1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thảo luận pháp luật đại cương đề tài phân tích các yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật

24 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Việc phân tích các yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về nguyên nhân và hậu quả của các hành vi này, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc xây

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIViện Quản trị Kinh doanh

BÁO CÁO THẢO LUẬNHỌC PHẦN: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

Trang 2

17 Nguyễn Thị Thanh Chúc 23D100011 Chỉnh sửa videoDiễn viên chính 10 18 Phạm Thành Công 23D100012 Quay videoTìm thông tin 8 19 Lâm Phú Cường 23D100059 Tìm thông tin

20 Bùi Hoàng Anh Dũng 23D100060 Tìm thông tinLàm powerpoint 8 21 Nguyễn Tùng Dương(Nhóm trưởng) 23D100061 Viết kịch bảnDiễn viên chính 9 23 Hoàng Nguyễn Thành Đạt 23D100014 Tìm thông tinDiễn viên chính 9

25 Nguyễn Hữu Anh Đức 23D100063 Tìm thông tinDiễn viên 8 26 Dương Khánh Hà 23D100064 Tìm thông tinDiễn viên 8 27 Nguyễn Ngọc Hà 23D100065 Tìm và tổng hợp thông tin

28 Lại Duy Hải 23D100066 Tìm thông tinDiễn viên 8 29 Đỗ Thị Hằng 23D100067 Tìm thông tinDiễn viên chính 9 30 Nguyễn Thị Hằng 23D100068 Chỉnh sửa video

Diễn viên, thuyết trình 8

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Trang 3

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM 2 (Buổi 1)I Thời gian, địa điểm sinh hoạt

Thời gian: 20h00 ngày 30/1Địa điểm: Google Meet

II Thành viên tham gia

16 Nguyễn Quỳnh Chi

III Nội dung cuộc họp

- Phổ biển đề tài thảo luận

- Phân công nhiệm vụ cho các thành viên

Trang 4

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM 2 (Buổi 2)I Thời gian, địa điểm sinh hoạt

Thời gian: 21h00 ngày 29/2Địa điểm: Google Meet

II Thành viên tham gia

16 Nguyễn Quỳnh Chi

III Nội dung cuộc họp

- Lên ý tưởng kịch bản, viết kịch bản - Phân vai diễn, chốt cảnh quay

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, trước khi bắt đầu đề tài học phần Pháp luật đại cương, nhóm 2 chúng em xin được bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn tới nhà trường đã tạo điều kiện cho bọn em học tập, tiếp cận và rèn luyện môn học này Đặc biệt, chúng em muốn gửi lời tri ân sâu sắc đến Giảng viên Đỗ Thị Hoa, người đã trực tiếp giảng dạy, tận tình truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm quý báu của mình và giúp đỡ chúng em trong quá trình nghiên cứu và học tập.

Tuy nhiên, do thời gian có hạn cũng như vốn kiến thức còn hạn chế, bài báo cáo thảo luận của chúng em chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Nhóm chúng em rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét từ phía thầy cô cùng các bạn để bài thảo luận của nhóm được hoàn thiện về đạt được hiệu quả tốt hơn

Nhóm 2 chúng em xin chân thành cảm ơn !.

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 7

NỘI DUNG LÝ THUYẾT 8

I Vi phạm pháp luật 8

1.1 Khái niệm vi phạm pháp luật 8

1.2 Dấu hiệu của vi phạm pháp luật 8

1.3 Phân loại vi phạm pháp luật 9

II CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH VI PHẠM PHÁP LUẬT 10

2.1 Chủ thể của vi phạm pháp luật 10

2.2 Khách thể của vi phạm pháp luật 11

2.3 Mặt khách quan của vi phạm pháp luật 12

2.4 Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật 12

III VÍ DỤ MINH HỌA VÀ THỰC TRẠNG VI PHẠM PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM 13

3.1 Ví dụ minh họa về vi phạm pháp luật 13

3.2 Thực trạng vi phạm pháp luật ở Việt Nam 18

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG 20

TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

Trong xã hội, việc duy trì trật tự và tuân thủ pháp luật đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi và sự an toàn của mọi người Tuy nhiên, không tránh khỏi việc xuất hiện các hành vi vi phạm pháp luật, từ những vi phạm nhỏ nhất đến những tội phạm nghiêm trọng Việc phân tích các yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về nguyên nhân và hậu quả của các hành vi này, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng các biện pháp kiểm soát chúng.

Các yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật có thể rất đa dạng, từ các yếu tố cá nhân như tâm lý, giáo dục, đến các yếu tố xã hội như môi trường sống, hệ thống pháp luật và giám sát Hiểu rõ những yếu tố này sẽ giúp chúng ta tìm ra cách tối ưu hóa hệ thống pháp luật và xã hội để giảm thiểu vi phạm pháp luật.

Trong bài thảo luận này, chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích các yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật thông qua việc trình bày và minh họa ví dụ cụ thể Bằng cách này, chúng ta có thể nhận biết được những mô hình phổ biến của vi phạm pháp luật và tìm ra những biện pháp hiệu quả để ngăn chặn và giải quyết những hành vi trên.

Trang 8

NỘI DUNG LÝ THUYẾTI Vi phạm pháp luật

1.1 Khái niệm vi phạm pháp luật

Vi phạm pháp luật được định nghĩa là “hành vi trái pháp luật, có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ”.

1.2 Dấu hiệu của vi phạm pháp luật1.2.1 Hành vi xác định của con người

Vi phạm pháp luật trước hết phải là hành vi xác định của chủ thể, tức là hành vi đó phải được thể hiện ra thế giới khách quan bên ngoài, biểu hiện dưới dạng hành động và không hành động

Hành vi của con người phải mang tính nguy hiểm cho xã hội ở những mức độ nhất định thì mới bị coi là vi phạm pháp luật

Tính nguy hiểm cho xã hội thể hiện ở việc hành vi đó đã xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến các quyền, lợi ích cơ bản, chính đáng của nhà nước, tập thể, cá nhân hoặc các quan hệ xã hội được nhà nước xác lập và bảo vệ

Cần lưu ý những hành vi trái pháp luật được thực hiện do sự kiện bất ngờ hoặc trong tình thế cấp thiết, tức là chủ thể không thấy trước và không bắt buộc phải thấy trước hậu quả có thể xảy ra.

1.2.2 Trái pháp luật

Tính trái pháp luật của hành vi mà chủ thể thực hiện, thể hiện ra bên ngoài dưới dạng là hành vi đó đã gây thiệt hại, đe dọa đến các quan hệ xã hội được Nhà nước xác lập và bảo vệ

Chủ thể làm một việc mà pháp luật cấm VD: trộm cắp, giết người,… Chủ thể sử dụng quyền hạn vượt quá giới hạn mà pháp luật cho phép Chủ thể không thực hiện nghĩa vụ mà nhà nước bắt buộc VD: trốn thuế, không tố giác tội phạm,…

1.2.3 Có lỗi

Lỗi là thái độ tâm lý đối với hành vi vi phạm pháp luật do mình thực hiện và đối với hậu quả của hành vi ấy được thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý

Trang 9

1.2.4 Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện

Năng lực trách nhiệm pháp lý là khả năng của chủ thể vi phạm pháp luật, vào thời điểm thực hiện hành vi, họ hoàn toàn có khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội và hậu quả của hành vi mà mình thực hiện, khả năng điều khiển được hành vi, khả năng tự chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi của mình

1.3 Phân loại vi phạm pháp luật1.3.1 Vi phạm hình sự (tội phạm)

Là hình vi trái pháp luật được quy định trong pháp luật hình sự, có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại những quan hệ xã hội quan trọng nhất, theo quy định của pháp luật phải bị xử lí hình sự

Ví dụ: A phạm tội trộm cắp tài sản bị tòa án nhân dân huyện B xử phạt 5 năm tù giam A vi phạm pháp luật hình sự

1.3.2 Vi phạm hành chính

Là hành vi trải pháp luật, có lỗi, do cá nhân, tổ chức có năng lực pháp lí thực hiện, xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước mà không bị coi là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử lí hành chính.

Có thể nói, vi phạm hành chính là loại vi phạm có tính nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm Điều này về cơ bản có thể được thể hiện trên hai khía cạnh, một là, khách thể của vi phạm hành chính có tầm quan trọng đối với đời sống xã hội thấp hơn so với khách thể của tội phạm, hai là, tính chất và mức độ thiệt hại cho xã hội do vi phạm hành chính gây ra cũng thấp hơn tội phạm Ở Việt Nam hiện nay, vi phạm hành chính được quy định trong Luật xử lí vi phạm hành chính và các Nghị định về xử lí vi phạm hành chính trong các lĩnh vực cụ thể.

Ví dụ: A vượt đèn đỏ, vi phạm luật giao thông đường bộ A bị cảnh sát giao thông xử phạt 300.000 đồng theo quy định của nghị định 100/2019/NĐ-CP A vi phạm pháp luật hành chính.

1.3.3 Vi phạm kỷ luật

Là hành vi có lỗi do những chủ thể có năng lực trách nhiệm kỷ luật thực hiện, trái với các quy chế, quy tắc xác lập trật tự trong nội bộ một cơ quan, tổ chức, tức là không thực hiện đúng kỷ luật lao động, học tập, rèn luyện,… được đề ra trong cơ quan, tổ chức đó.

Trang 10

Chủ thể vi phạm kỷ luật chỉ có thể là cá nhân, tập thể có quan hệ ràng buộc (phụ thuộc) với cơ quan, tổ chức nhất định.

Ví dụ: Công ty A quy định trong nội quy rằng thời gian làm việc từ 8 giờ sáng đến 17 giờ chiều Chị X là nhân viên công ty A, chị thường xuyên đi làm muộn lúc 9 giờ sáng Hành vi này hoàn toàn do lỗi của chị X và trái với quy định công ty Chị X vi phạm kỷ luật.

1.3.4 Vi phạm dân sự

Là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm phạm quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân gắn với tài sản, quan hệ nhân thân phi tài sản Đây là vi phạm pháp luật trong trường hợp chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ của họ trong một quan hệ pháp luật dân sự cụ thể.

Ví dụ: A ký hợp đồng bán cho B toàn bộ sản lượng vải thiều của mùa vụ chính Đến mua vụ chính, A không bán cho B (vì giá vải thiều tăng cao) A vi phạm dân sự và phải bồi thường theo thỏa thuận trong hợp đồng đã ký hoặc theo pháp luật.

II CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH VI PHẠM PHÁP LUẬT2.1 Chủ thể của vi phạm pháp luật

Chủ thể của vi phạm pháp luật là những cá nhân hay tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lí đã có hành vi vi phạm pháp luật Năng lực trách nhiệm pháp lí của cá nhân được xác định trên cơ sở độ tuổi và khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của họ

Mọi tổ chức hợp pháp đều có năng lực trách nhiệm pháp lí, năng lực trách nhiệm pháp lí của tổ chức được xác định trên cơ sở địa vị pháp lí của tổ chức đó Pháp luật của các nhà nước khác nhau có thể có quy định khác nhau về năng lực trách nhiệm pháp lí cũng như cơ cấu chủ thể vi phạm pháp luật

Ở một số vi phạm pháp luật, chủ thể phải có những dấu hiệu hay điều kiện riêng Trong những trường hợp này, chủ thể vi phạm pháp luật được gọi là chủ thể đặc biệt Nếu không thỏa mãn những dấu hiệu hay điều kiện này thì chưa phải là vi phạm pháp luật trong trường hợp đó.

Năng lực trách nhiệm pháp lý của cá nhân thường được xác định dựa trên hai yếu tố:

Trang 11

+ Một là độ tuổi: chịu trách nhiệm pháp lý của cá nhân được quy định khác nhau với mỗi loại quan hệ pháp luật và thường phụ thuộc vào tầm quan trọng của quan hệ xã hội được ngành luật xác lập và bảo vệ.

Ví dụ: Luật hôn nhân và Gia đình quy định độ tuổi kết hôn đối với nữ là đủ 18 tuổi trở lên.

+ Hai là khả năng điều khiển hành vi: Khả năng nhận thức được tính chất pháp lý, nhận thức được hậu quả của hành vi và khả năng tự chịu trách nhiệm về hành vi của chủ thể.

2.2 Khách thể của vi phạm pháp luật

Khách thể của vi phạm pháp luật là những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ nhưng đã bị hành vi vi phạm pháp luật xâm hại Khách thể là yếu tố quan trọng phản ánh tính chất nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật

Một vi phạm pháp luật có thể xâm hại một hoặc nhiều khách thể, chẳng hạn hành vi trộm cắp xâm phạm quyền sở hữu; hành vi cướp vừa xâm hại sức khoẻ, tính mạng con người, vừa xâm hại quyền sở hữu cần phân biệt khách thể của vi phạm pháp luật với đối tượng tác động của vi phạm đó

Đối tượng tác động của vi phạm pháp luật là những bộ phận của khách thể, có thể là con người, các vật thể cụ thể, hoạt động của con người

Khách thể của vi phạm pháp luật có thể được chia ra như sau, có khách thể của vi phạm hình sự (khách thể của tội phạm), khách thể của vi phạm hành chính, khách thể của vi phạm dân sự, khách thể của vi phạm kỉ luật Ta còn có thể phân biệt: khách thể chung, khách thể loại và khách thể trực tiếp

 Khách thể chung của tội phạm: Khách thể chung của tội phạm là tổng hợp tất cả các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại

 Khách thể loại của tội phạm: Khách thể loại của tội phạm là nhóm quan hệ xã hội cùng tính chất được nhóm các quy phạm pháp luật hình sự bảo vệ và bị nhóm tội phạm xâm hại.

 Khách thể trực tiếp của tội phạm: Khách thể trực tiếp của tội phạm là quan hệ xã hội bị tội phạm cụ thể xâm hại mà sự xâm hại này phản ánh được đầy đủ tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm đó

Trang 12

Ví dụ: A trộm cắp điện thoại của B A đã xâm hại đến khách thể trực tiếp là quyền sở hữu tài sản của B và gây phương hại đến khách thể chung và khách thể loại là quyền sở hữu của công dân.

2.3 Mặt khách quan của vi phạm pháp luật

Mặt khách quan của vi phạm pháp luật là những biểu hiện bên ngoài của vi phạm pháp luật, bao gồm các yếu tố:

- Hành vi trái pháp luật: Là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành của một vi phạm pháp luật, nếu không có hành vi trái pháp luật thì sẽ không có hành vi trái pháp luật xảy ra Trong một vi phạm pháp luật có thể chỉ có một hành vi cũng có thể gồm nhiều hành vi trái pháp luật.

- Hậu quả (sự thiệt hại) gây ra cho xã hội của hành vi trái pháp luật: là những thiệt hại có thể là vật chất như tài sản bị tiêu hủy, thu nhập bị giảm sút có thể về tinh thần như danh dự bị xâm hại, quyền tự do bị ngăn cản trái phép hoặc những thiệt hại khác cho xã hội Sự thiệt hại là yếu tố rất quan trọng để đánh giá mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật Tuy nhiên, thiệt hại không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành của một vi phạm pháp luật.

- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và hậu quả mà nó gây ra cho xã hội: Hành vi trái pháp luật là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự thiệt hại cho xã hội và ngược lại, sự thiệt hại cho xã hội là hậu quả tất yếu của hành vi trái pháp luật.

Ngoài các dấu hiệu trên, mặt khách quan còn có các dấu hiệu khác như: thời gian, địa điểm vi phạm; công cụ, phương tiện vi phạm, cách thức vi phạm

2.4 Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật

Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật là những biểu hiện tâm lý bên trong của chủ thể vi phạm pháp luật, bao gồm các yếu tố:

- Lỗi của chủ thể vi phạm pháp luật: Lỗi là trạng thái tâm lý của chủ thể đối với hành vi vi phạm của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra Lỗi thể hiện thái độ tiêu cực của chủ thể đối với xã hội, là dấu hiệu bắt buộc ở tất cả các cấu thành vi phạm pháp luật Lỗi được chia thành hai loại: lỗi cố ý và lỗi vô ý + Lỗi cố ý trực tiếp: Chủ thể vi phạm nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra và mong muốn hậu quả đó xảy ra

Trang 13

Ví dụ: A và B có mâu thuẫn về vấn đề nhà đất A ra tay đánh B, gây thương tích với tỷ lệ thương tật là trên 20% Trong trường hợp này, hành vi ra tay đánh B của A là hành vi có lỗi cố ý trực tiếp.

+ Lỗi cố ý gián tiếp: Chủ thể vi phạm nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra, tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra

+ Lỗi vô ý vì quá tự tin: Chủ thể vi phạm nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra nhưng hi vọng, tin tưởng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được

Ví dụ: Anh A phóng nhanh vượt ẩu, vượt đèn đỏ và đâm trúng vào anh B gây thương tích.

+ Lỗi vô ý do cẩu thả: Chủ thể vi phạm không nhận thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra mặc dù có thể hoặc cần phải nhận thấy trước hậu quả đó

Ví dụ: sử dụng hình ảnh mà không tìm hiểu và mua bản quyền của tác giả khiến cho công ty bị kiện về việc vi phạm bản quyền và mất 1 khoản tiền bồi thường lớn - Động cơ vi phạm: là động lực thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật Có các động cơ như động cơ đê hèn, động cơ vụ lợi, động cơ báo thù…

III VÍ DỤ MINH HỌA VÀ THỰC TRẠNG VI PHẠM PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM

3.1 Ví dụ minh họa về vi phạm pháp luật3.1.1 Ví dụ 1

Tháng 9/2008, Bộ tài nguyên môi trường đã phát hiện ra vụ việc sai phạm của công ty Bột ngọt Vedan (Công ty TNHH Vedan Việt Nam).

Theo đó thì công ty Vedan đã hằng ngày sả nước thải bẩn (chưa qua xử lý) trực tiếp ra sông Thị Vải (Đồng Nai) suốt 14 năm qua kể từ khi đi vào hoạt động (1994): khoảng 45000m3/1tháng.

Hành động này gây ô nhiễm nặng cho dòng sông Thị Vải, gây chết các sinh vật sống ở sông này và ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe người dân ven sông…

Ngày đăng: 11/04/2024, 14:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w