1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới thành công của công tác tư vấn xây dựng tại thành phố hà nội

151 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới thành công của công tác tư vấn xây dựng tại thành phố Hà Nội
Tác giả Nguyễn Hữu Bình
Người hướng dẫn PGS.TS. Đinh Tuấn Hải
Trường học Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Chuyên ngành Quản Lý Đô Thị Và Công Trình
Thể loại Luận án Tiến sĩ
Năm xuất bản 2019
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 151
Dung lượng 2,66 MB
File đính kèm Tư vấn xây dựng.rar (1 MB)

Cấu trúc

  • A. MỞ ĐẦU (12)
    • 1. Tính cấp thiết của đề tài (12)
    • 2. Mục tiêu nghiên cứu (14)
    • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (14)
    • 4. Phương pháp nghiên cứu (14)
    • 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài (15)
    • 6. Các khái niệm (thuật ngữ) (16)
    • 7. Kết cấu luận án (17)
  • B. NỘI DUNG (18)
  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC TƯ VẤN XÂY DỰNG (18)
    • 1.1. Giới thiệu chung về ngành xây dựng (18)
      • 1.1.1. Ngành xây dựng trên thế giới (18)
      • 1.1.2. Ngành xây dựng tại Việt Nam (20)
    • 1.2. Công tác tư vấn xây dựng nói chung (23)
      • 1.2.1. Sự phát triển của công tác tư vấn xây dựng (23)
      • 1.2.2. Đặc điểm và yêu cầu đối với công tác tư vấn xây dựng (26)
      • 1.2.4. Các thuận lợi và khó khăn của công tác tư vấn xây dựng (28)
    • 1.3. Công tác tư vấn xây dựng tại thành phố Hà Nội (31)
      • 1.3.1. Các hình thức tư vấn xây dựng tại thành phố Hà Nội (31)
      • 1.3.2. Nhân sự cho công tác tư vấn xây dựng tại thành phố Hà Nội (32)
      • 1.3.3. Xu hướng phát triển của tư vấn xây dựng tại thành phố Hà Nội (33)
    • 1.4. Các nghiên cứu liên quan tới thành công của công tác tư vấn xây dựng (35)
      • 1.4.1. Các nghiên cứu trên thế giới (35)
      • 1.4.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam (39)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NHÂN TỐ THÀNH CÔNG CỦA CÔNG TÁC TƯ VẤN XÂY DỰNG (42)
    • 2.1. Lý luận chung về nhân tố ảnh hưởng tới thành công của công tác tư vấn xây dựng (42)
      • 2.1.1. Các định nghĩa về nhân tố ảnh hưởng tới thành công của công tác tư vấn xây dựng (42)
      • 2.1.2. Phân loại các nhân tố thành công của công tác tư vấn xây dựng (43)
      • 2.1.3. Đánh giá các nhân tố thành công của công tác tư vấn xây dựng (47)
    • 2.2. Cơ sở pháp lý về công tác tư vấn xây dựng (58)
      • 2.2.1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (58)
      • 2.2.2. Hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn (61)
      • 2.2.3. Các quy định của Thành phố Hà Nội (63)
    • 2.3. Cơ sở thực tiễn về thành công trong công tác tư vấn xây dựng (64)
      • 2.3.1. Kinh nghiệm thế giới (64)
      • 2.3.2. Kinh nghiệm Việt Nam (66)
    • 2.4. Phương pháp nghiên cứu chung của luận án (69)
      • 2.4.1. Quy trình nghiên cứu chung của dự án (69)
      • 2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu (70)
      • 2.4.3. Phương pháp phân tích xử lý số liệu (72)
    • 2.5. Kết quả điều tra khảo sát (73)
      • 2.5.1. Kết quả điều tra khảo sát lần 1 (73)
      • 2.5.2. Kết quả điều tra khảo sát lần 2 (75)
  • CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG, XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI THÀNH CÔNG CỦA CÔNG TÁC TƯ VẤN XÂY DỰNG TẠI HÀ NỘI (78)
    • 3.1. Thực trạng công tác tư vấn xây dựng tại Thành phố Hà Nội (78)
      • 3.1.1. Thực trạng công tác tư vấn xây dựng tại Việt Nam (78)
      • 3.1.2. Thực trạng công tác tư vấn xây dựng tại Thành phố Hà Nội (83)
      • 3.1.3. Đánh giá chung những hạn chế tồn tại trong công tác tư vấn xây dựng hiện nay (91)
    • 3.2. Xác định nhân tố ảnh hưởng tới thành công của công tác tư vấn xây dựng qua các nghiên cứu đã thực hiện (91)
      • 3.2.1. Tổng hợp các nhân tố từ các nghiên cứu nước ngoài (91)
      • 3.2.2. Tổng hợp các nhân tố từ các nghiên cứu trong nước (92)
      • 3.2.3. Phân nhóm nhân tố ảnh hưởng (93)
        • 3.2.3.1. Các nhân tố liên quan tới con người (97)
        • 3.2.3.2. Các nhân tố liên quan tới hệ thống tổ chức quản lý (97)
        • 3.2.3.3. Các nhân tố liên quan tới các công cụ hỗ trợ (98)
        • 3.2.3.4. Các nhân tố liên quan tới năng lực, kinh nghiệm của tổ chức tư vấn (98)
        • 3.2.3.5. Các nhân tố về môi trường bên ngoài dự án (99)
        • 3.2.3.6. Các nhân tố liên quan tới đặc điểm, mục tiêu dự án (100)
    • 3.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới thành công của công tác tư vấn xây dựng tại thành phố Hà Nội (100)
      • 3.3.1. Xác định mô hình nghiên cứu (100)
      • 3.3.2. Thu thập dữ liệu nghiên cứu (101)
      • 3.3.3. Kiểm định độ tin cậy của thang đo (102)
      • 3.3.5. Kiểm định sự phù hợp mô hình (104)
    • 3.4. Đánh giá và xếp hạng các nhân tố ảnh hưởng tới thành công của công tác tư vấn xây dựng tại Hà Nội (105)
      • 3.4.1. Kết quả đánh giá và xếp hạng các nhân tố ảnh hưởng tới thành công của công tác tư vấn xây dựng tại Hà Nội (105)
  • CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY THÀNH CÔNG CỦA CÔNG TÁC TƯ VẤN XÂY DỰNG TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI (111)
    • 4.1. Định hướng đề xuất (111)
    • 4.2. Giải pháp thúc đẩy thành công của công tác tư vấn xây dựng (113)
      • 4.2.1. Nhóm các giải pháp liên quan đến con người (113)
      • 4.2.2. Nhóm giải pháp liên quan đến hệ thống tổ chức quản lý (120)
      • 4.2.3. Nhóm giải pháp liên quan đến công cụ hỗ trợ (127)
      • 4.2.4. Nhóm giải pháp liên quan đến pháp lý (130)
      • 4.2.5. Nhóm giải pháp liên quan đến dự án (133)
    • 4.3. Xây dựng tiêu chí đánh giá sự thành công của công tác tư vấn xây dựng (135)
    • 4.4. Bàn luận về kết quả nghiên cứu (137)
      • 4.4.1. Nhân tố thành công của công tác tư vấn xây dựng tại Hà Nội (137)
      • 4.4.2. Giải pháp thúc đẩy thành công của công tác tư vấn xây dựng tại thành phố Hà Nội (138)
  • Kết luận (140)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (143)

Nội dung

Trong lĩnh vực xây dựng, dịch vụ tư vấn là một phần không thể thiếu của bất kỳ một dự án đầu tư xây dựng nào. Hoạt động tư vấn đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nó không chỉ là hoạt động mang tính nghề nghiệp mà còn là đòn bẩy mang lại hiệu quả kinh tế kỹ thuật cao cho xã hội. Vậy làm thế nào để thực hiện công tác tư vấn xây dựng đạt hiệu quả, đó là câu hỏi được đặt ra mà chưa có câu trả lời thỏa đáng. Công tác tư vấn xây dựng có thành công hay không phụ thuộc vào các nhân tố kể cả chủ quan và khách quan. LỜI CẢM ƠN i LỜI CAM ĐOAN ii MỤC LỤC iii BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii DANH MỤC CÁC BẢNG viii A. MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 4. Phương pháp nghiên cứu 3 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4 6. Các khái niệm (thuật ngữ) 5 7. Kết cấu luận án 6 B. NỘI DUNG 7 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC TƯ VẤN XÂY DỰNG 7 1.1. Giới thiệu chung về ngành xây dựng 7 1.1.1. Ngành xây dựng trên thế giới 7 1.1.2. Ngành xây dựng tại Việt Nam 9 1.2. Công tác tư vấn xây dựng nói chung 12 1.2.1. Sự phát triển của công tác tư vấn xây dựng 12 1.2.2. Đặc điểm và yêu cầu đối với công tác tư vấn xây dựng 15 1.2.4. Các thuận lợi và khó khăn của công tác tư vấn xây dựng 17 1.3. Công tác tư vấn xây dựng tại thành phố Hà Nội 20 1.3.1. Các hình thức tư vấn xây dựng tại thành phố Hà Nội 20 1.3.2. Nhân sự cho công tác tư vấn xây dựng tại thành phố Hà Nội 21 1.3.3. Xu hướng phát triển của tư vấn xây dựng tại thành phố Hà Nội 22 1.4. Các nghiên cứu liên quan tới thành công của công tác tư vấn xây dựng 24 1.4.1. Các nghiên cứu trên thế giới 24 1.4.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam 28 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NHÂN TỐ THÀNH CÔNG CỦA CÔNG TÁC TƯ VẤN XÂY DỰNG 31 2.1. Lý luận chung về nhân tố ảnh hưởng tới thành công của công tác tư vấn xây dựng 31 2.1.1. Các định nghĩa về nhân tố ảnh hưởng tới thành công của công tác tư vấn xây dựng 31 2.1.2. Phân loại các nhân tố thành công của công tác tư vấn xây dựng 32 2.1.3. Đánh giá các nhân tố thành công của công tác tư vấn xây dựng 36 2.2. Cơ sở pháp lý về công tác tư vấn xây dựng 47 2.2.1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật 47 2.2.2. Hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn 50 2.2.3. Các quy định của Thành phố Hà Nội 52 2.3. Cơ sở thực tiễn về thành công trong công tác tư vấn xây dựng 53 2.3.1. Kinh nghiệm thế giới 53 2.3.2. Kinh nghiệm Việt Nam 55 2.4. Phương pháp nghiên cứu chung của luận án 58 2.4.1. Quy trình nghiên cứu chung của dự án 58 2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu 59 2.4.3. Phương pháp phân tích xử lý số liệu 61 2.5. Kết quả điều tra khảo sát 62 2.5.1. Kết quả điều tra khảo sát lần 1 62 2.5.2. Kết quả điều tra khảo sát lần 2 64 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG, XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI THÀNH CÔNG CỦA CÔNG TÁC TƯ VẤN XÂY DỰNG TẠI HÀ NỘI 67 3.1. Thực trạng công tác tư vấn xây dựng tại Thành phố Hà Nội 67 3.1.1. Thực trạng công tác tư vấn xây dựng tại Việt Nam 67 3.1.2. Thực trạng công tác tư vấn xây dựng tại Thành phố Hà Nội 72 3.1.3. Đánh giá chung những hạn chế tồn tại trong công tác tư vấn xây dựng hiện nay 80 3.2. Xác định nhân tố ảnh hưởng tới thành công của công tác tư vấn xây dựng qua các nghiên cứu đã thực hiện 81 3.2.1. Tổng hợp các nhân tố từ các nghiên cứu nước ngoài 81 3.2.2. Tổng hợp các nhân tố từ các nghiên cứu trong nước 81 3.2.3. Phân nhóm nhân tố ảnh hưởng 82 3.2.3.1. Các nhân tố liên quan tới con người 86 3.2.3.2. Các nhân tố liên quan tới hệ thống tổ chức quản lý 87 3.2.3.3. Các nhân tố liên quan tới các công cụ hỗ trợ 88 3.2.3.4. Các nhân tố liên quan tới năng lực, kinh nghiệm của tổ chức tư vấn 88 3.2.3.5. Các nhân tố về môi trường bên ngoài dự án 89 3.2.3.6. Các nhân tố liên quan tới đặc điểm, mục tiêu dự án 90 3.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới thành công của công tác tư vấn xây dựng tại thành phố Hà Nội 90 3.3.1. Xác định mô hình nghiên cứu 90 3.3.2. Thu thập dữ liệu nghiên cứu 91 3.3.3. Kiểm định độ tin cậy của thang đo 91 3.3.4.. Phân tích nhân tố khám phá EFA 93 3.3.5. Kiểm định sự phù hợp mô hình 94 3.4. Đánh giá và xếp hạng các nhân tố ảnh hưởng tới thành công của công tác tư vấn xây dựng tại Hà Nội 95 3.4.1. Kết quả đánh giá và xếp hạng các nhân tố ảnh hưởng tới thành công của công tác tư vấn xây dựng tại Hà Nội 95 CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY THÀNH CÔNG CỦA CÔNG TÁC TƯ VẤN XÂY DỰNG TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI 101 4.1. Định hướng đề xuất 101 4.2. Giải pháp thúc đẩy thành công của công tác tư vấn xây dựng 103 4.2.1. Nhóm các giải pháp liên quan đến con người 103 4.2.2. Nhóm giải pháp liên quan đến hệ thống tổ chức quản lý 110 4.2.3. Nhóm giải pháp liên quan đến công cụ hỗ trợ 117 4.2.4. Nhóm giải pháp liên quan đến pháp lý 120 4.2.5. Nhóm giải pháp liên quan đến dự án 123 4.3. Xây dựng tiêu chí đánh giá sự thành công của công tác tư vấn xây dựng 125 4.4. Bàn luận về kết quả nghiên cứu 127 4.4.1. Nhân tố thành công của công tác tư vấn xây dựng tại Hà Nội 127 4.4.2. Giải pháp thúc đẩy thành công của công tác tư vấn xây dựng tại thành phố Hà Nội 128 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 130 Kết luận 130 Kiến nghị 131 TÀI LIỆU THAM KHẢO 133 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 140 CÁC PHỤ LỤC 141

NỘI DUNG

1.1.1 Ngành xây dựng trên thế giới

Trên thế giới ngành xây dựng đã xuất hiện từ rất lâu, nó ra đời cùng với sự ra đời của xã hội loài người Bắt đầu từ thời kỳ nguyên thủy, con người sống chủ yếu bằng săn bắt thú và hái lượm, thì nhà ở là những hang động, chỉ đến khi việc kiếm ăn khó khăn, con người buộc phải dời khỏi hang động đi kiếm ăn xa, lúc đó họ mới phải làm nhà để tránh mưa nắng và thú dữ Những công trình gọi là nhà của người nguyên thủy đầu tiên cũng chỉ là mô phỏng lại hình dáng của các hang động, được làm bằng cành cây và lá xếp lại Hàng ngàn năm qua loài người dần dần phát triển thành một xã hội có giai cấp, các chủ nô và các lãnh chúa đã có nhiều nô lệ, và để bảo vệ quyền lợi của mình, họ bắt đầu xây thành lũy hay pháo đài, chủ yếu bằng đất đá Điều này làm hình thành các cụm dân cư và về sau phát triển thành những khu đô thị Tiếp theo đó là sự xuất hiện những nền văn minh cổ đại, ở những quốc gia hưng thịnh đã xây dựng được nhiều công trình to lớn bằng gạch đá, phục vụ yêu cầu của vua chúa, đồng thời thể hiện sức mạnh uy quyền thống trị hay tôn giáo, tín ngưỡng Trải qua thời gian, với sự tàn phá của thiên nhiên, chiến tranh, phần lớn các công trình đó đã bị hư hỏng, đổ nát, chỉ còn một số công trình cực kỳ bền chắc mới tồn tại được đến ngày nay Trong số đó, phải kể đến một số công trình vĩ đại, đó là Kim Tự Tháp Ai Cập, Vạn lý Trường Thành ở Trung Quốc, hay quẩn thể di tích Angkor Vat ở Campuchia. Đầu thế kỷ XIX, khi Giêm Oát (James Watt) người phát minh ra máy hơi nước, và cũng là người đầu tiên đưa ra những lý thuyết tính toán về kết cấu khung Khung nhà đầu tiên do Giêm Oát thiết kế và xây dựng năm 1801 ởManchester, miền tây nước Anh, đánh dấu một thời kỳ xây dựng hiện đại.

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC TƯ VẤN XÂY DỰNG

Giới thiệu chung về ngành xây dựng

1.1.1 Ngành xây dựng trên thế giới

Trên thế giới ngành xây dựng đã xuất hiện từ rất lâu, nó ra đời cùng với sự ra đời của xã hội loài người Bắt đầu từ thời kỳ nguyên thủy, con người sống chủ yếu bằng săn bắt thú và hái lượm, thì nhà ở là những hang động, chỉ đến khi việc kiếm ăn khó khăn, con người buộc phải dời khỏi hang động đi kiếm ăn xa, lúc đó họ mới phải làm nhà để tránh mưa nắng và thú dữ Những công trình gọi là nhà của người nguyên thủy đầu tiên cũng chỉ là mô phỏng lại hình dáng của các hang động, được làm bằng cành cây và lá xếp lại Hàng ngàn năm qua loài người dần dần phát triển thành một xã hội có giai cấp, các chủ nô và các lãnh chúa đã có nhiều nô lệ, và để bảo vệ quyền lợi của mình, họ bắt đầu xây thành lũy hay pháo đài, chủ yếu bằng đất đá Điều này làm hình thành các cụm dân cư và về sau phát triển thành những khu đô thị Tiếp theo đó là sự xuất hiện những nền văn minh cổ đại, ở những quốc gia hưng thịnh đã xây dựng được nhiều công trình to lớn bằng gạch đá, phục vụ yêu cầu của vua chúa, đồng thời thể hiện sức mạnh uy quyền thống trị hay tôn giáo, tín ngưỡng Trải qua thời gian, với sự tàn phá của thiên nhiên, chiến tranh, phần lớn các công trình đó đã bị hư hỏng, đổ nát, chỉ còn một số công trình cực kỳ bền chắc mới tồn tại được đến ngày nay Trong số đó, phải kể đến một số công trình vĩ đại, đó là Kim Tự Tháp Ai Cập, Vạn lý Trường Thành ở Trung Quốc, hay quẩn thể di tích Angkor Vat ở Campuchia. Đầu thế kỷ XIX, khi Giêm Oát (James Watt) người phát minh ra máy hơi nước, và cũng là người đầu tiên đưa ra những lý thuyết tính toán về kết cấu khung Khung nhà đầu tiên do Giêm Oát thiết kế và xây dựng năm 1801 ởManchester, miền tây nước Anh, đánh dấu một thời kỳ xây dựng hiện đại.

Năm 1824, lịch sử kỹ thuật xây dựng được đánh dấu bằng việc Poóclăng làm ra xi măng, loại vật liệu xây dựng đặc biệt do con người tạo ra có khả năng thay đổi cả một ngành xây dựng Vào năm 1867, khi Monie, một người trồng hoa ở Pháp đã làm những chiếc chậu hoa bằng xi măng có lõi là những sợi thép Bê tông cốt thép chính là một cuộc cách mạng vĩ đại trong lĩnh vực xây dựng Năm 1885, ở Chicago, nước Mỹ đã xây dựng tòa nhà cao 10 tầng Năm

1913 tại New York đã xây dựng tòa nhà kiểu tháp "Woolworth" 60 tầng, cao 241m Cuộc chạy đua về xây dựng nhà cao tầng được phát triển và đẩy mạnh ở hầu hết các nước.

Cùng với công nghệ xây dựng bê tông cốt thép toàn khối, một công nghệ nữa ra đời, đó là công nghệ lắp ghép bằng các cấu kiện bê tông cốt thép đúc sẵn và các kết cấu thép tiền chế Công nghệ này cho phép xây dựng công trình đạt tốc độ rất nhanh và mở ra một hướng mới là công nghiệp hóa tiến tới tự động hóa việc lắp ghép Ngày nay công nghệ xây dựng vẫn không ngừng thay đổi, luôn luôn phát minh ra những công nghệ mới, vật liệu mới, để thỏa mãn nhu cầu xây dựng của con người Xu hướng phát triển nhất là ở châu Á, gồm Ấn Độ và Trung Quốc, còn ở khu vực khác là một số nước ở châu Phi và Trung Đông Các Cty xây dựng Tây Âu phát hiện ra châu Phi là thị trường mới nổi, trong khi các Cty xây dựng của Mỹ có xu hướng tập trung vào Trung Đông Các Cty xây dựng ở khu vực Trung Đông và châu Phi được dự đoán phát triển mạnh nhất trong khoảng thời gian 2016 - 2020, vượt qua khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ở Châu Âu hiện nay hướng tới xây dựng bền vững Đặc biệt là Vương quốc Anh - là quốc gia có lợi nhuận thị trường xây dựng lớn nhất thứ ba trên thế giới, các nhà đầu tư tiềm năng tại Trung Quốc và Trung Đông tập trung nguồn lực vào bất động sản tại đây Giả định rằng đến năm 2025, ngành Xây dựng Anh quốc tăng gấp đôi tỷ lệ trung bình của Tây Âu Tuy nhiên, doanh số bán trong ngành Xây dựng là cơ sở hạ tầng từ các dự án của Chính phủ Có thể nói rằng, yếu tố quan trọng của thành công ngành Xây dựng Anh quốc là do năng lực quản lý các dự án lớn Tiểu các vương quốc Ả rập (UAE) là vị trí trung tâm cho du lịch và kinh doanh nên sẽ thu hút nhiều quan tâm của lĩnh vực xây dựng Các dự án cơ sở hạ tầng lớn ví dụ như dự án phát triển Adventure Studios của Dubai, dự án Kênh nước Dubai, EXPO 2020 tại Dubai sẽ đặc biệt thu hút ngành Xây dựng Tại Qatar do sự đầu tư công lớn vào các dự án hạ tầng, tăng trưởng hoạt động xây dựng được đẩy mạnh Các chuyên gia tiên đoán rằng tỷ lệ tăng trưởng sẽ tiếp tục trong 5 năm tới vì một số sự kiện sắp tới như 2022 FIFA World Cup và dự án Tầm nhìn 2030.

Tại Châu Á do cuộc cạnh tranh khốc liệt với nền kinh tế Trung Quốc hiện nay - một thị trường mới nổi - một "con hổ châu Á" mới phát sinh, vì thế những quốc gia nhỏ hơn cũng sẽ trở thành quan trọng cho ngành Xây dựng đầu tư Theo một nghiên cứu của PwC cho biết, Indonesia, Việt Nam và Philippines - là những quốc gia có thể dành được sự tập trung của nhiều nhà đầu tư Hơn 50% của tất cả các Công ty xây dựng lớn trên thế giới đã bắt đầu tiến hành tấn công tại các thị trường mới nổi.

1.1.2 Ngành xây dựng tại Việt Nam

Theo Nghị quyết của kì họp thứ VIII Quốc hội khoá I do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ tọa đã quyết định thành lập Bộ Kiến trúc - nay là Bộ Xây dựng ngày 29/4/1958 Từ đó đến nay, ngày 29-4 hàng năm đã trở thành ngày truyền thống của ngành Xây dựng Việt Nam Gần 60 năm qua những thành tựu trong ngành Xây dựng gắn liền với những sự kiện trong lịch sử giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội của đất nước ta Đặc biệt sau khi hoàn thành cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, ngành xây dựng đã đi đầu sự nghiệp xây dựng lại đất nước Những kết quả trong giai đoạn này đã gắn liền với sự trưởng thành nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng của đội ngũ những người xây dựng.

Ngày nay, cùng với nền kinh tế phát triển mạnh, hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới, thì ngành Xây dựng đã tổ chức thực hiện có hiệu quả các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển dài hạn trong các lĩnh vực của ngành như: Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển các đô thị Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050; Chiến lược phát triển nhà ở đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch xây dựng các vùng kinh tế trọng điểm, vùng tỉnh và các đô thị; Quy hoạch tổng thể phát triển VLXD, xi măng, cùng với các chiến lược, định hướng về cấp nước, thoát nước, quản lý chất thải rắn đô thị trên phạm vi cả nước với mục tiêu đảm bảo sự phát triển ngành Xây dựng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo định hướng phát triển bền vững.

Ngành Xây dựng đã có những bước tiến đáng kể theo hướng hiện đại, cả trong lĩnh vực xây dựng công trình, vật liệu xây dựng, kiến trúc và quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị và nhà ở; năng lực xây dựng công trình có nhiều tiến bộ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về xây dựng, kể cả những công trình quy mô lớn, đòi hỏi chất lượng cao, công nghệ hiện đại ở trong và ngoài nước Những thành tựu đạt được đã khẳng định vai trò của ngành xây dựng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mang lại niềm tự hào cho các thế hệ tiếp nối trong ngành xây dựng Việt Nam Một số công trình cụ thể đó là:

+ Tòa nhà Quốc hội tọa lạc quận Ba Đình – thủ đô Hà Nội được xem là công sở lớn nhất từ trước đến nay kể từ khi đất nước độc lập với diện tích sàn trên 60.000m2, gồm 5 tầng nổi và 3 tầng hầm với khả năng chứa hơn 500 ô tô cùng lúc.

+ Sân vận động quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội) khánh thành năm 2003, có sức chứa 40.192 chỗ ngồi – lớn thứ nhì Việt Nam – sau sân vận động Cần Thơ50.000 chỗ Ngoài sân vận động chính, tại khu Liên hợp Thể thao Quốc gia này còn có nhiều nhà thi đấu, trung tâm huấn luyện VĐV, bệnh viện Thể thao…

+ Tòa nhà cao tầng Keangnam Hanoi Landmark Tower (đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) là khu phức hợp khách sạn, văn phòng, căn hộ, trung tâm thương mại cao nhất Việt Nam Với 72 tầng (cao 336 mét), khi vừa hoàn thành, đây là tòa nhà cao thứ 17 trên thế giới.

+ Tòa nhà cao tầng Lotte Center Hanoi cao 65 tầng (267m) trở thành công trình cao thứ nhì ở Việt Nam Tổ hợp văn phòng, căn hộ, khách sạn, trung tâm thương mại này có tổng vốn đầu tư hơn 400 triệu USD.

+ Khu tổ hợp Bitexco Financial Tower thành phố Hồ Chí Minh gồm 68 tầng, cao 262 m có sân đỗ trực thăng mang biểu tượng búp sen vươn lên bầu trời. Đây là nơi lý tưởng để ngắm Sài Gòn từ trên cao Bitexco là nơi đặt trụ sở, văn phòng của nhiều công ty quốc tế, ngoài ra còn có rạp chiếu phim, trung tâm thương mại…

+ Trung tâm hành chính thành phố Đà Nẵng cao 34 tầng, diện tích sàn hơn 21.000 m2 được đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng Tòa nhà cao gần 170 m ven sông Hàn là nơi làm việc của lãnh đạo thành phố và các sở, ngành.

+ Cầu Vàng tại Đà Nẵng không bắc qua dòng sông nào, nhưng vẫn gây ấn tượng với đôi bàn tay khổng lồ rêu phong nâng đỡ lối đi giống như một dải lụa vàng, giữa mây trời Đà Nẵng Cầu tọa lạc trên đỉnh Bà Nà đã tạo hiệu ứng lớn ngay khi vừa đưa vào hoạt động hồi tháng 7 Mặt cầu rộng 12,8 m, dài gần 150 m, gồm 8 nhịp, nhịp dài nhất là 21,2 m.

Công tác tư vấn xây dựng nói chung

1.2.1 Sự phát triển của công tác tư vấn xây dựng

1.2.1.1 Sự phát triển của công tác tư vấn xây dựng trên thế giới

Trên thế giới sự phát triển của nghề tư vấn chuyên nghiệp đã bắt đầu từ những năm 50 của thế kỷ XX, khi các tập đoàn đa quốc gia nhận ra một sự thực ngẫu nhiên là họ trở thành những đội quân tiên phong chuyển giao những lý thuyết về tư vấn xây dựng khi tiến hành mở rộng việc kinh doanh của họ ở nước sở tại Tại đây thị phần của họ luôn phát triển, đồng nghĩa với lợi nhuận của họ sẽ cao hơn Những chủ nhiệm dự án nhận ra sự cần thiết phải thích nghi với những yếu tố mới lạ trong điều hành dự án tại một số nước đặc thù Khi phát triển công việc kinh doanh đương nhiên họ trở thành các nhà tư vấn nếu gặp các dự án đầu tư tương tự Các dịch vụ được tư vấn dần chuyển thành các lý thuyết quản lý dự án và mang lại hiệu quả rõ ràng.

Các tập đoàn kinh tế mạnh trên thế giới như Siemens, Mitsubishi, Hyundai, Deawoo,…tiêu biểu cho những công ty đa quốc gia, đã mở rộng ngành nghề kinh doanh như công nghiệp, xây dựng, thương mại và có nhiều chi nhánh ở nhiều nước trên thế giới.

Dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp đã được phổ biến trên toàn thế giới và các nhà khoa học bắt đầu nghiên cứu sâu hơn về lý thuyết cũng như việc đào tạo các kỹ sư tư vấn xây dựng chuyên nghiệp Đặc biệt là lý thuyết về tư vấn quản lý dự án đã được chấp nhận như một phương pháp luận khoa học dùng cho việc hoạch định, thiết lập, giám sát, kiểm soát việc thực hiện dự án Ở Mỹ và Canada cùng với sự phát triển của các công cụ quản lý như phương pháp sơ đồ PERT và CPM và ngày nay là chương trình Microsoft Project thì rất nhiều các phần mềm quản lý khác ra đời Các phương pháp và các nguyên lý quản lý dự án đã được áp dụng trong tất cả các dự án đầu tư xây dựng.

Lý thuyết về quản lý dự án đã phổ biến trên toàn cầu từ những năm 90 của thế kỷ trước với sự nỗ lực của Viện quản lý dự án có trụ sở đặt tại New York , Mỹ Đây là một viện nghiên cứu lớn có gần 160.000 nhân viên ở trên

135 nước trên thế giới Mục tiêu của viện là nghiên cứu các lý thuyết mới về quản lý cũng như áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ cho quản lý dự án chuyên nghiệp trên toàn thế giới Từ đó tư vấn xây dựng đã thành một nghề kinh doanh có hiệu quả, đem lại lợi nhuận cao, vì vậy nó càng ngày càng được đầu tư nghiên cứu để phát triển [36].

Trung Quốc đã coi tư vấn xây dựng như là một nguồn tài nguyên chính để tiến tới thực hiện các dự án xây dựng mang tính thách thức và hơn thế nữa trong chiến lược phát triển của mình, tư vấn xây dựng không chỉ nằm trong định hướng, trong kế hoạch phát triển của quốc gia, để phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và hiện đại hóa đất nước mà còn xuất khẩu chiếm lĩnh thị trường tư vấn xây dựng ở nước ngoài [36] Ví dụ như Tập đoàn kinh tế đối ngoại Thượng Hải đã làm tư vấn quản lý dự án Trung tâm hội nghị Quốc gia giúp Việt Nam tổ chức thành công hội nghị APEC 14, Hà Nội 11/2006.

Theo thống kê của tạp chí Kỹ sư tư vấn, năm 1980 có 10 hãng tư vấn với thời gian hoạt động hơn 100 năm, các hãng tư vấn hoạt động trên 25 năm chiếm 22%, các hãng tư vẫn hoạt động trên 50 năm chiếm 5% Cũng theo thống kê của tạp chí này, số lượng hãng tư vấn hoạt động đến năm 1980 là 10.891 hãng Các dịch vụ tư vấn cũng rất đa dạng như là: Khảo sát, thiết kế, thi công, và với quy mô ngày càng lớn mạnh Đầu thế kỷ XX, các dịch vụ tư vấn đã phát triển quy mô trên toàn cầu và năm 1913 Hiệp hội Quốc tế các kỹ sư tư vấn (Viết tắt FIDIC) được thành lập tại Thụy Sỹ

FIDIC đã tập hợp được rất nhiều các hiệp hội tư vấn thành viên trên toàn thế giới, đã soạn thảo rất nhiều tài liệu quan trọng trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng FIDIC soạn thảo các quá trình về đấu thầu, các hợp đồng kinh tế, các hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn…Đặc biệt là cuốn “Hướng dẫn về giải thích và áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:1994 cho ngành tư vấn xây dựng” đã sử dụng có hiệu quả tại Việt Nam Nghề tư vấn cũng nhanh chóng được lan rộng ra đối với các lĩnh vực kinh tế và đi kèm theo các tiến bộ về khoa học kỹ thuật.

1.2.1.2 Sự phát triển công tác tư vấn xây dựng tại Việt Nam

Dịch vụ tư vấn xây dựng tại Việt Nam được ra đời khi xây dựng bảo tàng Hồ Chí Minh vào những năm 1980 Đơn vị đi đầu lĩnh vực này trong quá trình giám sát công trình xây dựng bảo tàng Hồ Chí Minh chính là Viện Khoa học

Kỹ thuật Xây dựng và nay là Viện khoa học Công nghệ Xây dựng Năm 1991-1993 cũng chính Viện khoa học công nghệ Xây dựng đã thành lập đoàn tư vấn giám sát kỹ thuật thi công công trình P25 tại Cầu Diễn, Nam Từ Liêm,

Việt Nam bắt đầu công cuộc đổi mới đất nước từ năm 1986 chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường, sau 20 năm đổi mới, chúng ta đã thành công rực rỡ trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội Việt Nam đã là thành viên của ASEAN và bắt đầu tham gia khu vực mậu dịch tự do AFTA từ 01/01/1996 Việt Nam cũng là thành viên của hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương APEC từ tháng 11 năm 1998 và là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới WTO ngày 7-11-2006.

Từ năm 1986, với các chính sách mở cửa và hội nhập quốc tế, các dự án đầu tư xây dựng của nước ngoài đã mở rộng và được thực hiện rộng trên khắp cả nước Dịch vụ tư vấn được phát triển và hoàn thiện dần cơ chế quản lý và cách thức hoạt động trong nền kinh tế thị trường Đây là một sự biến đổi về lượng và về chất Xuyên suốt hơn 30 năm qua là một quá trình phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp tư vấn xây dựng, nhờ đó mà đã đóng góp tích cực xứng đáng trong nền kinh tế quốc dân.

Trước sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đất nước trong đó có ngành xây dựng, Hiệp hội Tư vấn Xây dựng Việt Nam chính thức được thành lập ngày 13 tháng 12 năm 1995 tại Quyết định số 1098/QĐ-TCLD ngày của

Bộ trưởng Bộ Xây dựng theo sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.

Hiệp hội Tư vấn xây dựng Việt Nam là tổ chức xã hội – nghề nghiệp của các tổ chức, công dân Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn xây dựng theo quy định của pháp luật Việt Nam, nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên, hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Để tạo cơ hội giao lưu hợp tác, tiếp cận các quy định theo thông lệ quốc tế trong lĩnh vực nghề nghiệp, Hiệp hội đã chủ động gia nhập các tổ chức và trở thành viên chính thức của Hiệp hội Quốc tế các kỹ sư tư vấn (FIDIC) năm 1997; Tổ chức phát triển Tư vấn Kỹ thuật châu Á – Thái Bình Dương (TCDPAP) năm 1998; Hiệp hội khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (ASPAC) năm 2001; Hiệp hội Kỹ sư Tư vấn Đông Nam Á (FACE) năm 2007.

1.2.2 Đặc điểm và yêu cầu đối với công tác tư vấn xây dựng

1.2.2.1 Đặc điểm của công tác tư vấn xây dựng

Tư vấn xây dựng là một loại hình tư vấn đa dạng trong công nghiệp xây dựng, kiến trúc, quy hoạch đô thị và nông thôn có quan hệ chặt chẽ với tư vấn đầu tư, thực hiện phần việc tư vấn tiếp nối sau việc của tư vấn đầu tư Bên cạnh đó, tư vấn xây dựng cũng là một loại hình dịch vụ Do đó nó mang những đặc điểm chung của hoạt động dịch vụ Ngoài ra, dịch vụ tư vấn xây dựng còn có đặc điểm riêng.

- Quá trình tư vấn là quá trình liên tục chia sẻ thông tin giữa nhà tư vấn và khách hàng.

- Sản phẩm của tư vấn phải cụ thể có tính khả thi và hiệu quả.

- Yếu tố cơ bản được cung cấp trong quá trình tư vấn là thông tin tri thức và giải pháp để giải quyết các vấn đề.

Công tác tư vấn xây dựng tại thành phố Hà Nội

1.3.1 Các hình thức tư vấn xây dựng tại thành phố Hà Nội

Hiện nay tại Hà Nội tồn tại tất cả các loại hình tư vấn xây dựng chuyên ngành:

- Tư vấn đầu tư: Lập dự án đầu tư và lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật.

- Tư vấn khảo sát: Khảo sát địa hình, khảo sát địa chất công trình để đề xuất giải pháp kỹ thuật phục vụ cho việc thiết kế, thi công xây dựng công trình.

- Tư vấn thiết kế: Thực hiện toàn bộ công việc tý vấn thiết kế bản vẽ thi công và lập dự toán xây dựng hạng mục công trình.

- Tư vấn đấu thầu: Dịch vụ tư vấn đấu thầu hiện nay bao gồm: Tư vấn lập kế hoạch đấu thầu, lập hồ sơ mời thầu/hồ sơ yêu cầu, đánh giá hồ sơ dự thầu/hồ sơ đề xuất, thẩm định đấu thầu, giải quyết tình huống trong đấu thầu.

- Tư vấn thẩm tra: Thẩm tra dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, dự toán, tổng dự toán các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật, giao thông… là quá trình kiểm tra, xem xét các nội dụng, yêu cầu kỹ thuật, tính pháp lý của dự án đầu tư Lập báo cáo kết quả thẩm tra làm cơ sở cho việc thẩm định phê duyệt.

- Tư vấn giám sát: Đảm bảo việc thi công xây lắp được thực hiện đúng hồ sơ thiết kế; Phát hiện, xử lý các chi tiết công trình mà nhà thầu và chủ đầu tư không rõ; Hỗ trợ chủ đầu tư, nhà thầu thiết kế xử lý các sai sót tại hiện trường; Giám sát chất lượng thi công công trình.

- Tư vấn quản lý dự án: Quản lý tiến độ, quản lý chất lượng, quản lý chi phí, quản lý an toàn lao động và môi trường xây dựng, quản lý rủi ro và các nội dung quản lý khác

- Tư vấn quy hoạch xây dựng: Tư vấn tổ chức không gian của đô thị, nông thôn và khu chức năng đặc thù; tổ chức hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; tạo lập môi trường thích hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ, bảo đảm kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồng, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu

- Kiểm toán, đào tạo, chuyển giao công nghệ.

1.3.2 Nhân sự cho công tác tư vấn xây dựng tại thành phố Hà Nội

Trình độ chuyên môn, kỹ năng và kinh nghiệm là những yếu tố hết sức quan trọng để đánh giá năng lực nhà tư vấn Chất lượng sản phẩm dịch vụ tư vấn phụ thuộc vào chính những yếu tố này Hiện nay nhân sự cho công tác tư vấn xây dựng tại thành phố Hà Nội rất được coi trọng thể hiện ở các mặt sau:

- Số lượng tư vấn xây dựng: Luôn đáp ứng đủ nhu cầu về xây dựng của Thành phố

- Trình độ học vấn: Tất cả các nhà tư vấn đều có bằng cấp về xây dựng

- Trình độ ngoại ngữ: Tất cả các nhà tư vấn đều có trình độ ngoại ngữ tương đối tốt

- Kinh nghiệm: Có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm trong lĩnh vực xây dựng và tham gia công trình phải đủ lớn.

- Đạo đức: Các kỹ sư tư vấn đều có tư cách đạo đức, nghề nghiệp

- Chứng chỉ: Các kỹ sư tư vấn chuyên ngành đều có các chứng chỉ nghề nghiệp Các loại chứng chỉ năng lực xây dựng gồm:

+ Chứng chỉ năng lực khảo sát xây dựng;

+ Chứng chỉ năng lực tư vấn, lập quy hoạch xây dựng;

+ Chứng chỉ năng lực thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình;

+ Chứng chỉ năng lực lập, thẩm tra dự án đầu tư xây dựng công trình;

+ Chứng chỉ năng lực tư vấn quản lý dự án;

+ Chứng chỉ năng lực thi công xây dựng công trình;

+ Chứng chỉ năng lực giám sát thi công xây dựng, kiểm định xây dựng;

+ Chứng chỉ năng lực tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

1.3.3 Xu hướng phát triển của tư vấn xây dựng tại thành phố Hà Nội

Sau hơn 10 năm thực hiện mở rộng địa giới hành chính, diện mạo đô thị Hà Nội đã có nhiều chuyển biến tích cực, kinh tế tăng trưởng nhanh, ổn định Hà Nội tiếp tục khẳng định vị trí đầu tầu, là động lực phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với kinh tế cả nước

Hiện nay, tại Hà Nội nhu cầu xây dựng tăng cao, xu hướng phát triển ngành tư vấn xây dựng đang dần bền vững Từ những công nghệ xây dựng tiên tiến cho tới việc cải tiến phương pháp xây dựng, hệ thống quản lý dự án đang ngày càng trở nên thông minh hơn Với sự phát triển nhanh chóng của các dự án xây dựng, chủ đầu tư phải yêu cầu các dự án với tiến độ nhanh hơn, chi phí thấp hơn nhưng kèm theo đó chất lượng phải tốt hơn Điều này đồng nghĩa kéo theo xu hướng phát triển của tư vấn xây dựng tại Hà Nội:

- Mô hình chi tiết 3D BIM: Thay vì sử dụng các bản vẽ 2D, việc thiết kế 3D sử dụng mô hình thông tin công trình đang dần được tiêu chuẩn hóa,cải thiện mức độ trực quan cho chủ đầu tư Các nhà tư vấn thiết kế sử dụngBIM để mô hình phần kết cấu, kiến trúc, cơ điện nước, kết cấu thép…Kết hợp với các chương trình phát hiện va chạm, người thiết kế có thể đảm bảo các hệ thống không bị chồng chéo nhau, cải thiện việc phối hợp ngoài công trường hiệu quả.

- Quản lý chi phí và tiến độ với 5D Macro-BIM: Rất nhiều các đơn vị tư vấn lựa chọn 5D Macro-BIM ở các giai đoạn sớm nhất của quá trình thiết kế Các mô hình BIM giúp chủ đầu tư kiểm soát được dòng tiền từ các giai đoạn xây dựng ban đầu, cho phép đánh giá quy mô và đưa ra quyết định hợp lý.

- Hệ thống tòa nhà tiết kiệm năng lượng: Các nhà thiết kế và thi công đang dần tích hợp việc phân tích năng lượng hiệu quả vào giai đoạn xây dựng ban đầu Các đơn vị thiết kế sẽ đưa ra các giải pháp nhằm phân tích các yếu tố bên ngoài tác động ra sao tới công trình xây dựng Với việc phân tích chi phí vòng đời dự án và tái đầu tư bền vững (SROI), chủ đầu tư có thể đưa ra quyết định tốt nhất trước khi công trình được xây dựng.

- Tòa nhà thông minh: Công trình xây dựng hiện nay ngày càng có sự kết nối, kiểm soát và truy cập dữ liệu trong hệ thống tòa nhà Công nghệ thông minh giúp chủ đầu tư có thể giám sát hệ thống cơ sở vật chất, tự động hóa chúng một cách hiệu quả, giúp làm thay đổi cách sống và làm việc của con người trong tương lai.

- Công nghệ tích hợp di động: Đội ngũ thi công, tư vấn giám sát đang dần sử dụng các thiết bị di động để quản lý hồ sơ, chia sẻ thông tin ngoài công trường, đơn giản hóa tiến độ xây dựng Việc sử dụng các ứng dụng trên thiết bị di động giúp các bên liên quan có thể phản hồi ngay lập tức, giúp đánh giá các kế hoạch hiệu quả Công nghệ giúp hình dung về một quy trình công việc ngoài công trường, tăng việc đảm bảo chất lượng xây dựng.

- Công nghệ in 3D trong xây dựng: Là công nghệ sử dụng các thiết bị máy móc kết hợp với máy tính giúp thiết kế mô hình 3D thực với nhiều loại vật liệu khác nhau, in mô hình bởi nhiều lớp Các đơn vị xây dựng có thể dùng máy in 3D cỡ lớn để tạo các khối với vật liệu xi măng, kính… các kỹ sư tư vấn thiết kế xây dựng đã sử dụng công nghệ này để chế tạo mô hình nhà3D, có thể được đưa vào sử dụng như tòa nhà đơn thuần.

Các nghiên cứu liên quan tới thành công của công tác tư vấn xây dựng

1.4.1 Các nghiên cứu trên thế giới

1.4.1.1 Tổng hợp các nghiên cứu

Daniel C Okpala và Anny N Aniekwu [42] Nghiên cứu khảo sát sơ bộ liên quan đến các chuyên gia trong ngành xây dựng xác định sự chậm trễ và chi phí trực tiếp của dự án như là những yếu tố chính dẫn đến chi phí xây dựng cao Kết quả đã chỉ ra 03 yếu tố làm giảm chi phí xây dựng nhằm hướng đến chất lượng trong công tác tư vấn xây dựng.

Samer Ezeldin và Hisham Abu-Ghazala [43] Nghiên cứu giới thiệu các quy trình phát triển và thực hiện của một hệ thống quản lý chất lượng cho các tư vấn thiết kế ở Trung Đông

John Smith [44] Tác giả đã nhấn mạnh các phương pháp lập kế hoạch làm việc cho nhân viên, triết lý về trách nhiệm cá nhân đối với dịch vụ, tiếp thị và đổi mới để duy trì sự tăng trưởng và lợi nhuận.

Gordon Culp; Anne Smith và Jim Abbott [45] Các tác giả cho rằng xác định yếu tố thiết yếu hướng tới thành công về mặt chất lượng tư vấn xây dựng là đào tạo cho cấp quản lý và nhân viên các khái niệm quản lý chất lượng tổng thể (TQM), các kỹ thuật giải quyết vấn đề và các mối quan hệ giữa các cá nhân Ngoài những cải tiến cụ thể trong quy trình làm việc, các thành viên của TQM xây dựng sự tự tin, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng giải quyết xung đột, cải thiện sự hài lòng của khách hàng và nhân viên và thiết lập một môi trường để không ngừng nâng cao chất lượng.

Theo Jyh-Bin Yang và các tác giả [46], Nghiên cứu chỉ ra rằng nhân tố góp phần thành công cho công tác tư vấn xây dựng là phát triển các hệ thống quản lý tri thức đa dạng để thu thập và duy trì kiến thức thiết yếu thu được từ những kinh nghiệm trước đó để xây dựng và quản lý dự án trong tương lai.

John M Dionisio [47] Tác giả đã tập trung các mục tiêu chung và hoạt động của một chương trình phát triển và tư vấn lãnh đạo cho các kỹ sư trẻ tại một công ty tư vấn kỹ thuật Từ đó đã chỉ ra việc đào tạo các kỹ sư trẻ những kinh nghiệm thực tiễn về các nhiệm vụ quản lý tiên tiến từ các quản lý cấp cao đưa lại những bước tiến vượt bậc trong quá trình quản lý đóng góp một nhân tố vào thành công đối với công tác tư vấn xây dựng.

Melville Hensey [48] Nghiên cứu đã tổng hợp 20 yếu tố hầu hết liên quan đến công tác quản lý, thị trường Các yếu tố khác liên quan đến nhân sự, báo cáo và quản lý tài chính, năng suất chuyên môn, giá dự án và thu thập cho công việc đã hoàn thành.

Patricia A Hecker [49], Điểm mấu chốt đối với thành công trong công tác tư vấn xây dựng theo tác giả là phải phát triển và thực hiện các chiến lược khuyến khích nhân viên Chiến lược kinh doanh quan trọng nhất mà các công ty tư vấn kỹ thuật nên áp dụng là cam kết giữ lại và khuyến khích nhân viên chất lượng.

James R Kinney và Jang W Ra [50] Nghiên cứu tập trung nhấn mạnh chương trình đào tạo nội bộ, đào tạo thực tiễn cho các kỹ sư cấp thấp Sự chênh lệch giữa xếp hạng của các nhà quản lý và kỹ sư được nhấn mạnh để cung cấp các khu vực trọng tâm cho chương trình đào tạo nội bộ của công ty tư vấn và chương trình chương trình kỹ sư xây dựng của trường đại học

Ernesto A Avila [51], Nghiên cứu đã tổng hợp 4 yếu tố giúp các tổ chức tư vấn xây dựng thành công trong quá trình tuyển chọn địa phương cho các dịch vụ tư vấn kỹ thuật chuyên nghiệp trong đó nhấn mạnh việc hiểu biết lẫn nhau giữa bản thân tổ chức và đối tác, hiểu rõ khách hàng, đối tác; kỹ năng giao tiếp hiệu quả, luôn sẵn sàng cung cấp một đội ngũ có trình độ tốt.

William W Wuellner [52], Nghiên cứu giới thiệu một danh sách kiểm tra được trình bày để đánh giá một công ty tư vấn kỹ thuật thực hiện như thế nào trong một dự án Trên cơ sở đánh giá hiệu quả dự án, tác giả đã xây dựng Danh mục kiểm tra đánh giá hiệu quả dự án cho các kỹ sư tư vấn trong đó đã tổng hợp các yếu tố cốt lõi tạo dựng được uy tín về chất lượng sản phẩm và dịch vụ ưu việt; kiểm soát và quản lý rủi ro, tuân thủ tiến độ và ngân sách.

John E Shively [53], Tác giả đã khảo sát các quy trình đảm bảo chất lượng trong ngành Tư vấn và tập hợp các chỉ tiêu đảm bảo thực hiện chất lượng quy trình trong công tác tư vấn xây dựng.

Patricia A Hecker [54] Nghiên cứu thảo luận về nhu cầu và tầm quan trọng của kỹ năng không kỹ thuật đối với kỹ sư tư vấn; tầm quan trọng của việc cung cấp các kỹ năng mềm cơ bản trong các chương trình đào tạo kỹ thuật; Và các biện pháp cụ thể mà các tổ chức có thể thực hiện để thúc đẩy việc học tập suốt đời của những kỹ năng này.

Abdul-RashidAbdul-Aziz và các tác giả [55], Nghiên cứu trình bày sự quốc tế hóa các tư vấn liên quan đến xây dựng, tập trung vào 5 khía cạnh: động cơ quốc tế hóa, phương thức đảm bảo các dự án ở nước ngoài, lợi thế cạnh tranh cụ thể của tổ chức tư vấn xây dựng, lợi thế và yếu tố địa phương.

Pengiran Damit [56] Nghiên cứu Kỹ sư chuyên nghiệp ở các nước đang phát triển, tác giả chỉ ra để tiết kiệm chi phí tuyển dụng kỹ sư nước ngoài hay đào tạo kỹ sư ở nước ngoài chỉ cần tuyển dụng kỹ sư nước ngoài có phẩm chất chấp nhận được và quá trình tuyển dụng phải được thực hiện hiệu quả

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NHÂN TỐ THÀNH CÔNG CỦA CÔNG TÁC TƯ VẤN XÂY DỰNG

Lý luận chung về nhân tố ảnh hưởng tới thành công của công tác tư vấn xây dựng

2.1.1 Các định nghĩa về nhân tố ảnh hưởng tới thành công của công tác tư vấn xây dựng

Hiện nay, khi hiểu về thuật ngữ nhân tố có hai chiều hướng khác nhau Nhân tố sẽ được hiểu theo phương diện là từ ghép của từ nhân-con người và từ tố- yếu tố Do vậy có thể hiểu nhân tố là các yếu tố do con người tạo ra Hoặc theo hướng còn lại mang ý nghĩa là hạt nhân hay thành phần cốt lõi, nhân tố là những điều kiện, yếu tố kết hợp với nhau để tạo ra một kết quả Trong từ điển tiếng Việt định nghĩa nhân tố yếu tố cần thiết tạo ra một kết quả.

Thực tế hiểu nghĩa của từ nhân tố như thế nào là tùy thuộc vào cách hiểu của từng người Song trong luận án nói chung, chuyên đề cơ sở khoa học nói riêng, việc hiểu về thuật ngữ nhân tố sẽ liên quan tới nội dung và phạm vi nghiên cứu Sau khi tham khảo ý kiến các chuyên gia ngôn ngữ học, NCS lựa chọn cách hiểu khái niệm nhân tố theo từ điển tiếng Việt để đảm bảo tính phổ biến và tính chính thống về ngôn ngữ Khái niệm nhân tố này sẽ được sử dụng thống nhất trong toàn luận án của NCS.

Khái niệm nhân tố: Nhân tố là yếu tố cần thiết tạo ra một kết quả.

Khi khái niệm nhân tố đã được thống nhất, việc xem xét nhân tố thành công của công tác tư vấn xây dựng sẽ rõ ràng và chính xác hơn Có thể hiểu rằng nói tới nhân tố thành công của công tác tư vấn xây dựng và đang nói tới các yếu tố cần thiết tạo ra sự thành công của công tác tư vấn xây dựng.

Chưa có nghiên cứu nào chỉ ra được đầy đủ tiêu chí để đánh giá được sự thành công của công tác tư vấn xây dựng Mới chỉ có một số nghiên cứu tìm hiểu về tiêu chí đánh giá năng lực của tổ chức tư vấn xây dựng hoặc một số nghiên cứu tìm hiểu về nhân tố thành công của dự án Theo quan điểm các nhà quản lý dự án, thành công phải được đo trên dự án [13] Nói cách khác thành công của nhà thầu hay của đơn vị tư vấn đều phải gắn với thành công của dự án Trong khi đó thành công của dự án thường được chỉ ra rõ ràng hơn Một dự án thành công khi đảm bảo yêu cầu về chất lượng, tiến độ và chi phí Bên cạnh đó tư vấn là một loại hình dịch vụ, một đơn vị tư vấn sẽ ngày càng phát triển nếu họ đạt được sự tin tưởng, hài lòng của khách hàng Điều đó cũng đánh giá được sự hợp tác giữa chủ đầu tư và đơn vị tư vấn là thành công Từ những ý hiểu đó, NCS có thể xâu đưa ra khái niệm như sau:

Nhân tố ảnh hưởng đến tới thành công của công tác tư vấn xây dựng là các yếu tố tạo nên sự thành công của dự án và đạt được sự hợp tác hài hòa giữa khách hàng- chủ đầu tư và nhà thầu xây lắp.

Tư vấn xây dựng là chiếc cầu nối giữa khách hàng – chủ đầu tư và nhà thầu xây lắp, là hoạt động đáp ứng nhu cầu tự thân của ngành xây dựng trong cơ chế mới Lực lượng tư vấn tích cực tham gia giúp chủ đầu tư trong các dự án từ khâu đầu đến khâu cuối, từ khâu lập dự án đến khảo sát, thiết kế các công trình cho đến khâu giám sát nhà thầu thực hiện dự án, mua sắm trang thiết bị, nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng Hoạt động của tư vấn là hoạt động của trí tuệ, không chỉ dựa vào Khoa học – Kỹ thuật – Công nghệ mà còn là hoạt động tổng hợp Chính trị – Kinh tế – Xã hội đa dạng mang tính cộng đồng và xã hội sâu sắc Thông thường, đối với các dự án công trình hạ tầng kỹ thuật, chỉ có một công ty tư vấn đầu tư và xây dựng đảm nhiệm công việc từ đầu đến cuối.

2.1.2 Phân loại các nhân tố thành công của công tác tư vấn xây dựng 2.1.2.1 Phân loại tư vấn xây dựng

Việc phân loại tư vấn xây dựng có thể được thực hiện theo nhiều cách khác nhau NCS sẽ tổng hợp các cách phân loại phổ biến trến thế giới và tại Việt Nam hiện nay.

(1) Phân loại theo nội dung công việc [3,2,7]

- Tư vấn quản lý dự án

- Tư vấn quản lý chi phí (kỹ sư định giá)

- Tư vấn thiết kế kiến trúc

- Tư vấn thiết kế kiến trúc nội thất

- Tư vấn thiết kế quy hoạch đô thị

- Tư vấn thiết kế dân dụng và kết cấu

- Tư vấn thiết kế cơ sở hạ tầng

- Tư vấn thiết kế cơ điện lạnh (hệ thống điện trung thế, hạ thế, hệ thống cấp thoát nước công trình; hệ thống điều hoà không khí, hệ thống khí lạnh

- Tư vấn thiết kế âm học (hệ thống chống rung, chống ồn)

- Tư vấn thiết kế môi trường

- Tư vấn thiết kế cơ khí, công nghiệp

- Tư vấn khảo sát địa chất công trình

- Tư vấn quản lý khối lượng và giá thành

- Tư vấn quản lý chất lượng

- Tư vấn quản lý công trình

- Tư vấn quản lý bất động sản

- Và nhiều các loại tư vấn khác

(2) Phân loại theo kỹ sư tư vấn xây dựng [8, 3]

- Theo chuyên ngành kỹ thuật: o Kỹ sư thiết kế công chánh công trình o Kỹ sư thiết kế kết cấu công trình o Kỹ sư thiết kế điện o Kỹ sư thiết kế cơ – điện lạnh o Kỹ sư thiết kế nước - thuỷ Lợi o Kỹ sư thiết kế công nghiệp o Kỹ sư thiết kế âm học o Kiến trúc sư

(2) Theo thông lệ quốc tế o Kỹ sư mới thực tập o Kỹ sư mới ra trường o Kỹ sư bậc I o Kỹ sư bậc II o Kỹ sư chính thức o Kỹ sư kinh nghiệm o Kỹ sư chủ nhiệm

(3) Theo số năm công tác (ở Việt Nam) [3] o Kỹ sư thực tập 1 (tập sự): 1 - 2 năm o Kỹ sư thực tập 2: 2 - 3 năm o Kỹ sư tư vấn: 3 - 5 năm o Kỹ sư tư vấn chính: 5 - 10 năm o Kỹ sư cao cấp: 10 năm trở lên

(4) Theo chức năng của tổ chức, công ty tư vấn xây dựng o Tư vấn tổng hợp o Tư vấn thiết kế o Tư vấn giám sát o Tư vấn quản lý dự án o Tư vấn quản lý chi phí

2.1.2.2 Phân loại nhân tố thành công của công tác tư vấn xây dựng

Hiện nay trong văn bản quy phạm pháp luật chưa có quy định nào về phân loại nhân tố thành công của công tác tư vấn xây dựng Điều này sẽ là một khó khăn cho NCS khi phải xem xét đầy đủ và tường minh các nhân tố cần thiết. Tuy nhiên, việc phân loại đã được thực hiện trong một số nghiên cứu Việc phân loại này chủ yếu do ý đồ và mục đích của nhà nghiên cứu Có thể tổng kết các cách phân loại theo các nghiên cứu đã thực hiện như dưới đây:

(1) Young Jang và Jinjoo Lee [11], đã tổng hợp 3 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của các dự án tư vấn xây dựng gồm:

- Nhóm các nhân tố về đặc điểm của tổ chức khách hàng như hỗ trợ quản lý hàng đầu để tư vấn, sự cam kết của thành viên nhóm khách hàng và sự có mặt của khách hàng / nhà tài trợ.

- Nhóm các nhân tố về năng lực của một nhà tư vấn

- Nhóm các nhân tố về phương thức tư vấn như các mục tiêu được xác định rõ ràng, tính phù hợp về phương pháp luận, tiêu chuẩn hóa thủ tục và sự tham gia của khách hàng.

(2) Zhen-Yu Zhao, Jan Zuo, George Zillante [14], đã liệt kê 68 nhân tố ảnh hưởng, có thể được chia thành các nhóm là:

- Nhóm các nhân tố liên quan tới con người

- Nhóm các nhân tố liên quan tới hệ thống tổ chức quản lý

- Nhóm các nhân tố liên quan tới các công cụ hỗ trợ

- Nhóm các nhân tố về môi trường bên ngoài dự án

(3) Vũ Anh Tuấn và Cao Hào Thi [15], Phạm Hồng Luân và Trần Anh Tuấn

Cơ sở pháp lý về công tác tư vấn xây dựng

2.2.1 Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

Một số các luật được nêu ra dưới đây có các nội dung liên quan tới công tác tư vấn xây dựng:

(1) Luật xây dựng số 50/2014/QH13 [17] quy định về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân và quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư xây dựng Một số nội dung có liên quan tới công tác tư vấn xây dựng, được xem xét sơ bộ như sau:

- Điều 3 đã nêu ra định nghĩa Hoạt động tư vấn đầu tư xây dựng gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát, thiết kế xây dựng, thẩm tra, kiểm định, thí nghiệm, quản lý dự án, giám sát thi công và công việc tư vấn khác có liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng.

- Trong công tác lập quy hoạch xây dựng có yêu cầu phải phải căn cứ vào điều kiện năng lực để lựa chọn tổ chức tư vấn tham gia lập quy hoạch xây dựng cho phù hợp

- Căn cứ quy mô, tính chất, nguồn vốn sử dụng và điều kiện thực hiện dự án, người quyết định đầu tư quyết định áp dụng một trong các hình thức tổ chức quản lý dự án, trong đó có hình thức thuê tư vấn quản lý dự án đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách, vốn khác và dự án có tính chất đặc thù, đơn lẻ

- Các quyền và nghĩa vụ của tư vấn lập dự án, tư vấn thiết kế, tư vấn khảo sát xây dựng, tư vấn tư vấn giám sát và một số tư vấn xây dựng khác đã được quy định rõ.

- Các điều kiện của tổ chức và cá nhân tham gia các hoạt động tư vấn xây dựng đã được quy định trong Luật.

(2) Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 [15] quy định quản lý nhà nước về đấu thầu; trách nhiệm của các bên có liên quan và các hoạt động đấu thầu. Luật đầu thầu đưa ra định nghĩa về dịch vụ tư vấn như sau:

- Dịch vụ tư vấn là một hoặc một số hoạt động bao gồm: lập, đánh giá báo cáo quy hoạch, tổng sơ đồ phát triển, kiến trúc; khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo đánh giá tác động môi trường; khảo sát, lập thiết kế, dự toán; lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm tra, thẩm định; giám sát; quản lý dự án; thu xếp tài chính; kiểm toán, đào tạo, chuyển giao công nghệ; các dịch vụ tư vấn khác.

- Dịch vụ phi tư vấn là một hoặc một số hoạt động bao gồm: logistics, bảo hiểm, quảng cáo, lắp đặt không thuộc quy định tại khoản 45 Điều này, nghiệm thu chạy thử, tổ chức đào tạo, bảo trì, bảo dưỡng, vẽ bản đồ và hoạt động khác không phải là dịch vụ tư vấn.

Ngoài các nhiệm vụ khác thì một nhiệm vụ chính của nghị định là quy định chi tiết thi hành luật của Quốc hội Đây chính là khía cạnh sẽ được xem xét tới cho các nghị định có liên quan tới công tác tư vấn xây dựng Một số các nghị định chính có liên quan tới công tác tư vấn xây dựng được xem xét dưới đây:

(3) Nghị định số 59/2015/NĐ-CP [11] và Nghị định số 42/2017/NĐ-

CP [9] đưa ra các giải thích rõ hơn về quản lý dự án đầu tư xây dựng cho Luật xây dựng số 50/2014/QH13 [17] Một số nội dung có liên quan tới công tác tư vấn xây dựng được nêu ra như sau:

- Trường hợp Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực không đủ điều kiện năng lực để thực hiện một số công việc quản lý dự án đầu tư xây dựng thì được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ điều kiện năng lực để thực hiện.

- Một số các hoạt động tư vấn xây dựng yêu cầu các cá nhân và tổ chức có đủ điều kiện năng lực, đó là: tư vấn khảo sát xây dựng, tư vấn thiết kế quy hoạch xây dựng, tư vấn thiết kế và thâm tra thiết kế xây dựng, tư vấn giám sát thi công xây dựng, tư vấn kiểm định xây dựng, tư vấn an toàn lao động, tư vấn kiểm định giá xây dựng Thông thường chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng có hiệu lực tối đa trong thời hạn 5 năm, khi hết thời hạn phải làm thủ tục cấp lại Tùy theo trình độ chuyên môn được đào tạo, thời gian và kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung mà chứng chỉ hành nghề sẽ được cấp theo Hạng I, Hạng II và Hạng III.

(4) Nghị định số 46/2015/NĐ-CP [8] hướng dẫn Luật Xây dựng về quản lý chất lượng công trình xây dựng trong công tác khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng; về bảo trì công trình xây dựng và giải quyết sự cố công trình xây dựng Theo quy định thì công trình xây dựng phải được giám sát trong toàn bộ các quá trình xây dựng, với các trách nhiệm giám sát giao cho chủ đầu tư, nhà thầu và các đơn vị tư vấn xây dựng.

Ngoài các luật và nghị định thì Bộ xây dựng, cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về xây dựng, cũng ban hành các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan tới công tác tư vấn xây dựng Một số các văn bản quy phạm pháp luật được liệt kê ra dưới đây về công tác tư vấn xây dựng:

(5) Quyết định số 79/QĐ/BXD [3] đưa ra các quy định về định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng Trong quyết định này thì chi phí của các loại hình tư vấn xây dựng khác nhau đã được nêu ra cụ thể Đó là các công tác tư vấn quản lý dự án, tư vấn đầu tư xây dựng, thẩm định và thẩm tra dự án, lập báo cáo nghiên cứu khả thi, tư vấn thiết kế, lập hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu, tư vấn giám sát thi công.

Cơ sở thực tiễn về thành công trong công tác tư vấn xây dựng

2.3.1.1 Nước Anh Ở nước Anh, tổ chức Chính phủ có tính tập trung hoá cao, mặc dù vậy, các

Bộ thường có quyền tự chủ cao Đối với các dự án quan trọng của Chính phủ, có các tổ chức đóng vai trò chủ đầu tư của các dự án Mỗi tổ chức này quản lý các dự án thuộc về chuyên môn của họ Ví dụ: dự án đầu tư xây dựng một tuyến đường cao tốc được quản lý bởi cơ quan quản lý đường cao tốc, dự án đường sắt được quản lý bởi cơ quan quản lý giao thông, cơ quan Năng lượng nguyên tử quản lý các dự án năng lượng, cơ quan Dầu khí quản lý các dự án dầu khí, các dự án cấp thoát nước do cơ quan môi trường quản lý, các dự án cảng hàng không được quan lý bởi cơ quan cảng hàng không v.v Ngoài ra còn có các công ty, các quỹ đầu tư làm chủ đầu tư của các dự án do họ đầu tư. Đối với các dự án của Chính phủ Anh, chủ đầu tư uỷ nhiệm cho Kỹ sư chuyên ngành và Kiến trúc sư là công ty tư nhân (hoặc Nhà nước tuyển) để phác thảo dự án và thiết kế sơ bộ Trong giai đoạn này, Kỹ sư chuyên ngành và Kiến trúc sư được hỗ trợ bởi tư vấn thiết kế và tư vấn quản lý chi phí(Quantity Surveyor) là các công ty tư nhân Các công ty này được giới thiệu bởi kỹ sư chuyên ngành và kiến trúc sư cho chủ đầu tư lựa chọn Khái toán chi phí được tính trên đơn vị m2 để xác định lượng vốn cho dự án và được tư vấn quản lý chi phí tính toán dựa trên các thông tin cơ bản về dự án, dựa trên diện tích một mét vuông sàn.

Khi lượng vốn dành cho dự án được chấp thuận, thiết kế sơ bộ sẽ được trình cho chủ đầu tư Tư vấn quản lý chi phí lập dự toán sơ bộ mô tả lượng vốn xây đựng sẽ được chi tiêu như thế nào Dự toán sơ bộ được xác định dựa trên thiết kế Do đó, dự toán sơ bộ đưa ra mục tiêu chi phí cho mỗi người trong nhóm thiết kế Khi các quyết định về thiết kế được đưa ra, tư vấn quản lý chi phí sẽ lập dự toán và dự toán này có liên quan đến dự toán sơ bộ đã được duyệt Nếu bị vượt quá dự toán sơ bộ được duyệt, dự toán sơ bộ hoặc thiết kẽ sẽ được cảnh báo Chi phí dự phòng trong dự toán sơ bộ sẽ giúp giải quyết các vấn đề xảy ra Mặc dù vậy, thường thì ít khi gặp những thay đổi trong ngân sách hoặc thiết kế sơ bộ trong giai đoạn thiết kế thi công Khi xong thiết kế thi công, tư vấn quản lý chị phí sẽ lập Biểu khối lượng bao gồm chi tiết tất cả các hạng mục công việc theo yêu cầu thiết kế Biểu Khối lượng sẽ được áp giá và sau đó sẽ được sử dụng để phân tích hồ sơ thầu của các nhà thầu.

Tại Anh, không có nhà thầu thuộc nhà nước (chỉ có các cơ quan quản lý công trình công cộng nhưng chủ yếu cho các công việc bảo trì và khẩn cấp), do đó các dự án quan trọng được đấu thầu giữa các công ty tư nhân Có thể trao thầu dưới hình thức thầu chính, xây dựng - vận hành - chuyển giao hoặc chìa khoá trao tay.

Sau khi trao thầu xây dựng, quy trình quản lý chi phí được thiết lập để kiểm soát giá trong quá trình xây dựng do tư vấn quản lý chi phí tiến hành. Một cách khác để thực hiện dự án của Chính phủ Anh là dự án được thực hiện bởi một nhà thầu chịu trách nhiệm cả về thiết kề vả xây dựng Nhà thầu thiết kế và xây dựng có thể được lựa chọn một cách đơn giản thông qua thương thảo hợp đồng giữa nhà thầu và chủ đầu tư Hoặc, nhà thầu thiết kế và xây dựng được chọn thông qua đấu thầu Chủ đầu tư sẽ nêu rõ yêu cầu về công trình xây dựng hoàn thành, những phần việc còn lại sẽ thuộc trách nhiệm củaNhà thầu thiết kế và xây dựng Chủ đầu tư yêu cầu các Nhà thầu đệ trình đề xuất bao gồm thiết kế và giá trọn gói Sau đó sẽ thương thảo hợp đồng để lựa chọn nhà thầu Chủ đầu tư sẽ lấy ý kiến từ các nhà tư vấn kiến trúc, kỹ thuật và tư vấn quản lý chi phí để chọn lựa nhà thầu thiết kế và xây đựng Tư vấn quản lý chi phí tham gia vào dự án để giúp chủ đầu tư kiểm soát chi phí dự án.

Chính quyền Singapore quản lý rất chặt chẽ việc thực hiện các dự án đầu tư xây dựng Ngay từ giai đoạn lập dự án, chủ đầu tư phải thỏa mãn các yêu cầu về quy hoạch xây dựng, an toàn, phòng, chống cháy nổ, giao thông, môi trường thì mới được cơ quan quản lý về xây dựng phê duyệt. Ở Singapore không có đơn vị giám sát xây dựng hành nghề chuyên nghiệp Giám sát xây dựng công trình là do một kiến trúc sư, kỹ sư chuyên ngành thực hiện Họ nhận sự ủy quyền của Chủ đầu tư, thực hiện việc quản lý giám sát trong suốt quá trình thi công xây dựng công trình Theo quy định của Chính phủ thì đối với cả 02 trường hợp Nhà nước đầu tư hoặc cá nhân đầu tư đều bắt buộc phải thực hiện việc giám sát Do vậy, các chủ đầu tư phải mời kỹ sư tư vấn giám sát để giám sát công trình xây dựng. Đặc biệt, Singapore yêu cầu rất nghiêm khắc về tư cách của kỹ sư giám sát Họ nhất thiết phải là các kiến trúc sư và kỹ sư chuyên ngành đã đăng ký hành nghề ở các cơ quan có thẩm quyền do Nhà nước xác định Chính phủ không cho phép các kiến trúc sư và kỹ sư chuyên nghiệp được đăng báo quảng cáo có tính thương mại, cũng không cho phép dùng bất cứ một phương thức mua chuộc nào để môi giới mời chào giao việc Do đó, kỹ sư tư vấn giám sát thực tế chỉ nhờ vào danh dự uy tín và kinh nghiệm của các cá nhân để được các chủ đầu tư giao việc.

2.3.2.1 Tổng công ty tư vấn xây dựng Việt Nam (VNCC)

Tổng công ty tư vấn xây dựng Việt Nam (VNCC) là tổ chức thiết kế kiến trúc đầu tiên của ngành xây dựng Việt Nam, giữ vị trí hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn xây dựng

Mặc dù chịu sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp tư vấn trong nước và nước ngoài, nhưng Tổng Công ty Tư vấn Xây dựng Việt Nam đã duy trì và phát huy được thế mạnh của toàn bộ Tổng Công ty nói chung và các Công ty thành viên nói riêng Những thương hiệu như VNCC, USCO, CONINCO, VIWASE, CDC, VCC, NAGECCO, CCBM… vẫn là những thương hiệu được lựa chọn đầu tiên của các cơ quan nhà nước, đối tác tư vấn nước ngoài khi tìm kiếm cơ hội hợp tác tại Việt Nam và qua đó tiếp tục khẳng định được vị thế của Tổng Công ty Tư vấn Xây dựng Việt Nam.

Thời gián qua, VNCC đẩy mạnh hợp tác với những Công ty và Tập đoàn tư vấn hàng đầu thế giới như: SOM, Arquitecnico, LERA (Mỹ); GMP (Cộng hòa liên bang Đức); Arep (Pháp); NHK, NTT, MHF (Nhật); Heerin, Possco A&C, Mooyoung (Hàn Quốc); Arup (Anh); P&T, DPA, DP, Beca (Singapore)… với những dự án trọng điểm và những công trình lớn: Nhà Quốc hội; Trụ sở Bộ Công an; Bảo tàng Hà Nội; Khách sạn Mariott Hà Nội; Tháp tài chính Bitexco (68 tầng); Tháp Keangnam (72 tầng); Trụ sở Đài Truyền hình Việt Nam VTV.

Qua hơn 65 năm xây dựng và phát triển, nhiều dịch vụ về tư vấn xây dựng đã phát triển để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và xã hội; Vị thế của một Tổng Công ty đầu ngành vẫn giữ vững; Nhiều chủ đầu tư mới tìm đến qua thương hiệu VNCC như một đảm bảo cho chất lượng nhà cung cấp Dịch vụ Tư vấn tốt nhất Mô hình chuyên môn hoá ngày một phát huy hiệu quả và là hướng đi đúng đắn trong quá trình hội nhập của đất nước.

2.3.2.2 Công ty CP Tư vấn Xây dựng Điện 1 (EVNPECC 1)

Công ty CP tư vấn xây dựng điện 1 là một đơn vị đầu ngành về thiết kế và khảo sát các công trình điện Công ty công ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Từ khi thành lập đến nay (1/7/1982), Công ty CP Tư vấn xây dựng điện

1 đã thực hiện tư vấn hầu hết các loại hình và quy mô dự án điện ở Việt Nam: Thủy điện, Lưới điện đến 500kV, Nhiệt điện, Phong điện, Điện Mặt trời… từ Bắc vào Nam.

Năm 2018, Hiệp hội Tư vấn Xây dựng Việt Nam đã gửi 6 Dự án tham dự giải thưởng Trong đó, Dự án Thủy điện Huội Quảng do EVNPECC 1 làm

Tư vấn thiết kế và Tư vấn giám sát đã vinh dự được FIDIC lựa chọn trao giải thành tựu (Award of Merit).

Giải thưởng của FIDIC cho dự án Thủy điện Huội Quảng đánh dấu một mốc trưởng thành mới của EVNPECC 1 trong việc tiên phong sáng tạo trong thiết kế các công trình ngầm phức tạp, và đem lại hiệu quả cao cho chủ đầu tư.

EVNPECC 1 đã tìm tòi và áp dụng nhiều phần mềm cũng như tự lập các chương trình tính toán riêng cho công trình để đảm bảo tính chính xác trong thiết kế, độ ổn định, bền vững an toàn công trình trong vùng chịu động đất cực đai tới cấp VIII như Huội Quảng, tính toán phức tạp Dự án có các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật tốt.

Dự án Thủy điện Huội Quảng có công suất lắp máy 520 MW, là dự án có công trình nhà máy ngầm thứ 3 tại Việt Nam, nhưng là nhà máy ngầm đầu tiên do Tư vấn trong nước tự thiết kế (trước đây gian máy ngầm của Thủy Điện Hòa Bình và Ialy đều do Liên Xô cũ thiết kế) Nhà máy chứa 2 tổ máy ngầm có công suất mỗi tổ 260 MW, lớn hơn công suất mỗi tổ máy của HòaBình (240 MW) hay Ialy (180 MW).

Phương pháp nghiên cứu chung của luận án

2.4.1 Quy trình nghiên cứu chung của dự án

Hình 2.6: Quy trình nghiên cứu Bước 1: Kế thừa các nghiên cứu đã thực hiện liên quan tới đề tài luận án, NCS sẽ tổng hợp, phân loại các nhân tố ảnh hưởng tới thành công của công tác tư vấn xây dựng Từ các nhân tố này, NCS sẽ xây dựng danh mục các nhân tố ảnh hưởng là cơ sở tham vấn các chuyên gia (bước 2).

Bước 2: Danh mục các nhân tố ảnh hưởng sẽ được tham vấn ý kiến của

5 chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn xây dựng Tổng hợp ý kiến của các chuyên gia sau khi các ý kiến này đã thống nhất sẽ giúp NCS thu được một danh mục nhân tố xây dựng bảng câu hỏi thực hiện bước 3.

Bước 3: Điều tra khảo sát lần 1 xác định các nhân tố ảnh hưởng tới thành công của công tác tư vấn xây dựng Các nhân tố sẽ được phân nhóm theo mức độ ảnh hưởng gồm: Nhóm nhân tố có ảnh hưởng thấp, nhóm nhân tố có ảnh hưởng trung bình và nhóm nhân tố có ảnh hưởng cao.

Bước 4: Điều tra khảo sát lần 2 thu thập số liệu thực tế phục vụ cho việc kiểm định các nhân tố ảnh hưởng tới thành công của công tác tư vấn xây dựng Điều tra khảo sát lần 2 tập trung vào nhóm nhân tố có ảnh hưởng cao. Trong quá trình khảo sát, theo ý kiến của các chuyên gia thì một số nhân tố có thể gộp lại để thuận lợi cho quá trình đánh giá Do đó 20 nhân tố có mức ảnh hưởng cao thu được từ số liệu điều tra lần 1 sẽ được gộp lại thành 14 nhân tố.

Bước 5: Sử dụng số liệu thu thập được từ bước 4 để phân tích mô hình hồi quy Binary Logistics, áp dụng cho 14 nhân tố (đã gộp lại từ 20 nhân tố có mức ảnh hưởng cao)

2.4.2 Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập số liệu nghiên cứu là một bước rất quan trọng trong nghiên cứu khoa học Để có được số liệu chính xác, đầy đủ và đáp ứng yêu cầu của mục tiêu nghiên cứu, người nghiên cứu phải lựa chọn phương pháp, kỹ thuật và công cụ thu thập số liêu sao cho phù hợp với câu hỏi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu và các nguồn lực có được để thực hiện nghiên cứu.

Có 3 phương pháp thu thập số liệu:

- Phương pháp thu thập số liệu từ tài liệu tham khảo: Phương pháp này dựa trên nguồn thông tin thu thập được từ những tài liệu tham khảo có sẵn (hồ sơ, bệnh án, sổ sách thống kê…) để xây dựng cơ sở luận cứ nhằm chứng minh giả thuyết.

Hình 2.7: Quy trình thực hiện điều tra, khảo sát

- Phương pháp thu thập số liệu từ thực nghiệm: Trong phương pháp này, số liệu được thu thập bằng cách quan sát, theo dõi, đo đạc qua thăm khám, các xét nghiệm Để thu thập số liệu, các nhà nghiên cứu thường đặt ra các biến để quan sát và đo đạc (thu thập số liệu) Phương pháp khoa học trong thực nghiệm gồm các bước như: lập giả thuyết, xác định biến, tiến hành thực nghiệm, thu thập số liệu để kiểm chứng giả thuyết.

- Phương pháp phi thực nghiệm: Phương pháp phi thực nghiệm là phương pháp thu thập số liệu dựa trên sự quan sát các sự kiện, sự vật đã hay đang tồn tại, từ đó tìm ra quy luật của chúng Phương pháp này gồm các loại nghiên cứu kinh tế và xã hội, nghiên cứu nhân chủng học,… Loại số liệu thu thập trong phương pháp phi thực nghiệm gồm số liệu được thu thập từ các câu hỏi có cấu trúc kín hoặc số liệu được thu thập từ các câu hỏi mở theo các phương pháp thu thập số liệu.

Trong khuôn khổ đề tài NCS sử dụng phương pháp phỏng vấn trả lời và phương pháp sử dụng bảng câu hỏi- trả lời viết.

2.4.3 Phương pháp phân tích xử lý số liệu

Xử lý và phân tích số liệu nghiên cứu là một trong các bước cơ bản của một nghiên cứu, bao gồm xác định vấn đề nghiên cứu; thu thập số liệu; xử lý số liệu; phân tích số liệu và báo cáo kết quả Xác định rõ vấn đề nghiên cứu giúp việc thu thập số liệu được nhanh chóng và chính xác hơn Để cơ sở phân tích số liệu tốt thì trong quá trình thu thập số liệu phải xác định trước các yêu cầu của phân tích để có thể thu thập đủ và đúng số liệu như mong muốn. Điều cốt lõi của phân tích số liệu là suy diễn thống kê, nghĩa là mở rộng những hiểu biết từ một mẫu ngẫu nhiên thành hiểu biết về tổng thể, hay còn gọi là suy diễn quy nạp Muốn có được các suy diễn này phải phân tích số liệu dựa vào các test thống kê để đảm bảo độ tin cậy của các suy diễn.

Trong khuôn khổ đề tài NCS sử dụng mô hình hồi quy nhị phân(Binary Logistic) Đây là mô hình khá phổ biến trong nghiên cứu dùng để ước lượng xác suất một sự kiện sẽ xảy ra Đặc trưng của hồi quy nhị phân là biến phụ thuộc chỉ có 2 giá trị: 0 và 1

Phương trình hồi quy Binary Logistic:

Pi : Xác suất xảy ra sự kiện

B0 , B1, …Bk : Hệ số hồi quy

Từ phương trình hồi quy, ta có phương trình mô hình hàm dự báo như sau:

Trong đó Pi = E(Y = 1/X) = P(Y=1) gọi là xác suất để sự kiện xảy ra (Y=1) khi biến độc lập X có giá trị cụ thể Xi

Kết quả điều tra khảo sát

2.5.1 Kết quả điều tra khảo sát lần 1

NCS thu được 22 phiếu điều tra chia đều cho 02 nhóm (nhóm cán bộ làm việc trong đơn vị tư vấn và nhóm cán bộ không làm việc trong đơn vị tư vấn) Các phiếu điều tra đầy đủ thông tin và đạt tiêu chí sau:

+ Không bị trùng lặp giữa các câu trả lời.

+ Không có mâu thuẫn trong các câu trả lời.

Một bảng hỏi xác định các nhân tố ảnh hưởng tới thành công của công tác tư vấn xây dựng được thực hiện nhằm thu thập thông tin chính xác về các nhân tố ảnh hưởng Bảng câu hỏi này được gửi cho những cá nhân có kinh nghiệm để tiếp nhận thông tin nhằm kiểm tra sơ lược các yếu tố ảnh hưởng và hoàn thiện các mục nêu trong bảng câu hỏi

Kết quả sau quá trình chọn lọc dữ liệu thu được 22 bảng hỏi cho hai nhóm chủ thể được điều tra gồm nhóm các cán bộ làm việc trong đơn vị tư vấn và nhóm các cán bộ không làm việc trong đơn vị tư vấn nhưng cũng thuộc các bên liên quan trực tiếp tới thực hiện dự án như chủ đầu tư, nhà thầu.

- Thông tin người trả lời

+ Phân loại theo vị trí công tác Đối tượng được điều tra, phỏng vấn bao gồm các cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, cán bộ hỗ trợ cố vấn và một số đối tượng khác Nhìn chung các đối tượng khảo sát đều đã từng giữ vai trò chỉ huy trưởng công trình, chủ đầu tư hoặc tư vấn giám sát và quản lý chất lượng công trình, Trưởng, Phó Ban Quản lý dự án

Cán bộ phụ trách tư vấn được xếp vào một nhóm, các vị trí khác được xếp vào một nhóm Tỉ lệ giữa cán bộ tư vấn và các vị trí khác là 50 – 50 Vị trí công tác tại thời điểm điều tra có liên quan đến công tác tư vấn xây dựng.

Sự tham gia trả lời của cán bộ tư vấn chiếm tỉ lệ nhiều nhất, đảm bảo độ tin cậy trong xác định nhân tố ảnh hưởng đến thành công của dự án

Biểu đồ 2.2: Phân loại người trả lời theo vị trí công tác

+ Phân loại theo số năm kinh nghiệm

Biểu đồ 2.3: Phân loại người trả lời theo số năm kinh nghiệm

Kinh nghiệm công tác đóng vai trò rất quan trọng trong việc khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến thành công của công tác tư vấn xây dựng Những hiểu biết và kinh nghiệm của họ trong quá trình làm việc sẽ có những nhìn nhận, đánh giá khách quan và đúng đắn về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tư vấn xây dựng

Trong nghiên cứu này, kết quả thống kê cho thấy, người trả lời chủ yếu là người có kinh nghiệm làm việc 10 – 20 năm, chiếm 59%, người có kinh nghiệm làm việc trên 20 năm chiếm 32% NCS tập trung điều tra những người có kinh nghiệm từ 10 năm trở lên để đảm bảo người được điều tra có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết thực tế xác định đúng các nhân tố cần thiết.

2.5.2 Kết quả điều tra khảo sát lần 2

- Kết quả điều tra Điều tra khảo sát lần 2 thu thập thông tin tập trung vào các đơn vị tư vấn xây dựng NCS đã thu thập được 125 phiếu điều tra chia đều cho các nhóm, cụ thể: 20 phiếu nhóm tư vấn lập quy hoạch xây dựng; 20 phiếu tư vấn khảo sát, thiết kế xây dựng; 20 phiếu tư vấn quản lý dự án; 20 phiếu tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình; 20 phiếu tư vấn thẩm tra, kiểm định, thí nghiệm;

20 phiếu tư vấn giám sát thi công; 5 phiếu tư vấn khác.

Tiêu chí chọn lọc dữ liệu như sau:

+ Loại bỏ các bảng hỏi dưới 4 năm kinh nghiệm.

+ Loại bỏ các bảng hỏi mà người trả lời ngay từ các câu hỏi đầu đã trả lời không nhận thấy các nhân tố ảnh hưởng tới thành công của công tác tư vấn xây dựng.

+ Loại bỏ các bảng hỏi mà người trả lời không thuộc chủ thể được NCS điều tra.

Kết quả sau quá trình chọn lọc dữ liệu thu được 125 bảng hỏi với đầy đủ thông tin

- Thông tin người trả lời

+ Phân loại theo vị trí công tác

Biểu đồ 2.4: Phân loại người trả lời theo vị trí công tác

Người trả lời bảng hỏi chiếm nhiều nhất là các cán bộ quản lý (59%), sau đó là cán bộ kỹ thuật (39%) và chiếm tỷ lệ nhỏ là cán bộ khác (2%) Sự tham gia trả lời của cán bộ quản lý chiếm đa số cũng cho thấy mức độ tin cậy trong xác định nhân tố ảnh hưởng tới thành công của công tác tư vấn xây dựng.

+ Phân loại theo số năm kinh nghiệm

Chiếm phần lớn số người được trả lời có kinh nghiệm trên 7 năm (45%), số người có kinh nghiệm dưới 4 năm năm chiếm 19%, và số người có kinh nghiệm từ 4 đến 7 năm là 36%.

Biểu đồ 2.5: Phân loại theo số năm kinh nghiệm

THỰC TRẠNG, XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI THÀNH CÔNG CỦA CÔNG TÁC TƯ VẤN XÂY DỰNG TẠI HÀ NỘI

Thực trạng công tác tư vấn xây dựng tại Thành phố Hà Nội

3.1.1 Thực trạng công tác tư vấn xây dựng tại Việt Nam

3.1.1.1 Thực trạng đầu tư xây dựng tại Việt Nam

Xây dựng là một trong những lực lượng chủ lực xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật, hạ tầng của nền kinh tế - xã hội, trực tiếp thi công, xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, hạ tầng trên khắp các vùng, miền, trong đó có nhiều công trình có tính động lực, thúc đẩy nền kinh tế - xã hội phát triển.

Việt Nam bắt đầu công cuộc đổi mới đất nước từ năm 1986 chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường, sau 20 năm đổi mới chúng ta đã thành công rực rỡ trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội Việt nam đã là thành viên của ASEAN và bắt đầu tham gia khu vực mậu dịch tự do AFTA từ 01/01/1996 Việt Nam cũng là thành viên của hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương APEC từ tháng 11 năm 1998 và là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới WTO ngày 7-11-2006.

Nhìn lại số lượng các dự án đầu tư xây dựng trong hơn 30 năm đổi mới ta thấy tốc độ xây dựng phát triển rất mạnh, làm thay đổi hàng ngày bộ mặt đất nước, tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, làm cho nền kinh tế nước ta tăng trưởng không ngừng.

Hàng năm chúng ta đã dành cho xây dựng cơ bản một khối lượng đầu tư khổng lồ Phạm vi đầu tư triển khai rộng trên toàn quốc, từ miền núi đến hải đảo kể cả vùng sâu, vùng xa Nguồn vốn đầu tư cũng rất phong phú, ngoài nguồn vốn chủ động từ ngân sách Nhà nước, chúng ta còn sử dụng rất nhiều nguồn vốn hỗ trợ từ nước ngoài như ODA, FDI, WB, IMF… và đặc biệt là các nguồn vốn huy động từ trong nhân dân, các tổ chức và cá nhân trong nước Trong đó, các công trình Dân Dụng và Cơ sở hạ tầng luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu giá trị ngành Trong đó, xây dựng cơ sở hạ tầng chiếm 41,2% giá trị ngành, tiếp đến là xây dựng dân dụng chiếm 40,6% và còn lại là xây dựng công nghiệp 18,3% Xét về khu vực địa lý, Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh là hai trung tâm thu hút vốn đầu tư trên cả nước.

Hình 3.1: Tăng trưởng thực xây dựng Việt Nam 1990-9T2018

Bên cạnh đó, công tác quy hoạch, quản lý nhà nước bằng quy hoạch cũng được triển khai hiệu quả Đến nay, quy hoạch vùng tỉnh đã cơ bản phủ kín trên cả nước, đã có 58/63 địa phương được phê duyệt 16/16 khu kinh tế ven biển, 17/26 khu kinh tế, 3 khu công nghệ cao được phê duyệt quy hoạch chung xây dựng 100% thành phố, thị xã, thị trấn đã có quy hoạch chung được duyệt, tương đương 805 đồ án.

Biểu đồ 3.1: Tỷ trọng các thành phần kinh tế trong ngành xây dựng

Tỉ lệ lập quy hoạch chung xây dựng đô thị đạt 100%; quy hoạch phân khu đạt khoảng 78%; quy hoạch chi tiết đạt khoảng 39% so với diện tích đất xây dựng đô thị; 58/63 địa phương phê duyệt quy hoạch quản lý chất thải rắn; 27/63 địa phương phê duyệt quy hoạch cấp nước; 20/63 địa phương phê duyệt quy hoạch thoát nước Tỉ lệ số xã có quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên cả nước đạt khoảng 99% (8.926 xã);

Công tác quản lý nhà nước về đầu tư phát triển đô thị; quản lý, kiểm soát phát triển đô thị theo quy hoạch và kế hoạch đã có nhiều chuyển biến quan trọng, từng bước bảo đảm sự phát triển đô thị hài hòa, bền vững Năm

2018, đã có 12 đô thị được nâng loại (03 đô thị loại II, 04 đô thị loại III, 05 đô thị loại IV) Đến nay, tổng số đô thị cả nước là 828 đô thị, bao gồm: 02 đô thị loại đặc biệt, 19 đô thị loại I, 24 đô thị loại II, 46 đô thị loại III, 85 đô thị loại

IV, 652 đô thị loại V Tỉ lệ đô thị hóa đạt 38,4% (tăng 0,9 % so với năm 2017)

Bên cạnh những thành tựu đạt được, ngành Xây dựng cũng còn những hạn chế, bất cập như: Công tác quản lý nhà nước về xây dựng nói chung và công tác tham mưu xây dựng thể chế, pháp luật về xây dựng có mặt chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, chưa giải quyết tốt các vướng mắc từ thực tiễn Tình trạng vi phạm quy định pháp luật trong các hoạt động xây dựng ở một số địa phương chưa được phát hiện hoặc chưa được xử lý kịp thời, dứt điểm; việc kiểm soát đầu tư phát triển đô thị còn lúng túng và chưa hiệu quả Chất lượng một số đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị còn hạn chế về tầm nhìn, chưa bảo đảm điều kiện thực hiện; tổ chức thực hiện quy hoạch chưa nghiêm túc; đầu tư phát triển đô thị còn dàn trải, không đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội Việc điều chỉnh quy hoạch ở một số đô thị còn tùy tiện, không đúng quy định Quy hoạch xây dựng ở nông thôn chưa được quan tâm đúng mức; thị trường bất động sản còn tiềm ẩn nhiều rủi ro và chưa được kiểm soát chặt chẽ; cơ cấu sản phẩm, phân bố nguồn lực tài chính, thông tin thị trường chưa đầy đủ và minh bạch

3.1.1.2 Thực trạng công tác tư vấn xây dựng tại Việt Nam

Tư vấn nói chung là một nghề hoạt động bằng trí tuệ và tài năng của các kỹ sư để tạo ra các sản phẩm cho xã hội có chất lượng và đem lại hiệu quả thiết thực Chưa bao giờ lực lượng tư vấn xây dựng lại đông đảo và đủ mọi ngành nghề như hiện nay Nào là tư vấn khảo sát xây dựng, tư vấn thiết kế xây dựng, tư vấn thiết kế quy hoạch xây dựng, tư vấn về giá, tư vấn thẩm tra, tư vấn định giá, tư vấn đấu thầu,… Nhìn chung, mọi lĩnh vực khoa học chuyên sâu đều có lực lượng tư vấn, được đào tạo qua các trường đại học, lại còn có cả chứng chỉ hành nghề

Hiện nay, Việt Nam đã có trên 1.500 tổ chức hoạt động tư vấn ở mọi khía cạnh của ngành xây dựng, từ trung ương đến địa phương, đủ mọi thành phần kinh tế, trong đó có khoảng 60% là doanh nghiệp nhà nước, 35% là công ty ngoài quốc doanh và 5% là công ty liên doanh nước ngoài, một số rất ít công ty tư vấn xây dựng có 100% vốn nước ngoài và công ty cổ phần, ước chừng 350 tổ chức chuyên về tư vấn xây dựng, còn lại phần lớn là làm nhiều việc dịch vụ tư vấn khác

Công ty ngoài quốc doanh

Công ty liên doanh nước ngoài

Có 100% vốn nước ngoài và công ty cổ phần

Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ doanh nghiệp tư vấn xây dựng của Việt Nam năm 2018

Hiện nay đa số các công trình xây dựng lớn, chủ đầu tư ngay từ đầu đã yêu cầu chỉ thuê tư vấn nước ngoài Điều đó cho thấy các nhà thầu chưa tin tưởng tư vấn trong nước, điều này cũng đã phần nào lý giải về trình độ nghiệp vụ tư vấn của các DN trong nước, chúng ta chưa tiếp cận được với tầm tư vấn quốc tế Mặc dù còn nhiều hạn chế nhưng phải thừa nhận rằng chúng ta cũng đã hợp tác với các tổ chức tư vấn quốc tế để tư vấn nhiều công trình, qua đó trình độ của các DN tư vấn đã nâng lên rõ rệt

Ví dụ, trong ngành giao thông trên địa bàn Hà Nội, cầu Vĩnh Tuy là cầu đầu tiên chúng ta tư vấn xây dựng, sau đó nhiều công trình giao thông khác như cầu Chương Dương, Nhật Tân… qua đó khẳng định tư vấn VN đủ tầm đủ sức làm những công trình lớn.

Trong ngành năng lượng, thủy điện Hoà Bình… chuyên gia nước ngoài cùng chúng ta xây dựng, qua đó chúng ta học hỏi được nhiều, từ đó các công trình khác như thuỷ điện Sơn La là do tư vấn VN thực hiện Ngay việc xây dựng các KCN, ví dụ khu công nghiệp Bắc Thăng Long Nội Bài, là của ngườiNhật nhưng phía Nhật đã thuê tư vấn VN từ khâu quy hoạch thiết kế, giám sát thi công…

Công W Uunh thuê tư Yҩҩn Qѭӟѭӟ c QѭӟJRj i

Công W Uunh thuê tư Yҩҩn trong Qѭӟѭӟ c

Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ các công trình thuê tư vấn trong và ngoài nước năm 2018

Nhiều năm qua, đội ngũ tư vấn xây dựng Việt Nam đã góp phần không nhỏ cho công cuộc xây dựng, kiến tạo đất nước.Tuy nhiên, bên cạnh đó còn nhiều vấn đề về khả năng và chất lượng tư vấn như: Đội ngũ cán bộ tư vấn chưa đồng đều, nhiều đơn vị tư vấn mới hình thành, chưa có kinh nghiệm trong hoạt động tư vấn, chưa xác định được chiến lược phát triển dài hạn, năng lực tư vấn còn nhiều hạn chế, nhất là năng lực quản lý, điều hành dự án lớn, có công nghệ tiên tiến, hiện đại…Đặc biệt, vai trò tư vấn độc lập chưa thể hiện được do một phần về năng lực, một phần về cơ chế chính sách.

3.1.2 Thực trạng công tác tư vấn xây dựng tại Thành phố Hà Nội

3.1.2.1 Giới thiệu chung về Thành phố Hà Nội

Xác định nhân tố ảnh hưởng tới thành công của công tác tư vấn xây dựng qua các nghiên cứu đã thực hiện

3.2.1 Tổng hợp các nhân tố từ các nghiên cứu nước ngoài

Các nghiên cứu nước ngoài về công tác tư vấn xây dựng có từ khá sớm và tương đối đa dạng về các chủ đề và nội dung nghiên cứu Rất nhiều các nghiên cứu đã được thực hiện và công bố trên các phương tiện truyền thông khoa học và được trích dẫn

Các nhân tố ảnh hưởng tới thành công của công tác tư vấn xây dựng qua các nghiên cứu nước ngoài được tổng hợp gồm 44 nhân tố Chi tiết các nhân tố được thể hiện tại Phụ lục 3: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng tới thành công của công tác tư vấn xây dựng qua các nghiên cứu nước ngoài Có thể kể ra một số nhân tố như: Sự hỗ trợ và quản lý cộng đồng của các chuyên gia xây dựng; Kỹ năng giải quyết xung đột của các thành viên tham gia; Sự căng thẳng về nghề nghiệp và nhu cầu về việc làm, kiểm soát và các yếu tố hỗ trợ trong số các chuyên gia tư vấn xây dựng; Chương trình đào tạo, phát triển nghề nghiệp đối với các kỹ sư; Các kiến thức về kỹ thuật xây dựng (CPPSs) của các chuyên gia tư vấn xây dựng;

3.2.2 Tổng hợp các nhân tố từ các nghiên cứu trong nước

Các nghiên cứu trong nước về công tác tư vấn xây dựng đã bắt đầu xuất hiện, phần lớn là trong thời gian gần đây Một số các nghiên cứu đã được thực hiện và công bố trên các phương tiện truyền thông khoa học

Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng tới thành công của công tác tư vấn xây dựng ở trong nước được tổng hợp thành 27 nhân tố Các nhân tố như: Danh tiếng của công ty tư vấn xây dựng; Hình thức tuyển chọn tư vấn xây dựng; Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong công tác giám sát và quản lý tiến độ xây dựng; Quản lý phạm vi dự án đầu tư xây dựng theo chuẩn mực quản lý dự án quốc tế PMBOK; Ổn định môi trường bên ngoài;

Chi tiết các nhân tố xem tại Phụ lục 4: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng tới thành công của công tác tư vấn xây dựng ở trong nước.

Tổng hợp các nghiên cứu đã thực hiện từ các mục trên NCS phân loại các nhân tố ảnh hưởng tới thành công của công tác tư vấn xây dựng như sau:

- Loại 1: Các nhân tố liên quan tới con người

- Loại 2: Các nhân tố liên quan tới hệ thống tổ chức quản lý

- Loại 3: Các nhân tố liên quan tới các công cụ hỗ trợ

- Loại 4: Các nhân tố liên quan tới năng lực, kinh nghiệm của tổ chức tư vấn

- Loại 5: Các nhân tố về môi trường bên ngoài dự án

- Loại 6: Các nhân tố liên quan tới đặc điểm, mục tiêu dự án

Với các nhân tố phía trên NCS xây dựng bảng hỏi điều tra khảo sát nhằm phân 3 nhóm nhân tố với mức độ ảnh hưởng khác nhau tới thành công của công tác tư vấn xây dựng Phiếu điều tra khảo sát thể hiện tại Phục lục 1: Bảng các nhân tố ảnh hưởng tới thành công của công tác tư vấn xây dựng tại thành phố Hà Nội.

3.2.3 Phân nhóm nhân tố ảnh hưởng

Các nhân tố được đo trên thang điểm từ 1 đến 5 với 1 là mức ảnh hưởng thấp và 5 là mức ảnh hưởng cao Việc phân nhóm dựa trên thang điểm với quy ước như sau:

Bảng 3.1: Quy ước điểm Điểm tương ứng

Mức độ ảnh hưởng của nhân tố

Rất thấp Thấp Trung bình

Sau khi xử lý số liệu từ cuộc điều tra khảo sát thu được bảng Điểm đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới thành công của công tác tư vấn xây dựng như phụ lục 2 Như vậy việc phân nhóm được tiến hành dễ dàng dựa trên điểm đánh giá đã xác định, cụ thể:

- Nhóm các nhân tố có ảnh hưởng thấp (từ 0 đến 2 điểm): Không có nhân tố nào có mức độ ảnh hưởng thấp tới thành công của công tác tư vấn xây dựng.

- Nhóm các nhân tố có ảnh hưởng trung bình và khá (từ 2 đến 4 điểm):

Có 20 nhân tố tổng hợp trong bảng dưới đây:

Bảng 3.2: Các nhân tố có mức độ ảnh hưởng trung bình và khá đến thành công của công tác tư vấn xây dựng

Mã hiệu Nhân tố Điểm đánh giá

Nhóm 1: Các nhân tố liên quan tới con người

NT3 Số lượng cán bộ tư vấn bố trí cho công việc 3,8

NT4 Sự ra đi của cán bộ chủ chốt 3,3

NT5 Khả năng làm việc nhóm 3,8

NT6 Khả năng giao tiếp xã hội, hợp tác công việc 3,6

Nhóm 2: Các nhân tố liên quan tới hệ thống tổ chức quản lý

NT9 Nguồn gốc, xuất phát điểm của tổ chức tư vấn 3,8

NT15 Khả năng phối hợp nguồn lực 3,8

Nhóm 3: Các nhân tố liên quan tới các công cụ hỗ trợ

NT16 Văn phòng cung cấp hỗ trợ hành chính 3,5

NT17 Trang bị kỹ thuật máy móc, thiết bị 3,8

NT19 Quy định thưởng phạt của tổ chức 3,7

NT21 Đầu tư cập nhật công nghệ mới 3,5

Nhóm 4: Các nhân tố liên quan tới năng lực, kinh nghiệm của tổ chức tư vấn

NT24 Kết quả hoạt động tài chính tổ chức tư vấn 3,9

NT26 Khả năng đáp ứng tài chính theo kế hoạch công việc 3,7

Nhóm 5: Các nhân tố về môi trường bên ngoài dự án

NT27 Môi trường bên ngoài về kinh tế, chính trị, xã hội, …

NT28 Điệu kiện tự nhiên như thiên tai, mưa, bão,… 2,6

Mã hiệu Nhân tố Điểm đánh giá

NT29 Chính sách pháp luật liên quan tới công tác tư vấn

NT30 Môi trường khoa học và ứng dụng công nghệ 3,8

NT31 Sự hỗ trợ của bên ngoài tổ chức 2,6

NT33 Tác động của người dân xung quanh dự án 3,2

Nhóm 6: Các nhân tố liên quan tới đặc điểm, mục tiêu dự án

NT35 Đặc điểm dự án đầu tư xây dựng 3,9

NT40 Mức lợi nhuận công tác tư vấn 3,9

Có thể thấy các nhân tố thuộc nhóm này có mức điểm khá đồng đều (3,5 đến 3,9 điểm) Riêng các nhân tố về môi trường bên ngoài dự án có mức độ ảnh hưởng thấp hơn (2,6 đến 2,8 điểm)

- Nhóm các nhân tố có mức ảnh hưởng cao: Có 20 nhân tố được tổng hợp trong bảng dưới đây:

Bảng 3.3: Các nhân tố có ảnh hưởng cao tới thành công của công tác tư vấn xây dựng

Mã hiệu Nhân tố Điểm đánh giá

Nhóm 1: Các nhân tố liên quan tới con người

NT1 Trình độ của cán bộ tư vấn 4,6

NT2 Kinh nghiệm làm việc cán bộ tư vấn 4,5

NT7 Trách nhiệm và thái độ làm việc cán bộ tư vấn 4,7

NT8 Các tiêu cực của cán bộ tư vấn 4,2

Nhóm 2: Các nhân tố liên quan tới hệ thống tổ chức quản lý

NT10 Tầm nhìn và chiến lược phát triển của tổ chức 4,2

Mã hiệu Nhân tố Điểm đánh giá

NT11 Văn hóa, quy định làm việc của tổ chức 4,1

NT12 Cơ cấu tổ chức hoạt động tổ chức 4,2

NT13 Khả năng điều chỉnh của bộ máy quản lý 4.0

NT14 Phương pháp xử lý các vấn đề ra quyết định 4,1

Nhóm 3: Các nhân tố liên quan tới các công cụ hỗ trợ

NT18 Tiêu chuẩn hóa quy trình thủ tục 4,3

NT20 Tập huấn và đào tạo về tư vấn 4,2

Nhóm 4: Các nhân tố liên quan tới năng lực, kinh nghiệm của tổ chức tư vấn

NT22 Lịch sử thực hiện công tác tư vấn 4,0

NT23 Kinh nghiệm thực hiện công tác tư vấn 4,4

NT25 Tình hình tài chính lành mạnh 4,0

Nhóm 5: Các nhân tố về môi trường bên ngoài dự án

NT32 Ảnh hưởng của cơ quan quản lý nhà nước 4,2

NT34 Tiêu cực giữa các bên liên quan 4,0

Nhóm 6: Các nhân tố liên quan tới đặc điểm, mục tiêu dự án

NT36 Quy mô, phạm vi công tác tư vấn 4,0

NT37 Các yêu cầu chất lượng của công tác tư vấn 4,1

NT38 Các yêu cầu về tiến độ của công tác tư vấn 4,1

NT39 Các yêu cầu về chi phí cho công tác tư vấn 4,0

Có thể nhận thấy công tác tư vấn xây dựng với đặc điểm sử dụng tri thức để thực hiện công việc thì sự tác động của các nhân tố bên ngoài dự án có ảnh hưởng không mạnh mẽ như các nhân tố bên trong dự án Điều này cũng giải thích phần nào việc thành công của công tác tư vấn xây dựng quyết định bởi chính năng lực và kinh nghiệm của đơn vị tư vấn.

3.2.3.1 Các nhân tố liên quan tới con người

Con người là nhân tố quan trọng tạo nên thành công của công tác tư vấn xây dựng Con người tìm kiếm động lực thúc đẩy, sự thoả mãn và sự đảm bảo an ninh và nhu cầu đối với một môi trường công tác và văn hoá phù hợp để đạt được kết quả tốt nhất Trình độ chuyên môn, kỹ năng và kinh nghiệm là những yếu tố hết sức quan trọng để đánh giá năng lực nhà tư vấn Chất lượng sản phẩm dịch vụ tư vấn phụ thuộc vào chính những yếu tố này.

Trong các nhân tố có ảnh hưởng cao đến sự thành công của công tác tư vấn xây dựng, nhân tố liên quan đến con người chủ yếu thể hiện về chất lượng: NT3, NT4, NT2 (năng lực, kinh nghiệm và thái độ làm việc của cán bộ tư vấn), các nhân tố về số lượng: NT3, NT4 (số lượng cán bộ tư vấn chủ chốt, sự ra đi của cán bộ chủ chốt… ) chỉ là thứ yếu

Bên cạnh năng lực chuyên môn, người kỹ sư tư vấn phải có những kỹ năng và hiểu biết khác Đó là: khả năng trí tuệ; khả năng hiểu biết và cộng tác với mọi người; khả năng giao tiếp, thuyết phục và thúc đẩy; trưởng thành về trí tuệ và tình cảm; có niềm say mê sáng kiến cá nhân; có đạo đức; có thể lực; có khả năng chịu áp lực, có trí thức về pháp luật nói chung và pháp luật xây dựng nói riêng… Để tạo nên thành công của công tác tư vấn xây dựng, nhân tố ảnh hưởng không chỉ riêng nhà tư vấn mà còn liên quan đến các vị trí ở bộ phận khác như nhà thầu thi công, kỹ sư thiết kế, chỉ huy công trình…

3.2.3.2 Các nhân tố liên quan tới hệ thống tổ chức quản lý

Năng lực quản lý của tổ chức tư vấn xây dựng là một trong những nhân tố quyết định đến sự thành công của công tác tư vấn xây dựng Nhân tố tổ chức không chỉ ảnh hưởng đến nội dung công tác tổ chức quản lý dự án mà ngay cả đối với sự hình thành bộ máy quản trị vận hành kết quả đầu tư trong tương lai

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới thành công của công tác tư vấn xây dựng tại thành phố Hà Nội

3.3.1 Xác định mô hình nghiên cứu

Mô hình nghiên cứu chính thức thể hiện mối quan hệ tương quan giữa nhân tố ảnh hưởng tổng thể (biến phụ thuộc) đó là chất lượng công tác tư vấn xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội với nhân tố ảnh hưởng thành phần (biến độc lập) có dạng:

Trong đó: Y là biến phụ thuộc (công tác tư vấn xây dựng); β0: là hệ số tự do; β1, β2, β3,…, β10: là các hệ số hồi quy.

X1, X2, X3, …, X10: là các biến độc lập (các nhân tố ảnh hưởng) Cụ thể:

NT1 - X1 là năng lực, kinh nghiệm, phương pháp làm việc của cán bộ tư vấn NT2 - X2 là Mục tiêu giữa các bên tham gia dự án

NT3 - X3 là Chiến lược phát triển và quy định làm việc của tổ chức

NT4 - X4 là Cơ cấu tổ chức hoạt động và khả năng điều chỉnh bộ máy quản lý

NT5 - X5 là Tiêu chuẩn hóa quy trình thủ tục làm việc

NT6 - X6 là Tập huấn và đào tạo về tư vấn xây dựng

NT7 - X7 Uy tín và kinh nghiệm thực hiện công tác tư vấn xây

NT8 - X8 Tình hình tài chính lành mạnh

NT9 - X9 Ảnh hưởng của cơ quan quản lý nhà nước

NT10 - X10 Đặc điểm, mục tiêu của dự án

NT11 - X11 Các yêu cầu chất lượng của công tác tư vấn xây dựng

NT12 - X12 Các yêu cầu về tiến độ của công tác tư vấn xây dựng

NT13 - X13 Các yêu cầu về chi phí cho công tác tư vấn xây dựng.

NT14 - X14 Các công cụ hỗ trợ cho công tác tư vấn xây dựng

3.3.2 Thu thập dữ liệu nghiên cứu

Bảng 3.5 Dữ liệu thống kê của bảng câu hỏi đã gửi và nhận

Số lượng mẫu Phần trăm (%)

Tổng số mẫu gửi đi 170 100,0

Tổng số mẫu nhận được và hợp lệ 147 86,47

Số mẫu cần thiết cho nghiên cứu 130 76,47

Số mẫu được sử dụng cho nghiên cứu 147 86,47 Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, một trong những giai đoạn quan trọng nhất là thu thập dữ liệu chính xác, đối tượng khảo sát là những công nhân xây dựng, cán bộ tư vấn xây dựng, cán bộ quản lý dự án, quản lý công trường, kỹ sư hiện trường, kỹ sư giám sát tại các công trường trên địa bàn thành phố Hà Nội Tổng số phiếu khảo sát được gửi đi là 170 phiếu, số phiếu tác giả nhận lại và hợp lệ là 147 phiếu, lớn hơn kích thước mẫu cần thiết nên số liệu thu được đạt yêu cầu chất lượng Dữ liệu được tổng hợp trong bảng 1 như trên:

3.3.3 Kiểm định độ tin cậy của thang đo

3.3.3.1 Kiểm định Cronbach’s Alpha mức độ tin cậy của các nhân tố ảnh hưởng:

Bảng 3.6 Độ tin cậy của các nhân tố ảnh hưởng

Thống kê độ tin cậy

Giá trị Cronbach Alpha Số biến quan sát

Tổng số liệu thống kê

Trung bình thang đo nếu biến này bị loại bỏ

Phương sai thang đo nếu biến này bị loại bỏ

Giá trị Cronbach Alpha nếu biến này bị loại bỏ

Kiểm định Cronbach Alpha được sử dụng để xác định xem các nhân tố đưa vào nghiên cứu định lượng có ảnh hưởng so với biến tổng hợp hay không Theo bảng 2, giá trị Cronbach’s Alpha = 0,852 > 0,6, do đó độ tin cậy là chấp nhận được

Các nhân tố ảnh hưởng đều có hệ số tương quan so với các nhân tố ảnh hưởng khác trong nhóm > 0,3, có liên hệ chặt chẽ với các nhân tố khác trong mô hình nên được giữ lại mô hình nghiên cứu Các nhân tố ảnh hưởng sau khi đạt yêu cầu Cronbach’s Alpha về mức ý nghĩa cần thiết sẽ thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA.

3.3.4 Phân tích nhân tố khám phá EFA

Các biến sau khi được kiểm tra độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến tổng sẽ tiếp tục được kiểm tra mức độ tương quan của chúng theo nhóm biến Phân tích nhân tố được sử dụng khi hệ số KMO có giá trị lớn hơn 0,5 Các hệ số chuyển tải nhân tố (Factor loading) nhỏ hơn 0,4 sẽ tiếp tục bị loại khỏi nhóm biến để đảm bảo sự hội tụ giữa các biến trong một nhân tố; điểm dừng khi Initial Eigenvalue lớn hơn 1 và tổng phương sai trích Total Variance Explained lớn hơn 0,5 Trong nghiên cứu này, phương pháp phân tích nhân tố chủ yếu với phép quay Varimax sẽ được sử dụng để phân tích nhân tố Tất cả có 13 biến quan sát ban đầu sau khi kiểm định sự tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha đều thỏa mãn và được đưa vào phân tích nhân tố khám phá Kết quả phân tích nhân tố EFA thể hiện trong bảng 3 như sau:

Bảng 3.7 Kết quả phân tích nhân tố EFA các biến độc lập

Kiểm định KMO và Bartlett

Giá trị Chi bình phương xấp xỉ 939,653 df 45

Eigenvalues khởi tạo Trích xuất tổng bình phương

Phương pháp: Phân tích nhân tố chủ yếu

Sau khi tiến hành phân tích EFA để xác định giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo, các kết quả thu được như sau:

- Hệ số KMO = 0,823 > 0,5: ý nghĩa phân tích nhân tố có độ thích hợp cao.

- Với kiểm định Bartlett, ý nghĩa thống kê Sig = 0,00 < 0,05: các biến quan sát có mối tương quan tổng thể với nhau.

- Tổng giá trị phương sai trích (Percentage of variance) = 51,548% > 50%: biến thiên của các biến quan sát có tính thể hiện ở múc chấp nhận được

3.3.5 Kiểm định sự phù hợp mô hình

Kiểm định sự phù hợp của mô hình bằng chỉ tiêu R 2 hiệu chỉnh và kiểm định ANOVA, bảng thể hiện kết quả hồi quy được thể hiện như dưới đây.

Bảng 3.8 Hệ số R 2 hiệu chỉnh

Mô hình R R 2 R 2 hiệu chỉnh Sai số chuẩn của ước lượng

1 0,780 a 0,625 0,598 2,0721 a Biến độc lập: X1; X2; X3; X4; X5; X6; X7; X8; X9; X10; X11; X12; X13; X14 b Biến phụ thuộc: Y – Công tác TV XD

Hệ số R 2 hiệu chỉnh trong mô hình này là 0,598 >0,5 khẳng định mô hình xác định các nhân tố ảnh hưởng của nghiên cứu là phù hợp Điều này cho thấy có 59,8% sự biến thiên của công tác tư vấn xây dựng tại Hà Nội (Y) được giải thích chung bởi 14 biến nêu trên Phân tích ANOVA cho ta thấy thông số F có Sig = 0, chứng tỏ rằng mô hình hồi quy xây dựng được là phù hợp với bộ dữ liệu thu thập được

Bảng 3.9 Phân tích phương sai ANOVA

Mô hình Tổng các bình phương df Trung bình bình phương F Sig

Tổng cộng 105,333 266 a Biến phụ thuộc: Y - NSLĐ b Biến độc lập: X1; X2; X3; X4; X5; X6; X7; X8; X9; X10; X11; X12; X13; X14

Đánh giá và xếp hạng các nhân tố ảnh hưởng tới thành công của công tác tư vấn xây dựng tại Hà Nội

3.4.1 Kết quả đánh giá và xếp hạng các nhân tố ảnh hưởng tới thành công của công tác tư vấn xây dựng tại Hà Nội

Bảng Case Processing Summary cho chúng ta các thông tin mô tả đặc điểm dữ liệu đưa vào phân tích hồi quy nhị phân Cụ thể ở đây, có 147 quan sát được đưa vào phân tích (Included in Analysis), không có quan sát nào bị thiếu số liệu (Missing Cases), không có quan sát nào không được chọn (Unselected Cases).

Bảng 3.10 Tóm tắt xử lý trường hợp (Case Processing Summary)

Total 147 100.0 a If weight is in effect, see classification table for the total number of cases.

Bảng 3.11 Kết quả tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng

Biến B S.E Wald df Sig Exp(B)

Từ bảng 3.11 ta thấy có 10 yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác tư vấn xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội đó là: Năng lực, kinh nghiệm, phương pháp làm việc của cán bộ tư vấn; Mục tiêu giữa các bên tham gia dự án; Chiến lược phát triển và quy định làm việc của tổ chức; Cơ cấu tổ chức hoạt động và khả năng điều chỉnh bộ máy quản lý; Uy tín và kinh nghiệm thực hiện công tác tư vấn xây; Ảnh hưởng của cơ quan quản lý nhà nước; Đặc điểm, mục tiêu của dự án; Các yêu cầu chất lượng của công tác tư vấn xây dựng; Các yêu cầu về chi phí cho công tác tư vấn xây dựng; Các công cụ hỗ trợ cho công tác tư vấn xây dựng có giá trị Sig lần lượt là: 0.004; 0.036; 0.084; 0.033; 0.094; 0.031; 0.046; 0.051; 0.006; 0.014 < 0.1

Các biến còn lại là các yếu tố: Tiêu chuẩn hóa quy trình thủ tục làm việc; Tập huấn và đào tạo về tư vấn xây dựng; Tình hình tài chính lành mạnh; Các yêu cầu về tiến độ của công tác tư vấn xây dựng có giá trị Sig lần lượt là: 0.369; 0.909; 0.472; 0.338> 0.1 nên không có ý nghĩa thống kê, nói cách khác là không ảnh hưởng đến chất lượng công tác tư vấn xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Bảng 3.12 Bảng xếp hạng vị trí ảnh hưởng của các nhân tố đến thành công của công tác tư vấn xây dựng tại địa bàn thành phố Hà Nội

Xác suất ban đầu P0 = 10% Tốc độ tăng (giảm)

Nhân tố “ Năng lực, kinh nghiệm, phương pháp làm việc của cán bộ tư vấn” là nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến công tác tư vấn xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội với giá trị P1 = 43.16 Nhân tố năng lực, kinh nghiệm, phương pháp làm việc của cán bộ tư vấn được đánh giá là quan trọng nhất Số lượng các dự án xây dựng tại Hà Nội đang ra tăng nhanh chóng về số lượng, đồng thời yêu cầu ngày càng cao về chất lượng, tiến độ, vệ sinh môi trường, an toàn lao động Vì vậy vai trò của tư vấn xây dựng càng được xem trọng. Năng lực, kinh nghiệm, phương pháp làm việc của các bộ tư vấn sẽ quyết định tới chất lượng công tác giám sát hiện trường, xử lý sự cố trên công trường Thực tế cho thấy, năng lực và kinh nghiệm của cán bộ tư vấn càng tốt thì việc đánh giá chất lượng công việc xây dựng của nhà thầu càng hiệu quả, nhờ đó áp lực với nhà thầu càng tăng lên buộc nhà thầu phải quan tâm hơn trong quá trình thi công dự án.

Nhân tố “ Cơ cấu tổ chức hoạt động và khả năng điều chỉnh bộ máy quản lý” với hệ số P1= 31.57 và có mức độ ảnh hưởng xếp thứ hai đến công tác tư vấn xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội Các dự án xây dựng tại thành phố Hà Nội chịu ảnh hưởng nhiều của các yếu tố xã hội, môi trường và cộng đồng Bên cạnh đó, các bên tham gia dự án cũng có những đặc điểm riêng biệt Yêu cầu của dự án về chất lượng, tiến độ, ngày càng cao Điều này buộc các bên trong dự án nói chung, đơn vị tư vấn phản có những điều chỉnh linh hoạt trong quản lý và cơ cấu tổ chức.

Nhân tố “ Ảnh hưởng của cơ quan quản lý nhà nước”, “Đặc điểm, mục tiêu của dự án” có mức ảnh hưởng lớn và tương đương nhau đến đến công tác tư vấn xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội với giá trị P1 gần bằng nhau lần lượt xếp thứ 3,4,5 là 27.95; 27.32 và 27.38 Các cơ quan quản lý nhà nước quản lý thông qua hoạt động cấp phép, ban hành hệ thống văn bản pháp luật,

… Việc cấp phép chậm trễ có thể làm chậm tiến độ dự án, tăng chi phí,….từ đó gián tiếp ảnh hưởng tới công việc của đơn vị tư vấn Đặc điểm, mục tiêu của dự án gồm loại, cấp công trình của dự án; quy mô phạm vi công việc của dự án Tại Hà Nội hiện nay các dự án xây dựng với nhiều loại hình và cấp công trình khác nhau Mỗi loại, cấp công trình dự án sẽ yêu cầu khác nhau về kỹ thuật, thi công, quản lý và yêu cầu thiết kế, giám sát,… Quy mô, phạm vi công viêc ảnh hưởng tới việc sắp xếp nhân lực, chuẩn bị trang thiết bị, tài chính để đáp ứng cho công việc tư vấn

Tiếp theo là các nhân tố “Chiến lược phát triển và quy định làm việc của tổ chức”, “Uy tín và kinh nghiệm thực hiện công tác tư vấn xây” có mức ảnh hưởng lớn tương đương nhau đến công tác tư vấn xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội với giá trị P1 gần bằng nhau lần lượt xếp thứ 6,7 là 4.19 và 4.03 Chiến lược phát triển và quy định làm việc của tổ chức sẽ quyết định đơn vị tư vấn tập trung vào loại hình dự án nào Một số đơn vị tư vấn tại Hà Nội chuyên tập trung vào các công trình công nghiệp nhưng cũng có một số đợn vị tư vấn chuyên thực hiện thiết kế, giám sát, quản lý dự án cho các công trình nhà cao tầng Qua các dự án hoàn thành, kinh nghiệm của cán bộ dự án được hình thành và bồi đắp Có thể nói chiến lược đúng sẽ giúp đơn vị có những đầu tư nguồn lực đúng hướng và nhanh chóng đạt được sự thành công.

Kể đến như tư vấn giám sát như Coninco, tư vấn thiết kế UAC,

Nhân tố “ Các công cụ hỗ trợ cho công tác tư vấn xây dựng” có mức độ ảnh hưởng công tác tư vấn xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội xếp thứ 7 với giá trị P1 = 4.03 Công cụ hỗ trợ như máy móc, thiết bị, có hỗ trợ rất lớn cho cán bộ tư vấn hoàn thành tốt công việc trong thời gian nhanh nhất, chất lượng tốt nhất Trong đời đại công nghệ 4.0 thì các công cụ hỗ trợ ngày càng hiện đại hóa giúp cho việc giao tiếp, xử lý các số liệu của dự án một cách dễ dàng.

Nhân tố “Mục tiêu giữa các bên tham gia dự án”, “Các yêu cầu chất lượng của công tác tư vấn xây dựng” và “Các yêu cầu về chi phí cho công tác tư vấn xây dựng”có mức ảnh hưởng không đáng kể đến công tác tư vấn xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội và có giá trị P1 xếp thứ 8,9,10; cụ thể lần lượt là 2.21; 2.50 và 2.88 Mỗi bên tham gia dự án ngoài đạt được mục đích chung là đưa dự án về đích thì còn có các yêu cầu khác như Nhà thầu mục tiêu lợi nhuận, đơn vị tư vấn mục tiêu thỏa mãn sự hài lòng của chủ đầu tư. Mục tiêu này sẽ quyết định tới việc đơn vị tư vấn sẽ đầu tư nguồn lực cho dự án Chính việc đầu tư nguồn lực này sẽ đem lại kết quả tích cực cho dự án và ảnh hưởng tới thành công của công tác tư vấn xây dựng.

Yêu cầu chất lượng, tiến độ, chi phí của công tác tư vấn sẽ ảnh hưởng tới việc đánh giá kết quả của công việc tư vấn hoàn thành Các yếu tố này đề ảnh hưởng mạnh tới thành công của công tác tư vấn xây dựng

Bảng 3.13: Xếp hạng các nhân tố ảnh hưởng tới thành công của công tác tư vấn xây dựng tại thành phố Hà Nội

STT Nhân tố: Xếp hạng

1 NT Năng lực, kinh nghiệm, phương pháp làm việc của cán bộ tư vấn

2 NT Cơ cấu tổ chức hoạt động và khả năng điều chỉnh bộ máy quản lý

3 NT Ảnh hưởng của cơ quan quản lý nhà nước 3

4 NT Các công cụ hỗ trợ cho công tác tư vấn xây dựng

5 NT Đặc điểm, mục tiêu của dự án 5

6 NT Uy tín và kinh nghiệm thực hiện công tác tư vấn xây

7 NT Chiến lược phát triển và quy định làm việc của tổ chức

8 NT Các yêu cầu về chi phí cho công tác tư vấn xây dựng

9 NT Mục tiêu giữa các bên tham gia dự án 9

10 NT Các yêu cầu chất lượng của công tác tư vấn xây dựng

GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY THÀNH CÔNG CỦA CÔNG TÁC TƯ VẤN XÂY DỰNG TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Định hướng đề xuất

Do tính chất đặc thù của sản phẩm ngành xây dựng nên trong quá trình thực hiện các dự án xây dựng sẽ phải đương đầu với nhiều rủi ro và nhiều khó khăn vướng mắc Thực tế chỉ ra rằng để công trình xây dựng đạt chất lượng thì lợi ích giữa các bên trong dự án phải được dung hòa một cách hiệu quả. Chủ đầu tư cần phải có các yêu cầu rõ ràng về chất lượng tương ứng với nguồn vốn và mục đích xây dựng công trình Nhà thầu phải đảm bảo về lợi nhuận trên cơ sở chất lượng công trình đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư Trong khi đó đơn vị tư vấn đóng vai trò điều phối giữa mong muốn của chủ đầu tư và lợi ích của nhà thầu Đơn vị tư vấn phải thực hiện công việc một cách độc lập và hiệu quả

Một là: Nâng cao hiệu quả công tác tư vấn xây dựng là một phần không thể tách rời, gắn với nâng cao chất lượng công trình xây dựng Do vậy, việc nâng cao hiệu quả công tác tư vấn xây dựng phải đặt trong mối quan hệ hài hòa với việc nâng cao hiệu quả công tác xây dựng nói chung của các bên liên quan khác trong dự án.

Hai là: Nâng cao hiệu quả công tác tư vấn xây dựng phải xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ, mô hình tổ chức và phương hướng hoạt động của đơn vị tư vấn xây dựng trong chiến lược phát triển toàn ngành đến năm 2020, là khâu đột phá phát triển ngành xây dựng, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa và chủ động hội nhập quốc tế Phát triển nhân lực bảo đảm phát huy tối đa thế mạnh của từng cơ quan, đơn vị và địa phương; bảo đảm cân đối, hài hòa giữa các vùng, miền trong toàn quốc; phải bảo đảm tính khoa học, đồng bộ, toàn diện, khả thi, kế thừa và phát huy tối đa nguồn lực công chức, viên chức ngành xây dựng hiện có, bảo đảm sự phát triển ổn định và bền vững, có trọng tâm, trọng điểm và phù hợp với điều kiện thực tiễn nước ta.

Ba là: Cần quán triệt sâu sắc quan điểm cán bộ là nhân tố quyết định thành bại của công việc, là khâu then chốt trong công tác xây dựng, là yếu tố có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của ngành xây dựng Vì vậy, nâng cao hiệu quả công tác tư vấn xây dựng là trách nhiệm chung của các cấp, các ngành với sự quan tâm đặc biệt của đảng và nhà nước, đồng thời vừa là quyền và vừa là nghĩa vụ của các cơ quan, đơn vị và cá nhân trong đơn vị tư vấn xây dựng Phát triển nhân lực trong lĩnh vực tư vấn xây dựng phải bám sát các nghị quyết, chủ trương của đảng và pháp luật của nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn từ năm 2011-2020.

Bốn là: Thông qua thực tiễn công tác và hoạt động phát hiện những cán bộ trẻ có năng lực, phẩm chất tốt, có khả năng phát triển để đào tạo, bồi dưỡng tạo nguồn cán bộ trước mắt và lâu dài.

Giải pháp thúc đẩy thành công của công tác tư vấn xây dựng phải chú ý các vấn đề sau:

- Nâng cao khả năng tư vấn xây dựng trong các doanh nghiệp, xây dựng đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm, chuyên môn về công tác quản lý dự án Nâng cao năng lực của chủ nhiệm dự án Cần có những lớp đào tạo chuyên môn với kiến thức quản lý dự án cũng như các hoạt động tư vấn xây dựng được cập nhật định kỳ

- Nâng cao năng lực và sự hợp tác của các bên tham gia: đặc trưng của dự án xây dựng là có nhiều bên tham gia vào các giai đoạn khác nhau của dự án nên sự thực hiện của đơn vị này có ảnh hưởng đến các đơn vị khác Các bên phải nâng cao năng lực của đơn vị mình Nhà nước cần tạo ra hành lang pháp lý chặt chẽ để giảm thiểu những đơn vị không đủ năng lực hoạt động Sự hợp tác tốt giữa các bên cũng quyết định đến sự thành công của dự án Các bên cần ý thức rằng ngoài làm tốt công việc của mình cần tạo điều kiện cho các bên thực hiện tốt công việc của mình Đây là kiểu hợp tác hiện đại “win – win” đôi bên cùng có lợi.

- Nâng cao vai trò của quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư xây dựng nói chung, trong hoạt động tư vấn xây dựng nói riêng: cùng với nhu cầu cấp bách trong xây dựng hiện nay, tốc độ đầu tư xây dựng tăng nhanh Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, các đơn vị tư vấn xây dựng, các nhà thầu xây dựng nhưng cũng cần quản lý chặt chẽ về mặt quy hoạch, kiến trúc đô thị Kiên quyết loại bỏ những dự án không phù hợp Nhà nước cần đề ra các khung mẫu quy định để bảo vệ quyền lợi của người dân bị ảnh hưởng trong các dự án xây dựng.

Giải pháp thúc đẩy thành công của công tác tư vấn xây dựng

4.2.1 Nhóm các giải pháp liên quan đến con người

4.2.1.1 Tập huấn và đào tạo về tư vấn xây dựng

Do đặc thù của tỷ trọng ''chất xám'' trong sản phẩm tư vấn nên yếu tố quyết định đối với năng lực tư vấn chính là con người Cần có chính sách đồng bộ trong việc phát triển nhân lực về chuyên môn, quản lý, thông tin,

1 Xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo, cập nhật kiến thức cho cán bộ tư vấn:

Tư vấn là công việc có đặc thù riêng mà các kỹ sư, kiến trúc sơ mới tốt nghiệp khó có thể thực hiện được Quy định về việc phải có Chứng chỉ hành nghề cấp cho kiến trúc sư, kỹ sư tư vấn không chỉ có ở Việt Nam mà còn trên thế giới Chính vì lẽ đó công tác đào tạo ban đầu tại các trường học, trường đào tạo cán bộ hay đào tạo tại các đơn vị tư vấn phải chú ý các điểm sau:

- Đào tạo nâng cao chuyên môn nghiệp vụ thường xuyên và định kỳ cho cán bộ tư vấn, cung cấp đầy đủ các thông tin về thay đổi cơ chế, chính sách liên quan tới hoạt động tư vấn xây dựng.

- Có chương trình đào tạo, huyến luyện với nhân viên mới vào nghề. Đơn vị tư vấn phải xem đây là khâu đào tạo, huấn luyện có tính chất căn bản, tạo một kiến thức vững chắc, bài bản ngay từ ban đầu, tạo sự phát triển đồng bộ về chuyên môn trong công ty, quá trình thay thế nhân lực, tiếp quản công việc ít bị vướng mắc do người cán bộ có đủ năng lực dễ chủ động giải quyết công việc.

- Chú trọng việc đào tạo kiến thức tổng hợp và cập nhật thường xuyên nhằm đào tạo ra những cán bộ hội tụ được những kiến thức tổng hợp, có tầm nhìn bao quát

- Có biện pháp, chương trình đào tạo kỹ năng và các mặt khác như: ngoại ngữ, tin học, giao tiếp, kiến thức luật, quản lý,

- Thường xuyên tổ chức trao đổi, hội thảo, cập nhật thông tin cho các cán bộ tư vấn nhằm nâng cao hiểu biết thực tế, giúp người cán bộ tư vấn linh hoạt trong xử lý tình huống công việc.

2 Sử dụng, phát triển, đãi ngộ tốt cán bộ tư vấn cấp cao: Đẳng cấp, thương hiệu và uy tín chuyên môn của tổ chức phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của một số ít các cán bộ tư vấn cấp cao Các cán bộ cấp cao thường đảm nhận các công việc chủ nhiệm đồ án, chủ trình thiết kế, giám đốc dự án, Phong cách chuyên nghiệp, trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp của những chuyên gia này ảnh hưởng và có tính chất quyết định đến không chỉ dự án và còn tới đội tư vấn của đơn vị Vì vật đơn vị tư vấn cần có chính sách đãi ngộ cụ thể với các cán bộ tư vấn cấp cao này:

- Tạo điều kiện phát triển nhân tài: tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để cán bộ có năng lực chủ động trong công việc, cung cấp đầy đủ trang thiết bị cho cán bộ như máy tính, máy in, phương tiện liên lạc, phương tiện đi lại,

- Có chế độ đãi ngỗ khuyến khích thích hợp như khen thưởng, kích lệ và hỗ trợ cả vật chất và tinh thần cho cán bộ trong quá trình đảm nhận thực hiện công việc

- Trao quyền tự quyết cho cán bộ cấp cao trong phạm vi trách nhiệm

3 Xây dựng phong cách làm việc chuyên nghiệp, hiện đại:

Tạo một phong cách làm việc theo hướng hiện đại, công nghiệp Chuẩn hóa quy trình làm việc trong đơn vị tư vấn Điều này sẽ tạo ra môi trường làm việc thuận lợi cho cả cán bộ mới và cán bộ cũ trong quá trình làm việc Muốn xây dựng phong cách làm việc chuyên nghiệp thì trước kết cán bộ quản lý cấp cao phải hiểu và có định hướng rõ ràng cho việc đó Phong cách làm việc thể hiện ở các nội dung:

- Tiếp nhận, xử lý và phản hồi thông tin: Thông tin trong dự án tới từ nhiều nguồn khác nhau như chủ đầu tư, nhà thầu, cơ quan quản lý nhà nước, cộng đồng và trong nội bộ đơn vị tư vấn Tất cả các thông tin khi tiếp nhận phải được truyền tin tới các bộ phận, cán bộ liên quan Thông tin sau khi được xử lý sẽ được phản hồi ngay lập tức

- Kế hoạch công việc rõ ràng, chi tiết: Kế hoạch công việc không chỉ liên quan tới một cá nhân mà được xây dựng cho một bộ máy hoạt động Kế hoạch rõ ràng sẽ dễ dàng cho những cán bộ liên quan thực hiện công việc và tạo ra sự liên kết trong bộ máy.

- Ra quyết định kịp thời: Dự án xây dựng xảy ra rất nhiều sự cố, rủi ro. Đơn vị tư vẫn là người đại diện cho chủ đầu tư, đưa ra các lời khuyên giúp chủ đầu tư ra quyết định Một công việc xây dựng bị ngừng trện sẽ dẫn tới các công việc tiếp sau ngừng trệ Vì vậy việc ra quyết định kịp thời sẽ đảm bảo tiến độ của dự án

- Bố trí nhân sự hợp lý: Dự án xây dựng với rất nhiều chuyên môn khác nhau Đơn vị tư vấn phải có kiến trúc sư, kỹ sư kết cấu, kỹ sư điện, nước, Đơn vị tư vấn giám sát có giám sát kết cấu, giám sát hoàn thiện, giám sát cơ điện, Việc bố trí nhân sự tham gia dự án phải đúng chuyên ngành, hợp lý để đảm bảo kết quả công việc thực hiện được tốt nhất.

4.2.1.2 Xây dựng hệ thống đánh giá năng lực và hiệu quả công việc

1 Nhân tố chính xây dựng hệ thống đánh giá năng lực và hiệu quả công việc

- Xây dựng mục tiêu – quyết định điều lãnh đạo mong muốn từ nhân viên của mình và thống nhất được những mục tiêu với họ

- Quản lý việc thực thi công việc – cung cấp cho nhân viên các công cụ, nguồn lực và chương trình đào tạo cần thiết để họ thực hiện công việc được tốt

Xây dựng tiêu chí đánh giá sự thành công của công tác tư vấn xây dựng

Thứ năm: Sở xây dựng và các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên nghành, UBND các huyện, thành phố cần quan tâm hơn nữa việc nâng cao năng lực của các phòng, ban chuyên môn có chức năng quản lý hoạt động xây dựng và quản lý chất lượng công trình xây dựng Hàng năm xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra chất lượng công trình trong lĩnh vực mình quản lý. Tăng cường sử phạt hành chính đối với các chủ thể trong việc vi phạm chất lượng công trình xây dựng.

4.3 Xây dựng tiêu chí đánh giá sự thành công của công tác tư vấn xây dựng Để một dự án được thành công đòi hỏi các nhà quản lý và các đơn vị có liên quan phải thực hiện tốt các công tác chính trong quá trình hình thành và phát triển dự án Đơn vị tư vấn không phải đơn vị trực tiếp tạo ra sản phẩm xây dựng song lại có vai trò quan trọng trong điều phối, vận hành quá trình thực hiện dự án Để đánh giá sự thành công của một tổ chức tư vấn xây dựng NCS đề xuất đưa ra những tiêu chí đánh giá như bảng 4.1.

Bảng 4.1 Tiêu chí đánh giá sự thành công của công tác tư vấn xây dựng

STT TIÊU CHÍ YÊU CẦU CHUNG

1 Kỹ sư tư vấn xây dựng

- Có quyền công dân và có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.

- Có trình độ chuyên môn, tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp.

- Có chứng chỉ nghề nghiệp

- Đạo đức nghề nghiệp tốt, chưa có hành vi gây ra sự cố, hư hỏng, làm giảm chất lượng công trình xây dựng.

2 Tổ chức tư vấn xây dựng

- Có kinh nghiệm: Có nhiều kinh nghiệm thực hiện các dự án xây dựng.

- Có uy tín: Có nhiều khách hàng lựa chọn và được các khách hàng cũ đánh giá cao.

- Xây dựng được quy trình công việc: Quy trình công việc = quản lý + Thực hiện + kiểm tra

3 Chất lượng tư vấn xây dựng

- Quản lý chất lượng tư vấn xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001

- Thực hiện đúng, đủ các quy trình kỹ thuật ngành, quy trình quản lý chất lượng theo quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy chế quản lý.

4 Kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng

- Kiểm soát chi phí khi lập tổng mức đầu tư xây dựng công trình

- Kiểm soát chi phí theo thiết kế kĩ thuật, thiết kế bản vẽ thi công xây dựng công trình.

- Kiểm soát chi phí khi đấu thầu, kí kết hợp đồng và thanh toán hợp đồng xây dựng công trình.

- Kiểm soát chi phí khi kết thúc xây dựng, đưa công trình vào khai thác và sử dụng.

5 Ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác tư vấn xây dựng

- Trang bị đầy đủ cơ sở vật chất kỹ thuật và khả năng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực xây dựng.

- Sử dụng các phần mềm có bản quyền trong các hoạt động tư vấn xây dựng

- Sử dụng các chương trình tự động hóa sử dụng trong thiết kế (Auto cad; Sap; Bim;…)

Bàn luận về kết quả nghiên cứu

4.4.1 Nhân tố thành công của công tác tư vấn xây dựng tại Hà Nội

Tốc độ xây dựng tại Hà Nội đang ra tăng nhanh chóng, các dự án nhà ở, hạ tầng kỹ thuật, công nghiệp được triển khai trên khắp các quận, huyện Ứng dụng công nghệ vào thiết kế, thi công, quản lý dự án tạo ra nhiều thuận lợi,đồng thời cũng đặt ra yêu cầu ngày càng cao về chất lượng, tiến độ, môi trường, Vai trò của tư vấn xây dựng ngày càng trở nên quan trọng Thực tế thành công của tư vấn xây dựng sẽ gắn với thành công của dự án Ghi nhận được 40 nhân tố có ảnh hưởng tới thành công của công tác tư vấn xây dựng tại Hà Nội Trong đó 10 nhân tố có ảnh hưởng mạnh mẽ hơn gồm: Năng lực,kinh nghiệm, phương pháp làm việc của cán bộ tư vấn; Cơ cấu tổ chức hoạt động và khả năng điều chỉnh bộ máy quản lý; Ảnh hưởng của cơ quan quản lý nhà nước; Các công cụ hỗ trợ cho công tác tư vấn xây dựng; Đặc điểm, mục tiêu của dự án; Uy tín và kinh nghiệm thực hiện công tác tư vấn xây dựng;Chiến lược phát triển và quy định làm việc của tổ chức; Các yêu cầu về chi phí cho công tác tư vấn xây dựng; Mục tiêu giữa các bên tham gia dự án; Các yêu cầu chất lượng của công tác tư vấn xây dựng Chiếm 50% các nhân tố liên quan trực tiếp tới yếu tố con người và các vấn đề nội tại của tổ chức tư vấn

Từ kết quả nghiên cứu có thể thất các nhân tố ảnh hưởng tới thành công của công tác tư vấn xây dựng tại Hà Nội chủ yếu tập trung vào nhân tố con người, bộ máy tổ chức quản lý Tư vấn là lĩnh vực sử dụng chất xám vì vậy con người được xem là cốt lõi của hoạt động tư vấn xây dựng Kết quả trên cũng cho thấy, thành công của công tác tư vấn xây dựng tại Hà Nội do chính con người quyết định Các nhân tố khác bổ trợ cho người để phát huy hết các khả năng thực hiện công việc Ngày nay, công nghệ xây dựng ngày càng phát triển và áp dụng nhiều trong các công trình xây dựng tại thành phố Hà Nội. Điều đó đòi hỏi cán bộ tư vấn phải có trình độ, không ngừng cập nhật kiến thức mới về công nghệ xây dựng hiện đại mới có thể đưa ra các quyết định đúng đắn trong dự án.

4.4.2 Giải pháp thúc đẩy thành công của công tác tư vấn xây dựng tại thành phố Hà Nội

NCS đã đề xuất 5 nhóm giải pháp thúc đẩy thành công của công tác tư vấn xây dựng tại thành phố Hà Nội Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đã cho thấy con người, tổ chức tư vấn đóng vai trò then chốt quyết định thành công của công tác tư vấn xây dựng Tư vấn xây dựng là hoạt động sử dụng chất xám thực hiện công việc, chi phí đầu vào của hoạt động tư vấn thấp Vì vậy, các đơn vị tư vấn trước kết phải hiểu rằng muốn thành công thì bản thân đơn vị phải chú trọng tới con người Đơn vị tư vấn phải khuyến khích, hỗ trợ cho các cán bộ thuộc đơn vị đào tạo nâng cao trình độ, trau rồi kiến thức, trao đổi kinh nghiệm, tập huấn công nghệ mới Đồng thời đơn vị tư vấn phải chuẩn hóa quy trình thực hiện công việc, xây dựng cơ cấu tổ chức hoạt động, hệ thống công cụ hỗ trợ tạo điều kiện công việc tốt nhất cho cán bộ tư vấn Nhiều đơn vị tư vấn tại Hà Nội có quy mô nhỏ, quy trình công việc thường bị bỏ qua, mỗi dự án xây dựng một quy trình khác nhau Điều này sẽ tạo nên sự rối loạn trong chính đơn vị tư vấn khi cùng lúc triển khai nhiều dự án Tuy vậy, cũng không thể áp dụng quy trình công việc của dự án này một cách máy móc cho dự án khác, cũng cần có sự linh hoạt trong cơ cấu tổ chức hoạt động phù hợp với đặc điểm của từng dự án Đặc điểm của các dự án xây dựng tại thành phố Hà Nội là sự yêu cầu cao về môi trường, an toàn lao động, cũng như sự đồng thuận của cộng đồng dân cư quanh dự án Vì vậy công tác tư vấn xây dựng cũng phải lưu ý tới vấn đề này.

Ngày đăng: 11/04/2024, 11:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w