1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài Xây dựng bản đồ khu vực bảo tồn di tích – di sản phục vụ công tác quy hoạch phát triển đô thị bền vững thành phố huế

114 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây Dựng Bản Đồ Khu Vực Bảo Tồn Di Tích – Di Sản Phục Vụ Công Tác Quy Hoạch Phát Triển Đô Thị Bền Vững Thành Phố Huế
Thành phố Huế
Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 39,63 MB
File đính kèm Xây dựng bản đồ khu vực Bảo tồn Di tích – Di sản.rar (26 MB)

Cấu trúc

  • PHẦN 1.ĐẶT VẤN ĐỀ (0)
    • 1. Tính cấp thiết của đề tài (9)
    • 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài (10)
      • 2.1. Mục tiêu chung (10)
      • 2.2. Mục tiêu cụ thể (10)
    • 3. Yếu cầu đề tài (10)
    • 4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài (11)
  • PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU (0)
    • 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN (12)
      • 2.1.1. Tổng quan về bảo tồn di tích di sản (12)
        • 2.1.1.1. Khái niệm về di tích – Di sản (12)
        • 2.1.1.2. Khái niệm về bảo tồn di tích - di sản (12)
        • 2.1.1.3. Các loại di tích – di sản (12)
        • 2.1.1.4. Ý nghĩa của di tích – di sản (13)
      • 2.1.2. Tổng quan về quy hoạch và phát triển đô thị bền vững (14)
        • 2.1.2.1. Khái niệm về đô thị (14)
        • 2.1.2.2. Khái niệm về phát triển bền vững (16)
        • 2.1.2.3. Khái niệm về phát triển đô thị bền vững (17)
        • 2.1.2.4. Hệ thống các tiêu chí đánh giá phát triển đô thị bền vững [11] (17)
      • 2.1.3. Tổng quan về quy hoạch (20)
      • 2.1.4. Tổng quan về hệ thống thông tin địa lý (GIS) (21)
        • 2.1.4.1. Khái niệm về GIS (21)
        • 2.1.4.2. Thành phần của GIS (22)
        • 2.1.4.3. Chức năng của GIS (22)
        • 2.1.4.4. Giới thiệu về phần mềm ArcGIS (23)
    • 2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN (25)
      • 2.2.1.1. Thực tiễn phát triển đô thị di sản trên Thế giới (25)
      • 2.2.1.2. Thực tiễn về bảo tồn di tích di sản một số nước trên Thế giới (28)
      • 2.2.2. Thực tiễn phát triển các đô thị có tính chất đặc thù về di sản ở Việt Nam24 1. Khái quát lịch sử phát triển đô thị Việt Nam (32)
        • 2.2.2.2. Vai trò của các di sản, di tích trong các đô thị Việt Nam (34)
        • 2.2.2.3. Một số đô thị có yếu tố di sản đặc trưng nổi trội tại Việt Nam (35)
        • 2.2.2.4. Thực tiễn về bảo tồn di tích di sản ở Việt Nam (36)
      • 2.2.3. Thực tiễn công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản của đô thị Thừa Thiên Huế (37)
    • 2.3. MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI (42)
  • PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, PHẠM VI NGHIÊN CỨU, PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU (0)
    • 3.1. Đối tượng nghiên cứu (45)
    • 3.2. Phạm vi nghiên cứu (45)
    • 3.3. Nội dung nghiên cứu (45)
    • 3.4. Phương pháp nghiên cứu (45)
      • 3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu (45)
        • 3.4.1.1. Thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp (45)
        • 3.4.1.2. Phương pháp thu thập tài liệu, số liêu sơ cấp (46)
      • 3.4.2. Phương pháp ứng dụng GIS thành lập bản đồ (46)
  • PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (0)
    • 4.1. KHÁI QUÁT CHUNG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT THÀNH PHỐ HUẾ (50)
      • 4.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Huế (50)
        • 4.1.1.1. Điều kiện tự nhiên (50)
        • 4.1.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế-xã hội thành phố Huế (56)
      • 4.1.2. Tình hình sử dụng đất thành phố Huế (60)
        • 4.1.2.1. Hiện trạng sử dụng đất của thành phố Huế (0)
        • 4.1.2.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp (0)
        • 4.1.2.3. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp (0)
        • 4.1.2.4. Hiện trạng đất chưa sử dụng (0)
      • 4.1.3. Đánh giá chung điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và sử dụng đất của thành phố Huế (64)
        • 4.1.3.1. Thuận lợi (64)
        • 4.1.3.2. Khó khăn (65)
    • 4.2. THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ Ở THÀNH PHỐ HUẾ (66)
      • 4.2.1. Lịch sử hình thành và đặc điểm các di sản di tích thành phố Huế (66)
        • 4.2.1.1. Lịch sử hình thành (66)
        • 4.2.1.2. Đặc điểm các di sản di tích thành phố Huế (69)
      • 4.2.2. Thực trạng công tác quản lý, quy hoạch đô thị thành phố Huế (82)
        • 4.2.2.1. Thực trạng công tác xây dựng và quản lý quy hoạch đô thị ở huế (82)
        • 4.2.2.2. Thực trạng áp dụng các quy định quản lý quy hoạch đô thị thành phố Huế (87)
    • 4.3. XÂY DỰNG CÁC BẢN ĐỒ KHU VỰC BẢO TỒN DI TÍCH – DI SẢN PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG.80 1. Kết quả xây dựng dữ liệu không gian (90)
      • 4.3.1.1. Phân bố di tích di sản (90)
      • 4.3.1.2. Phân tích hiện trạng không gian phân bố các điểm di tích, di sản (91)
      • 4.3.1.3. Thực trạng mục đích sử dụng của các tòa kiến trúc (100)
      • 4.3.2. Kết quả xây dựng dữ liệu thuộc tính (102)
    • 4.4. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ HUẾ GẮN VỚI BẢO TỒN DI TÍCH- DI SẢN (103)
      • 4.4.1. Căn cứ đề xuất các giải pháp (103)
      • 4.4.2. Đề xuất các giải pháp phát triển bền vững đô thị thành phố Huế gắn với bảo tồn di tích- di sản (103)
        • 4.4.2.2. Giải pháp về phân khu bảo tồn (107)
        • 4.4.2.3. Đề xuất các giải pháp chung bảo tồn di tích – di sản gắn với quy hoạch phát triển đô thị bền vững thành phố Huế (0)
  • PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (0)
    • 5.1. Kết luận (110)
    • 5.2. Kiến nghị (110)

Nội dung

Một thành phố Huế có tính chất đô thị di sản nhưng vẫn phải nằm xu thế phát triển kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế, do đó phát triển đi đôi với việc bảo tồn các di sản di tích của cố đô. Việc xây dựng các bản đồ về các khu vực bảo tồn di tích, di sản của thành phố Huế có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc khoanh vùng bảo vệ các khu vực bảo tồn phục vụ cho quy hoạch và phát triển đô thị bền vững.

VẤN ĐỀ

Tính cấp thiết của đề tài

Trong xu thế đô thị hóa, toàn cầu hóa hiện nay vấn đề bảo tồn và phát huy di tích – di sản có ý nghĩa vô cùng quan trọng để gìn giữ và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc, hội nhập và phục vụ cho việc phát triển của các đô thị ở Việt Nam Nhận thức được tầm quan trọng của việc gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc, Đảng và Nhà nước ta đã có những quan điểm, đường lối, chủ trương nhằm bảo tồn những di tích – di sản ở các đô thị Trong “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII”, “Nghị quyết Đại hội IX” của Đảng khẳng định “Bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa dân tộc, các giá trị văn học, nghệ thuật, ngôn ngữ, chữ viết và thuần phong mỹ tục của các dân tộc; tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh; khai thác các kho tàng văn hóa cổ truyền Tiếp thu tinh hoa và góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa của nhân loại Đấu tranh chống sự xâm nhập của văn hóa độc hại” [7] Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh vấn đề bảo tồn phát huy di tích, di sản văn hóa dân tộc trong sự nghiệp phát triển văn hóa, nền tảng tinh thần xã hội : “Tiếp tục đầu tư cho việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng, kháng chiến, các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc, các giá trị văn hóa nghệ thuật, ngôn ngữ, thuần phong mỹ tục của cộng đồng các dân tộc Bảo tồn và phát huy văn hóa, văn nghệ dân gian Kết hợp hài hòa việc phát huy các di sản văn hóa với các hoạt động phát triển kinh tế du lịch” [8].

Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trong đó đã xác định mục tiêu “Đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh”và nhiệm vụ “Năm 2020, xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù và hoàn thiện bộ tiêu chí về thành phố trực thuộc Trung ương choThừa Thiên Huế trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế; là cơ sở để tiến hành các quy trình, thủ tục trình cấp có thẩm quyền về việc thành lập thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định” [3].Các tiêu chí nhận diện đô thị có tính chất đặc thù về văn hóa đặc sắc và di sản được nghiên cứu, đề xuất để lượng hóa là cần thiết cho Thừa Thiên Huế trong quá trình phát triển đô thị Thừa Thiên Huế theo định hướng “bảo tồn và phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế” tại Nghị quyết số 54-NQ/TW

[10] Một thành phố Huế có tính chất đô thị di sản nhưng vẫn phải nằm xu thế phát triển kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế, do đó phát triển đi đôi với việc bảo tồn các di sản di tích của cố đô Việc xây dựng các bản đồ về các khu vực bảo tồn di tích, di sản của thành phố Huế có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc khoanh vùng bảo vệ các khu vực bảo tồn phục vụ cho quy hoạch và phát triển đô thị bền vững thành phố Huế theo định hướng Nghị quyết số 54 của Trung ương là rất cần thiết.

Xuất phát từ thực tế đó và được sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Xây dựng bản đồ khu vực bảo tồn di tích – di sản phục vụ công tác quy hoạch phát triển đô thị bền vững Thành Phố Huế” là yêu cầu cần thiết và phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Xây dựng được các bản đồ khu vực bảo tồn di tích – di sản phục vụ công tác quy hoạch phát triển đô thị bền vững Tù đó, đề xuất được các giải pháp bảo tồn di tích – di sản gắn với quy hoạch phát triển đô thị bền vững thành phố Huế.

- Đánh giá được quá trình hình thành và quy hoạch phát triển đô thị ở thành phố Huế;

- Xây dựng được các bản đồ khu vực bảo tồn di tích – di sản phục vụ công tác quy hoạch phát triển đô thị bền vững ở thành phố Huế;

- Đề xuất được các giải pháp quy hoạch phát triển bền vững đô thị thành phố Huế gắn với bảo tồn di tích- di sản.

Yếu cầu đề tài

Nắm vững những kiến thức cơ sở, chuyên ngành và kiến thức bổ trợ liên quan đến đề tài.

Hiểu biết về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu.

Nắm vững các nghị định, quyết định và các văn bản khác liên quan đến bảo tồn di tích – di sản, quy hoạch đô thị….

Các số liệu, tài liệu thu thập được phải đảm bảo trung thực, phản ánh đúng thực tế, khách quan, có tính pháp lý cao.

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần định hướng bảo tồn di tích di sản và phục vụ cho quy hoạch phát triển đô thị bền vững.

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần làm rõ cơ sở lý luận về di tích, di sản và hiện trạng sử dụng đất của khu vực.

TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU

CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1.1 Tổng quan về bảo tồn di tích di sản

2.1.1.1 Khái niệm về di tích – Di sản

Di tích lịch sử văn hóa chính là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.[14]

Di sản văn hóa là di sản của các hiện vật vật thể và các thuộc tính phi vật thể của một nhóm hay xã hội được kế thừa từ các thế hệ trước, đã duy trì đến hiện nay và dành cho các thế hệ mai sau.[14]

2.1.1.2 Khái niệm về bảo tồn di tích - di sản

Bảo tồn tức là các hành động nhằm bảo vệ, gìn giữ, bảo lưu lại sự tồn tại của các sự vật, hiện tượng, gìn giữ chúng để tồn tại cùng với thời gian Bảo tồn các sự vật, hiện tượng là lưu giữ, không làm cho chúng bị mai một, bị thay đổi và biến dạng.[9]

Bảo tồn di tích – di sản (heritage preservation) được hiểu là các nỗ lực nhằm bảo vệ và giữ gìn sự tồn tại của di sản theo dạng thức vốn có của nó.[9]

2.1.1.3 Các loại di tích – di sản

Di tích lịch sử là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.

Di tích kiến trúc nghệ thuật là Quần thể các công trình kiến trúc hoặc công trình kiến trúc đơn lẻ có giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử.

Di tích khảo cổ là những di tích và vết tích còn sót lại của quá khứ được lưu giữ bởi con người để cho các nhà khảo cổ học nghiên cứu.

Danh lam thám cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử thẩm mỹ,khoa học.[14]

Di sản văn hóa phi vật thể sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác.

Di sản văn hóa vật thể: là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.[14]

2.1.1.4 Ý nghĩa của di tích – di sản

Di tích từ lâu đã là “tiếng vang” của quá khứ, khi giá trị cuộc sống ngày càng được nâng cao, con người dần sống vì lợi ích cá nhân mà quên đi những truyền thống lịch sử, những tinh thần đoàn kết thì những giá trị di tích lịch sử lại càng phải được nâng cao hơn.

Một dân tộc hào hùng của nước ta chỉ được thể hiện qua những di tích mà từ đó các bạn bè quốc tế cũng như những thế lực âm mưu muốn chiếm nước ta một lần nữa phải nhận ra lịch sử ta trong quá khứ đã là một dân tộc, cộng đồng dân cư yêu nước, có tinh thần đoàn kết cao, là những minh chứng lịch sử cho một dân tộc hào hùng, nhìn vào một di tích lịch sử văn hóa người ta có thể nhận thấy trình độ phát triển trong quá khứ của một dân tộc, cộng đồng dân cư, tìm thấy những giá trị lịch sử của dân tộc, sau hàng trăm năm hay ngàn năm thì những giá trị này vẫn mãi lưu giữ, không phải ngày càng bị phai nhạt Cũng vì nhận thức được những giá trị mà di tích lịch sử văn hóa mang lại Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương, chính sách đầu tư nguồn lực để dốc lòng bảo vệ, gìn giữ trên khắp cả nước.

Một di tích lịch sử văn hóa không thể đem ra so sánh hay quy đổi thành tiền hay tài sản khác Chúng ta không thể lấy con mắt thời này để nhìn xem giá trị này có còn giá trị hay không được, không thể dùng tiền bạc hay cho rằng công nghệ hiện nay hiện đại có thể làm ra được hàng trăm những công trình, hay sáng tác ra được những bài ca, hát hay những chiếc áo dài đẹp, hấp dẫn, lôi cuốn hơn gấp trăm lần.

Trong bối cảnh phát triển như hiện nay, thế giới ngày càng “phẳng”, con người dân chạy theo những thứ gọi là “thường thượng”, “gu” của thế giới mà dần quên đi hoặc thay đổi, thậm chí là đánh mất đi những giá trị có ý nghĩa với đất nước ta từ hàng nghìn năm nay Khi thế giới đang được hiện đại hóa và phát triển hơn thì ngày càng lan tỏa, nhiều văn hóa nước ngoài du nhập vào Việt Nam và trở nên phổ quát, thì việc gìn giữ những nét văn hóa riêng biệt, nhất là những di tích hữu hình càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Mỗi một di tích tồn tại nó đều có những ý nghĩa riêng tại thời điểm đó, trải qua bao nhiêu trắc trở, những lúc khó khăn mới có thể được hình thành toàn diện và đến thời kỳ của chúng ta nhiệm vụ là bảo vệ Đó không chỉ là những vị trí tượng, ngôi đền cũ kỷ, bài hát đã lỗi thời, hay những chiếc áo dài được may từ những chất liệu đơn giản mà chúng còn thể hiện niềm tự hào, tình yêu quê hương, đất nước, văn hóa truyền thống để có được những giá trị như bây giờ. Chính vì vậy, di tích lịch sử văn hóa chính là những giá trị giúp cho lớp trẻ có cách nhìn đúng đắn đối với những nền văn hóa được du nhập vào nước ta Từ đó, góp phần vào việc gìn giữ giá trị bản sắc văn hóa dân tộc, không để “hòa tan” trong thế giới hội nhập hiện nay.

CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.2.1 Thực tiễn phát triển các đô thị có tính chất đặc thù về di sản trên Thế giới

2.2.1.1 Thực tiễn phát triển đô thị di sản trên Thế giới

Lịch sử thế giới bắt đầu từ thời đại đồ đá cũ đến nay thời kì hiện đại, các điểm quần cư được đánh giá là nơi lưu giữ và chứng tích mạnh mẽ nhất giá trị tinh hoa của các nền văn minh nhân loại Hiện nay, các địa điểm này vẫn luôn hấp dẫn ngoài hấp lực về kinh tế, chính trị, văn hóa mà còn là hiện thân của giá trị văn hóa của dân tộc đó Để vinh danh, Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hiệp quốc UNESCO đã công nhận một số lượng đồ sộ các đô thị di sản trên khắp thế giới như châu Âu là 21 đô thị, châu Á là 20 đô thị, châu Phi là 09 đô thị và châu Mỹ là 02 đô thị với các loại nền văn hóa khác nhau Mỗi châu lục đều có nguồn cội văn hóa khác nhau với những cơ tầng văn hóa vô cùng phức tạp và để lại một hệ thống đô thị di sản vô cùng phong phú và đậm chất văn hóa bản địa.

Như tại châu Âu, Italia được công nhận 03 đô thị là đô thị di sản: thành phố Vicenza và biệt thự Palladian của Veneto – Italia; Ferrara, thành phố Phục hưng và Po Delta – Italia; thành phố Verona- Italia Các đô thị cổ qua hàng ngàn năm phát triển vẫn bảo tồn khá nguyên vẹn giá trị đặc trưng của từng thời kỳ Nhà nước và chính quyền các thành phố đã đưa ra biện pháp phục hồi, phát triển và bảo tồn hệ thống các di sản trong đô thị Luật Quy hoạch đô thị (1967) nhấn mạnh việc xác định ranh giới trung tâm lịch sử đô thị (vốn tập trung các di sản với mật độ dày đặc) và phải lập quy hoạch chi tiết trước khi có bất kỳ sự can thiệp và thay đổi nào.

Tây Ban Nha cũng là đất nước có nhiều đô thị được công nhận là đô thị di sản như: thành phố lịch sử của Toledo; thành phố cổ Salamanca; thành phố Caliphate của thành phố Medina Azahara Các thành phố này đều có lịch sử trên

2000 năm tuổi, là nơi hội tụ nhiều nền văn hóa với nhiều công trình kiến trúc cổ độc đáo.

Bôlivia với 02 thành phố là thành phố Potosí và thành phố lịch sử Sucre là đô thị di sản Thành phố Potosí có khu vực cụm công nghiệp được coi là lớn nhất thế giới thế kỷ 16 đã được công nhận là Di sản thế giới vào năm 1987 Hoạt động khai thác quặng bạc chủ yếu dựa vào các nhà máy thủy lực thành phố lịch sử Sucre được công nhận đô thị di sản vào năm 1991, kể từ năm 1538 được thành lập, thành phố này trở thành một địa điểm quan trọng và có giá trị văn hóa lớn của đất nước.

Khu vực phố cổ của thành phố Dubrovnik được công nhận đô thị di sản vào năm 1979 nhờ sự thịnh vượng của thành phố trong lịch sử dựa trên thương mại hàng hải; là cố đô của Cộng hòa hàng hải Ragusa, nó đạt tới độ phát triển cao, đặc biệt trong thế kỷ 15 và 16 Thành phố lịch sử Trogir là một trung tâm cảng lịch sử nằm bên bờ biển Adriatic Với 2300 năm lịch sử liên tục, văn hóa Trogir được hình thành bởi ảnh hưởng của Hy Lạp cổ đại, những người La Mã và Venezia Tại đây có rất nhiều các cung điện, tháp chuông, nhà thờ cùng với một pháo đài trên hòn đảo nhỏ.

Ngoài ra tại châu Âu, Pháp và rất nhiều nước khác cũng có rất nhiều đô thị được công nhận là đô thị di sản với những đại diện cho lịch sử phát triển lâu đời và rực rỡ của văn minh phương Tây.

Các đô thị này đều là trung tâm kinh tế, văn hóa xã hội đã có một giai đoạn dài trong lịch sử hưng thịnh của đất nước với những đặc trưng địa lý, vị trí chiến lược, chứa đựng hệ thống công trình di sản kiến trúc, có sự riêng biệt và duy nhất Với mỗi đô thị đều có những giá trị riêng và hệ thống giá trị được đánh giá là đô thị di sản đều có cái riêng và cái chung nhưng đều thống nhất theo hệ thống đánh giá 6/10 tiêu chí của tổ chức UNESCO.

Tại châu Mỹ có 02 thành phố được công nhận là đô thị di sản đều thuộc Peru là thành phố Cuzco và thành phố linh thiêng của Caral-Supe Thành phố Cuzco là một thành phố ở Đông Nam Peru, gần thung lũng Urubamba của dãy núi Andes.Đây là một thành phố nhỏ với dân số khoảng 358.935 người (2007) nhưng hằng năm lại hấp dẫn hơn 2 triệu khách thăm quan vì hệ thống công trình kiến trúc cổ độc đáo và quần thể quy hoạch đô thị cổ riêng biệt Thành phố linh thiêng của Caral-Supe là thành phố cổ nhất châu Mỹ và là một địa điểm nghiên cứu nổi tiếng về nền văn minh Norte Chico Đây đã từng là một thủ phủ 5.000 năm tuổi có nghề nông phát triển đa dạng, một nền văn hóa phong phú và những kiến trúc công trình vĩ đại Trong đó, phải kể tới sáu công trình kim tự tháp khổng lồ, những tấm đá và vòm đất lớn, các ngôi đền, nhà hát, quảng trường hình tròn và các khu dân cư Hai đô thị trên là đại diện cho những nền văn minh lâu đời nhất tồn tại và đã từng phát triển rực rỡ tại châu Mỹ hiện nay.

Tại châu Phi có 09 đô thị được công nhận là đô thị di sản, trong đó tại Ma rốc có 07 đô thị di sản; Tunisia có 02 đô thị di sản và Eritrea có 01 đô thị di sản.

07 đô thị di sản tại Ma rốc là thành phố cổ của Fez; thành phố Medina; thành phố lịch sử Meknes; thành phố Tétouan (trước đây gọi là Titawin); THÀNH PHỐ cổ Essaouira (trước đây là Mogador); thành phố Mazagan của Bồ Đào Nha (El Jadida); Rabat- Thủ đô hiện đại và thành phố lịch sử Ma rốc là vùng đất thuộc Bắc Phi này là sự pha trộn hết sức thú vị giữa nét huyền bí của Trung Đông, nét truyền thống của dân du mục Berber và sự tao nhã của phương Tây. Đất nước này là nơi gìn giữ được một quỹ di sản đô thị và kiến trúc vô cùng độc đáo với những thánh đường Hồi giáo, với kiến trúc thuộc địa hoa lệ hòa quyện trong một chỉnh thể.

Châu Á là lục địa lớn nhất, đông dân nhất và giàu tài nguyên, là nơi có nhiều nền văn minh lâu đời, nơi sản sinh ra phần lớn các hệ thống tôn giáo vĩ đại, những huyền thoại và mật mã được ghi nhận lâu đời nhất Vì vậy châu Á cũng là nơi sở hữu rất nhiều đô thị di sản Tính đến năm 2018, UNESCO đã công nhận 20 đô thị di sản tại châu Á, cụ thể Sri Lanka có 04 đô thị di sản; Syria có 03 đô thị di sản; Ấn Độ có 02 đô thị di sản; Israel có 02 đô thị di sản; còn lại Thái Lan, Philippines, Trung Quốc, Myanmar, Iran, Irac, Jerusalem, Malaysia, Ô-man mỗi đất nước có 01 đô thị di sản.

Thành cổ Bình Dao- Trung Quốc nổi tiếng về tầm quan trọng của nó trong lịch sử kinh tế toàn quốc, và quy hoạch cấu trúc đô thị từ thời nhà Minh và Thanh được bảo tồn tốt Về mặt hành chính, thành cổ bao gồm Bình Dao thuộc địa cấp thị Tấn Trung, lần đầu tiên được ghi nhận vào năm 800 TCN và là trụ sở của chính quyền địa phương ít nhất là từ thời nhà Tần Đến thế kỷ 16, đây là trung tâm tài chính của khu vực, một số người coi đó là trung tâm tài chính của nhà Thanh vào cuối thế kỷ 19 Đây là Di sản thế giới được UNESCO công nhận và là một thắng cảnh du lịch hạng 5A Ngoài ra, Trung Quốc cũng sở hữu rất nhiều đô thị du lịch lịch sử nổi tiếng và chứa đựng nhiều giá trị di sản văn hóa.

Như vậy, hệ thống đô thị di sản đã được UNESCO công nhận là những đô thị có nhiều ý nghĩa và vai trò trong lịch sử hình thành và phát triển văn minh nhân loại Các đô thị này trước hết đều có tính riêng biệt và duy nhất mà không có sự trùng lặp với đô thị nào khác trên thế giới Các đô thị di sản này xét về quy mô dân số có thể khá nhỏ, từ 300 nghìn người trở lên nhưng nó vẫn giữ được vai trò quan trọng trong mạng lưới đô thị quốc gia, đặc biệt số lượng khách du lịch đến nơi đây là khá lớn Đô thị di sản có thể là một đô thị hoàn chỉnh, nhưng cũng có thể chỉ là một phần trong đô thị hiện nay, nhưng nhìn chung cấu trúc quy hoạch và kiến trúc của đô thị di sản còn lưu giữ đến ngày nay là khá nguyên vẹn và mang đậm dấu ấn của đô thị cổ thời kì thịnh trị của nó Giá trị của đô thị di sản nằm trong giá trị nội tại của nó như quỹ công trình kiến trúc cổ, quỹ không gian công cộng, quảng trường, quỹ di sản phi vật thể vẫn được duy trì và phát triển đến ngày nay Các đô thị di sản này luôn nhận được sự quan tâm về công tác bảo tồn, quy hoạch và quản lý của các cấp chính quyền như những dự án, chương trình hành động dựa trên đặc trưng và chiến lược khai thác của từng quốc gia Nhưng các quốc gia có đô thị di sản đều có đặc điểm chung là coi đô thị di sản là một vốn quý không thể làm đánh mất hay mai một trong quá trình xây dựng phát triển đất nước mình.

2.2.1.2 Thực tiễn về bảo tồn di tích di sản một số nước trên Thế giới a Thực tiễn bảo tồn di tích di sản ở Trung Quốc

Những tiến bộ trong công tác bảo tồn di sản tại Trung Quốc được phản ánh trong quá trình liên tục củng cố nền tảng cho hoạt động di sản Trong thập kỷ vừa qua và trong 4,5 năm trở lại đây, Trung Quốc đã thực hiện kiểm kê Di sản quốc gia lần thứ ba với quy mô lớn nhất từ trước đến nay Các cuộc khảo sát đặc biệt đồng thời được thực hiện với Vạn Lý Trường Thành, Con kênh Grand, Con đường tơ lụa và các di sản dưới nước Từ kết quả của các cuộc khảo sát này, số lượng di sản văn hóa vật thể đã đăng ký tăng đáng kể từ 300.000 đến 760.000 trong khi số lượng các khu di tích được quốc gia ưu tiên bảo vệ đặc biệt tăng từ

750 năm 2000 lên con số 4.296 tính cho đến thời điểm hiện nay Ngoài ra, số lượng di sản được ưu tiên bảo tồn cấp khu vực và địa phương cũng tăng mạnh.

MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Để thực hiện nghiên cứu, đề tài đã tìm hiểu một số công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến vấn đề bảo tồn di tích – di sản phục vụ công tác quy hoạch phát triển đô thị, cụ thể như sau:

- Nguyễn Minh Khôi (2011): “Bảo tồn không gian kiến trúc cảnh quan quần thể di tích lăng vua Thiệu Trị, tỉnh Thừa Thiên Huế”, Luận văn thạc sĩ, trường đại học kiến trúc Hà Nội, tác giả đã nêu bật lên hiện trạng cảnh quan, kiến trúc lăng Thiệu Trị, hiện trạng sử dụng đất và hệ thống giao thông phục vụ, hạ tầng xung quanh khu lăng mộ phục vụ du lịch, những giá trị văn hóa, lịch sử , khoa học, đề xuất những giải pháp quy hoạch bảo tồn quần thể di tích lăng Thiệu Trị.

- Tạ Hoàng Vân (2016): Quy hoạch bảo tồn di tích hoàng thành thăng long và thành cổ loa trong quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội Hội thảo khoa học quốc tế kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội phát triển bền vững thủ đô

Hà Nội văn hiến, vì hòa bình Tác giả đã đề cập đến giới thiệu đến những đề án quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích thành Cổ Loa (tỷ lệ 1/2000) và quy hoạch chi tiết bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích thành Cổ Hà Nội (tỷ lệ 1/500).

- Tác giả Phạm Văn Cự là một trong những nhà khoa học có nhiều nghiên cứu sớm và quan trọng trong lĩnh vực này Năm 2003, ông đã ứng dụng dữ liệu ảnh ASTER để nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất vùng châu thổ sông Mekong.

Năm 2009, trên cơ sở tích hợp các tư liệu ảnh SPOT trong hệ thống GIS, tác giả đã nghiên cứu thành công mối quan hệ giữa biến đổi sử dụng đất và sự phân bố rác thải nông thôn của huyện Duy Tiên, Hà Nam Năm 2009, tác giả cũng đã công bố những kết quả nghiên cứu mới nhất về quan hệ giữa sự biến động sử dụng đất và sự phân bố dân tộc tại Sa Pa thông qua tư liệu viễn thám và GIS.

- Tác giả Hoàng Minh Hiền, Đỗ Xuân Lan đã nghiên cứu ứng dụng Landsat MSS, Landsat TM, Landsat ETM + trong các năm 1975-1999 và chương trình phần mềm GIS để xác định biến động đất vùng Tam Đảo.Với mục đích nghiên cứu biến động sử dụng đất và xác định các thông số nhằm đánh giá tác động của việc mở rộng đô thị đến môi trường khu vực thành phố Hồ Chí Minh và các vùng lân cận.

- Tác giả Dương Thị Thơm (2012): Nghiên cứu biến động đất nông nghiệp do ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội Luận văn Thạc Sĩ khoa học môi trường, Trường Đại Học khoa học tự nhiên , tác giả đã ghiên cứu sự biến động đất nông nghiệp do ảnh hưởng của quá trình CNH - ĐTH ở huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, dự báo sự biến động diện tích đất nông nghiệp sẽ phải chuyển mục đích sử dụng cho CNH – ĐTH đến 2020 Đề xuất giải pháp bảo vệ và sử dụng hiệu quả tài nguyên đất nông nghiệp.

- Trần Thị Hành (2016): Giải pháp tổ chức không gian bảo tồn di tích lịch sử văn hóa khu Sơn Lăng Cấm Địa tại thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh Luận văn thạc sĩ quy hoạch vùng và đô thị, Trường đại học kiến trúc Hà Nội Tác giả đã đánh giá thực trạng về công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích, phân vùng bảo tồn tôn tạo khu di tích Sơn lăng cấm địa đồng thời đề xuất ra những giải pháp hỗ trợ cho việc bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích.

- Báo cáo Đánh giá Đô thị hóa ở Việt Nam của Ngân hàng Thế giới do ông Dean Cira phụ trách thực hiện, với sự tham gia của một nhóm cán bộ chủ chốt bao gồm Arish Dastur, Henry Jewell, Austin Kilroy, Nancy Lozano, Phan Thị Phương Huyền và Hyoung Gun Wang (2011) Báo cáo phân tích quá trình phát triển của hệ thống đô thị tại Việt Nam theo 5 chuyển đổi: hành chính; dân số; kinh tế; không gian; và đời sống Đánh giá tập trung vào việc tìm hiểu chi tiết hơn một số lĩnh vực ưu tiên chủ chốt cho Việt Nam như mở rộng đô thị và phát triển không gian ở các đô thị Việt Nam, các dịch vụ đô thị cơ bản.

- Hoàng Bá Thịnh và Đoàn Thị Thanh Huyền (2015): Đề tài nghiên cứu Đô thị hóa ở Việt Nam hiện nay, Bài báo được đăng trên Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 5(90), đề tài nghiên cứu những đặc trưng cơ bản về quá trình đô thị hóa ở Việt Nam từ khi đổi mới đất nước và dự báo xu hướng đô thị hóa ở

Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030.

- Trịnh Hoài Thu (2015): Nghiên cứu tác động đô thị hóa đến cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp khu vực Đông Anh - Hà Nội, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Mỏ Địa chất, tác giã đã xác định mối quan hệ giữa quá trình đô thị hóa và biến động cơ cấu sử đất thông qua mô hình không gian, tích hợp thông tin viễn thám và thông tin thống kê, từ đó đề xuất cơ chế chính sách định hướng quy hoạch chương trình đô thị hóa cho khu vực Đông Anh và hướng tới một khu vực ven đô phát triển bền vững.

- Vũ Đình Nhân (2012): Đề tài Nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa tới biến động sử dụng đất thành phố Hải Phòng, luận văn thạc sĩ, trường đại học khoa học tự nhiên Tác giả đã nghiên cứu, phân tích quá trình đô thị hóa của Thành phố Hải Phòng giai đoạn 1986 – 2012, đánh giá những tác động của quá trình đô thị hóa Thành phố Hải Phòng tới các lĩnh vực kinh tế - xã hội Phân tích biến động hiện trạng sử dụng đất Thành phố Hải Phòng giai đoạn 2000-2010 Đánh giá tác động trực tiếp và gián tiếp của quá trình đô thị hóa tới biến động hiện trạng sử dụng đất Thành phố Hải Phòng Đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục những tác động tiêu cực của đô thị hóa tới sử dụng đất trong giai đoạn tiếp theo.

Phạm Thị Thanh Xuân, Nguyễn Văn Lạc (2012): Tác động của đô thị hóa đến kinh tế hộ nông dân tại xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế , tạp chí khoa học, đại học Huế, tập 72B Nội dung chính của nghiên cứu là khảo sát về tác động từ quá trình đô thị hóa ở các mức độ và phương diện khác nhau đến các hộ nông dân trên địa bàn xã Phú Thượng.

Nhìn chung về cơ bản những công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến thực trạng bảo tồn di tích di sản, những đặc trưng cơ bản về quá trình đô thị hóa ở Việt Nam từ khi đổi mới đất nước và dự báo xu hướng đô thị hóa ở Việt Nam,giới thiệu đến những đề án quy hoạch tổng thể, phân vùng bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích, đồng thời đề xuất ra những giải pháp hỗ trợ cho việc bảo tồn, phát triển di tích Đó cũng chính là cơ sở để thực hiện khóa luận này.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

KHÁI QUÁT CHUNG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT THÀNH PHỐ HUẾ

VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT THÀNH PHỐ HUẾ

4.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Huế

4.1.1.1 Điều kiện tự nhiên a Vị trí địa lý:

Thành phố Huế nằm ở trung tâm tỉnh Thừa Thiên Huế, địa bàn nằm trải dài theo dòng sông Hương và có vị trí địa lý:

 Phía Đông giáp thị xã Hương Thủy và huyện Phú Vang.

 Phía Tây giáp thị xã Hương Trà.

 Phía Nam giáp thị xã Hương Thủy.

 Phía Bắc giáp huyện Quảng Điền và biển Đông.

Thành phố có diện tích 265,99 km², dân số năm 2020 là 652.572 người, mật độ dân số đạt 2.453 người/km².

Thành phố nằm cách thủ đô Hà Nội 668 km về phía nam, cách Thành phố

Hồ Chí Minh 1039 km về phía bắc và cách Đà Nẵng 95 km về phía Bắc.

Nằm gần dãy núi Trường Sơn, khu vực thành phố Huế là đồng bằng thuộc vùng hạ lưu sông Hương và sông Bồ, có độ cao trung bình khoảng 3 – 4 m so với mực nước biển và thường bị ngập lụt khi đầu nguồn của sông Hương (trên Dãy Trường Sơn) xảy ra mưa vừa và lớn Khu vực đồng bằng này tương đối bằng phẳng, tuy trong đó có xen kẽ một số đồi, núi thấp như núi Ngự Bình, Đồi Vọng Cảnh

Vị trí địa lý của Thừa Thiên Huế đối với cả nước và khu vực tạo cho ThừaThiên Huế những lợi thế so sánh, những cơ hội to lớn trở thành trung điểm của những con đường giao lưu, hội nhập trong quá khứ, hiện tại cũng như tương lai.Các con đường từ Bắc vào Nam, từ Nam ra Bắc như quốc lộ 1A, đường Hồ ChíMinh - đường Trường Sơn công nghiệp hóa và đường sắt thống nhất, đều đi qua địa phận Thừa Thiên Huế Theo trục Nam Bắc, tính theo đường bộ, dọc quốc lộ1A, Thừa Thiên Huế cách thủ đô Hà Nội 658km và cách thành phố Hồ ChíMinh 1075km Còn theo trục Đông Tây, Thừa Thiên Huế cách cửa khẩu LaoBảo - tỉnh Quảng Trị, một trong những cửa mở chính của Việt Nam về phía Tây, qua các nước trong tiểu vùng sông Mê Kông là Lào, Thái Lan, Myanmar - 150km và nối với Ấn Độ và các nước Nam Á; Bờ biển Thừa Thiên Huế cách đường hàng hải nội địa 25km và cách đường hàng hải quốc tế 170km.

Dãy Trường Sơn Bắc chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam đến địa phận huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế thì đổi hướng đâm ra biển cho ba nhánh, mà lớn nhất và có ý nghĩa nhất là dãy Bạch Mã Hai nhánh nhỏ hơn là Phước Tượng và Phú Gia đâm ra biển thành hai mũi Chân Mây Tây và Chân Mây Đông ôm lấy vịnh Chân Mây hướng ra biển mở Với độ sâu trung bình 14m, độ sâu tự nhiên từ biển vào đạt đến 22m, có mũi Chân Mây Đông che chắn nên kín gió về mùa đông, nền đáy cát mịn, không bị bồi lấp, vịnh Chân Mây là địa điểm lý tưởng để xây dựng cảng biển nước sâu - những tiền đề cho một cửa ngõ của tiểu vùng sông Mê Kông ra Thái Bình Dương [5].

Hình 4.1 Sơ đồ vị trí thành phố Huế b Thời tiết, khí hậu

Vĩ tuyến 16 độ vĩ Bắc nằm chính giữa vành đai nội chí tuyến Bắc bán cầu, nơi giao thoa của hai miền khí hậu nhiệt đới ở phía Nam và á nhiệt đới ở phía Bắc Đó cũng chính là điều đặc biệt của vị trí địa lý tỉnh Thừa Thiên Huế xét trên phương diện tự nhiên Chính vị trí đặc biệt cùng với sự đa dạng của địa hình tương phản trên một mảnh đất hẹp đã làm cho Thừa Thiên Huế có nhiều đặc điểm nổi bật về tự nhiên và giàu có về tài nguyên thiên nhiên.

Sự trùng hợp lạ lùng đã xảy ra khi hai miền khí hậu gặp nhau đúng vào vị trí của dãy núi Bạch Mã tách ra khỏi phương Tây Bắc - Đông Nam của dãy Trường Sơn, đâm ngang ra tận bờ biển Đông, trở thành một ranh giới tự nhiên của hai miền khí hậu Khối núi Bạch Mã dạng vòm theo hướng á vĩ tuyến, với những đỉnh núi cao trung bình khoảng 1.250 mét, đóng vai trò một vị trí tường thiên nhiên ngăn chặn gió mùa Đông Bắc không cho vượt vào Nam, làm cho vùng Nam Đông - Phú Lộc nói riêng và Thừa Thiên Huế nói chung trở thành trung tâm mưa lớn nhất nước.

Cũng chính do vị trí địa lý và địa hình đặc biệt mà Thừa Thiên Huế có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm đặc trưng với nền nhiệt độ cao, vị trí xạ dồi dào, và đặc biệt là chế độ mưa của vùng đất này không giống bất kỳ nơi nào khác ở Việt Nam Một là, Thừa Thiên Huế là một trong số ít tỉnh có lượng mưa nhiều nhất nước Lượng mưa trung bình hàng năm của toàn tỉnh đều trên 2.700mm, có nơi trên 4.000mm như Bạch Mã, Thừa Lưu Hai là, lượng mưa lớn đó lại chỉ tập trung trong một thời gian ngắn, từ 3 đến 4 tháng, trong năm Lượng mưa tập trung trong thời kỳ này của năm chiếm khoảng 70% tổng lượng mưa trong năm Nếu chỉ tính 2 tháng cao điểm là tháng 10 và tháng 11 thì lượng mưa có thể lên tới 53% tổng lượng mưa trong năm Ba là, mùa mưa ở Thừa Thiên Huế lệch với hai miền Nam, Bắc Trong khi hai miền Nam, Bắc là mùa mưa thì Thừa Thiên Huế đang nắng, nóng và ngược lại Có khi ở hai đầu đất nước đang ra sức chống hạn, thì Thừa Thiên Huế chịu những cơn mưa "thối đất" [5]. c Địa hình

Dưới tác động của các quá trình thành tạo địa hình nội sinh và ngoại sinh đối lập nhau, địa hình Thừa Thiên Huế bị biến đổi không ngừng trong lịch sử tồn tại và phát triển kéo dài hàng trăm triệu năm, đặc biệt là trong giai đoạn tân kiến tạo cho đến hiện tại Xét về vị trí, địa hình hiện tại lãnh thổ Thừa Thiên Huế được xem như là tận cùng phía Nam của dãy núi trung bình Trường Sơn Bắc, phát triển theo hướng Tây Bắc – Đông Nam Đến phía Nam tỉnh, kiến trúc và định hướng Tây Bắc – Đông Nam của dãy Trường Sơn Bắc hoàn toàn bị biến đổi do khối núi trung bình á vĩ tuyến đâm ngang ra biển Bạch Mã - Hải Vân xuất hiện đột ngột Đặc trưng chung về địa hình của dãy Trường Sơn Bắc là sườn phía Tây thoải, thấp dần về phía sông Mêkông, còn sườn phía Đông khá dốc, bị chia cắt mạnh thành các dãy núi trung bình, núi thấp, gò đồi và tiếp nối là đồng bằng duyên hải, đầm phá, cồn đụn cát chắn bờ và biển Đông, trong đó khoảng 75% tổng diện tích là núi đồi, 24,9% diện tích là đồng bằng duyên hải, đầm phá và cồn đụn cát nội đồng và chắn bờ. Địa hình Thừa Thiên Huế được chia thành các loại:

- Địa hình khu vực núi trung bình, địa hình khu vực núi thấp và gò đồi, địa hình khu vực đồng bằng duyên hải, địa hình khu vực đầm phá và biển ven bờ. d Thủy văn

Hệ thống thuỷ văn ở Thừa Thiên Huế hết sức phức tạp và độc đáo Tính phức tạp và độc đáo thể hiện ở chỗ hầu hết các con sông đan nối vào nhau thành một mạng lưới chằng chịt: sông Ô Lâu - phá Tam Giang - sông Hương- sông Lợi Nông - sông Đại Giang - sông Hà Tạ - sông Cống Quan - sông Truồi - sông Nong - đầm Cầu Hai Tính độc đáo của hệ thống thuỷ văn Thừa Thiên Huế còn thể hiện ở chỗ nơi hội tụ của hầu hết các con sông trước khi ra biển là một vực nước lớn, kéo dài gần 70km dọc bờ biển, có diện tích lớn nhất Đông Nam Á (trừ sông A Sáp chạy về phía tây, và sông Bu Lu chảy trực tiếp ra biển qua cửa Cảnh Dương) Đó là hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, đầm phá tiêu biểu nhất trong

12 vực nước cùng loại ven bờ biển Việt Nam và là một trong những đầm phá lớn nhất thế giới.

Hệ thống sông ngòi phân bố tương đối đồng đều, nhưng phần lớn là ngắn, lưu vực hẹp Đại bộ phận sông suối chính chảy theo hướng từ Tây - Tây Nam về Bắc - Đông Bắc, đổ vào phá Tam Giang - Cầu Hai trước khi chảy ra Biển Đông. Một số sông ở phía nam như sông Bù Lu chảy trực tiếp ra Biển Đông Riêng sông A Sáp chảy về hướng tây vào nước bạn Lào Nếu tính đến cửa sông và các chi lưu với chiều dài trên 10km thì tổng chiều dài sông suối và sông đào đạt tới 1.055km, tổng diện tích lưu vực tới 4.195km 2 Mật độ sông suối dao động trong khoảng 0,3-1km/km 2 , có nơi tới 1,5-2,5km/km 2 Độ dốc lòng sông trong phạm vi lãnh thổ đồi núi rất lớn (10-129m/km), nhưng lại quá thoải ở đồng bằng duyên hải (dưới 0,1m/km).

Trên lãnh thổ Thừa Thiên Huế từ bắc vào nam có các sông chính sau: Sông Ô Lâu, hệ thống sông Hương; sông Nong; sông Truồi; sông Cầu Hai; sông Bù Lu.

Trong đó sông Hương là con sông lớn nhất, có hai nguồn chính và đều bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn Dòng chính của Tả Trạch dài khoảng 67 km, bắt nguồn từ dãy Trường Sơn Đông, ven khu vực vườn quốc gia Bạch Mã chảy theo hướng tây bắc với 55 thác nước hùng vĩ, qua thị trấn Nam Đông rồi sau đó hợp lưu với dòng Hữu Trạch tại ngã ba Bằng Lãng (khoảng 3 km về phía bắc khu vực lăng Minh Mạng) Hữu Trạch dài khoảng 60 km là nhánh phụ, chảy theo hướng bắc, qua 14 thác nguy hiểm và vượt qua phà Tuần để tới ngã ba Bằng

Lãng, nơi hai dòng này gặp nhau và tạo nên sông Hương.Từ Bằng Lãng đến cửa sông Thuận An, sông Hương dài 33 km và chảy rất chậm (bởi vì mực nước sông không cao hơn mấy so với mực nước biển).

Ngoài các sông thiên nhiên, xung quanh thành phố Huế còn gặp nhiều sông đào như: Sông An Cựu (có tên là Lợi Nông) dài 27km nối sông Hương với đầm Cầu Hai ở Cống Quan thông qua sông Đại Giang; sông Đông Ba dài khoảng 3km là sông đào từ cầu Gia Hội đến Bao Vinh; sông Kẻ Vạn dài 5,5km nối sông Hương (cầu Bạch Hổ) với sông Bạch Yến và sông An Hòa, vòng ngoài kinh thành Huế rồi lại đổ vào sông Hương ở Bao Vinh.

Trên đồng bằng duyên hải còn có hói Bảy Xã, hói Hàng Tổng nối sông Hương với sông Bồ, hói Phát Lát, hói Như Ý, hói Chợ Mai. e Khoáng sản – Tài nguyên dưới nước

THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ Ở THÀNH PHỐ HUẾ

4.2.1 Lịch sử hình thành và đặc điểm các di sản di tích thành phố Huế

Thừa Thiên Huế là vùng đất cổ xưa thuộc Vương quốc Champa Trong mối quan hệ giao lưu Đại Việt và Champa qua nhiều thế kỷ, đã dung hợp được văn hóa Champa và văn hóa Đại Việt, góp phần tạo nên nét đặc trưng của lịch sử và văn hóa Huế, đặc biệt là nền kiến trúc đô thị Huế.

Các thời kỳ hình thành và PTĐT Huế được đánh dấu qua các mốc thời gian như sau:

- Thời kỳ đô thị hoá lần thứ 1 (từ năm 1471), lúc này biên giới Đại Việt mở rộng đến Phú Yên Khoảng thế kỷ XIV đến thế kỷ XVI, thành Hóa Châu bắt đầu phát triển theo dạng đô thị hóa tập trung dân cư phi nông nghiệp và tỏa rộng ảnh hưởng từ ngã ba Sình dọc theo sông Bồ Hóa Châu đã có sự phát triển vượt bậc về kinh tế, văn hóa, giáo dục Trung tâm của Hóa châu là phủ Triệu Phong với lỵ sở là thành Hóa Châu, nơi đặt nha môn của Tam ty, với phủ thự, trường học, binh xá của vệ sở làm cho cả một vùng làng mạc xung quanh sầm uất, phồn thịnh Các quần cư phi nông nghiệp sống bằng nghề thủ công truyền thống tập trung thành từng làng, từng phường tồn tại đến ngày nay.

- Thời kỳ đô thị hoá lần thứ 2 (từ năm 1636), Chúa Nguyễn dời phủ chúa lên Kim Long và từ năm 1687, phát triển thủ phủ Phú Xuân rồi Đô thành Phú Xuân tỏa rộng ảnh hưởng 2 bên bờ sông Hương, nối với cảng nội địa Thanh Hà,và xa hơn là cảng quốc tế Hội An (Quảng Nam), đặt nền móng cho việc đô thị hóa ở mức hoàn chỉnh hơn của Kinh đô triều Nguyễn sau này. Đô thành Phú Xuân là nơi phồn hoa đô hội, quy tụ nhiều thợ giỏi và nhân tài trong và ngoài nước đến sinh sống, đạt nhiều thành tựu về kinh tế, xã hội, văn hoá, tư tưởng, nghệ thuật, Phú Xuân có đủ hệ thống kiến trúc đô thành, dân cư kinh thành gắn với các làng nghề, các phường buôn bán Sản xuất hàng hóa phát triển, mở rộng thị trường buôn bán với nước ngoài (Nhật, Trung quốc, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp và các nước Đông Nam Á) thông qua cảng Thanh Hà và cảng quốc tế Hội An Quần cư đô thị phát triển theo hình thái phố chợ, nhà vườn gắn liền với sông Hươngvà các hệ chi lưu, phụ lưu.

- Thời kỳ đô thị hoá lần thứ 3 (từnăm 1804), Vua Gia Long lên ngôi, chọn Huế để xây dựng kinh đô của đất nước Kinh thành Huế được quy hoạch, xây dựng với tư cách là “Thượng đô của đế vương”, xứng với tầm vóc của một đất nước thống nhất có lãnh thổ rộng lớn nhất trong lịch sử Thành quả thời kỳ này là một cố đô lịch sử với tổng thể di tích hoàn chỉnh, gồm hàng trăm công trình kiến trúc thành trì, cung điện, dinh thự, lăng tẩm, phủ đệ, đền miếu, đình chùa, phố thị, cầu cống, thủy hệ được sắp xếp theo một ý đồ quy hoạch thống nhất, chặt chẽ, cân đối, hài hoà, thể hiện toàn cảnh, phản ánh trung thực cơ chế của triều đình nhà Nguyễn, từ hạ tầng cơ sở đến thượng tầng kiến trúc Là kho sử liệu vật chất phong phú về một giai đoạn lịch sử của đất nước, một di sản văn hóa dân tộc đặc sắc và là tài nguyên quí báu để phát triển kinh tế, văn hóa và du lịch Nguyên Tổng giám đốc UNESCO Amadou Matar Mbowđánh giá: “Kinh thành Huế là một kiệt tác về thơ kiến trúc đô thị ”.

Không gian kinh thành Huế không phải là không gian đô thị nội – ngoại thành kiểu đô thị tập trung thời hiện đại, mà được trải rộng đến tận Phá Tam Giang, đầm Cầu Hai, núi Bạch Mã, cửa sông Hương ra biển Đông Hệ thống lăng tẩm phía đầu nguồn sông Hương cùng hàng trăm phủ đệ,dinh thự quan lại, nhà vườn, các phường thủ công, làng nghề dịch vụ phân bố dọc theo hai bờ sông và các chi lưu, phụ lưu thuộc các khu vực Bao Vinh, Kim Long, Xuân Hoà, Vĩ

Dạ, Nam Phổ, Ngọc Anh, Lại Thế, Nguyệt Biều, An Cựu Vì thế, với kinh thành Huế, bao gồm cả nội thành và vùng ven Huế thực chất là nột thành tố cấu trúc đô thị cổ và ranh giới đô thị cổ Huế được mở rộng ngay từ thời này, vươn ra khỏi địa giới hành chính của thành phố.

Vì thế, với Kinh thành Huế, bao gồm cả nội thành và vùng ven Huế thực chất là nột thành tố cấu trúc đô thị cổ và ranh giới đô thị cổ Huế được mở rộng ngay từ thời này, vươn ra khỏi địa giới hành chính của thành phố.

- Thời kỳ đô thị hoá lần thứ 4 (từ năm 1885), người Pháp thành lập thị xã Huế năm 1898 và nâng lên thành phố Huế năm 1929, mở rộng đô thị phía bờ Nam sông Hương "khu phố Tây" theo hình thái đô thị châu Âu Các cơ sở hạ tầng quan trọng của cấu trúc đô thị được hình thành, như: bệnh viện, trường Quốc học Huế, các công sở, nhà máy rượu, nhà máy điện, đường sắt, nhà ga,

Khi xây dựng đô thị mới, người Pháp đã đặt Huế trong một không gian khá rộng, nhiều công trình quan trọng để thành phố phát triển đều đặt xa trung tâm, như: nhà máy nước Vạn Niên, sân bay Phú Bài, cảng Thuận An, vùng nghỉ mát Cảnh Dương, Bạch Mã Một loạt các tỉnh lộ được hình thành nối liền Huế- Tây Thành - Sịa - Phong Lai (Tỉnh lộ 5 cũ), Huế - Long Hồ - Ngọc Hồ (Tỉnh lộ 6 cũ), Huế - A Lưới (Tỉnh lộ 12), Huế - Khe Tre, Huế - Chợ Mai - Phú Thứ - Phú Bài, Huế - Thuận An - Tư Hiền là các tuyến đường huyết mạch nối THÀNH PHỐ với các cụm kinh tế - văn hoá thành một thể thống nhất.

- Thời kỳ đô thị hoá lần thứ 5: Thời kỳ đất nước thống nhất (1975-2020)

Giai đoạn 1975 – 1989: Huế là tỉnh lỵ của tỉnh Bình Trị Thiên (cũ) Theo Quyết định số 64-HĐBT ngày 11/9/1981 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, địa giới hành chính thành phố Huế được trải dài theo hướng Đông – Tây (từ Thuận

An, Hương Phong, Hải Dương lên đến Bình Điền); thành phố Huế là đô thị loại III trực thuộc tỉnh Bình Trị Thiên với tổng số 41 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm: 19 phường, 22 xã; diện tích 470 km 2

Sau năm 1989, Thừa Thiên tách khỏi tỉnh Bình Trị Thiên Huế là thành phố thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế.

Năm 2005, thành phố Huế được nâng cấp lên đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế (Quyết định số 209/2005/QĐ-TTg).

Năm 2007, thành phố Huế được công nhận là thành phố Festival.

Năm 2009, TT Phú Bài thuộc huyện Hương Thủy được công nhận là đô thị loại IV Năm 2010, Chính phủ ban hành Nghị quyết 08/NQ-CP thành lập TX Hương Thủy thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế trên cơ sở toàn bộ huyện Hương Thủy, đồng thời thành lập các phường thuộc TX Hương Thủy.

Năm 2010, TT Tứ Hạ thuộc huyện Hương Trà được công nhận là đô thị loại IV Năm 2011, Chính phủ ban hành Nghị quyết 99/NQ-CP thành lập TX

Hương Trà thuộc tỉnh Thừa ThiênHuế gồm toàn bộ huyện Hương Trà.

Năm 2013, TT Thuận An mở rộng thuộc huyện Phú Vang được Bộ Xây dựng công nhận là đô thị loại IV.

Qua các giai đoạn phát triển, không gian đô thị Huế vẫn bao gồm, gắn kết khu vực trung tâm và các khu vực sinh thái xung quanh Với định hướng phát triển và quản lý đô thị, hành chính phù hợp, Thừa Thiên Huế hoàn toàn có thể trở thành thành phố hiện đại, đảm nhận được những thách thức mới trong quá trình phát triển nhưng vẫn lưu giữ trong mình Cố đô lịch sử, thành phố có 05 di sản thế giới thuộc về triều đại Nguyễn và đồng sở hữu 2 di sản thế giới khác, thành phố Trung tâm văn hóa du lịch, thành phố Festival, là Trung tâm quan trọng về nhiều mặt của đất nước.

4.2.1.2 Đặc điểm các di sản di tích thành phố Huế a Kinh thành Huế

- Kinh thành Huế được Nguyễn Phúc Ánh lấy lại năm 1801 và bắt đầu xây dựng kinh đô Vào triều vua Gia Long, sau vài năm lên ngôi đã cho mở rộng kinh đô với quy mô lớn vào năm 1803 và được hoàn thành vào năm thứ 2 triều vua Minh Mạng (1820-1840).

Hình 4.3 Toàn cảnh kinh thành Huế

- San lấp 2 nhánh sông phía Bắc sông Hương, khai quang khoảng đất vuông vức với diện tích trên 500ha để xây dựng kinh thành, thành quách bao quanh kinh thành được xây dựng theo cấu trúc tường thành kiểu Vanbau của Pháp, bên trong áp dụng nguyên lí quy hoạch đô thị truyền thống của Trung Quốc và được quy hoạch theo hình lưới mắt cáo

XÂY DỰNG CÁC BẢN ĐỒ KHU VỰC BẢO TỒN DI TÍCH – DI SẢN PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG.80 1 Kết quả xây dựng dữ liệu không gian

4.3.1 Kết quả xây dựng dữ liệu không gian

4.3.1.1 Phân bố di tích di sản

Hình 4.20 Bản đồ phân bố di tích di sản tiêu biểu tại thành phố Huế

Hiện nay, ở thành phố thống kê tiêu biểu lựa chọn gồm 16 di tích trong đó Quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới

[6] Qua hình 4.20, cho thấy mật độ các điểm di tích di sản của thành phố Huế tập trung ở chủ yếu ở phía Tây Nam thành phố nhiều nhất dọc theo sông Hương,các di tích di sản tập trung nhiều ở phía Tây Nam bởi vì lịch sử hình thành và điều kiện địa lý thích hợp.

Bảng 4.7 Vị trí di tích di sản ở thành phố Huế

Tên di tích, di sản Vị trí

1 Cố đô Huế Phú Hậu, thành phố Huế

2 Chùa Thiên Mụ Hương Hòa, Thành phố Huế

3 Hổ Quyền 373 Bùi Thị Xuân, Phường Đúc, thành Phố Huế

4 Lăng Tự Đức Thôn Thượng, thành Phố Huế

5 Văn Thánh Hương Long, thành phố Huế

6 Lăng Đồng Khánh Thúy Xuân, thành phố Huế

7 Điện Hòn Chén Hương Thọ, Hương Trà

8 Lăng Thiệu Trị Thủy Bằng, Hương Thủy

9 Lăng Minh Mạng Hương Thọ, Hương Trà

10 Lăng Gia Long Hương Thọ, Hương Trà

11 Lăng Khải Định Thủy Bằng, Hương Thủy

12 Đàn Nam Giao Trường An, thành phố Huế

13 Lăng Dục Đức An Cực, thành phố Huế

14 Cung An Định Phú Nhuận, thành phố Huế

15 Nhà Lưu niệm Thái Hậu Từ Cung Phú Nhuận, thành phố Huế

16 Trấn Hải Đài Hải Tiến, Phú Vang

(Nguồn: Trung tâm bảo tồn di tích di sản thành phố Huế) 4.3.1.2 Phân tích hiện trạng không gian phân bố các điểm di tích, di sản a Thực trạng bảo vệ di tích, di sản Đa số các di tích đang bị xuống cấp nặng nề do điều kiện khí hậu khắc nghiệt và hậu quả chiến tranh mang lại Tuy nhiên, phần lớn các di tích xuống cấp này đều đang dần bị bỏ hoang.

Tài liệu cơ sở để tiến hành phục hồi, cải tạo, nâng cấp di tích đều không được nghiên cứu và kiểm tra cụ thể, kỹ lưỡng, nhiệm vụ nghiên cứu phục hồi khôi phục lại nguyên trạng di tích văn hóa lịch sử đang là vấn đề cấp bách được đặt lên hàng đầu.

Dân cư tập trung đông đúc, vượt quá mật độ dân số cho phép trong khu vực

Kinh thành dẫn đến ô nhiễm nguồn nước và hệ thống tiêu thoát nước như kênh, mương, ao, hồ. b Phân tích hiện trạng các điểm di tích, di sản

Khu vực bảo tồn được chia làm hai khu vực đó là khu vực I (khu vực di sản văn hóa) và khu vực II (khu vực bảo tồn xung quanh khu vực di sản văn hóa). Năm 2008, UNESCO đã không đưa ra khuyến cáo, đề xuất nào cho tiến trình quy hoạch khoanh vùng các khu vực bảo tồn di sản văn hóa Huế Không có tiêu chuẩn lựa chọn và xếp loại đánh giá cho khu vực bảo vệ II Cần phải hạn chế hoạt động xây dựng công trình bên trong khu vực bảo tồn để bảo vệ giá trị di sản văn hóa ban đầu, kiểm tra, nghiên cứu ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái cũng như yếu tố cấu thành nên di sản văn hóa tương ứng Không có quy chế cụ thể, chi tiết nào cho các dự án xây dựng trong khu vực bảo vệ.

* Theo luật di sản văn hóa (ban ngày 23 tháng 07 năm 2013 số 10/VBHN- VPQH) có quy định như sau:

1 Các khu vực bảo vệ di tích bao gồm: a) Khu vực bảo vệ I là vùng có các yếu tố gốc cấu thành di tích; b) Khu vực bảo vệ II là vùng bao quanh hoặc tiếp giáp khu vực bảo vệ I.

Trong trường hợp không xác định được khu vực bảo vệ II thì việc xác định chỉ có khu vực bảo vệ I đối với di tích cấp tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định, đối với di tích quốc gia do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và

Du lịch quyết định, đối với di tích quốc gia đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

2 Các khu vực bảo vệ quy định tại khoản 1 Điều này phải được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định trên bản đồ địa chính, trong biên bản khoanh vùng bảo vệ của hồ sơ di tích và phải được cắm mốc giới trên thực địa.

3 Khu vực bảo vệ I phải được bảo vệ nguyên trạng về mặt bằng và không gian Trường hợp đặc biệt có yêu cầu xây dựng công trình trực tiếp phục vụ việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích, việc xây dựng phải được sự đồng ý bằng văn bản của người có thẩm quyền xếp hạng di tích đó.

Việc xây dựng công trình bảo vệ và phát huy giá trị di tích ở khu vực bảo vệ II đối với di tích cấp tỉnh phải được sự đồng ý bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đối với di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Việc xây dựng công trình quy định tại khoản này không được làm ảnh hưởng đến yếu tố gốc cấu thành di tích, cảnh quan thiên nhiên và môi trường - sinh thái của di tích.

Các bản đồ phục vụ phân tích về hiện trạng các điểm di tích, di sản được xây dựng theo hiện trạng bảo tồn di tích di sản của thành phố Huế đều chia làm

2 khu vực, khu vực 1 là vùng có các yếu tố gốc cấu thành di tích di sản, khu vực

2 là là vùng bao quanh hoặc tiếp giáp khu vực bảo vệ I, rào chắn là bờ thành, bục giảng là nơi diễn giải, ca nhạc, tòa nhà là các ngôi nhà trong di tích, mộ là nơi chôn cất, nước là các sông, ao, hồ thể hiện rõ trong phần chú giải.

Hình 4.21 Sơ đồ phân tích thực trạng kinh thành Huế

Qua hình 4.21 về hiện trạng kinh thành Huế cụ thể ở các vị trí 1,2,3 cho thấy việc bảo tồn và duy trì các tàn tích chưa được xây dựng là cần thiết ở phíaNam bên ngoài thành, bảo tồn và duy trì khu vực bị tàn phá là cần thiết bên trong thành Vị trí 4 cho thấy đường ranh giới của con đường đi không tồn tại Vị trí 5,6 cho thấy bị nhà riêng xâm hại lấn chiếm Vị trí 7 môi trương nước ở phía bắc bị ô nhiễm mất cảnh quan Vị trí 8,9 pháo đài bị xâm chiếm bởi nhà riêng nên khó nhận ra sự tồn tại và hình dạng, đỉnh lũy thành bị thay đổi thành đất canh tác và tàn tích bị làm mờ Vị trí 10 -13 nhà nhỏ san sát nhau, rác thải, môi trường nước bị ô nhiễm mất cảnh quan ảnh hưởng đến khu vực quanh kinh thành Huế.

Hình 4.22 Sơ đồ phân tích thực trạng lăng Tự Đức, lăng Đồng Khánh

Qua hình 4.22 về thực trạng lăng Tự Đức, lăng Đồng Khánh cho thấy ở vị trí 1 cảnh quan bị hư hại do sự cố đổ nát, đổ sập và nhà vệ sinh di động trong khu lăng mộ Vị trí 2, 3 những tàn tích sụp đổ, thời tiết bào mòn bị bỏ quên ở phía nam và phía tây nhà thờ Vị trí 4,5 cảnh tượng hoang tàn bởi cỏ dại mọc um tùm, các cơ sở thương mại mọc lộn xộn san sát nhau trong khu 1 Vị trí 6 chổ đậu xe riêng biệt không tồn tại, ảnh hưởng giao thông di chuyển, cần lập một chổ đậu xe riêng biệt Vị trí 7 các khu đất nông nghiệp hình thành trong khu 1.

Vị trí 8 – 10 nhiều vị trí mộ hoàng gia nằm rải rác bị bỏ mặc.

Hình 4.23 Sơ đồ phân tích thực trạng Chùa Thiên Mụ, Văn Thánh

Qua hình 4.23 về thực trạng Chùa Thiên Mụ, Văn Thánh với các vị trí 1-3 cho thấy cảnh quan bị hư hại do lăng mộ mộ tư nhân và nhà cửa lộn xộn gần nhau trong khu 1,2 Vị trí 4 đường vào sông Hương bị cắt bởi con đường Vị trí

ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ HUẾ GẮN VỚI BẢO TỒN DI TÍCH- DI SẢN

4.4.1 Căn cứ đề xuất các giải pháp

- Luật đất đai 2013 số 45/2013/QH13.

- Luật Quy hoạch đô thị (Quyết định số 30/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2009).

- Luật di sản văn hóa hợp nhất 2013.

- Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014.

- Thông tư số 15/2019/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2019 Thông tư quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích

- Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017.

- Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa.

- Nghị định số 166/2018/NĐ-CP ngày 25/12/2018 của Chính phủ Quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh làm cơ sở cho việc ban hành văn bản QPPL sau này.

- Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 10/12/2019 về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

- Quyết định số 597/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch dự án Hỗ trợ kĩ thuật điều chỉnh Quy hoạch chung Thành phố Huế đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050.

4.4.2 Đề xuất các giải pháp phát triển bền vững đô thị thành phố Huế gắn với bảo tồn di tích- di sản

4.4.2.1 Giải pháp về thiết lập khu bảo vệ di tích

Qua quá trình khảo sát, điều tra và tham vấn ý kiến các cán bộ chuyên môn cùng với nghiên cứu các tài liệu liên quan đến quy hoạch phát triển đô thị thành phố Huế, kết quả đề xuất 2 giải pháp phát triển đô thị thành phố Huế gắn với bảo tồn di tích- di sản như sau:

* Giải pháp 1: Cơ sở đề xuất giải pháp cụ thể như sau:

- Lựa chọn khu vực bảo vệ di sản văn hóa, có xét đến sự hài hòa giữa bảo tồn và phát triển, bảo tồn cảnh quan văn hóa lịch sử một cách bao quát kết nối với các di tích.

- Lựa chọn khu vực phụ cận xung quanh di sản văn hóa: Khu trung tâm: lựa chọn trong bán kính 300 m của khu vực di sản văn hóa Khu vực ngoài: trong bán kính 500m tại vùng ngoài của khu vực di sản văn hóa.

- Lựa chọn khu vực bảo tồn cảnh quan văn hóa lịch sử: Phạm vi 200m hai bờ sông Hương khu vực giữa lăng Gia Long và Kinh thành Huế Núi tựa phía sau Kinh thành, núi bao bọc xung quanh Kinh thành, hai cồn (yếu tố Bạch Hổ và Thanh Long) nằm đối diện với Kinh thành, sông Hương… là yếu tố hình thành cảnh quan phong thủy thành phố Huế Khu Pháp – được xây dựng mới trong thời kì cận đại.

Hình 4.35: Bản đồ về khu vực bảo vệ di sản văn hóa lịch sử thành phố Huế theo giải pháp 1

* Giải pháp 2: Cơ sở đề xuất giải pháp cụ thể như sau:

- Bảo tồn cảnh quan văn hóa lịch sử nhất quán và từng bước gắn kết với các di sản văn hóa lịch sử truyền thống Lựa chọn vùng bảo tồn đặc biệt trong phạm vi 300m xung quanh di sản văn hóa.

- Lựa chọn vùng môi trường văn hóa lịch sử:

+Phạm vi 200m xung quanh vùng bảo tồn văn hóa đặc biệt.

+ Phạm vi 200m hai bên bờ sông Hương nằm giữa lăng Gia Long đến Kinh thành Huế.

+ Phạm vi 200m xung quanh núi chính (ngọn núi phía sau Kinh thành) và núi bình phong (là dãy núi bao bọc quanh Kinh thành) là hai yếu tố cấu thành nên kiến trúc cảnh quan phong thủy Kinh thành Huế.

+ Khu Pháp được xây dựng từ thời cận đại.

+ Đoạn đường dành cho vua chúa đi tế lễ ở Đàn Nam giao từ Kinh thành Huế đến đàn Nam Giao.

Hình 4.36 Bản đồ về khu vực bảo vệ di sản văn hóa lịch sử thành phố Huế theo giải pháp 2

*So sánh điểm mạnh, điểm yếu của từng giải pháp:

Nội dung Giải pháp 1 Giải pháp 2 Điểm mạnh - Là sự kết hợp hài hòa giữa bảo tồn và phát triển cảnh quan di sản văn hóa và khu vực lân cận.

- Là việc bảo vệ cảnh quan xung quanh khu vực di sản

- Là việc chú trọng vào bảo tồn hơn phát triển, xét về phương diện bảo vệ cảnh quan di sản văn hóa và các khu vực lân cận sẽ đạt được hiệu quả bảo tồn cao hơn định hướng 1.

Nội dung Giải pháp 1 Giải pháp 2 văn hóa trong khu vực phụ cận xung quanh khu vực di sản văn hóa, xem xét giá trị của các di sản văn hóa, lập quy định phát triển trong khu vực bảo vệ đặc biệt.

- Lựa chọn khu vực bảo vệ cảnh quan văn hóa lịch sử theo sông Hương và lựa chọn khu vực lân cận xung quanh khu vực di sản văn hóa, gắn kết, bảo tồn di sản văn hóa lịch sử vua triều Nguyễn được xây dựng theo dòng sông Hương.

- Lựa chọn khu vực bảo tồn cảnh quan văn hóa lịch sử xung quanh khu vực bảo tồn đặc biệt, bảo tồn nhất quán cảnh quan văn hóa lịch sử từng bước gắn kết với các di sản văn hóa có truyền thống lâu đời.

- Lập trước và đưa vào quản lý kế hoạch bảo tồn, nâng cấp khu vực bảo tồn đặc biệt và khu vực bảo tồn cảnh quan văn hóa lịch sử, bảo vệ nhất quán và có kế hoạch cảnh quan. Điểm yếu

Ngày đăng: 11/03/2024, 18:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w