MỞ ĐẦU Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hoá và hội nhập sâu rộng, để doanh nghiệp có thể giữ vững vị thế, tồn tại và phát triển, thì việc đưa các sản phẩm và dịch vụ ra thị trường quốc tế
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
Giảng viên hướng dẫn: TS Vũ Kim Dung
Hà Nội, tháng 03 năm 2024
Trang 3MỤC LỤC
I, CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ VÀ TỔNG
1.2 Chiến lược Kinh doanh Quốc tế 41.2.1 Cơ sở Phân loại Chiến lược KDQT 51.2.2 Phân loại chiến lược Kinh doanh quốc tế 7
2.1 Giới thiệu sơ bộ về Vinamilk 92.2 Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi và triết lý kinh doanh của doanh nghiệp 102.3 Các thành tựu của Vinamilk 11
II, CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA VINAMILK 12
1 Lịch sử gia nhập thị trường quốc tế của Vinamilk 12
2 Phân tích lợi thế cạnh tranh của Vinamilk qua mô hình SWOT 14
3 Chiến lược kinh doanh quốc tế của Vinamilk 17
3.1 Chiến lược đa quốc gia của Vinamilk ( Multidomestic strategy) 183.2 Chiến lược tiêu chuẩn hóa toàn cầu của Vinamilk ( International strategy) 21
1 Đánh giá kết quả Kinh doanh Quốc tế của Vinamilk 25
2 Bài học kinh nghiệm KDQT cho các doanh nghiệp Việt Nam 26
Trang 4MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hoá và hội nhập sâu rộng, để doanh nghiệp có thể giữ vững
vị thế, tồn tại và phát triển, thì việc đưa các sản phẩm và dịch vụ ra thị trường quốc tế và lưu thông hàng hóa trên phạm vi toàn thế giới được coi là yếu tố quan trọng và tất yếu mà doanh nghiệp nào cũng mong muốn làm được Việc đưa hoạt động kinh doanh ra thị trường quốc tế có thể giúp doanh nghiệp thu về nguồn lợi nhuận khổng lồ và tạo dựng được vị thế vững vàng trên thương trường, nhưng nó luôn tồn tại rất nhiều rủi ro yêu cầu các doanh nghiệp cần có những chiến lược và bước đi thông minh để có thể bước chân vào và tồn tại được ở thị trường này
Các doanh nghiệp Việt Nam cũng không ngoại lệ, việc hội nhập kinh tế toàn cầu, bước chân ra thị trường quốc tế giúp các doanh nghiệp tìm kiếm được nguồn đầu tư mới, học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ quốc tế, phát triển và nâng cao giá trị sản phẩm của mình đồng thời cũng nâng cao vị thế của nền kinh tế Việt Nam trên thế giới
Là một doanh nghiệp đi đầu trong ngành sữa Việt Nam, Vinamilk đã từng bước phát triển, chiếm lĩnh thị phần sữa tại Việt Nam và đưa thương hiệu sữa Việt vươn lên các vị trí cao trên bản đồ ngành sữa toàn cầu Với tư duy đổi mới sáng tạo, mạnh dạn đổi mới không ngừng, Vinamilk đã có những bước tiến đáng chú ý trên thị trường quốc tế nhờ áp dụng các chiến lược kinh doanh quốc tế hiệu quả và phù hợp với doanh nghiệp cũng như các thị trường hướng tới
Nhóm chúng em chọn đề tài “Phân tích Chiến lược Kinh doanh Quốc tế của Vinamilk” nhằm đi sâu vào tìm hiểu về quá trình doanh nghiệp này vươn ra thế giới và phân tích chiến lược kinh doanh quốc tế của Vinamilk dưới hai loại sức ép là sức ép giảm chi phí và sức
ép địa phương
Trang 5I, CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ VÀ TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN VINAMILK
1 Cơ sở lý luận
1.1 Chiến lược kinh doanh
Mỗi nhà lãnh đạo doanh nghiệp đều mong muốn sự thành công cho tổ chức của họ Mục tiêu của họ là tạo ra lợi nhuận và đáp ứng nhu cầu của tất cả các bên liên quan Tuy nhiên, điều này sẽ không thể thực hiện được nếu thiếu một chiến lược kinh doanh hiệu quả Chiến lược kinh doanh là một kế hoạch tổng thể và dài hạn của doanh nghiệp, giúp điều hành các hoạt động kinh doanh để đạt được mục tiêu đã đề ra Nó có thể được coi là một bản thiết kế dài hạn về hướng đi của tổ chức, bao gồm các quyết định chiến lược và chiến thuật cần thiết để đạt được mục tiêu dài hạn
Chiến lược này cung cấp một khuôn khổ để quản lý các hoạt động, đồng thời giúp các bộ phận và phòng ban trong doanh nghiệp hợp tác làm việc với nhau, đảm bảo rằng tất cả các quyết định đều hỗ trợ mục tiêu chung của tổ chức Điều này rất cần thiết để doanh nghiệp
có thể tối ưu hóa lợi thế cạnh tranh trên thị trường và đạt được hiệu suất kinh doanh cao nhất
1.2 Chiến lược Kinh doanh Quốc tế
Chiến lược kinh doanh quốc tế là kế hoạch tổng thể của một doanh nghiệp, bao gồm các mục tiêu, chính sách và kế hoạch hoạt động, nhằm đạt được một vị thế dài hạn trong bối cảnh của môi trường kinh doanh toàn cầu Vai trò của chiến lược này đối với doanh nghiệp
là rất quan trọng, giúp họ xác định và định hình hoạt động quốc tế của mình một cách hiệu quả Cụ thể, chiến lược kinh doanh quốc tế giúp xác định thị trường cạnh tranh, phối hợp giữa các bộ phận và phòng ban, hướng doanh nghiệp đầu tư vào các ngành phù hợp, cũng như định vị và cải thiện thương hiệu của công ty
Trang 6Chiến lược kinh doanh quốc tế cần phải được thiết lập một cách rõ ràng và phù hợp với doanh nghiệp, giúp cho nhà quản trị dễ dàng nhận biết và khai thác các cơ hội, kết hợp được năng lực cá nhân và tập thể, đồng thời giảm thiểu thời gian và sai sót Hiện nay, doanh nghiệp cả ở Việt Nam và trên toàn thế giới không chỉ tập trung vào việc phát triển hoạt động kinh doanh tại thị trường nội địa mà còn mong muốn mở rộng quy mô ra toàn cầu
Vì vậy, chiến lược kinh doanh quốc tế đã xuất hiện nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thâm nhập
và phát triển trên thị trường toàn cầu
1.2.1 Cơ sở Phân loại Chiến lược KDQT
Khi doanh nghiệp tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế, các doanh nghiệp cạnh tranh trong thị trường toàn cầu thường phải đối mặt với hai áp lực cạnh tranh có ảnh hưởng đến khả năng thực hiện lợi thế kinh tế vùng và hiệu ứng kinh nghiệm, để tận dụng sản phẩm và chuyển giao năng lực và kỹ năng trong doanh nghiệp
Thứ nhất là áp lực cắt giảm chi phí, điều này bắt nguồn từ sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường toàn cầu Để cạnh tranh hiệu quả, các doanh nghiệp cần tìm cách giảm thiểu chi phí sản xuất, vận chuyển và quản lý Họ phải tìm kiếm các phương pháp tối ưu hóa hoạt động
để tăng cường hiệu suất và giảm chi phí, đồng thời duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm
và dịch vụ
Thứ hai là áp lực thích nghi với địa phương, một yếu tố quan trọng trong việc thành công trên các thị trường quốc tế Điều này bao gồm việc hiểu và tôn trọng văn hóa, pháp luật, thị trường và người tiêu dùng của các quốc gia mà họ hoạt động Doanh nghiệp cần phải điều chỉnh chiến lược kinh doanh của mình để phản ánh những yếu tố này và tạo ra các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với nhu cầu địa phương Đồng thời, họ cũng cần phải xây dựng mối quan hệ và liên kết địa phương để tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoạt động và mở rộng kinh doanh tại các thị trường mới
a Áp lực cắt giảm chi phí
Áp lực cắt giảm chi phí yêu cầu các doanh nghiệp chú trọng vào việc hạch toán mọi khoản chi một cách cẩn thận Điều này phản ánh xu hướng gia tăng cạnh tranh, khi mà người tiêu
Trang 7dùng đặc biệt quan tâm đến giá cả và ưa chuộng sử dụng các sản phẩm tuân theo tiêu chuẩn quốc tế Sự toàn cầu hóa kinh tế cũng làm cho các doanh nghiệp phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các thị trường khác nhau Trong tình hình này, người tiêu dùng có thể lựa chọn giữa các sản phẩm có chất lượng tương tự nhưng có giá cả khác nhau Do đó, để tối ưu hóa lợi nhuận và duy trì tính cạnh tranh về giá, các doanh nghiệp thường phải tìm kiếm cách giảm bớt chi phí sản xuất.
b Áp lực thích nghi với địa phương
Áp lực thích nghi với địa phương bắt nguồn từ sự đa dạng về thị trường, văn hóa, và hạ tầng kinh doanh giữa các quốc gia, bao gồm sở thích của người tiêu dùng, cơ sở hạ tầng, các chuẩn mực kinh doanh, kênh phân phối, và yêu cầu từ phía chính phủ địa phương Để đối phó với áp lực này, các doanh nghiệp cần phải điều chỉnh sản phẩm và chiến lược tiếp thị của mình để phản ánh những đặc thù địa phương, điều này thường gây ra sự tăng chi phí cho doanh nghiệp
Áp lực cắt giảm chi phí và áp lực thích nghi với địa phương đã đặt ra những nhu cầu mâu thuẫn nhau lên một doanh nghiệp Đối phó với áp lực giảm chi phí yêu cầu một doanh nghiệp nỗ lực giảm thiểu giá thành đơn vị của mình Tuy nhiên, đối phó với những áp lực thích nghi địa phương yêu cầu doanh nghiệp phân biệt sản phẩm của mình và chiến lược tiếp thị từ quốc gia này sang quốc gia khác trong nỗ lực thích ứng với nhu cầu đa dạng phát sinh từ sự khác biệt giữa các quốc gia về thị hiếu và sở thích của người tiêu dùng, các hoạt động kinh doanh, các kênh phân phối, điều kiện cạnh tranh, và chính sách nhà nước Chi phí có thể tăng lên bởi sự khác biệt giữa các quốc gia có thể liên quan đến việc trùng lặp đáng kể và thiếu sự chuẩn hoá sản phẩm
Chính vì vậy, hai loại áp lực này là cơ sở để doanh nghiệp lựa chọn chiến lược kinh doanh quốc tế phù hợp với hướng đi và mục tiêu phát triển của doanh nghiệp
Trang 81.2.2 Phân loại chiến lược Kinh doanh quốc tế
Dựa trên các yếu tố phân tích về áp lực cắt giảm chi phí và áp lực thích nghi với địa phương, chiến lược Kinh doanh quốc tế có thể chia thành 4 loại chiến lược điển hình như sau:
a Chiến lược quốc tế - International strategy
Chiến lược quốc tế thường được các doanh nghiệp áp dụng khi họ phải chịu áp lực cắt giảm chi phí thấp và áp lực thích nghi với địa phương thấp Trong chiến lược quốc tế, doanh nghiệp thường không đặt quá nhiều quan tâm vào việc giảm chi phí sản xuất hay thích nghi với phong tục, tập quán, và văn hóa của các quốc gia ngoài, mà việc xuất khẩu hàng hóa là trọng tâm cốt lõi của chiến lược quốc tế Do đó, chiến lược quốc tế thường được áp dụng khi doanh nghiệp sở hữu những giá trị đặc biệt mà các đối thủ trong nước không có hoặc khó có thể sao chép Thứ hai, chiến lược kinh doanh quốc tế thường được triển khai khi kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp phát hiện ra sự thiếu sót về nguồn cung ứng tại một thị trường quốc tế, hoặc sự kém hiệu quả trong quy trình sản xuất dẫn đến năng suất lao động thấp và giá thành sản phẩm tăng cao Trong trường hợp này, khách hàng thường sẽ tìm kiếm các sản phẩm có chất lượng tương đương từ các nguồn cung khác để đáp ứng nhu
Trang 9cầu của họ
b Chiến lược toàn cầu - Global strategy
Chiến lược toàn cầu được triển khai khi doanh nghiệp đối mặt với áp lực cắt giảm chi phí lớn và áp lực thích nghi với địa phương nhỏ, khách hàng ở thị trường mục tiêu không yêu cầu quá nhiều về chất lượng sản phẩm Trong chiến lược này, doanh nghiệp thường chọn đưa các sản phẩm đã được định chuẩn tại thị trường nội địa ra thị trường quốc tế Việc này giúp doanh nghiệp tối ưu hóa sự hiệu quả của quy trình sản xuất và tiết kiệm chi phí phát triển sản phẩm mới Mục tiêu chính của chiến lược toàn cầu là tối ưu hóa chi phí để tăng lợi nhuận Do đó, các doanh nghiệp thường áp dụng một chiến lược marketing đồng nhất cho tất cả các thị trường trên thế giới Việc này giúp giảm thiểu chi phí marketing và quản
lý, đồng thời tăng tính nhất quán trong hình ảnh và thông điệp của thương hiệu trên toàn cầu
c Chiến lược đa quốc gia - Multidomestic strategy
Trong mỗi quốc gia trên thế giới, các doanh nghiệp sẽ triển khai chiến lược riêng về sản phẩm và chiến lược tiếp thị để phản ánh thị hiếu và sở thích của từng thị trường cụ thể Chiến lược này thường được gọi là chiến lược đa quốc gia và được ứng dụng chủ yếu bởi những doanh nghiệp có nguồn lực tài chính và khả năng quản lý đủ lớn để đáp ứng với sự
đa dạng và phức tạp của các thị trường quốc tế Các doanh nghiệp tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng mà không phải lo lắng về áp lực cắt giảm chi phí Có nghĩa là
họ sẽ điều chỉnh sản phẩm và chiến lược tiếp thị theo từng thị trường cụ thể để đảm bảo sự phản hồi tích cực từ phía khách hàng Một đặc điểm của chiến lược đa quốc gia là việc triển khai thông qua các công ty con tại mỗi quốc gia Các công ty con phải tuân thủ sự điều hành và quản lý từ phía công ty mẹ Tuy nhiên, điều này thường dẫn đến tăng chi phí
vì cần thực hiện nghiên cứu và phát triển sản phẩm cũng như tiến hành quảng cáo và tiếp thị tại từng thị trường địa phương Vì vậy, để đảm bảo lợi nhuận, các doanh nghiệp thường phải áp dụng giá bán cao hơn tại mỗi thị trường để bù đắp cho chi phí cao và đảm bảo rằng
Trang 10mỗi công ty con đều đạt được lợi nhuận đủ để duy trì hoạt động của mình
d Chiến lược xuyên quốc gia - Transnational strategy
Chiến lược xuyên quốc gia là một sự pha trộn giữa chiến lược đa quốc gia và chiến lược toàn cầu Đặc điểm nổi bật của nó là việc tạo ra một thị trường toàn cầu nhưng với sự điều chỉnh cụ thể để phù hợp với từng điều kiện địa phương Khi thực hiện chiến lược này, các doanh nghiệp phải đầu tư rất nhiều công sức để tận dụng hết các ưu điểm của mình, phát triển kỹ năng và năng lực trong các môi trường cạnh tranh khác nhau, với mức độ cạnh tranh ngày càng tăng cao Sự cạnh tranh từ các công ty địa phương cung cấp sản phẩm và dịch vụ tương tự tạo ra áp lực lớn đối với các doanh nghiệp thực hiện chiến lược này Để thành công, họ cần phải có khả năng thích nghi nhanh chóng và linh hoạt với môi trường kinh doanh đa dạng, cũng như phải tìm ra những cách tiếp cận mới để chiếm lĩnh thị trường
và tạo ra giá trị cho khách hàng Tuy nhiên, chiến lược xuyên quốc gia không phải là phương án phù hợp cho mọi doanh nghiệp Để thực hiện, họ cần phải có đủ điều kiện và tài nguyên để đáp ứng mọi yêu cầu và nhu cầu, bao gồm cả việc xây dựng và duy trì một mạng lưới hoạt động toàn cầu
2 Tổng quan về tập đoàn Vinamilk
2.1 Giới thiệu sơ bộ về Vinamilk
Vinamilk là tên gọi tắt của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vietnam Dairy Products Joint Stock Company), là một doanh nghiệp hàng đầu trong ngành công nghiệp chế biến sữa tại Việt Nam, đứng ở vị trí thứ 15 trong số các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam vào năm 2007, theo thống kê của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc
Mã giao dịch của Vinamilk trên sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh là VNM
Vinamilk là doanh nghiệp hàng đầu trong ngành, chiếm trên 40% thị phần sữa tại Việt
Trang 11Nam Công ty có mạng lưới 220 nhà phân phối và hơn 250.000 điểm bán lẻ có mặt tại 63 tỉnh thành Sản phẩm của Vinamilk cũng được xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ, Pháp, Canada, Ba Lan, Đức, khu vực Trung Đông và Đông Nam Á Sau hơn 30 năm hoạt động, Vinamilk đã xây dựng được 13 nhà máy và hệ thống 12 trang trại đạt chuẩn quốc tế lớn nhất châu Á Vinamilk hiện có hơn 200 mặt hàng sữa tiệt trùng, thanh trùng và các sản phẩm sữa khác, đa dạng và phong phú
2.2 Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi và triết lý kinh doanh của doanh nghiệp
Trang 12chuẩn mực được thiết lập
- Tuân thủ: Vinamilk cam kết tuân thủ Luật pháp, Bộ quy tắc ứng xử cùng quy chế, quy định, chính sách trong công ty
(4) Triết lý kinh doanh:
Những thành tựu ấn tượng của Vinamilk luôn thu hút sự quan tâm và học hỏi từ các nhà quản lý, chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhờ triết lý kinh doanh mà họ tuyên bố và thực hiện: “Vinamilk mong muốn trở thành sản phẩm được yêu thích ở mọi khu vực, lãnh thổ
Vì thế chúng tôi tâm niệm rằng chất lượng và sáng tạo là người bạn đồng hành của Vinamilk Vinamilk xem khách hàng là trung tâm và cam kết đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.”
2.3 Các thành tựu của Vinamilk
Trải qua 45 năm xây dựng và phát triển, Vinamilk đã vươn lên như một trong những tập đoàn hàng đầu tại Việt Nam Với tư duy sáng tạo, dám thử nghiệm và không ngừng nỗ lực, Vinamilk đã góp phần quan trọng vào sự phát triển toàn diện của đất nước và ngành công nghiệp sữa, đưa thương hiệu sữa Việt lên vị trí đáng kể trên trường quốc tế Những thành tựu đáng kể này đã được công nhận qua các danh hiệu và giải thưởng danh giá mà công ty
đã được vinh dự nhận
Các thành tựu trong nước của công ty bao gồm:
- Từ năm 1985 đến năm 1996, công ty đã liên tục được trao Huân chương Lao động hạng III, II, I
- Từ năm 1995 đến 2020, Vinamilk nằm trong danh sách "Top 10 hàng Việt Nam chất lượng cao" do Hiệp hội hàng Việt Nam chất lượng cao
- Trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2016, Vinamilk được vinh dự nhận Huân chương Độc lập hạng II và 2 lần đón nhận Huân chương Độc lập hạng III
- Từ năm 2012 đến 2020, Vinamilk được công nhận là một trong những công ty
Trang 13thương hiệu quốc gia bởi Bộ Công thương
- Từ năm 2013 đến 2020, Vinamilk nằm trong "Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam" do Công ty Cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam
- Năm 2016 đến 2020, Vinamilk được tạp chí Forbes công nhận là một trong 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam và được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công nhận Vinamilk là một trong "Top 10 doanh nghiệp phát triển bền vững năm 2016"
Một số thành tích quốc tế:
- Mới đây, Vinamilk xuất sắc giành các giải thưởng danh giá như "Sáng tạo trong ngành sữa thế giới" (World Dairy Innovation Awards 2023) - trong hạng mục sản phẩm thay thế sữa tốt nhất, cũng như chứng nhận 3 Sao cho hương vị tuyệt vời - là cấp độ cao nhất của giải thưởng Vị ngon thượng hạng (Superior Taste Awards 2023)
- Theo Bảng xếp hạng 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2023 của Brand Finance - tổ chức hàng đầu thế giới về định giá thương hiệu có trụ sở tại Anh Quốc
- Vinamilk lọt vào danh sách Top 10 thương hiệu dẫn đầu, với sự ổn định và bền vững Điều này góp phần quan trọng vào việc nâng giá trị của thương hiệu lên mức
3 tỷ USD, từ mức hơn 2,8 tỷ USD vào năm 2022
II, CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA VINAMILK
1 Lịch sử gia nhập thị trường quốc tế của Vinamilk
Quá trình hơn 20 năm gia nhập thị trường quốc tế, Vinamilk đã có nhiều cột mốc quan
trọng dẫn đến thành công to lớn Vào năm 1998, Vinamilk đã bắt đầu xuất khẩu sản
phẩm sữa bột đầu tiên sang thị trường Trung Đông, đánh dấu bước đầu tiên của họ trên
phạm vi toàn cầu Từ đó, qua những nỗ lực không ngừng trong việc tìm kiếm và khai thác
Trang 14thị trường mới, cũng như tham gia vào các hoạt động xúc tiến thương mại, sản phẩm của Vinamilk đã chinh phục 43 quốc gia trên thế giới với một loạt các sản phẩm đa dạng như sữa bột, bột dinh dưỡng, sữa đặc, sữa nước, sữa đậu nành, sữa chua, nước trái cây, kem Vinamilk đã mở rộng thị trường đến nhiều quốc gia như Campuchia, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Canada, Mỹ, Úc và tiếp tục tìm kiếm và mở rộng thị trường sang châu Âu, châu Phi, và châu Nam Mỹ
Sau khi nhận được sự cấp phép đầu tư ra nước ngoài từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2010,
Vinamilk đã mua 19,3% cổ phần của Miraka Limited tại New Zealand (dự án đầu tiên
đầu tư vào nhà máy của Vinamilk trên thị trường thế giới)
Tháng 5/2013, Hội đồng quản trị của Vinamilk đã lựa chọn đại diện thương mại tại thị trường Hoa Kỳ Sau khi Vinamilk nhận được sự chấp thuận từ Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) để xuất khẩu hàng hóa vào Mỹ vào ngày 18/6/2013, Hội đồng
quản trị đã thông qua việc tăng vốn đầu tư vào Công ty Miraka và chấp thuận đầu tư
vào Công ty sữa Driftwood Tháng 5/2016, Vinamilk lại tiếp tục tăng vốn đầu tư và mua lại 100% cổ phần của Driftwood
Ngày 25/5/2016, Vinamilk đã khánh thành nhà máy sữa Angkor tại Phnom Pênh, Vương quốc Campuchia sau 10 năm hoạt động và phát triển trên thị trường này Đến tháng 3/2017, Vinamilk đã sở hữu toàn bộ cổ phần của nhà máy sữa Angkor Cuối
tháng 5/2016, Vinamilk đã tổ chức nhiều sự kiện tại Myanmar, Campuchia, Thái Lan… để đánh dấu sự mở rộng đầu tư và thị phần của mình ra nước ngoài, đặc biệt là ở khu vực ASEAN
Ngày 12/5/2017 tại Bắc Kinh, Vinamilk đã ký hợp đồng cung cấp sản phẩm sữa của mình vào thị trường Trung Quốc – một thị trường tiềm năng với dân số đông nhất thế
giới và tổng giá trị thị trường sữa khoảng 30 tỷ USD mỗi năm
Trang 152 Phân tích lợi thế cạnh tranh của Vinamilk qua mô hình SWOT
1.1 Điểm mạnh
Về điểm mạnh trong mô hình SWOT của Vinamilk, thương hiệu này có một số những điểm mạnh nổi bật dưới đây
Thương hiệu hàng đầu Vinamilk
Vinamilk - Top 10 thương hiệu sữa giá trị nhất toàn cầu - là một trong những thương hiệu hàng đầu và được tin dùng hàng đầu trong ngành công nghiệp sữa tại Việt Nam Thương hiệu mạnh mẽ này mang lại lợi thế cạnh tranh và sự tin tưởng từ khách hàng
Vinamilk sở hữu dòng sản phẩm đa dạng
Vinamilk có một dòng sản phẩm đa dạng và phong phú, bao gồm sữa tươi, sữa đặc, sữa bột, sữa chua, sữa chua uống, sữa chua bổ sung canxi, sữa đậu nành và các sản phẩm thực phẩm chức năng khác Điều này giúp công ty mở rộng phạm vi khách hàng và tạo ra nhiều nguồn thu nhập
Vinamilk sở hữu hệ thống nhà máy với quy trình sản xuất hiện đại
Vinamilk sở hữu hệ thống nhà máy sản xuất hiện đại, đảm bảo chất lượng sản phẩm và hiệu suất sản xuất cao Quy trình sản xuất tiên tiến giúp công ty duy trì hiệu quả và cung cấp sản phẩm đáng tin cậy
Vinamilk có mạng lưới phân phối rộng khắp
Một điểm mạnh khác của Vinamilk đó là thương hiệu này sở hữu mạng lưới phân phối rộng khắp Mạng lưới phân phối và bán hàng rộng khắp là yếu tố thiết yếu dẫn đến thành công của Vinamilk trong hoạt động Với mạng lưới phân phối rộng khắp, Vinamilk có thể tiếp cận được với một số lượng lớn khách hàng và đảm bảo cho việc đưa ra các sản phẩm mới và các chiến lược tiếp thị hiệu quả trên phạm vi cả nước