1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tổng quan về kinh doanh quốc tế

12 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Các hoạt động thương mại quốc tếXuất khẩu: Là quá trình một doanh nghiệp sản xuất hàng hóa và dịch vụ ở một quốc giađể sau đó bán cho người mua ở quốc gia khácƯu điểm: Tiếp cận mở rộng t

Trang 1

HỌC VIỆN NGOẠI GIAOKHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN GIỮA KÌ

MÔN: KINH DOANH QUỐC TẾ

Giảng viên:PGS.TS Đặng Hoàng Linh

Sinh viên thực hiện: Trần Như Quỳnh

Mã Sinh Viên: KTQT48A10296

Trang 2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KINH DOANH QUỐC TẾI KHÁI QUÁT VỀ KINH DOANH QUỐC TẾ

1 Khái niệm kinh doanh quốc tế

Kinh doanh quốc tế là các hoạt động trao đổi, giao dịch của chính phủ, tổ chức, cá nhân vượt ra ngoài biên giới quốc gia nhằm mục đích thu lợi nhuận Giá trị trao đổi giữa các bên tham gia kinh doanh quốc tế bao gồm hàng hoá, dịch vụ, công nghệ, vốn, nhân công và sở hữu trí tuệ.

2 Các chủ thể tham gia kinh doanh quốc tế

Chính phủ, Doanh nghiệp (Focal firm), Doanh nghiệp trung gian, Doanh nghiệp hỗ trợ (Facilitator)

3 Vai trò của kinh doanh quốc tế

Mở rộng thị trường, tận dụng lợi thế tương đối, đạt được lợi thế về giá, phòng tránh các rủi ro kinh tế, nhu cầu ở các quốc gia khác tăng lên, tận dụng năng lực sản xuất, tận dụng được lợi ích của kinh tế quy mô, tận dụng sức mua lớn ở thị trường nước ngoài

II CÁC HÌNH THỨC KINH DOANH QUỐC TẾ1 Thương mại quốc tế

1.1 Các lý thuyết thương mại quốc tế

Chủ nghĩa trọng thương, Học thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith, Học thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo, Mô hình Heckscher -Ohlin (mô hình H-O), Lý thuyết tăng trưởng nội sinh, Học thuyết Linder, Mô hình nhân quả tích lũy, Lý thuyết tân cổ điển

1.2 Loại hình thương mại quốc tế

Thương mại hàng hóa: Là hoạt động mua bán các sản phẩm hữu hình giữa các quốc gia,

các cá nhân và tổ chức tham gia thương mại quốc tế nhằm mục đích sinh lợi nhuận

Thương mại dịch vụ: Là hoạt động trao đổi dịch vụ giữa các quốc gia và các cá nhân, tổ

chức với nhau nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận

1.3 Các hoạt động thương mại quốc tế

Xuất khẩu: Là quá trình một doanh nghiệp sản xuất hàng hóa và dịch vụ ở một quốc gia

để sau đó bán cho người mua ở quốc gia khác

Ưu điểm: Tiếp cận mở rộng thị trường tiềm năng, Tăng doanh thu lợi nhuận của doanh

nghiệp, Giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh, Gia tăng thị phần và nâng cao năng lực cạnh tranh, Giúp doanh nghiệp tận dụng lợi thế về kinh tế quy mô, Nhận được sự hỗ trợ của chính phủ

Trang 3

Nhược điểm: Dễ bị ảnh hưởng bởi các biến động trên thị trường thế giới, Cần đầu tư chi

phí ban đầu cao, Cần xử lý giấy phép xuất khẩu và các giấy tờ liên quan, Sản phẩm phải thích ứng với thị trường mới, Dễ bị tác động bởi sự biến đổi của tỷ giá hối đoái

Nhập khẩu: Là hoạt động mua hàng hóa hoặc dịch vụ từ nước ngoài vào thị trường nội

Ưu điểm: Gia tăng lợi nhuận, Giảm chi phí sản xuất, Tránh rủi ro tại thị trường nội địa

trong tình huống khẩn cấp, Xây dựng mối quan hệ chiến lược

Nhược điểm: Ngoại tệ bị chuyển ra nước ngoài, Các doanh nghiệp nhập khẩu có thể gặp

các vấn đề đến từ phía thị trường xuất khẩu, Các nhà sản xuất trong nước bị ảnh hưởng

Tạm nhập tái xuất: Hàng hóa và dịch vụ được nhập khẩu từ một quốc gia để tiếp tục xuất

khẩu sang quốc gia khác

Lý do doanh nghiệp tham gia: Thiếu sự kết nối giữa hai quốc gia, Hậu cần ở nước thứ ba

tốt hơn, Không có hiệp định thương mại giữa hai nước, Không có tài trợ thương mại trong các cơ sở ngân hàng ở nước nhập khẩu

Ưu điểm: Loại bỏ rủi ro liên quan đến di chuyển đường dài, Lợi nhuận cho các doanh

nghiệp khi được miễn thuế nhập khẩu, Cung cấp cho các quốc gia phương thức thu ngoại hối dễ dàng (thêm giá trị cho hàng hóa và tái xuất với giá cao hơn)

Nhược điểm: Rủi ro về giá vì hợp đồng bán lại có thể phát sinh trước hợp đồng mua, Thời

hạn tái xuất có thể gây ra sự chèn ép về thủ tục và về giá của bên nhập khẩu hàng tái xuất đối với doanh nghiệp

1.4 Can thiệp của chính phủ vào thương mại quốc tế

Thuế quan: Là loại thuế đánh vào các sản phẩm khi chúng đi qua ranh giới của một khu

vực hải quan

Biện pháp phi thuế: Các quy định và thông lệ khác của chính phủ cũng có thể đóng vai trò

là rào cản đối với thương mại

Những rào cản khác: Bao gồm quy định của chính phủ về các hoạt động mua sắm của

chính phủ cần được ưu tiên; thủ tục phân loại giá và định giá hải quan; quy định về sức khỏe và yêu cầu về xuất xứ, nhãn mác; thuế tiêu thụ đặc biệt

Có các biện pháp can thiệp của nhà nước trong thương mại quốc tế vì: Vì mục tiêu an

ninh quốc gia, vì mục tiêu chính sách đối ngoại, vì an toàn của người tiêu dùng, vì vấn đề văn hóa

2 Đầu tư quốc tế

2.1 Các lý thuyết về đầu tư quốc tế

Trang 4

Lý thuyết chu kỳ sản xuất của Vernon, Lý thuyết về tỷ giá hối đoái trên thị trường vốn không hoàn hảo, Lý thuyết nội bộ hóa, Mô hình chiết trung của Dunning

2.2 Các loại hình đầu tư quốc tế chính

Đầu tư trực tiếp nước ngoài-FDI: Là khoản đầu tư khi nhà đầu tư đầu tư vào một doanh

nghiệp ở nước ngoài để có được quyền sở hữu hoặc hợp tác Các chủ đầu tư quốc tế phải đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu trong vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tùy theo quy định của luật pháp từng nước để giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư Có 4 loại: FDI theo chiều dọc, FDI theo chiều ngang, FDI tập đoàn, nền tảng FDI.

Đầu tư gián tiếp nước ngoài-FPI: Là các khoản đầu tư nước ngoài được thực hiện

bởi các nhà đầu tư, thường thông qua hình thức mua cổ phiếu hoặc trái phiếu FDI: cho phép nhà đầu tư sở hữu cổ phần của công ty phát hành khác FPI: không có mục đích này

Cho vay thương mại: Là một loại hình đầu tư nước ngoài thường xảy ra dưới hình thức

vay vốn ngân hàng Hình thức đầu tư này có thể xảy ra giữa các quốc gia hoặc giữa các doanh nghiệp ở các quốc gia với nhau

2.3 Sự can thiệp của chính phủ vào đầu tư nước ngoài

Chính phủ can thiệp nhằm: kiểm soát nguồn vốn FDI, Ổn định cán cân thanh toán, Kiểm

soát việc huy động các nguồn lực bên ngoài để phục vụ phát triển đất nước

Nguyên nhân một quốc gia hạn chế dòng chảy FDI đổ ra ngoài: Lo ngại dòng chảy FDI

có thể kéo theo sự “chảy máu” của một số nguồn lực khác, khiến các nguồn lực sử dụng cho sự phát triển kinh tế trong nước bị hạn chế, Tác động tiêu cực tới cán cân thanh toán quốc tế do bị mất thị trường xuất khẩu, Ảnh hưởng đến số lượng việc làm tại khu vực trong nước

Biện pháp kiểm soát nguồn vốn FDI: Thủ tục sàng lọc và phê duyệt phức tạp, Hạn chế về

nhân sự nước ngoài và hoạt động của doanh nghiệp, Thuế suất, Các quy định nghiêm ngặt về quyền lợi của người lao động và môi trường

Chính phủ các nước khuyến khích FDI: Khuyến khích tài chính; Hoàn thiện kết cấu hạ

tầng; Tạo ra các quy trình hành chính và môi trường pháp lý tinh giản, rõ ràng; Tăng cường đầu tư và giáo dục;Xây dựng môi trường chính trị,kinh tế và pháp luật ổn định

3 Thị trường tài chính

3.1 Tổng quan về thị trường tài chính

3.1.1 Khái niệm và các bộ phận cấu thành thị trường tài chính

Sự sôi động của thị trường tài chính tăng cường tính hiệu quả của quá trình tạo vốn, nó hỗ trợ cho nguồn vốn tiết kiệm chuyển vào lĩnh vực đầu tư Thị trường tài chính là xương

Trang 5

sống của nền kinh tế bởi vì nó cung cấp nguồn tiền cho sự tăng trưởng kinh tế Thị trường tài chính là trung tâm, hoặc sự dàn xếp cho việc mua bán các loại trái quyền (quyền được thanh toán các nghĩa vụ tài chính) và dịch vụ liên quan.

3.1.2 Chức năng của thị trường tài chính

Huy động và phân bố nguồn vốn; Chuyển đổi tiền tệ; Định giá cho các tài sản tài chính; Tạo tính thanh khoản cho các tài sản tài chính; Giảm thiểu chi phí tìm kiếm thông tin và thực hiện giao dịch.

3.2 Thị trường vốn quốc tế

3.2.1 Khái niệm thị trường vốn quốc tế

Thị trường vốn quốc tế là thị trường cung cấp vốn trung và dài hạn cho các doanh nghiệp và các các nhân, đồng thời cung cấp cơ sở cho việc marketing và mua bán các loại chứng khoán Vốn trung dài hạn là các khoản cho vay từ các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính, các khoản vay từ thị trường nước ngoài và tạo vốn thông qua phát hành loại chứng khoán.

Thị trường vốn gồm 3 bộ phận chính: Thị trường trái phiếu (Bond market), Thị trường cổ phiếu (Equity market), Thị trường tiền tệ (Money market)

3.2.2 Lợi ích của thị trường vốn quốc tế

Gia tăng nguồn cung ứng vốn cho những người đi vay, Giảm chi phí cho những người đi vay, Giảm rủi ro cho người cho vay

3.2.3 Yếu tố thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn quốc tế

Sự phát triển công nghệ thông tin, Phi điều tiết hoá các thị trường vốn, Các công cụ tài chính mới

3.2.4 Các bộ phận cấu thành thị trường vốn quốc tế

Thị trường trái phiếu quốc tế: Bao gồm tất cả các trái phiếu do các chủ thể như công ty,

chính phủ và những chủ thể khác phát hành và bán ra phạm vi nước ngoài.Chia làm 2 thị trường chính: Thị trường trái phiếu nước ngoài (Foreign bond market) và thị trường trái phiếu Châu Âu (Eurobond market) Thị trường trái phiếu quốc tế bao gồm: Trái phiếu nước ngoài, trái phiếu châu Âu, trái phiếu có lãi suất cố định, trái phiếu có lãi suất thả nổi, trái phiếu gắn với cổ phiếu, trái phiếu lưỡng tệ, trái phiếu tiền tệ đa quốc gia.

Thị trường cổ phiếu quốc tế: Là nơi diễn ra các giao dịch mua bán cổ phiếu ngoài phạm vi

quốc gia của người phát hành cổ phiếu Chia làm 2 thị trường chính: Thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp Trên thị trường kinh doanh (Dealer Market), các nhà đầu tư không mua bán cổ phiếu trực tiếp với nhau mà thông qua môi giới là các nhà tạo lập thị trường Trên

Trang 6

thị trường đại lý - người thực hiện khớp lệnh mua bán trên thị trường, có thể coi đại lý chính là môi giới của người môi giới (môi giới trung tâm).

Thị trường đồng tiền châu Âu: Là nơi diễn ra các giao dịch vay và cho vay của ngân hàng

đối với các đồng tiền châu Âu Hoạt động thị trường này không chịu sự điều tiết từ phía ngân hàng trung ương của các quốc gia Có tính thanh khoản cao Tuy nhiên, thị trường này có một số hạn chế như: mức độ rủi ro cao do khoản tiền gửi không được bảo vệ bởi sự điều tiết của chính phủ, rủi ro hối đoái do sự thay đổi theo hướng bất lợi về tỷ giá đồng tiền và sự ảnh hưởng, tác động chung do sử dụng đồng tiền chung

3.3 Thị trường ngoại hối

3.3.1 Khái niệm và chức năng của thị trường ngoại hối

Thị trường ngoại hối là nơi diễn ra việc mua bán các đồng tiền và là nơi giá cả của các đồng tiền (tỷ giá hối đoái) được xác định Thị trường này không phải nguồn cung cấp vốn cho các công ty và các chủ thể khác, mà vai trò chính là phục vụ các hoạt động tài chính của các công ty, giao dịch quốc tế Lý do các nhà đầu tư tham gia vào thị trường ngoại hối: Chuyển đổi tiền tệ, Bảo hiểm rủi ro hối đoái, Thực hiện nghiệp vụ arbitrage hối đoái, Đầu cơ tiền tệ

3.3.2 Đặc điểm của thị trường ngoại hối

Quy mô thị trường ngoại hối: là thị trường có quy mô lớn nhất thế giới Thương mại quốc

tế là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của thị trường ngoại hối

Các trung tâm giao dịch: trung tâm giao dịch mua bán tiền tệ quan trọng nhất trên thế giới

là London, New York, Singapore, Tokyo, Zurich, Frankfurt, Hồng Kông, Paris và Sydney.

Các đồng tiền quan trọng: Đô la Mỹ, Euro, yên Nhật và bảng Anh.

Cấu trúc thị trường ngoại hối: Thị trường liên ngân hàng (Interbank), Sở giao dịch ngoại

hối, thị trường mua bán trực tiếp (OTC)

3.3.3 Hoạt động của thị trường ngoại hối

Do ngoại hối có vai trò đối với hoạt động thương mại và đầu tư nên những nhà kinh doanh, quản trị phải hiểu được cách thức yết giá đồng tiền và nắm bắt những công cụ tài chính như: Yết giá các đồng tiền, Tỷ giá mua vào và tỷ giá bán ra, Tỷ giá giao ngay và thị trường giao ngay, Tỷ giá kỳ hạn và thị trường kỳ hạn, Các hợp đồng hoán đổi, quyền chọn và tương lai, Hoán đổi tiền tệ, Quyền chọn tiền tệ, Hợp đồng tương lai

3.4 Tác động của tỷ giá hối đoái tới kinh doanh quốc tế

Các quyết định về marketing liên quan đến tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng

đến mức cầu đối với các sản phẩm của một công ty ở trong và ngoài nước Cần phân biệt

Trang 7

sự giảm giá của đồng tiền và sự phá giá của đồng tiền Cần phân biệt giữa việc nâng giá đồng tiền của chính phủ với sự tăng giá của đồng tiền

Các quyết định về tài chính liên quan đến tỷ giá hối đoái: Tác động đến các quyết định về

nguồn cung cấp tài chính, chuyển tiền giữa các quốc gia và việc công bố các kết quả tài chính Ảnh hưởng tới báo cáo thu nhập của các công ty

III XU HƯỚNG MỚI TRONG KINH DOANH QUỐC TẾ1 Kinh tế số

Trong tương lai, các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế sẽ tập trung vào cách tương tác với người tiêu dùng với một số điểm như sau: Hệ thống thanh toán, Các chiến dịch tiếp thị, Dữ liệu lớn (Big Data), Trí tuệ nhân tạo (AI)

Nền kinh tế kỹ thuật sẽ tiếp tục phát triển và sự tồn tại của một doanh nghiệp phụ thuộc vào tinh thần sẵn sàng tiếp nhận những công cụ mới mẻ của nền kinh tế kỹ thuật số để đạt được hiệu quả kinh doanh.

2 Kinh tế xanh

Theo UNEP, kinh tế xanh là nền kinh tế giúp cải thiện sức khoẻ con người và công bằng xã hội, đồng thời giảm thiểu đáng kể rủi ro môi trường và sự khan hiếm của hệ sinh thái Việc chuyển đổi sang nền kinh tế xanh không chỉ tạo ra sự gia tăng của cải, đặc biệt có lợi với hệ sinh thái tự nhiên, tạo ra tốc độ tăng GDP cao hơn Có mối liên hệ chặt chẽ giữa xoá nghèo và bảo tồn hệ sinh thái Tiềm năng tạo ra cơ hội thương mại mới

3 Phát triển tiền điện tử, tiền ảo, tiền kỹ thuật số3.1 Khái niệm

Tiền điện tử (Electric money/e-money): là giá trị tiền tệ lưu trữ trên một thiết bị điện tử

được sử dụng phổ biến để thực hiện giao dịch thanh toán cho các tổ chức khác không phải là tổ chức phát hành

Tiền ảo (Virtual currency): là loại tiền kỹ thuật số không chịu sự quản lý, được phát hành

bởi những người phát triển phần mềm đồng thời là người kiểm soát, được sử dụng và chấp nhận thanh toán ở một cộng đồng nhất định

Tiền điện tử kỹ thuật số/tiền mã hoá (Crytocurrency): được tạo ra bởi các thuật toán mã

hóa phức tạp, được giao dịch, trao đổi hoàn toàn trên môi trường internet.

3.2 Đặc điểm

Tiền điện tử (Electric money/e-money): Là tiền pháp định (legal tender) bao gồm đầy đủ 3

chức năng (dự trữ, trao đổi, hạch toán) Có thể được phát hành bởi ngân hàng hoặc tổ chức phi ngân hàng Có cơ chế đảm bảo tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Được lưu trữ trong các sản phẩm điện tử bao gồm phần cứng và dữ liệu trên phần mềm ( ví điện tử Paypal).

Trang 8

3.3 Xu hướng phát triển

Việc sử dụng tiền điện tử, tiền ảo, tiền kỹ thuật số có thể mang lại nhiều lợi tiện ích và tính năng ưu việt hơn so với phương thức giao dịch bằng tiền giấy truyền thống Tuy nhiên cần nghiên cứu thêm về những khung pháp lý, quy định để kiểm soát hoạt động cũng như hạn chế rủi ro

4 Tăng cường bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Đối với doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ được xem là một trong những chìa khoá để tạo động lực đổi mới sáng tạo, đổi mới công nghệ, tăng cường nghiên cứu phát triển công nghệ mới phù hợp với xu hướng thị trường

Hiện nay, sở hữu trí tuệ là một trong những nội dung quan trọng tại các diễn đàn kinh tế quốc tế cũng như trong các hiệp định thương mại tự do trên thế giới.

Với Việt Nam, các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới tham gia ký kết như CPTPP, EVFTA đều chú trọng tới vấn đề sở hữu trí tuệ

5 Tăng cường phát triển khoa học và công nghệ

Phát triển khoa học và công nghệ là động lực cho phát triển sản xuất kinh tế nói riêng và toàn xã hội nói chung Hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ đã trở thành một xu hướng tất yếu trong tiến trình phát triển của loài người và ngày càng phát triển sâu rộng trong bối cảnh toàn cầu hoá

- Xu hướng gia tăng liên kết, hợp tác và phân công lao động quốc tế trong nghiên cứu khoa học và công nghệ.

- Xu hướng tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ thông tin, công nghệ môi trường, công nghệ sinh học và công nghệ nano.

- Xu hướng tiếp tục tăng chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển (R&D) trên toàn cầu.

- Xu hướng ngày càng đa dạng về hình thức và đối tượng tham gia hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ trên toàn cầu

IV CASE STUDY

TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI TĂNGTRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM

1 Thực trạng tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tếở Việt Nam

Tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài vào GDP có xu hướng tăng trong giai đoạn 2005 - 2021, điều này phản ánh mức độ hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam Nền kinh tế Việt Nam ngày càng gắn chặt với nền kinh tế thế giới Việt Nam đã và đang áp dụng nhiều biện pháp thu hút vốn FDI, thực hiện chính sách

Trang 9

hướng về xuất khẩu nhằm tận dụng các nguồn lực từ nước ngoài để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (Hình 1)

Trong những năm qua, hoạt động của các doanh nghiệp FDI đã có nhiều đóng góp cho nền kinh tế Việt Nam, thể hiện ở một số khía cạnh chính sau:

Thứ nhất, FDI cung cấp nguồn vốn quan trọng để cải thiện tăng trưởng kinh tế của Việt

Nam Dòng vốn FDI vào Việt Nam đã tạo ra cú hích cho nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh tỷ lệ tiết kiệm của nền kinh tế cho đầu tư còn thấp.

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam: Tính đến ngày 20/12/2022, bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 27,72 tỷ USD, giảm 11% so với năm trước.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam năm 2022 đạt gần 22,4 tỷ USD, tăng 13,5% so với năm trước Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất trong 5 năm qua.

Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài năm 2022 có 109 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn của phía Việt Nam là 426,6 triệu USD, tăng 4,3% so với năm trước; có 26 lượt dự án điều chỉnh vốn với số vốn điều chỉnh tăng 107,4 triệu USD (năm 2021 điều chỉnh giảm 776 triệu USD) Tính chung tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và điều chỉnh) đạt gần 534 triệu USD (năm 2021 điều chỉnh giảm 367 triệu USD) so với năm trước (Hình 2)

Trang 10

Thứ hai, FDI tạo công ăn việc làm cho người lao động Việt Nam Tính đến nay, cả nước

có hơn 4 triệu lao động trực tiếp trong các doanh nghiệp FDI Bên cạnh đó, các doanh nghiệp FDI còn có sức lan tỏa và tạo ra nhiều việc làm gián tiếp đáng kể cho nền kinh tế Việt Nam Thông qua làm việc tại các doanh nghiệp FDI, người lao động Việt Nam còn được các nhà đầu tư nước ngoài tiếp thu kiến thức kinh doanh, kỹ năng quản lý tiên tiến của nước ngoài, từ đó nâng cao năng lực của bản thân.

Thứ ba, doanh nghiệp FDI góp phần thúc đẩy xuất khẩu, mở rộng quan hệ kinh tế đối

ngoại và nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Doanh nghiệp FDI có kim ngạch xuất khẩu lớn, chiếm khoảng 75% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước tính đến nay.

Thứ tư, hoạt động FDI góp phần chuyển giao công nghệ tiên tiến, công nghệ cao vào Việt

Nam FDI là kênh chuyển giao công nghệ hiệu quả được nhiều nước, đặc biệt là các nước đang phát triển quan tâm và ban hành nhiều chính sách khuyến khích nhằm thực hiện mục tiêu tăng cường năng lực công nghệ quốc gia Thông qua thu hút dòng vốn đầu tư quốc tế, Việt Nam có cơ hội tiếp nhận công nghệ nguồn từ các nước phát triển Nhiều ngành kinh tế của Việt Nam đã tiếp nhận và tiếp cận công nghệ hiện đại của thế giới như ngân hàng, bưu chính viễn thông, dầu khí, giao thông vận tải

Bên cạnh những kết quả tích cực đó, dòng vốn FDI vào Việt Nam vẫn còn bộc lộ một số

hạn chế, ảnh hưởng đến hiệu quả của dòng vốn đầu tư này:

Thứ nhất, quy mô dự án đầu tư còn nhỏ Trong số hơn 27 nghìn dự án đầu tư, số dự án có

vốn đầu tư dưới 5 triệu USD chiếm 76%; số dự án dưới 1 triệu USD chiếm 45% Quy mô dự án nhỏ làm hạn chế khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp FDI trong môi trường kinh doanh quốc tế.

Thứ hai, nhiều doanh nghiệp FDI hoạt động không tuân thủ pháp luật Việt Nam Nhiều

doanh nghiệp FDI lợi dụng kẽ hở của pháp luật và sự buông lỏng quản lý để không chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường Việt Nam Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp FDI vi phạm các quy định về lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, thuế Hiện tượng chuyển giá ngày càng tinh vi và có xu hướng gia tăng.

Thứ ba, nhiều doanh nghiệp FDI sử dụng công nghệ kém hiện đại so với công nghệ hiện

có tại Việt Nam Các nhà đầu tư nước ngoài vẫn có xu hướng đầu tư vào các dự án sử dụng nhiều lao động, chưa tạo được tác động lan tỏa tích cực đến các doanh nghiệp trong nước hoạt động cùng lĩnh vực Tỷ lệ nội địa hóa chưa cao.

Ngày đăng: 12/04/2024, 10:44

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w