TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC
BÀI THẢO LUẬN
QUAN HỆ LAO ĐỘNG
Đề tài
Tìm hiểu và phân tích vai trò, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại tập đoàn
Viễn thông Quân đội Viettel Nhóm thảo luận: Nhóm 1
Lớp học phần: 2320HRMG0512 Giảng viên: Vũ Thị Minh Xuân
Trang 3MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1: Một số lý luận cơ bản 2
1.1 Một số khái niệm liên quan 2
1.1.1 Chủ thể lao động 2
1.1.2 Người lao động 2
1.1.3 Tổ chức đại diện người lao động 3
1.2 Nội dung nghiên cứu 3
1.2.1 Vai trò của tổ chức đại diện người lao động 3
1.2.2 Chức năng của tổ chức đại diện người lao động 3
Chương 2: Thực trạng tổ chức đại diện người lao động tại Viettel 5
2.1 Giới thiệu khái quát về công ty 5
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 5
2.1.2 Lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp 6
2.2 Phân tích thực trạng tổ chức đại diện người lao động tại Viettel 6
Chương 3: Đề xuất 1 số giải pháp nâng cao chất lượng của tổ chức đại diện người lao động tại Viettel 17
3.1 Định hướng mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp 17
3.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng của tổ chức người đại diện lao động tại doanh nghiệp 17
KẾT LUẬN 19
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, nền kinh tế đất nước ngày càng phát triển cùng với đó, quyền và lợi ích của người lao động cũng dần được nâng lên và là vấn đề rất được quan tâm trong cộng đồng người lao động cũng như tại các tổ chức, doanh nghiệp Việc quyền và lợi ích của người lao động được ưu tiên, quan tâm chăm sóc sẽ giúp tạo động lực lớn cho người lao động trong công việc cũng như tạo niềm tin, sự gắn kết giữa doanh nghiệp với người lao động mà trong đó, tổ chức công đoàn chính là đại diện quan trọng của người lao động, là tiếng nói về quyền và lợi ích hợp pháp của công nhân lao động, là cầu nối giữa người lao động và doanh nghiệp giúp giải quyết những mâu thuẫn xung đột giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức của họ Nhận sự quan trọng của vấn đề này nhóm 1 đã chọn đề tài “ Thực trạng hoạt động của tổ chức công đoàn tại tập đoàn công nghệ viễn - thông quân đội Viettel ” làm đề tài nghiên cứu cho mình.
Trang 5Chương 1: Một số lý luận cơ bản
1.1 Một số khái niệm liên quan
1.1.1 Chủ thể lao động
Chủ thể lao động được hiểu là cá nhân, tổ chức có tính đại diện tham gia vào quá trình tương tác của quan hệ lao động Trong quan hệ lao động, chủ thể còn được gọi là đối tác hay các bên của qu n hệ lao động.a
Có thể thấy có ba chủ thể chính của quan hệ lao động là: người lao động và tổ chức đại diện cho người lao động, người sử dụng lao động và tổ chức đại diện cho người sử dụng lao động, Nhà nước Không phải tất cả các chủ thể này đều tham gia đầy đủ và trực tiếp vào quan hệ lao động ở các cấp khác nhau
1.1.2 Người lao động
Người lao động là người đủ độ tuổi, tham gia vào thỏa thuận theo hợp đồng theo đó họ phải thực hiện những công việc trong những điều kiện nhất định, được cung cấp các phương tiện vật chất cần thiết và được nhận một khoản tiền lương, tiền công theo thỏa thuận và phù hợp với quy định của pháp luật
Qua khái niệm trên có thể thấy:
Thứ nhất, người lao động là người phải đủ độ tuổi lao động
Thứ hai, người lao động phải thực hiện những công việc nhất định trong những điều kiện nhất định
Thứ ba, người lao động phải được cung cấp các phương tiện vật chất cần thiết để thực hiện công việc
Thứ tư, người lao động được nhận một khoản tiền lương, tiền công nhất định theo thỏa thuận và phù hợp với quy định của pháp luật
Thứ năm, người lao động phải tham gia vào thỏa thuận theo hợp đồng lao động với người sử dụng lao động
Trang 61.1.3 Tổ chức đại diện người lao động
Công đoàn là tổ chức của những người lao động có chức năng bảo vệ quyền lợi cho người lao động Công đoàn còn được hiểu là một hiệp hội của những người làm công ăn lương có mục đích duy trì hay cải thiện các điều kiện thuê mướn họ
1.2 Nội dung nghiên cứu
1.2.1 Vai trò c a tủ ổ chức đại diện người lao động
- Bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động là đoàn viên công đoàn đây là vai - trò quan trọng nhất Vai trò này xuất phát từ nguồn gốc ra đời của các tổ chức công đoàn
- Kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, giáo dục người lao động
- Tham gia đổi mới cơ chế quản lý, củng cố nguyên tắc tập trung dân chủ, giúp tuyên truyền giáo dục người lao động nắm vững, nhận thức đúng về quyền và nghĩa vụ của mình trong quan hệ với người sử dụng lao động
- Góp phần lạnh mạnh hóa quan hệ lao động Tại doanh nghiệp, công đoàn đấu tranh, thương lượng với người sử dụng lao động trong việc đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động, chia sẻ lợi ích và trách nhiệm, giải quyết tranh chấp, qua đó thúc đẩy sự hợp tác và điều chỉnh hành vi của các bên nhằm đạt được mục tiêu chung, giảm thiểu và phòng ngừa tranh chấp lao động
- Hỗ trợ các dịch vụ và kỹ thuật cho các công đoàn viên và các tổ chức thành viên của công đoàn Công đoàn có thể tổ chức các hoạt động nhằm đào tạo nghề, rèn luyện kỹ năng cho các công đoàn viên; hỗ trợ, tư vấn thông tin; dịch vụ việc làm,
1.2.2 Chức năng của tổ chức đại diện người lao động
- Chức năng bảo vệ lợi ích của người lao động: Tổ chức công đoàn là một tổ chức thực hiện các hoạt động để bảo vệ lợi ích hợp pháp của người lao động Công đoàn phối hợp với các tổ chức khác của người sử dụng lao động giúp tìm việc làm, tạo điều kiện làm việc cho người lao động, tham gia ký kết hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể
Trang 7- Chức năng giáo dục, vận động, tuyên truyền: Công đoàn thực hiện việc tuyên truyền chính sách, luật pháp, đảm bảo thông tin cho người lao động về những quyền, lợi ích chính đáng của họ để phòng ngừa và đấu tranh chống lại các vi phạm về quyền và lợi ích từ phía người sử dụng lao động Ngoài ra, công đoàn cũng thực hiện việc tập hợp, vận động và giáo dục người lao động tiến hành các cuộc đấu tranh hợp pháp đòi quyền lợi và bảo vệ những quyền lợi hợp pháp bị xâm phạm
- Chức năng đại diện: Trong các cuộc đấu tranh, thương lượng, công đoàn luôn đứng ra đại diện cho người lao động thể hiện ý chí, quan điểm và nguyện vọng của họ Việc phân tích, đánh giá khách quan, đồng thời có những biện pháp phù hợp tổ chức công đoàn sẽ đại diện cho người lao động để đấu tranh, thương lượng nhằm đạt được những thỏa thuận hay quy định có lợi nhất từ phía người sử dụng lao động cho người lao động (tiền lương, thưởng, các phúc lợi tập thể, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm lao động, )
- Chức năng điều tiết: Trong chừng mực và các trường hợp nhất định, tổ chức công đoàn còn có chức năng điều tiết thị trường lao động Trong một số trường hợp cung lao động trên thị trường lao động ngành khan hiếm, tổ chức công đoàn còn có vai trò nhất định trong việc điều phối sức lao động cho các doanh nghiệp
- Chức năng quản lý: Công đoàn tổ chức các phong trào thi đua lao động, tham gia quản lý lao động, giải quyết lao động dôi dư, quản lý lương thưởng, quản lý vật tư, kỹ thuật tài chính,
Trang 8Chương 2: Thực trạng tổ chức đại diện người lao động tại Viettel
2.1 Giới thiệu khái quát về công ty
2.1.1 Quá trình hình thành và phát tri n ể
- Viettel có tên đầy đủ là Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội của Việt Nam, được thành lập ngày 1 tháng 6 năm 1989 Trụ sở chính của Viettel được đặt tại Lô D26, đường Tôn Thất Thuyết, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội Đây là doanh nghiệp viễn thông có số lượng khách hàng lớn nhất trên toàn quốc Viettel là một nhà cung cấp dịch vụ viễn thông với hoạt động kinh doanh trải dài 13 quốc gia từ Châu Á, Châu Mỹ đến Châu Phi với quy mô thị trường 270 triệu dân
- Các giai đoạn phát triển của Viettel: 1989 - 1999:
Ngày 01/06/1989: Thành lập Tổng Công ty Điện tử Thiết bị Thông tin (Sigelco), tiền thân của Viettel
Năm 1990: Xây dựng tuyến vi ba số AWA đầu tiên tại Việt Nam
Năm 1995: Đổi tên thành Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội (tên giao dịch là Viettel) Năm 1999: Hoàn thành dự án cáp quang Bắc-Nam 1A
2000 - 2009:
Năm 2000: Phá thế độc quyền viễn thông bằng dịch vụ VoIP 178 Năm 2004: Khai trương dịch vụ di động Việt Nam với đầu số 098
Năm 2008: Trở thành doanh nghiệp viễn thông có thị phần lớn nhất Việt Nam Năm 2009: Vươn ra quốc tế với hoạt động kinh doanh tại Lào và Campuchia; Xây dựng hạ tầng mạng lưới 3G lớn nhất Việt Nam
2010 - 2019:
Năm 2016: Lọt Top 30 hãng viễn thông lớn nhất thế giới
Năm 2017: Trở thành nhà mạng đầu tiên kinh doanh 4G trên toàn quốc
Năm 2018: Khai trương thị trường quốc tế thứ 10, phủ sóng dịch vụ khắp Châu Á, Châu Mỹ, Châu Phi Chính thức đổi tên thành “Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội”
Trang 92019 - nay
Năm 2019: Top 50 nhà mạng đầu tiên trên thế giới triển khai công nghệ kết nối vạn vật BNB-IoT; Thử nghiệm thành công cuộc gọi 5G đầu tiên của Việt Nam
Năm 2021: Tái định vị thương hiệu với sứ mệnh mới "Tiên phong chủ lực kiến tạo xã hội số"
Năm 2022, tập đoàn nằm trong Top 15 công ty viễn thông lớn nhất thế giới về số thuê bao Bên cạnh đó, còn vinh dự thuộc Top 40 công ty viễn thông lớn nhất thế giới về doanh thu Giá trị thương hiệu của Viettel được Brand Finance xác định là 4,3 tỷ USD – thuộc Top 500 thương hiệu lớn nhất thế giới
2.1.2 Lĩnh vực, ngành nghề sản xu t, kinh doanh c a doanh nghi p ấ ủ ệ
Cung cấp sản phẩm, dịch vụ viễn thông, CNTT, phát thanh, truyền hình đa phương tiện
Hoạt động thông tin và truyền thông
Hoạt động thương mại điện tử, bưu chính, chuyển phát
Cung cấp dịch vụ tài chính, dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán, trung gian tiền tệ
Tư vấn quản lý, khảo sát, thiết kế, dự án đầu tư
Xây lắp, điều hành công trình, thiết bị, hạ tầng mạng lưới viễn thông, CNTT, truyền
Trang 102.2.1 Vai trò và nhi m v ệ ụ
Vai trò và nhiệm vụ quan trọng nhất của công đoàn VIETTEL là bảo vệ quyền lợi chính đáng của NLĐ là đoàn viên công đoàn:
- Tổ chức công đoàn Viettel có liên hệ mật thiết với đoàn viên và người lao động, lắng nghe ý kiến, kiến nghị của đoàn viên và người lao động để cùng hướng tới xây dựng một môi trường làm việc ngày càng tốt hơn, để ngôi nhà Viettel có thể trở thành tố ẩm, để gia đình Viettel thực sự hạnh phúc Công đoàn Viettel tổ chức chương trình “Ấm lòng Tết Viettel 2023” Chương trình “Ấm lòng Tết Viettel” là một chương trình thiện nguyện, cùng nhau vận động, chia sẻ, động viên với gia đình đồng nghiệp không may gặp khó khăn, bệnh hiểm nghèo giúp cán bộ công nhân viên có động lực vượt qua khó khăn trong cuộc sống Viettel Ninh Bình đã phát động toàn thể CBCNV ngôi nhà chung Viettel chia sẻ về tinh thần, vật chất hỗ trợ giúp đỡ gia đình đ/c Trần Đăng Chính - Nhân viên Kỹ thuật nhà trạm - Chi nhánh Công trình Viettel Ninh Bình với hoàn cảnh gia đình rất đặc biệt: 2 con mắc bệnh hiểm nghèo, Mẹ bị tai nạn giao thông, Bố mắc bệnh tim mạch, huyết áp sức khỏe yếu, không có thu nhập Chi phí điều trị và phẫu thuật cho 2 con lên tới 500 triệu đồng Sau 10 ngày thực hiện chương trình được sự quan tâm, chia sẻ về mặt vật chất và tinh thần của tất cả CBCNV trong ngôi nhà chung Viettel Viettel Ninh Bình đã nhận được số tiền 75.000.000 đồng giúp gia đình đ/c Chính có thêm chi phí để tiếp tục chữa bệnh cho các con theo chỉ định của bác sĩ, và đón một mùa xuân mới hạnh phúc hơn, đầm ấm hơn, vui vẻ hơn Ngoài ra còn có các chương trình hỗ trợ khác như “Chương trình người Viettel nhân ái” nhằm kêu gọi toàn thể các cán bộ công nhân viên chức cùng chung tay đồng lòng giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn trong công ty, “VÒNG TAY ẤM – Vì mùa Đông ấm vùng cao” được khởi động từ tháng 8/2019, với mong muốn góp phần mang đến mùa Đông ấm áp cho bà con vùng cao của CBCNV Viettel Lào Cai
- Công đoàn cơ sở Viettel đã làm tốt công tác tham mưu với Ban giám đốc Chi nhánh trong các lĩnh vực về nhiệm vụ chính trị của đơn vị, đặc biệt là vấn đề liên quan trực tiếp tới người lao động như: Tiền lương, thu nhập theo khoán, chi quỹ phúc lợi; đảm bảo các chế độ chính sách cho người lao động như BHXH, BHYT, BHTN, cải thiện điều kiện làm
Trang 11việc, trang bị bảo hộ lao động, đồng phục được công nhân viên chức, lao động tin tưởng, đồng thời làm tốt công tác động viên, thăm hỏi cán bộ công nhân viên khi ốm đau, bệnh tật, hiếu, hỉ…
- Tổ chức công đoàn gần gũi với người lao động, giải thích để người lao động hiểu chính sách, ghi nhận những điều còn chưa phù hợp với cuộc sống và giám sát việc hoàn thiện chính sách Tại Viettel, công đoàn tham gia đàm phán, đấu tranh thương lượng với NSDLĐ trong việc đảm bảo quyền và lợi ích các bên, chia sẻ trách nhiệm và giải quyết tranh chấp (nếu có) Công đoàn hướng dẫn, tư vấn cho NLĐ về quyền, nghĩa vụ của NLĐ khi tham gia giao kết, thực hiện hợp đồng lao động, rèn luyện các kỹ năng cho công đoàn viên
- Kiểm tra giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, giáo dục người lao động Tổ chức công đoàn trong tập đoàn Viettel có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật về lao động, bảo hiểm xã hội, chế độ chính sách khác có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động, điều tra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Đồng thời kiến nghị biện pháp sửa chữa thiếu sót, ngăn ngừa vi phạm, khắc phục hậu quả và xử lý hành vi vi phạm Trường hợp phát hiện nơi làm việc có ảnh hưởng nguy hiểm tới sức khỏe NLĐ, công đoàn Viettel có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có trách nhiệm thực hiện ngay biện pháp khắc phục, bảo đảm an toàn lao động, kể cả ngừng hoạt động
- Tham gia đổi mới cơ chế quản lý, củng cố nguyên tắc tập trung dân chủ giúp tuyên truyền giáo dục NLĐ nắm vững nhận thức Góp phần lành mạnh hóa quan hệ lao động Tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động thực hiện tốt nghĩa vụ công dân; chấp hành chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nội quy, quy chế của đơn vị tích cực học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, pháp luật, chuyên môn, nghiệp vụ Viettel đã tổ chức công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho thanh niên nhằm nâng cao nhận thức thực hiện luật giao thông đường bộ và luật an toàn vệ sinh lao
Trang 12- Hỗ trợ các dịch vụ và kỹ thuật cho các công đoàn viên và các tổ chức chứa thành viên của công đoàn Các cấp công đoàn VIETTEL góp phần cải cách hành chính, nâng cao năng lực khai thác, sử dụng công nghệ thông tin phục vụ thiết thực, hiệu quả sự chỉ đạo, điều hành và hoạt động của các cấp công đoàn; thực hiện chương trình phúc lợi đoàn viên công đoàn thiết thực, hiệu quả, hỗ trợ đoàn viên, NLĐ bằng các biện pháp đào tạo, tiếp cận thông tin để thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0… Để thực hiện chỉ thị số 752/CT-CT về tăng cường xây dựng công đoàn cơ sở (CĐCS) vững mạnh đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quân đội và phát triển công nghiệp quốc phòng (CNQP) thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Tại Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội (Viettel), nếu năm 2006, -tập đoàn mới có hơn 10.000 đoàn viên công đoàn (ĐVCĐ) sinh hoạt tại 16 công đoàn cơ sở (CĐCS) thì đến nay, số lượng ĐVCĐ đã tăng gấp 4 lần và sinh hoạt tại 86 CĐCS, có mặt ở 10 thị trường nước ngoài và 63 tỉnh, thành phố trên cả nước Chất lượng chuyên môn, tay nghề của đội ngũ ĐVCĐ, người lao động có bước phát triển hơn 80% đã qua đào tạo cơ bản nhất là một số ngành nghề ứng dụng khoa học công nghệ mới, đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật cao như: công nghệ điện tử viễn thông, sửa chữa máy bay, radar, tên lửa, sản xuất vũ khí, đạn, công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học
2.2.2 Chức năng
Chức năng bảo vệ lợi ích của người lao động:
Đối với các công nhân làm việc tại Viettel, công đoàn đại diện tập thể công nhân viên tham gia thương lượng, đóng góp ý kiến với quản lý, ban giám đốc Viettel để bảo vệ quyền lợi chính đáng về mức tiền lương, thưởng, môi trường làm việc, thời gian làm việc, nghỉ ngơi,…, tham gia ký kết hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và xây dựng nội quy lao động, chế độ chính sách mà công nhân viên được hưởng
Chức năng giáo dục, vận động, tuyên truyền:
Công đoàn Viettel là cầu nối giữa ban giám đốc và công nhân viên Công đoàn Viettel thực hiện tuyên truyền những chính sách, luật pháp đảm bảo cho người lao động, cụ thể: Khi ban giám đốc có thay đổi cơ cấu, sắp xếp lại lao động, nhân sự hoặc cải tiến đầu tư, công nghệ, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, công đoàn tuyên