Lãnh đạo - Lãnh đạo là hoạt động có mục đích trong một tổ chức, là sự tác động hợp pháp đến những người khác nhằm thực hiện những mục đích đã định - Lãnh đạo là gây ảnh hưởng đến nhân vi
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
-
-BÀI THẢO LUẬN
Đề tài: Từ các tài liệu tham khảo, nhóm xây dựng một tình huống thể hiện nội dung liên quan đến tâm lý nhà lãnh đạo
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thanh Nhàn
Nhóm thực hiện: Nhóm 7
Lớp HP: 231TMKT0211_04 – Tâm lý quản trị kinh doanh
HÀ NỘI – 10/2023
Trang 2BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN
61 Nguyễn Thị Yến Nhi
62 Vũ Thị Hà Nhi
63 Nguyễn Minh Oanh
64 Phạm Ngọc Phú
65 Nguyễn Công Phúc
66 Phan Hoàng Phúc
67 Lê Minh Quân
68 Nguyễn Kiến Quốc
69 Đỗ Thị Hiền Giang
70 Nguyễn Hoàng Sơn
Trang 3MỤC LỤC
BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN
BIÊN BẢN HỌP NHÓM
NỘI DUNG
A Lý thuyết
I Khái niệm và đặc điểm tâm lý nhà lãnh đạo
1 Khái niệm
1.1 Lãnh đạo
1.2 Nhà lãnh đạo
2 Đặc điểm tâm lý nhà lãnh đạo
II Những phẩm chất tâm lý nhà lãnh đạo
III Êkip lãnh đạo
1 Khái niệm và dấu hiệu của êkip lãnh đạo
1.1 Khái quát về hoạt động chung
1.2 Khái niệm êkip lãnh đạo
1.3 Dấu hiệu của êkip lãnh đạo
2 Những yếu tố tâm lý đảm bảo sự tồn tại và phát triển êkip lãnh đạo
2.1 Tương hợp tâm lý trong êkip lãnh đạo
2.2 Phối hợp hành động trong êkip lãnh đạo
B Tình huống
I Xây dựng tình huống thể hiện tâm lý nhà lãnh đạo
1 Giới thiệu các nhân vật
2 Tình huống
II Bài học rút ra từ tình huống
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Trang 4Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2023
BIÊN BẢN HỌP NHÓM
I Thời gian, địa điểm, thành phần tham gia
- Cuộc họp bắt đầu lúc 8 giờ 30 phút, ngày 05 tháng 10 năm 2023
- Địa điểm: Google meet
- Thành phần tham gia: nhóm 7 Những thành viên vắng buổi họp:
Nguyễn Minh Oanh
Nguyễn Công Phúc
Phan Hoàng Phúc
Đỗ Thị Hiền Giang
II Nội dung
- Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ thảo luận cho từng thành viên
- Cả nhóm đưa ra và đóng góp phần tình huống
- Nhóm trưởng phân chia nhân vật trong tình huống cho từng thành viên
- Tổng kết buổi họp và giao thời gian hoàn thành nhiệm vụ
III Tổng kết
- Cuộc họp kết thúc lúc 21 giờ
- Nhận xét chung:
Đa số có tinh thần trách nhiệm, tham gia họp nghiêm túc
Một số thành viên còn vào họp muộn
Các thành viên tích cực đưa ra ý kiến đóng góp trong cuộc họp
A.
Trang 5NỘI DUNG
A Lý thuyết
I Khái niệm và đặc điểm tâm lý nhà lãnh đạo
1 Khái niệm
I.1 Lãnh đạo
- Lãnh đạo là hoạt động có mục đích trong một tổ chức, là sự tác động hợp pháp đến những người khác nhằm thực hiện những mục đích đã định
- Lãnh đạo là gây ảnh hưởng đến nhân viên hay tổ chức để họ hoàn thành một cách
tự nguyện các mục tiêu của tổ chức
- Lãnh đạo là tạo động lực, hướng dẫn và gây ảnh hưởng tới con người để họ tích cực làm việc nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức
Bản chất của lãnh đạo:
- Gây ảnh hưởng, tác động đến nhận thức của con người, qua đó điều chỉnh hành vi
và hoạt động của họ để đạt được mục tiêu
- Tác động bao gồm: thuyết phục, động viên, chỉ dẫn, điều khiển, ra lệnh, uốn nắn, gương mẫu đi đầu thông qua phong cách lãnh đạo thích hợp, đảm bảo tính khoa học và nghệ thuật
- Gắn liền với sử dụng quyền lực
Các loại quyền lực:
- Quyền lực cưỡng chế: là việc sử dụng quyền lực để khiến nhân viên tuân theo chỉ thị hoặc mệnh lệnh, trừng phạt nhân viên vì sự không tuân thủ
- Quyền lực khen thưởng: là việc những người có quyền lực có thể trao phần thưởng, tăng lương, tăng chức, trao nhiệm vụ mong muốn, cơ hội đào tạo và những lời khen ngợi đơn giản
- Quyền lực hợp pháp: là tập hợp các quyền mà một nhà lãnh đạo được thừa hưởng
do vị trí của mình trong cơ cấu quyền lực
- Quyền lực chuyên môn: là ảnh hưởng mà một người lãnh đạo có được thông qua việc cố vấn về các kĩ năng cụ thể do trình độ chuyên môn cao của mình
- Quyền lực ám thị: là quyền đề cập đến khả năng của những nhà lãnh đạo tác động đến tư duy, quan điểm và hành vì của người khác
Các phong cách lãnh đạo:
- Phong cách chuyền quyền: là một phong cách lãnh đạo tiêu cực, dựa trên sự đe dọa
và trừng phạt, cấp dưới hành động theo chỉ đạo mà không ý kiến hay phản đối
- Phong cách tự do: là việc nhà lãnh đạo giao quyền và trách nhiệm cho nhân sự để hoàn thành các mục tiêu, từ đó có thể thúc đẩy sự sáng tạo, tăng cường trách nhiệm
cá nhân và đặt hiệu suất tốt hơn
Trang 6- Phong cách dân chủ: là phong cách lãnh đạo mà trong đó quyết định được đưa ra bằng sự tham gia của toàn bộ thành viên của nhóm hoặc tổ chức
I.2 Nhà lãnh đạo
Nhà lãnh đạo là người dẫn dắt, định hướng và điều khiển hành vi vủa người khác, là người có những đặc điểm nổi bật về nhân cách và những phẩm chất khác đảm bảo cho
sự lãnh đạo
- Được bổ nhiệm chính thức
- Được trao quyền hạn và nghĩa vụ tùy theo chức vụ
- Có hệ thống quyền lực được thiết lập chính thức
- Là người đại diện cho tập thể
2 Đặc điểm tâm lý nhà lãnh đạo
Uy tín lãnh đạo:
- Uy tín chức vụ: Tạo ra bởi vị trí lãnh đạo trong cơ cấu tổ chức, khiến những người dưới quyền phục tùng, tân thủ mệnh lệnh
- Uy tín cá nhân: Biểu hiện qua tài năng, đức độ, và hành vi ứng xử với mọi người, khiến những người dưới quyền tôn trọng, tin tưởng, ngưỡng mộ
Năng lực lãnh đạo:
- Năng lực tổ chức: Tổng hòa các thuộc tính tâm lý như trí tuệ, ý chí, tính sáng tạo, linh hoạt, tự tin, Biểu hiện bằng cách nhận biết chính xác, đầy đủ đặc điểm tâm lí của mọi người và xác định tốt diễn biến tâm lí của mọi người trong tình huống cụ thể
- Năng lực sư phạm: Đặc điểm tâm lí giúp nhà lãnh đạo ảnh hưởng giáo dục, thuyết phục hiệu quả các thành viên trong tập thể bằng khả năng quan sát tinh tế, hiểu được điểm mạnh, điểm yếu, khó khăn, năng lực của các cá nhân, từ đó gây ảnh hưởng tới họ
II.Những phẩm chất tâm lý nhà lãnh đạo
Nhà lãnh đạo phải có những phẩm chất cần thiết, như phẩm chất về tư tưởng, chính trị, đạo đức, tác phong; tính nguyên tắc của người lãnh đạo; tính nhạy cảm của người lãnh đạo; sự đòi hỏi cao đối với người dưới quyền; tính đúng mực, tự chủ có văn hoá
- Phẩm chất về tư tưởng, chính trị, đạo đức, tác phong:
+ Có lập trường tư tưởng vững vàng, có lý tưởng và định hướng nhất quán trong hoạt động kinh doanh, vận dụng sáng tạo đường lối, chính sách của Đảng, tuân thủ luật pháp Nhà nước, thường xuyên tự đánh giá tự động, hậu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh về mặt kinh tế, xã hội và môi trường Tránh tình trạng
Trang 7chạy theo lợi ích trước mắt của cá nhân, tập thể lao động mà quên mất lợi ích lâu dài của xã hội, đất nước
+ Có lập trường tư tưởng vững vàng, có lý tưởng và định hướng nhất quán trong hoạt động kinh doanh, vận dụng sáng tạo đường lối, chính sách của Đảng, tuân thủ luật pháp Nhà nước, thường xuyên tự đánh giá tự động, hậu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh về mặt kinh tế, xã hội và môi trường Tránh tình trạng chạy theo lợi ích trước mắt của cá nhân, tập thể lao động mà quên mất lợi ích lâu dài của xã hội, đất nước
- Tính nguyên tắc của người lãnh đạo:
+ Người lãnh đạo phải có sự nhất quán trong mọi hoạt động, biết tự kìm nén các cảm xúc, nhất là những cảm xúc khó chịu nhất thời để đánh giá một cách khách quan kết quả thực hiện công việc của người khác, khen chê đúng mức, tránh thiên vị, hẹp hòi
+ Người lãnh đạo phải có sự nhất quán trong mọi hoạt động, biết tự kìm nén các cảm xúc, nhất là những cảm xúc khó chịu nhất thời để đánh giá một cách khách quan kết quả thực hiện công việc của người khác, khen chê đúng mức, tránh thiên vị, hẹp hòi
- Tính nhạy cảm của người lãnh đạo:
+ Tính nhạy cảm thể hiện sự quan tâm chu đáo đối với mọi người trong tập thể lao động Người lãnh đạo nhạy cảm thường quan tâm đúng mức đến đời sống và công việc của mọi người, kịp thời giúp đỡ khi cần thiết để làm giảm bớt khó khăn trong cuộc sống cũng như trong công việc của họ
+ Người lãnh đạo nhạy cảm là người có khả năng chú ý, nắm bắt kịp thời và chính xác những thay đổi về tâm tư, nguyện vọng của người dưới quyền thông qua hành vi, lời nói, cử chỉ, hành động của họ Nói một cách khái quát, người lãnh đạo phải có khả năng đọc được các diễn biến tâm lý, qua đó hiểu được trạng thái cảm xúc thật sự ở mỗi người và áp dụng biện pháp giúp đỡ, ứng xử, tác động thích hợp nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động trong tập thể diễn ra tốt đẹp + Nếu tính nhạy cảm mang màu sắc nhân đạo chủ nghĩa thì trong giao tiếp giữa con người với con người sẽ tạo ra sự nhiệt tình, chân thành, ấm áp Ngược lại, tính nhạy cảm mang màu sắc cá nhân, vị kỷ sẽ dẫn đến những thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt trong các mối quan hệ, tạo ra bầu không khí nghi kỵ, sợ sệt, xa cách nhau Vì vậy sự nhạy cảm không phải là sự nhượng bộ hay sự gian giảo của người lãnh đạo
- Sự đòi hỏi cao đối với người dưới quyền:
+ Sự tự kiểm soát: Nhà lãnh đạo cần kiểm soát cảm xúc và hành động của mình trong tình huống khó khăn hoặc căng thẳng để không ảnh hưởng đến động viên
và sự hướng dẫn của họ
Trang 8+ Sự kiên nhẫn: Không phải lúc nào cũng dễ dàng để đạt được kết quả tốt, và nhà lãnh đạo cần có sự kiên nhẫn để hỗ trợ và đào tạo người dưới quyền họ trong suốt quá trình
+ Khả năng lắng nghe: Lãnh đạo cần lắng nghe ý kiến, góp ý và phản hồi từ người dưới quyền để hiểu rõ tình hình và điều chỉnh hướng dẫn của mình khi cần thiết + Tính kiên định: Nhà lãnh đạo cần thể hiện sự kiên định và quyết tâm trong việc đạt được mục tiêu và đòi hỏi cao từ người dưới quyền họ
+ Tính công bằng: Sự công bằng trong việc đánh giá, thưởng phạt và cơ hội phát triển là quan trọng để giữ cho môi trường làm việc công bằng và đáng tin cậy + Tinh thần hợp tác: Khả năng làm việc cùng nhóm và hỗ trợ nhóm là điều quan trọng Nhà lãnh đạo cần tạo điều kiện thuận lợi để người dưới quyền có thể làm việc cùng nhau hiệu quả
+ Khả năng truyền đạt: Sự hiểu biết về cách truyền đạt thông tin và mục tiêu một cách rõ ràng và hiệu quả giúp nhà lãnh đạo đạt được sự hiểu biết và đồng tình từ người dưới quyền
+ Khả năng thấu hiểu: Sự hiểu biết về nhu cầu, khả năng và mục tiêu cá nhân của người dưới quyền là quan trọng để có thể tạo ra kế hoạch phát triển phù hợp cho họ
+ Sự đạo đức: Nhà lãnh đạo cần tuân theo các nguyên tắc đạo đức và làm việc với
sự trung thực và tôn trọng người khác
+ Tính linh hoạt: Có khả năng thích nghi với thay đổi và sẵn sàng điều chỉnh chiến lược và hướng dẫn khi cần thiết để đảm bảo sự phát triển và thành công của tổ chức và nhóm làm việc
- Tính đúng mực, tự chủ, có văn hoá:
+ Tính đúng mực: trung thực (nhà lãnh đạo có trách nhiệm nói lời thật và thực hiện các cam kết một cách trung thực và trung thực), đạo đức (họ tuân thủ các nguyên tắc đạo đức và giữ cho mình một tiêu chuẩn đạo đức cao)
+ Tự chủ: tự quản lý (nhà lãnh đạo biết cách quản lý thời gian, tài nguyên và năng lượng cá nhân để đạt được mục tiêu), kiểm soát cảm xúc (họ có khả năng kiểm soát cảm xúc của mình trong tình huống khó khăn và không để cảm xúc chi phối quyết định của họ)
+ Có văn hoá: sự hiểu biết về đa dạng văn hoá (nhà lãnh đạo hiểu biết về các giá trị, thực hành và quan điểm văn hóa khác nhau và biết cách tôn trọng và làm việc với họ), kiến thức về xã hội (họ có kiến thức về xã hội và những vấn đề xã hội, và cố gắng thúc đẩy sự công bằng và sự hiểu biết trong tổ chức hoặc cộng đồng của họ)
Trang 9III Êkip lãnh đạo
1 Khái niệm và dấu hiệu của êkip lãnh đạo
1.1 Khái quát về hoạt động chung
- Hoạt động chung
Con người không thể tồn tại và hoạt động đơn lẻ được, mà họ luôn phải gắn mình vào các nhóm xã hội khác nhau Hoạt động chung là hoạt động của một nhóm người mà các thành viên có cùng động cơ và mục đích, có cùng không gian và thời gian, có quan hệ tương hỗ trực tiếp, có trao đổi thông tin và hành động, có tổ chức,lãnh đạo và sự phân vai trong quá trình hoạt động
- Tương hợp tâm lý trong hoạt động chung
Là quá trình hòa hợp, thích ứng giữa các thành viên của nhóm để
biến cái "tôi" trở thành cái "chúng tôi"
Từ những định nghĩa trên, ta có thể hiểu rằng tương hợp tâm lý là sự hòa hợp,
thích ứng lẫn nhau và phối hợp tối ưu các đặc điểm tâm lý cá nhân để tạo ra tính thống nhất của cả nhóm
- Phối hợp hành động trong hoạt động chung
Phối hợp hành động của nhóm là một quá trình mà trong đó hành độngđơn lẻ của các cá nhân chế ước, tác động, chi phối lẫn nhau, phù hợp và bổ sung cho nhau trong quá trình hoạt động chung
1.2 Khái niệm êkip lãnh đạo
- Êkip là một nhóm người (loại nhóm nhỏ) cùng tiến hành một hoạt động chung, trong đó giữa các thành viên có sự tương hợp tâm lý cao và phối hợp hành động chặt chẽ
- Êkíp lãnh đạo là một nhóm nhỏ không chính thức những người lãnh đạo, cùng tiến hành hoạt động lãnh đạo trong một tổ chức, trên cơ sở có sự tương hợp tâm lý cao
và phối hợp hành động chặt chẽ
1.3 Dấu hiệu của êkip lãnh đạo
Từ định nghĩa cho thấy êkíp lãnh đạo có những dấu hiệu chính sau đây:
- Là nhóm không chính thức những người lãnh đạo
- Cùng tiến hành hoạt động lãnh đạo trong tổ chức
- Các thành viên có sự tương hợp tâm lý cao và phối hợp hành động chặt chẽ
2 Những yếu tố tâm lý đảm bảo sự tồn tại và phát triển êkip lãnh đạo 2.1 Tương hợp tâm lý trong êkip lãnh đạo
Theo nhiều nhà tâm lý học phân ra làm 2 loại: tương hợp tâm sinh lý và tương hợp tâm lý
xã hội Vì vậy có thể phân tích sự tương hợp tâm lý trong êkíp lãnh đạo theo 2 loại này
- Tương hợp tâm sinh lý
Tương hợp tâm sinh lý của êkíp lãnh đạo là sự tương hợp về các đặc điểm thần kinh, về tính khí, tính cách giữa các thành viên trong êkíp.Trong quá trình hoạt động, nếu các thành viên trong êkíp có đặc điểm tâm lý khác nhau nhưng biết phối hợp các mặt ưu
Trang 10điểm, cũng như biết khắc phục những mặt hạn chế về tâm lý của nhau, thì có thể tạo ra sự hài hòa và đem lại hiệu quả hoạt động cao hơn so với êkíp chỉ bao gồm các thành viên có những đặc điểm tâm lý giống nhau.Tương hợp tâm sinh lý còn thể hiện ở chỗ, trong êkíp luôn có sự phân công công việc và hỗ trợ nhau một cách hiệu quả, dựa trên việc bố trí đúng người, đúng việc, phù hợp với tính khí, tính cách của các thành viên
- Tương hợp tâm lý xã hội
Êkíp lãnh đạo là một nhóm xã hội, do đó sự tương hợp tâm lý không chỉ dựa trên sự hòa hợp về các đặc điểm thần kinh, tính khí, tính cách…, mà còn phải có sự thống nhất và kết hợp có hiệu quả các động cơ, mục đích, nhu cầu, lợi ích, định hướng giá trị, hứng thú, lứa tuổi, giới tính… của các thành viên trong êkíp, tạo ra sự kết hợp các quan hệ liên nhân cách một cách tốt đẹp và hài hòa Tương hợp tâm lý về nhu cầu của êkíp lãnh đạo có liên quan mật thiết đến tương hợp về lợi ích Thực tiễn cho thấy sự thống nhất lợi ích là điều kiện cần thiết để đảm bảo sự tương hợp tâm lý của êkíp lãnh đạo
2.2 Phối hợp hành động trong êkip lãnh đạo
Khác với hoạt động cá nhân là hoạt động độc lập, đơn lẻ, hoạt động của êkíp là hoạt động chung ở trình độ phát triển cao, nên giữa các thành viên nhất thiết phải có sự phối hợp chặt chẽ trong hành động Sự phối hợp càng nhịp nhàng, ăn khớp thì hiệu quả hoạt động chung càng lớn Muốn vậy, mỗi thành viên trong êkíp lãnh đạo cần phải thống nhất quan điểm làm việc để tránh mọi bất hòa có thể xảy ra trong quá trình triển khai nhiệm vụ Còn phương pháp làm việc thì có thể khác nhau, không nên gò ép, máy móc làm ảnh hưởng đến tính độc lập, sáng tạo của mỗi thành viên trong êkíp lãnh đạo
Êkip lãnh đạo trong tâm lý quản trị kinh doanh là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng và phát triển một tổ chức thành công Khi một ekip lãnh đạo được hình thành dựa trên cơ sở khoa học và hiểu biết về tâm lý con người, họ có khả năng tối ưu hóa sự tương tác trong tổ chức, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển cá nhân và tập thể, và định hình một môi trường làm việc tích cực và sáng tạo
B Tình huống
I Xây dựng tình huống thể hiện tâm lý nhà lãnh đạo
1 Giới thiệu các nhân vật
Tại một công ty X:
- Giám đốc kinh doanh của công ty X
- Bạn của giám đốc
- Trưởng phòng kinh doanh của công ty X
- Các nhân viên kinh doanh
- Khách hàng, đối tác