TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI VIỆN QUẢN TRỊ KINH DOANH
-🙞🕮🙜 -THẢO LUẬN HỌC PHẦN QUẢN TRỊ RỦI RO
Đề tài
PHÂN TÍCH CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA CTCP SỮAVIỆT NAM VINAMILK GIAI ĐOẠN 2022 - 2023
Giảng viên hướng
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO 4
1.1 Khái ni m, vai trò, nguyên t c c a qu n tr r i roệắ ủảị ủ 4
1.2.3 Các nhân t nh hố ả ưởng đ n công tác qu n tr r i roế ả ị ủ 8
PHẦN 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CTCP SỮAVIỆT NAM VINAMILK GIAI ĐOẠN 2022 - 2023 11
2.1 Gi i thi u v CTCP S a Vi t Nam Vinamilkớệềữệ 11
2.1.1 L ch s hình thànhị ử 11
2.1.2 C c u t ch cơ ấ ổ ứ 12
2.1.3 Ch c năng nhi m vứ ệ ụ 13
2.1.4 Lĩnh v c ngành nghự ề 13
2.1.5 K t qu ho t đ ng kinh doanh giai đo n 2022 - 2023ế ả ạ ộ ạ 14
2.2 Th c tr ng công tác qu n tr r i ro t i Vinamilk giai đo n 2022 -ựạảị ủạạ2023 14
2.2.1 Các r i ro x y ra trong giai đo n 2022 – 2023 c a Vinamilkủ ả ạ ủ 14
2.2.2 Quá trình qu n tr r i ro c a Vinamilk giai đo n 2022 - 2023ả ị ủ ủ ạ 15
2.2.3 Các y u t nh hế ố ả ưởng đ n công tác qu n tr r i ro c a Vinamilkế ả ị ủ ủ 27
2.2.4 Đánh giá ho t đ ng qu n tr r i ro c a công tyạ ộ ả ị ủ ủ 30
PHẦN 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦIRO TẠI CTCP SỮA VINAMILK 34
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng phức tạp và biến động nhanh chóng, quản trị rủi ro đã trở thành một yếu tố quan trọng không thể thiếu đối với mọi tổ chức, đặc biệt là trong lĩnh vực doanh nghiệp Đối mặt với những thách thức đa dạng từ môi trường nội và ngoại đến sự biến động của thị trường, công ty cần phải thiết lập và duy trì hệ thống quản trị rủi ro hiệu quả để bảo vệ tài sản, đảm bảo sự liên tục vận hành và tăng cường giá trị cho cổ đông.
Sự cần thiết quản trị rủi ro không chỉ xuất phát từ yếu tố bảo vệ mà còn là cơ hội để tối ưu hóa hiệu suất kinh doanh Việc đánh giá, dự báo và ứng phó với rủi ro không chỉ giúp giảm thiểu tổn thất mà còn tạo ra cơ hội mới, giúp doanh nghiệp nhanh chóng thích nghi với môi trường biến động.
Hiểu được tầm quan trọng của quản trị rủi ro, nhóm chúng em đã tìm hiểu và
quyết định chọn đề tài “Phân tích công tác quản trị rủi ro tại CTCP Sữa Việt Nam
Vinamilk giai đoạn 2022 - 2023” Qua bài thảo luận này, chúng em muốn hệ thống
một cách ngắn gọn về Quản trị rủi ro cũng như tìm hiểu về thực trạng công tác quản trị rủi ro củaVinamilk, từ đó đề ra một số các biện pháp nhằm phòng ngừa, khắc phục và giảm thiểu tổn thất do rủi ro gây ra.
3
Trang 4PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO1.1 Khái niệm, vai trò, nguyên tắc của quản trị rủi ro
1.1.1 Khái niệm về quản trị rủi ro
Quản trị rủi ro là quá trình nhận dạng, phân tích (bao gồm cả đo lường và đánh giá) rủi ro, xây dựng và triển khai kế hoạch kiểm soát, tài trợ để khắc phục các hiệu quả của rủi ro.
1.1.2 Vai trò của quản trị rủi ro
Nhận dạng và giảm thiểu triệt tiêu những nguyên nhân gây ra rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp, tạo môi trường bên trong và môi trường bên ngoài an toàn.
Hạn chế và xử lý tốt các tổn thất và những hậu quả không mong muốn khi rủi ro xảy ra, giúp doanh nghiệp nhanh chóng phục hồi, ổn định và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động, hiệu quả kinh doanh.
Tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện tốt những mục tiêu đã đề ra, tổ chức triển khai các chiến lược hoạt động và chính sách kinh doanh của doanh nghiệp
Tận dụng cơ hội kinh doanh, biến cái rủi thành cái may nhằm sử dụng tối ưu các nguồn lực
1.1.3 Nguyên tắc quản trị rủi ro
Nguyên tắc 1: Không chấp nhận các rủi ro không cần thiết, chấp nhận rủi ro khi lợi ích lớn hơn chi phí.
Quan điểm hiện đại về rủi ro cho rằng, trong rủi ro có thể tiềm ẩn các cơ hội, nếu rủi ro không xảy ra thì cơ hội thu lợi xuất hiện Chính vì vậy, nhiều nhà kinh doanh, đặc biệt những người có thái độ chấp nhận rủi ro có xu hướng chấp nhận một số rủi ro nhất định, đặc biệt là những rủi ro suy đoán Xét trên góc độ tác động của rủi ro đến nguồn lực thì việc chấp nhận rủi ro phải hợp pháp (theo quy định của từng quốc gia) và phù hợp với chuẩn mực đạo đức Vì vậy, không phải rủi ro nào cũng nên chấp nhận.
Mặt khác, khi chấp nhận rủi ro, các nhà quản trị phải hiểu được rằng việc chấp nhận này chỉ thực sự “đáng giá” khi rủi ro đó không xảy ra Trong khi nó xảy ra thì phải chịu một tổn thất (chi phí) nhất định Các nhà quản trị có thái độ chấp nhận rủi ro thường so sánh lợi ích thu được khi rủi ro không xảy ra với chi phí (tổn thất) khi rủi ro xảy ra Rủi ro được chấp nhận khi lợi ích dự tính lớn hơn chi phí (tổn thất) trong trường hợp rủi ro không xảy ra.
Trang 5Nguyên tắc 2: Ra các quyết định rủi ro ở cấp thích hợp.
Quản trị rủi ro là công việc của tất cả các cấp quản trị, của tất cả các nhà quản trị Tuy nhiên, những quyết định liên quan đến quản trị rủi ro cần được đưa ra bởi những cấp quản trị thích hợp Chẳng hạn, đối với cấp quản trị chiến lược (cấp cao) thì quản trị rủi ro tập trung vào xác định và phân tích các biến cố bất định có thể xảy ra trong tương lai của doanh nghiệp, đặc biệt là việc phân tích môi trường chiến lược Trong khi đó, các hoạt động kiểm soát rủi ro và một số hoạt động liên quan đến tài trợ rủi ro là nhiệm vụ chủ yếu của các nhà quản trị cấp thấp hơn (cấp trung và cấp cơ sở) Nguyên tắc 3: Kết hợp quản trị rủi ro vào hoạch định và vận hành ở các cấp.
Quản trị rủi ro không phải là một lĩnh vực độc lập với các lĩnh vực quản trị khác trong doanh nghiệp Nhiều rủi ro có nguồn gốc từ môi trường bên trong, bao gồm các rủi ro cơ hội và rủi ro sự cố Vì vậy, để phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trước hết, các nhà quản trị phải làm tốt khâu hoạch định.
1.2 Nội dung về quản trị rủi ro
1.2.1 Phân loại quản trị rủi ro
a Phân loại rủi ro theo nguyên nhân gây ra rủi ro
Rủi ro sự cố: là rủi ro gắn liền với sự cố ngoài dự kiến, khó tránh tránh khỏi (nó thường gắn liền với các yếu tố bên ngoài)
Rủi ro cơ hội là rủi ro gắn liền với quá trình ra quyết định của chủ thế b Phân loại rủi ro theo kết quả/ hậu quả thu nhận được
Rủi ro thuần túy: là rủi ro trong đó không có khả năng có lời cho chủ thể (rủi ro một chiều).
Rủi ro suy đoán: là rủi ro vừa có khả năng có lời, vừa có khả năng tổn thất c Phân loại rủi ro theo nguồn gốc của rủi ro
Rủi ro có nguồn gốc từ môi trường vĩ mô, bao gồm:
Rủi ro chính trị: là những rủi ro có thể xảy ra dưới tác động của các yếu tố chính trị như: quyền sở hữu, can thiệp của nhà nước vào hoạt động doanh nghiệp.
Rủi ro kinh tế: là những rủi ro gắn liền với sự biến động của các yếu tố kinh tế như: khủng hoảng hay đơn giản là tình trạng lạm phát, tỷ giá hối đoái, lãi suất tiền gửi.
Rủi ro pháp lý: là những rủi ro mà sự xuất hiện của chúng có nguyên nhân từ những yếu tố pháp luật.
Rủi ro văn hóa: là những biến cố rủi ro bắt nguồn từ môi trường văn hóa Văn hóa nói đến ở đây là “vĩ mô’’, tức các nền văn hóa quốc gia hay các nền văn hóa khu vực.
5
Trang 6Rủi ro xã hội: là những rủi ro gắn với những yếu tố xã hội như vấn đề việc làm, quy mô và cơ cấu dân số, những chuẩn mực xã hội.
Rủi ro công nghệ: là những rủi ro xảy ra dưới tác động của sự phát triển về khoa học công nghệ.
Rủi ro thiên nhiên: là những biến cố xảy ra trong môi trường tự nhiên như các hiện tượng thời tiết, khí hậu hay những biến đổi bất thường của thiên nhiên.
Rủi ro có nguồn gốc từ môi trường vi mô:
Rủi ro từ khách hàng : khách hàng có thể gây áp lực lên các doanh nghiệp trong quan hệ giao dịch mua bán
Rủi ro từ nhà cung cấp: nhà cung cấp là nguồn gốc của các rủi ro liên quan đến việc thực hiện hợp đồng mua bán giữa họ với các doanh nghiệp
Rủi ro từ đối thủ cạnh tranh: có thể gây ra cho các doanh nghiệp những tổn thất về doanh thu, lợi nhuận do các doanh nghiệp phải gia tăng chi phí trong kinh doanh, hoặc do bị suy giảm lượng khách hàng hiện có.
Rủi ro từ các cơ quan quản lý công: chất lượng hoạt động của cơ quan này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp
Các rủi ro từ môi trường bên trong: Các yếu tố nguồn lực (nhân lực, vật chất, tài chính) vừa là đối tượng chịu rủi ro, vừa là nguyên nhân của rủi ro.
d Phân loại rủi ro theo đối tượng chịu rủi ro
Rủi ro nhân lực: nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất của doanh nghiệp, đồng thời cũng là nguồn lực bị tác động của rủi ro nhiều nhất.
Rủi ro tài sản: trong quá trình tác nghiệp, các tài sản khác nhau của doanh nghiệp được sử dụng hay tạo ra Tài sản của doanh nghiệp cũng là một đối tượng phổ biến của rủi ro.
Rủi ro trách nhiệm pháp lý: rủi ro pháp lý là những rủi ro mà khi xảy ra có thể gây ra những tổn thất về trách nhiệm pháp lý đã được quy định bởi hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia.
e Phân loại rủi ro theo khả năng giảm tổn thất
Rủi ro có thể phân tán là rủi ro có thể giảm bớt tổn thất thông qua những thỏa thuận đóng góp và chia sẻ rủi ro của bên liên quan.
Rủi ro không thể phân tán là rủi ro mà những thỏa thuận đóng góp về tiền bạc hay là tài sản không làm giảm bớt tổn thất cho những người tham gia vào quỹ đóng góp chung.
f Phân loại rủi ro theo giai đoạn phát triển Rủi ro trong giai đoạn khởi sự Rủi ro trong giai đoạn phát triển Rủi ro trong giai đoạn trưởng thành Rủi ro trong giai đoạn suy vong.
Trang 71.2.2 Quy trình quản trị rủi ro
Quá trình quản trị rủi ro bao gồm các nội dung sau đây:
Nhận dạng rủi ro: là quá trình xác định một cách liên tục và có hệ thống các
rủi ro có thể xảy trong hoạt động của tổ chức/ doanh nghiệp.Nhiệm vụ của nhà quản trị trong giai đoạn này là: xác định danh sách các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động của doanh nghiệp, sắp xếp, phân loại, phân nhóm và chỉ ra các rủi ro đặc biệt nghiêm trọng.
Phân tích rủi ro: là quá trình nghiên cứu những hiểm hoạ, xác định nguyên nhân dẫn đến rủi ro, đo lường và đánh giá và phân tích những tổn thất mà rủi ro có thể gây ra.
Nhiệm vụ của nhà quản trị trong giai đoạn này là: phân tích các rủi ro đã được nhận dạng, đánh giá mức độ thiệt hại do rủi ro xảy ra cũng như xác suất xảy ra rủi ro, nhằm tìm cách đối phó hay tìm các giải pháp phòng ngừa, loại bỏ, hạn chế giảm nhẹ thiệt hại.
Kiểm soát rủi ro: là việc sử dụng các kỹ thuật, công cụ khác nhau nhằm né
tránh, phòng ngừa, giảm thiểu và chuyển giao các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động của tổ chức
Như vậy hoạt động kiểm soát tập trung vào chủ yếu vào các vấn đề sau:
7
Trang 8Một là, né tránh rủi ro Né tránh rủi ro là một trong những biện pháp của quản trị giúp cho việc đưa ra các quyết định để chủ động phòng ngừa trước khi rủi ro khi xảy ra và loại bỏ nguyên nhân của chúng
Hai là, phòng ngừa rủi ro Ngăn ngừa rủi ro là giải pháp mà nhà quản trị xác định trước được khả năng xảy ra của rủi ro và chấp nhận nó với sự chuẩn bị và khả năng hoàn thành công việc kinh doanh trên cơ sở mức chi phí thích hợp để vẫn có được những lợi ích mong muốn
Tài trợ rủi ro: là tập hợp các hoạt động nhằm tạo ra và cung cấp những phương tiện (hay nguồn lực) để khắc phục hậu quả hay bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra, gây quỹ dự phòng cho những chương trình để giảm bớt bất trắc và rủi ro hay để gia tăng những kết quả tích cực.
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro
1.2.3.1 Các nhân tố bên ngoài a Môi trường vĩ mô
Các yếu tố về kinh tế:
Thu nhập quốc dân, tỷ trọng phát triển của các khu vực Thu nhập bình quân đầu người.
Sự ổn định của giá cả, tiền tệ
Các quy định về chế độ hưu trí, trợ cấp thất nghiệp,… có ảnh hưởng tới việc sử dụng và phát huy nguồn nhân lực của các doanh nghiệp… Các yếu tố kỹ thuật công nghệ:
Ảnh hưởng lớn, trực tiếp đến chiến lược kinh doanh của các lĩnh vực, ngành cũng như các doanh nghiệp Tiến bộ khoa học công nghệ, đổi mới công nghệ sẽ cho phép nâng cao chất lượng sản phẩm tạo ra nhiều sản phẩm mới, đa dạng hóa sản phẩm, tăng sản lượng, tăng năng suất lao động, sử dụng hợp lý tiết kiệm nguyên vật liệu Nhờ đó tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường, thúc đẩy tăng trưởng nhanh và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và giảm thiểu các rủi ro hay xảy ra Các yếu tố văn hóa xã hội: bao gồm nhiều yếu tố như: dân số, văn hóa, gia đình,
Trang 9doanh nghiệp Doanh nghiệp cần phải phân tích các yếu tố văn hóa, xã hội nhằm nhận biết cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra Mỗi một sự thay đổi của các lực lượng văn hóa có thể tạo ra một ngành kinh doanh mới nhưng cũng có thể xóa đi một ngành kinh doanh.
Các yếu tố tự nhiên: Điều kiện tự nhiên bao gồm vị trí địa lý, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, đất đai, sông biển và các nguồn tài nguyên Môi trường tự nhiên Việt Nam mang lại nhiều thuận lợi cho cho các ngành như khai thác khoáng sản, du lịch, vận tải… Thiên nhiên ảnh hưởng sâu sắc tới cuộc sống con người, về nếp sống sinh hoạt dẫn đến sự thay đổi trong nhu cầu hàng hóa.
Các yếu tố dân số, nhân khẩu học: Dân số và tốc độ tăng dân số; sự chuyển dịch dân cư và xu hướng vận động; tuổi thọ và cấu trúc độ tuổi; cơ cấu, quy mô hộ gia đình.
b Môi trường vi mô (đặc thù) Khách hàng:
Các nhà quản trị phải nắm bắt được tâm lí và yêu cầu của khách hàng để kịp thời đổi mới hoặc đưa ra những chiến lược, chương trình khuyến mãi nhằm kích thích tiêu dùng; quảng bá hình ảnh đưa ra những ưu điểm vượt trội, tạo sự khác biệt cho sản phẩm đánh vào tâm lí để khách hàng yên tâm và muốn gắn bó với sản phẩm của doanh nghiệp Hoạt động của các nhà quản trị phải có sự điều tiết lại, phải thường xuyên điều tra, tham khảo ý kiến khách hàng; có kế hoạch đổi mới trong công tác dịch vụ,chăm sóc khách hàng.
Nhà cung ứng:
Những sự kiện xảy ra trong môi trường của “nhà cung ứng” có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động quản trị của doanh nghiệp Những nhà quản trị phải chú ý theo dõi giá cả của các mặt hàng cung ứng, vì việc tăng giá của nguồn vật tư mua có thể phải nâng giá sản phẩm; phải nghiên cứu để đưa ra chính sách phù hợp; hoặc nếu có vấn đề làm rối loạn bên phía cung ứng thì kế hoạch sản xuất sản phẩm sẽ không kịp tiến độ, làm lỡ đơn đặt hàng Trong kế hoạch ngắn hạn sẽ bỏ lỡ những khả năng tiêu thụ và trong kế hoạch dài hạn sẽ làm mất đi thiện cảm của khách hàng đối với công ty.
Đối thủ cạnh tranh:
Bất kỳ thời điểm nào của lịch sử kinh doanh trong ngành/lĩnh vực cũng sẽ có một vài đối thủ cạnh tranh bất bại Có 2 loại:
Nhóm 1: những công ty, tập đoàn lớn trên thế giới,… có những kế hoạch đủ khả năng loại bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào trên đường đi của họ.
Nhóm 2: những công ty, tập đoàn của các quốc gia mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ,… nhờ vào nguồn nhân lực rẻ mạt, cơ sở hạ tầng ngày
9
Trang 10càng được cải thiện để tạo sự cạnh tranh mạnh mẽ, trở thành đối thủ bất bại.
Các cơ quan hữu quan:
Các cơ quan quản lý nhà nước ban hành và thực thi pháp luật, chính sách vĩ mô, kiểm tra và giám sát hoạt động của doanh nghiệp.
Các tổ chức phi chính phủ có thể có những hoạt động hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp dưới nhiều hình thức.
Các hiệp hội được thành lập với sự tham gia của các thành viên là các doanh nghiệp, chủ thể kinh doanh sẽ gia tăng sức mạnh của từng thành viên và cả tổ chức lớn.
Các tổ chức trung gian giúp cho doanh nghiệp tổ chức tốt việc tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của mình tới người mua cuối cùng 1.2.3.2 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
Nhân lực:
Chất lượng nguồn nhân lực của tổ chức thể hiện ở năng lực, tay nghề và khả năng hoàn thành nhiệm vụ của công nhân,nhân viên Các nhà quản trị phải đánh giá đúng năng lực để giao phó công việc chính xác, đề ra mức lương hợp lý tùy theo năng lực của mỗi người.
Các cán bộ quản lý phải là những người có năng lực lãnh đạo tốt, có khả năng đánh giá, nhìn nhận vấn đề và định hướng xa Phải là những tấm gương tốt trong mọi hoạt động, quy định của công ty…luôn quan tâm đến mọi người dưới cấp quản lý, tạo được môi trường làm việc tốt nhất có thể.
Tài chính:
Nguồn vốn và khả năng huy động vốn Tình hình phân bổ và sử dụng các nguồn vốn Kiểm soát các chi phí.
Quan hệ tài chính với các bên hữu quan.
Cơ sở vật chất: Nhà xưởng, trang thiết bị, máy móc dây chuyền là những yếu tố cần được trang bị ở trình độ phù hợp giúp doanh nghiệp có thể tăng năng suất lao động, đảm bảo chất lượng sản phẩm để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Văn hóa doanh nghiệp:
+ Văn hóa tổ chức là những chuẩn mực, khuôn mẫu, giá trị truyền thống mà mọi thành viên trong tổ chức tôn trọng và tuân theo.
+ Cần xây dựng một nền văn hóa vững mạnh, mang nét riêng và độc đáo của tổ chức.
Trang 11PHẦN 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CTCP SỮAVIỆT NAM VINAMILK GIAI ĐOẠN 2022 - 2023
2.1 Giới thiệu về CTCP Sữa Việt Nam Vinamilk
Vinamilk được ra đời từ ngày 20/08/1976 Đây là công ty được thành lập dựa trên cơ sở tiếp quản 3 nhà máy sữa.
Từ đó tới nay, khi lần lượt được nhà nước phong tặng các Huân chương Lao Động, Danh hiệu Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới Vinamilk đã cho xây dựng các trang trại bò sữa ở khắp mọi miền đất nước.
Không chỉ phát triển ở thị trường trong nước, Vinamilk còn mở rộng thương hiệu đến New Zealand và hơn 20 nước khác, trong đó có Mỹ.
Ngoài ra, Vinamilk còn là thương hiệu tiên phong mở lối cho thị trường thực phẩm Organic cao cấp tại Việt Nam, với các sản phẩm từ sữa tươi chuẩn USDA Hoa Kỳ.
2.1.1 Lịch sử hình thành
Năm 1976: Vinamilk được thành lập với tên gọi Công ty Sữa – Cà Phê Miền Nam và tiếp quản 03 nhà máy sữa Thống Nhất, nhà máy sữa Trường Thọ, và nhà máy sữa bột Dielac
Năm 2003: Cổ phần hóa và đổi tên thành CTCP Sữa Việt Nam Năm 2006: Niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng Khoán TP.HCM (HOSE) Năm 2010: Đầu tư 10 triệu USD nắm giữ 19,3% cổ phần của Miraka Limited tại New Zealand và tăng lên 22,81% vào năm 2015 Năm 2022, Miraka là công ty liên kết với tỷ lệ sở hữu 16,96% do Miraka tiến hành tăng vốn.
Năm 2013: Đầu tư nắm giữ 96,11% cổ phần của công ty TNHH Bò sữa Thống Nhất Thanh Hóa, sau đó tăng lên 100% vào năm 2017; cũng trong năm này, đầu tư nắm giữ 70% cổ phần của Driftwood Dairy Holdings Corporation tại California, Hoa Kỳ và tăng lên 100% vào năm 2016.
Năm 2014: Góp vốn 51% thành lập Công ty AngkorMilk tại Campuchia và tăng lên 100% vào năm 2017.
Năm 2016: Đầu tư nắm giữ 20% cổ phần của CTCP APIS.
Năm 2017: Đầu tư nắm giữ 65% cổ phần của CTCP Đường Việt Nam và 25% cổ phần của CTCP Chế Biến Dừa Á Châu.
Năm 2018: Đầu tư nắm giữ 51% cổ phần của Lao-Jagro Development Xiengkhouang Co., Ltd Tại Lào.
Năm 2019: Đầu tư nắm giữ 75% cổ phần của CTCP GTNFoods, qua đó tham gia đ iều hành CTCP Sữa Mộc Châu quy mô đàn bò 27.500 con.
11
Trang 12Năm 2021: Góp vốn 50% thành lập liên doanh cùng Del Monte Philippines, Inc (DMPI) – một doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống hàng đầu tại Philippines và đã chính thức phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng tại đây từ Q4/2021.
Năm 2022:
Góp vốn 50% thành lập liên doanh cùng Del Monte Philippines, Inc (DMPI) – một doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống hàng đầu tại Philippines và đã chính thức phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng tại đây từ Q4/2021.
Cùng Mộc Châu Milk khởi công “Trang trại sinh thái, bò sữa công nghệ cao” và nhận Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho Nhà máy chế biến sữa công nghệ cao Mộc Châu, chính thức xây dựng Tổ hợp Thiên đường sữa Mộc Châu
Tiếp nhận 1000 bò sữa HF thuần chủng nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ đưa về Trang trại Lao-Jagro.
Công bố nâng tổng vốn đầu tư cho các dự án tại Campuchia lên 42 triệu USD (tương đương gần 1.100 tỷ đồng) và lên kế hoạch xây dựng trang trại bò sữa với sản lượng sữa tươi nguyên liệu đạt trên 4.000 tấn/năm.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức
Trang 132.1.3 Chức năng nhiệm vụ
Chức năng chính:
Sản xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm từ sữa Nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới.
Thu mua nguyên liệu sữa.
Xuất khẩu sữa và các sản phẩm từ sữa.
Đảm bảo cung cấp cho thị trường sản phẩm sữa và các sản phẩm từ sữa có chất lượng cao, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.
Đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường Nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế Mở rộng thị trường xuất khẩu.
Xây dựng thương hiệu Vinamilk trở thành thương hiệu sữa hàng đầu Việt Nam và khu vực.
Góp phần vào sự phát triển của ngành công nghiệp sữa Việt Nam.
2.1.4 Lĩnh vực ngành nghề
Theo báo cáo tài chính mới nhất tháng 9/2022, Vinamilk hiện đang có các mảng kinh doanh sau:
Sản xuất và kinh doanh bánh, sữa đậu nành, nước giải khát, sữa hộp, sữa bột, bột dinh dưỡng và các sản phẩm từ sữa khác;
Kinh doanh thực phẩm công nghệ, thiết bị phụ tùng, vật tư, hóa chất, nguyên liệu.
Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất Kinh doanh kho, bến bãi, vận tải.
Vận tải hàng hóa nội bộ bằng ô tô phục vụ cho hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty.
Sản xuất, mua bán rượu, bia, đồ uống không cồn, nước khoáng, thực phẩm chế biến, chè uống, cà phê rang-xay-phin-hòa tan (không sản xuất và chế biến tại trụ sở).
Sản xuất và mua bán bao bì, sản phẩm nhựa (không hoạt động tại trụ sở) Phòng khám đa khoa (không hoạt động tại trụ sở).
13
Trang 14Chăn nuôi, trồng trọt
Bán lẻ đường, sữa và các sản phẩm sữa, bánh, mứt, kẹo và các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, bột, tinh bột và thực phẩm khác.
Tuy nhiên, có một số mảng kinh doanh của Vinamilk hiện chỉ còn trong giấy phép kinh doanh, còn trên thực tế đã dừng hoạt động hoặc chuyển đổi cổ phần cho đối tác.
2.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2022 - 2023
Kết quả hoạt động kinh doanh của Vinamilk 2022:
Doanh thu: 60.000 tỷ đồng, giảm 5,4% so với năm 2021 Lợi nhuận sau thuế: 8.578 tỷ đồng, tăng 4,8% so với năm 2021 Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS): 3.632 đồng.
Tổng tài sản: 48.483 tỷ đồng, tăng 8,7% so với năm 2021 Kết quả hoạt động kinh doanh của Vinamilk 2023:
Doanh thu: 60.368 tỷ đồng, tăng 6.8% so với năm 2022 Lợi nhuận sau thuế: 9.019 tỷ đồng, tăng 5.15% so với năm 2022 Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS): 3.796 đồng.
Tổng tài sản: 52.673 tỷ đồng, tăng 8,6% so với năm 2022.
2.2 Thực trạng công tác quản trị rủi ro tại Vinamilk giai đoạn 2022 - 2023
2.2.1 Các rủi ro xảy ra trong giai đoạn 2022 – 2023 của Vinamilk
Rủi ro lãi suất
Theo báo cáo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2022-2023 ta thấy hệ số nợ của Vinamilk có xu hướng tăng nhẹ nhưng vẫn đang trong mức độ khá an toàn Từ đó cho thấy Vinamilk đang không bị phụ thuộc quá nhiều vào các khoản nợ, là doanh nghiệp lớn tự chủ trong kinh doanh và phụ thuộc phần lớn vào vốn góp chủ sở hữu.
Rủi ro lạm phát
Trong 6 tháng đầu năm 2022, diễn biến lạm phát nước ta có biển động theo xu hướng tăng do giá xăng dầu và thực phẩm tăng lên tuy nhiên vẫn đang trong tầm kiểm soát Rủi ro lạm phát có thể khiến cho doanh nghiệp suy yếu các hoạt động đầu tư, giá trị của một loại tài sản hoặc sức mua của một dòng thu nhập.
Trang 15Rủi ro hàng hóa
Thời tiết thay đổi dịch, bệnh diễn biến theo chiều hướng xấu khiển chi phí nguồn cung nguyên liệu sữa càng trở nên đắt đỏ, ảnh hưởng đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp.
Rủi ro cạnh tranh
Là một doanh nghiệp gây được tiếng vang trên thị trường sữa Việt, Vinamilk không khỏi tránh được rủi ro cạnh tranh của các thương hiệu sữa lớn như TH True Milk Nutifood, Abbott, Nestle, về cả chất lượng sản phẩm cũng như doanh số Ngoài ra, theo số liệu Euromonitor, quy mô thị trường sữa Việt Nam năm 2022 ước tính 135 nghìn tỷ đồng Trong đó, sản xuất trong nước chỉ mới đáp ứng được 40 - 50% nhu cầu sữa trong nước, phần còn lại đến từ sữa nhập khẩu Ngành sữa trong nước chịu cạnh tranh lớn từ sữa nhập khẩu.
Rủi ro về thị trường
Thương mại sữa toàn cầu bị thu hẹp lần đầu tiên trong vòng 20 năm qua do sự sụt giảm mạnh từ nhập khẩu từ sữa bột và váng sữa Bên cạnh đó, trong năm 2023, ngành hàng sữa chịu tác động không tích cực do tổng cầu suy giảm và sản lượng sữa sản xuất toàn cầu được dự báo tăng trưởng chậm lại ở năm thứ 3 liên tiếp Nguyên nhân là do sự giảm sản lượng đáng kể từ các khu vực như Nam Mỹ, Châu Phi, Châu Âu và Châu Đại Dương.
2.2.2 Quá trình quản trị rủi ro của Vinamilk giai đoạn 2022 - 2023
Trang 16Rủi ro thị trường nguyên liệu thay đổi, biến động giá
- Do biến động giá, thay đổi
- Sự giảm năng suất trong các trang trại gia súc do các vấn đề liên quan đến sức khỏe
- Mất cơ hội tiếp cận các thị trường mới hoặc mở sản xuất, giảm hiệu suất và doanh thu của doanh triển quá mức của vi khuẩn lactic làm tăng áp suất trong sản phẩm và gây căng phồng.
- Nhân viên không được đào tạo đầy đủ về quy trình vệ sinh và kiểm soát vi khuẩn hoặc phải tiêu hủy do không đạt tiêu chuẩn chất lượng
- Ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của Vinamilk
Trang 17hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người tiêu
- Đối tượng xấu lợi dụng thương hiệu của Vinamilk - Sức khỏe của người
tiêu dùng không được
- Nhân viên không được đào tạo đầy đủ về việc kiểm tra chất lượng nguyên liệu và thiếu giám sát.
- Sự thay đổi trong điều kiện môi trường: thời tiết, địa uy tín thương hiệu, gây ảnh hưởng lâu dài đến hình ảnh và giá trị của Vinamilk
17
Trang 18- Doanh thu bị giảm tại
- Nhu cầu thị trường: Nhu cầu sữa giảm do thay đổi thói quen tiêu dùng, do ảnh hưởng của dịch bệnh dẫn tới giảm khả năng chi tiêu cho các sản phẩm sữa của khách hàng.
- Giá nguyên liệu đầu vào tăng cao ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm, từ đó làm giảm nhu cầu mua của khách hàng.
- Khách hàng Việt có xu hướng đề cao chất lượng các sản phẩm sữa nước ngoài hơn sữa nội địa Việt.
- Doanh thu sụt giảm - Lợi nhuận giảm - Giá cổ phiếu giảm
- Khó khăn trong việc thu hút và giữ chân
- Tỷ giá hối đoái biến động: Vinamilk có nguồn nguyên liệu nhập khẩu lớn, nên việc tỷ giá hối đoái biến động bất
- Giảm khả năng thanh toán và đầu tư
- Chi phí tài chính tăng Rủi ro gia tăng - Rủi ro thanh khoản: Khả
năng đáp ứng các nghĩa vụ
Trang 19các khoản nợ tài chính ngắn hạn của lợi khác đang không phản ánh đúng giá trị của công việc và đóng góp cá nhân họ, hay môi trường làm việc của Vinamilk xảy ra những mâu thuẫn, xung đột giữa người lao động thì sẽ dẫn tới việc người lao động nghỉ năng suất lao động, doanh nghiệp phải đối mặt với giảm hiệu suất chung, dẫn tới giảm doanh thu và lợi nhuận.
Rủi ro thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao
- Chính sách đào tạo không linh hoạt hoặc không thích
- Các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước không ngừng đưa ra những chính sách hấp dẫn để thu hút nhân tài
- Mất mát nhân sự đòi hỏi chi phí đào tạo và thay thế Việc phải huấn luyện nhân sự mới chuyên môn cần thiết cho hoạt động kinh 19