1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ưu điểm, hạn chế của các yếu tố cấu thành văn hóa việt namvà các giải pháp phát triển nền văn hóa mang tính dân tộc,khoa học, đại chúng

12 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ưu điểm, hạn chế của các yếu tố cấu thành văn hóa Việt Nam và các giải pháp phát triển nền văn hóa mang tính dân tộc, khoa học, đại chúng
Tác giả Uy Vu Nguyen
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Đại Cương Văn Hóa Việt Nam
Thể loại Bài Tập Nhóm
Năm xuất bản 2020
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 221,14 KB

Nội dung

So sánh EVFTA với các FTA khác của Việt Nam...4CHƯƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA EVFTA TỚI NGÀNH THƯƠNG MẠIDỆT MAY CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI...4I.. Đề xuất giải pháp thúc đẩy hiệu quả hoạt đ

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM

ĐỀ BÀI: 06

Ưu điểm, hạn chế của các yếu tố cấu thành văn hóa Việt Nam

và các giải pháp phát triển nền văn hóa mang tính dân tộc,

khoa học, đại chúng

HÀ NỘI, 2020

Trang 2

1

BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ

THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM

Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà Nội

Nhóm số: 03 Lớp: N07 – TL2 Khoa: Ngôn Ngữ Anh Khoá: 44

Tổng số sinh viên của nhóm: 7

Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực hiện bài tập nhóm 3 với kết quả như sau :

ST

T

SV

HỌ VÀ TÊN ĐÁNH

GIÁ CỦA SV

SV KÝ TÊN

ĐÁH GIÁ CỦA GV

M (số)

ĐIỂM (Chữ)

GV (Ký tên)

Hà Nội, ngày 19 tháng 11 năm 2020

Kết quả điểm bài viết: NHÓM TRƯỞNG

Kết quả điểm thuyết trình:……….

Điểm kết luận cuối cùng:………

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 2

NỘI DUNG 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO 3

I Khái niệm FTA 3

II Nội dung của FTA 3

III Tác động của FTA 3

CHƯƠNG 2: HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - EU 3 I Định nghĩa EVFTA 4

II So sánh EVFTA với các FTA khác của Việt Nam 4

CHƯƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA EVFTA TỚI NGÀNH THƯƠNG MẠI DỆT MAY CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 4

I Tác động của EVFTA đối với kinh tế Việt Nam 5

II Cơ hội đối với ngành thương mại dệt may Việt Nam 5

III Thách thức đối với ngành thương mại dệt may Việt Nam 5

CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP 6

I Định hướng khi gia nhập EVFTA: 6

II Đề xuất giải pháp thúc đẩy hiệu quả hoạt động dệt may của doanh nghiệp 6

KẾT LUẬN 8

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 9

Trang 4

1

Trang 5

MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã tham gia ký kết nhiều Hiệp định thương mại với các tổ chức quốc tế và các quốc gia trên thế giới như: Hiệp định thương mại

tự do (FTA) giữa Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA), Việt Nam – Liên minh Á Âu (VN-EAEU FTA)…, trong số đó không thể không kể đến Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) Việt Nam là nước đang phát triển đầu tiên ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương có quan hệ thương mại tự do với EU Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU có hiệu lực, hàng hóa xuất khẩu sang EU sẽ được hưởng nhiều ưu đãi, góp phần nâng cao lợi thế cạnh tranh, mở rộng thị trường, thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển nói chung và các ngành hàng như nông sản, thủy sản; và nhất là ngành hàng dệt may Nhưng đi kèm với cơ hội là những thách thức không nhỏ đối với việc xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU Đó là những vấn đề cấp bách đòi hỏi chúng ta phải xem xét kỹ lưỡng sự tác động của EVFTA tới ngành dệt may của Việt Nam trong thời gian tới Và xuất phát từ lí do đó, chúng em đã tập trung nghiên cứu về chủ đề

“Tác động của EVFTA tới ngành dệt may Việt Nam”

Trong quá trình nghiên cứu, do kiến thức của chúng em còn hạn hẹp nên không thể tránh khỏi những sai sót Vì vậy em kính mong các quý thầy cô sẽ xem xét và góp

ý để giúp nhóm em có cái nhìn sâu sắc, hoàn thiện hơn về đề tài này Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Bài nghiên cứu gồm có 4 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về Hiệp định Thương mại Tự do

Chương 2: Hiệp định Thương mại Việt Nam - EU (EVFTA)

Chương 3: Tác động của EVFTA đến ngành thương mại dệt may của Việt Nam trong thời gian tới

Chương 4: Định hướng và giải pháp

Trang 6

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO

I Khái niệm FTA

Hiệp định thương mại tự do là một Hiệp ước thương mại giữa hai hoặc nhiều quốc gia Theo đó, các nước sẽ tiến hành theo lộ trình việc cắt giảm và xóa bỏ hàng rào thuế quan cũng như phi thuế quan nhằm tiến tới việc thành lập một khu vực mậu dịch

tự do

II Nội dung của FTA

 Các nội dung chính về thương mại hàng hóa thường được các nước thành viên thỏa thuận trong Hiệp định FTA gồm: thuế quan, hạn ngạch thuế quan, thuận lợi hóa thương mại, TBTs, SPSs, các biện pháp phòng vệ thương mại, RoO

 Các nội dung khác của FTA như thương mại dịch vụ, đầu tư, mua sắm chính phủ, sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh, phát triển bền vững, lao động và môi trường

III Tác động của FTA

 Tác động tĩnh: Tác động tĩnh được đo lường ở tác động tạo lập thương mại và tác động chệch hướng thương mại

 Tác động động: Tác động động chủ yếu đến từ các nỗ lực hội nhập ở mức độ sâu, vượt qua việc xoá bỏ hàng rào thương mại để can thiệp vào các hàng rào phía sau biên giới

CHƯƠNG 2: HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - EU

I Định nghĩa EVFTA

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) là một FTA thế hệ mới giữa Việt Nam và 28 nước thành viên EU EVFTA, cùng với Hiệp định Đối tác Xuyên

Trang 7

Thái Bình Dương (TPP), là hai FTA có phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay

II So sánh EVFTA với các FTA khác của Việt Nam

EVFTA là một hiệp định FTA “thế hệ mới”, toàn diện hơn so với các FTA mà Việt Nam đã ký kết, EVFTA bao trùm các cam kết trực tiếp và gián tiếp về thương mại và đầu tư So với các FTA trước mà Việt Nam và EU đã tham gia, EVFTA có những điểm mới như sau:

 Mức độ cắt giảm thuế quan: Mức độ cắt giảm thuế quan theo EVFTA cao hơn so

với cam kết trong AEC

 Quy tắc xuất xứ (Ro0): So với các FTA khác mà Việt Nam đã tham gia, quy định

về Ro0) trong EVFTA tương đối khó khăn với các nhà xuất khẩu dệt may của Việt Nam

 SPS, TBT, thuận lợi hóa thương mại và hải quan: EVFTA cũng quy định các hình

thức hợp tác để đảm bảo việc xây dựng và ban hành các quy định trong lĩnh vực này đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và không cản trở thương mại một cách bất hợp lý

 Dịch vụ và đầu tư: EVFTA cho phép các cam kết cao nhất trong các FTA đang

đàm phán tại thời điểm hiện tại được đưa vào thực hiện trong EVFTA

 Mua sắm công: Đây là lĩnh vực Việt Nam mở cửa cho EU cao hơn cam kết của

Việt Nam trong các hiệp định đã ký trước đó

 Cạnh tranh và DNNN: Cam kết về chính sách cạnh tranh theo EVFTA không chi

tiết bằng mức cam kết trong TPP DNNN cũng là một nội dung mới của EVFTA

so với các FTA mà Việt Nam đã tham gia trước đó (ngoại trừ TPP)

Trang 8

CHƯƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA EVFTA TỚI NGÀNH THƯƠNG MẠI DỆT MAY CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI

I Tác động của EVFTA đối với kinh tế Việt Nam

 EVFTA tác động đến tiến trình xây dựng thể chế thị trường hiện đại, hội nhập

quốc tế.

 Thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - EU, giúp mở rộng hơn nữa thị trường

cho hàng xuất khẩu của Việt Nam.

 EVFTA tác động đến tăng trưởng thông qua thu hút vốn đầu tư và mở rộng xuất

khẩu.

II Cơ hội đối với ngành thương mại dệt may Việt Nam

1 Hàng may mặc xuất khẩu sang EU tăng.

2 Nâng cao giá trị và chất lượng của sản phẩm

3 Hiệp định EVFTA mở ra cơ hội cho Việt Nam phát triển bền vững kinh tế mở

ra thế giới.

4 EVFTA sẽ giúp đẩy nhanh tốc độ và quy mô hợp tác, thương mại và đầu tư

giữa Việt Nam và EU, đồng thời mang lại rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp và người dân hai bên

III.Thách thức đối với ngành thương mại dệt may Việt Nam

1 Do trong thời gian chờ thuế được giảm về 0% theo lộ trình của EVFTA, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ không còn được hưởng mức thuế 9% của Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP)

Trang 9

2 Yêu cầu về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm: Trong khi ngành may chủ yếu

nhập khẩu nguyên vật liệu thì yêu cầu này thực sự là một bài toán khó cho các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may của nước nhà

3 Rào cản kỹ thuật đối với hàng hoá nhập khẩu từ phía EU rất chặt chẽ.

4 EVFTA đề cao tính minh bạch và trung thực: Nếu phía EU phát hiện doanh

nghiệp Việt Nam có hành vi cố tình gian dối hoặc vô tình gian dối về nguồn gốc hàng hóa, nguyên phụ liệu thì cả ngành may mặc sẽ phải chịu những chế tài trừng phạt từ

EU theo đúng thỏa thuận

5 Quy định về sở hữu trí tuệ, lao động và môi trường từ EVFTA: Phần lớn

doanh nghiệp Việt Nam còn khá thờ ơ với vấn đề sở hữu trí tuệ, trong khi đây là yêu cầu đặt ra hàng đầu của EU đối với bất kỳ hàng hóa tham gia vào thị trường này

6 Hàng Việt sẽ chịu sức ép cạnh tranh gia tăng từ hàng hóa, dịch vụ của EU ngay trên “sân nhà”

CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

I Định hướng khi gia nhập EVFTA:

- Tạo đòn bẩy cho tăng trưởng

- Đối với doanh nghiệp, yêu cầu lớn nhất là làm sao để hiểu được các cam kết phức tạp của EVFTA, cần có sự chuẩn bị, điều chỉnh hoạt động kinh doanh thích hợp để tận dụng các cơ hội, đồng thời đối mặt với các thách thức về hiệp định

- EVFTA được kì vọng góp phần làm GDP Việt Nam tăng thêm ở mức bình quân từ 2,18 – 3,25% (giai đoạn 2019-2023)

- Có thể nói gần 100% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu sau một lộ trình ngắn

Trang 10

- Ở phạm vi rộng hơn, doanh nghiệp cần chủ động tham gia vào quá trình các

cơ quan Nhà nước nội luật hóa các cam kết EVFTA để có được những quy định có lợi nhất cho mình

- Ở chiều ngược lại, hàng hóa của Việt Nam nhập từ các thành viên EU cũng

đa dạng

- Nhìn chung, EVFTA sẽ là động lực giúp các doanh nghiệp Việt Nam chủ động thúc đẩy tăng trưởng hàng hóa sang các nước thuộc nhóm EU

- Trong thời gian tới, chúng ta cần đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền phổ biến về EVFTA cho doanh nghiệp

II Đề xuất giải pháp thúc đẩy hiệu quả hoạt động dệt may của doanh nghiệp

 Về hệ thống pháp luật và chính sách:

 Luật hóa các quy định liên quan đến đầu tư

 Xây dựng chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Hỗ trợ doanh nghiệp thâm nhập và mở rộng thị trường mới thông qua các kênh hợp tác kinh tế, thương mại và xúc tiến đầu tư, bao gồm hỗ trợ, giải quyết các vấn đề khó khăn phát sinh trong các thị trường xuất khẩu

 Hài hòa hóa khung khổ pháp lý về kinh doanh, không phân biệt hình thức

sở hữu của doanh nghiệp

 Cải cách các thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan, xuất nhập khẩu

 Về phía doanh nghiệp, phải nâng cao nhận thức và năng lực tự hành động, cụ thể:

 Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động cập nhật thông tin về các cơ hội thị trường mà EVFTA mang lại Từ đó, đóng góp ý kiến trong quá trình đàm phán Hiệp định EVFTA để đảm bảo được lợi ích chính đáng

 Các doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế Việt Nam có thể liên doanh liên kết, để trở thành công ty con của các công ty xuyên quốc gia có thương hiện nổi tiếng của EU

 Doanh nghiệp phải nỗ lực đổi mới thiết bị công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua đổi mới trang thiết bị kỹ thuật, nâng cao chất lượng lao động, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh

Trang 11

 Các doanh nghiệp cần phải liên kết với nhau đầu tư hoặc thu hút đầu tư nước ngoài vào khâu nguyên liệu, cơ cấu lại ngành dệt may, các doanh nghiệp cần đoàn kết, sẵn sàng chia sẻ thông tin để vượt qua khó khăn và cùng phát triển

 Thiết lập mối quan hệ mật thiết với các trung tâm phân phối, siêu thị lớn trong thị trường EU thông qua các thương vụ Việt Nam tại EU, phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam, các đại sứ quán của các nước EU tại Việt Nam để xuất khẩu trực tiếp, giảm thiểu tình trạng xuất khẩu qua trung gian

 Bên cạnh việc xuất khẩu trực tiếp hay hình thức liên doanh xuất khẩu để thâm nhập thị trường EU, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cũng cần nghiên cứu tăng cường thâm nhập bằng hình thức đầu tư trực tiếp nhằm giảm bớt các rào cản phi thuế quan

 Đẩy mạnh quảng bá thương hiệu hàng may mặc Việt Nam trên thị trường EU

 Về phía Hiệp hội ngành nghề:

 Hiệp hội Dệt may Việt Nam cần tích cực tuyên truyền cung cấp thông tin về thị trường để các doanh nghiệp chuẩn bị

 Các hiệp hội nghề nghiệp cần thường xuyên tổ chức hội nghị, hội thảo để các thông tin về đối tác nhập khẩu được chia sẻ cho các doanh nghiệp để cùng nhau khai thác tốt nhất những lợi thế, đồng thời hạn chế tác động tiêu cực từ phía thị trường

KẾT LUẬN

Như vậy, qua phần tìm hiểu phía trên, chúng em thấy rằng EVFTA là hiệp định thương mại tự do song phương có tác động rất lớn đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành thương mại dệt may nói riêng, đây là hiệp định đang rất được quan tâm vì những lợi ích mà nó hứa hẹn mang lại Việt Nam là nước đang phát triển đầu tiên ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương có quan hệ thương mại tự do với EU Điều này khẳng định vai trò và vị thế chính trị quan trọng của Việt Nam trong khu vực, khẳng định Việt Nam - từ quốc gia đi sau trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, lần đầu tiên đã vươn lên trở thành nước đi đầu Song không vì thế mà Việt Nam quên

đi những thách thức rất khó khăn đang chờ đợi phía trước

Trang 12

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1) Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế, Nxb CAND,

Hà Nội, 2011

2) Nguyễn Đình Cung, Trần Toàn Thắng (Chủ biên), Hiệp định Thương mại tự do

Việt Nam – EU : Tác động thể chế và điều chỉnh chính sách ở Việt Nam, NXB Thế

giới, Hà Nội, 2017

3) Cổng thông tin điện tử Chính phủ, EVFTA được thông qua: Việt Nam từ quốc gia

đi sau thành nước đi đầu

4) Tác động của EVFTA tới nền kinh tế Việt Nam

Link: https://bit.ly/3aQsyFk

5) Việt Nam- EU (EVFTA)

Link: https://bit.ly/2xWG7EA

6) Nguyễn Tuấn (2016), Thừa Thiên Huế: Gỡ khó cho doanh nghiệp dệt may, Báo

Công Thương điện tử

7) ThS Trần Thị Thanh Thủy - Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp (2016), Xuất

khẩu hàng dệt may sang thị trường EU, cơ hội và những thách thức đặt ra.

8) Bá Ước (2019), Ký kết hiệp định EVFTA tác động như thế nào tới các ngành sản xuất tại Việt Nam?, Báo Nhịp Cầu Đầu Tư.

Link: https://bit.ly/3bZOePo

9) Hằng Trần (2020), Cơ hội cho dệt may vào khu vực, thị trường lớn, Bnews.

Link: https://bit.ly/2xR0K5c

Ngày đăng: 07/03/2024, 16:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w