1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài tìm hiểu về ba bước đột phá kinh tế trước thời kỳ đổi mới của đảng rút ra nhận xét

29 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nhận thức rõ tính cấp bách phải khắc phục được những khó khăn, hạn chế và sai lầm nảy sinh từ thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhiều Đảng Cộng sản cầm quyền đã chủ động tiến hành côn

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIKHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM

84 Phạm Thị Thu Phương Powerpoint, chỉnh sửa BTL

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Trước khi Đổi mới được triển khai vào những năm 1980, kinh tế Việt Nam đang đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức Chế độ kinh tế trước đó là chế độ kinh tế cơ bản tự nhiên, cùng với sự chiến tranh kéo dài, đã gây ra những tổn thất nặng nề cho nền kinh tế Việt Nam Tuy nhiên, với sự ra đời của chính sách Đổi mới và cải cách, Việt Nam đã có những đột phá kinh tế đáng kể Chính sách Đổi mới đã giúp Việt Nam thay đổi từ một nền kinh tế truyền thống với nền kinh tế thị trường đang phát triển Nền kinh tế Việt Nam đã trở nên mở và tích cực hơn trong việc tham gia vào các hoạt động kinh tế toàn cầu.

Các chính sách Đổi mới đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến với Việt Nam Nền kinh tế của Việt Nam cũng được cải thiện thông qua việc tăng cường quản lý và giám sát chất lượng sản phẩm, cải thiện hạ tầng kỹ thuật, nâng cao trình độ công nhân và cải cách các quy định về thuế và các quy định kinh doanh khác.

Nhờ vào chính sách Đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu kinh tế đáng kể Tuy nhiên, còn nhiều thách thức và cơ hội để Việt Nam phát triển kinh tế một cách bền vững và hiệu quả hơn trong tương lai Để làm rõ vấn đề này nhóm chúng em đã nghiên cứu và đưa ra đề tài “ Tìm hiểu 3 bước đột phá kinh tế trước đổi mới của Đảng” Do vẫn còn nhiều hạn chế về mặt lý thuyết cũng như là thời gian nên bài thảo luận sẽ không tránh khỏi những sai sót, rất mong thầy và các bạn sẽ có những nhận xét góp ý để bài thảo luận của nhóm được hoàn hiện hơn.

Trang 5

CHƯƠNG I BỐI CẢNH LỊCH SỬ1.1 Trên thế giới

Tình hình thế giới có nhiều biến động phức tạp ảnh hưởng đến cách mạng nước ta: sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học- công nghệ, sự điều chỉnh thích nghi của chủ nghĩa tư bản, Các nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Dông Âu sau một thời gian dài kinh tế lâm vào trì truệ, khủng hoảng, xu thế chung của các nước xã hội chủ nghĩa là cải tổ, cải cách và đổi mới.

Quy luật vận động của mọi quốc gia là phải luôn cải cách để phát triển Các nước xã hội chủ nghĩa cũng nằm trong sự vận động tất yếu đó Công cuộc cải cách, đổi mới chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là đòi hỏi tất yếu trong suốt quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội Đó là sự tự nhận thức lại về chủ nghĩa xã hội nhằm khắc phục những sai lầm, hạn chế đã mắc phải, tìm con đường phát triển thích hợp với bối cảnh của thời đại.

Vào đầu những năm 1980, cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp của các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới bắt đầu bộc lộ sự lạc hậu Trong xây dựng kinh tế, các quốc gia này chỉ duy trì quan hệ khép kín trong Hội đồng Tương trợ kinh tế (Khối SEV) Điều này đi ngược xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa về kinh tế đang phát triển mạnh mẽ Quan hệ giữa các Đảng Cộng sản và các nhà nước xã hội chủ nghĩa cũng mắc nhiều sai lầm Một khuôn mẫu Xô Viết đã áp đặt cho hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa mà bỏ qua sự khác nhau về lịch sử, xã hội, địa lý, văn hóa cũng như điểm xuất phát và những điều kiện riêng của từng nước.

Nhìn lại toàn bộ quá trình cải cách ở Liên Xô, có thể thấy, sự sụp đổ nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới là do nhiều nguyên nhân, trong đó có ba nguyên nhân cơ bản và có ý nghĩa quyết định Nguyên nhân thứ nhất là sự thiếu nhất quán và chậm trễ trong quá trình cải cách tìm tòi mô hình phát triển phù hợp từng giai đoạn trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội Nguyên nhân thứ hai là quá trình “tự diễn biến”, thoái hóa, biến chất của bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên Đảng Cộng sản Liên Xô dẫn tới sự phản bội chủ nghĩa xã hội của nhiều cán bộ lãnh đạo cao cấp trong Đảng Cộng sản Liên Xô Nguyên nhân thứ ba là chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch chống phá Liên Xô trong kỷ nguyên Chiến tranh lạnh Chiến lược

Trang 6

này liên quan chặt chẽ với quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ Đảng Cộng sản Liên Xô để tạo nên hiệu ứng “nội công, ngoại kích” chống chủ nghĩa xã hội Vì thế, giới lãnh đạo ở phương Tây luôn cho rằng họ là “người chiến thắng” trong Chiến tranh lạnh, còn Liên Xô là “kẻ chiến bại” trong cuộc chiến này.

Những nhận thức chưa đầy đủ về chủ nghĩa xã hội, những sai lầm trong thực tiễn chậm được phát hiện, những hậu quả chưa khắc phục kịp thời, cùng với sự phá hoại của chủ nghĩa đế quốc bằng chiến lược “diễn biến hòa bình” đã đẩy các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới, đặc biệt là Liên Xô và các nước Đông Âu rơi vào sự khủng hoảng toàn diện Lòng tin của người dân vào Đảng Cộng sản ở các nước, vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội giảm sút nghiêm trọng Thực tiễn đó, đặt ra yêu cầu các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới, trong đó, có Việt Nam phải tiến hành cải cách, đổi mới đất nước toàn diện

Nhận thức rõ tính cấp bách phải khắc phục được những khó khăn, hạn chế và sai lầm nảy sinh từ thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhiều Đảng Cộng sản cầm quyền đã chủ động tiến hành công cuộc cải cách, đổi mới đất nước như Đảng Cộng sản Trung Quốc từ năm 1978, Đảng Cộng sản Cuba, Đảng Lao động Triều Tiên, Đảng Cộng sản Việt Nam từ nửa cuối thập kỷ 80 của thế kỷ 20 Thực tiễn cho thấy Trung Quốc, Việt Nam, Cuba từng bước vượt qua khủng hoảng, đạt được nhiều thành tựu đáng kể về chính trị, xã hội, kinh tế sau thời gian cải cách, đổi mới đất nước Tuy vậy, do nhiều nguyên nhân nên kết quả ở mỗi nước xã hội chủ nghĩa không hoàn toàn giống nhau, thậm chí trái ngược nhau Một số Đảng Cộng sản không tìm ra lối đi thích hợp, dao động hoặc xa rời những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về xây dựng chủ nghĩa xã hội, mất cảnh giác trước thủ đoạn chống phá của chủ nghĩa đế quốc nên công cuộc cải tổ, đổi mới đất nước lâm vào bế tắc và thất bại Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô vào cuối những năm 80, đầu những năm 90 của thế kỷ 20 là minh chứng sinh động cho nhận định này.

1.2 Ở Việt Nam

Sau đại thắng mùa Xuân năm 1975, đất nước thống nhất, chúng ta có tư tưởng chủ quan, nóng vội muốn tiến nhanh lên chủ nghĩa xã hội trong một thời gian ngắn Nhưng do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó về quản lý kinh tế, những khuyết điểm của mô hình kế hoạch hóa tập trung, bao cấp bộc lộ ngày càng gay

Trang 7

gắt, dẫn tới đất nước dần dần lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng Trong hoàn cảnh ấy, vấn đề sống còn là đưa đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng Muốn vậy, trước hết phải thay đổi mạnh mẽ cách nghĩ, cách làm Từ đó có những tìm tòi thử nghiệm và cách làm ăn mới, đưa ra những lời giải đáp mới cho những vấn đề đặt ra Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam từ đây có một sự thay đổi lớn: đất nước thoát khỏi thời kỳ vừa kháng chiến vừa kiến quốc Nhiệm vụ chính lúc này là khôi phục, ổn định xây dựng và phát triển đất nước trong điều kiện hòa bình Tình hình đó đã đặt ra một yêu cầu là cần phải có những chủ trương, chính sách, biện pháp phù hợp với tình hình mới của đất nước để thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển Trên thực tế, các chủ trương, chính sách, biện pháp của Đảng ở một số mặt trong thời kỳ này chưa đáp ứng được những yêu cầu đặt ra, đặc biệt là những chủ trương, đường lối trong lĩnh vực kinh tế (những vấn đề liên quan đến lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất).

Sau khi giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước, nước ta bước vào thời kỳ khôi phục kinh tế Đảng nhận thấy rõ những khó khăn của nền kinh tế đất nước: cơ sở vật chất kỹ thuật còn yếu kém; năng suất lao động thấp, sản xuất chưa đảm bảo nhu cầu đời sống và tích luỹ,… Đảng cũng vạch ra những nguyên nhân sâu xa của tình hình trên là nền kinh tế nước ta là sản xuất nhỏ; công tác tổ chức và quản lý kinh tế có nhiều hạn chế,…Nhưng những điểm bất hợp lý trong quan hệ sở hữu Đảng lại chưa chỉ ra Ở miền Bắc, Đảng chủ trương củng cố và hoàn thiện chế độ công hữu về tư liệu sản xuất dưới hai hình thức toàn dân và tập thể Ở miền Nam, Đảng chủ trương tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với các thành phần kinh tế Chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với các thành phần kinh tế ở đây là: sử dụng, hạn chế và cải tạo công nghiệp tư bản tư doanh chủ yếu bằng hình thức công tư hợp doanh; chủ trương hợp tác hóa nông nghiệp; cải tạo thủ công nghiệp bằng con đường hợp tác hoá là chủ yếu; cải tạo thương nghiệp nhỏ chủ yếu bằng cách chuyển dần sang sản xuất.

Trang 8

CHƯƠNG II: BA BƯỚC ĐỘT PHÁ KINH TẾ TRƯỚC ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG2.1 Bước đột phá thứ nhất

2.1.1 Chủ trương của Đảng

Sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới, giai đoạn cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội Thời kỳ này, nền kinh tế vận hành theo cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp Nhà nước lên kế hoạch cho mọi hoạt động kinh tế, các xí nghiệp, nhà máy cứ theo kế hoạch mà làm Thành phần kinh tế tư nhân dần bị xóa bỏ Nông dân làm việc trong các hợp tác xã Dù là một đất nước nông nghiệp, “bờ xôi ruộng mật” trải dài từ Bắc chí Nam nhưng chúng ta vẫn thiếu gạo, thiếu lương thực, thiếu thực phẩm…

Hội nghị Trung ương 6 khóa IV (8-1979) được cho là bước đột phá đầu tiên đổi mới kinh tế của Đảng với chủ trương khắc phục những khuyết điểm, sai lầm trong quản lý kinh tế, trong cải tạo xã hội chủ nghĩa, phá bỏ những rào cản để cho "sản xuất bung ra”,“nghĩa là ưu tiên khắc phục những hạn chế, sai lầm trong quản lý kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa, chấn chỉnh lại những chủ chương, chính sách kinh tế, phá bỏ những rào cản để cho những hình thức sản xuất mới được hình thành và phát triển” Hội nghị đã tập trung vào những biện pháp nhằm khắc phục những yếu kém trong quản lý kinh tế và cải tạo xã hội chủ nghĩa; điều chỉnh những chủ trương, chính sách kinh tế, phá bỏ rào cản, mở đường cho sản xuất phát triển: ổn định nghĩa vụ lương thực trong 5 năm, phần dôi ra được bán cho Nhà nước hoặc lưu thông tự do; khuyến khích mọi người tận dụng ao hồ, ruộng đất hoang hoá; đẩy mạnh chăn nuôi gia súc dưới mọi hình thức (quốc doanh, tập thể, gia đình); sửa lại thuế lương thực, giá lương thực để khuyến khích sản xuất; sửa lại chế độ phân phối trong nội bộ hợp tác xã nông nghiệp, bỏ lối phân phối theo định suất, định lượng để khuyến khích tính tích cực của người lao động,

2.1.2 Quá trình thực hiện

Trước hiện tượng “khoán chui” trong hợp tác xã nông nghiệp ở một số địa phương, sau khi tổ chức thí điểm, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 100-CT/TW (ngày 13/1/1981) về khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong các hợp tác xã nông nghiệp Theo Chỉ thị, mỗi xã viên nhận mức khoán theo diện tích và tự mình

Trang 9

làm các khâu cấy, chăm sóc và thu hoạch, còn những khâu khác do hợp tác xã đảm nhiệm Thu hoạch vượt mức khoán sẽ được hưởng và tự do mua bán Chủ trương đó được nông dân cả nước ủng hộ, nhanh chóng thành phong trào quần chúng sâu rộng.

Điển hình là việc sau khi khoán hộ ở Vĩnh Phúc được chấn chỉnh, khoán việc tiếp tục được bảo vệ và thắng thế quá nhiều hội nghị và đại hội Đảng Hội nghị nông nghiệp tại Thái Bình (tháng 8/1974), Đại hội Đảng lần thứ IV (04/1976) mặc dù phát động phong trào đẩy mạnh việc cải tiến quản lý trong các hợp tác xã nhằm cứu vãn phong trào hợp tác hóa nông nghiệp đang lâm vào khủng hoảng nhưng cơ chế quản lý theo khoán việc vẫn được duy trì, và sau khi thống nhất đất nước, lại được triển khai trên toàn quốc Khoán việc tiếp tục kéo dài dẫn đến tình trạng “sản xuất chậm phát triển, có mặt trì trệ, sút kém, không đảm bảo nhu cầu thiết yếu của nhân dân Nhà nước phải đưa thóc về cứu tế cho nông dân, đời sống nông dân sa sút… sản xuất mang nặng tính chất tự cấp, tự túc, khép kín, phường hội, nhiều tiêu cực mới phát sinh, quản lý mất dân chủ, tham ô, lãng phí…)

Trước tình trạng nông dân thiếu đói trầm trọng, nông nghiệp sa sút, một số địa phương đã lặng lẽ, kín đáo chuyển sang thực hiện khoán sản phẩm và khoán hộ nên thời kì này thường được gọi là khoán chui vì khoán hộ bị cấm, cán bộ thực hiện khoán hộ có thể bị kỷ luật nhưng hoàn cảnh lúc đó, “khoán chui hay là chết” đã buộc một số địa phương, một số hợp tác xã không còn sự lựa chọn khác.

Lúc bấy giờ kinh tế nước ta hết sức khó khăn, từ đòi hỏi của thực tiễn, một số nơi xé rào áp dụng “khoán chui”, tức là giao khoán cho mỗi hộ một số diện tích ruộng, hợp tác xã có thể điều hành một số khâu, xã viên nộp mức khoán sản phẩm theo diện tích được chia cho hợp tác xã, phần dư thừa nông dân được hưởng Sở dĩ việc này được gọi là “khoán chui” vì trái với hình thức hợp tác hóa nông nghiệp thời đó Khoán chui được thực hiện ở một số hợp tác xã tại Vĩnh Phúc, hợp tác xã Sơn Công huyện Ứng Hoà, tỉnh Hà Sơn Bình, (từ 1978) Ở Hải Phòng, hàng loạt hợp tác xã thực hiện khoán chui: xã Minh Tân huyện An Thuỵ thực hiện khoán chui từ năm 1972, xã Bắc Hà và Đoàn Xá (huyện Kiến An) khoán chui từ năm 1977 Ngay cả một số hợp tác xã nổi tiếng, được coi là lá cờ đầu trong phong trào hợp tác hóa nông nghiệp lúc bấy giờ như Định Công (huyện Thiệu Yên, Thanh Hoá) hay Vũ Thắng (huyện Vũ Thư, Thái Bình) cũng kín đáo chuyển sang khoán chui Tại Nam Bộ, khoán chui xuất

Trang 10

hiện sớm nhất ở xã Hưng Lộc, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai (từ năm 1979), sau đó là thành phố Hồ Chí Minh, Hậu Giang, Tiền Giang Tỉnh lúa lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long là Hậu Giang (nay là Sóc Trăng và Cần Thơ) cũng về Hải Phòng học tập cách thực hiện khoán sản phẩm.

Trước hiệu quả thực sự của khoán chui ở các địa phương, Hội nghị lần thứ VI Ban chấp hành trung ương Đảng (tháng 09/1979) ra Nghị quyết số 20 –NQ/TW ngày 20/09/1979 “Về tình hình và nhiệm vụ cấp bách”, thừa nhận sự tồn tại khách quan của các thành phần kinh tế, cho phép các hộ xã viên mượn đất sản xuất, ổn định nghĩa vụ lương thực, bãi bỏ việc phân phối định suất, thực hiện phân phối theo lao động, khuyến khích phát triển kinh tế gia đình, nới lỏng quyền tự do lưu thông và trao đổi nông sản, thực phẩm… Đây được coi là nghị quyết có ý nghĩa mở đầu cho quá trình đổi mới.

Tuy nhiên, quá trình đổi mới còn trải qua nhiều bước thăng trầm, quanh co và phức tạp Tuy đã có sự đổi mới về nhận thức như trên, thấy được lợi ích rõ rệt của khoán chui nhưng một số cán bộ lãnh đạo lại cho rằng khoán chui chỉ là một bước lùi tạm thời, về lâu dài và căn bản vẫn phải là khoán việc mới là làm ăn tập thể, mới là xã hội chủ nghĩa

“Khoán chui“, một mặt, phản ánh sự bắt đầu đổ vỡ khó tránh khỏi của mô hình tập thể hoá triệt để ruộng đất, sức lao động và tư liệu sản xuất khác của nông dân; mặt khác, phản ánh tính tất yếu kinh tế – khôi phục lại chức nǎng kinh tế hộ nông dân Khoán 100 bước đầu đáp ứng được yêu cầu khách quan này.

Để “làm cho sản xuất bung ra”, quyết định 25-CP (21.1.1981) về một số chủ trương và biện pháp nhằm phát huy quyền chủ động sản xuất kinh doanh và quyền tự chủ về tài chính của các xí nghiệp quốc doanh

Tiếp đó là hiện tượng “xé rào” bù giá vào lương ở Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An, Chính phủ ban hành quyết định số 25/CP (1/1981) về quyền chủ động sản xuất kinh doanh của các xí nghiệp quốc doanh và Quyết định số 26/CP về việc mở rộng hình thức trả lương khoán, lương sản phẩm và vận dụng hình thức tiền thưởng trong các đơn vị sản xuất kinh doanh của Nhà nước được áp dụng, bước đầu tạo ra động lực mới cho lĩnh vực công nghiệp

Trang 11

Giai đoạn 1981-1985, tình hình đất nước cực kỳ khó khăn Đặc biệt là cuộc đấu tranh về "giá" giữa giá Nhà nước định và hình thành giá thị trường Hồi đó, mức lương danh nghĩa của cán bộ, công chức, người lao động không cao Nhưng bù lại, họ được mua theo định lượng một số mặt hàng thiết yếu theo giá bao cấp Mỗi tháng, cán bộ, công chức được mua 13 kg gạo; công nhân tùy loại hình lao động được mua 15-20 kg gạo; nước mắm nửa lít; thịt từ 0,3-0,5 kg; đường 0,3 kg; chất đốt 4 lít dầu hỏa hoặc 20 kg than quả bàng… Tất cả được mua với giá cung cấp, thấp hơn nhiều so với giá trị thực trên thị trường Tính bình quân, 30% thu nhập của một cán bộ hay công nhân là lương; 70% còn lại là những mặt hàng thiết yếu được mua theo giá Nhà nước thông qua tem phiếu.

Tuy nhiên, cấp phát qua tem phiếu đã biến chế độ tiền lương thành lương hiện vật, thủ tiêu động lực kích thích người lao động và phá vỡ nguyên tắc phân phối theo lao động Kết quả là, tăng trưởng sản xuất không theo kịp với mức tăng dân số; đời sống một bộ phận cán bộ, công chức, người lao động và nhân dân gặp khó khăn Để khắc phục tình trạng này, Nhà nước quyết định thực hiện cuộc tổng điều chỉnh giá -lương - tiền Về -lương, thực hiện chính sách “bù giá vào -lương” Hiểu một cách đơn giản nhất, “bù giá vào lương” nghĩa là Nhà nước tính tổng tiền lương và những mặt hàng cung cấp theo tem phiếu, tất cả quy ra giá thị trường để tính ra mức lương mới.

Ông Nguyễn Văn Diễm, nguyên Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Thương mại cho biết, để chuẩn bị cho việc thực hiện chính sách bù giá vào lương, Chính phủ giao cho các bộ, ngành tính toán một cách bí mật Ông Diễm là 1 trong 2 người của Bộ Nội thương được giao nhiệm vụ tính chi tiết, tỉ mỉ từng lạng thịt, bìa đậu, gram mì chính theo tiêu chuẩn A2, A1, A, B, C, Đ, E ứng với giá thị trường, rồi cộng với mức lương hiện tại của từng bậc lương để hình thành mức lương mới Việc này được thực hiện tại Khách sạn Tây Hồ Để bảo đảm tuyệt đối giữ bí mật, mọi người đã vào đây là không được ra nữa, cho đến khi hoàn thành công việc (khoảng 7 đến 10 ngày).

Sau đó, cuộc tổng điều chỉnh giá - lương - tiền không đạt được mục đích như kỳ vọng, nhưng theo ông Diễm, những bài học kinh nghiệm để đời đã góp phần trợ lực mạnh mẽ cho chúng ta quyết tâm tiến hành công cuộc Đổi mới đồng bộ, toàn diện hơn vào năm 1986.

Ngày đăng: 10/04/2024, 16:51

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w