Luận văn “Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Thanh Xuân”. Trong điều kiện thị trường tài chính Việt Nam đang hội nhập thì việc thiết lập kiểm soát nội bộ (KSNB) hoạt động tín dụng theo Ủy ban Tổ chức tài trợ (COSO) là cần thiết để đảm bảo an toàn tín dụng cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Theo đó, KSNB hoạt động tín dụng là tập hợp các cơ chế, chính sách, quy trình, cơ cấu của tổ chức tín dụng được xây dựng và tổ chức thực hiện nhằm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro tín dụng.
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Tính cấp thiết của đề tài
Trong điều kiện thị trường tài chính Việt Nam đang hội nhập thì việc thiết lập kiểm soát nội bộ (KSNB) hoạt động tín dụng theo Ủy ban Tổ chức tài trợ (COSO) là cần thiết để đảm bảo an toàn tín dụng cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng Theo đó, KSNBhoạt động tín dụng là tập hợp các cơ chế, chính sách, quy trình, cơ cấu của tổ chức tín dụng được xây dựng và tổ chức thực hiện nhằm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro tín dụng.
Hoạt động kinh doanh ngân hàng là loại hình kinh doanh có nhiều rủi ro khi có gian lận và sai sót Rủi ro xuất phát từ các yếu tố chủ quan từ phía ngân hàng, khách hàng, hay các yếu tố khách quan như thiên tai, bệnh dịch, biến động nền kinh tế thị trường, hành langpháp lý… Việc bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại (NHTM) luôn được quan tâm đặc biệt Một ngân hàng gặp rủi ro trong hoạt động kinh doanh có thể gây nên đổ vỡ dây chuyền trong hệ thống tài chính – ngân hàng, ảnh hưởng rất lớn đối với toàn bộ nền kinh tế.
KSNB có vai trò vô cùng quan trọng trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng. KSNB tốt có thể trợ giúp cho các nhà quản lý ngân hàng trong việc ngăn chặn gian lận và sai sót KSNB bộ tốt còn trợ giúp cho kiểm toán độc lập có được những bằng chứng tin cậy trong việc đánh giá tính trung thực và hợp lý tình hình tài chính của ngân hàng.
Trước yêu cầu đó, ngày 18/05/2018, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Thông tư số 13/2018/TT-NHNN quy định về hệ thống KSNB và ngân hàng thương mại, ngân hàng nước ngoài nhằm định hướng hoàn thiện tổ chức và hoạt động của hệ thống KSNB tại các NHTM.
Tuy nhiên, thực tế tổ chức và hoạt động của KSNB tại các NHTM vẫn còn nhiều bất cập, việc triển khai và vận dụng các quy định pháp lý, quản trị còn gặp nhiều khó khăn Vì vậy, việc nghiên cứu đánh giá KSNB, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện KSNB trong các NHTM để đảm bảo sự phát triển lành mạnh, an toàn là vấn đề cấp thiết.
Bằng vốn huy động được trong xã hội thông qua hoạt động tín dụng, NHTM đã cung cấp vốn cho mọi hoạt động kinh tế, đáp ứng nhu cầu vốn một cách kịp thời cho quá trình sản xuất Nhờ có hoạt động của hệ thống NHTM và đặc biệt là hoạt động tín dụng, các doanh nghiệp, cá nhân có điều kiện mở rộng sản xuất, cải tiến máy móc, công nghệ để tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế và chất lượng sản phẩm cho xã hội Tín dụng là hoạt động kinh doanh truyền thống của NHTMCP nói chung và đối với Ngân hàng TMCP Quân Đội MB cũng không là ngoại lệ, với dư nợ chiếm 60% tổng tài sản và thu nhập từ hoạt động cho vay thường chiếm từ 80-85% tổng thu nhập của ngân hàng Do đó, rủi ro trong kinh doanh ngân hàng có xu hướng tập trung vào hoạt động tín dụng, gây hậu quả nặng nề không chỉ đối với bản thân Ngân hàng TMCP Quân Đội mà còn đối với cả nền kinh tế.
Với vị thế là NHTM hàng đầu Việt Nam, trải qua 26 năm tồn tại và phát triển, Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) đã phấn đấu khẳng định vị thế của mình, luôn tiên phong trong lĩnh vực tín dụng với mức tăng trưởng nhanh và mạnh Quản trị rủi ro vượt trội luôn là nền tảng trọng yếu ở các giai đoạn chiến lược của MB và cũng là chuyển dịch rất quan trọng trong nhóm 4 chuyển dịch chiến lược của ngân hàng giai đoạn 2017 – 2021, mà trong đó triển khai và ứng dụng Basel II là cốt lõi Do đó đòi hỏi KSNB hoạt động tín dụng luôn là vấn đề được chú trọng ở hiện tại và tương lai với xu hướng hội nhập sâu của nền kinh tế như hiện nay.
Xuất phát từ những lý do đó, nhận thức rõ vai trò, tính cấp thiết của công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng, tác giả lựa chọn đề tài: “Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội- chi nhánhThanh Xuân” để nghiên cứu và viết luận văn thạc sĩ của mình.
Tổng quan các công trình liên quan đến đề tài cần nghiên cứu
Hoạt động của KSNB là một phần không tách rời các hoạt động hàng ngày của ngân hàng Để đảm bảo tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống KSNB của NHTM, việc thiết kế và vận hành hệ thống KSNB cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản: tính hiệu lực, tính đầy đủ và toàn diện, tính hợp lý, tính thận trọng, tính kịp thời, tính hiệu quả. Ủy ban Basel về giám sát nghiệp vụ ngân hàng trong các hướng dẫn đã nêu ra sự cần thiết các ngân hàng có/hoặc buộc có KSNB hiện tại phù hợp đối với tính chất và quy mô hoạt động của họ Bên cạnh đó, cơ sở pháp lý của hệ thống KSNB của NHTM Việt Nam là Luật các Tổ chức tín dụng (năm 1997), Thông tư 13/2018/TT- NHNN quy định về hệ thống KSNB và ngân hàng thương mại, ngân hàng nước ngoài nhằm định hướng hoàn thiện tổ chức và hoạt động của hệ thống KSNB tại các NHTM, có hiệu lực từ ngày 18/05/2018.
Hầu hết ngân hàng các nước có thị trường tài chính phát triển đều áp dụng khung thống nhất về KSNB theo Ủy ban tổ chức tài trợ (COSO) để đánh giá KSNB. Nội dung đánh giá được tiến hành đối với 5 thành phần chính: Môi trường kiểm soát; Đánh giá rủi ro; Giám sát; Các hoạt động kiểm soát và Thông tin và truyền thông.
Trên cơ sở khung KSNB theo COSO, Ủy ban Basel đã ban hành khung KSNB áp dụng cho các ngân hàng, được xem như là hướng dẫn cho việc thiết lập và đánh giá KSNB trong ngân hàng, đặc biệt các ngân hàng tuân thủ Basel.
Qua nghiên cứu, tại Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến KSNB hoạt động tín dụng tại NHTM như:
- Luận văn “Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)” (2015) của tác giả Nguyễn Thị Hương Ly, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội Nhìn chung, luận văn đã đánh giá thực trạng KSNB hoạt động tín dụng tại BIDV thông qua những mặt đạt được và những tồn tại Từ đó tác giả đưa giải pháp tăng cường công tác KSNB hoạt động tín dụng tại ngân hàng Tuy nhiên, luận văn này được tác giả tiếp cận thiên về mặt kế toán, chưa đề cập đến mục đích của công tác KSNB hoạt động tín dụng là kiểm soát quy trình tín dụng nhằm hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng
- Luận văn “Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) – Chi nhánh Bắc Quảng Bình” (2015) của tác giả Nguyễn Thị Hoài Giang, Đại học Đà Nẵng Tác giả đã phản ánh khá đầy đủ các khái niệm cũng như nội dung về KSNB nói chung và KSNB hoạt động tín dụng tại một ngân hàng theo quan điểm của COSO Tuy nhiên, tác giả vẫn chưa phân tích được những nhân tố nào ảnh hưởng đến công tác KSNB hoạt động tín dụng cũng như chưa đưa ra các tiêu chí để đánh giá hiệu quả công tác KSNB làm cơ sở để phân tích, đánh giá thực trạng công tác KSNB tại ngân hàng Tuy nhiên, phần giải pháp chưa có tính logic với phần thực trạng của bài, do đó chưa thuyết phục.
- Luận văn “Hoàn thiện hệ thống KSNBtại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàng Mai” của tác giả Trần Thị Huyền Trang (2017), Đại học Lao động – xã hội Luận văn phản ánh thực trạng KSNB trong các NHTM trên cơ sở hệ thống lý thuyết của COSO Tuy nhiên, phạm vi tiếp cận của tác giả là đánh giá thực trạng KSNB của một nhóm NHTM Do đó, đánh giá của tác giả chỉ mang tính chất chung chung, chưa đi vào phân tích thực tiễn của một nghiệp vụ cụ thể Vì vậy, các giải pháp mà tác giả đưa ra chỉ là những định hướng chung, chưa phải là giải pháp thiết thực đối với một lĩnh vực cụ thể nào.
- Luận văn “Hoàn thiện công tác kiểm tra kiểm soát nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Trị” (2018) của tác giả Nguyễn Thị Hồng Ánh, Đại học Kinh tế - Đại học Huế Trong phần cơ sở lý luận tác giả nêu được một số khái niệm về KSNB, các yếu tố cơ bản của KSNB, vai trò của KSNB, KSNB đối với nghiệp vụ tín dụng Tuy nhiên các nội dung quan trọng của công tác KSNB vẫn chưa được nêu trong đề tài Chẳng hạn, các nội dung chính của công tác KSNB của hoạt động tín dụng chưa được nêu trong luận văn.Ở phần thực trạng, do tác giả không đưa ra các tiêu chí để đánh giá hiệu quả nên các kết luận đưa ra chỉ mang tính chất cảm tính, chưa thuyết phục Kéo theo, những giải pháp tác giả nêu ra chưa sát với tình hình thực tiễn tại ngân hàng.
- Luận văn “Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) – Chi nhánh Phố Núi” (2019) của Hồ Thị Hoàng
Thu, Đại học Huế Luận văn đã đánh giá được thực trạng công tác KSNB hoạt động tín dụng tại BIDV dựa trên các tiêu chí, phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến KSNB hoạt động tín dụng tại BIDV Việt Nam.Tuy nhiên, các nhân tố ảnh hưởng đến công tác KSNB hoạt động tín dụng mà tác giả nêu là chưa đầy đủ và thiếu tính hệ thống.Tác giả có tham khảo các tiêu chí đánh giá của đề tài này để làm cơ sở lý luậncũng như phân tích, đánh giá ở phần thực trạng trong luận văn của mình.
Nhìn chung, các nghiên cứu trên đã hệ thống hóa được lý luậnchung về KSNB và đánh giá thực trạng công tác KSNB hoạt động tín dụngcủa từng ngân hàng để đưa ra các giải pháp, các kiến nghị nhằm hoàn thiện KSNB hoạt động tín dụng Tuy nhiên, việc nghiên cứu các đề tài này còn mộtsố giới hạn như phân tích nhân tố ảnh hưởng đến KSNBchưa được đầy đủ, chưa làm rõ được bản chất của KSNB hoạt động tín dụng,các giải pháp đưa ra chưa gắn với thực trạng.Có nhiều nghiên cứu về hoàn thiện KSNB gắn với hệ thống ngân hàng này hay chi nhánh của ngân hàng kia hoặc nghiên cứu đã gắn 5 thành phần của KSNB tại ngân hàng nhưng cần hoàn thiện cơ sở lý luận và cập nhật về KSNB giai đoạn hiện nay, khi mà NHNN Việt Nam đang thực thi lộ trình quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước Basel II Bên cạnh đó, Việt Nam đã có sự phát triển và hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng với các nền kinh tế các quốc gia trong khu vực và trên thế giới
Nghiên cứu đề tài “Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCPQuân đội – Chi nhánh Thanh Xuân” sẽ kế thừa một số nội dung về cơ sở lý luận của các đề tài trước Tiếp theo tiến hành nêu thêm một số nội dung của công tác KSNB,đặc biệt trong phần thực trạng, tác giả sẽ phân tích cụ thể công việc kiểm tra, KSNB tại chi nhánh sẽ được từng bộ phận, từng cán bộ thực hiện như thế nào, từ đó đánh giá những kết quả đạt được và các mặt còn hạn chế của công tác KSNB tại chi nhánh Và cuối cùng tác giả đề xuất các giải pháp thiết thực nhằm hoàn thiện công tác KSNB hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh ThanhXuân.
Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm hoàn thiện KSNB hoạt động tín dụng gắn với đơn vị nghiên cứu là Ngân hàng TMCP Quân đội- Chi nhánh Thanh Xuân. Mục tiêu tổng quát: Đánh giá thực trạng KSNB hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội- Chi nhánh Thanh Xuân và đưa ra giải pháp khuyến nghị để hoàn thiện công tác KSNB hoạt động tín dụng.
+ Nghiên cứu một cách có hệ thống cơ sở lý luận về KSNB và KSNB hoạt động tín dụng tại các NHTM.
+ Tìm hiểu thực trạng KSNB hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thanh Xuân, từ đó rút ra các đánh giá chung về kết quả, tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại.
+ Đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động KSNB hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thanh Xuân.
Câu hỏi nghiên cứu
Để thỏa mãn các mục tiêu nghiên cứu, nghiên cứu này được thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
- Nội dung cơ bản nào liên quan đến KSNB hoạt động tín dụng tại các NHTM?
- Thực trạng KSNB hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thanh Xuân được thực hiện như thế nào?
- Nguyên nhân của những tồn tại trong KSNB hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thanh Xuân là gì?
- Những giải pháp nào được đưa ra nhằm hoàn thiện công tác KSNB hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thanh Xuân?
Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: KSNB hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội- Chi nhánh Thanh Xuân
+ Phạm vi không gian: Ngân hàng TMCP Quân đội- Chi nhánh Thanh Xuân
+ Phạm vi thời gian: dữ liệu thu thập từ năm 2017– 2019
+ Nội dung nghiên cứu: 05 thành phần của KSNB theo COSO và ứng dụngBasel II trong Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thanh Xuân, bao gồm: Môi trường kiểm soát; Đánh giá rủi ro; Hệ thống thông tin và truyền thông; Hoạt động kiểm soát; Hoạt động giám sát.
Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp thu thập dữ liệu:
Thu thập các dữ liệu thứ cấp, dữ liệu sơ cấp liên quan đến KSNB tại NHTM, nhằm kế thừa lý luận và lý thuyết cơ bản về KSNB hoạt động tín dụng, quy trình cho vay, rủi ro tín dụng làm cơ sở để điều tra thực trạng KSNB hoạt động tín dụng tại MB Thanh Xuân.
Dữ liệu sơ cấp được thực hiện bằng cách phỏng vấn các chuyên gia (phỏng vấn các cán bộ của MB Thanh Xuân về công tác KSNB hoạt động tín dụng tại chi nhánh), quan sát nhân viên ngân hàng qua các buổi làm việc để lấy ý kiến về việc thực hiện quy trình cho vay, thu nợ, của ngân hàng.
Dữ liệu thứ cấp được tác giả sử dụng là các bài báo khoa học, báo cáo khoa học, tài liệu giáo trình liên quan đến KSNB, các thành phần cụ thể, các văn bản quy phạm pháp luật, quy định của Nhà nước và các văn bản nội bộ của MB Thanh Xuân.
+ Phương pháp phân tích thống kê mô tả:
Trong đề tài, tác giả phân tích KSNB hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Quân đội chi tiết theo 5 bộ phận cấu thành là môi trường kiểm soát; nhận biết và đánh giá rủi ro; hoạt động kiểm soát; hệ thống thông tin và truyền thông; giám sát Thông qua việc phân tích 05 bộ phận cấu thành nhằm hệ thống hóa các cơ sở dữ liệu liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu.
+ Phương pháp xử lý dữ liệu:
Dựa trên các dữ liệu thu thập, cả định tính và định lượng, tác giả tiến hành tổng hợp, so sánh, đánh giá, phân tích để làm rõ thực trạng KSNB hoạt động tín dụng tạiMB Thanh Xuân Qua đó, đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác KSNB hoạt động tín dụng tại MB Thanh Xuân.
Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Trên cơ sở tiếp thu kết quả nghiên cứu của một số đề tài điển hình có liên quan đến KSNB và KSNB hoạt động tín dụng, luận văn tiếp tục bổ sung một số vấn đề chưa được nghiên cứu hoặc nghiên cứu chưa đầy đủ về KSNB hoạt động tín dụng cụ thể là:
+ Luận văn nghiên cứu đầy đủ toàn diện cơ sở lý luận về KSNB NHTM theo hướng tiếp cận hiện đại là Khung KSNB hợp nhất theo COSO và Khung KSNB của Ủy ban Basel Vấn đề này trong một vài luận văn trước có đề cập nhưng chưa mang tính hệ thống mà chỉ mang tính chất giới thiệu là chủ yếu
+ Sau thời điểm Thông tư 13/2018/TT-NHNN quy định về hệ thống KSNB và ngân hàng thương mại, ngân hàng nước ngoài nhằm định hướng hoàn thiện tổ chức và hoạt động của hệ thống KSNB tại các NHTM, có hiệu lực từ ngày ngày 18/05/2018, các đề tài đánh giá kết quả việc thực hiện chuẩn hóa KSNB và bộ máy kiểm toán nội bộ theo quy định của NHNN và thông lệ quốc tế được thực hiện nhưng chưa đầy đủ nội dung và chưa có tính hệ thống Do đó luận văn lựa chọn đối tượng là KSNB hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thanh Xuân làm đối tượng nghiên cứu và đánh giá việc triển khai các nguyên tắc và yêu cầu quy định trong Thông tư 13/2018/TT-NHNN ngày 18/05/2018 đối với KSNB, bộ phận kiểm toán nội bộ trong phạm vi hoạt động tín dụng.
- Ý nghĩa thực tiễn: Đánh giá được thực trạng KSNB hoạt động tín dụng, các nhân tố ảnh hưởng đến KSNB hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh ThanhXuân trong khoảng thời gian từ năm 2017 đến tháng 2019 Từ đó, đề tài rút ra được những kết quả, những tồn tại và đề ra các biện pháp để hoàn thiện KSNB hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thanh Xuân.
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
Khái quát về ngân hàng thương mại và hoạt động tín dụng trong ngân hàng thương mại
NHTM đã hình thành, tồn tại và phát triển gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hoá Sự phát triển của hệ thống NHTM đã có tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá, ngược lại kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao của nó – kinh tế thị trường – thì NHTM cũng ngày càng được hoàn thiện và trở thành những định chế tài chính không thể thiếu được. Khi đề cập đến khái niệm NHTM, có rất nhiều phát biểu khác nhau tuỳ vào từng quốc gia Ở Mỹ, khái niệm ngân hàng thương mại được quy định là một công ty kinh doanh chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính Trong khi đó ở Thổ Nhĩ Kỳ quy định ngân hàng thương mại là hội trách nhiệm hữu hạn được thiết lập nhằm mục đích nhận tiền ký thác và thực hiện các nghiệp vụ hối đoái, nghiệp vụ chiết khấu và những hình thức vay mượn hay tín dụng khác Ở Pháp, hệ thống ngân hàng thương mại được quy định là một xí nghiệp hay cơ sở mà nghiệp vụ thường xuyên là nhận tiền gửi của công chúng dưới hình thức ký thác hay dưới hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và dịch vụ tài chính.
Tại Việt Nam, khái niệm NHTM được nhắc đến trong một số văn bản sau:Luật các tổ chức tín dụngsố 47/2010/QH 12, sửa đổi, bổ sung năm 2017):NHTM là tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định củaLuật Các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật (Nghị định số59/2009/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của NHTM)
Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán.(Theo Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 2010). Như vậy NHTM là định chế tài chính trung gian quan trọng vào loại bậc nhất trong nền kinh tế thị trường Nhờ hệ thống định chế này mà các nguồn tiền vốn nhàn rỗi sẽ được huy động, tạo lập nguồn vốn tín dụng to lớn để có thể cho vay phát triển kinh tế.
Từ đó có thể nói bản chất của NHTM được thể hiện qua các điểm sau:
– NHTM là một tổ chức kinh tế
– NHTM hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng.
Nói tóm lại, NHTM là một định chế tài chính trung gian có khả năng thực hiện toàn bộ các dịch vụ tài chính ngân hàng vì mục tiêu lợi nhuận.
2.1.1.2 Vai trò của ngân hàng thương mại
- Khuyến khích tiết kiệm, góp phần hình thành và hỗ trợ các dòng vốn luân chuyển
- Phân bổ vốn hữu hiệu giữa các ngành, các lĩnh vực
- Giảm chi phí, tối thiểu hóa rủi ro.
- Hỗ trợ đổi mới công nghệ nâng cao hiệu quả sản xuất.
- Hoạt động của NHTM góp phần nâng cao môi trường kinh doanh, xây dựng văn hóa kinh doanh đối với các doanh nghiệp.
Khái quát về kiểm soát nội bộ
Dưới góc độ quản lý, quá trình nhận thức và nghiên cứu về KSNB đã dẫn đến sự hình thành nhiều định nghĩa khác nhau về KSNB Tuy nhiên, hiện nay định nghĩa được chấp nhận rộng rãi nhất và sử dụng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới đó là định nghĩa của COSO COSO là một Ủy ban thuộc Hội đồng quốc gia Hoa kỳ về chống gian lận trong BCTC (National Commssion on Financial Reporting, hay còn gọi là Treadway Commission), bao gồm đại diện của Hiệp hội kế toán viên công chứng Hoa Kỳ (AICPA), Hiệp hội kiểm toán nội bộ (IIA), Hiệp hội quản trị viên tài chính (FEI), Hiệp hội kế toán Hoa Kỳ (AAA), Hiệp hội kế toán quản trị (IMA). Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (BCBS – Basel Committee onBanking Supervision) cũng dựa trên báo cáo COSO 1992 để đưa ra lý thuyếtvề kiểm soát nội bộ ngân hàng Theo Basel (1998), KSNB là một quá trình bị chi phối bởi Hội đồngQuản trị, các nhà quản lý cao cấp và nhân viên Nó không chỉ là một thủ tục hay chính sách được thực hiện tại một thời điểm cụ thể mà là một hoạt động liên tục ởmọi cấp trong ngân hàng HĐQT, các nhà quản lý cao cấp có trách nhiệm thiết lập một nền văn hóa thích hợp để trợ giúp cho quá trình KSNB cũng như liên tục giám sát sự hữu hiệu của nó, tuy nhiên mỗi cá nhân trong tổ chức phải tham gia quá trình này.
Nội dung kiểm soát nội bộ trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại
2.3.1 Đặc điểm chung của hoạt động tín dụng ảnh hưởng đến kiểm soát nội bộ
Hoạt động tín dụng luôn tiềm tàng những loại rủi ro phức tạp nhất trong việc quản lý và phòng ngừa đối với ngân hàng vì nó có thể xảy ra bất cứ đâu và bất cứ lúc nào Rủi ro tín dụng ảnh hưởng rất lớn đối với không chỉ bản thân ngân hàng mà còn đối với nền kinh tế Để ngăn chặn, các ngân hàng cần thực thi KSNB chặt chẽ, vì khi hệ thống này hoạt động có hiệu quả sẽ giảm thiểu những tổn thất và rủi ro xảy ra trong ngân hàng
Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng Đối với khách hàng, phần lớn khoản cấp tín dụng cho cá nhân là nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng Đặc điểm rủi ro tín dụng trong cho vay kinh doanh đối với khách hàng cá nhân của NHTM được thể hiện như sau: Khoản vay thường có giá trị nhỏ nhưng số lượng các khoản vay lớn; Các khoản cho vay có độ rủi ro cao; Rủi ro liên quan đến người đứng đầu; Rủi ro thiếu vốn; Rủi ro thiếu hồ sơ theo dõi; Rủi ro do thông tin kế toán chất lượng kém
KSNB hoạt động tín dụng sẽ góp phần đảm bảo tính hợp lý, hiệu lực, hiệu quả và an toàn trong hoạt động tín dụng trong ngân hàng; đồng thời góp phần thực hiện việc tuân thủ pháp luật và quy định nội bộ ngân hàng trong hoạt động đó thông qua việc ngăn ngừa thiếu sót trong hệ thống xử lý nghiệp vụ, bảo vệ ngân hàng trước những thất thoát tài sản có thể tránh và đảm bảo việc chấp hành chính sách kinh doanh.
THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH THANH XUÂN
Giới thiệu về Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội – Chi nhánh
Ngân hàng TMCP Quân đội (tên giao dịch tiếng Anh là Military Commercial
Joint Stock Bank), hay gọi tắt là Ngân hàng Quân đội hoặc MB Bank Đây là một
NHTMCP của Việt Nam, một doanh nghiệp của Quân đội Nhân dân Việt Nam trực thuộc Bộ Quốc phòng
Vào những năm 90 của thế kỷ trước, nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp quân đội nói riêng gặp vô vàn khó khăn về nguồn vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh Từ nhu cầu ban đầu là tìm kiếm các giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp quân đội, ý tưởng thành lập một định chế tài chính như mô hình các nước phát triển khác dần hình thành Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương) và Bộ Quốc phòng, trực tiếp là Đảng ủy, Thủ trưởng Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, sau thời gian dài nghiên cứu và chuẩn bị, đến ngày 4-11-1994, MB đã chính thức ra đời và đi vào hoạt động. Ngân hàng được thành lập theo Quyết định số 00374/GP-UB ngày 30/12/1993 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và hoạt động theo giấy phép số 0054/NH – GP, do NHNN cấp ngày 14/09/1994 và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 060297, do Sở Kế hoạch – Đầu tư Hà Nội cấp ngày 30/09/1994 (sửa đổi ngày 27/12/2002) dưới hình thức là ngân hàng cổ phần, chuyên kinh doanh về tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng với mục đích phục vụ các doanh nghiệp Quân đội sản xuất quốc phòng và làm kinh tế.
Với 25 nhân sự, vốn điều lệ 20 tỷ đồng và 6 cái máy tính, Ngân hàng TPCP Quân đội (MB) khai trương hoạt động vào ngày 4/11/1994 tại 28A Điện Biên Phủ - có diện tích khoảng 300 m2, được Tổng cục Quốc phòng nhường cho MB để bắt đầu vận hành 28A Điện Biên Phủ hiện nay là Chi nhánh của MB, với trên 200 nhân sự MB đã đặt trụ sở ở đây 10 năm đầu tiên, trước khi chuyển sang Tòa nhà số 3 Liễu Giai, Hà Nội vào năm 2005 Hiện nay hội sở chính của Ngân hàng MB được đặt tại số 21 Cát Linh – Đống Đa – Hà Nội, Hội sở MB đang chuyển đến 63 Lê Văn Lương – Hà Nội.
Những ngày đầu thành lập, hoạt động của MB còn khiêm tốn với quy mô các khoản huy động và cho vay chỉ khoảng 10 tỷ đồng Tuy nhiên, tổng tài sản của MB không ngừng gia tăng, xét cả về tổng tài sản và vốn điều lệ MB từ số vốn 20 tỷ đồng, với 25 cán bộ, nhân viên hoạt động trong một chi nhánh duy nhất, sau hơn 20 năm đã nhanh chóng vươn lên vị trí là một trong những Ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam Năm 2019, vốn điều lệ của Ngân hàng MB đạt 23.727 tỷ đồng với hơn
8000 nhân sự đang làm việc trong hơn 200 điểm giao dịch trên toàn quốc, 2 chi nhánh tại Lào, Cam-pu-chia; đồng thời đang phát triển theo hướng trở thành mô hình tập đoàn tài chính có khả năng đáp ứng tốt nhất các nhu cầu về tài chính trên thị trường với các công ty thành viên hoạt động hiệu quả gồm: Tổng công ty CP Bảo hiểm Quân đội (MIC), Công ty CP Chứng khoán MB (MBS), Công ty CP Quản lý Quỹ Đầu tư MB (MB Capital), Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản MB (MB AMC), Công ty cổ phần Địa ốc MB (MB Land) Hiện MB có 480 máy ATM đặt tại các tỉnh thành phố trong cả nước; đặc biệt là các thành phố lớn như: Hà Nội,
Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng … MB luôn khẳng định vị thế là một trong những ngân hàng cổ phần hàng đầu Trong nhiều năm qua, MB liên tục đượcNHNN VN xếp hạng A – tiêu chuẩn cao nhất do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành và luôn nhận được nhiều giải thưởng quan trọng trong nước do các cơ quan, tổ chức có uy tín trao tặng … Các chỉ tiêu an toàn, chất lượng tín dụng và tốc độ tăng trưởng của MB đều vượt các chỉ tiêu mà NHNN đề ra (năm 2019tăng trưởng tín dụng 13,7%, nợ xấu được kiểm soát chặt chẽ, MB đã hoàn thành chương trình tăng vốn đợt 1 do Đại hội đồng cổ đông phê duyệt theo đúng kế hoạch) So sánh trong nhóm 9 NHTM đang niêm yết trên TTCK Việt Nam, MB vẫn duy trì được vị thế của mình về khả năng sinh lời trên tài sản và đồng vốn chủ sở hữu, cụ thể: MB đứng thứ 4 về ROE, thứ 3 về ROA Năm 2019, MB đã bứt phá về lợi nhuận, đạt hơn 1.100 tỷ đồng, gần gấp đôi năm 2018.
Chi nhánh Thanh Xuân (MB Thanh Xuân) là một trong những chi nhánh được thành lập sớm của Ngân hàng Quân đội vào ngày 4/11/1997, theo quyết định số 140/2003/NHQĐ-HĐQT ngày 11/3/2003 của Chủ tịch HĐQT ngân hàng TMCP Quân đội Tháng 12/2003, chi nhánh được chuyển thành chi nhánh cấp 2, trực thuộc chi nhánh Điện Biên Phủ Đến năm 2005, khi Sở giao dịch được thành lập thì MB Thanh Xuân được chuyển về trực tiếp thuộc Sở giao dịch Hà Nội
Về mạng lưới chi nhánh, hiện nay MB Thanh Xuân có 1 trụ sở chính và 1 phòng giao dịch Cụ thể:
+ Trụ sở chính của chi nhánh: Ngân hàng MB Thanh Xuân Địa chỉ: Số 475 Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
+ Phòng giao dịch Tân Triều Địa chỉ: Số 18 Nghiêm Xuân Yêm, Thanh Liệt, Huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội.
Bắt đầu từ những ngày đầu thành lập với đầy khó khăn trong việc tìm hiểu thị trường, xây dựng uy tín và thương hiệu MB, MB Thanh Xuân đã không ngừng cố gắng vì sự tiếp bước của Ngân hàng Quân đội.
Trong năm 2008, trong điều kiện nền kinh tế nước ta tăng trưởng mạnh, nhất là sự bùng nổ của thị trường chứng khoán và bất động sản, kéo theo sự tăng trưởng mạnh về tín dụng của các Ngân hàng thương mại, MB Thanh Xuân cũng đạt mức tăng trưởng cao và ổn định trong các năm liên tiếp Vì thế ngày 25/11/2008, theoQuyết định số 613/QĐ-MB-HĐQT, MB Thanh Xuân được tách ra khỏi Sở giao dịch và trở thành một đơn vị trực thuộc Hội Sở.
- Chức năng, nhiệm vụ của MB Thanh Xuân:
MB Xuân thực hiện các chức năng và nhiệm vụ sau:
+ Huy động, tiếp nhận vốn của các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước theo quy định của Chính phủ.
+ Thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển: Cho vay đầu tư phát triển;
Hỗ trợ sau đầu tư; Bảo lãnh tín dụng đầu tư.
+ Thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu; Cho vay xuất khẩu; Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu; Bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu.
+ Nhận ủy thác quản lý nguồn vốn ODA được Chính phủ cho vay lại; nhận ủy thác, cấp phát cho vay đầu tư và thu hồi nợ của khách hàng từ các tổ chức trong và ngoài nước thông qua hợp đồng nhận ủy thác giữa NHTM với các tổ chức ủy thác. + Ủy thác cho các tổ chức tài chính, tín dụng thực hiện nghiệp vụ tín dụng của NHTM.
+ Cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng và tham gia hệ thống thanh toán trong nước và quốc tế phục vụ các hoạt động của Ngân hàng theo quy định của pháp luật.
+ Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu.
+ Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao.
Thực trạng kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội – Chi nhánh Thanh Xuân
Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội – Chi nhánh Thanh Xuân
Kết quả công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội - Chi nhánh Thanh Xuân
Nguyên nhân của những hạn chế trong kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội - Chi nhánh Thanh
Nguyên nhân chủ quan xuất phát từ nguồn lực ngân hàng, cụ thể như sau:
- Chất lượng cán bộ tín dụng còn hạn chế do ít kinh nghiệm và sự biến động nhân sự Bên cạnh đó cán bộ trẻ và mới, nhận thức trách nhiệm quyền hạn trong hoạt động tín dụng chưa đầy đủ; tâm lý đùn đẩy, né tránh trong xử lý tín dụng khá nặng nề; nghiệp vụ thực hiện soạn thảo, thiết kế chính sách văn bản chế độ còn yếu.
- Đội ngũ cán bộ của chi nhánh chưa đồng đều, thiếu các cán bộ am hiểu và có kinh nghiệm ứng dụng các kỹ thuật, mô hình quản lý rủi ro vào KSNB hoạt động tín dụng ngân hàng.
3.2.3.2 Nguyên nhân khách quan a Nguyên nhân xuất phát từ khách hàng
- Tình hình tài chính của doanh nghiệp thiếu minh bạch: hiện này phần lớn các doanh nghiệp chưa tuân thủ nghiêm chế độ báo cáo tài chính hoặc chưa nhận thấy tầm quan trọng và ý nghĩa của việc lập báo cáo tài chính chuẩn xác - Đối với khách hàng cá nhân, tâm lý người Việt Nam là không muốn công khai thông tin về cá nhân, do vậy việc thu thập thông tin cá nhân cũng rất khó khăn cho ngân hàng.
- Năng lực điều hành sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp còn hạn chế dẫn đến việc đầu tư kém hiệu quả, kinh doanh thua lỗ. b Nguyên nhân xuất phát từ chính sách tín dụng, yếu tố quản trị rủi ro
Cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin còn nghèo nàn, thiếu sự cập nhật
- Kho cơ sở dữ liệu về khách hàng vay vốn chưa đầy đủ, chính xác và chưa được lưu trữ trong thời gian dài Do đó, dù đã triển khai xây dựng chiến lược và chính sách tín dụng nhưng MB Thanh Xuân vẫn chưa tổ chức nghiên cứu, xây dựng được một chính sách tín dụng dài hạn để định hướng phát triển tín dụng do kho dữ liệu còn nhiều hạn chế.
- Thông tin của MB Thanh Xuân hiện nay chủ yếu xuất phát từ 2 nguồn: do khách hàng cung cấp và lấy từ CIC Tuy nhiên thông tin do khách hàng cung cấp còn có nhiều bất cập: thiếu tính trung thực, chính xác, còn thông tin do CIC cung cấp nhiều khi không đầy đủ và cập nhật.
- Chưa có sự trao đổi, chia sẻ thông tin về khách hàng giữa các chi nhánh trong hệ thống.
Hệ thống kiểm tra, kiểm soát chưa phát huy hết được hiệu quả
Hệ thống kiểm tra, KSNB hoạt động tín dụng chưa phát huy được hiệu quả, chưa chủ động phát hiện được các sai sót trong quy trình nghiệp vụ mà chỉ kiểm tra những sự vụ đã phát sinh hay xảy ra tổn thất cho ngân hàng, công tác kiểm tra mới được thực hiện định kỳ, chưa triển khai được việc kiểm tra đột xuất. c Nguyên nhân xuất phát từ yếu tố kinh tế vĩ mô và chính sách pháp luật
Thông tin về phát triển kinh tế vĩ mô, kinh tế ngành, kinh tế vùng còn thiếu thốn
Các thông tin về quy hoạch phát triển kinh tế ngành, vùng, quy hoạch xây dựng hạ tầng…có ảnh hưởng trực tiếp đến tài sản và hoạt động kinh doanh khách hàng nhưng những thông tin này thường không được công bố chi tiết Do vậy ngân hàng khó dự đoán chính xác được ảnh hưởng của các thông tin đó đối với hoạt động của khách hàng.
Sự thay đổi liên tục trong các chính sách và cơ chế quản lý vĩ mô của nhà nước
Sự thay đổi trong các chính sách, cơ chế quản lý kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến các tổ chức kinh tế cũng như các cá nhân Sự thay đổi này không được thông báo trước để các cá nhân, tổ chức liên quan kịp chuyển đổi, thích nghi (như chính sách thuế, chính sách xuất nhập khẩu; sự thay đổi trong quy hoạch xây dựng hạ tầng; thay đổi cơ chế lãi xuất, tỷ giá; cơ chế tài chính; những quy định về quản lý sử dụng đất đai… trong thời gian qua) có thể gây ra những ảnh hưởng bất lợi cho các tổ chức, cá nhân mà ngân hàng không lường trước được nên cho vay, dẫn tới những dự án, phương án kinh doanh của khách hàng bị thua lỗ do không theo kịp chính sách và cơ chế quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước.
Tóm lại, thông qua việc đánh giá thực trạng KSNB hoạt động tín dụng tại MBThanh Xuân, có thể thấy, bên cạnh những kết quả đã đạt được trong KSNB hoạt động tín dụng, Chi nhánh còn tồn tại những hạn chế nhất định Để đảm KSNB hoạt động tín dụng tại Chi nhánh có hiệu quả trong những năm tiếp theo, đòi hỏi MBThanh Xuân phải có các định hướng KSNB hoạt động tín dụng đúng đắn Ngoài ra,bên cạnh những giải pháp mang tính chủ quan từ phía Chi nhánh, cũng cần có các kiến nghị phù hợp với Chính phủ và các cơ quan Nhà nước, với NHNN và với Ban lãnh đạo MB để cùng tháo gỡ những vướng mắc tồn tại, từ đó đưa ra các giải pháp cần thiết để nâng cao hiệu quả KSNB hoạt động tín dụng tại MB Thanh Xuân.
THẢO LUẬN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH
Thảo luận kết quả nghiên cứu
4.1.1 Mục tiêu phát triển hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội - Chi nhánh Thanh Xuân trong 5 năm tới
1 Hoàn thành các mục tiêu kế hoạch hàng năm, giữ vững uy tín, thương hiệu của MB tại địa bàn
2 Các chỉ tiêu kinh doanh cơ bản như hoạt động vay, dư nợ, phí dịch vụ phấn đấu tăng trưởng bình quân 15-20%/ năm
Nâng cao chất lượng dịch vụ, duy trì nằm trong top 03 chất lượng dịch vụ toàn hệ thống, phấn đấu dẫn đầu chỉ tiêu thu dịch vụ Định hướng kinh doanh 2020 - 2025 của chi nhánh Thanh Xuân bám sát định hướng chung của toàn MB Theo đó tăng trưởng kinh doanh hợp lý, phù hợp với điều kiện thị trường Căn cứ vào mục tiêu của Hội sở là tăng trưởng tín dụng bền vững, hợp lý, chi nhánh sẽ tập trung triển khai các giải pháp kinh doanh ưu tiên cho tăng trưởng dư nợ bền vững gắn với nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng; Tăng cường phát triển hoạt động dịch vụ theo hướng nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ đối với khách hàng để tăng cường thu dịch vụ và nâng cao năng lực cạnh tranh; Tập trung thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro, lãi treo để tăng thu nhập cho ngân hàng Tập trung phát triển khách hàng mới, chọn lọc các khách hàng tốt chuẩn bị tiền đề tạo sức bật trong khi nền kinh tế phục hồi.
4.1.2 Vấn đề đặt ra từ thực trạng kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội – Chi nhánh Thanh Xuân
Những ưu điểm đạt được
- Có thể thấy rằng bộ phận KSNB tại MB Thanh Xuân đã làm công tác của mình một cách có hiệu quả Nhìn chung, KSNB đã phát huy tác dụng trong việc ngăn ngừa các sai phạm xảy ra Trong những năm vừa qua, những rủi ro trong hoạt động ngân hàng đã được quản lý tốt.
- Một trong những thành công lớn nhất của MB Thanh Xuân trong công tác KSNB hoạt động tín dụng là đã thiết lập được môi trường kiểm soát khá tốt trong toàn ngân hàng
- MB Thanh Xuân đã thiết kế và triển khai thành công nhiều công cụ quản lý rủi ro hoạt động theo yêu cầu của Basel II Đặc biệt, một số công cụ đã được khai thác tốt, đem lại nhiều kết quả giá trị cho việc xác định và đánh giá rủi ro hoạt động, đã giúp ngân hàng có tính chuyên nghiệp cao hơn, thủ tục đơn giản hơn, dịch vụ tốt hơn và mức độ tin cậy cao hơn với mục đích là cung cấp các dịch vụ ngân hàng, tài chính một cách tốt nhất cho khách hàng.
- MB Thanh Xuân được giới đầu tư đánh giá là một trong những ngân hàng có tính minh bạch cao và quản trị tốt Việc nâng cao chất lượng quản trị và kiếm soát rủi ro tác động mạnh đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
Những vấn đề còn tồn tại
- Mặc dù đã được ngày càng cải tiến về mặt chất lượng, nội dung, phương pháp nhưng nhìn chung thì KSNB vẫn gặp một số vướng mắc, chưa phù hợp với yêu cầu trong kiểm tra, kiểm soát theo chuẩn mực, thông lệ quốc tế Bản thân một số nhân sự kiểm tra nội bộ tại MB Thanh Xuân tuổi đời còn trẻ, thiếu kinh nghiệm, chưa được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng chuyên sâu về lĩnh vực này, đặc biệt là hiểu biết về các thông lệ, tiêu chuẩn tốt nhất trên thế giới có liên quan.
- Kiểm tra, kiểm soát tại chỗ vẫn là chủ yếu, khả năng phát hiện, cảnh báo sớm những rủi ro và việc giám sát các rủi ro còn tương đối yếu và chậm Do vậy, hoạt động kiểm tra, kiểm soát vẫn còn thụ động, khả năng ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro cho toàn hệ thống còn hạn chế
- Những yêu cầu về kiểm soát nội bộ nói chung và các tiêu chuẩn trong Basel nói riêng là những kiến thức học thuật ở trình độ cao, một phần trong số đó khá trừu tượng Vì vậy, mặc dù đã nỗ lực nghiên cứu tìm hiểu, ngân hàng MB Thanh Xuân vẫn chưa triển khai được một số yêu cầu của Basel II phân tích kịch bản, phân tích so sánh…
Nguyên nhân: MB Thanh Xuân đang từng bước chuẩn hóa hệ thống thông tin và văn bản nội bộ và chuyên môn hóa từng vị trí để thực hiện tốt hơn việc phân tích các khoản cho vay, những tổn thất đã xảy ra, cảnh báo để rút ra bài học kinh nghiệm Ngoài các nhân tố chủ quan xuất phát từ phía ngân hàng, còn có nhân tố khách quan xuất phát từ phía khách hàng, chính sách tín dụng, yếu tố quản trị rủi ro, dẫn đến rủi ro tín dụng.
4.2 Đề xuất các giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mai cổ phần Quân Đội – Chi nhánh Thanh Xuân
4.2.1 Hoàn thiện môi trường kiểm soát
- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức đối với hoạt động tín dụng
- Hoàn thiện chính sách phát triển nhân lực
4.2.2 Hoàn thiện đánh giá rủi ro tín dụng
+ Nâng cao việc nhận dạng các rủi ro tiềm tàng
+ Hoàn thiện chương trình xếp hạng tín dụng nội bộ
+ Phòng chống và dự phòng rủi ro
+ Theo dõi đánh giá và điều chỉnh phương pháp phòng chống rủi ro
+ Tuyên bố chiến lược quản lý rủi ro hoạt động và khẩu vị rủi ro hoạt động+ Hệ thống kiểm soát đầy đủ đối với rủi ro tín dụng
4.2.3 Hoàn thiện hoạt động kiểm soát
- Hoàn thiện việc đánh giá KSNB tại MB Thanh Xuân
- Xây dựng quy trình hoạt động kiểm soát của MB Thanh Xuân
- Nâng cao hoạt động kiểm soát của trụ sở chính MB đối với MB Thanh Xuân
- Triển khai KSNB và vai trò của khối pháp chế và kiểm soát tuân thủ
4.2.4 Hoàn thiện hệ thống thông tin và truyền thông
- Hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý:
- Tăng cường trao đổi thông tin:
4.2.5 Hoàn thiện hoạt động giám sát
- Bố trí lực lượng cán bộ kiểm tra, kiểm toán nội bộ hợp lý:
- Xây dựng Quy chế kiểm tra viên:
- Hoàn thiện quy định về giám sát:
- Tăng cường công tác giám sát nghiệp vụ:
Đóng góp của đề tài nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu đầy đủ toàn diện cơ sở lý luận về KSNB NHTM theo hướng tiếp cận hiện đại là Khung KSNB hợp nhất theo COSO và Khung KSNB của ủy ban Basel một cách hệ thống Đề tài đã đánh giá kết quả việc thực hiện chuẩn hóa hệ thống KSNB và bộ máy kiểm toán nội bộ theo quy định của NHNN và thông lệ quốc tế tại một ngân hàng cụ thể là Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thanh Xuân
Luận văn đã đánh giá được thực trạng của công tác KSNB hoạt động tín dụng,các nhân tố ảnh hưởng đến công tác KSNB hoạt động tín dụng tại Ngân hàngTMCP Quân đội chi nhánh Thanh Xuân trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến tháng 2019 Từ đó, đề tài rút ra được những kết quả, những tồn tại và đề ra các biện pháp để hoàn thiện công tác KSNB hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thanh Xuân Từ những kết quả nghiên cứu của đề tài có thể tổng kết và triển khai áp dụng tại các NHTM tại Việt Nam; sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, học tập.
Những hạn chế của đề tài nghiên cứu và một số gợi ý cho các nghiên cứu
+ Tiếp tục nghiên cứu các nội dung, khía cạnh của KSNB hoạt động tín dụng tại ngân hàng khác nhau.
+ Trong giai đoạn tiếp theo cần nghiên cứu chuyên sâu, đánh giá kết quả KSNB hoạt động tín dụng theo hiệp ước Basel II
+ Luận văn đã phân tích trên cơ sở lý luận, thực tiễn các vấn đề trong KSNB hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thanh Xuân và đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy hiệu quả KSNB hoạt động tín dụng Tuy nhiên, có nhiều giải pháp và nhiều cách tiếp cận khác nhau, trong thời gian tới có thể tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu các biện pháp khác áp dụng đối với ngân hàng TMCP Quân đội và các ngân hàng khác.
Luận văn có thể xem như là một tài liệu tham khảo về đề tài KSNB hoạt động tín dụng trong ngân hàng Hy vọng trong những nghiên cứu tiếp theo sẽ tiếp tục nghiên cứu rõ nét hơn về lĩnh vực này.
Kết luận đề tài nghiên cứu
NHTM là loại hình trung gian tài chính đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế Sức khỏe của hệ thống ngân hàng có ảnh hưởng lớn tới sự vững mạnh của hệ thống tài chính quốc gia cũng như nền kinh tế nói chung Trong những năm qua, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã đổi mới một cách căn bản về mô hình tổ chức, cơ chế điều hành và nghiệp vụ Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hệ thống ngân hàng Việt Nam bộc lộ những yếu kém trong điều hành và hoạt động nghiệp vụ Hoạt động kinh doanh ngân hàng là loại hình kinh doanh có rất nhiều rủi ro, dễ bị tổn thương khi có gian lận và sai sót,… Vì vậy, KSNB tốt có thể trợ giúp cho các nhà quản lý ngân hàng trong việc ngăn chặn gian lận và sai sót, mặt khácKSNB tốt còn trợ giúp cho kiểm toán độc lập có được những bằng chứng tin cậy trong việc đánh giá tính trung thực và hợp lý tình hình tài chính của ngân hàng nói chung, ngân hàng MB Thanh Xuân nói riêng
MB Thanh Xuân có thể coi là một trong những ngân hàng đã xây dựng được hệ thống KSNB hoạt động tín dụng tốt nhất trong số các các ngân hàng tại Việt Nam Trong suốt quá trình đó, mặc dù còn nhiều hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm, tài chính, nhân lực và công nghệ, MB Thanh Xuân đã cố gắng tận dụng những lợi thế sẵn có của mình để vươn lên đạt tới những chuẩn mực quốc tế Điều quan trọng là bản thân ngân hàng cần luôn nhận thức rõ những điểm mạnh, điểm yếu của mình để có thể nâng cao hơn nữa năng lực KSNB trong thời gian tới Những thành công lớn nhất của MB Thanh Xuân trong KSNB hoạt động tín dụng có thể kể đến là đã thiết lập được văn hóa ngân hàng vững mạnh, đồng thời xây dựng một cấu trúc quản trị rủi ro hoạt động tương đối hoàn thiện, hoạt động quản lý rủi ro hoạt động tại MB Thanh Xuân i đã có phương pháp luận một cách rõ ràng và minh bạch, khung chính là kim chỉ nam cho mọi hoạt động KSNB tại ngân hàng.
KSNB hoạt động tín dụng theo Basel II là một hành trình không có điểm dừng, đòi hỏi các ngân hàng cần không ngừng hoàn thiện, củng cố và tăng cường năng lực KSNB một cách toàn diện, từ mô hình tổ chức, hoạt động kinh doanh và vận hành hàng ngày, hoạt động KSNB cho đến mức vốn an toàn.
MB Thanh Xuân cần từng bước chuẩn bị tiềm lực tài chính đủ mạnh để có thể áp dụng đầy đủ các chuẩn mực của Basel II Song song với việc nâng cao tiềm lực tài chính, MB Thanh Xuân cũng cần chuẩn bị đầy đủ nguồn nhân lực chất lượng cao để sẵn sàng thực hiện đầy đủ các quy định mà liên quan đến KSNB nói chung cũng như KSNB hoạt động tín dụng nói riêng như xây dựng mô hình quản lý rủi ro hoạt động, chuẩn hóa cách ước lượng rủi ro hoạt động, Việc áp dụng các chuẩn mực của Hiệp ước Basel II vào KSNB của các ngân hàng Việt Nam còn là một lộ trình dài Nội dung áp dụng và tính toán phức tạp đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa NHNN và các ngân hàng khác trong việc xây dựng, triển khai và hướng dẫn thực hiện các quy định theo Basel II nhằm đảm bảo thực thi có hiệu quả.
1 Đối với cơ quan nhà nước Đề tài kiến nghị với các cơ quan Nhà nước cụ thể như sau:
- Nhà nước cần xây dựng khung pháp lý hoàn thiện, thống nhất và đầy đủ về các quy định về kiểm soát trong ngân hàng theo chuẩn mực và thông lệ quốc tếtrong việc đánh giá KSNB.
- NHNN cần phối hợp với Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động của các NHTM cũng như hoạt động kiểm toán, lập báo cáo tài chính của các NHTM Việt Nam.
- Tăng cường phối hợp giữa Bộ Tài chính và NHNN khi soạn thảo các văn bản, các quy định về kế toán liên quan đến các NHTM Nhà nước giao cho các ngành chức năng (cụ thể là Bộ Tài chính), tổ chức các lớp tập huấn, học tập, nghiên cứu nhằm nâng cao năng lực kiểm soát cho các cán bộ đang hoạt động trong lĩnh vực KSNB.
2 Đối với Hiệp hội ngân hàng
- Tiến hành các buổi hội thảo, tọa đàm để hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm trong việc thiết kế, cũng như vận hành hệ thống KSNB trong các ngân hàng.
- Xây dựng các khóa đào tạo nâng cao trình độ, năng lực cho các cán bộ chuyên trách về KSNB.
- Trên cơ sở thực tiễn xây dựng hệ thống KSNB tại các NHTM trên thế giới, đề xuất với các cơ quan ban ngành xây dựng văn bản hướng dẫn phù hợp với thực tế tại Việt Nam về vấn đề xây dựng và hoàn thiện hệ thống KSNB.
3 Đối với MB Thanh Xuân
MB Thanh Xuân cần xem xét quy định chặt chẽ hơn đối với trách nhiệm báo cáo và giải trình của HĐQT, Trưởng ban Kiểm soát, Trưởng kiểm toán nội bộ về các vấn đề cụ thể như sau:
- Quy định rõ trách nhiệm của từng người, bộ phận liên quan.
- Quy định rõ chế tài trong trường hợp không thực hiện hoặc vi phạm quy định.
- HĐQT và Ban Kiểm soát có vai trò giám sát việc thực hiện các quy định,đảm bảo các vi phạm được ngăn ngừa hoặc phát hiện kịp thời.
KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI –
Chuyên ngành: Kế toán, kiểm toán và phân tích
LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Người hướng dẫn khoa học: TS ĐINH THẾ HÙNG
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong điều kiện thị trường tài chính Việt Nam đang hội nhập thì việc thiết lập kiểm soát nội bộ (KSNB) hoạt động tín dụng theo Ủy ban Tổ chức tài trợ (COSO) là cần thiết để đảm bảo an toàn tín dụng cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng Theo đó, KSNBhoạt động tín dụng là tập hợp các cơ chế, chính sách, quy trình, cơ cấu của tổ chức tín dụng được xây dựng và tổ chức thực hiện nhằm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro tín dụng.
Hoạt động kinh doanh ngân hàng là loại hình kinh doanh có nhiều rủi ro khi có gian lận và sai sót Rủi ro xuất phát từ các yếu tố chủ quan từ phía ngân hàng, khách hàng, hay các yếu tố khách quan như thiên tai, bệnh dịch, biến động nền kinh tế thị trường, hành langpháp lý… Việc bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại (NHTM) luôn được quan tâm đặc biệt Một ngân hàng gặp rủi ro trong hoạt động kinh doanh có thể gây nên đổ vỡ dây chuyền trong hệ thống tài chính – ngân hàng, ảnh hưởng rất lớn đối với toàn bộ nền kinh tế.
KSNB có vai trò vô cùng quan trọng trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng. KSNB tốt có thể trợ giúp cho các nhà quản lý ngân hàng trong việc ngăn chặn gian lận và sai sót KSNB bộ tốt còn trợ giúp cho kiểm toán độc lập có được những bằng chứng tin cậy trong việc đánh giá tính trung thực và hợp lý tình hình tài chính của ngân hàng.
Trước yêu cầu đó, ngày 18/05/2018, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Thông tư số 13/2018/TT-NHNN quy định về hệ thống KSNB và ngân hàng thương mại, ngân hàng nước ngoài nhằm định hướng hoàn thiện tổ chức và hoạt động của hệ thống KSNB tại các NHTM.
Tuy nhiên, thực tế tổ chức và hoạt động của KSNB tại các NHTM vẫn còn nhiều bất cập, việc triển khai và vận dụng các quy định pháp lý, quản trị còn gặp nhiều khó khăn Vì vậy, việc nghiên cứu đánh giá KSNB, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện KSNB trong các NHTM để đảm bảo sự phát triển lành mạnh, an toàn là vấn đề cấp thiết.