TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIKhoa Quản trị kinh doanh
Trang 22
Trang 3Trường Đại học Thương Mại CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMKhoa Quản trị kinh doanh Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
Nhóm trưởng: Phan Thị Lan Oanh
II Thời gian địa điểm, thành phần
Thời gian họp: từ 22h đến 23h ngày 26 tháng 10 năm 2022 Địa điểm họp: Online qua Google Meet
Thành phần: Các thành viên tham gia họp nhóm đầy đủ, bao gồm:
III Nội dung cuộc họp
1 Sau khi lên đề cương sơ bộ nhóm trưởng tổ chức họp và lấy ý kiến bổ sung để hoàn thiện đề cương.
2 Thống nhất sườn đề cương, nhóm trưởng phân chia nhiệm vụ, tiêu chí đánh giá và thời hạn nộp bài cho các thành viên.
3 Nhóm trưởng, thành viên thống nhất nội dung và kết thúc cuộc họp.
Hà Nội, ngày 26 tháng 10 năm 2022
Nhóm trưởng Oanh
3
Trang 41.1.2 Ý nghĩa của phương pháp tài khoản kế toán 5
1.2 Tài khoản kế toán 6
1.2.2 Nội dung và kết cấu của tài khoản kế toán 6
1.3 Phân loại tài sản kế toán 8
1.3.1 Phân loại tài khoản theo nội dung kinh tế 8
1.3.2 Phân loại tài khoản kế toán theo công dụng và kết cấu 9
1.3.3 Phân loại tài khoản kế toán theo mức độ phản ánh 15
1.4 Phương pháp ghi chép trên tài khoản kế toán 16
1.4.1 Phương pháp ghi đơn 16
1.4.2 Phương pháp ghi kép 16
1.5 Kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết 19
1.5.1 Kế toán tổng hợp 19
1.5.2 Kế toán chi tiết 20
1.5.3 Mối quan hệ giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết 21
1.6 Hệ thống tài khoản kế toán 21
1.6.1 Nội dung và nguyên tắc xây dựng hệ thống tài khoản kế toán 21
1.6.2 Phương pháp xây dựng hệ thống tài khoản kế toán 22
PHẦN 2: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÀI KHOẢN VÀO DOANH NGHIỆP X 22
2.1 Số dư đầu kỳ của các tài khoản 22
2.2 Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ 23
2.3 Phản ánh vào tài khoản chữ T 24
2.4 Bảng cân đối số phát sinh 25
LỜI CẢM ƠN 26
4
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp thường xuyên biến động do tác động của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được thông tin và kiểm tra nhờ phương pháp chứng từ kế toán, tuy nhiên do đặc điểm của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bao gồm nhiều loại, có nội dung kinh tế khác nhau, phát sinh ở các địa điểm khác nhau, do đó thông tin thu thập từ phương pháp chứng từ rất phân tán không có hệ thống Mà yêu cầu của quản lý lại rất cần những thông tin tổng hợp về từng loại tài sản, nguồn vốn, quá trình sản xuất kinh doanh,…
Mặt khác, mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh thường phản ánh mỗi quan hệ giữa các mặt, các loại tài sản, nguồn vốn…mà chứng từ kế toán chỉ sao chụp lại nguyên vẹn nghiệp vụ kinh tế, tự nó không phản ánh được các mối quan hệ giữa các đối tượng kế toán khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh Do vậy, để phản ánh sự vận động của từng đối tượng kế toán một cách thường xuyên, liên tục, có hệ thống; và để phản ánh được mối quan hệ giữa các đối tượng kế toán khi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đòi hỏi kế toán phải có một phương pháp thích ứng Đó là phương pháp tài khoản kế toán.
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Nội dung và ý nghĩa của phương pháp tài khoản kế toán
1.1.1 Nội dung
a) Khái niệm
Phương pháp tài khoản kế toán là phương pháp kế toán phân loại để phản ánh và kiểm tra một cách thường xuyên liên tục, có hệ thống tình hình và sự vận động của từng đối tượng kế toán.
b) Hình thức biểu hiện
Các tài khoản kế toán và phương pháp ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh vào các tài khoản kế toán.
1.1.2 Ý nghĩa của phương pháp tài khoản kế toán.
Phương pháp tài khoản kế toán có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý kinh tế – tài chính, cũng như trong công tác kế toán, cụ thể là:
Thu thập thông tin tổng hợp về tình hình và sự biến động của từng đối tượng kế toán.
Cung cấp thông tin về từng tài sản, từng nguồn vốn kịp thời trong quá trình hoạt động của đơn vị.
Hệ thống hóa được thông tin về toàn bộ hoạt động kinh tế tài chính ở các đơn vị phục vụ cho lãnh đạo và quản lý kinh tế tài chính của nhà nước, các ngành, các đơn vị.
Hệ thống hóa thông tin cụ thể, chi tiết về tình hình tài sản của từng đơn vị phục vụ cho yêu cầu quản trị kinh doanh, yêu cầu phân cấp quản lý kinh tế trong đơn vị, cũng như yêu cầu quản lý tài sản ở đơn vị.
5
Trang 6Hệ thống hóa được số liệu theo các chỉ tiêu kinh tế, tài chính để lập các báo cáo định kỳ.
1.2 Tài khoản kế toán
1.2.1 Khái niệm tài khoản kế toán
Tài khoản kế toán là hình thức biểu hiện của phương pháp tài khoản kế toán được sử dụng để phán ánh, kiểm tra, giám sát từng đối tượng kế toán cụ thể trong doanh nghiệp Tài khoản kế toán được mở theo từng đối tượng kế toán có nội dung kinh tế riêng biệt.
Ví dụ Để phản ánh đối tượng là tiền mặt kế toán mở tài khoản tiền mặt Để phản:
ánh đối tượng là tiền gửi ngân hàng,
1.2.2 Nội dung và kết cấu của tài khoản kế toán
1.2.2.1 Nội dung của tài khoản kế toán
Mỗi đối tượng kế toán có nội dung kinh tế khác nhau, sự vận động khách quan và yêu cầu quản lý kinh tế khác nhau Do đó, tên gọi tài khoản kế toán xuất phát từ tên của đối tượng kế toán mà nó phản ánh.
Tài khoản kế toán phản ánh, kiểm tra và giám sát tình hình hiện có và sự vận động của từng đối tượng kế toán cụ thể Nhìn chung sự vận động của từng đối tượng kế toán cụ thể là sự vận động của hai mặt đối lập Ví dụ:
• Sự vận động của hàng hóa trong kho là sự vận động của 2 mặt đối lập nhập và xuất.
• Sự vận động của tiền gửi ngân hàng là sự vận động của 2 mặt đối lập gửi vào và rút ra…
Do vậy để đáp ứng yêu cầu phản ánh, kiểm tra và giám sát tình hình sự vận động của từng đối tượng kế toán cụ thể một cách rõ ràng chính xác, tài khoản kế toán phải được xây dựng theo hình thức hai bên, để bên này phản ánh mặt vận động này thì bên kia sẽ phản ánh mặt đối lập Theo quy ước chung thì tài khoản kế toán được kết cấu theo hình thức chữ T Bên trái gọi là bên Nợ còn bên phải gọi là bên Có Từ Nợ và Có là thuật ngữ kế toán sử dụng với nghĩa là hai bên khác nhau của tài khoản kế toán.
1.2.2.2 Kết cấu của tài khoản kế toán a) Sơ đồ kết cấu chung
Sơ đồ kết cấu chung của tài khoản kế toán được biểu diễn dưới dạng chữ T như sau:
Trang 7• Số dư đầu kỳ (SDĐK): phản ánh số hiện có của đối tượng kế toán tại thời điểm đầu kỳ.
• Số phát sinh trong kỳ (SPS): phản ánh sự vận động của đối tượng kế toán trong kỳ Nó bao gồm:
- SPS tăng: phản ánh sự vận động tăng của đối tượng kế toán trong kỳ - SPS giảm: phản ánh sự vận động giảm của đối tượng kế toán trong kỳ.
• Số dư cuối kỳ (SDCK): phản ánh số hiện có của đối tượng kế toán tại thời điểm cuối kỳ Số dư cuối kỳ của tài khoản được xác định theo công thức:
b) Sơ đồ kết cấu chung của tài khoản tài sản, tài khoản nguồn vốn
Tài khoản kế toán phản ánh các đối tượng là tài sản gọi là Tài khoản Tài Sản Tài khoản kế toán phản ánh các đối tượng là nguồn vốn gọi là Tài khoản Nguồn
Tài khoản kế toán phản ánh các đối tượng là các quá trình sản xuất kinh doanh gọi là Tài khoản Quá trình kinh doanh.
Từ những cơ sở trên và theo qui ước thống nhất ta có kết cấu cụ thể của tài khoản Tài sản và tài khoản Nguồn vốn như sau:
Tài khoản tài sản:
Nợ Tài khoản tài sản Có SDĐK: phản ánh giá trị hiện có đầu kỳ
Số phát sinh tăng trong kỳ: Số phát sinh giảm trong kỳ:
Phản ánh giá trị tài sản tăng trong kỳ Phản ánh giá trị tài sản giảm trong kỳ
SDCK: Phản ánh giá trị tài sản hiện có cuối kỳ
Tài khoản nguồn vốn:
Nợ Tài khoản nguồn vốn Có
SDĐK: phản ánh giá trị hiện có đầu kỳ Số phát sinh giảm trong kỳ: Số phát sinh tăng trong kỳ:
Phản ánh nguồn vốn giảm trong kỳ Phản ánh nguồn vốn tăng trong kỳ
7
Trang 8SDCK: Phản ánh nguồn vốn hiện có
kỳ
1.3 Phân loại tài sản kế toán
Phân loại tài khoản kế toán là việc sắp xếp các tài khoản kế toán thành từng loại tài khoản, từng nhóm tài khoản có những đặc trưng giống nhau qua đó: xây dựng tài khoản kế toán và sử dụng tài khoản kế toán một cách khoa học và hợp lý; nhân viên kế toán nắm được nội dung, công dụng, kết cấu của từng tài khoản kế toán - thuận tiện cho việc ghi chép kế toán, kiểm tra quy bộ hoạt động kinh tế, tài chính ở doanh nghiệp qua số liệu ở các tài khoản kế toán.
1.3.1 Phân loại tài khoản theo nội dung kinh tế
Phân loại tài khoản theo nội dung kinh tế là việc sắp xếp các tài khoản phản ánh các đối tượng có nội dung kinh tế giống nhau thành từng loại, từng nhóm Theo cách phân loại này tài khoản kế toán được chia thành 3 loại.
1.3.1.1 Loại tài khoản tài sản
Bao gồm các tài khoản phản ánh các đối tượng là tài sản của đơn vị Căn cứ vào nội dung cụ thể, loại tài khoản tài sản được chia thành các nhóm tài khoản sau:
Nhóm tài khoản phản ánh tài sản tiền và các khoản tương đương tiền: Thuộc nhóm này bao gồm các tài khoản: TK Tiền mặt, TK Tiền gửi ngân hàng,
Nhóm tài khoản phản ánh đầu tư tài chính ngắn hạn: Thuộc nhóm này bao gồm các tài khoản: TK Đầu tư chứng khoán ngắn hạn, TK Đầu tư ngắn hạn khác,
Nhóm tài khoản phản ánh tài sản nợ phải thu: Thuộc nhóm này bao gồm các tài khoản: TK Phải thu khách hàng, TK Thuế GTGT được khấu trừ, TK Phải thu nội bộ, TK Chi phí trả trước, TK Tạm ứng,
Nhóm tài khoản phản ánh hàng tồn kho: Thuộc nhóm này bao gồm các tài khoản: TK Hàng hoá, TK Nguyên vật liệu, TK Công cụ dụng cụ,
Nhóm tài khoản phản ánh tài sản cố định và bất động sản đầu tư: Thuộc nhóm này bao gồm các tài khoản: TK Tài sản cố định (TSCĐ) hữu hình, TK TSCĐ vô hình, TK Bất động sản đầu tư,…
8
Trang 9Nhóm tài khoản phản ánh đầu tư tài chính dài hạn: Thuộc nhóm này bao gồm các tài khoản: TK Đầu tư vào công ty con, TK Đầu tư vào công ty liên kết, TK Vốn góp liên doanh, TK Đầu tư dài hạn khác,
1.3.1.2 Loại tài khoản phản ánh nguồn vốn
Bao gồm các tài khoản phản ánh các đối tượng kế toán là nguồn hình thành nên tài sản của đơn vị Căn cứ vào nội dung cụ thể, loại 1 khoản nguồn vốn được chia thành các nhóm tài khoản sau:
Nhóm tài khoản phản ánh nợ phải trả:Thuộc nhóm này bao gồm các tài khoản: TK Phải trả cho người bản, TK Thuế và các khoản nôn nhà nước, TK Vay ngắn hạn, TK Vay dài hạn,
-Nhóm tài khoản phản ánh nguồn vốn của chủ sở hữu Thuộc nhóm này bao gồm các tài khoản: TK Nguồn vốn kinh doanh, NK Quỹ đầu tư phát triển, TK Quỹ dự phòng tài chính, TK Nguồn vốn đầu tư XDCB,
1.3.1.3 Loại tài khoản phản ánh quá trình kinh doanh
Bao gồm các tài khoản phản ánh các đối tượng kế toán là các quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị Căn cứ vào nội dung kinh tế loại tài khoản của quá trình kinh doanh được chia thành các nhóm tài khoản sau:
Nhóm tài khoản phản ánh quá trình mua hàng: Thuộc nhóm này bao gồm các tài khoản: TK mua hàng,
Nhóm tài khoản phản ánh quá trình sản xuất: Thuộc nhóm này bao gồm các tài khoản: TK Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, TK Chi phí nhân công trực tiếp, TK Chi phí sản xuất chung, TK Tính giá thành,
Nhóm tài khoản phản ánh quá trình bán hàng: Thuộc nhóm này bao gồm các tài khoản: TK Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, TK Doanh thu bán hàng nội bộ, TK Doanh thu hoạt động tài chính,
Nhóm tài khoản phản ánh quá trình xác định kết quả: Thuộc nhóm này bao gồm các tài khoản: TK Xác định kết quả kinh doanh,
1.3.2 Phân loại tài khoản kế toán theo công dụng và kết cấu
Công dụng của tài khoản được biểu hiện ở số liệu ghi chép trên tài khoản đó Kết cấu tài khoản kế toán là nguyên tắc ghi chép bên Nợ, bên Có và Số dư của tài khoản kế
9
Trang 10toán.Căn cứ vào công dụng của tài khoản để sắp xếp thành từng loại có công dụng giống nhau Sau đó, căn cứ vào công dụng cụ thể và kết cấu của tài khoản chia thành các nhóm tài khoản có cùng công dụng và nguyên tắc kết cấu Qua đó: giúp cho việc nghiên cứu và sử dụng các tài khoản kế toán được thành thạo trong việc ghi chép; phân tích các chỉ tiêu kinh tế đã ghi chép trên tài khoản được sâu sắc, đáp ứng yêu cầu quản lý
Theo cách phân loại này, tài khoản kế toán được chia thành ba loại: 1.3.2.1 Loại tài khoản chủ yếu
• Nhóm tài khoản chủ yếu phản ánh tài sản
Bao gồm các tài khoản được sử dụng phản ánh và cung cấp các thông tin về số hiện có, tình hình biến động của từng loại tài sản, kiểm tra, giám sát tình hình quản lý và sử dụng tài sản Kết cấu chung của các tài khoản thuộc nhóm này như sau:
Nợ Tài khoản chủ yếu phản ánh tài sản Có
Ví dụ: Mua một số công cụ dụng cụ có giá 5.000, đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng Công cụ, dụng cụ đã được chuyển đến kho (đơn vị 1.000 VND)
Thuộc nhóm này bao gồm các tài khoản: Tk tiền mặt, tài khoản ngân hàng, TK Hàng hoá,
• Nhóm tài khoản chủ yếu phản ánh nguồn vốn
Bao gồm các tài khoản được sử dụng phản ánh và cung cấp thông tin số hiện có và tình hình biến động của từng nguồn vốn, qua đó kiểm tra, giám sát được tình hình sử dụng hợp lý và có hiệu quả của từng nguồn vốn, kiểm tra được tình hình huy động vốn của đơn vị Kết cấu chung của các tài khoản thuộc nhóm này như sau:
Nợ Tài khoản chủ yếu phản ánh nguồn vốn Có
Trang 14Tập hợp toàn bộ chi phí - Chi phí sản xuất kinh doanh cấu thành giá của các đối dở dang chuyển sang kỳ sau tượng cần tính giá trong - Tổng giá thành thực tế của kỳ đối tượng tính giá trong kỳ
Các tài khoản thuộc nhóm này cuối kỳ không có số dư Thuộc nhóm này bao gồm các tài khoản: TK Tính giá thành,… • Nhóm tài khoản doanh thu
Là những tài khoản dùng để phản ánh doanh thu hoặc thu nhập của các hoạt động: hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động khác Công dụng của các tài khoản thuộc nhóm này giúp doanh nghiệp xác định doanh thu (thu nhập) thực hiện trong kỳ của các hoạt động.
Kết cấu của nhóm tài khoản doanh thu (thu nhập) như sau:
Nợ Nhóm tài khoản doanh thu Có
- Kết chuyển các khoản giảm Doanh thu bán hàng thực tế trừ doanh thu trong kỳ phát sinh trong kỳ- Kết chuyển doanh thu thuần
sang tài khoản xác định kếtquả
Tài khoản này cuối kỳ không có số dư.
Thuộc nhóm này bao gồm: TK Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, TK Doanh thu bán hàng nội bộ, TK Doanh thu hoạt động tài chính,
• Nhóm tài khoản xác định kết quả
Bao gồm các tài khoản dùng để phản ánh thu nhập của đơn vị và xác định kết quả hoạt động của đơn vị Công dụng của các tài khoản thuộc nhóm này giúp doanh nghiệp phản ánh được toàn bộ thu nhập, chi phí trong từng kỳ kinh doanh và xác định được kết quả lãi lỗ về hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm tra được tình hình thực hiện kế hoạch thu nhập, kế hoạch lợi nhuận.
Kết cấu của nhóm tài khoản này như sau:
Nợ Nhóm tài khoản xác định kết quả Có
- Toàn bộ chi phí thực tế - Toàn bộ thu nhập trong kỳPhát sinh trong kỳ - Kết chuyển lỗ của hoạt động
14
Trang 15- Kết chuyển lãi của các hoạt sản xuất kinh doanh + hoạt độngđộng sản xuất kinh doanh + khác
hoạt động khác
Tài khoản này cuối kỳ không có số dư.
Thuộc nhóm này bao gồm các tài khoản: TK Xác định kết quả kinh doanh.
1.3.3 Phân loại tài khoản kế toán theo mức độ phản ánh
1.3.3.1 Tài khoản kế toán tổng hợp (Tài khoản cấp I):
Là những tài khoản phản ánh chỉ tiêu kinh tế, tài chính tổng hợp để cung cấp số liệu lập các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính.
1.3.3.2 Tài khoản kế toán chi tiết (Tài khoản cấp II, cấp III ):
Là những tài khoản dùng để phản ánh cụ thể, chi tiết hơn số liệu kế toán đã ghi ở tài khoản tổng hợp nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế, tài chính của nhà quản lý, của ngành.
Ví dụ: Đối với tài khoản chi tiết vật tư, hàng hóa khi mở chi tiết đến từng mặt hàng thì
phản ánh ở các tài khoản chi tiết này cả bằng thước đo hiện vật và cả thước đo tiền tệ Đối với loại tài khoản tài sản tiền mặt, tài khoản kế toán tổng hợp sẽ là TK 111 còn tài khoản kế toán chi tiết sẽ là TK 1111, TK 1112,…
1.4 Phương pháp ghi chép trên tài khoản kế toán
1.4.1 Phương pháp ghi đơn
1.4.1.1 Khái niệm
Ghi đơn là cách ghi mà mỗi nghiệp vụ kinh tế- tài chính phát sinh chỉ được phản ánh vào một tài khoản kế toán riêng biệt, độc lập và không tính đến với mối quan hệ với một tài khoản kế toán khác ( chỉ ghi vào bên nợ hoặc bên có của tài khoản kế toán).
1.4.1.2 Đặc điểm của phương pháp ghi đơn
+ Một nghiệp vụ kinh tế - tài chính phát sinh chỉ ghi vào một bên nợ hoặc bên có của TKKT
+ Phản ánh tình hình tăng, giảm của từng đối tượng kế toán một cách riêng biệt
+ Không chỉ ra được mối quan hệ khách quan giữa các đối tượng kế toán do nghiệp vụ kinh tế - tài chính tác động đến
15