Đầy đủ lí thuyết cho bạn học thuộc phòng bệnh năm 2 HK2 đã soạn sẵn để thi 1. Khái niệm sức khỏe các nội dung bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Khái niệm sức khỏe: Sức khỏe là một trạng thái thoải mái về thể chất , tâm thần và xã hội chứ không phải thuần túy chỉ là tình trạng không có bệnh tật . 2. Các nội dung bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Chăm sóc sức khỏe ban đầu tại Việt Nam gồm 10 nội dung như sau: Giáo dục sức khỏe Kiểm soát bệnh dịch ở địa phương Tiêm chủng mở rộng Bảo vệ bà mẹ trẻ em Cung cấp thuốc thiết yếu Cung cấp lương thực, thực phẩm, cải thiện dinh dưỡng bữa ăn Điều trị và phòng bệnh Cung cấp nước sạch và đảm bảo vệ sinh môi trường Quản lý sức khỏe Kiện toàn mạng lưới y tế
Trang 11 Khái niệm sức khỏe các nội dung bảo vệ sức khỏe cho trẻ.
Khái niệm sức khỏe: Sức khỏe là một trạng thái thoải mái về thể chất , tâm thần và xã hội chứ không
phải thuần túy chỉ là tình trạng không có bệnh tật
2 Các nội dung bảo vệ sức khỏe cho trẻ.
Chăm sóc sức khỏe ban đầu tại Việt Nam gồm 10 nội dung như sau:
- Giáo dục sức khỏe
- Kiểm soát bệnh dịch ở địa phương - Tiêm chủng mở rộng
- Bảo vệ bà mẹ trẻ em - Cung cấp thuốc thiết yếu
- Cung cấp lương thực, thực phẩm, cải thiện dinh dưỡng bữa ăn - Điều trị và phòng bệnh
- Cung cấp nước sạch và đảm bảo vệ sinh môi trường - Quản lý sức khỏe
- Kiện toàn mạng lưới y tế
Chăm sóc sức khỏe ban đầu với các bà mẹ trực tiếp nuôi con:
- G (Growth-chart): Biết theo dõi sức khoẻ của trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng: cân, đo trẻ hàng tháng nhằm kịp thời phát hiện và điều trị sớm suy dinh dưỡng tại nhà.
- O (Oralrehydration solution): Biết điều trị bệnh tiêu chảy sớm bằng dung dịch ORS, hoặc dung dịch muối đường thay thế, sớm ngăn chặn tử vong do bệnh tiêu chảy.
- B (Breast Feeding): Biết nuôi con bằng sữa mẹ
- I (Immunization): Biết đưa con đi chủng ngừa đầy đủ theo lịch tiêm chủng mở rộng
Chăm sóc sức khỏe ban đầu với các bà mẹ trực tiếp nuôi con:
- F (Food-suplement): Biết cho con ăn dặm đúng, biết cho con ăn bổ sung ngoài sữa mẹ, biết chế biến thức ăn từ những thực phẩm địa phương
- F (Female Education): Biết cách giáo dục và nuôi đường trẻ theo khoa học - F (Famili Planning): Biết sinh đẻ có kế hoạch
- A (Acuterespiratory Infection - ARI): Biết phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp - A (Vitamin A): Phòng chống bệnh khô mắt.
Chăm sóc sức khỏe ban đầu với các bà mẹ trực tiếp nuôi con
- Tránh một số tập quán sai lầm gây hại đến sức khỏe
- Biết bảo vệ bảo thai bằng cách theo dõi sự phát triển của thai nhi qua khám thai định kì, theo dõi cân nặng của sản phụ, uống viên sắt chủng ngừa uốn ván, dinh dưỡng hợp lí cho mẹ mang thai - Biết phát hiện và phòng một số bệnh thông thường: như suy dinh dưỡng, viêm họng, tiêu chảy
Trang 23: Biện pháp phòng bệnh đối với tất cả các bệnh đã học, có liên hệ thực tế tại trường mầm non.
- Các bệnh lây qua đường hô hấp: bệnh thủy đậu, bệnh cúm, bệnh viêm đường hô hấp cấp
Biện pháp phòng bệnh:
- Vệ sinh răng miệng
- Vệ sinh đồ dùng, đồ chơi (gối, cốc, khăn, ) - Nhắc trẻ phải che miệng khi ho, hắt hơi - Trẻ và cô súc miệng bằng nước muối - Đeo khẩu trang cho trẻ khi ở nơi đông người - Cách ly trẻ bệnh
- Giữ ấm cơ thể khi thời tiết thay đổi - Nhắc phụ huynh tiêm vacxin cho trẻ
- Thông thoáng phòng óc vệ sinh định kỳ phòng óc
=> Liên hệ thực tế tại trường MN:
- Các bệnh lây qua đường tiêu hóa: bệnh bại liệt, bệnh viên gan B, bệnh viên gan A, bệnh thương hàn, bệnh tả, bệnh tiêu chảy do rotavirut, bệnh tay chân miệng, bệnh kí sinh trùng
Biện pháp phòng bệnh:
Để chủ động phòng ngừa các bệnh lây qua đường tiêu hóa phải kết hợp: vệ sinh cá nhân, ăn uống vệ sinh và vệ sinh môi trường:
- Cô và trẻ thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi ăn và nhắc nhở trẻ rửa tay sau khi đi vệ sinh.
- Cho trẻ ăn chín ,uống sôi và nhà trường ,phụ huynh cần lưu ý phải lựa chọn, chế biến và bảo quản thực phẩm,nguồn nước đảm bảo vệ sinh, an toàn
- Nhắc trẻ giữ vệ sinh môi trường không xả rác bừa bãi - Tiêm và uống vắc xin theo hướng dẫn của cán bộ y tế - Nhắc nhở trẻ không cho tay vào hậu môn để gãi.
- Phát hiện trẻ bị bệnh thì phải đưa trẻ đến phòng y tế,cách ly trẻ, thông báo cho nhà trường và phụ huynh đến đón trẻ về để khám, chữa bệnh và báo cho tất cả phụ huynh trong lớp.
- Giáo viên cho trẻ thường xuyên đi dép hạn chế đi chân không.
- Lớp học, nhà cửa, nhà vệ sinh phải sạch sẽ, thông gió, thoáng khí Vệ sinh, làm sạch và khử trùng đồ đạc, vật dụng, đồ chơi, Cần vệ sinh hàng ngày, khử trùng hàng tuần.
=> Liên hệ thực tế tại trường MN:
- Bệnh lây qua đường tiếp xúc trực tiếp: đau mắt đỏ, viêm đường tiết niệu, sâu răng, uốn ván.
=> Biện pháp phòng bệnh:
- Đau mắt đỏ:
- Thông báo cho phụ huynh đến cơ sở y tế điều trị không tự ý nhỏ mắt cho trẻ,cách ly trẻ tránh lây lan
Trang 3- Cho trẻ rửa tay thường xuyên - Tránh cho trẻ dụi mắt
- Cho từng trẻ sử dụng đồ dùng cá nhân riêng - Rửa mắt hằng ngày bằng nước muối sinh lý - Viêm đường tiết niệu:
- Vệ sinh vùng kín của trẻ sạch sẽ và đúng cách.
- Thay bỉm thường xuyên và lau khô vùng kín của trẻ mỗi khi đi vệ sinh xong.
- Nếu trẻ mắc các bệnh về hệ tiết niệu cần thông báo cho phụ huynh, đưa trẻ đến các cơ sở y tế khám và điều trị.
- Cho trẻ tiểu hết không ưa đọng nước tiểu.
- Dặn trẻ đi vệ sinh ngay khi mắc tiểu, không nên nhịn tiểu hay nhịn uống nước
- Sâu răng:
- Đánh răng đúng cách ngày 2 lần và sau khi ăn
- Chế độ ăn uống hợp lý: hạn chế ăn đồ nóng lạnh đột ngột, giảm đồ ăn ngọt - Thông báo và nhắc nhở phụ huynh khám răng định kì cho trẻ
- Để phòng bệnh uốn ván sơ sinh, trẻ nhỏ tiêm vacxin
- Trẻ bị thương cô cần cho trẻ đến phòng y tế rửa sạch ,sát trùng không đắp bất kì thứ gì lên vết thương.
- Cần báo cho phụ huynh.
- Tiêm vacxin uốn ván cho phụ nữ có thai để phòng uốn ván cho mẹ và uốn ván sơ sinh cho con - Vết thương nghiêm trọng cần cho trẻ đến bệnh viện để xử lí sạch sẽ vết thương tránh nhiễm trùng hoại tử.
=> Liên hệ thực tế tại trường MN:
4 Trình bày nguyên nhân đường lây – triệu chứng cách xử trí cách chăm sóc và phòng bệnhthủy đậu
*Nguyên nhân:
- Bệnh thủy đậu (hay còn gọi là trái rạ) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thủy đậu có tên Varicella virus gây ra
*Đường lây:
- Đường lây chủ yếu là đường hô hấp qua những giọt nước bọt bắn ra từ người bệnh, một số ít lây
do tiếp xúc trực tiếp với bọng nước
*Triệu chứng:
Gồm 4 giai đoạn: - Giai đoạn ủ bệnh:
Trang 4Đây là giai đoạn nhiễm virus, thời kỳ virus trong người và phát bệnh Giai đoạn này kéo dài từ 10 - 20 ngày Người mắc bệnh lúc này không có bất kỳ dấu hiệu gì, rất khó để nhận biết.
- Giai đoạn khởi phát (phát bệnh)
Thời điểm phát bệnh với những triệu chứng như sốt nhẹ, nhức đầu, cơ thể mệt mỏi Bắt đầu xuất hiện phát ban đỏ với đường kính vài milimet trong 24 - 48 giờ đầu Một số bệnh nhân còn có hạch sau tai, kèm viêm họng.
- Giai đoạn toàn phát (Còn gọi là thời kì đậu mọc)
Bệnh nhân bắt đầu sốt cao, chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi, đau đầu và đau cơ Các mụn nước gây ngứa và rát, rất khó chịu.
Những nốt mụn nước này xuất hiện toàn thân, mọc kín trên cơ thể bệnh nhân Mọc cả vào niêm mạc miệng gây khó khăn trong việc ăn uống Một số trường hợp bị nhiễm trùng mụn nước sẽ có kích thước lớn hơn, dịch bên trong mụn nước màu đục do chứa mủ.
- Giai đoạn hồi phục
Sau từ 7 - 10 ngày phát bệnh, các mụn nước sẽ tự vỡ ra, khô lại và bong vảy dần hồi phục trở lại Trong giai đoạn này cần vệ sinh các vết thủy đậu cẩn thận, tránh để nhiễm trùng Kết hợp sử dụng các loại thuốc trị sẹo, thuốc trị thâm Bởi thủy đậu sẽ để lại sẹo rỗ (lõm) sau khi chúng biến mất.
* Cách xử trí cách chăm sóc :
- Báo cho phụ huynh khi phát hiện trẻ bị bệnh , đưa trẻ lên phòng y tế
-Trẻ em bị thủy đậu không được đến trường hoặc nhà trẻ, cách ly trẻ tại nhà ,phải luôn cắt tỉa móng tay trẻ gọn gàng Đeo bao tay cho trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi nhằm hạn chế bé cào/gãi không kiểm soát.
- Báo cho các phụ huynh các trẻ khác biết tình trạng trong lớp có bé bị bệnh để phụ huynh về quan sát để ý con hơn nếu trẻ có dấu hiệu bệnh thì cho trẻ cách ly ở nhà
-Không dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh như: khăn mặt, cốc chén, quần áo…
-Rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý khi có tiếp xúc gần với người bệnh
-Đồng thời, đảm bảo chế độ dinh dưỡng khoa học, uống nhiều nước lọc, ăn rau xanh, hoa quả tươi… và chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý để giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng để chống lại virus.
* Phòng bệnh thủy đậu:
Tiêm phòng vắc xin vẫn là cách phòng ngừa thủy đậu chủ động, hiệu quả nhất : Trẻ em dưới 12 tuổi tiêm 1 mũi
Trẻ em trên 12 tuổi tiêm 2 mũi ,mỗi mũi cách nhau từ 6 -8 tuần Vệ sinh răng miệng tai mũi họng cho trẻ
Phòng chống suy dinh dưỡng
Thực hiện chế độ vệ sinh tại trường mầm non , vệ sinh đồ dùng đồ chơi , vệ sinh môi trường , thông thoáng phòng ,lớp.
Trang 55 Trình bày nguyên nhân đường lây – triệu chứng cách xử trí cách chăm sóc và phòng bệnhtay - chân - miệng
*Nguyên nhân :
-Do nhóm virut đường ruột , nếu do enterovirus 71 gây ra thì nguy hiểm hơn Đường lây :
- Lây qua đường tiêu hóa ( phân – miệng và miệng -miệng …) - Lây do tiếp xúc trực tiếp với bóng nước vỡ ra
- Bệnh lây qua đường hô hấp ( do tiếp xúc ,nói chuyện , ho …với người bệnh hoặc người lành mang mầm bệnh )
- Ngoài ra bệnh còn lây từ mẹ sang con
*Triệu chứng:
+Giai đoạn ủ bệnh: Khoảng ( 3 – 7 ngày )
+Giai đoạn khởi phát : từ 1 – 3 ngày trẻ mệt mỏi quấy khóc, biếng ăn, nôn chớ nhiều, có thể run chân tay , ngủ hay giật mình Thường có sốt 38-39 độ C, số ít trường hợp sốt nhẹ hoặc không sốt +Giai đoạn toàn phát: kéo dài 3 – 10 ngày với các triệu chứng điển hình của bệnh
- Loét miệng: niêm mạc miệng có bọng nước, đường kính 2 - 3 mm, thường vỡ nhanh, tạo thành những vết loét, xung quanh xung huyết đỏ Trẻ rất đau, biếng ăn, bỏ ăn, chảy nhiều nước bọt, mùi hôi
- Bọng nước lòng bàn tay, lòng bàn chân: bọng nước có thể lồi lên trên da, sờ có cảm giác cộm hay ẩn dưới da Bọng nước thường không gây ngứa.
- Trường hợp không điển hình: Bọng nước rất ít xen kẽ với những hồng ban, một số trường hợp chỉ biểu hiện hồng ban và không có biểu hiện bóng nước hay chỉ có biểu hiện loét miệng đơn
-Trẻ em bị tay chân miêng không được đến trường hoặc nhà trẻ,
-Nếu trẻ được chỉ định chăm sóc tại nhà, cần thực hiện những điều sau đây: - Vệ sinh răng miệng và thân thể, tránh làm nhiễm trùng các bóng nước - Giảm đau, hạ sốt bằng cách lau mình bằng nước ấm.
- Nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế vận động, tăng cường dinh dưỡng, cho ăn thức ăn lỏng, mềm, uống nhiều nước nhất là nước hoa quả.
- Không cậy vỡ các bọng nước để tránh nhiễm trùng.
- Theo dõi sát để phát hiện các dấu hiệu: Dễ giật mình, hoảng hốt, run chi, gồng người, đi loạng choạng, co giật, nôn ói nhiều Khi có các biểu hiện trên cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay.
-Giữ vệ sinh tay sạch sẽ bằng cách rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch.*Phòng bệnh Tay – chân – miệng:
- Rửa tay: Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng,.
Trang 6- Rửa sạch các dụng cụ, vật dụng, đồ chơi, sàn nhà bằng nước và xà phòng khử trùng
- Hạn chế tối đa tiếp xúc trực tiếp như sử dụng chung các dụng cụ với trẻ bị bệnh hoặc người bệnh
- Đeo khẩu trang.
- Cách ly người bệnh tại nhà cho đến khi khỏi bệnh (ít nhất là 7 ngày).
6 Trình bày nguyên nhân đường lây – triệu chứng cách xử trí cách chăm sóc và phòng bệnhsốt xuất huyết
*Nguyên nhân gây bệnh
- Do virut Dengue gây ra, do bị muỗi đốt
* Đường lây truyền
- Đường truyền: chủ yếu lây truyền qua muỗi cái Aedes aegypti, sau khi hút máu người bệnh và truyền qua cho người lành.
*Triệu chứng đặc trưng: sốt cao, mệt mỏi, phát ban, buồn nôn, chảy máu mũi…*Biến chứng: nhức đầu nặng, huyết áp thấp, tiểu cầu ha, cô đặc máu.
*Cách xử lý của GVMN khi phát hiện trẻ có triệu chứng bệnh:
- Cách ly trẻ với các trẻ khác.
- Đưa lên phòng y tế và thông báo cho nhà trưởng.
- Báo cho phụ huynh đến đón trẻ về để thăm khám, chữa bệnh.
- Bù nước và chất điện giải bằng đường uống với nước sôi, nước cháo loãng hoặc nước cam nước chanh
- Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ và tình trạng cơ thể trẻ
* phòng bệnh:
-Phòng học thông thoáng ngăn nắp, sạch sẽ thoáng mát.
-Mặc áo dài tay, cho người sốt xuất huyết nằm trong màn tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác.
-Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và giáo dục phòng chống bệnh sốt xuất huyết cho phụ huynh -Thu gom hủy các vật dụng phế thải xung quanh trường như chai, lọ, mãnh chai, vệ sinh môi trường lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến
7 Trình bày nguyên nhân đường lây – triệu chứng cách xử trí cách chăm sóc và phòng bệnhviêm gan siêu vi
*Nguyên nhân: Do virut viêm gan siêu vi: A,B,C,D,E,G, do nguồn nước hoặc thực phẩm ko an
*Đường lây : viêm gan siêu vi A,E qua đường tiêu hoá Viêm gan siêu vi B,C,D qua đường máu,
đường mẹ sang con.
*Triệu chứng đặc trưng: sốt, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, đau đầu, đau bụng, vàng mắt, phát
*Cách xử lý của GVMN khi phát hiện trẻ có triệu chứng bệnh:
Trang 7- Cách ly trẻ mắc bệnh với các trẻ khác.
- Đưa trẻ lên phòng y tế và thông báo cho nhà trường.
- Báo cho phụ huynh để tới đón trẻ về thăm khám, chữa bệnh - Cho trẻ uống nhiều nước, ăn thức ăn lỏng dễ tiêu hóa - Cho trẻ rửa tay với nước và xà phòng.
*Phòng bệnh gan siêu vi
- Không dùng chung các dụng cụ sắc bén nhọn, dễ làm rách da.
-Giáo dục trẻ không dùng chung bàn chải đánh răng và dụng cụ cắt móng tay -Vệ sinh cá nhân cho trẻ, rửa tay cẩn thận tránh bị trầy xướt da.
-Phụ nữ có thai nhiễm viêm gan B có thể truyền virus sang con , do đó nên sinh ở bệnh viện có các biện pháp phòng bệnh cho trẻ
8 Trình bày nguyên nhân đường lây – triệu chứng cách xử trí cách chăm sóc và phòng bệnhtiêu chảy
*Nguyên nhân:
Do virus Rota hay các nguyên nhân khác như: do nhiễm khuẩn đường ruột lây qua thực phẩm và có thể lây qua bàn tay bẩn ở những người phục vụ trẻ hoặc có thể do nhiễm khuẩn ở ngoài đường ruột, do ký sinh trùng do mẹ thiếu sữa.
*Cách xử lý của GVMN khi phát hiện trẻ có triệu chứng bệnh:
-Bù nước và chất điện giải khi trẻ bị mất nước, cho trẻ ăn cháo lỏng.
-Thông báo với phụ huynh và kêu phụ huynh đón trẻ về đưa vào cơ sở y tế thăm khám -Nếu trẻ bị nôn hoặc đi ra ngoài thì vệ sinh sạch sẽ cho trẻ
-Cho các trẻ khác phải rửa tay trước và sau khi ăn bằng xà phòng và xịt khuẩn thông thoáng phòng ốc.
-Vệ sinh sạch sẽ dụng cụ đồ ăn như ly,bàn chải ,cốc nước, Vệ sinh các nguồn thực phẩm và đảm bảo vệ sinh cá nhân khi phát đồ ăn cho trẻ.
-Phải cách li những trẻ khác cô phải để tránh trẻ dùng đồ dùng chung.
*Phòng bệnh:
-Nhắc nhở phụ huynh tiêm vắc xin đầy đủ cho trẻ.
-Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm( ăn chín, uống sôi, không sử dungjtpham quá hạn) -Rửa tay vệ sinh cá nhân cho trẻ.
Trang 8-Vệ sinh phòng học, đồ dùng đồ chơi.
9 Trình bày nguyên nhân đường lây – triệu chứng cách xử trí cách chăm sóc và phòng bệnhviêm đường tiết niệu
*Nguyên nhân: do Vi khuẩn E.coli và protuss, kí sinh trùng là giun kim
*Đường truyền : vk xâm nhập chủ yếu là đường ngược dòng, vi khuẩn từ ruột qua hậu môn rồi
đến định cư ở quanh vùng niệu đạo, đi vào niệu đạo, bàng quang niệu quản và đài bể thận.:
*Triệu chứng đặc trưng:
- Ở trẻ sơ sinh: triệu chứng thường mơ hồ, nóng sốt hay hạ thân nhiệt, bú kém, da vàng, ói mửa, tiêu chảy.
- Ở trẻ nhỏ và lớn:
+Trẻ thường khóc khi đi tiểu +Trẻ đi tiểu nhiều hơn về ban đêm.
+Nước tiểu có mùi lạ và màu đục, thậm chí đi tiểu ra máu hoặc mủ +Trẻ bị tiểu gấp nhưng khi tiểu lại ít.
+Tiêu chảy nhưng không rõ nguyên nhân.
+Có cảm giác đau ở hạ vị và các vùng xung quanh.
*Cách xử lý của GVMN khi phát hiện trẻ có triệu chứng bệnh:
-rửa và vệ sinh vùng âm hộ cho trẻ
-báo phụ huynh đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất -cho uống thuốc hạ sốt nếu có
-cho trẻ đi tiểu hết - cho trẻ uống nhiều nước -thay tã thường xuyên cho trẻ.
-theo dõi biểu hiện của trẻ và trao đổi với nhân viên y tế và phụ huynh kịp thời
* phòng bệnh viêm đường tiết niệu:
- Vệ sinh vùng kín của trẻ sạch sẽ và đúng cách.
-Thay bỉm thường xuyên và lau khô vùng kín của trẻ mỗi khi đi vệ sinh xong.
-Nếu trẻ mắc các bệnh về hệ tiết niệu cần thông báo cho phụ huynh, đưa trẻ đến các cơ sở y tế khám và điều trị.
-Cho trẻ tiểu hết không ưa đọng nước tiểu.
-Dặn trẻ đi vệ sinh ngay khi mắc tiểu, không nên nhịn tiểu hay nhịn uống nước.
10 Trình bày cách pha và sử dụng ORS và dung dịch thay thế khi trẻ bị tiêu chảy.
-Rửa tay và dụng cụ để pha cho thật sạch.
-Đổ hết bột trong gói ORS Vào dụng cụ có dung tích trên một lít ( bình, ca, chén, xoong, nồi, ) -Đong đúng 1l nước sôi để nguội đổ vào, dùng thìa sạch quấy đều cho tan hết.
Trang 9-Nếm thử xem dung dịch có giống ORS đã bx trước hay không Chú ý:
Dung dịch đã pha chỉ sử dụng trong ngày nếu quá 24h phải sử dụng gói ORS khác Không được đun nóng dd đã pha.
Không được bỏ thêm bất kì chất gì vào dd vd như: đường, muối.
Cho trẻ uống ORS ngay từ khi trẻ bắt đầu tiêu chảy loại gói nhỏ pha 200ml nước Lượng ORS theo phác đồ A:
Lượng ORS theo phácđồ A:.
tiêu chảy
Lượng ORS trong ngày
*Dung dịch thay thế:Cách nấu cháo
-Đun sôi 15-30p, khi hạt gạo nổ bung ra là đc, chắt ra sẽ đc một khoản bát nước cháo cho trẻ uống Nước cháo cần pha và cho trẻ uống càng sớm càng tốt, ngay sau khi trẻ bắt đầu tiêu chảy.
Sau mỗi lần tiêu chảy cho trẻ uống 100-200ml ( khoảng 1/2 – 1 bát) để bù lại lượng nước đã mất do tiêu chảy, phòng ngừa trẻ mất nước.
Nước cháo đã pha chỉ dùng trong ngày ( tốt nhất chỉ dùng trong 6h), ko nên để lâu.
11 Trình bày nguyên nhân, biểu hiện và cách bước xử trí, biện pháp phòng tránh bỏng *Nguyên nhân của bỏng:
-Bỏng do nước nóng hay thức ăn nóng.
-Do các vật nóng khi tiếp xúc trực tiếp( súng bắn keo).
-Bỏng do nguồn điện ( do sơ xuất của nhà trường nguồn điện, ổ điện để quá thấp).
*Biểu hiện của bỏng:
-Đỏ da, da lở, da khô, phòng da, đau rát, bong tróc, xuất hiện bóng nước, rộp da.
*Cách xử trí:
- Nhanh chóng loại bỏ tác nhân gây bỏng
- Ngâm vùng bị bỏng vào nước mát trong vòng 20 phút (nếu bỏng do hóa chất
cần dội nước nhiều lần trừ hóa chất khô) đối với bỏng nhẹ, chưa có tổn thương tróc da - Cắt bỏ quần áo, tháo đồ trang sức.
- Phòng chống choáng, ủ ấm và chuyển tới cơ sở y tế.
*Biện pháp phòng tránh:
Trang 10-Hướng dẫn cho trẻ (trẻ lớn) kỹ năng phòng tránh bỏng -Sử dụng các dụng cụ nhiệt, điện phải đảm bảo an toàn.
-Để các tác nhân gây bỏng ( phích nước nóng, thức ăn nóng, ) ở nơi an toàn, xa tầm với của trẻ để trẻ không với tới được.
-Tránh trẻ lại gần các khu vực đun nóng.
12: Trình bày nguyên nhân, biểu hiện và cách bước xử trí, biện pháp phòng tránh ngừng tim –ngừng thở:
Nguyên nhân gây ngừng tim - ngừng thở:
- Trẻ bị chết đuối, điện giật, dị vật đường thở, sặc sữa hoặc sặc cháo Biểu hiện:
- Hôn mê, lây gọi không tỉnh- Toàn thân tím tái
1 Thực hiện cấp cứu ngay khi ngưng tim – ngưng thở 2 Không ấn ngực quá sâu
3 Đánh giá và xử lí xen kẽ nhau
13 Trình bày nguyên nhân, biểu hiện và các bước xử trí, biện pháp phòng tránh Điện giật:
Nguyên nhân:
- Do trẻ chạm vào ổ điện thấp hoặc dây điện mà trẻ không nhìn thấy - Do thiết bị điện bị dò rỉ ra bên ngoài vô tình trẻ chạm phải.
- Do trẻ chơi đùa thả diều gần cột điện, dây điện - Do trú nấp trời mưa dưới gốc cây cao
Biểu hiện:
- Da trẻ có thể bị bỏng
- Tay chân thường tê cứng, ngứa ran - Các cơ trở nên co thắt, đau đớn
- Trẻ có thể bị nhức đầu hoặc bị mất thính giác Các bước xử trí:
- La lớn gọi người tới giúp