1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lý luận mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội

22 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lý luận mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội
Tác giả Phạm Hoài Phương, Trần Nguyệt Vy, Trần Thảo Nguyên, Nguyễn Ngọc Mai Phương, Nguyễn Huỳnh Phương Trinh
Người hướng dẫn ThS. NGUYỄN THỊ TRI LÝ
Trường học Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM
Chuyên ngành Triết học Mác – Lênin
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 1,46 MB

Nội dung

Vậy nên, nhận thấy được tầm quan trọng của vấn đề liên quan đến vật chất, tinh thần của con người và xã hội, chúng em đã lựa chọn đề tài :” Lý luận mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ



MÔN HỌC: TRIẾT HỌC MÁC –LÊNIN

TIỂU LUẬN

LÝ LUẬN MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA TỒN

TẠI XÃ HỘI VÀ Ý THỨC XÃ HỘI

Nhóm sinh viên thực hiện:

Phạm Hoài Phương 22140037

Trần Nguyệt Vy 22140059

Trần Thảo Nguyên 22140030

Nguyễn Ngọc Mai Phương 22140036

Nguyễn Huỳnh Phương Trinh 22140052

GVHD: ThS NGUYỄN THỊ TRI LÝ

Mã lớp học: Nhóm 56

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2022

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN:

Điểm: ………

KÝ TÊN

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN A: MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài: 1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: 1

3 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu: 2

4 Kết cấu đề tài 2

PHẦN B: KIẾN THỨC CƠ BẢN 3

1 Lý luận chung về tồn tại xã hội và ý thức xã hội 3

1.1 Khái niệm của ý thức xã hội và tồn tại xã hội 3

1.2 Kết cấu của ý thức xã hội: 4

2 Vai trò quan trọng của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội: 5

3 Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội: 6

3.1 Ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội 6

3.2 Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội 6

3.3 Tính kế thừa của ý thức xã hội trong quá trình phát triển 7

4 Sự tác động của ý thức xã hội: 8

4.1 Ý thức xã hội tác động trở lại tích cực tới tồn tại xã hội 8

4.2 Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội trong quá trình phát triển: 9

5 Ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội 10

5.1 Ý nghĩa 10

5.2 Vận dụng mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội trong việc xây dựng ý thức xã hội ở Việt Nam hiện nay: 11

PHẦN C: LIÊN HỆ THỰC TRẠNG BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở VIỆT NAM 15

1 Mối liên hệ giữa Triết học với thực trạng Bình đẳng giới 15

2 Thực trạng bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay 16

PHẦN D: KẾT LUẬN 18

TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

Trang 4

PHẦN A: MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Nhà triết học nổi tiếng Baruch Spinoza từng nói :” “Hoạt động cao nhất mà conngười có thể đạt được là học để hiểu, bởi vì hiểu là tự do.” Thật vậy, học là điều đơngiản, nhưng để hiểu hết tường tận những kiến thức ta đã học thì lại không hề dễ dàng.Đặc biệt là đối với bộ môn Triết học – môn học được biết đến như một lĩnh vực ,phạm trù khoa học mang tính trừu tượng, khó liên tưởng và có phần “ cao siêu “ Tuynhiên trái ngược lại với cái nhìn chủ quan đó thì trong thực tế, triết học luôn hiện hữutrong cuộc sống quanh ta, đã hoà nhập vào dòng chảy thời gian của xã hội, cũngkhông hề quá khó khăn để tiếp cận vì thực chất nội dung của triết học chính là sựphản ánh về thế giới xung quanh và thế giới của chính con người Vậy nên, nhận thấyđược tầm quan trọng của vấn đề liên quan đến vật chất, tinh thần của con người và xãhội, chúng em đã lựa chọn đề tài :” Lý luận mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xãhội và ý thức xã hội “ , góp phần vào quá trình tìm hiểu và mở rộng thêm kiến thức

về môn học này, qua đó giúp chúng ta có cái nhìn đa chiều hơn về cuộc sống , xã hội

và con người Ngoài ra, chúng em còn liên hệ chủ đề này với vấn đề thực trạng bìnhđẳng giới tại Việt Nam nhằm khẳng định vai trò của Triết học trong mọi lĩnh vực củađời sống xã hội nói chung và trong đời sống tâm hồn của con người nói riêng

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:

Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu một số lý luận về tồn tại xã hội và ý thức xã hội, tìm hiểu về vai trò vàtác động, ý nghĩa của mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội

Nghiên cứu về sự vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức

xã hội trong thực trạng bình đẳng giới hiện nay ở Việt Nam

1

Trang 5

3 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:

Cơ sở lý luận

Việc nghiên cứu và trình bày tiểu luận dựa trên cơ sở lý luận, nguyên tắc phươngpháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và các quan điểm có liên quan của Đảng Cộngsản Việt Nam Ngoài ra, tiểu luận còn chọn lọc các ý kiến từ nhiều bài viết học thuật,bài báo có liên quan đến nội dung đề cập trong tiểu luận

Phương pháp nghiên cứu

Hệ thống hóa những lý luận đã thu thập được, đồng thời kết hợp với phương pháptriết học và phân tích của chủ nghĩa Mác - Lênin để đi đến những kết luận chung

4 Kết cấu đề tài

Ngoài phần Mở đầu, Mục lục, Kiến thức cơ bản, Liên hệ, Kết luận và Tàiliệu tham khảo, đề tài gồm có 5 tiết

2

Trang 6

PHẦN B: KIẾN THỨC CƠ BẢN

1 Lý luận chung về tồn tại xã hội và ý thức xã hội

1.1 Khái niệm của ý thức xã hội và tồn tại xã hội

Khái niệm ý thức xã hội

Ý thức xã hội là một khái niệm triết học dùng để chỉ những mặt, bộ phận khácnhau của lĩnh vực tinh thần xã hội như quan điểm, tư tưởng, tình cảm, tình cảm,truyền thống… của cộng đồng xã hội những bộ phận này được sản sinh ra từ tồn tại

xã hội phản ánh tồn tại xã hội ở một giai đoạn phát triển nhất định Điều quan trọng

là phải thấy được sự khác biệt tương đối giữa nhận thức xã hội và nhận thức cánhân Ý thức cá nhân phản ánh tồn tại xã hội ở những mức độ khác nhau Vì vậy, nókhông thể không mang tính xã hội Tuy nhiên, không phải lúc nào ý thức cá nhâncũng đại diện cho những quan điểm tư tưởng, tình cảm chung của một cộng đồnghay một thời đại xã hội Giữa ý thức xã hội và ý thức cá nhân có mối quan hệ hữu

cơ, biện chứng, chúng thẩm thấu và làm phong phú lẫn nhau

Ví dụ: Về ý thức xã hội điển hình có sự nổi bật trong truyền thống yêu nước,nhân đạo nhân nghĩa của dân tộc và nhân dân Việt Nam thì rất cần cù chăm chỉ vớitruyền thống hiếu học được truyền từ đời này sang đời khác Ngoài ra Việt Nam có

hệ thống tư tưởng lớn và chi phối dân tộc Việt trong nhiều Ví dụ: Phương thức kỹthuật canh nông lúa nước là nhân tố cơ bản tạo thành điều kiện sinh hoạt vật chấttruyền thống của người Việt Nam

Khái niệm tồn tại xã hội

Tồn tại xã hội là thuật ngữ dùng để chỉ những hoạt động vật chất và những điềukiện sinh hoạt vật chất của xã hội, những mối quan hệ vật chất - xã hội giữa conngười với tự nhiên và giữa con người với nhau Mối quan hệ giữa con người với tựnhiên và mối quan hệ kinh tế vật chất giữa con người với nhau là hai mối quan hệ

cơ bản Các mối quan hệ này nảy sinh trong quá trình hình thành xã hội loài người

và tồn tại độc lập với ý thức xã hội Tồn tại xã hội bao gồm các bộ phận cấu thànhchủ yếu như quá trình sản xuất ra vật chất Điều kiện tự nhiên – môi trường địa lý;dân số và mật độ dân số, v.v Sản xuất vật chất là thành phần cơ bản nhất Các mốiquan hệ vật chất khác giữa gia đình, giai cấp, quốc gia,… cũng có vai trò đối vớitồn tại xã hội

Ví dụ: trong điều kiện địa lý tự nhiên nhiệt đới, gió mùa, nhiều sông ngòi,… tấtyếu làm hình thành nên phương thức canh tác lúa nước là thích hợp nhất đối vớingười Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm qua Để tiến hành

3

Trang 7

được phương thức đó, người Việt buộc phải co cụm lại thành tổ chức dân cư làng,

xã, có tính ổn định bền vững,…

1.2 Kết cấu của ý thức xã hội:

Ý thức xã hội bao gồm các hiện tượng tinh thần phản ánh các bộ phận, các hìnhthức khác nhau của tồn tại xã hội theo những cách khác nhau Có thể chia nhận thức

xã hội thành các dạng sau: -Xã hội thông thường và ý thức lý luận Ý thức xã hộithông thường là những tri thức, khái niệm chưa được hệ thống hóa, khái quát hóa docon người trực tiếp hình thành trong hoạt động thực tiễn hàng ngày Ý thức xã hộithông thường, thường phản ánh sinh động, trực tiếp mọi mặt đời sống hàng ngàycủa con người, thường xuyên chi phối đời sống con người Thường thức tuy ở cấp

độ thấp hơn nhưng có vai trò quan trọng vì nó hình thành tri thức kinh nghiệm, làtiền đề quan trọng để hình thành các lý thuyết khoa học Tự nhận thức lý luận là sự

hệ thống hóa, khái quát hóa các tư tưởng, quan điểm thành các lý thuyết xã hội,được thể hiện dưới dạng các khái niệm, phạm trù, quy luật - Tâm lý xã hội và hệ tưtưởng xã hội Tâm lý xã hội là một bộ phận của ý thức xã hội, bao gồm những tìnhcảm, ước muốn, tập quán, thói quen được hình thành dưới sự tác động trực tiếp củacon người, một bộ phận xã hội hoặc toàn xã hội, là sự tiếp nối và phản ánh đời sốnghàng ngày của họ Đặc trưng của tâm lý xã hội là vừa phản ánh trực tiếp điều kiệnsinh hoạt của xã hội, vừa phản ánh tự phát nên thường ghi lại vẻ bề ngoài mà cácquan hệ xã hội không thể biểu hiện đầy đủ, rõ ràng, sâu sắc Tâm lý xã hội vẫn chủyếu dựa trên kinh nghiệm và không cho thấy về mặt lý thuyết rằng các yếu tố lýthuyết và cảm xúc đan xen với nhau Tuy nhiên, tâm lý xã hội có vai trò nhất địnhtrong đời sống xã hội, thể hiện ở chỗ nếu nắm bắt được trạng thái tâm lý của conngười thì tìm được biện pháp giáo dục con người tích cực tham gia các hoạt động xãhội, lao mình vào cuộc đấu tranh cho xã hội một cách có ý thức, xã hội tốt đẹp Hệ

tư tưởng là một bộ phận của ý thức xã hội, phản ánh tồn tại xã hội một cách giántiếp và có ý thức, được tổng hợp thành những quan điểm, quan niệm (chính trị, triếthọc, nghệ thuật, tôn giáo) Đặc điểm của hệ tư tưởng là có khả năng thâm nhập vàobản chất của các quan hệ xã hội, từ đó có khả năng phản ánh sâu sắc điều kiện sinhhoạt vật chất của xã hội Hệ tư tưởng có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển củakhoa học và thậm chí của toàn xã hội, thể hiện ở chỗ hệ tư tưởng là cơ sở lý luậnđịnh hướng sự phát triển khoa học và cải tạo các hoạt động xã hội Điều quan trọng

là phải phân biệt giữa hệ tư tưởng khoa học và phi khoa học Tư duy khoa học phảnánh chính xác, khách quan các quan hệ vật chất của xã hội Các hệ tư tưởng phảnkhoa học cũng phản ánh các mối quan hệ vật chất của xã hội nhưng dưới nhữnghình thức sai trái, hão huyền hoặc xuyên tạc Tâm lý xã hội và hệ tư tưởng xã hộituy là hai cấp độ và phản ánh hai mặt khác nhau của ý thức xã hội nhưng lại có mốiquan hệ với nhau Chúng có cùng nguồn gốc là tồn tại xã hội và đều phản ánh tồntại xã hội Tâm lý xã hội thúc đẩy hoặc cản trở sự hình thành, truyền bá và tiếp thu

4

Trang 8

một hệ tư tưởng nhất định, làm cho hệ tư tưởng và lý luận xã hội bớt xơ cứng, ít saisót Thay vào đó, hệ tư tưởng và lý thuyết xã hội bổ sung vào thành phần trí tuệ củatâm lý xã hội Tư duy khoa học thúc đẩy tâm lý xã hội phát triển đúng đắn, lànhmạnh có lợi cho tiến bộ xã hội Tư tưởng phản khoa học, phản động kích thích sựphát triển của những nhân tố tiêu cực trong tâm lý xã hội Tuy nhiên, hệ tư tưởngkhông trực tiếp sinh ra từ tâm lý xã hội, càng không phải là biểu hiện trực tiếp củatâm lý xã hội.

2 Vai trò quan trọng của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội:

Có thể nói rằng, tồn tại xã hội quyết định đến sự hình thành và phát triển của ýthức xã hội, tồn tại xã hội có trước rồi ý thức xã hội có sau Tồn tại xã hội phát triểntheo chiều hướng như thế nào thì ý thức xã hội sẽ phát triển theo chiều hướng nhưvậy Nếu tồn tại xã hội biến đổi thì cũng sẽ dẫn đến những biến đổi của các lĩnh vựckhác như pháp quyền, chính trị, đạo đức, cả những tư tưởng và lý luận xã hội haythậm chí là triết học Vậy nên C.Mác và Ănghen đã có chứng minh rằng : đời sốngtinh thần của xã hội hình thành và phát triển trên cơ sở của đời sống vật chất, khôngthể tìm nguồn gốc tư tưởng, tâm lý xã hội trong chính bản thân nó, mà phải tìm ởđiều kiện vật chất xã hội Những luận điểm của C.Mác cũng bác bỏ hoàn toàn quanđiểm sai lầm của chủ nghĩa duy tâm trước đó là muốn đi tìm ý thức tư tưởng trongbản thân ý thức tư tưởng, xác định tinh thần, tư tưởng là nguồn gốc của xã hội, quyếtđịnh ý thức xã hội, chính là sự phản ánh của tồn tại xã hội, phụ thuộc vào tồn tại xãhội, ý thức xã hội

Sự biến đổi của một thời đại nào đó cũng sẽ không thể giải thích được nếu chỉ căn

cứ vào ý thức của cả thời đại đó Ví dụ, trong xã hội cộng sản nguyên thủy, do trình

độ của lực lượng sản xuất còn yếu kém, hoạt động lao động được diễn ra đồng nhất

và của cải đều được chia đều cho mọi người Tuy nhiên khi chế độ công xã nguyênthủy tan rã, quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ dần xuất hiện, xã hội đã bắt đầu có sựphân chia giàu nghèo Từ đây mà mầm mống của sự bóc lột bắt đầu hình thành, kéotheo sự ra đời của chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng chủ nô Khi quan hệ sản xuất phongkiến bị quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dần thay thế thì vị trí đặc trưng trong đờisống tinh thần xã hội của hệ tư tưởng phong kiến bị xóa bỏ, được thay thế hoàn toànbởi hệ tư tưởng tư sản

Tuy rằng tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, ý thức xã hội là phản ánh của tồntại xã hội, nhưng nó không phải lúc nào cũng phản ánh những quan hệ kinh tế ở trongthời đại đó, mà chỉ khi xét đến cuối cùng thì các quan hệ kinh tế ấy mới được phảnánh bởi nhiều cách thức vào trong những tư tưởng, ý thức xã hội đó Điều này chothấy rằng ý thức xã hội vẫn có tính độc lập tương đối của chúng

5

Trang 9

3 Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội:

Chủ nghĩa duy vật lịch sử không xem ý thức xã hội như một yếu tố thụ động màkhẳng định tác dụng tích cực của ý thức xã hội đối với đời sống kinh tế - xã hội, nhấnmạnh tính độc lập tương đối của ý thức xã hội thể hiện ở những điểm sau đây:

3.1 Ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội

Lịch sử xã hội cho chúng ta thấy rằng, trong nhiều trường hợp khi tồn tại xã hội

cũ đã mất đi, nhưng ý thức xã hội cũ tương ứng thì lại vẫn còn tồn tại Điều đó thểhiện rằng ý thức xã hội đã muốn độc lập, thoát ly ra khỏi sự ràng buộc của tồn tại xãhội, ý thức xã hội trong trường hợp này đã biểu hiện tính độc lập tương đối

Từ vấn đề này ta liên hệ được rằng, hiện nay chúng ta đang xây dựng một xã hộidân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh, Đảng và Nhà nước chủ trươngxây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc và tiên tiến, phát triển Thế nhưngtrong xã hội vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, đặc biệt là đến từ những tư tưởng lạc hậuảnh hưởng đến đời sống tinh thần của xã hội như tư tưởng “Trọng nam khinh nữ”tâm lý ưu tiên con trai của các gia đình, tư tưởng lạc hậu này không phải xuất phát

từ xã hội mới mà chính là tàn dư do xã hội cũ để lại Tư tưởng này vẫn còn tồn tại

và đó chính là vấn đề được thấy rõ ở đây – tính lạc hậu của ý thức xã hội

Ý thức lạc hậu, tiêu cực không mất đi một cách dễ dàng đặc biệt là trong đờisống tâm lý và xã hội có thể tồn tại rất lâu dài Vì thế trong sự nghiệp xây dựng xãhội mới, chúng ta cần phải thường xuyên tăng cường công tác tư tưởng, đấu tranhchống lại những âm mưu và hành động phá hoại của những lực lượng thù địch vềmặt tư tưởng, kiên trì xóa bỏ những tàn dư ý thức cũ, đồng thời ra sức phát huynhững truyền thống tư tưởng đẹp

3.2 Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội

Triết học Mác - Lênin thừa nhận rằng: trong những điều kiện nhất định, tư tưởng của con người, đặc biệt những tư tưởng khoa học tiên tiến có thể vượt trước sự phát triển của tồn tại xã hội, sự xuất hiện của các tư tưởng này có tác dụng định hướng

và dự báo được xu thế phát triển tương lai của tồn tại xã hội, chỉ đạo hoạt động thựctiễn của con người

Những tư tưởng vượt trước là khoa học khi nó xuất phát từ tồn tại xã hội, tức là phản ánh đúng được những mối liên hệ bản chất của tồn tại xã hội, phản ánh được logic khách quan, xu thế phát triển tất yếu của tồn tại xã hội

6

Trang 10

Có những quan điểm vượt trước không khoa học, nói chính xác là phản khoa học

sẽ rơi vào sai lầm, ảo tưởng, chủ quan khi nó xuất phát từ ý muốn chủ quan của con người chứ không phải xuất phát từ hiện thực khách quan

Khi nói tư tưởng tiên tiến có thể vượt trước tồn tại xã hội, dự kiến được quá trìnhphát triển khách quan của xã hội, có tác dụng tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn con người trong hoạt động thực tiễn Thế nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc những tư tưởng khoa học đó không còn bị tồn tại xã hội quyết định nữa Nói cách khác chính là nó không thoát ly khỏi tồn tại xã hội mà những tư tưởng khoa học đó phải xuất phát từ tồn tại xã hội, phản ánh tồn tại xã hội một cách chính xác, sâu sắc hơn do nó nắm được bản chất của sự phát triển của tồn tại xã hội

Ví dụ về tư tưởng vượt trước tồn tại xã hội là: Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước bị chìm đắm trong nô lệ, với than phận là người dân bị mất nước, Ngay từ rất sớm đã ý thức về con đường cứu nước giải phóng dân tộc:

“Tôi muốn ra nước ngoài sang nước Pháp và một số nước khác xem họ làm ăn ra sao để về giúp đỡ đồng bào ta khỏi đói nghèo Chính chủ nghĩa yêu nước đã đưa tôi đến với Lê-nin, tin và đi theo Lê-nin, theo Quốc tế III, Quốc tế cộng sản Muốn cứu nước, giải phóng dân tộc không còn con đường nào khác con đường cách mạng vô sản.”

Những tư tưởng vượt trước có vai trò định hướng, chỉ đạo hoạt động của con người Nếu không có tư tưởng, ý thức dẫn đường, con người sẽ mò mẫn trong hành động và rồi dẫn đến thất bại

3.3 Tính kế thừa của ý thức xã hội trong quá trình phát triển

Trong đời sống tinh thần của một cộng đồng, có thể có những nhân tố tinh thần,

xã hội vốn không phải là cái được nảy sinh từ điều kiện sinh hoạt vật chất khách quan của cộng đồng đó mà là sự giao lưu, tiếp biến tư tưởng văn hóa giữa các cộng đồng người hoặc làm kế thừa truyền thống tư tưởng từ những cộng đồng người trong lịch sử để lại Cũng vì vậy có thể coi ý thức xã hội có tính kế thừa trong quá trình phát triển

Vì vậy khi chúng ta tiến hành cuộc đấu tranh trên lĩnh vực ý thức hệ thì không những phải vạch ra tính chất phản khoa học của những trào lưu tư tưởng phản động trong điều kiện hiện tại, mà còn phải chỉ ra những nguồn gốc lý luận của chúng trong lịch sử

Vì ý thức xã hội có tính kế thừa, nên khi các chủ thể thực hiện việc nghiên cứu một tư tưởng nào đó đều cần dựa vào quan hệ kinh tế hiện nay và chú ý đến các giaiđoạn phát triển tư tưởng trước đó

7

Trang 11

Ý thức xã hội có ý nghĩa quan trọng đối với công cuộc đổi mới của nước ta hiện nay trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng Đảng ta khẳng định: trong điều kiện mở rộng giao lưu quốc tế, phải đặc biệt cần quan tâm giữ gìn và nâng cao bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa các dân tộc khác trên thế giới, làm giàu đẹp hơn nền văn hóa Việt Nam

4 Sự tác động của ý thức xã hội:

4.1 Ý thức xã hội tác động trở lại tích cực tới tồn tại xã hội

Về vấn đề này Ph Ăngghen đã khẳng định “Sự phát triển của chính trị, phápluật, triết học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật,… đều dựa trên cơ sở sự phát triển kinhtế” Nhưng tất cả chúng cũng có ảnh hưởng lẫn nhau và ảnh hưởng đến cơ sở kinh

tế Điều đó cho thấy rằng là ý thức xã hội không thụ động mà có tác động qua lạilẫn nhau Và đặc biệt nó có ảnh hưởng và tác động trở lại cơ sở kinh tế của xã hội

Sự tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội diễn ra với nhiều khuynhhướng: Thúc đẩy tồn tại xã hội phát triển phù hợp với quy luật mang tính cực nhanhhơn và ngược lại xu hướng phạm vi cấp độ và hiệu quả tác động của ý thức xã hộivới tồn tại xã hội phụ thuộc vào nhiều yếu tố Trong đó có những yếu tố cơ bản.Thứ nhất là trình độ phản ánh của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội Khi ý thức

xã hội phản ánh đúng quy luật vận động của tồn tại xã hội Phản ánh đúng đắn cácnhu cầu phát triển của tồn tại xã hội Khi ý thức xã hội mang tính khoa học, tiến bộthì sẽ góp phần thúc đẩy tồn tại xã hội phát triển và ngược lại Cũng do đó cần phânbiệt được vai trò của ý thức tư tưởng tiến bộ với ý thức tư tưởng phản tiến bộ đốivới sự phát triển của xã hội

Thứ hai là vai trò lịch sử của giai cấp mang ngọn cờ tư tưởng sự phát triển của xãhội phụ thuộc vào nhận thức và hành động của con người trong đó giai cấp mangngọn cờ tư tưởng giai cấp giữ vai trò là chủ thể lãnh đạo xã hội giữ vai trò quantrọng Thể hiện trong việc xây dựng định hướng quan niệm tư tưởng cho cộng đồngtrong việc tuyên truyền giáo dục, quảng bá ý thức xã hội trong việc vận dung pháthuy vai trò của ý thức xã hội

Thứ ba là mức độ ảnh hưởng tích cực của ý thức xã hội trong quảng đại quầnchúng ý thức xã hội chỉ có thể phát huy vai trò sức mạnh của ý thức xã hội khi ýthức xã hội chi phối nhận thức hành động của con người, của quảng đại quần chúng.Mac Lenin đã khẳng định “Lý luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất một khi nóthâm nhập vào quần chúng” Ngoài ra xu hướng phạm vi, cấp độ và hiệu quả tácđộng của ý thức xã hội tới tồn tại xã hội còn phụ thuộc vào mức độ tương tác qualại giữa các yếu tố tham gia vào quá trình đó

8

Ngày đăng: 09/04/2024, 16:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w