1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp Trường: Tổng kết thí điểm đào tạo hệ chính quy trình độ đại học ngành Luật Thương mại quốc tế tại Trường Đại học Luật Hà Nội

178 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TONG KET THÍ DIEM ĐÀO TẠO HỆ CHÍNH QUY TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH LUẬT THƯƠNG MẠI

QUOC TE TẠI TRUONG DAI HỌC LUAT HÀ NỘI

HA NOI, NGAY 27 THANG 5 NAM 2020

Trang 2

Tổng quan về quá trình đảo tạo trình độ đại học ngành Luật Thương mại quốc tế hệ chính quy tại Trường Đại học Luật Hà Nội Chuẩn đầu ra và Chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Luật Thương mại quốc tế hệ chính quy của Trường Đại học Luật Hà Nội

Nội dung giảng dạy Chương trình đào tạotrình độ đại học ngành Luật Thương mại quốc tế hệ chính quy tại Trường Đại học Luật Hà Nội

Các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo hiện tại của ngành Luật Thương mại quốc tế tại Trường Đại học Luật Hà Nội

Kinh nghiệm nước ngoài về đào tạo Luật Thương mại quốc tế

Đánh giá tình hình việc làm của sinh viên ngành Luật Thương mại quốc tế sau khi tốt nghiệp

Đánh giá của người sử dụng lao động về Chương trình đào tạo ngành Luật Thương mại quốc tế

Đánh giá của người sử dụng lao động vênhu câu sử dụng nguôn nhân lực ngành Luật Thương mại quốc tế

Đánh giá và kiến nghị về công tác dao tạo trình độ đại học ngành Luật Thương mại quốc tế hệ chính quy từ góc nhìn quản lý đào tạo

Đánh giá và kiến nghị về công tác đào tạo trình độ đại học ngành Luật Thương mại quốc tế hệ chính quy của Trường Đại học Luật Hà Nội - Góc nhìn của cựu sinh viên

Trang 3

ll ThS.LS Luu Ngọc Quang

12 TS Nguyễn Ngoc Hà

Đánh giá và kiến nghị về công tác đào tạo trình độ đại học ngành Luật Thương mại quốc tế hệ chính quy của Trường Đại học Luật Hà Nội - Góc nhìn của người sửdụng lao động

Đánh giá và kiến nghị về công tác đào tạo trình độ đại học ngành Luật Thương mại quốc tế hệ chính quy của Trường Đại học Luật Hà Nội - Góc nhìn của giảng viênthỉnh giảng

165

Trang 4

TONG QUAN VE QUA TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH DO ĐẠI HỌC NGANH LUẬT THUONG MẠI QUOC TE HỆ CHÍNH QUY

TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

PGS.TS Nguyễn Bá Bình” Tóm tắt: Để phục vụ cho việc tổng kết quá trình thí điểm đào tạo ngành Luật Thương mại quốc tế, chỉnh thức đào tạo ngành Luật thương mại quốc tế một cách hiệu quả hơn nữa, chuyên dé này không bàn luận sâu về những van dé hàn lâm mà tập trung làm rõ: i) Cơ sở pháp lý và cơ cdu tô chức phục vụ việc quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Luật Thương mại quốc té tai T ruong Dai học Luật Ha Nội; ii) Nguon nhán lực tham gia dao tạo trình độ đại hoc ngành Luật Thương mai quốc tế; iii) Chương trình dao tạo trình độ dai học ngành Luật Thương mai quốc té; iv) Tinh kha thi cua việc dao tạo chính thức trình độ đại học ngành Luật Thương mai quốc té ở Trường Đại học Luật Hà Nội và bổ sung tên ngành Luật Thương mại quốc té vào Danh mục giáo duc, đào tạo cấp IV trình độ đại học; và v) Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu qua quản ly đào tạo trình độ đại học ngành Luật Thương mại quốc té tai Truong Dai học Luật Ha Nội.

Tw khoá: ngành Luật Thương mại quốc tế, đào tạo, trình độ dai học.

1 Cơ sở pháp lý và cơ cấu tổ chức phục vụ việc quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Luật Thương mại quốc tế tại Trường Đại học Luật Hà Nội

1.1 Cơ sở pháp ly

Ngày 11/02/2011, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 580/QD-BGDDT về việc giao cho Trường Dai học Luật Hà Nội thí điểm đào tạo hệ chính quy trình độ đại học ngành Luật Thương mại quốc tế (sau đây gọi tắt là Quyết định 580) Với Quyết định này, Trường Đại học Luật Hà Nội (sau đây gọi tắt là Trường) trở thành cơ sở giáo dục đại học tiên phong trong dao tạo trình độ đại học ngành Luật Thương mại quốc tế (LTMQT) tại Việt Nam Quyết định này cũng là dau mốc cho việc đào tạo ngành luật thứ 2, tiếp theo ngành Luật, sau 32 năm kế từ khi thành lập Trường (năm 1979).

” Trưởng Khoa Pháp luật thương mại quốc tế, Trường Đại học Luật Ha NộiEmail: nguyenbabinh@hotmail.com

Để đảm bảo tính thống nhất, bài viết này có sử dụng các tư liệu và báo cáo phục vụ Sơ kết thí điểm đào tạoNgành Luật thương mại quốc té, Tổng kết thí điểm đào tạo ngành Luật Thương mại quốc tế của Trường Đại họcLuật Hà Nội và các bài viết của tác giả về chủ đề có liên quan.

: Tiếp theo Trường Đại học Luật Hà Nội, một sé trường cũng đã đào tạo chuyên ngành Luật Thương mai quốc tế(Trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội) hay ngành đào tạo Luật Thương mại quốc tế (như gần đây nhất là KhoaLuật - Đại học Quốc gia Hà Nội).

Trang 5

Trên cơ sở Quyết định 580, ngày 05/9/2011, Hiệu trưởng Trường đã ký Quyết định số 1826/QD-DHLHN về việc ban hành Chương trình thí điểm dao tạo cử nhân ngành LTMQT (sau đây gọi tắt là Chương trình đào tạo theo Quyết định 1826) và chính thức tuyén sinh khóa sinh viên đầu tiên theo học ngành này (Khóa 36) Đến ngày 17/11/2015, Hiệu trưởng Trường ký Quyết định số 2747/QD-DHLHN về việc ban hành Chương trình đào tạo đại học hệ chính quy ngành LTMQT (sau đây gọi tắt là Chương trình đào tạo theo Quyết định 2747) thay thế cho Chương trình đào tạo theo Quyết định 1826.ˆ Dù vậy, 02 Chương trình đào tạo (sau đây gọi tắt là CTĐT) này chỉ

có một khác biệt rất nhỏ, đó là tổng số tín chỉ của Chương trình đào tạo theo Quyết

định 2747 là 126 tín chỉ, giảm 01 tín chỉ (ở học phần tự chọn) so với Chương trình đào tạo theo Quyết dinh1826 Mọi nội dung khác ở 2 CTĐT này đều giống nhau Cũng liên quan đến CTĐT, ngày 16/5/2017 Hiệu trưởng Trường đã ban hành Quyết định số 1562/QD-DHLHN về việc ban hành chuẩn đầu ra dành cho các CTĐT của Trường (trong đó có Chuân đầu ra CTĐT cử nhân ngành LTMQT) Chuẩn đầu ra này đã được thay thé bởi Chuẩn đầu ra được công bố kèm theo Quyết định số 3773/QD-DHLHN ngày 09/10/2019 của Hiệu trưởng về việc công bố chuẩn đầu ra trình độ đại học đối với các nganh/CTDT của Trường Đại học Luật Ha Nội.

Về mặt tô chức, với việc lần đầu tiên đào tạo ngành luật thứ hai và mang tính tiên phong trong cả nước, chi sau chưa day 2 năm ké từ khi tuyển sinh khóa sinh viên đầu tiên, ngày 08/7/2013, Hiệu trưởng Trường đã ký Quyết định số 1479/QD-DHLHN về việc thành lập Khoa Pháp luật Thương mại quốc tế trên cơ sở tách Bộ môn Luật Thương mại quốc tế khỏi Khoa Pháp luật quốc tế, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động đào tạo mã ngành LTMQT cấp bách cũng như lâu dài Khoa Pháp luật thương mại quốc tế của Trường có nhiệm vụ tô chức đào tạo, nghiên cứu khoa học, truyền bá pháp luật thương mại quốc tế.

1.2 Cơ cấu tổ chức của Khoa Pháp luật Thương mại quốc tế

Hiện nay, với 18 viên chức, co cầu tô chức của Khoa bao gồm các bộ phận: - Trưởng Khoa;

- 01 Trợ lý Khoa;

- Hội đồng Khoa: Gồm 09 nhà khoa học và thực tiễn, đang công tác trong và ngoài Trường.

- 03 bộ môn thuộc Khoa, bao gồm:

* Quyết định số 2747 vẫn giữ nguyên nội dung chương trình đào tạo của Quyết định 1826, chỉ giảm 01 tin chỉ tự

chọn (tổng tín chỉ giảm từ 127 xuông còn 126 tín chỉ) dé đảm bao tổng số tin chỉ giống nhau giữa ngành LuậtThương mại quốc tế với các ngành đào tạo khác của Trường Hiện nay Trường đã và đang rà soát, đánh giá désớm ban hành Chương trình đào tạo mới trong năm nay.

3 Tài liệu Hội nghị sơ kết thí điểm đào tạo trình độ đại học ngành LTMQT, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2015.2

Trang 6

+ Bộ môn Pháp luật thương mại đa phương và đầu tư quốc tế; + Bộ môn Pháp luật thương mại hàng hóa và dịch vụ quốc tế; + Bộ môn Pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế - Các tô chức chính trị, chính trị-xã hội:

+ Chi bộ Khoa (gồm 13 đảng viên); + Công đoàn Khoa;

+ Liên chi đoàn Khoa.

2 Nguồn nhân lực tham gia đào tạo trình độ đại học ngành Luật thương mại

quốc tế

2.1 Khái quát chung về nguôn nhân lực

Đến nay, Khoa Pháp luật Thương mại quốc tế có 01 chuyên viên và 17 giảng viên cơ hữu, trong đó có 1 Phó giáo su, 2 tiến sĩ, 16 thạc sĩ (trong đó 3 giảng viên đang làm nghiên cứu sinh) được đào tạo dài hạn, ngắn hạn ở trong nước và nước ngoài, đủ năng lực làm việc bằng tiếng Anh, được phát triển theo hướng có đủ trình độ chuyên môn để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học ở tất cả các lĩnh vực/môn học về pháp luật thương mại quốc tế và có liên quan Giảng viên cơ hữu giảng day trên 70% CTĐT Các giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng đều có chuyên môn phù hợp với nội dung các học phần được phân công giảng dạy.

Bên cạnh đó, một lực lượng lớn giảng viên của các Khoa, Bộ môn, Trungtâm/Viện thuộc Trường cũng tham gia dao tạo trình độ đại học ngành LTMQT, thực hiện giảng dạy, hướng dẫn khóa luận tốt nghiệp, chấm báo cáo thực tập cho sinh viên ngành LTMQT.

Khoa Pháp luật thương mại quốc tế cũng đã hình thành được mạng lưới giảng viên thỉnh giảng, cộng tác viên nghiên cứu ngoài trường, trong nước và nước ngoài với số lượng hơn 80 người, bao gồm các giảng viên là thạc sĩ, tiễn sĩ, phó giáo sư, giáo sư, chuyên gia bộ ngành, các luật sư làm việc cho các công ty luật nước ngoài, các chuyên

gia pháp luật cao cấp của các dự án nước ngoài." 2.2 Đánh giá về nguồn nhân lực

Có thê đánh giá tổng quan về nguồn nhân lực tham gia đào tạo trình độ đại học ngành LTMQT của Trường như sau:

2.2.1 Về ưu điểm

* Xem chi tiết ở Chuyên đề: “Các điều kiện đảm bao chất lượng đào tạo hiện tại của ngành Luật Thương maiquôc tê tại Trường Đại học Luật Hà Nội” trong Kỷ yêu này.

3

Trang 7

Thứ nhất, các giảng viên cơ hữu của Trường và Khoa Pháp luật Thương mai

quốc tế đủ năng lực tô chức đào tạo trình độ đại học ngành LTMQT đạt kết quả tốt, thê

hiện trên các khía cạnh như:

- Số lượng giảng viên toàn Trường tham gia thực hiện CTĐT này là rất lớn do tính liên thông cao của CTĐT ngành LTMQT với các CTĐT ngành luật truyền thống và các ngành đào tạo khác của Trường;

- Mặc dù các học phần thuộc khối kiến thức ngành LTMQT (với tổng số 44 tín chỉ) đều mới so với các học phan đã tồn tại từ trước trong CTĐT ngành Luật nhưng đã nhanh chóng được đội ngũ giảng viên của Khoa triển khai làm đề cương chỉ tiết học phan, đáp ứng yêu cầu của việc giảng day tin chỉ;

- Tat cả các giảng viên tham gia giảng day các môn học thuộc khối kiến thức ngành LTMQT đều có học vị thạc sĩ, tiến sĩ, học hàm phó giáo sư, sử dụng thành thạo tiếng Anh và có năng lực giảng dạy đồng thời nhiều môn học thuộc khối kiến thực ngành LTMQT Giảng viên của Khoa đã tham gia viết giáo trình, sách chuyên khảo phục vụ giảng dạy băng tiếng Anh, giảng dạy nhiều môn học bằng tiếng Anh và hướng dẫn, tham gia hội đồng đánh giá nhiều khóa luận tốt nghiệp bằng tiếng Anh của sinh viên.

- Các giảng viên áp dụng linh hoạt nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau để nâng cao hiệu quả đào tạo, từ những phương pháp mang tính truyền thống như thuyết giảng đến các phương pháp hiện dai hơn như phương pháp tình huống, case study,

- Dù kinh nghiệm chưa nhiều nhưng đội ngũ giảng viên của Khoa đã liên tục tích cực trong việc tuyên chọn, huấn luyện sinh viên tham gia các cuộc thi luật học quốc tế thường niên và đạt nhiều thành tích cao: 1) Đạt một trong sáu giải chính thức của cuộc thi Diễn án quốc tế về trong tài thương mại quốc tế (Hong Kong International Commercial Arbitration Moot (Willem C Vis (East)) tại Hồng Kông năm 2014 - giải thưởng “Spirit of the Moot Awards” dành cho đội thi vượt qua nhiều thách thức nhất trong số 99 đội thi đến từ 99 trường đại học trên thế giới; giải nhất cuộc thi tranh tụng trọng tài “HLU commercial Arbitration Moot” (CAM) bằng tiếng Anh được tô chức giữa các cơ sở dao tạo luật toàn quốc năm 2018; 11) Vô địch cuộc thi tranh tụng trọng tài đầu tư quốc tế (FDI Moot) cấp quốc gia và giải luật sư biện hộ xuất sắc nhất Đội thi vinh dự được đại diện cho Việt Nam tiếp tục tham gia cuộc thi tranh tụng trọng tài đầu tư quốc tế vòng khu vực tại Hàn Quốc và 01 sinh viên đã lọt Top 10 thí sinh có phần tranh tụng tốt nhất (Top 10 Advocates); iv) Giải bạc cho vi trí luật sư biện hộ va giải vàng dành cho hòa giải viên tại cuộc thi Hòa giải quốc tế tại Singapore năm 2019 với sự tham gia của 40 đội thi đến từ các trường đại học uy tín trên thé giới.

Trang 8

Giảng viên của Khoa cũng đã tham gia và đạt nhiều giải cao ở các cuộc thi liên quan tới ky năng giảng dạy như: Giải ba Cuộc thi “Ezone”; Giải bài giảng được yêu thích nhất và giải nhì Cuộc thi “Bài giảng tích cực trong không gian mở”; Giải nhất Cuộc thi “HLU Icon”.

Thứ hai, các giảng viên cơ hữu của Trường và Khoa Pháp luật Thương mại quốc tế đủ năng lực thực hiện các nhiệm vụ khoa học liên quan ngành LTMQT.

- Đội ngũ giảng viên cơ hữu của Trường tham gia vào quá trình đào tạo ngành LTMQT nhìn chung đều đáp ứng các yêu cầu về nghiên cứu khoa học theo quy định của pháp luật và của Trường.

- Giảng viên Khoa Pháp luật thương mại quốc tế đã tích cực nghiên cứu khoa học và sớm biên soạn thành công các giáo trình, sách chuyên khảo liên quan các môn học của chuyên ngành LTMQT như: Giáo trình “Luật thương mại quốc tế” song ngữ Anh-Việt; Giáo trình “Pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế”, Giáo trình “Quan hệ kinh tế quốc tế” (viết mới thay thế giáo trình cũ); Giáo trình Luật Đầu tư quốc tế song ngữ Anh-Việt; Sách chuyên khảo “Án lệ và sử dụng án lệ trong đào tạo luật ở Việt Nam hiện nay”.

- Trong vòng 6 năm ké từ khi Khoa được thành lập, giảng viên của Khoa đã chủ trì thực hiện thành công 03 Đề tài cấp Bộ,” chủ trì nhiều đề tài cap Trường và hội thao khoa học” liên quan trực tiếp và được ứng dụng vào hoạt động đào tạo ngành LTMQT Các giảng viên trong Khoa đã công bồ nhiều bài hội thảo, tạp chí, sách, ké cả các công trình viết bằng tiếng Anh được công bố quốc tế ở tạp chí thuộc danh mục ISI hay sách của nhà xuất bản nước ngoài có uy tín.

- Giảng viên của Khoa cũng đã tích cực hướng dẫn, thường xuyên thu hút, động

viên và trực tiếp hướng dẫn nhiều sinh viên nghiên cứu khoa học hàng năm và đạt nhiều thành tích cao và đạt nhiều giải thưởng cấp Bộ, EUREKA, cấp Trường.

Thứ ba, các giảng viên cơ hữu của Trường và Khoa Pháp luật Thương mại quốc tế đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ truyền bá pháp luật về thương mại quốc tế

Giảng viên của Khoa đã cùng với Liên chi đoàn Khoa tổ chức thành công các cuộc thi chuyên môn và tranh tụng về thương mại quốc tế thường kỳ và liên tục trong những năm qua và có sức lan tỏa cao trong sinh viên, trong trường và ngoài trường, ké cả ở các diễn đàn quốc tế như: 2 cuộc thi Olympic Luật thương mại quốc tế (năm 2010 và 2014); các cuộc thi tranh tụng trọng tài thương mại quốc tế bằng tiếng Anh (CAM

> “Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng nội dung, hoàn thiện chương trình và phương pháp dao tạo cử

nhân ngành Luật Thương mại quốc tế, đáp ứng yêu câu hội nhập quốc tế của nước ta” (2014); Đề tài Khoa học

cấp Bộ (Bộ Tư pháp) “Đào tạo nguồn nhân lực tham gia giải quyết tranh chấp đầu tư và thương mại quốc tế”(2018); “Sử dụng án lệ trong hoạt động dao tao cán bộ pháp luật, tư pháp ở Việt Nam hiện nay” (2018).

5 32 hội thảo khoa học trong nước và quốc tế, khóa đào tao đã được Khoa Pháp luật Thuong mại quốc tế tổ chứcthành công trong các năm 2014 - 2019.

Trang 9

Moot); đặc biệt là tô chức cuộc thi quốc tế về tranh chấp đầu tư quốc tế (FDI Moot) với quy mô lớn và thời gian kéo dai gần 1 năm trong năm học 2018 - 2019; huấn luyện và cử nhiều đội sinh viên tham gia các cuộc thi tranh tụng thương mại quốc tế ở trong và ngoài nước, trong đó có Cuộc thi Vis-East Moot ở Hồng Kông năm 2014, Cuộc thi FDI Moot ở Hàn Quốc năm 2019, Cuộc thi hòa giải thương mại quốc tế tại Singapore năm 2019, Cuộc thi Vis-East Moot ở Hồng Kông năm 2020.

Thứ tư, đội ngũ giảng viên thỉnh giảng góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng dao tao, gắn kết dao tạo lý thuyết với thực tiễn của ngành LTMQT.

Đội ngũ giảng viên thỉnh giảng đông đảo về số lượng (hơn 80 giảng viên), mạnh về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ và kinh nghiệm thực tiễn nghề nghiệp, đến từ các cơ quan bộ ngành, văn phòng luật sư uy tín, các trường đại học nước ngoài đã tham giatích cực, thường xuyên vào quá trình đào tạo ngành LTMQT không chi ở các môn học chuyên ngành mà còn ở các môn học về tiếng Anh pháp lý và kỹ năng luật gia.

Tư năm, kết quả khảo sát vào các năm 2015 và 2019 cho thay, hầu hết sinh viên đánh giá ở mức độ đạt yêu cầu hoặc cao đối với chất lượng đội ngũ giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng tham gia dao tạo ngành LTMQT.

2.2.2 Về hạn chế

Thứ nhất, đội ngũ giảng viên cơ hữu chuyên sâu về LTMQT chưa đủ về số lượng và chất lượng, nhất là so với yêu cầu của việc đào tạo pháp luật thương mại quốc tế trong thời kỳ hội nhập quốc tế rất sâu rộng của Việt Nam hiện nay Tuy nhiên, sự thiếu hụt này cũng là thực trạng chung ở các cơ sở đào tạo về pháp luật thương mại quốc tế ở Việt Nam hiện nay.

Thứ hai, hoạt động hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học đã đạt được những

kết quả khá tốt, phát triển lên theo từng năm nhưng so với tiềm năng của các giảng viên thì còn chưa tương xứng.

Thứ ba, chất lượng hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên trong những năm qua đã đạt nhiều thành tựu nhưng vẫn cần tiếp tục có nhiều nỗ lực dé tiệm cận hơn nữa với chuẩn mực giáo dục đại học tiên tiễn của thé giới.

3 Chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Luật Thương mại quốc tế 3.1 Khái quát chung về chương trình đào tạo ngành LTMOT

Thứ nhất, CTĐT ngành LTMQT được xây dựng theo hướng tiếp cận LTMQT như một lĩnh vực mang tính chất “liên ngành”, bao gồm chính tri, ngoại giao, kinh tẾ, văn hóa, pháp luật Trong đó, pháp luật là chủ đạo, bao gồm công pháp quốc tế, pháp luật quốc gia (tư pháp quốc tế, pháp luật kinh tế-thương mại trong nước và quốc tế).

Thứ hai, CTĐT ngành LTMQT được xây dựng dựa trên 3 trụ cột: Pháp luật nền tảng và Pháp luật thương mại quốc tế; Kỹ năng cơ bản của luật gia quốc tế; và tiếng

6

Trang 10

Anh pháp lý Chương trình có mục tiêu đầu tiên là cung cấp cho người học khối kiến thức cơ bản, có tính hệ thống và khá sâu sắc về pháp luật thương mại quốc tế trên cơ sở hiểu biết nền tảng về pháp luật Việt Nam, nhất là pháp luật dân sự và kinh tế-thương mại Việt Nam Ở CTĐT này, thay vì học phần “Luật Thương mại quốc tế” như trong CTĐT ngành Luật (hay các chương trình thuộc các ngành khác) là một hệ thống học phần về pháp luật thương mại quốc tế, chiếm 44 tín chỉ, được thiết kế thành Khối kiến thức ngành, bắt đầu được tập trung giảng dạy từ năm thứ 3 của CTĐT, bao gồm 6 lĩnh vực sau:

(i) Pháp luật thương mại đa phương; (ii) Luật đầu tư quốc tế;

(iii) Pháp luật về thương mại hàng hóa quốc tế; (iv) Pháp luật về thương mại dịch vụ quốc tế;

(v) Pháp luật sở hữu trí tuệ trong thương mại quốc tế; (vi) Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế.

Hai mục tiêu còn lại của CTĐT Ngành LTMQT là dao tạo người học thành thao về kỹ năng luật gia quốc tế và về tiếng Anh pháp lý Theo đó, CTĐT ngành LTMQT được xây dựng với một loạt các học phần về kỹ năng luật gia và tiếng Anh pháp lý, bao gồm:

(i) Kỹ năng luật gia cơ bản;(1) Kỹ năng luật gia nâng cao;

(11) Kỹ năng nghiên cứu và phân tích án lệ;

(iv) Kỹ năng dién án giả tưởng trong lĩnh vực pháp luật thương mại quốc tế; (v) Tiếng Anh pháp ly 1, 2, 3;

(vi) Tiếng Anh pháp lý nâng cao 1, 2.

Thứ ba, CTĐT ngành LTMQT đáp ứng day đủ yêu cầu của một ngành dao tạo riêng biệt CTDT ngành LTMQT của Trường mang các đặc trưng khác biệt với CTĐT ngành luật truyền thống (và cả các ngành sau này như Luật Kinh tế, Ngôn ngữ Anh của Trường), ngành Luật Quốc tế (như của Học viện Ngoại giao): không triển khai theo phố rộng các chuyên ngành, mà tập trung chuyên sâu đối với một ngành “Luật thương mại quốc tế”; tăng cường khối lượng tín chỉ cho các môn học kỹ năng luật gia và tiếng Anh pháp lý CTĐT Ngành LTMQT của Trường hướng đến việc đảm bảo cho sinh viên ra trường có được 03 “trụ cột” vững vàng như đã nói ở trên: kiến thức nền và kiến thức chuyên ngành LTMQT, kỹ năng luật gia và tiếng Anh chuyên ngành Vì vậy, CTĐT ngành LTMQT, từ khi ra đời năm 2011 cho đến nay, xây dựng khá nhiều học phần mới cho sinh viên (so với CTĐT ngành Luật và các ngành sau này của Trường) So với CTDT của các ngành đào tạo gan (của các tat cả các cơ sở đào tạo luật trên toàn

Trang 11

quốc) với CTĐT ngành LTMQT của Trường thì khối kiến thức ngành (gồm kiến thức chung và kiến thức chuyên sâu của ngành) trong chương trình ngành LTMQT đảm bảo có khối lượng tối thiểu 30 tín chỉ không trùng với khối kiến thức ngành của các ngành gần trong nhóm là ngành Luật Kinh tế, ngành Luật Kinh doanh và ngành Luật Quốc tế) như quy định của pháp luật hiện hành đối với một ngành riêng biệt.

3.2 Đánh giá về Chương trình đào tạo ngành LTMOT

Nhìn một cách tông thé thì CTDT đã nhận được nhiều đánh giá tốt từ sinh viên, người sử dụng lao động va đại diện của các co sở dao tạo luật khác Nhiều giảng viên thỉnh giảng, đại diện các cơ sở dao tạo luật khác (như Học viện Ngoại giao, Truong Đại học Ngoại thương) đã “đánh giá cao quyết tâm tạo ra sự khác biệt và rất sáng tạo, không chịu theo “loi mòn” khi thiết kế CTĐT cử nhân ngành LTMOT”.” Nam 2019, Khoa Pháp luật Thương mại quốc tế tiến hành khảo sát lẫy ý kiến nhận xét của cựu sinh viên và người sử dung lao động về CTĐT Ngành LTMQT, theo các tiêu chí: mục tiêu, nội dung, cách thức phân bổ các môn học trong CTĐT, thời lượng giảng dạy của các môn học Kết quả khảo sát cho thấy hầu hết sinh viên và người lao động phản hồi tích cực về các tiêu chí này, theo đó, những nhóm người được khảo sát này đều cho rằng mục tiêu của chương trình cụ thé, nội dung các môn học rõ ràng, cách thức phân bố môn học trong CTĐT tương đối hợp lý.Š Một số môn học đã được đa phần đối

tượng khảo sát đánh giá cao, có tính riêng biệt và hiệu quả thực tiễn cho sinh viên

Ngành LTMQT như các môn học về kỹ năng: Kỹ năng nghiên cứu và phân tích án lệ, Kỹ năng luật gia cơ bản hay các môn học Tiếng Anh pháp lý chuyên sâu.

Tuy vậy, dé tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, nội dung CTĐT còn có một số van dé cần tiếp tục được nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng hơn Cụ thé là từ phản hồi của người học và thực tiễn giảng day của giảng viên, cần tiếp tục xem xét những van đề sau:”

- Các học phần về các chế định pháp luật cơ bản của hệ thống pháp luật Việt Nam như: Luật Dân sự (Luật dân sự 2), Luật Tố tụng dân sự, Luật Thương mại, Luật Doanh nghiệp, Luật Hành chính, Luật Dat đai, Luật Lao động chưa được giảng day chi tiết Cần tăng thời lượng giảng dạy các học phần này trong chương trình, ví dụ từ 5

7 Biên bản Hội nghị Sơ kết thí điểm mã ngành Luật Thương mại quốc tế của Trường, năm 2015.

8 Xem chi tiết ở các Chuyên đề: “Đánh giá tình hình việc làm của sinh viên ngành Luật Thuong mại quốc tế saukhi tốt nghiệp”; “Đánh giá của người sử dụng lao động về Chương trình đào tạo ngành Luật Thương mại quốctế”; “Đánh giá của người sử dụng lao động về nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực ngành Luật Thương mại quốc tế”thuộc Kỷ yêu này.

? Báo cáo khảo sat người sử dụng lao động, cựu sinh viên phục vụ Sơ kết, Tổng kết thí điểm mã ngành LuậtThương mại quốc tế; Hội nghị Sơ kết thí điểm mã ngành Luật Thương mại quôc tế; Ý kiến góp ý tại các Hộithảo rà soát chuân đầu ra, chương trình đào tạo của Khoa (ví dụ: LS Trần Thị Ngân, “Một số góp ý về chuẩn đầura cho chương trình dao tạo trình độ đại học ngành luật thương mại quốc tế - Nhìn từ góc độ của người sử dụnglao động”, Kỷ yếu Hội thảo cấp Khoa “Chuẩn đâu ra dành cho Chương trình đào tạo trình độ đại học ngànhLuật Thương mại quốc tế của Trường Đại học Luật Ha Nói”, Hà Nội, ngày 28/5/2019, tr 62).

8

Trang 12

tuần thành 15 tuần, dé sinh viên có nhiều thời gian tìm hiểu và nắm chắc kiến thức cơ bản trước khi chuyền sang các học phần chuyên ngành LTMQT;

- Một số học phần thuộc khối kiến thức ngành LTMOT có nội dung trùng lap; - Sinh viên phải chọn các học phần tự chọn theo đa số sinh viên, chưa được chọn theo nguyện vọng cá nhân;

- Việc giảng dạy các học phần tiếng Anh pháp lý nâng cao và kỹ năng luật gia chủ yếu do các giảng viên thỉnh giảng đảm nhận, vì vậy có thé gặp sự có do lệ thuộc vào chất lượng chuyên môn và tinh thần trách nhiệm của giảng viên thỉnh giảng.

4 Tính khả thi của việc đào tạo chính thức trình độ đại học ngành Luật Thương mại quốc tế ở Trường Đại học Luật Hà Nội va bo sung tên ngành Luật Thương mại quốc tế vào Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ đại học

4.1 Tinh khả thi của việc đào tạo chính thức trình độ đại học ngành Luật Thương mại quốc tế ở Trường Đại học Luật Hà Nội

Sau gần một thập niên tiên phong đào tạo trình độ đại học ngành LTMQT ở Việt Nam, có thê thấy rõ tính khả thi của việc đào tạo ngành LTMQT ở Trường bởi những

lý do cơ bản như sau:

Thứ nhất, đào tạo trình độ đại học ngành LTMQT là hoạt động nhằm đáp ứng yêu cầu của việc thực hiện chủ trương hội nhập quốc tế sâu rộng và lâu dài của Đảng và Nhà nước ta;

Thứ hai, đào tạo trình độ đại học ngành LTMQT phù hợp với nhu cầu ngày càng cao đối với nguôn nhân lực về pháp luật thương mại quốc tế cho sự phát triển kinh tế -xã hội của các địa phương, vùng, miền và cả nước.

Thứ ba, ngành LTMQT phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Trường Thực hiện nhiệm vụ “Xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật” đã được vạch ra trong Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, năm 2010 Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp đã chỉ đạo Trường Đại học Luật Hà Nội phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Đề án tổng thể “Xây dựng và nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo Trường Đại học Luật Hà Nội, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh và Học viện Tư pháp” trình Chính phủ phê duyệt, trong đó nhấn mạnh chủ trương xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội thành trường đào tạo đa ngành về pháp luật theo hướng chuyên sâu và chọn việc đề xuất mở ngành dao tạo trình độ Dai học - ngành LTMOQT như một khâu đột phá nhằm thực hiện chủ trương lớn này 10

'° Tài liệu Hội nghị sơ kết thi điểm đào tạo trình độ đại học ngành LTMQT, Trường Dai học Luật Hà Nội, 2015.9

Trang 13

Thi tư, CTĐT ngành LTMQT được thiết kế trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm quốc tế tiên tiến,'' đảm bảo yêu cầu của 1 ngành dao tạo riêng biệt theo quy định của pháp luật hiện hành” và được đánh giá cao bởi người học, người sử dụng lao động và các đơn vị có liên quan, nhất là đơn vị kiểm định chất lượng giáo duc đại hoc."

Thứ năm, việc quản lý đào tạo ngành LTMQT được thiết kế tập trung một cách phù hợp, đáp ứng yêu cầu: Khoa Pháp luật thương mại quốc tế với 03 bộ môn cùng với đội ngũ giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng.

Thứ sáu, Trường có cơ sở phòng học, thiết bị, thư viện, giáo trình, tài liệu cơ bản đáp ứng yêu cầu giảng dạy, nghiên cứu, hoc tập ngành LTMQT.

Tư bảy, kết qua đào tạo thí điểm 9 năm qua (2011 - 2020) cho thấy nhiều “tín hiệu” của thành công, cụ thé như:

- 576/647 sinh viên (89%) đạt tiêu chuẩn xét tốt nghiệp đúng tiến độ; không có sinh viên bị kỷ luật Trong đó, 92/567 (16%) sinh viên xếp loại giỏi, 464/567 (82%) sinh viên xếp loại khá, 11/567 (2%) sinh viên xếp loại trung bình.

- 205/567 sinh viên (36%) đạt điểm viết khóa luận tốt nghiệp (từ 7,0 trở lên) trong đó nhiều sinh viên viết và bảo vệ khóa luận tốt nghiệp bằng tiếng Anh.

- Lớp 3625 ngành LTMQT được Trường tặng Giấy khen vì thành tích Tập thể sinh viên xuất sắc nhất của Khóa 36, với 23/55 sinh viên (41,8%) xếp loại giỏi, lớp 3822 ngành LTMQT được Trường tặng Giấy khen vì thành tích Tập thé sinh viên xuất sắc nhất của Khóa 38, với 11/60 sinh viên (18,3%) xếp loại giỏi, không có sinh viên xếp loại trung bình, không có sinh viên nợ học phí, không có sinh viên bị kỷ luật.

- Sinh viên của ngành LTMQT đã liên tục tham gia các cuộc thi tranh tụng trong nước và quốc tế bằng tiếng Anh và đạt nhiều giải cao như: i) Sinh viên Khoá 36 ngành LTMOT đã tham gia cuộc thi dién án quốc tế thường niên (Moot Court Competition) về trọng tài thương mại quốc tế bằng tiếng Anh tại Hong Kong năm 2014 và đạt một trong 6 giải thưởng chính thức của Ban tô chức (dành cho đội thi có bản lĩnh nhất); ii) Sinh viên Khóa 40 đạt giải nhất cuộc thi tranh tụng trọng tài thương mại quốc tế bằng tiếng Anh (CAM Moot năm 2019); iii) Sinh viên Khóa 40 đã tham dự Cuộc thi tranh tụng trọng tài về Luật đầu tư quốc tế (FDI Moot) vòng thi Quốc gia năm 2019 và đã

!' Xem thêm: Chuyên đề: “Kinh nghiệm nước ngoài về dao tạo Luật thương mại quốc tế” thuộc Kỷ yếu Hội thảonày; Kỷ yếu Hội thảo “Chương trình đào tạo ngành Luật thương mại quốc tế của Trường Đại học Luật Hà Nội”,Khoa Pháp luật Thương mại quốc tế, Trường Đai học Luật Hà Nội, ngày 28/4/2020.

'? Xem thêm Chuyên đề: “Nội dung giảng dạy Chương trình dao tạo trình độ đại học ngành Luật Thương maiquốc tế hệ chính quy tại Trường Đại học Luật Hà Nội” thuộc Kỷ yếu này.

'3 Xem chi tiết ở các Chuyên dé: “Các điều kiện đảm bảo chất lượng dao tạo hiện tại của ngành Luật thương mạiquốc tế tại Trường Đại học Luật Hà Nội”; “Đánh giá tình hình việc làm của sinh viên ngành Luật Thương mạiquốc tế sau khi tốt nghiệp”; “Đánh giá của người sử dung lao động về Chương trình đào tạo ngành Luật Thươngmại quốc tế”; “Đánh giá của người sử dụng lao động về nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực ngành Luật Thươngmại quốc tế” thuộc Kỷ yếu này.

'4 Báo cáo Tổng kết thí điểm dao tạo trình độ đại học ngành LTMQT của Trường Đại học Luật Hà Nội, 2019.10

Trang 14

đạt giải nhất; đồng thời đội chơi đã được chọn làm đại diện của Việt Nam tham dự vòng thi cấp khu vực châu A — Thái Bình Dương của FDI Moot tô chức tại Hàn Quốc và 01 sinh viên của Khoa đã lọt vào Top 10 thí sinh có phần tranh tụng tốt nhất (Top 10 Advocates); iv) Sinh viên Khóa 41 đã tham gia Cuộc thi Hòa giải quốc tế tại Singapo năm 2019 (IMSG) và đạt Huy chương vàng hạng mục Hòa giải viên(Mediator), Huy chương bạc cho hạng mục Luật sư biện hộ (Mediation Advocacy); v) Sinh viên của K42 của Khoa tham gia và đạt giải nhất cuộc thi tranh tụng trọng tài thương mại quốc tế bằng tiếng Anh CISG Pre- Moot 2020.

- Nhiều lượt sinh viên tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học và đạt thành tích cao, phát triển theo từng năm: i) Năm 2014: 01 giải thưởng nghiên cứu khoa học cấp Trường (01 giải ba); ii) Năm 2015: 01 giải thưởng nghiên cứu khoa học cấp Trường (01 giải nhì); iii) Năm 2016: 02 giải thưởng nghiên cứu khoa học cấp Trường (01 giải nhì và 01 giải khuyến khích); iv) Năm 2017: 02 giải thưởng nghiên cứu khoa học cấp Trường (01 giải nhì, 01 giải khuyến khích); v) Năm 2018: 9 giải thưởng nghiên cứu khoa hoc cấp Trường (1 giải nhất, 2 giải nhì, 2 giải ba, 4 giải khuyến khích), 01 giải ba cấp Bộ (của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2018) và 01 đề tài đạt giải ba cuộc thi EUREKA; vi) Năm 2019: 06 giải thưởng nghiên cứu khoa học cấp Trường (01 giải nhất, 01 giải nhì, 02 giải ba, 02 giải khuyến khích) và 01 giải nhì đề tài cấp Bộ.

- Phần lớn sinh viên chủ động, tích cực thực hiện hoạt động thực tập chuyên môn Một phần không nhỏ sinh viên ngành LTMQT được các cơ sở thực tập (như: Vụ Pháp luật quốc tế, Bộ Tư pháp; Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam, Trung tâm Tư vấn pháp luật của Trường Đại học Luật Hà Nội; các văn phòng luật) đánh giá tốt về năng lực tiếng Anh pháp lý, kỹ năng luật gia và rất năng động.

- Sinh viên ngành LTMQT là lực lượng chủ yếu được Trường phân công nhiệm vụ tham gia các cuộc giao lưu học thuật bằng tiếng Anh với sinh viên và học giả nước ngoài đến làm việc với Trường: đồng thời giảng viên ngành LTMQT là lực lượng chủ yếu được sinh viên đề xuất hướng dẫn khoá luận bang tiếng Anh cho sinh viên ngành Luật thương mại quốc gia và sinh viên lớp chất lượng cao của ngành Luật.

- Trong quá trình học tập tại Trường, một số sinh viên đã tìm được việc làm; có những sinh viên đã được thử việc có trả tiền thù lao tại các công ty luật danh tiếng của nước ngoài và Việt Nam (như: Baker&Mckenzie, YKVN, Nishimura & Asahi, Vilaf, IDVN, Investconsult, Bizlink, Lawpro, ) và pháp chế trong các tập đoàn lớn của Việt Nam (Tập đoàn T&T, FLC, Hoà Phát ) Sau khi tốt nghiệp nhiều sinh viên tìm được việc làm với mức thu nhập tốt.

- Hầu hết người sử dụng lao động phản hồi tích cực đối với sinh viên tốt nghiệp ngành LTMQT.

II

Trang 15

- Hầu hết sinh viên đánh giá chất lượng dao tạo thí điểm trình độ đại học ngành LTMOT đáp ứng được nguyện vọng của sinh viên `

4.2 Bồ sung tên ngành Luật Thương mại quốc tế vào Danh mục giáo duc, đào tạo cấp IV trình độ đại học

Bộ Giáo dục và Đào tao cần sớm bồ sung tên ngành Luật Thương mại quốc tế vào Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ đại học với các lý do cơ bản như sau:

Thứ nhất, năm 2010, Trường Đại học Luật Hà Nội đã có Đề án “Mở mã ngành đào tạo ngành Luật Thương mại quốc tế” trình Bộ Giáo dục và Đào tạo và ngày 11/2/2011, Bộ Giáo dục và Dao tao đã có Quyết định số 580/QD-BGDDT cho phép Trường Đại học Luật Hà Nội tiên phong trên toàn quốc thực hiện đào tạo thí điểm ngành này Trên cơ sở Quyết định cho phép đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Luật Hà Nội đã đào tạo ngành Luật Thương mại quốc tế từ năm 2011, đến nay đã qua 9 năm với nhiều khóa sinh viên tốt nghiệp, đạt nhiều thành tựu nổi bật và thé hiện rõ tính khả thi như đã nêu ở trên.

Thứ hai, theo khoản 3 Điều 11 Thông tư số 22/2017/TT-BGDĐT ngày 06/9/2017 của Bộ Giáo dục và Đảo tạo về Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành dao tạo và đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mở ngành đào tạo trình độ đại học (sau đây gọi tắt là Thông tư 22) quy định chuyên tiếp cho những ngành đang triển khai thực hiện (trong đó có ngành Luật Thương mại quốc tế của Trường Đại học Luật Hà Nội): “Các ngành mới, sau 02 (hai) khóa tốt nghiệp, cơ sở đào tạo phải tô chức đánh giá chương trình đào tạo phải tổ chức đánh giá chương trình đào tạo, chất lượng và hiệu quả đào tạo, việc làm của người học sau khi đào tạo, ý kiến của người sử dụng lao động về chương trình đào tao và nhu cau sử dụng nguồn nhân lực để làm cơ sở đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép tiếp tục đào tạo và bồ sung tên ngành mới vào Danh mục đào tạo” Theo đó, ngành Luật Thương mai quốc tế ở Trường Đại học Luật Hà Nội là ngành mới đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ra Quyết định cho phép đào tạo từ trước khi có Thông tư 22, thực tế đã có 5 khóa sinh viên chính quy và 2 khóa sinh viên hệ văn bằng 2 chính quy tốt nghiệp, do đó có thé áp dụng khoản 3 Điều 11, Thông tư 22, thay vì áp dụng Điều 2 Thông tư 22 vốn dé áp dụng cho những ngành đăng ký mở mới hoàn toàn, chưa từng được đào tạo trên thực tế.

Thứ ba, trong gần 2 năm qua Trường đã thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các công việc tong kết thí điểm đào tạo mã ngành, đáp ứng yêu cầu bồ sung tên ngành

'S Xem chỉ tiết ở các Chuyên đề: “Đánh giá tình hình việc làm của sinh viên ngành Luật Thương mại quốc tế saukhi tôt nghiệp”; “Đánh giá của người sử dụng lao động vê Chương trình đào tạo ngành Luật Thương mại quôctê”; “Đánh giá của người sử dụng lao động về nhu câu sử dụng nguôn nhân lực ngành Luật Thương mại quôc tê”thuộc Kỷ yêu Hội thảo này.

12

Trang 16

Luật Thương mại quốc tế và đã có Báo cáo gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo theo đúng yêu cầu của Thông tư 22.

5 Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Luật Thương mại quốc tế tại Trường Đại học Luật Hà Nội

5.1 Về tổ chức - nhân sự

Thứ nhất, cần tiếp tục kiện toàn đội ngũ viên chức Khoa Pháp luật Thương mại quốc tế dé đảm bảo đủ về số lượng và tốt về chất lượng Trong đó cần tuyển dụng các giảng viên cơ hữu để đáp ứng đủ số lượng giảng viên theo đúng quy định pháp luật về tỉ lệ sinh viên/giảng viên, đồng thời tiếp tục thu hút, phát triển mạng lưới giảng viên thỉnh giảng trong nước và nước ngoài có uy tín và tâm huyết.

Thứ hai, tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên của Khoa Pháp luật Thương mại quốc tế Theo đó, cần ưu tiên tuyển dụng nhân sự là những người đã được đào tạo chuyên sâu về pháp luật thương mại quốc tế, tốt nghiệp ở nước ngoài, giỏi về tiếng Anh và thông thạo các kỹ năng luật gia Đồng thời, cần khuyến khích, tạo cơ chế để giảng viên tham gia nhiều hoạt động thực hành nghề luật, tham gia các khóa đào tạo nâng cao chuyên môn nghiệp vụ ngắn hạn và dài hạn ở trong và ngoài nước Khuyến khích giảng viên tham gia các hội thảo, hội nghị quốc tế dé trao đôi, rèn đũa thêm chuyên môn nghiệp vụ.

5.2 Về chương trình đào tạo

Thứ nhất, việc hoàn thiện CTĐT phải tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành về hình thức, nội dung CTĐT và phải phù hợp sứ mệnh, tầm nhìn và mục tiêu của Trường.

Tủ hai, cần đảm bảo tính đặc thù của ngành LTMQT và tính liên thông với các trình độ, ngành đào tạo.

Thứ ba, việc hoàn thiện CTĐT cần dựa trên việc thu thập và phân tích khách quan, sâu sắc thông tin phản hồi của người dạy, người học và người sử dụng lao động Trong đó, cần sớm nghiên cứu sắp xếp lại các môn học đảm bảo kiến thức nền tảng về pháp luật dân sự - thương mại trong nước và tránh chồng chéo trong nội dung giữa các môn học.

Thứ tu, việc hoàn thiện CTBT phải dựa trên năng lực nội tai của Trường Dai học Luật Hà Nội, trong đó cần tính tới năng lực đội giảng viên (cơ hữu và thỉnh giảng), học liệu, phòng học.

5.3 Về học liệu và phương pháp giảng dạy

- Do đặc thù của ngành đào tạo, học liệu của môn học chuyên ngành của ngành LTMQT chủ yếu là các học liệu bằng tiếng nước ngoài Trong khi đó, dù Trung tâm Thông tin-Thư viện đã có nhiêu no lực lớn và đôi mới trong những năm qua nhưng vì

13

Trang 17

nhiều lý do khách quan (như hạn chế về nguồn tài chính cho việc mua tài liệu/cơ sở đữ liệu nước ngoài) nên vẫn còn chưa sẵn có nhiều tài liệu nước ngoài để phục vụ cho hoạt động giảng dạy (như sách, tạp chí băng tiếng Anh; các nguồn đữ liệu online) Vì thé, Khoa hang năm cần tiếp tục có các đề xuất kịp thời dé bổ sung tài liệu bằng tiếng nước ngoài cho Trung tâm Thông tin-Thư viện Đồng thời giảng viên của Khoa cần tiếp tục nghiên cứu, xuất bản các giáo trình, sách chuyên khảo, tham khảo liên quan đến các môn học thuộc kiến thức chuyên ngành LTMQT.

- Cần đây mạnh việc ứng dụng nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau, nhất là các phương pháp giảng dạy hiện đại, phù hợp với đặc thù của ngành đào tạo và với môi trường giáo dục trong thời đại 4.0 như phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp case study, phương pháp moot court

5.4 Vẻ hoạt động nghiên cứu khoa học

Thứ nhất, nghiên cứu, công bố các sản phâm khoa học phục vụ trực tiếp hoạt động đào tạo ngành LTMQT như giáo trình, sách chuyên khảo, sách tham khảo liên quan tới các môn học, nhất là các môn học/học phan bắt buộc của CTĐT ngành LTMQT;

Tứ hai, khuyên khích công bố quốc tế các sản phẩm khoa học như sách, bài viết hội thảo, bài viết tạp chí;

Thứ ba, tham gia chủ động, tích cực vào các hoạt động khoa học phục vụ công tác xây dựng và thi hành pháp luật về thương mại quốc tế của Nhà nước nói chung, Bộ Tư pháp nói riêng;

Thứ tu, mở rộng hoạt động hợp tác nghiên cứu khoa học với các cá nhân/đơn vingoài trường, ngoài nước.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Báo cáo sơ kết thí điểm mã ngành Luật Thương mại quốc tế của Trường Đại học Luật Hà Nội, 2015.

2 Báo cáo tông kết thí điểm mã ngành Luật Thuong mại quốc tế của Trường Dai học Luật Hà Nội, 2019.

3 Khoa Pháp luật Thương mại quốc tế, Ky yếu Hội thảo: “Chương trình dao tao ngành Luật Thương mại quốc tẾ của Trường Đại học Luật Hà Nội”, Hà Nội, ngày 28/4/2020.

4 Khoa Pháp luật Thương mại quốc tế, Kỷ yếu Toạ đàm: “Hoàn thiện chương trình, phương pháp giảng dạy cử nhân ngành Luật Thương mại quốc tế tại Trường Đại học Luật Hà Nội”, Hà Nội, ngày 26/4/2019.

5 Khoa Pháp luật Thương mại quốc tế, Kỷ yếu Hội thảo cấp Khoa “Chuẩn đầu ra dành cho Chương trình dao tạo trình độ đại học ngành Luật Thương mại quốc tế của Trường Đại học Luật Hà Nội”, Hà Nội, ngày 28/5/2019.

14

Trang 18

6 Luật Giáo dục đại học năm 2012 (sửa đôi, bổ sung năm 2018).

7 Quyét định số 580/QD-BGDDT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục va Dao tạo ban

hành ngày 11/02/2011 về việc giao cho Trường Đại học Luật Hà Nội thí điểm đảo tạo hệ chính quy trình độ đại học ngành Luật Thương mại quốc tế.

8 Quyết định số 1826/QD-DHLHN ngày 05/9/2011 của Hiệu trưởng Trường Dai học Luật Hà Nội về việc ban hành Chương trình thí điểm đào tạo cử nhân ngành Luật Thương mại quốc tế.

9 Quyết định số 2747/QD-DHLHN ngày 17/11/2015 của Hiệu trưởng Trường Dai học Luật Hà Nội về việc ban hành Chương trình đào tạo đại học hệ chính quy ngành luật thương mại quốc tế.

10 Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18/10/2016 của Thủ tưởng Chính phủ phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

11 Thông tư 07/2015/TT-BGDĐT ngày 16/4/2015 của Bộ Giáo dục và Dao tao về việc Ban hành Quy định về khối lượng kiến thức tối thiêu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo của giáo dục đại học và quy trình xây dựng, thâm định, ban hành chương trình đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.

13 Thông tư 22/2017/TT-BGDĐT ngày 06/9/2017 của Bộ Giáo dục và Dao tạo về Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo và đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mở ngành dao tạo trình độ dai hoc.

14 Thông tư số 24/2017/TT-BGDĐT ngày 10/10/2017 của Bộ trưởng Bộ GD&DT ban hành Danh mục giáo dục, đào tao cấp IV trình độ đại học.

15 Trường Đại học Luật Hà Nội, Kỷ yếu Hội thảo “Đóng góp ý kiến cho Dự thảo Chuẩn đầu ra các chương trình dao tạo trình độ dai học tại Trường Đại học Luật Hà Nội”, Hà Nội, ngày 15/6/2019.

16 http://hlu.edu.vn/News/Details/27

15

Trang 19

CHUAN ĐẦU RA VÀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGANH LUẬT THUONG MẠI QUOC TE HỆ CHÍNH QUY

CUA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUAT HÀ NOI

TS Trương Thị Thuý Bình”

Tóm tắt: Đối với hoạt động đào tạo tại các cơ sở giáo đục đại học, nếu chương trình dao tạo đóng vai tro quyết định đến chất lượng đào tạo thì chuẩn dau ra được xem là “công cụ” dé kiểm soát chat lượng đào tạo Trước bối cảnh Tì rường Đại học Luật Hà Nội đang tiễn hành T ong két thi diém dao tao hé chinh quy trình độ đại hoc ngành Luật Thương mại quốc tế, trong khuôn khổ chuyên đề này, tác giả tập trung vào một số nội dung chính sau: Khái quát về chuẩn dau ra và chương trình đào tạo trình độ đại học; Quá trình xây dựng và hoàn thiện chuẩn đẩu ra và chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Luật Thương mại quốc tế hệ chính quy tại Trưởng Dai học Luật Hà Nội; Trong đó, nêu rõ các đặc điểm riêng có của chuẩn dau ra và chương trình đào tạo hiện hành trong tương quan so sánh với chuẩn dau ra và chương trình đào tạo các ngành luật khác.

Từ khoá: Chuẩn dau ra; chương trình đào tạo; đào tạo trình độ đại học; Luật Thương mại quốc tế.

1 Khái quát về chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo trình độ đại học 1.1 Khái quát về chuẩn dau ra

Trên thế giới, thuật ngữ chuẩn đầu ra (CDR) bat đầu được sử dụng từ một số đổi mới trong giáo dục tại Hoa Kỳ từ những năm 1960 - 1970 Tại châu Âu, tháng 6/1999, trong Tuyên bố Bogogna, nham thiét lập một “Khu vực dao tạo giáo duc bậc cao chung” (a common European Higher Education Area - AHEA) dé tăng cường hiệu qua giao duc bac cao tai chau Au, CDR đã được đề cập với vai trò quan trọng trong SỐ các biện pháp hành động của Tuyên bố Sau đó, từ những năm 2000, các cơ sở đào tạo tại Khu vực Giáo dục bậc cao châu Âu đều phải dựa trên CDR và Chương trình dao tao (CTĐT) phải được thiết kế lại để đạt được và phản ánh được các tiêu chuẩn trong CĐR này Cùng với mô hình đào tạo theo tín chỉ, CĐR ngày càng được áp dụng rộng rãi tại các nước khác trên thế giới, như: tại Anh (nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục bậc cao), Australia, New Zealand và Cơ quan kiêm định Nam Phi !

* Giảng viên, Khoa Pháp luật Thương mại quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội

' ThS Nguyễn Thị Anh Thơ, Tong quan về chuẩn dau ra dành cho chương trình đào tạo trình độ đại học ngànhLuật Thương mại quốc tế của Trường Đại học Luật Hà Nội, Ky yêu hội thảo “Chuẩn đầu ra dành cho chươngtrình dao tạo trình độ đại học ngành Luật Thương mại quốc tế của Trường Dai học Luật Hà Nội”, Khoa Phápluật Thương mại quốc tế, Đại học Luật Hà Nội, tháng 05/2019, tr 2.

16

Trang 20

Tại Việt Nam, bắt đầu từ năm 2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Công văn số 2196/BGDĐT-GDĐH ngày 22/4/2010, yêu cầu các trường đại học, cao dang cần phải xây dựng và công b6 CDR cho các ngành nghề đào tao của trường Theo đó, các trường đại học, cao dang cần tổ chức xây dựng và công bố CDR cho các ngành nghề đào tạo của Trường Đây là nhiệm vụ trọng tâm, là một trong những giải pháp góp

phần nâng cao chất lượng dao tao của từng cơ sở dao tao và toàn ngành, là cam kết của

các cơ sở giáo dục đại học về chất lượng đào tạo với xã hội, về năng lực của người học sau khi tốt nghiệp.”

Khái niệm CDR được tiếp cận tuỳ vào từng tô chức, quốc gia hay cơ sở dao tạo Theo Dai hoc New South Wales, Australia, CDR là những cam kết rõ ràng về yêu cầu của Đại học đối với sinh viên phải biết, hiểu hoặc có thể thực hành được sau khi hoàn thành các khoá học của UNSW; theo Ban cải tiến chất lượng, Dai học Texas, CDR mô tả khả năng sinh viên có thê thực hiện được về kiến thức, kỹ năng và thái độ sau khi hoàn thành một chương trình; hay theo Tổ chức thư viện luật Hoa Kỳ, CĐR là một bản cam kết về những việc mà người học sẽ biết hoặc có thê làm được sau khi trải qua quá trình học tập CDR thường được mô tả theo các mục như kiến thức, kỹ năng, hoặc thái độ.”

Tại khoản 8 Điều 2 Thông tư số 12/2017/TT-BGDĐT ngày 19/5/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Dao tao về kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học định nghĩa: CDR là yêu cầu tối thiểu về kiến thức, kỹ năng, mức độ tự chủ và trách nhiệm cá nhân mà người học đạt được sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, được cơ sở giáo dục cam kết với người học, xã hội và công bố công khai cùng với các điều kiện đảm bảo thực hiện Và gần đây nhất, theo khoản 7 Điều 5 Luật Giáo dục năm 2019 định nghĩa: CDR là yêu cầu cần đạt về phẩm chat và năng lực của người học sau khi hoàn thành một chương trình giáo dục.

Như vậy, dù khái niệm CDR được mô tả bằng nhiều cách khác nhau nhưng thường bao gồm các yêu câu tối thiểu về kiến thức, kỹ năng, thái độ mà người học sẽ đạt được sau khi kết thúc khoá học tại một cơ sở đào tạo, được cơ sở đào tạo cam kết với người học, xã hội và công bố công khai cùng với các điều kiện đảm bảo thực hiện.

1.2 Khái quát về Chương trình đào tạo trình độ đại học

Chương trình đào tạo (CTĐT) được ví như “xương sống” của toàn bộ quá trình dao tạo và là yéu tố đóng vai trò quan trọng quyết định đến chất lượng dao tạo của các cơ sở đảo tạo nói chung và cơ sở đảo tạo đại học nói riêng.

* http://ktdbelgd.ufl.udn.vn/img/uploads/ktdbelgd/CV_Bo_2196 2010 Chuan dau ra _2010.pdf, truy cập25/4/2020.

> Declan Kennedy, Aine Hyland, Norma Ryan, Writing and Using Learning Outcomes: a Practical Guide,https://www.fibaa.org/fileadmin/uploads/content_uploads/Writing_and Using Learning Outcomes _01.pdf, truycap 25/4/2019.

17

Trang 21

Có nhiều cách hiểu khác nhau về CTĐT Theo học giả người Mỹ Wentling (1993): “CTDT là một bản thiết kế tong thé cho một hoạt động đào tao (đó có thể là một khoá học kéo đài vài giờ, một ngày, một tuân hoặc vài năm) Bản thiết kế tổng thể đó cho biết toàn bộ nội dung can đào tạo, chỉ rõ những gì có thể trông đợi ở người học sau khoá học, nó phác hoạ quy trình cần thiết để thực hiện nội dụng đào tạo, nó cũng cho biết phương pháp đào tạo và các cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và tat cả những van dé trên được sắp xếp theo một thời gian biếu chặt chẽ ”."

Theo điểm a khoản 1 Điều 36 Luật Giáo dục đại học năm 2012 (sửa đôi, bố sung năm 2018) quy định: “Chương trình đào tạo trình độ cao dang, đại học gồm: mục tiêu, chuẩn kiến thức, kỹ năng của người học sau khi tốt nghiệp; nội dung đào tạo, phương pháp đánh giá đối với mỗi môn học và ngành học, trình độ đào tạo; Bảo đảm yêu câu liên thông giữa các trình độ và với các chương trình đào tạo khác” Theo khoản 3 Điều 3 Quy định về Kiến thức tôi thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo của Giáo dục đại học và Quy trình xây dựng, thấm định, ban hành Chương trình đào tạo trình độ đại học, thạc sỹ, tiến sỹ ban hành kèm Thông tư số 07/2015/TT-BGDĐT ngày 16/4/2015 của Bộ Giáo dục và Dao tạo: “Chương trình đào tạo là hệ thống kiến thức lý thuyết và thực hành được thiết kế dong bộ với phương pháp giảng dạy, học tập và đánh giá kết quả học tập dé dam bảo người học tích luỹ được kiến thức và đạt duoc năng lực cân thiết doi với mỗi trình độ của giáo duc đại học ”.

Như vậy, có thé hiểu, CTĐT đại học là toàn bộ các học phần và các hoạt động được cơ sở đào tạo đại học xây dựng nhằm trang bị cho sinh viên kiến thức, kĩ năng và thái độ phù hợp với chuyên ngành lựa chọn CTĐT không chỉ thé hiện được năng lực chuyên môn tích lũy được mà phải đồng thời đảm bảo được 6 nhân tô của chất lượng nguồn nhân lực, đó là: trình độ văn hóa, học vấn; tri thức; thể lực; năng lực chuyên môn, nghề nghiệp; hiểu biết xã hội, lỗi sống: khả năng thích ứng, phát triển Tại mỗi cơ sở dao tạo đại học, CTDT không bat biến mà được điều chỉnh, cải tiễn phù hợp với nhu cầu của người học, xã hội và thị trường lao động.”

Tại Việt Nam, với mục đích hướng tới sự liên thông của hệ thống giáo dục đại học trong nước với hệ thống giáo dục đại học trên thế giới, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 47/2001/QĐ-TTg về van đề quy hoạch mạng lưới trường đại học, cao đăng giai đoạn 2001 - 2010 với nội dung “thuc hiện quy trình đào tạo linh hoạt, từng bước chuyển việc tổ chức quy trình đào tạo theo niên chế sang học chế tín ch” Cụ thé hoá quyết định nêu trên, ngày 30/7/2001, Bộ Giáo dục và Dao tao đã ban

* Wentling Tim L., Planning for Effective Training: Guide to Curriculum Development, Food and AgricultureOrganization of the United Nations, Stylus Public, 1993.

Ÿ Lê Minh Hiệp, “Thực trạng phát triển chương trình đào tạo ở Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵngđáp ứng tiêu chuẩn chất lượng của AUN-QA)”, Tap chí Giáo duc, số 435, kỳ 1 tháng 8/2018, tr 13 - 14.

18

Trang 22

hành Quyết định số 31/2001/QD-BGDDT về việc thí điểm tổ chức dao tạo, kiểm tra, thi và công nhận tốt nghiệp đại học, cao đăng hệ chính quy theo học chế tín chỉ Sau một thời gian áp dụng thí điểm, ngày 15/8/2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT về việc ban hành “Quy chế dao tạo đại học và cao đăng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ” Cho đến nay, đào tạo chính quy theo hệ thống tín chỉ đã được áp dụng vào tất cả các cơ sở đào tạo đại học và cao đăng trên cả nước Hiện tại, Quy chế đào tạo đại học và cao đăng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ

được áp dụng theo Quyết định số 17/VBHN-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo,

ngày 15/5/2014 (Quy chế ĐT).

Theo Quy chế DT, mỗi CTDT gắn với một ngành (kiểu đơn ngành) hoặc với một vài ngành (kiêu song ngành, kiêu ngành chính - ngành phụ, kiểu 2 văn bằng) và được cau trúc từ các hoc phần thuộc hai khối kiến thức: Giáo dục đại cương và giáo dục chuyên nghiệp Khối lượng của mỗi CTĐT không dưới 180 tín chỉ đối với khóa đại học 6 năm; 150 tín chỉ đối với khóa đại học 5 năm; 120 tín chỉ đối với khóa đại học 4 năm Trong mỗi khối kiến thức giáo dục đại cương hay giáo dục chuyên nghiệp bao gồm các học phần, học phần là khối lượng kiến thức tương đối trọn vẹn, thuận tiện cho sinh viên tích lũy trong quá trình học tập Phần lớn học phần có khối lượng từ 2 đến 4 tín chỉ, nội dung được bồ trí giảng dạy trọn vẹn và phân bố đều trong một học kỳ Có hai loại học phần: học phần bắt buộc và học phần tự chọn Một tín chỉ được quy định

băng 15 tiết học lý thuyết; 30 - 45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận; 45 - 90

giờ thực tập tại cơ sở; 45 - 60 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc đồ án, khóa luận tốt nghiệp Đối với những học phần lý thuyết hoặc thực hành, thí nghiệm, để tiếp thu được một tín chỉ sinh viên phải dành it nhất 30 giờ chuẩn bị cá nhân Hiệu trưởng các trường quy định cụ thể số tiết, số giờ đối với từng học phần cho phù hợp với đặc điểm của trường Đào tạo trình độ đại học được thực hiện từ 4 đến 6 năm học tùy theo ngành nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bang tốt nghiệp trung cấp; từ 2,5 đến 4 năm học đối với người có băng tốt nghiệp trung cấp cùng ngành đào tạo; từ 1,5 đến 2 năm học đối với người có bằng tốt nghiệp cao đẳng cùng ngành dao tạo.”

1.3 Mối quan hệ giữa chuẩn dau ra và chương trình đào tao

CDR va CTĐT có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại, chi phối lẫn nhau trong quá trình đào tạo và phát triển của mỗi cơ sở giáo dục đại học.

CDR là những mục tiêu cu thể của CTĐT và được viết dưới dạng văn bản, được trình bày thành một danh sách các yêu cầu có thé đo lường được về kiến thức, kỹ năng, phâm chất đạo đức, công việc mà người học có thé đảm nhận được sau khi tốt nghiệp b Xem thêm Điều 2, 3, 6 Quy chế dao tạo đại học và cao dang hé chinh quy theo hé thong tin ban hanh theoQuyết định sô 17/VBHN-BGDDT của Bộ Giáo dục va dao tạo ngày 15/5/2014.

19

Trang 23

Can phân biệt giữa mục tiêu của CTDT va CDR: Mục tiêu của CTĐT là đích hướng đến còn CĐR là kết quả thực tế đạt được của các mục tiêu đó Mục tiêu đào tạo phản ánh ý đồ của người day, CDR thé hién ki vọng của người hoc về việc sẽ học được gi, làm được gi sau khi tốt nghiệp CĐR phản ánh “hệ giá trị” mà đơn vị đào tạo cam kết với người học về chất lượng đào tạo; trên cơ sở đó, người học giám sát, đánh giá chất lượng đào tạo thé hiện qua sự hài lòng hay không hai lòng và những kết quả đạt được trong hoạt động nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp ˆ

CDR và CTĐT khi được thiết kế luôn cần được đặt trong mỗi quan hệ với xã hội

và thị trường lao động Tại điểm d khoản 1 Điều 36 Luật Giáo dục đại học năm 2012 (sửa đối, b6 sung năm 2018) đã quy định nhiệm vụ và trao quyền hạn cho cơ sở giáo dục đại học: “Cơ sở giáo dục đại học tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc xây dựng,

thẩm định, ban hành chương trình đào tạo trình độ cao đăng, đại học, thạc sĩ, tiễn sĩ”.

Tuy nhiên, cơ sở giáo dục đại học không phải thiết kế CTĐT một lần và dùng để đào tạo cho các tất cả khóa học, mà cần được phát triển, bố sung, hoàn thiện tuỳ theo sự thay đổi của trình độ phát triển kinh tế - xã hội đất nước, thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ, đáp ứng yêu cau của thị trường sử dụng lao động CDR được ví như “thước đo” trình độ của người học về phâm chất, kiến thức, kỹ năng, thái độ nhận thức sau khi tốt nghiệp một CTĐT; nhà tuyển dụng có thể dùng nó làm một trong các căn cứ dé nhận biết người lao động đã tiếp thu được kiến thức, kỹ năng gì từ cơ sở dao tao

và tính ứng dụng cho công việc thực tiễn tại đơn vị mình Nói cách khác, CĐR chính

là cam kết của cơ sở đào tạo với người tuyên dụng và xã hội Cam kết đó thé hiện trách nhiệm về chất lượng giáo dục, đào tạo của của cơ sở đào tạo dé xã hội giám sát, phản biện.

Như vậy, trong quá trình ton tại và phát triển của mỗi cơ sở giáo dục đại học, CDR va CTĐT gan kết chặt chẽ, bổ Sung, hỗ trợ lẫn nhau CTĐT và CDR phải được xây dựng dựa trên nhu cầu của xã hội, tức phải dạy những gì xã hội và thị trường lao động cần, chứ không phải dạy những gì cơ sở đào tạo có; tuy nhiên, vẫn phải đảm bảo mức “chuẩn” về hàm lượng kiến thức hàn lâm va thực tiễn Vì mỗi nhà tuyển dung sé có những “đặt hàng” khác nhau, do vậy, nếu “gom” tat cả nhu cầu của tất cả nhà tuyển dụng sẽ không thé trở thành một “chuẩn” chung cho một CTĐT Bởi lẽ đó, co sở đào tạo sẽ xem xét nhu cầu xã hội nhưng cũng sẽ phải đảm bảo mức chuẩn chung để người học khi ra tốt nghiệp sẽ có thé phù hợp với nhiều vị trí công việc khác nhau trong một

lĩnh vực chuyên môn nhất định.

7 Hoàng Thi Huong, “Nâng cao chất lượng xây dựng chuẩn đầu ra chương trình đào tao ở một số cơ sở giáo ducđại học tại nước ta”, Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt kỳ 2 tháng 5/2018, tr 86.

8 ThS, Nguyễn Thị Anh Thơ, “Tổng quan về chuẩn đầu ra dành cho chương trình đào tạo trình độ đại học ngành

Luật Thương mại quốc tế của Trường Dai học Luật Hà Nội”, Kỷ yếu hội thảo: Chuẩn dau ra dành cho chương20

Trang 24

2 Quá trình xây dựng chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Luật Thương mại quốc tế hệ chính quy tại trường Đại học Luật Hà Nội

2.1 Đối với xây dựng chương trình đào tạo

Trường Đại học Luật Hà Nội thí điểm đào tạo hệ chính quy trình độ đại học ngành Luật thương mại quốc tế (LTMQT) dựa trên Quyết định số 580/QD-BGDDT ngày 11/02/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Từ tháng 9/201 1, Nhà trường đã tiễn hành tuyển sinh; tính đến tháng 5/2020 đã đào tạo được 5 khóa (gồm 5 khóa cử nhân chính quy văn bằng một và 2 khóa cử nhân chính quy văn bằng hai)” và đang đào tạo 4 khoá cử nhân hệ chính quy văn bằng một ngành LTMQT, với tổng số lượng 1157 sinh viên.

Đề thực hiện Quyết định số 580, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội đã ký Quyết định số 1826/QD-DHLHN ngày 05/9/2011 về việc ban hành Chương trình thi điểm đào tạo cử nhân ngành LTMQT (gọi tat là CTĐT năm 201 1) Sau đó, năm 2015, Trường cho ra đời CTĐT hiện hành dựa trên Quyết định số 2747/QD-DHLHN ngày 17/11/2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội về việc ban hành Chương trình đào tạo đại học hệ chính quy ngành LTMQT (gọi tắt là CTĐT năm 2015) thay thế cho CTĐT năm 2011.

Như vậy, ké từ thời điểm dao tạo thí điểm cử nhân ngành LTMQT (tương ứng với Khoá sinh viên K36) đến nay, CTDT mã ngành LTMQT đã được chỉnh sửa 01 lần Hai CTĐT này chỉ có khác biệt nhỏ ở tổng số tín chỉ của CTĐT, theo đó CTĐT năm 2015 là 126 tín chỉ (chưa tính phần nội dung giáo dục quốc phòng — an ninh và giáo dục thé chất), giảm 01 tín chỉ (ở học phan tự chọn) so với CTĐT năm 2011 Còn lại các nội dung khác ở hai CTĐT đều giống nhau.

* CTĐT dai học hệ chính quy (hiện hành) ngành LTMOT gâm 3 phan:

- Phần một: Bao gồm mục tiêu dao tạo, thời gian thực hiện và cau trúc CTĐT.

+ Mục tiêu đào tạo;

+ Thời gian thực hiện và cau trúc CTĐT: Thời gian thực hiện khoá học 4 năm, với khối lượng kiến thức được tích luỹ 126 tín chỉ (chưa tính phần nội dung giáo dục quốc phòng - an ninh và giáo dục thê chất).

- Phan hai: Nội dung CTĐT: Gồm nội dung tổng thé và nội dung chi tiết Trong đó nội dung tông thé gồm:

+ Khối kiến thức giáo dục đại cương 33 tín chi: với 21 tín chỉ của các môn học bắt buộc và 12 tín chỉ các môn tự chọn;

trình đào tạo trình độ đại học ngành Luật Thương mại quốc tế của Ti ruong Dai học Luật Ha Nội, Khoa Phápluật Thương mại quốc tế, Đại học Luật Hà Nội, tháng 05/2019, tr 6.

? Văn bằng một chính quy: Các khoá từ Khóa 36 - Khóa 44 (các khoá đã tốt nghiệp: Khoá 36 — Khoá 40) Vănbang hai chính quy: KI5KVB2CQ và K16EVB2CQ (đã tốt nghiệp).

21

Trang 25

+ Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 83 tín chỉ: với 26 tin chỉ kiến thức các môn học bắt buộc cơ sở ngành; 43 tín chỉ kiến thức ngành luật thương mại quốc tế; 14 tin chỉ kiến thức bồ tro;

+ Viết khoá luận tốt nghiệp, thực tập tại cơ sở hoặc đăng ký học và thi các môn học thay cho khoá luận tốt nghiệp: 10 tín chỉ.

Nội dung chi tiết được thé hiện thông qua dé cương môn học của các học phan Các đề cương môn học chứa đựng các nội dung chính: thông tin giảng viên, các môn

học tiên quyết, nội dung chi tiết và tóm tắt của môn học, mục tiêu chung và mục tiêu

nhận thức chi tiết, học liệu, hình thức tổ chức dạy học, phương pháp và hình thức tổ chức kiểm tra đánh giá.

- Phần ba: Một số môn học/chủ đề được dạy và học bằng tiếng Anh * Dac điểm của CTĐT trình độ đại học ngành LTMOT:

CTDT trình độ dai học ngành LTMQT tại Trường Dai học Luật Hà Nội mang một số đặc điểm riêng có trong tương quan so sánh với CTĐT các ngành luật khác như sau:

- Về mục tiêu đào tạo: CTĐT đại học ngành LTMQT ngoài việc hướng tới mục tiêu đào tạo sinh viên có những phẩm chat tương tự như các ngành luật khác (phẩm chất chính trị và đạo đức, có tri thức và sức khoẻ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tiến trình hội nhập quốc tế); CTĐT đã nêu bật được mục tiêu riêng có của CTĐT ngành LTMQT, đó là đào tạo ra những sinh viên “có khả năng vận dụng kiến thức pháp luật thương mại quốc tế và tiếng Anh chuyên ngành đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực” Đây là những kiến thức, những khả năng chỉ sinh viên ngành LTMQT có được qua quá trình đào tạo.

- Việc xây dựng CTĐT đại học ngành LTMQT được tiếp cận theo hướng pháp luật thương mại quốc tế như một lĩnh vực mang tính chất “liên ngành”, bao gồm kinh tế, chính trị, ngoại giao, giao tiếp giữa các nền văn hoá và pháp luật quốc tế Tuy nhiên, pháp luật là chủ đạo, bao gồm cả công pháp quốc tế và pháp luật quốc gia trong lĩnh vực kinh tế-thương mại, trong đó có tư pháp quốc tế.

- CTĐT đại học ngành LTMQT được xây dựng nhằm hướng tới việc cung cấp cho sinh viên khối kiến thức cơ bản, có hệ thống và khá sâu sắc về pháp luật thương mại quốc tế, trên nền tảng sự hiểu biết cơ bản về pháp luật Việt Nam, có kỹ năng cơ bản của luật gia quốc tế và thành thạo tiếng Anh pháp lý Để đạt được điều này, trong CTĐT ngành LTMQT, học phần “Luật Thương mại quốc tế” như trong CTĐT ngành luật (hay các CTĐT thuộc các ngành khác) không còn, mà thay vào đó là một hệ thống các học phần về pháp luật thương mại quốc tế (với thời lượng 44 tín chỉ) được xây dựng thành khối kiến thức ngành LTMQT Các môn học này được tập trung giảng dạy

22

Trang 26

từ năm thứ ba của CTDT Bên cạnh đó, CTĐT ngành LTMQT được xây dung với

nhiều các học phần về kỹ năng luật gia và tiếng Anh pháp lý chuyên ngành '”

- CTĐT đại học ngành LTMQT đáp ứng đầy đủ yêu cầu của một ngành đào tạo riêng biệt Theo đó, CTĐT ngành LTMQT của Trường Đại học Luật Ha Nội có những điểm khác biệt so với Chương trình dao tạo ngành Luật truyền thống tại Trường (ké cả các ngành sau này của Trường như Luật Kinh tế, Ngôn ngữ Anh), ngành Luật Quốc tế (như của Học viện Ngoại giao): không triển khai theo phô rộng các chuyên ngành, ma tập trung chuyên sâu đối với một ngành “Luật thương mại quốc tế”; thời lượng giảng dạy cho các môn học kỹ năng luật gia và tiếng Anh pháp lý được tăng cường Với mục tiêu đảm bảo sinh viên ra trường có được kiến thức về pháp luật nền tảng và kiến thức pháp luật thương mại quốc tế, kỹ năng cơ bản của luật gia quốc tế và tiếng Anh chuyên ngành Từ khi ra đời năm 2011 cho đến nay, CTDT ngành LTMQT đã xây dựng được nhiều học phan mới cho sinh viên (so với chương trình dao tạo ngành Luật và các ngành sau này của Trường), chiếm trên 50% thời lượng toàn bộ chương trình Nếu so với CTĐT của các ngành đào tạo gần (của các cơ sở đào tạo luật trên toàn quốc) với CTĐT ngành LTMQT của Trường thì khối kiến thức ngành (gồm kiến thức chung và kiến thức chuyên sâu của ngành) trong chương trình ngành LTMQT đảm bảo yêu cầu có khối lượng tối thiểu 30 tín chỉ không trùng lắp với khối kiến thức ngành của các ngành gan trong nhóm (gồm ngành Luật Kinh tế, ngành Luật Kinh doanh và ngành Luật Quốc tế) theo đúng quy định của pháp luật hiện hành đối với một ngành đào tạo riêng biệt '

2.2 Đối với xây dựng chuẩn đầu ra

CTDT đại học ngành LTMQT hiện hành của Trường Đại học Luật Hà Nội (ra đời năm 2015) tính về mặt thời gian, được ban hành trước so với CDR của CTĐT.

Sau đó, nhằm đáp ứng Quy định về Kiến thức tôi thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo của giáo dục đại học và Quy trình xây dựng, thấm định, ban hành Chương trình đào tạo trình độ đại học, thạc sỹ, tiễn sỹ, Ban hành kèm Thông tư 07/2015/TT-BGDĐT ngày 16/4/2015 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo, CĐR chương trình đào tạo cử nhân ngành

LTMQT của Truong Đại học Luật Hà Nội lần đầu được ban hành theo Quyết định số

1562/QD-DHLHN ngày 16/5/2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Ha Nội (sau gọi tắt là CDR năm 2017).

!° Theo tài liệu Hội nghị sơ kết đào tạo thí điểm cử nhân ngành LTMQT năm 2015.

! PGS.TS Nguyễn Bá Bình, “Chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Luật Thương mại quốc tẾ củaTrường Dai học Luật Hà Nội: Đặc điểm, nhu cầu và định hướng hoàn thiện”, Kỷ yếu hội thảo “Chương trìnhđào tạo ngành Luật thương mại quốc té của Trường Đại học Luật Hà Nội”, Khoa Pháp luật Thương mại quốctẾ, Trường Đại học Luật Hà Nội, tháng 4/2020, tr 3.

2a

Trang 27

Tháng 10/2019, Trường cho ra đời CDR CTDT đại học ngành LTMQT hiện hành, ban hành kèm theo Quyết định số 3773/QD-DHLHN ngày 09/10/2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội về việc công bố CĐR trình độ đại học đối với các ngành/chương trình đào tạo của Trường Đại học Luật Hà Nội (sau gọi tắt là CDR năm 2019).

Như vậy, kế từ khi ban hành lần đầu năm 2017 đến nay, CDR CTDT đại học ngành LTMQT đã được chỉnh sửa 01 lần Hai phiên bản được thiết kế vẫn với 8 mục lớn (gồm: tên ngành đào tạo; trình độ đào tạo; yêu cầu về kiến thức; yêu cầu về kỹ năng; yêu cầu về thái độ; vị trí việc làm của người học sau khi tốt nghiệp; khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi ra trường; các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà Trường tham khảo) nhưng một số nội dung bên trong một số mục đã được thay đổi.

* Sự thay đổi của CPR hiện hành (năm 2019) so với CDR năm 2017 được mô tả trong bảng dưới đây:

Tên mục CDR năm 2017 CDR năm 2019 Sự thay đổi I Tên ngành | - Tên tiếng Việt - Tên tiếng Việt

đào tạo - Tên tiếng Anh - Tên tiếng Anh

II Trình độ | Cử nhân Đại học (cấp CDR năm 2019 đã sử dụng

Yêu cau về kiến thức ở CDR năm 2019 đã có sự thay đổi về nội dung khi chia thành 3 loại: kiến thức giáo dục đại cương, kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và kiến thức bồ trợ; thay vì nêu theo kiểu

liệt kê thành 4 loại như CDRnăm 2017.

Đặc biệt phần kiến thức giáo dục chuyên nghiệp có bổ sung thêm phần “Kiến thức tiếng Anh pháp lý chuyên ngành LTMQT” Đây là kiến

thức có vai trò quan trọng

trong hành trang tích luỹ kiến

24

Trang 28

Kỹ năng luật gia,

Ngoai ra b6 sung thém muc “Kiến thức bổ tro”, chứa đựng các kiến thức về kỹ

năng luật gia, kỹ năng nghiêncứu và phân tích án lệ Đây

+ Kỹ năng luật gianâng cao, kỹ năng

mềm nhưng nội dung cụ thê

các kỹ năng của CDR năm

2019 đã được thay đổi, nhấn

án lệ, kỹ năng luật gia cơ bản,kỹ năng luật gia nâng cao, kỹ

năng diễn án giả tưởng Chuyển kỹ năng sử dụng ngoại ngữ tiếng Anh thuộc kỹ năng mềm (theo CDR năm

2017) sang thuộc kỹ năng

bổ sung thêm một số yêu cầu mới như: Ý thức xây dựng và bảo vệ lợi ích của cộng đồng và xã hội, góp phần xây dựng xã hội công bằng, dân chủ và

văn minh; tích cực đâu tranh25

Trang 29

công băng, dân Điều này nhấn mạnh thêm

trách nhiệm của sinh viên

ngành LTMQT đối với cộng

đông và xã hội.

VỊ VỊ trí làm - Thực hiện phápluật;

- Tư van pháp luật;

- Giảng dạy, nghiên

CDR năm 2019 ngoài việcliệt kê các công việc sinh viên

LTMQT có thể đảm nhiệm thì đã nhấn mạnh thêm các công việc liên quan đến pháp luật thương mại quốc tế Điều này thé hiện tính đặc thù của

- Khoá đào tạo,

bồi dưỡng chuyên

ngành khác

CDR năm 2019 bổ sung thêm

mục: “Khoá đào tạo, bôi

Liệt kê các chương

trình, tài liệu, chuẩn

Trang 30

* Đặc điểm của chuẩn dau ra CTĐT dai hoc ngành LTMOT:

CĐR CTĐT đại học hiện hành của ngành LTMQT mang một số đặc điểm riêng có trong tương quan so sánh với CDR CTDT các ngành luật khác trong Trường như:

- Yêu cầu về kiến thức: Ngoài kiến thức tương tự như các ngành Luật khác về kiến thức giáo dục đại cương, phần kiến thức giáo dục chuyên nghiệp, sinh viên ngành LTMOT bên cạnh các kiến thức mang tính chuyên biệt về pháp luật thương mại quốc tế, còn được trang bị thêm kiến thức tiếng Anh pháp lý chuyên ngành LTMQT và kiến thức bổ trợ mà chỉ ngành LTMQT giảng dạy như: Kỹ năng luật gia, kỹ năng nghiên cứu và phân tích án lệ

- Yêu cầu về kỹ năng: Ngoài các kỹ năng mà sinh viên các ngành Luật khác được trang bị, thì sinh viên ngành LTMQT còn được trang bị thêm kỹ năng cứng về nghiên cứu và phân tích án lệ, nhất là các án lệ quốc tẾ, kỹ năng luật gia cơ bản; trang bị thêm kỹ năng mềm về kỹ năng luật gia nâng cao, kỹ năng diễn án giả tưởng Đặc biệt kỹ năng sử dụng ngoại ngữ tiếng Anh được đưa từ kỹ năng mềm (trong các ngành Luật khác) sang kỹ năng cứng (trong ngành LTMQT), nhằm nhắn mạnh sự cần thiết của loại kỹ năng này đối với sinh viên ngành LTMQT.

- VỊ trí việc làm của người học sau khi tốt nghiệp: Ngoài các vi trí việc làm cua sinh viên sau khi tốt nghiệp tương tự như sinh viên các ngành Luật khác (ở phạm vi trong nước), sinh viên ngành LTMQT còn có thé làm việc tại các vị trí liên quan tới LTMQT (tức bao gồm cả các công việc có yếu tố quốc tế, như: thực hiện các công việc mang tính pháp lý tại các tổ chức quốc tế, cơ quan đại điện ngoại giao và tham tán thương mại ở nước ngoài, các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài, soạn thảo hay đàm phán và giao kết các hợp đồng thương mại quốc tế, tư vấn khởi kiện và giải quyết tranh chấp tại các cơ quan tài phán quốc tế ).

3 Hoàn thiện chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Luật Thương mại quốc tế hệ chính quy tại trường Đại học Luật Hà Nội

Sau hành trình 9 năm đào tạo tại Trường Đại học Luật Hà Nội, nhìn chung CTĐT đại học ngành LTMQT đã nhận được nhiều đánh giá tốt Theo Báo cáo của Đoàn đánh giá ngoài Trường Đại học Luật Hà Nội (tháng 12/2017) liên quan đến Tiêu chí 3, CTDT trình độ dai học ngành LTMQT là một trong các chương trình có nhiều ưu điểm, như: “được xây dựng có sự tham khảo của các trường đại học có uy tín trong nước hoặc trên thế giới; có sự tham gia của các nhà khoa học chuyên môn, giảng viên, cán bộ quản lý, đại diện của các tô chức xã hội nghề nghiệp, nhà tuyển dụng lao động và người đã tốt nghiệp” Đại diện các cơ sở đào tạo khác (như: Trường Đại học Ngoại thương, Học viện Ngoại giao) đánh giá cao quyết tâm tạo ra sự khác biệt và rất sáng tạo, không chịu theo “lối cũ” khi thiết kế chương trình đào tạo cử nhân ngành

Si

Trang 31

LTMOT vào thời điểm năm 2011 '“ Theo khảo sát của Khoa Pháp luật Thương mại quốc tế năm 2019 về việc lấy ý kiến nhận xét của cựu sinh viên và người sử dụng lao động đối với CTĐT ngành LTMQT, thu được kết quả: CTĐT đại học hệ chính quy ngành LTMQT có mục tiêu rõ rang, cụ thé, cau trúc hợp lý, được thiết kế một cách hệ

thống, đáp ứng yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng của đào tạo trình độ đại học và

đáp ứng linh hoạt nhu cầu nhân lực của thị trường lao động `

CDR CTĐT đại học ngành LTMQT hiện hành (ban hành tháng 10/2019) ra đời sau khi ban dự thảo CDR được chỉnh sửa và hoàn thiện dựa trên sự ghi nhận va tiếp thu nhiều ý kiến của các nhà khoa học, giáo viên thỉnh giảng, đại diện các cơ sở đào tạo luật khác, đặc biệt là của người sử dụng lao động và cựu sinh viên tại 02 Hội thảo: Hội thảo “Chuẩn đầu ra dành cho chương trình dao tạo trình độ đại học ngành Luật Thương mại quốc té của Trường Đại học Luật Hà Nội” do Khoa Pháp luật Thương mại quốc tế tổ chức vào 28/5/2019; Hội thảo “Đóng góp ý kiến cho Dự thảo Chuẩn đầu ra các chương trình đào tạo trình độ đại học tại Trường Đại học Luật Hà Nội” do Trường Đại học Luật Hà Nội tô chức vào ngày 15/6/2019 Nhờ vậy, CDR CTĐT đại học ngành LTMQT sau 01 lần chỉnh sửa đã được khoác lên mình một diện mạo tương đối mới thê hiện tốt hơn nét đặc thù của những kiến thức, kỹ năng, vị trí làm việc của sinh viên ngành LTMQT có được sau khi tốt nghiệp.

Tuy nhiên, có thể nhận thấy nhu cầu hoàn thiện CTĐT đại học ngành LTMQT nói chung và CĐR nói riêng luôn hiện hữu.

Việc hoàn thiện CDR và CTĐT đại học ngành LTMQT cần được thực hiện vì một số lý do cơ bản sau:

- Nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng dao tạo, phục vu tốt hơn nhu cầu của xã hội và người sử dụng lao động, đặc biệt là từ phản hồi của người học'* và thực tiễn hoạt động giảng day của giảng viên, ` nội dung CTDT va CDR của CTĐT cần được tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện, khắc phục một số vấn đề hiện đã được nêu ra xem xét và cân nhắc chỉnh sửa Cu thé:

Một số van dé được nêu ra xem xét về các môn học của CTĐT như: Các học phần cung cấp kiến thức cơ bản về hệ thống pháp luật Việt Nam: Luật Dân sự 2, Luật Tố tụng dân sự, Luật Thương mại, Luật Doanh nghiệp, Luật Hành chính, Luật Đất đai, Luật Lao động chưa được giảng dạy hoặc giảng dạy với thời lượng chưa đáp ứng mức độ cần thiết của người học Một số học phần thuộc khối kiến thức chuyên ngành sâu về LTMQT có nội dung trùng lặp Sinh viên mã ngành phải chọn các học phần tự chọn

'* Theo tài liệu Hội nghị sơ kết đào tao thí điểm cử nhân ngành LTMQT năm 2015.

'3 Xem thêm các Chuyên dé của Hội thảo này về Báo cáo tong kết ý kiến của người sử dụng lao động về CTDTvà Báo cáo tông kết tình hình việc làm sinh viên ngành LTMQT

'* Xem thêm các báo cáo khảo sát ở các Chuyên đề sau của Hội thao.'S Xem thêm đánh giá của giảng viên ở các chuyên dé sau của Hội thảo.

28

Trang 32

theo số đông sinh viên, mà chưa được chọn theo nguyện vọng cá nhân Việc triển khai giảng dạy các học phần mang tính chất chuyên ngành sâu, như: tiếng Anh pháp lý

nâng cao và kỹ năng luật gia vẫn còn phụ thuộc vào đội ngũ giảng viên thỉnh giảng, do

vậy, có thé gặp một số sự có không mong muốn về chất lượng chuyên môn và trách nhiệm của giảng viên thỉnh giảng Mi

Một số van đề cần được tiếp tục xem xét điều chỉnh về CDR như: Phan yêu cầu về kiến thức: cần bổ sung thêm kiến thức trong lĩnh vực pháp luật về doanh nghiệp và đầu tư;'” mục kiến thức bé trợ: dùng thuật ngữ Kỹ năng luật gia, kỹ năng nghiên cứu và phân tích án lệ là chưa phù hợp mà cần thêm cụm từ “Kiến thức về” trước các cụm từ này; 'Š về thái độ: vần bổ sung thêm yêu cầu về thái độ tôn trọng nghé nghiệp, tôn trọng tô chức nơi mình làm việc;'” cần cân nhắc về số lượng “thái độ” vì quá nhiều và “quá kỳ vọng” đối với người tốt nghiệp và có sự “chồng chéo” (ví dụ: “tinh thần cầu thị” và “biết lắng nghe”).ˆ°

- Đây là công việc Trường cần phải thực hiện theo yêu cầu của quy định pháp luật hiện hành Vì theo Điều 8 Thông tư số 07/2015/TT-BGDĐT ngày 16/4/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và dao tạo về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo của giáo dục đại học và quy trình xây dựng, thâm định, ban hành chương trình đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiễn sĩ thì ít nhất 02 năm một lần, Trường phải tô chức đánh giá dé hoàn thiện Chương trình đào tạo.”

Hiện tại, thực hiện Kế hoạch số 4578/KH-ĐHLHN ngày 26/11/2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội về rà soát, cập nhật, đánh giá và sửa đôi chương trình đào tạo trình độ đại học, hình thức đào tạo chính quy của Trường Đại học Luật

'© PGS.TS Nguyễn Bá Bình, “Chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Luật thương mại quốc tế của TrườngĐại học Luật Hà Nội: Đặc điểm, nhu cầu và định hướng hoàn thiện”, Kỷ yếu hội thảo “Chương trình đào tạo

ngành Luật thương mại quốc té của Ti ruong Dai học Luật Ha Nói”, Khoa Pháp luật Thương mại quốc tẾ,

Trường Đại học Luật Hà Nội, tháng 4/2020, tr 5.

'7 LS Tran Thị Ngân, Công ty Luật TNHH Bizlink, “Một sỐ góp y về CDR cho CTĐT trình độ đại học ngànhLTMQT của Trường Đại học Luật Hà Nội — Nhìn từ góc độ của người sử dung lao động”, Ky yếu hội thảo:“Chuẩn đấu ra dành cho chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Luật Thương mại quốc tế của TI rường Daihọc Luật Hà Nội”, Khoa Pháp luật Thương mai quốc tẾ, Trường Đại học Luật Hà Nội, tháng 05/2019, tr 64.'8 LS Hà Mạnh Tú, Cựu sinh viên K36 ngành LTMQT, “Góp ý về CDR dành cho CTĐT trình độ đại học ngànhLTMQT của Trường Đại học Luật Hà Nội — Nhìn từ góc độ của cựu sinh viên”, Ky yếu hội thảo “Chuẩn đấu radành cho chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Luật Thương mại quốc tế của T rường Đại học Luật HàNội”, Khoa Pháp luật Thương mại quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, tháng 05/2019, tr 56.

'21§ Trần Thi Ngân, tlđd, tr 65.

28:5, Võ Sỹ Mạnh, Trưởng phòng Khảo thí và Kiểm định Chất lượng đào tạo, Trường Đại học Ngoại Thương,“Một 36 gop y đối với dự thảo CDR CTĐT trình độ đại học ngành LTMQT của Trường Đại học Luật Hà Nội”,Kỷ yếu hội thảo “Chuẩn dau ra dành cho chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Luật Thương mại quốc técua Truong Dai học Luật Ha Nói”, Khoa Pháp luật Thuong mại quốc tẾ, Trường Đại học Luật Hà Nội, tháng05/2019, tr 49.

*! PGS.TS Nguyễn Bá Bình, “Chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Luật thương mại quốc tế của TrườngĐại học Luật Hà Nội: Đặc điểm, nhu cầu và định hướng hoàn thiện”, Kỷ yếu hội thảo “Chương trình đào tạongành Luật thương mại quốc tế của Ti rường Dai học Luật Hà Nói”, Khoa Pháp luật Thương mại quốc tẾ,

Trường Đại học Luật Hà Nội, tháng 4/2020, tr 5.

29

Trang 33

Hà Nội, nhằm cập nhật và điều chỉnh CTĐT phù hợp điều kiện thực tế góp phần nâng cao chất lượng đào tao đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người hoc, của các nhà tuyển dụng; Khoa Pháp luật Thương mại quốc tế đã thực hiện đúng quy định và lịch trình mà kế hoạch đề ra đối với việc rà soát và cập nhật CTĐT ngành LTMQT (trong đó có CDR) Các Bộ môn và Khoa Pháp luật Thương mại quốc tế đã t6 chức họp dé: (i) Thống nhất đề xuất về nội dung cần điều chỉnh trong CTĐT; (ii) Xây dựng bản thống kê các ma trận đạt được theo yêu cầu của Chuẩn đầu ra; (m1) Chuẩn bị các tài liệu khác liên quan trong khi thực hiện các công việc.

Xuất phát từ những đặc điểm va lý do khách quan đã nêu, việc hoàn thiện CDR và CTĐT đại học ngành LTMOT cân được dựa trên các định hướng sau:

- Việc hoàn thiện CDR và CTĐT phải căn cứ trên các quy định của pháp luật hiện hành về hình thức, nội dung và phải phù hợp với sứ mệnh, tầm nhìn và mục tiêu của Trường Đại học Luật Hà Nội.

Theo điểm a Khoản 1 Điều 36 Luật Giáo duc đại học năm 2012 (sửa đổi, bô sung năm 2018) thì CTDT gồm: mục tiêu, khối lượng kiến thức, cấu trúc, nội dung, phương pháp và hình thức đánh giá đối với môn học, ngành học, trình độ đào tao; CDR phù hợp với Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Mẫu CTĐT được quy định tại Thông tư số 22/2017/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành dao tạo và đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mở ngành dao tạo trình độ đại học.

Các nội dung về sứ mạng, tầm nhìn, mục tiêu của Trường Đại học Luật Hà Nội liên quan tới CTĐT cần phải bám sát như: “cung cấp nguồn nhân lực pháp luật chất lượng cao cho đất nước”; “trở thành trường đại học trọng điểm đào tạo pháp luật và cán bộ về pháp luật ở Việt Nam, phan đấu trở thành cơ sở đào tạo luật có uy tín, trung tâm nghiên cứu khoa học pháp lý và trung tâm truyền bá khoa học pháp lý hàng đầu của Việt Nam và có thương hiệu trong khu vực Đông Nam Á”; “phát triển các chương trình đào tạo”

- Cần thể hiện được tính đặc thù của ngành LTMQT và tính liên thông với các trình độ, ngành đào tạo khác của Trường.

Tính đặc thù của ngành cần phải đảm bảo theo quy định của Thông tư số 24/2017/TT-BGDĐT ngày 10/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ đại học thì một ngành đào tạo riêng biệt phải là ngành có các đặc điểm sau: “Tập hợp những kiến thức, kỹ năng chuyên môn liên quan đến một lĩnh vực khoa học hay một lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp nhất

? PGS.TS Nguyễn Bá Bình, “Chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Luật thương mại quốc tế của TrườngĐại học Luật Hà Nội: Đặc diém, nhu câu và định hướng hoàn thiện”, tldd.

30

Trang 34

định bên cạnh khối kiến thức cơ bản và kiến thức cơ sở (của khối ngành, nhóm ngành và ngành), khối kiến thức ngành (gỗm kiến thức chung và kiến thức chuyên sâu của ngành) trong môi chương trình đào tạo đại học phải có khối lượng toi thiểu 30 tín chỉ không trùng với khối kiến thức ngành của các ngành gan trong khối ngành, nhóm ngành ”.

Bên cạnh đó, theo điểm b Khoản 1 Điều 36 Luật Giáo duc đại học năm 2012 (sửa đổi, bố sung năm 2018), CTĐT phải “bảo đảm yêu cầu liên thông giữa các trình độ, ngành đào tạo”.

- Việc hoàn thiện CDR và CTĐT cần được dựa trên kết quả của việc xem xét, nghiên cứu, phân tích khách quan các thông tin thu thập được từ phản hồi của người dạy, người học và người sử dụng lao động.

Đối với các môn học được giảng dạy trong CTĐT cần dựa vào thực tế hoạt động giảng dạy của đội ngũ giảng viên để xem xét, nhìn nhận những thành tựu và những van dé còn tồn tại hay phát sinh trong quá trình giảng dạy.

Về nhu cầu của xã hội, người sử dụng lao động, người học đối với CDR cần xem xét các ý kiến đóng góp tại: Hội thảo “Chuẩn đầu ra dành cho chương trình đào tao trình độ đại học ngành Luật Thương mại quốc tế của Trường Đại học Luật Hà Nội” do Khoa Pháp luật Thương mại quốc tế tổ chức vào tháng 05/2019; và Hội thảo “Đóng góp ý kiến cho Dự thảo Chuẩn đầu ra các chương trình đào tạo trình độ đại học tại Trường Đại học Luật Hà Nội” do Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức vào ngày

Về nhu cầu của xã hội đối với khối kiến thức Giáo duc đại cương và kiến thức co sở ngành thuộc CTĐT cần được nghiên cứu, phân tích, xem xét thông qua các Báo cáo khảo sát người sử dụng lao động trong Hội nghị sơ kết mã ngành LTMQT; Báo cáo khảo sát người sử dụng lao động và cựu sinh viên, sinh viên mà Khoa Pháp luật Thương mại quốc tế đã tiễn hành; các tài liệu phục vụ Sơ kết mã ngành, các Hội thảo, toạ đàm khoa học liên quan cấp Khoa và cấp Trường.

- Việc hoàn thiện CDR và CTĐT cũng cần dựa trên năng lực nội tại của Trường Đại học Luật Hà Nội Trong đó, phải kế đến năng lực của đội ngũ giảng viên (bao gồm cả giảng viên cơ hữu và giảng viên thỉnh giảng), học liệu và phòng học phục vụ côngtác giảng dạy.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Báo cáo sơ kết thí điểm mã ngành Luật Thương mại quốc tế của Trường Đại

Trang 35

thương mại quốc tẾ của Trường Đại học Luật Hà Nội: Đặc điểm, nhu cầu và định

Aa DD

hướng hoàn thiện”, Kỷ yêu hội thảo “Chương trình đào tạo ngành Luật thương mai quốc té của Ti ruong Đại học Luật Ha Nội”, Khoa Pháp luật Thuong mai quốc té, Trường Dai hoc Luật Ha Nội, thang 4/2020.

4 Declan Kennedy, Aine Hyland, Norma Ryan, Writing and Using Learning Outcomes: a Practical Guide, https://www.fibaa.org/fileadmin/uploads/content_uploads/Writing and Using Learning Outcomes 01.pdf

5 Hoàng Thị Huong, “Nâng cao chat lượng xây dựng chuẩn đầu ra chương trình đào tạo ở một số cơ sở giáo dục đại học tại nước ta”, Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt ky 2 thang 5/2018.

6 Khoa Pháp luật Thương mại quốc tế, Kỷ yếu hội thảo cấp Khoa “Chuan đầu ra dành cho Chương trình dao tạo trình độ đại học ngành Luật Thuong mại quốc tế của Trường Đại học Luật Hà Nội”, ngày 28/5/2019.

7 Lê Minh Hiệp (2018), “Thực trạng phát triển chương trình đào tạo ở Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng đáp ứng tiêu chuẩn chat lượng của AUN-QA)”, Tạp chí Giáo đục, số 435, kỳ 1 tháng 8/2018.

8 Luật Giáo dục đại hoc năm 2012 (sửa đồi, b6 sung năm 2018).

9 Quyết định số 580/QD-BGDDT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục va Đào tạo ban hành ngày 11/02/2011 về việc giao cho Trường Đại học Luật Hà Nội thí điểm đào tạo hệ chính quy trình độ đại học ngành Luật Thương mại quốc tế.

10 Quyết định số 1826/QD-DHLHN ngày 05/9/2011 của Hiệu trưởng Trường về việc ban hành Chương trình thí điểm đào tạo cử nhân ngành Luật thương mại quốc tế.

11 Quyết định số 2747/QD-DHLHN ngày 17/11/2015 của Hiệu trưởng Trường về việc ban hành Chương trình đào tạo đại học hệ chính quy ngành Luật Thương mại

quốc tế.

12 Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18/10/2016 của Thủ tưởng Chính phủ phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

13 ThS Nguyễn Thi Anh Thơ, Tổng quan về chuẩn dau ra dành cho chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Luật Thương mại quốc té của Ti ruong Dai hoc Luật Ha Nội, Ky yếu hội thảo “Chuan đầu ra dành cho chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Luật Thương mại quốc tế của Trường Đại học Luật Hà Nội”, Khoa Pháp luật Thương mại quốc tẾ, Trường Đại học Luật Hà Nội, tháng 05/2019.

14 Thông tư số 07/2015/TT-BGDĐT ngày 16/4/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo của giáo dục đại

32

Trang 36

học và quy trình xây dựng, thâm định, ban hành chương trình đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiễn sĩ.

15 Thông tư số 22/2017/TT-BGDĐT ngày 06/9/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo và đình chỉ

tuyên sinh, thu hồi quyết định mở ngành đào tạo trình độ đại học.

16 Thông tư số 24/2017/TT-BGDĐT ngày 10/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ đại học.

17 Trường Đại học Luật Hà Nội, Kỷ yếu Hội thảo “Đóng góp ý kiến cho Dự thảo Chuẩn đầu ra các chương trình đào tạo trình độ đại học tại Trường Đại học Luật Hà Nội”, ngày 15/6/2019.

18 Wentling Tim L (1993), Planning for Effective Training: Guide toCurriculum Development, Food and Agriculture Organization of the United Nations,Stylus Public.

19 http://ktdbelgd.ufl.udn.vn/img/uploads/ktdbclgd/CV_Bo_ 2196 2010 Chuan_dau_ra_2010.pdf.

33

Trang 37

NỘI DUNG GIẢNG DẠY CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH LUẬT THUONG MẠI QUOC TE HỆ CHÍNH QUY

TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ThS Nguyễn Thị Anh Thơ”

Tóm tắt: Chuyên đề sẽ tập trung phân tích nội dung giảng dạy Chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Luật Thương mại quốc té hệ chính quy tại Trường Đại học Luật Hà Nội theo một số vấn đề: 1) Khái quát về quá trình xây dựng chương trình đào tạo trình độ đại học Ngành Luật thương mại quốc té; 2) Cau trúc và nội dung chương trình đào tạo; 3) Sự khác biệt giữa Chương trình đào tạo ngành LuậtThương mại quốc tétrong tương quan so sánh với các Chương trình đào tạo ngành gan của Trường và Chương trình đào tạo ngành ngành LuậtThương mại quốc tế của các cơ sở đào tạo luật khác tại Việt Nam Trên cơ sở phân tích 03 van dé trên, tác giả sẽ nêu một số van dé vẫn còn ton tại trong Chương trình đào tạongành ngành LuậtThương mại quốc tédong thời dé xuất một số giải pháp khắc phục.

Từ khoá: Chương trình đào tạo, ngành Luật Thương mại quốc tế, trình độ đại học, Truong Dai học Luật.

1 Khái quát về quá trình xây dựng chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Luật Thương mại quốc tế

Ngày 11/02/2011, Bộ Giáo dục và Đào tao ban hành Quyết định số 580/QD-BGDĐT về việc giao cho Trường Đại học Luật Hà Nội thí điểm đào tạo hệ chính quy trình độ đại học ngành LuậtThương mại quốc tế (LTMQT) (sau đây gọi tắt là Quyết định 580).Từ tháng 9/2011, Trường đã tiến hành tuyển sinh và hiện đang đào tạo 10 khóa cử nhân ngành LTMQT (8 khóa cử nhân chính quy văn băng một và 2 khóa cử nhân chính quy văn bằng hai) với số lượng gần 1.000 sinh viên '

Thực hiện Quyết định 580, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội đã ký Quyết định số 1826/QD-DHLHN ngày 05/9/2011 về việc ban hành Chương trình thi điểm đào tạo cử nhân ngành LTMQT (sau đây gọi tắt là Quyết định 1826) Chương trình đào tạo theo Quyết định 1826 sau đó đã được sửa đổi theo Quyết định số 2747/QD-DHLHN ngày 17/11/2015 của Hiệu trưởng Trường Dai học Luật Ha Nội (sau đây gọi tắt là Quyết định 2747) Việc xây dựng Chương trình đào tạo (CTĐT) này datiép cận và phát triển ngành LTMQT như là một lĩnh vực “liên ngành”, bao gồm kinh tê, chính trỊ, ngoại giao, giao tiêp giữa các nên văn hoá, đông thời tât nhiên và

* Giảng viên, Khoa Pháp luật Thương mại quốc tế

'Văn bằng một chính quy: Các khoá từ Khóa 36 - Khóa 44 Văn bang hai chính quy: KISKVB2CQ vaKI6EVB2CQ.

34

Trang 38

chủ yếu là lĩnh vực pháp luật, bao gồm cả công pháp quốc tế và luật quốc gia trong lĩnh vực kinh tế - thương mại, trong đó có tư pháp quốc tế.Trải qua 9 năm hình thành và phát triển, tới thời điểm năm 2020, CTĐT đã được rà soát và chỉnh sửa 01 lần.”

2 Cau trúc và nội dung chương trình dao tạo

2.1 Chương trình dạy học được thiết kế dựa trên chuẩn đầu ra

Nội dung của CTĐT đã phản ánh được chuẩn đầu ra” và mục tiêu dạy học CTĐT được cấu trúc như sau:*

- Khối kiến thức giáo dục đại cương: 33 tín chỉ - Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 83 tín chỉ

+ Kiến thức cơ sở ngành: 26 tín chỉ bắt buộc; + Kiến thức ngành LTMQT: 43 tín chỉ

+ Kiến thức bé trợ: 14 tín chỉ (4 tin chỉ bắt buộc (bao gồm các môn kỹ năng nghề luật), 10 tín chỉ tự chọn (bao gồm các môn kỹ năng và các môn luật chuyên nghiệp).

- Hoàn thành khoá luận hoặc chọn học và thi các môn học khác thuộc khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 10 tin chi.

CTĐT này hướng tới việc cung cấp cho sinh viên khối kiến thức cơ bản, có hệ thống và khá sâu sắc về LTMQT, trên nền tảng sự hiểu biết cơ bản về pháp luật Việt Nam, có kỹ năng cơ bản của luật gia quốc tế và thành thạo tiếng Anh pháp lý Các môn học này được tập trung giảng day từ năm thứ ba của CTDT.

Khối kiến thức ngành LTMQT của CTĐT bao gồm 6 lĩnh vực: (1) Pháp luật thương mại đa phương;

(ii) Luật đầu tư quốc tế;

(iii) Pháp luật về thương mại hàng hóa quốc tế; (iv) Pháp luật về thương mại dịch vụ quốc tế;

(v) Pháp luật sở hữu trí tuệ trong thương mại quốc tế; (vi) Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế.

“Quyết định số 1862/QD-DHLHN về việc ban hành chương trình thí điểm đào tạo chính quy trình độ đại họcngành Luật Thương mại quốc tế và Quyết định số 2747/QD-DHLHN ngày 17/2/2015 về việc ban hành Chươngtrình đào tạo hệ chính quy ngành LTMQT.

*(i) Chuẩn đầu ra Chương trình đào tạo cử nhân ngành LTMQT của Trường Đại học Luật Hà Nội ban hành kèmtheo Quyết định số 1562/QD-DHLHN ngày 16/5/2017 về việc ban hành Chuẩn đầu ra đại học dành cho cácchương trình đào tạo của Trường Dai học Luật Hà Nội; (11) Chuan đầu ra Chương trình dao tạo trình độ dai hocngành LTMQT của Trường Đại học Luật Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 3773QD-DHLHN ngày09/10/2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội.

“Chưa tính các học phần Giáo dục thé chat, Giáo dục quốc phòng - an ninh, một số môn học được giảng dạy

ngoại khoá khác.

35

Trang 39

năng luật gia quốc tế và tiếng Anh pháp lý, CTDT ngành LTMQT còn được thiết kế thêm các môn học về kỹ năng và tiếng Anh, bao gồm:

(i) Kỹ năng luật gia co bản;

(ii) Kỹ năng luật gia nâng cao;

(iii) Kỹ năng nghiên cứu va phân tích án lệ;

(iv) Kỹ năng diễn án giả tưởng trong inh vực pháp LTMQT;

(v) Tiếng Anh pháp lý 1,2,3;

(v1) Tiếng Anh pháp lý nâng cao 1,2;

CTĐT ngành LTMQT của Trường Dai học Luật Ha Nội mang tính tiên phong, được đưa vào giảng dạy lần đầu tiên tại Việt Nam, với những đặc trưng khác biệt với CTĐT ngành luật khi không triển khai theo phổ rộng các chuyên ngành, mà tập trung chuyên sâu đối với một ngành “Luật thương mại quốc tế”, lại có tính ưu việt khi tăng cường khối lượng tin chi cho các môn học kỹ năng và tiếng Anh dé đảm bảo cho sinh viên ra trường có được 03 trụ vững vàng: kiến thức nền và kiến thức chuyên ngành, kỹ năng và tiếng Anh chuyên ngành.

2.2 Sự đóng góp của mỗi học phan trong việc đạt được chuẩn đầu ra

CTĐT thể hiện rõ sự đóng góp của mỗi học phần trong việc đạt được chuẩn đầu ra Các học phần trong CTĐT đều bao gồm các mục tiêu về kiến thức, về kỹ năng và thái độ, nhằm đảm bảo chuẩn đầu ra đối với từng môn học, hướng tới thực hiện chuẩn đầu ra của CTĐT ngành LTMQT.Š Khi thiết kế mỗi học phần, các Bộ môn của Trường đều tuân thủ theo mẫu chung của Trường Đại học Luật Hà Nội.

- Cách thức lựa chọn phương pháp day và học:Đỗi với từng môn học, tuỳ vào thời lượng (số tín chỉ), sẽ được sắp xếp số lượng giờ lý thuyết, thảo luận, làm việc nhóm va tự nghiên cứu cho phù hợp dé đảm bao sự chủ động tích cực của người dạy và người học Các giảng viên có thê áp dụng các phương pháp linh hoạt trong giờ, tuy nhiên phải đảm bảo yêu cầu tối thiểu trong đề cương môn học, nhằm đáp ứng chuẩn đầu ra của từng môn.Một khảo sát gần đây được thực hiện bởi Khoa Pháp luật thương mại quốc tế - Trường Đại học Luật đối với người sử dụng sinh viên tốt nghiệp ngành LTMQT véphuong pháp dao tạo, đa số ý kiến cho rằng giảng viên can gắn kết giảng dạy lý thuyết với thực hành, khuyến khích sinh viên tương tác với giảng viên, đưa ra ý kiến cá nhân dé tranh luận trong giờ học, học tập thông qua thực tiễn theo mô hình thực tập chuyên môn tại các cơ quan thực hành luật.”

"Xem Bảng ma trận về kỹ năng kiến thức thái độ chuân đầu ra các học phần ngành LTMQT.

“Khoa Pháp luật thương mại quốc tế đã thực hiện khảo sát đối với người sử dụng lao động, sinh viên tốt nghiệpngành LTMQT về CTĐT và tình hình việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp năm 2019 (sau đây gọi là Báocáo Khảo sát).

36

Trang 40

- Cách thức lựa chọn phương pháp kiểm tra đánh giá: Phương pháp kiềm tra đánh giá của mỗi học phần được cụ thê hoá trong đề cương các môn học, theo đúng quy chế của Trường Đại học Luật Hà Nội.” Điểm của học phần sẽ được đánh giá theo các điểm: điểm đánh giá nhận thức và thái độ tham gia thảo luận (10%), điểm bài tập cá nhân hoặc bài tập nhóm (10%), điểm bài tập học kỳ (15%) và điểm thi kết thúc học phần (60%) Hình thức thi học phần có thể được lựa chọn trong số các hình thức sau: thi viết, van đáp, trắc nghiệm khách quan Dé thi được thiết kế khách quan, bảo mật dé đảm bảo đánh giá được các tiêu chí theo chuẩn đầu ra của từng học phan đề ra.

Một khảo sát gần đây được thực hiện bởi Khoa Pháp luật thương mại quốc tẾ -Trường Đại học Luật đối với sinh viên tốt nghiệp ngành LTMQT về chất lượng của các học phần thuộc CTĐT, kết quả cho thấy:

Tiêu chí Đối tượng khảo sát Hợplý | Tương đối hợp | Không

Về cơ bản, các đối tượng khảo sát đều thống nhất CTDH được phân bổ hop ly và tương đối hợp lý hợp lý.Tuy nhiên, có một số ý kiến đề xuất đối với các học phần như sau:”

Từ phía sinh viên:

- Đối với ngoại ngữ (Tiếng Anh) (4/88 ý kiến):nhóm các môn học tiếng Anh pháp lý chưa được đào tạo sâu hoặc có cách thiết kế không cân đối về lượng kiến thức giữa các học phần Có sinh viên đề xuất giảng dạy tiếng Anh theo chuẩn IELTS, giảng dạy môn chuyên ngành bằng tài liệu tiếng Anh dé nâng cao trình độ chung.

- Về thiết kế nội dung các học phan (5/88 ý kiến):nhiều môn học trong chương trình có nội dung trùng lặp, các môn học chia nhỏ nội dung quá nhiều.

- Một số y kiến khác:nhiều môn hoc mang tính vĩ mô, thiếu thực té, không có tính ứng dụng:;nội dung giảng dạy nặng lý thuyết, chung chung, cần tăng cường nội dung thực tiễn trong các môn học (thực hành tình huống tư vấn, ví dụ, van đề thực tế);sinh viên chưa có cái nhìn thực tế về ngành nghề mình làm sau này, không có định hướng rõ ràng về các công việc cụ thể khi ra trường.

7 Xem Quyết định số 2626/QD-DHLHN ngày 23/8/2018 của Hiệu trưởng Trường Dai học Luật Hà Nội về việcban hành Quy chế đào tạo trình độ đại học của Trường.

Š Báo cáo Khảo sát.? Báo cáo Khảo sát.

37

Ngày đăng: 10/04/2024, 08:49

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w