DANH MỤC CÁC CHỮA VIẾT TẮT 3 DANH MỤC ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU 5 A. PHẦN MỞ ĐẦU 7 1. Sự cần thiết nghiên cứu của tiểu luận tổng quan 7 2. Mục tiêu nghiên cứu 7 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8 3.1. Đối tượng nghiên cứu 8 3.2. Phạm vi nghiên cứu 8 4. Phương pháp nghiên cứu ...8 B. NỘI DUNG 10 I. Thực trạng phát triển hệ thống GTĐB ĐT hiện nay 10 I.1. Quá trình hình thành và phát triển hệ thống KCHTĐBĐT Việt Nam 10 I.1.1. Hệ thống kết cấu GTĐB 10 I.1.2. Hệ thống kết cấu GTĐB ĐT 15 I.2. Thực trạng các cơ chế, chính sách phát triển hệ thống KCHTĐB ĐT Việt Nam 20 I.2.1. Hệ thống cơ chế, chính sách phát triển hệ thống KCHTĐBĐT Việt Nam 20 I.2.2. Đánh giá thực trạng cơ chế, chính sách phát triển hệ thống KCHTĐBĐT Việt Nam. 23 I.3. Thực trạng phát triển hệ thống KCHTĐB ĐT Việt Nam theo hướng BV 25 I.3.1. Thực trạng QH hệ thống KCHTGTĐB ĐT 25 1.3.2. Thực trạng đầu tư phát triển hệ thống KCHTGTĐB ĐT Việt Nam 36 I.3.3. Thực trạng về quản lý hệ thống KCHTGTĐB ĐT Việt Nam 39 I.4. Đánh giá thực trạng phát triển hạ tầng giao thông đường bộ ĐT tại Việt Nam theo hướng BV 49 I.4.1. Những kết quả đạt được 49 I.4.2. Những tồn tại, hạn chế 50 I.4.3. Nguyên nhân của tồn tại hạn chế 52 II. Phương hướng phát triển hạ tầng GTĐB ĐT Việt Nam đến năm 2030 theo hướng BV 54 II.1. Căn cứ đề xuất 54 II.1.1. Dự báo nhu cầu phát triển hệ thống KCHTĐB ĐT Việt Nam đến 2030, tầm nhìn đến 2040 54 II.1.2. Định hướng của Đảng, Nhà nước trong phát triển hệ thống KCHTĐB ĐT Việt Nam 56 II.2. Định hướng, phát triển hạ tầng GTĐBĐT Việt Nam theo hướng BV 57 II.2.1. Quan điểm 57 II.2.2. Mục tiêu 57 II.2.3. Chỉ tiêu 58 II.3. Một số kiến nghị phát triển hạ tầng GTĐB ĐT Việt Nam theo hướng BV 59 III. Kết luận 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
PHẦN MỞ ĐẦU
Sự cần thiết nghiên cứu của tiểu luận tổng quan
Giao thông ĐT luôn giữ một vai trò trọng yếu và là huyết mạch của ĐT Mạng lưới đường giao thông liên kết các chức năng ĐT, tạo lập cấu trúc và quyết định đến sự phát triển của ĐT
Trong thời gian qua, hệ thống ĐT ở nước ta đã phát triển nhanh chóng đặc biệt là ở những ĐT lớn như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng… điều này đã tạo ra một hiệu ứng tích cực thúc đẩy ĐTH nhanh lan toả diện rộng có rất nhiều ĐT mới, khu ĐT mới được hình thành; nhiều ĐT cũ được cải tạo, nâng cấp hạ tầng cơ sở,… Tỷ lệ ĐTH tăng nhanh năm 2009 với 629 ĐT tương đương 19,6%, đến năm 2020 là 833 ĐT tương đương 39,3%.
Quá trình ĐTH nhanh cùng với sự thay đổi điều kiện sống ngày càng tăng đã làm cho một bộ phận dân cư ở nông thôn di cư mạnh ra các ĐT làm cho dân cư sống ở ĐT tăng đột biến Điều này đã gây áp lực không nhỏ lên hệ thống hạ tầng GTĐB ĐT và sự PTBV của ĐT Mặc dù trong thời gian qua, hệ thống hạ tầng GTĐB của các ĐT luôn được sự quan tâm đầu tư phát triển Song thực trạng KCHTGTĐB vẫn chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của ĐT đặc biệt là ở những ĐT lớn như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng… Thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông; môi trường không khí và tiếng ồn, hạt bụi bị ô nhiễm ngày một trầm trọng.
Nguyên nhân phần lớn do hạn chế về nguồn vốn hoặc chưa dự báo hết được sự phát triển nhanh của nền kinh tế và tăng trưởng nhanh nhu cầu sử dụng Do vậy, thực tế đặt ra làm sao để xây dựng hệ thống KCGTĐB để luôn đảm bảo hiệu quả phát triển nền kinh tế cũng như để tương xứng với nhu cầu phát triển của các ĐT đang rất được quan tâm
Chính vì vậy NCS thực hiện chuyên đề “Thực trạng và định hướng phát triển hạ tầng giao thông đường bộ ĐT theo hướng BV”, để tìm hiểu phân tích rõ thực trạng hệ thống KCHTĐB nói chung và ĐT nói riêng để từ đó đưa ra các định hướng để phát triển HTGTĐB ĐT theo hướng BV đáp ứng nhu cầu phát triển của ĐT.
Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển hệ thống KCHTĐBĐT Việt Nam
- Phân tích, đánh giá các cơ chế, chính sách phát triển hệ thống KCHTĐBĐT Việt Nam
- Điều tra, khảo sát thực trạng về phát triển hạ tầng GTĐB ĐT theo hướng BV ở Việt Nam nhằm thu được số liệu thực tế về vấn đề nghiên cứu
- Phân tích, đánh giá thực trạng về phát triển hạ tầng GTĐB ĐT theo hướng
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Mọi vấn đề liên quan đến hệ thống KCHTĐB ĐT Việt Nam theo hướng BV.
Luận án tập trung nghiên cứu các vấn đề về hệ thống cơ chế, chính sách phát triển hệ thống KCHTĐB ĐT Việt Nam hiện nay
Luận án đi sâu tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển cũng như thực trạng phát triển hệ thống KCHTĐB ĐT Việt Nam theo hướng BV.
Phương pháp nghiên cứu
Trong chuyên đề này, NCS sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sau: hệ thống, phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá, dự báo kết hợp với thu thập tài liệu thứ cấp, điều tra xã hội học và xây dựng các bảng, biểu, sơ đồ để minh chứng kết quả phân tích đánh giá.
- Phương pháp chuyên gia: Thông qua phỏng vấn các chuyên gia, nhà quản lý nhằm thu thập những ý kiến, thông tin về đánh giá thực trạng cũng như các định hướng về phát triển hạ tầng GTĐBĐT theo hướng BV Mục đích phỏng vấn các đối tượng khác nhau để nhận thông tin giúp NCS có thể so sánh các thông tin thu thập được, đánh giá tính logic của kết quả phân tích định lượng với những phân tích mang tính định tính.
- Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp: NCS sử dụng các báo cáo thống kê, tổng hợp về ĐTXD KCHT GTĐB của các cơ quan QLNN như: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông Vận tải và Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Tổng cục ĐBVN)
- Phương pháp tổng hợp, phân tích so sánh:Tổng hợp một số báo cáo thống kê của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước, các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông Vận tải và Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Tổng cục ĐBVN)…về thực trạng CSHT GTĐB nói chung và GTĐBĐT nói riêng, hệ thống các văn bản quản lý, chiến lược phát triển của ngành, nhu cầu vốn đầu tư… Kết hợp với việc phân tích các số liệu thứ cấp để làm cơ sở xây dựng định hướng, mục tiêu, quan điểm về phát triển hạ tầng GTĐBĐT theo hướng BV
NỘI DUNG
Thực trạng phát triển hệ thống GTĐB ĐT hiện nay
I.1 Quá trình hình thành và phát triển hệ thống KCHTĐBĐT Việt Nam I.1.1 Hệ thống kết cấu GTĐB
GTVT đường bộ là một trong những bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng quốc gia và có tính xã hội hóa cao Theo thống kê thì Việt Nam có HTĐB gồm các quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ…có tổng chiều dài hơn 222.000 km, phần lớn các tuyến đường quốc lộ và tỉnh lộ đều được trải nhựa và bê tông hóa, chỉ còn lại một số ít các tuyến đường huyện lộ tại các tỉnh vùng sâu, vùng xa đang còn là các con đường đất
- Giai đoạn Pháp thuộc: Ngay khi đặt chân đến Đông dương Pháp đã nhìn nhận và đưa ra quan điểm: “Không có đường bộ, đường sắt và kênh đào, các doanh nghiệp chắc sẽ không tiến hành được hoạt động sản xuất và người dân bản xứ chắc sẽ gặp nhiều vấn đề về con người và kinh tế” Vì thế mà chính quyền Pháp đã quyết định xây dựng HTĐB Đông Dương quy mô lớn bằng nguồn kinh phí trích từ Ngân sách chung vào năm 1912
+ Bắc kỳ: Năm 1910, HTĐB đo được 2.210 km trong đó 638 km được rải đá thì đến cuối năm 1942, HTĐB của Bắc Kỳ đã đạt tới con số 8.950 km trong đó, 4.650 km được rải đá và 1.460 km tráng nhựa Như vậy, chỉ trong vòng hơn ba mươi năm, HTĐB đã tăng tới 7952 km, với tỷ lệ trung bình là 256km/năm Việc rải đá các tuyến đường bộ cũng gia tăng đáng kể, trung bình 180km/năm.
+ Trung kỳ: Tổng chiều dài các tuyến đường vào cuối năm 1942 đạt tới 10.381km trong đó, 4.127km được rải đá và 1.237km đường rải nhựa
+ Nam Kỳ: Đã nhanh chóng tiến hành xây dựng các tuyến đường với nhịp độ nhanh đến mức mà đến cuối năm 1942 đã có 783km đường thuộc địa; 1.633km đường địa phương; 1.778km đường hàng tỉnh; 3.042km đường hàng xã; trong đó có tới 50km đường dành cho Cảng thương mại Sài Gòn-Chợ Lớn Đặc biệt có tới 1.955km đường tráng nhựa và 4.100km đường rải đá, ô tô có thể đi lại được quanh năm.
Tính đến năm 1943, các tuyến đường bộ của Đông Dương có tổng chiều dài trên 27.500km trong đó, 20.000km được rải đá và 6.100km đường tráng nhựa Mặc dù hệ thống GTĐB mà Pháp đầu tư xây dựng tại Việt Nam tuy là để phục vụ cho chính sách bình định và khai thác của họ song nó vẫn có ảnh hưởng đối với các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của Việt Nam thời kỳ thuộc địa Đây cũng là nền tảng căn bản cho việc mở rộng và phát triển HTGT của Việt Nam trong giai đoạn về sau này.
- Giai đoạn từ năm 1954 – 1957: Trong giai đoạn này HTĐB đặc biệt là cầu ở nước bị tàn phá nặng nề, do vừa trải qua các cuộc chiến tranh kéo dài Trong giai đoạn này, hầu hết HTĐB xuống cấp trầm trọng và không đảm bảo cho phương tiện lưu thông được Trong giai đoạn này tập trung hàn gắn khôi phục những con đường huyết mạch bằng nguồn tài chính ngân sách Nhà nước.
- Giai đoạn từ năm 1961- 9965: Đây là giai đoạn thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất Trong giai đoạn này, nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu là đảm bảo GTĐB. Trong giai đoạn này, nhiệm vụ được đặt ra hàng đầu là phải chuyên môn hoá các công tác hỏi công tác quản lý, sửa chữa đường bộ Và Cục Quản lý Đường bộ đã ra đời Đây là cơ quan Nhà Nước quản lý đường bộ trong cả nước, trực tiếp quản lý hầu hết các tuyến quốc lộ trọng yếu, còn các quốc lộ khác giao cho cơ quan quản lý giao thông các tỉnh quản lý
- Giai đoạn từ năm 1975 – 1986: Đây là giai đoạn đất nước hoàn toàn giải phóng, cả nước bắt tay vào khắc phục hậu quả cảu chiến trang và khôi phục và phát triển kinh tế Trong thời kỳ này mặc dù Hệ thống KCHTGT bị xuống cấp nghiêm trọng, GTVT bị ách tắc, việc vận chuyển hàng hóa, giao lưu đi lại của nhân dân gặp rất nhiều khó khăn Mặc dù vậy do vừa trải qua cuộc chiến tranh kéo dài nên Nhà Nước không đủ kinh phí đầu tư xây dựng mới và chi cho bảo trì cho hệ thống KCHTGTĐB. Nên trong thời kỳ này KCHTGTĐB về cơ bản không có sự thay đổi đáng kể so với giai đoạn trước.
- Giai đoạn từ năm 1990 – 2010: Thực hiện chiến lược đổi mới toàn diện của Đảng và Nhà nước nên hệ thống KCHTGT được quan tâm khôi phục nâng cấp, tạo điều kiện để phát triển KT-XH Nước ta nhận được nguồn vốn Hỗ trợ Phát triển chính thức từ các nước để đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, trong đó phần lớn dành cho lĩnh vực đường bộ Đến năm 2006 tổng chiều dài MLĐB trên toàn quốc là 251.787 km, trong đó bao gồm: 17.295 km quốc lộ (6,9%), 23.138 km tỉnh lộ (9,2%), 54.962 km huyện lộ (21,8%), 141.442 km đường xã (56,6%) và 8.536 km đường ĐT (3,4%)
- Giai đoạn từ năm 2011 đến nay: Bước vào giai đoạn này, thực hiện đẩy mạnh chủ trương xã hội hóa đầu tư phát triển HTGT đã huy động được nguồn vốn lớn từ khu vực tư nhân tham gia đầu tư trong lĩnh vực đường bộ
Bảng 3.1 Chiều dài đường bộ một số năm Đơn vị:Km
Quốc lộ 22.453 22.660 22.783 24.598 24.866 25.078 Đường cao tốc 113,798 114,146 467 977 1.009 1.163
Cầu trên đường bộ cao tốc 48,34 56,56 62.87 78.19 80,750 134,89 Đường tỉnh 23.089 23.729 27.176 27.941 28.142 29.134 Đường huyện 51.840 53.964 57.294 56.428 57.032 59.875 Đường xã và đường
[Nguồn: Tổng hợp các báo cáo của Tổng cục đường bộ Việt Nam]
Bảng 3.2 Diện tích mặt đường tăng qua các năm
Tổng diện tích (10 3 m 2 ) nâng đường mới
Luỹ kế (10 3 m 2 ) tăng diện tích đường mới
Nhiều kết cấu xen kẹp
[Nguồn: Tổng hợp các báo cáo của Tổng cục đường bộ Việt Nam]
Trong giai đoạn này đã hoàn thành đầu tư xây dựng khoảng 1.074km đường bộ cao tốc, đưa tổng chiều dài cao tốc đang khai thác lên 1.163km Mạng lưới quốc lộ đạt25.698km, các tuyến quốc lộ chính yếu được đưa vào cấp kỹ thuật, thay thế cầu yếu và đồng bộ tải trọng, tỷ lệ mặt đường bê tông nhựa được nâng lên 67%.
Hình 3.1 Tỉ lệ đường rải mặt của Việt Nam
Như vậy, trong suốt thời gian qua hệ thống KCGTĐB không ngừng được cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới trong cả nước, một số tuyến đường cao tốc mới được đưa vào khai thác sử dụng đã tạo nên diện mạo mới cho giao thông Việt Nam cũng như góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển nền kinh tế ngày càng lớn mạnh của đất nước.
I.1.2 Hệ thống kết cấu GTĐB ĐT
Hệ thống KCGTĐB ĐT cũng trải qua các giai đoạn phát triển giống như hệ thống KCGTĐB nói chung Bên cạnh đó, trong vòng hơn hơn 10 năm trở lại đây, quá trình ĐTH diễn ra rất nhanh chóng, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội, HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng Bước đầu hình thành các chuỗi ĐT trung tâm quốc gia chính gồm: Hà Nội, HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế; các ĐT trung tâm vùng gồm các thành phố như Cần Thơ, Biên Hoà, Vũng Tàu, Buôn Ma Thuột, Nha Trang, Nam Định, Thái Nguyên, Việt Trì…; các ĐT trung tâm tỉnh gồm các thành phố, thị xã giữ chức năng trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hoá, du lịch-dịch vụ, đầu mối giao thông và các ĐT trung tâm huyện, ĐT trung tâm cụm và các khu dân cư nông thôn, các ĐT mới.
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Biểu đồ 3.1 Chiều dài đường bộ ĐT một số năm
[Nguồn: Báo cáo của Tống cục đường bộ]
Nhìn biểu đồ có thế thấy năm 2015 tổng số chiều dài đường ĐT là 21.678km thì đến năm 2018 đã tăng lên 27.653km (6%) Và đến năm 2020 tổng số km đường ĐT là44.456km tăng 23% so với năm 2015.
Trong thời gian qua nhiều chính sách QH phát triển được đưa ra nhằm thay đổi bộ mặt của GTĐB ĐT theo hướng tích cực hơn Đặc biệt là các ĐT lớn như Hà Nội, thành phố HCM tốc độ ĐTH tương đối nhanh Nhu cầu đi lại ngày càng tăng chính vì vậy hệ thống KCHTGT đường bộ luôn được quan tâm đầu tư phát triển.