Hiện nay việc quản lý biến động sử dụng đất tại huyện chỉ được thực hiện thông qua số liệu thống kê đất đai hàng năm mà chưa có bản đồ biến động sử dụng đất để quản lý biến động về mặt không gian. Điều này gây ra một số khó khăn nhất định như: Việc quản lý biến động sử dụng đất thông qua số liệu thống kê đất đai hàng năm không thể đáp ứng được nhu cầu cập nhật những thông tin về biến động đất đai về mặt không gian một cách kịp thời và không chỉ ra được chúng biến động ở các loại hình sử dụng nào.
Trang 1DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1 Cơ cấu, diện tích tự nhiên theo đơn vị hành chính cấp xã năm 2021 25Bảng 4.2 Hiện trạng sử dụng đất năm 2021 27Bảng 4.3 Mã gộp các thửa đất để xây dựng bản đồ của đề tài 31Bảng 4.4 Cấu trúc dữ liệu thuộc tính của bản đồ hiện trạng sử dụng đất nôngnghiệp năm 2014 và 2021 của huyện Kỳ Anh 32Bảng 4.5 Thống kê diện tích đất theo bản đồ hiện trạng sử dụng đất nôngnghiệp năm 2014 36Bảng 4.6 Thống kê diện tích đất theo bản đồ hiện trạng sử dụng đất nôngnghiệp năm 2021 37Bảng 4.7 So sánh diện tích theo bản đồ hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm
2014 và kiểm kê năm 2014 38Bảng 4.8 So sánh diện tích theo bản đồ hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm
2021 và thống kê năm 2021 39Bảng 4.9 Cấu trúc dữ liệu thuộc tính cho bản đồ biến động sử dụng đất nôngnghiệp giai đoạn 2014 – 2021 41Bảng 4.10 Biến động diện tích đất nông nghiệp của huyện Kỳ Anh năm 2021 sovới năm 2014 43Bảng 4.11 Biến động từ đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp giai đoạn 2014-2021 47Bảng 4.12 Diện tích đất trồng cây hàng năm khác chuyển sang đất phi nôngnghiệp giai đoạn 2014-2021 51Bảng 4.13 Diện tích đất trồng cây lâu năm chuyển sang đất phi nông nghiệpgiai đoạn 2014-2021 55Bảng 4.14 Cấu trúc dữ liệu thuộc tính của bản đồ dự báo biến động sử dụng đấtgiai đoạn 2021- 2030 của huyện Kỳ Anh 74Bảng 4.15 Dự báo biến động diện tích đất nông nghiệp của huyện Kỳ Anh năm
2030 so với năm 2021 76Bảng 4.16 Dự báo biến động diện tích từ đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp
Trang 2Bảng 4.17 Dự báo biến động diện tích từ đất trồng cây hàng năm khác sang đấtphi nông nghiệp giai đoạn 2021 – 2030 81Bảng 4.18 Dự báo biến động diện tích từ đất rừng sản xuất sang đất phi nôngnghiệp giai đoạn 2021 – 2030 86
Trang 3DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Các thành phần của GIS 6
Hình 2.2 Định dạng vector (trái), raster (phải) 8
Hình 2.3 Liên kết dữ liệu không gian và thuộc tính 9
Hình 2.4 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ 9
Hình 2.5 Hệ thống phần mềm ArcGIS 11
Hình 3.1 Phương pháp lập bản đồ biến động sử dụng đất 18
Hình 4.1 Sơ đồ vị trí huyện Kỳ Anh 20
Hình 4.2 Cơ cấu sử dụng đất năm 2021 27
Hình 4.3 Thanh công cụ Select By Attributes 30
Hình 4.4 Bản đồ sau khi xuất qua dạng Polygon 32
Hình 4.5 Hộp thoại Field Calculator để cập nhật hiện trạng sử dụng đất 33
Hình 4.6 Hình ảnh thu nhỏ bản đồ hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2014 huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh từ tỷ lệ 1/25 000 34
Hình 4.7 Hình ảnh thu nhỏ bản đồ hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2021 huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh từ tỷ lệ 1/25 000 35
Hình 4.8 Hộp thoại Calculator Geometry 36
Hình 4.9 Hộp thoại Intersect 41
Hình 4.10 Hình ảnh thu nhỏ bản đồ biến động sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2014-2021 huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh từ tỷ lệ 1/25 000 42
Hình 4.11 Hình ảnh thu nhỏ bản đồ biến động sử dụng đất trồng lúa giai đoạn 2014-2021 huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh từ tỷ lệ 1/25 000 45
Hình 4.12 Hình ảnh thu nhỏ bản đồ biến động sử dụng đất trồng cây hàng năm khác giai đoạn 2014-2021 huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh từ tỷ lệ 1/25 000 49
Hình 4.13 Hình ảnh thu nhỏ bản đồ biến động sử dụng đất trồng cây lâu năm giai đoạn 2014-2021 huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh từ tỷ lệ 1/25 000 53
Hình 4.14 Hình ảnh thu nhỏ bản đồ biến động sử dụng đất rừng sản xuất giai đoạn 2014-2021 huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh từ tỷ lệ 1/25 000 57
Trang 4Hình 4.16 Hình ảnh thu nhỏ bản đồ biến động sử dụng đất rừng đặc dụng giaiđoạn 2014-2021 huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh từ tỷ lệ 1/25 000 65Hình 4.17 Hình ảnh thu nhỏ bản đồ biến động sử dụng đất nuôi trồng thủy sảngiai đoạn 2014-2021 huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh từ tỷ lệ 1/25 000 68Hình 4.18 Hình ảnh thu nhỏ bản đồ biến động sử dụng đất nông nghiệp khácgiai đoạn 2014-2021 huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh tỷ lệ 1/25 000 71Hình 4.19 Hình ảnh thu nhỏ bản đồ dự báo biến động sử dụng đất nông nghiệpgiai đoạn 2021-2030 huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh từ tỷ lệ 1/25 000 75
Trang 5DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1 So sánh diện tích theo bản đồ hiện trạng sử dụng đất nông nghiệpnăm 2014 và số liệu kiểm kê đất đai năm 2014 38Biểu đồ 4.2 So sánh diện tích theo bản đồ hiện trạng sử dụng đất nông nghiệpnăm 2021 và số liệu thống kê đất đai năm 2021 39Biểu đồ 4.3 Biến động diện tích đất trồng lúa các xã của huyện Kỳ Anh năm
2021 so với năm 2014 46Biểu đồ 4.4 Biến động diện tích đất trồng lúa với các loại đất khác của huyện
Kỳ Anh năm 2021 so với năm 2014 46Biểu đồ 4.5 Biến động diện tích đất trồng cây hàng năm khác các xã của huyện
Kỳ Anh năm 2021 so với năm 2014 50Biểu đồ 4.6 Biến động diện tích đất trồng cây hàng năm khác với các loại đấtkhác của huyện Kỳ Anh năm 2021 so với năm 2014 50Biểu đồ 4.7 Biến động diện tích đất trồng cây lâu năm các xã của huyện KỳAnh năm 2021 so với năm 2014 54Biểu đồ 4.8 Biến động diện tích đất trồng cây lâu năm với các loại đất khác củahuyện Kỳ Anh năm 2021 so với năm 2014 54Biểu đồ 4.9 Biến động diện tích đất rừng sản xuất các xã của huyện Kỳ Anhnăm 2021 so với năm 2014 58Biểu đồ 4.10 Biến động diện tích đất rừng sản xuất với các loại đất khác củahuyện Kỳ Anh năm 2021 so với năm 2014 58Biểu đồ 4.11 Biến động diện tích đất rừng phòng hộ các xã của huyện Kỳ Anhnăm 2021 so với năm 2014 62Biểu đồ 4.12 Biến động diện tích đất rừng phòng hộ với các loại đất khác củahuyện Kỳ Anh năm 2021 so với năm 2014 62Biểu đồ 4.13 Biến động diện tích đất rừng đặc dụng các xã của huyện Kỳ Anhnăm 2021 so với năm 2014 66Biểu đồ 4.14 Biến động diện tích đất rừng đặc dụng với các loại đất khác củahuyện Kỳ Anh năm 2021 so với năm 2014 66
Trang 6Biểu đồ 4.16 Biến động diện tích đất nuôi trồng thủy sản với các loại đất kháccủa huyện Kỳ Anh năm 2021 so với năm 2014 69Biểu đồ 4.17 Biến động diện tích đất nông nghiệp khác các xã của huyện KỳAnh năm 2021 so với năm 2014 72Biểu đồ 4.18 Biến động diện tích đất nông nghiệp khác với các loại đất kháccủa huyện Kỳ Anh năm 2021 so với năm 2014 72Biểu đồ 4.19 Dự báo biến động diện tích đất trồng lúa các xã của huyện KỳAnh năm 2030 so với năm 2021 77Biểu đồ 4.20 Dự báo biến động diện tích đất trồng lúa với các loại đất khác củahuyện Kỳ Anh năm 2021 so với năm 2014 78Biểu đồ 4.21 Dự báo biến động diện tích đất trồng trồng cây hàng năm khác các
xã của huyện Kỳ Anh năm 2030 so với năm 2021 80Biểu đồ 4.22 Dự báo biến động diện tích đất hàng năm khác với các loại đấtkhác của huyện Kỳ Anh năm 2021 so với năm 2014 80Biểu đồ 4.23 Dự báo biến động diện tích đất trồng cây lâu năm các xã củahuyện Kỳ Anh năm 2030 so với năm 2021 82Biểu đồ 4.24 Dự báo biến động diện tích đất trồng cây lâu năm với các loại đấtkhác của huyện Kỳ Anh năm 2021 so với năm 2014 83Biểu đồ 4.25 Dự báo biến động diện tích đất rừng sản xuất các xã của huyện KỳAnh năm 2030 so với năm 2021 84Biểu đồ 4.26 Dự báo biến động diện tích đất rừng sản xuất với các loại đất kháccủa huyện Kỳ Anh năm 2030 so với năm 2021 85Biểu đồ 4.27 Dự báo biến động diện tích đất rừng phòng hộ các xã của huyện
Kỳ Anh năm 2030 so với năm 2021 87Biểu đồ 4.28 Dự báo biến động diện tích đất rừng phòng hộ với các loại đấtkhác của huyện Kỳ Anh năm 2030 so với năm 2021 87Biểu đồ 4.29 Dự báo biến động diện tích đất rừng đặc dụng các xã của huyện
Kỳ Anh năm 2030 so với năm 2021 88Biểu đồ 4.30 Dự báo biến động diện tích đất rừng đặc dụng với các loại đấtkhác của huyện Kỳ Anh năm 2030 so với năm 2021 89Biểu đồ 4.31 Dự báo biến động diện tích đất nuôi trồng thủy sản các xã củahuyện Kỳ Anh năm 2030 so với năm 2021 90
Trang 7Biểu đồ 4.32 Dự báo biến động diện tích đất nuôi trồng thủy sản với các loại đấtkhác của huyện Kỳ Anh năm 2030 so với năm 2021 90Biểu đồ 4.33 Dự báo biến động diện tích đất nông nghiệp khác các xã củahuyện Kỳ Anh năm 2030 so với năm 2021 91Biểu đồ 4.34 Dự báo biến động diện tích đất nông nghiệp khác với các loại đấtkhác của huyện Kỳ Anh năm 2030 so với năm 2021 92
Trang 8DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1 GIS Geographical information system
2 VPĐKĐĐ Văn phòng đăng ký đất đai
24 NTD Đất nghĩa trang, nghĩa địa
MỤC LỤC
PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1
Trang 91.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu của đề tài 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2
1.3.1 Ý nghĩa khoa học 2
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn 2
PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
2.1 Cơ sở lý luận 3
2.1.1 Những vấn đề chung về đất đai và biến động đất đai 3
2.1.2 Tổng quan về hệ thống thông tin địa lý (GIS) 5
2.1.3 Giới thiệu về phần mềm Arc GIS 11
2.2 Cơ sở thực tiễn 12
2.2.1 Tình hình ứng dụng GIS để nghiên cứu đánh giá biến động sử dụng đất trên thế giới 12
2.2.2 Tình hình ứng dụng GIS để nghiên cứu, đánh giá biến động sử dụng đất tại Việt Nam 14
2.2.3 Tình hình ứng dụng GIS để nghiên cứu, đánh giá biến động sử dụng đất tại tỉnh Hà Tĩnh 15
2.3 Các công trình nghiên cứu có liên quan 15
PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
3.1 Đối tượng nghiên cứu 17
3.2 Phạm vi nghiên cứu 17
3.3 Nội dung nghiên cứu 17
3.4 Phương pháp nghiên cứu 17
3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 17
3.4.2 Phương pháp đánh giá biến dộng sử dụng đất 18
Trang 103.4.5 Phương pháp phân tích, xử lý số liệu 19
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 20
4.1 Khái quát điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội và hiện trạng sử dụng đất của huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh 20
4.1.1 Điều kiện tự nhiên 20
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 23
4.1.3 Hiện trạng sử dụng đất năm 2021 25
4.2 Ứng dụng GIS để thành lập bản đồ và đánh giá biến động sử dụng đất nông nghiệp của huyện Kỳ Anh trong giai đoạn 2014-2021 29
4.2.1 Xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2014 và năm 2021 29
4.2.2 Xây dựng bản đồ biến động sử dụng đất nông nghiệp cho huyện Kỳ Anh giai đoạn 2014 – 2021 40
4.2.3 Đánh giá biến động sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2014-2021 43
4.3 Ứng dụng GIS để thành lập bản đồ và dự báo biến động sử dụng đất nông nghiệp của huyện Kỳ Anh trong giai đoạn 2022-2030 73
4.3.1 Xây dựng bản đồ dự báo biến động sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2022-2030 73
4.3.2 Dự báo biến động sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2022-2030 76
4.4 Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quản quản lý biến động sử dụng đất nông nghiệp cho huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh 92
4.4.1 Cơ sở đề xuất giải pháp 92
4.4.2 Nội dung chi tiết của giải pháp 93
PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 94
5.1 Kết luận 94
5.2 Kiến nghị 95
PHẦN 6 TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
Trang 11PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Sự gia tăng dân số và quá trình đô thị hóa ở Việt Nam hiện nay đang diễn
ra với tốc độ nhanh chóng đã làm gia tăng nhu cầu về đất đai từ đó tạo nên sức
ép lớn trong việc sử dụng đất Diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm kéotheo đó là sự tăng lên của đất phi nông nghiệp như nhu cầu về nhà ở, đất xâydựng các công trình công cộng, khu công nghiệp tăng Để giải quyết vấn đề nàymỗi quốc gia cần xây dựng những chương trình, kế hoạch, chiến lược riêng phùhợp với hoàn cảnh, điều kiện của mình để sử dụng đất đai hợp lý
Ngày nay cùng với sự phát triển không ngừng của nền khoa học hiện đạiđòi hỏi các thông tin phải nhanh chóng, chính xác và kịp thời Thực tế đã cho thấyhiện nay GIS đang được áp dụng ở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau trong
đó có lĩnh vực quản lý, sử dụng đất và cũng chứng minh được những khả năng xử
lý thông tin đem lại những lợi ích to lớn về kinh tế - xã hội – môi trường
Kỳ Anh là một huyện nằm ở phía Nam tỉnh Hà Tĩnh Trên địa bàn huyện
có nhiều loại hình sử dụng đất đa dạng, trong đó đất nông nghiệp chiếm diệntích tương đối lớn và đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lươngthực, phát triển kinh tế xã hội và bảo đảm bền vững về môi trường Tuy nhiêntrong những năm qua với sự phát triển mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa –hiện đại hóa, cùng với sự gia tăng dân số, phát triển kinh tế dẫn đến nhu cầuchuyển đổi mục đích sử dụng đất ngày một tăng lên đã ảnh hưởng không nhỏđến quá trình sử dụng đất nông nghiệp làm cho cơ cấu sử dụng đất nông nghiệpcủa huyện có nhiều biến động đáng kể dẫn đến khó khăn trong việc quản lý trênđịa bàn huyện
Hiện nay việc quản lý biến động sử dụng đất tại huyện chỉ được thực hiệnthông qua số liệu thống kê đất đai hàng năm mà chưa có bản đồ biến động sửdụng đất để quản lý biến động về mặt không gian Điều này gây ra một số khókhăn nhất định như: Việc quản lý biến động sử dụng đất thông qua số liệu thống
kê đất đai hàng năm không thể đáp ứng được nhu cầu cập nhật những thông tin
về biến động đất đai về mặt không gian một cách kịp thời và không chỉ ra đượcchúng biến động ở các loại hình sử dụng nào
Xuất phát từ những lý do trên, được sự đồng ý của Khoa Tài nguyên đất vàMôi trường nông nghiệp và sự hướng dẫn của cô giáo TS Nguyễn Thị Hải, tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng GIS để xây dựng bản đồ và đánh giá
Trang 121.2 Mục tiêu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu chung
Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá được biến động sử dụng đất nôngnghiệp giai đoạn 2014-2021 và dự báo biến động sử dụng đất nông nghiệp giaiđoạn 2022-2030 cho huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh bằng việc ứng dụng GIS Trên
cơ sở đó, đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý biếnđộng sử dụng đất nông nghiệp cho địa bàn nghiên cứu
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Xây dựng được bản đồ biến động đất nông nghiệp và đánh giá được biếnđộng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn2014-2021 trên cơ sở ứng dụng phần mềm ArcGis
- Xây dựng được bản đồ biến động đất nông nghiệp và dự báo biến động
sử dụng đất nông nghiệp của huyện Kỳ Anh trong giai đoạn 2022-2030 trên cơ
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp cho các cơ quan quản lý đất đaicủa huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh thông tin chi tiết về việc biến động sử dụng đấtnông nghiệp cả về số liệu biến động và không gian biến động từ đó sẽ giúp chođịa phương dễ dàng quản lý và sử dụng hiệu quả hơn quỹ đất nông nghiệp củađịa phương
- Các đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý biến động sử dụng đấtnông nghiệp cho huyện Kỳ Anh sẽ là tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lýtrong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đảm bảo mục tiêu phát triển bềnvững của huyện Kỳ Anh
Trang 13PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Những vấn đề chung về đất đai và biến động đất đai
2.1.1.1 Một số khái niệm có liên quan
Khái niệm đất đai
Đất đai là một nhân tố sinh thái, với khái niệm này đất đai bao gồm tất cảcác thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất có ảnh hưởng nhất địnhđến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất Đất theo nghĩa đất đai bao gồm: Yếu tốkhí hậu, địa hình, địa mạo, tính chất thổ nhưỡng, thuỷ văn, thảm thực vật tựnhiên, động vật và những biến đổi của đất do tác động của con người
Về mặt đời sống - xã hội, đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quýgiá, là tư liệu sản xuất không gì thay thế được của ngành sản xuất nông - lâmnghiệp, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân
bố khu dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hoá và an ninh quốc phòng [16]
Theo quy định của pháp luật tại khoản 2 Điều 4 Thông tư BTNMT về Quy định kỹ thuật điều tra thoái hóa đất do Bộ trưởng Bộ Tàinguyên và Môi trường ban hành, đất đai được hiểu như sau:
14/2012/TT-Đất đai là một vùng đất có ranh giới, vị trí, diện tích cụ thể và có các thuộctính tương đối ổn định hoặc thay đổi nhưng có tính chu kỳ, có thể dự đoán được,
có ảnh hưởng tới việc sử dụng đất trong hiện tại và tương lai của các yếu tố tựnhiên, kinh tế – xã hội như: Thổ nhưỡng, khí hậu, địa hình, địa mạo, địa chất,thuỷ văn, thực vật, động vật cư trú và hoạt động sản xuất của con người [1]
Khái niệm đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thínghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đíchbảo vệ, phát triển rừng Đất nông nghiệp bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đấtlâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác [13]
2.1.1.2 Khái niệm và đặc trưng của biến động sử dụng đất
Khái niệm biến động sử dụng đất
Từ trước đến nay chưa có khái niệm chính xác về đánh giá biến động.Nhưng đánh giá biến động có thể được hiểu là: Việc theo dõi, giám sát và quản
lý đối tượng nghiên cứu để từ đó thấy đuợc sự thay đổi về đặc điểm, tính chất
Trang 14Đánh giá biến động hiện trạng sử dụng đất là đánh giá được sự thay đổi vềloại hình sử dụng đất qua các thời điểm dưới sự tác động từ các yếu tố tự nhiên,kinh tế - xã hội, sự khai thác, sử dụng của con người Sự biến động đất đai docon người sử dụng vào các mục đích kinh tế - xã hội có thể phù hợp hay khôngphù hợp với quy luật của tự nhiên, cần phải nghiên cứu để tránh sử dụng đất đai
có tác động xấu đến môi trường sinh thái
Như vậy biến động tình hình sử dụng đất là xem xét quá trình thay đổi củadiện tích đất thông qua thông tin thu thập được theo thời gian để tìm ra quy luật
và những nguyên nhân thay đổi từ đó có biện pháp sử dụng đúng đắn với nguồntài nguyên này [7]
Đặc trưng của biến động sử dụng đất
Biến động sử dụng đất có những đặc trưng cơ bản như sau:
- Quy mô biến động
+ Biến động về diện tích sử dụng đất đai nói chung
+ Biến động về diện tích của từng loại hình sử dụng đất
+ Biến động về đặc điểm của những loại đất chính
2.1.1.3 Các nhân tố gây nên tình hình biến động sử dụng đất
Các yếu tố tự nhiên là cơ sở quyết định cơ cấu sử dụng đất đai vào cácmục đích kinh tế - xã hội bao gồm các yếu tố sau: Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu,thủy văn, thảm thực vật
Các yếu tố kinh tế - xã hội có tác động lớn đến sự thay đổi diện tích cácloại hình sử dụng đất đai bao gồm các yếu tố sau:
- Sự phát triển các ngành kinh tế như: Dịch vụ, xây dựng, giao thông vàcác ngành kinh tế khác
- Gia tăng dân số
- Các dự án đầu tư phát triển kinh tế
- Thị trường tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa [8]
Trang 152.1.2 Tổng quan về hệ thống thông tin địa lý (GIS)
2.1.2.1 Khái niệm về hệ thống thông tin địa lý
GIS là thuật ngữ viết tắt của các từ tiếng Anh: Geographic InformationSystem và được dịch thuật là hệ thống thông tin địa lý
GIS là hệ thống thông tin sử dụng dữ liệu đầu vào, các thao tác phân tích,
cơ sở dữ liệu đầu vào liên quan về mặt địa lý không gian, nhằm trợ giúp việc thunhận, lưu trữ, quản lý, xử lý, phân tích và hiển thị… các thông tin không gian từthế giới thực để giải quyết vấn đề tổng hợp thông tin cho các mục đích của conngười đặt ra
GIS là hệ thống quản lý không gian được phát triển dựa trên cơ sở côngnghệ máy tính với mục đích lưu trữ, hợp nhất, mô hình hoá, phân tích và miêu tảđược nhiều dữ liệu GIS hợp nhất các số liệu mang tính liên ngành lại bằng tổnghợp, mô hình hoá và phân tích Hệ thống thông tin địa lý và các ứng dụng của nógiúp đạt được nhiều yêu cầu của thực tiễn, với các ưu điểm nổi bật như sau:
- Giảm hoặc loại bỏ các hoạt động thừa từ đó tiết kiệm được thời gian,công sức và tiền của
- Số liệu có thể được cập nhật hoá một cách dễ dàng
- Chất lượng số liệu được quản lý, xử lý và hiệu chỉnh tốt
- Dễ dàng truy cập, phân tích số liệu từ nhiều nguồn và nhiều loại khác nhau
- Tổng hợp một lần được nhiều loại số liệu khác nhau để phân tích và tạo
ra nhanh chóng một lớp số liệu tổng hợp mới
- Có thể làm bản đồ không cần kỹ xảo hoặc vắng kỹ thuật viên
- Có thể làm cho bản đồ gần gũi với mục đích sử dụng
- Hạn chế sử dụng bản đồ in tránh tác hại làm giảm chất lượng dữ liệu [12]
Trang 162.1.2.2 Thành phần chính của GIS
Hình 2.1 Các thành phần của GIS
GIS có 5 thành phần cơ bản như sau:
- Phần cứng: Bao gồm hệ thống máy tính mà các phần mềm GIS chạytrên đó Việc lựa chọn hệ thống máy tính có thể là máy tính cá nhân hay siêumáy tính Các máy tính cần thiết phải có bộ vi xử lý đủ mạnh để chạy phầnmềm và dung lượng bộ nhớ đủ để lưu trữ thông tin (dữ liệu)
- Phần mềm: Phần mềm GIS cung cấp các chức năng và công cụ cần thiết
để lưu trữ, phân tích và hiển thị dữ liệu không gian Nhìn chung, tất cả các phầnmềm GIS có thể đáp ứng được những yêu cầu này, nhưng giao diện của chúng
Trang 17- Con người: Người sử dụng GIS có thể là các chuyên gia kĩ thuật, đó làngười thiết kế và thực hiện hệ thống GIS, hay có thể là người sử dụng GIS để
hỗ trợ cho các công việc thường ngày GIS giải quyết các vấn đề không giantheo thời gian thực Con người lên kế hoạch, thực hiện và vận hành GIS để đưa
ra những kết luận, hỗ trợ cho việc ra quyết định thường [12]
2.1.2.3 Chức năng của GIS
GIS có 4 chức năng cơ bản:
- Thu thập dữ liệu: Dữ liệu sử dụng trong GIS đến từ nhiều nguồn khácnhau và GIS cung cấp công cụ để tích hợp dữ liệu thành một định dạng chung để
2.1.2.4 Cấu trúc dữ liệu trong GIS
Mô hình dữ liệu không gian
Đối tượng không gian trong cơ sở dữ liệu GIS được lưu trữ dưới dạngvector hoặc raster
Cấu trúc dữ liệu vector lưu trữ vị trí của đối tượng bản đồ bằng cặp tọa
độ x, y (và đôi khi có z) Một điểm được mô tả bằng một cặp tọa độ x-y vàtên của nó Một đường thẳng được mô tả bởi một tập hợp nhiều cặp tọa độ vàtên của nó Về lý thuyết, một đường thẳng được mô tả bởi vô số điểm, nhưngtrên thực tế, điều này là không thể Do đó, một đường thẳng được xây dựngbởi nhiều đoạn thẳng Một diện tích hay một vùng được mô tả bởi một tập hợpnhiều cặp tọa độ và tên của nó, nhưng có điều khác là cặp tọa độ bắt đầu và kếtthúc phải trùng nhau (Hình 2.2) Định dạng vector thể hiện vị trí và hình dạngcủa đối tượng và đường bao chính xác Chỉ có độ chính xác, tỉ lệ của bản đồtrong quá trình biên tập, độ phân giải của thiết bị đầu vào và kĩ năng nhập dữliệu mới làm giảm độ chính xác
Trang 18Ngược lại, định dạng raster hay lưới ô vuông thể hiện đối tượng bản đồ làcác ô vuông trong một ma trận lưới (Hình 2.2) Không gian này được định nghĩabởi một ma trận điểm được tổ chức thành hàng và cột Nếu hàng và cột được đánh
số, vị trí của mỗi thành phần sẽ được xác định bởi số hàng và số cột, thông qua đó
có thể liên kết với một hệ tọa độ Mỗi ô vuông có một giá trị thuộc tính (dạng số)thể hiện đối tượng địa lý hoặc dữ liệu định dạng như loại hình sử dụng đất, lượngmưa, độ cao Kích thước của ô vuông trong ma trận lưới sẽ xác định mức độ chitiết mà đối tượng bản đồ có thể được hiển thị [6]
Hình 2.2 Định dạng vector (trái), raster (phải)
Mô hình dữ liệu thuộc tính
Dữ liệu thuộc tính thể hiện một hay nhiều thuộc tính của thực thể khônggian, bao gồm dữ liệu định tính và định lượng Dữ liệu định tính xác định loạiđối tượng (ví dụ, nhà cửa, rừng núi, sông ngòi); trong khi dữ liệu định lượngchia thành dữ liệu tỉ lệ (dữ liệu được đo lường từ điểm gốc là 0), dữ liệukhoảng (dữ liệu được chia thành các lớp), dữ liệu dạng chữ (dữ liệu được thểhiện dưới dạng chữ) Dữ liệu thuộc tính còn gọi là dữ liệu phi không gian vìbản thân chúng không thể hiện thông tin không gian [17]
GIS sử dụng định dạng raster hoặc vector để thể hiện các đối tượng địa
lý Bên cạnh vị trí, GIS cũng phải lưu trữ thông tin về chúng Ví dụ, đườngthẳng trung tâm thể hiện đường giao thông trên bản đồ không nói cho chúng
ta nhiều về con đường ngoại trừ vị trí của nó Để xác định độ rộng, loại đường,những thông tin này cần được lưu trữ để hệ thống có thể xử lý khi cần Nghĩa làGIS phải tạo một mối liên kết giữa dữ liệu không gian và phi không gian Mốiliên kết giữa một đối tượng bản đồ và thuộc tính của nó được thiết lập bằng cáchcho mỗi đối tượng ít nhất một mã định danh riêng - tên hoặc số, thường gọi là ID.Thông tin phi không gian của đối tượng sau đó được lưu trữ, thường trong mộthay nhiều tập tin theo số ID như hình 2.3
Trang 19Dữ liệu phi không gian có thể được lưu trữ theo nhiều cách Nhiềuphần mềm GIS sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ để lưu trữ dữ liệuthuộc tính Một hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ xem dữ liệu như là một chuỗicác bảng có mối liên hệ logic với các bảng khác theo thuộc tính liên kết (Hình2.4) Bất kì thành phần dữ liệu trong một mối quan hệ có thể được tìm thấy khi chobiết tên bảng, tên thuộc tính (cột) và giá trị của khóa chính Ưu điểm của hệ quản trịnày là chúng linh hoạt và có thể đưa ra câu trả lời cho bất cứ câu hỏi nào được mô
tả bằng toán tử logic và toán học [6]
Hình 2.3 Liên kết dữ liệu không gian và thuộc tính
Hình 2.4 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ
2.1.2.5 Ứng dụng của GIS
Với các đặc tính vốn có của mình trong khả năng thu thập, lưu trữ, phântích và hiển thị dữ liệu về các đối tượng, hiện tượng theo không gian và thờigian…nên GIS có khả năng ứng dụng cao trong nhiều lĩnh vực đời sống từ quản
lý tài nguyên môi trường, giao thông…cho tới các lĩnh vực về y tế, giáo dục
- Ứng dụng GIS trong quy hoạch sử dụng đất và quản lý tài nguyên
Ứng dụng GIS trong quy hoạch và sử dụng đất đai tuỳ thuộc vào quy mô
và mức độ khác nhau Có 4 mức độ phân tích: rất khái quát, khái quát, trung
Trang 20diện tích của vùng nghiên cứu Khi phân tích thông tin từ mức khái quát nhấtđến mức chi tiết thì số lượng thông tin đưa vào xử lý sẽ lớn hơn Khả năng tổnghợp và phân tích sâu thông tin ở một vùng lãnh thổ nhỏ hoặc ngược lại.
Bằng ứng dụng GIS, những quy hoạch sử dụng đất đai trên vùng lãnh thổlớn hay việc xây dựng những dự án phát triển sản xuất nông lâm nghiệp ở cáckhu vực nhỏ đều có thể được cung cấp một khối lượng thông tin toàn diện, tổnghợp, kịp thời và theo yêu cầu Một điều quan trọng về GIS so với bản đồ là GIS
có thể thể hiện từng lớp bản đồ của vùng nghiên cứu hay quản lý Không chỉ ở
bề mặt mà còn có thể cho thấy loại đất, thảm thực vật, giao thông, các tàinguyên và nhiều yếu tố khác [10]
- Ứng dụng trong công tác phòng chống cháy và bảo vệ rừng
Công nghệ GIS đã được ứng dụng để cảnh báo cháy rừng, phân vùngtrọng điểm cháy rừng Bên cạnh đó GIS có thể tích hợp với công nghệ viễn thám
để phát hiện sớm cháy rừng Sử dụng công nghệ GIS để tạo bản đồ chuyên đềthể hiện các cấp cảnh báo khác nhau và được cập nhật hàng ngày các thông sốkhí tượng: Nhiệt độ, độ ẩm không khí và lượng mưa từ các trạm khí tượng GIS
có thể theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp là nắm vững diện tích các loạirừng, đất lâm nghiệp hiện có được phân chia theo chức năng sử dụng rừng vàloại chủ quản lý Lập bản đồ hiện trạng rừng cấp xã tỷ lệ 1/25.000 hay 1/10.000nhằm giúp hoạch định chính sách lâm nghiệp ở địa phương và trung ương phụccông tác bảo vệ và phát triển rừng
- Ứng dụng GIS trong công tác quản lý và hoạch định chính sách
GIS được sử dụng để cung cấp thông tin nhanh hơn và hiệu quả hơn chocác nhà hoạch định chính sách Các cơ quan chính phủ dùng GIS trong quản lýcác nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong các hoạt động quy hoạch, quản lý các cơ
sở dữ liệu cơ bản trên nền GIS và có thể tích hợp vào các không gian của các cơ
sở dữ liệu chuyên ngành khác là nơi cung cấp thông tin tổng hợp nhất phục vụcác nhà hoạch định chính sách [9]
2.1.2.6 Vai trò của GIS trong đánh giá biến động sử dụng đất
So với việc đánh giá biến động bằng phương pháp truyền thống thì việc tựđộng hóa trong đánh giá biến động cho ta một lợi ích to lớn GIS cho phépngười dùng thực hiện các chức năng Hiển thị trực quan, tạo lập bản đồ, trợ giúp
ra quyết định, trình bày, khả năng tùy biến của chương trình
Nguyên lý của việc đánh giá biến động của phần mềm này là sau khichồng xếp 2 lớp thông tin bản đồ lên nhau, phần mềm sẽ tự động hiển thị những
Trang 21vùng biến động về trường dữ liệu đã đăng ký giữa hai lớp và tính toán diện tíchbiến động của các vùng đó trên bản đồ với các thao tác đơn giản để đưa ra kếtquả Từ lớp thông tin biến động ta có thể xây dựng được bản đồ biến động.
Để đánh giá biến động cần có một ma trận đánh giá biến động Ma trậnnày dựa trên các thông tin biến động đã xử lý ở trên Bản đồ biến động thể hiện
sự phân bố không gian của các đối tượng bị biến động hoặc cũng có thể biểu thịđược mức độ biến động của các đối tượng trên bản đồ còn ma trận biến độnghiển thị kết quả thống kê diện tích của các loại đối tượng cùng với sự phân bốbiến động sang các đối tượng khác Đây chính là ưu điểm hơn hẳn của phươngpháp khác Sau khi đánh giá biến động ta đề xuất giải pháp hiệu quả [10]
2.1.3 Giới thiệu về phần mềm Arc GIS
ArcGIS là một hệ thống phần mềm cung cấp một giải pháp tổng thể vềhệthông tin địa lý, bao gồm nhiều modul khác nhau, đáp ứng nhu cầu cho mọi tổchức, từ những người sử dụng đơn lẻ cho đến hệ thống có tính toàn cầu
Tổ chức thông tin bản đồ trong ArcGIS:
Hình 2.5 Hệ thống phần mềm ArcGIS
- Cơ sở dữ liệu thông tin lưu trữ:
Sử dụng phần mềm Arc Spatial Engine (ArcSDE) của hệ thồngArcGIS.ArcSDE cho phép lưu trữ và quản lý thông tin theo mô hình cơ sở dữ liệukhông gian (GeoDatabase) đa người sử dụng trong một hệ quản trị cơ sở dữ liệuquan hệ Đây là ưu điểm vượt trội của công nghệ GIS của hãng ESRI so với cáchãng khác ArcSDE là hạt nhân cho một môi trường đa người sử dụng của hệ
Trang 22cho phép ArcGIS quản lý dữ liệu địa lý trong các nền các hệ quản trị cơ sở dữ liệuquan hệ như ORACLE, Microsoft SQL Server, IBM DB2, Informix [10].
- Quản lý, cập nhật, phân tích bản đồ
ArcGIS sử dụng phần mềm ArcInfo để thiết kế, cập nhật, bảo trì cơ sở dữliệu không gian và phân tích xử lý bản đồ ArcInfo bao gồm ba ứng dụng chính:ArcMap, ArcCatalog và ArcToolBox ArcInfo cho phép thực hiện bất cứ vấn đềGIS nào từ đơn giản cho đến phức tạp, bao gồm hiển thị bản đồ, quản lý dữ liệu,phân tích địa lý, sửa chữa và xử lý dữ liệu với dữ liệu được lưu trữ cơ sở dữ liệukhông gian [10]
- Tổng hợp hóa, trình bày và hiển thị dữ liệu
Công tác tổng hợp hóa, trình bày và hiển thị dữ liệu rất quan trọng trongcông tác quản lý đất đai Một trong những ứng dụng hiệu quả nhất của côngnghệ GIS là khả năng hiển thị đồng thời và tích hợp các dạng dữ liệu khác nhautheo mô hình 3 chiều Trong hệ thống ArcGIS sử dụng phần mềm ArcGIS 3DAncalyst cung cấp các công cụ tiên tiến của GIS để thực hiện các bài toán trên
bề mặt địa hình như: nội suy bình độ, tính mặt cắt, tính khối lượng, lưu vực,
- Tra cứu, phân phối thông tin trực tuyến trên mạng diện rộngIntrarnet/Internet
Hệ thống phần mềm ArcGIS đã đưa ra giải pháp tra cứu và cung cấpthông tin trực tuyến trên mạng diện rộng với phần mềm ArcInternet Map Server(ArcIMS) ArcIMS là một ứng dụng và phân phối các dịch vụ và dữ liệu GIS.ArcIMS bao gồm cả hai công nghệ chủ và khách hàng ArcIMS cung cấp giảipháp hiện đại cho tra cứu và phân phối dữ liệu bản đồ và thuộc tính trên mạngdiện rộng theo giao diện Web [10]
- Xây dựng các phần mềm ứng dụng trên công nghệ gốc
Đây là một trong tiêu chí rất quan trọng để lựa chọn công nghệ gốc, thểhiện tích mở của hệ thống Nó cho phép người sử dụng tạo ra những ứng dụngphù hợp với yêu cầu và đặc thù công việc
Trang 23thông trên bản đồ giấy dựa vào các số liệu thống kê ngoài thực địa Gần đâycông việc này đã được hiện đại hóa đã ứng dụng công nghệ thông tin vào đánhgiá biến động Trong đó việc ứng dụng công nghệ thông tin địa lý(GIS) hoặckết hợp với công nghệ viễn thám hoặc kết hợp với chuỗi Markov đã đem lạihiệu quả hết sức to lớn.
Năm 1971, Dueker và cộng sự ở Beclin đã sử dụng acsc ảnh hàng khôngchụp liên tiếp để kiểm soát sự phát triển của đô thị
Năm 1985,Gupta D M Và Menshi M K Đã tiến hành nghiên cứu sựthay đổi đô thị thông qua thành lập các bản đồ sử dụng đất của Dethi tại ba thờiđiểm 1959, 1969, 1978 bằng các thông tin viễn thám đa thời gian
Năm 1987 Manfred Ehlers và công sự đã nghiên cứu biến đổi sử dụng đấtgiai đoạn 1975-1986 thông qua giải đoán ảnh bằng không năm 1975 và xử lýảnh số ảnh vệ tinh SPOT năm 1986 [14]
Trong đề tài nghiêm cứu “Assessment Of Soil Protection Efficiency AndLand Use Change” (G Siebielec và ctv, 2010) là một nghiên cứu báo cáo tómtắt kết quả phân tích về mối quan hệ giữa chính sách bảo vệ sử dụng đất hiện tạicủa chính phủ và thay đổi sử dụng đất tại các khu thử nghiệm được lựa chọn củacác trung tâm Châu Âu từ năm 1990 – 1992 và 2006 – 2007 dựa vào ảnh vệ tinhSPOT và bản đồ sử dụng đất của 7 thành phố đại diện cho Đức, Công Hòa Séc,
Ba Lan, slovakia, Áo (Milan, Bratislava, Wroclaw, Prague, Salzburg, Vienna)kết quả phân tích cho thấy đất được mở rộng bề mặt nhân tạo diễn ra chủ yếutrên các vùng đất canh tác Hệ thống quản lý đất trên thành phố không có hiệuquả bảo vệ đất tốt nhất cho đến năm 2006 Không có xung đột mạnh mẽ giữacác mục tiêu và nhu cầu bảo vệ đất liên quan đến phát triễn kinh tế của thànhphố [14]
Kết hợp GIS và chuỗi Markov thì đề tài “The Assessment and Predicting
Of Land Use Change to Urban Area Using Multi – Temporal Satellite Imageryand GIS: A Case Study on Zanjan, IRAN (1984 – 2011)” (Mohsen AhadnejadReveshty, 2011) đã có kết quả phân loại độ che phủ cho 3 thời điểm khác nhau
về biến động sử dụng đất bên cạnh kết hợp chuỗi Markov để dự báo tác độngcủa con người về biến đổi sử dụng đất đến năm 2020 của khu vực Zanjan Kếtquả nghiêm cứu này tiết lộ rằng khoảng 44% tổng diện tích bị thay đổi sử dụngđất, ví dụ như thay đổi đất nông nghiệp, vườn 27 cây ăn quả và đất trống để định
cư, xây dựng công nghiệp khu vực và đường cao tốc Mô hình cây trồng cũngthay đổi, chẳng hạn như đất vườn sang đất nông nghiệp và ngược lại Những
Trang 24thay đổi được đề cập đã xảy ra trong vòng 27 năm qua tại thành phố Zanjan vàkhu vực xung quanh [21].
Đề tài “A Markov Chain Model Of Land Use Change in the Twin Cities,
1958 – 2005” ( Michael lacono, 2012 ) trong nghiêm cứu tác giả ứng dụng môhình chuỗi Markov ước tính cho khu vực Hoa Kỳ (Twin Cities) Sử dụng mộttập hợp các dữ liệu trong giai đoạn lớn từ giữa năm 1959 đế 2005, để dự báotình hình sử dụng đất hiện tại và sau đó sử dụng để dự báo tương lai [19]
Với đề tài, “Assessment Applycation Of Markov Chain AnalysisInpredicting Land Cover Change: A Case Study Of Nakuru MUNICIPALITY”(K W Mubea và ctv, 2010,) trong nghiên cứu này, sự kết hợp với vệ tinh viễnthám, hệ thống thông tin địa lý (GIS) và chuỗi Markov đã được sử dụng trongphân tích và dự đoán thay đổi dử dụng đất Kết quả cho thấy tình hình phát triễn
đô thị không đồng điều, diện tích đất rừng bị mất đáng kể và quá trình thay đổi
sử dụng đất không ổn định
Nghiên cứu cho thấy rằng việc tích hợp cả vệ tinh viễn thám và GIS cóthể là một phương pháp hiệu quả để phân tích các mô hình không gian, thời giancảu sự thay đổi sử dụng đất Hội nhập sâu hơn của hai kỹ thuật này với mô hìnhMarkov đã hỗ trợ hiệu quả trong việc mô tả, phân tích và dự đoán quá trình biếnđổi sử dụng đất Kết quả dự đoán về sử dụng đất cho năm 2015 là sự gia tăngđáng kể của đất đô thị và nông nghiệp [20]
2.2.2 Tình hình ứng dụng GIS để nghiên cứu, đánh giá biến động sử dụng đất tại Việt Nam
Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu sử dụng công nghệ thànhlập bản đồ biến động sử dụng đất với rất nhiều công cụ trong đó có GIS Cụ thể:
Đề tài “Ứng dụng GIS đánh giá biến động sử dụng đất tỉnh Kon Tum giai
đoạn 2005-2010” (Ưng Kim Nguyên, 2014) đã sử dụng công nghệ viễn thám và
GIS để phân tích biến động sử dụng đất tỉnh Kon Tum và sử dụng chuỗi Markov
để dự báo biến động sử dụng đất đến năm 2020 [8]
Nhóm tác giả Nhữ Thị Xuân, Đinh Thị Bảo Hoa, Nguyễn Thị Thuý Hằngvới bài báo “Đánh giá biến động sử dụng đất huyện Thanh Trì, thành phố HàNội giai đoạn 1994 - 2003 trên cơ sở phương pháp viễn thám kết hợp GIS” đãphân tích, đánh giá biến động sử dụng đất khu vực Thanh Trì Đây cũng là mộttrong những khu vực có sự ảnh hưởng lớn do quá trình đô thị hóa [3]
Đề tài “Nghiên cứu biến động sử dụng đất quận Long Biên, thành phố HàNội trong quá trình đô thị hoá” do tác giả Hoàng Thị Thanh Hương thực hiện
Trang 25vào năm 2015 đã kết hợp tư liệu viễn thám với khả năng phân tích không giancủa hệ thông tin địa lý Đề tài thử nghiệm phương pháp phân loại mới là phânloại theo đối tượng, phương pháp thực hiện trên tư liệu viễn thám có độ phângiải cao (VHR) Đồng thời sử dụng phân tích không gian trong GIS để đối sánhcác kết quả phân loại với các dữ liệu kinh tế xã hội được mối tác động qua lạigiữa chúng Kết quả cho thấy rằng, ảnh viễn thám với độ phân giải không giancao có thể đáp ứng được yêu cầu độ chính xác của các vùng đô thị có tính chấtmanh mún như ở Việt Nam [4].
Ngoài ra còn rất nhiều công trình nghiên cứu có ứng dụng GIS đạt đượcnhiều kết quả mong đợi
2.2.3 Tình hình ứng dụng GIS để nghiên cứu, đánh giá biến động sử dụng đất tại tỉnh Hà Tĩnh
Đối với Hà Tĩnh nói chung, Kỳ Anh nói riêng việc ứng dụng GIS để đánhgiá biến động sử dụng đất vẫn còn rất ít Việc nghiên cứu biến động sử dụng đấttrên địa bàn huyện từ trước đến này vẫn làm theo phương pháp truyền thống, tức
là dựa vào số liệu kiểm kê của các địa phương
2.3 Các công trình nghiên cứu có liên quan
Việc ứng dụng GIS để đánh giá biến động đất đai đã được một số tác giảnghiên cứu Cụ thể:
Tác giả Đoàn Đức Lâm và cộng sự (2010) đã nghiên cứu đề “Ứng dụngGIS thành lập bản đồ biến động sử dụng đất huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La (giaiđoạn 1995-2005)” Tác giả đã phân tích, đánh giá và thành lập bản đồ hiện trạng
sử dụng đất dựa trên nghiên cứu, biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng đất bằng lậpcác ma trận biến động và dùng các công cụ Microstation, Mapinfor và ArcGis [5]
Tác giả Hoàng Thị Thanh Hương (2015) đã nghiên cứu đề tài “Nghiêncứu biến động sử dụng đất quận Long Biên, thành phố Hà Nội trong quá trình đôthị hoá” Kết quả nghiên cứu đã đánh giá sự biến đổi của đất đô thị thành phố HàNội, bên cạnh đó đề tài ứng dụng viễn thám có độ phân giải cao (VHR) và đồngthời sử dụng phân tích không gian trong GIS để đối sánh các kết quả phân loạivới các dữ liệu kinh tế xã hội được mối tác động qua lại giữa chúng [4]
Vũ Minh Tuấn và cộng sự (2011) đã nghiên cứu đề tài “Ứng dụng viễnthám và GIS đánh giá biến động và dự báo đất đô thị tại phường Hiệp BìnhPhước, quận Thủ Đức” Tác giả đã sử dụng công nghệ viễn thám và GIS đểphân tích biến động đất đô thị tại phường Hiệp Bình Phước quận Thủ Đức,
Trang 26đất đô thị đến năm 2026 Kết quả nghiên cứu đã cho thấy đất đô thị trên địa bànphát triển mạnh mẽ cần được quy hoạch cụ thể vì sẽ ảnh hưởng đến quy hoạchphát triển đô thị của quận Thủ Đức nói riêng và thành Phố Hồ Chí Minh nóichung, ngoài ra nghiên cứu còn phát hiện khu vực Hiệp Bình Phước có nềntương đối yếu và nguy cơ sạt lở bờ sông rất lớn có thể gây nguy hiểm đến đờisống của người dân Tuy nhiên hầu hết các khu vực biến động lại không đúngvới quy hoạch chung của thành Phố Hồ Chí Minh cho thấy việc sử dụng chuỗiMarkov trong việc dự báo tốc độ phát triển đất đô thị không đạt được độ chínhxác cao nhất Kết quả dự báo chỉ đúng khi không có sự thay đổi về chính sáchpháp luật về đất đô thị trong năm dự báo [15].
Trang 27PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm:
- Toàn bộ quỹ đất của huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh
Đề tài sử dụng các số liệu từ năm 2014 đến năm 2021 để nghiên cứu
3.3 Nội dung nghiên cứu
- Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và hiện trạng sử dụng đấtcủa huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh
- Ứng dụng GIS để xây dựng bản đồ và đánh giá biến động sử dụng đấtnông nghiệp giai đoạn 2014 – 2021 của huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh
- Ứng dụng GIS để xây dựng bản đồ và đánh giá biến động sử dụng đấtnông nghiệp giai đoạn 2022- 2030 của huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quản lý biến động sử dụng đấtnông nghiệp cho huyện Kỳ Anh
3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Để thực hiện các nội dung nghiên cứu đã đặt ra, đề tài tiến hành thu thậpcác số liệu, tài liệu, bản đồ có liên quan tại các phòng ban chức năng trên địabàn huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh như: Phòng Tài nguyên và Môi trường, chinhánh Văn phòng Đăng ký đất đai, Chi cục thống kê, văn phòng Ủy ban nhândân huyện Kỳ Anh Các số liệu, tài liệu được thu thập bao gồm:
- Các tài liệu, báo cáo về điều kiện tự nhiên, số liệu kinh tế- xã hội củahuyện Kỳ Anh năm 2021
Trang 28- Số liệu thống kê, kiểm kê đất đai của huyện kỳ Anh trong giai đoạn2014- 2021.
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất của huyện Kỳ Anh năm 2014 và năm 2019
- Báo cáo thuyết minh và bản đồ quy hoạch sử dụng đất của huyện KỳAnh đến năm 2030
3.4.2 Phương pháp đánh giá biến động sử dụng đất
Biến động sử dụng đất được xác định thông qua công nghệ GIS Các dữliệu bản đồ sau khi chuẩn hóa sẽ được chồng ghép để thành lập bản đồ biếnđộng sử dụng đất ở hình 3.1
sử dụng đất năm 2021
Chuẩn hóa, gom nhóm và gán mã các lọai đất
Bản đồ biến động sử dụng đất giai đoạn 2014 - 2021
Trang 293.4.3 Phương pháp tham vấn
Để tiến hành tham khảo các ý kiến của những người có kinh nghiệm trongquản lý đất đai, về công nghệ GIS Bên cạnh đó kết hợp trao đổi các cá nhân cókinh nghiệm, am hiểu về địa lý ở địa phương, người có uy tín, kinh nghiệm đểnhận định về các vấn đề nghiên cứu hoặc sự chính xác của số liệu về loại hình
sử dụng đất tại các thời điểm khác nhau
3.4.4 Phương pháp GIS
Các bản đồ hiện trạng thu thập được ở dạng seedfile (đuôi dgn) sẽ đượcbiên tập lại và xuất ra trên phần mềm Microstation với dữ liệu không gian để thuđược ranh giới sử dụng đất theo các loại hình sử dụng đất của các năm 2014,
2019 và 2030 ở dạng shapefile (đuôi shp)
Đề tài sử dụng phần mềm Arcgis 10.4 để tiến hành cập nhật bảng thuộctính và chồng ghép các bản đồ hiện trạng sử dụng đất để thành lập bản đồ biếnđộng sử dụng đất Sau đó tiến hành cập nhật diện tích, biến động và thống kêdiện tích biến động
3.4.5 Phương pháp phân tích, xử lý số liệu
Tất cả các tài liệu, số liệu thu thập được, sẽ được thống kê, phân loại, lựachọn và hệ thống theo từng nội dung nghiên cứu Trên cơ sở đó, nghiên cứu tiếnhành xử lý bằng phần mềm Excel để phân tích và vẽ biểu đồ phục vụ cho nộidung nghiên cứu
Trang 30PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Khái quát điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội và hiện trạng sử dụng đất của huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1 Vị trí địa lý
Hình 4.7 Sơ đồ vị trí huyện Kỳ Anh
Kỳ Anh là một huyện ven biển nằm ở phía Nam của tỉnh Hà Tĩnh, cách
TP Hà Tĩnh 35 km, nằm ở tọa độ địa lý: từ 17o 54’ đến 18o 16’ vĩ độ Bắc và từ
106o 01’ đến 106o 20’ kinh độ Đông Huyện có vị trí tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Cẩm Xuyên
- Phía Nam giáp thị xã Kỳ Anh và tỉnh Quảng Bình
- Phía Tây giáp tỉnh Quảng Bình
- Phía Đông giáp biển Đông
Huyện Kỳ Anh có tổng diện tích tự nhiên là 76.027,90 ha, chiếm 12,68%diện tích tự nhiên toàn tỉnh Huyện có 20 đơn vị hành chính cấp xã; có 23 kmđường Quốc lộ 1A, 6,5 km đường tránh Quốc lộ 1A và khoảng 33 km đườngquốc lộ 12C đi qua, có 21 km bờ biển thuộc 3 xã (Kỳ Xuân, Kỳ Phú, KỳKhang) [18]
Trang 314.1.1.2 Địa hình
Huyện Kỳ Anh nằm phía đông dãy Trường Sơn có địa hình hẹp và dốcdần từ tây sang đông Địa hình đồi núi chiếm trên 80% diện tích tự nhiên, đồngbằng chiếm diện tích nhỏ thường bị chia cắt bởi các dãy núi chiếm khoảng 20%
Vùng đồng bằng Kỳ Anh nằm dọc theo ven biển với độ cao trung bìnhtrên dưới 3m, bị uốn lượn theo mức độ thấp ra cửa biển từ vùng đồi núi phía tây,càng về phía nam càng hẹp Nhìn chung, địa hình tương đối bằng phẳng nhất làvùng hình thành bởi phù sa các sông suối lớn nhỏ trong huyện, vùng này cóthành phần cơ giới từ thịt trung bình đến nhẹ
Địa hình ven biển thường có những dải cát dọc theo bờ biển, thỉnh thoảngcòn có những cồn cát cao là những khu dân cư phía trong nội đồng Đây là khuvực sản xuất nông nghiệp chính của huyện hàng năm cung cấp một lượng lớnlương thực thực phẩm chính cho nhân dân Địa hình này rất thuận lợi cho giaothông đi lại, cũng như sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ hải sản [11]
4.1.1.3 Khí hậu
Huyện Kỳ Anh chịu ảnh hưởng chung của kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa.Hàng năm có bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông Mùa Xuân và mùa Thu là hai mùachuyển tiếp có khí hậu ôn hoà, mùa Hạ nắng nóng, mưa nhiều và chịu ảnhhưởng của thiên tai bão lụt nhiều, mùa Đông lạnh giá ít mưa Nhiệt độ trungbình hàng năm 24 0 C Độ ẩm trung bình hàng năm: 86% Lượng bốc hơi trungbình hàng năm 1033,8mm Tổng số giờ nắng trong năm: 1.536 giờ Lượng mưatrung bình năm: 2513,4mm
Với số giờ nắng nhiều, nhiệt độ cao, độ bốc hơi lớn trong mùa hè lànhững thuận lợi cho nghề làm muối, chế biến nông lâm sản và công nghiệp vậtliệu xây dựng, khai khoáng Tuy nhiên lượng mưa lớn tập trung vào một mùa đãlàm cho đất đai Kỳ Anh vốn đã nghèo dinh dưỡng lại bị rửa trôi xói mòn làmgiảm năng suất cây trồng
Khí hậu nóng ẩm thường gây nhiều sâu bệnh và tạo điều kiện cho nấmmốc phát triển mạnh, ngược lại một số năm có mùa đông lạnh nhiệt độ thấp gâykhó khăn cho sản xuất ở đầu vụ Đông xuân dễ làm cho cây con bị chết rét, ảnhhưởng đến thời vụ [11]
Trang 324.1.1.4 Thủy văn
Ở Kỳ Anh mạng lưới sông suối khá dày đặc bao gồm:
- Sông Rác: bắt nguồn từ núi Đông Chùa xã Kỳ Tây ở độ cao 545m, dài32Km chủ yếu chảy theo hướng Tây-Đông
- Sông Trí: bắt nguồn từ núi Đông Chùa chảy qua các xã Kỳ Tây, Kỳ Lâm(cũ), qua thị xã Kỳ Anh rồi đổ vào cửa Văn Yên xã Kỳ Hải với diện tích lưu vực58km2 có chiều dài 39km
- Khe Cầu đá: Là nhánh của sông Cái bắt nguồn từ núi Đá Bạc, chảy vàosông Cái theo hướng Nam-Bắc
- Sông Rào Trổ là một nhánh sông của sông Rào Nậy dài 51km độ uốnkhúc của sông khá lớn, diện tích lưu vực 480 km2
- Nhiều suối nhỏ trong địa bàn huyện chia cắt địa hình với mạng lưới khádày đặc [11]
4.1.1.5 Các nguồn tài nguyên
Tài nguyên đất
Trên địa bàn huyện Kỳ Anh có 09 nhóm đất gồm: đất bãi cát, cồn cát vàđất cát biển; đất mặn; đất phèn; đất phù sa; đất xám bạc màu; đất đỏ vàng; đấtmùn vàng đỏ trên núi; đất thung lũng và đất xói mòn trơ sỏi đá
Tài nguyên nước
- Tài nguyên nước mặt
Tài nguyên nước mặt của huyện Kỳ Anh rất phong phú được cung cấp bởicác sông gồm sông Rác, sông Trí, sông Cầu Quèn, Khe Cầu đá, sông Rào Trổ.Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có nhiều suối nhỏ với mạng lưới khá dày đặc
- Tài nguyên nước ngầm
Theo các số liệu đánh giá địa chất thuỷ văn của Cục Địa chất Việt Namcho thấy vùng Kỳ Anh là vùng địa tầng có nước ngầm nghèo Trữ lượng nướcngầm ở độ sâu trung bình và từ mạch nông rất nhỏ, chất lượng nước không tốt
Tài nguyên khoáng sản
Theo các số liệu điều tra, khoáng sản Kỳ Anh nằm rải rác ở nhiều tronghuyện, từ vùng ven biển đến vùng trung du miền núi Các khoáng sản ở huyệngồm có titan, vàng, pyrit và nguyên vật liệu xây dựng Nhìn chung, Kỳ Anh có
Trang 33nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú nhưng chưa được điều tra đầy đủ
và việc tổ chức khai thác còn hạn chế
Tài nguyên biển
Kỳ Anh có đường bờ biển dài, có cửa sông lớn, là ngư trường lớn để khaithác hải sản Theo kết quả nghiên cứu, biển Kỳ Anh có khoảng 267 loài cá,thuộc 90 họ, trong đó có 60 loài có giá trị kinh tế cao, 20 loài tôm, nhiều loàinhuyễn thể như sò, mực
Tuy nhiên tài nguyên biển ở Kỳ Anh vẫn chưa được khai thác hiệu quả dongư cụ thô sơ, chưa có nhiều tàu lớn để khai thác đánh bắt xa bờ, nguồn vốn củanhân dân địa phương còn khó khăn nên khả năng đầu tư sản xuất nuôi trồng thuỷhải sản bị hạn chế
lá kim á nhiệt đới Rừng trồng phần lớn là thông nhựa Tuy nhiên hiện nay cũng
bị tàn phá khá nặng nề, nhiều vùng rừng cây gỗ trữ lượng cao nay đã biến thànhđất trống đồi trọc [11]
Ngoài ra, hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển Kỳ Anh cũng khá phongphú, có nhiều loại thực động vật thuỷ sinh có giá trị kinh tế cao
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1 Thực trạng phát triển các ngành và lĩnh vực
Cơ cấu kinh tế trong những năm gần đây của huyện tương đối ổn định.Tổnggiá trị sản xuất trong năm 2020 của toàn huyện đạt 6.455 tỷ đồng [18]
Ngành công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh
tế của huyện Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng đạt12,94%/năm Ngành công nghiệp năng lượng tái tạo hiện cũng đang được nhiềunhà đầu tư quan tâm và tiến hành khảo sát trên địa bàn các xã Kỳ Sơn, KỳThượng, Kỳ Lạc, Kỳ Tân, Lâm Hợp,… [18]
Ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản trong năm qua mặc dù gặp nhiều khókhăn do thiên tai, dịch bệnh nhưng vẫn tăng trưởng khá và vẫn chiếm tỷ trọngthứ 2 trong cơ cấu kinh tế của huyện Nông nghiệp đã áp dụng nhiều mô hình
Trang 34được đã phát triển trong thời điểm khó khăn Ngành lâm nghiệp đã thực hiện tốtcác công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, trồng rừng,chăm sóc rừng Do thời tiết, thiên tai sản lượng ngành thủy sản giảm so với nămtrước.
Ngành thương mại, dịch vụ của huyện tăng trưởng còn chậm.Trong năm
2020, dịch bệnh Covid – 19 lây lan đã hạn chế việc đi lại, tiếp xúc, giao thương.Mặc dù huyện đã triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh ở chợ, trungtâm thương mại, cơ sở kinh doanh…nhưng ảnh hưởng vẫn rất lớn đến ngànhthương mại, dịch vụ Huyện cũng thực hiện đẩy mạnh các chính sách khuyếnkhích, kích thích tiêu dùng trong nước như Cuộc vận động người Việt Nam ưutiên dùng hàng Việt Nam, kích cầu du lịch trong nước,… đã phần nào cải thiệnđược tình hình khó khăn cho ngành thương mại, dịch vụ
4.1.2.2 Tình hình dân số và lao động.
Toàn huyện có 20 xã, với 35.406 hộ, tổng số dân cư nông thôn 121.373nhân khẩu, trong đó nữ là 60.474 người, chiếm tỷ lệ 49,82% và nam là 60,899người, chiếm tỷ lệ 50,18% Quy mô dân số của huyện ổn định, duy trì mức tăngdân số tự nhiên 12,5%,tỷ lệ sinh thô 17,3%
Số lao động đang làm việc trong nền kinh tế là 63.089 người chiếm 52,3%dân số toàn huyện Trong đó, lao động trong ngành nông nghiệp là 32.236 ngườichiếm 51,09%; trong ngành công nghiệp – xây dựng là 17.038 người chiếm27%; trong ngành thương mại - dịch vụ là 13.815 người chiếm 21,9%
Lực lượng lao động qua đào tạo đạt 60%, lao động có việc làm đạt trên99% [18]
Xây dựng đô thị được triển khai và đạt được những kết quả bước đầu; hạtầng đô thị Kỳ Đồng được đầu tư xây dựng theo quy hoạch được phê duyệt, đếnnay đạt 3/5 tiêu chí đô thị loại V Hạ tầng Trung tâm hành chính huyện, lõi của
đô thị Kỳ Đồng, được xây dựng đồng bộ, có tính chiến lược và hiện đại
Trang 35* Giao thông, thuỷ lợi
Các tuyến đường giao thông liên xã, liên thôn, kênh mương nội đồngđược đầu tư nâng cấp đồng bộ, phù hợp với quy hoạch vùng của huyện Huyện
đã làm mới, nâng cấp 538 km đường giao thông, 153 km kênh mương bê tông.Các tuyến đường cứu hộ Hồ chứa nước Rào Trổ và phát triển vùng Thượng –Tây, đường di dân vùng lũ Kỳ Thọ, đường ĐH.141 từ QL1A đi xã Kỳ Khang,đường giao thông trong đô thị Kỳ Đồng, Cầu Cây Tắt xã Kỳ Lạc được đưa vào
sử dụng, phát huy tốt hiệu quả đầu tư, phục vụ nhu cầu thiết yếu đời sống dânsinh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội [18]
* Giáo dục - đào tạo
Huyện Kỳ Anh đã huy động và lồng ghép có hiệu quả các nguồn lực đầu
tư xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, xây dựng mô hình trường học thânthiện, thư viện thân thiện, thư viện xanh Toàn huyện có 48 trường học đạtchuẩn quốc gia Công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập đượctập trung lãnh đạo, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân, góp phần nâng caotrình độ dân trí
* Y tế
Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân luôn được huyện quan tâm chỉ đạothực hiện có hiệu quả Hiện nay trên địa bàn huyện có 20/20 xã được công nhậnđạt chuẩn Quốc gia về y tế
4.1.3 Hiện trạng sử dụng đất năm 2021
4.1.3.1 Cơ cấu diện tích tự nhiên theo đơn vị hành chính
Tại thời điểm năm 2021 huyện Kỳ Anh có tất cả 20 xã với tổng diện tích
tự nhiên là 76.029,90 ha, cơ cấu diện tích tự nhiên được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4.1 Cơ cấu, diện tích tự nhiên theo đơn vị hành chính cấp xã năm 2021
STT Đơn vị hành chính Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
Trang 36STT Đơn vị hành chính Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
(Nguồn: Văn phòng đăng ký đất đai huyện Kỳ Anh, 2022)
Qua số liệu bảng 4.1 cho thấy, xã Kỳ Thượng là xã có diện tích đất tựnhiên lớn nhất với 12.803,87 ha chiếm 16,84% diện tích toàn huyện và xã códiện tích đất tự nhiên nhỏ nhất là xã Kỳ Châu với 198,20 ha chiếm 0,26% diệntích toàn huyện
4.1.3.2 Hiện trạng sử dụng theo từng nhóm đất
Theo số liệu thống kê đất đai năm 2021, huyện Kỳ Anh có tổng diện tíchđất tự nhiên là 76.027,90 ha với 3 nhóm chính là nhóm đất nông nghiệp, nhómđất phi nông nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng Hiện trạng sử dụng đất củahuyện được thể hiện qua hình 4.2 và bảng 4.2
Trang 379569.43 1128.55
Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng
Hình 4.8 Cơ cấu sử dụng đất năm 2021 Bảng 4.2 Hiện trạng sử dụng đất năm 2021
Trang 38Qua số liệu bảng 4.2 và hình 4.2 cho thấy hiện trạng sử dụng của từng
nhóm đất của huyện Kỳ Anh năm 2021 được thể hiện như sau:
* Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp
Năm 2021, huyện Kỳ Anh có 65.329,92 ha đất nông nghiệp, chiếm85,93% diện tích tự nhiên Trong đó:
Đất sản xuất nông nghiệp có diện tích là 17.233,57 ha, chiếm 22,67% diệntích đất tự nhiên của toàn huyện Loại đất này phân bố chủ yếu ở Kỳ Lạc, KỳPhong, Kỳ Sơn, Kỳ Tây, Kỳ Thượng, Lâm Hợp
Đất lâm nghiệp có diện tích lớn nhất với 47.303,5 ha chiếm 62,22% diệntích đất tự nhiên toàn huyện Phân bố tập trung ở các xã như Kỳ Trung, Kỳ Tây,Lâm Hợp, Kỳ Thượng, Kỳ Sơn và Kỳ Lạc Trong đó nhóm đất lâm nghiệp củahuyện Kỳ Anh có 3 loại đất gồm đất rừng sản xuất ( 28.437,86 ha), đất rừngphòng hộ (14.898,83 ha) và đất rừng đặc dung (3.966,81 ha)
Đất nuôi trồng thuỷ sản có diện tích là 472,97 ha, chiếm 0,62% diện tíchđất tự nhiên Phân bố chủ yếu ở xã Kỳ Hải và Kỳ Thọ
Đất nông nghiệp khác có diện tích nhỏ nhất với 319,88 ha, 0,42% diệntích đất tự nhiên của toàn huyện Nhóm đất nông nghiệp khác chỉ phân bố ở một
số xã trên địa bàn như: Lâm Hợp, Kỳ Văn, Kỳ Trung, Kỳ Tiến, Kỳ Thư, KỳTây, Kỳ Phú, Kỳ Phong, Kỳ Tân, Kỳ Hải, Kỳ Giang, Kỳ Đồng
* Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp
Năm 2021 diện tích nhóm đất phi nông nghiệp là 9.569,43 ha, chiếm12,59% diện tích tự nhiên Trong đó:
Đất ở có diện tích là 1.144,62 ha, chiếm 1,51% diện tích đất tự nhiên toànhuyện trong đó đất ở nông thôn là chủ yếu
Đất chuyên dùng có diện tích lớn nhất trong nhóm đất phi nông nghiệp với4.656,24 ha, chiếm 6,12% diện tích đất tự nhiên của toàn huyện và chủ yếu là đấtphục vụ cho mục đích giao thông, công trình thủy thủy lợi trên toàn huyện
Đất cơ sở tôn giáo có diện tích là 11,86 ha chiếm 0,02% diện tích đất tựnhiên toàn huyện Phân bố tại một số xã trên địa bàn huyện: xã Kỳ Bắc, xã KỳChâu, xã Kỳ Khang, xã Kỳ Lạc và xã Kỳ Sơn
Đất cơ sở tín ngưỡng có diện tích là 17,66 ha chiếm 0,02% diện tích đất
tự nhiên và phân bố ở tất cả các xã trên toàn huyện
Trang 39Diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng trên toànhuyện là 609,74 ha, chiếm 0,8% diện tích đất tự nhiên toàn huyện
Đến thời điểm thống kê trên toàn huyện có 3.128,67 ha đất có mặt nướcchuyên dùng, chiếm 4,11% diện tích đất tự nhiên toàn huyện
Trên toàn huyện diện tích đất phi nông nghiệp khác là 0,65 ha Loại đấtnày chỉ phân bố tại xã Kỳ Sơn
* Hiện trạng đất chưa sử dụng
Trong tổng diện tích tự nhiên của huyện Kỳ Anh năm 2021 có 1128,55 hađất chưa sử dụng chiếm 1,48% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện với 3 loại đấtgồm đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng và núi đá không có rừngcây Trong đó:
Đất bằng chưa sử dụng có diện tích là 1.051,79 ha, chiếm 1,38% diện tíchđất tự nhiên và phân bố ở tất cả các xã trên địa bàn huyện
Tổng diện tích đất đồi núi chưa sử dụng trên địa bàn huyện là 67,95 ha,chiếm 0,09% diện tích đất toàn huyện Phân bố chủ yếu ở xã Kỳ Thượng, xã KỳThọ vã xã Kỳ Tân
Đất núi đá không có rừng cây trên địa bàn huyện Kỳ Anh chỉ còn ở xã
Kỳ Đồng và Kỳ Xuân với diện tích 8,81 ha, chiếm 0,01% diện tích đất tựnhiên toàn huyện
4.2 Ứng dụng GIS để thành lập bản đồ và đánh giá biến động sử dụng đất nông nghiệp của huyện Kỳ Anh trong giai đoạn 2014-2021
4.2.1 Xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2014 và
năm 2021
Để xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2014 và
2021 cho huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, đề tài phải tiến hành xây dựng dựa trên
cơ sở bản đồ hiện trạng năm 2014 và 2019 của huyện Kỳ Anh đã thu thập được.Tuy nhiên để dễ dàng cho việc xây dựng bản đồ thì phải tiến hành xóa các levelkhông cần thiết trên phần mềm Microstation V8i và đưa nhãn thửa nằm gọn vàotrong thửa đất đó, sau đó đề tài tiến hành nhóm các loại hình sử dụng đất, cậpnhật dữ liệu thuộc tính và biên tập cho bản đồ trên phần mềm ArcGis 10.4
Xóa các level không cần thiết và đưa nhãn thửa vào trong thửa đất
Các bản đồ thu thập được ở dạng seedfile nhưng được biên tập trên
Trang 40các bản đồ trong quá trình chồng ghép trên phần mềm Arcgis Do đó trước tiêncần phải tạo một seedfile mới với trang biên tập là Seedbd.dgn và sao chép bản
đồ cần biên tập để tiến hành xóa các level không cần thiết
Mỗi bản đồ hiện trạng đều xây dựng trên các level khác nhau nên cần phảixem xét cận thẩn nên xóa và giữ lại level nào Các level nên xóa trong quá trìnhlàm là: 1, 8, 9,18, 20, 29, 32, 53, 60, 61, 62, 63…và các level được xóa bằngcông cụ Select By Attributes Sau đó ta sẽ tiến hành đưa nhãn thửa vào nằm gọntrong các thửa đất đó
Hình 4.9 Thanh công cụ Select By Attributes
Nhóm các loại hình sử dụng đất
Trong phạm vi đề tài chỉ xây dựng, đánh giá và dự báo biến động đất nôngnghiệp cho huyện Kỳ Anh nên để thuận lợi đề tài tiến hành quy định các loại đấtđược gộp với nhau theo đúng như quy phạm thành lập bản đồ Mã gộp thửa đấtđược thể hiện trong bảng 4.3: