1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ĐÔ THỊ THEO HƯỚNG BỀN VỮNG

195 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Pháp Nâng Cao Năng Suất Lao Động Trong Giai Đoạn Thi Công Xây Dựng Công Trình Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng
Tác giả Nguyễn Đức Lợi
Người hướng dẫn PGS.TS Đinh Tuấn Hải, TS Tạ Văn Phấn
Trường học Trường Đại Học Thủy Lợi
Chuyên ngành Quản lý xây dựng
Thể loại luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2020
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 195
Dung lượng 2,27 MB
File đính kèm GIẢI PHÁP NÂNG CAO NSLĐ.rar (525 KB)

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài (13)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (15)
  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (15)
    • 3.1 Đối tượng nghiên cứu 3 (15)
    • 3.2 Phạm vi nghiên cứu 3 4. Nội dung nghiên cứu (15)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (16)
  • 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài (17)
    • 6.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài 5 (17)
    • 6.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 5 7. Bố cục của luận án (17)
  • CHƯƠNG 1.....TỔNG QUAN VỀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TRONG XÂY DỰNG 7 (18)
    • 1.1 Giới thiệu chung về năng suất và năng suất lao động (19)
      • 1.1.1 Khái niệm năng suất và năng suất lao động 7 (19)
      • 1.1.2 Nguồn gốc của năng suất và năng suất lao động 10 (22)
      • 1.1.3 Tầm quan trọng của năng suất lao động 12 (24)
      • 1.1.4 Những ghi nhận về năng suất lao động trong nền kinh tế quốc dân 13 (25)
      • 1.1.5 Năng suất lao động trong xây dựng tại Việt Nam 16 (28)
    • 1.2 Các nghiên cứu về năng suất lao động trong xây dựng (34)
      • 1.2.1 Các nghiên cứu trên thế giới 22 (34)
      • 1.2.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam 23 (35)
      • 1.2.3 Nhận xét tổng quan các nghiên cứu về năng suất lao động 23 (35)
    • 1.3 Phân tích tổng quan và định hướng nghiên cứu (38)
    • 2.1 Cơ sở khoa học về năng suất lao động và năng suất lao động trong thi công xây dựng công trình (40)
      • 2.1.1 Phân loại năng suất lao động 28 (40)
      • 2.1.2 Các chỉ tiêu tính toán năng suất lao động 29 (41)
      • 2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động 33 (45)
      • 2.1.4 Đo lường và đánh giá năng suất lao động 41 (53)
    • 2.2 Cơ sở pháp lý về năng suất lao động (60)
      • 2.2.1 Các quy định luật pháp về năng suất lao động 48 (60)
      • 2.2.2 Tiêu chuẩn và quy chuẩn về năng suất lao động 48 (60)
      • 2.2.3 Các quy định của thành phố Hải Phòng về năng suất lao động 49 (61)
    • 2.3 Cơ sở thực tiễn về năng suất lao động trong xây dựng (61)
      • 2.3.1 Thực tiễn về năng suất lao động trong xây dựng tại các nước phát triển 49 (61)
      • 2.3.2 Thực tiễn về năng suất lao động trong xây dựng tại các nước giống Việt (64)
  • Nam 52 (0)
    • 2.3.3 Thực tiễn về năng suất lao động trong xây dựng tại Việt Nam 54 (66)
    • 2.4 Phương pháp nghiên cứu (68)
    • 2.5 Kết luận chương 2 (68)
  • CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TRONG THI CÔNG XÂY DỰNG TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG (70)
    • 3.1 Thống kê chung về năng suất lao động trên Thế giới và Việt Nam (70)
      • 3.1.1 Thống kê năng suất lao động trên thế giới 58 (70)
      • 3.1.2 Thống kê năng suất lao động tại Việt Nam 60 (72)
      • 3.1.3 Thống kê năng suất lao động tại thành phố Hải Phòng 61 (73)
    • 3.2 Đo lường năng suất lao động trong thi công xây dựng tại Hải Phòng (75)
      • 3.2.1 Đặc điểm các công trường xây dựng tại Hải Phòng 63 (75)
      • 3.2.2 Phương pháp đo lường năng suất lao động 65 (77)
      • 3.2.3 Thực nghiệm đo lường thực tế71 (83)
      • 3.2.4 Phân tích và tổng kết các kết quả đo lường năng suất lao động 72 (85)
    • 3.3 Xác định các nhân tố ảnh hưởng tới năng suất lao động trong thi công xây dựng tại Hải Phòng.........................................................................................77 .1 Đối tượng điều tra khảo sát 77 (89)
      • 3.4.1 Đánh giá chung về thực trạng năng suất lao động 100 (112)
      • 3.4.2 Những mặt tích cực trong thực trạng năng suất lao động 106 (118)
      • 3.4.3 Những mặt hạn chế trong thực trạng năng suất lao động 108 (120)
    • 3.5 Phân tích các nguyên nhân của thực trạng năng suất lao động (126)
      • 3.5.1 Nguyên nhân xuất phát từ người lao động 114 (126)
      • 3.5.2 Nguyên nhân xuất phát từ các doanh nghiệp xây dựng 116 (128)
      • 3.5.3 Nguyên nhân từ phía cơ quan quản lý nhà nước 117 (129)
      • 3.5.4 Nguyên nhân từ môi trường bên ngoài 117 (129)
      • 3.5.5 Các nguyên nhân khác 119 (131)
    • 3.6 Kết luận chương 3 (132)
  • CHƯƠNG 4 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TRONG THI CÔNG XÂY DỰNG TẠI HẢI PHÒNG (133)
    • 4.1. Quan điểm đề xuất (133)
      • 4.1.1. Nâng cao năng suất lao động đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật 121 4.1.2. Nâng cao năng suất lao động là trách nhiệm của tất cả các bên trong dự án 121 4.1.3. Kết hợp các giải pháp tăng năng suất lao động 122 4.1.4. Kế hoạch chi phí cho mục tiêu cải thiện năng suất lao động 122 (133)
    • 4.2 Nhóm giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách về NSLĐ ngành xây dựng 123 (135)
      • 4.2.1 Tạo lập môi trường thể chế thúc đẩy tăng NSLĐ ngành xây dựng 123 (135)
      • 4.2.2 Xây dựng quy định riêng về NSLĐ 124 (0)
    • 4.3 Nhóm giải pháp hỗ trợ từ cơ quan quản lý nhà nước (138)
    • 4.4 Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lao động (140)
      • 4.4.1 Đào tạo, tập huấn nâng cao chất lượng nguồn lao động 127 (140)
      • 4.4.2 Cải thiện điều kiện làm việc, điều kiện sống của người lao động 129 (142)
      • 4.4.3 Xây dựng chế độ chính sách hỗ trợ người lao động 130 (143)
    • 4.5 Nhóm giải pháp với doanh nghiệp xây dựng...........................................132 .1 Nâng cao trình độ và khả năng tổ chức quản lý lao động của doanh nghiệp 132 (145)
    • 4.6 Các giải pháp khác (150)
      • 4.6.1 Tạo môi trường cạnh tranh trong xây dựng tại thành phố Hải Phòng 137 (150)
      • 4.6.2 Phát huy sức mạnh của các hiệp hội nghề nghiệp 138 (151)
    • 4.7 Kết luận chương 4 (152)
  • CHƯƠNG 5. ÁP DỤNG CÁC GIẢI PHÁP VÀO THỰC TẾ THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TẠI HẢI PHÒNG (153)
    • 5.1. Định hướng áp dụng các giải pháp vào thực tế thi công xây dựng công trình tại Hải Phòng (153)
      • 5.1.1. Mục tiêu140 5.1.2. Yêu cầu trong áp dụng140 5.1.3. Công tác chuẩn bị áp dụng 141 5.2. Nội dung giải pháp áp dụng vào thực tế thi công xây dựng công trình tại Hải Phòng (153)
      • 5.2.1. Giải pháp 1: Thay đổi cơ chế chính sách liên quan tới NSLĐ 1. Giới thiệu chung 140 5.2.2.2. Thực tế áp dụng giải pháp 140 5.2.3.3. Đánh giá tính khả thi của giải pháp dụng 140 5.2.2. Giải pháp 2: Anh Hải sẽ hướng dẫn cách làm sau khi xong giải pháp 1 5.2.3. Giải pháp 3: Lợi sẽ viết 5.3. Một số đề xuất trong việc áp dụng các giải pháp đề xuất (155)
    • I. Những kết quả đạt được của luận án (158)
    • II. Một số kiến nghị (159)
    • III. Những hạn chế và hướng phát triển nghiên cứu tiếp theo (160)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (162)
  • PHỤ LỤC (170)

Nội dung

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH vii DANH MỤC BẢNG BIỂU viii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT x PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 3.1 Đối tượng nghiên cứu 3 3.2 Phạm vi nghiên cứu 3 4. Nội dung nghiên cứu 3 5. Phương pháp nghiên cứu 4 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 5 6.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài 5 6.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 5 7. Bố cục của luận án 5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TRONG XÂY DỰNG 7 1.1 Giới thiệu chung về năng suất và năng suất lao động 7 1.1.1 Khái niệm năng suất và năng suất lao động 7 1.1.2 Nguồn gốc của năng suất và năng suất lao động 10 1.1.3 Tầm quan trọng của năng suất lao động 12 1.1.4 Những ghi nhận về năng suất lao động trong nền kinh tế quốc dân 13 1.1.5 Năng suất lao động trong xây dựng tại Việt Nam 16 1.2 Các nghiên cứu về năng suất lao động trong xây dựng 22 1.2.1 Các nghiên cứu trên thế giới 22 1.2.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam 23 1.2.3 Nhận xét tổng quan các nghiên cứu về năng suất lao động 23 1.3 Phân tích tổng quan và định hướng nghiên cứu 26 1.3.1 Xác định khoảng trống nghiên cứu 26 1.3.2 Định hướng nghiên cứu cho luận án 26 1.3.3 Các nhiệm vụ thực hiện của luận án 26 1.4 Kết luận chương 1 27 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TRONG XÂY DỰNG 28 2.1 Cơ sở khoa học về năng suất lao động và năng suất lao động trong thi công xây dựng công trình 28 2.1.1 Phân loại năng suất lao động 28 2.1.2 Các chỉ tiêu tính toán năng suất lao động 29 2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động 33 2.1.4 Đo lường và đánh giá năng suất lao động 41 2.2 Cơ sở pháp lý về năng suất lao động 48 2.2.1 Các quy định luật pháp về năng suất lao động 48 2.2.2 Tiêu chuẩn và quy chuẩn về năng suất lao động 48 2.2.3 Các quy định của thành phố Hải Phòng về năng suất lao động 49 2.3 Cơ sở thực tiễn về năng suất lao động trong xây dựng 49 2.3.1 Thực tiễn về năng suất lao động trong xây dựng tại các nước phát triển 49 2.3.2 Thực tiễn về năng suất lao động trong xây dựng tại các nước giống Việt Nam 52 2.3.3 Thực tiễn về năng suất lao động trong xây dựng tại Việt Nam 54 2.4 Phương pháp nghiên cứu 56 2.5 Kết luận chương 2 56 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TRONG THI CÔNG XÂY DỰNG TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 58 3.1 Thống kê chung về năng suất lao động trên Thế giới và Việt Nam 58 3.1.1 Thống kê năng suất lao động trên thế giới 58 3.1.2 Thống kê năng suất lao động tại Việt Nam 60 3.1.3 Thống kê năng suất lao động tại thành phố Hải Phòng 61 3.2 Đo lường năng suất lao động trong thi công xây dựng tại Hải Phòng 63 3.2.1 Đặc điểm các công trường xây dựng tại Hải Phòng 63 3.2.2 Phương pháp đo lường năng suất lao động 65 3.2.3 Thực nghiệm đo lường thực tế 71 3.2.4 Phân tích và tổng kết các kết quả đo lường năng suất lao động 72 3.3 Xác định các nhân tố ảnh hưởng tới năng suất lao động trong thi công xây dựng tại Hải Phòng 77 3.3.1 Đối tượng điều tra khảo sát 77 3.3.2 Phương pháp điều tra khảo sát 79 3.3.3 Thực nghiệm khảo sát thực tế 80 3.3.4 Phân tích và tổng kết các kết quả điều tra khảo sát 81 3.4 Đánh giá thực trạng năng suất lao động trong thi công xây dựng nhà cao tầng ở Hải Phòng 100 3.4.1 Đánh giá chung về thực trạng năng suất lao động 100 3.4.2 Những mặt tích cực trong thực trạng năng suất lao động 106 3.4.3 Những mặt hạn chế trong thực trạng năng suất lao động 108 3.5 Phân tích các nguyên nhân của thực trạng năng suất lao động 114 3.5.1 Nguyên nhân xuất phát từ người lao động 114 3.5.2 Nguyên nhân xuất phát từ các doanh nghiệp xây dựng 116 3.5.3 Nguyên nhân từ phía cơ quan quản lý nhà nước 117 3.5.4 Nguyên nhân từ môi trường bên ngoài 117 3.5.5 Các nguyên nhân khác 119 3.6 Kết luận chương 3 120 CHƯƠNG 4 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TRONG THI CÔNG XÂY DỰNG TẠI HẢI PHÒNG 121 4.1. Quan điểm đề xuất 121 4.1.1. Nâng cao năng suất lao động đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật 121 4.1.2. Nâng cao năng suất lao động là trách nhiệm của tất cả các bên trong dự án 121 4.1.3. Kết hợp các giải pháp tăng năng suất lao động 122 4.1.4. Kế hoạch chi phí cho mục tiêu cải thiện năng suất lao động 122 4.2 Nhóm giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách về NSLĐ ngành xây dựng 123 4.2.1 Tạo lập môi trường thể chế thúc đẩy tăng NSLĐ ngành xây dựng 123 4.2.2 Xây dựng quy định riêng về NSLĐ 124 4.3 Nhóm giải pháp hỗ trợ từ cơ quan quản lý nhà nước 125 4.4 Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lao động 127 4.4.1 Đào tạo, tập huấn nâng cao chất lượng nguồn lao động 127 4.4.2 Cải thiện điều kiện làm việc, điều kiện sống của người lao động 129 4.4.3 Xây dựng chế độ chính sách hỗ trợ người lao động 130 4.5 Nhóm giải pháp với doanh nghiệp xây dựng 132 4.5.1 Nâng cao trình độ và khả năng tổ chức quản lý lao động của doanh nghiệp 132 4.5.2 Đầu tư, áp dụng công nghệ xây dựng mới 134 4.6 Các giải pháp khác 137 4.6.1 Tạo môi trường cạnh tranh trong xây dựng tại thành phố Hải Phòng 137 4.6.2 Phát huy sức mạnh của các hiệp hội nghề nghiệp 138 4.7 Kết luận chương 4 138 CHƯƠNG 5. ÁP DỤNG CÁC GIẢI PHÁP VÀO THỰC TẾ THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TẠI HẢI PHÒNG 140 5.1. Định hướng áp dụng các giải pháp vào thực tế thi công xây dựng công trình tại Hải Phòng 140 5.1.1. Mục tiêu 140 5.1.2. Yêu cầu trong áp dụng 140 5.1.3. Công tác chuẩn bị áp dụng 141 5.2. Nội dung giải pháp áp dụng vào thực tế thi công xây dựng công trình tại Hải Phòng 141 5.2.1. Giải pháp 1: Thay đổi cơ chế chính sách liên quan tới NSLĐ 5.2.1.1. Giới thiệu chung 140 5.2.2.2. Thực tế áp dụng giải pháp 140 5.2.3.3. Đánh giá tính khả thi của giải pháp dụng 140 5.2.2. Giải pháp 2: Anh Hải sẽ hướng dẫn cách làm sau khi xong giải pháp 1 5.2.3. Giải pháp 3: Lợi sẽ viết 5.3. Một số đề xuất trong việc áp dụng các giải pháp đề xuất 148 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 150 I. Những kết quả đạt được của luận án 150 II. Một số kiến nghị 151 III. Những hạn chế và hướng phát triển nghiên cứu tiếp theo 152 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 154 TÀI LIỆU THAM KHẢO 155 PHỤ LỤC 1 DANH MỤC CÁC CHỮA VIẾT TẮT 2 A. PHẦN MỞ ĐẦU 3 1. Sự cần thiết nghiên cứu của tiểu luận tổng quan 3 2. Mục tiêu nghiên cứu tiểu luận tổng hợp 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 3.1. Đối tượng nghiên cứu 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu 4 4. Phương pháp nghiên cứu 4 5. Các khái niệm (thuật ngữ) 5 B. NỘI DUNG 7 1. Tổng quan các nghiên cứu về phát triển hạ tầng giao thông đường bộ đô thị theo hướng bền vững. 7 1.1. Các nghiên cứu nước ngoài 7 1.2. Các nghiên cứu trong nước 28 2. Phân tích tổng quan và định hướng nghiên cứu 39 2.1. Nhận xét tổng quan về các vấn đề liên quan tới phát triển hạ tầng giao thông đường bộ đô thị theo hướng bền vững 39 2.2. Xác định khoảng trống và định hướng nghiên cứu cho luận án 42 2.3. Các nhiệm vụ thực hiện tiếp theo của luận án 44 3. Khái quát phương pháp nghiên cứu 45 3.1. Các phương pháp nghiên cứu 45 3.2. Lựa chọn phương pháp nghiên cứu cho đề tài luận án 45 4. Kết luận 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO 52 PHỤ LỤC 58

Tính cấp thiết của đề tài

Phát triển được hiểu như một quá trình nhiều mặt liên quan đến việc tái tổ chức và tái định hướng toàn bộ hệ thống kinh tế và xã hội (Todaro, M.,

1998) Một nền kinh tế phát triển được thể hiện bằng nhiều chỉ số khác nhau như: tăng trưởng GDP, chỉ số phát triển con người (HDI), thu nhập bình quân đầu người,… Trong đó, năng suất lao động (NSLĐ) được coi là một chỉ số chắc chắn để đánh giá trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia. Việc tăng NSLĐ có ý nghĩa quan trọng đối với mọi quốc gia, nhằm củng cố vị trí của quốc gia đó trên trường quốc tế Đối với doanh nghiệp, tăng NSLĐ làm cho giá thành sản xuất sản phẩm giảm, sẽ tạo ra lợi nhuận lớn hơn và mở ra thêm cơ hội đầu tư cho doanh nghiệp.

Trong thời gian gần đây, vấn đề NSLĐ được đặt ra như một nhân tố chính quyết định sức cạnh tranh với các quốc gia khác trong khu vực và quốc tế trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới trên nhiều lĩnh vực sản xuất Tuy nhiên, NSLĐ ở Việt Nam vẫn bị đánh giá là còn thấp so với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á; trong đó, ngành Xây dựng được đánh giá là một trong ba ngành thuộc nhóm có NSLĐ thấp nhất khu vực Ở Việt Nam, ngành công nghiệp Xây dựng giữ một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, công nghiệp xây dựng là ngành sản xuất vật chất lớn nhất của nền kinh tế quốc dân và có liên quan đến nhiều ngành,nhiều lĩnh vực trong xã hội Những năm gần đây, NSLĐ của ngành Xây dựng đã có những cải thiện nhưng vẫn rất thấp so với nhiều ngành kinh tế khác Theo số liệu Niên giám thống kê năm 2015 [ii], NSLĐ ngành Xây dựng trong 5 năm giai đoạn 2011-2015 tương đối thấp, xếp ở vị trí 15 trên

20 ngành kinh tế so sánh Những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng NSLĐ ngành Xây dựng còn thấp do: Trình độ phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ còn thấp; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chưa đổi mới kịp thời, đa số công nhân xây dựng không được đào tạo bài bản, đội ngũ kỹ sư công trường làm việc chưa thực sự chuyên nghiệp; năng lực tổ chức và quản lý của nhiều nhà thầu trong nước còn hạn chế; thu nhập của người lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn thấp Hiện nay, trên cả nước nói chung và tại Hải Phòng nói riêng, tốc độ phát triển ngành xây dựng diễn ra mạnh mẽ Nhiều loại hình dự án được thực hiện với quy mô và nguốn vốn lớn Có thể kể tới dự án đốt rác phát điện công nghệ cao tại huyện Thủy Nguyên với tổng mức đầu tư 200 triệu USD, dự án Khu du lịch quốc tế Đồi Rồng, dự án khu du lịch Đồ Sơn có tổng mức đầu tư lên đến 8.193 tỷ đồng, các dự án hạ tầng kỹ thuật giao thông, Điều này đã khiến các nhà quản lý mong muốn hơn bao giờ hết nâng cao NSLĐ ngành Xây dựng nhằm nâng cao chất lượng, cải thiện tiến độ, giảm chi phí cho các dự án tại Hải Phòng

Xuất phát từ thực tiễn nêu trên và nhận thức tầm quan trọng của vấn đề NSLĐ trong ngành Xây dựng, nghiên cứu sinh nhận thấy việc nghiên cứu nhằm cải thiện, nâng cao NSLĐ trong giai đoạn thi công xây dựng công trình là rất cần thiết Nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài: "Giải pháp nâng cao năng suất lao động trong giai đoạn thi công xây dựng công trình tại thành phố Hải Phòng" làm đề tài nghiên cứu cho luận án của mình Kết quả thu được sẽ góp phần cải thiện, nâng cao NSLĐ trên các công trường xây dựng, đồng nghĩa với việc đảm bảo hiệu quả đầu tư, mang lại thành công cho các dự án xây dựng nhà cao tầng tại Hải Phòng trong thời gian tới.

Mục tiêu nghiên cứu

Xác định thực trạng NSLĐ; xác định, phân loại, xếp hạng các nhân tố ảnh hưởng đến NSLĐ trong thi công xây dựng (TCXD) nhà cao tầng tại thành phố Hải Phòng Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao NSLĐ trongTCXD các công trình nhà cao tầng tại thành phố Hải Phòng trong thời gian tới.

Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện luận án, tác giả sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu mang tính định tính và định lượng Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận án bao gồm:

- Phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp: Phương pháp được sử dụng để phân tích dữ liệu từ các nguồn tài liệu là các bài báo khoa học từ các tạp chí, báo cáo khoa học, kết quả nghiên cứu của các tác giả đã công bố; từ đó hệ thống các vấn đề lý luận và thực tiễn cần nghiên cứu cho đề tài.

- Phương pháp kế thừa: Trong quá trình thực hiện luận án, tác giả đã kế thừa kết quả nghiên cứu của các nghiên cứu ở trong và ngoài nước đã được công bố.

- Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm hiện trường: Để đo lường, đánh giá thực trạng NSLĐ trong TCXD công trình nhà cao tầng tại Hải Phòng.

- Phương pháp điều tra, khảo sát: Thông qua phiếu khảo sát được gửi tới các chuyên gia, nhà khoa học, các tổ chức và cá nhân có liên quan đến lĩnh vực TCXD nhà cao tầng (công nhân xây dựng, nhà thầu thi công, quản lý Nhà nước về hoạt động xây dựng, chủ đầu tư, các nhà thầu tư vấn khác như khảo sát, thiết kế, lập dự toán…) để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến NSLĐ và xếp hạng, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến NSLĐ trong TCXD nhà cao tầng.

- Phương pháp chuyên gia: Trong luận án này tác giả sử dụng phương pháp chuyên gia để kiểm tra tính phù hợp của thang đo, câu hỏi điều tra trong quá trình xây dựng bảng hỏi đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đếnNSLĐ trong TCXD nhà cao tầng.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Ý nghĩa khoa học của đề tài 5

Luận án góp phần bổ sung và hệ thống hóa những vấn đề lý luận và pháp lý,xây dựng cơ sở khoa học về NSLĐ trong xây dựng nói chung và trong giai đoạn thi công xây dựng công trình nói riêng.

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 5 7 Bố cục của luận án

Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu phục vụ cho công tác đào tạo; là nguồn tài liệu phục vụ để các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu, tham khảo nhằm nâng cao NSLĐ trong thi công xây dựng Đồng thời cũng là nguồn tài liệu tham khảo cho tổ chức, cá nhân có liên quan và cho nghiên cứu khoa học

7 Bố cục của luận án

Luận án gồm phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận và tài liệu tham khảo Trong đó, phần nội dung bao gồm 5 chương:

Chương 1 Tổng quan về năng suất lao động trong xây dựng.

Chương 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về năng suất lao động trong xây dựng.

Chương 3 Thực trạng năng suất lao động trong thi công xây dựng tại Hải Phòng.

Chương 4 Đề xuất giải pháp nâng cao năng suất lao động trong thi công xây dựng tại Hải Phòng.

Chương 5 Áp dụng các giải pháp vào thực tế thi công xây dựng công trình tại Hải Phòng.

QUAN VỀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TRONG XÂY DỰNG 7

Giới thiệu chung về năng suất và năng suất lao động

1 1.1 Khái niệm năng suất và năng suất lao động

Năng suất (NS) được hiểu là mối tương quan giữa đầu vào và đầu ra Trong đó, đầu vào là các nguồn lực được sử dụng để tạo ra hàng hoá và dịch vụ như: lao động, tiền vốn, nguyên vật liệu, năng lượng Đầu ra là hàng hoá được sản xuất ra hoặc những dịch vụ được cung cấp, có thể được biểu hiện dưới dạng đơn vị hiện vật hoặc dưới dạng giá trị bằng tiền Việc lựa chọn đầu vào và đầu ra khác nhau sẽ tạo ra các mô hình đánh giá NS khác nhau. Hiện nay có nhiều quan điểm, cách định nghĩa khác nhau về NS:

- Theo từ điển Oxford [II]: NS là tính hiệu quả của hoạt động sản xuất được đo bằng việc so sánh giữa khối lượng sản xuất trong những thời gian hoặc nguồn lực được sử dụng để tạo ra nó

- Theo từ điển Kinh tế học hiện đại của MIT [47]: NS là đầu ra trên một đơn vị đầu vào được sử dụng Tăng NS xuất phát từ tăng tính hiệu quả của các bộ phận vốn, lao động Cần thiết phải đo NS bằng đầu ra thực tế, nhưng rất ít khi tách riêng biệt được NS của nguồn vốn và lao động.

- Theo Tổ chức Lao động Thế giới (ILO) [II]: NS là tỷ số giữa đầu ra với tổng các yếu tố đầu vào NS là kết quả cuối cùng của quá trình xã hội phức tạp gồm: khoa học, nghiên cứu và phát triển, giáo dục, công nghệ, năng lực sản xuất và tổ chức lao động

- Theo Uỷ ban Năng suất thuộc Hội đồng Năng suất chi nhánh Châu Âu [IV]: NS là một trạng thái tư duy Đó là phong cách nhằm tìm kiếm sự cải thiện không ngừng những gì đang tồn tại; đó là sự khẳng định rằng người ta có thể làm cho hôm nay tốt hơn hôm qua và ngày mai sẽ tốt hơn hôm nay;hơn thế nữa, nó đòi hỏi những nỗ lực không ngừng để thích ứng các hoạt động kinh tế với những điều kiện luôn luôn thay đổi và việc áp dụng các lý thuyết và phương pháp mới; nó là niềm tin vững chắc về sự tiến bộ của nhân loại.

- Theo Tổ chức Năng suất Châu Á (APO) [II]: NS là mối liên hệ giữa đầu ra với số lượng nguồn lực hay đầu vào như lao động, vật liệu, máy móc, năng lượng dùng để sản xuất”.

- Theo Bộ Lao động của Mỹ [II]: NS là chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh tế trong việc biến đầu vào thành đầu ra.

- Theo Trung tâm Năng suất Nhật Bản (JPC) [II]: NS là đại lượng đo bằng tỷ số giữa đầu ra và đầu vào, nhưng đầu ra luôn được đo bằng giá trị tăng thêm

- Theo các nhà kinh tế New Zeland [1V]: NS là khả năng của nền kinh tế trong việc biến đầu vào thành đầu ra

- Trung tâm Năng suất Việt Nam [i] định nghĩa: NS là mối quan hệ giữa đầu ra và đầu vào được sử dụng để hình hành đầu ra đó

Như vậy, có nhiều cách định nghĩa khác nhau về NS của các tổ chức và các nhà nghiên cứu, nhưng tựu chung có thể hiểu NS là thuật ngữ dùng để đánh giá hiệu quả đầu ra từ quá trình hoạt động sản xuất của một chủ thể (mỗi quốc gia, doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân, ) khi sử dụng những đầu vào nhất định Đầu vào có thể tính theo số lao động, vốn hay thời gian lao động hao phí, chi phí thường xuyên Đầu ra thường dùng tổng sản phẩm quốc nội đối với quốc gia, địa phương và giá trị tăng thêm đối với ngành, doanh nghiệp.

NS có thể tính cho nền kinh tế, địa phương, ngành, doanh nghiệp, hay từng hoạt động…

1.1.1.2 Khái niệm năng suất lao động

Năng suất lao động (NSLĐ) là chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng lao động,đặc trưng bởi quan hệ so sánh giữa chỉ tiêu đầu ra (kết quả sản xuất) với lao động để sản xuất ra nó.

- Theo quan niệm truyền thống: NSLĐ là tỷ số giữa đầu ra và đầu vào, là lượng lao động tạo ra đầu ra đó NSLĐ được đo bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc bằng lượng thời gian lao động hao phí để sản xuất một đơn vị sản phẩm.

- Theo C.Mác [I]: NSLĐ là sức sản xuất của lao động cụ thể có ích NSLĐ thể hiện kết quả hoạt động sản xuất có ích của con người trong một đơn vị thời gian nhất định

NSLĐ phản ánh tính hiệu quả của việc sử dụng lao động, phản ánh mối quan hệ giữa đầu ra (sản phẩm) và đầu vào (lao động), được đo bằng thời gian làm việc hay chính là phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất của người lao động trong quá trình sản xuất.

- Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) [III]: NSLĐ là tỷ lệ giữa lượng đầu ra trên đầu vào, trong đó đầu ra được tính bằng GDP (Tổng sản phẩm trong nước) hoặc GVA (Tổng giá trị gia tăng), đầu vào thường được tính bằng: giờ công lao động, lực lượng lao động và số lượng lao động đang làm việc.

- Theo Tổ chức Lao động Thế giới (ILO) [v], trong Báo cáo Cộng đồng kinh tế các nước Đông Nam Á năm 2012 đưa ra khái niệm: NSLĐ là sản phẩm đầu ra được tạo ra trên một đơn vị sản phẩm lao động làm việc trong một thời kỳ (có thể tính theo số người hoặc số giờ lao động).

1.1.1.3 Khái niệm về năng suất và NSLĐ trong xây dựng

- Theo C.Thiyagu và M.Dheenadhayalan [1E] năng suất (NS) có thể được xác định theo nhiều cách, trong xây dựng, NS thường được hiểu là NSLĐ, đó là các đơn vị công việc được sản xuất mỗi giờ Tại một địa điểm dự án: NSLĐ = Lượng đầu ra / Chi phí lao động.

Các nghiên cứu về năng suất lao động trong xây dựng

1 2.1 Các nghiên cứu trên thế giới

Vấn đề NSLĐ trong xây dựng đã được các nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm nghiên cứu với nhiều công trình, bài báo đã được công bố trên các tạp chí uy tín trong lĩnh vực xây dựng, quản lý xây dựng Các nghiên cứu về NSLĐ XD được thực hiện ở các cấp độ: cấp độ ngành xây dựng, cấp độ dự án xây dựng và cấp độ hoạt động Các nghiên cứu tập trung vào sáu lĩnh vực nghiên cứu chính, bao gồm: (1) các nhân tố ảnh hưởng đến NSLĐ XD;

(2) mô hình hóa và đánh giá NSLĐ XD; (3) phương pháp và công nghệ để cải tiến NSLĐ XD; (4) các xu hướng và so sánh NSLĐ XD; (5) ảnh hưởng của thay đổi / biến đổi đối với NSLĐ XD; và (6) NSLĐ XD cơ bản.

Nghiên cứu về NSLĐ XD ở cấp độ ngành: Đã có nhiều nghiên cứu xác định các nhân tố ảnh hưởng đến NSLĐ XD ở cấp độ ngành được thực hiện Phương pháp chung được các nhà nghiên cứu sử dụng để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến NSLĐ XD (Rojas và Aramvareekul, 2003 [2E]; Kazaz và Ulubeyli, 2007 [3E]; Rivas và cộng sự,

2011 [4E]) bao gồm ba các bước: (1) nghiên cứu tài liệu được để xác định các nhân tố cần được xem xét; (2) xây dựng bảng câu hỏi và sử dụng để khảo sát công nhân lành nghề (quản đốc, thợ thủ công, và người trợ giúp) và nhân viên cấp trung (hành chính, kho hàng, kiểm soát chất lượng và giám sát viên) để tạo điều kiện xác định các nhân tố khác; và (3) tổ chức các cuộc họp nhóm tập trung và các cuộc phỏng vấn cá nhân với các chuyên gia trong ngành, các nhà quản lý dự án và các nhà ước tính để xác minh những phát hiện

Một số nghiên cứu khác về NSLĐ xây dựng trên thế giới cụ thể xem tại Phụ lục 1.

1 2.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam

Tại Việt Nam, NSLĐ đã được nghiên cứu áp dụng trong nhiều lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật Trong lĩnh vực kinh tế, một số nghiên cứu cụ thể xem tại Phụ lục 2A.

Trong ngành Xây dựng, theo xu thế phát triển chung của thế giới và thực tiễn đòi hỏi trình độ quản lý xây dựng ngày càng phải được nâng lên thì những năm gần đây vấn đề NSLĐ, cải thiện và nâng cao NSLĐ trong ngành Xây dựng đã được các nhà quản lý quan tâm và đánh giá đúng mức Đã có nhiều công trình khoa học, đề tài nghiên cứu về vấn đề NSLĐ trong xây dựng Cụ thể xem tại Phụ lục 2B

1 2.3 Nhận xét tổng quan các nghiên cứu về năng suất lao động

Qua các nghiên cứu trên Thế giới về NSLĐ đã được tìm hiểu tại mục 1.3.1 có thể tổng kết các vấn đề sau:

(1) Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về NSLĐ trong xây dựng được thực hiện Trong đó có những nghiên cứu về lĩnh vực xây dựng nói chung, nhưng cũng có những nghiên cứu đi vào cụ thể từng lĩnh vực chuyên môn hoặc một loại dự án điển hình: dự án xây dựng công trình dân dụng, công trình công nghiệp, dự án xây dựng xanh, dự án xây dựng nhà cao tầng, dự án xây dựng công trình xử lý nước, dự án xây dựng nhà máy điện

(2) Có nhiều nghiên cứu xác định được các yếu tố tác động, ảnh hưởng đến NSLĐ, làm giảm NSLĐ trong xây dựng Từ đó giúp cho các nhà quản lý xây dựng có những giải pháp nhằm hạn chế những yếu tố tác động tiêu cực, đồng thời có những giải pháp nhằm cải thiện, nâng cao NSLĐ áp dụng cho dự án.

(3) Các nghiên cứu về NSLĐ trong xây dựng có đối tượng rất đa dạng, có những nghiên cứu đánh giá về vai trò ảnh hưởng của người lao động, có những nghiên cứu về vai trò của việc quản lý (quản lý dự án, quản lý công trường, quản lý lao động, vai trò và trách nhiệm của tư vấn giám sát, ), có nghiên cứu về vai trò của công nghệ (máy móc, thiết bị, vật liệu xây dựng, ) trong việc cải thiện NSLĐ xây dựng Trong các nghiên cứu về ảnh hưởng của người lao động nói chung đến việc cải thiện NSLĐ, có nghiên cứu về NSLĐ của các công nhân xây dựng chuyên nghiệp, có nghiên cứu về NSLĐ của các thợ thủ công Hoặc cùng nghiên cứu về ảnh hưởng của người lao động, việc sử dụng hiệu quả lao động nhằm nâng cao NSLĐ xây dựng, có những nghiên cứu tìm hiểu dưới góc độ tác động của người quản lý, có nghiên cứu tìm hiểu dưới góc độ nhận thức của người lao động, có nghiên cứu dưới góc độ kỹ năng, động lực làm việc của người lao động

(4) Cùng sự phát triển và ảnh hưởng rộng rãi của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 lên các lĩnh vực, việc ứng dụng công nghệ vào các nghiên cứu về NSLĐ trong xây dựng đã được một số nghiên cứu áp dụng Một số nghiên cứu trình bày về việc áp dụng máy quay video kết hợp máy tính điện tử để giám sát hoạt động sản xuất, đo lường, phân tích NSLĐ.

(5) Để ước lượng, dự báo NSLĐ, trong một số nghiên cứu các tác giả đã đề cập và sử dụng các mô hình hiện đại (mô hình mạng thần kinh nhân tạo (NN), mô hình mạng thần kinh suy luận xác suất (PINN), mô hình nhân tố định tính, mô hình mô phỏng sự kiện rời rạc).

(6) Có nhiều phương pháp, kỹ thuật được các nhà nghiên cứu sử dụng để phân tích, đánh giá NSLĐ trong xây dựng: phương pháp phân tích thống kê, phương pháp tiếp cận dựa trên số liệu mạng thần kinh (neural network), phương pháp Bayesian chuẩn, phương pháp Early Stopping, phương pháp động lực hệ thống, kỹ thuật sử dụng máy quay phim,

(7) Kết quả từ các nghiên cứu trên thế giới rất hữu ích cho các nhà quản lý dự án áp dụng vào thực tế và các nhà nghiên cứu dùng làm tiền đề để phát triển các nghiên cứu tiếp sau

Tại Việt Nam, các nghiên cứu về NSLĐ đã đạt được những thành công và hạn chế nhất định là:

(1) Những năm gần đây, các nghiên cứu về NSLĐ tại Việt Nam đã bắt đầu được quan tâm Ngày càng có nhiều đề tài, luận án, luận văn thực hiện về vấn đề này Kết quả từ các nghiên cứu này giúp nâng cao cơ sở khoa học về vấn đề NSLĐ nói chung và NSLĐ trong ngành Xây dựng nói riêng.

(2) Hiện nay, mặc dù đã có những nghiên cứu về NSLĐ nhưng việc áp dụng hiệu quả nhằm nâng cao NSLĐ tại các dự án là chưa cao Và cho dù cần một thời gian nữa để các nghiên cứu cải thiện NSLĐ trong xây dựng có thể đi vào thực tế thì các nghiên cứu từ mục 1.3.2 cũng góp phần làm thay đổi nhận thức của các nhà quản lý dự án, các kỹ sư làm việc trên công trường, cũng như các cán bộ từ các đơn vị liên quan trong dự án.

Phân tích tổng quan và định hướng nghiên cứu

1 3.1 Xác định khoảng trống nghiên cứu

Các vấn đề thiếu vắng trong các nghiên cứu về NSLĐ trong ngành Xây dựng tại Việt Nam:

- Phần lớn các nghiên cứu về NSLĐ ngành, phạm vi nghiên cứu nhìn chung còn rộng, chủ yếu tìm hiểu dưới góc độ quản lý.

- Phần lớn các nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích thống kê dựa trên các số liệu thống kê để phân tích, đánh giá NSLĐ.

- Việc nghiên cứu về NSLĐ trong thi công xây dựng tại hiện trường mới chỉ dừng lại ở việc nhận diện các yếu tố tác động đến NSLĐ.

1 3.2 Định hướng nghiên cứu cho luận án

Luận án được thực hiện với mong muốn đạt được các kết quả sau:

- Tổng hợp các cơ sở khoa học và lý luận về NSLĐ trong xây dựng nói chung và trong giai đoạn thi công xây dựng công trình nói riêng.

- Đánh giá thực trạng NSLĐ trên các công trường xây dựng, các nhân tố ảnh hưởng đến NSLĐ trên các công trường xây dựng nhà cao tầng tại thành phố Hải Phòng

- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao NSLĐ trong giai đoạn thi công xây dựng công trình, áp dụng cho các công trình xây dựng tại thành phố Hải Phòng.

1 3.3 Các nhiệm vụ thực hiện của luận án

- Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu tổng quan về NSLĐ trong thi công xây dựng.

- Nhiệm vụ 2: Tổng kết, tìm hiểu cơ sở khoa học và lý luận về NSLĐ trong xây dựng, lựa chọn phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng cho luận án.

- Nhiệm vụ 3: Điều tra, khảo sát thực tế để xác định được NSLĐ trên các công trường xây dựng, các nhân tố ảnh hưởng đến NSLĐ trên các công trường xây dựng nhà cao tầng tại Hải Phòng.

- Nhiệm vụ 4: Phân tích, đánh giá thực trạng NSLĐ trong giai đoạn thi công xây dựng công trình với sự hỗ trợ của phương pháp phân tích đánh giá được lựa chọn.

- Nhiệm vụ 5: Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao NSLĐ trong giai đoạn thi công xây dựng công trình, áp dụng cho các công trình xây dựng nhà cao tầng tại Hải Phòng.

Vấn đề NSLĐ trong xây dựng đã được các nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm và thực hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau như các nhân tố ảnh hưởng, phương pháp và công nghệ cải tiến NSLĐ xây dựng, xu hướng và so sánh NSLĐ… Tại Việt Nam, các nghiên cứu về NSLĐ áp dụng nhiều trong lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật Tuy nhiên, các nghiên cứu về NSLĐ trong ngành xây dựng chưa được nhiều, việc áp dụng hiệu quả nhằm nâng caoNSLĐ tại các dự án là chưa cao Chương 1 của luận án đã tổng quan vềNSLĐ trong xây dựng, trong đó làm rõ các vấn đề về nguồn gốc, tầm quan trọng của NSLĐ, các quan điểm về năng suất lao động, các nghiên cứu trên thế giới về NSLĐ Xác định được các vấn đề còn thiếu vắng trong các nghiên cứu NSLĐ trong ngành Xây dựng tại Việt Nam, tác giả đã đưa ra định hướng nghiên cứu cho luận án, xác định các nhiệm vụ cần thực hiện trong luận án

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG

SUẤT LAO ĐỘNG TRONG XÂY DỰNG

Cơ sở khoa học về năng suất lao động và năng suất lao động trong thi công xây dựng công trình

2 1.1 Phân loại năng suất lao động

NSLĐ chia làm hai loại: NSLĐ cá nhân và NSLĐ xã hội.

2.1.2.1 Năng suất lao động cá nhân

Là sức sản xuất của cá nhân người lao động, được đo bằng tỷ số giữa khối lượng công việc hoàn thành hoặc số lượng sản phẩm với thời gian lao động hao phí để sản xuất ra số sản phẩm đó.

Lao động sống là sức lực của con người bỏ ra ngay trong quá trình sản xuất. NSLĐ cá nhân là thước đo tính hiệu quả lao động sống, thường được biểu hiện bằng đầu ra trên một giờ lao động

NSLĐ cá nhân có vai trò rất lớn trong quá trình sản xuất Việc tăng hay giảm NSLĐ cá nhân phần lớn quyết định sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, hầu hết các doanh nghiệp đều chấp nhận trả công theo NSLĐ cá nhân hay mức độ thực hiện của từng cá nhân từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến tiêu chuẩn sống của người lao động.

2.1.2.2 Năng suất lao động xã hội

NSLĐ xã hội là sức sản xuất của doanh nghiệp hoặc của toàn xã hội NSLĐ xã hội được đo bằng tỷ số giữa đầu ra của doanh nghiệp hoặc của xã hội với số lao động sống và lao động quá khứ bị hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.

NSLĐ xã hội có cả sự tiêu hao của lao động sống và lao động quá khứ Lao động quá khứ là sản phẩm của lao động sống đã được vật hoá trong các giai đoạn sản xuất trước kia (biểu hiện ở máy móc, nguyên, vật liệu).

Như vậy, khi nói đến hao phí lao động sống là nói đến NSLĐ cá nhân, còn hao phí lao động sống và lao động vật hoá là NSLĐ xã hội.

2 1.2 Các chỉ tiêu tính toán năng suất lao động Để đánh giá năng suất của các tổ chức, doanh nghiệp cần thiết lập một hệ thống các tỷ số hay còn được gọi là chỉ tiêu năng suất Việc sử dụng chỉ tiêu năng suất nào là phụ thuộc vào mục đích phân tích, đánh giá và khả năng thu thập các dữ liệu cần thiết Mục đích của việc tính toán các chỉ tiêu năng suất nhằm phân tích tình trạng hoạt động hiện tại của doanh nghiệp, so sánh với các doanh nghiệp khác hoặc so sánh với các tiêu chuẩn ngành nhằm đặt ra mục tiêu và khắc phục những khu vực có vấn đề.

NSLĐ là sự so sánh giữa kết quả sản phẩm đầu ra với chi phí lao động đầu vào Việc lựa phương pháp đo lường kết quả sản phẩm đầu ra và chi phí đầu vào khác nhau sẽ tạo các chỉ tiêu tính năng suất lao động khác nhau; có nhiều loại chỉ tiêu để tính NSLĐ, có 3 chỉ tiêu chủ yếu thường được sử dụng: (1) Chỉ tiêu NSLĐ tính bằng hiện vật, (2) chỉ tiêu NSLĐ tính bằng giá trị (tiền), (3) chỉ tiêu NSLĐ tính theo thời gian hao phí lao động [2].

2.1.2.1 Chỉ tiêu tính năng suất lao động bằng hiện vật

Chỉ tiêu này dùng sản lượng bằng hiện vật của từng loại sản phẩm để biểu hiện NSLĐ của một công nhân.

Trong đó : W - Mức NSLĐ của một người lao động (m, m 2 , m 3 , tấn, kG );

Q - Tổng sản lượng tính bằng hiện vật (m, m 2 , m 3 , tấn, kG ); T - Tổng số lao động.

Sản lượng hiện vật tức là đo khối lượng hàng hoá bằng đơn vị vốn có của nó Ví dụ như gạch đo bằng viên; xi măng đo bằng tấn, kg, bao… tuỳ theo từng loại sản phẩm.

Chỉ tiêu này chỉ dùng để tính cho một loại sản phẩm nhất định nào đó, không thể dùng làm chỉ tiêu tổng hợp tính cho nhiều loại sản phẩm nên không thể so sánh mức NSLĐ giữa các ngành có các loại sản phẩm khác nhau, cũng như không thể so sánh được giữa các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm.

2.1.2.2 Chỉ tiêu tính năng suất lao động bằng giá trị

Chỉ tiêu này quy tất cả sản lượng về tiền của tất cả các loại sản phẩm thuộc doanh nghiệp hoặc ngành sản xuất ra, để biểu thị mức NSLĐ.

Trong đó: W - Mức NSLĐ tính bằng tiền.

Trong phạm vi cả nước: Q - Tính bằng GDP đơn vị tiền tệ là VNĐ; T - Tổng số công số lao động làm việc trong nền kinh tế quốc dân.

Trong phạm vi doanh nghiệp: Q - Giá trị tổng sản lượng, giá trị gia tăng hay doanh thu; T - Người lao động trong doanh nghiệp.

Giá trị tổng sản lượng là giá trị toàn bộ sản phẩm sản xuất ra được bao gồm cả chi phí và lợi nhuận Giá trị gia tăng là giá trị mới tạo ra Doanh thu là giá trị sau khi bán sản phẩm.

Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp hiệu quả của lao động, cho phép tính cho các loại sản phẩm khác nhau, khắc phục được nhược điểm của chỉ tiêu tính bằng hiện vật Chỉ tiêu này chỉ dùng trong trường hợp cấu thành sản phẩm sản xuất không thay đổi hoặc ít thay đổi vì cấu thành sản xuất sản phẩm thay đổi sẽ làm thay đổi mức và tốc độ tăng NSLĐ

2.1.2.3 Chỉ tiêu năng suất lao động tính bằng thời gian lao động

Chỉ tiêu này dùng thời gian hao phí cần thiết để sản xuất ra ra một đơn vị sản phẩm để biểu hiện NSLĐ.

Trong đó: t - Lượng lao động hao phí cho một sản phẩm (tính bằng đơn vị thời gian); T - Tổng thời gian lao động đã hao phí; Q - Sản lượng (hiện vật, giá trị).

Lượng lao động hao phí (t) được tính bằng cách tổng hợp chi phí thời gian lao động của các bước công việc để sản xuất ra các chi tiết sản phẩm và lắp ráp chúng, được phân chia thành: lượng lao động công nghệ (Lcn), lượng lao động sản xuất (Lsx), lượng lao động đầy đủ (Lđđ).

Cơ sở pháp lý về năng suất lao động

2 2.1 Các quy định luật pháp về năng suất lao động

Theo quy định hiện hành, tại Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn tại Quyết định số 337/2007/QĐ-BKH của

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, NSLĐ của ngành xây dựng được công bố trên Niên giám thống kê chỉ giới hạn cho lĩnh vực thi công xây dựng, cung ứng, lắp đặt thiết bị công trình để cải tạo, sửa chữa, xây mới các loại công trình xây dựng chuyên ngành dân dụng, giao thông, công nghiệp, nông nghiệp và phát triển nông thôn, hạ tầng kỹ thuật, an ninh quốc phòng Pháp luật về NSLĐ cũng là một lĩnh vực rộng lớn, nó liên quan đến nhiều yếu tố như trình độ học vấn, tiền lương, an toàn vệ sinh lao động, quy chế lao động, môi trường lao động… Cụ thể, một số văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về NSLĐ tại Việt Nam bao gồm: Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; Luật do Quốc hội ban hành; Nghị định của Chính phủ, Thông tư của Bộ; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, chi tiết xem tại Phụ lục 3.

2 2.2 Tiêu chuẩn và quy chuẩn về năng suất lao động

Tại Việt Nam hiện nay chưa có quy chuẩn và tiêu chuẩn cụ thể nào về năng suất lao động Hệ thống quản lý chất lượng được áp dụng tại Việt Nam bao gồm một số bộ tiêu chuẩn sau:

2 2.3 Các quy định của thành phố Hải Phòng về năng suất lao động

Tại Hải Phòng, một số văn bản quy phạm pháp luật được ban hành liên quan đến NSLĐ trong thời gian gần đây, cụ thể xem tại Phụ lục 3.

Cơ sở thực tiễn về năng suất lao động trong xây dựng

2 3.1 Thực tiễn về năng suất lao động trong xây dựng tại các nước phát triển

Giá trị xây dựng chủ yếu tập trung tại các quốc gia có kinh tế phát triển và dân số đông Ngành xây dựng phát triển song song với kinh tế thế giới và đã bão hòa tại các quốc gia phát triển Một số quốc gia phát triển có đóng góp tới trên 60% tổng giá trị xây dựng toàn cầu như Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản Các quốc gia phát triển đã chú trọng đến vấn đề năng suất lao động Một trong những bài học quan trọng thúc đẩy nền kinh tế của các nước này trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng GDP ở mức cao là nhờ vào cải tiến NSLĐ, rút ngắn khoảng cách phát triển và khởi xướng phong trào năng suất để giải quyết kịp thời các vấn đề

Tại Nhật Bản – quốc gia có NSLĐ cao hàng đầu thế giới có quá trình cải thiện NSLĐ hiệu quả Chuyên gia về NSLĐ thuộc Trung tâm Năng suất Nhật Bản cho biết, Nhật Bản đã sử dụng 3 công cụ quan trọng trong cải thiện NSLĐ trong giai đoạn từ 1960 đến những năm 1980 là: Hệ thống quản lý chất lượng toàn diện (TQM); Bảo trì năng suất tổng thể (TPM); Sản xuất tiết kiệm hay cải tiến liên tục (Lean hay Kaizen).

Cụ thể, với công cụ thứ nhất là Hệ thống quản lý chất lượng toàn diện (TQM) cũng được nhiều nước trên thế giới đánh giá là một hệ thống quản lý chất lượng mang lại hiệu quả cao Đây là công cụ tiếp cận về quản lý chất lượng ở mọi công đoạn, nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả chung của doanh nghiệp hay của tổ chức Chính nhờ áp dụng thành công TQM mà chất lượng sản phẩm của Nhật Bản sau vài thập niên từ yếu kém đã nâng lên một trình độ cao, có uy tín trên thế giới Công cụ thứ hai là Bảo trì năng suất tổng thể (TPM) Đây là công cụ quản lý được áp dụng đầu tiên tại Nhật Bản, sau đó được phổ biến, áp dụng rộng rãi trong các ngành sản xuất công nghiệp trên toàn thế giới TPM là một tư duy hay phương pháp quản lý liên kết hai khái niệm Bảo trì (hay còn được hiểu là Duy trì) và Năng suất chất lượng TPM cải thiện sử dụng máy móc nhờ công tác bảo trì tốt, hạn chế việc dừng chạy máy đột xuất, tạo điều kiện làm việc 24 giờ mỗi ngày trong điều kiện tốt nhất Phương pháp này đang được áp dụng mạnh mẽ vào công nghiệp sản xuất và công nghiệp dịch vụ Công cụ thứ ba là sản xuất tiết kiệm hay cải tiến liên tục (Lean hay Kaizen) Trong đó, “Lean” là một hệ thống các công cụ và phương pháp nhằm liên tục loại bỏ tất cả những lãng phí trong quá trình sản xuất Lợi ích chính của hệ thống này là giảm chi phí sản xuất, tăng sản lượng và rút ngắn thời gian sản xuất “Kaizen” có nghĩa là “cải thiện” Bản chất của Kaizen là thay đổi, không bằng lòng với hiện trạng hay phương pháp hiện tại mà luôn tìm kiếm một phương pháp tốt hơn. Nhờ phương pháp này mà Nhật Bản đã tạo ra được những tập đoàn hàng đầu thế giới.

Nhiều chuyên gia của Nhật Bản được cử đi học hỏi kinh nghiệm từ các nước tiên tiến như Mỹ, Tây Âu và đã xây dựng nên phong trào giúp cải thiện năng suất của Nhật Bản Bên cạnh đó, người Nhật không quá giỏi về sáng tạo nhưng tinh thần kỷ luật, tinh thần cải tiến của họ là rất đáng nể và quan trọng là người lao động thực sự xem doanh nghiệp là nhà, việc nâng cao năng suất là trách nhiệm và bổn phận tự nhiên của người lao động Tại Mỹ, mức sống của người dân Mỹ cao, bởi người lao động Mỹ là một trong những lực lượng lao động có NSLĐ cao nhất trên thế giới, và tỷ lệ người tham gia lao động ở Mỹ cũng cao hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới (Theo báo cáo của Hội đồng Cạnh tranh)

Người lao động Mỹ rất linh hoạt, họ thường dễ thích nghi với môi trường mới và những công việc mới Góp phần tạo nên tính năng suất của lực lượng lao động Mỹ là trình độ giáo dục, bao gồm cả đào tạo kỹ thuật và đào tạo hướng nghiệp Đi đôi với trình độ giáo dục cao còn là sự sẵn sàng học hỏi kinh nghiệm và chấp nhận thay đổi.

Chính phủ Mỹ đảm nhận nhiệm vụ quan trọng trong nền kinh tế Mỹ, tạo ra một cơ sở lành mạnh để vận hành các hoạt động kinh doanh Chính quyền các bang điều tiết hoạt động của các công ty tư nhân nhằm bảo vệ sức khỏe dân chúng và bảo vệ môi trường Chính phủ đã đưa ra nhiều bộ luật và thể chế điều tiết nền kinh tế Mỹ, tạo ra sự thịnh vượng chung Chính sách kinh tế xã hội mới đã xây dựng nên mức lương tối thiểu và giờ lao động tối thiểu Chính quyền bang chi trả bảo hiểm cho những người mất việc làm, hệ thống bảo hiểm xã hội được trả bằng thuế do người lao động và chủ lao động đóng góp là nơi chi trả phần lớn lương hưu cho người dân Mỹ Chính quyền liên bang có vai trò tạo điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh phát triển kinh tế và nâng cao tỷ lệ lao động có việc làm, đặc biệt là duy trì được một mức giá chung ổn định và một gánh nặng thuế có thể quản lý được.

Singapore là nước có nền kinh tế phát triển nhanh trong khu vực Đông Nam Á, mức độ tăng trưởng kinh tế trung bình hàng năm đạt 7% Để đạt được thành tựu kinh tế to lớn này là nhờ Singapore đã quản lý rất tốt về nguồn lực về con người và phong trào năng suất Singapore đã thành lập Trung tâm Năng suất quốc gia (NPB) để thúc đẩy năng suất trong tất cả các ngành/ lĩnh vực tại Singapore, sau này đổi thành Cơ quan Tiêu chuẩn, Năng suất và Đổi mới (SPRING) Sau nhiều năm đẩy mạnh triển khai Phong trào năng suất đã nhận được sự hỗ trợ lớn từ các tổ chức như: Dịch vụ công, Bộ Quốc phòng và Ủy ban Công đoàn quốc gia Mỗi tổ chức này đều có các Ủy banChỉ đạo Năng suất, Ủy ban này điều phối và tổ chức hoạt động thường xuyên để duy trì các hoạt động cải tiến năng suất cho lực lượng lao động của mình.

2 3.2 Thực tiễn về năng suất lao động trong xây dựng tại các nước giống

Ngành xây dựng tại các quốc gia đang phát triển vẫn đang trong giai đoạn tăng trưởng cao và sẽ là động lực cho ngành xây dựng toàn cầu Cụ thể, từ năm 2014 đến năm 2018, thị trường xây dựng tại các quốc gia đang phát triển tăng trung bình 4,2%/năm, gấp đôi tốc độ tăng trưởng tại các nhóm quốc gia phát triển Đi cùng với triển vọng tăng trưởng cao, ngành xây dựng tại các quốc gia đang phát triển cũng có rủi ro lớn hơn, do kinh tế - xã hội của những quốc gia này còn non trẻ, quy mô nhỏ, nhạy cảm với các yếu tố nội địa và quốc tế Kinh nghiệm từ các quốc gia đang phát triển cho thấy, yếu tố thời gian làm việc và yếu tố công nghệ có tác động sâu sắc tới NSLĐ của người lao động

Thực tế cho thấy, thời gian làm việc dài hơn không nhất thiết dẫn đến năng suất lao động cao hơn Ví dụ, công nhân ở Hàn Quốc có một số ca làm việc hằng năm dài nhất trên hành tinh, nhưng GDP mỗi giờ của họ thuộc loại thấp nhất Theo tính toán của các chuyên gia lao động thế giới, khi năng suất tăng, giờ làm việc giảm Khi nhân viên làm việc lâu hơn 40 hoặc 50 giờ mỗi tuần, tổng sản lượng của họ sẽ giảm xuống dưới mức đã có khi chỉ cần 40 đến 50 giờ làm việc Một nhân viên làm việc quá sức có thể mệt mỏi đến mức họ mắc lỗi mà phải mất nhiều thời gian để sửa hơn so với số giờ làm việc thêm

Hàn Quốc quốc gia phát triển công nghiệp hóa và lựa chọn chính sách đầu tư cho khoa học công nghệ thành công Hàn Quốc đã thành công trong việc đưa đất nước từ thu nhập thấp trở thành nước có tổng thu nhập GDP đứng thứ 11 năm 2018 và GDP/đầu người đạt xấp xỉ 30.000 USD Chính sách hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao năng suất được chính phủ đưa ra theo kế hoạch 10 năm, cơ quan đầu mối thúc đẩy năng suất quốc gia - Trung tâm

Năng suất Hàn Quốc (KPC) xây dựng các chương trình hành động phù hợp với chính sách chung nhằm tận dụng tối đa các nguồn lực xã hội KPC đã đưa ra các nội dung hoạt động mới bao gồm: (1) Xây dựng và phổ biến Hệ thống quản lý sản xuất Hàn quốc (KPS); (2) Phát triển và cung cấp dịch vụ hỗ trợ đánh giá thực trạng và tư vấn cho các công ty áp dụng sản xuất thông minh; (3) Cung cấp dịch vụ tư vấn cho các công ty start - up; (4) Cung cấp dịch vụ đào tạo nguồn nhân lực cho ngành in 3D, (5) Tổ chức giải thưởng năng suất khuyến khích việc doanh nghiệp gắn áp dụng các hệ thống/công cụ nâng cao năng suất và đổi mới công nghệ Bên cạnh đó, KPC đồng thời là cơ quan cung cấp dịch vụ đào tạo, tư vấn chuyên nghiệp, giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, hiện đang nỗ lực thực hiện các doanh nghiệp vừa và nhỏ có cơ hội tiếp cận với nguồn hỗ trợ của chính phủ, các nguồn thông tin, kiến thức các hoạt động hợp tác mở rộng thị trường ngoài nước với mục tiêu gắn hoạt động với mô hình năng suất mới đáp ứng nhu cầu thay đổi trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Tại Đài Loan, Trung tâm Năng suất Đài Loan - CPC (1955) được Chính phủ giao thực hiện các dự án nghiên cứu áp dụng các mô hình nâng cao năng suất tiên tiến hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nước đi theo con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa sản xuất, áp dụng các phương pháp quản lý, công cụ nâng cao năng suất phù hợp với trình độ phát triển công nghệ CPC đã nghiên cứu, tìm hiểu và xây dựng lộ trình chuyển đổi cách thức hỗ trợ doanh nghiệp thông qua các hoạt động:

- Cử các đoàn học tập nghiên cứu kinh nghiệm về xu hướng phát triển theo hướng của cuộc cách mạng công nghiệp - I 4.0 tại Đức, nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia có nền công nghiệp phát triển như Mỹ, Nhật Bản

- Nghiên cứu và xây dựng phương pháp chuẩn đối sánh trực tuyến (E- bench) nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tự đánh giá mức độ đáp ứng của hệ thống quản lý/nhân sự/thiết kế và xây dựng các hệ thống thông minh so với chuẩn

Thực tiễn về năng suất lao động trong xây dựng tại Việt Nam 54

NSLĐ của ngành xây dựng Việt Nam trong những năm gần đây đã có nhiều cải thiện tích cực nhưng vẫn rất thấp so với nhiều ngành kinh tế khác Kinh nghiệm thực tiễn về NSLĐ ngành xây dựng trong nước chưa nhiều

Tại Hà Nội, các giải pháp để tăng NSLĐ được thực hiện như: thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, nhất là lao động có giá trị gia tăng thấp sang có giá trị gia tăng cao hơn, nâng cao tinh thần khởi nghiệp, sáng tạo, tiếp tục thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài có chọn lọc, tiếp tục hội nhập quốc tế sâu rộng… Các bộ, ngành phối hợp xây dựng chiến lược thu hút vốn đầu tư nước ngoài thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2030 hướng tới hỗ trợ nâng cao NSLĐ; xây dựng kế hoạch triển khai phong trào “Năng suất lao động quốc gia”; Chiến lược quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ, ưu tiên phát triển doanh nghiệp công nghệ số, doanh nghiệp công nghệ cao thiết kế,sáng tạo và sản xuất Việt Nam… Nhằm phát triển nguồn nhân lực, góp phần nâng cao NSLĐ, tăng năng lực cạnh tranh của ngành xây dựng Việt Nam trên thị trường quốc tế, Hà Nội đã tổ chức các hội nghị hợp tác nâng cao kỹ năng nghề trong lĩnh vực xây dựng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp và các công ty xây dựng phối hợp để phát triển nguồn nhân lực cho ngành xây dựng, với mục tiêu phát triển ngành xây dựng thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước Về nội dung hợp tác, hai bên tăng cường phối hợp hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển nguồn nhân lực, chính sách giáo dục nghề nghiệp; phát triển kỹ năng nghề lĩnh vực xây dựng, các ngành nghề bổ trợ và trong chuỗi cung ứng liên quan; xây dựng các chuẩn đào tạo, chương trình đào tạo; tư vấn, hướng nghiệp, đào tạo nghề nghiệp trong lĩnh vực xây dựng; phát triển hệ thống đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia lĩnh vực xây dựng và các lĩnh vực liên quan; hợp tác chặt chẽ trong việc tổ chức Kỳ thi kỹ năng nghề quốc gia, tham dự các Kỳ thi tay nghề ASEAN, châu Á và thế giới đối với các nghề thuộc lĩnh vực xây dựng; thúc đẩy xây dựng Hội đồng kỹ năng nghề trong lĩnh vực xây dựng và các lĩnh vực liên quan khác; hợp tác thúc đẩy công tác truyền thông về phát triển kỹ năng nghề và giáo dục nghề nghiệp.

Tỉnh Quảng Ninh đã triển khai và hoàn thành Dự án “Điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng năng suất, chất lượng của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dịch vụ trên địa bàn tỉnh đến năm 2020” Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng đã tiến hành khảo sát các doanh nghiệp, qua đó đánh giá tình hình năng suất, chất lượng, trình độ quản lý khoa học công nghệ,khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững của các doanh nghiệp này Bên cạnh đó, Quảng Ninh cũng hoàn thành một số Dự án như “Hỗ trợ và thúc đẩy hoạt động năng suất, chất lượng chung cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh”, “Xây dựng 15 mô hình điểm về nâng cao năng suất, chất lượng” Các dự án triển khai từ năm 2015-2018, đến nay đã tổ chức hội thảo nhằm trao đổi thống nhất phương pháp, kỹ thuật, kế hoạch triển khai và xác định vai trò trách nhiệm tham gia thực hiện tại 15 mô hình điểm. Qua đó hỗ trợ 15 doanh nghiệp xây dựng 15 mô hình điểm về nâng cao năng suất, chất lượng, như: Đào tạo phương pháp đánh giá nội bộ; hướng dẫn đánh giá nội bộ; hướng dẫn, khắc phục, cải tiến các vấn đề năng suất, chất lượng sau đánh giá nội bộ Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường phối hợp tổ chức đào tạo, hướng dẫn xác định các chủ đề cải tiến năng suất, chất lượng áp dụng tại doanh nghiệp.

Phương pháp nghiên cứu

Sơ đồ nghiên cứu thể hiện các nội dung chính của đề tài luận án như hình2.1.

Kết luận chương 2

Chương 2 luận án đã xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn về NSLĐ trong xây dựng Có thể thấy cơ sở pháp lý về NSLĐ còn rất rộng và chưa có hệ thống, chưa có các quy chuẩn, tiêu chuẩn riêng đối với NSLĐ trong xây dựng Do đó, nghiên cứu về NSLĐ trong xây dựng vẫn là vấn đề được thế giới quan tâm Tác giả đã nghiên cứu thực tiễn về NSLĐ trong xây dựng tại các nước trên thế giới, qua đó rút ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.Đồng thời, đưa ra sơ đồ phương pháp nghiên cứu nhằm nghiên cứu thực trạng NSLĐ trong thi công xây dựng thành phố Hải Phòng tại chương tiếp theo

Hình 2 1 Sơ đồ nghiên cứu thực trạng NSLĐ trong thi công xây dựng Điều tra khảo sát

Phân tích và tổng hợp Đo lường thực trạng NSLĐ

Nghiên cứu thực nghiệm hiện trường

Phân tích và tổng hợp

Tính toán thời gian hiệu quả và vô ích cho từng loại hình công tác

Khảo sát các nhóm công nhân tại công trường

Phân tích và tổng kết các kết quả đo lường

Xác định các nhân tố ảnh hưởng NSLĐ

Phân tích và tổng hợp các nhân tố đến

NSLĐ Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến NSLĐ

Thu thập số liệu sơ cấp về NSLĐ Đánh giá các nhân tố theo nhóm chủ thể

THỰC TRẠNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TRONG THI CÔNG XÂY DỰNG TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Thống kê chung về năng suất lao động trên Thế giới và Việt Nam

3 1.1 Thống kê năng suất lao động trên thế giới

Ngành xây dựng là một trong những ngành có lịch sử lâu đời và quy mô lớn nhất toàn cầu Ngành xây dựng đang sử dụng khoảng 7% dân số thế giời trong độ tuổi lao động và là một trong những ngành kinh tế lớn nhất thế giới, với 10 nghìn tỷ đô la chi cho hàng hóa và dịch vụ liên quan đến xây dựng mỗi năm

Ngành xây dựng nhìn chung đã bão hòa và có tốc độ tiếp nhận công nghệ mới rất chậm Xây dựng cũng là một trong những ngành ít có sự ứng dụng số hóa nhất trên thế giới, theo chỉ số số hóa của MGI Ở Hoa Kỳ, xây dựng đứng ở vị trí thứ hai từ dưới lên, và ở châu Âu, nó nằm ở vị trí cuối cùng xét về chỉ số này.

Hình 3.1 Top 10 thị trường xây dựng thế giới năm 2017

(Nguồn: GlobalData, FPTS)Theo Trung tâm Thông tin Xây dựng (Construction Intelligence Center –

CIC), trong giai đoạn 2010 - 2018, thị trường xây dựng toàn cầu tăng trưởng thực trung bình 3,0%/năm, thấp hơn tăng trưởng GDP toàn cầu ở mức 3,6%/năm (Theo Triển vọng kinh tế toàn cầu (Global Economic Outlook) cập nhật tháng 04 năm 2019 của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF)

Hình 3.2 Biểu đồ tăng trưởng thực GDP và giá trị xây dựng toàn cầu

(Nguồn: CIV, IMF) Xét trên quy mô toàn cầu, tăng trưởng năng suất lao động trong xây dựng chỉ đạt trung bình 1% mỗi năm trong suốt hai thập kỷ qua, so với mức tăng 2,8% của toàn bộ nền kinh tế thế giới và 3,6% trong lĩnh vực sản xuất Đối với một số các quốc gia được phân tích, trong mười năm qua, chưa đến một phần tư các công ty xây dựng có mức tăng trưởng phù hợp với mức tăng trưởng năng suất của các nền kinh tế nói chung Có một sự thật là những công ty nhỏ hơn với năng suất thấp, và nhiều dự án xây dựng phải chịu áp lực lớn về chi phí và thời gian.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin ngày càng trở thành một xu thế tất yếu của các công ty xây dựng trên thế giới Trong đó, công nghệ nổi bật nhất hiện nay là hệ thống BIM (Building Information Modeling), có thể hỗ trợ doanh nghiệp kiểm soát tất cả các khâu trong quá trình xây dựng và tối ưu hiệu quả thời gian và chi phí xây dựng Ngoài ra, để đạt được hiệu suất cao nhất ở các nước phát triển còn tích hợp thêm những thành phần khác để tạo nên mô hình quản lý LEAN – BIM – Prefarication & Modularization (Tiết giảm – BIM – Tiền chế).

3 1.2 Thống kê năng suất lao động tại Việt Nam

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của ngành Xây dựng, NSLĐ trong thi công xây dựng đã có những cải thiện nhưng nhìn chung vẫn còn rất thấp so với nhiều lĩnh vực kinh tế khác trong nhóm công nghiệp - xây dựng Số liệu Niên giám thống kê năm 2015 [1] cho thấy, NSLĐ của ngành Xây dựng trong giai đoạn 2010-2015 tương đối thấp, xếp ở vị trí 15 trong

20 ngành kinh tế so sánh (Bảng 3.1 Năng suất lao động xã hội theo giá hiện hành của các ngành kinh tế - Xem Phụ lục 4)

Với cách tính hiện hành thì thực chất đây chính là NSLĐ của lĩnh vực xây lắp, các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác do ngành Xây dựng quản lý như: sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí xây dựng, tư vấn xây dựng; đang được tính là thành phần trong các ngành như: công nghiệp chế biến, chế tạo; hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ (Cụ thể xem Bảng 3.1 – Phụ lục 4) Qua đó thể thấy NSLĐ ngành Xây dựng tương đối thấp Tuy nhiên, mức tăng NSLĐ đã có chuyển biến tích cực, tốc độ tăng bình quân xấp xỉ 10% /năm

Bảng 3.2 Tổng hợp năng suất lao động trong các lĩnh vực của ngành

Xây dựng Đơn vị tính: triệu đồng/người

Sản xuất vật liệu XD 38 25 67 56 66 75,9

3.1.3 Thống kê năng suất lao động tại thành phố Hải Phòng

Hải Phòng là một trung tâm kinh tế của miền Bắc nói riêng và của Việt Nam nói chung Dưới thời Pháp thuộc, Hải Phòng là thành phố cấp 1, ngang hàng với Sài Gòn và Hà Nội Người Pháp đã từng đề xuất xây dựng Hải Phòng thành “thủ đô kinh tế” của Đông Dương Ngày nay, Hải Phòng là một trong những trung tâm kinh tế quan trọng nhất của Việt Nam

Bảng 3.3 GDP phân theo ngành kinh tế của Hải Phòng Đơn vị: Tỷ đồng

(Nguồn: Cục Thống kê thành phố Hải Phòng, http://thongkehaiphong.gov.vn) Trong những năm qua, môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh được cải thiện mạnh mẽ, việc huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển đạt mức cao nhất từ trước tới nay Cơ cấu vốn đầu tư chuyển mạnh theo hướng xã hội hóa.

Có thể thấy trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng GDP của Hải Phòng tăng liên tục và khá ổn định Cơ cấu ngành kinh tế đã có sự thay đổi theo hướng tích cực Tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm nhanh, tỷ trọng công nghiệp tăng nhanh Cho đến nay, đóng góp vào tăng trưởng của 2 ngành Công nghiệp và Dịch vụ chiếm khoảng 90% tăng trưởng của toàn ngành kinh tế Trong bức tranh tổng thể kinh tế xã hội của thành phố Hải Phòng cho thấy ngành công nghiệp đã được điều chỉnh cơ cấu, phát triển theo hướng công nghiệp công nghệ cao, thân thiện môi trường, với chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng bình quân 20,64%/năm, gấp 2,12 lần giai đoạn 2010 -

2015 và hơn hai lần tốc độ tăng chung của cả nước Chỉ số phát triển sản xuất (PTSX) công nghiệp (IIP) tháng 10/2020 ước tăng 8,31% so với tháng trước và tăng 16,65% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 19,94% so với cùng kỳ; khai khoáng giảm 2,75%; sản xuất và phân phối điện giảm 25,02%; cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải giảm 4,87%;

Hình 3.3 Biểu đồ chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp 10 tháng các năm so với cùng kỳ (Nguồn: Cục Thống kê thành phố Hải Phòng, http://thongkehaiphong.gov.vn).

Tính chung 10 tháng đầu năm 2020, chỉ số PTSX toàn ngành công nghiệp thành phố ước tăng 14,18% so với cùng kỳ Trong các ngành công nghiệp cấp I, ngành chế biến, chế tạo tăng 15,72%, đóng góp 14,39 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ba ngành có chỉ số giảm là ngành khai khoáng giảm 28,93%, và ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải giảm 4,78% cùng tác động làm giảm lần lượt 0,07- 0,09 và 0,05 điểm phần trăm vào mức tăng chung.

* Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 10 tháng/2020 ước tính giảm 8,88% so với cùng kỳ năm trước, trong đó một số ngành có chỉ số tiêu thụ giảm mạnh như: sản xuất hàng may sẵn (trừ trang phục) giảm 56,07%; sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng và thạch cao giảm 29,24%; sản xuất xe có động cơ giảm 20% Một số ngành có chỉ số tiêu thụ giảm một con số như: sản xuất xi măng, vôi, thạch cao giảm 8,64%; sản xuất đồ uống giảm 7,42%

* Một số sản phẩm tăng thấp hoặc giảm so với cùng kỳ: sắt thép các loại tăng 2,41%; xi măng Portland đen giảm 7,95%

Ngành xây dựng tại Hải Phòng cũng giới hạn trong các lĩnh vực thi công xây dựng, cung ứng, lắp đặt thiết bị công trình để cải tạo, sửa chữa, xây mới các loại công trình xây dựng Nhìn chung, NSLĐ ngành xây dựng tại HảiPhòng đã đạt được một số thành tựu đáng kể, NSLĐ của người Hải Phòng cũng được cải thiện rõ nét, năm 2020 ước đạt 254,99 triệu đồng/lao động, gấp2,05 lần bình quân chung cả nước (năm 2020).

Đo lường năng suất lao động trong thi công xây dựng tại Hải Phòng

3 2.1 Đặc điểm các công trường xây dựng tại Hải Phòng

Công trường xây dựng tại Hải Phòng có nhiều điểm đặc trưng của các công trường xây dựng tại Việt Nam hiện nay Cụ thể như sau:

- Tại các công trường xây dựng Hải Phòng hiện nay, mức độ cơ giới hoá, tự động hoá chưa cao, chủ yếu áp dụng trong khâu vận chuyển vật liệu, lắp dựng cấu kiện Số lượng máy xây dựng còn ít, trong đó chủ yếu là máy cũ đã qua sử dụng Do việc sử dụng máy cũ nên thường xảy ra hỏng hóc, làm gián đoạn hoạt động sản xuất thi công và ảnh hưởng tới năng suất làm việc

- Nhân lực là nguồn lực sản xuất chiếm ưu thế, phần lớn công việc thi công xây lắp vẫn phải làm thủ công, do đó năng suất xây dựng chủ yếu phụ thuộc vào tay nghề, kỹ năng làm việc, sự nỗ lực của người công nhân và hiệu suất làm việc của họ Công nhân xây dựng hiện nay làm việc có tính thời vụ, chưa được đào tạo bài bản, thiếu chuyên môn và chưa đáp ứng được những yêu cầu về tính chuyên nghiệp trên công trường

- Việc áp dụng các mô hình quản lý xây dựng mới như mô hình thông tin công trình BIM, xây dựng tinh gọn Lean Construction,… trong quản lý, điều hành các dự án xây dựng của các nhà thầu ở nước ta còn hạn chế Tại Hải Phòng, mới chỉ một số ít nhà thầu lớn, uy tín áp dụng, phần lớn các nhà thầu vừa và nhỏ chưa tiếp cận và áp dụng các mô hình xây dựng mới này.

- Tại nhiều công trường, đặc biệt là các công trường xây dựng vừa và nhỏ, việc phân công nhiệm vụ chuyên môn hóa cho đội ngũ kỹ sư công trường thực hiện chưa tốt, thậm chí chưa được triển khai, một người kỹ sư thường cùng lúc phải phụ trách nhiều nhiệm vụ: kỹ thuật, an toàn lao động, khối lượng,… đặc biệt chưa có kỹ sư chuyên trách vấn đề NSLĐ.

- Vấn đề quản lý an toàn lao động trong quá trình thi công công trình của nhiều nhà thầu còn yếu kém, sơ sài, lỏng lẻo Công tác giám sát án toàn lao động còn lơ là, điều kiện trang bị dụng cụ, thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân làm việc còn nhiều thiếu thốn, đơn giản, người lao động còn chủ quan chưa tự ý thức bảo vệ mình

- Điều kiện ăn ở và sinh hoạt của công nhân tại nhiều công trường xây dựng, ngay cả các công trường xây dựng ở các đô thị lớn còn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn, chật chội, tạm bợ, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, thể lực và động lực nâng cao năng suất làm việc của công nhân.

- Thời tiết, khí hậu cũng là một vấn đề đáng quan tâm đối với các dự án xây dựng, yếu tố này ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của công nhân, đặc biệt những lúc công nhân đang trực tiếp thi công Khí hậu Hải Phòng mang đặc trưng của khí hậu miền Bắc, có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa và nửa cuối mùa đông đất ẩm ướt, mùa hạ nóng và mưa nhiều Quá trình từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành công trình bàn giao và đưa vào sử dụng thường kéo dài, phụ thuộc quy mô và tính chất phức tạp về kỹ thuật của từng công trình Các công việc chủ yếu diễn ra ngoài trời chịu tác động rất lớn của các nhân tố môi trường xấu như mưa, nắng, lũ, lụt đòi hỏi các nhà xây dựng phải giám sát chặt chẽ những biến động này để hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng xấu của nó đến nhân công và hiệu suất làm việc của họ.

3 2 2 Phương pháp đo lường năng suất lao động

Năng suất (NS) là thước đo hiệu quả của một hoạt động vì vậy nó có ý nghĩa then chốt để đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp Việc đo lường năng suất sẽ cung cấp một cơ sở dữ liệu cho tổ chức để lập mục tiêu và giám sát việc thực hiện, giúp cho việc bộc lộ những khu vực có vấn đề và đánh giá được hiệu quả các hoạt động kinh tế, căn cứ trên kết quả đánh giá lên được các kế hoạch cải tiến và cải tổ tổ chức.

Theo khái niệm của tổ chức lao động thế giới ILO & Office (2001), NSLĐ là tỷ lệ giữa lượng đầu ra trên đầu vào, trong đó đầu ra được tính bằng GDP (tổng sản phẩm quốc nội) hoặc GVA (Tổng giá trị gia tăng - Gross Value Added), đầu vào thường được tính bằng: giờ công lao động, lực lượng lao động và số lượng lao động đang làm việc NSLĐ của một quốc gia trước hết phụ thuộc vào mức độ hiệu quả sử dụng lao động kết hợp với các yếu tố sản xuất khác, như máy móc và công nghệ, và lượng máy móc và công nghệ là một người lao động của quốc gia đó được sử dụng.

Năng suất lao động được tính theo công thức sau:

Năng suất lao động = Giá trị gia tăng (hoặc GDP)/Số lượng lao động

Theo hướng dẫn về đo lường năng suất của ILO & Office (2001), NSLĐ dựa trên giá trị gia tăng là thông số phổ biến nhất để tính toán NSLĐ. NSLĐ dựa trên giá trị gia tăng là một chỉ số gián tiếp tốt thể hiện mức độ phát triển của nền kinh tế của một quốc gia Khi phân tích các thị trường lao động, chỉ số này thường được ưa chuộng hơn chỉ số về GDP trên đầu người (GDP trên đầu người được tính bằng tổng GDP chia cho tổng số dân bao gồm cả trẻ em và người hưởng lương hưu) NSLĐ là một thông số quan trọng làm cơ sở để xác định mức lương.

* Các phương pháp đo lường và đánh giá năng suất lao động trong thi công xây dựng

Phương pháp này được sử dụng chủ yếu để đo năng suất ở mức hoạt động (NSLĐ) và giá trị thấp hơn cho thấy hiệu quả năng suất tốt hơn Khi được đo bằng phương pháp này, NSLĐ thường mô tả hiệu quả lao động được kết hợp với các yếu tố sản xuất khác, một đầu mối có thể rất hữu ích cho việc lập kế hoạch và tiến độ thi công Nếu năng suất được báo cáo là giờ làm việc trên mỗi đơn vị khối lượng công tác, kỹ sư chi phí có thể dễ dàng xác định chi phí dự án bằng cách nhân năng suất với khối lượng ước tính và mức lương Phương pháp đo lường này có nhược điểm là rất đơn giản và không thể mô tả thực tế trên công trường do không tính đến bất kỳ yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt động của công trường Phương pháp này có thể hữu ích cho việc ước lượng NSLĐ, nhưng không thể xác định năng suất làm việc của nhân viên tổ chức và nhân viên ngoài công trường, nhân viên quản lý (không thể xác định được đầu vào và đầu ra của công việc), cũng như không cho năng suất ở cấp độ công ty.

NSLĐ = Lượng sản phẩm/Lượng tài nguyên sử dụng (Ouput/Input)

+ NSLĐ = Lượng sản phẩm/(Vật tư + nhân công + máy thi công)

+ NSLĐ = Lượng sản phẩm/Chi phí nhân công

+ NSLĐ = Lượng sản phẩm/Giờ công lao động

+ Bảng câu hỏi/Phỏng vấn

* Phương pháp lấy mẫu công việc Work Sampling:

Work Sampling (WS) là phương pháp đo lường NSLĐ theo thời gian nhằm đánh giá tiến trình công việc WS được dùng để đánh giá nhằm cải thiện tiến trình thực hiện công việc, từ đó gia tăng hiệu quả công việc Phương pháp này dựa vào nguyên tắc thống kê để đánh giá tỷ lệ thời gian hữu ích nhằm tạo ra sản phẩm.

Số liệu thu thập theo quy trình dựa trên quy luật của lý thuyết xác suất Một mẫu được lấy ra từ đám đông một cách ngẫu nhiên thì sẽ có cùng một số đặc điểm hay tất cả các đặc điểm của đám đông ấy Phải biết trước các thông số thời gian, số lượng công nhân và dạng công việc để xác định kích thước của mẫu Phương pháp WS được thực hiện cho những công việc quan trọng

Những yếu tố quan trọng cần xác định: Phải xác định rõ ràng mục đích của cuộc khảo sát; Kinh nghiệm của người quan sát; Mức độ phức tạp của công việc; Nhận thức của người công nhân.

* Các phương pháp lấy mẫu:

- Phương pháp tổng thể: Xem như đám đông là tất cả công nhân ở công trường và lấy mẫu toàn bộ, có thể lấy được mẫu lớn trong một khoảng thời gian ngắn Phương pháp này cung cấp cho người phụ trách một cái nhìn tổng thể về hiệu quả quản lý công việc.

Xác định các nhân tố ảnh hưởng tới năng suất lao động trong thi công xây dựng tại Hải Phòng .77 1 Đối tượng điều tra khảo sát 77

công xây dựng tại Hải Phòng

3 3.1 Đối tượng điều tra khảo sát

Cơ cấu đối tượng khảo sát được mô tả qua sơ đồ:

Biểu đồ 3.1 - Cơ cấu tham gia đối tượng khảo sát Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, một trong những giai đoạn quan trọng nhất là thu thập dữ liệu chính xác, tổng số phiếu khảo sát được gửi đi là 300 phiếu, số phiếu tác giả nhận lại hợp lệ là 267 phiếu, lớn hơn kích thước mẫu cần thiết, do đó, số liệu thu được yêu cầu chất lượng Đối tượng được điều tra, phỏng vấn bao gồm: những công nhân xây dựng (95 phiếu); nhà thầu thi công (42 phiếu); quản lý Nhà nước về hoạt động xây dựng (28 phiếu); chủ đầu tư (21 phiếu); các nhà thầu tư vấn khác (khảo sát, thiết kế, lập dự toán…) (81 phiếu)

Sự tham gia trả lời của công nhân xây dựng (36%) và các nhà thầu tư vấn (30%) chiếm tỉ lệ nhiều nhất, đảm bảo độ tin cậy trong xác định các nhân tố ảnh hưởng NSLĐ trong thi công xây dựng công trình

Phân loại theo số năm kinh nghiệm:

Biểu đồ 3.2 - Phân loại người trả lời theo số năm kinh nghiệm

Kinh nghiệm công tác đóng vai trò rất quan trọng trong việc khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến NSLĐ Những hiểu biết và kinh nghiệm của họ trong quá trình làm việc sẽ có những nhìn nhận, đánh giá khách quan và đúng đắn về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến NSLĐ Trong nghiên cứu này, kết quả thống kê cho thấy, người trả lời chủ yếu là người có kinh nghiệm làm việc 5 - 10 năm, chiếm 57%, người có kinh nghiệm làm việc trên 10 năm chiếm 31% Nghiên cứu sinh tập trung điều tra những người có kinh nghiệm từ 5 năm trở lên để đảm bảo người được điều tra có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết thực tế xác định đúng các nhân tố cần thiết.

3 3.2 Phương pháp điều tra khảo sát

Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp chỉ số quan trọng tương đối (The Relative Importance Index (RII) để đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến NSLĐ trong quá trình thi công xây dựng công trình đối dựa trên kết quả của một cuộc khảo sát thu thập tất cả các số liệu cần thiết

Phương pháp RII sử dụng một thang đo thứ tự từ 1 đến 5 để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố (1- Không ảnh hưởng; 2- Ảnh hưởng thấp; 3- Ảnh hưởng trung bình; 4- Ảnh hưởng lớn; 5- Ảnh hưởng rất lớn) Để phân tích mức độ ảnh hưởng, phương pháp RII sử dụng phương trình sau (Cheung, 2004; Iyer and Jha, 2005; Ugwu and Haupt, 2007):

- RII: Mức độ ảnh hưởng của nhân tố đang xét đến hiện tượng nghiên cứu;

- Wi: Đánh giá mức độ ảnh hưởng theo thang đo thứ tự từ 1 đến 5 của người khảo sát;

- Xi: Số lượng người khảo sát lựa chọn thang đo thứ i ;

- i : Thang đo thứ tự từ 1 đến 5

Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố được thể hiện thông qua thang đo như sau:

1.8 ≤ RII < 2.6: Mức độ ảnh hưởng thấp;

2.6 ≤ RII < 3.4: Mức độ ảnh hưởng trung bình;

3.4 ≤RII

Ngày đăng: 11/04/2024, 11:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w