1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn quản lý xây dựng giao thông

110 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Dự Án Đầu Tư Xây Dựng Sử Dụng Vốn Đầu Tư Công Tại Ban Quản Lý Dự Án Đầu Tư Công Trình Giao Thông - Xây Dựng Tỉnh Hưng Yên
Tác giả Vũ Văn Quảng
Người hướng dẫn PGS.TS. Đinh Tuấn Hải
Trường học Trường Đại Học Kiến Trúc Hà Nội
Chuyên ngành Quản Lý Đô Thị Và Công Trình
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 3,3 MB
File đính kèm Luận văn QUẢN LÝ DỰ ÁN.rar (3 MB)

Nội dung

LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN BẢNG DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài 1 Mục đích nghiên cứu 2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 Phương pháp nghiên cứu 2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3 Các khái niệm (thuật ngữ) 3 Cấu trúc luận văn 8 PHẦN NỘI DUNG 9 CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỆ THỐNG GIAO THÔNG TRONG KHU ĐÔ THỊ MỚI VINH TÂN, THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN. 9 1.1. Giới thiệu về Khu đô thị mới Vinh Tân, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. 9 1.1.1. Thông tin chung về Khu đô thị mới Vinh Tân, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An 9 1.1.2. Đặc điểm tự nhiên 10 1.1.3. Đặc điểm hiện trạng quy hoạch khu đô thị mới Vinh Tân 14 1.1.4. Hiện trạng quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới Vinh Tân, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An 18 1.2. Thực trạng công tác quản lý hệ thống giao thông Khu đô thị mới Vinh Tân, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An 21 1.2.1. Thực trạng về bộ máy tổ chức quản lý hệ thống giao thôngKhu đô thị mới Vinh Tân, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An 21 1.2.2. Thực trạng về hệ thống giao thông Khu đô thị mới Vinh Tân, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An 31 1.2.3. Thực trạng về sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý hệ thống giao thôngKhu đô thị mới Vinh Tân, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An 34 1.3. Đánh giá công tác quản lý hệ thống hạ giao thông Khu đô thị sinh thái Vinh Tân, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An 35 1.3.1. Các hạn chế tồn tại trong công tác quản lý hệ thống giao thông Khu đô thị mới Vinh Tân, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An 35 1.3.2. Nguyên nhân tồn tại các hạn chế trong công tác quản lý hệ thống giao thông Khu đô thị mới Vinh Tân, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An 37 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ HỆ THỐNG GIAO THÔNG KHU ĐÔ THỊ MỚI VINH TÂN, THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN 39 2.1. Cơ sở lý luận về quản lý hệ thống giao thông đô thị 39 2.1.1. Vai trò quản lý hệ thống giao thông đô thị 39 2.1.2. Mục tiêu quản lý hệ thống giao thông đô thị 40 2.1.3. Nguyên tắc quản lý hệ thống giao thông đô thị 41 2.1.4. Nội dung quản lý hệ thống giao thông đô thị 46 2.2. Cơ sở pháp lý về quản lý hệ thống giao thông đô thị 52 2.2.1. Các văn bản của Nhà nước 52 2.1.2. Các văn bản của tỉnh Nghệ An 58 2.3. Cơ sở thực tiễn 58 2.3.1. Kinh nghiệm quản lý trong nước 58 2.3.2. Kinh nghiệm quản lý của các nước trên thế giới 65 CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HỆ THỐNG GIAO THÔNG KHU ĐÔ THỊ MỚI VINH TÂN, THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN 69 3.1. Định hướng đề xuất 69 3.1.1. Quản lý hệ thống giao thông khu đô thị mới một cách toàn diện 69 3.1.2. Quản lý hệ thống giao thông một cách linh hoạt 69 3.1.3. Quan tâm đúng mức đến an toàn giao thông và ô nhiễm môi trường 70 3.1.4. Cung cấp nguồn tài chính bền vững cho quản lý hệ thống giao thông trong khu đô thị mới 70 3.1.5. Hiện đại hóa trong công tác quản lý và điều tiết giao thông đô thị 70 3.2. Hoàn thiện hệ thống cơ sở chính sách trong công tác quản lý hệ thống giao thông khu đô thị mới Vinh Tân, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An 71 3.2.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý 71 3.2.2. Cơ sở chính sách trong công tác quản lý hệ thống giao thông của khu đô thị mới Vinh Tân 72 3.3. Một số giải pháp kỹ thuật đề nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống giao thông khu đô thị mới Vinh Tân, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An 73 3.3.1. Khớp nối với hệ thống giao thông bên ngoài hàng rào 73 3.3.2. Thi công xây dựng hệ thống giao thông theo đúng quy hoạch 74 3.4. Giải pháp đổi mới tổ chức quản lý để nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống giao thông khu đô thị mới Vinh Tân, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An 78 3.4.1. Bộ máy tổ chức quản lý hệ thống giao thông khu đô thị 78 3.4.2. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong quá trình quản lý hệ thống giao thông 83 3.4.3. Sự phối kết hợp giữa ba chủ thể: Chính quyền đô thị Chủ đầu tư – Người dân đô thị 88 3.5. Các giải pháp khác 90 3.5.1. Ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác quản lý 90 3.5.2. Xây dựng kế hoạch tài chính bền vững cho quản lý hệ thống giao thông 91 3.5.3. Huy động và sử dụng vốn cho các công trình giao thông khu đô thị 92 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 96 Kết luận 96 Kiến nghị 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

VŨ VĂN QUẢNG

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ CÔNG

TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG - XÂY DỰNG TỈNH HƯNG YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

Hà Nội – 2021

Trang 2

VŨ VĂN QUẢNG KHÓA: 2019 – 2021

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ CÔNG

TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG - XÂY DỰNG TỈNH HƯNG YÊN

Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình Mã số: 8.58.01.06

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Đinh Tuấn Hải

Hà Nội – 2021

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới PGS.TS Đinh Tuấn Hải, người thầy đã tận tình hướng dẫn, hỗ trợ và động viên tôi hoàn thành luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Sau đại học, Phòng Đào tạo, Ban giám hiệu nhà trường – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện học tập và hoàn thành luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học đã có những đóng góp, hỗ trợ, phản biện quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn.

Tôi xin cảm ơn Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng giao thông – xây dựng tỉnh Hưng Yên đã cung cấp tài liệu, chia sẻ thông tin giúp tôi nhìn nhận rõ các vấn đề quản lý dự án tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng giao thông – xây dựng tỉnh Hưng Yên

Cuối cùng xin cảm ơn gia đình, những người thân đã hỗ trợ, động viên, khích lệ tôi hoàn thành luận văn này.

Trang 4

học độc lập của tôi Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Vũ Văn Quảng

Trang 5

* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

* Phương pháp nghiên cứu 3

* Ý nghĩa khoa học của đề tài 3

* Các khái niệm (thuật ngữ) 3

* Cấu trúc luận văn 4

NỘI DUNG 6

CHƯƠNG 1 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦUTƯ XÂY DỰNG SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ CÔNG TẠI BAN QUẢN LÝDỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG - XÂY DỰNG TỈNHHƯNG YÊN 6

1.1 Giới thiệu chung 6

1.1.1 Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên tỉnh Hưng Yên 6

1.1.2 Đặc điểm về kinh tế - xã hội của tỉnh Hưng Yên 7

1.1.3 Tình hình thực hiện các dự án đầu tư xây dựng tại tỉnh Hưng Yên 8

1.2 Thực trạng triển khai các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầutư công tại Ban quản lý dự án đầu tư công trình giao thông - xây dựngtỉnh Hưng Yên 10

1.2.1 Tình hình triểu khai các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tưcông tại Ban quản lý dự án đầu tư công trình giao thông - xây dựng tỉnh

Trang 6

vốn đầu tư công tại Ban quản lý dự án đầu tư công trình giao thông - xâydựng tỉnh Hưng Yên 19

1.3 Thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốnđầu tư công tại Ban quản lý dự án đầu tư công trình giao thông - xâydựng tỉnh Hưng Yên 20

1.3.1 Bộ máy quản lý 201.3.2 Thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầutư công tại Ban quản lý dự án đầu tư công trình giao thông - xây dựng tỉnhHưng Yên 25

1.4 Đánh giá chung công tác quản lý đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầutư công tại Ban Quản lý dự án đầu tư công trình giao thông – xây dựng 42

1.4.1 Các kết quả đạt được 421.4.2 Các hạn chế tồn tại và nguyên nhân tồn tại các hạn chế 43

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝDỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ CÔNG 472.1 Cơ sở lý luận 47

2.1.1 Cơ sở lý luận về quản lý dự án đầu tư xây dựng 472.1.2 Cơ sở lý luận về quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư

Trang 7

2.2.2 Các quy định của Hưng Yên 55

2.3 Kinh nghiệm quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tưcông 56

2.3.1 Kinh nghiệm ứng dụng công nghệ trong quản lý dự án đầu tư xâydựng công trình công cộng của Singapore 56

2.3.2 Kinh nghiệm ứng dụng công nghệ trong quản lý dự án đầu tư xâydựng công trình công cộng của Hàn Quốc 58

2.3.3 Kinh nghiệm của Quảng Ninh trong quản lý dự án đầu tư xây dựngvốn đầu tư công 60

CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯXÂY DỰNG SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ CÔNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰÁN ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG - XÂY DỰNG TỈNH 64

HƯNG YÊN 64

3.1 Mục tiêu và quan điểm đề xuất 64

3.1.1 Mục tiêu đề xuất 64

3.1.2 Quan điểm đề xuất 64

3.2 Giải pháp bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý dự ánđầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công 65

3.3 Ứng dụng khoa học, công nghệ trong quản lý dự án đầu tư xâydựng sử dụng vốn đầu tư công 66

3.4 Giải pháp quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư côngtại Ban quản lý dự án đầu tư công trình giao thông – xây dựng 70

3.4.1 Nâng cao năng lực Ban quản lý dự án đầu tư công trình giao thông –

Trang 8

3.4.6 Nâng cao hiệu quả công tác quản lý thi công 80

3.4.7 Giải pháp về tạm ứng, thanh toán 90

3.4.8 Giải pháp ứng phó các thay đổi, điều chỉnh dự án 91

Trang 9

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 10

bảng, biểu

Bảng 1.2.Tổng hợp một số kết quả thực hiện công tác GPMB của Ban QLDA đầu tư công trình giao thông – xây dựng

Bảng 1.3.Giá trị tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng của một sốdự án do tư vấn lập và dự toán xây dựng sau khi thẩmđịnh

Bảng 1.4.Thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu thi công và giá trị hợp đồng thực tế so với kế hoạch được phê duyệt của một số dự án

Bảng 1.5.Tổng hợp một số kết quả thực hiện tiến độ thi công xây dựng các dự án của Ban QLDA đầu tư công trình giao thông – xây dựng

Bảng 3.1.So sánh quản lý theo phương pháp truyền thống và theo BIM

68

Trang 11

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 1.4.Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Hưng Yên18Hình 1.5.Cơ cấu, tổ chức của Ban quản lý dự án đầu

tư công trình giao thông – xây dựng

22Hình 1.6.Tuyến đường nối cao tốc Hà Nội-Hải Phòng

với cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình góp phần kết nối nhiều tuyến đường ở Hưng Yên với hệ thống đường quốc gia

Hình 1.8.Quy trình thanh toán tại Ban QLDA đầu tư công trình giao thông - xây dựng

41Hình 3.1.So sánh mô hình quản lý dự án truyền thống

và ứng dụng BIM 4D

68Hình 3.2.Mô hình bộ máy tổ chức Ban quản lý dự án

đầu tư công trình giao thông – xây dựng

73Hình 3.3.Quy trình kiểm tra, giám sát lập, thẩm định,

phê duyệt TKBVTC và dự toán

78

Trang 12

MỞ ĐẦU* Lý do chọn đề tài

Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế - xã hội nước ta nói chung, cũng như ở tỉnh, thành nói riêng đã có những bước phát triển vượt bậc Nguyên nhân chính là do việc đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước để phát triển các cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ngày càng gia tăng và đạt được hiệu quả Từ đó đã góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, bộ mặt đất nước đã và đang được cải thiện đáng kể Trong đó, tỉnh Hưng Yên không phải là ngoại lệ Công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản ở Hưng Yên trong những năm qua luôn được quan tâm đặc biệt Điều này thể hiện rõ tất cả các khâu, từ quy hoạch, kế hoạch, chuẩn bị đầu tư, xây dựng dự án, bố trí vốn đến triển khai, giám sát thực hiện, kiểm toán, quyết toán Việc lựa chọn danh mục các dự án đầu tư; dự án quan trọng, cấp bách, hạn chế khởi công mới các dự án chưa thật sự cần thiết; công tác triển khai thực hiện dự án đầu tư theo quy định đúng các quy định của pháp luật; các dự án đầu tư về cơ bản được thực hiện đúng theo mức vốn kế hoạch đã giao, góp phần hạn chế nợ đọng xây dựng cơ bản.

Tuy vậy, công tác này vẫn còn những hạn chế, bất cập nhất định Những vấn đề nổi cộm trong công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản vẫn còn diễn ra như: Công trình thi công không đảm bảo tiến độ, một số công trình quyết toán chậm; công trình, dự án xây dựng chưa thực sự đáp ứng yêu cầu đầu tư hay hiệu quả đầu tư các công trình, dự án xây dựng cơ bản của địa phương chưa cao gây lãng phí và thất thoát vốn ngân sách nhà nước Để đánh giá đúng thực trạng công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, từ đó chỉ ra các hạn chế và đề xuất các giải pháp nâng

Trang 13

cao hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản ở các đơn vị hành

chính cấp huyện, tỉnh trong giai đoạn sắp tới, tác giả chọn đề tài “Hoàn thiệncông tác quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công tại banquản lý dự án đầu tư công trình giao thông - xây dựng tỉnh Hưng Yên” làm

luận văn thạc sỹ quản lý đô thị và công trình.

* Mục đích nghiên cứu

- Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận về quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công.

- Tổng quan tình hình thực hiện dự án tại Ban QLDA đầu tư công trình giao thông - xây dựng tỉnh Hưng Yên.

- Đánh giá thực trạng công tác quản lý dự án (QLDA) đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công tại ban QLDA đầu tư công trình giao thông - xây dựng tỉnh Hưng Yên.

- Đề xuất một số giải pháp có tính thực tiễn nhằm hoàn thiện và nâng cao công tác QLDA đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công tại BQLDA đầu tư công trình giao thông - xây dựng tỉnh Hưng Yên.

* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Công tác QLDA đầu tư xây dựng sử dụng vốn

đầu tư công tại BQLDA đầu tư công trình giao thông - xây dựng tỉnh Hưng Yên.

- Phạm vi nghiên cứu: Các vấn đề về QLDA đầu tư xây dựng sử dụng

vốn đầu tư công tại BQLDA đầu tư công trình giao thông - xây dựng tỉnh Hưng Yên.

Một dự án được coi là hoàn thành khi thực hiện triển khai xong ba giai đoạn: Chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc bàn giao đưa vào sử dụng Mỗi giai đoạn lại mang tính chất quan trọng khác nhau nhưng kết thúc của giai đoạn này lại là tiền đề cho giai đoạn tiếp theo Theo Nghị định

Trang 14

15/2021/NĐ-CP ngày 3/3/2021 về quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng, giai đoạn thực hiện dự án gồm nhiều công việc Luận văn sẽ tập trung vào các hoạt động chính trong giai đoạn thực hiện dự án.

* Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thống kê, dự báo.

- Phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết;

Hệ thống hóa, bổ sung và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận liên quan đến công tác QLDA đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công.

- Ý nghĩa thực tiễn:

Cung cấp các thông tin số liệu, đánh giá thực trạng QLDA đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công tại BQLDA đầu tư công trình giao thông - xây dựng tỉnh Hưng Yên Trong đó làm rõ những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân của những tồn tại hạn chế đó.

Đưa ra một số giải pháp có tính khả thi trong QLDA đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công tại BQLDA đầu tư công trình giao thông - xây dựng tỉnh Hưng Yên.

* Các khái niệm (thuật ngữ)

(1) Dự án

Dự án trong tiếng Anh gọi là Project Dự án là một nỗ lực phức tạp, không thường xuyên, mang tính chất đơn nhất được thực hiện trong điều kiện ràng buộc nhất định về thời gian, ngân sách, nguồn lực và các tiêu chuẩn chất

Trang 15

lượng để đáp ứng yêu cầu của khách hàng [32].

Dự án có thể được hiểu là hệ thống các công việc được xác định rõ mục tiêu, nguồn lực cũng như thời gian bắt đầu và kết thúc Nói cách khác, dự án là một quá trình hoạt động đã xác định rõ mục tiêu cần phải đạt được trong những ràng buộc nhất định về thời gian và nguồn lực để đạt mục tiêu đó.

(2) Quản lý dự án (Project Management – PM)

Theo từ điển Bách khoa toàn thư ''Quản lý dự án là ngành khoa

học nghiên cứu về việc lập kế hoạch, tổ chức và quản lý, giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời gian, trong phạm vi ngân sách đã được duyệt, đảm bảo chất lượng, đạt được mục tiêu cụ thể của dự án và các mục đích đề ra''.

(3) Dự án đầu tư xây dựng

Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định [26]

(4) Đầu tư công

Đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội [27].

(5) Dự án đầu tư công

Dự án đầu tư công là dự án sử dụng toàn bộ hoặc một phần vốn đầu tư công [27].

* Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, phụ lục và tài liệu tham khảo nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng

Trang 16

vốn đầu tư công tại ban quản lý dự án đầu tư công trình giao thông - xây dựng tỉnh Hưng Yên

Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công

Chương 3: Đề xuất giải pháp quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công tại ban quản lý dự án đầu tư công trình giao thông - xây dựng tỉnh Hưng Yên.

Trang 17

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯXÂY DỰNG SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ CÔNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ

ÁN ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG - XÂY DỰNG TỈNHHƯNG YÊN

1.1 Giới thiệu chung

1.1.1 Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên tỉnh Hưng Yên

Hưng Yên là tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, thuộc tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh Hưng Yên nằm trong toạ độ 20036' và 210 vĩ độ Bắc, 105053' và 106015' kinh độ Đông, phía bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía đông giáp tỉnh Hải Dương, phía tây giáp thủ đô Hà Nội và Hà Nam, phía nam giáp tỉnh Thái Bình.

Địa hình tương đối bằng phẳng, không có núi, đồi Hướng dốc của địa hình từ tây bắc xuống đông nam, độ dốc 14 cm/km, độ cao đất đai không đồng đều với các dải, khu, vùng đất cao thấp xen kẽ nhau Địa hình cao chủ yếu ở phía tây bắc gồm các huyện: Văn Giang, Khoái Châu, Văn Lâm; địa hình thấp tập trung ở các huyện Phù Cừ, Tiên Lữ, Ân Thi.

Hưng Yên thuộc vùng nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,20C, nhiệt độ trung bình mùa hè 250C, mùa đông dưới 200C Lượng mưa trung bình dao động trong khoảng 1.500 - 1.600 mm, trong đó tập trung vào tháng 5 đến tháng 10 mưa (chiếm 80 - 85% lượng mưa cả năm) Số giờ nắng trung bình hàng năm khoảng 1.400 giờ (116,7 giờ/tháng), trong đó từ tháng 5 đến tháng 10 trung bình 187 giờ nắng/tháng, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, trung bình 86 giờ nắng/tháng Khí hậu Hưng Yên có 2 mùa gió chính: gió mùa Đông Bắc (từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau), gió mùa Đông Nam (tháng 3 đến tháng 5).

Trang 18

Hưng Yên có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc với 3 hệ thống sông lớn chảy qua: sông Hồng, sông Đuống, sông Luộc Bên cạnh đó, Hưng Yên còn có hệ thống sông nội địa như: sông Cửu An, sông Kẻ Sặt, sông Nghĩa Trụ, sông Điện Biên, là điều kiện thuận lợi không chỉ cho sản xuất nông nghiệp mà còn cho sự phát triển công nghiệp, sinh hoạt và giao thông đường thuỷ Ngoài ra, địa phận Hưng Yên có những mỏ nước ngầm rất lớn, đặc biệt là khu vực dọc quốc lộ 5 từ Như Quỳnh đến Quán Gỏi, lượng nước này không chỉ thoả mãn nhu cầu phát triển công nghiệp của tỉnh mà còn có khả năng cung cấp khối lượng lớn cho các khu vực lân cận.

Tổng diện tích đất tự nhiên là 923,093 km2, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 68,74%, đất chuyên dùng chiếm 16,67%, đất ở chiếm 7,91%, đất chưa sử dụng và sông suối chiếm 6,68% Diện tích đất nông nghiệp phong phú, nhưng đất xây dựng công nghiệp và đô thị còn hạn chế Vì vậy, trong quá trình phát triển công nghiệp không tránh khỏi việc sử dụng thêm phần đất nông nghiệp.

1.1.2 Đặc điểm về kinh tế - xã hội của tỉnh Hưng Yên

Cùng với sự phát triển kinh tế của cả nước, Hưng Yên được đánh giá là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối nhanh và cao Nền kinh tế Hưng Yên đang đổi thay từng ngày Cơ cấu kinh tế đang dần chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá Nông nghiệp, nông thôn có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ trọng giữa chăn nuôi và trồng trọt được cân đối Người nông dân bước đầu quan tâm đến sản xuất hàng hoá, đảm bảo an ninh lương thực Công nghiệp, dịch vụ có bước phát triển khá Công nghiệp địa phương tuy còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng vẫn đạt được những thành tích đáng khích lệ Một số ngành hàng tiếp tục được củng cố phát triển, lựa chọn các mặt hàng ưu tiên và có lợi thế để đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, tạo ra những sản phẩm chất lượng cao Khối công nghiệp

Trang 19

có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh do số dự án đi vào hoạt động tăng lên, sản phẩm được thị trường chấp nhận và có xu thế phát triển tốt Riêng ngành du lịch và dịch vụ cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa, đáp ứng nhu cầu khai thác tiềm năng phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước.

- Về kinh tế: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) 9,57% (KH:8,3%) Giá trị sản xuất nông nghiệp và thủy sản tăng 2,62% (KH:2,6%) Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 11,45% (KH:9,5%) Giá trị sản xuất thương mại, dịch vụ tăng 6,7% (KH: 8,2%) Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp, xây dựng 61,94% - nông nghiệp, thủy sản 8,51% - thương mại, dịch vụ 29,55% (KH 522%-10,1%-37,7%) GRDP bình quân đầu người đạt 73,94 triệu đồng (KH 62 triệu đồng) Kim ngạch xuất khẩu đạt 4.780 triệu USD (KH 4.760 triệu USD) Thu ngân sách đạt 16.090 tỷ đồng, trong đó: Thu nội địa 12,273 tỷ đồng, thu thuế xuất - nhập khẩu 3.817 tỷ đồng Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn đạt 34.726 tỷ đồng.

- Về xã hội: Theo số liệu điều tra dân số tính đến thời điểm ngày 01/4/2019, tổng dân số toàn tỉnh là 1.252.731 người, tổng số hộ là 377.582 hộ Trong đó, dân số nam là 626.817, dân số nữ là 625.914 người Tỷ lệ tăng dân số bình quân/năm giai đoạn 2009-2019 là 1,05%/ năm Mật độ dân số đạt 1.347 người/ m2 60% dân số Hưng Yên sống ở nông thôn, 40% dân số sống ở thành thị Tỷ lệ xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, chuẩn quốc gia về y tế 100% Có 383 trường đạt chuẩn quốc gia Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 63%, tạo thêm việc làm cho 2,48 vạn lao động, tỷ lệ hộ nghèo còn 1,9% Có thể thấy tỷ lệ giới tính tương đối đồng đều, số lao động tập trung ở nông thôn chưa có việc làm ổn định, còn nhiều đã trở thành sức ép lớn đối với Hưng Yên trong vấn đề giải quyết việc làm.

1.1.3 Tình hình thực hiện các dự án đầu tư xây dựng tại tỉnh Hưng Yên

Trong giai đoạn 2016 – 2020, nguồn lực dành cho đầu tư phát triển của

Trang 20

Tỉnh liên tục tăng nhanh, hoạt động đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh diễn ra sôi động, công tác quản lý đầu tư xây dựng cũng được quan tâm chỉ đạo từ quy hoạch, xây dựng kế hoạch, phân bổ vốn, quản lý vốn đầu tư đã được nâng lên và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận Trong giai đoạn này, tỉnh Hưng Yên đã tiếp nhận 816 dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh, tăng 34,4% so với giai đoạn 2011 – 2015, số dự án được cấp phê duyệt gần 3.000 dự án với tổng kinh phí hơn 19 nghìn tỷ đồng (có 12 nghìn tỷ đồng từ vốn đầu tư công).

+ Đã đầu tư hoàn thành nhiều tuyến đường giao thông trọng điểm, góp phần kết nối giữa các trục giao thông đầu mối trong tỉnh và kết nối với các tỉnh trong vùng Hoàn thành 147,62 km/331,86Km đường tỉnh, đạt 44,5% (MTNQ 80%); cải tạo, nâng cấp 189,3km đường huyện, 241,3km đường xã, 621,6km đường thôn, xóm, đường ra đồng và 127,2m cầu Đến năm 2020 dự kiến tỷ lệ các tuyến đường huyện được cứng hóa trải nhựa hoặc bê tông đạt 100% (MTNQ 100%); Tỷ lệ các tuyến đường liên xã được cứng hóa trải nhựa hoặc bê tông đạt 100% (MTNQ 100%); Tỷ lệ đường trong thôn, xóm và các tuyến đường trục trục chính nội đồng cứng hóa đạt đạt 100% (MTNQ 100%) + Đầu tư, nâng cấp, sửa chữa trên 400km kênh mương, hoàn thành xây dựng nạo vét trên 10 km các sông, cải tạo, nâng cấp hoàn thành 15 trạm bơm, góp phần nâng cao năng lực tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp và ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường công tác phòng chống lụt bão, thiên tai của tỉnh.

+ Đầu tư xây dựng và mua sắm trang thiết bị 04 bệnh viện tuyến tỉnh; 18 trường trung học phổ thông, nhiều trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn với quy mô phòng học tăng trên 400 phòng, nhà hiệu bộ cho giáo viên Ngoài ra, nguồn vốn NSNN còn đầu tư hoàn thành một số di tích lịch sử, các lĩnh vực văn hoá xã hội, khoa học công nghệ, trụ sở làm việc các cơ quan tỉnh huyện, xã,… Với những kết quả đó, nguồn vốn ngân sách nhà nước

Trang 21

giai đoạn 2016-2020 có ý nghĩa quan trọng trong việc cải thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật của tỉnh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh của địa phương.

1.2 Thực trạng triển khai các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tưcông tại Ban quản lý dự án đầu tư công trình giao thông - xây dựng tỉnhHưng Yên

1.2.1 Tình hình triểu khai các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tưcông tại Ban quản lý dự án đầu tư công trình giao thông - xây dựng tỉnhHưng Yên

Tới nay, BQLDA đầu tư công trình giao thông - xây dựng tỉnh Hưng Yên đã làm CĐT 15 dự án với tổng vốn được cấp là 326,68 tỷ đồng Thực hiện nhiệm vụ ký kết hợp đồng với các chủ đầu tư về công tác quản lý dự án cho 29 dự án Các dự án được tổng hợp tại Bảng 1.1

Bảng 1.1 Tình hình thực hiện các dự án

1 Dự án đường bộ nối đường trục kinh tế Bắc Nam tỉnh Hưng Yên với ĐT.281 tỉnh Bắc Ninh

Hoàn thành năm 2016; năm 2020 trả nợ khối lượng hoàn thành theo giá trị quyết toán 2 Dự án đường trục kinh tế Bắc

Nam tỉnh Hưng Yên đoạn từ đường sắt (xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm) đến cầu vượt QL5

Đang phê duyệt quyết toán; Hồ sơ quyết toán cơ bản đã chuẩn bị đầy đủ

3 Dự án đầu tư xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp ĐT.382 (đường

4 Dự án đầu tư xây dựng công trình cầu Hồng Tiến tại Km8+920 trên

Đã hoàn thành bàn giao đưa vào khai thác sử dụng, đã trình quyết

Trang 22

SttDự ánĐánh giá tình hình thực hiện

ĐT.384 (đường 204 cũ) toán và được Sở Tài chính thẩm tra

5 Dự án Cải tạo, nâng cấp ĐT.387 (Lương Tài – Bãi Sậy)

Đang thực hiện trên toàn bộ tuyến trên phạm vi mặt bằng được giao

6 Dự án đầu tư xây dựng công trình đoạn tuyến nối ĐT.379 với QL.39 và đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, huyện Khoái Châu

Đang thực hiện trên toàn tuyến; Nhà thầu đang xây dựng kế hoạch đẩy nhanh tiến để hoàn khu tưởng niệm đồng chí Tô Hiệu và đồng chí Lê Văn Lương

Đang thực hiện, còn lại 260 m đất thổ cư đang thực hiện giải phóng mặt bằng Công tác giải phòng mặt bằng chưa thống nhất được với người dân.

8 Dự án đầu tư xây dựng công Đường vành đai V vùng Thủ đô Hà Nội trên địa phận tỉnh Thái Bình với QL38B, cao tốc Hà Nội -Hải Phòng trên địa phận tỉnh Hưng Yên

Đã hoàn thành đoạn từ nút giao Bình Trì đến cống Quán Bạc, đang triển khai tiếp từ cống Quán Bạc, huyện Ân Thi đến cây xăng Phan Sào Nam, huyện Phù Cừ

9 Dự án đường trục xã Tân Việt (Đoạn 1 từ đường ĐT.376 đến cổng làng Yến Đô; đoạn 2 từ đường ĐT.382 đến cống nhà Mạc)

Đang triển khai thi công, nhưng tiến độ thi công chưa đáp ứng so với tổng tiến độ cam kết của nhà thầu.

10 Dự án nâng cấp, mở rộng đường gom (bên phải) đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng (đoạn từ giao với

Đang được triển khai thi công trên phạm vị mặt bằng được giao

Trang 23

Đang được triển khai thi công trên phạm vị mặt bằng được giao 12 Dự án cải tạo, nâng cấp ĐT.385

Km7+750-Km16+370(Dốc Nghĩa – Lương Tài)

Đang được triển khai thi công trên phạm vị mặt bằng được giao

13 Dự án đầu tư xây dựng công trình Khu dân cư đấu giá phường An Tảo

Công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng.

14 Dự án đầu tư xây dựng công trình cơ sở làm việc công an huyện Ân Thi thuộc công an tỉnh Hưng Yên

Công trình đã hoàn thành và đưa rộng trung tâm điều dưỡng tâm thần kinh tỉnh Hưng Yên

Đang thực hiện thi công Chủ đầu tư đang yêu cầu nhà thầu đẩy nhanh tiến độ dự án.

17 Dự án công trình HTKT khu dân cư mới xã Bảo Khê

Công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng.

18 Dự án công trình Cải tạo, nâng cấp Khối nhà hợp khối hành chính, khám điều trị Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hưng Yên

Công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng.

19 Dự án công trình Khối nhà điều trị nội tổng hợp Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hưng Yên

Công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng.

20 Dự án công trình xây dựng Trụ sở Viện kiểm sát nhân dân huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên

Công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng.

21 Dự án công trình Hạ tầng kỹ thuật khu dân cư mới phường Lam Sơn

Công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng.

Trang 24

SttDự ánĐánh giá tình hình thực hiện

22 Dự án công trình Trung tâm điều dưỡng người có công tỉnh Hưng Yên

Công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng.

23 Dự án công trình mở rộng và mua sắm trang thiết bị y tế Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Hưng Yên Hạng mục

Công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng.

24 Dự án công trình Trụ sở làm việc Huyện ủy Khoái Châu

Công trình đã hoàn thành và đưa Thành ủy, Ủy ban MTTQ và các đoàn thể thành phố Hưng Yên

Cô Công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng.

27 Dự án công trình Trụ sở làm việc Thành ủy, Ủy ban MTTQ và các đoàn thể thành phố Hưng Yên

Công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng.

28 Dự án công trình cải tạo, sửa chữa bếp ăn, ký túc xá và các hạng mục phụ trợ Trung tâm huấn luyện và thi đấu thể dục thể thao tỉnh Hưng Yên

Khối lượng hoàn thành đạt trên 75% so với khối lượng Hợp đồng

29 Dự án công trình cải tạo, nâng cấp Trung tâm bồi dưỡng chính trị thành phố

Công trình đang thi công, khối lượng hoàn thành đạt 90% so với khối lượng Hợp đồng

30 công trình cải tạo, nâng cấp đường Nguyễn Trung Ngạn, phường An Tảo, thành phố Hưng Yên

Công trình đang thi công, khối lượng hoàn thành đạt 30% so với khối lượng Hợp đồng

31 Dự án công trình cải tạo, xây dựng hợp khối Nhà làm việc các Ban Đảng Tỉnh ủy

Công trình đang tạm dừng thi công, chờ phê duyệt thiết kế điều chỉnh

Trang 25

32 Dự án công trình kho vật chứng chi cục thi hành án dân sự huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên

Công trình đang thi công, khối lượng hoàn thành đạt 40% so với khối lượng Hợp đồng

33 Dự án công trình nhà lớp học 3 tầng 18 phòng trường THCS Hiến Nam

Khối lượng hoàn thành đạt trên 50% so với khối lượng Hợp đồng

34 Dự án công trình công trình Trụ sở Đảng ủy-HĐND- UBND và hội trường phường Minh Khai

Công trình đang thi công, khối lượng hoàn thành đạt 95% so với khối lượng Hợp đồng

35 Dự án công trình Cơ sở làm việc Công an huyện Văn Giang thuộc Công an tỉnh Hưng Yên

Khối lượng hoàn thành đạt trên 70% so với khối lượng Hợp đồng

36 Dự án công trình công trình Xây dựng mới trụ sở làm việc Tòa án nhân dân thị xã Mỹ Hào, tỉnh Trung tâm Y tế thị xã Mỹ Hào

Khối lượng hoàn thành đạt trên 80% so với khối lượng Hợp đồng

38 Dự án công trình Trụ sở bảo hiểm xã hội huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên

Khối lượng hoàn thành đạt trên 40% so với khối lượng Hợp đồng

39 Dự án công trình Doanh trại Đội chữa cháy khu vực Phố Nối A và Đội chữa cháy khu vực Văn Giang

Khối lượng hoàn thành đạt 30% so với khối lượng Hợp đồng

40 Dự án công trình Trụ sở Viện kiểm sát nhân dân huyện Kim Động

Khối lượng hoàn thành đạt trên 50% so với khối lượng Hợp đồng 41 Dự án công trình xây dựng mới

Trụ sở làm việc Tòa án nhân nhân

Công trình đang trong quá trình chuẩn bị thi công.

Trang 26

SttDự ánĐánh giá tình hình thực hiện

tỉnh Hưng Yên

42 Dự án công trình Cải tạo, mở rộng Nhà điều dưỡng, sân đường; xây dựng mới nhà khoa dinh dưỡng và các phòng chức năng, Trung tâm bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Hưng Yên

Công trình đang bắt đầu triển khai thi công

Có thể thấy giai đoạn 2016 - 2020 là giai đoạn tập trung triển khai các dự án, chiếm 5% ác dự án đang chuẩn bị thực hiện, 34% các dự án đã hoàn thành và chiếm tỷ lệ lớn nhất là các dự án đang trong quá trình triển khai (61%) Các dự án đã hoàn thành hầu hết là các dự án chuyển tiếp từ các Ban Quản lý dự án trực thuộc Sở Xây dựng và Sở Giao thông trước sát nhập

Trang 27

Hình 1.1 Tỷ lệ thực hiện các dự án

Cũng trong giai đoạn từ năm 2016 nguồn vốn tăng đều qua các năm, cao nhất là năm 2019 và năm 2020, thời điểm Ban quản lý dự án đầu tư công trình giao thông - xây dựng tỉnh Hưng Yên được thành lập và làm chủ đầu tư 15 dự án Có thể thấy ngay sau khi thành lập Ban quản lý dự án đầu tư công trình giao thông - xây dựng tỉnh Hưng Yên đã phụ trách với vai trò chủ đầu tư, quản lý dự án nhiều dự án với một khối lượng công việc lớn Một số dự án tiêu biểu đã hoàn thành như: Dự án công trình Cải tạo, nâng cấp Khối nhà hợp khối hành chính, khám điều trị Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hưng Yên; Dự án công trình Trụ sở làm việc Huyện ủy Khoái Châu; Dự án công trình Trung tâm điều dưỡng người có công tỉnh Hưng Yên; Dự án công trình mở rộng và mua sắm trang thiết bị y tế Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Hưng Yên;

Trang 28

Hình 1.2 Bệnh viện Đa khoa Hưng Yên [31]

Hình 1.3 Trụ sở Huyện ủy Khoái Châu [31]

Trang 29

Hình 1.4 Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Hưng Yên [31]1.2.2 Nguồn vốn thực hiện

Tình hình phân bổ vốn hàng năm trong giai đoạn 2016 – 2020, cụ thể: - Năm 2016, tổng nguồn vốn là 1.878 tỷ đồng, bao gồm: Vốn đầu tư trong cân đối theo tiêu chí định mức 570 tỷ đồng; vốn thu từ tiền sử dụng đất 728 tỷ đồng (trung ương giao 650 tỷ đồng); vốn thu xổ số kiến thiết 8 tỷ đồng; vốn tăng thu, dự phòng, kết dư của cấp huyện, xã để lại cho đầu tư 114 tỷ đồng; vốn ngân sách trung ương (vốn trong nước) 222 tỷ đồng; vốn nước ngoài 110 tỷ đồng; vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới 10 tỷ đồng Vốn Trái phiếu Chính phủ 50 tỷ đồng đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư

65 tỷ đồng

- Năm 2017, tổng nguồn vốn là 2.890 tỷ đồng, bao gồm: Vốn đầu tư trong cân đối theo tiêu chí định mức 594 tỷ đồng; vốn thu từ tiền sử dụng đất 1.029 tỷ đồng (trung ương giao 700 tỷ đồng); vốn thu xổ số kiến thiết 9 tỷ đồng; vốn tăng thu, dự phòng, kết dư của cấp huyện, xã để lại cho đầu tư 150 tỷ đồng; bội chi ngân sách địa phương 148,5 tỷ đồng; vốn ngân sách trung ương (vốn trong nước) 138 tỷ đồng; vốn nước ngoài 55,8 tỷ đồng; vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới 49 tỷ đồng Vốn Trái phiếu Chính phủ 400 tỷ đồng Vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư 325 tỷ

Trang 30

đồng

- Năm 2018, tổng nguồn vốn là 3.974 tỷ đồng, bao gồm: Vốn đầu tư trong cân đối theo tiêu chí định mức 622 tỷ đồng; vốn thu từ tiền sử dụng đất 2.069 tỷ đồng (trung ương giao 850 tỷ đồng); vốn thu xổ số kiến thiết 15 tỷ đồng; vốn tăng thu, dự phòng, kết dư của cấp huyện, xã để lại cho đầu tư 291 tỷ đồng; vốn ngân sách trung ương (vốn trong nước) 195 tỷ đồng; vốn nước ngoài 236,6 tỷ đồng; vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới 80 tỷ đồng Vốn Trái phiếu Chính phủ 320 tỷ đồng Vốn sự nghiệp có

tính chất đầu tư 140 tỷ đồng

- Năm 2019, tổng nguồn vốn là 4.389 tỷ đồng, bao gồm: Vốn đầu tư trong cân đối theo tiêu chí định mức 545 tỷ đồng; vốn thu từ tiền sử dụng đất 3.045 tỷ đồng (trung ương giao 1.220 tỷ đồng); vốn thu xổ số kiến thiết 13 tỷ đồng; vốn ngân sách trung ương (vốn trong nước) 166,5 tỷ đồng; vốn nước ngoài 147,3 tỷ đồng; vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn

mới 135 tỷ đồng Nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư 74 tỷ đồng

- Năm 2020, tổng nguồn vốn là 3.408 tỷ đồng, bao gồm: Vốn đầu tư trong cân đối theo tiêu chí định mức 635 tỷ đồng; vốn thu từ tiền sử dụng đất 2.095 tỷ đồng; vốn thu xổ số kiến thiết 11 tỷ đồng; vốn ngân sách trung ương (vốn trong nước) 227,7 tỷ đồng; vốn nước ngoài 102,8 tỷ đồng; vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới 229 tỷ đồng Nguồn vốn sự

nghiệp có tính chất đầu tư 107 tỷ đồng

1.2.3 Đánh giá thực trạng triển khai các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốnđầu tư công tại Ban quản lý dự án đầu tư công trình giao thông - xây dựngtỉnh Hưng Yên

(1) Các mặt đạt được

Trong giai đoạn 2016-2020 UBND tỉnh Hưng Yên đã tích cực chỉ đạo, thực hiện việc giao chỉ tiêu kế hoạch nhà nước hàng năm, bố trí vốn cho các

Trang 31

dự án được thực hiện theo quy định Tổng số dự án trên địa bàn hàng năm giảm, số vốn bình quân trên một dự án tăng, việc bố trí vốn được tập trung hơn, hạn chế khởi công các công trình, dự án mới, qua đó đã tăng số dự án hoàn thành trong năm kế hoạch.

Công tác lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư dự án được thực hiện theo các quy định pháp luật Khi xác định chủ trương đầu tư đã tính toán hợp lý quy mô dự án, tổng mức đầu tư dự kiến, cơ cấu nguồn vốn đầu tư và khả năng cân đối các nguồn vốn để thực hiện dự án Công tác thiết kế kỹ thuật, lựa chọn nhà thầu, thanh, quyết toán thực hiện đảm bảo đúng quy định của Nhà nước và của tỉnh về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản Bên cạnh đó, thủ tục giải ngân được cải thiện, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho chủ đầu tư và đơn vị thi công Giai đoạn 2016-2020 khối lượng thực hiện và thanh toán vốn cơ bản đạt kế hoạch vốn được giao.

(2) Các hạn chế

Kế hoạch vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước, đặc biệt là nguồn ngân sách trung ương hằng năm phân bổ cho tỉnh còn chưa đáp ứng so với nhu cầu, nhiều dự án vốn NSTW phải thực hiện phê duyệt điều chỉnh, cắt giảm quy mô đầu tư, thi công đến điểm dừng kỹ thuật để phù hợp với kế hoạch vốn NSTW giai đoạn 2016-2020 phân bổ cho dự án, do vậy việc phát huy hiệu quả đầu tư của một số dự án còn chưa cao (mới chỉ đầu tư được một phần nhỏ so với nhu cầu thực tế trong điều kiện đảm bảo cân đối vốn cho dự án gặp nhiều khó khăn.

1.3 Thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầutư công tại Ban quản lý dự án đầu tư công trình giao thông - xây dựngtỉnh Hưng Yên

1.3.1 Bộ máy quản lý

Ban Quản lý dự án đầu tư công trình giao thông - xây dựng trực thuộc

Trang 32

Uỷ ban nhân dân tỉnh Hưng Yên được thành lập theo Quyết định số 30/2019/ QĐ-UBND ngày 23/8/2019 về việc sáp nhập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp trực thuộc Sở xây dựng với Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng giao thông trực thuộc Sở Giao thông vận tải, đi vào hoạt động kể từ ngày 03/09/2019

Ban Quản lý dự án đầu tư công trình giao thông - xây dựng là đơn vị sự nghiệp công lập đặc thù hoạt động theo cơ chế tự chủ về tài chính, tự đảm bảo chi thường xuyên Ban QLDA đầu tư công trình giao thông – xây dựng thực hiện các chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của chủ đầu tư và trực tiếp tổ chức thực hiện các dự án giao thông, xây dựng khi được cấp có thẩm quyền giao và thực hiện một số công việc tư vấn khác trong xây dựng cơ bản.

Trên cơ sở hợp nhất từ hai ban quản lý, BQLDA đầu tư công trình giao thông - xây dựng tỉnh Hưng Yên đang trong quá trình kiện toàn về cơ cấu tổ chức quản lý cũng như hoàn thiện về chức năng, nhiệm vụ Tuy nhiên, sẽ tồn tại các điểm khác biệt từ hai mô hình quản lý từ hai ban quản lý cũ khi hợp nhất.

(1) Cơ cấu tổ chức, quản lý

Hình 1.5 Cơ cấu, tổ chức của Ban quản lý dự án đầu tư công trình giao

Trang 33

Hiện tại Ban QLDA có tổng số 45 cán bộ công nhân viên chức đa dạng độ tuổi và trình độ chuyên môn Lãnh đạo Ban quản lý dự án có Ban Giám đốc và không quá 02 Phó Giám đốc Các phòng ban chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ban quản lý dự án gồm: Phòng Hành chính – tổng hợp (bao gồm cả kế hoạch – tài chính); Phòng Kỹ thuật – Thẩm định; Phòng Quản lý dự án; Phòng tư vấn quản lý dự án và giám sát chất lượng công trình.

- Giám đốc BQLDA: Lãnh đạo, quản lý cán bộ, viên chức, hợp đồng lao động; quản lý chung mọi mặt tổ chức hoạt động của Ban, có trách nhiệm xây dựng kế hoạch sắp xếp, giải pháp và lộ trình thực hiện, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định điều chuyển Phó Giám đốc của Ban để đảm bảo số lượng theo quy định.

- Phó giám đốc: Các phó giám đốc là người trực tiếp giúp Giám đốc Ban tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, công tác được phân công; tổ chức điều hành, quản lý các hoạt động của đơn vị khi Giám đốc Ban ủy quyền thực hiện các công việc khác theo chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh và phân công của Giám đốc; Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Ban và pháp luật về các nhiệm vụ công tác được phân công phụ trách (hoặc được ủy quyền), chỉ đạo thực hiện Khi giải quyết công việc thuộc lĩnh vực mình phụ trách có liên quan đến nội dung của Phó khác, phó trưởng phòng chủ động bàn bạc thống nhất hướng giải quyết, chỉ trình Giám đốc quyết định các vấn đề chưa nhất trí với Phó khác hoặc những vấn đề mới phát sinh mà chưa có chủ trương, kế hoạch và biện pháp giải quyết.

- Phòng Hành chính – tổng hợp (bao gồm cả nhiệm vụ kế hoạch và tài chính) thực hiện các nhiệm vụ:

+ Chủ trì xây dựng, tổng hợp các chương trình, kế hoạch hoạt động của Ban định kỳ và tổ chức, đôn đốc triển khai thực hiện theo kế hoạch.

+ Kiểm tra thể thức và trình tự thủ tục trong việc ban hành văn bản đối

Trang 34

với tất cả các văn bản phát hành của Ban, tham mưu hủy các văn bản không còn phù hợp theo quy định pháp luật.

+ Tham mưu giúp Giám đốc về công tác quản lý cán bộ, viên chức hành chính, tài chính – kế toán, quản lý tài sản và chi tiêu các nguồn vốn được giao theo đúng chế độ, chính sách theo quy định của nhà nước.

+ Phục vụ các cuộc họp, tiếp khách của Ban, ghi chép biên bản, quản lý biên bản các hội nghị, cuộc họp, làm việc của Giám đốc Ban Thực hiện công tác sửa chữa điện, nước, điện thoại và các thiết bị làm việc của Ban.

+ Tổ chức kiểm kê, đánh giá tài sản về mặt số lượng và tình hình quản lý tài sản của Ban hàng năm theo quy định pháp luật Thực hiện các báo cáo về tài sản công theo quy định hiện hành.

+ Hướng dẫn và thực hiện các công tác nghiệp vụ về tổ chức và nhân sự - Phòng Kỹ thuật – thẩm định triển khai các công việc của dự án như: Lập nhiệm vụ phê duyệt chủ trương đầu tư; trình phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng, dự toán chuẩn bị đầu tư; Kiểm tra, giám sát các đơn vị tư vấn trong quá trình triển khai dự án, hoàn thiện hồ sơ quyết toán công trình,…

- Phòng Quản lý dự án thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án gồm:

+ Tổ chức thực hiện các nội dung quản lý dự án theo quy định của Luật Xây dựng năm 2014.

+ Phối hợp hoạt động với tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện dự án để đảm bảo yêu cầu về chất lượng, tiến độ, chi phí, an toàn lao đông và vệ sinh môi trường.

+ Thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án khác do Giám đốc và Phó Giám đốc giao hoặc ủy quyền.

- Phòng tư vấn QLDA và giám sát chất lượng công trình có nhiệm vụ: + Tham gia tư vấn quản lý dự án và giám sát chất lượng các công trình mà BQL quản lý theo đúng trình tự, quy định của pháp luật.

Trang 35

+ Thực hiện các gói thầu QLDA và TVGS theo đúng quy định của pháp luật cho các dự án được giao nhiệm vụ quản lý dự án.

(2) Chức năng, nhiệm vụ của Ban QLDA

+ Thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư và trực tiếp tổ chức quản lý thực hiện các dự án được giao;

+ Thực hiện chức năng quản lý dự án thông qua các hợp đồng ủy quyền với các dự án không làm chủ đầu tư;

+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật và người quyết định đầu tư về các hoạt động của mình;

+ Quản lý, vận hành, khai thác sử dụng công trình hoàn thành khi được người quyết định đầu tư giao;

+ Thực hiện các chức năng theo quy định, cụ thể như sau: Làm chủ đầu tư một số dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp, công trình giao thông sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách khi được cấp có thẩm quyền giao Căn cứ điều kiện cụ thể của địa phương, người quyết định đầu tư xem xét, quyết định giao cho Ban Quản lý dự án thực hiện chức năng chủ đầu tư đối với từng dự án cụ thể;

+ Tiếp nhận và quản lý sử dụng vốn để đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật; thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án quy định tại Điều 68, Điều 69 Luật Xây dựng ngày 18/6/2014 và các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan;

+ Thực hiện các chức năng khác khi được người quyết định thành lập Ban Quản lý dự án giao và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quản lý dự án theo quy định của pháp luật;

+ Bàn giao công trình xây dựng hoàn thành cho chủ đầu tư, chủ quản lý sử dụng công trình khi kết thúc xây dựng hoặc trực tiếp quản lý, khai thác sử dụng công trình hoàn thành theo yêu cầu của người quyết định đầu tư; nhận

Trang 36

ủy thác quản lý dự án của các chủ đầu tư khác khi được yêu cầu và có đủ năng lực để thực hiện trên cơ sở đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ quản lý các dự án đã được giao.

1.3.2 Thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tưcông tại Ban quản lý dự án đầu tư công trình giao thông - xây dựng tỉnhHưng Yên

(1) Công tác giải phóng mặt bằng

GPMB là công đoạn khó khăn nhất khi thực hiện các dự án đầu tư trên cả nước nói chung, tại tỉnh Hưng Yên nói riêng Đất đai trên địa bàn manh mún nên mỗi dự án có tới hàng chục, thậm chí hàng trăm hộ dân có đất trong dự án phải GPMB Do vậy, để tuyên truyền, vận động tạo đồng thuận đối với tất cả các hộ dân có đất không phải dễ dàng, phải mất từ 2 – 4 năm để hoàn thành GPMB một dự án đầu tư, thậm chí có dự án khâu GPMB còn kéo dài hơn khiến tiến độ triển khai dự án bị ảnh hưởng Từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng đất cũng như hiệu quả đầu tư của dự án.

Theo quy định của pháp luật, có hai hình thức lấy đất để thực hiện dự án gồm: Nhà nước thu hồi đất và Chủ đầu tư tự thỏa thuận nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất trực tiếp với người dân để GPMB và thực hiện dự án Dù ở hình thức nào thì việc thu hồi đất, đền bù và GPMB vẫn là những việc khó khăn, kéo dài Việc GPMB kéo dài sẽ gây thiệt hại cả cho Nhà nước lẫn chủ đầu tư, đồng thời là một nguyên nhân dẫn đến khiếu kiện của người dân bị thu hồi đất

Sau khi có quyết định phê duyệt dự án, Ban QLDA đã giao cho Phòng Quản lý dự án liên hệ với UBND tại nơi có địa điểm xây dựng để làm các thủ tục thành lập hội đồng giải phóng mặt bằng, tổ công tác giải phóng mặt bằng, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, thống nhất cơ chế đền bù phù hợp với dự án Không những vậy tiến hành điều tra, khảo sát, phúc tra tài sản

Trang 37

hoa màu làm căn cứ lên phương án tổ chức đền bù thiệt hại cho hộ dân bị thu hồi đất Ngay khi phương án đền bù giải phóng mặt bằng được phê duyệt, Phòng hành chính – tổng hợp sẽ thực hiện chi trả tiền đề bù, bố trí tái định cư cho người bị thu hồi đất

Hình 1.6 Tuyến đường nối cao tốc Hà Nội Hải Phòng với cao tốc Cầu Giẽ -Ninh Bình góp phần kết nối nhiều tuyến đường ở Hưng Yên, Hà Nam với hệ

thống đường quốc gia [37]

Trang 38

Hình 1.7 Đường kết nối phía Hưng Yên [37]

Theo báo cáo gửi Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên, kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2020, tính riêng cho 11 dự án được ban quản lý thực hiện với chức năng là Chủ đầu tư chỉ có 03 dự án giải phòng mặt bằng đúng tiến độ (chiếm 27,27%), còn lại 08 dự án chậm tiến độ (chiếm 72,73%) chỉ tạm bàn giao hoặc bàn giao một phần cho nhà thầu để thực hiện công việc Điển hình là dự án Dự án đầu tư xây dựng công trình đoạn tuyến nối ĐT.379 với QL.39 và đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, huyện Khoái Châu vẫn còn nút giao đấu nối với QL.39 chưa được giải phóng mặt bằng xong; Dự án Cải tạo, nâng cấp ĐH.17 kéo dài đến ĐT.379 và chỉnh trang hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu tưởng niệm đồng chí Tô Hiệu và đồng chí Lê Văn Lương vẫn còn 260m đất thổ cư chưa hoàn thành GPMB Chi tiết tại bảng 1.2.

Bảng 1.2 Tổng hợp một số kết quả thực hiện công tác GPMB của BanQLDA đầu tư công trình giao thông – xây dựng

bàn giaoĐánh giá

Dự án đường bộ nối đường trục kinh tế Bắc Nam tỉnh Hưng Yên với ĐT.281

Dự án đường trục kinh tế Bắc Nam tỉnh Hưng Yên đoạn từ đường sắt (xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm) đến cầu vượt 3 Dự án đầu tư xây dựng công trình cải

tạo, nâng cấp ĐT.382 (đường 199 cũ) đoạn từ Km0+00 - Km8+00 và Dự án đầu tư xây dựng công trình cầu Hồng Tiến tại Km8+920 trên ĐT.384 (đường

Bàn giao toàn bộ

Đúng tiến độ

Trang 39

bàn giaoĐánh giá

204 cũ)

4 Dự án Cải tạo, nâng cấp ĐT.387 (Lương Tài – Bãi Sậy)

Dự án đầu tư xây dựng công trình đoạn tuyến nối ĐT.379 với QL.39 và đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, huyện tầng kỹ thuật khu tưởng niệm đồng chí Tô Hiệu và đồng chí Lê Văn Lương

Dự án đầu tư xây dựng công Đường vành đai V vùng Thủ đô Hà Nội trên địa phận tỉnh Thái Bình với QL38B và cao tốc Hà Nội - Hải Phòng trên địa phận

Dự án nâng cấp, mở rộng đường gom (bên phải) đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng (đoạn từ giao với ĐT.376 đến

Trang 40

Công tác lập thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng được Ban thuê đơn vị tư vấn làm Tư vấn sau khi lập xong thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng sẽ nộp lại cho Ban, công việc này được giao cho Phòng kỹ thuật – thẩm định để tiến hành kiểm tra trước khi trình lên cấp có thẩm quyền phê duyệt Nếu hồ sơ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng đạt yêu cầu thì trưởng phòng kỹ thuật – thẩm định sẽ trình Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng hoặc chuyên ngành tiến hành thẩm tra theo phân cấp như sau:

+ Sở Xây dựng thẩm tra thiết kế các công trình có sử dụng vốn ngân sách nhà nước: Nhà chung cư cấp II, cấp III; công trình công cộng cấp II, cấp III; nhà máy xi măng cấp II, cấp III; công trình hạ tầng kỹ thuật cấp II, cấp III và công trình xử lý chất thải rắn độc hại không phân biệt cấp.

+ Sở Giao thông vận tải thẩm tra thiết kế các công trình giao công có sử dụng vốn NSNN: Công trình cầu, hầm, đường bộ cấp II, cấp III; công trình dường sắt bao gồm cả đường sắt đô thị, sân bay, bến, ụ nâng tàu, cảng biến đường thủy, hệ thống cáp treo vận chuyển người không phân biệt cấp.

+ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm tra thiết kế các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn bao gồm: Hồ chứa nước, đập ngăn nước, tràn xả lũ, công lấy nước, cống xả nước, kênh, đường ống kín dẫn nước, đường hầm thủy công, đê, kè, trạm bơm và công trình thủy lợi khác không phân biệt cấp.

+ Sở Công thương thẩm tra thiết kế các công trình công nghiệp bao gồm: công trình cấp II, cấp III thuộc loại công trình đường dây tải điện, trạm biến áp,

Ngày đăng: 11/04/2024, 14:32

w