DANH MỤC CÁC CHỮA VIẾT TẮT 2 A. PHẦN MỞ ĐẦU 3 1. Sự cần thiết nghiên cứu của tiểu luận tổng quan 3 2. Mục tiêu nghiên cứu tiểu luận tổng hợp 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 3.1. Đối tượng nghiên cứu 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu 4 4. Phương pháp nghiên cứu 4 5. Các khái niệm (thuật ngữ) 5 B. NỘI DUNG 7 1. Tổng quan các nghiên cứu về phát triển hạ tầng giao thông đường bộ đô thị theo hướng bền vững. 7 1.1. Các nghiên cứu nước ngoài 7 1.2. Các nghiên cứu trong nước 28 2. Phân tích tổng quan và định hướng nghiên cứu 39 2.1. Nhận xét tổng quan về các vấn đề liên quan tới phát triển hạ tầng giao thông đường bộ đô thị theo hướng bền vững 39 2.2. Xác định khoảng trống và định hướng nghiên cứu cho luận án 42 2.3. Các nhiệm vụ thực hiện tiếp theo của luận án 44 3. Khái quát phương pháp nghiên cứu 45 3.1. Các phương pháp nghiên cứu 45 3.2. Lựa chọn phương pháp nghiên cứu cho đề tài luận án 45 4. Kết luận 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO 52 PHỤ LỤC 58
PHẦN MỞ ĐẦU
Sự cần thiết nghiên cứu của tiểu luận tổng quan
Hiện nay, trên thế giới, phát triển bền vững (PTBV) đang là mục tiêu vô cùng quan trọng Mục tiêu PTBV luôn luôn được tiến hành song song với các mục tiêu phát triển khác Trong Rio de Janero (Brazil), Hội nghị thượng đỉnh trái đất về Môi trường và phát triển (1992) cũng đã thông qua rất nhiều văn kiện quan trọng, trong đó nổi bật nhất là tuyên bố về Môi trường và Phát triển với 27 nguyên tắc chung về PTBV và Chương trình nghị sự 21 toàn cầu (Agenda 21) về PTBV
Việt Nam đã tích cực tham gia vào các chương trình PTBV trên thế giới và đã ký kết nhiều văn kiện quan trọng, đặt nền móng cho PTBV như: Công ước MARPOL về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu biển; Công ước BASEL về kiểm soát vận chuyển qua biên giới các chất thải nguy hại và loại bỏ chúng; Tuyên ngôn quốc tế của Liên hợp quốc về sản xuất sạch hơn
Nền kinh tế đất nước đang dần chuyển mình với nhiều bước tiến, nhiều khu đô thị, thành phố lớn đã ra đời và ngày một phát triển hơn Quá trình đô thị hóa mang lại nhiều hiệu quả tích cực song cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề bất cập về quy hoạch đô thị và quản lý cơ sở hạ tầng (CSHT) giao thông đường bộ đô thị (GTĐBĐT) liên quan đến các khía cạnh về KT - XH - MT Các đô thị đang gặp nhiều khó khăn và chịu ảnh hưởng sâu sắc của bùng nổ đô thị trên mọi phương diện như: Phát triển đô thị mất cân đối, thiếu BV; năng lực quản lý đô thị chưa tốt; an toàn xã hội, tăng trưởng kinh tế không ổn định… PTBV đô thị được coi là giải pháp hữu hiệu để giải quyết những bài toán về quy hoạch và quản lý CSHT GTĐBĐT.
Giao thông đô thị (GTĐT) luôn giữ một vai trò trọng yếu và là huyết mạch của đô thị Mạng lưới đường giao thông liên kết các chức năng đô thị, tạo lập cấu trúc và là hành lang vững chắc trong sự phát triển của đô thị Trong thực tiễn, GTĐT đang đặt ra rất nhiều thách thức đối với PTBV của đô thị Nhất là đối với quốc gia đang phát triển, nơi có quá trình đô thị hóa và tăng trưởng kinh tế nhanh như ở Việt Nam
Mặc dù trong thời gian qua, mạng lưới GTĐBĐT đã có sự cải thiện đáng kể cả về chất và lượng, phù hợp với quy hoạch đô thị, điển hình là các đô thị lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) Đã có rất nhiều tuyến đường được mở mới, nâng cấp, mở rộng; nhiều nút giao thông đã được xây dựng cầu vượt, hầm chui được xây mới rất hiện đại Đã cải thiện đáng kể cho mỹ quan đô thị và nhu cầu đi lại của người dân. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là những giải pháp tạm thời, chưa đáp ứng được nhu cầu PTBV của các đô thị Một số hạn chế trong GTĐT vẫn tồn tại như: Thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc; tai nạn giao thông; môi trường bị ô nhiễm ngày một trầm trọng; hệ thống hạ tầng kỹ thuật xây dựng chồng chéo, đào bới đập đi xây lại nhiều lần; hiện tượng xâm lấn lòng lề đường để kinh doanh đã thành vấn nạn; lấn chiếm đất giao thông trái phép phổ biến; nhiều công trình GTĐT đầu tư với quy rất tốn kém tiền của mới đưa vào khai thác đã bị lạc hậu lỗi thời; chi phí xây dựng công trình giao thông quá đắt đỏ, cao hơn rất nhiều so với mức bình quân của các nước trong khu vực và trên thế giới
Nhận thấy những vấn đề bất cập trên, Nghiên cứu sinh (NCS) lựa chọn nghiên cứu đề tài Phát triển hạ tầng GTĐBĐT theo hướng bền vững” Trước khi tập trung các hoạt động nghiên cứu trọng tâm cho đề tài luận án, NCS thực hiện chuyên đề tổng quan về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về các vấn đề liên quan đến phát triển hạ tầng GTĐBĐT theo hướng bền vững (BV)
Nghiên cứu tổng quan là một phần công việc cơ bản, đóng vai trò quan trọng trong các nghiên cứu Nghiên cứu tổng quan của một đề tài là quá trình kiếm tìm, phân tích các thông tin (khái niệm, học thuyết, lý thuyết, kết quả, lý luận… ) đã được đề cập ở các nghiên cứu đi trước liên quan đến đề tài nghiên cứu Kết quả thu được từ tiểu luận tổng quan sẽ giúp cho vấn đề nghiên cứu được khái quát một cách mạch lạc, giúp nhà nghiên cứu xác định được giới hạn vấn đề nghiên cứu, qua đó xác định được câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu cũng như đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo,đồng thời xác định khoảng trống nghiên cứu mà chúng chưa được tìm hiểu mà đề tài luận án cần giải quyết.
Mục tiêu nghiên cứu tiểu luận tổng hợp
- Tìm hiểu các vấn đề liên quan đến phát triển hạ tầng GTĐBĐT theo hướng BV.
- Tổng hợp, phân tích, đánh giá các nghiên cứu liên quan tới luận án, đúc rút các kết quả đã đạt được trong các đề tài đã thực hiện về phát triển hạ tầng GTĐBĐT theo hướng BV.
- Định hướng nghiên cứu cho đề tài luận án.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Xoay quanh các vấn đề về PTBV và hạ tầng GTĐBĐT theo hướng BV.
- Các nghiên cứu tại Việt Nam liên quan đến PTBV và hạ tầng GTĐBĐT theo hướng BV.
- Các nghiên cứu trên thế giới có liên quan đến PTBV và hạ tầng GTĐBĐT theo hướng BV.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp:
+ Phân tích là phương pháp phân tích lý thuyết thành những khía cạnh, những bộ phận, những mối quan hệ theo lịch sử thời gian để nhận thức, phát hiện và khai thác các khía cạnh khác nhau của lý thuyết, từ đó chọn lọc những thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu
+ Tổng hợp là phương pháp liên kết những mặt, những bộ phận, những mối quan hệ thông tin từ các lý thuyết đã thu thập được thành một chỉnh thể để tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về chủ đề nghiên cứu.
Các tài liệu về phát triển HTGTĐB đô thị theo hướng BV hiện nay chưa có nhiều và hầu hết ở dạng nghiên cứu nhỏ lẻ, NCS sẽ tìm hiểu các tài liệu và tổng hợp theo các chủ điểm nội dung.
- Phương pháp phân loại, hệ thống hóa lý thuyết: là sự sắp xếp các tài liệu khoa học theo từng mặt, từng đơn vị, từng vấn đề có cùng dấu hiệu bản chất, cùng một hướng phát triển thành một hệ thống trên cơ sở một mô hình lý thuyết để hiểu biết về đối tượng đầy đủ hơn
NCS sẽ sử dụng phương pháp này để phân loại các tài liệu về phát triển HTGTĐB đô thị theo hướng BV, lựa chọn các tài liệu liên quan có thể sử dụng cho tổng quan vấn đề nghiên cứu Đồng thời hệ thống hóa cơ sở khoa học cho phát triển HTGTĐB đô thị theo hướng BV.
- Phương pháp chuyên gia (Professional solution): Phương pháp này tập hợp được các học giả, các chuyên gia giỏi, các nhà phân tích chuyên nghiệp, sử dụng được thành quả khoa học và kinh nghiệm thực tiễn để ra một giải pháp tối ưu.
- Phương pháp phân tích, tổng kết kinh nghiệm: Đây là phương pháp dùng lý luận để xem xét lại những thành quả thực tiễn trong quá khứ để rút ra kết luận bổ ích cho thực tiễn và khoa học.
Các nghiên cứu về phát triển hạ tầng GTĐBĐT theo hướng BV chưa nhiều, NCS sẽ tìm hiểu, phân tích, xem xét các kết quả đã đạt được của các nghiên cứu Rút ra các nội dung thiếu vắng trong các nghiên cứu để tập trung trong đề tài luận án.
Các khái niệm (thuật ngữ)
- Đô thị: Là khu vực tập trung dân cư, có mật độ dân số cao, và chủ yếu phát triển lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp; là trung tâm hành chính, kinh tế - xã hội (KT- XH), văn hóa, chính trị hoặc chuyên ngành; có nhiệm vụ tạo động lực cho sự phát triển KT-XH của đất nước hoặc khu vực lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã, thị trấn [35]
- Đô thị hoá là một quá trình KT-XH, thể hiện qua sự tăng trưởng nhanh về số lượng và quy mô của các đặc điểm dân cư đô thị Hay nói cách khác thì đây là quá trình tăng diện tích của đô thị Hoặc số dân thành thị trên các vùng, khu vực hay quốc gia. Cách tính này được gọi là mức độ đô thị hóa Ngoài ra, đô thị hóa còn được tính bằng tỉ lệ gia tăng của hai yếu tố trên theo thời gian hay còn gọi là tốc độ đô thị hóa.
- Đô thị bề vững (tiếng Anh: Sustainable city): Đô thị đạt được sự thống nhất trong một khuôn khổ BV trên tất cả các mặt KT - XH - MT, nhằm đảm bảo nâng cao chất lượng sống của các thế hệ trong hiện tại mà không gây tác động tiêu cực đến nhu cầu trong tương lai.
- Đường bộ: Là một dạng địa hình di chuyển của con người cũng như phương tiện giao thông Đường bộ gồm: đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ.
- Giao thông: Là hệ thống di chuyển, đi lại của mọi người, bao gồm những người tham gia giao thông dưới các hình thức đi bộ, cưỡi động vật hoặc chăn gia súc, xe đạp, xe máy, ô tô hay các phương tiện giao thông khác, một cách đơn lẻ hoặc cùng nhau Giao thông thường có tổ chức và được kiểm soát bởi chính phủ.
- Vận tải: là sự di chuyển hay chuyển động của người, động vật và hàng hóa từ nơi này đến nơi khác, nhằm thực hiện một mục đích nhất định Phương thức vận chuyển bao gồm hàng không, đường sắt, đường bộ, đường thủy, bằng cáp, đường ống và trong vũ trụ Các lĩnh vực có thể được chia thành cơ sở hạ tầng, phương tiện và hoạt động.
Giao thông vận tải cho phép giao thương giữa người với người, vốn là điều cần thiết cho sự phát triển của các nền văn minh.
- Kết cấu HTGTĐB (Road-traffic Infrastructure): là các công trình đường bộ và hệ thống kỹ thuật phụ trợ trên đường bộ Kết cấu HTGTĐB bao gồm: bến - bãi đỗ xe, đường bộ, trạm dừng nghỉ và các công trình phụ trợ khác trên đường bộ phục vụ GTĐT và hành lang an toàn đường bộ.
- Phát triển bền vững (PTBV): là sự phát triển mang tính chất tổng thể, bao trùm tất cả các vấn đề trong một quốc gia như PTBV về kinh tế, PTBV về chính trị, PTBV về môi trường, PTBV về y tế, PTBV về giáo dục đào tạo, PTBV về văn hóa xã hội, về an ninh quốc phòng về chỉ số phát triển con người…
- Phát triển bền vững hệ thống giao thông vận tải (GTVT): Đó là sự phát triển đồng bộ, hài hòa trên tất cả các lĩnh vực của KCHTGT nhằm đảm bảo phát triển trên tất cả các mặt KT - XH - MT đáp ứng yêu cầu PTBV đất nước, đồng thời đảm bảo sự PTBV của chính hệ thống GTVT.
- Kinh tế: là tổng thể các yếu tố sản xuất, các điều kiện sống của con người, các mối quan hệ trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội Nói đến kinh tế suy cho cùng là nói đến vấn đề sở hữu và lợi ích Từ này chỉ "toàn bộ các hoạt động sản xuất, trao đổi, phân phối, lưu thông" của cả một cộng đồng dân cư, một quốc gia.
- Môi trường: là tất cả các yếu tố tự nhiên và nhân tạo quan hệ mặt thiết với nhau, có chức năng phục vụ, can thiệp tới đời sống, quá trình tồn tại và phát triển của cuộc sống của con người.
NỘI DUNG
Tổng quan các nghiên cứu về phát triển hạ tầng giao thông đường bộ đô thị theo hướng bền vững
1.1 Các nghiên cứu nước ngoài
1.1.1 Nghiên cứu về phát triển bền vững
- Trong bản “Chiến lược bảo tồn thế giới” do Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên (IUCN-International Union for Conservation of Nature and Natural Resources) (1980) đã đưa ra mục tiêu của PTBV [82]:"Sự phát triển của nhân loại không chỉ quan tâm đến phát triển kinh tế mà còn phải chú trọng đến sự phát triển của xã hội và bảo vệ sự đa dạng của môi trường sinh thái học” Như vậy, khái niệm PTBV được nhắc đến với nội hàm rất đơn giản, chỉ nhấn mạnh đến tính BV của sự phát triển về mặt môi trường
- Đến năm 1987, Liên hợp quốc (WCED) trong Báo cáo “Tương lai của chúng ta” đã làm rõ những yếu tố ảnh hưởng đến sự PTBV của các nước trên thế giới Cũng trong báo cáo này, định nghĩa PTBV được phát biểu là “phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn thương khả năng cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai” [69] Quan điểm mà WCED đưa ra chủ yếu tập trung vào việc BVMT và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nhằm tối ưu các lợi ích KT-XH trong hiện tại nhưng không hề gây hại cho tiềm năng, lợi ích trong tương lai.
- Peter P Rogers, Kazi F Jalal và John A Boyd với ấn phẩm “Giới thiệu về PTBV” (An Introduction to Sustainable Development) vào năm 2007 đã nêu một số vấn đề về PTBV, đưa ra các chỉ số đo lường và đánh giá tính BV; quan điểm về chính sách quản lý với môi trường; mục tiêu giảm nghèo và các mối liên kết; các tác động từ sự phát triển CSHT; mối liên hệ về kinh tế - sản xuất và thị trường tiêu dùng cũng như vai trò của mỗi người dân [87].
- John Blewitt trong cuốn sách “Tìm hiểu về PTBV” (Understanding Sustainable Development) năm 2008 cũng đã có những phân tích về quan hệ giữa các yếu tố XH –
MT – PTBV với chính sách quản lý của nhà nước; đề xuất các công cụ để phục vụ PTBV, mô tả bức tranh toàn cảnh về một xã hội bền vững Cuốn sách cũng đóng góp một phần quan trọng và việc xây dựng lý thuyết về PTBV [77].
- Simon Dresner trong cuốn “Các nguyên tắc của PTBV” (The Principles ofSustainability) xuất bản năm 2008 đã đề cập các khía cạnh liên quan đến PTBV như lịch sử phát triển; đường lối để đi đến sự PTBV; những thử thách, khó khăn và triển vọng về PTBV [97].
Như vậy, PTBV được nghiên cứu theo cách tiếp cận lịch sử - cụ thể Quan điểm về PTBV được xem xét và xây dựng gắn với từng bối cảnh, điều kiện cụ thể của các quốc gia trong từng thời kỳ nhất định để có thể rút ra những nhận định khoa học trung thực, chính xác và thuyết phục nhất.
1.1.2 Nghiên cứu phát triển đô thị bền vững
- Fiona Woo trong nghiên cứu “Sustainable urban development: it's time cities give back, The guardian” (2013) [108] đã chỉ ra rằng “PTĐTBV là sự phát triển đáp ứng nhu cầu của hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng của các thế hệ tương lai để đáp ứng nhu cầu riêng của họ” Tuy nhiên, thực tế sự phát triển đô thị đang thiên về phát triển về mặt KT - XH chứ chưa chú trọng tới phát triển về môi trường và bảo vệ hệ sinh thái Với sự suy giảm tài nguyên thiên nhiên để nuôi sống các thành phố, quy hoạch đô thị cần phải được tái sinh ngay từ đầu Chúng ta có thể theo dõi cường độ tài nguyên ngày càng tăng của quá trình đô thị hóa trở lại cuộc cách mạng công nghiệp Kể từ đó, không quan tâm đến việc tạo và sử dụng tài nguyên đã góp phần đáng kể vào biến đổi khí hậu và mất carbon đất, khả năng sinh sản tự nhiên của đất nông nghiệp và đa dạng sinh học trên toàn thế giới Do đó, PTBV đô thị cần phải dựa trên 3 trụ cột chính: KT - XH - MT.
- Peter Hall và Ulrich Pfeiffer (2000) với nghiên cứu “Urban Future 21” [86]. Tác giả đã phân tích các yếu tố để có một đô thị bền vững trong tương lai Để đạt được điều đó, cần định hướng rõ ràng, tầm nhìn dài hạn và đặc biệt phải đề cao sự tham gia của chính quyền địa phương và cộng đồng trong việc ra quyết định quản lý.
- Christophe Tweed và Margaret Sutherland (Built cultural heritage and sustainable urban development, 2007) [62] nhóm tác giả đã đề cập tới PTĐTBV dưới góc độ xem xét các nội dung của PTBV đô thị Các tác giả chỉ ra rằng PTĐTBV không chỉ quan tâm đến khía cạnh về kỹ thuật, như phát thải carbon, tiêu thụ năng lượng và quản lý chất thải, hoặc về các vấn đề về kinh tế của tái sinh và tăng trưởng đô thị Ngày càng có nhiều chính phủ nhận ra sự đóng góp xây dựng di sản văn hóa làm cho xã hội hạnh phúc của các nhóm khác nhau sống trong các thành phố và đô thị ngày càng quốc tế
- Graham Haughton trong nghiên cứu “Developing sustainable urban development models” (1997) [71] lại tập trung đánh giá các yếu tố tác động tới mô hìnhPTĐTBV Bốn nhóm nhân tố được đưa ra bao gồm: sự tự chủ của chính quyền địa phương, quy hoạch thành phố, sự phụ thuộc vào môi trường bên ngoài và sự cân bằng các nguồn lực Mỗi nhân tố này đều tác động tới các chính sách xây dựng mô hình đô thị BV
- PMCozens (2002) trong nghiên cứu “Sustainable Urban Development and Crime Prevention Through Environmental Design for the British City Towards an Effective Urban Environmentalism for the 21st Century” lại chủ yếu hướng tới xây dựng đô thị BV về mặt xã hội, phòng chống tội phạm Tác giả lập luận rằng một cộng đồng 'an toàn' và 'BV' phải được đặc trưng bởi hình ảnh quy định, hoặc ít nhất là kiểm soát những mối đe dọa thực tế và tưởng tượng đối với sức khỏe cá nhân hoặc cộng đồng và mối đe dọa của tội phạm và tấn công cá nhân [91]
- AnneShepherd và LeonardOrtolano (1996) “Strategic environmental assessment for sustainable urban developmentnt” tập trung đánh giá các yếu tố về môi trường chiến lược để PTBVĐT, đó là các chương trình, kế hoạch, quy hoạch Đầu tiên các tác giả tìm hiểu cơ hội để môi trường chiến lược thúc đẩy các nguyên tắc BV Sau đó, các tác giả phân tích các nghiên cứu điển hình đã áp dụng môi trường chiến lược cho quy hoạch toàn diện Kết quả cho thấy rằng môi trường chiến lược có thể dệt các nguyên tắc BV hiệu quả vào vải của các kế hoạch đô thị Cuối cùng, bài nghiên cứu nhấn mạnh cả tiềm năng của môi trường chiến lược lẫn những thách thức của nó đối với sự PTĐTBV [57]
- Yosef Rafeq Jabareen trong nghiên cứu “Sustainable Urban Forms” năm 2006 đã xác định các dạng đô thị BV và các khái niệm thiết kế của chúng Ngoài ra, tác giả đề cập đến câu hỏi liệu các hình thức đô thị nhất định có đóng góp nhiều hơn những hình thức khác để PTBV hay không Một phân tích chuyên đề đã được sử dụng đánh giá mối quan hệ giữa PTBV và văn hóa, quy hoạch môi trường Phân tích xác định bảy khái niệm thiết kế liên quan đến các hình thức đô thị BV: nhỏ gọn, vận chuyển BV, mật độ, sử dụng đất hỗn hợp, đa dạng, thiết kế năng lượng mặt trời thụ động và xanh lá cây. Hơn nữa, nó xác định bốn loại hình đô thị BV: sự phát triển văn hóa, ngăn chặn đô thị, thành phố nhỏ gọn và thành phố sinh thái Cuối cùng, bài viết này đề xuất một Ma trận hình thức đô thị BV để giúp các nhà lập kế hoạch đánh giá sự đóng góp của các hình thức đô thị khác nhau để PTBV [113]
- Kenworthy J, 2016, The eco-city: ten key transport and planning dimensions for sustainable city development, Article [81] lại khẳng định rằng phát triển đô thị mới sinh thái hơn và sống tốt hơn là một ưu tiên cấp bách trong việc thúc đẩy tính BV toàn cầu Bài viết này thảo luận mười câu trả lời quan trọng cho vấn đề này và tóm tắt chúng trong một mô hình khái niệm đơn giản đặt mối quan hệ giữa vận tải và hình thức đô thị ở trung tâm phát triển một thành phố sinh thái Điều này bao gồm hình thức đô thị nhỏ gọn, hỗn hợp, mật độ cao, định hướng con người, ưu tiên giao thông công cộng (GTCC) vượt trội và điều kiện cho các phương thức không có động cơ, tăng công suất đường tối thiểu và bảo vệ thành phố khu vực tự nhiên và năng lực sản xuất thực phẩm Những yếu tố này tạo thành khuôn khổ trong đó mọi thứ khác được nhúng và phải hoạt động, và nếu chúng không được giải quyết chỉ những thay đổi biên trong sự bền vững đô thị có thể được thực hiện Trong khuôn khổ này, các công nghệ môi trường cần phải được áp dụng rộng rãi Tăng trưởng kinh tế cần nhấn mạnh sự sáng tạo và đổi mới và tăng cường các tiện nghi về môi trường, xã hội và văn hóa của thành phố Các lĩnh vực công cộng trên toàn thành phố cần phải có chất lượng cao, và các nguyên tắc thiết kế đô thị bền vững cần phải được áp dụng trong tất cả các phát triển đô thị Tất cả các khía cạnh này cần phải hoạt động trong hai quy trình chính liên quan đến tư duy định hướng và cải cách theo định hướng và một khung BV, BV về hướng cộng đồng, dân chủ để ra quyết định.
- David Thorpe trong nghiên cứu “The World's Most Successful Model for Sustainable Urban Development? Smart cities drive” năm 2018 [66] lại nghiên cứu về quận Vauban của Freiburg ở miền nam nước Đức - ví dụ tốt nhất về cuộc sống đô thị
Phân tích tổng quan và định hướng nghiên cứu
2.1 Nhận xét tổng quan về các vấn đề liên quan tới phát triển hạ tầng giao thông đường bộ đô thị theo hướng bền vững
Nhìn chung, ở trong nước và ngoài đã có những công trình nghiên cứu ở những mức độ khác nhau, trên nhiều khía cạnh khác nhau nhưng đều có liên quan đến đề tài nghiên cứu của luận án (Xem thêm bảng tổng hợp các nghiên cứu tại Phụ lục 1 và Phụ lục 2).
Thứ nhất, Các nghiên cứu của các tác giả trong nước cũng như ở nước ngoài liên quan đến PTBV, PTĐTBV và phát triển GTĐB đô thị theo hướng BV đã đưa ra những cơ sở khoa học giúp tác giả đưa ra các định hướng, từ đó đề xuất các giải pháp về phát triển GTVT nói chung và GTĐB đô thị nói riêng theo hướng BV; để nâng cao năng lực xây dựng và phát triển HTGTĐB đô thị hiệu quả, góp phần nâng cao phát triển KT -
XH, BVMT sinh thái và củng cố an ninh quốc phòng
Thứ hai, các nghiên cứu về PTBV đều khẳng định rõ rằng PTBV là nhu cầu vận động tất yếu khách quan của mọi nền kinh tế, mọi quốc gia và mọi lĩnh vực Theo đó, PTBV là phải đảm bảo đáp ứng yêu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại tới lợi ích trong những giai đoạn sau Đồng thời, các nghiên cứu đều chỉ ra rằng PTBV chính là sự phát triển có sự kết hợp hài hòa, thống nhất giữa các mặt sau:
+ PTBV về kinh tế: PTBV về kinh tế là sự phát triển kinh tế một cách an toàn, chất lượng, tạo điều kiện thuận lợi để tiếp xúc với những nguồn tài nguyên Phải luôn luôn đảm bảo cấu trúc tăng trưởng GDP và cơ cấu ngành kinh tế hợp lý Phát triển kinh tế phải đảm bảo việc phát triển ngành, lĩnh vực, vùng có lợi thế so sánh và phải gắn liền với xu thế phát triển tất yếu trên thế giới Đặc biệt, phải tránh cho nền kinh tế bị suy thoái, vỡ nợ, mất khả năng thanh toán trong tương lai.
+ PTBV về xã hội: PTBV về mặt xã hội được đo lường bằng các tiêu chí sau: HDI: PTBV đòi hỏi sự tự do của người dân về các thông tin, kế hoạch phát triển của chính phủ và đảm bảo vệ môi trường sống của họ; Hệ số bình đẳng thu nhập: Thể hiện tính công bằng xã hội, giảm sự chênh lệch giữa người giàu và người nghèo; Các chỉ tiêu về dịch vụ như: Ổn định dân số; Bình đẳng giới; Chăm sóc sức khỏe, tăng tuổi thọ bình quân…; Tỷ lệ thất nghiệp.
Có thể thấy PTBV về xã hội đề cao sự công bằng xã hội và sự phát triển con người Các chỉ tiêu quan trọng này hướng tới một xã hội bền vững, con người được hưởng mọi quyền lợi và sự bình đẳng trong xã hội, xóa bỏ khoảng cách giàu nghèo để mọi cá nhân đều được sống văn minh, giàu có và ổn định.
+ PTBV về môi trường: PTBV về môi trường là bảo đảm sự môi trường trong sạch, giữ gìn tài nguyên đất, nước, không khí, cảnh quan… Để đạt được điều này coi trọng nguồn tài nguyên và chất lượng môi trường, bên cạnh đó, cần thường xuyên tổ chức đánh giá, kiểm định theo những tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế
Thứ ba, các nghiên cứu cũng đã chỉ ra nội hàm của PTĐTBV là dựa trên các trụ cột: KT – XH - Văn hóa - Môi trường sinh thái - CSHT và Quản lý đô thị Nhiều nghiên cứu đánh giá hiện trạng PTĐTBV tại một số đất nước cũng như một số khu vực trong nước, từ đó rút ra những kinh nghiệm quý báu trong PTĐTBV
Thứ tư, các nghiên cứu đã chỉ ra ra rằng: Quá trình phát triển và mở rộng ồ ạt các đô thị gắn liền với hiện tượng gia tăng ONMT và các loại xe cơ giới như ôtô, xe tải, xe máy ngày càng gia tăng Đây là cơ hội đồng thời cũng là thách thức không nhỏ cho sự phát triển của hệ thống GTĐT sao cho đủ mạnh và hiệu quả để ngăn chặn tình trạng trên.
Thứ năm, các nghiên cứu cũng đã chỉ ra trong lĩnh vực phát triển hạ tầng GTĐT theo hướng bền vững cần có những giải pháp cụ thể như: đổi mới, cải cách thể chế chính sách nhà nước cho hiệu quả với thực tiễn và phù hợp với quá trình hội nhập quốc tế; tuyên truyền nâng cao ý thức về tham gia giao thông của người dân; nâng cao năng lực quản lý và tăng cường đầu tư vào vận tải công cộng cho các thành phố lớn; tiếp tục đổi mới và áp dụng tiến bộ khoa học vào quản lý, đầu tư xây dựng và vận hành giao thông; cải thiện chất lượng công tác quy hoạch và khai thác hợp lý tài nguyên để sử dụng phù hợp cho xây dựng và phát triển giao thông; nâng cao năng lực khai thác nguồn nhân lực; nâng cao năng lực khai thác nguồn lực tài chính để đẩy nhanh tốc độ xây dựng và hiện đại hóa hệ thống GTĐT, cụ thể như: tranh thủ vốn đầu tư và viện trợ nước ngoài, sử dụng nhiều nguồn lực trong nước, xã hội hóa nguồn vốn kết hợp công tư trong lĩnh vực đầu tư như các hình thức PPP…
Thứ sáu, các nghiên cứu cũng đã chỉ rõ thực trạng về GTĐT tại các đô thị lớn đang có nhiều bất cập trong công tác quản lý: quản lý về tài nguyên thiên nhiên; quy hoạch; xây dựng; khai thác công trình HTGT còn rất nhiều yếu kém, gây thất thoát lãng phí rất lớn nguồn lực của nhà nước và nhân dân; HTGT còn yếu kém, gây ùn tắc giao thông kéo dài nhiều năm ngày một tăng, môi trường bị ô nhiễm trầm trọng do khí thải của phương tiện giao thông gây ra; năng lực vận tải công cộng còn thấp
Thứ bảy, các nghiên cứu và các tác giả trong và ngoài nước không đi sâu nghiên cứu trực tiếp đến các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của HTGTĐB đô thị theo hướng bền vững Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng đã chỉ ra những nhân tố liên quan đến HTGTĐB đô thị, mỗi nghiên cứu đề cập đến một hoặc nhiều nhân tố, đó là về:
+ Thể chế chính sách nhà nước: [75], [65], [69] ;
+ Quỹ đất dành cho giao thông: [75], [92], [67] ;
Như vậy , các vấn đề về PTBV nói chung và PTBV trong lĩnh vực GTĐT nói riêng đã được nhiều tác giả nghiên cứu Kết quả của các nghiên cứu này sẽ giúp NCS thực hiện được các vấn đề sau: làm rõ khái niệm và hiểu được nội dung của phát triển HTGTĐB theo hướng BV; đồng thời cho NCS thấy các khoảng trống mà các nghiên cứu trước còn để hở, để từ đó đưa ra các vấn đề cần quan tâm nghiên cứu trong phát triển HTGTĐB nhằm đạt mục tiêu PTBV.
2.2 Xác định khoảng trống và định hướng nghiên cứu cho luận án
Qua tìm hiểu các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, NCS nhận thấy:
Thứ nhất, các tác giả trong nước cũng như ở thế giới đã nghiên cứu nhiều khía cạnh liên quan đến hoạt động GTVT nói chung và GTĐB nói riêng Các luận án tiến sĩ, đề tài nghiên cứu khoa học, các bài báo khoa học đăng trên các tạp chí uy tín, sách, giáo trình, đã dành sự quan tâm không nhỏ cho vấn đề này bởi vì nhiều hệ lụy do giao thông gây nên cho con người như mất an toàn, ùn tắc, úng ngập, ONMT, tiếng ồn, chi phí bảo trì và chi phí vận tải cao, trong một số thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM mà chưa có giải pháp hữu hiệu, còn nhiều vấn đề chưa được nghiên cứu hoặc nghiên cứu chưa đầy đủ, sâu sắc.
Thứ hai, các nghiên cứu mới chỉ đi sâu tìm hiểu một số nội dung của giao thông vận tải (GTVT), chưa có nghiên cứu nào đi sâu đầy đủ các nội dung của GTĐB đô thị. Cũng như chưa có nghiên cứu về phát triển GTĐB đô thi Việt Nam trong mối tương quan tổng thể chung bởi các nhân tố tác động.
Khái quát phương pháp nghiên cứu
3.1 Các phương pháp nghiên cứu Để thực hiện nghiên cứu về phát triển HTGTĐB theo hướng BV, các nghiên cứu sử dụng đa dạng các phương pháp nghiên cứu để đảm bảo định tính và định lượng khoa học Về phương pháp nghiên cứu chung, có thể kể đến phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, kết hợp nghiên cứu định tính với định lượng… Về phương pháp cụ thể, một số kỹ thuật phân tích thống kê thường dùng để phân tích dữ liệu như thống kê mô tả, phân tích tương quan, phân tích độ tin cậy, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định (CFA), phân tích hồi quy tuyến tính đa biến, phân tích phương sai (ANOVA), phân tích mô hình phương trình cấu trúc (SEM),….
Các nghiên cứu thường dùng các phần mềm chuyên dụng để phân tích dữ liệu như SPSS, SAS, STATA, EViews, AMOS, R,… Trong đó ở Việt Nam, phần mềm SPSS được áp dụng nhiều và trở nên thông dụng nhất
3.2 Lựa chọn phương pháp nghiên cứu cho đề tài luận án
Khung nghiên cứu của luận án được thực hiện như hình trên Các bước nghiên cứu như sau:
- Bước 1: Thu thập tài liệu về hạ tầng GTĐBĐT, các vấn đề về phát triển bền vững, các quy định liên quan, các chương trình chính sách về phát triển GTĐBĐT, các nghiên cứu có liên quan tới đề tài luận án,… Việc thu thập được tiến hành từ nhiều nguồn như thư việc quốc gia, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Xây dựng, các sở Xây dựng, các tạp chí chuyên ngành,… Sau quá trình thu thập, các tài liệu sẽ được phân loại và tổng hợp theo chủ đề.
- Bước 2: Từ nguồn tài liệu đã thu thập, NCS sẽ nghiên cứu tổng quan về hạ tầng GTĐBĐT theo hướng bền vững, tập trung vào 2 nội dung:
+ Nhận định, đánh giá các vấn đề thực trạng hạ tầng GTĐBĐT Qua các nhận định, đánh giá này NCS sẽ có cái nhìn khái quát về hạ tầng GTĐBĐT.
+ Xác định khoảng trống nghiên cứu chưa được thực hiện trong các nghiên cứu có liên quan tới đề tài luận án.
Hình 3.1: Khung nghiên cứu của luận án
- Bước 3: Nghiên cứu các vấn đề lý luận về phát triển hạ tầng GTĐBĐT theo hướng bền vững nhằm hiểu đúng bản chất vấn đề nghiên cứu Các lý thuyết, cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn sẽ được khái quát, bổ sung và hoàn thiện Bước 3 và Bước 2 sẽ được NCS tiến hành song song để rút ngắn thời gian nghiên cứu, đồng thời hiểu rõ về nghiên cứu.
- Bước 4: Xác định vấn đề nghiên cứu đảm bảo là các vấn đề trong khoảng trống nghiên cứu chưa được thực hiện tại các nghiên cứu đã thực hiện Trên cơ sở đó lên kế
Phân tích, đánh giá các vấn đề thực trạng hạ tầng GTĐBĐT
Phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới hạ tầng
Thu thập số liệu thứ cấp về giao thông đường bộ đô thị, phát triển bền vững, các quy định, các tài liệu liên quan khác.
Nghiên cứu các vấn đề lý luận
Xác định vấn đề nghiên cứu
Thu thập số liệu sơ cấp về hạ tầng GTĐBĐT theo hướng bền vững
Phân tích xử lý số liệu
Phân tích, đánh giá thực trạng hạ tầng GTĐBĐT theo hướng bền vững Điều tra khảo sát
Mô hình hồi quy nhị phân
Xây dựng giải pháp phát triển GTĐBĐT theo hướng bền vững
Xác định khoảng trống nghiên cứu
Các vấn đề về thực trạng hạ tầng
GTĐBĐT hoạch thực hiện cho các bước tiếp theo: lựa chọn phương án điều tra khảo sát và phương pháp phân tích số liệu,…
- Bước 5: Thu thập số liệu sơ cấp về hạ tầng GTĐBĐT theo hướng bền vững thông qua cuộc điều tra khảo sát đại trà Chi tiết điều tra khảo sát tại Mục 3.2.2 Mẫu phiếu điều tra khảo sát tại Phục lục 2.
- Bước 6: Phân tích, xử lý số liệu điều tra khảo sát sử dụng mô hình hồi quy đa biến Chi tiết mô hình hồi quy đa biến tại Mục 3.2.3
- Bước 7: Phân tích, đánh giá thực trạng hạ tầng GTĐBĐT theo hướng bền vững. + Phân tích, đánh giá làm rõ các vấn đề thực trạng hạ tầng GTĐBĐT
+ Phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới hạ tầng GTĐBĐT
- Bước 8: Xây dựng giải pháp phát triển GTĐBĐT theo hướng bền vững
3.2.2 Điều tra khảo sát thu thập số liệu
* Mục đích điều tra khảo sát
- Thu thập số liệu sơ cấp về thực trạng hạ tầng GTĐBĐT theo hướng bền vững.
- Thu thập số liệu về các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của ạ tầng GTĐBĐT theo hướng bền vững.
* Quy mô thu thập số liệu
Việc xem xét hạ tầng GTĐBĐT trên cả Việt Nam là một viện làm khó khăn đòi hỏi nhiều thời gian và công sức Vì vậy NCS sử dụng phương pháp điều tra khảo sát chọn điểm đại diện NCS sẽ chọn điểm theo vùng miền, ưu tiên các thành phố lớn nơi có hạ tầng GTĐBĐT đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ, mật độ giao thông cao, ẩn chứa nhiều vấn đề thực trạng và đảm bảo một số điểu kiện:
- Những người tham gia khảo sát tại địa phương sẵn sàng tham gia cung cấp thông tin cho NCS.
- Thuận lợi trong quá trình di chuyển điều tra khảo sát.
* Phương pháp điều tra khảo sát
Hình thức điều tra khảo sát trực tiếp hoặc qua mẫu phiếu online được tiến hành song song NCS sẽ lên danh sách các đối tượng điều tra, phân nhóm theo vị trí địa lý và tiếp tục chia theo hình thức điều tra (trực tiếp hoặc online) Từ đó xây dựng tiến độ điều tra cụ thể
- Với những đối tượng thực hiện điều tra online NCS sẽ liên hệ, giải thích ý tưởng điều tra và gửi mẫu phiếu online được tạo qua google.doc
- Với những đối tượng điều tra trực tiếp ngoài việc cung cấp thông tin theo mẫu phiếu in sẵn, NCS sẽ tìm hiểu sâu hơn về các vấn đề thực trạng hạ tầng GTĐBĐT, các nhân tố ảnh hưởng, các giải pháp,
* Đối tượng điều tra khảo sát
- Cán bộ làm việc tại cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành quản lý hạ tầng GTĐBĐT.
- Cán bộ làm việc tại các doanh nghiệp, đơn vị tư vấn tham gia xây dựng hạ tầng GTĐBĐT
- Người sử dụng hạ tầng GTĐBĐT.
* Xác định kích thước mẫu
Có nhiều cách thức xác định kích thước mẫu điều tra NCS sử dụng số lượng mẫu được tính theo công thức toán học:
Trong đó: s là độ lệch chuẩn của mẫu; z là giá trị đại diện cho độ tin cậy yêu cầu, với độ tin cậy 95% thì giá trị tương ứng của z là 1.96;
(à-¯x) là một nửa bề rộng của độ tin cậy yờu cầu.
3.2.3 Mô hình hồi quy nhị phân
* Giới thiệu về mô hình hồi quy nhị phân (Binary Logistic)
Mô hình hồi quy nhị phân tên tiếng anh là Binary Logistic sử dụng để phân tích xác suất của một sự kiện sẽ xảy ra Y là biến phụ thuộc (biến số nhị phân) nhận giá trị 1 và 0 Biến độc lập là các biến rời rạc hoặc liên tục tùy thuộc vào từng nghiên cứu Các biến độc lập có thể là đơn biến hoặc đa biến
Trong đề tài luận án Y là sự pháp triển hạ tầng GTĐBĐT theo hướng bền vững,
X là các nhân tố ảnh hưởng X là các biến độc lập và rời rạc
* Phương trình hồi quy Binary Logistic:
Pi : Xác suất xảy ra sự kiện
B0 , B1, …Bk : Hệ số hồi quy
Từ phương trình hồi quy, ta có phương trình mô hình hàm dự báo như sau:
Trong đó Pi = E(Y = 1/X) = P(Y=1) gọi là xác suất để sự kiện xảy ra (Y=1) khi biến độc lập X có giá trị cụ thể Xi
Kết quả phân tích hồi quy nhị phân sẽ cho ra kết quả là mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng lên sự phát triển của hạ tầng GTĐBĐT theo hướng bền vứng. Dựa vào mức độ ảnh hưởng của các nhân tố NCS sẽ đánh giá, xếp hạng được các nhân tố này.
Các nhân tố xem xét gồm: Tài nguyên thiên nhiên; Thể chế chính sách nhà nước; Nguồn nhân lực; Nguồn lực tài chính; Tăng trưởng kinh tế; Quy mô dân số; Khoa học công nghệ; Quy hoạch đô thị; Quỹ đất dành cho giao thông.
Mô hình hồi quy nhị phân sẽ được thực hiện trên phần mền SPSS phiên bản 22.
Kết luận
Trong những thời gian qua, CSHT GTVT nói chung và đặc biệt là CSHT GTĐB của Việt Nam đã có những tiến bộ tích cực, đóng góp lớn vào công cuộc phát triển KT – XH, khẳng định được vai trò của GTĐB là huyết mạch trong sự phát triển KT - XH đất nước Tuy nhiên, trong sự phát triển vượt bậc đó, vẫn còn những tồn tại, những bất cập, nhất là vấn đề phát triển GTĐB theo hướng BV trên cả nước nói chung, và ở các đô thị nói riêng như quản lý chồng chéo, thiếu đồng bộ, mất an toàn, hiệu quả khai thác thấp,…gây nhiều bất cập cho hoạt động vận tải, tác động tiêu cực đến nền kinh tế đô thị.
Tốc độ ĐTH nhanh ở Việt Nam, khiến cho diện tích đất nông nghiệp đang dần dần bị thu hẹp để nhường chỗ cho các khu đô thị, cao ốc, khu công nghiệp; làm gia tăng dân số cơ học đột biến, phương tiện cá nhân và nhu cầu về sự di chuyển của người dân đang ngày một tăng, nhất là ở các thành phố lớn như Hà Nội và TPHCM; gây áp lực mạnh mẽ lên hệ thống HTKT và đặt biệt là hệ thống GTĐB đô thị, gây nên hàng loạt những bất cập và hệ lụy cho xã hội, ùn tắc giao thông xẩy ra thường xuyên từ năm này sang năm khác; môi trường không khí và tiếng ồn, hạt bụi bị ô nhiễm ngày một trầm trọng
Tiểu luận tổng quan đã hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu gồm:
- Tìm hiểu các vấn đề liên quan đến PTBV và phát triển HTGTĐB đô thị theo hướng BV nói riêng.
- Tổng hợp, phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu liên quan tới đề tài luận án, đúc rút các kết quả đã đạt được trong các đề tài đã thực hiện về phát triển HTGTĐB đô thị theo hướng BV.
- Định hướng các nội dung nghiên cứu cho đề tài luận án.
Bước tiếp theo NCS sẽ tìm hiểu, bổ sung cơ sở khoa học về phát triển HTGTĐB đô thị theo hướng BV Kết quả thu được làm cơ sở để NCS hiểu đúng, hiểu đủ về phát triển HTGTĐB đô thị theo hướng BV và hoàn thiện phương pháp nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm phù hợp với đề tài, từ đó đưa ra các giải pháp phát triển HTGTĐB đô thị theo hướng BV ở Việt Nam.