1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu về dinh độc lập

22 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm hiểu về Dinh Độc Lập
Thể loại Essay
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 25,86 MB

Nội dung

Lịch sử của Dinh Độc Lập1.1 Thời Việt Nam Cộng HòaDinh Độc Lập hiện nay được Tổng thống Ngô Đình Diệm cho khởi công xây dựng ngày 1 tháng 7 năm 1962, sau khi dinh cũ từ thời Pháp thuộc b

Trang 1

TÌM HIỂU VỀ DINH ĐỘC LẬP

1 Lịch sử của Dinh Độc Lập

1.1 Thời Việt Nam Cộng Hòa

Dinh Độc Lập hiện nay được Tổng thống Ngô Đình Diệm cho khởi công xây dựng ngày

1 tháng 7 năm 1962, sau khi dinh cũ từ thời Pháp thuộc bị hư hại do vụ đánh bom của haiphi công Dinh được xây theo bản thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, người Việt

Nam đầu tiên đạt giải Khôi nguyên La Mã.

Trong thời gian xây dựng, gia đình Tổng thống Ngô Đình Diệm tạm thời chuyển sangsống tại Dinh Gia Long Công trình đang xây dựng dở dang thì Ngô Đình Diệm bị pheđảo chính ám sát ngày 2 tháng 11 năm 1963 Do vậy, ngày khánh thành dinh, 31 tháng 10năm 1966, người chủ tọa buổi lễ là Nguyễn Văn Thiệu, Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốcgia Từ ngày này, Dinh Độc Lập mới xây trở thành nơi ở và làm việc của tổng thống ViệtNam Cộng hòa Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu sống ở dinh này từ tháng 10 năm 1967đến ngày 21 tháng 4 năm 1975 Ngày 8 tháng 4 năm 1975, chiếc máy bay F-5E do phicông Nguyễn Thành Trung lái, xuất phát từ Biên Hòa, đã ném bom Dinh nhằm mục đích

ám sát Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, gây hư hại không đáng kể

Bia kỷ niệm ngày khánh thành Dinh Độc Lập

Trang 2

Lúc 10 giờ 45 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975, xe tăng T54B mang số hiệu 843 của Quânđội Nhân dân Việt Nam dưới quyền chỉ huy của Trung úy Bùi Quang Thận đã húcnghiêng cổng phụ của Dinh Độc Lập, tiếp đó xe tăng Type 59 mang số hiệu 390 do VũĐăng Toàn chỉ huy đã húc tung cổng chính tiến thẳng vào dinh Lúc 11 giờ 30 phút cùngngày, Trung úy Quân Giải phóng Bùi Quang Thận, đại đội trưởng, chỉ huy xe 843, đã hạquốc kỳ Việt Nam Cộng hòa trên nóc dinh xuống, kéo lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóngmiền Nam Việt Nam lên, kết thúc 20 năm cuộc chiến tranh Việt Nam.

Trang 3

Đây là di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng được đông đảo du khách trong nước và nướcngoài đến tham quan Nơi này được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia tạiQuyết định số 77A/VHQĐ ngày 25/6/1976 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thểthao và Du lịch ngày nay) Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa ViệtNam đã ký Quyết định số 1272/QĐ-TTg xếp hạng Di tích lịch sử Dinh Độc Lập là mộttrong 10 di tích quốc gia đặc biệt đầu tiên của Việt Nam vào ngày 12 tháng 8 năm 2009.Ngày nay, Dinh Độc Lập trở thành một trong những địa điểm du lịch không thể thiếu củamỗi người dân khi tới Thành phố Hồ Chí Minh Không chỉ có ý nghĩa về lịch sử mà DinhĐộc Lập còn thể hiện nét kiến trúc tiêu biểu của Việt Nam thời kì những thập niên 60.Ngoài ra, Hội trường Thống Nhất thường là nơi diễn ra các sự kiện lớn tổ chức tại thànhphố, các buổi tiếp khách của Đảng, Nhà nước tại TPHCM cũng như chính quyền thànhphố Đồng thời là nơi tổ chức quốc tang cho các lãnh đạo Đảng, Nhà nước ở TPHCM và

là điểm dừng cuối cùng của giải đua Cúp Truyền Hình HTV hàng năm

2 Đặc điểm của Dinh Độc Lập

2.1 Khái quát đặc điểm của Dinh Độc Lập

Dinh được kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế xây dựng trên diện tích 4.500 m², diện tích

sử dụng 20.000 m², gồm 3 tầng chính, 2 gác lửng, tầng nền, 2 tầng hầm và 1 sân thượngcho máy bay trực thăng đáp xuống Hơn 100 căn phòng của Dinh được trang trí theophong cách khác nhau tùy theo mục đích sử dụng bao gồm các phòng khánh tiết, phònghọp hội đồng nội các, phòng làm việc của Tổng thống và của Phó Tổng thống, phòngtrình ủy nhiệm thư, phòng đại yến, chưa kể các phần khác như hồ sen bán nguyệt haibên thềm đi vào chánh điện, bao lơn, hành lang

Dinh cao 26m, tọa lạc trong khuôn viên rộng 12 ha rợp bóng cây Bên ngoài hàng ràophía trước và phía sau Dinh là 2 công viên cây xanh Giữa những năm 1960, đây là côngtrình có quy mô lớn nhất miền Nam và có chi phí xây dựng cao nhất (150.000 lượngvàng) Các hệ thống phụ trợ bên trong Dinh hiện đại: điều hòa không khí, phòng chốngcháy, thông tin liên lạc, nhà kho Tầng hầm chịu được oanh kích của bom lớn và pháo.Mặt tiền của Dinh được trang trí cách điệu các đốt mành trúc phỏng theo phong cách các

Trang 4

bức mành tại các ngôi nhà Việt và họa tiết các ngôi chùa cổ tại Việt Nam Các phòng củaDinh được trang trí nhiều tác phẩm sơn hà cẩm tú, tranh sơn mài, tranh sơn dầu.

2.2 Bản đồ di tích Dinh Độc Lập

2.2.1 Sơ đồ toàn cảnh hội trường thống nhất:

Theo như sơ đồ toàn cảnh của Hội trường Thống Nhất, bạn sẽ nhìn thấy quầy bán véngay bên trái của cổng chính trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa Khi vào trong khuôn viênHội trường, bạn có thể nhìn thấy các khu như: Khu trưng bày, xe tăng, máy bay F5E, nhàbát giác, sân tennis, nhà hàng cà phê 30/04, khách sạn 108 Nguyễn Du và căn tin

2.2.2 Sơ đồ bên trong Dinh Độc Lập:

Trang 5

Dinh Độc Lập có tất cả 6 tầng, trong đó tầng 1 bao gồm phòng Nội các, phòng Đại yến,cầu thang trung tâm và phòng Khánh tiết Kế đó, tầng 2 của dinh gồm các phòng nhưphòng Hội đồng an ninh Quốc gia, phòng làm việc và phòng khách của Tổng thống,phòng khách của Phó Tổng thống, phòng trình quốc thư và khu gia đình Tổng thống.Tầng 3 của Dinh Độc Lập bao gồm thư viện, phòng khách phu nhân Tổng thống, phòngchiếu phim và phòng giải trí Tiếp theo, tầng trên cùng của Dinh thì có Tứ phương vô sựlâu và nơi trưng bày trực thăng UH1.

Ngoài ra, dinh còn có tầng hầm, bao gồm phòng ngủ của Tổng thống, phòng trực chiếncủa Tổng thống, tham mưu tác chiến, thông tin liên lạc và tầng trệt bao gồm phòng tậpbắn, bếp, phòng chiếu phim tư liệu và nơi trưng bày xe Jeep, xe Mercedes

2.3 Đặc điểm chi tiết từng khu vực của Dinh Độc Lập

2.3.1 Tầng một

2.3.1.1 Phòng Nội các

Trang 6

Là nơi diễn ra các cuộc họp của Hội đồng Tổng trưởng và Nội các Việt Nam Cộng hòa.Phòng Nội Các bao trùm bởi màu xanh lá hài hòa Hai điểm đặc trưng của phòng Nội Các

mà bạn cần nhớ đó là:

Thông thường các bàn họp sẽ có hình vuông, tròn, chữ nhật… nhưng bàn tại đây lại cóhình oval Sở dĩ bàn được thiết kế như thế vì muốn tăng cường sự gần gũi cũng như thấuhiểu giữa các thành viên

Sở dĩ phòng có nội thất được thiết kế màu xanh lá là để tạo được sự thoải mái, xua tan sựcăng thẳng trong thời gian họp

2.3.1.2 Phòng Đại Yến

Phòng Đại Yến nằm ngay đối diện với phòng Nội Các Đây là phòng Thiệu dùng để tổchức yến tiệc với những khách mời quan trọng của ông Bao phủ phòng Nội yến là gam

Trang 7

màu vàng thể hiện sự quyền lực của bậc vua chúa Không chỉ vậy, màu vàng còn đượcthiết kế nhằm giúp người ăn thêm ngon miệng hơn.

2.3.1.3 Phòng Khánh tiết

Căn phòng với sức chứa trên 500 người, từng là nơi tổ chức các cuộc họp, chiêu đãi, lễ ramắt nội các Hiện nay phòng vẫn được sử dụng cho các cuộc họp quan trọng của Nhànước Việt Nam

Trang 8

2.3.2 Tầng hai

2.3.2.1 Phòng Hội đồng an ninh Quốc Gia

Phòng Hội đồng An ninh Quốc gia là một trong những phòng quan trọng nhất trong DinhĐộc Lập, nơi các quan chức chính phủ VNCH bàn chuyện quốc gia

Trang 9

2.3.2.2 Phòng làm việc của Tổng thống

Trong phòng làm việc này, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp bức tranh của họa sĩ Phạm Cơ Tranh

vẽ về cảnh cầu Tri Thủy, quê hương của tổng thống Thiệu Ở góc phải phòng còn có mộtbức tranh thêu tay nền nhung khác Đó là tranh chim hạc, thể hiện sự chúc thọ Bạn còn

có thể thấy bên trái phòng là cánh cửa màu nâu dẫn ra một lối khác khi có chiến sự xảyra

2.3.2.3 Phòng khách của Tổng thống

Sự uy quyền của Việt Nam cộng hòa được thể hiện rõ trong lối trang trí phòng này Baotrùm không gian là gam màu đỏ và vàng, thể hiện được sự quyền lực bậc nhất của chế độVNCH Phòng được bày trí đơn giản, có ghế tổng thống ngang hàng với các hàng ghếkhác

2.3.2.4 Phòng trình quốc thư

Trang 10

Phòng trình quốc thư ở Dinh Độc Lập là nơi các Đại sứ nước ngoài đến trình ủy nhiệmthư cho Tổng thống của chính quyền Sài Gòn trước 1975 Căn phòng này được thiết kếvới phong cách nội thất Nhật Bản và kỹ thuật sơn mài độc đáo Nó được coi là cănphòng tráng lệ bậc nhất trong Dinh Độc Lập

Tuy nhiên, hiện tại, phòng này không còn được sử dụng để tiếp đón các đại sứ nướcngoài nữa Thay vào đó, nó được bảo quản và trưng bày như một di tích lịch sử của ViệtNam

2.3.2.5 Khu gia đình Tổng thống

Chúng ta không thể không nhắc tới phòng sinh hoạt của gia đình tổng thống Đây làphòng có lối bày trí bắt mắt, nội thất xếp ngay ngắn, ngăn nắp Đặc biệt phải kể tới tủ gỗtrong phòng cùng với phòng toilet Khu để ngủ được thiết kế phong cách hoàng gia dànhcho vua và hoàng hậu Lối thiết kế đầy sự sang trọng, tinh tế và thể hiện sự giàu sang,quyền lực

Trang 12

2.3.3.4 Phòng giải trí

Đây là phòng dành cho các lãnh đạo Việt Cộng giải trí Phòng có rất nhiều trò chơi khácnhau như đánh bài, mạt chược… Ngoài ra, phòng cũng tiện lợi cho các lãnh đạo khi ănuống trong lúc chơi để không mất công đi xa

2.3.4 Tầng bốn

2.3.4.1 Tứ phương vô sự lâu

Lầu thượng là Tứ phương vô sự lầu có hình chữ KHẨU ( ) nhằm đề cao giáo dục và tự口

tố Nhân, Minh, Võ

Trang 13

Ba nét gạch ngang được nối liền với nét sổ dọc tạo thành chữ VƯƠNG (王) Phía trên có

kỳ đài tạo thành nét chấm hình chữ CHỦ (主) Nó tượng trưng cho chủ quyền đất nước

Ý nghĩa là làm vua thì phải biết làm chủ thiên hạ, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổcủa dân tộc

2.3.4.2 Trực thăng UH1

Trên sân thượng, hiện nay có đặt chiếc trực thăng UH1 do hãng Bell (Mỹ) chế tạo, trang

bị cho Mỹ năm 1959 và sử dụng tại chiến tranh Việt Nam năm 1962, bên cạnh là haikhoanh tròn đỏ cùng mảnh bom còn sót lại để ghi nhớ vụ ném bom của Trung uý NguyễnThành Trung vào Dinh Độc Lập, thời điểm nó còn là Dinh Tổng thống của chính quyềnViệt Nam cộng hòa

Trang 15

2.3.5 Tầng hầm

Được xây dựng vững chắc bằng bê tông, thép bọc tường dày 5 mm, khả năng chịu bomđến 2 tấn, hệ thống hầm bên dưới Dinh Độc Lập là nơi ẩn nấp của bộ phận trọng yếutrong chính phủ Việt Nam Cộng hòa

Hệ thống hầm kiên cố nằm trong dinh Độc Lập là nơi tổng thống chế độ Việt Nam Cộnghòa Nguyễn Văn Thiệu từng lui xuống làm việc, do trung tá, kỹ sư Phan Văn Điển thiếtkế

Đường hầm có chiều dài 72,5m; rộng 0,8 – 22,5m và sâu 0,6 – 2,5m Hầm được chia làmhai khu vực: khu vực 1 sâu 0,66 m, tường bê tông dày 0,6m, có thể chịu được bom 500cân Khu vực 2 là hầm trú ẩn sâu 2,5 m; tường bê tông dày 1,6m có thể chịu được bom2.000 cân

Các phòng trong hầm liên kết với nhau bằng những lối đi nhỏ được đúc bằng bê tông,tường bọc thép 5mm và được trang bị hệ thống thông gió Đường hầm chủ yếu dẫn đếncác phòng chức năng, phục vụ cho hoạt động của tổ chức lúc bấy giờ

Trang 16

2.3.5.1 Tham mưu tác chiến

Phòng tham mưu tác chiến là nơi nhận tin tức từ 4 vùng chiến thuật Thông qua hệ thốngbản đồ tác chiến, bộ phận tham mưu cập nhật, theo dõi và đề xuất triển khai các kế hoạchhoạt động quân sự

Trang 17

2.3.5.2 Thông tin liên lạc

Khu vực thông tin liên lạc Gồm nhiều phòng, là nơi nhận, chuyển, mã hóa các công điện,thay thế đài phát thanh trên mặt đất khi có chiến sự xảy ra Thời kỳ hoạt động tại đây có

41 nhân viên, họ có nhiệm vụ đảm bảo thông tin xuyên suốt với các chiến trường, các lựclượng và Đại sứ quán của Việt Nam Cộng hòa ở các nước Đông Nam Á

Trang 18

Trước năm 1968 tại đây có đài phát thanh dự phòng với công suất 1km phủ sóng vùngSài Gòn Gia Định Sau đó được tăng cường với 2 máy phát 10km để mở rộng vùng phủsóng tới Đồng bằng sông Cửu Long và Nam Trung Bộ Nhờ tiếp sóng của đài ra đa PhúLâm, từ đây có thể truyền tin tới Hoa Kỳ và các nước đồng minh khác.

2.3.5.3 Phòng ngủ Tổng thống

Trang 19

Phòng ngủ và khu vực làm việc của tổng thống nằm ở khu vực 2 Trong trường hợp khẩncấp, ông ta sẽ xuống đây bằng thang bộ nối từ phòng làm việc ở tầng 2 Ngày 8/4/1975,khi Dinh Độc Lập bị ném bom, gia đình Nguyễn Văn Thiệu đã trú ẩn tại đoạn hầm này.

2.3.5.4 Phòng trực chiến của Tổng thống

Phòng trực chiến của Tổng thống, đây là nơi Tổng thống làm việc khi xảy ra các biến cốnghiêm trọng Trong phòng có điện thoại nối tới các cơ quan tham mưu, đầu não để chỉđạo tình hình Tại đây cũng có những bản đồ chi tiết các vùng để Tổng thống quan sát và

ra quyết định

Trang 20

2.3.6 Tầng trệt

2.3.6.1 Bếp

Khu vực bếp là nơi phục vụ các tiệc chiêu đãi trọng thể trong Dinh Độc Lập như Lễtuyên thệ nhận chức, lễ Quốc khánh, hay chiêu đãi các nguyên thủ quốc gia Bếp đượctrang bị theo tiêu chuẩn như bếp của các khách sạn 5 sao lúc đó Toàn bộ thiết bị đềubằng inox sản xuất tại Nhật

Trang 22

2.3.6.4 Xe Mercedes

Chiếc xe Mercedes 200 W110 được sản xuất tại Đức trong khoảng thập niên 60 Đây làmột trong những chiếc xe được Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu sử dụng

Ngày đăng: 09/04/2024, 16:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w