Trang 3 MỤC LỤCYMỞ ĐẦU...1CHƯƠNG 1 Lý thuyết về phong cách lãnh đạo...21.Khái niệm...21.1Phân loại các phong cách lãnh đạo phổ biến nhất...2CHƯƠNG 2...91.Phong cách lãnh đạo độc đoán...9
Trang 1BỘ NỘI VỤ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
TÊN ĐỀ TÀI ĐÁNH GIÁ ƯU ĐIỂM, HẠN CHẾ CỦA TỪNG KIỂU PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO TỪ ĐÓ XÁC ĐỊNH CĂN CỨ LỰA CỌN PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA NGƯỜI QUẢN LÝ. BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN
Học phần: Tâm lý học quản lý
Mã phách:
Hà Nội – 2022
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình từ khi bắt đầu học tập tại trường, em
đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ từ phía thầy, cô, bạn bè Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong Trường Đại học Nội Vụ đã truyền đạt tri thức cho chúng em Em xin gửi lời cảm ơn đến thầy, cô trong khoa Quản trị nguồn nhân lực đã luôn chỉ bảo tận tình chúng
em trong suốt quá trình học tập Trong quá trình khảo sát và nghiên cứu em đã gặp khá nhiều khó khăn, mặt khác do trình
độ nghiên cứu còn hạn chế và những nguyên nhân khác nên
dù cố gắng song bài tiểu luận của em không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô trong trường
Những ý kiến đóng góp của mọi người sẽ giúp em nhận ra hạn chế và qua đó em có thêm những nguồn tư liệu mới trên con đường học tập cũng như nghiên cứu sau này
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3MỤC LỤC
Y
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 Lý thuyết về phong cách lãnh đạo 2
1 Khái niệm 2
1.1 Phân loại các phong cách lãnh đạo phổ biến nhất 2
CHƯƠNG 2 9
1 Phong cách lãnh đạo độc đoán 9
2 Phong cách lãnh đạo dân chủ 9
3 Phong cách lãnh đạo tự do 10
Trang 4MỞ ĐẦU
Tổ chức là hình thức liên kết cụ thể giữa con người với con người để thực hiện một nhiệm vụ chung hoặc nhằm đạt được mục tiêu nhất định Tập hợp người trong tổ chức không phải là một tập hợp hỗn độn mà là một tập hợp có trật tự , theo những nguyên tắc nhất định , có cơ cấu tổ chức , có sự
bố trí , xắp xếp , phân công , phối hợp Chính sự phân công , phối hợp ấy tạo nên sức mạnh đặc biệt của tổ chức , như V.I.Lê-nin đã chỉ rõ “ Tổ chức làm cho sức mạnh tăng thêm gấp 10 lần “
Cách thức tô chức tốt sẽ đặt mỗi cá nhân thành viên vào đúng chỗ dành cho mình , làm cho mỗi cá nhân phát huy tối
đa khả năng bộc lộ , khơi dậy những khả năng còn tiềm ẩn Không những thế , cách thức tổ chức còn gắn kết các cá nhân trong sự hợp tác chặt chẽ , khai thác triệt để năng lực đồng sáng tạo của các thành viên trong 1 nhóm , một tổ chức
và trong toàn thể cộng đồng Sớm nhận ra sức mạnh to lớn của tổ chức và vai trò quan trọng của công tác tổ chức Trên bình diện nhân loại , các tác phẩm ở thế kỷ XVI của triết ra người Ý Niccolo Machiavelli đã đặt nền móng cho việc nghiên cứu tổ chức sau này Tuy nhiên , phải đến thế kỷ XVIII mới có các lý luận về tổ chức đánh dấu sự ra đời của khoa học tổ chức Các lý thuyết tổ chức hiện đại được phát triển mạnh mẽ
từ đầu thế kỷ XX , đặc biệt sau chiến tranh thế giới thứ hai
Lý thuyết tổ chức là một hệ thống các quy tắc nghiên cứu cấu trúc và thiết kế tổ chức Lý thuyết tổ chức mô tả cách thức thiết kế tổ chức như thế nào và đưa ra những phương hướng xây dựng các hệ thống quy tắc nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức
Trang 5Ngày nay trong quá trình đổi mới và đi lên không ngừng của thời hội nhập ,trước những cơ hội và thách thức lớn ,
quản lý tổ chức đã trở thành nhân tố hàng đầu của một nền sản xuất và kinh doanh hiện đại , không ai phủ nhận vai trò quan trọng to lớn của thuyết quản lý tổ chức nhằm đảm bảo
sự tồn tại ,hoạt động bình thường và phát triển trong đời sống sinh kế xã hội Vì vậy nên em chọn đề tài nghiên cứu là
“Trong bối cảnh hiện này nên ưu tiên xây dựng tổ chức theo lý thuyết cơ học hay lý thuyết hữu cơ “ Kính mong
sự góp ý của các thầy cô trong khoa để bài viết của em được đầy đủ , hoàn thiện hơn !
CHƯƠNG 1
LÝ THUYẾT VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO
1 Khái niệm
- Phong cách lãnh đạo là phương thức và cách tiếp cận của một nhà quản trị, nhà lãnh đạo để đề ra các
phương hướng, thực hiện các chủ trương, chiến lược,
kế hoạch và tạo động lực làm việc tích cực cho nhân viên Dưới góc nhìn của một nhân viên, phong cách lãnh đạo thường được thể hiện qua các hành động, cử chỉ và nét mặt hoặc rõ ràng hoặc ngầm ý từ chính người lãnh đạo của họ
Trang 6- Vai trò ủa phong cách lãnh đạo: phong cách lãnh đạo chính là yếu tố có tác động trực tiếp đến hiệu quả quản lý của người quản trị, đến việc tập hợp và thu hút những người thừa hành trong quá trình thực hiện các mục tiêu quan trọng của tổ chức, doanh nghiệp
- Phong cách lãnh đạo là hệ thống những phương
pháp quản lý nhân sự, quản lý doanh nghiệp được người lãnh đạo sử dụng để tác động đến những nhân viên dưới quyền mình
1.1 Phân loại các phong cách lãnh đạo phổ biến
nhất
- Phong cách lãnh đạo độc đoán
- Phong cách lãnh đạo dân chủ
- Phong cách lãnh đạo tự do
1.1.1 Phong cách lãnh đạo độc đoán
Phong cách lãnh đạo độc đoán là kiểu quản lý theo mệnh
lệnh độc đoán được biểu hiện đặc trưng bằng việc mọi quyền lực trong tổ chức đều tập trung vào tay một người quản lý, người lãnh đạo Họ quản lý tổ chức, doanh nghiệp bằng ý chí của mình, trấn áp, bác bỏ ý chí và sáng kiến của mọi thành viên trong tập thể
* Ưu điểm
Các quyết định đều được đưa ra một cách nhanh chóng
và dứt khoát dưới phong cách lãnh đạo độc đoán của
nhà quản trị.
Người lãnh đạo trực tiếp quản lý mọi vấn đề của doanh nghiệp, tránh tình trạng dồn đọng các công việc trong từng bộ phận.
Các nhà quản trị có phong cách lãnh đạo độc
đoán sẽ có sức ảnh hưởng lớn khiến các cá nhân trong
tổ chức buộc phải thực hiện mọi nhiệm vụ được giao đúng thời hạn quy định.
Trang 7 Các thành viên trong tổ chức phải thường xuyên cập nhật và trau dồi các kiến thức, kỹ năng mềm để thực hiện các nhiệm vụ được giao một cách hiệu quả.
* Nhược điểm
Người có phong cách lãnh đạo độc đoán này thường bị đánh giá là bảo thủ và độc tài Hoặc đôi khi trong nội bộ doanh nghiệp sẽ xảy ra các mâu thuẫn, bất đồng quan điểm giữa các thành viên.
Các nhà lãnh đạo độc đoán thường không quan tâm đến
ý kiến của người khác nên sẽ dễ khiến cho nhân viên của mình bị nản chí, cảm thấy không được coi trọng
Đôi khi phong cách lãnh đạo độc đoán đã bỏ qua các giải pháp sáng tạo cho các vấn đề, không tiếp thu cái mới, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của tổ chức.
1.1.2 Phong cách lãnh đạo dân chủ
Phong cách lãnh đạo dân chủ là trong quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp có sự đóng góp, tham gia hay lãnh đạo được phân chia cho nhiều người Các thành viên của tổ chức sẽ đóng góp nhiều hơn trong quá trình đưa
ra ý tưởng.
Tuy nhiên, người lãnh đạo vẫn là người đưa ra quyết định cuối cùng nhưng mọi thành viên trong doanh nghiệp, tổ chức đều
có cơ hội đóng góp ý kiến, trao đổi tự do và thảo luận Nhà quản trị sẽ có trách nhiệm lắng nghe và lựa chọn ý kiến tối ưu nhất để áp dụng thực hiện.
* Ưu điểm
Tạo ra sự tin tưởng và tôn trọng giữa các thành viên tham gia vào tổ chức.
Các thành viên cùng được truyền cảm hứng để hành động và đóng góp sức lực mình cho tổ chức, doanh nghiệp Các nhà quản trị giỏi cũng có xu hướng tìm kiếm, học hỏi những ý kiến mới, đa dạng để phát triển tổ chức.
Trang 8Áp dụng cách quản lý nhân sự này sẽ tạo ra sự gắn kết và mang đến năng suất lao động cao hơn.
* Nhược điểm
Các quyết định phải được thông qua nhiều người, không thể được đưa ra một cách nhanh chóng, dứt khoát
Các thành viên thuộc nhóm thiểu số sau mỗi lần đưa ra quyết định sẽ dễ bị nản chí, không còn tinh thần làm việc.
1.1.3 Phong cách lãnh đạo tự do
Phong cách lãnh đạo tự do là cách quản lý nhân sự mà nhà lãnh đạo sẽ cho phép các nhân viên của mình được quyền ra quyết định, nhưng phải tự chịu trách nhiệm đối với những quyết định được đưa ra Nhân viên cần có khả năng phân tích tình huống tốt và xác định được cách xử lý tình huống tối ưu nhất.
* Ưu điểm
Không khí trong tổ chức, doanh nghiệp thường thân thiện, định hướng nhóm phát triển nhanh chóng, bền vững.
* Nhược điểm
Năng suất lao động thấp vì người lãnh đạo không trực tiếp kiểm soát nội bộ chặt chẽ.
Chức năng và các quyết định quản lý hoàn toàn do thành viên của tổ chức quyết định, sẽ gây ra nhiều tranh cãi trong nội bộ.
Thiếu người lãnh đạo tổ chức sẽ gây ra rối loạn, các nhóm sẽ nhỏ lẻ, không tối ưu.
Trang 91.1.4 Các yếu tố hình thành phong cách lãnh đạo
Tố chất thiên bẩm
Có rất nhiều người khi vừa sinh ra đã mang trong mình tố chất thiên bẩm ngay từ nhỏ Đây là sự tác động của nhiều yếu tố như: gen, môi trường, hoặc có thể tùy duyên.
Tác động từ gia đình
Gia đình là một yếu tố tác động trực tiếp đến việc hình thành các phong cách lãnh đạo và cách quản lý nhân
sự của một người quản trị tài ba Không phải gia đình có
truyền thống lãnh đạo thì con trẻ sinh ra sẽ là lãnh đạo, cũng như không phải cha mẹ nông dân thì sinh con ra phải
là nông dân Sự ảnh hưởng của gia đình đến phong cách lãnh đạo là từ khí chất của người cha, người mẹ, từ nếp sống, sinh hoạt hằng ngày của mọi người.
Một người được sinh ra và lớn lên trong gia đình hòa thuận, vui vẻ sẽ có xu hướng lãnh đạo theo phong cách tự do hoặc dân chủ và ngược lại với một người từ khi còn nhỏ đã tiếp xúc với những mâu thuẫn gia đình thì thường có xu hướng theo phong cách lãnh đạo độc đoán.
Tố chất thiên bẩm của người làm lãnh đạo không thể thay đổi mà chỉ có thể được điều chỉnh, rèn giũa qua thời gian Nhiều người sinh ra cả đời chỉ được làm nhân viên nhưng
có người sinh ra đã là người quản lý Như vậy tố chất thiên bẩm là yếu tố đầu tiên hình thành các phong cách lãnh đạo.
Quá trình học tập
Trang 10Những người làm lãnh đạo và có cách quản lý nhân sự giỏi thường là người có năng lực học tập khá tốt Họ trau dồi toàn bộ kiến thức trong cuộc sống vào phong cách lãnh đạo của mình và áp dụng trong việc quản lý một tổ chức, doanh nghiệp.
Tuy nhiên trong một số trường hợp hy hữu khi có người không học hành tử tế nhưng lại trở thành nhà lãnh đạo tài
bà, có phong cách lãnh đạo chuyên nghiệp thì chỉ có thể là
họ đã qua một màn lột xác cực đỉnh Đa phần những nhà lãnh đạo trong trường hợp này đều có yếu tố thiên bẩm hỗ trợ.
Quá trình làm việc
Các phong cách lãnh đạo chuyên nghiệp và cách quản lý nhân sự tuyệt vời thường được hình thành từ quá trình tích lũy kiến thức, học hỏi kinh nghiệm khi làm việc lại các vị trí
từ nhân viên đến người người lãnh đạo.
Những năm đầu tiên họ làm việc dưới vai trò là nhân viên, phong cách lãnh đạo sẽ bị tác động bởi môi trường làm việc, những đồng nghiệp, lãnh đạo của họ Một yếu tố
không thể không nhắc đến là những áp lực và khó khăn trong công việc của họ Khi người nhân viên có thể vượt qua hết mọi thử thách và khó khăn trong công việc thì con đường trở thành lãnh đạo sẽ không còn xa.
Thông qua quá trình làm việc của một người, và văn hóa doanh nghiệp nơi người đó cống hiến, ta có biết được
những đặc điểm trong từng giai đoạn của một nhân viên dưới sự quản lý của người khác Từ đó, khi bạn trở trở
thành người quản lý, bạn sẽ biết cách để nhìn nhận các vấn
đề của nhân viên cấp dưới, thay đổi, để hoàn thiện cách quản lý nhân sự, phong cách lãnh đạo và cũng chính là hoàn thiện bản thân mình hơn.
Ảnh hưởng từ người đi trước
Trang 11Một công ty, doanh nghiệp hay bất kỳ một tổ chức nào cũng sẽ được vận hành theo quan điểm, theo góc nhìn của người làm lãnh đạo, hội đồng quản trị doanh nghiệp Từ đó, các nhân viên trong công ty sẽ bị ảnh hưởng bởi cách làm việc của cấp trên và hình thành phong cách lãnh đạo có một chút tương đương với người lãnh đạo, người quản lý của mình.
Trong mỗi quan điểm, triết lý, những góc nhìn, cách thức định hướng tương lai, phương pháp quản trị doanh nghiệp, các hoạt động đào tạo, cách thức tư duy logic, cách thức xử lý các rủi ro, cách thức giải quyết vấn đề, tầm nhìn chiến lược… của một người làm lãnh đạo chính là yếu
tố quyết định đến phong cách lãnh đạo của nhân viên cấp dưới.
1.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng tới phong cách lãnh đạo
Phong cách lãnh đạo chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu
tố, tuy nhiên sẽ có những yếu tố quan trọng nhất, ảnh
hưởng sâm đậm nhất khiến người lãnh đạo phải thay đổi hoặc phát triển theo phong cách nhất định Dưới đây là 4 yếu tố quan trọng ảnh hưởng cực mạnh đến phong cách lãnh đạo.
Lịch sử hình thành doanh nghiệp
Một doanh nghiệp có văn hóa doanh nghiệp, lịch sử hình thành và phát triển vững mạnh ngay từ đầu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến phong cách lãnh đạo của người sau vì họ sẽ theo đó mà noi theo tấm gương của các thế hệ trước Bên cạnh đó, họ không chỉ tiếp tục phát huy những điều tốt đẹp mà nhà quản trị trước để lại mà còn phải cập nhật những xu hướng thị trường mới, tích cực thay đổi để theo kịp với sự phát triển của thế giới.
Môi trường làm việc ảnh hưởng rất nhiều đến phong cách làm việc của nhà quản lý Bởi lẽ, một môi trường làm việc đề cao tính sáng tạo, năng động và tinh thần dân chủ thì việc lắng nghe nhiều hơn ý kiến của nhân viên là điều cần thiết.
Trang 12Tâm lý nhà quản lý
Một nhà quản lý đã có kinh nghiệm và có tâm lý thoải mái khi đảm nhận chức vụ đương nhiệm trong một thời gian dài thì thường mang một phong thái quản trị thoải mái Ngược lại, một người lãnh đạo khó phát huy thế mạnh của mình cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất làm việc của nhân viên.
Tâm lý tốt giúp nhà lãnh đạo doanh nghiệp luôn tươi mới, đảm nhận chức vụ quản lý doanh nghiệp hiệu quả, phát huy tinh thần làm việc tích cực và tự tin thể hiện được hết phong cách lãnh đạo của mình Từ đây, các nhân viên cấp dưới sẽ nhận được nguồn năng lượng tràn trề từ lãnh đạo của mình, tiếp tục hăng say làm việc, cống hiến cho công ty.
Trình độ và năng lực của nhà quản lý
Cách quản lý nhân sự bị ảnh hưởng một phần do trình độ và tiềm lực của nhà quản trị Trong trường hợp nhà quản lý là một người có chuyên môn giỏi, làm chủ được năng lực thì thường mong muốn nhân viên nghe theo ý kiến chủ quan của mình.
Ngược lại, nếu bạn là người có khả năng chuyên môn vừa phải trong một lĩnh vực cụ thể thì lắng nghe ý kiến từ các thành viên trong đội nhóm sẽ giúp huy động hiệu suất làm việc hiệu quả hơn.
Thực tế chỉ ra rằng các nhà lãnh đạo có trình độ chuyên môn giỏi, kỹ năng tốt và có vốn hiểu biết nhiều về đời sống xã hội thì thường xây dựng phong cách lãnh đạo độc đoán, luôn cho rằng mình đúng và yêu cầu nhân viên làm theo ý kiến của mình
Còn các nhà lãnh đạo có trình độ chuyên môn vừa phải, cần học hỏi và trau dồi thêm kiến thức thì sẽ cần tới nhiều sự đóng góp ý kiến, giúp đỡ từ phía nhân viên, huy động nguồn lực và các ý kiến tốt để phát triển doanh nghiệp Dĩ nhiên,
Trang 13vẫn có nhiều trường hợp ngoại lệ, khi họ là những người luôn biết lắng nghe ý kiến của người khác kể cả khi đã có nhiều kinh nghiệm từng trải.
Trình độ và năng lực của đội ngũ nhân viên
Năng lực làm việc của đội ngũ nhân cũng là một trong những yếu tố gây ảnh hưởng đến phong cách quản trị Bởi lẽ, nhân
sự sở hữu kiến thức nghiệp vụ vững chắc cùng hiệu suất làm việc cao thì bạn có thể giao việc và chỉ đưa ra góp ý khi cần thiết.
Môi trường đào tạo là nơi ảnh hưởng lớn đến phong cách lãnh đạo và cách quản lý nhân sự của các nhà quản trị doanh
nghiệp, nếu được đào tạo trong môi trường làm việc tốt, hiện đại và có tính kỷ luật cao, thì người lãnh đạo sẽ dần dần hình thành phong cách lãnh đạo theo môi trường đó.
CHƯƠNG 2
CÁC CĂN CỨ LỰA CHỌN PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA NGƯỜI
QUẢN LÝ
1 Phong cách lãnh đạo độc đoán
Độc đáo hay độc quyền là phong cách mà nhà quản lý thường đưa ra ý kiến và chỉ định công việc cho cá nhân phải làm theo Thông thường, người theo phong cách này không nhận bất kỳ lời đề xuất hay bất kỳ ý kiến nào của cấp dưới.
Một trong những đặc điểm nổi trội của phong cách này đó là nhà quản lý bắt buộc nhân viên phải nhìn thẳng vào công việc nhằm đưa ra vấn đề và giải pháp để hoàn thành nhanh