Trong các công trình trên các tác giả chủ yếu nói về vấn đề nâng cao ýthức pháp luật nói chung mà chưa đi sâu nghiên cứu về vấn đề phổ biến, giáodục pháp luật ở cơ sở nhất là ở Thành phố
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Th.sNguyễn Thị Thanh, đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình viết Báo cáotốt nghiệp
Em chân thành cảm ơn quý thầy, cô trong khoa Luật, Trường Đại Học Công Đoàn đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm em học tập Với
vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quátrình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quí báu để em bước vào đờimột cách vững chắc và tự tin
Em chân thành cảm ơn các cô,chú,anh chị trong sở Tư Pháp thành phố
Hà Nội đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để em thực tập tại cơ quan
Cuối cùng em kính chúc quý thầy, cô dồi dào sức khỏe và thành côngtrong sự nghiệp cao quý Đồng kính chúc các cô, chú, anh, chị trong Sở TưPháp thành phố Hà Nội luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công tốtđẹp trong công việc
Trang 2MỤC LỤC
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHỔ BIẾN,GIÁO DỤC PHÁP
1.2 Mục đích, nhiệm vụ, vai trò của phổ biến, giáo dục pháp luật 13
1.3 Chủ thể, đối tượng phổ biến, giáo dục pháp luật 16
1.4 Nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật 19
1.5 hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý cho hoạt
Trang 32.1 KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ- XÃ HỘI THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ VỊ TRÍ,CHỨC NĂNG CỦA SỞ TƯ PHÁP THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG
2.1.1 Tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội 30
2.1.2 Vị trí,chức năng của sở tư pháp thành phố Hà Nội 31
2.2 Thực trạng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại sở Tư Pháp
2.2.4 Những thành tựu, kết quả đạt được trong công tác phổ biến, giáo
2.2.5 Những hạn chế, khiếm khuyết và nguyên nhân của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội 45
CHƯƠNG III GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
3.1.Nâng cao nhận thức và sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các ngành đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
3.2 Sở Tư Pháp cần hoàn thiện nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật và củng cố các điều kiện đảm bảo thực hiện hiệu quả công tác phổ biến, giáo
3.1.2 Sở Tư Pháp cần đổi mới hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật trên
Trang 43.1.3 Sở Tư Pháp cần thực hiện tốt sự phối hợp giữa các ngành, các cấp, các cơ quan, đoàn thể,tăng cường công tác kiểm tra giám sát 53
Trang 5DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
PBGDPL: Phổ biến, giáo dục pháp luật
PHCTPBGDPL: Phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật HĐND: Hội đồng nhân dân
LHPN: Liên hiệp phụ nữ
MTTQVN: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
QPPL: Quy phạm pháp luật
DTNCSHCM: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
UBND: Ủy ban nhân dân
XHCN: Xã hội chủ nghĩa
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU
Hoạt động phổ biến,giáo dục pháp luật trên địa bàn Thành phố Hà Nộiqua thực tập tại sở tư pháp thành phố - thực tiễn và giải pháp
1 Tính cấp thiết của đề tài
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật có vị trí, vai trò vô cùng quantrọng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta Nhiều năm quacông tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đã được các cấp uỷ Đảng,chính quyền, các ngành, đoàn thể quan tâm tổ chức thực hiện, đem lại nhiềukết quả đáng khích lệ Trong đời sống xã hội, công tác phổ biến, giáo dụcpháp luật có ý nghĩa, vai trò quan trọng là nhằm trang bị, nâng cao trình độhiểu biết pháp luật, giáo dục ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật cho cáctầng lớp nhân dân Trong giai đoạn hiện nay, công tác này càng trở nên cầnthiết khi Đảng, Nhà nước ta chủ trương "Xây dựng Nhà nước pháp quyền xãhội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân", "tăng cường quản lý xã hội bằng phápluật" Điều 3, Luật PBGDPL 2012 quy định về chính sách của Nhà nước vềphổ biến , giáo dục pháp luật có quy định rõ : Phổ biến, giáo dục pháp luật làtrách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị, trong đó Nhà nước giữ vai trònòng cốt; Nhà nước bảo đảm nguồn lực cần thiết cho công tác phổ biến, giáodục pháp luật ; Thực hiện xã hội hóa công tác phổ biến , giáo dục pháp luật;khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có đóng góp tích cực trong công tácphổ biến, giáo dục pháp luật Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốchôm nay, công tác phổ biến giáo dục pháp luật càng có ý nghĩa quan trọng,cần thiết Đặc biệt, nó càng trở nên quan trọng, bức thiết khi hiện nay Đảng,Nhà nước ta đề ra đường lối, chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền ViệtNam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, cải cách tưpháp, đổi mới và nâng cao chất lượng của hệ thống chính trị ở cơ sở, thựchiện Quy chế dân chủ, xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở
Hà Nội - nơi sinh sống của hơn 7 triệu dân,”trái tim của cả nước”, là “trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, nơi đặt trụ sở của các cơ quan trung
Trang 7ương của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan đại diệnngoại giao, tổ chức quốc tế; là trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học
và công nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước” Hà Nội cũng là nơinảy sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc như khiếu kiện, tụ tập đông người,cưỡng chế giải phóng mặt bằng, các xung đột pháp lý, tội phạm Trướcnhững đòi hỏi, thách thức của đất nước trong điều kiện mới thì song hànhcùng việc nâng cao chất lượng làm luật, xây dựng luật, ý thức pháp luật củangười dân càng cần được nâng lên, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chongười dân Thủ đô cũng cần được chú trọng hơn nữa Nhận thức rõ vị trí củaThủ đô Hà Nội, Đảng bộ, chính quyền thành phố một mặt tập trung đẩy mạnhphát triển kinh tế xã hội Thủ đô, mở rộng dân chủ xã hội, mặt khác, đặc biệtquan tâm đến giáo dục truyền thống văn hoá, ý thức công dân, ý thức tôntrọng, chấp hành pháp luật cho các tầng lớp cán bộ, nhân dân Để xây dựngđược môi trường xã hội Thủ đô lành mạnh, đồng thuận, dân chủ và kỷ cương,
kỷ luật, hơn bao giờ hết, lúc này công tác phổ biến, giáo dục pháp luật có ýnghĩa, vai trò rất quan trọng, nhất là giáo dục pháp luật tại các xã, phường, thịtrấn – đơn vị hành chính cơ sở, tại địa bàn khu dân cư, tổ dân phố, thôn,
xóm… Trong bối cảnh đó, hoạt động của công tác “ phổ biến,giáo dục pháp luật của sở tư pháp thành phố Hà Nội” là rất cấp thiết
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Phổ biến, giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay luôn nhận được
sự quan tâm của mọi cấp, mọi ngành trong cả nước Vấn đề phổ biến, giáodục pháp luật qua các giai đoạn đã được nhiều nhà khoa học, nhiều tác giả tìmhiểu, nghiên cứu với nhiều góc độ khác nhau, ở nhiều địa bàn khác nhau vớicác hình thức như: Sách chuyên khảo, đề tài khoa học, luận án, luận văn, khóaluận tốt nghiệp
Có thể liệt kê một số nghiên cứu gần đây nhất như cuốn “Pháp luậtdành cho học sinh”, “Pháp luật dành cho phụ nữ” của Hội đồng phối hợpcông tác phổ biến giáo dục pháp luật thành phố Hà Nội (Hội đồng phối hợp
Trang 8công tác PBGDPL), “Sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ phổ biến giáo dục phápluật” của Bộ Tư pháp
Vấn đề nâng cao ý thức pháp luật cũng đã được nhiều nhà khoa họcnghiên cứu với nhiều công trình khoa học được công bố như:
Sách chuyên khảo “Ý thức pháp luật” của PGS TS Nguyễn MinhĐoan;
Đề tài khoa học cấp Bộ của tác giả Nguyễn Đình Lộc: “Một số vấn đề
lý luận và thực tiễn về giáo dục pháp luật trong công cuộc đổi mới”;
Luận án tiến sĩ của tác giả Dương Thị Thanh Mai: “Giáo dục pháp luậtqua hoạt động tư pháp ở Việt Nam”;
"Nâng cao ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ quản lý hành chính" của
TS Lê Đình Khiên;
"Bàn về ý thức pháp luật" của Hoàng Thị Kim Quế;
" Nâng cao hiệu quả pháp luật Việt Nam trong giai đoạn hiện nay" Luận án tiến sỹ luật học của Nguyễn Minh Đoan;
Luận án tiến sĩ của tác giả Trần Ngọc Đường: “Giáo dục ý thức phápluật với việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”
Ngoài ra, vấn đề này còn được nghiên cứu, bình luận, trao đổi thôngqua các bài viết đăng trên các Tạp chí chuyên ngành như: Nghiên cứu lậppháp, Luật học, Dân chủ và pháp luật, Nhà nước và pháp luật
Trong các công trình trên các tác giả chủ yếu nói về vấn đề nâng cao ýthức pháp luật nói chung mà chưa đi sâu nghiên cứu về vấn đề phổ biến, giáodục pháp luật ở cơ sở nhất là ở Thành phố Hà Nội nhằm góp phần giáo dục
sự “tự giác”, giảm bớt tội phạm, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, giảmkhiếu kiện tại một trong những trung tâm lớn nhất của Việt Nam Do vậy, vấn
đề nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nóichung, ở thành phố Hà Nội nói riêng trong giai đoạn hiện nay cần được tiếptục nghiên cứu làm rõ Nghiên cứu thành công đề tài này sẽ góp phần làmphong phú, sinh động vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng, hiệu quả hoạt
Trang 9động hành chính cấp cơ sở, góp phần cải cách hành chính, thực hiện mục tiêuxây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Báo cáo tập trung đi sâu nghiên cứu lý luận về phổ biến, giáo dục phápluật ở địa bàn thành phố Hà Nội, các khái niệm có liên quan; vấn đề tổ chức
và hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật ở địa bàn thành phố Hà Nội ; cácgiải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
ở địa bàn thành phố Hà Nội
Về mặt thời gian, luận văn tập trung nghiên cứu công tác PB,GDPLtrên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2011 đến nay (2018) Đây là thời điểmsau khi thực hiện Nghị quyết 15/NQ của Bộ Chính trị về hợp nhất địa giớihành chính của Hà Nội
Phạm vi nghiên cứu:Đề tài tập trung nghiên cứu một số vấn đề về phổbiến, giáo dục pháp luật trên địa bàn thành phố và thực trạng, giải pháp đốivới công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa bàn thành phố Hà Nội
4 Mục đích và nhiệm vụ của báo cáo
Báo cáo nghiên cứu công tác PB,GDPL ở cấp cơ sở nói chung; Đánhgiá thực trạng về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở trên địa bànthành phố Hà Nội thực tiễn tại sở tư pháp thành phố; Đề xuất những giải phápnhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác này Để phù hợp với mục đíchnày, luận văn giải quyết nhiệm vụ sau:
Một là, phân tích cơ sở lý luận về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
ở sở Tư pháp thành phố;
Hai là, phân tích thực trạng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ởtrên địa bàn Hà Nội những năm gần đây Tìm hiểu những nguyên nhân, hạnchế và bài học kinh nghiệm trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật ở Tưpháp thành phố
Ba là,đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả công tácphổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn Thủ đô Hà Nội
Trang 105 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Báo cáo dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng HồChí Minh về Nhà nước và pháp luật; quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam
về đổi mới Nhà nước và pháp luật, xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hộichủ nghĩa, xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bảnsắc dân tộc, về nâng cao chất lượng hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục phápluật ở cơ sở
Báo cáo sử dụng các phương pháp của triết học duy vật biện chứngmácxit, trực tiếp là các phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn, phươngpháp phân tích và tổng hợp, lịch sử cụ thể Ngoài ra, báo cáo còn sử dụng cácphương pháp luật học so sánh,thống kê,phân tích số liệu,đánh giá,nhậnxét,bình luận
6 Những đóng góp mới của báo cáo
Báo cáo góp phần nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quantrọng của công tác PBGDPL tại thành phố Hà Nội, là cơ sở lý luận và thựctiễn giúp Thành phố Hà Nội nâng cao chất lượng công tác PBGDPL Các giảipháp đề ra trong luận văn có thể được áp dụng trong thực hiện công tác phổbiến, giáo dục pháp luật trên địa bàn thành phố trong thời gian tới
7 Kết cấu của báo cáo
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận vănđược trình bày thành 3 chương
- Chương 1: Cơ sở lý luận về phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bànthành phố Hà Nội
- Chương 2: Thực trạng phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn thànhphố Hà Nội qua thực tiễn ở sở tư pháp thành phố
- Chương 3: Quan điểm và giải pháp nâng cao chất lượng phổ biến,giáo dục pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội
Trang 11CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHỔ BIẾN,GIÁO DỤC PHÁP
LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 1.1 Khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm phổ biến pháp luật
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là khâu đầu tiên của hoạt độngthực thi pháp luật, là cầu nối để chuyển tải pháp luật vào cuộc sống Phổ biếngiáo dục pháp luật là nhằm hình thành ý thức tôn trọng, tuân thủ pháp luật chomọi công dân, nhằm phát huy vai trò và hiệu lực pháp luật trong đời sống xãhội Do vậy công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho người dân có vị trí, vaitrò rất quan trọng Đặc biệt khi Nhà nước ta đang xây dựng Nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa
Trong khoa học pháp lý, phổ biến, giáo dục pháp luật là những kháiniệm bao hàm nhau Trong đó, khái niệm giáo dục pháp luật là khái niệmrộng nhất, vì trong hoạt động giáo dục pháp luật, có cả hoạt động phổ biếnpháp luật Phổ biến pháp luật tức là sự truyền tải thông tin pháp luật có địnhhướng, có đối tượng xác định Tiêu chuẩn để đánh giá sự xác định của các đốitƣợng thể hiện ở chỗ đối tượng đó cần phải nắm vững về nội dung thông tin
vì nó là thiết thực, là đòi hỏi bức xúc, sự cần thiết trước mắt Nếu như tuyêntruyền pháp luật là sự truyền tải thông tin về pháp luật hiện hành một cáchrộng rãi không hạn chế về phạm vi, giới hạn các chủ thể của quan hệ xã hội,tức là tới mọi công dân Đó là sự thông tin toàn diện, chung nhất về hệ thốngpháp luật hiện hành Thông tin về sự công bố, ban hành các văn bản quyphạm pháp luật, nhất là các quy định của pháp luật về dân sự, hình sự, hànhchính, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, đất đai, xây dựng, bảo vệ môitrường, lao động, giáo dục, y tế, quốc phòng, an ninh, giao thông… chính là
sự tuyên truyền pháp luật Sự thông tin này không nhằm vào những đối tƣợngnhất định mà là toàn xã hội Do vậy việc phổ biến pháp luật bao giờ cũng phảiđược thực hiện đối với những đối tượng nhất định, với những nội dung có chủđịnh trước, nhằm đạt được những mục đích nhất định Xét một cách bao quát
Trang 12nhất, có thể thấy nội dung của phổ biến pháp luật không chỉ dừng lại ở việcthông tin về những văn bản pháp luật, mà còn bao hàm cả việc truyền bá cácchính sách pháp luật, các chủ trương của nhà nước về một vấn đề gì đó.
1.1.2 Khái niệm giáo dục pháp luật
Giáo dục pháp luật là quá trình hoàn thiện nhân tố xã hội- pháp lý củacon người, nâng cao khả năng sáng tạo của con người trước đời sống thực tiễn.Đây là một quá trình không những phụ thuộc vào năng lực các loại chủ thể, nộidung, hình thức giáo dục, mà còn chịu chi phối đa chiều của nhiều yếu tố như:mặt bằng kinh tế, xã hội, dân trí và dân trí pháp lý, phong tục, tập quán Giáodục pháp luật là quá trình tác động một cách có hệ thống, mục đích và thườngxuyên tới nhận thức của con người nhằm trang bị cho mỗi người trình độ pháp
lí nhất định để từ đó có ý thức đúng đắn về pháp luật, tôn trọng và tự giác xử sựtheo yêu cầu của pháp luật
Khái niệm giáo dục pháp luật cũng thường được hiểu ở hai cấp độ khácnhau (nghĩa rộng và nghĩa hẹp)
Theo nghĩa rộng thì giáo dục pháp luật là quá trình hình thành ý thứcpháp luật của các thành viên xã hội chịu sự tác động tích cực cũng như tiêu cực,
có chủ đích cũng như tự phát của các điều kiện khách quan và nhân tố chủ quannhư các điều kiện kinh tế - xã hội, chế độ chính trị hệ thống pháp luật và thựctiễn pháp lý, môi truờng sống cũng như giáo dục xã hội
Quan điểm này xuất phát từ khái niệm giáo dục pháp luật theo nghĩarộng khoa học giáo dục quan niệm giáo dục là quá trình tác động của nhữngđiều kiện khách quan như chế độ chính trị, hệ tư tưởng, nền văn hóa trình độphát triển kinh tế, hệ thống pháp luật, môi trường sống, phong tục, tậpquán….và của cả những nhân tố chủ quan như sự tác động tự giác, có chủ định
và định hướng của nhân tố con người nhằm hình thành ý thức pháp luật, vănhóa pháp luật của đối tượng giáo dục pháp luật Ý thức pháp luật của những giaicấp khác nhau thì khác nhau, do đó ý thức pháp luật là sản phẩm của quá trìnhtác động của các nhân tố khách quan và chủ quan, tích cực và tiêu cực
Trang 13Xuất phát từ khái niệm giáo dục pháp luật trên cho thấy giáo dục phápluật là hình thức giáo dục cụ thể, là “cái riêng, cái đặc thù” trong mối quan hệvới giáo dục nói chung Trong quá trình nghiên cứu, quản lý và trực tiếp thựchiện các hoạt động PBGDPL, em rất tâm đắc với quan niệm: "Phổ biến, giáodục pháp luật là hoạt động có định hướng, có tổ chức, có dự định của sự nghiệpgiáo dục tác động lên đối tượng giáo dục một cách có hệ thống và thường xuyên
để cung cấp tri thức pháp luật bồi dưỡng tình cảm và hành vi hợp pháp cho đốitượng giáo dục nhằm hình thành ở họ ý thức pháp luật phù hợp với các quyđịnh của pháp luật và đòi hỏi của nền pháp chế hiện hành"
1.2 Mục đích, nhiệm vụ, vai trò của phổ biến, giáo dục pháp luật
Mục đích của phổ biến, giáo dục là một trong những yếu tố tạo nên cấutrúc bên trong của giáo dục pháp luật,là đặc trưng quan trọng để phân biệt phổbiến, giáo dục pháp luật với các hình thức giáo dục khác như giáo dục chính trị
tư tưởng, giáo dục đạo đức… Mục đích của PBGDPL là những gì mà chủ thểđặt ra khi thực hiện công tác PBGDPL Mục đích của PBGDPL vừa phải đápứng những định hướng mang tính chiến lược, vừa phải đáp ứng các nhu cầu cụthể của xã hội đối với giáo dục pháp luật ở từng giai đoạn trong các điều kiệnlịch sử cụ thể
Việc xác định mục đích của PBGDPL có ý nghĩa hết sức quan trọng cảtrong lý luận lẫn thực tiễn thực hiện công tác PBGDPL Việc xác định đúngmục đích của PBGDPL sẽ là cơ sở khoa học cho việc lựa chọn nội dung, hìnhthức, phương pháp phù hợp, ưu việt, mang lại chất lượng, hiệu quả thiết thựctrong công tác PBGDPL
Xét về phương diện khoa học, phổ biến, giáo dục pháp luật bao gồm mụcđích tổng quát và mục đích cụ thể:
Mục đích tổng quát của PBGDPL chính là góp phần hình thành và nângcao văn hóa pháp lý cho từng cá nhân và toàn xã hội, nâng cao hiệu lực, hiệuquả quản lý nhà nước, quản lý xã hội, xây dựng nhà nước pháp quyền
Trang 14Theo nhiều nhà nghiên cứu, văn hóa pháp lý của một đất nước ở mỗi thời
kỳ lịch sử nhất định được phản ánh cụ thể qua ba yếu tố:
Thứ nhất là, mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật
Thứ hai là, thực trạng ý thức pháp luật của công dân và xã hội
Thứ ba là, kỹ năng, trình độ của nhà nước và nhân dân trong việc sửdụng pháp luật được thể hiện qua tình trạng trật tự pháp luật trong xã hội
Các yếu tố trên có mối quan hệ mật thiết với nhau và đều chịu sự tácđộng của nhiều nhân tố, trong đó không thể không kể đến vai trò vô cùng quantrọng của PBGDPL
Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề củng cố, tăng cường pháp chế xã hộichủ nghĩa ở nước ta đang là một vấn đề cấp thiết Muốn vậy, đòi hỏi phải ápdụng nhiều biện pháp đồng bộ trong đó có việc nâng cao trình độ văn hoá pháp
lý, xây dựng ý thức pháp luật ở mỗi người dân Chỉ khi nào trong xã hội mọicông dân đều có ý thức pháp luật, luôn tuân thủ pháp luật và có hành vi phù hợpvới yêu cầu, đòi hỏi của hệ thống pháp luật, mới có thể thực hiện quản lý Nhànước, quản lý xã hội bằng pháp luật và điều này chỉ có thể hình thành và thựchiện được trên cơ sở tiến hành phổ biến, giáo dục pháp luật
Mục đích cuối cùng của phổ biến, giáo dục pháp luật là nhằm hình thành
ở mỗi thành viên xã hội ý thức pháp luật bền vững
Việc xác định đúng mục đích PBGDPL có ý nghĩa vô cùng quan trọngtrong việc khẳng định vai trò, nhiệm vụ của PBGDPL Cụ thể như:
PBGDPL có tác dụng làm cho mỗi công dân thuộc thuộc đối tượngPBGDPL có đầy đủ thông tin cần thiết về hệ thống pháp luật hiện hành; phântích, đánh giá đúng về mặt pháp lý các hiện tượng xã hội, tạo nên sự thống nhất
về nhận thức và thực tiễn pháp lý, làm cơ sở cho việc hình thành các tình cảmpháp luật tích cực ở mỗi đối tượng PBGDPL
Tuyên truyền các hành vi tích cực trong chấp hành pháp luật, tham giatích cực vào phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật; phêphán các vi phạm pháp luật, các hành vi tiêu cực xã hội Chỉ có thực hiện được
Trang 15nhiệm vụ này mới góp phần khuyến khích sự tham gia tích cực của công dânvào đời sống pháp luật Không chỉ tự mình tuân thủ, không vi phạm pháp luật
mà còn tích cực, chủ động tham gia vào các hoạt động chống và phòng ngừa tộiphạm cũng như vi phạm pháp luật khác
PBGDPL nâng cao nhận thức và tác động trực tiếp đến ý thức của đốitượng Pháp luật chính là phương tiện hàng đầu để nhà nước quản lý xã hội vàcũng là phương tiện cho mỗi người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.Công tác PBGDPL giúp cho đối tượng nhận thức những giá trị cao đẹp ấy củapháp luật và biết sử dụng phương tiện hữu hiệu đó trong cuộc sống Một vai tròhết sức quan trọng của PBGDPL là tạo niềm tin vào pháp luật, khi đã có niềmtin đối tượng sẽ biết tự điều chỉnh hành vi của mình theo đúng các quy định củapháp luật
PBGDPL là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị tư tưởng Ýthức pháp luật là một bộ phận của ý thức chính trị Khi thực hiện giáo dục phápluật sẽ hình thành ở đối tượng giáo dục những hiểu biết nhất định về chính trị.Ngược lại, giáo dục chính trị có những sự đan xen nhất định trong nội dung củamình những tư tưởng pháp lý
Giáo dục ý thức pháp luật và đạo đức: Giáo dục đạo đức tạo nên nhữntiền đề cần thiết để hình thành ở công dân sự tôn trọng sâu sắc đối với phápluật, tác động vào lòng tin của con người đối với sự cần thiết tuân theo nhữngnguyên tắc cơ bản của đạo đức mới, lòng tin đối với giá trị của xã hội, của phápluật, lòng tin đối với những quy phạm đạo đức và pháp luật trong đời sống thực
tế hàng ngày, hướng đến hoàn thiện những mối quan hệ lẫn nhau giữa conngười với con người
PBGDPL là khâu đầu tiên trong quá trình triển khai thực hiện pháp luật:Vai trò của giáo dục pháp luật là hình thành ý thức pháp luật; góp phần giúpmỗi người nhận ra tính công bằng của pháp luật, chấp hành pháp luật trên cơ sở
tự nguyện, xuất phát từ nhu cầu của bản thân mà không phải do sự sợ hãi trước
sự trừng phạt, trình độ văn hóa pháp lý không chỉ phản ánh sự hiểu biết các quy
Trang 16định của pháp luật một cách tổng thể, cần thiết cho mỗi con người, gắn liền vớicác nghĩa vụ của họ mà còn là sự hiểu biết một cách sâu sắc ý nghĩa của phápluật trong cuộc sống xã hội, sự tôn trọng pháp luật và biết vận dung pháp luậtmột cách đúng đắn.
Từ đó chúng ta thấy, PBGDPL góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quảquản lý nhà nước, quản lý xã hội, góp phần nâng cao ý thức pháp luật và vănhóa pháp lý của công dân
1.3 Quy định pháp luật phổ biến,giáo dục pháp luật
1.3.1 Nguyên tắc và quản lý nhà nước về phổ biến,giáo dục pháp luật
Trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa củanhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, song song với việc xây dựng và hoànthiện hệ thống pháp luật, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm tới công tácPBGDPL, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thốngchính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Vị trí, vai trò của công tác PBGDPLluôn được khẳng định trong các văn kiện của Đảng, Hiến pháp, Nghị quyết củaQuốc hội
Đặc biệt là ngày 20/6/2012 tại kỳ họp thứ 3 khóa XIII của Quốc hội đãban hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật số 14/2012/QH 13, đây là văn bản
có giá trị pháp lý cao nhất về công tác PBGDPL, đưa công tác PBGDPL lênmột vị trí mới.Sự ra đời của Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật đã giải quyếtđược nhiều vướng mắc trong cơ chế thực hiện PBGDPL; đặc biệt là cơ chế phốihợp, chịu trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị; việc huy động nguồn nhân lực,
cơ sở vật chất, kinh phí cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật
Điều 5, Luật Phổ biến giáo dục pháp luật năm 2012 quy định về chính sáchcủa Nhà nước về phổ biến , giáo dục pháp luật có quy định rõ : Các nguyêntắc phổ biến, giáo dục pháp luật:
1 Chính xác, đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu, thiết thực
Trang 172 Kịp thời, thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm.
3 Đa dạng các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, phù hợp với nhu cầu,lứa tuổi, trình độ của đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật và truyềnthống, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc
4 Gắn với việc thi hành pháp luật, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xãhội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước, của địa phương và đời sốnghằng ngày của người dân
5 Phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan, tổ chức, gia đình và xã hội
Hoạt động quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật bao gồmcác công tác sau đây:
-Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch vềphổ biến, giáo dục pháp luật;
- Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác phổ biến, giáo dục phápluật;
- Bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật;
- Thống kê, tổng kết về phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong phổbiến, giáo dục pháp luật;
- Hợp tác quốc tế về phổ biến, giáo dục pháp luật
Cơ quan quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật bao gồm:
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước
về phổ biến, giáo dục pháp luật; chủ trì xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ
Trang 18ban hành chương trình, kế hoạch dài hạn, trung hạn về phổ biến, giáo dụcpháp luật; chủ trì xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật;
-Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có tráchnhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện quản lý nhà nước về phổ biến, giáodục pháp luật;
- Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về phổbiến, giáo dục pháp luật tại địa phương
Sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII,thể chế hóa đầy đủ chủ trương,chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về đổi mới, tăng cường côngtác phổ biến, giáo dục pháp luật, gắn với xây dựng, thi hành, bảo vệ pháp luật
và giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống,thủ tướng chính phủ tiếp tụcban hành Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 của Thủ tướng Chính phủban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021 gópphần Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và ý thức tuân thủ , chấphành, tự giác học tập, tìm hiểu pháp luật, xây dựng lối sống và làm việc theopháp luật trong toàn xã hội; đưa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật phát triển
ổn định, bền vững, đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả, góp phần bảo đảmthực hiện đầy đủ quyền được thông tin về pháp luật của công dân
1.3.2 Chủ thể và đối tượng phổ biến, giáo dục pháp luật
Chủ thể phổ biến, giáo dục pháp luật là người thực hiện việc giáo dụcpháp luật cho các đối tượng Theo quan điểm chung hiện nay, phổ biến, giáodục pháp luật là nhiệm vụ chung của các cơ quan, tổ chức và các cá nhân đượcphân công mà theo cách hiểu truyền thống thường bao gồm: Những người côngtác tại các cơ quan pháp luật; cán bộ tuyên huấn của các cơ quan, đơn vị; báocáo viên, tuyên truyền viên pháp luật; giáo viên giảng dạy môn pháp luật trongcác trường học… Đây là những người trực tiếp truyền tải những thông tin phápluật, nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật đến các đối tượng
Trang 19Tùy theo nhiệm vụ và nội dung công việc, chủ thể phổ biến, giáo dụcpháp luật có thể phân chia thành các nhóm:
- Nhóm chủ thể chịu trách nhiệm lãnh đạo (Chủ thể tổ chức, quản lýcông tác phổ biến, giáo dục pháp luật): Các tổ chức Đảng, các cơ quan tư tưởngvăn hóa, hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại các cơquan, đơn vị
- Nhóm các chủ thể gián tiếp thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật:Những người làm các chương trình truyền hình, chương trình phát thanh,chương trình giáo dục pháp luật trong các nhà trường…
- Nhóm các chủ thể trực tiếp thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật: Cácbáo cáo viên pháp luật, giảng viên pháp luật, giáo viên pháp luật, các nhà tư vấnpháp luật, những người áp dụng pháp luật…
Ngoài ra, thông qua hoạt động thực tiễn liên quan đến pháp luật thì mỗicông dân đều là chủ thể của công tác phổ biến,giáo dục pháp luật Bằng sự tựgiáo dục, bằng ý thức trách nhiệm công dân của mình và bằng sự gương mẫuthực hiện pháp luật của nhà nước, đường lối chính sách của Đảng mà mỗi côngdân đã có tác dụng ảnh hưởng giáo dục tích cực đến các công dân khác
Đối tượng PBGDPL là các cá nhân công dân, những nhóm cộng đồng xãhội cụ thể tiếp nhận trực tiếp hay gián tiếp những tác động của các hoạt độngPBGDPL do các chủ thể PBGDPL tiến hành nhằm đạt được những mục đích đềra
Đối tượng của PBGDPL rất đa dạng, phong phú về thành phần xã hội, vềtrình độ, khả năng nhận thức, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp Trên cơ sở cácyếu tố như điều kiện, hoàn cảnh tiếp nhận, yếu tố dân tộc, địa lý, đặc điểm tâm
lý, yếu tố học vấn, địa vị xã hội… của mỗi công dân mà đối tượng PBGDPLđược xác định bao gồm các nhóm sau:
- Cán bộ, công chức, viên chức nhà nước: Trong phạm vi chức năng,nhiệm vụ của mình các cán bộ, công chức, viên chức nhà nước tham gia vàocác quan hệ pháp luật với tư cách là đại diện cho nhà nước để thực hiện các
Trang 20quyền và nghĩa vụ cụ thể Thái độ và hành vi xử sự đúng pháp luật hay khôngcủa họ là tấm gương phản chiếu tính pháp chế trong tổ chức, hoạt động của bộmáy nhà nước.
Cán bộ, công chức, viên chức nhà nước trong mối quan hệ với pháp luậtvừa là đối tượng của giáo dục pháp luật vừa là chủ thể giá dục, vì vậy một mặt
họ phải được tiếp cận giáo dục pháp luật gắn liền với giáo dục đào tạo chuyênmôn nghiệp vụ trong các nhà trường đến bồi dưỡng nâng cao thường xuyêntrong quá trình làm việc, mặt khác phải được trang bị các kiến thức và kỹ năngtrong việc giáo dục pháp luật Thực tiễn hiện nay giáo dục pháp luật cho đốitượng này vừa là vấn đề cấp bách vừa là vấn đề lâu dài, phải thường xuyên, liêntục mới có thể đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước bằng pháp luật
- Học sinh, sinh viên: Thế hệ công dân trẻ tuổi hôm nay là những ngườichủ đất nước trong tương lai, giáo dục pháp luật phải được tiến hành ngay trongtrường học từ phổ thông đến đại học
- Chủ doanh nghiệp và người lao động trong các doanh nghiệp: Giáo dụcpháp luật là đòi hỏi từ nhu cầu thiết thực của các nhà kinh doanh và yêu cầuquản lý kinh tế của nhà nước Vì vậy, phải giúp họ có đuợc những kiến thức cơbản về pháp luật liên quan đến lĩnh vực kinh doanh, tạo thói quen kinh doanhtrong khuôn khổ pháp luật, tránh tình trạng vi phạm pháp luật Với người laođộng trong các doanh nghiệp, sự hiểu biết pháp luật là hết sức cần thiết để bảo
vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chấp hành nghĩa vụ đối với Nhà nước, cũng nhưyếu tố để góp phần đảm bảo doanh nghiệp tuân thủ pháp luật
- Các tầng lớp nhân dân (phụ nữ, nông dân, thanh niên, trẻ em, đồng bàodân tộc thiểu số…): Đây là các lực lượng chiếm đa số trong xã hỗi, họ ít có điềukiện được học tập, nghiên cứu tìm hiểu pháp luật Vì vậy, cần phải giáo dụcpháp luật để họ nhận thức được trách nhiệm và nghĩa vụ, quyền lợi của côngdân đối với nhà nước và xã hội
Việc xác định chủ thể, đối tượng của hoạt động giáo dục pháp luật có ýnghĩa quan trọng trong lý luận và thực tiễn; trên cơ sở mối quan hệ, sự tác động
Trang 21qua lại lẫn nhau giữa chủ thể và đối tượng trong quá trình giáo dục pháp luật.Trong đó, chủ yếu là sự tác động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch của ngườigiáo dục pháp luật lên người được giáo dục pháp luật Điều đó tạo cho chủ thểxác định các nội dung, hình thức, phương tiện, biện pháp phù hợp để tiếp cậnvới đối tượng giáo dục pháp luật một cách có hiệu quả nhất.
1.3.3 Nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật
1 3.3.1 Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật
Những nội dung chủ yếu của công tác phổ biến,giáo dục pháp luật trên cơ
sở lý luận và thực tiễn được xác định căn cứ theo Điều 10 Luật phổ biến,giáodục pháp luật năm 2012.Theo những cấp độ khác nhau tùy thuộc từng loại đốitượng phù hợp với những nhu cầu, đặc điểm của đối tượng mà hoạt động giáodục pháp luật hướng tới, bao gồm:
Một là, yêu cầu tối thiểu về nội dung phổ biế giáo dục pháp luật cho mọicông dân.Sống trong một xã hội được quản lý bằng pháp luật thì mỗi công dânphải có những hiểu biết tối thiểu về pháp luật và có những kỹ năng tối thiểu để
sử dụng pháp luật nhằm thực hiện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp vàthực hiện nghĩa vụ của mình
Hai là, yêu cầu riêng về PBGDPL theo nhu cầu ngành nghề của các côngdân hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, văn hóa, xã hội Họ cầnnhững hiểu biết và kỹ năng sử dụng pháp luật ở mức độ cao hơn, mang tínhđịnh hướng nghề nghiệp rõ hơn thì ngoài những khái niệm pháp lý cơ bảnthường gặp trong thực tiễn, nội dung giáo dục pháp luât theo ngành nghề cònbao gồm một số luật thực định, liên quan trực tiếp đến lĩnh vực hoạt động củađối tượng Các quyền và nghĩa vụ của công dân trong lĩnh vực hoạt động và cáctrình tự giải quyết các tranh chấp phổ biến liên quan trong lĩnh vực nghềnghiệp
Ba là,yêu cầu về PBGDPL chuyên luật, tức là PBGDPL chuyên ngànhcho những người hành nghề pháp luật.Đây là mức độ cao nhất của nội dunggiáo dục pháp luật, nhằm mục đích đào tạo các luật gia cho bộ máy nhà nước và
Trang 22các tổ chức mang tính nghề nghiệp về pháp luật Sự hiểu biết của đối tượng nàybao gồm cả những quan điểm, những học thuyết về nhà nước và pháp luật tronglịch sử và hiện tại Những hiểu biết tương đối toàn diện về hệ thống pháp luậttrong nước và quốc tế trong lĩnh vực chuyên sâu cuả từng người (về hình sự, vềdân sự, về kinh tế, về hôn nhân gia đình, về luật quốc tế….) Kỹ năng của họkhông chỉ dừng lại ở việc tuân thủ pháp luật mà chủ yếu là vận dụng chính xác,linh hoạt các quan hệ pháp luật vào việc xử lý, giải quyết các vấn đề liên quanđến pháp luật (hoặc tư vấn cho việc giải quyết các vấn đề về pháp luật, như cáctranh chấp, các vi phạm pháp luật….) Kỹ năng quan trọng và đặc thù của đốitượng là sáng tạo pháp luật, là khả năng tham gia vào việc hoàn thiện pháp luật.
1.3.3.2 Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật
- Hình thức của hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật được coi là cácdạng cụ thể, có tổ chức phối hợp giữa chủ thể và đối tượng để thể hiện nộidung và đạt được mục đích của hoạt động phổ biến,giáo dục pháp luật
Căn cứ điều 11 Luật phổ biến,giáo dục pháp luật năm 2012 hình thức củahoạt động phổ biến giáo dục pháp luật bao gồm hai nhóm chính sau:
Thứ nhất, nhóm hình thức giáo dục có tính phổ biến và truyền thốngđược sử dụng trong nhiều loại hình giáo dục
Hình thức tổ chức hoạt động giáo dục pháp luật do các chủ thể chuyên vàkhông chuyên nghiệp tiến hành trong hoạt động giáo dục pháp luật truyềnthống, phổ cập đối với các đối tượng khác nhau trong phạm vi không gian, thờigian xác định như: Nói chuyện, mở hội nghị phổ biến, sinh hoạt câu lạc bộ, tọađàm, kết hợp phổ biến pháp luật trong các buổi sinh hoạt cộng đồng dân cư…(giao tiếp trực tiếp); hoặc không xác định cụ thể (giao tiếp qua các phương tiệnthông tin đại chúng, thông tin cổ động, các loại hình văn hóa nghệ thuật…)
Thứ hai, nhóm các hình thức PBGDPL đặc thù, chính là việc định hướngPBGDPL trong các hoạt động lập pháp, hành pháp, và tư pháp của các cơ quannhà nước có thẩm quyền (Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sátnhân dân) Hình thức giáo dục này chủ yếu do công chức nhà nước thực hiện
Trang 23với vai trò chủ đạo của các luật gia đang công tác tại các cơ quan pháp luật củaNhà nước Nó thường gắn liền với việc áp dụng các điều luật cụ thể hay thựchiện một quyền, nghĩa vụ pháp lý cụ thể của người được giáo dục; vì vậy, có tácđộng trực tiếp, sâu sắc lên ý thức, tình cảm, hành vi của người được giáo dục.
PBGDPL qua các hoạt động mang tính đặc trưng của các tổ chức xã hội,
tổ chức nghề nghiệp (văn phòng luật sư, công ty luật…), tổ chức quần chúng (tổhòa giải, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý…)
Việc thừa nhận các hình thức PBGDPL đặc thù là một vấn đề lý luậnquan trọng, góp phần tạo nên sự đổi mới
Trên cơ sở các nhóm hình thức PBGDPL trên, có một xác định một sốhình thức PBGDPL cụ thể, đang được áp dụng khá phổ biến trong thực tế gồm:
- Họp báo, thông cáo báo chí;
- Phổ biến pháp luật trực tiếp; tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật; cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật;
- Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh,internet, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động; đăng tải trên Công báo; đăng tải thôngtin pháp luật trên trang thông tin điện tử; niêm yết tại trụ sở, bảng tin của cơquan, tổ chức, khu dân cư;
- Tổ chức thi tìm hiểu pháp luâṭ ;
- Thông qua công tác xét xử, xử lý vi phạm hành chính, hoạt động tiếpcông dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và hoạt động khác của các
cơ quan trong bộ máy nhà nước; thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, hòa giải
ở cơ sở;
- Lồng ghép trong hoạt động văn hóa , văn nghệ , sinh hoạt của tổ chứcchính trị và các đoàn thể , câu lac ̣ bô ̣, tủ sách pháp luật và các thiết chế văn hóakhác ở cơ sở;
- Thông qua chương trình giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dụccủa hệ thống giáo dục quốc dân;
1.3.4 Các điều kiện đảm bảo hiệu quả công tác phổ biến,giáo dục pháp luật
Trang 24Nội dung phổ biến,giáo dục pháp luật có ý nghĩa quyết định cho việc đạttới mục đích phổ biến giáo dục pháp luật Tuy nhiên, để nội dung đó đi vàonhận thức, tình cảm của đối tượng PBGDPL thì phải thông qua các kênh truyềntải thông tin, qua cách thức và biện pháp tác động nhất định phù hợp với khảnăng tiếp cận của từng loại đối tượng Do đó, hiệu quả pháp luật của quá trìnhPBGDPL còn phụ thuộc vào sự hoàn thiện của hình thức, phương phápPBGDPL.
Trong một hình thức PBGDPL có thể sử dụng nhiều phương tiện,phương pháp khác nhau với từng đối tượng, những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể,chủ thể PBGDPL cần vận dụng sáng tạo việc sử dụng các phương tiện, phươngpháp khác nhau nhằm tác động sâu sắc và mạnh mẽ tới ý thức pháp luật củacông dân
Hiệu quả PBGDPL cần được nhận thức, đánh giá trên cả hai phương diệnsau đây:
Phương diện kết quả đạt được so với yêu cầu, mục đích của văn bảnpháp luật, các quy định pháp luật tương ứng
- Phương diện hiệu quả xã hội đạt được từ kết quả thực hiện các quyđịnh pháp luật Hiệu quả của phổ biến, giáo dục là kết quả đạt được theo đúngyêu cầu, mục đích của các quy định pháp luật tương ứng và các lợi ích xã hộiđược đem lại với chi phí về vật chất, tinh thần thấp nhất
Hiệu quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật được đánh giá thông quacác tiêu chí cơ bản sau đây:
- Tiêu chí thứ nhất, về trạng thái tri thức ban đầu của đối tượng PBGDPL khichưa được phổ biến, giáo dục pháp luật
- Tiêu chí thứ hai, về trạng thái thái độ, tình cảm pháp luật ở đối tượng phổbiến, giáo dục pháp luật trước khi được phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm xâydựng, củng cố niềm tin vào pháp luật
- Tiêu chí thứ ba, về trạng thái của động cơ và hành vi tích cực pháp luật ở đốitượng phổ biến, giáo dục pháp luật
Trang 25Tiểu kết chương 1 : Giáo dục pháp luật là một hoạt động cơ bản, có tầm
quan trọng đặc biệt đối với quá trình nâng cao ý thức pháp luật Nếu học tập,hiểu biết pháp luật được xác định là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọicông dân thì giáo dục, tuyên truyền, giải thích pháp luật là những nhiệm vụkhông thể thiếu của mọi nhà nước Trên thực tế, xử sự hợp pháp của mọi chủthể, sự hiểu biết pháp luật và ý thức sống theo pháp luật của mọi công dânchính là thước đo chất lượng, hiệu quả của hoạt động giáo dục pháp luật
Giáo dục pháp luật bao hàm cả phổ biến pháp luật được hiểu theo các nộidung sau:
Thứ nhất, hoạt động giáo dục pháp luật là sự tác động của nhân tố chủquan mà trước hết là hoạt động giáo dục định hướng, có tổ chức, có chủ địnhthành một hệ thống của nhiều chủ thể (các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổchức xã hội )
Thứ hai, giáo dục pháp luật là hình thức giáo dục cụ thể Giáo dục phápluật có những nét đặc thù khác một cách tương đối với các dạng giáo dục khác
ở các điểm sau:
+ Một là, giáo dục pháp luật có mục đích riêng của mình Đó là hoạtđộng nhằm hình thành tri thức, tình cảm và thói quen xử sự phù hợp với quyđịnh của pháp luật, làm cho công dân tự giác tuân thủ pháp luật, có ý thức phápluật cao, góp phần tăng cường hiệu quả của pháp luật
+ Hai là, giáo dục pháp luật có nội dung riêng là truyền tải tri thức củanhân loại nói chung, của Nhà nước nói riêng về Nhà nước và pháp luật màtrong đó pháp luật thực định hiện hành của Nhà nước là bộ phận cơ bản quantrọng nhất
+ Ba là, xét trên các yếu tố đối tượng, hình thức và phương pháp củagiáo dục pháp luật cũng có nét riêng Chẳng hạn như so với các dạng giáo dụckhác thì giáo dục pháp luật là quá trình tác động thường xuyên, liên tục, lâu dàihơn chứ không phải là sự tác động một lần của chủ thể lên đối tượng giáo dục
Vì thế, giáo dục pháp luật trở thành sợi chỉ đỏ xuyên qua gia đình, trường học,các tập thể lao động, các tổ chức Đảng, Nhà nước và Đoàn thể xã hội Nhân tố
Trang 26con người với hành vi và hoạt động hợp pháp đóng vai trò chủ đạo trong quátrình tác động qua lại giữa những người giáo dục (chủ thể) với người được giáodục (đối tượng) Người được giáo dục là người chịu sự tác động có tổ chức,định hướng của các thông tin pháp luật Vì thế, một vấn đề đặt ra là người giáodục phải hiểu được trình độ, đặc biệt là đặc điểm nhân thân của người đượcgiáo dục pháp luật Đồng thời, người giáo dục cần phải nắm vững tri thức phápluật, biết cách truyền tải nó và là tấm gương, là hình mẫu trong việc tuân theopháp luật.
Từ những phân tích trên có thể kết luận : " Phổ biến, giáo dục pháp luật
là những hoạt động định hướng có tổ chức, có chủ định của chủ thể làm côngtác phổ biến, giáo dục pháp luật tác động lên đối tượng được phổ biến, giáo dụcpháp luật một cách có hệ thống và thường xuyên nhằm mục đích hình thành ở
họ tri thức pháp lý, tình cảm và hành vi phù hợp với các đòi hỏi của hệ thốngpháp luật hiện hành"
Đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở sở tư pháp thành phố HàNội có thể khái quát:
" Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật của sở Tư pháp thành phố HàNội nhằm phổ biến pháp luật của nhà nước, các văn bản quy phạm pháp luậtcủa địa phương, chú trọng những văn bản liên quan trực tiếp đến đời sốngngười dân, phản ánh thực tiễn thi hành pháp luật, giải đáp những kiến nghị củangười dân địa phương, qua đó giáo dục quyền con người, quyền được tôn trọng
và bảo vệ đến người dân trên địa bàn thành phố"
Trang 27CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHỔ BIẾN,GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHố HÀ NộI QUA THỰC TIỄN Ở SỞ
TƯ PHÁP THÀNH PHỐ 2.1 Khái quát về kinh tế- xã hội thành phố hà nội và vị trí,chức năng của sở tư pháp thành phố hà nội trong công tác phổ biến,giáo dục pháp luật
2.1.1 Tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội
- Hà Nội là thủ đô của đất nước,là trung tâm văn hóa,chính trị,xã hộicủa cả nước với bề dày lịch sử hơn một ngàn năm văn hiến.Hiện nay cùng với
sự phát triển của đất nước Thủ đô hà nội đã và đang có những bước phát triểnđột phá về kinh tế-xã hội.Hiện nay thành phố Hà Nội có 29 đơn vị hành chínhtrực thuộc gồm 12 quận, 17 huyện, 1 thị xã và 577 đơn vị hành chính cấp xãgồm: 401 xã, 154 phường, 22 thị trấn, diện tích 3.328,9 km2 với dân sốkhoảng hơn 7,5 triệu người,hằng năm có khoảng hơn 500 ngàn người laođộng ngoại tỉnh về Hà Nội làm ăn sinh sống không đăng ký tạm trú Thànhphần dân cư đa dạng, mật độ dân cư đông đúc, không đều sau khi hợp nhất,chủ yếu tập trung tại các quận nội thành của Hà Nội Cơ sở hạ tầng của thànhphố những năm qua ngày càng được xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữaphục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và cải thiện điều kiện sinhhoạt, lao động của nhân dân
-Các đặc điểm nêu trên có ảnh hưởng đến công tác phổ biến, giáo dụcpháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội theo cả hai hướng:
Thứ nhất, ảnh hưởng tích cực: Dân số đông, với tính cách đặc trưng,truyền thống là cần cù, thông minh, sáng tạo, giàu lòng yêu nước,Hà Nội làmột trong những trung tâm có mặt bằng dân trí cao nhất của cả nước cùng với
sự tăng trưởng kinh tế, ổn định chính trị - xã hội thời gian qua tại thành phố làđiều kiện thuận lợi để nâng cao dân trí, ý thức và nhu cầu tìm hiểu pháp luậtcủa người dân Đồng thời, sự phát triển về mặt kinh tế cũng là tiền đề để có sựquan tâm, đầu tư thích đáng cho công tác PBGDPL
Trang 28Thứ hai, ảnh hưởng tiêu cực: Với địa bàn quá rộng; địa hình phức tạp,thành phần dân cư đa dạng, mật độ dân cư đông đúc, không đều sau khi hợpnhất, chủ yếu tập trung tại các quận nội thành của Hà Nội, nhà ở, đường xá,đặc biệt là giao thông công cộng, trật tự vệ sinh và văn minh đô thị nhiều nơicòn khó khăn, yếu kém Tốc độ đô thị hóa nhanh cũng kéo theo nhiều bất cậptrong việc giải tỏa, thu hồi đất, đền bù giải phóng mặt bằng và tranh chấpkhiếu kiện của nhân dân.
2.1.2 Vị trí,chức năng của sở tư pháp thành phố Hà Nội
Sở Tư pháp thành phố Hà Nội là cơ quan chuyên môn thuộc UBNDThành phố, thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND Thành phố quản lýnhà nước về: Công tác xây dựng và thi hành pháp luật; theo dõi thi hành phápluật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; pháp chế; phổ biến, giáo dụcpháp luật; hòa giải ở cơ sở; hộ tịch; quốc tịch; chứng thực; nuôi con nuôi; lýlịch tư pháp; bồi thường nhà nước; trợ giúp pháp lý; luật sư; tư vấn pháp luật;công chứng; giám định tư pháp; bán đấu giá tài sản; trọng tài thương mại;quản tài viên; quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
và công tác tư pháp khác theo quy định của pháp luật
Sở Tư pháp có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản theo quyđịnh của pháp luật; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công táccủa Ủy ban nhân dân Thành phố; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểmtra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Tư pháp
Hàng năm, Sở Tư pháp đã tích cực tham mưu cho UBND thành phố HàNội trong việc chỉ đạo triển khai thực hiện công tác PBGDPL trên địa bàntỉnh Giúp UBND thành phố Hà Nội ban hành Chỉ thị và Kế hoạch tuyêntruyền các văn bản pháp luật có liên quan trực tiếp đến đời sống nhân dânnhư: Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Dân Sự, Luật Đất đai, Luật Xây dựng,Luật Phòng chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí, Luật
Cư trú, Luật quản lý thuế…