kịp thời sự phát triển trong quá trình hội nhập quốc tế

Thông qua sự thành công vượt bậc khi Hà Nội đã hoàn thành việc thực hiện Đề án Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 4450/QĐ-UBND về Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 – 2020

Kết quả đạt được: Thành phố đã nâng cao chất lượng quản lý nhà nước, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, tiêu chuẩn ngạch công chức và chức danh nghề ngiệp viên chức, quốc phòng an ninh, ngoại ngữ, tin học, kiến thức kỹ năng chuyên ngành, đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn cho cán bộ công chức viên chức; Đã cử cán bộ công chức viên chức đi đào tạo sau đại học được 110 tiến sĩ (trong đó 06 tiến sĩ được đào tạo ở nước ngoài, 663 thạc sĩ (trong đó 26 thạc sĩ được đào tạo ở nước ngoài); Bồi dưỡng nâng cao năng lực lãnh đạo quản lý đối với 1453 (86,8%) Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương, 1493 (93,78%) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn (trong đó có 57 người được bồi dưỡng ở nước ngoài) (Mạnh Đoàn, 2022)

Sau Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 – 2020, Hà Nội tiếp tục thực hiện Đề án Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức thành phố Hà Nội giai đoạn 2022 - 2025 và định hướng đến năm 2030

Trang 11

Hình 1: Số lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức năm 2022 tại Hà Nội

Nguồn: Chất lượng đội ngũ CBCCVC tại Hà Nội, Thư viện pháp luật

Theo Sở nội vụ thành phố Hà Nội, Tổng số CBCCVC năm 2022 đạt 140.408 người, trong đó có 7.194 công chức, chiếm tỷ trọng 5,12%; 12.053 cán bộ, công chức cấp xã, chiếm tỷ trọng 8,59% và có 121.161 viên chức, chiếm tỷ trọng 86,29% (Bảng 1) Thực hiện theo Đề án Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức thành phố Hà Nội giai đoạn 2022 – 2025 của Hà Nội đạt kết quả tích cực và có chiều hướng phát triển trong tương lai

Mặc dù đội ngũ cán bộ công chức viên chức hiện nay cơ bản đã được đào tạo bồi dưỡng đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩn về trình độ đào tạo và vị trí việc làm theo quy định Tuy nhiên, trước yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, cùng với nhu cầu nguồn nhân lực để quản lý phát triển đô thị, xây dựng chính phủ điện tử, chính phủ số, ứng dụng khoa học công nghệ thông tin; các kiến thức, kỹ năng làm việc trong môi trường quốc tế đặt ra những yêu cầu trong công tác đào tạo cán bộ công chức viên chức tại Thành phố

2.2.2 Về công tác đào tạo cán bộ, công chức, viên chức tại Thành phố Hà Nội

Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, chất lượng đào tạo càng được nâng cao và chú trọng Nắm bắt tình hình đó, thành phố Hà Nội luôn đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng chất lượng đội ngũ CBCCVC Nhà nước có ban hành văn bản qui phạm pháp luật về việc đào tạo, bồi dưỡng thông qua Nghị định 101/2017/NĐ-CP nội dung về “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức” và Nghị định 89/2021/NĐ-CP

Trang 12

với nội dung “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 101/2017/NĐ-CP của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.”

Trên cơ sở các văn bản pháp luật qui định về vấn đề đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức, cụ thể ngày 25/01/2016 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 163/QĐ-TTg về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và thực hiện Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; hướng dẫn của Bộ Nội vụ, ngày 17/8/2016, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 4450/QĐ-UBND về Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 – 2022 Kết quả đạt được với số lượng CBCCVC được đào tạo như Bảng 1 sau:

Bảng 1: Số lượng cán bộ, công chức, viên chức được đào tạo giai đoạn 2016 - 2022

Nguồn: Sở nội vụ Thành phố Hà Nội

Từ Bảng 1 ta có thể thấy rằng, Hà Nội đang rất chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức Thể hiện qua số người được đào tạo, nhằm mục đích thực hiện việc nâng cao chất lượng, trình độ của CBCCVC góp phần thúc đẩy sự phát triển của thành phố

Ngày 08/08/2022 Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 213/KH-UBND năm 2022 triển khai thực hiện Đề án “ Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức thành phố Hà Nội giai đoạn 2022 - 2025 và định hướng đến năm 2030” Các nhiệm vụ cụ thể: Hoàn thiện thể chế, chính sách; Xây dựng chương trình, tài liệu bồi dưỡng; Tổ chức thực hiện các chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng UBND thành phố Hà Nội đặt mục tiêu cụ thể đến năm 2025, Thành phố bồi dưỡng hình thành đội ngũ chuyên gia; phấn đấu 100% công chức thuộc các sở, cơ quan tương đương sở, UBND quận, huyện, thị xã còn ít nhất 3 năm công tác được bồi dưỡng nâng cao năng lực thực thi công vụ

Thực hiện Quyết định số 3381/QĐ-UBND ngày 29/5/2013 của UBND Thành phố về việc phê duyệt chỉ tiêu kế hoạch đào tạo sau đại học của các cơ quan, đơn vị

Ngày đăng: 12/04/2024, 16:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w