1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Pháp luật điều chỉnh cung ứng dịch vụ vận chuyển hàng hải quốc tế của thương nhân Việt Nam

215 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

PHÁP LUẬT DIEU CHINH CUNG UNG DỊCH VỤ VAN CHUYEN HÀNG HAI QUOC TE CUA THƯƠNG NHÂN

VIET NAM

Mã số: LH-2021-24/DHL-HN

Hà Nội, 2022

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐÈ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÁP CƠ SỞ

PHÁP LUẬT DIEU CHINH CUNG UNG DỊCH VU VAN CHUYEN HANG HAI QUOC TE CUA THUONG NHAN

VIET NAM

Mã số: LH-2021-24/DHL-HN

Chủ nhiệm đề tài: TS Trần Thúy Hằng

Bộ môn Tư pháp quốc tế - Khoa Pháp luật Quốc tế Thư ký đề tài: Ths Nguyễn Minh Châu

Bộ môn Tư pháp quốc tế - Khoa Pháp luật Quốc tế

Hà Nội, 2022

Trang 3

DANH SÁCH THAM GIA THỰC HIỆN ĐÈ TÀI

Chủ nhiệm đề tài: TS Trần Thúy Hằng

Bộ môn Tư pháp quốc tế - Khoa Pháp luật Quốc tế Thư ký đề tài: Ths Nguyễn Minh Châu

Bộ môn Tư pháp quốc tế - Khoa Pháp luật Quốc tế

TAC GIÁ CHUYEN DE KHOA HỌC

- Chu nhiém dé tai

- Báo cáo tổng thuật đề tài

Nam - Đồng tác giả chuyên đề 2 Trường Đại học | - Tác giả chuyên đề 4

ThS Nguyễn Quang Anh

Luật Hà Nội

Trường Đại học | - Thư ký đề tài

ThS Nguyên Minh Châu Luật Hà Nội

- Tác giả chuyên đề 3

Trang 4

MỤC LỤC

DANH MỤC TU VIET -2- < 5£ s52 sSs£s£ s£S£Es£EsEs£EsESsEseEseseesessesee 9 PHAN I BAO CAO TONG KET DE TÀII 5- 5< ss5ssessessesssse 1 AY COE 3).\ 1 1 Tinh cấp thiết của việc nghiên cứu dé tài 5 5-sc-scs<<sessese 1 2 Tình hình nghiên cứu đề tài -< s- << 5£ s se s£ss£sessesessessesesse 2

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiÊn CỨU œ- <5 << «5< sex 9e seese 10

4 Đối tượng và phạm Vi nghiên cứu -.s < s- <5 sess=sessess=sessss 11

5 Phương PHAP nghiện CU vscsces cesses sescovecss cea cascsrsserseasss cvs vasevescssssssssvascsasases 11

6 Kết cầu báo cáo tong hợp đề tài 5-5 5< scs<csesseseesesersessesee 12 CHƯƠNG 1: NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VE CUNG UNG DỊCH VU VẬN CHUYEN HANG HAI QUOC TE VÀ PHÁP LUAT DIEU CHINH CUNG UNG DICH VU VAN CHUYEN HANG HAI QUOC

TE uu — ÔỎ 13

1.1 Khái niệm cung ứng dịch vu vận chuyền hang hải quốc tế 13 1.2 Đặc điểm của hoạt động cung ứng dịch vụ hàng hải quốc tế 17 1.3 Vai trò, ý nghĩa của hoạt động cung ứng dịch vụ vận chuyển hàng hải

1.4 Các phương thức cung ứng dịch vụ vận chuyển hàng hải quốc tế 23 1.5 Một số yếu tố cau thành năng lực cung ứng dịch vụ vận chuyển hang hải quốc tế của doanh nghiệp vận tải biễn - 27 1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng dịch vụ vận chuyền hàng hải quốc KẾ - 5° 5£ <©s£ sES£Es£SsEsEsESSEsEEsESEsEssrsersrssre 30 1.7 Khái niệm pháp luật điều chỉnh cung ứng dịch vụ vận chuyền hàng hải

Trang 5

1.8 Vai trò của pháp luật điều chỉnh cung ứng dịch vụ vận chuyển hàng 18.1107.1005 .).).) 41 1.9 Nội dung pháp luật điều chỉnh cung ứng dịch vụ vận chuyền hàng hải QUOC NA N : 42 KET LUẬN CHƯNG 2 < 5-2 s£ s2 s£ sEs£EsESsSseSsEse sessesersee43 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT DIEU CHỈNH CUNG UNG DỊCH VU VAN CHUYEN HÀNG HAI QUOC TẼ 45 2.1 Quy định trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên về dịch vụ vận chuyển hàng hải quốc tẾ 25c s52 sessese=ses45 2.2 Quy định của pháp luật về vận chuyển hàng hải quốc tế tại một số quốc

GIA HƯỚC NGOAL <5 <5 5 5< 5.9993 00.000 000040008604096808096 68

2.3 Quy định của Pháp luật Việt Nam về cung ứng dịch vụ vận chuyển Wang HAL UGC CE 102 80 2.4 Tập quán hàng hải quốc té c.cccsssssssessssssessssesssssssessssssssssssesssssseessees 131 KET LUẬN CHƯNG 2 - 5< 5£ s2 s£ssEseEsEsEsEssesessesersessrse 133 CHƯƠNG 3: MOT SO KIÊN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ TĂNG CƯỜNG HIỆU QUÁ THỰC THỊ CỦA PHÁP LUẬT ĐIÊU CHỈNH CUNG UNG DỊCH VỤ VẬN CHUYEN HANG HAI QUOC

3.1 Định hướng hoàn thiện pháp luật điều chỉnh cung ứng dịch vụ vận chuyển hàng hải Quoc tẾ 2 ° s- s2 s2 se s£ss£sessesessesesesz 134 3.2 Một số bắt cập trong hoạt động cung ứng dịch vụ vận chuyển hang hải quốc tế của thương nhân việt nam và nguyên nhân 140 3.3 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về cung ứng dịch vụ vận chuyển hàng hải quốc tẾ - 2-2 s° s2 sess+sssessesessesee 159

Trang 6

3.4 Một số kiến nghị nhằm tăng cường hiệu quả thực thi của pháp luật điều chỉnh cung ứng dịch vu vận chuyển hàng hải quốc tế của thương nhân

Witt Natt: can nrnnniaseeueeoiiuanuiitig18000006101834001800580066803101001656054053/0453/008480088 163

KET LUẬN CHƯNG 3 5s << s2 se se seEsexsessessrsersersers 175 $8 00.0077 — 177 PHAN II CÁC CHUYEN ĐÈ - 5-5 5< se ssEsserserserssresrssersess 187 CHUYEN DE 1: NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VE DỊCH VỤ VẬN CHUYEN VÀ PHAP LUAT DIEU CHỈNH CUNG UNG DỊCH VU VAN CHUYEN HANG HAI QUOC TE -. 5 5 5° <<: 187

0 TS: HÍ canaanseenienaiseaseeerniseeserearesurniraeeeesiysiatsseraerrertisreexteveoeeeei 187

1.2 Đặc điểm của hoạt động cung ứng dịch vụ hàng hải quốc tế 191 1.3 Vai trò, ý nghĩa của hoạt động cung ứng dich vụ vận chuyển hàng hải

1.4 Các phương thức cung ứng dịch vụ vận chuyển hàng hải quốc tế 197 1.5 Một số yếu tố cầu thành năng lực cung ứng dịch vụ vận chuyển hang hải quốc tế của doanh nghiệp vận tải biến . 202 1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng dịch vụ vận chuyển hàng hải quốc C6 5£ << s£ se sEssEseEEsEsEsesersesersessree 208 1.7 Nhu cầu và cạnh tranh quốc tế về vận tải biễn .5 213 1.8 Hội nhập và xu hướng phát triển của thương mại toàn cầu 214 CHUYEN DE 2 : QUY ĐỊNH CUA PHAP LUẬT VIỆT NAM VE CUNG UNG DỊCH VỤ VẬN HANG HAI QUOC TE DOI VỚI HÀNG HÓA

2.1 Thực trạng pháp luật Việt Nam điều chỉnh cung ứng dịch vụ vận chuyển hàng hải quốc tế đối với hàng hóa -. -5 2-5-<< 219 2.2 Một số bất cập trong quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về cung ứng dịch vụ vận chuyển hàng hải quốc tế đối với hàng hóa 247

Trang 7

2.3 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về cung ứng dịch vụ hàng hải quốc tế đối với hàng hóa 2 ° 5-52 s2 se sess£sessesesseseesese 250 CHUYEN DE 3: QUY ĐỊNH CUA PHAP LUẬT VIỆT NAM VE CUNG UNG DỊCH VU VẬN CHUYEN HÀNG HAI QUOC TE DOI VỚI HANH KHACH 5-2252 s2 Ss£Es£SsEEsESsEsEseEsersersersessesse 254 3.1 Khái quát về dịch vụ vận chuyển hàng hải quốc tế đối với hành khách

3.2 Đánh giá thực trạng pháp luật việt nam điều chỉnh hoạt động cung ứng dịch vụ vận chuyền hàng hải quốc tế của thương nhân việt nam đối

với hành khác h - << 2< 9 9 9 9.1.1.9 01.0 000 8500884886 258

3.3 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật việt nam điều chỉnh dịch vụ vận

chuyền hàng hải quốc tế đối với hành khách - 284

CHUYEN DE 4: QUY ĐỊNH CUA CÁC DIEU UOC QUOC TE MÀ VIỆT NAM LA THÀNH VIÊN VE DỊCH VỤ VAN CHUYÉN 288

he 288

4.2 Các cam kết về vận tải bién trong khuôn khổ WTO 288

4.2 Cac cam kết của Việt Nam về dich vụ vận tải biển trong WTO 299

4.3 Quy định của Việt Nam về dau tư nước ngoài vào lĩnh vực vận tải biên

4.4 Tác động của việc gia nhập các hiệp định thương mại tự do với ngành

vận tải biển Việt Naim 2 ° 5£ 5° se se sEseEsESsEseEsesersessrsesse 319 CHUYEN DE 5: THỰC TIEN HOẠT ĐỘNG CUNG UNG DỊCH VU VAN CHUYEN HANG HAI QUOC TE CUA THUONG NHAN VIET NAM VA MOT SO KIEN NGHI HOAN THIEN PHAP LUAT DIEU CHINH CUNG UNG DICH VU VAN CHUYEN HANG HAI QUOC

Trang 8

5.1 Thực tiễn hoạt động cung ứng dịch vận chuyển hàng hải quốc tế của

thương nhân Viet Nam 0 5G G 5s 9 9 0 090 09896 322

5.2 Kinh nghiệm xây dựng va áp dụng pháp luật về cung ứng dịch vụ vận chuyển hang hải quốc tế của một số quốc gia trên thế giới 372 5.3 Định hướng hoàn thiện pháp luật điều chỉnh cung ứng dịch vụ vận chuyển hàng hải Quoc tẾ 2- <5 s2 se sese=sessesessessesese 384 5.4 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiêu quả thực thi pháp luật điều chỉnh cung ứng dịch vụ vận chuyển hàng hải quốc

Trang 9

DANH MUC TU VIET TAT

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam A

Bộ luật Hàng hải

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu-Việt Nam

Hiệp định thương mại tự do

Hiệp định chung về thương mại dịch vụ

Trang 11

PHAN I BAO CAO TONG KET ĐÈ TÀI MO DAU

1 Tinh cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Việt nam là một quốc gia có hơn 3000 km bờ biển, có vùng biển rộng, có chỉ số hàng hải (Maritime Index) là 0,01, tức là trung bình 100 km đất liền có 01 km bờ biển, cao gấp 6 lần tỷ lệ này của thế giới Hơn nữa với vị trí địa lý được tự nhiên ưu đãi, dọc bờ biển của Việt nam có nhiều vịnh, hệ thống bán đảo giúp che chắn hầu hết các vùng ven biên Nhiều tuyến hàng hải qua khu vực này đã hình thành và phát trién, trong đó vùng biên của Việt nam là những tuyến hàng hải bận rộn nhất thế giới Tính đến nay, Việt Nam đã có gần 50 cảng và 30 doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh lĩnh vực dịch vụ vận chuyền và dịch vụ hàng hải.

Các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ vận chuyên và dhhh vụ hàng hải đã không ngừng phát triển với nhiều dịch vụ đa đạng: kinh doanh kho bãi, dịch vụ giao nhận, đại lý vận tải, mô giới hàng hải, thông quan, sửa chữa tàu biển Theo đó, dịch vụ vận chuyên hang hải quốc tế đã phục vụ đắc lực cho nhu cầu xuất nhập khâu hàng hoá và vận tải biển của nước ta đang ngày một gia tăng với tốc độ cao Tuy nhiên, bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa đã làm cho thị trường dich vụ vận chuyên hàng hải quốc tế của Việt Nam có sự thay đôi lớn Với việc tham gia các định chế khu vực và thé giới, chấp nhận và tuân thủ những quy định chung được hình thành của các tổ chức khu vực và thế giới như ASEAN, APEC và WTO, Việt Nam tiến hành việc mở cửa kinh doanh dịch vụ vận chuyên hàng hải quốc tế với các doanh nghiệp cung ứng dịch vận chuyển hàng hải nước ngoài, đặt các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ vận chuyền hàng hải (hầu hết là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ) trước sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp nước ngoài Các doanh nghiệp cung ứng dich vụ vận chuyển hang hải quốc tế của Việt Nam hiện nay chủ yếu đáp ứng nhu cầu của thị trường nội địa và thị trường của một số khu vực như Đông Nam Á, Đông Á Trong khi đó, thị trường tại khu vực châu Âu, Bắc Mỹ gần như chỉ do doanh nghiệp nước ngoài cung ứng dẫn đến tình trạng họ có khả năng lạm dụng vi tri chiém wu thé trong việc định giá cước van tai va cước phi dich vụ hàng

hải phụ trợ.

Trang 12

Có rất nhiều nguyên nhân của thực tế này, như hệ thống cơ sở vật chất của cung ứng dịch vụ hàng hải là các cảng biển của Việt Nam chưa được đầu tư xây dựng đồng bộ va hợp lý, các doanh nghiệp thiếu vốn và khả năng tiếp cận nguồn vốn vay khó khăn, nhân lực làm việc trong ngành vận tải biển nói chung chưa đáp ứng được yêu cầu Bên cạnh đó, các chính sách, hệ thống quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động cung ứng dich vụ vận chuyền hang hải quốc tế còn nhiều bat cập Các văn bản luật hiện nay còn chồng chéo, sơ sài, chưa phát huy được hết sức mạnh của công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước Một số các dịch vụ hàng hải phụ trợ cho sự phát triển của

dịch vụ vận chuyên hiện nay còn tồn tại độc quyền, giá dịch vụ tại cảng biển còn khá

cao và hiện tượng phí chồng phí vẫn còn đang diễn ra Với xu hướng hội nhập, nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa dịch vụ, việc hoàn thiện khung pháp luật điều chỉnh dịch vụ vận chuyên hàng hải quốc tế là rất cần thiết, phù hợp với các thông lệ quốc tế và định hướng chiến lược phát triển về kinh tế, xã hội của Việt Nam Qua đó, hoạt động cung ứng dịch vụ vận chuyền hàng hải quốc tế của Việt Nam sẽ phát triển và hội nhập hơn với thế giới, tăng khả năng cạnh tranh cho hoạt động sản xuất và xuất khâu hàng hóa, góp phần nâng cao hiệu quả hoat động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “ Pháp luật điều chỉnh cung ứng dich vụ vận chuyền hàng hải quốc tế của thương nhân Việt Nam” là hết sức cần thiết.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

2.1 Tình hình nghiên cứu đề tài tại Việt Nam

Tại Việt Nam, các công trình nghiên cứu về cung ứng dịch vụ vận chuyền hàng hải quốc tế của thương nhân Việt Nam đã có các nghiên cứu về cung ứng dịch vụ của ngành hàng hải nói chung và các nghiên cứu về dịch vụ vận chuyền hàng hóa và hành khách bằng đường biển quốc tế Đến nay chúng ta có thé đánh giá tong quan về một số công trình nghiên cứu có liên quan đến cung ứng dịch vụ vận chuyên hàng hải bao

gôm như sau:

Thứ nhất, một số công trình nghiên cứu đánh giá về cung ứng dịch vụ hàng hải

+ Đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước do PGS TS Định Ngọc Viện chủ

nhiệm (2002): “Nghiên cứu các giải pháp tăng năng lực cạnh tranh của ngành hàng

2

Trang 13

hải Việt Nam trong diéu kiện hội nhập quốc tế” Mặc du đề tài này chủ yếu tập trung vào nghiên cứu thực trạng hoạt động và xu thế phát triển của ngành hàng hải thế giới và Việt Nam dé dự báo va đề xuất hệ thống các giải pháp tăng năng lực cạnh tranh của ngành hàng hải Nhưng đề tai này đã nghiên cứu những van dé lý luận chung về kinh doanh hàng hải và các kiến nghị về cơ chế, chính sách nhằm phát triển ngành

vận tải biên Việt Nam.

+ Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) cũng nhiều lần soạn thảo Báo cáo nghiên cứu về van dé dịch vụ hàng hải tại Việt Nam (2010) như “Nghiên cứu toàn điện về phát triển bên vững hệ thong giao thông vận tải ở Việt Nam - Báo cáo chuyên ngành số 03 - Cảng và vận tải biển” và “Nghiên cứu toàn diện về phát triển bên vững hệ thong giao thông vận tải ở Việt Nam - Báo cáo chuyên ngành số 04 - Giao thông vận tải đường thuỷ nội địa” trong khuôn khổ dự án VITRANSS 2, JICA đã rà soát và tổng hợp các quy hoạch của các cơ quan quản lý cảng và cơ quan phát triển vận tải

biên của Việt Nam cũng như nhận xét, đánh giá vê các quy hoạch này.

+ Luận án tiễn sĩ của tác giả Lê Thị Việt Nga (bảo vệ năm 2012 tại Trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội) : “Phái triển dịch vụ vận tải biển của Việt Nam đáp ứng yêu cau hội nhập kinh tế quốc té” đã trình bày cơ sở lý luận về dịch vụ vận tải biển và phát triển dịch vụ vận tải biển tại Việt Nam va tập trung nghiện cứu thực trạng và giải pháp dé phát triển ngành dịch vụ này.

+ Công trình nghiên cứu khoa học của tác giả Bùi Thị Thanh Nga (bảo vệ tạiTrường Đại học Hàng Hải Việt Nam năm 2016) có tên gọi: “Hoạt động kinh doanh

của các doanh nghiệp vận tải biển tại Hải Phòng: Thực trạng và giải pháp” đã đưa ra lý luận cơ bản có liên quan đến vấn đề hoạt động kinh doanh và doanh nghiệp vận tải biển Nhưng đề tài tập trung đi sâu vào nghiên cứu thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển trên địa bàn thành phó Hải Phong và phân tích những điểm thuận lợi và khó khăn cho việc phát triển hoạt động dich vụ vận tải đưới góc nhìn kinh tế học.

+ Luận văn thạc sĩ chuyên ngành kinh doanh thương mại của Bùi Kim Phát

(2019) với tiêu đề "Nâng cao sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ vận chuyền container bằng đường biên của Hãng tàu Interasia tại Tp Hồ Chí Minh." Mục

Trang 14

tiêu của luận văn là đo lường được kết quả đạt được của loại hình dịch vụ vận chuyển container bằng đương biên của một hãng tàu tầm trung, Hãng tàu Interasia tại Tp Hồ Chí Minh bằng phương pháp nghiên cứu kết hợp định tính và định lượng thông qua việc phỏng van chuyên gia, phỏng van khách hàng qua bảng câu hỏi, phân tích dữ liệu, nghiên cứu đã đo lường được mức độ tác động của một sé yéu tô đến sự hai lòng của khách hàng như nguôn lực, quá trình, quan lý, kết quả, hình ảnh, và sự an toàn Qua đó, công trình nghiên cứu góp phần cho chính hãng tàu Interaisa và một số doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển tham khảo rút kinh nghiệm cho doanh nghiệp mình.

Ngoài ra, còn những bài viết, các công trình nghiên cứu khoa học, các luận án tiễn sĩ nghiên cứu về van đề dịch vụ hàng hải như Luận án Tiến sĩ Kinh tế của Nguyễn Thị Phương về “Các giải pháp cơ bản hoàn thiện công tác quản lý và khai thác cảng

container phục vụ vận tải da phương thức ở Việt Nam” (bảo vệ tai Trường Dai học

Hàng hải Việt Nam năm 2008), Luận án tiến sĩ Kinh tế của Trịnh Thế Cường về “Quan lý nhà nước về cảng biển” (bảo vệ tại Học Viện Hành chính quốc gia nam 2016); bài viết của Nguyễn Hoàng Tiệm về “Cần có những cơ chế chính sách thích hợp với thị trường để giành quyền vận tải cho đội tàu biển Việt Nam” (trên Tạp chí Hàng Hải Việt Nam, số 11, 2003); dé tài nghiên cứu cấp Bộ của tập thé giảng viên Tổ Quan lý và khai thác đội tàu - Trường Đại học Hàng hải Việt Nam về “7c trang phát triển đội tàu biển Việt Nam dưới góc độ phát triển bên vững” (bảo vệ năm

Thứ hai, một sô công trình nghiên cứu về dịch vụ vân chuyên hàng hóa như: + Luận án tiễn sĩ của tác giả Hà Việt Hưng (bảo vệ năm 2017 tại Trường Đại

học Luật Hà Nội): “Hợp đồng vận chuyên hàng hóa băng đường biển và van đề hoàn thiện pháp luật Việt Nam” đã trình bày cơ sở lý luận về hợp đồng vận chuyên hàng hóa băng đường biên và đánh giá thực trạng và giải pháp dé phát triển ngành dịch vụ vận chuyên hàng hóa băng đường biển.

+ Luận văn thạc sĩ luật kinh tế của tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng với đề tài: “Trách nhiệm của người vận chuyên trong vận tải đa phương thức” (bảo vệ tại Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2008) đã phân tích các trách nhiệm của người

Trang 15

vận chuyền hàng hóa trong phương thức vận tải đa phương thức và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam điều chỉnh về vấn đề này.

+ Bài báo của ts Nguyễn Ngoc Khang: "Vấn dé an toàn vận chuyển hàng nguy hiểm bằng tàu biển." đăng tại Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 30 — 4/2012 đã phân tích các quy định về an toàn an ninh hàng hải trong việc vận chuyên hàng hóa nguy hiểm bang tàu biên.

Thứ ba, các công trình nghiên cứu về cung ứng dich vụ vận chuyên hành khách còn khá khiêm tốn tại Việt Nam:

+ Luận văn thạc sĩ luật kinh tế của tác giả Đoàn Văn Thậm với đề tài “Pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong dịch vụ vận chuyển hành khách nội địa băng đường biển qua thực tiễn tại Kiên Giang và một số kiến nghị hoàn thiện” bảo

vệ tai Trường Đại học Trà Vinh năm 2018.

+ Bài bao “Tau chuyên dung và định hướng phát triển cơ sở hạ tang du lịch

biển Việt Nam ”, đăng tại Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân số 05(42) (2020) 60-69 Nhóm tác giả đã tiễn hành so sánh số liệu thống kê ngành du lịch giữa Việt Nam và Thái Lan; phân tích định hướng sử dụng tàu chuyên dụng để chuyên chở các thiết bị tham gia vào quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng và phục vụ các khu nghỉ dưỡng trên đảo; phân tích và so sánh các yêu cầu kỹ thuật của Đăng kiểm Nga, Nauy và Pháp đối với loại tàu chuyên dụng này; so sánh điều kiện sóng gió của vùng biển Việt Nam va vùng biển Okhotsk, Nga Từ đó, bài báo là chỉ ra những van dé và triển vọng phát triển ngành du lịch biển liên quan tới việc phát triển cở sở hạ tang và

đội tàu chuyên dụng tại Việt Nam.

+ Báo cáo của nhóm chuyên gia ngân hàng thế giới thực hiện năm 2019 với nội dung “Phát triển bên vững vận tải đường thủy nội địa tại Việt Nam” trong đó đã phan tích các khung pháp lý, thé chế và quy định của pháp luật Việt Nam dé đề xuất các biện pháp cải cách nhằm phát triển bền vững hoạt động vận tài đường thủy nội địa

của Việt Nam.

Cac công trình nghiên cứu có liên quan đên đê tài chủ yêu phân tích van dé cung

ứng dịch vụ hàng hải nói chung dưới góc độ phát triển kinh tế và quản lý nhà nước.

Trang 16

Dưới góc nhìn về phân tích, đánh giá khung pháp lý liên quan đến cung ứng dịch vụ vận chuyên hàng hải quốc tế của thương nhân Việt Nam, hiện nay chưa có bất kỳ một

công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về vân đê này tại Việt Nam.

2.2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài tại nước ngoài

Trên thế giới, số lượng các công trình nghiên cứu khung pháp luật điều chỉnh về cung ứng dịch vu vận chuyền hàng hải quốc tế khá phong phú về thé loại Có thé

chia nội dung những công trình này thành các nhóm sau:

Thứ nhất là những công trình nghiên cứu về các vấn đề pháp lý chung

+ Cuốn sách “Maritime Transport Services in the Law of the Sea and the World Trade Organization” của tac giả Chuyang Liu công bố năm 2009 tại Thuy Điển tập trung nghiên cứu khung quy định và mối quan hệ giữa luật của WTO và Công ước Luật biển năm 1982 liên quan đến van dé dịch vụ hàng hải; các van đề liên quan đến chọn luật điều chỉnh và vấn đề xung đột về phạm vi điều chỉnh giữa pháp luật về thương mại và pháp luật về hàng hải.

+ Cuốn sách “International Maritime Transport: Perspectives” của nhóm tac giả Heather Leggate, James McConville, Alfonso Morvillo đã dành một chương dé đưa ra quan điểm về cấu trúc, phạm vi, sự phát triển của khung pháp luật, bao gồm luật quốc gia, khu vực và điều ước quốc tế, pháp luật của các tổ chức quốc tế điều

chỉnh hoạt động dịch vụ hàng hải.

Thứ hai là những công trình nghiên cứu di sâu vào nghiên cứu khung pháp lý

điều chỉnh về cung ứng dịch vụ vận chuyền hàng hải quốc tế của từng quốc gia hoặc từng khu vựa địa lý cụ thể, ví dụ như:

+ Cuốn sách Tiberg, Hugo, and Johan Schelin Transport Law in Sweden.

Kluwer Law International BV, 2020 da phân tích, đánh gia các quy định của Luật vận

chuyên tại Thụy Điển Cuốn sách mô tả các nguồn luật chủ yêu của luật giao thông vận tải Thụy Điền, quyền tài phán và tòa án, quyền miễn trừ của nhà nước và vai trò pháp lý của các tô chức trung gian vận tải, vận tải đường bộ, vận tai đường hang không, vận tải đường sắt và hàng hải nội địa, vận tải đa phương thức Các nội dung pháp ly đối với dịch vụ vận chuyển được đề cập đến trong cuốn sách là tình trạng

6

Trang 17

pháp lý của tàu; mua lại, quyền sở hữu và đăng ky; thé chấp và thế chấp tàu thuyền; vị trí của thuyền trưởng và thuyền viên; cứu hộ và hỗ trợ hàng hải; ô nhiễm môi trường biển; va chạm; và vận chuyên hành khách Các chủ đề khác được thảo luận bao gồm trách nhiệm pháp lý và giới hạn trách nhiệm, các hợp đồng thuê tàu và vận tải theo vận đơn Án lệ, các thỏa thuận hợp tác liên chính phủ và các tương tác với luật môi trường, thuế và cạnh tranh cũng được đề cập.

+ Cuốn sách International law and the protection of people at sea (nhà xuất bản Oxford University Press) của tac giả Irini Papanicolopulu (2018) Đây là cuốn sách về cach thức luật pháp quốc tế có thé được sử dung dé dam bảo việc bảo vệ con người trên biển tốt hơn Cuốn sách cung cấp nhiều quy tắc, thủ tục và nội dung của luật quốc tế có thê được sử dụng cho mục đích này Các quy tắc cụ thể này chủ yếu xuất phat từ luật nhân quyền quốc tế và luật biển, cũng như các lĩnh vực khác của luật quốc tế, bao gồm luật hàng hải, luật lao động và luật ti nạn Tat cả các quy tắc này có thê được khái niệm như một chế định đặc biệt của luật quốc tế, nguyên tắc bao trùm là nghĩa vụ của các Quốc gia là bảo vệ người dân trên biển và thực hiện mọi hành vi

cân thiệt nhăm đảm bảo việc hưởng các quyên của ho.

+ Cuốn sách Codification of Maritime Law: challenges, possibilities and experience (nhà xuất ban Taylor & Francis) của các tác giả Peplowska-Dabrowska, Zuzanna, và Justyna Nawrot, ( năm 2019) Đây là cuốn sách đầu tiên nghiên cứu Luật Hàng hải dưới góc độ thống nhất và hài hóa hóa pháp luật Với sự đóng góp của các chuyên gia hàng đầu tại các trung tâm nghiên cứu luật hàng hải của Châu Âu, tô chức này xem xét các công ước quốc tế, thông lệ hàng hải hiện hành, các hình thức tiêu chuẩn và các văn bản luật quốc gia được thông qua hoặc soạn thao gần đây theo quan điểm luật hóa Cuốn sách được chia thành bốn phan thê hiện các quan điểm khác nhau về chủ đề chính Phan I tập hợp các chương dành riêng cho các khía cạnh và phương pháp thông nhất khác nhau của luật hàng hải trên phạm vi toàn cầu, cũng như một số vấn đề cụ thể của luật hàng hải theo quan điểm pháp lý Phần II của cuốn sách bao gồm những quy định xoay quanh vấn dé vận chuyên hàng hóa Phan III dành riêng cho các quy định về vận chuyền hành khách, luật hành trình và điều hướng giải trí Cuối cùng, Phần IV đề cập đến các bộ luật quốc gia về luật hàng hải Đây là cuén

Trang 18

sách hữu ích cho cả các luật sư trong lĩnh vực hàng hải tư và công cũng như các cơquan quản lý hàng hải của các quôc gia trên toàn thê giới.

+ Bài viết “EU maritime transport” của tác gia Uwe K Jenisch đăng trên WMU Journal of Maritime Affairs (số 4 năm 2004) đã tom tắt chính sách van tải biển của Châu Âu trong bối cảnh chính trị hàng hải nói chung, bao gồm khung pháp lý và các công cụ hỗ trợ cho ngành vận tải biển và các hoạt động dịch vụ hàng hải tại cảng biển.

+ Bài viết “Carriage by Sea: The Sea Transport Documents Act 2000 in

Historical and Comparative Perspective” cua tac gia Stephen D Girvin dang trén

South African Law Journal (năm 2002) phan tích đạo luật mới của Nam Phi liên quan

đến hoạt động vận chuyển hang hoá bằng đường biển, trên co sở so sánh với pháp luật của một số quốc gia có hoạt động thương mại mạnh mẽ trong Khối thịnh vượng

+ Bài viết “Maritime Policy in China after WTO: Impacts and Implications for

Foreign Investment’ cua nhom tac gia Kevin X Li, Kevin Cullinane, Hong Yan va

Jin Cheng đăng trên Journal of Maritime Law & Commerce (số 36 năm 2005) phân tích sự thay đi trong pháp luật của Trung Quốc liên quan đến vận tai hang hoá đường biển trước và sau khi nước này gia nhập WTO.

+ Brooks, Mary R "The changing regulation of coastal shipping inAustralia." Ocean Development & International Law 45.1 (2014): 67-83.

+ Bai báo của tác giả Kröger, B (2001, February) với tiêu dé Passengers carried

by sea-should they be granted the same rights as airline passengers? Dang trong ky

hiểu hội thao quốc tế tai Singapore (pp 2-12) Bài báo nhắn mạnh yêu cầu tăng cường bảo vệ quyền của hành khách đường biên trên toàn thé giới sau sự kiện của một sỐ

vụ tai nạn hàng hải thương tâm xảy ra trong những thập ky qua Có hai "vũ khí lập

pháp" được sử dụng dé đạt được mục tiêu này Một là phòng ngừa - sửa đổi các quy tắc an toàn tàu chở khách Thứ hai là cải thiện các quy tắc quy định việc bồi thường cho hành khách đối với những thiệt hai do hậu quả của một tai nạn xảy ra trên tàu biển Bài báo này trình bày tông quan về các quy tắc liên quan đến vấn đề bồi thường

Trang 19

của hành khách hàng hải trong trường hợp tai nạn trong các điều ước quốc tế quan

trọng và các công cụ pháp lý khác hiện đang có hiệu lực.

+ Bài báo của tác giả Marin Jasenko với tựa đề "Protection of the rights of

passengers travelling by sea." đăng tai tai Collected Papers IMSC 2012 (2012), trang

1-14 Bai báo phân tích các quy định về bảo vệ quyên lợi của hành khách được van chuyên băng đường biển quốc tế Quyền của hành khách được vận chuyên bằng đường biên được điều chỉnh bằng nhiều nguồn luật quốc tế, luật của Liên minh Châu Au và luật trong nước của Croatia — là quốc gia sở tại của tác giả bài bao Các quyền được phân tích trong bài báo như quyền không phân biệt đối xử trong tiếp cận phương tiện giao thông, quyên đi lại (đặc biệt quan trọng đối với hành khách khuyết tật và hành khách bị suy giảm khả năng vận động), quyền được cung cấp thông tin, quyền thực hiện hợp đồng vận tai, quyền được hỗ trợ, quyền được bồi thường trong những trường hợp nhất định, quyền được hưởng một hệ thống giải quyết khiếu nại hiệu quả,

v.v Tác giả đã so sánh các quy định của Bộ luật Hàng hải Croatia với các đạo luật có

liên quan của EU và Công ước Athens 2002 (công ước quốc tế mới nhất điều chỉnh van dé này) Trong phần kết luận, tác giả gợi ý một số sửa đổi Bộ luật Hang hải Croatia dé phù hợp với luật nội địa của Croatia với luật của Liên minh Châu Âu.

+ Bài báo của tác gia Lamont-Black (2018) với tiêu dé “Sea Passenger Rights

and the Implementation of the Athens Convention in the EU” đăng tại tại tạpchí Austlia & Newzeland Law Journal, trang 32 - 36 Bài báo nay phân tích bình luật

các nội dung của Công ước Athens liên quan đến Vận chuyển Hành khách và Hành ly của họ băng Đường biên, 1974, được sửa đôi bởi Nghị định thư năm 2002, từ đó dé xuất việc áp dụng Công ước này có thé được đưa vào một khuôn khô luật hành

khách hoặc luật bảo vệ người tiêu dùng với một phạm vi rộng lớn hơn.

+ Bài báo của tác giả Klein Natalie với tựa đề “International law perspectives on cruise ships and covid-19° đăng tai tại tạp chi Journal of international

humanitarian legal studies s6 11.2 (2020), trang 282-294 Bai bao chi ra rang Tau du lịch đã góp phan vào sự lây lan của bệnh dich covid-19 trên khắp thé giới và gây áp lực lên các quốc gia còn tàu cập bến đối với các chi phí y tế điều trị cho phi hành đoàn và hành khách Hiện tượng này thúc đây hệ thống pháp luật quốc tế phải có hành

Trang 20

động đối với Nhà nước bao gồm luật biển, luật y tế quốc tế, các công ước về hàng hải và đặc biệt là các hiệp ước bảo vệ quyền của thuyền viên, luật nhân quyền quốc tế và các luật liên quan đến hỗ trợ lãnh sự Trong khi các luật này có xu hướng bồ trợ lẫn nhau, người ta lập luận rằng nhu cầu cân nhắc nhân đạo là đặc điểm nổi bật trong quá trình ra quyết định của Nhà nước là bị thách thức bởi những điểm yếu mang tính hệ thống.

Nhìn chung, những công trình nghiên cứu đã thực hiện đã làm rõ một số vấn đề pháp lý về hoạt động cung ứng dịch vụ vận chuyên hàng hải quốc tế, thực tiễn hoạt động cung ứng dịch vụ vận chuyên hàng hải quốc tế tại một số quốc gia và khu vực cũng như một số thách thức đặt đối với hoạt động này hiện nay.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích của đề tài là phân tích làm rõ và tìm ra các bất cập trong pháp luật điều chỉnh hoạt động cung ứng dịch vụ vận chuyên hàng hải quốc tế của thương nhân Việt Nam, từ đó kiến nghị một số giải pháp dé hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động cung ứng dich vụ vận chuyên hàng hải quốc tế của thương nhân Việt Nam.

Dé thực hiện được mục đích nghiên cứu đó, đê tài đê ra và giải quyét các nhiệmvụ nghiên cứu như sau:

Thứ nhất, đề tài tập trung làm rõ một số van đề lý luận về cung ứng dịch vụ vận chuyên hàng hải quốc tế và pháp luật điều chỉnh hoạt động cung ứng dịch vụ vận chuyên hàng hải quốc tế như khái niệm cung ứng dịch vụ hàng hải quốc tế, ý nghĩa của hoạt động này, các phương thức cung ứng dịch vụ vận chuyên hàng hải quốc tế, các yếu t6 cau thành năng lực vận chuyển cung ứng dịch vụ vận chuyên hang hải quốc tế, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng dịch vụ vận chuyền hàng hải quốc tế, trong đó có vai trò của chính sách và pháp luật do nhà nước ban hành và đảm

bảo thực hiện.

Thứ hai, đề tài tìm hiểu và đánh giá thực trạng quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về cung ứng dich vụ vận chuyền hàng hải quốc tế trên cơ sở có so sánh đối chiếu với quy định của pháp luật về vận chuyên hàng hải quốc tế của một số quốc gia

trên thê giới và các điêu ước quôc tê mà Việt Nam là thành viên

10

Trang 21

Thứ ba, đề tài tìm hiểu và đánh giá thực trạng hoạt động cung ứng dịch vụ vận chuyên hàng hải quốc tế và thực trạng thi hành pháp luật về cung ứng dịch vụ vận chuyên hang hải quốc tế dé từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật điều chỉnh cung ứng dịch vụ vận chuyên hàng hải quốc tế.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam điều chỉnh cung ứng dịch vụ vận chuyên hàng hải quốc tế, các điều ước quốc tế đa phương và song phương mà Việt Nam là thành viên có cam kết về dịch vụ vận chuyền hàng hải

quôc tê và tập quán hàng hải quôc tê.Phạm vi nghiên cứu

Trong khuôn khô đê tai này, phạm vi nghiên cứu được giới hạn như sau:

Thứ nhất, trong các loại nguồn điều chỉnh dịch vụ vận chuyên hàng hải quốc té, đề tài giới hạn nghiên cứu trong hệ thông văn ban pháp luật do Việt Nam ban hành điều chỉnh cung ứng dịch vụ vận chuyền hàng hải quốc tế, các điều ước quốc tế đa phương và song phương do Việt Nam tham gia hoặc ký kết trong khu vực hoặc toàn cầu, các tập quán hàng hải quốc tế được các thương nhân Việt Nam sử dụng phô biến Thứ hai, đề tài tìm hiểu thực trạng hoạt động cung ứng dịch vụ vận chuyên hàng hải quốc tế của thương nhân Việt Nam, trong đó tập trung vào các doanh nghiệp vận tải, không đề cập đến các cá nhân hoạt động thương mại.

5 Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài bao gồm:

- Phương pháp lịch sử dé nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của dich vu vận chuyền thé giới và sự phát triển của pháp luật điều chỉnh cung ứng dich vu vận chuyền hàng hải quốc tế tại Việt Nam;

- Phương pháp phân tích dé làm rõ các quy định của pháp luật điều chỉnh hoạt

động cung ứng dịch hàng hải;

Trang 22

- Phương pháp so sánh dé chỉ ra các kinh nghiệm của các quốc gia trong điều chỉnh hoạt động cung ứng dịch vụ vận chuyên hàng hải quốc tế mà Việt Nam cần học

- Phương pháp thống kê, tổng hop dé dé thu thập số liệu từ cơ quan nhà nước có thâm quyên, từ đó xây dựng các đánh giá hiệu qua của hoạt động cung ứng dịch vụ vận chuyền hàng hải quốc tế của thương nhân Việt Nam.

6 Kết cấu báo cáo tong hợp đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, báo cáo tổng hợp đề

tài được chia thành ba chương như sau:

Chương 1: Những van dé lý luận về cung ứng dịch vụ vận chuyền hàng hải quốc

Chương 2: Thực trạng pháp luật điều chỉnh cung ứng dịch vụ vận chuyển hang

hải quôc tê

Chương 3: Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật và tăng cường hiệu quả thực thi của pháp luật điều chỉnh cung ứng dịch vụ vận chuyền hàng hải quốc tế

12

Trang 23

CHƯƠNG 1: NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VE CUNG UNG DỊCH VU VẬN CHUYEN HÀNG HAI QUOC TE VÀ PHÁP LUẬT DIEU CHỈNH CUNG UNG DỊCH VU VẬN CHUYEN HÀNG HAI QUOC TE

1.1 Khái niệm cung ứng dich vu vận chuyền hang hải quốc tế 1.1.1 Khái niệm dịch vụ vận chuyển hàng hải quốc té

Dé làm rõ khái niệm dich vụ vận chuyên hàng hải quốc tế, trong phan này sẽ đề cập đến một số khái niệm có liên quan như: vận chuyền, dịch vụ và dịch vụ vận chuyên bằng đường biên được đưa ra trong các từ điển luật học, Điều ước quốc tế hoặc hệ thống pháp luật quốc gia.

Từ điển Black’s Law Dictionary, 2nd Ed, phiên bản online có các định nghĩa về dịch vụ vận chuyển và dịch vụ vận chuyên hàng hải quốc tế như sau: Vận chuyên (transportation) là dịch chuyên hàng hóa hoặc người từ địa điểm này đến một địa điểm khác bởi người vận chuyên (The removal of goods or persons from one place to another, by a carrier!) Dich vu (service), trong hop đồng được hiểu là việc một người được tuyên dụng hoặc được thuê dé thực hiện một công việc (labor) hoặc một

nhiệm vụ (duty) cho một người khác.” Thuật ngữ ‘service’ khi được sử dung trong

việc thuê tuyển dụng của cơ quan nhà nước thì có nghĩa là phục vụ, trong 2 thuật ngữ trong tiếng anh là ‘civil service’ va ‘public service’ Trong pháp luật phong kiến Dich vụ là thứ mà những tá điền phong kiến nhất định phải công hiến cho lãnh chúa dé đền đáp cho những vùng đất mà họ nắm giữ của lãnh chúa Xét về chất lượng, dịch vụ

được xem xét trên sô lượng và thời gian sử dụng dịch vụ.

Vận chuyền bằng đường biên (sea transportation hoặc sea shipping) được định nghĩa bởi tổ chức OECD như sau: Bất kỳ sự di chuyển nào của hàng hóa và/hoặc hành khách sử dụng tàu biển trong hành trình được thực hiện toàn bộ hoặc một phần trên biển.” Vận tải biển (maritime transport) là một trong các phương tiện vận tải mà hàng hóa (hoặc con người) được vận chuyển qua các tuyến đường biên Trong một

'https://openjurist.org/law-dictionary/transportation#:~:text=Transportation-Black's%20Law%20Dictionary%3A%202nd%20Edition,v truy cập ngày 20/2/2023

2 https:/thelawdictionary.org/service/#:~:text=The%20being%20employed%20to%20serve.In%20feudal%20law.

truy cập ngày 20/2/2023

Trang 24

sô trường hợp, vận tải biên có thê bao gôm các hoạt động trước và sau vận chuyên.

Tổ chức kinh tế xã hội Tây A (ESCWA) định nghĩa về Sea transport* là Sự di chuyên của hàng hóa và/hoặc hành khách sử dụng tàu buôn trong hành trình được thực hiện toàn bộ hoặc một phần trên biển.

Định nghĩa của Tổ chức kinh tế xã hội Tây Á (ESCWA) bao gồm:

- Vận tải một cảng (one-port transport), tức là việc vận chuyên hàng hóa đượcvận chuyên đên các công trình ngoài khơi, hoặc đê đô xuông biên, hoặc được vớt lên

từ đáy biên và dỡ hàng tại cảng;

- Dâu Bunker vận chuyên cho tàu xa bờ;

- Vận chuyên trên biên (Fluvio-maritime movement) hàng hóa và/hoặc hành khách bằng tàu buôn (merchant ships).

Định nghĩa Tổ chức kinh tế xã hội Tây Á (ESCWA) loại trừ: - Ham, kho cung cấp cho tau cập cảng;

- Vận chuyền hàng hóa, hành khách trên phương tiện thủy nội địa giữa cảng biển và cảng thủy nội địa (bao gồm trong vận tải thủy nội dia);

- Vận chuyên hàng hóa vận chuyên nội bộ giữa các lưu vực khác nhau hoặc cácbên cảng của cùng một cảng.

Theo Tổ chức Eurostat (Cơ quan thống kê của Liên minh châu Âu), là tổ chức hợp tác giữa Viện thống kê quốc gia và các cơ quan thống kê ở các quốc gia thành

viên EU, đưa ra hai định nghĩa là Deep sea shipping va short sea shipping Trong đó,

Deep sea shipping (viết tat là DSS) là đề cập đến việc vận chuyên hàng hoa trên biển trên các tuyến đường liên lục địa, xuyên đại dương ‘Short sea shipping’ (viết tắt là SSS), là vận chuyển hàng hóa trên biển trong khoảng cách tương đối ngắn Trong hoạt động thống kê về dịch vụ vận tải, Tổ chức Eurostat định nghĩa “Deep sea shipping’ là van chuyển hàng hóa bằng đường bién giữa một bên là EU (đôi khi cũng

4 https://www.unescwa.org/sd-glossary/sea-transport truy cập ngày 20/2/2023

14

Trang 25

bao gôm và các quôc gia) và một bên là các cảng năm ở khu vực địa lý Chau Au, trên

Địa Trung Hải và Biển Đen.

Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Anh — Úc (hiện nay chưa có hiệu lực), Điều 1 Phụ lục 8B là phụ lục chỉ điều chỉnh Dich vụ vận chuyền hang hải quốc tế (International Maritime Transport Services) có định nghĩa về Dịch vụ vận chuyên hàng hải quốc tế như sau: “dich vụ vận chuyển hàng hải quốc tẾ” có nghĩa là vận chuyển hành khách hoặc hàng hóa bằng tàu biển giữa cảng của một Bên và cảng của Bên kia hoặc của một Bên không phải là Bên ký kết, và bao gom cả việc kỷ hợp đồng trực tiếp với các nhà cung cấp dịch vụ vận tải khác, nhằm bao gom các hoạt động vận tải từ cửa đến cửa hoặc vận tải da phương thức theo một chứng từ vận tải duy nhất, nhưng không cung cấp các dịch vụ vận tải khác đó;”

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam — Châu Âu (Điểm f Điều 8.49 EVN -FTA) định nghĩa "dich vụ vận tải biển quốc tế" là việc vận chuyển hành khách hoặc hàng hóa bằng tàu biển giữa một cảng của một Bên và cảng của Bên kia hoặc của nước thứ ba bao gồm cả việc ký hợp đồng trực tiếp với các nhà cung cấp của bên kia dịch vụ vận tải, với mục đích bao gồm các hoạt động vận tải đa phương thức theo một chứng từ vận tải duy nhất, nhưng không phải là quyền cung cấp các dịch vụ vận

tải khác đó;

Hiệp định thương mại tự do Châu Âu -Ecuador (CEPA EFTA), giữa Châu âu

đã ký với Ecuador tai Saudarkrokur, Iceland, vào ngày 25 thang 6 năm 2018, có hiệu

lực đối với tất cả các bên vào ngày | tháng 11 năm 2020, tại Phụ lục XIV được đề cập trong Điều 3.21 Vận tải hàng hải và các dịch vụ liên quan có định nghĩa tại Điều 2: “Dịch vụ vận tải biển quốc té” có nghĩa là việc cung cấp các dịch vụ vận chuyển hàng hải quốc tế đối với hàng hóa và hành khách, bao gom “door to door” hoặc hoạt

động vận tải da phương thức “door to door” và “vận tai đa phương thức” có nghĩa là

vận chuyển hàng hóa sử dụng nhiều hơn một phương thức vận tải, liên quan đến một sealeg quốc tế, theo một chứng từ vận tải duy nhất và việc cung cấp hoặc tiếp cận các

phương thức vận tải khác.

Như vậy, theo các định nghĩa của các từ điển thuật ngữ pháp lý, của một số tô chức quốc tế và theo các điều ước quốc tế, thuật ngữ dich vụ vận chuyên hàng hải

Trang 26

quốc tế (international maritime transport services hoặc international sea shipping) được hiểu là: việc cung cấp dich vu vận chuyền bang tau biển đối với hang hóa và hành khách từ cảng nhận cho đến cảng trả tại các quốc gia khác nhau Yếu tô quốc tế theo định nghĩa này không được xác định theo quốc tịch của người vận chuyên hay quốc tịch của tàu biển mà theo quãng đường vận chuyền đã vượt qua khỏi biên giới

của một quôc gia.

1.1.2 Khái niệm cung ứng dịch vụ vận chuyển hang hải quốc té

Khi nghiên cứu về thuật ngữ cung ứng dịch vụ nói chung, cung ứng dịch vụ (deliver and provide the service), bao gồm các hoạt động do con người tiễn hành nhằm thực hiện các công việc dịch vụ đã cam kết Mỗi loại hình dịch vụ sẽ có các mô tả các cách thực hiện dịch vụ được coi là cung ứng dich vu Tại Việt Nam, theo Điều

3 Luật Thương mại của Việt Nam năm 2005: cung ứng dịch vụ là hoạt động thươngmại, theo đó một bên (sau đây gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiệndịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (sau đây gọi làkhách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụtheo thỏa thuận.

Đối với thuật ngữ cung ứng dich vụ vận chuyển, pháp luật Việt Nam sử dụng thuật ngữ kinh doanh vận tải biển và vận tải biển quốc tế Tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 57/2001/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2001 về điều kiện kinh doanh vận tai biển, Kinh doanh vận tải biển "/d việc khai thác tàu biển của doanh nghiệp dé vận chuyển hang hoá, hành khách, hành by trên các tuyến vận tải biển "Tuyến nước ngoài" là tuyên hàng hải từ cảng biển Việt Nam đến một hoặc một số cảng biển nước ngoài và ngược lại Tương tư như vậy, Nghị định số 30/2014/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2014 về điều kiện kinh doanh vận tải biển và dịch vụ hỗ trợ vận tải biển có định nghĩa về Kinh doanh vận tải biển / việc kinh doanh có sử dụng tàu biển dé vận chuyển hàng hóa, hành khách, hành ly Khái niệm “Vận tải biển quốc tế là việc vận chuyên hàng hóa, hành khách, hành lý bằng tàu biển giữa cảng biển Việt Nam và cảng biển nước ngoài hoặc giữa các cảng biển nước ngoài (Điều 3 Nghị định số 30/2014/ ND-CP ngày 14 tháng 4 năm 2014) Ngoài ra, Điều 3 Nghị định số 160/2016/ ND-CP ngày 29 tháng 11 năm 2016 về điều kiện kinh doanh vận tải biển, kinh doanh dich vụ dai lý tàu biển và dich vụ lai dat tàu biển cũng sử dụng thuật ngữ

l6

Trang 27

Kinh doanh vận tải biển là việc sử dụng tàu biển dé kinh doanh vận chuyên hàng hóa, hành khách, hành lý Vận tải biển quốc tế là việc vận chuyên hàng hóa, hành khách, hành lý băng tàu biển giữa cảng biển Việt Nam và cảng biển nước ngoài hoặc giữa các cảng biển nước ngoài.

Như vậy, cung ứng dịch vụ vận chuyển hàng hải quốc tế là một hoạt động

thương mại, theo đó bên cung ứng dịch vụ là bên vận chuyên, sử dụng tàu biển dé

thực hiện dịch vụ vận chuyển hàng hóa, hành khách, hành lý giữa cảng biển Việt Nam

và cảng biên nước ngoài hoặc giữa các cảng biên nước ngoài.

1.2 Đặc điểm của hoạt động cung ứng dịch vụ hàng hải quốc tế

Thứ nhất, đưới góc độ nghiên cứu lịch sử phát triển và hình thành, hoạt động cung ứng dich vụ vận chuyền hàng hải được hình thành từ rat lâu trong lich sử phát

triên của loài người, được coi là dịch vụ cơ bản và huyệt mạch của nên kinh tê.

Có thé nói ngay từ khi con người biết trao đổi hàng hóa thi dich vụ này đã bắt đầu được khai sinh và trở thành một phương thức vận chuyền vận tải quan trọng của thị trường kinh tế thé giới cũng như đóng vai trò là nền tảng thúc day nền kinh tế chung của toàn cầu phát triển Hiện nay, dịch vụ vận chuyên hàng hải là tuyến giao thông đảm nhận công việc chuyên chở cho phần lớn hàng hóa được giao thương qua

lại giữa các nước với nhau.

Đặc điểm cấu tạo địa hình của Trái Đất thì đại dương chiếm đến 2/3 bề mặt nên ngay từ xa xưa ngành dịch vụ vận chuyền hàng hải đã ra đời như một phương thức vận tải cũng như di chuyền hàng hóa từ nơi này đến nơi khác Khi mà đường bộ chưa phát triển thì đường biển gần như là một loại hình giao thông duy nhất Ngay từ thế kỷ V trước công nguyên con người đã biết sử dụng đường biển dé làm các tuyến đường giao thông giúp lưu thông hàng hóa và giao lưu giữa các vùng, các miền, các quốc gia với nhau trên thế giới Cho đến hiện nay, vận tải đường biển sớm trở thành một trong những phương thức vận tải hàng đầu trên thế giới, nó không chỉ giúp cho nhiều nước phát triển mạnh mẽ nhờ ngành cảng biển và vận chuyên hàng hai, ma nó còn là nền tảng cơ bản dé kích thích kinh tế thé giới ngày càng phát triển hơn Những loại phương tiện tàu hàng hiện đại với kích cỡ lớn và khả năng chuyên chở không lồ vẫn đang được sử dụng cho công việc chở hàng mỗi ngày trên biển.

Trang 28

Trải qua thời gian dài tồn tại và phát triển, vận chuyên hàng hải thế giới đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhớ, trong đó rõ rệt nhất là sự ra đời của nhiều tàu hang với khả năng chuyên chở khong 16; các cảng biển lớn được nâng cấp và hướng đến hiện đại, nâng cao khả năng neo đậu tàu hàng: mối liên kết giao thương giữa các

nước được tăng cường nhờ sự thuận lợi mà tuyến giao thông biên đem lại.

Có thé khái quát lịch sử hình thành dịch vụ vận chuyển hàng hóa quốc tế qua

các giai đoạn sau:

Giai đoạn từ khoảng thế kỷ V — trước công nguyên đến thé kỷ thứ 18.5 Xuất phát từ nhận thức đại dương chiếm diện tích vô cùng lớn trên bề mặt trái đất nên có thé nói ngành vận chuyền hang hải xuất hiện ngay khi hình thức vận tải hàng hóa ra đời thời cô đại Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu chủ yếu vẫn là vận tải ven bờ, khối lượng hang hoá nhỏ Đến thế kỷ 17,18 hang hoá đã phong phú nhưng vận chuyền hàng hải mới chỉ chú ý đến những mặt hàng cần thiết cho nhu cầu sinh hoạt.

Giai đoạn từ thế kỷ 19 đến nay, các tuyến vận tải khối lượng hàng hóa đã tăng đồng thời phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại thế giới Đặc biệt những năm 40-50 của thế kỷ 19 đánh dấu sự xuất hiện của hàng loạt các công ty vận chuyên hàng

hải ra đời Ngoài ra, vào năm 1869 khai thông kênh Suê, năm 1895 kênh Kiel khai

thông đã tạo điều kiện dé thúc đây vận chuyên hàng hải phát trién mạnh mẽ.

Sang đến thế kỷ 20, có một số sự thay đổi trong sự phát triển của ngành vận chuyên hang hải, cụ thé:

Đầu thé ky 20, hàng hóa vận chuyền bằng đường biển chiếm số lượng lớn chính là hàng nguyên liệu công nghiệp (chiếm 2/3 tổng khối lượng hàng hóa vận chuyên) Trong thời kỳ chiến tranh thế giới lần thứ nhất và chiến tranh thế giới lần thứ hai, khối lượng hàng hóa vận chuyên giảm nhưng lại gia tăng hoạt động vận chuyên vũ

khí, đạn dược và quân đội đên vùng tham chiên.

Š https://cachnaumonngon.com/su-phat-trien-nganh-van-tai-bien-the-gioi-10-1754.html truy cập ngày 20/2/20236 https:/⁄/lacco.com.vn/news/120-Lich-su-van-tai-bien-va-vai-tro-trong-van-chuyen-hang-hoa-quoc-te truy cập

ngày 20/2/2023

18

Trang 29

Sau khi kết thúc hai cuộc chiến tranh thế giới, các quốc gia bắt đầu hồi phục hoạt động thương mại quốc tế, vận chuyên hàng hóa ngày càng phát triển với hệ thống cơ sở hạ tang cảng biên, tàu biển và đội thuyền viên được nâng cấp hiện đại nhằm

phục vụ nhu câu xúc tiên thương mại quôc tê.

Thứ hai, dưới góc độ pháp lý, hoạt động cung ứng dịch vụ vận chuyên hàng hải quốc tế có một số đặc điểm pháp ly của quan hệ cung ứng dịch vụ trong thương mai

quôc tê.

Về chủ thể tham gia vào quan hệ cung ứng dịch vụ vận chuyên hàng hải quốc tế Trong hoạt động cung ứng dich vụ thương mại có hai chủ thé: bên cung ứng dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ thương mại bắt buộc là thương nhân, có đăng ký kinh doanh dé cung cấp dịch vụ thương mại theo quy định của pháp luật Bên sử dụng dich vụ thương mại có thé là thương nhân, có thé không phải là thương nhân, có nhu cầu

sử dụng dịch vụ thương mại của bên cung ứng dịch vụ cho thương nhân Đặc biệt là,

dich vụ đại lý thương mại yêu cau cả hai bên đều phải là thương nhân Bên cung ứng dịch vụ vận chuyên hàng hải quốc tế là người vận chuyên Người vận chuyền là người

dùng tàu biên của mình đê vận chuyên hàng hóa hoặc hành khách.

Bên thuê dịch vụ vận chuyền có thê là hành khách hoặc người gửi hàng hoặc người được ủy quyền của người gửi hàng Như đã phân tích ở trên, khái niệm vận chuyên hàng hải quốc tế được xác định theo địa điểm cảng đến và cảng đi của tàu biển tại hai quốc gia khác nhau, không căn cứ vào quốc tịch của bên cung ứng và bên

thuê dịch vụ vận chuyên Chủ thể tiềm năng của hoạt động cung ứng dịch vụ vận

chuyên là người có nhu cầu vận chuyên và người đáp ứng được nhu cầu vận chuyển đó nếu đáp ứng được các tiêu chí hoặc điều kiện của pháp luật.

Về đối tượng hướng tới của các bên tham gia quan hệ cung ứng dịch vụ vận chuyền là việc thực hiện công việc theo yêu cầu của bên thuê dịch vụ vận chuyên Công việc trong hoạt động cung ứng dich vụ vận chuyên hàng hải quốc tế là dich vụ vận chuyền theo yêu cầu của bên thuê vận chuyên.

Về mục đích của các bên tham gia quan hệ cung ứng dịch vụ vận chuyên hàng hải quốc tế Trong hoạt động cung ứng dịch vụ vận chuyền hàng hải quốc tế thì mục

Trang 30

đích của các bên tham gia quan hệ cung ứng dịch vụ không hoàn toàn giống nhau Bên sử dụng dịch vụ vận chuyên hướng tới mục tiêu nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình về dịch vụ vận chuyên hàng hóa hoặc hành khách, được hưởng những lợi ích nhất định; đáp ứng các nguyện vọng khi đề xuất sử dụng dịch vụ từ việc thực hiện dịch vụ vận chuyên của người cung ứng dịch vụ - người vận chuyên - mang lại Đối với bên cung ứng dịch vụ vận chuyển — người van chuyền, mục tiêu lớn nhất của họ là khoản tiền thù lao hay lợi nhuận phát sinh từ việc thực hiện công việc vận chuyên

hàng hóa hoặc hành khách.

Về hình thức của hoạt động cung ứng dịch vụ vận chuyên hàng hải quốc tế là các dạng vật chất chứa đựng sự thỏa thuận của các bên trong hoạt động cung ứng dịch

vụ vận chuyên, là các loại hợp đồng dịch vụ vận chuyên hoặc có thé sử dụng thuật

ngữ hợp đồng vận chuyền Hình thức hợp đồng vận chuyền phổ biến nhất là bang văn bản Hiện nay, do sự phát triển của khoa học công nghệ, hợp đồng vận chuyền có thé được ký kết dưới các dạng tương đương văn bản như thông qua phương tiện điện tử, email, fax, telex vừa dem lại hiệu quả, vừa tiết kiệm thời gian và chi phí cho các

1.3 Vai trò, ý nghĩa của hoạt động cung ứng dịch vụ vận chuyển hàng hải quốc tế

Thứ nhất, dịch vụ vận chuyên hàng hải quốc tế đóng vai trò quan trọng, phục vụ và thúc đầy sự phát triển của hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.

Hiện nay vận tải đường biển đường biển giữ vị trí chủ đạo trong việc phục vụ chuyên chở hàng hóa buôn bán trên thế giới Nó giúp cho việc lưu thông hàng hóa giữa các nước được dé dàng, phục vụ đắc lực cho thương mại quốc tế Hang năm, hơn 80 % hang hóa xuất nhập khẩu thé giới được vận chuyển bằng đường biển, con số này ở Việt Nam là hơn 90% Với những con tàu to và dài có sức chứa vài trăm container lớn thì khả năng vận chuyên những hàng hóa siêu trường siêu trọng, hàng céng kénh, kích thước khổng 16 là hoàn toàn có thể Những loại hàng hóa có tinh chất công kénh này rất khó dé vận chuyển băng đường bộ hay đường hàng không do khoang chứa đồ đặc thù của các hình thức vận chuyên còn bị hạn chế.

20

Trang 31

Tàu biển đang được sử dụng dé chuyên chở tất cả các loại hang hoá Từ các loại hàng rời, hàng khô, hàng bao bì đóng gói, hàng bách hoá đến hàng lỏng và hàng hơi đều có thé sử dụng tàu biên dé chuyên chở Hình thức vận chuyền hang hải quốc tế đặc biệt phù hợp với các hàng hoá chuyên chở ở cự ly dai với khối lượng lớn Các tuyên đường hàng hải quốc tế hầu hết là những tuyến giao thông đường biển được hình thành một cách tự nhiên, do đó không cần phải đầu tư nhiều tiền vốn, nguyên vật liệu, sức lao động dé xây dựng va bảo quản Lợi thé nay làm cho giá thành của hoạt động vận chuyền thấp hơn nhiều so với các phương thức vận tải khác Năng lực chuyên chở của tàu biên vô cùng lớn, không bị hạn chế về khả năng chuyên chở như trong vận tải đường bộ, đường sắt hay đường hàng không Trên cùng một tuyến đường biển có thé tổ chức chạy nhiều chuyến tàu trong cùng một thời điểm cho cả hai chiều Với tiễn bộ khoa học kỹ thuật, trọng tải tàu biển trung bình tăng nhanh và vẫn có xu

hướng tăng với tât cả các nhóm tàu.

Ưu điểm nỗi bật của vận chuyền hang hải quốc tế là giá thành thấp do trọng tải tàu biển lớn, cự ly chuyên chở trung bình dai và năng suất vận tải cao Hiện nay, với những ưu thế nồi bật nói trên, vận chuyên hàng hải quốc tế chiếm vị trí hết sức quan trọng trong thương mại quốc tế do đảm nhận hơn 80% đến 90% lượng hàng hoá trao đổi quốc tế Tuy nhiên, vận chuyển hang hải quốc tế cũng có một số hạn chế nhất định: Loại hình vận chuyên này phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên và điều kiện biên, một yếu tô rất khó kiểm soát và tiềm ân nhiều nguy cơ gây nguy hiểm luôn ảnh hưởng đến quá trình chuyên chở Tốc độ của tàu biến thấp và việc tăng tốc độ tàu biển bị giới hạn về kỹ thuật (Tốc độ của một tàu chở hàng hiện nay đạt 16+20 hải lý/giờ, tàu có kỹ thuật hiện đại nhất ngày nay cũng chỉ chạy được 35 hải lý/giò) Thủ tục thông quan hang hoá tại các cảng rất phức tap và mat nhiều thời gian, thời gian giao hàng trong vận chuyên hàng hải quốc tế thường chậm hơn so với các loại vận tải hàng hóa

Thw hai, dịch vụ vận chuyên hàng hải quốc tế tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà

Doanh thu từ dịch vụ vận chuyển hàng hải quốc tế đóng góp không nhỏ cho ngân sách quốc gia thông qua thuế mà các doanh nghiệp kinh doanh có nghĩa vụ đóng

Trang 32

cho Nhà nước, các khoản phí, lệ phí khác Ngoài ra, đối tượng phục vụ của dịch vụ vận chuyền hàng hải quốc tế là thương nhân nước ngoài nên hàng năm ngành dịch vụ vận chuyền hang hải quốc tế thu về một lượng ngoại tệ không nhỏ.

Theo số liệu của Cục Hàng Hải Việt Nam, việc khai thác hệ thống cảng biển hiệu quả đã giúp Việt Nam thu hút được khoản đầu tư rất lớn từ xã hội hóa lên tới 84% trong tông số 250.000 tỷ đồng kinh phí dành cho đầu tư kết cấu hạ tang hàng hải trong 10 năm vừa qua Từ những kết quả đã làm được, giai đoạn tới đây, ngân sách Nhà nước tiếp tục được xác định sử dụng bảo đảm một phần đầu tư kết cầu hạ tầng

hàng hải công cộng, tập trung vào khu vực Cái Mép — Thị Vải, trọng tâm là Cái Mép

Hạ; khu vực Lạch Huyện, Nam Đồ Sơn và cảng Trần Dé Hạ tầng bến cảng sẽ tiếp tục thu hút vốn ngoài ngân sách Nhiệm vụ của cơ quan quản lý là phải lựa chọn được nhà đầu tư tốt nhất

Thứ ba, dịch vụ vận chuyền hàng hải quốc tế góp phan tạo công ăn việc làm và góp phan thay đổi cơ cau nên kinh tế

Dịch vụ vận chuyên hàng hải quốc tế thu hút rất nhiều lao động từ lao động thủ công đến lao động tay nghề cao Với việc các loại hình dịch vụ ngày càng mở rộng, số công việc nó tạo ra sẽ ngày càng nhiều, góp phân giải quyết việc làm cho ngày càng nhiều lao động, với mức lương ngày càng được cải thiện Hiện nay, Việt Nam đang chủ trương tăng tỷ trọng ngành dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân Vì thế, việc thu hút ngày càng nhiều lao động tham gia cung cấp Dịch vụ vận chuyền hàng hải

quôc tê chính là một bước tiên trong việc chuyên dịch cơ câu nên kinh tê nước ta.

Thứ tw, dịch vụ vận chuyền hàng hải quốc tế là cầu nối giao thương mang tam

quôc tê.

Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thé tất yếu của mỗi nền kinh tế ngày nay Đó là quá trình tham gia và tuân thủ luật lệ của cuộc chơi chung của thế giới Ngành hàng hải của các nước nói chung, và Dịch vụ vận chuyên hàng hải quốc tế góp phần không nhỏ trong việc thúc day sự hội nhập đó Ngày nay các nước đã là thành viên hoặc muốn trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới đều phải cam kết tự do

hóa, mở rộng dịch vụ vận tải đường biên của nước mình theo khuôn khô Hiệp định

Pies

Trang 33

chung về Thương mại dich vụ (GATS) Theo GATS, các dich vụ đường biển cần được tự do hóa giữa các nước thành viên bao gồm: vận tải hành khách, vận tải hàng hóa, cho thuê tàu thủy cùng với đội tau, bảo dưỡng và sửa chữa tàu thuyền, các dich vụ day va kéo, các dịch vu hỗ trợ cho vận tải biển Không phải tất cả các Dịch vụ vận chuyên hàng hải quốc tế được cung cấp trên thế giới hiện nay đều nằm trong danh sách này Trước mắt, mỗi nước thành viên chỉ cần thực hiện được tốt chính sách tự do hóa các Dich vụ vận chuyền hàng hải quốc tế được đề cập trong GATS cũng đã là

một sự hội nhập quôc tê rât hiệu quả rôi.

Cho đến nay, ngành Hàng hải Việt Nam đã tham gia trực tiếp vào quá trình đàm phán tự do hóa dịch vụ vận chuyên hàng hải của ASEAN và WTO và đã có những cam kết tích cực, góp phần không nhỏ tới thành công của Việt Nam trong việc tiến sâu hơn vào quá trình hội nhập kinh tế thế giới Ngoài ra, việc tạo điều kiện thuận lợi cho các hãng tàu nước ngoài, phục vụ tốt cho tàu bè nước ngoài cập cảng Việt Nam cũng giúp thúc đây mối quan hệ hợp tác kinh tế tốt đẹp giữa nước ta với các nước khác trong khu vực và trên thé giới, thúc đây nền kinh tế phát triển.

1.4 Các phương thức cung ứng dịch vụ vận chuyền hàng hải quốc tế Trong thực tiễn của hoạt động cung ứng dịch vụ vận chuyên hàng hải quốc tế, nêu phân loại theo tiêu chí đối tượng phục vụ của dịch vụ vận chuyên thì có hai dịch vụ là vận chuyền hàng hóa và vận chuyên hành khách bằng đường biên quốc tế Nếu

phân loại theo cách thức thực hiện dịch vụ vận chuyên, thực tiễn có hai phương thức

là dịch vụ vận chuyên theo các tuyên cô định và dịch vụ vận chuyên theo chuyên.

Trong vận chuyên hành khách, Tàu chở khách chạy theo lịch trình cô định còn được gọi là Tàu viễn dương (ocean liners) hiện nay đã bị thay thế dần bằng các con tàu du lịch hiện dai (cruise ship) Tàu viễn đương thường được chế tạo chắc chan với mạn khô cao dé chống chọi với biên động và các điều kiện bat lợi gặp phải ngoài biển khơi Ngoài ra, chúng thường được thiết kế với lớp vỏ tàu dày hơn so với tàu du lịch hiện đại và có khả năng chứa nhiên liệu, thực phẩm và các vật tư tiêu hao lớn khác trong các chuyến đi dài.

Những chiếc tàu biển đầu tiên vượt đại đương chở khách được chế tạo vào giữa thé ky 19 Những đổi mới công nghệ như động cơ hơi nước và vỏ thép cho phép chế

Trang 34

tạo các lớp lót lớn hơn và nhanh hơn, làm nảy sinh sự cạnh tranh giữa các cường quốc thé giới thời bay giờ, đặc biệt là giữa Vương quốc Anh, Đề quốc Đức va ở một mức độ thấp hơn là Pháp Từng là hình thức di chuyên chủ yếu giữa các lục địa, tàu biển viễn dưỡng phần lớn đã trở nên lỗi thời do sự xuất hiện của máy bay đường dài sau Thế chiến II Con tàu viễn đương duy nhất còn hoạt động chở khách theo tuyến đường

xuyên qua các châu lục là RMS Queen Mary 2.”

Tàu viễn dương là phương thức đi lại chính của hành khách xuyên lục địa trong

hơn một thé kỷ, từ giữa thé kỷ 19 cho đến khi chúng bắt đầu bị máy bay chở khách thay thế vào những năm 1950 Ngoài hành khách, tàu viễn đương thường kết hợp chở thư và hàng hóa Các tàu viễn dương được ký hợp đồng vận chuyên Thư Hoàng gia

Anh sử dụng ký hiệu RMS.

Do đáp ứng chính nhu cầu di chuyên giữa các châu lục của hành khách tại thời điểm trước đây, các tuyến đường vận chuyên hành khách bằng đường biên quốc tế đã từng rất phong phú và đa dạng Các tuyến đường bao gồm châu Âu đến các thuộc địa châu Phi và châu Á, châu Âu đến Nam Mỹ và lưu lượng người di cư từ châu Âu đến Bắc Mỹ trong thé kỷ 19 và hai thập kỷ đầu tiên của thé kỷ 20, và đến Canada và Uc sau Thế chiến thứ hai.Š

Các hãng tàu là các công ty tham gia vận chuyển hành khách và hàng hóa, thường trên các tuyến đường và lịch trình đã được thiết lập sẵn Các chuyến đi theo lịch trình thường xuyên trên một tuyến đường đã định được gọi là "hành trình theo tuyến" và các tàu biên (hành khách hoặc hàng hóa) kinh doanh trên các tuyến đường

này theo thời gian biêu có săn.

Sự ra đời của Thời đại hàng không và sự suy giảm dịch vụ tàu xuyên đại dương

đã dẫn đến sự chuyên đổi dan dan từ tàu chở khách theo tuyến có định sang tàu du lịch hiện đại như một phương tiện vận chuyển Dé các tàu biển duy trì lợi nhuận, các tuyến du lịch đã thay đổi tàu viễn đương dé hoạt động trên các tuyến du lịch, chăng

74 "Ocean Liner vs Cruise Ship" Chris's Cunard Page Retrieved 1 September 2022.

https://www.chriscunard.com/history-fleet/ocean-liners/ truy cập ngày 20/2/2023

8 Silva, Inés, Cristina Barroco, and Carla Silva "Cruise Tourism: An Overview of Motivations." Reviving tourism, in the

post-pandemic era: 471.

24

Trang 35

hạn như SS France Một số đặc điểm của tàu viễn dương cũ hơn khiến chúng không thích hợp để đi du lịch, chăng hạn như mức tiêu thụ nhiên liệu cao, mớn nước sâu khiến chúng không thé đi vào cảng cạn và cabin (thường không có cửa số) được thiết kế dé tối đa hóa số lượng hành khách hơn là sự thoải mái SS Michelangelo và SS Raffaello của Italian Line, những tàu viễn dương cuối cùng được chế tạo chủ yếu để vượt Bắc Dai Tây Dương, không thé chuyên đồi về mặt kinh tế va có thời gian hoạt động ngắn hiện nay đã phải dừng hoạt động.

Tàu du lịch hiện đại (cruise ship) là tàu chở khách lớn được sử dụng chủ yếu dé di du lịch bằng đường biên Không giống như tàu biển viễn dương, được sử dung dé vận chuyên hành khách theo các tuyến có định, tàu du lịch thường bắt đầu các chuyên đi khứ hồi đến các cảng khác nhau, thay đôi tùy theo lịch trình của con tàu và nhu cầu du lịch theo năm, nơi hành khách có thé thực hiện các chuyến tham quan được trên bờ tại các địa điểm du lịch nỗi tiếng Các tàu du lịch hiện đại có thể cung cấp dịch vu vận chuyên theo chuyến hoặc theo lịch trình cố định Các tàu du lịch hiện đại có độ dày thân tàu, tốc độ kém hơn so với tàu biển viễn đương nhưng được bồ sung các tiện nghi dé phục vụ khách du lịch đường thủy, như có ban công lớn và cửa số trong các phòng nỗi trên bong tàu dé ngắm cảnh.

Tính đến tháng 12 năm 2018, đã có 314 tàu du lịch hoạt động trên toàn thế gi01, với tong sức chứa 537.000 hành khách Tàu du lịch hiện đại được thiết kế theo các mô hình “Du thuyền 5 sao” đã trở thành một phần quan trọng của ngành du lịch, với

thị trường ước tính trị giá 29,4 tỷ đô la mỗi năm và hơn 39 triệu hành khách được

chuyên chở trên toàn thế giới hàng năm tính đến năm 2020 Tuy nhiên, Sự tăng trưởng và phát triển nhanh chóng của ngành du lịch băng đường biển đã bị suy giảm mạnh do đại dịch CO VID-19 vào năm 2020 khiến toàn bộ ngành gần như ngừng hoạt động Tính đến năm 2022, con tàu chở khách lớn nhất thế giới là Kỳ quan biển (Wonder of

the seas) của hãng tàu Royal Caribbean.’

Trong vận chuyển hàng hóa, hiện nay các doanh nghiệp vận tải trên thế giới đang thực hiện hai phương thức cung ứng dịch vụ vận chuyên hàng hải quốc tế là

? Silva, Inés, Cristina Barroco, and Carla Silva "Cruise Tourism: An Overview of Motivations." Reviving tourism,

in the post-pandemic era: 471.

Trang 36

phương thức tàu chợ (hiện nay là tàu contaner) và phương thức tàu chuyến Phương thức tàu chợ là cách thức cung ứng dịch vụ vận chuyên hàng hóa theo các tuyến đường nhất định, ghé qua những cảng quy định và theo một lịch trình định trước Tàu chợ hoạt động trên tuyến đường nhất định nên người ta còn gọi là tàu định tuyến Lịch tàu chạy thường được các hãng tàu công bố trên phương tiện thông tin đại chúng để thuận lợi cho khách hàng.

Tàu chợ thường chở hàng hóa có khối lượng nhỏ, là các mặt hàng khô hoặc

hàng có bao bi, hiện nay hàng hóa được đóng vào containers nên phương thức tau

chợ hiện đại còn được gọi là tau containers Cầu tao của tàu chợ phức tạp hơn các loại tàu khác: Tàu có đặc điểm nhiều boong, nhiều ham hàng, nhiều miệng ham (mỗi tàu có từ 4-5 miệng ham) dé có thé chuyên chở được nhiều loại hàng hóa khác nhau Trọng tải trung bình khoảng từ 10.000 — 20.000 tấn, tốc độ trung bình từ 17 — 20

miles và cân câu loại 2.5 — 7 tân.

Điều kiện chuyên chở hàng hóa theo phương thức tàu chợ do các hãng tàu quy định và in sẵn trên vận đơn đường biển dé phát hành cho người gửi hang Theo phương thức thuê tàu chợ, vận đơn đường biển ( Bill of lading - B/L) không những điều chỉnh mối quan hệ giữa người chuyên chở với người gửi hàng mà còn điều chỉnh mỗi quan hệ giữa người chuyên chở và người nhận hàng.

Phương thức tàu chuyến là cách thức cung ứng dịch vụ vận chuyển hàng hóa theo từng chuyến hàng Theo đó, chủ tàu cho người thuê tàu thuê toàn bộ chiếc tàu để chuyên chở hàng hóa từ cảng này sang cảng khác Trong phương thức thuê tàu chuyến, mối quan hệ giữa người thuê tàu (chủ hàng) với người cho thuê tàu (chủ tàu) được điều chỉnh bằng một văn bản gọi là hợp đồng thuê tàu chuyến (Voyage charter party) được viết tắt là C/P Hợp đồng này do hai bên thỏa thuận ký kết.

Thông thường, có các hình thức thuê tàu chuyến sau:

+ Thuê chuyến một (single voyage): Là hình thức chủ hàng thuê tàu chuyến

trong đó hợp đồng thuê tàu sẽ hết hiệu lực khi hoàn thành việc dỡ hàng tại cảng đến.

26

Trang 37

+ Thuê chuyến khứ hồi (round voyage): Là việc thuê tàu chuyến, trong đó hợp đồng thực hiện thuê tàu chở hàng đến một cảng rồi chở hàng từ cảng đó về lại cảng

khởi hành.

+ Thuê chuyến liên tục (consecutive voyage): Là việc thuê tàu chuyến, trong đó hợp đồng thực hiện thuê tàu chở hàng từ cảng này đến cảng khác với nhiều chuyến liên tiếp nhau.

Đối với phương thức thuê tàu chuyến, người thuê vận chuyền có thé yêu cầu xếp dỡ ở bat kỳ cảng nào và có thé thay đổi cảng xếp đỡ dé dàng Giá cước thuê tàu

rẻ hơn so với tàu chợ trên một đơn vị hàng hóa (thường rẻ hơn 30%) Người thuê tàu

được thỏa thuận mọi điều khoản trong hợp đồng chứ không bắt buộc phải ký theo hợp đồng gia nhập được in sẵn trên vận đơn như trong phương thức thuê tàu chợ Tốc độ chuyên chở hàng hóa nhanh vi tàu thuê thường chạy thang từ cảng xếp đến cảng

dỡ, it phé các cảng dọc đường.

Tuy nhiên, việc ký kết hợp đồng thuê tàu chuyến khá phức tạp vì đòi hỏi thời gian đàm phan và khả năng am hiểu pháp luật của người thuê vận chuyên Trong khi giá cước của tàu chợ cao nhưng 6n định và được báo trước, Giá cước thuê tàu chuyến biến động thường xuyến và rất mạnh, đòi hỏi người thuê phải nắm vững thị trường nêu không sẽ phải thuê với giá đắt hoặc không thể thuê được Do đó, trong thực té, người ta thường thuê tàu chuyén dé chở hàng rời, có khối lượng lớn như than, quặng, ngũ cốc hoặc hang có đủ số lượng cho trọng tải của nguyên một con tàu biển dé tiết kiệm chi phi và công sức ký kết, dam phán hợp đồng.

1.5 Một số yếu tố cau thành năng lực cung ứng dịch vụ vận chuyển hang hải quốc tế của doanh nghiệp vận tải biển

Hoạt động cung ứng dịch vụ vận chuyên hàng hải quốc tế là hoạt động dịch vụ đặc biệt bởi vì dé thực hiện được các hoạt động sử dụng tàu biển vào việc vận chuyển hàng hóa và hành khách cần có các yếu tố vật chất đặc thù của ngành vận tải biển, đó là sự kết hợp các yếu tố: các tuyến đường vận chuyền trên biển (tuyến đường vận chuyên), các phương tiện thực hiện vận tải trên biển (tàu thuyền các loại), cảng biển (cảng, luồng, cầu cảng), các phương tiện hỗ trợ (bến cảng, kho tàng, bến bãi, u, vùng neo đậu ) và lao động của thuyền viên tàu biển Những yếu tô kỹ thuật đó phải có

Trang 38

sự hỗ trợ từ nhà nước (xây dựng cơ sở vật chất, tuyến hang hải) hoặc do chính thương nhân cung ứng dịch vụ vận chuyền tự xây dựng và phải tự chịu trách nhiệm (lao động và khai thác nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa).

1.5.1 Nguôn lực bên trong - Tàu biển

Trong vận chuyên hàng hải quốc tế hiện nay, các doanh nghiệp vận chuyền cạnh tranh gay gắt về cơ sở vật kỹ thuật của tàu biển, trong đó trọng tải tàu, tuổi tàu, cấp tau, tính chuyên dụng la các yếu tố kỹ thuật quyết định vùng bién và tuyến vận tai của tàu bién, ảnh hưởng đến phạm vi khai thác vận tải mà tàu được phép hoạt động và ảnh hưởng quan trọng đến hành vi lựa chọn phương tiện vận tải của chủ tàu Ví dụ: việc xác định giá tối thiểu cho các hình thức cho thuê tàu hay giá hòa vốn tùy thuộc từng loại tàu, kiểu tàu, tuổi tàu cụ thé Dựa vào tổng chi phí theo các nhóm chi phí của tàu hiện nay có thé đưa ra các mức giá hòa vốn theo các hình thức cho thuê

- Công nghệ quản lý và tổ chức đội tàu

Quan lý và khai thác tàu biển (Operate a ship) là điều hành tàu bién trên hai lĩnh vực chủ yếu là kỹ thuật và thương mại Lĩnh vực kỹ thuật bao gồm việc thu xếp bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, trang thiết bị của tàu dé tàu hoạt động bình thường, sắp đặt hang hóa trên tàu an toàn và có hiệu quả, thuê mướn thuyén viên Lĩnh vực thương mại thường bao gồm việc thu xếp hàng hóa cho tàu, giao địch, đàm phán về giá cước vận chuyền, giá nhiên liệu và chỉ định dai lý cho tàu tại các cảng mà tàu ghé vào

Có hai phương thức khai thác tàu biển (Types of Ship Operation)

Thứ nhất, phương thức khai thác trực tiếp, tức là chủ tàu tô chức vận chuyên dé lây tiền cước phí vận chuyên Theo phương pháp này, các chủ tàu sẽ dùng tàu của mình hoặc tàu thuê của người khác đề tô chức vận tải theo nhu cầu của khách hàng nhằm hưởng tiền cước vận tải, khi áp dụng phương pháp này thì chủ tàu có thé phải

gánh chịu các rủi ro trên thị trường cước, đặc biệt là khi cước trên thị trường tự do

giảm mạnh, đồng thời chủ tàu có nghĩa vụ quản lý hàng hóa trong quá trình vận chuyền và phải chịu trách nhiệm đối với tôn thất hàng hóa trong thời gian thuộc mình

28

Trang 39

quản lý Hiện nay, trong vận tải đường biển trên thế giới vẫn đang tồn tại hai phương pháp tô chức vận tải, đó là tổ chức vận tải tàu chuyên và tổ chức vận tải tàu định tuyến đã được phân tích tại Mục 1.4 Các phương thức cung ứng dịch vụ vận chuyền hàng hải quốc tế.

Thứ hai, phương thức khai thác gián tiếp, tức là chủ tàu cho người khác thuê tàu dé lay tiền cho thuê tàu (khác với tiền cước vận chuyên) Theo phương pháp này, các chủ tàu sẽ không trực tiếp tổ chức vận chuyển hàng hóa mà sẽ cho các chủ hàng lớn hoặc các chủ tàu khác thiếu năng lực vận chuyên thuê lại tàu của mình trong một thời gian nhất định Khi áp dụng phương pháp này thì chủ tàu không phải gánh chịu các trách nhiệm đối với hàng hóa và các rủi ro trên thị trường cước vận chuyền, rủi ro này chuyên sang người thuê tàu (vận tải công nghiệp) Với phương thức này, bản chất các bên ký kết là hợp đồng thuê tàu sản (hợp đồng thuê tàu định hạn), không phải hợp đồng vận chuyên.

- Thuyền bộ

Một doanh nghiệp có nguồn nhân lực tốt là điều kiện tiên quyết cho phát triển của doanh nghiệp đó trong lâu dài Trong vận chuyên hàng hải quốc tế, đó là các thuyền trường và thuyền viên có các chứng chỉ và khả năng làm việc tại các tuyến quốc tế Chất lượng của thuyền viên phụ thuộc vào: trình độ chuyên môn, kỹ năng nghé nghiệp, kinh nghiệm và khả năng ngoại ngữ.

1.5.2 Nguồn lực bên ngoài - Cảng biển

Cảng là một nơi năm ở bờ sông, hồ hay biến có các trang thiết bị phục vụ cho việc bốc dỡ hàng hóa hoặc nơi đón hoặc đưa hành khách đi lại bằng đường thủy Cảng bao gồm các cầu tàu ở một khu nước có độ sâu và rộng nhất định phục vụ cho tàu neo đậu hoặc cập bờ Cảng biển phải đi kèm với các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động vận chuyền là nơi bảo vệ an toàn cho tàu thuyền khi có thời tiết xấu, đồng thời là các đầu mối giao thông, mắt xích quan trọng trong quá trình vận chuyển hàng hóa và

chuôi cung ứng.

- Các tuyên vận chuyên

Trang 40

Hiện nay do các tuyến vận chuyên định tuyến của tàu khách đã không còn phô biến, chúng ta xc thé khái quát các tuyến vận chuyền hàng hóa chia theo phân loại

hàng hóa như sau:

Thứ nhất, các tuyến vận chuyên hàng khô khối lượng lớn Thứ hai, Các tuyến vận chuyên hàng lỏng

Thứ ba, các tuyến vận chuyền hàng bách hoá.

1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng dịch vụ vận chuyền hàng hải quốc tế

1.6.1 Đặc điểm của đội tàu và lợi thé quốc gia về vị trí địa lý

Mỗi một quốc gia sẽ có lợi thế cạnh tranh nhất định xuất phát từ đặc điểm của đội tàu biển va đặc điểm về các điều kiện địa lý tự nhiên như hệ thống cảng biển, luồng lạch có tạo thuận lợi cho quá trình di chuyển của tàu biển Việt Nam có các

điều kiện địa lý sẵn có vô cùng thuận lợi cho phát triển ngành dịch vụ vận chuyên:

bờ biển dai, nhiều cảng biển, luồng lạch, công nghiệp đóng tàu, nguồn hàng, cơ sở hạ tầng giao thông và chính sách đầu tư phát triển Với tiềm năng và điều kiện như

vậy, ngành vận tải đáng nhẽ phải tương xứng là ngành kinh doanh có đóng góp lớn

cho GDP của nền kinh tế.

Tuy nhiên, các điều kiện thuận lợi này vẫn chưa được tận dụng có hiệu quả Việt Nam có nhiều cảng nhưng chưa phát triển được cảng nước sâu và cảng trung chuyên, tàu lớn không vào được vì hạn chế luồng lạch và cảng, tàu chuyên dụng và cảng chuyên dung thì có nhưng số lượng không đáng kể Ngoài ra dịch vu logistics đến nay vẫn hoạt động rất phân tán, manh mún và nhỏ lẻ, tính liên kết kém Cơ sở hạ tang giao thông sau cảng gồm hệ thống đường bộ, đường sông, đường sắt không theo kip với tốc độ tăng trưởng hàng hóa, sự nâng cấp không đồng bộ với phát triển hàng hóa Tình trạng phát triển hệ thống giao thông không đồng bộ với phát triển cảng xảy ra ở hầu hết các cảng Đặc biệt các cảng nước sâu, cảng được đầu tư nâng cao công suất nhưng cơ sở hạ tầng giao thông liên kết với đường bộ vẫn không cải thiện, dẫn tới tình trạng chỗ thừa công suất, chỗ thì quá tải.

30

Ngày đăng: 11/04/2024, 10:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN