1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển đô thị bền vững

6 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát triển đô thị bền vững: Các nguyên tắc và mục đích
Tác giả Pgs.ts. Nguyễn Minh Hòa
Trường học Đại học KHXH&NV TP.HCM
Chuyên ngành Phát triển đô thị
Thể loại Bài viết
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 169,38 KB
File đính kèm Phát triển đô thị bền vững.rar (163 KB)

Nội dung

Trên thực tế khái niệm “phát triển đô thị bền vững” rất đa dạng vì nó được đề cập đến các chiều kích khác nhau. Về quản lý hành chính đô thị, người ta nhấn mạnh đến mố quan hệ giữa cơ quan công quyền và người dân, về môi trường thì nhấn mạnh đến thá độ ứng xử của thế hệ hiện tại trong việc khai thác tài nguyên để dành lại cho các thế hệ mai sau. Hơn thế nữa, ở mỗi quốc gia tùy theo từng đặc điểm chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội ở mỗi giai đoạn để đưa ra những định nghĩa cũng như các tiêu chí riêng của mình. Chúng ta rất khó để đưa ra được một định nghĩa hay hệ khái niệm được coi là thống nhất về phát triển đô thị bền vững vì bản chất đa dạng và đa chiều của đối tượng nghiên cứu. Trong bài viết này tôi chỉ có ý định đưa ra các nguyên tắc chung và mục đích cần hướng tới của phát triển đô thị bền vững (PTĐTBV) mà thôi, trong một vài trường hợp nó có thể trùng với nội dung của tiêu chí (index) của PTĐTBV, ít nhất những ý tưởng này phù hợp với bối cảnh của các đô thị Việt Nam, tuy nhiên cũng cần nói rõ thêm là các nguyên tắc này nghiêng về khía cạnh xã hội nhiều hơn

Trang 1

PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG:

CÁC NGUYÊN TẮC VÀ MỤC ĐÍCH

PGS.TS Nguyễn Minh Hòa

Đại học KHXH&NV TP.HCM

Cũng như nhiều khái niệm khác, khái niệm “phát triển bền vững” (sustainable development) đang được coi là một “ngôn ngữ thời trang” (fashion language) Bối cảnh phát sinh cũng như nội hàm nguyên thủy của khái niệm này là xuất xứ từ môi trường tự nhiên, nhưng sau đó do nhiều lý do khác nhau mà người ta ghép nó với nhiều cụm từ khác như “phát triển dân số bền vững”, “gia đình bền vững”, “kinh tế bền vững”, “văn hóa bền vững”, thậm chí là “tình dục bền vững” Nói tóm lại là tất cả những cụm từ nào

có thể ghép được với cụm từ bền vững là được tung ra trên báo chí, phát biểu trên diễn đàn, trong không ít trường hợp chúng chả ăn nhằm gì với nhau cả

Trên thực tế khái niệm “phát triển đô thị bền vững” rất đa dạng vì nó được đề cập đến các chiều kích khác nhau Về quản lý hành chính đô thị, người ta nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa cơ quan công quyền và người dân, về môi trường thì nhấn mạnh đến thái

độ ứng xử của thế hệ hiện tại trong việc khai thác tài nguyên để dành lại cho các thế hệ mai sau Hơn thế nữa, ở mỗi quốc gia tùy theo từng đặc điểm chính trị, kinh tế, văn hóa

và xã hội ở mỗi giai đoạn để đưa ra những định nghĩa cũng như các tiêu chí riêng của mình Chúng ta rất khó để đưa ra được một định nghĩa hay hệ khái niệm được coi là thống nhất về phát triển đô thị bền vững vì bản chất đa dạng và đa chiều của đối tượng nghiên cứu Trong bài viết này tôi chỉ có ý định đưa ra các nguyên tắc chung và mục đích cần hướng tới của phát triển đô thị bền vững (PTĐTBV) mà thôi, trong một vài trường hợp nó có thể trùng với nội dung của tiêu chí (index) của PTĐTBV, ít nhất những ý tưởng này phù hợp với bối cảnh của các đô thị Việt Nam, tuy nhiên cũng cần nói rõ thêm là các nguyên tắc này nghiêng về khía cạnh xã hội nhiều hơn

1 Lấy con người làm trung tâm của sự phát triển

Ai đó có thể nói phát triển nào mà không phải vì con người, huống hồ là phát triển

đô thị Nhưng thực tế không phải vậy, trong thời phong kiến người ta xây cả một thành phố, một cung điện vì một ông vua, một mỹ nữ, ngày nay điều đó không phải là đã hết Nhiều kiến trúc sư thiết kế đồ án chỉ với mục đích tìm kiếm giải thưởng không cần biết đến hệ quả của nó ra sao Nhiều nhà đầu tư làm náo loạn một vùng quê yên tĩnh chỉ vì muốn đánh bóng tên tuổi của mình bằng việc tuyên bố sẽ xây dựng một khu đô thị mới đón các mỹ nhân quốc tế Việc phát triển hẳn cả một thành phố, một khu công nghiệp đôi khi chỉ vì một ý đồ chính trị của một nhóm người cần chứng minh một điều gì đó hoặc chạy theo thành tích Việc mở một con đường hay nắn lại cả một khu phố vì nơi đó có nhà mình, anh em bà con là chuyện không lạ Ở đất nước chúng ta, có nhiều vị lãnh đạo muốn để lại dấu ấn lịch sử đã ra những quyết định phát triển hết sức lạ lùng và có phần bất thường Thêm vào đó nữa là những áp phe, những khoản tiền đi dưới gầm bàn có thể làm xuất hiện những công trình tai hại cho người dân mà hậu quả và tai tiếng xấu của nó còn hành hạ các thế hệ mai sau Những hiện tượng tham nhũng trong các dự án phát triển, các công trình xây dựng đường xá của PMU 18, các công trình kỹ thuật hạ tầng, nhà ở tại

Trang 2

thành phố Hồ Chí Minh và một vài công trình xây dựng nhân dịp 1.000 năm Thăng Long

rõ ràng cho thấy họ quan tâm đến phát triển cho chính họ hơn là cho cộng đồng

2 Cân đối giữa mục tiêu phát triển kinh tế và môi trường tự nhiên

Các thành phố hiện đại là môi trường nhân tạo cao, con người tạo ra quá nhiều thứ phi tự nhiên Mỗi thành phố hiện đại và hoành tráng hơn ở nơi này chính là là kết quả của

sự tước đoạt tài nguyên ở nơi khác mang đến, có khi là ở các quốc gia khác và sau khi lấy

đi hết giá trị sử dụng cần thiết từ gỗ, dầu mỏ, than đá, thì phần còn lại mà người ta thải ra khói bụi, rác thải công nghiệp, nước bẩn mà người được thừa hưởng nó chủ yếu là người dân sống ở vùng ngoại thành của một thành phố

Các nhà chính trị và các nhà kinh tế thường đưa ra quan điểm “tăng trưởng trước, dọn dẹp sau” hay là “phải tạo ra cái bánh to trước khi nói đến chia phần” Quan niệm tăng trưởng bằng mọi giá này đã giết chết các con sông, khắp nơi từ thành phố tới nông thôn tràn ngập rác thải, không khí nồng nặc khói bụi,…

Các nhà khoa học Canada xây dựng nên lý thuyết có tên là “foot step” để ví sự lan tỏa của đô thị đồng nghĩa với những bước chân tàn phá thiên nhiên Đổi lại sự hoành tráng của đô thị là sự tàn tạ và héo mòn của bà mẹ “thiên nhiên vĩ đại” Chính vì thế mà một trong số các nguyên tắc quan trọng nhất được nêu ra cho phát triển bền vững là “thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không phương hại đến khả năng đáp ứng cho các thế

hệ tương lai”

3 Cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội

Cuộc khủng hoảng tài chính 1-7-1997 làm cho một loạt các nước Châu Á bị tụt lùi mất khoảng 5-7 năm Phản ứng dây chuyền này bắt đầu từ Thái Lan, sau đó là Indonesia, Singapore, Hàn Quốc Thái lan đã vay tiền của ODA, IMF, của Mỹ nhằm tập trung phát triển các dự án hạ tầng kỹ thuật khổng lồ, hàng trăm tòa cao ốc mọc lên ở trung tâm thành phố với kỳ vọng sẽ kiếm lời từ việc cho thuê văn phòng, nhà ở, nhưng điều mong ước này không trở thành hiện thực mà đưa đến thảm họa, do đến kỳ trả nợ mà các công trình chưa đưa vào khai thác hoặc khai thác không hiệu quả Đây là một ví dụ cho việc mất cân đối giữa phát triển kinh tế và xã hội Việt Nam là một quốc gia nghèo nhưng tiền vay nợ cũng đến gần 30 tỷ USD, tính ra mỗi đầu người dân từ già đến trẻ phải nợ nước ngoài hơn 300 USD Một ví dụ rất điển hình là chúng ta đang sử dụng vốn ODA chưa thật hiệu quả, rất nhiều các dự án lớn vay tiền của WB nhưng hiệu quả kém mà không biết đến bao giờ mới trả nợ được

Người ta còn đưa rất nhiều ví dụ khác nữa như duy kinh tế coi nhẹ văn hóa và xã hội đưa đến khoảng cách giàu nghèo, xung đột xã hội, mâu thuẫn tôn giáo ngày một gia tăng do chỉ tập trung sự quan tâm vào “tăng trưởng, tăng trưởng và tăng trưởng”

4 Phát triển hài hòa giữa con người với công nghệ –kỹ thuật

Công nghệ-kỹ thuật là sản phẩm của con người tạo ra, nhưng có một xu hướng thực tế là con người ngày càng trở thành nô lệ của công nghệ –kỹ thuật, con người không chỉ phụ thuộc vào nó ngày càng nhiều mà sùng bái nó, tôn thờ nó và sợ hãi nó Công nghệ và kỹ thuật mang lại cho chúng ta nhiều điều, nhưng cũng mang lại thật nhiều điều phiền toái Một trong số những ví dụ được nhắc đến nhiều nhất là đường cao tốc chính là thủ phạm của việc chia rẽ và cô lập các cộng đồng cho dù họ không sống ở các hòn đảo giữa biển khơi Điện thoại làm cho thông tin nhanh hơn, nhưng quan hệ của con người lại lỏng lẻo hơn, công nghệ thực phẩm tạo ra các loại thức ăn nhanh làm cho chúng ta tiết kiệm thời gian nhưng bữa cơm gia đình dường như biên mất Computer giúp ta làm cho

Trang 3

thế giới nhỏ lại, nhưng chính nó cũng làm cho cuộc sống tẻ nhạt hơn Không phải vô lý khi một số nước có những ngày qui ước “không điện thoại”, “không ti vi”, và phong trào

“chạy trốn đô thị” ngày một mạnh mẽ hơn Các nhà điện ảnh Holywood đã tạo ra những

bộ phim nói về sự nhỏ bé của con người trước chính các robot do mình tạo ra như là một lời cảnh báo có ý nghĩa Mặt trái của công nghệ - kỹ thuật hiện đại ngày càng bộc lộ làm cho chúng ta phải suy nghĩ và thận trọng hơn trong việc sáng tạo và sử dụng công

nghệ-kỹ thuật trong cuộc sống Thông điệp của phát triển đô thị bền vững ở đây là “công nghệ – kỹ thuật tiên tiến chỉ là công cụ hỗ trợ chứ không phải là biến con người thành nô lệ”

5 Đảm bảo phát triển đa văn hóa và đời sống đạo đức, tinh thần của các nhóm người khác biệt nhau, đặc biệt với nhóm người dễ tổn thương tại các thành phố

Hầu như tất cả các thành phố lớn đều mang màu sắc của đa văn hóa Đây là điểm được coi là quan trọng nhất và đặc điểm lớn nhất của đô thị hiện đại Điều này đặc biệt có

ý nghĩa trong thời đại toàn cầu hóa Bất cứ một thành phố nào cũng có sự đa dạng và khác biệt về tôn giáo, dân tộc, quan điểm chính trị, phong tục tập quán, thói quen văn hóa Nếu người cầm quyền không đảm bảo được quyền phát triển đa văn hóa thì nhất định sẽ xảy ra xung đột Các cuộc chiến tranh mang màu sắc tôn giáo hiện nay trước hết

và chủ yếu là từ nguyên nhân kỳ thị văn hóa hơn là nguyên nhân kinh tế

Trong khi ra một chính sách nhà cầm quyền thường hay hướng đến nhóm xã hội (dân tộc, tôn giáo) có số lượng đông đảo nhất, và đó chính là sự bắt đầu không cố ý dẫn đến các cuộc xung đột giữa các nhóm với nhau hoặc các nhóm dân chúng với chính quyền Cuộc nổi dậy của người nhập cư ở Pháp kéo dài trong 3 tuần trong tháng 11 năm

2005 với 9.000 xe hơi bị đốt là một ví dụ điển hình cho trường hợp này

Việc đảm bảo cho tất cả mọi thành viên trong một đô thị bất kể nguồn gốc, thành phần khác nhau được hưởng sự bình đẳng về văn hóa, được quyền tự do sáng tạo và hưởng thụ các giá trị vật chất và văn hóa tinh thần là một đòi hỏi chính đáng và quan trọng trong một thành phố được coi là phát triển bền vững

Trong bất cứ thành phố nào cũng có những người thuộc nhóm dễ bị tổn thương

Họ là những người tật nguyền, người lang thang cơ nhỡ, vô gia cư, trẻ em đường phố, người già không nơi nương tựa, họ là những người sống chật vật trong những thành phố đắt đỏ và đầy rủi ro Do vậy, phát triển đô thị không thể đặt họ ra ngoài lề phát triển, những người tật nguyền cần được tạo điều kiện để hòa nhập một cách bình thường vào xã hội thông qua quy hoạch và thiết kế đô thị

6 Đảm bảo an ninh, hòa bình, trật tự và ổn định xã hội

Cuộc sống của người dân thành phố chỉ thật sự có ý nghĩa khi mà họ được sống trong một xã hội có an ninh, hòa bình và trật tự Một thành phố giàu có, đầy ắp hàng hóa, đầy đủ tiện nghi nhưng con người luôn cảm thấy bất an, tính mạng bị đe dọa, rủi ro cao, cuộc sống bấp bênh thì đó không thể gọi là thành phố phát triển bền vững dưới bất kỳ khía cạnh nào

Thành phố bền vững phải có trật tự kỷ cương xã hội, tinh thần thượng tôn pháp luật được đề cao Con người sống một cách lành mạnh không chỉ về thể chất mà còn về tinh thần, mọi công dân được đảm bảo về tính mạng và tự do hoạt động trong một thành phố thanh bình

7 Đảm bảo sự tham gia dân chủ của người dân trong tiến trình phát triển

đô thị

Trang 4

Một thành phố muốn phát triển bền vững thì phải được người dân ủng hộ, và chung tay đóng góp ở các lĩnh vực và cấp độ khác nhau Nếu người dân thờ ơ hay quay lưng lại với phát triển thành phố thì sự nghiệp phát triển đô thị không thành công Công cuộc phát triển đô thị phải có sự đóng góp và chia sẻ của tất cả mọi người từ ngài thị trưởng đến người đạp xich lô, người bán hàng rong Tuy nhiên, để cho việc “đồng tham gia” thành công phải có cơ chế rõ ràng và các điều kiện đảm bảo cho cơ chế ấy vận hành

về mặt pháp lý, diễn đàn, cơ sở vật chất Những chương trình làm xanh thành phố, giảm ngập lụt, giảm tắc nghẽn giao thông, phòng chống tội phạm chỉ có hiệu quả khi mà người dân coi đó là công việc của mình chứ không phải của những nhà chính trị Các thành phố của xã hội dân sự càng làm gia tăng mức độ dân chủ đại diện sang dân chủ trực tiếp thông qua rất nhiều hình thức khác nhau như trực tiếp bầu thị trưởng, trực tiếp tham gia vào các đồ án quy hoạch, trực tiếp bàn thảo sử dụng ngân sách, tham gia diễn đàn dân chủ, tham gia trưng cầu dân ý,…

8 Công bằng xã hội trong đời sống kinh tế

Công bằng là một mục tiêu và tiêu chí quan trọng của PTĐTBV Trong một thành phố bất kỳ chắc chắn là có nhiều mức thu nhập khác nhau, hình thành nên các nhóm người giàu nghèo khác nhau Khoảng cách giàu nghèo ngày một mở rộng ra là điều tất yếu, nhưng trong một đô thị được coi là phát triển bền vững thì mọi người phải được bình đẳng trong khi tiếp cận đến các cơ hội như cơ hội giáo dục, thăng tiến, chăm sóc sức khỏe, tìm kiếm việc làm, cải thiện đời sống, cư trú, thụ hưởng các dịch vụ công ở mức tối thiểu Những người thuộc nhóm yếu thế hay “dễ tổn thương” như người già cô đơn, trẻ

em mồ côi, phụ nữ đơn thân đông con, người tật nguyền phải được quan tâm đúng mức Mọi người phải được bảo đảm đời sống tối thiểu bằng các loại quỹ phúc lợi xã hội để không bao giờ bị rơi tự do xuống đáy cùng xã hội trở thành tội phạm hay giải thoát bằng

tự tử

9 Đảm bảo phát triển hài hòa giữa các thế hệ

Trong một thành phố, nhất là những thành phố có nhiều tuổi sẽ có rất nhiều các thế hệ chung sống với nhau Không phải bao giờ và lúc nào mối quan hệ giữa các thế hệ cũng tốt đẹp Điều này đặc biệt có ý nghĩa với các thành phố chuyển đổi từ một xã hội nông nghiệp truyền thống sang xã hội hiện đại Các giá trị xã hội truyền thống và cổ truyền của thế hệ lớn tuổi rất dễ bị tổn thương với những giá trị xã hội hiện đại mà thế hệ trẻ tiếp thu được từ bên ngoài Một ví dụ điển hình và dễ thấy nhất là sự đổ vỡ khi chuyển

từ gia đình kép (nhiều thế hệ, đông con) sang kiểu gia đình hạt nhân ở Việt Nam trong những năm qua

10 Xây dựng và duy trì quan hệ cộng đồng ấm áp

Con người sống ngoài gia đình ra còn cộng đồng nơi cư trú và nói rộng ra hơn là cộng đồng cư dân toàn thành phố Quan hệ cộng đồng là tài sản vô giá của người Việt Nam mang từ xã hội nông nghiệp lúa nước vào đời sống hiện đại Vồn vã mỗi ngày khi gặp nhau, cùng chia sẻ khi gặp rủi ro, chạy ra đầu ngõ mua chịu một gói mì tôm, nghe mấy bà nội trợ gặp nhau nói cười rổn rảng chuyện chồng con, giản dị vậy thôi nhưng có

đi xa mới biết nó quí lắm Ở thành phố này có một khu ở rất hiện đại nhưng các kiến trúc

sư thiết kế theo tiêu chuẩn châu Âu nên không phù hợp với văn hóa Việt, khoảng cách giữa các nhà xa quá, không có các dịch vụ bình dân nên buổi tối vắng hiu hắt, thấy lạnh nhiều hơn ấm áp Mấy con hẻm tuy nhỏ, nhưng bước ra cửa là có thể được “cả thế giới”

từ cái đinh, sợi chỉ cho đến vô cùng tận Mạng lưới xã hội châu Á được dệt từ hàng triệu sợi tơ “quan hệ xã hội chằng chịt” còn mạng lưới xã hội châu Âu là một hệ thống vuông

Trang 5

vức được khớp nối bởi các bù long, đinh ốc của các định chế xã hội và luật pháp Các nhà văn hóa đô thị thường hay nhắc đến hai câu chuyện điển hình của sự cô đơn ở các nước phát triển là hình ảnh một người phụ nữ lớn tuổi ở thủ đô Vienne của Áo đứng ngay trên

lề đường với tấm bảng đeo trên ngực mang dòng chữ “làm ơn hãy nói chuyện với tôi” (talk to me, please) và một chàng trai người Úc có tên là Juan Mann, người khởi xướng cho phong trào “ôm miễn phí” (free hugs) Xuất phát từ chính trải nghiệm của bản thân, anh ta thấu hiểu nỗi cô đơn của con người trong xã hội phát triển, nhằm kêu gọi mọi người hãy tỏ tình thân ái bằng cách ôm lấy nhau cho dù là lạ hay quen Từ dòng chữ trên bìa cạc tông ngày ấy (2004) ngày nay đã trở thành một phong trào xã hội ở nước Úc, cho

dù lúc khởi đầu hầu hết mọi người cho Juan là kẻ tâm thần nặng

11 Phát triển không gian hợp lý

Quy hoạch đô thị thực chất là việc bố trí và phân bổ con người cùng với khối lượng vật chất đồ sộ trên một bề mặt không gian ba chiều Vai trò của việc phát triển không gian sống cực kỳ quan trọng Việc phân bổ này có thể làm cho thành phố phát triển bình thường hay bất bình thường, làm cho hoạt động sản xuất, sinh hoạt trở nên thăng bằng hay mất ổn định Việc quy hoạch và thiết kế đô thị chưa tốt đã làm cho TP HCM ngập nước không chỉ vào mùa mưa mà cả vào mùa khô Việc không tập trung phát triển giao thông cách đây hơn 15 năm đã để lại hậu quả nghiêm trọng là các công sở, trường học không muốn chuyển dịch ra bên ngoài khiến cho mật độ sống trong khu vực trung tâm thành phố ngày càng cao, phát triển kiểu nhà ống dọc theo trục đường khiến cho tai nạn giao thông trở nên khủng khiếp và ám ảnh những người sống sát trục lộ có thể

ra đi bất cứ lúc nào

12 Phát triển cân đối giữa đô thị và nông thôn

Năm 2006 ở Trung Quốc được gọi là năm “phát triển nông thôn”, suy cho cùng bài toán phát triển bền vững ở đô thị lại có nguồn gốc từ nông thôn Sự phát triển mạnh

mẽ ở nông thôn không chỉ hỗ trợ cho đô thị phát triển như cung cấp lương thực, thực phẩm, nhân lực, tiêu thụ sản phẩm công nghiệp do đô thị tạo ra mà còn làm giảm (hay tăng) áp lực lên đô thị Một khi nông thôn phát triển mạnh thì người nhập cư về thành phố giảm, lực lượng lao động thanh niên sẽ ở lại nông thôn, sự cân bằng trong phát triển giữa hai khu vực là bài toán rất quan trọng cho sự phát triển bền vững Chính phủ Việt Nam đang cố gắng phát triển “điện, đường, trường, trạm, chợ” ở các vùng sâu, vùng xa nhưng hiệu quả còn hạn chế do nhiều lý do khác nhau, có lẽ cần phải có những cú hích chiến lược mạnh mẽ hơn nữa giống như Trung Quốc đã miễn giảm hoàn toàn học phí cho

150 triệu học sinh sống ở các tỉnh nghèo từ năm 2006

Các nguyên tắc chung cho PTĐTBV là bao nhiêu thì đủ cho một thành phố để được coi là sống tốt? 12 hay nhiều hơn nữa? Điều đó tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và đặc biệt là văn hóa của mỗi quốc gia, vấn đề cốt tử là người dân cảm thấy sống dễ chịu, nói như GS Vũ Tân Châu, phó chủ tịch hiệp hội lịch sử kiến trúc toàn Trung Quốc khi đến thành phố Hồ Chí Minh rằng “thành phố sống tốt là thành phố mà sau mỗi ngày tan

sở gặp ai cũng thấy dễ mến và muốn chào”

Tài liệu tham khảo

1 Dự án quốc gia VIE/95/051 Tăng cường năng lực quản lý và quy hoạch đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh

Trang 6

2 Dự báo dân số thành phố Hồ Chí Minh đến 2025 Viện quy hoạch-kiến trúc

TP HCM 2005

3 Hoàng Như Tiếp Quan hệ giữa quy hoạch vùng lãnh thổ và quy hoạch xây dựng đô thị NXB Khoa Học Xã Hội 1978

4 Kỷ yếu hội thảo Quy hoạch không gian thành phố Hồ Chí Minh: thực trạng

và định hướng 10-2003

5 Nguyễn Minh Hòa, Vùng đô thị Châu Á và TP Hồ Chí Minh, NXB TP Hồ

Chí Minh, 2006

6 Nikken Skkei (Nhật Bản) và Viện Quy hoạch-Kiến trúc TP HCM Báo cáo nghiên cứu điều chỉnh qui hoạch chung TP HCM đến 2025 Báo cáo 4-2007

7 Trương Quang Thao Đô thị học- những khái niệm NXB Xây dựng Hà nội,

2003

Ngày đăng: 11/04/2024, 14:29

w