VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC VÀO SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY...142.1.. Để đạt được mục tiêu này, Nhà nướ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
BỘ MÔN: TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN
ĐỀ TÀI
QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ MỐIQUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN ĐƯỢC RÚT RA TỪ VẤN ĐỀ NÀYVÀ VẬN DỤNG VÀO XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM.
NHÓM: 3LỚP HP: 231MLNP022116
CHUYÊN NGÀNH: Kế toán doanh nghiệp (CLC)
Hà Nội, 2023
Trang 2BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
xếp loại
Đánh giá củagiảng viên1 Nguyễn Thị Mỹ Duyên Nhóm trưởng
3 Nguyễn Thị Hương Giang
Làm nội dung 1.1.
4 Lê Ánh Dương Làm nội dung 1.2.
5 Nguyễn Minh Hà Làm powepoit
Trang 3BIÊN BẢN HỌP NHÓM
(Về việc xét xết loại thảo luận nhóm)
I THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, THÀNH PHẦN THAM DỰ1 Thời gian và địa điểm
Hôm nay, vào lúc… giờ… phút… ngày … tháng… năm … Địa điểm: …
2 Thành phần tham dự: Có mặt:…
Vắng mặt: … (có lý do, không có lý do)
II NỘI DUNG CUỘC HỌP
Họp xét xếp loại các thành viên trong nhóm làm các nội dung liên quan đến đề tài thảo luận “……….”.
Sau cuộc họp nhóm … thống nhất kết quả xếp loại như sau: 1 Nguyễn Văn A… xếp loại: …
2 Nguyễn Văn B… xếp loại….
Trang 41.3 Ý nghĩa phương pháp luận 13
Chương 2 VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC VÀO SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 14
2.1 Chủ trương, đường lối, chính sách xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta xuất phát từ thực tế khách quan 14
2.2 Phát huy tính năng động chủ quan trong xây dựng đường lối, chính sách ở nước ta 23
KẾT LUẬN 24
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 25
4
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
Nhà nước Việt Nam đang xây dựng và phát triển theo định hướng “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” Để đạt được mục tiêu này, Nhà nước đã và đang vận dụng những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức vào việc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Mục tiêu nghiên cứu: giải quyết chi tiết vấn đề bàn luận về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức đồng thời rút ra ý nghĩa đối với việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Nhiệm vụ nghiên cứu: cùng nhau bàn luận đưa ra hướng giải quyết và đưa ra kết quả tối ưu nhất
Triết học Mác-Lênin đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, để lại một nền tảng lý luận vững chắc cho con người trong việc nhận thức về thế giới thực, bản chất của xã hội và ý nghĩa của cuộc sống.
Nghiên cứu và vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin vào việc xây dựng chủ nghĩa xã hội của nước ta hiện nay đã xây dựng được chủ trương, đường lối đúng đắn, đồng thời phát huy tính năng động chủ quan trong việc xây dựng ấy.
Chủ trương
Con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập hệ thống chính trị của
Trang 6quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt là về khoa học và công nghệ để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại Xây dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tạo ra sự biến đổi về chất của xã hội trên tất cả các lĩnh vực là sự nghiệp rất khó khăn, phức tạp cho nên phải trải qua một thời kì quá độ lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội có tính chất quá độ
Trong các lĩnh vực của đời sống xã hội diễn ra sự đan xen và đấu tranh giữa cái mới và cái cũ, chúng ta phải tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là, chúng ta lựa chọn, sử dụng những thành tựu có lợi cho quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội Trên phương diện này cần phải xem chủ nghĩa tư bản không chỉ là một đối trọng mà quan trọng hơn đồng thời là một đối tác.
Đường lối
Định hướng và tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội tất yếu phải kế thừa và sử dụng lực lượng sản xuất do nhân loại tạo ra và phát triển trong điều kiện của xã hội tư bản chủ nghĩa, chẳng hạn đó là: thành tựu khoa học, kỹ thuật, và công nghệ – môi trường, là cơ chế thị trường với nhiều hình thức cụ thể tác động vào quan điểm phát triển kinh tế, nhất là những mặt tích cực của nó Nói như vậy không có nghĩa là lặp lại hoàn toàn quá trình xây dựng lực lượng sản xuất đó trong lịch sử.
Đảng và nhà nước ta đã chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đó chính là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Từ đó, phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất – kinh tế của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân
6
Trang 7Phát triển lực lượng sản xuất hiện đại tới mức xã hội hoá gắn liền với xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp trên cả 3 mặt: sở hữu, quản lý và phân phối Chúng ta đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua việc xác lập hệ thống chính trị của chủ nghĩa tư bản không phải là không có kế thừa và chọn lọc những quan hệ sản xuất, những hình thức kinh tế tư bản chủ nghĩa khi nó chưa hết tác dụng tích cực ngay trong thời kỳ quá độ Đây chính là những “cây cầu nhỏ”, những bước trung gian quá độ đưa chúng ta tới “phòng chờ” trực tiếp đi và chủ nghĩa xã hội.
Trang 8NỘI DUNG
Chương 1 QUAN NIỆM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
1.1 Khái niệm vật chất, ý thức
Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào đầu óc con người, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan Ý thức là toàn bộ sản phẩm những hoạt động tinh thần của con người, bao gồm những tri thức, kinh nghiệm, những trạng thái tình cảm, ước muốn, hy vọng, ý chí niềm tin, của con người trong cuộc sống Ý thức là sản phẩm của quá trình phát triển của tự nhiên và lịch sử - xã hội, là kết quả của quá trình phản ánh thế giới khách quan vào trong đầu óc của con người.
Ý thức chính là một phạm trù song song với phạm trù vật chất, theo đó ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan vào bộ óc con người và có sự cải biến, sáng tạo Ý thức có mỗi quan hệ hữu cơ và vật chất Tính sáng tạo của ý thức được biểu hiện phong phú và đa dạng Trên cơ sở những gì đã có, ý thức có thể tạo ra những hiểu biết mới về sự vật, có thể hình dung ra những gì không có trong thực tế Ý thức cũng có thể tạo ra những ảo tưởng, những lý thuyết khoa học và lý thuyết trừu tượng có tính khái quát cao Ý thức cũng chính là sản phẩm lịch sử của quá trình phát triển xã hội nên mang bản chất xã hội.
Ví dụ có hai cô gái đẹp nhưng một cô mình thích và một cô mình ghét thì mình sẽ thấy cô mình thích đẹp hơn Đây là sự cải biên sáng tạo.
Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.
8
Trang 9Vật chất được phản ánh với hình thức tồn tại cụ thể của nó Dùng để chỉ thực tại khách quan phản ánh qua cảm giác Khi đó, vật chất mang đến hình thức chứa đựng cụ thể và có dạng tồn tại hữu hình Từ khái niệm này, có thể thấy được với tính chất tồn tại được chứng minh Từ đó, đánh giá được đưa ra dễ dàng với các dạng tồn tại đó có được xác định là vật chất hay không.
Thứ nào có tính khách quan thì đó là vật chất.tính khách quan là tính độc lập ,sự tồn tại ko phụ thuộc vào ý thức con người
Ví dụ: nước 100 độ C thì sôi và bay hơi Đây là quy luật nhưng ta dùng ý thức của mình để mong nó bay hơi vào 10 độ C thì cũng không có gì xảy ra từ đó ta thấy quy luật mày cũng là một dạng vật chất
Từ đó suy ra vật chất bao gồm vật thể ,tri thức,quy luật,hay bất cứ thứ gì tồn tại khách quan
1.2 Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức làivấniđềicơ bản củaimọiitriết học đặc
biệt là triết học hiện đại mối quan hệ biện chứng mà trong đó vật chất có trước,ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức và quyết định ý thức nhưng
không thụ động mà có thể tác động trở lại vật chất qua hoạt động của con người
1.2.1 Vật chất quyết định ý thức
Vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức được thể hiện trên các khía cạnh sau:
Thứ nhất, vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức:
Vật chất thì “sinh ra” ý thức, vì ý thức xuất hiện đã gắn liền với sự xuất hiện của con người cách đây từ 3 đến 7 triệu năm, mà con người thì chính là kết quả của một quá trình phát triển, tiến hóa lâu dài và phức tạp của, của thế giới vật chất, thế giới tự nhiên Con người là do giới tự nhiên và vật chất sinh ra, cho nên lẽ tất nhiên, ý thức - một thuộc tính của bộ phận con người - cũng do giới tự
Trang 10nhiên và vật chất sinh ra Những thành tựu của khoa học tự nhiên hiện đại đã chứng minh được rằng, giới tự nhiên có trước con người; vật chất là cái có trước, còn ý thức là cái có sau Vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức và vật chất là nguồn gốc sinh ra ý thức Bộ óc người chính là một dạng vật chất có tổ chức cao nhất, đồng thời là cơ quan phản ánh để hình thành ý thức Sự tồn tại của ý thức phụ thuộc vào hoạt động thần kinh của bộ não trong quá trình phản ánh hiện thực khách quan Sự vận động của thế giới vật chất là yếu tố quyết định sự ra đời của cải vật chất có tư duy là bộ óc người
Thứ hai, vật chất quyết định đến nội dung của ý thức:
Cho dù “ý thức” dưới bất kỳ hình thức nào, suy cho cùng, đều là phản ánh hiện thực khách quan Ýthức mà trong nội dung của nó chẳng qua là kết quả của sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong đầu óc của con người Hay nói cách khác, có thế giới hiện thực vận động và phát triển theo các quy luật khách quan của nó, được phản ánh vào ý thức thì mới có nội dung của ý thức Thế giới khách quan, mà trước hết và chủ yếu chính là hoạt động thực tiễn mang tính xã hội - lịch sử của loài người là yếu tố quyết định nội dung mà ý thức phản ánh Ý thức được coi chỉ là hình ảnh của thế giới khách quan Sự phát triển của hoạt động thực tiễn cả bề rộng lẫn chiều sâu là động lực mạnh mẽ nhất quyết định đến tính phong phú, độ sâu sắc của nội dung của tư duy và ý thức con người qua các thời đại.
Thứ ba, vật chất quyết định bản chất của ý thức:
Ta thấy phản ánh và sáng tạo là hai thuộc tính không tách rời nhau trong bản chất của ý thức Nhưng sự phản ánh của con người không phải là ”chụp ảnh”, “soi gương” hoặc là “phản ánh tâm lý” như con vật mà chính là phản ánh, tự giác, sáng tạo, tích cực thông qua thực tiễn khách quan Khác với chủ nghĩa duy vật cũ, xem xét thế giới vật chất - đây là thế giới của con người hoạt động thực tiễn Chính thực tiễn là hoạt động vật chất mang tính cải biến thế giới của con người – cũng là cơ sở để hình thành và phát triển ý thức, trong đó ý thức của con người vừa sáng tạo, vừa phản ánh, sáng tạo trong phản ánh và phản ánh để sáng tạo.
10
Trang 11Thứ tư, vật chất quyết định đến sự vận động và phát triển của ý thức: Như chúng ta thấy mọi sự tồn tại và phát triển của ý thức thì đều gắn liền với quá trình biến đổi của vật chất; vật chất thay đổi thì sớm hay muộn thì ý thức cũng phải thay đổi theo Khi đời sống vật chất thay đổi thì đời sống tinh thần, tư tưởng, tình cảm cũng thay đổi theo Do đó, muốn giải thích một cách đúng đắn các hiện tượng trong đời sống chính trị, văn hóa phải xuất phát từ hiện thực sản xuất, đời sống kinh tế.
1.2.2 Ý thức tác động trở lại vật chất
Một là, tính độc lập tương đối của ý thức thể hiện ở chỗ, ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất vào trong đầu óc con người, do vật chất sinh ra, nhưng khi đã ra đời thì ý thức có quy luật vận động, phát triển riêng, không lệ thuộc một cách máy móc vào vật chất “Ý thức” một khi ra đời thì nó có tính độc lập tương đối, tác động trở lại thế giới vật chất “Ý thức” thì có thể thay đổi nhanh, chậm, hoặc đi song hành so với hiện thực, nhưng nhìn chung thì chúng ta thấy ý thức thường thay đổi chậm so với sự biến đổi của thế giới vật chất.
Hai là, sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động thực tiễn của con người Nhờ vào hoạt động thực tiễn mà ý thức có thể làm biến đổi các điều kiện, hoàn cảnh vật chất, thậm chí còn tạo ra “ thiên nhiên thứ hai ” phục vụ cho cuộc sống của chính con người Còn tự bản thân ý thức thì không thể biến đổi được hiện thực Con người dựa trên nền tảng những tri thức về thế giới khách quan, có sự hiểu biết về những quy luật khách quan, từ đó đề ra mục tiêu, phương hướng, biện pháp và ý chí quyết tâm để góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu đã xác định.Đặc biệt là ý thức tiến bộ, cách mạng một khi thâm nhập vào quần chúng nhân dân – đây là lực lượng vật chất xã hội, thì có vai trò rất to lớn “ Vũ khí của sự phê phán cố nhiên không thể thay thế được sự phê phán của vũ khí, lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bằng lực lượng vật chất; nhưng lý luận cũng sẽ trởthành lực lượng vật chất, một khi nó thâm nhập vào quần chúng” [Trích từ“C.Mác và Ph.Ăngghen(1995), Toàn tập, t.1, Sđd, tr.580”]
Trang 12Ba là, vai trò của ý thức thể hiện ở chỗ nó chỉ đạo hoạt động, hành động của con người; ý thức có thể quyết định làm cho hoạt động của con người đúng hay sai, thành công hay thất bại Khi phản ánh đúng hiện thực thì ý thức có thể dự báo hay tiên đoán một cách chính xác cho hiện thực, có thể hình thành nên các lý luận định hướng đúng đắn và các lý luận này được đưa vào quần chúng sẽ góp phần động viên, cổ vũ, khai thác mọi tiềm năng sáng tạo, từ đó sức mạnh vật chất được nhân lên gấp bội Ngược lại, ý thức có thể tác động tiêu cực khi nó phản ánh sai lệch, xuyên tạc hiện thực từ đó có thể gây ra hậu quả, tổn thất trong thực tiễn.
Bốn là, xã hội chúng ta ngày càng phát triển thì vai trò của ý thức ngày càng to lớn, nhất là trong bối cảnh và thời đại ngày nay Cụ thể là thời đại thông tin, kinh tế tri thức; thời đại của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, khi mà tri thức khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp Trong bối cảnh toàn cầu hóa, vai trò của tri thức khoa học, của tư tưởng chính trị, tư tưởng nhân văn là hết sức quan trọng.
1.3 Ý nghĩa phương pháp luận
Trên cơ sở quan điểm mối quan hệ biện chứng giữa vật chất với ý thức, chủ nghĩa duy vật biện chứng đã xây dựng nguyên tắc phương pháp luận cơ bản, chung nhất đối với hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người Nguyên tắc đó là: Tất cả các hoạt động nhận thức và thực tiễn phải xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng khách quan, đồng thời phát huy tính năng động chủ quan Từ nguyên tắc, ta có thể nhận định rằng: mọi hoạt động của con người cả trong nhận thức và thực tiễn chỉ có thể sáng suốt và mang lại hiệu quả tối ưu chỉ khi xuất phát từ hiện thực khách quan, tôn trọng khách quan và phát huy tính năng động chủ quan.
Xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng khách quan là xuất phát và có thái độ tôn trọng đối với hiện thực khách quan Về căn bản, con người phải tôn trọng, nhận thức và hành động theo quy luật, cần tôn trọng vai trò quyết định của đời sống vật chất đối với đời sống tinh thần của con người, của xã hội Để
12
Trang 13thực hiện được, việc này đòi hỏi trong suy nghĩ và hành động, con người phải bắt nguồn từ hiện thực khách quan để định rõ mục đích, đưa ra đường lối chiến lược, chủ trương, chính sách, phương pháp một cách đúng đắn; phải lấy thực tế khách quan làm cơ sở; phải tìm ra tổ chức và xây dựng những nhân tố vật chất thành lực lượng vật chất để hành động
Phát huy tính năng động chủ quan là phát huy vai trò tích cực, năng động, sáng tạo của ý thức và phát huy vai trò nhân tố con người trong việc vật chất hóa tính tích cực, năng động, sáng tạo ấy Điều này đòi hỏi con người phải tôn trọng kiến thức khoa học, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, tích cực học tập, nghiên cứu để làm chủ tri thức khoa học và truyền bá để nó trở thành tri thức, niềm tin của quần chúng, hướng dẫn quần chúng hành động Đồng thời, phải tự giác tu dưỡng, rèn luyện để hình thành, xây dựng nhân sinh quan thích hợp kết hợp tính khoa học và nhân văn của con người Trong nhận thức và thực tiễn, cần phát huy vai trò nhân tố con người, phòng chống và khắc phục bệnh chủ quan duy ý chí, chủ nghĩa kinh nghiệm và phải coi trọng công tác tư tưởng và giáo dục tư tưởng, giáo dục lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Chương 2 VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC VÀO SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
2.1 Chủ trương, đường lối, chính sách xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta xuất phát từ thực tế khách quan
Trước đây, khi còn Liên Xô và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa thế giới thì vấn đề đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam dường như không có gì phải bàn, nó mặc nhiên coi như đã được khẳng định Nhưng từ sau khi mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và nhiều nước Đông Âu sụp đổ, cách mạng thế giới lâm vào thoái trào thì vấn đề đi lên chủ nghĩa xã hội lại được đặt ra và trở thành tâm điểm thu hút mọi sự bàn thảo, thậm chí tranh luận gay gắt Các thế lực chống cộng, cơ hội chính trị thì hí hửng, vui mừng, thừa cơ dấn tới để xuyên tạc, chống phá Trong hàng ngũ cách mạng cũng có người bi quan, dao động, nghi ngờ tính đúng đắn, khoa học của chủ nghĩa xã hội, quy kết nguyên nhân tan rã