Ngoài việc thực hiện thu ngân sách một cách thường xuyên và hiệu quả, thì việc sử dụng các nguồn thu đó như thế nào cũng quan trọng không kém.Để tìm hiểu chi đó có mang lại hiệu quả và đ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIKHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
-ĐỀ TÀI THẢO LUẬN
HỌC PHẦN NHẬP MÔN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
Trang 2Hà Nội, tháng 4 năm 2023
Trang 3MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 4
1.1 Những vấn đề chung về ngân sách nhà nước 4
1.1.1 Khái niệm 4
1.1.2 Đặc điểm 4
1.1.3 Vai trò của NSNN 4
1.2 Chi NSNN 4
1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của chi NSNN 4
1.2.2 Phân loại chi NSNN 5
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chi NSNN 6
1.2.4 Các nguyên tắc tổ chức chi NSNN 7
1.2.5.Vai trò của chi NSNN 7
1.3 Bội chi và cân đối NSNN 9
1.3.1 Bội chi ngân sách nhà nước 9
1.3.2.2 Nguyên tắc quản lí cân đối NSNN 9
1.3.3 Giải quyết bội chi và cân đối NSNN 10
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHI NSNN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 11
2.1 Chi NSNN giai đoạn 2018 - 2020 11
2.1.1 Thực trạng chi NSNN năm 2018 - 2020 11
2.1.2 Cơ cấu chi NSNN năm 2018 - 2020 14
2.1.3 Đánh giá chung chi NSNN 2018 - 2020 15
2.2 Đánh giá tổng quan về chi NSNN trong giai đoạn 2018 - 2020 16
2.2.1 Nhận xét kết quả chi năm 2018 - 2020 16
2.2.2 Thành công trong việc chi NSNN năm 2018 - 2020 18
2.2.3 Hạn chế trong việc chi NSNN 19
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHI NSNN 23
KẾT LUẬN 25
Lời cảm ơn 26
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Bất kỳ Nhà nước (NN) nào đều mang bản chất giai cấp NN xuất hiện với tư cách là cơ quan có quyền lực công cộng để duy trì và phát triển xã hội Để thực hiện chức năng đó, NN phải có nguồn tài chính Bằng quyền lực công cộng, Nhà nước ấn định các thứ thuế, bắt công nhân phải đóng góp lập ra quỹ tiền tệ của mình, đó chính là quỹ ngân sách nhà nước (NSNN).
NSNN luôn gắn liền với NN, nó được dùng để chi các khoản thu nhập và chi tiêu của NN được thể hoa hóa bằng Pháp luật Cũng như các NSNN khác, NN Việt Nam có quỹ tiền tệ riêng để duy trì và thực hiện các chức năng của mình thông qua việc thu, chi, phân bổ ngân sách một cách hợp lý Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, vai trò của NSNN rất quan trọng, nhất là đối với nước ta, nền kinh tế thị trường “mới nổi”, có sự điều chỉnh là vai trò đó lại càng được thể hiện rõ hơn bao giờ hết, đó chính là vai trò quản lý vĩ mô đối với toàn bộ nền KT-XH Ngoài việc thực hiện thu ngân sách một cách thường xuyên và hiệu quả, thì việc sử dụng các nguồn thu đó như thế nào cũng quan trọng không kém.
Để tìm hiểu chi đó có mang lại hiệu quả và đạt được mục đích đã đề ra của chính phủ hay không, chúng ta cần nắm vững lý luận chung về chi NSNN và phân tích, đánh giá tình hình thực trạng chi NSNN ở nước ta hiện nay để từ đó đưa ra các giải pháp khắc
phục yếu kém, sai lầm Do đó nhóm thảo luận chúng tôi đã chọn chủ đề: “Thực trạng
chi ngân sách Nhà nước ở Việt Nam hiện nay và các biện pháp nâng cao hiệu quả sửdụng nguồn chi ngân sách Nhà nước”.
Kết cấu đề tài: Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 phần được bố cục như sau:
Phần 1: Cơ sở lý luận.
Phần 2: Thực trạng chi NSNN trong giai đoạn hiện nay Phần 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả chi NSNN.
Trang 5PHẦN NỘI DUNGCHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Những vấn đề chung về ngân sách nhà nước
1.1.1 Khái niệm
NSNN là hệ thống các quan hệ kinh tế dưới hình thái giá trị, phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ TT trung lập của NN khi NN tham gia phân phối các nguồn TC quốc gia nhằm đảm bảo cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của NN.
1.1.2 Đặc điểm
- Gắn với quyền lực kinh tế, chính trị của NN, liên quan đến việc thực hiện các chức năng của NN, được tiến hành trên cơ sở pháp lý.
- Gắn với sở hữu NN, chứa đựng nội dung KT-XH, quan hệ lợi ích khi NN tham gia phân phối các nguồn TC quốc gia Trong đó, lợi ích quốc gia, tổng thể được đặt lên
- Là công cụ huy động nguồn TC cho các nhu cầu chi tiêu và thực hiện sự cân đối thu chi tài chính của NN.
- Là công cụ điều tiết vĩ mô nền KT-XH:
+ Định hướng sản xuất kinh doanh, xác lập cơ cấu kinh tế hợp lý của nền kinh tế quốc dân
+ Điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, kiểm soát lạm phát + Điều tiết thu nhập nhằm đảm bảo công bằng xã hội - Là công cụ kiểm tra giám sát các hoạt động KT-XH.
1.2 Chi NSNN
1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của chi NSNN - Khái niệm:
+ Chi ngân sách nhà nước là việc phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng của Nhà nước theo những nguyên tắc nhất định.
Trang 6+ Chi NSNN là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính đã được tập trung vào NSNN và đưa chúng đến mục đích sử dụng Vì thế, chi NSNN là những việc cụ thể không chỉ đứng lại trên các định hướng mà phải phân bổ cho từng mục tiêu, từng hoạt động và từng công việc thuộc chức năng của Nhà nước.
- Đặc điểm:
+ Chi NSNN gắn với bộ máy Nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế chính trị, xã hội mà Nhà nước đảm đương trong từng thời kỳ.
+ Chi NSNN gắn với quyền lực của Nhà nước Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất quyết định quy mô, nội dung, cơ cấu chi NSNN và phân bố vốn NSNN cho các mục tiêu quan trọng nhất, bởi vì Quốc hội là cơ quan quyết định các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội của quốc gia Chính là cơ quan hành pháp, có nhiệm vụ quản lý, điều hành các khoản chi NSNN.
+ Hiệu quả chi NSNN khác với hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp , nó được xem xét trên tầm vĩ mô và là hiệu quả kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng…mà các khoản chi NSNN đảm nhận
+ Chi NSNN là những khoản chi không hoàn trả trực tiếp Các khoản chi cấp phát từ NSNN cho các ngành, các cấp, cho các hoạt động văn hóa, xã hội, giúp đỡ người nghèo Không phải trả giá hoặc hoàn trả lại cho Nhà nước Đặc điểm này giúp phân biệt các khoản chi NSNN với các khoản chi tín dụng Tuy nhiên, NSNN cũng có những khoản chi cho việc thực hiện chương trình mục tiêu mà thực chất là cho vay ưu đãi có hoàn trả gốc với lãi suất rất thấp hoặc không có lãi (chi giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo…)
+ Chi NSNN là một bộ phận cấu thành luông vận động tiền tệ và nó gắn liền với sự vận động của các phạm trù giá trị khác giá cả, tiền lương, tín dụng, thuế, tỉ giá hối đoái….
1.2.2 Phân loại chi NSNN
- Căn cứ vào nội dung các khoản chi
+ Chi đầu tư phát triển kinh tế:
• Là khoản chi quan trọng và thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi NSNN • Khoản chi này biểu hiện rõ vai trò của NN trong quản lý và điều tiết vĩ mô
nền kinh tế.
+ Chi phát triển sự nghiệp:
• Nó đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế xã hội • Đây là khoản chi nhằm phát triển các lĩnh vực sự nghiệp trong xã hội + Chi quản lý hành chính:
• Là khoản chi nhằm đảm bảo duy trì và cải tiến sự hoạt động của bộ máy nhà nước.
• Quy mô khoản chi này phụ thuộc thuộc vào quy mô bộ máy nhà nước và những nhiệm vụ bộ máy đảm nhận trong từng thời kỳ.
Trang 7+ Chi phúc lợi xã hội:
• Là khoản chi nhằm đảm bảo và nâng nâng cao đời sống về vật chất và tinh thần cho dân cư.
• Chi cho bảo hiểm xã hội, chi đảm bảo xã hội: trợ cấp cho người già yếu, tàn tật, trẻ mồ côi, thương bệnh binh,
+ Chi cho an ninh quốc phòng:
• Là khoản chi cho xây dựng, duy trì và cải tiến sự hoạt động của các lực lượng an ninh, quốc phòng
• Đầu tư cơ sở vật chất, trang bị phương tiện kỹ thuật và cấp kinh phí hoạt động hằng năm.
+ Chi khác: Chi trả nợ, chi viện trợ…
- Căn cứ vào mục đích chi tiêu
+ Chi cho tích lũy: chi đầu tư phát triển, chi dự trữ,
+ Chi cho tiêu dùng: chi lương, chi mua sắm hàng hóa, dịch vụ,
- Căn cứ vào tính chất phát sinh các khoản chi:
+ Chi thường xuyên:
• Thường mang tính chất chi cho tiêu dùng.
• NN không được sử dụng toàn bộ số thu từ thuế, phí và lệ phí để chia thường xuyên.
+ Chi đầu tư phát triển:
Là khoản chi nhằm tạo cơ sở vật chất kỹ thuật, có tác dụng làm cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển Thông thường là các khoản chi lớn, không mang tính ổn định, có tính tích luỹ, gắn với mục tiêu, định hướng, quy mô vốn phụ thuộc vào nguồn, tính chất…
+ Chi trả nợ và viện trợ:
Bao gồm các khoản chi để Nhà nước thực hiện nghĩa vụ trả nợ các khoản đã vay trong nước, vay nước ngoài khi đến hạn và các khoản chi làm nghĩa vụ quốc tế.
+ Chi dự trữ.
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chi NSNN - Bản chất chế độ XH:
+ Chế độ xã hội quyết định đến bản chất, định hướng phát triển KT - XH + Các quốc gia có chế độ xã hội khác nhau thì nội dung cơ cấu chi NSNN cũng
khác nhau.
- Sự phát triển của các lực lượng sản xuất:
+ Lực lượng sản xuất phát triển => nhu cầu vốn để phát triển kinh tế tăng lên.
Trang 8- Khả năng tích lũy của nền kinh tế: khi khả năng tích lũy trong nền kinh tế càng lớn thì khả năng chi đầu tư tích lũy càng cao.
- Mô hình tổ chức bộ máy NN và những nhiệm vụ KT-XH mà NN đảm nhiệm trong từng thời kỳ.
- Một số nhân tố khác: biến động kinh tế, chính trị, xã hội, giá cả, lãi suất, tỷ giá hối đoái…
1.2.4 Các nguyên tắc tổ chức chi NSNN
- Dựa trên khả năng các nguồn thu có thể huy động được để bố trí các khoản chi - Tiết kiệm và hiệu quả: các khoản chi NSNN thường mang tính bao cấp với khối lượng chi khá lớn nên dễ dẫn đến tình trạng dễ buông lỏng quản lý, lãng phí, kém hiệu quả.
- Tập trung có trọng: nguyên tắc này đòi hỏi việc công bố các khoản chi Ngân sách phải căn cứ vào và ưu tiên chi cho các chương trình phát triển KT - XH trọng điểm của nhà nước, tránh tình trạng đầu tư tràn lan, dàn trải, thiếu hiệu quả.
- NN và nhân dân cùng làm trong việc bố trí các khoản chi của NSNN, nhất là khoản chi mang tính chất phúc lợi xã hội.
- Phân biệt nhiệm vụ phát triển KT-XH các cấp theo luật để bố trí các khoản chi cho tích hợp.
- Kết hợp các khoản chi NSNN với việc điều hành khối lượng TT, lãi suất, tỷ giá hối đoái để tạo nên công cụ tổng hợp cùng các tác động, thực hiện các mục tiêu KT vĩ mô.
1.2.5.Vai trò của chi NSNN
- Chi NSNN góp phần phát triển nền kinh tế ổn định và bền vững - Chi NSNN quản lí vi mô toàn bộ nền KT-XH
- Điều tiết kinh tế, thúc đẩy kinh tế phát triển:
Ngân sách quốc gia là công cụ định hướng hình thành cơ cấu kinh tế mới, kích thích phát triển sản xuất kinh doanh và chống độc quyền Trước hết, Chính phủ
(CP) sẽ định hướng hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế đi vào quỹ đạo mà CP đã hoạch định để hình thành cơ cấu kinh tế tối ưu, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững Thông qua hoạt động chi NSNN, NN sẽ cung cấp kinh phí đầu tư cho cơ sở đó tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế (có thể thấy rõ tầm quan trọng của điện lực, viễn thông, hàng không đến hoạt động kinh doanh của các doạnh nghiệp).
Bên cạnh đó, việc cấp vốn hình thành các DNNN là một trong những biện pháp căn bản để chống độc quyền và tránh cho thị trường khỏi rơi vào tình trạng cạnh tranh không hoàn hảo Và trong những điều kiện cụ thể, nguồn kinh phí trong ngân sách cũng có thể được sử dụng để hôx trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp, đảm bảo tính ổn định về cơ cấu hoặc chuẩn bị cho việc chuyển sang cơ cấu mới hợp lý hơn.
Trang 9- Giải quyết vấn đề xã hội:
Chính sách ngân sách, cụ thể là chính sách thuế và chính sách chi ngân sách, góp phần làm giảm bớt sự chênh lệch quá lớn về thu nhập và tiền lương giữa những người làm việc trong khu vực sản xuất kinh doanh, khu vực hành chính, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng, giữa những người sống ở thành thị, nông thôn, miền núi, hải đảo nhằm ổn định đời sống của các tầng lớp dân cư trong phạm vi cả nước.
Nhà nước trợ giúp trực tiếp dành cho những người có thu nhập thấp hay cs hoàn cảnh đặc biệt như chi về trợ cấp xã hội, trợ cấp gián tiếp duoicws hình thức trợ giá cho các mặt hàng thiết yếu, các khoản chi phí để thực hiện chính sách dân số, chính sách việc làm, chống mù chữ,
- Góp phần ổn định thị trường chống lạm phát:
Đối với thị trường hàng hóa, hoạt động điều tiết của CP được thực hiện thông qua việc sử dụng các quỹ dự trữ Nhà nước (bằng tiền, ngoại tệ, các loại hàng hóa, vật tư chiến lược…) được hình thành từ nguồn thu của NSNN Một cách tổng quát, cơ chế điều tiết à khi giá cả của một loại hàng hóa đó được lên cao, để kìm hãm và chống đầu cơ, CP đưa dự trữ hàng hóa đó ra thị trường để tăng cung, trên cơ sở đó sẽ bình ổn giá scar và hạn chế khả năng tăng giá đồng loạt, gây lạm phát chung cho nền kinh tế Vfa khi giá cả của hàng hóa đó giảm mạnh, có khả năng gây thiệt hại cho người sản xuâts và tạo ra xu hướng di chuyển vốn sang lĩnh vực khác, CP sẽ bỏ tiền ra đe`ẻ mua hàng hóa đó theo một giá nhất định nhằm đảm bảo cho người sản xuất.
Đối với thị trường TT, thị trường vốn, thị trường sức lao động… hoạt động điều tiết của CP thông qua việc thực hiện một cách đồng bộ giữa các công cụ tài chính, tiền tệ giá cả… trong đó công cụ ngân sách với các biện pháp như phát hành công trái, chi trả nợ, các biện pháp chi tiêu dùng của CP cho toàn xã hội, đào tạo…
Còn khi có lạm phát xảy ra, giá cả hàng hóa tăng lên do cung mất cân đối (cung nhỏ hơn cầu) Chính phủ có thể sử dụng biện pháp thuế như tăng thuế dùng giảm thuế đối với đầu tư và thắt chặt chi tiêu của NSNN, nhất là các khoản chi cho tiêu dùng để nâng đỡ cung và giảm bớt cầu.
- Góp phần ổn định thị trường chống lạm phát:
NSNN là công cụ tài chính quan trọng nhất để cung ứng nguồn tài chính cho hoạt động của bộ máy nhà nước từ trung ương đến xã, phường ở nước ta, nguồn NSNN hầu như là nguồn duy nhất để phục vụ cho các hoạt động của bộ máy nhà nước đến các cơ quan quyền lực, cơ quan hành chính Nhà nước đến các cơ quan tư pháp NSNN còn cung ứng nguồn TC cho Đảng cộng sản lãnh đạo hoạt động, tài trợ cho các tổ chức xã hội mà nguồn tài chính của các tổ chức này không đảm bảo Như vậy chi NSNN có vai trò quan trọng trong việc quản lý và duy trì hệ thống chính trị của nước ta.
1.3 Bội chi và cân đối NSNN
1.3.1 Bội chi ngân sách nhà nước
Trang 101.3.1.1 Khái niệm
Bội chi ngân sách nhà nước là (Tổng số) chỉ lớn hơn (tổng số) thu trong năm ngân sách, tình trạng mất cân đối của ngân sách, phản ánh sự thiếu hụt của nền tài chính, thể hiện sự mất cân đối của ngân sách Bội chi ngân sách kéo dài sẽ rối loạn lưu thông tiền tệ và giá cả, dẫn đến lạm phát, ảnh hưởng xấu đến quá trình tái sản xuất toàn bộ nền kinh tế và đời sống của các tầng lớp nhân dân.
1.3.1.2 Phân loại
Theo Khoản 1 Điều 4 Nghị định 163/2016/NĐ-CP:
“1 Bội chi ngân sách nhà nước bao gồm bội chi ngân sách trung ương và bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh:
a) Bội chi ngân sách trung ương được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách trung ương và tổng thu ngân sách trung ương trong một năm ngân sách;
b) Bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh là tổng hợp bội chi ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương, được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách cấp tỉnh và tổng thu ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương trong một năm ngân sách.”
1.3.1.3 Các trường hợp bội chi ngân sách nhà nước
Tài chính công hiện đại phân loại bội chi ngân sách nhà nước thành hai loại: Bội chi cơ cấu
Bội chi chu kỳ 1.3.2 Cân đối NSNN 1.3.2.1 Khái niệm
Cân đối ngân sách Nhà nước phản ánh mối quan hệ tương tác giữa thu chi ngân sách nhà nước nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế – xã hội mà nhà nước đã đề ra ở tầm vĩ mô cũng như trong từng lĩnh vực và địa bàn cụ thể.
Nỗ lực cân đối ngân sách thể hiện ở việc Nhà nước cố gắng duy trì một ngân sách trong đó các khoản thu ngân sách bằng với các khoản chi ngân sách Do đó, không có thâm hụt ngân sách hay thặng dư ngân sách tồn tại.
1.3.2.2 Nguyên tắc quản lí cân đối NSNN
Theo Luật Ngân sách nhà nước năm 2002, cân đối ngân sách nhà nước được thực hiện theo các quy tắc sau:
- Tổng số thu từ thuế, phí và lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và góp phần tích lũy ngày càng cao vào chi đầu tư và phát triển, tiến tới cân bằng thu chi ngân sách nhà nước.
- Trong trường hợp có bội chi ngân sách nhà nước thì số bội chi phải nhỏ hơn số chi đầu tư phát triển.
Trang 11- Bội chi ngân sách nhà nước được bù đắp bằng nguồn vay trong nước và ngoài nước Vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước phải đảm bảo nguyên tắc không sử dụng cho tiêu dùng, chỉ sử dụng cho mục đích phát triển và đảm bảo bố trí ngân sách để chủ động trả hết nợ khi đến hạn.
- Ngân sách địa phương được cân đối theo nguyên tắc tổng số chi không được vượt quá tổng số thu
Trong trường hợp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhu cầu đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng thuộc phạm vi ngân sách cấp tỉnh đảm bảo, thuộc danh mục đầu tư trong kế hoạch 5 năm đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định, nhưng lại vượt quá khả năng cân đối của ngân sách cấp tỉnh năm dự toán thì được phép huy động vốn trong nước và phải cân đối ngân sách cấp tỉnh hàng năm để chủ động trả hết nợ khi đến hạn.
Mức dư nợ từ nguồn vốn huy động không vượt quá 30% vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong nước hàng năm của ngân sách cấp tỉnh.
1.3.3 Giải quyết bội chi và cân đối NSNN Đối với bội chi ngân sách trung ương
- Vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính phủ, công trái xây dựng Tổ quốc và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật;
- Vay ngoài nước từ các khoản vay của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế và phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường quốc tế, không bao gồm các khoản vay về cho vay lại.
Đối với bội chi ngân sách địa phương
- Chi ngân sách địa phương cấp tỉnh được bội chi; bội chi ngân sách địa phương chỉ được sử dụng để đầu tư các dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định;
- Bội chi ngân sách địa phương được bù đắp bằng các nguồn vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay lại từ nguồn Chính phủ vay về cho vay lại và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật;
- Bội chi ngân sách địa phương được tổng hợp vào bội chi ngân sách nhà nước và do Quốc hội quyết định Chính phủ quy định cụ thể điều kiện được phép bội chi ngân sách địa phương để bảo đảm phù hợp với khả năng trả nợ của địa phương và tổng mức bội chi chung của ngân sách nhà nước (Theo Luật Ngân sách nhà nước năm 2015)
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHI NSNN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY2.1 Chi NSNN giai đoạn 2018 - 2020
Trang 122.1.1 Thực trạng chi NSNN năm 2018 - 2020
QUYẾT TOÁN CHI NSNN, CHI NSTW VÀ CHI NSĐP THEOCƠ CẤU CHI NĂM 2018
(Kèm theo Quyết định số 1108/QĐ-BTC ngày 24 tháng 7 năm 2020 của Bộ Tài chính)
Đơn vị: Tỷ đồng
Ghi chú
(1) Đã bao gồm chi cải cách tiền lương (2) Số quyết toán nằm trong lĩnh vực (3) Không bao gồm bổ sung cho NSĐP (4) Bao gồm cả bổ sung từ NSTW
Quyết toán chi NSNN là 1.435.435 tỷ đồng, giảm 87.765 tỷ đồng, bằng 94,2% so với dự toán, chủ yếu do một số khoản chi triển khai chậm nên bị hủy dự toán hoặc chuyển nguồn sang năm sau chi tiếp theo quy định của Luật NSNN.
Quyết toán chi NSNN theo các nhiệm vụ chi chủ yếu như sau:
a) Chi đầu tư phát triển: quyết toán 393.304 tỷ đồng, bằng 97,9% so dự toán, chiếm 27,4% tổng chi NSNN.
b) Chi trả nợ lãi: quyết toán 106.584 tỷ đồng, bằng 94,7% so với dự toán.
c) Chi thường xuyên (bao gồm cả nguồn cải cách tiền lương): quyết toán 931.859 tỷ đồng, bằng 95,6% so với dự toán, chiếm 64,9% tổng chi NSNN.
Trong năm, các bộ, cơ quan trung ương, địa phương đã điều hành ngân sách bám sát mục tiêu, dự toán được giao Chính phủ đã bảo đảm kinh phí phòng, chống khắc phục hậu quả thiên tai; tăng kinh phí bảo đảm nhiệm vụ quan trọng và thực hiện chế độ, chính sách an sinh xã hội theo quy định.
QUYẾT TOÁN CHI NSNN, CHI NSTW VÀ CHI NSĐP THEOCƠ CẤU CHI NĂM 2019
Trang 13(Kèm theo Quyết định số 1592/QĐ-BTC ngày 19 tháng 8 năm 2021 của Bộ Tài chính) Đơn vị: Tỷ đồng
Ghi chú:
(1) Đã bao gồm chi cải cách tiền lương (2) Số quyết toán nằm trong lĩnh vực (3) Không bao gồm bổ sung cho NSĐP (4) Bao gồm cả bổ sung từ NSTW
Quyết toán chi NSNN là 1.526.893 tỷ đồng, giảm 106.407 tỷ đồng, bằng 93,5% so với dự toán, chủ yếu do một số khoản chi triển khai chậm nên bị hủy dự toán hoặc chuyển nguồn sang năm sau chi tiếp theo quy định của Luật NSNN Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã thực hiện chi ngân sách bám sát mục tiêu, dự toán được giao, ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện các chính sách an sinh xã hội.
Quyết toán chi NSNN theo các lĩnh vực chi chủ yếu như sau:
a) Chi đầu tư phát triển: quyết toán 421.845 tỷ đồng, bằng 97,8% so dự toán, chiếm 27,6% tổng chi NSNN.
b) Chi trả nợ lãi: quyết toán 107.065 tỷ đồng, bằng 85,7% so dự toán, chủ yếu do dư nợ trái phiếu Chính phủ và lãi suất bình quân phải trả lãi trong năm 2019 thấp hơn dự toán
c) Chi thường xuyên (bao gồm cả nguồn cải cách tiền lương): quyết toán 994.582 tỷ đồng, bằng 95,6% so với dự toán.
QUYẾT TOÁN CHI NSNN, CHI NSTW VÀ CHI NSĐP THEOCƠ CẤU CHI NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số 1420/QĐ-BTC ngày 15 tháng 7 năm 2022 của Bộ Tài chính) Đơn vị: Tỷ đồng