1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

lí thuyết, giáo án thi thể chất cho trẻ MN

30 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lí thuyết, Giáo án Thể chất cho trẻ Mầm non
Chuyên ngành Giáo dục Thể chất Mầm non
Thể loại Giáo án
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 86,88 KB

Nội dung

1. Khái niệm sức khỏe các nội dung bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Khái niệm sức khỏe: Sức khỏe là một trạng thái thoải mái về thể chất , tâm thần và xã hội chứ không phải thuần túy chỉ là tình trạng không có bệnh tật . 2. Các nội dung bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Chăm sóc sức khỏe ban đầu tại Việt Nam gồm 10 nội dung như sau: Giáo dục sức khỏe Kiểm soát bệnh dịch ở địa phương Tiêm chủng mở rộng Bảo vệ bà mẹ trẻ em Cung cấp thuốc thiết yếu Cung cấp lương thực, thực phẩm, cải thiện dinh dưỡng bữa ăn Điều trị và phòng bệnh Cung cấp nước sạch và đảm bảo vệ sinh môi trường Quản lý sức khỏe Kiện toàn mạng lưới y tế

Trang 1

Bài 1: Những vấn đề chung về công tác GDTC cho trẻ MNI.Các khái niệm:

1 Phát triển thể chất:

Là quá trình hình thành, thay đổi có quy luật về hình thái, chức năng sinh học của cơ thể con người diễn ra dưới tác động của điều kiện sống và môi trường giáo dục.

? Tại sao nói quá trình phát triển thể chất cho trẻ xảy ra dưới tác động của điều kiện sống và môi

trường giáo dục? =>

2 Giáo dục thể chất: là quá trình nhằm hoàn thiện về mặt hình thái và chức năng sinh học của

cơ thể con người, hình thành và củng cố những kỹ năng, kỹ xảo vận động và phát triển các tố chất thể lực.

3 Giáo dục thể chất cho trẻ MN: là quá trình tác động nhiều mặt vào cơ thể trẻ, tổ chức cho trẻ

vận động và sinh hoạt hợp lý nhằm làm cho cơ thể trẻ phát triển đều đặn, sức khỏe được tăng cường, làm cơ sở cho sự phát triển toàn diện của trẻ (nhận thức, thể chất, ngôn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm – kỹ năng xã hội)

4 Tố chất thể lực: Là phản xạ nhanh hay chậm của cơ thể, mức độ linh hoạt, thích nghi với điều

kiện sống mới, sự mềm dẻo và sức mạnh của toàn thân

Ví dụ: dạy trẻ bật liên tục qua 5 vòng => phát triển sức bền , lực cơ chân

Ví dụ: ném trúng đích, bóng vào rỗ => phát triển sự khéo léo, định hướng trong không gian, phát triển lực cơ tay

5 Kỹ năng vận động: là khả năng thực hiện vận động ở mức độ cần có sự tập trung chú ý vào

từng chi tiết của vận động, các chi tiết của vận động chưa liên tục, chưa nhuần nhuyễn, chưa đảm bảo độ bền vững, dễ dàng bị mất đi nếu không được ôn tập nhiều lần

6 Kỹ xảo vận động: là mức độ làm chủ vận động, điều khiển vận động hầu như là tự động, các

động tác nhuần nhuyễn, có độ bền vững cao

BTPTC: Lại thống các động tác có tác dụng phát triển và củng cố những nhóm cơ bắp riêng biệT: bả vai, cơ tay, cơ bụng, cơ lưng, cơ chân, nhiệm vụ của những động tác này là hình thành tư thế đúng, củng cố và phát triển hệ cơ xương khớp, dây chằng (BTPTC: tay-vai; bụng – lườn; chân; bật – nhảy)

7 Vận động cơ bản: Là những vận động thiết yếu của con người và được sử dụng trong mọi

hoạt động khác nhau (đi chạy – thăng bằng; bò trườn – trèo; ném chuyền bắt; bật

- Phát triển ngôn ngữ (sử dụng thuật ngữ về vận động, tên của các loại vận động mới ) - Phát triển tình cảm – kĩ năng xã hội

- Phát triển lao động

III.Nhiệm vụ giáo dục thể chất cho trẻ mầm non:1 Bảo vệ, tăng cường sức khỏe:

- Nhiệm vụ bao gồm: chăm sóc, nuôi dưỡng và rèn luyện 1 cách có khoa học: chuẩn bị lên kế hoạch hợp lý, phù hợp với từng lứa tuổi của trẻ, rõ ràng cụ thể

- Chăm sóc trẻ khi ăn, ngủ, chơi, học hành, đảm bảo chế độ sinh hoạt cho trẻ, chế độ dinh dưỡng hợp lý

+ Thức ăn nấu kĩ, ăn chín, uống sôi, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm + Ngủ đúng giờ,ngủ sâu, ngủ với tâm trạng thoải mái

+ chơi tự do, thoải mái, chơi theo sở thích

+ học: biết về các kiến thức cơ bản về thế giới xung quanh

Trang 2

- chế độ luyện tập qua các giờ học thể dục thể thao phù hợp với khả năng, lứa tuổi, sở thích  giúp trẻ củng cố, tăng cường sức khỏe, hoàn thiện chức năng tâm lí, rèn khả năng chống

ảnh hưởng xấu của môi trường, tạo điều kiện trẻ phát triển đúng với sinh lí.

2 Giáo dưỡng:

- Hình thành thối quen vận động, giữ tư thế đúng, giữ vệ sinh

- Tập luyện đúng đắn các động tác thể dục, thể thao sẽ ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển cơ, dây chằng, khớp, hệ xương

- Hình thành những thói quen vận động, tiết kiệm được nhiều sức hơn

- hình thành thói quên giữ đúng tư thế là trẻ biết giữ tư thế đứng đắn, ngồi, đi , đứng Giúp các cơ quan và hệ cơ quan cửa cơ thể được phát triển tốt nhất là đường cong cột sống - Hình thành thói quen ban đầu về vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường

- dạy trẻ 1 số kiến thức đầu tiên có liên quan đến giáo dục thể dục thể thao

3 Giáo dục:

- Giáo dục cho trẻ biết yêu thích việc luyện tập, có sự say mê, hứng thú đối với các buổi tập - Tạo khả năng to lớn để thực hiện việc giáo dục đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và lao động - Tạo những điều kiện thuận lợi để giáo dục những đức tính tốt, phẩm chất đạo đức, hình

thành những phẩm chất ý chí

- Phát phát triển trí tuệ của trẻ giúp trẻ tri giác, ghi nhớ tốt hơn, trẻ có khả năng nhận biết hàng loạt các động tác khác nhau, hệ thống hóa các kiến thức sự vật và hiện tượng xung quanh

- Trẻ phát triển dần năng lực, nhận thức về cái đẹp của thân thể con người khi vận động  Giáo viên bao giờ cũng phải làm mẫu, làm mẫu cho trẻ phải đẹp, chính xác, giúp trẻ nhận

+ Học: dạy trẻ kỹ năng vận động, hình thành - phát triển tố chất vận động

+ Chơi: sắp xếp khoảng không gian an toàn, tạo tình huống để trẻ ôn luyện các bài tập, trò chơi trẻ yêu thích

+ Cô luôn động viên và ủng hộ trẻ khi trẻ gặp khó khăn lúc vận động + Khuyến khích trẻ chơi ngoài trời, khen ngợi khi trẻ làm

+ Cô thường xuyên quan tâm sức khỏe và đưa ra các bài tập phù hợp + Khuyến khích, không gây áp lực cho trẻ

+ Cô làm gương cho trẻ bằng cách tập thể dục hàng ngày và luôn dành thời gian cho trẻ + Cô cần phối hợp với phụ huynh, tạo điều kiện cho trẻ phối hợp với nhau, trẻ tự tin vận

- Giúp hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động nhanh chóng, bền vững

- Trên cơ sở luyện tập hệ thống, trẻ học cách thực hiện vận động mới 1 cách dễ dàng hơn - Luân phiên giữa luyện tập và nghỉ ngơi hợp lí

2 Tích cực và tự giác

- Phát triển tính tích cực và tự giác ở trẻ: tạo hứng thú, sự yêu thích luyện tập của trẻ, xây dựng bài tập hấp dẫn, làm mẫu động tác chính xác, đẹp, sử dụng giáo cụ hợp lí

- Động viên, khen ngợi, tạo điều kiện cho trẻ tích cực luyện tập - Giao nhiệm vụ vận động cho trẻ cụ thể, rõ ràng

- Giúp trẻ hiểu được các động tác, các khái niệm về định hướng không gian, biết lựa chọn cách thực hiện vận động hợp lí, kĩ thuật vận động, trình tự thực hiện

3 Trực quan kết hợp lời nói

- Quan sát cô làm mẫu động tác, sử dụng phim ảnh, tranh, lời nói để mô tả hình ảnh động tác

- giúp trẻ tiếp thu vận động mới đúng, hình thành khái niệm đúng về vận động; thực hiện vận động, bài tập dễ dàng hơn, hứng thú hơn

- Đảm bảo việc tạo cho trẻ khái niệm về vận động nhờ sự giúp đỡ của các giác quan: thị giác, thính giác, xúc giác

4 Vừa sức và chú ý đặc điểm cá nhân:

Trang 3

- Tính thừa kế và nâng cao dần, phức tạp dần các bài tập thể lực

- Các bài tập thể lực mới được đưa ra khi trẻ để nắm vững kỹ năng vận động cũ, kỹ năng vận động đã ổn định, bền vững

- Việc dạy trẻ kỹ năng vận động mới cần tiến hành từ từ, với tốc độ chậm hơn n

- Nhất thiết phải chú ý đặc điểm cá biệt, đảm bảo sức khỏe, phát triển, hứng thú, bài tập phù hợp với từng trẻ, tác động của bài tập lên cơ thể trẻ, phương pháp, biện pháp dạy

5 Cũng cố, nâng cao dần yêu cầu:

- Vừa tăng cường lượng vận động, vừa củng cố kiến thức đã học

- Cũng cố, lặp lại vận động để tạo nên kỹ năng, kỹ xảo vận động, hình thành thói quen vận động

- Xây dựng bài tập vận động, nâng cao yêu cầu đảm bảo có hệ thống, kế thừa, vừa sức và chú ý đặc điểm cá nhân

- Phương án luyện tập thay đổi: thêm động tác, điều kiện vận động, thay đổi phương pháp, biện pháp hướng dẫn, hình thức tổ chức thực hiện

? Nguyên tắt nào quan trọng nhất => tất cả các nguyên tắc đều quan trọng, nhưng phải biết phối hợp giữa các nguyên tắt

? Khi tổ chức cho trẻ luyện tập vận động quá sức, trẻ có những biểu hiện gì?

 thở gấp, ra mồ hôi nhiều, tái xanh, không tập trung chú ý, thực hiện vận động sai nhiều, không hứng thú, chuột rút – đau cơ bắp

Bài 2 : Các phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ MN:1 Phương pháp trực quan :

1.1 Làm mẫu:

- Mục đích :hình thành biểu tượng trực quan về bài tập vận động - Yêu cầu : chính xác,sinh động ,làm mẫu nhiều lần

(Lần 1:khái quát biểu tượng; Lần 2: nhấn mạnh từng chi tiết kĩ thuật động tác, Lần 3 :nhấn mạnh điểm chính của bài tập)

- Biện pháp kết hợp :các biện pháp trong nhóm phương pháp trực quan ,miêu tả ,giải thích) - Thời điểm sử dụng : dạy vận động mới hoặc ôn luyện nếu thấy càn thiết

1.2 Mô phỏng:

- Mục đích : hình thành,củng cố biểu tượng ,kỹ năng về bài tập vận động - Yêu cầu :gây hứng thú cho trẻ với bài tập vận động.

- Biện pháp kết hợp :các biện pháp trong nhóm phương pháp trực quan ,giải thích ,luyện tập lặp lại.

- Thời điểm sử dụng :dạy vận động mới ,ôn luyện củng cố vận động.

1.3 Sử dụng phương tiện trực quan :

- Mục đích :hình thành,củng cố biểu tượng ,kĩ năng về bài tập vận động - Yêu cầu : hình ảnh ,âm thanh trong phim to rõ

- Biện pháp kết hợp : các biện pháp trong nhóm phương pháp trực quan giải thích - Thời điểm sử dụng : trước khi dạy vận động mới ,ôn luyện củng cố vận động.

1.4 Sử dụng vật định hướng thị giác :

- Mục đích : hình thành củng cố biêu tượng ,kĩ năng về bài tập vận động,củng cố bài tập khó,tạo điều kiện cho trẻ thực hiện các bài tập nhanh.

- Yêu cầu :vật định hướng to rõ ,vừa tầm,màu sắc tươi sáng ,bắt mắt,

- Biện pháp kết hợp :các biện pháp trong nhóm phương pháp trực quan,giảng giải ,giải thích ,luyện tập.

- Thời điểm sử dụng : dạy vận động mới ,ôn luyện củng cố vận động.

1.5 Sử dụng định hướng thính giác (âm thanh)

- Mục đích : hình thành nhịp điệu ,điều hòa tốc độ vận động,hiệu lệnh để bắt đầu/ kết thúc động tác ,quy định sự thực hiện đúng của bài tập.

- Yêu cầu : đồ vật phát ra âm thanh to rõ ,nhịp điệu điều,rõ ràng - Biện pháp kết hợp :luyện tâp,trò chơi,thi đua,ra hiệu lệnh.

- Thời điểm sử dụng : trong khi trẻ thực hiện vận động,ôn luyện củng cố vận động.

1.6 Sử dụng tính trực quan của cảm giác cơ:

- Mục đích : hình thành,củng cố kĩ năng ,kĩ xảo vận động,nâng cao nổ lực cơ bắp ,tạo điều kiện thuận lợi thực hiện các động tác.

- Yêu cầu : các dụng cụ phù hợp với từng bài tập,từng vận động và từng lứa tuổi - Biện pháp kết hợp : các biện pháp trong nhóm trực quan ,luyện tập trò chơi.

Trang 4

- Thời điểm sử dụng :dạy vận động mới ,khi trẻ thực hiện vận động ,ôn luyện củng cố vận động.

2 Phương pháp sử dụng lời nói:2.1 Goị tên bài tập:

- Mục đích : gợi hình ảnh biểu tượng về bài tập,phát huy khả năng tưởng tượng và gợi nhớ những bài tập trẻ đã biết

- Yêu cầu :gợi đúng,chính xác tên của vận động ,bài tập ,tên gợi phải phản ánh đặc điểm của bài tập, vận động.

- Biện pháp kết hợp : làm mẫu ,giải thích,đàm thoại,luyện tập.

- Thời điểm sử dụng :khi dạy vận động mới ,trong khi thực hiện vận động,ôn luyện củng cố vận động.

2.2 Giảng giải ,giải thích:

- Mục đích:hình thành biểu tượng về các phần cơ bản của bài tập tiến tới thực hiện toàn bộ bài tập ,giúp trẻ hiểu kĩ hơn về kỹ thuật của bài tập vận động.

- Yêu cầu :lời giải thích phải đơn giản ,rõ ràng ,tập trung nhấn mạnh vào chi tiết kĩ thuật,phần cơ bản của bài tập theo đúng trình tự logic.

- Biện pháp kết hợp:làm mẫu ,sử dụng giáo cụ trực quan ,luyện tâp.

- Thời điểm sử dụng:khi dạy vận động,trò chơi mới,những động tác khó,khi tập bài tập phát triển chung,trong quá trình thực hiện vận động.

2.3 Chỉ dẫn:

- Mục đích : củng cố kĩ năng ,kĩ xảo vận động,tránh trước những lỗi sai/sửa sai cho trẻ - Yêu cầu: lời chỉ dẫn phải ngắn gọn,rõ ràng,chính xác ,kịp thời.

- Biện pháp kết hợp: làm mẫu,luyện tập.

- Thời điểm sử dụng: trước khi tập/trong khi trẻ thực hiện vận động.

2.4 Đàm thoại:

- Mục đích: gợi mở,giúp trẻ chính xác hóa biểu tượng về bài tập vận động,nắm được quy tắc đánh giá việc thực hiện vận động của bản thân.

- Yêu cầu: câu hỏi dùng trong đàm thoại cần ngắn gọn ,rõ ràng ,dễ hiểu - Biện pháp kết hợp: giảng giải ,giải thích,mô phỏng,luyện tập ,trò chơi,thi đua - Thời điểm sử dụng:trước,trong,sau khi thực hiện vận động.

2.5 Ra hiệu lệnh :

- Mục đích: giúp trẻ phản ánh kịp thời với sự bắt đầu ,kết thúc hành động,xác định tốc độ và hướng vận động.

- Yêu cầu: ra hiệu lệnh phải to rõ,dứt khoát ,đảm bảo chính xác về thời gian - Biện pháp kết hợp: giảng giải,giải thích,luyện tập ,trò chơi ,thi đua - Thời điểm sử dụng: trước,trong thực hiện vận động.

2.6 Kể chuyển :

- Mục đích: kích thích trẻ hứng thú và mong muốn thực hiện tốt các bài tập,giúp trẻ tưởng tượng tốt hơn tình huống chơi hay vận động,kích thích sự cố gắng thực hiện vận động.

- Yêu cầu: kể chuyện phải sinh động , có hình ảnh ,nội dung câu chuyện ngắn gọn,dễ hiểu ,dễ nhớ,phù hợp với lứa tuổi và vận động.

- Biện pháp kết hợp: giảng giải ,giải thích,mô phỏng ,đàm thoại,luyện tập,trò chơi,thi đua - Thời điểm sử dụng:trước hoặc trong thực hiện vận động.

Trang 5

2.7 Miêu tả:

- Mục đích : hình thành biểu tượng ,kĩ năng vận động,khắc sâu kĩ thuật vận động - Yêu cầu: trình bày chi tiết kĩ thuật vận động theo trình tự nhất định.

- Biện pháp kết hợp:giảng giải ,giải thích,làm mẫu.

- Thời điểm sử dụng: khi dạy động tác mới ,khi làm mẫu vận động.

- Mục đích: chính xác hóa từng phần của động tác ,hình thành kỹ năng ,kĩ xảo vận động - Yêu cầu: thực hiện chính xác động tác,bài tập,chú ý sửa sai cho trẻ.

- Biện pháp kết hợp: giảng giải ,giải thích,làm mẫu,mô phỏng,đàm thoại,chỉ dẫn - Thời điểm sử dụng: dạy vận động mới ,sau khi làm mẫu vận động,giờ chơi,giờ học.

3.2 Luyện tập biến đổi:

- Mục đích: nâng cao yêu cầu thực hiện kĩ năng vận động ,ôn luyện ,củng cố kĩ năng ,kĩ xảo vận động - Yêu cầu: tăng độ khó của bài tập,động tác,chú ý sửa sai cho trẻ.

- Biện pháp kết hợp: giảng giải ,giải thích ,làm mẫu,mô phỏng,đàm thoại ,chỉ dẫn - Thời điểm sử dụng: trong khi thực hiện và ôn luyện vận động ,giờ chơi giờ học.

? Viết phương án nâng cao yêu cầu của trò chơi vận động “Ném bóng trúng đích nằm

- Mục đích: tạo hứng thú ,tăng tính tích cực ,tự giác khi thực hiện vận động.

- Yêu cầu: đưa yếu tố chơi vào bài tập ,có luyện chơi,nội dung chơi,trò chơi phù hợp với lứa tuổi và vận động.

- Biện pháp kết hợp: giảng giải ,giải thích,làm mẫu ,mô phỏng,đàm thoại,luyện tập ,chỉ dẫn - Thời điểm sử dụng: sau thực hiện vận động ,khi ôn luyện ,giờ chơi, giờ chơi.

3.4 Luyện tập bằng hình thức thi đua :

- Mục đích: tăng hứng thú và khả năng vận động ,ôn luyện ,củng cố kĩ năng vận động,rèn luyện phẩm chất đạo đức( tính tự trọng ,tính đồng đội, tính kỹ luật)

- Yâu cầu: thi đua cá nhân : chọn trẻ có sức lực và mức độ phát triển ,vận động ngang nhau;thi đua theo tổ,nhóm,chia các nhóm ngang sức nhau và có số lượng bằng nhau, chú ý điều kiện cuộc thi,động viên đội thua cuộc.

- Biện pháp kết hợp: giảng giải,giải thích,làm mẫu,đàm thoại,chỉ dẫn,luyện tập,trò chơi.

Trang 6

- Thời điểm sử dụng: khi ôn luyện vận động,giờ chơi,giờ học  Bài tập phát triển chung trong giờ thể dục:

- Nội dung: các động tác : hô hấp ,tay –vai,chân,bụng –lườn,bật - Phương pháp :

+ Nhà trẻ và mẫu giáo bé:

- Khả năng chú ý và ghi nhớ kém nên sử dụng biện pháp mô phỏng chủ yếu giáo viên làm mẫu và trẻ làm theo với tốc độ chậm.

- Cho trẻ sử dụng cụ tập + Mẫu giáo nhỡ

- Giáo viên làm mẫu 2 lần sau đó hô cho trẻ tập

- Nhắc nhở bé tập đúng,sửa sai cho trẻ trong quá trình tập - Trẻ tập với dụng cụ /tay không

+ Mẫu giáo lớn :

- Cô làm mẫu 2 lần sau đó cô hô cho trẻ tự tập

- Dùng lời để giải thích cho trẻ hiểu về kĩ thuật động tác và kích thích trước tư duy tích cực

- Trình tự hướng dẫn.

+ Tập BTPTC phải tuân theo trình tự : hô hấp,tay-vai,chân,bụng-lườn,bật nhảy đảm bảo tính liên tục ,Số lần tập tăng dần theo dộ tuổi ,tăng dần độ khó của bài tập lên.Các động tác luân phiên trong tuân ,tháng.

- Hình thức tổ chức:hình thức ghi chép từ tư thế chuẩn bị đến tư thế kết thúc,ghi chép kĩ thuật thực hiện từng nhịp 1.

Có 2 hình thức : miêu tả bằng lời,miêu tả bằng hình vẽ,

- Yêu cầu lựa chọn âm nhạc : phù hợp với lứa tuổi,bài nhạc phải vui tươi ,sôi động - Sử dụng đồ dùng,giáo cụ:đa dạng ,hấp dẫn và phù hợp với BTPTTC.

- Rèn luyện sức khỏe ,nâng cao vận động hằng ngày của cơ thể

- Khắc phục phản xạ ức chế của thần kinh ,cuốn hút trẻ vào hoạt động - Cấu trúc nội dung:3 phần

+Khởi động +Trọng động + Hồi tĩnh -Phương pháp:

-Nhà trẻ : khởi động bài tập củng cố ,rèn luyện,đề phòng bàn chân bẹt - Trọng động : động tác hô hấp ,số lượng thực hiện động tác ít

- Hồi tĩnh: đi bộ với nhịp độ chậm

Trang 7

+5-6 tuổi:6-8 động tác,tập 6-8 lần Hồi tĩnh: đi bộ với nhịp độ chậm dần và đứng

Bài 3: Phương pháp hướng dẫn BTPTC cho trẻ MN

1 Phương pháp – biên pháp hướng dẫn BTPTC

- Nhà trẻ và MGB : tập cho trẻ theo biện pháp mô phỏng kết hợp với GV làm mẫu tập với dụng cụ nhỏ

- MGN & MGL : GV làm mẫu 2 lần sau đó cô hô cho trẻ tự tập, nhắc nhở sửa sai cho trẻ Tập với dụng cụ hoặc tay không

2 Phương pháp hướng dẫn BTPTC giờ thể dục:2.1.Nhà trẻ: (tập với đội hình tự do/ vòng tròn)

- Trẻ dưới 12 tháng tuổi: Cô tập cùng trẻ

- Làm mẫu kết hợp với miêu tả cách thực hiện động tác mới - Chỉ dẫn, sửa sai trực tiếp

- Sử dụng mốc định hướng thị giác, âm thanh - Tập luyện này không tập có dụng cụ nhỏ

 Động tác dễ, trẻ đã biết : Cô hô tư thế chuẩn bị, tập cùng trẻ 1-2 lần, sau đó hô cho trẻ tập Cô quan sát và sửa sao cho trẻ t

 Trẻ 5-6 tuổi : có thể cho trẻ đứng cùng chiều hoặc ngược với cả lớp, thực hiện động tác theo nhịp hô của cô để cả lớp tập theo

2.3.Yêu cầu lựa chọn nhạc khi hướng dẫn BTPTC trong giờ thể dục:

- Phù hợp với lứa tuổi

- Lời bài hát trong sáng, giai điệu vui tươi, tiết tấu phù hợp động tác - Nếu chọn tập động tác theo nhạc lưu ý độ dài của bài hát

- Nên chọn bài hát nhịp 2/4 hoặc 4/4

Trang 8

- Đồ dùng đảm bảo an toàn, sạch sẽ, vệ sinh, màu sắc tươi sáng, kích thích trẻ thích vận động

2.4.Một số lưu ý khi lựa chọn và tổ chức thực hiện BTPTC giờ thể dục

- Lựa chọn động tác phù hợp với tuổi, đảm bảo tính hệ thống, kế thừa và vừa sức trẻ - Đảm bảo đủ các động tác phát triển các nhóm cơ chính theo thứ tự: tay- vai; bụng-lườn;

chân-bật

- Chọn các động tác trong BTPTC hỗ trợ vận động cơ bản mà trẻ thực hiện trong giờ thể dục đó

- Lời nói to rõ, ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu; khẩu lệnh hiệu lệnh dứt khoát - Lời nói đi kèm với hành động

 Trọng động : có các BTPTC theo thứ tự: động tác phát triển nhóm cơ hô hấp, hít vào - thở ra với các kiểu bài tập mô phỏng khác nhau

 Hồi tỉnh : đi bộ, vận động nhảy múa hoặc bài tập trò chơi nhẹ nhàng "hái hoa" "bắt bướm" ; hoặc thực hiện những bài tập rèn luyện phát triển cơ hô hấp: hít thở chậm, dài bằng cách đọc các câu thơ liên tục

3.2.Mẫu giáo:

- Trẻ 3-4 tuổi: thời gian tập 6-7 phút

 Động tái hô hấp: hít vào - thở ra, trẻ tập mô phỏng 3 - 4 lần cùng cô  Các động tác phát triển chung; số lần tập tập lại 3 - 4 lần, nhịp 2  Tư thế chuẩn bị: đứng tự nhiên hoặc hai chân song song

- Trẻ 4-5 tuổi: thời gian tập 7 – 8 phút

 Động tát hô hấp hít vào - thở ra có thể là các động tác mô phỏng như gà gáy, thổi nơ, thổi bóng bay 4-6 lần, nhịp 2

 Các động tác phát triển chung: tập theo nhịp hô 3-4 lần, nhịp 4  Cô tập cùng trẻ hoặc có thể tập cùng trẻ 1-2 lần rồi hô cho trẻ tập - Trẻ 5-6 tuổi:thời gian tập 8-9 phút

 Động tác hô hấp: hít vào - thở ra, sử dụng động tác mô phỏng hay tập theo nhịp hô 4-6 lần, nhịp 2

 Các động tác phát triển chung: tập theo nhịp hô 2 lần 8 nhịp

 Cô gọi tên động tác, lệnh tư thế chuẩn bị, tập còn trẻ 1-2 lần rồi hô cho trẻ tập  Hồi tỉnh: đi bộ với nhịp chậm dần và dậm chân tại chỗ, có thể chơi một trò chơi vận động

nhẹ nhàng

Giáo viên cần lưu ý khi hướng dẫn BTPTC trong giờ thể dục sáng:

- Những ngày có giờ học thể dục sáng thì tập số lần của một động tác ít hơn, xếp đội hình đơn giản hơn

- Theo dõi vận động của từng trẻ, nếu cần sửa chữa động tác thì sữa cho từng trẻ, không dừng tập, động viên khuyến khích trẻ để tập tốt hơn

Bài 4: trò chơi vận động1.Khái niệm:

- Là trò chơi nhằm rèn luyện và hoàn thiện các vận động cho trẻ là một trong những phương tiện quan trọng để hình thành và phát triển thể lực cũng như để GD toàn diện cho trẻ mầm non.

2.Cấu trúc trò chơi vận động:

1.Nội dung chơi => là nhiệm vụ được đặt ra trong trò chơi mà người chơi phải hoàn thành.

2.Hành động chơi => là hành động để thực hiện để thực hiện, giải quyết nội dung chơi theo trình tự nhất định.

3.Luật chơi => là những qui định mà trẻ cần tuân thủ khi chơi 4.Vai chơi => là các nhân vật mà trẻ đảm nhiệm trong trò chơi.

3.Thời điểm sử dụng trò chơi vận động:

Trang 9

- Đón trẻ buổi sáng-hoạt động có chủ định GDTC- giờ chơi- khi đi dạo chơi( ngoài trời) - hđ chiều, trả trẻ- mọi lúc mọi nơi( không gian time hợp lí).

4 ý nghĩa của trò chơi vận động đối với sự ptrien toàn diện của trẻ:

Phát triển nhận thức, thể chất, ngôn ngữ, thẩm mĩ, tình cảm-kĩ năng XH

5 Yêu cầu lực chọn TCVĐ cho giờ học thể dục.

-Trò chơi ko trùng với BT VĐCB ( VĐCB: bật qua 5 vòng thì TCVĐ ko đc có bật qua vòng nửa vì trẻ bật quá nhiều chỉ tập trung vào 1 nhóm cơ làm trẻ chán- mệt).

-TCVĐ quen thuộc trẻ đã biết -Trò chơi mới phải đơn giản.

-Trò chơi có lời nên cho trẻ học thuộc lời.

6.Trình tự hướng dẫn TCVĐ:6.1.Hướng dẫn TCVĐ mới:

-Giới thiệu tên TCVĐ: GV giới thiệu to, rõ và cho trẻ nhắc lại tên tchoi vài lần để trẻ nhớ.

-Giải thích hđ chơi: GV giải thích hành động chơi 1 cách ngắn gọn, rõ ràng những hành động mà trẻ

phải thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ chơi mà trò chơi đặt ra.

-Giải thích luật chơi: GV giải thích ngắn gọn, rõ ràng, tập trung nhấn mạnh vào những qui tắc buộc

trẻ phải tuân thủ ko được vi phạm.

-Phân vai chơi /Chia đội chơi :GV phân cho trẻ hoặc trẻ tự chọn vai chơi và lưu ý cho trẻ đổi vai sau

mỗi lần chơi

-Tổ chức chơi : Chơi thử - Chơi thật

-Sau khi trẻ đã có vai chơi , nắm rõ luật chơi , nội dung chơi và hành động chơi thì GV cần tổ chức cho trẻ chơi thử 1 ,2 lần rồi bắt đầu chơi thật

-Theo dõi tiến trình cuộc chơi 1 cách chi tiết ,bao quát trẻ kịp thời xử lý tình huống -Nên cho trẻ đi bộ nhẹ nhàng , hít thở đều để điều hòa nhịp thở khi kết thúc TCVĐ

-Nhận xét và đánh giá kết quả :

-GV cần nhận xét và đánh giá kết quả chơi của trẻ , nêu những ưu điểm và khuyết điểm của từng tổ , nhóm ,cá nhân về thời gian hoàn thành , tuân thủ quy tắc chơi ,tình hình trật tự kỉ luật

6.2 Hướng dẫn tổ chức trò chơi đã biết

- Đàm thoại với trẻ về hành động chơi và luật chơi :

+ Đối với trẻ nhỏ GV nhắc lại rõ ràng , ngắn gọn hành động mà trẻ phải thực hiện và qui tắc trò chơi mà trẻ phải tuân thủ

+Đối với trẻ lớn : GV cần đặt câu hỏi ,đàm thoại với trẻ ,gợi ý trẻ nhớ và nhắc lại hành động chơi , qui tắc chơi

Tổ chức chơi : Chơi thử chơi thật

Thay đổi qui tắc , nội dung hình thức chơi , nâng cao yêu cầu ,đưa thêm vận động chính xác hơn , thay đổi đội hình , xử dụng dụng cụ … để trẻ hứng thú , không chán

Tránh để trẻ chờ đợi quá lâu

Nhận xét và đánh giá kết quả: GV cần nhận xét và đánh giá kết quả chơi của trẻ, nêu ưu điểm và

khuyết điểm từng tổ , cá nhân …

Trang 10

GV cần liên hệ , so sánh lần chơi này với lần chơi trước ,khả năng chơi của trẻ (nội dung ,hành động và thực hiện hành động chơi , tuân thủ qui tắc chơi … )

7 Hướng dẫn TCVĐ cho trẻ MN :7.1 Cho nhà trẻ :

- GV tham gia vào trò chơi cùng trẻ , đóng vai trò chính ,giải thích cho trẻ cần làm những gì , có thể nhờ GV khác tham gia vào trò chơi để cô đóng vai trẻ và tham gia cùng trẻ

- Sử dụng các dụng cụ thể dục ,đồ chơi kích thích trẻ vận động với bóng ,vòng.

BT : Làm thế nào để trẻ chơi TCVĐ nhiều mà không bị chán

Kham khảo :

1 Nâng cao độ khó trò chơi lên 2 Thay đỏi vai chơi cho các đội

3 Dụng cụ đồ chơi bắt mắt,đa dạng và sáng tạo

4 Giáo viên chuẩn bị những phần quà lôi cuốn hấp dẫn trẻ trong việc thi đua với nhau

5 Môi trường sân chơi rộng rãi ,thoải mái thuận lợi cho việc tổ chức trò chơi ,kết hợp với âm nhạc khi chơi

6 Cô cần dẫn dắt trò chơi hấp dẫn ,tạo bầu không khí , khích lệ và khuyến khích tạo hứng thú cho trẻ

7 Thay đổi làm mới tên trò chơi (Thuyền về bến – Về đúng nhà => tên trò chơi khác nhau nhưng nội dung chơi khác nhau

Bài 5 : Các giai đoạn giảng dạy giai đoạn trẻ MN

*Thi trình bày đặc điểm , nhiệm vụ , phương pháp biện pháp ,trình tự hướng dẫn vận động( Giai đoạn 1-2-3 ) Vd về 1 vận đọng cụ thể

Giai đoạn 1 : Hình thành ( dạy vận động mới ) :Kĩ năng vận động Đặc điểm :

-Trẻ chưa tự tin ,nhiều nhóm cơ không cần thiết tham gia vào vận động -Động tác chưa chính xác , nhiều cử động thừa các cơ bắp đều căng hết sức

-Thiếu chính xác về không gian thời gian , đòi hỏi nổ lực quá mức , gây mệt quá mức

Nhiệm vụ :

-Dạy trẻ làm quen VĐ mới

-Hình thành cho trẻ khả năng đúng toàn vẹn về VĐ và cách thực hiện -Tập luyện cho đến khi trẻ nắm được cách thực hiện VĐ

Biện pháp : ( chủ đạo là làm mẫu )

-Gọi tên VĐ

-Làm mẫu toàn phần kết hợp miêu tả

-Làm mẫu từng chi tiết kết hợp giảng giải ,giải thích kĩ thuật VĐ -Luyện tập kết hợp sửa sai

Trình tự hướng dẫn :

-Giới thiệu tên vận động

-GV làm mẫu toàn bộ vận dộng rõ ràng ,đúng nhịp điệu , kèm theo miêu tả giải thích chi tiết kĩ thuật vận động

-Tổ chức cho trẻ luyện tập nhiều lần

Trang 11

-Trẻ tự thực hiện VĐ Nếu sai thì giáo viên phải giải thích làm mẫu lại sửa sai trực tiếp

Giai đoạn 2 : Giai đoạn củng cố khae năng vận động Đặc điểm :

-Trẻ nắm và hiểu được nhiệm vụ , cách thức thực hiện VĐ

-Các động tác thừa mất đi trẻ trở nên nhịp nhàng , chính xác thỏa mai hơn

-Kĩ năng vận động xảy ra theo kiểu làn sóng vừa thực hiện đúng nếu yêu cầu thực hiện lại có thể không đúng

-Các tố chất thể lực bắt đầu hình thành nhưng thường dao động ( khéo léo , nhanh nhẹn , định hướng trong không gian …)

-Dần dần kĩ năng vận động chính xác nhưng cũng dễ bị mất đi nếu không được luyện tập thường xuyên

Nhiệm vụ :

-Dạy sâu từng phần chi tiết VĐ -Sửa lỗi sai cho trẻ

-Thực hiện VĐ đúng

Biện pháp :( pp chủ đạo thực hành luyện tập / sửa sai thực hành luyện tập /Kết hợp :Sử dụngphương tiện trực quan / làm mẫu / giảng giải /giải thích ).

-Gọi tên VĐ

-Đàm thoại cách thực hiện VĐ

-Luyện tập bằng hình thức trò chơi thi đua

-Sử dụng vật định hướng thị giác , âm thanh nâng cao yêu cầu cho trẻ

Trình tự hướng dẫn :

-Giới thiệu tên hành động

-GV đàm thoại cách thực hiện vận động

-Trẻ thực hiện VĐ nếu sai phải làm lại giải thích làm mẫu , chỉ dẫn

-Tổ chức cho trẻ luyện tập bằng hình thức lặp lại ,trò chơi,thi đua nâng cao yêu cầu

Giai đoạn 3 : Củng cố kĩ năng VĐĐặc điểm ;

-Trẻ thực hiện kĩ năng VĐ

-Hâù như là tự dộng , ổn định ,chính xác tự nhiên , tự tin

-Có thể thay đổi hành động và linh hoạt thực hiện vận động trong tình huống mới, thực hiện nhiều động tác khác nhau cùng lúc

-Trẻ biết sáng tạo vận dụng các kĩ năng vận động vào sinh hoạt vui chơi hằng ngày -Kĩ năng vận động đuoẹc hình thành là cơ sở cho việc tiếp thu kĩ năng VĐ mới khó hơn

Nhiệm vụ :

-Củng cố và hoàn thiện kĩ thuật VĐ

-Khích thích trẻ thực hiện toàn bộ động tác 1 cách tự lực tự giác

Trang 12

-Tạo đk cho trẻ vận dụng những kĩ năng vận động đã có vào trò chơi và sinh hoạt …

Phương pháp – Biện pháp :

-Đàm thoại với trẻ về cách thực hiện và trình tự

-Thực hiện VĐ giải thích, từng phần mệnh lệnh giảng giải -Làm mẫu lại VĐ ( nếu trẻ thực hiện chưa đúng )

-Luyện tập lặp lại , luyện tập biến đổi , luyện tập bằng hình thức trò chơi

-Trong thời gian trẻ thực hiện VĐ , GV đưa ra lời chỉ dẫn , các vật định hướng hỗ trợ , phát triển tố chất thể lực

Trình tự hướng dẫn :

-Giới thiệu tên VĐ

-Đàm thoại với trẻ về cách thực hiện và trình tự thực hiện VĐ từng phần mệnh lệnh giảng giải thích

- Thực hiện có hệ thống các mối quan hệ qua lại giữa nhiệm vụ giáo dục và giáo dưỡng - Đảm bảo thực hiện toàn bộ nội dung chương trình thể dục

2 Khởi động

-Đi thường , đi nhấc cao chân , đi bước dài ; cuối năm đi bằng mũi bàn chân , đi bằng gót chân

-Giữa các kiểu đi phải có đi thường xen kẻ -Cho trẻ đi nhanh dần , chạy chậm, đi thường , kết thúc

-Kết thúc : trẻ đứng thành vòng tròn rộng chuẩn bị btap phát triển chung

-Đi bộ thành vòng tròn , GV đi vào phái trong vòng tròn , ngược chiều với trẻ

-Đi thường phối hợp với các kiểu đi ( 2 , 3) đi khiểng gót , đi thường , đi bằng gót chân , đi

Nhà trẻ , mẫu giáo bé Mẫu giáo nhỡ và lớn Pp hướng dẫn Làm mẫu kết hợp mô phỏng Làm mẫu kết hợp giảng giải ,

Trang 13

-VĐCB sau khi tập BTPTC cho trẻ đứng / ngồi thành 2 hàng ngang quay mặt vào nhau với khoảng cách 3-4 m để xem GV làm mẫu , giải thích yêu cầu kĩ thuật VĐ

-VĐ mới : Giới thiệu tên VĐ , làm mẫu VĐ ( 2 lần ) kết hợp với miêu tả , giảng giải , giải thích kĩ

thuật VĐ, cho 1 số trẻ tập thử , lần lượt trẻ thực hiện

-VĐ trẻ đã biết : Giới thiệu tên VĐ , đàm thoại cách thực hiện , cho 1 số trẻ tập thử , sửa sai ,

nhắc lại cách thực hiện VĐ lần lượt trẻ thực hiện

Lưu ý :

-1 VĐCB thì có thể là VĐ thì có thể là VĐ mới hoặc VĐ trẻ đã biết.

-2VĐCB thì : Hoặc có 1 VĐ mới , 1 VĐ đã và đang giai đoạn củng cố và hoàn thiện hay cả 2 ở

giai đoạn củng cố ( 1 mới + 1 cũ / 2 cũ , không thể 2 VĐ mới vì khả năng tập trung chú trẻ rất thấp, nên dạy giờ mới trước giờ cũ vì trẻ còn đang hứng thú cần cho ôn luyện mới trước.

-3 VĐCB thì : tất cả đều ở giai đoạn củng cố.Trò chơi vận động :

TCVĐ mới giới thiệu tên trò chơi , giải thích hành động chơi luật chơi, phân vai chơi chia đội

chơi tổ chức chơi , chơi thử , chơi thật ,nhận xét ,đánh giá

TCVĐ trẻ đã biết : Giới thiệu tên trò chơi , đàm thoại hành động chơi ,luật chơi, phân vai chơi ,

chia đội chơi , tổ chức chơi , chơi thử chơi thật nhận xét , đánh giá

Nhà trẻ , MG bé GV tham gia trò chơi của trẻ ,

-Trò chơi vận động trong giờ học thể dục là những trò chơi mà trẻ đã biết -Trò chơi vận động không được trùng với vận động cơ bản

-Giờ cung cấp kĩ năng vận động mới -Giờ củng cố ôn luyện kĩ năng vận động

Trang 14

-Giờ học hỗn hợp ( 1 cũ ,1 mới).-Giờ tổng hợp ( 3 vận động cũ ).

4 phương pháp tổ chức cho tre luyện tập trên giờ học thể dục :

1 luyện tập toàn thể /2 Luyện tập theo nhóm /3 Luyện tập cá nhân/4 Luyện tập theo nhóm

- Phát triển cơ tay,lưng, sự phối hợp nhịp nhàng tay mắt

- Phát triển tố chất thể lực khéo léo, khả năng định hướng không gian 3 Giáo dục:

- Trẻ biết lắng nghe cô, làm theo yêu cầu cô, thích thú tham gia vận động

II.Chuẩn bị:

-Đồ dùng: 2 lưới mô phỏng, 16 quả bóng(nhỏ) đường kính 10cm để trẻ ném, 15 quả bóng(to) đường kính 15cm để trẻ chơi nhặt bóng,2 rổ ngang màu xanh-đỏ, 3 rổ dọc màu xanh lá, xanh dương,

Phượng tiện kỹ thuật : Loa, nhạc “đàn gà trong sân”,”anpan man’s march”

III.Phương pháp – biện pháp:

- Phương pháp chủ đạo: thực hành, đàm thoại.

- Biện pháp kết hợp: mô phỏng, phương tiện trực quan, chỉ dẫn trò chơi.

IV.Tiến hành:

Ổn định: Hôm nay bạn sóc rủ cô và các con đến vườn thông chơi Bây giờ cô và các con cùng đến

chơi nhé 1.Khởi động:

Trẻ đi cùng cô theo nhạc bài hát “ Đàn gà trong sân” thực hiện các động tác ( đi thường -> đi bằng mũi chân -> đi thường -> đi bằng gót chân-> đi thường -> đi nhanh , đi chậm )

- Tư thế chuẩn bị: Đứng chân hơi cách nhau, tay để tự nhiên.

- Thực hiện: Dang hai tay, vẫy tay, hạ xuống

Trang 15

(2) “Chim chích bông uống nước”

- Tư thế chuẩn bị: chân rộng hơn vai, tay để tự nhiên

- Thực hiện: Cúi người về phía trước , hai tay đưa ra sau Đứng thẳng dậy

(3) “Chim chích bông vui đùa”

- Tư thế chuẩn bị: Đứng tự nhiên - Thực hiện: Đi bộ xen kẽ với bật nhảy.

2.2 Vận động cơ bản: Ném bóng qua lưới

a) Cô đặt câu hỏi trò chuyện với trẻ:

- Các con có biết trên tay cô cầm gì không nè? (trẻ trả lời)

- Vậy có bạn nào cho cô biết quả bóng này có thể chơi được những trò nào?(trẻ trả lời) Cô mời 1-2 trẻ lên ném bóng qua lưới (cô quan sát, sửa sai cho trẻ).

Cô nhắc lại kĩ thuật ném bóng qua lưới và làm mẫu lại cách ném:

+ Tư thế chuẩn bị: Đứng chân trước chân sau, tay cầm vật ném cùng phía với chân sau

+Thực hiện: Khi có khẩu lệnh “ném” trẻ cầm vật ném đưa lên cao nhắm về phía trước và ném qua lưới b) Trẻ thực hiện

- Lần 1: Cô mời 2 trẻ lên thực hiện Rồi lần lượt cho từng trẻ lên thực hiện (cô quan sát và sửa sai cho trẻ).

- Lần 2: 3-4 trẻ ném 1 lượt - Lần 3: Luyện tập biến đổi

+ Cô giới thiệu về đường hẹp đã dán sẵn và nói thử thách mới cho trẻ nghe

+ Cô làm mẫu cho trẻ quan sát,giải thích cách thức cho trẻ: Trẻ đi đúng hướng đường và không dẫm lên vạch mà cô đã chuẩn bị.Sau đó,dùng 1 tay ném bóng qua lưới + Cho trẻ lần lượt thực hiện.Cô chú ý sửa sai cho trẻ.

- Lần 4: Luyện tập bằng hình thức trò chơi: “Chuyền và ném bóng qua lưới”

+ Cách chơi: Cô chia lớp làm hai đội, mỗi đội xếp thành một hàng dọc.Khi nghe hiệu lệnh bắt đầu từ cô,trẻ đứng cuối hàng sẽ lấy bóng và chuyền lên cho trẻ đứng đầu hàng,nhiệm vụ của trẻ đầu hàng sẽ nhắm thẳng lưới và ném bóng qua lưới.

+ Luật chơi: Đội nào làm rơi bóng thì phải chuyền bóng lại từ đầu

2.3 Trò chơi vận động: Chạy nhặt bóng

- Cô giới thiệu tên trò chơi: Chạy nhặt bóng.

- Cách chơi: Cô cho trẻ đứng phía sau cô, sau đó cô tung những quả bóng ra xa và yêu cầu trẻ chạy đến nhặt bóng, chạy về bỏ vào rổ Cho trẻ chơi 2 lần.

Nâng cao yêu cầu: Lần 2 cô sẽ tiếp tục tung những quả bóng ra xa và yêu cầu trẻ chạy đến nhặt quả bóng có những màu đỏ bỏ vào rổ màu đỏ , màu xanh dương bỏ vào rổ màu xanh dương.Mỗi lần nhặt một màu.Cho trẻ chơi 2 lần.

3 Hồi tĩnh

- Cô cho trẻ đi lại và hít thở nhẹ nhàng.

Đề tài : Đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát và Bật liên tục qua 5 vòngLứa tuổi: 5 -6 tuổi

Loại giờ: giờ hỗn hợpI.Mục đích – yêu cầu

1: Kỹ năng

- Trẻ hình thành kỹ năng vận động đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát Khi đi, trẻ biết đi nhẹ nhàng thăng bằng trên ghế thể dục và không làm rơi túi cát trên đầu

Ngày đăng: 10/04/2024, 19:13

w