1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM (VINAMILK)

34 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chiến Lược Kinh Doanh Của Công Ty Cổ Phần Sữa Việt Nam (Vinamilk)
Tác giả Trần Duy Anh, Phùng Thị Kiều Diễm, Nguyễn Thúy Hiền, Nguyễn Quốc Hương, Đoàn Thị Ngọc Quỳnh, Đinh Thị Thủy Tiên
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Hồng
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản trị chiến lược
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. Thủ Đức
Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 411,42 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM (8)
    • 1.1. Quá trình hình thành và phát triển (8)
    • 1.2. Tổng quan về các SBU (9)
  • CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY VINAMILK (11)
    • 2.1. Môi trường vĩ mô (11)
      • 2.1.1 Chính trị (11)
      • 2.1.2 Kinh tế (11)
      • 2.1.3 Văn hóa – xã hội (11)
      • 2.1.4 Công nghệ (12)
      • 2.1.5 Môi trường (12)
      • 2.1.6 Pháp lý (12)
    • 2.2 Môi trường vi mô (13)
      • 2.2.1. Khách hàng (13)
      • 2.2.2. Nhà cung cấp (13)
      • 2.2.3 Đối thủ cạnh tranh hiện tại (14)
      • 2.2.4 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn (14)
      • 2.2.5 Sản phẩm thay thế (14)
    • 2.3 Môi trường nội bộ (14)
      • 2.3.1 Nhân sự (14)
      • 2.3.2 Văn hóa tổ chức (15)
      • 2.3.3 Nghiên cứu và phát triển (15)
      • 2.3.4 Sản xuất (16)
      • 2.3.5 Tài chính (16)
      • 2.3.6 Marketing (16)
  • CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG VÀ LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC CHO CÔNG TY VINAMILK (18)
    • 3.1. Ma trận SWOT (18)
    • 3.2. Ma trận IFE, EFE và IE (20)
      • 3.2.1. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong IFE (20)
      • 3.2.2. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài EFE (22)
      • 3.2.3. Ma trận IE (24)
    • 3.3. Ma trận CPM (25)
    • 3.4. Ma trận BCG (26)
    • 3.5. Ma trận hoạch định chiến lược định lượng QSPM (28)
    • 3.6. Lựa chọn và diễn giải chiến lược cụ thể (31)
  • KẾT LUẬN (32)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (34)

Nội dung

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM

Quá trình hình thành và phát triển

Năm 1976, Vinamilk được thành lập và có tên gọi là Công ty Sữa – Cà Phê MiềnNam, sau khi tiếp quản 3 nhà máy sữa do chế độ trước để lại: Thống Nhất (trước là một công ty thuộc Trung Quốc), Trường Thọ (thuộc Friesland) và Dielac (thuộc Nestle).

Vinamilk là công ty lớn thứ 15 tại Việt Nam vào năm 2007 Và năm 2019 Vinamilk là đại diện duy nhất của Việt Nam trong ngành thực phẩm, "sánh vai” cùng những tên tuổi lớn của nền kinh tế khu vực do tạp chí Forbes Châu công bố Năm 2021 Công ty đã tiến vào top 40 công ty sữa có doanh thu cao nhất thế giới được thống kê bởi Plimsoll, Anh Hiện nay, Vinamilk là dẫn đầu trong ngành công nghiệp chế biến sữa Họ có thị trường khá lớn và ổn định, đến thời điểm gần đây, Vinamilk đã chiếm lĩnh một phần lớn thị trường sữa nội địa với tỷ lệ trên 50% Hệ thống phân phối nội địa mạnh mẽ với hơn 220.000 điểm bán hàng trải rộng trên 63 tỉnh thành Vinamilk cũng đang mở rộng sự hiện diện của mình ở Đông Nam Á, Trung Đông Sản phẩm của Vinamilk đã vươn ra 43 quốc gia, bao gồm Hoa Kỳ, Pháp, Canada, Ba Lan, Đức và Nhật Bản

Hiện nay, Vinamilk đang sở hữu hệ thống 13 nhà máy trên cả nước Các nhà máy đều đạt các tiêu chuẩn quốc tế khắt khe nhất, với công nghệ hiện đại sản xuất được hầu hết các dòng sản phẩm chính của ngành sữa, đạt sản xuất hơn 28 triệu hộp sữa mỗi ngày

Tổng quan về các SBU

Hình 1.2 Sơ đồ SBU sản xuất sữa của Vinamilk

Công ty Vinamilk đã phân chia sản phẩm thành từng SBU, để nắm bắt rõ hơn về hiệu suất của mỗi phân khúc sản phẩm Điều này giúp họ theo dõi chính xác các khoản đầu tư và lợi nhuận từng SBU một cách chi tiết và hiệu quả Bên cạnh đó giúp cho công ty điều chỉnh sản phẩm cho phù hợp với từng đối tượng khách hàng và phân khúc thị trường nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Hiện nay doanh thu của SBU sữa nước của Vinamilk là cao nhất, và theo như Nielsen Việt Nam, trong nhiều năm liên tiếp vừa qua, Vinamilk chính là doanh nghiệp dẫn đầu thị trường ở ngành hàng sữa nước Tính tới nay thì Vinamilk có khoảng 250 sản phẩm nhưng riêng sữa nước với 50 sản phẩm đã đáp ứng đủ cho người tiêu dùng cả về nhu cầu dinh dưỡng và số lượng Chính vì thế nhóm quyết định chọn SBU sữa nước để phân tích.

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY VINAMILK

Môi trường vĩ mô

Hiện nay Việt Nam có tình hình chính trị ổn định Chính phủ đã có nhiều chính sách hỗ trợ ngành sữa phát triển, đặc biệt là có nhiều chính sách thuế Theo Luật, sữa và hầu hết các loại sản phẩm nông nghiệp hoặc y tế phục vụ xã hội chỉ phải nộp thuế 8%.

Chính phủ ban hành các chính sách ưu đãi (Phê duyệt 2000 tỷ cho các dự án phát triển ngành chăn nuôi bò sữa đến năm 2020).

Luật An toàn thực phẩm năm 2010 quy định các quy trình kiểm tra, giám sát và chứng nhận an toàn thực phẩm cho các sản phẩm sữa được quy định nghiêm ngặt ⇒ nâng cao uy tín của doanh nghiệp, tạo niềm tin cho khách hàng.

Tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ ở Việt Nam có thể dẫn đến sự tăng cường khả năng chi tiêu của người tiêu dùng, từ đó thúc đẩy nhu cầu mua sắm các sản phẩm của Vinamilk.

Khi thu nhập sẵn có tăng lên, người tiêu dùng có khả năng chi tiêu cao hơn cho các sản phẩm sữa, bao gồm cả các sản phẩm của Vinamilk.

Lãi suất thấp có thể khuyến khích người tiêu dùng chi tiêu và doanh nghiệp đầu tư, hỗ trợ cho kế hoạch mở rộng và phát triển của Vinamilk.

Việc tham gia của Việt Nam vào các thỏa thuận thương mại như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam (EVFTA) có thể gia tăng cơ hội xuất khẩu của Vinamilk và tiếp cận các thị trường quốc tế.

Với dân số đông, tốc độ tăng trưởng nhanh và trình độ dân trí ngày càng cao dẫn đến xu hướng các sản phẩm dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp ngày càng tăng.

Việc sử dụng các sản phẩm đồ ngọt và đóng hộp, cũng như các sản phẩm liên quan đến sữa là thói quen của người Việt Trong đó khu vực thành thị chiếm 37,70% với

36.727.248 người, khu vực nông thôn chiếm 62,3% với 60.611.331 người ⇒ thuận lợi cho ngành chăn nuôi bò sữa, đồng thời là tiềm năng to lớn của mức tiêu thụ sản phẩm.

Tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng ở Việt Nam vẫn còn cao, thúc đẩy sự phát triển của ngành sữa.

2.1.4 Công nghệ Đây là yếu tố tạo ra nhiều cơ hội tuy nhiên bên cạnh đó cũng tồn tại nhiều thách thức buộc doanh nghiệp phải tìm hiểu thật kỹ lưỡng Sự phát triển công nghệ giúp cải thiện chất lượng sản phẩm: Phần mềm nhận diện khuôn mặt giúp theo dõi đàn bò, công nghệ xoay bàn chải bò giúp kích thích tuần hoàn máu, công nghệ thanh trùng sữa ở nhiệt độ cao mang đến một chất lượng sản phẩm tăng theo và bảo quản sản phẩm được lâu hơn, quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế ISO giúp người tiêu dùng yên tâm khi sử dụng các dòng sữa của Vinamilk Ngoài ra sự phát triển công nghệ giúp gia tăng số lượng sản phẩm được sản xuất, thúc đẩy quá trình sản xuất, tạo ra nhiều lợi nhuận giúp công ty phát triển vượt bậc, đa dạng hóa bao bì, tăng thời gian bảo quản của sản phẩm, tiết kiệm thời gian và chi phí của quy trình đóng gói trong quá trình sản xuất.

Vinamilk có thể tận dụng cơ hội từ tình hình tăng cường bảo vệ môi trường để nâng cao hình ảnh công ty và thu hút khách hàng quan tâm đến sản phẩm thân thiện với môi trường Bằng cách sử dụng nguồn nguyên liệu bền vững, giảm phát thải và tối ưu hóa quá trình sản xuất, Vinamilk có thể giảm tác động của hoạt động sản xuất lên môi trường Điều này không chỉ giúp xây dựng thương hiệu về sản phẩm sạch và an toàn mà còn tạo lòng tin từ khách hàng Việc sản xuất dưới các tiêu chuẩn môi trường cao cấp và đầu tư vào nghiên cứu sản phẩm mới có thể giúp Vinamilk tận dụng cơ hội trong thị trường ngày càng quan tâm đến sức khỏe cá nhân và môi trường, tạo lợi thế cạnh tranh và thu hút đối tượng khách hàng này.

Vinamilk cần tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm để đảm bảo sản phẩm đạt chuẩn chất lượng, giữ vững danh tiếng và thị phần Sử dụng các ưu đãi thuế và miễn thuế khi đầu tư mới hoặc mở rộng kinh doanh giúp tối ưu hóa lợi ích tài chính Bảo vệ danh tiếng qua việc đăng ký và thực thi quyền sở hữu trí tuệ cũng là biện pháp quan trọng Vinamilk còn có thể mở rộng thị trường bằng cách tuân thủ các quy định WTO,giảm thiểu rào cản thương mại và mở cửa thị trường dịch vụ, tạo ra cơ hội tiếp cận thị trường mới và lớn hơn.

Môi trường vi mô

Khách hàng của Vinamilk được chia thành hai nhóm chính là: thị trường tiêu dùng và thị trường đại lý Trong đó thị trường tiêu dùng bao gồm các cá nhân và hộ gia đình mua sản phẩm để phục vụ cho mục đích cá nhân Họ quan tâm đến sự đa dạng, chất lượng cũng như thương hiệu của sản phẩm Còn thị trường đại lý thì bao gồm các siêu thị và đại lý mua sản phẩm để bán lại với mục đích kiếm lợi nhuận Hành vi mua hàng của người tiêu dùng có thể bị ảnh hưởng thông qua sự tư vấn cũng như chèo kéo từ phía các đại lý Do đó, các đối thủ trong nước cạnh tranh để có được những điểm phân phối thuận lợi và tốt nhất đối với chiến lược của họ.

Hình 2.2.1 Dự báo tốc độ tăng trưởng của các dòng sản phẩm sữa

Hiện nay người tiêu dùng ngày càng chú ý đến việc chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng của bản thân dẫn đến các loại sữa từ hạt như sữa đậu nành, sữa óc chó, sữa hạnh nhân cũng phát triển mạnh mẽ Còn sữa nước thì có xu hướng giảm qua các năm nhưng vẫn nằm trong giai đoạn phát triển ổn định so với các loại sữa khác.

Nhà cung cấp là những người cung ứng các yếu tố như nguyên liệu thô, máy móc thiết bị phục vụ cho dây chuyền sản xuất, người lao động cho công ty và nguồn tài chính Nhưng hiện tại Vinamilk đang hạn chế các áp lực từ phía nhà cung cấp. Vinamilk tự chủ trong nguồn nguyên liệu sữa tươi, không phụ thuộc vào nước ngoài. Vinamilk hiện tại đang vận hành hệ thống 10 trang trại lớn tất cả đều đang sử dụng bò giống được nhập khẩu từ Úc, Mỹ, New Zealand Các trang trại nằm rải rác khắp Việt Nam tự hào là những trang trại đầu tiên tại Đông Nam Á đạt chuẩn quốc tế Thực Hành Nông Nghiệp Tốt Toàn cầu (Global G.A.P) Từ đó Vinamilk không còn phải chịu áp lực từ nhà cung cấp do quy mô của cả công ty và sở hữu được nguồn nguyên liệu chất lượng.

2.2.3 Đối thủ cạnh tranh hiện tại

Hiện nay, công ty Vinamilk đang đối mặt với sự cạnh tranh thị trường sữa nước đáng kể từ các nhãn hiệu nổi tiếng trong nước như: TH True Milk, Dutch Lady Vietnam, Nutifood… và nước ngoài như: Nestle, Abbott Laboratories… Các thương hiệu Những thương hiệu này có năng lực mạnh mẽ về truyền thông, tiếp thị cũng như năng lực nghiên cứu và phát triển sản phẩm Vì vậy, thị trường sữa dự kiến trong tương lai tiếp tục mở rộng với mức cạnh tranh ngày càng leo thang.

2.2.4 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Vinamilk dẫn đầu với 43,3% thị phần, luôn giữ được vị trí dẫn đầu trên thị trường sữa Việt Nam Nhưng Vinamilk cũng sẽ gặp phải nhiều thách thức mới khi có thêm những “đại gia” như Coca-Cola, Masan, Pepsico, Tân Hiệp Phát Các doanh nghiệp nước giải khát này có kinh nghiệm cũng như quy mô sản xuất và hệ thống phân phối hiện có sẽ là lợi thế trong việc xâm nhập vào thị trường sữa.

Với mặt hàng sữa nước của Vinamilk sẽ gặp phải các sản phẩm thay thế như sữa hạt, đồ uống ngũ cốc, sữa đậu nành và các loại nước giải khát có pha sữa… có khả năng làm giảm thị phần của công ty Nhưng ngành sữa chịu ít rủi ro từ sản phẩm thay thế do đặc thù của sữa là bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể Do đó sản phẩm sữa nước Vinamilk sẽ không bị lãng quên và Vinamilk còn chỗ đứng vững trên thị trường.

Môi trường nội bộ

Tính tới năm 2020 Vinamilk có tới hơn 10.000 nhân viên tại 35 đơn vị trên cả nước, cho thấy công ty đã phải quản lý một lực lượng lao động lớn và đa dạng Điều này đòi hỏi một hệ thống quản lý nhân sự hiệu quả để đảm bảo tối ưu hóa hiệu suất làm việc và sự hài lòng của nhân viên

Vinamilk đã có những chính sách nhân sự phù hợp trong bối cảnh khó khăn do COVID-19 Công ty đã duy trì tỷ lệ tuyển dụng mới ở mức 7% đồng thời công ty cũng triển khai các biện pháp chăm sóc nhân viên bao gồm chính sách hỗ trợ sức khỏe, làm việc từ xa và các chương trình tài chính, nhằm đảm bảo an toàn và động viên cho đội ngũ trong thời kỳ khó khăn

Vinamilk luôn tuân thủ đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ đối với tất cả nhân viên theo quy định của pháp luật Công ty có chính sách khen thưởng để tôn vinh cá nhân và tập thể có công lao đóng góp cho sự phát triển của công ty Đồng thời, có biện pháp kỷ luật mạnh mẽ đối với những cá nhân có hành động ảnh hưởng xấu đến quyền lợi và uy tín của công ty, đảm bảo sự công bằng và đoàn kết

Thương hiệu sữa Vinamilk có đặc điểm nổi bật nhất chính là sữa Việt Nam, với mong muốn là “người Việt dùng sữa Việt” “Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt nhất, chất lượng nhất bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con người và xã hội” Ngoài ra Vinamilk còn mang lại các giá trị cho tất cả cán bộ - công nhân viên như sự chính trực, dám nghĩ dám làm, sáng tạo, hiệu quả trong công việc và tôn trọng lẫn nhau… đây là những cống hiến có ý nghĩa cho sự phát triển và góp phần tạo thêm nét văn hóa cho công ty. Đồng thời, Vinamilk còn cho biết 7 hành vi lãnh đạo cần có trong bản sắc văn hoá doanh nghiệp, bao gồm: Làm việc có KPIs, kế hoạch và báo cáo; Quan tâm và động viên đúng lúc; Quan sát năng lực và đào tạo ngay; Tạo môi trường tốt và kết nối tốt cả bên trong và bên ngoài Khối/Phòng; Đưa hướng dẫn, không làm thay; Là “người lớn” trong mọi hành xử; Là huynh trưởng và là người phục vụ.

2.3.3 Nghiên cứu và phát triển

Vinamilk không ngừng nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới, đa dạng hóa danh mục sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng Một số sản phẩm mới của Vinamilk gần đây bao gồm sữa chua trân châu, sữa tươi trái cây,sữa hạt, Công ty cũng tập trung vào các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, phù hợp với xu hướng sức khỏe hiện nay.

Ngoài ra, Vinamilk còn phát triển dòng sản phẩm cao cấp Optimum Mama, dành riêng cho bà bầu và phụ nữ cho con bú Sự đa dạng của các sản phẩm Vinamilk không chỉ làm phong phú thêm danh mục sản phẩm của công ty mà còn thể hiện cam kết của Vinamilk trong việc cung cấp các sản phẩm chất lượng, đáp ứng đầy đủ và đa chiều nhu cầu của khách hàng.

Vinamilk có nhiều nhà máy sản xuất trên toàn quốc, và một số trong số đó có quy mô lớn Các nhà máy Sữa Vinamilk được trang bị dây chuyền sản xuất sữa tươi tiệt trùng với thiết bị hiện đại và công nghệ sản xuất tiên tiến hàng đầu hiện nay

Bên cạnh đó Vinamilk cũng ứng dụng công nghệ 4.0 vào việc quản lý trang trại bò sữa Vinamilk đã đầu tư xây dựng trang trại bò sữa Vinamilk Organic Đà Lạt, trang trại bò sữa Organic chuẩn Châu Âu đầu tiên của Việt Nam Trang trại này được xây dựng theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt của châu Âu, đảm bảo chất lượng sữa tươi sạch, an toàn và giàu dinh dưỡng Ngoài ra, Vinamilk còn cho ra đời trang trại sinh thái Vinamilk Green Farm, mô hình trang trại bò sữa phát triển bền vững Trang trại này áp dụng các công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường, nhằm bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng sữa tươi.

Vinamilk là thương hiệu thực phẩm dẫn đầu tại Việt Nam (tốc độ tăng trưởng hàng năm: 20-25%) được người tiêu dùng Việt Nam chọn mua nhiều nhất trong 8 năm liền. Năm 2021, Vinamilk đạt doanh thu kỷ lục 61.012 tỷ đồng, tăng 2,2% so với năm

2020 Doanh thu của Vinamilk được đóng góp từ 3 mảng chính:

- Nội địa: Tăng 2,3% so với năm 2020, đạt 51.295 tỷ đồng.

- Xuất khẩu: Tăng 10,2% so với năm 2020, đạt 6.128 tỷ đồng.

- Chi nhánh nước ngoài: Tăng 11% so với năm 2020, đạt 3.589 tỷ đồng. Đây là thành quả của sự nỗ lực của Vinamilk trong việc phát triển sản phẩm, mở rộng thị trường và nâng cao chất lượng dịch vụ Vinamilk đang khẳng định vị thế dẫn đầu trong ngành sữa Việt Nam và khu vực.

Vinamilk không ngừng đổi mới và phát triển danh mục sản phẩm để phù hợp với nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng Theo báo cáo tài chính quý IV/2022, Vinamilk có hệ thống phân phối với hơn 230.000 điểm bán hàng (kênh truyền thống) trong đó có gần 650 cửa hàng Giấc Mơ Sữa Việt và tiếp tục mở rộng Bên cạnh đó, Vinamilk cũng xuất khẩu sản phẩm sữa đến 56 quốc gia trên thế giới, bao gồm các thị trường khó tính như Trung Quốc, Singapore, Philippines, Campuchia, Lào và nhiều nước châu Âu khác

Vinamilk đã không ngừng nghiên cứu và xây dựng chiến lược Marketing phù hợp để tăng nhận diện thương hiệu cũng như thu hút khách hàng Vinamilk đã rất thành công với chiến lược Marketing Mix 4P, đặc biệt là cách công ty tận dụng các kênh tiếp thị trực tuyến để tạo ra những nội dung, truyền tải thông điệp độc đáo, sáng tạo đến người tiêu dùng Vinamilk cũng đã áp dụng chiến lược tiếp thị truyền thông toàn diện với thông điệp “sữa tươi nguyên chất 100%”, nhấn mạnh lợi thế cạnh tranh của sản phẩm và tăng niềm tin của người tiêu dùng .

Ngoài ra Vinamilk cũng không quên chăm sóc khách hàng trung thành, bằng cách triển khai các chương trình khuyến mãi, ưu đãi, và tặng quà hấp dẫn Công ty cũng xây dựng và duy trì một hệ thống thẻ thành viên, cho phép khách hàng tích lũy điểm và đổi quà.

XÂY DỰNG VÀ LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC CHO CÔNG TY VINAMILK

Ma trận SWOT

O1: Nhu cầu khách hàng ngày càng tăng cao

O2: Lượng khách hàng tiềm năng lớn

O3: Sự hỗ trợ nguyên liệu đầu vào từ chính phủ

O4: Đối thủ cạnh tranh đang dần suy yếu và thói quen sử dụng sữa của người Việt đang dần thay đổi

T1: Tìm ẩn rủi ro về nguồn nguyên liệu đầu vào

T2: Yêu cầu của khách hàng ngày một cao, ưa chuộng sữa ngoại

T3: Xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh Điểm mạnh

S1: Thương hiệu mạnh và phổ biến

S2: Nguồn vốn tài chính mạnh

S3: Mạng lưới phân phối rộng

S6: Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp

S1,S2,O3: Vinamilk đã thực hiện một chiến lược mở rộng thị trường quốc tế mạnh mẽ bằng việc chủ động tham gia các sự kiện quốc tế như Gulfood Dubai và Foodex Japan để thúc đẩy xuất khẩu, đặc biệt là tại các thị trường lớn và tiềm năng như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, và châu Âu Việc này không chỉ giúp mở rộng thị phần mà còn tạo cơ hội để thu hút khách hàng tiềm năng và củng cố vị thế quốc tế của Vinamilk trong ngành công nghiệp sữa và sản phẩm liên quan.

S2,S6,O1: Tận dụng nguồn lực tài chính và nhân sự để đầu tư vào nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, nhằm đáp ứng một cách tối ưu nhu cầu ngày càng đa

S2,T3: Vinamilk với nguồn tài chính vững chắc, nên thực hiện chiến lược thâm nhập dọc bằng cách mở rộng các trang trại chăn nuôi bò sữa, tăng số lượng đàn bò Bên cạnh đó đầu tư phát triển quản lý trang trại bằng công nghệ 4.0 để dễ dàng kiểm soát nguồn nguyên liệu đầu vào và nâng cao giá trị chất lượng sản phẩm từ đó giúp giảm đáng kể các rủi ro.

S1,S2,S3,S5,T3: Vinamilk đã đạt giá trị thương hiệu cao và chỗ đứng vững mạnh Do đó các chuỗi cửa hàng bán lẻ nên xuất hiện nhiều trên thị trường, kèm theo các chính sách ưu đãi hấp dẫn khi ra mắt và các dịp lễ nhằm tri ân khách hàng

Vinamilk sẽ tạo áp lực lớn cho dạng của khách hàng Bằng cách này, Vinamilk cũng có thể nâng cao chất lượng sản phẩm, áp dụng các công nghệ tiên tiến để tối ưu hóa quy trình sản xuất và giảm chi phí đầu vào.

S4,S5,O4: làm suy yếu các đối thủ cạnh tranh khác thông qua đẩy mạnh sức cạnh tranh của thị trường trong và ngoài nước từ đó giúp công ty giành được nhiều thị phần hơn. các đối thủ cạnh tranh trên thị trường với giá thành cạnh tranh cao Điểm yếu

W1: Chưa chủ động được nguồn nguyên liệu

W2: Các sản phẩm chưa có tính cạnh tranh cao

W1,O3: Sử dụng các chính sách hỗ trợ từ chính phủ để kiểm soát được nguồn nguyên liệu đầu vào, tăng cường hoạt động, sản lượng sản xuất, đảm bảo yêu cầu cũng như đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước

W2O1O4: Nắm bắt được cơ hội khi các đối thủ cạnh tranh đang suy yếu hay rơi vào giai đoạn ổn định từ đó thâm nhập vào các phân khúc thị trường mới Ngoài ra, thói quen sử dụng sữa của người Việt Nam thay đổi, mong muốn sử dụng sản phẩm vừa tốt cho sức khỏe lại còn có công dụng với sắc đẹp Vì vậy, thâm nhập vào các phân khúc mới sẽ giúp nâng cao được khả năng cạnh tranh với các đối thủ cùng phân khúc

W2,O1,O2: Đầu tư mạnh vào tiếp thị để nâng cao thị phần sữa nước Thông qua tiếp thị trực tiếp và các TVC, Vinamilk thể hiện chất lượng sữa không thua kém so với các sản phẩm ngoại nhập.Điều này tăng cường hình ảnh thương hiệu và mở rộng tầm

W1,T1,T2: Áp lực nguyên liệu đầu vào và những rủi ro về chất lượng sẽ ảnh hưởng lớn đến sản phẩm của Vinamilk và niềm tin của khách hàng Tuy đã có trang trại sản xuất riêng nhưng

Vinamilk vẫn không đủ nguyên liệu để đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng cao, chính vì vậy mà công ty cần tập trung mở rộng trang trại tại Lâm Đồng, Lào Cai, ngoài ra việc phối hợp thu mua nguyên liệu từ các hộ nông dân phải được kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, cần tổ chức các buổi tọa đàm, chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật chăn nuôi giúp các hộ chăn nuôi hiểu rõ, đầu tư vào dây chuyền sản xuất tiết kiệm nguyên liệu đầu vào nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng đầu ra từ đó hạn chế các rủi ro về chất lượng nguyên liệu.

W2,T2,T3: Với Xu hướng tiêu dùng sản phẩm hướng tới sức khỏe,Vinamilk cần chú trọng đầu tư vào công nghệ nghiên cứu và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu về dinh dưỡng và xu hướng tiêu dùng của khách hàng hiện nay Chiến lược ảnh hưởng trên thị trường phát triển sản phẩm của Vinamilk cần phải tập trung vào đa dạng hóa danh mục sản phẩm, áp dụng các công nghệ tiên tiến vào quy trình sản xuất, cho ra đời các loại sản phẩm mới đáp ứng yêu cầu người tiêu dùng, từ đó giúp tăng tính cạnh tranh của sản phẩm cũng như duy trì vị thế của mình trong thị phần sữa nước.

Ma trận IFE, EFE và IE

3.2.1 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong IFE

Sau khi phân tích các yếu tố nội bộ bên trong công ty Vinamilk, nhóm đã thành lập ma trận IFE đánh giá các yếu tố nội bộ bên trong công ty:

Bảng 3.2.1 Ma trận IFE của công ty Vinamilk

Yếu tố nội bộ chủ yếu Mức quan trọng

S1 Chiếm thị phần cao trong sản phẩm sữa 0,12 4 0,48 S2 Danh mục sản phẩm đa dạng và phong phú 0,1 3 0,3 S3 Hình ảnh và uy tín thương hiệu mạnh mẽ 0,12 4 0,48 S4 Dịch vụ khách hàng và hỗ trợ sau bán hàng tốt 0,04 3 0,12 S5 Có mạng lưới phân phối rộng khắp, hiệu quả 0,08 3 0,24

S6 Có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo

S7.Có hoạt động xã hội, trách nhiệm cộng đồng, bảo vệ môi trường 0,06 3 0,18

S8 Có nguồn nguyên liệu sữa đảm bảo, có hợp tác với các hộ chăn nuôi bò sữa

W1 Đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ trong và ngoài nước 0,12 2 0,24

W2 Phụ thuộc vào giá cả nguyên liệu nhập khẩu, 0,1 2 0,2 biến động theo tỷ giá ngoại tệ

W3 Áp lực cạnh tranh từ các sản phẩm thay thế 0,08 2 0,16

Với mức điểm 3,12 cao hơn so với mức điểm trung bình 2.5 đã cho thấy Vinamilk phản ứng khá tốt với các yếu tố bên trong doanh nghiệp Tuy nhiên với mức phần trăm tương ứng và số điểm phản ứng của doanh nghiệp Vinamilk tới từng yếu tố tác động. Doanh nghiệp Vinamilk cần có những cải thiện trong việc:

 Tìm hiểu kĩ hơn các đối thủ trong và ngoài nước

 Quan tâm giá cả nguyên liệu nhập khẩu

 Tìm phương án đối phó với các sản phẩm thay thế từ nhà sản xuất khác

 Đối thủ trong và ngoài nước:

Nghiên cứu và phát triển chất lượng sản phẩm:

Vinamilk cần duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm đồng thời đầu tư nghiên cứu và phát triển để cải tiến sản phẩm Sự tập trung vào nguồn nguyên liệu chất lượng cao, quy trình sản xuất hiện đại, cải tiến công nghệ sản xuất, và kiểm soát chất lượng sẽ giúp Vinamilk giữ vững vị thế trong tâm trí của khách hàng.

Quản lý chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất

- Quản lý chi phí hiệu quả là chìa khóa để có giá cả cạnh tranh Vinamilk cần liên tục đánh giá và tối ưu hóa quá trình sản xuất và các chi phí hoạt động khác

- Kiểm soát chi phí hợp lý và tìm kiếm cơ hội để tiết kiệm chi phí mà không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Quảng Bá và Tiếp Thị Hiệu Quả:

Tăng cường chiến lược quảng bá và tiếp thị để tăng cường nhận thức về thương hiệu Các chiến lược này có thể bao gồm quảng cáo sáng tạo, quảng bá trực tuyến, và các chiến dịch quảng bá sản phẩm đặc biệt.

Tăng Cường Mối Quan Hệ với Khách Hàng:

- Xây dựng và duy trì mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng Lắng nghe phản hồi từ khách hàng và điều chỉnh sản phẩm và dịch vụ dựa trên thông tin này sẽ giúp Vinamilk duy trì lòng trung thành của khách hàng.

- Xây dựng chiến lược giá cả linh hoạt nhằm phản ánh giá trị thực của sản phẩm. Thông qua việc thăm dò thị trường và thu thập ý kiến từ khách hàng để hiểu rõ giá cả cạnh tranh và đáp ứng phù hợp.

- Phụ thuộc vào giá cả nguyên liệu nhập khẩu, biến động theo tỷ giá ngoại tệ: Đa dạng hóa và tìm nguồn cung ứng địa phương:

- Nâng cao sự đa dạng trong nguồn cung nguyên liệu bằng cách tìm kiếm nguồn cung ổn định từ nhiều quốc gia khác nhau.

- Tìm kiếm các nguồn nguyên liệu tại nước, giảm bớt phụ thuộc vào nhập khẩu và giảm rủi ro từ biến động tỷ giá. Đàm Phán Hợp Đồng Dài Hạn với Nhà Cung Cấp:

- Thiết lập hợp đồng dài hạn với những nhà cung cấp nguyên liệu chính để đảm bảo ổn định về giá và nguồn cung.

- Nắm bắt cơ hội để đàm phán giá và điều kiện thuận lợi trong các hợp đồng dài hạn. Đối Phó với Biến Động Tỷ Giá:

- Tạo ra chiến lược đối phó với biến động tỷ giá, có thể bao gồm việc đầu cơ hoặc sử dụng các công cụ tài chính phù hợp.

- Điều chỉnh giá cả sản phẩm hoặc điều chỉnh chiến lược giá để phản ánh biến động của tỷ giá ngoại tệ.

- Theo dõi chặt chẽ tình hình thị trường và dự báo biến động tỷ giá ngoại tệ để có thể đưa ra các quyết định kịp thời tránh bất ngờ từ biến động thị trường.

Hợp Tác với Chính Phủ và Ngành Công Nghiệp:

Tìm kiếm hỗ trợ từ chính phủ hoặc tổ chức ngành công nghiệp để giảm rủi ro từ biến động tỷ giá và nhập khẩu nguyên liệu.

3.2.2 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài EFE

Sau khi phân tích các yếu tố bên ngoài công ty Vinamilk, nhóm đã thành lập ma trận EFE đánh giá các yếu tố của môi trường vĩ mô tác động đến công ty:

Bảng 3.2.2 Ma trận EFE của công ty Vinamilk

Các yếu tố Mức độ

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thế Giới cao 0,03 2 0,06

Biến động giá các sản phẩm sữa giảm trên Thế Giới 0,04 3 0,12

Nhu cầu sữa tăng mạnh trên Thế Giới 0,06 3 0,18

Tham gia các tổ chức thương mại 0,1 3 0,3

Kinh tế Việt Nam tăng trưởng 0,02 4 0,08

Chỉ số tiêu dùng cao 0,05 3 0,15

Lượng sữa tiêu thụ trung bình mỗi cá nhân tăng 0,1 4 0,4

Tình hình chính trị ổn định 0,03 3 0,09

Tốc độ tăng dân số nhanh 0,04 3 0,12

Khoa học công nghệ ngày càng cải tiến 0,1 3 0,3

Chính sách khuyến khích dùng sữa trong trường học 0,04 2 0,08 Đe dọa từ các sản phẩm thay thế 0,04 3 0,12

Số lượng đối thủ cạnh tranh tăng 0,08 3 0,24

Người dân nuôi bò thiếu kinh nghiệm quản lý, quy mô trang trại nhỏ, tự phát

0,03 1 0,03 Ý thức chăm sóc sức khỏe ngày càng cao 0,1 3 0,3 Điều kiện thời tiết 0,01 3 0,03

Với mức điểm 2,96 cao hơn so với mức điểm trung bình 2.5 đã cho thấy Vinamilk phản ứng khá tốt với các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp Tuy nhiên công ty cần có những cải thiện chính sách, các hoạt động trong trường học và ngoài ra cũng nâng cao trình độ, kỹ năng nuôi bò sữa của người nông dân.

Vinamilk nên tổ chức thêm các khóa đào tạo và lớp tăng cường về kỹ thuật chăn nuôi bò sữa cho các hộ chăn nuôi bò sữa Các khóa học này giúp họ hiểu rõ tường tận hơn về kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc, cách khai thác để nâng cao chất lượng sữa và khả năng sinh sản ở bò sữa, cũng như cách xây chuồng trại và vệ sinh chăn nuôi. Ngoài ra việc tự chủ nguồn cung ứng cũng đóng góp không nhỏ đến khả năng cung cấp cũng như chất lượng đầu vào và đầu ra của sữa

Tổ chức các buổi giảng về lợi ích của sữa đối với sức khỏe, chia sẻ thông tin về dinh dưỡng và cách sử dụng sữa một cách hiệu quả cho học sinh Thực hiện các hoạt động như thử sữa miễn phí, tổ chức ngày hội sức khỏe trong trường học để tăng cường nhận thức về lợi ích của việc uống sữa đối với sức khỏe.

Hình 3.2.3 Ma trận IE Nhận xét:

Qua ma trận IE trên ta thấy SBU sữa nước của công ty đang nằm trong vùng phát triển tức là chiến lược phát triển và xây dựng Giải pháp là tăng cường hội nhập và phát triển thêm các thị trường mới gia tăng thị phần tiêu dùng nguồn sữa Ngoài ra thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng công nghệ nâng cao năng suất, hiệu quả cũng là một yếu tố giúp công ty phát triển vững mạnh hơn.

Ma trận CPM

STT Các yếu tố Trọng số Vinamilk TH True

Milk Nutifood Điểm Thành số Điểm Thành số Điểm Thành số

2 Cạnh tranh về giá bán 0.15 3 0,45 2 0,3 3 0,45

4 Đáp ứng nhu cầu khách hàng trong và ngoài nước

11 Năng lực nghiên cứu phát triển 0,05 3 0,15 2 0,1 2 0,1

Sau khi đã tìm hiểu đầy đủ các thông tin và đánh giá một cách khách quan nhất, các yếu tố được gắn mức độ quan trọng, xếp hạng và thu được kết quả như sau:

Tổng điểm của Vinamilk có giá trị cao nhất 3,625 Điều này cho thấy, so với hai công ty còn lại Vinamilk là công ty có vị thế lớn nhất trên thị trường Thêm vào đó yếu tố dịch vụ bán hàng, mạng lưới phân phối và đội ngũ nhân viên của công ty vượt trội hơn hẳn các công ty còn lại, đây là điểm mạnh mà công ty cần tận dụng để phát triển, đồng thời cải thiện sự hiểu biết về nhu cầu của khách hàng tại các thị trường trong và ngoài nước và giá bán đây là những yếu tố chưa được tốt so với đối thủ Vì vậy, công ty cần:

- Nâng cao dịch vụ tư vấn, chăm sóc khách hàng, thường xuyên đo lường hiệu suất dịch vụ khách hàng.

- Nghiên cứu và phát triển thêm sản phẩm phù hợp với khẩu vị và yêu cầu dinh dưỡng của từng khu vực Hiểu rõ văn hóa, thị trường địa phương để tạo ra chiến lược kinh doanh phù hợp và có hiệu quả.

- Tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm chi phí hoạt động thêm vào đó có thể cung cấp các chương trình khuyến mãi, các đợt sale để thu hút Điều này có thể làm giảm giá thành mà không làm ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm.

Ma trận BCG

Thị phần đối thủ cạnh tranh (%)

Mức thị phần tương đối trong ngành (%)

Mức tăng trưởng của doanh số bán hàng trong ngành (%)

Doanh thu (Nghìn tỷ VNĐ)

Hình 3.4 Ma trận BCG Nhận xét:

Danh mục sữa nước của Vinamilk thuộc SBU dấu chấm hỏi Hiện nay thương hiệu có khoảng 250 sản phẩm các loại, trong đó sự nước có khoảng 50 loại sản phẩm Đây được xem là niềm tự hào của thương hiệu này vì có thể đáp ứng gần như mọi nhu cầu dinh dưỡng của người tiêu dùng Tuy nhiên thị phần sữa nước chiếm 50% mang lại nguồn thu nhập và dòng tiền dương Vì vậy, Vinamilk nên tiếp tục đầu tư vào SBU này để có thể duy trì và phát triển hơn về sau này.

Giải pháp: Đảm bảo chất lượng sản phẩm, phục vụ nhu cầu cả trong lẫn ngoài nước Công ty cũng cần nghiên cứu và phát triển cho ra đời sản phẩm mới đáp ứng yêu cầu người sử dụng đảm bảo vị thế hàng đầu của mình trong thị phần sữa nước

Hình ảnh thương hiệu thông qua mỗi chiến dịch Marketing cũng cần được làm mới để thu hút thêm nhóm đối tượng khách hàng và duy trì hình ảnh thương hiệu Vinamilk cũng cần đầu tư mở rộng quy mô trang trại, chủ động nguồn nguyên vật liệu hữu cơ và nguồn sữa tự nhiên vì đây vốn là thế mạnh của doanh nghiệp.

Ma trận hoạch định chiến lược định lượng QSPM

Bảng 3.5 Ma trận hoạch định chiến lược định lượng QSPM

Các yếu tố chính Phân loại

Các chiến lược lựa chọn

Mở rộng thị trường tìm kiếm cung và cầu

Các yếu tố nội bộ bên trong

Chiếm thị phần cao trong sản phẩm sữa 0,12 3 0,36 3 0,36

Danh mục sản phẩm đa dạng và phong phú 0,1 3 0,3 3 0,3

Hình ảnh và uy tín thương hiệu mạnh mẽ 0,12 3 0,36 3 0,36

Dịch vụ khách hàng và hỗ trợ sau bán hàng tốt 0,04 3 0,12 3 0,12

Có mạng lưới phân phối rộng khắp, hiệu quả 0,08 3 0,24 4 0,32 Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo 0,06 3 0,18 2 0,12

Có hoạt động xã hội, trách nhiệm cộng đồng, bảo vệ môi trường 0,06 4 0,24 4 0,24

Có nguồn nguyên liệu sữa đảm bảo, có hợp tác với các hộ chăn nuôi bò sữa 0,12 4 0,48 3 0,36 Đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ trong và ngoài nước 0,12 3 0,36 4 0,48

Phụ thuộc vào giá cả nguyên vật liệu nhập khẩu, biến động theo tỷ giá ngoại tệ

0,1 2 0,2 3 0,3 Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế 0,08 2 0,16 3 0,24

Số điểm hấp dẫn các yếu tố bên trong 3 3,2

Các yếu tố bên ngoài

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của

Biến động giá các sản phẩm sữa giảm trên Thế Giới 0,04 3 0,12 4 0,16

Nhu cầu sữa tăng mạnh trên

Tham gia các tổ chức thương mại 0,1 2 0,2 3 0,3

Kinh tế Việt Nam tăng trưởng 0,02 4 0,08 4 0,08

Chỉ số tiêu dùng cao 0,05 4 0,2 4 0,2

Lượng sữa tiêu thụ trung bình mỗi cá nhân tăng 0,1 4 0,4 4 0,4

Tình hình chính trị ổn định 0,03 3 0,09 2 0,06

Tốc độ tăng dân số nhanh 0,04 2 0,08 3 0,12

Khoa học công nghệ ngày càng cải tiến 0,1 3 0,03 3 0,3

Chính sách khuyến khích dùng sữa trong trường học 0,04 3 0,12 4 0,16 Đe dọa từ các sản phẩm thay thế 0,04 4 0,16 3 0,12

Số lượng đối thủ cạnh tranh tăng 0,08 4 0,32 3 0,24

Người dân nuôi bò thiếu kinh nghiệm quản lý, quy mô trang trại nhỏ, tự phát

0,03 1 0,03 1 0,03 Ý thức chăm sóc sức khỏe ngày càng cao 0,1 3 0,3 3 0,3 Điều kiện thời tiết 0,01 1 0,01 1 0,01

Số điểm hấp dẫn các yếu tố bên ngoài 2,74 3,08

Tổng số điểm hấp dẫn 5,74 6,28

Phân tích QSPM cho thấy chiến lược “ Mở rộng thị trường tìm kiếm cung và cầu” có tổng điểm là 6,28 Cho thấy được là chiến lược này rất hấp dẫn, khách quan và tốt hơn so với chiến lược thứ nhất “Thâm nhập thị trường” với số điểm là 5,74 Dựa trên phân tích này, công ty nên mở rộng thị trường của mình ra hơn nữa với thị phần là sữa nước, tăng cường tìm kiếm cung và cầu để thu hút nhiều khách hàng hơn và tăng sức cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường khắc nghiệt hiện nay.

Lựa chọn và diễn giải chiến lược cụ thể

Sau khi phân tích ma trận, đánh giá các yếu tố phản ứng với công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), nhóm quyết định chọn chiến lược mở rộng thị trường mới, cụ thể:

- Mở rộng thị trường xuất khẩu sữa nước sang các nước châu Á, châu Âu mà trước đây còn hạn chế, thông qua nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, hội chợ, triển lãm lớn trên thế giới về ngành thực phẩm như: Vietnam Foodexpo, FHC Thượng Hải, Gulfood Dubai, thêm vào đó có thể hợp tác và liên kết các đối tác từ các nước chưa xâm nhập để phân phối sản phẩm, giúp tiếp cận nhanh chóng và hiệu quả hơn với thị trường mới.

- Dự án trang trại bò sữa kết hợp giữa công nghệ cao và du lịch: Với trang trại đạt chuẩn Organic tại Đà Lạt, nhà máy sữa tại Mộc Châu Dựa vào vị trí địa lý và khí hậu thuận lợi sẽ có thể thu hút lượng lớn du khách đến tham quan cuộc sống đạt chuẩn

"Resort" của những cô bò hạnh phúc Từ đó có thể góp phần quảng bá thương hiệu,hình ảnh của Vinamilk và tiếp cận thêm nhiều khách hàng tiềm năng Thông qua đó cũng cho khách hàng thấy được sữa nước Vinamilk tuy có nguồn nguyên liệu nhập khẩu nhưng đều có quy trình kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt cùng công nghệ chế biến hiện đại đảm bảo được chất lượng sản phẩm.

- Đa dạng hoá các sản phẩm sữa nước nhằm hướng đến thị trường mới và thu hút khách hàng tiềm năng mới, chủ yếu là ở giới trẻ, những đối tượng chịu chi trả để đảm bảo sức khỏe của chính bản thân Cụ thể đa dạng hoá và cải tiến hương vị cũng như cho ra mắt nhiều loại sản phẩm sữa nước có hương vị độc đáo như cà phê, matcha, trái cây; sữa nước bổ sung DHA và Omega-3 Bên cạnh đó công ty cũng nên cải tiến các sản phẩm sữa nước cũ bằng cách cải thiện thêm về mặt chất lượng, thay đổi bao bì khiến cho khách hàng chú ý hơn đến với dòng sản phẩm hướng đến phân khúc khách hàng cao cấp như: sữa bột chứa tổ yến, sữa bột mĩ nhuỵ hoa nghệ tây, Để góp phần mở rộng thị phần sữa nước trong và ngoài nước cũng như chiếm ưu thế trong thị phần này.

Ngày đăng: 10/04/2024, 11:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w