Trang 1 BỘ TƯ PHÁPTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘIBÀI TẬP HỌC KỲMÔN:TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG Trang 2 Mục lục Mở đầu3Nội dung4I, Xúc cảm4 1,Định nghĩa 4 2,Phân biệt xúc cảm với tình cảm 4 3, Mối q
lOMoARcPSD|38544120 BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN:TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG ĐỀ BÀI: 13 Xúc cảm tức giận: Khái niệm, ưu điểm, hạn chế và cách giải quyết HỌ VÀ TÊN : NGUYỄN THU TRÀ MSSV: 452336 LỚP : NHÓM : 04 Hà Nội, 2021 Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 Nguyễn Thu Trà 452336 Mục lục Mở đầu 3 Nội dung 4 I, Xúc cảm 4 1,Định nghĩa 4 2,Phân biệt xúc cảm với tình cảm 4 3, Mối quan hệ giữa xúc cảm với tình cảm 5 4,Xúc cảm, tình cảm trong mối quan hệ với nhận thức 5 5,Vai trò của xúc cảm 5 II,Xúc cảm tức giận 6 1,Định nghĩa về tức giận 6 2,Nguyên nhân của sự tức giận 7 3,Biểu hiện của sự tức giận8 4,Hạn chế của sự tức giận 9 5,Ưu điểm của sự tức giận 11 6,Giải pháp cho sự tức giận 12 Kết luận 13 Danh mục tham khảo 14 Phụ lục 15 2 Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 Nguyễn Thu Trà 452336 Mở đầu - Trong quá trình sống và hoạt động của con người luôn có những mối quan hệ nhất định với môi trường xung quanh và chịu tác động của trạng thái cơ thể Những mối quan hệ đó có liên quan đến việc thỏa mãn hay không thỏa mãn những nhu cầu vật chất, tinh thần của bản thân Qua đó, con người thể hiện thái độ yêu ghét, tức giận, chán chường, mừng rỡ,… Tất cả các hiện tượng trên, trong tâm lý học gọi chung là xúc cảm, tình cảm.1 - Bất kể hoạt động nào của đời sống xã hội, đều chịu sự tác động của xúc cảm, tình cảm Trong đó, tình cảm có vai trò vô cùng quan trọng Nó có thể là động lực thúc đẩy, hoặc là nhân tố kìm hãm các hoạt động của con người Tuy nhiên, tình cảm được tổng hợp hóa, phát triển từ những xúc cảm, không có xúc cảm thì không có tình cảm Cho nên, xúc cảm cũng là một khái niệm quan trọng - Con người có vô số các trạng thái xúc cảm khác nhau: buồn, vui, chán ghét, dễ chịu, cáu gắt, tức giận,… Trong đó, xúc cảm tức giận là một trạng thái mà có lẽ không ai là không có trong hoạt động đời sống sinh hoạt thường nhật Mặc dù không phải là loại xúc cảm tích cực, song sự tức giận có thể xuất hiện ở tất cả mọi người trong một số tình huống bất khả kháng, rất khách quan và đương nhiên, nó không phải là không có ưu điểm Tuy vậy, sự tức giận đôi khi không đem lại nhiều điều tốt đẹp, cho nên vẫn cần phải có phương pháp để hạn chế tối đa - Do đó, em xin được lựa chọn xúc cảm tức giận cùng các khía cạnh của nó để phân tích trong bài tập của mình Do hiểu biết còn hạn chế, nên bài tập nếu có sai sót kính mong thầy cô xem xét bỏ qua cho em Em xin chân thành cảm ơn thầy cô! 1 Giáo trình Tâm lý học đại cương, Đại học Luật Hà Nội 3 Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 Nguyễn Thu Trà 452336 Nội dung I, XÚC CẢM: Định nghĩa và mối quan hệ với tình cảm 1 Định nghĩa xúc cảm “Xúc cảm là những rung động của con người trước một tình huống cụ thể, mang tính nhất thời, không ổn định” 2 Phân biệt xúc cảm và tình cảm “Tình cảm là những thái độ cảm xúc của một người đối với một người nào đó, nó mang tính chất ổn định hơn xúc cảm vì tình càm sẽ không diễn ra ngay tức thời mà phải trải qua một quá trình nhất định.” Tình cảm là sản phẩm cao cấp của sự phát triển xúc cảm trong những điều kiện xã hội nhất định Xúc cảm và tình cảm là hai khái niệm khác biệt: Xúc cảm Tình cảm Là một quá trình tâm lý Là một thuộc tính tâm lý Có tính nhất thời, phụ thuộc vào tình Có tính ổn định xác định huống đa dạng Luôn ở trạng thái hiện thực Thường ở trạng thái tiềm tàng Xuất hiện trước Xuất hiện sau Thực hiện chức năng sinh vật (giúp cơ Thực hiện chức năng xã hội (giúp con thể định hướng và thích ứng với tư người định hướng và thích nghi với xã cách một cá thể) hội với tư cách là một nhân cách) Gắn liền với phản xạ không điều kiện, Gắn liền với phản xạ có điều kiện, với với bản năng hệ thống tín hiệu thứ hai (ngôn ngữ) Có cả ở người và động vật Chỉ có ở con người Do đó, cần phân biệt được xúc cảm và tình cảm trong nghiên cứu tâm lý 4 Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 Nguyễn Thu Trà 452336 3 Mối quan hệ của xúc cảm với tình cảm Tuy có những khác biệt nhất định, song xúc cảm và tình cảm có mối liên hệ Xúc cảm là cơ sở của tình cảm: Tình cảm được tổng hợp hóa, động hình hóa và khái quát hóa dựa trên những xúc cảm Xúc cảm là biểu hiện của tình cảm: Tình cảm con người thưởng được ẩn náu bên trong, khi gặp một hoàn cảnh cụ thể nào đó, tình cảm được bộc lộ ra bên ngoài thông qua xúc cảm Tình cảm chi phối xúc cảm: Về cường độ, tốc độ và nội dung Xúc cảm và tình cảm gắn liền không tách rời nhau Mối liên hệ mật thiết với nhau 4 Xúc cảm, tình cảm và mối quan hệ với nhận thức Nhận thức là điều kiện cần thiết để xúc cảm tình cảm hình thành, củng cố và phát triển + Không có cảm giác, tri giác thì không có xúc cảm, tình cảm + Không có tư duy, tri thức thì không có tình yêu hay sự căm ghét + Để xây dựng xúc cảm tình cảm cần lưu ý nhận thức Xúc cảm tình cảm cũng là động lực chi phối mạnh mẽ đến nhận thức: + Có thể tích cực (động lực thúc đẩy hoạt động nhận thức, làm cho quá trình nhận thức nhạy bén hơn, kết quả của nó sâu sắc, đầy đủ hơn) + Có thể tiêu cực ( làm nhuốm màu, biến dạng kết quả của quá trình nhận thức, đôi khi làm cho con người ta u mê tăm tối, không nhìn ra lẽ phải, gọi là lấn át lí trí) 5 Vai trò của xúc cảm 5 Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 Nguyễn Thu Trà 452336 Đối với quá trình nhận thức của một con người, xúc cảm luôn là động lực thúc đẩy tiềm thức và hành động của mỗi chúng ta, kích thích sự tìm tòi và sáng tạo của mỗi người Đối với đời sống thường ngày, xúc cảm đóng vai trò quan trọng về cả tâm lý và sinh lý của mỗi người Xúc cảm chính là yếu tố đầu tiên thúc đẩy và hình thành nhu cầu về tình càm và những nhu cầu khác trong đời sống tinh thần của mỗi một người Trong công việc, xúc cảm giúp thúc đẩy con người, tạo đồng lực cho con người vượt qua mọi khó khăn trở ngại trong công việc Bởi nếu một người được thúc đẩy bởi yếu tố xúc cảm, người đó dẽ có tinh thần mạnh mẽ và có nhiều động lực hơn Từ đó có thể hoàn thành công việc và vượt qua những khó khăn một cách dễ dàng hơn Đồng thời, thông qua hoạt động của xúc cảm, tình cảm của con người sẽ có cơ hội nảy nở và trở nên phong phú hơn II, Xúc cảm tức giận 1, Khái niệm về tức giận Theo Medicinenet, tức giận hay giận dữ (anger có nguồn gốc từ ngôn ngữ cổ Bắc Âu) là một phản ứng cảm xúc liên quan đến việc tâm lý con người khi đang bị đe dọa Nhiều nhà khoa học phân tích tức giận theo ba phương thức, gồm nhận thức (đánh giá), phản ứng - tình cảm (sự căng thẳng), và hành vi (bỏ chạy và đối đầu) William DeFoore, một chuyên gia về quản lý tức giận, mô tả sự tức giận như một nồi áp suất, và chỉ tồn tại trong một thời gian nhất định Theo nhà tâm lý học chuyên nghiên cứu về sự giận dữ, tiến sĩ Charles Spielberger, giận dữ là 6 Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 Nguyễn Thu Trà 452336 “một trạng thái cảm xúc biến đổi theo cường độ từ việc hơi khó chịu cho đến cảm giác điên tiết, phẫn nộ” 2, Nguyên nhân của sự tức giận Có nhiều nguyên nhân, cả trong lẫn ngoài, khiến cơn giận dữ xuất hiện + Bạn có thể tức giận một người nào đó (chẳng hạn như đồng nghiệp hay sếp) hoặc trước một sự kiện xảy ra (tắc đường, chuyến bay bị trễ) + Cơn giận ập đến do bạn lo lắng hay suy nghĩ quá nhiều về một chuyện cá nhân + Ký ức về một thảm kịch hoặc một tình huống nào khiến bạn “nổi đóa” đã xảy ra trước đây cũng có thể kích thích cảm xúc giận dữ Cũng có nhiều người thường dễ nóng nảy, dễ tức giận hơn người khác, nguyên nhân xuất phát từ yếu tố sinh học, tâm lý Những người dễ nóng nảy sở hữu cùng một thứ mà một vài nhà tâm lý học gọi là khả năng chịu đựng sự thất vọng thấp, nghĩa đơn giản là họ cảm thấy họ không nên bị phụ thuộc vào sự thất vọng, bất tiện hay khó chịu Họ không dễ chấp nhận hoàn cảnh khó khăn và họ đặc biệt tức điên lên nếu tình huống dường như theo cách nào đó không công bằng, chẳng hạn, bị nhắc nhở vì một lỗi rất nhỏ Một yếu tố có lẽ là di truyền hoặc sinh lý học Có bằng chứng cho thấy một vài đứa trẻ sinh ra đã rất hay cáu bẳn, dễ giận dữ hoặc tự ái, và những dấu hiệu này thể hiện rất rõ ở giai đoạn đầu đời Một yếu tố khác có thể là văn hóa xã hội Giận dữ thường bị xem như tiêu cực; chúng ta được dạy rằng ổn thôi nếu thể hiện sự lo lắng, khủng hoảng hay các cảm xúc khác, nhưng sẽ không ổn nếu tức giận Kết quả, chúng ta không học được cách kiểm soát sự giận dữ hoặc thể hiện nó ra một cách đúng đắn 7 Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 Nguyễn Thu Trà 452336 Nền tảng gia đình cũng ảnh hưởng tới sự giận dữ Điển hình, những người dễ giận dữ thường được sinh ra trong những gia đình có nhiều xáo trộn, bất đồng và không có khả năng giao tiếp về mặt cảm xúc 3 Biểu hiện của sự tức giận Sự tức giận thường đi kèm những thay đổi về sinh lý như tăng nhịp tim, tăng huyết áp, và tăng nồng độ adrenaline và noradrenaline 2trong máu Một số người coi tức giận như là một cảm xúc gây nên một phần của phản ứng hoặc chiến đấu hoặc bỏ chạy Tức giận trở thành cảm giác chủ yếu về các mặt ứng xử, nhận thức và sinh lý khi một người lựa chọn có ý thức để hành động ngăn chặn ngay hành vi đe dọa của một thế lực bên ngoài Tổng thể, tức giận có thể có nhiều hậu quả về thể chất và tinh thần Theo Bách khoa thư mở, các biểu hiện bên ngoài của sự tức giận thường thấy trong nét mặt, ngôn ngữ cơ thể, phản ứng sinh lý, và có lúc trở thành hành vi gây hấn Con người nói riêng và các động vật nói chung thường hét to, căng cơ, nhe răng, và nhìn chằm chằm vào đối thủ Các hành vi liên quan với sự tức giận được thực hiện nhằm cảnh báo kẻ xâm lược ngừng ngay hành vi đe dọa Hiếm khi một cuộc ẩu đả thực sự xảy ra mà trước đó không có biểu hiện của sự giận dữ của ít nhất một trong những người tham gia Trong khi hầu hết những người nóng giận giải thích hưng phấn của họ như là một kết quả của “những gì đã xảy ra”, các nhà tâm lý học đã chỉ ra rằng một người tức giận có thể bị nhầm lẫn bởi vì tức giận làm giảm sút khả năng tự giám sát và khả năng quan sát khách quan Theo nhà tâm lý học chuyên nghiên cứu về kiểm soát cơn giận, tiến sĩ Jerry Deffenbacher thì một số người thực sự “nóng nảy” hơn những người khác; họ 2 Hoocmon có tác dụng trên thần kinh giao cảm, được sản xuất bởi cơ thể khi bạn sợ hãi, tức giận hay thích thú, cái làm cho nhịp tim của bạn đập nhanh hơn và cơ thể chuẩn bị cho những phản ứng chống lại nguy hiểm (Wikipedia) 8 Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 Nguyễn Thu Trà 452336 rất dễ tức giận và nhiều cảm xúc hơn người bình thường Cũng có những người không thể hiện cơn giận của họ một cách bốc đồng, nhưng lại thường xuyên khó chịu và cộc cằn Có người dễ tức giận không phải lúc nào cũng chửi rủa và vứt đồ đạc, nhưng đôi khi họ lại thu mình, hờn dỗi hoặc rơi vào trạng thái suy nhược 4 Hạn chế của sự tức giận Một số người cho rằng khi giận dữ thì cứ thoải mái “xả” thay vì kìm nén trong lòng và họ dùng lời biện minh này để làm tổn thương người khác Tuy nhiên “quá tự do” với cơn giận thực sự sẽ làm tăng sự giận dữ, công kích và cũng không giúp bạn (hoặc người bạn tức giận) giải quyết tình huống Thay vào đó, bạn sẽ mất đi mối quan hệ với người bị bạn làm tổn thương Chúng ta thường có câu nói: “Cả giận mất khôn” Câu này đúng trong nhiều trường hợp Trong một cuộc cãi vã hoặc tranh luận, nếu không kiểm soát được sự tức giận, để nó bùng phát ra thành lời nói và hành vi, thì hậu quả thường không mấy tốt đẹp Điển hình như các câu chuyện về bạo hành gia đình, chồng đánh vợ, bố mẹ đánh con; bảo mẫu đánh trẻ; anh em ruột chém giết nhau vì tranh chấp đất đai,… Như đã nói ở trên, việc để sự tức giận vượt quá giới hạn làm tổn thương người xung quanh, về vấn đề tinh thần, thậm chí thể trạng sức khỏe Nguy hiểm hơn là kết quả của những sự tức giận ấy là những cái giá rất đắt: đứng trước vành móng ngựa và trả giá cho tội lỗi của mình Chưa kể đến việc: “Giận cá chém thớt”, vì bức xúc việc cá nhân mà xả giận lên những người không liên quan xung quanh Ngoài ra, tức giận còn ảnh hưởng đến sức khỏe của cá nhân Tức giận không tốt cho sức khỏe Nó có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nếu không được xử lý đúng cách 9 Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 Nguyễn Thu Trà 452336 + Dễ bị tai biến mạch máu não: Theo một nghiên cứu, bạn có nguy cơ bị tai biến mạch máu não cao gấp ba lần Lý do có thể là cục máu đông hoặc xuất huyết não trong hai giờ đầu sau khi bộc phát + Làm suy yếu hệ miễn dịch: Một nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học thuộc Đại học Harvard (Mỹ) cho thấy nếu một người khỏe mạnh nổi giận chỉ vì nhớ lại những điều tức giận, sẽ có mức kháng thể miễn dịch A hạ xuống Đây là một kháng thể đóng vai trò quan trọng trong chức năng miễn dịch + Gây lo lắng: Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng sự tức giận làm trầm trọng thêm các triệu chứng của chứng rối loạn lo âu, là tình trạng trong đó một người lo lắng không kiểm soát được + Có thể dẫn đến trầm cảm: Nhiều nghiên cứu đã liên kết sự tức giận và trầm cảm, đặc biệt là ở nam giới + Có thể rút ngắn tuổi thọ: Các nhà nghiên cứu từ Đại học Michigan, Mỹ, đã thực hiện một nghiên cứu trong khoảng thời gian 17 năm và phát hiện ra rằng các cặp vợ chồng hay nổi giận với nhau, có tuổi thọ ngắn hơn so với cặp vợ chồng bình tĩnh xử lý vấn đề + Ảnh hưởng đến phổi: Nam giới dễ nổi giận, hơn có dung tích phổi kém hơn, theo một nghiên cứu được thực hiện bởi một nhóm các nhà khoa học của Đại học Harvard, Mỹ + Có nguy cơ bị đau tim: Trái tim bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự tức giận, vì các nghiên cứu cho thấy rằng một người tăng gấp đôi nguy cơ bị đau tim trong hai giờ sau khi cơn giận dữ bùng phát + Các chứng bệnh khác: đau đầu, tăng huyết áp, tự làm hại bản thân, mất ngủ, lòng tự trọng giảm 5 Ưu điểm của sự tức giận 10 Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 Nguyễn Thu Trà 452336 Chúng ta thường cho rằng việc tức giận có thể đánh thức phần “con” bên trong mỗi con người và có sức tàn phá khủng khiếp Tuy nhiên, mọi cảm xúc sinh ra đều có lý do riêng của nó Các nhà khoa học đã phát hiện ra thực chất việc tức giận lại có thể mang tới những "lợi ích" không ngờ + Giận dữ giúp ích trong cuộc thương lượng: Bởi lẽ chúng ta có xu hướng thận trọng hơn khi có ai đó nổi giận Do vậy nếu bạn có thể thể hiện thái độ không hài lòng, điều này sẽ khiến đối phương cố gắng đưa thêm những quyền lợi và nhượng bộ bạn hơn + Giận dữ giảm tỉ lệ tội phạm: 80% nam sinh trung học chơi các trò bạo lực đẫm máu và cũng trong cùng thời gian đó, tỷ lệ tội phạm có dấu hiệu giảm Số lượng thanh thiếu niên phạm tội giảm hơn một nửa kể từ năm 1994 Trong khi đó, doanh số bán ra của các các trò chơi điện tử được cho là “đục khoét tâm hồn” lại tăng gấp đôi kể từ năm 1996 Nghiên cứu tập trung vào đối tượng trẻ em có dấu hiệu trầm cảm đã phát hiện ra rằng trò chơi điện tử bạo lực có tác dụng nhẹ trong việc giúp con người trở nên bình tĩnh hơn, làm gảm xu hướng bạo lực và các hành vi bắt nạt + Giận dữ giúp tăng tính sáng tạo: Việc cáu giận vừa có thể tiếp thêm sức mạnh và mang lại cho con người một quá trình suy nghĩ linh hoạt và bớt cứng nhắc Về cơ bản, trạng thái giận dữ sẽ khiến bạn giải quyết cùng một vấn đề nhưng với phương pháp hoàn toàn khác so với khi bình tĩnh + Tranh cãi đôi khi tốt cho mối quan hệ : Đôi khi việc tha thứ không thể chữa lành nỗi đau mà chỉ khiến sự việc trở nên tồi tệ hơn Những người nổi điên lên sẽ cho đối phương biết rằng, hành vi của họ là không thể chấp nhận và họ cần chấm dứt việc đó + Cơn giận giúp giải phóng đầu óc: Khi bạn phải đối mặt với một tình huống căng thẳng, việc giận dữ sẽ giúp bạn có cảm giác mình đang nằm trong tầm 11 Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 Nguyễn Thu Trà 452336 kiểm soát và thấy lạc quan hơn về tương lai Giận dữ có thể giúp chúng ta xử lí tốt trong những tình huống cực kì căng thẳng + Tức giận giúp tạo động lực: Sự giận dữ là một trong những loại lực truyền động có thể thúc đẩy bạn đạt được điều bạn muốn hoặc thúc đẩy những người khác đạt được điều gì đó Nếu bạn nổi giận vì đã không đạt được điều gì, sự giận dữ có thể là cú hích để bạn tiến tới Tương tự, bạn có thể “nổi đóa” với ai đó và ép họ thực hiện điều mà bạn muốn họ làm 6 Giải pháp cho sự tức giận Thư giãn: Các kỹ thuật thư giãn đơn giản như thở sâu hay tưởng tượng ra những hình ảnh tạo cảm giác thư giãn rất có ích Cụ thể như hít thở sâu từ cơ hoành, hình ảnh hóa, tưởng tưởng 1 trải nghiệm khiến bạn thấy thoải mái, tập các bài yoga nhẹ nhàng giúp giãn cơ và lấy lại sự bình tĩnh Tái cấu trúc ý thức: Khi bạn giận dữ, suy nghĩ của bạn sẽ bị phóng đại lên và rất kinh khủng Hãy thử thay thế những suy nghĩ này với những suy nghĩ lý trí hơn Hãy nhắc nhở bản thân rằng giận dữ không giải quyết được bất cứ điều gì cả và nó cũng chẳng làm bạn cảm thấy tốt hơn Thế nên, đừng để cảm xúc lấn át Khi không thể có được thứ bạn muốn, bạn sẽ trải qua những phản ứng bình thường – thất vọng, chán ngán, tổn thương – nhưng không phải là giận dữ Giải quyết vấn đề: Hãy lập một kế hoạch và kiểm tra sự tiến bộ của bạn với việc kiểm soát vấn đề Cố gắng hết sức có thể nhưng không phải là trừng phạt chính bạn nếu không nhìn thấy sự tiến bộ Nếu bạn có thể tiếp cận cơn giận với ý định, nỗ lực cao nhất và nghiêm túc đối mặt với nó thì sẽ có ít khả năng bạn mất kiên nhẫn Cải thiện giao tiếp: Đừng nói thứ xuất hiện đầu tiên trong đầu bạn, hãy chậm lại và suy nghĩ cẩn thận về điều bạn muốn nói Đồng thời, lắng nghe cẩn thận điều mà người khác đang nói và dành thời gian cân nhắc trước khi đưa ra câu trả 12 Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 Nguyễn Thu Trà 452336 lời vì lắng nghe cũng giúp xua tan sự giận dữ Hãy giữ cho sự thoải mái, thư giãn làm chủ cuộc sống của bạn Thay đổi môi trường :Đôi khi những người xung quanh gần gũi nhất với bạn có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu và bực tức hoặc ngay vấn đề và trách nhiệm làm bạn cảm thấy thêm nặng nề và khiến bạn rơi vào một “chiếc bẫy” nơi mà tất cả mọi người và đồ đạc xung quanh hình thành nên chiếc bẫy đó Hãy dành cho bản thân một sự nghỉ ngơi Bạn có thể lên kế hoạch cho những thời điểm trong ngày mà bạn biết là đặc biệt căng thẳng Một vài cách kiểm soát cơn giận khác : Thời điểm: hãy thử thay đổi thời điểm mà bạn nói về những vấn đề quan trọng để các cuộc nói chuyện không biến thành cuộc tranh cãi Yếu tố hài hước:có thể giúp làm giảm nhẹ cơn giận theo nhiều cách Đầu tiên, nó có thể giúp bạn có góc nhìn cân bằng hơn, thứ hai là chỗ dựa để giải quyết những vấn đề căng thẳng Né tránh: Đừng nhìn vào thứ làm bạn bực tức Điều quan trọng là bạn cần giữ sự bình tĩnhvà tìm kiếm những giải pháp thay thế khác Kết luận 13 Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 Nguyễn Thu Trà 452336 14 Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 Nguyễn Thu Trà 452336 15 Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 Nguyễn Thu Trà 452336 16 Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 Nguyễn Thu Trà 452336 Luật hoàng phi, so sánh xúc cảm và tình cảm https://luathoangphi.vn/xuc-cam-la-gi-so-sanh-xuc-cam-va-tinh-cam/ Bài giảng xúc cảm tình cảm của thạc sĩ Bùi Kim Chi Đại học Luật Hà Nội http://www.timtailieu.vn/tai-lieu/tam-ly-hoc-dai-cuong-bai-6-xuc-cam-tinh-cam-48508/ Sức khỏe và đời sống : Góc nhìn y học về sự tức giận https://suckhoedoisong.vn/su-tuc-gian-cua-con-nguoi-duoi-goc-nhin-y-hoc-n159133.html Blog Form your soul : Hiểu về sự giận dữ https://www.formyoursoul.com/hieu-ve-su-gian-du/ Báo thanh niên : Cơn tức giận gây hại cho sức khỏe như thế nào? https://thanhnien.vn/suc-khoe/con-gian-du-gay-hai-cho-suc-khoe-nhu-the-nao-1111647.html 17 Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com)